Giáo trình Quản trị dự án đầu tư bằng - Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Giáo trình Quản trị dự án đầu tư bằng - Thực trạng và giải pháp: Giáo trình Quản Trị Dự Án Đầu Tư Bằng - Thực trạng và giải pháp BÀI 1 THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ KHÁI NIỆM Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội Đặc điểm: Vốn – bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… có thể là vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay,… Lĩnh vực nghiên cứu là sản xuất kinh doanh. Thời gian – từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Lợi ích – lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận, ảnh hưởng đến chủ đầu tư) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến xã hội). CÁC LOẠI ĐẦU TƯ Đầu tư trực tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn là một chủ thể. Đầu tư gián tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không phải là một chủ thể. Đầu tư trong nước là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tạ...

doc94 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Quản trị dự án đầu tư bằng - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình Quản Trị Dự Án Đầu Tư Bằng - Thực trạng và giải pháp BÀI 1 THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ KHÁI NIỆM Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội Đặc điểm: Vốn – bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… có thể là vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay,… Lĩnh vực nghiên cứu là sản xuất kinh doanh. Thời gian – từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Lợi ích – lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận, ảnh hưởng đến chủ đầu tư) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến xã hội). CÁC LOẠI ĐẦU TƯ Đầu tư trực tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn là một chủ thể. Đầu tư gián tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không phải là một chủ thể. Đầu tư trong nước là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư. Đầu tư ra nước ngoài là đầu tư của các tổ chức hoặc cá nhân của nước này tại nước khác. Đầu tư mới là đầu tư để xây dựng mới các công trình, nhà máy, thành lập mới các công ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới. Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư nhằm khôi phục, cải tạo, nâng cấp, đồng bộ hóa, hiện đại hóa, mở rộng các đối tượng hiện có. Đầu tư phát triển là đầu tư trực tiếp nhằm tăng thêm giá trị tài sản, tạo ra năng lực mới hoặc cải tạo, mở rộng, vì mục tiêu phát triển, có tác dụng quan trọng trong việc tái sản xuất mở rộng. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ Đối với đầu tư trong nước Doanh nghiệp Nhà nước Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty cổ phần Công ty liên doanh Hợp tác xã Doanh nghiệp tư nhân Đối với đầu tư nước ngoài Hợp đồng hợp tác kinh doanh Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Ngoài ra, đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO) Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) CÁC GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước, ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị, tiêu thụ sản phẩm Xem xét các khả năng huy động các nguồn vốn và lựa chọn hình thức đầu tư Lựa chọn địa điểm Lập dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư Giai đoạn này kết thúc khi nhận được văn bản Quyết định đầu tư nếu đây là đầu tư của Nhà nước hoặc văn bản Giấy phép đầu tư nếu đây là đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Giai đoạn thực hiện đầu tư Xin cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, bao gồm cả mặt nước, mặt biển, thềm lục địa. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng Chọn thầu tư vấn khảo sát thiết kế Thẩm định thiết kế Đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp Xin giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có) Ký các hợp đồng thực hiện dự án Thi công công trình Lắp đặt thiết bị Tổng nghiệm thu công trình Giai đoạn kết thúc xây dựng Bàn giao công trình Kết thúc xây dựng Bảo hành công trình Vận hành dự án, đưa công trình vào sản xuất kinh doanh. DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHÁI NIỆM Dự án đầu tư (DAĐT) là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về khối lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. Những đề xuất của DAĐT nhằm giải quyết Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. Phân tích thị trường Lựa chọn công suất của dự án. Xác định chương trình sản xuất kinh doanh. Lựa chọn công nghệ, thiết bị. Lựa chọn khu vực địa điểm và địa điểm cụ thể. Lựa chọn hình thức đầu tư, tổ chức quản trị thực hiện dự án. Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư, an toàn đầu tư,... Để có được những đề xuất đúng đắn, xem xét các yếu tố Đầu vào – tiền vốn, đất đai, nguyên vật liệu, công nghệ, thiết bị, lao động. Đầu ra – các sản phẩm cụ thể, các sản phẩm trừu tượng, các dịch vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào. Hoạch định – các phương án khả năng (các khả năng lựa chọn), phân tích tính toán, so sánh các phương án và lựa chọn được phương án tốt nhất, thích hợp nhất để đề xuất, kiến nghị Nhà nước cho phép thực hiện. Luật pháp. Thời hạn đầu tư – do chủ đầu tư kiến nghị và được xét duyệt, ghi rõ trong Quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư. Hình thức – DAĐT là một tập hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống một kế hoạch, một chương trình hành động trong tương lai phù hợp với các yêu cầu nói trên. PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, các dự án đầu tư trong nước được phân theo 3 nhóm A, B và C Theo trình tự (hoặc theo bước) lập và trình duyệt, các dự án đầu tư được phân ra hai loại: Nghiên cứu tiền khả thi: Hồ sơ trình duyệt của bước này gọi là Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Nghiên cứu khả thi: Hồ sơ trình duyệt của bước này gọi là Báo cáo nghiên cứu khả thi. TÍNH KHẢ THI CỦA 1 DỰ ÁN Hợp pháp Phù hợp với luật pháp bao gồm cả các văn bản, các quy định dưới luật. Có đủ các căn cứ pháp lý: tư cách pháp nhân của các đối tác, giấy phép hành nghề, khả năng tài chính, sở trường kinh doanh, các thông tin khác liên quan đến các đối tác; các hợp đồng liên quan; các văn bản xác nhận về quy hoạch, đất đai, định giá tài sản góp vốn, giá cả áp dụng,... Hợp lý Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của các ngành kinh tế, vùng kinh tế cũng như của các địa phương. Các giải pháp đầu tư đều được lựa chọn hợp lý về kỹ thuật cũng như về kinh tế. Các phương án lựa chọn phải phù hợp với các điều kiện cụ thể của dự án, phù hợp với đặc điểm, thể trạng của người Việt Nam, phù hợp với truyền thống, tập quán của cư dân. Nội dung, hình thức trình bày phải phù hợp với các quy định, hướng dẫn, chỉ dẫn của các cơ quan có trách nhiệm. Có thể thực hiện được: Mọi p/án, giải pháp được lựa chọn phải phù hợp với thực tế, có tính hiện thực, có khả năng thực hiện được trong điều kiện cụ thể của nước ta, của từng địa phương. Khả năng mang lại hiệu quả rõ rệt Các số liệu, dữ liệu phải có đủ căn cứ, nguồn cung cấp phải có đủ tư cách pháp nhân. Không được sử dụng các dữ liệu không rõ xuất xứ, hoặc xuất xứ không đảm bảo về mặt pháp lý Các phương pháp tính toán phải có đủ cơ sở khoa học. Mặc dù mới là khả năng mang lại hiệu quả, nhưng kết quả tính toán phải cho thấy hiệu quả là khả quan, là đủ lớn thì mới nên đầu tư. QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Quản trị dự án đầu tư bao gồm các hoạt động tổ chức, điều hành, quản lý các quá trình: Lập dự án Thẩm định, xét duyệt dự án Thực hiện dự án Sản xuất kinh doanh theo dự án Đánh giá kết quả, hiệu quả thực tế của dự án qua từng thời kỳ và cả thời hạn đầu tư. Kết thúc dự án, thanh lý, phân chia tài sản CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi 1, 2, 3 trang 28 giáo trình BÀI 2 DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ VÀ THU HỒI SỰ THAY ĐỔI GIÁ TRỊ ĐỒNG TIỀN THEO THỜI GIAN CÔNG THỨC CƠ BẢN Gọi: P hoặc PV – giá trị khoản tiền ở gốc 0 (còn gọi là giá trị hiện tại hoặc hiện giá) i – lãi suất tính toán (% năm) F hoặc Fn (n = 0, 1, 2,..., n) – giá trị tương đương của khoản tiền P trong tương lai tại năm n Ta có: F = P(1+i)n (2.1) P = F(1+i)-n (2.2) Nếu biết P, i, n thì theo (2.1) ta có thể tính được F, ký hiệu (F/P, i, n). Phụ lục 1 là bảng tính sẵn giá trị của (1+i)n Nếu biết F, i, n thì theo (2.2) ta có thể tính được P, ký hiệu (P/F, i, n). Phụ lục 2 là bảng tính sẵn giá trị của (1+i)-n Ta có ½F½>½P½nên trong (2.2), ta phải nhân F với một hệ số £ 1 (= 1 khi n = 0, 0). Do đó (1+i)-n được gọi là hệ số chiết khấu, và i là lãi suất chiết khấu. Trong tính toán dự án, thường tính hiện giá hơn giá trị tương lai. PHẠM VI ỨNG DỤNG CÔNG THỨC CƠ BẢN Đối với các loại tiền Công thức cơ bản đúng với các loại tiền, không phân biệt tiền Việt Nam hay ngoại tệ. Đối với các loại vốn Công thức cơ bản đúng với các loại vốn, trừ vốn vay theo chế độ lãi tức đơn (không ghép lãi) Vậy theo chế độ lãi tức đơn là khi lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính theo lãi tức tích lũy. Tức là lãi tức của thời đoạn trước không nhập vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn sau. Lãi tức đơn được tính theo công thức: I = P.S.T (2.3) Trong đó: I – lãi tức đơn (đồng) P – số vốn vay (đồng) S – lãi suất đơn (%) T – số thời đoạn trước khi thanh toán Ví dụ: Một công ty vay 100 triệu đồng, với lãi suất 2% tháng, thời hạn vay 5 tháng. Hỏi hàng tháng và cuối tháng thứ 5, công ty phải trả cho chủ nợ bao nhiêu tiền? Giải: Mỗi tháng công ty phải trả lãi bằng: I = 100 x 0,02 x 1 = 2 triệu đồng Tổng tiền lãi trong 5 tháng: 2 x 5 = 10 triệu đồng Cuối tháng thứ 5, công ty phải trả vốn gốc cộng lãi tháng thứ 5: 100 + 2 = 102 triệu đồng Tổng cộng số tiền phải trả trong cả 5 tháng: 100 + 10 = 110 triệu đồng Vậy theo chế độ lãi tức ghép (lãi tức kép hoặc lãi tức phức), tức là tiền lãi của thời đoạn trước được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn sau, thì dùng công thức cơ bản để tinh toán là hoàn toàn phù hợp. Đối với lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa Trong công thức cơ bản, i là lãi suất thực ứng với thời đoạn tính toán. Lãi suất thực là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi bằng thời đoạn ghép lãi. Trong dự án đầu tư, thời đoạn tính toán thường là năm. Do đó, nếu gặp lãi suất thực của thời đoạn ngắn (tháng, quý, 6 tháng), thì ta phải đổi ra lãi suất thực thời đoạn dài (năm) theo công thức (2.4) rồi mới áp dụng công thức cơ bản. i2 = (1 + i1)m - 1 (2.4) Trong đó: i1 - lãi suất thực của thời đoạn ngắn (tháng, quý, 6 tháng) i2 - lãi suất thực của thời đoạn dài (năm) m - số thời đoạn ngắn trong thời đoạn dài Ví dụ: Một thẻ tín dụng có mức 2% tháng, ghép lãi theo tháng. Tính lãi suất thực năm. Giải i1 = 2% tháng, m = 12 Vậy i2 = (1 + 0.02)12 – 1 = 0.2682 = 26.82% Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi khác với thời đoạn ghép lãi. Thông thường thời đoạn ghép lãi ngắn hơn thời đoạn phát biểu mức lãi. Ta cần đổi lãi suất danh nghĩa sang lãi suất thực năm theo công thức (2.5) i= (1 + r )m2 – 1 (2.5) m1 i - lãi suất thực trong thời đoạn tính toán (năm) r - lãi suất danh nghĩa trong thời đoạn phát biểu m1 - số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn phát biểu m2 - số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn tính toán Ví dụ: nếu tính lãi suất 12% năm, ghép lãi theo quý, thì lãi suất thực năm bằng bao nhiêu? Giải: r = 0.12 m1 = 4 m2 = 4 Vậy i= ( 1+ 0.12 )4 – 1 = 0.1255 = 12.55% 4 XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU CỦA DAĐT Xác định lãi suất bình quân theo cơ cấu các nguồn vốn Ví dụ: Một dự án có tổng vốn bằng 100 triệu USD, trong đó: Vốn riêng (VR) = 50 triệu, lãi suất hấp dẫn tối thiểu MARR = 10% năm. Vốn vay dài hạn (VVdh) = 20 triệu, idh = 8% năm Vốn vay trung hạn (VVth) = 20 triệu, ith = 8,5% năm Vốn vay ngắn hạn (VVnh) = 10 triệu, ingh = 2% tháng Tất cả các lãi suất nói trên đều là lãi suất thực. Tính theo công thức bình quân gia quyền (2.6) ibq = VR * MARR + VVdh * idh + VVth * ith + VVngh * ingh (%năm) SV ibq = 50*0.1 + 20*0.08 + 20*0.085 + 10*0.2682 = 1.10982 100 ibq = 10.982% năm (nếu làm tròn thì lấy ibq = 11% năm) Chú ý: Trong phép tình trên, lãi suất ingh = 2% tháng đã chuyển đổi thành 26,82% năm theo công thức (2.4) Cũng có thể tính bằng cách lập bảng (xem giáo trình) Xác định lãi suất chiết khấu có xét lạm phát i – lãi suất chiết khấu chưa xét lạm phát (% năm) R – tỷ lệ lạm phát (% năm) I – lãi suất chiết khấu có xét lạm phát (% năm) l = (1 + i)*(1 + R) - 1 l = I + R + i*R Ví dụ: Có i = ibq = 11% năm, R = 2,5% năm, thì I = 0,11 + 0,025 + 0,11 x 0,025 = 0,13775 Làm tròn I = 14% năm DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ VÀ THU HỒI QUY ƯỚC VẼ DÒNG TIỀN Thời gian được chia thành nhiều thời đoạn, trong dự án đầu tư mỗi thời đoạn là 1 năm. Gốc của dòng tiền lấy tại 0, cũng giống như các gốc tọa độ khác. Tiền thu (+) ta vẽ lên (­); tiền chi (-) ta vẽ xuống (¯). Nếu trên dòng tiền chỉ có 1 loại tiền, hoặc toàn dương hoặc toàn âm thì ta vẽ lên hay xuống tất cả cũng được. Các khoản tiền xuất hiện tại các thời điểm khác nhau trong cùng 1 thời đoạn thì được xem như xuất hiện ở cuối thời đoạn để tính toán. DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ VÀ THU HỒI Rn=5 R1 R4 R2 R3 0 1 2 3 4 n = 5 i% năm C3 C0 C2 C1 Ct - đầu tư bỏ ra trong năm t (t = 0, 1, 2, 3... n) Rt - thu hồi nhận được trong năm t (t = 1, 2, 3... n) n – thời hạn đầu tư i% năm – lãi suất chiết khấu của dự án, tức là ibq theo cơ cấu các nguồn vốn, và là I% năm nếu có xét lạm phát. Đầu tư Ct Ct bao gồm vốn cố định và vốn lưu động năm t. Vốn cố định lớn nhất là mua sắm thiết bị và xây dựng công trình. Do tài sản cố định hao mòn, nên phải tính khấu hao. Theo quy định của Bộ Tài Chính, công thức tính khấu hao theo đường thẳng: KH = C – S (2.8) n KH – lượng khấu hao hàng năm (đồng) n – thời hạn khấu hao (năm). C – giá trị tài sản cần khấu hao (đồng) S – giá trị còn lại của tài sản sau n năm. Thu hồi Rt Thu hồi Rt là những khoản tiền ta thu về được sau khi đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Rt bao gồm 3 thành phần chính: LRt - lãi ròng của năm t KHt - khấu hao của năm t VLDt=n - vốn lưu động ở năm cuối của dự án. Lấy hiện giá dòng tiền đầu tư và thu hồi Rn=5 R1 R4 R2 R3 0 1 2 3 4 n = 5 i% năm C3 C0 C2 C1 PV = [R0 (1 + i)-0 + R1 (1 + i)-1 + R2 (1 + i)-2 + … + Rn (1 + i)-n] – [C0 (1 + i)-0 + C1 (1 + i)-1+ C2 (1 + i)-2 + … + Cn (1 + i)-n] PV =Rt (1 + i)-t - Ct (1 + i)-t Þ NPV =Rt (1 + i)-t - Ct (1 + i)-t (2.9) DÒNG ĐỀU VÀ LIÊN TỤC 0 1 2 3 4 5 6 n – 1 n A i% năm Đặc điểm: Tại 0 không có khoản tiền nào cả. Sau gốc 0 một thời đoạn xuất hiện khoản tiền đều và liên tục nhau. Với lãi suất i% năm. Hiện giá dòng đều và liên tục được tính như sau: P = A [ (1 + i)n - 1 ] = A [ 1 - (1 + i)n ] (2.10) i(1 + i)n i Giá trị của (1 + i)n - 1 = 1 - (1 + i)n xem phụ lục 4 i(1 + i)n i Nếu trên dòng tiền có cả tiền dương (+), tiền âm (-), nghĩa là tại các thời điểm t = 0, 1. 2... k... n có cả tiền thu lẫn tiền chi thì tại năm k ta ký hiệu: tiền dương là Bk tiền âm là Ck. Lấy Ak = Bk - Ck, thì Ak là một dòng tiền ròng, tức là từng năm ta cộng trừ luôn để có tiền ròng của năm đó. Dòng tiền ròng rất tiện cho tính toán vì nó giảm được số lượng các phép tính khi cần lấy hiện giá của cả dòng tiền. Chú ý: Khái niệm giá trị ròng Ak = Bk - Ck không đồng nghĩa với khái niệm lãi ròng. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi 1, 2, 3 trang 56 giáo trình Bài tập 2.3, 2.4, 2.5 trang 57 giáo trình BÀI 3 CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH THỜI GIAN HOÀN VỐN – T ĐỊNH NGHĨA T Thời gian hoàn vốn T là thời gian cần thiết để có thể hoàn trả lại đủ vốn đầu tư đã bỏ ra, tức là thời gian cần thiết để cho tổng hiện giá của thu hồi vừa bằng tổng hiện giá của vốn đầu tư. Ta có thể mô tả định nghĩa trên bằng đẳng thức sau đây: PV(Rt) = PV(Ct) Cũng tức là: PV =Rt (1 + i)-t = Ct (1 + i)-t (3.1) i – lãi suất chiết khấu (% năm) Rt - thu hồi tại năm t Ct - vốn đầu tư năm t PHƯƠNG PHÁP TÍNH T Ví dụ: Tính T cho dự án có các số liệu như trong bảng 3 - 1 sau, i = 10% năm. Bảng 3 - 1 (ĐVT: triệu USD) Năm Đầu tư Lãi ròng Khấu hao 0 5 - - 1 0,352 2 0,355 1 3 0,358 1 4 0,400 1 5 0,420 1 Giải: Lập bảng tính sau (triệu USD) Bảng 3 - 2 Hạng mục 0 1 2 3 4 5 1. (1+i)-t 1 0,9091 0,8264 0,7513 0,6830 0,6209 2. Ct 5 3. Ct(1+i)-t 5 4. S Ct (1+i)-t 5 5. Rt(1+i)-t - 1,352 1,355 1,358 1,400 1,420 6. Rt(1+i)-t - 1,2291 1,1198 1,0203 1,9562 0,8817 7. S Rt(1+i)-t - 1,2291 2,3489 3,3692 4,3254 5,2071 T = 4 năm + (5 – 4.3254) * 12 tháng 0.8817 T = 4 năm 9 tháng ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHỈ TIÊU T Ưu điểm: Dễ xác định Độ tin cậy tương đối cao. Các nhà đầu tư có thể thấy được đến bao giờ thì vốn có thể được thu về đủ, trên quan điểm hiện giá, do đó họ có thể sơ bộ quyết định có nên đầu tư hay không. Số nghịch đảo của T gọi là E. Ví dụ T = 4 năm thì E = 0,25 hay 25%. E được xem gần đúng là hệ số hiệu quả đầu tư trong những năm đầu. Khuyết điểm: Không cho biết thu nhập to lớn sau khi hoàn vốn SỬ DỤNG CHỈ TIÊU T Nếu T > n – dự án này không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Nếu T < n – dự án này có khả năng hoàn vốn trực tiếp. và cũng do đó cần đặt kế hoạch để thu lại số vốn đã bỏ ra. Trong nội bộ một dự án, khi cần so sánh các phương án về các giải pháp đầu tư thì giải pháp nào làm cho T không những < n mà càng nhỏ thì giải pháp đó càng tốt. Khi so sánh nhiều dự án thì T chỉ dùng để tham khảo thêm. HIỆN GIÁ THU HỒI THUẦN – NPV ĐỊNH NGHĨA NPV Hiện giá thu hồi thuần là hiệu số của tổng hiện giá thu hồi, tính cho cả thời hạn đầu tư, trừ đi tổng hiện giá vốn đầu tư, tức là tổng hiện giá tiền lời sau khi đã hoàn đủ vốn. Ta có thể mô tả định nghĩa trên bằng đẳng thức sau đây: NPV = PV(Rt) – PV (Ct) Cũng tức là NPV = Rt (1 + i)-t – Ct (1 + i)-t (3.2) Trong đó: i – lãi suất chiết khấu (%năm) Rt – thu hồi tại năm t Ct – vốn đầu tư năm t PHƯƠNG PHÁP TÍNH NPV Lập bảng tính toán: Bảng này có cấu tạo giống như bảng tính thời gian hoàn vốn Ví dụ: Ta lấy lại ví dụ khi tính thời gian hoàn vốn ở trên (bảng 3 - 1). Giả sử n = 5 năm. Trong bảng 3 - 2 ta thấy ngay: PV(Rt) = 5.2071 PV(Ct) = 5 NPV = 5,2071 – 5 = 0,2071 triệu USD > 0 Tính trực tiếp trên dòng tiền: 1.420 1.400 1.358 1.355 1.352 0 1 2 3 4 n = 5 5 NPV = [1.352(1.1)-1 + 1.355(1.1)-2 + 1.358(1.1)-3 + 1.400(1.1)-4 + 1.420(1.1)-5] – 5 NPV = 5.2071 – 5 = 0.2071 >0 ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHỈ TIÊU NPV Ưu điểm: Chỉ tiêu NPV cho biết tổng hiện giá của tiền lời, lỗ sau khi đã hoàn đủ vốn. Nếu NPV > 0 thì dự án có lời Nếu NPV < 0 thì dự án bị lỗ Nếu NPV = 0 thì dự án không lời không lỗ. Khuyết điểm: NPV chỉ cho biết dự án lời hay lỗ, và số tiền lời hoặc lỗ, nhưng chưa cho biết mức độ sinh lợi của dự án. NPV cho biết kết quả chứ chưa cho biết hiệu quả. SỬ DỤNG CHỈ TIÊU NPV Trong nội bộ một dự án, giải pháp nào làm cho NPV không những > 0 mà càng lớn thì giải pháp đó càng tốt. Khi so sánh nhiều dự án thì NPV là một chỉ tiêu tham khảo quan trọng Nếu xét quan hệ giữa T và NPV thì ta sẽ thấy như sau: Nếu T > n sẽ kéo theo NPV < 0, Nếu T 0, và Nếu T = n sẽ kéo theo NPV = 0 Vì vậy cũng sẽ có kết quả sau đây: Nếu NPV < 0 – dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp Nếu NPV > 0 – dự án có khả năng hoàn vốn trực tiếp (và còn có lời) SUẤT THU HỒI NỘI BỘ – IRR ĐỊNH NGHĨA IRR IRR chính là một lãi suất r% mà nếu ta dùng lãi suất này để chiết khấu dự án thì NPV = 0. IRR = r% mà tại đó NPV = f(r) = 0, tức là tại IRR = r% thì Rt (1 + r)-t = Ct (1 + r)-t (3.3) + 0 (+) r = IRR (–) i% – PHƯƠNG PHÁP TÍNH IRR Để tìm được IRR = r, ta cần phải giải hàm NPV = f(i), vì r chính là nghiệm của hàm này. Phương pháp đồ thị: Đối với dòng tiền đầu tư và thu hồi thường chỉ có một lần đổi dấu. Đầu tư (-) rơi vào những năm đầu, còn thu hồi (+) rơi vào những năm sau, kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh. Vì vậy, hàm NPV = f(i) thường chỉ cắt trục hoành một lần. Ví dụ: Giả sử có dòng tiền sau: Gốc 0: đầu tư 450.000 USD. Năm 1, 2, 3, 4 thu hồi lần lượt bằng R1 = 200.000, R2 = 300.000, R3 = 300.000, R4 = 300.000 USD. Hãy tính IRR? Giải: Ta lập bảng tính như sau: Bảng 3 - 5 (nghìn USD) Mốc Dòng tiền PV tại i% 20 30 40 50 60 70 0 - 450 - 450 - 450 - 450 - 450 - 450 - 450 1 200 167 154 143 133 125 118 2 250 174 148 127 111 98 86 3 300 174 136 109 89 73 61 4 300 145 105 78 59 46 36 NPV 210 93 7 - 58 - 108 - 149 Biểu diễn bằng đồ thị + r = IRR 10 20 30 40 50 60 70 0 i% – - 58 - 108 - 149 Phương pháp gần đúng Giả thiết hàm f(i) trong đoạn lân cận giao điểm với trục hoành là một đoạn thẳng. Sơ đồ 1 – Khuyên dùng (hình 3 - 6) NPV + A NPV1 < 0 B’ r i2 i1 0 C’ NPV2 < 0 – B C Chọn i1 sao cho NPV1 > 0 , chọn i2 sao cho NPV2 <0 Nối NPV1 và NPV2 đường f(i) chắc chắn cắt trục hoành. R nằm trong khoảng i1 – i2 Hai tam giác vuông ABC và AB’C’ đồng dạng. Ta có: AB’ = B’C’ Þ NPV1 = r - i1 AB BC NPV1 + ½NPV2½ I2 - i1 Þ r = i1 + (i2 - i1) NPV1 (3.4) NPV1 + ½NPV2½ Ví dụ: Trở lại ví dụ ở mục phương pháp đồ thị ở trên. Chọn i1 = 40%, đã tính được NPV1 = 7 (bảng 3 - 5) Chọn i1 = 42%, tính NPV2 NPV2 = - 450 + 200(1,42) – 1 + 250(1,42) – 2 + 300(1,42) – 3 + 300(1,42) – 4 = – 6 Do đó: IRR = r = 40 + (42 – 40) 7 = 41,08% 7 + 6 Sơ đồ 2 – Không khuyên dùng (hình 3 – 7) NPV + A NPV1 > 0 NPV2 > 0 B’ C’ r i1 0 i% B i2 C – Chọn i1 sao cho NPV1 > 0, chọn i2 sao cho NPV2 > 0 Hai tam giác vuông ABC và AB’C’ đồng dạng. Ta có: AB = BC Þ NPV1 = r – i1 AB’ B’C’ NPV1 – NPV2 i2 – i1 r = i1 + (i2 - i1) NPV1 (3.5) NPV1 – NPV2 Ghi chú: Công thức (3 - 5) được suy ra từ sơ đồ 2 chỉ đúng khi NPV2 NPV1, hoặc NPV2 = NPV1 thì hàm f(i) sẽ không cắt trục hoành ở miền dương. Khi nối NPV2 với NPV1 (kể cả khi NPV2 < NPV1) đường f(i) có thể cắt xa hơn (hình 3 – 8), hoặc gần hơn, dẫn đến sai số lớn, không chấp nhận được. NPV + NPV1 > 0 NPV2 > 0 i1 0 i% i2 C – Sai số lớn Ví dụ: Lấy ví dụ của mục phương pháp đồ thị ở trên. Chọn i1 = 20% => NPV1 = 210 Chọn i2 = 30% => NPV2 = 93 Tính theo sơ đồ 2, ta có: IRR = r = 20 + (30 - 20) 210 = 37,95% 210 - 93 Chênh lệch so với khi tính theo sơ đồ 1: 41,08 – 37,95 = 3,13% Với i = 40% thì NPV = + 7, chứng tỏ với i = 37,95% ≈ 38% thì NPV không thể nào bằng 0. Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR IRR = r% là một lãi suất mà tại đó dự án tự hoàn vốn sau n năm, với n là thời hạn đầu tư. IRR – là lãi suất phân biệt vùng lời, vùng lỗ của dự án trong cả thời hạn đầu tư. Gọi i là lãi suất chiết khấu của dự án. Nếu i > IRR à NPV < 0 – dự án lỗ, không nên đầu tư Nếu i 0 – dự án lời, có thể đầu tư. Sử dụng chỉ tiêu IRR Đối với việc huy động vốn Nếu sử dụng vốn mà lãi suất hấp dẫn tối thiểu MARR < IRR thì dự án vẫn có lời. Đối với vốn vay dài hạn, trung hạn, nếu lãi suất idh < IRR; ith < IRR thì ta sẵn sàng vay vì không những sẽ trả được nợ mà còn có lời. Đối với vốn vay ngắn hạn thì ta cần phải cảnh giác, thông thường ingh > IRR (% năm). Lúc này đi vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn không còn có lợi nữa. Ví dụ: có IRR = 25% năm, mà ingh = 2% tháng = 26,82% năm à ingh > IRR Các ngân hàng khi xét đơn vay thì đối chiếu lãi suất cho vay của họ với IRR của dự án. Nếu đạt khoảng cách an toàn thì mới cho vay. Đối với việc so sánh các giải pháp đầu tư Trong nội bộ một dự án khi cần so sánh các phương án về các giải pháp đầu tư, ta có thể dùng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn hoặc chỉ tiêu NPV. Thông thường hay dùng NPV hơn vì nó cho ta ngay kết quả lời lỗ của các phương án. Nhưng nếu khi so sánh 2 phương án A và B mà lại tính được NPVA= NPVB > 0 thì ta vẫn chưa kết luận được nên chọn A hay B. Lúc này để phân biệt 2 phương án, người ta tính thêm IRR. Phương án nào có IRR lớn hơn sẽ được lựa chọn. Đối với việc so sánh các dự án (Hình 3-8) NPV + NPVB > 0 NPVA M 0 i% 12 20 25 30 – B A Dự án A với IRRA = 30%, dự án B với IRRB = 25%. Ta thấy NPVA = NPVB tại điểm M có i = 20%. Giả sử lãi suất chiết khấu tính theo cơ cấu các nguồn vốn iA = iB = 12% IRRB = 20%. Như vậy nếu ngay từ đầu ta kết luận dự án A tốt hơn dự án B thì ta đã nhầm. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Bài 3 – 2, 3 – 4 trang 92 giáo trình BÀI 4 CHỈ TIÊU ĐIỂM HÒA VỐN BEP PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN ĐIỂM HÒA VỐN – BEP ĐỊNH NGHĨA ĐIỂM HÒA VỐN Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa bằng chi phí, tức là giao điểm của hàm doanh thu và hàm chi phí. Có 3 loại điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn lời lỗ, còn gọi là điểm hòa vốn lý thuyết Điểm hòa vốn hiện kim, còn gọi là điểm hòa vốn tiền tệ Điểm hòa vốn trả nợ PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM HÒA VỐN Gọi: y1 là hàm doanh thu, ta có: y1 = ax Trong đó: a: Giá bán bình quân 1 đơn vị sản phẩm x: Lượng sản phẩm bán ra y2 là hàm chi phí, ta có: y2 = bx + c Trong đó: b: Biến phí bình quân tính cho 1 sp c: Định phí hàng năm Ta có điểm hòa vốn là điểm mà tại đó thu = chi, tức: y1 = y2 ® ax = bx +c ® x = Xác định điểm hòa vốn thông qua 4 thông số sau: Sản lượng hoà vốn x = c a – b Doanh thu hoà vốn DTHV = x.a Mức hoạt động hoà vốn a = DTHV = x S DT S SL Lời lỗ sau khi hoà vốn D = y1 – y2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM HÒA VỐN LỜI LỖ Gọi: y1 là hàm doanh thu, ta có: y1 = ax y2 là hàm chi phí, ta có: y2 = bx + c1 Trong đó: c1: Định phí trong năm tính toán c1 = ĐP + KH Sản lượng hoà vốn x1 = c1 a – b Doanh thu hoà vốn D1 = x1.a Mức hoạt động hoà vốn a = D1 = x1 S DT S SL Lời lỗ sau khi hoà vốn D1 = y1 – y2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM HÒA VỐN HIỆN KIM Gọi: y1 là hàm doanh thu, ta có: y1 = ax y2 là hàm chi phí, ta có: y2 = bx + c2 Trong đó: c2: Định phí hiện kim c2 = ĐP + KH Sản lượng hoà vốn x2 = c2 a – b Doanh thu hoà vốn D2 = x2.a Mức hoạt động hoà vốn a = D2 = x2 S DT S SL Lời lỗ sau khi hoà vốn D2 = y1 – y2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM HÒA VỐN TRẢ NỢ Gọi: y1 là hàm doanh thu, ta có: y1 = ax y2 là hàm chi phí, ta có: y2 = bx + c3 Trong đó: c3: Định phí trả nợ, c3 = c2 + N + T N: Nợ phải trả trong năm T: Thuế TNDN Sản lượng hoà vốn x3 = c3 a – b Doanh thu hoà vốn D1 = x3a Mức hoạt động hoà vốn a = D3 = x3 S DT S SL Lời lỗ sau khi hoà vốn D3 = y1 – y2 Ví dụ tính 3 điểm hòa vốn: Một dự án tại một năm tính toán, có: Tổng sản lượng: 50 tấn Tổng doanh thu: 100.000 USD Tổng định phí: 10.000 USD Tổng biến phí: 80.000 USD Khấu hao: 2.000 USD Nợ vay phải trả trong năm: 5.000 USD Thuế TNDN: 3.000 USD Hãy tính các điểm hòa vốn? Hãy cho biết sau khi hòa vốn trả nợ thì còn lời lỗ bao nhiêu tiền? Tính các thông số chung: a = 100.000 = 2.000 USD/T 50 b = 80.000 = 1.600 USD/T 50 a – b = 2.000 – 1.600 = 400 USD/T y1 = 2.000x Điểm hòa vốn lời lỗ: y1 = 2.000x a – b = 400 c1 = 10.000 USD y2 = 1.600x + 10.000 Sản lượng tại ĐHV lời lỗ: x1 = 10.000 = 25 T 400 Doanh thu tại ĐHV lời lỗ: D1 = 25 x 2.000 = 50.000 USD Mức hoạt động hòa vốn: a1 = 25T = 50.000 USD = 0,5 = 50% 50T 100.000 USD Điểm hòa vốn hiện kim: y1 = 2.000x a – b = 400 c2 = 10.000 – 2.000 = 8.000USD y2 = 1.6000x + 8.000 Sản lượng tại ĐHV hiện kim: x2 = 8.000 = 20 T 400 Doanh thu tại ĐHV hiện kim: D2 = 20*2.000 = 40.000 USD Mức hoạt động hòa vốn: a2 = 20T = 40.000 USD = 0,4 = 40% 50T 100.000 USD Điểm hòa vốn trả nợ: y1 = 2.000x a – b = 400 c3 = 8.000 + 5.000 + 3.000 = 16.000USD y2 = 1.600x + 16.000 Sản lượng tại ĐHV trả nợ: X3 = 16.000 = 40 T 400 Doanh thu tại ĐHV trả nợ: D3 = 40*2.000 = 80.000 USD Mức hoạt động hòa vốn: a3 = 40T = 80.000 USD = 0,8 = 80% 50T 100.000 USD D3 = y1 – y2 = 2.000 x 50 – (1.600 x 50 + 16.000) = 4.000 USD ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN 3 ĐIỂM HÒA VỐN Doanh thu (103 USD) y1 = ax y2: Trả nợ 100 y2: Lời lỗ y2: Hiện kim 80 50 40 C3 C1 C2 0 20 25 40 50 Sản lượng (T) Ý NGHĨA CỦA CHỈ TIÊU ĐIỂM HÒA VỐN Điểm hòa vốn là điểm phân biệt cho ta vùng lời, vùng lỗ của dự án trong năm tính toán Mức hoạt động hòa vốn µ càng nhỏ thì dự án trong năm đó càng tốt vì vùng lỗ hẹp, vùng lời rộng. Việc hạ thấp µ là nhiệm vụ của xí nghiệp, của tất cả các bộ phận quản trị, không riêng gì của bộ phận nào, µ có liên quan đến toàn xí nghiệp SỬ DỤNG CHỈ TIÊU ĐIỂM HÒA VỐN Đối chiếu µ với µ chuẩn, ký hiệu [µ] Dự án sản xuất – [a1] ≤ 0,5 ; [a3] ≤ 0,8 Dự án dịch vụ – [a1] ≤ 0,35 ; [a3] ≤ 0,8 a1 và a3 còn được dùng để đánh giá tính hợp lý của hoạt động tài chính. Năm nào có a1 và a3 nhỏ hơn thì tốt hơn. Vai trò của a2 không quan trọng lắm. Chú ý: ĐHV là điểm phân biệt vùng lời, vùng lỗ của dự án trong từng thời đoạn (năm), nên không phải tính theo hiện giá. IRR là lãi suất phân biệt vùng lời, vùng lỗ của dự án trong cả thời hạn đầu tư n năm, nên phải tính theo hiện giá (thông qua NPV) PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY Bài toán bây giờ được đặt trong điều kiện có rủi ro theo sự biến động của thị trường. Các chỉ tiêu T, NPV, IRR, BEP đều biến động theo. Chỉ tiêu đưa ra phân tích có thể là NPV hoặc IRR, nhưng thường dùng chỉ tiêu đại diện hơn cả là LR (lãi ròng) vì LR ảnh hưởng đến cả T, NPV, IRR. XÁC ĐỊNH KỲ VỌNG LR Xác định kỳ vọng LR trong điều kiện các trạng thái thị trường khác nhau theo công thức (4.1): EMV = (E1)xP(E1) Trong đó E1 - các trạng thái thị trường i (i = , E1 - thị trường tốt; E2 - thị trường trung bình; E3 - thị trường xấu) P ( E1 ) – xác suất xảy ra các trạng thái thị trường LR (E1) – giá trị LR tương ứng trạng thái E1 EMV – kỳ vọng của LR xác định theo từng dự án Thông thường, chọn phương án nào có EMV max XÁC ĐỊNH KỲ VỌNG LÃI RÒNG Ví dụ: Tại một năm sản xuất kinh doanh ổn định, dùng làm năm tính toán, hai dự án A và B có các số liệu như trong bảng 4 - 1. Hỏi nên chọn dự án nào? Dự án LR ở các trạng thái thị trường (1.000 USD) E1 - tốt E2 - trung bình E3 - xấu A 500 400 300 B 700 400 100 Xác suất 0,2 0,6 0,2 EMVA = 500*0,2 + 400*0,6 + 300*0,2 = 400 EMVB = 700*0,2 + 400*0,6 + 100*0,2 = 400 Þ EMVA = EMVB PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY Độ nhạy ở đây được hiểu là độ nhạy cảm của chỉ tiêu lãi ròng trước sự biến động của các trạng thái thị trường Ei với các xác suất tương ứng P (Ei). Nếu ta quan niệm các giá trị LR (Ei) là các trị ngẫu nhiên thì rõ ràng độ nhạy cảm ở đây chính là độ lệch chuẩn của chúng so với kỳ vọng lãi ròng Độ lệch chuẩn (cũng tức là độ nhạy) tính theo công thức sau: d = Nếu so sánh giữa 2 dự án có EMV bằng nhau, thì sẽ chọn dự án nào có d min, có nghĩa dự án đó ổn định hơn trước những biến động của các trạng thái thị trường. Với ví dụ trên, ta có: dA = dA = ® Chọn dự án A vì có d min HÀNH LANG AN TOÀN Ta đem kết quả tính toán được so sánh với các số định chuẩn cho trước gọi là hành lang an toàn. Số định chuẩn về lãi ròng ký hiện là [LR], số định chuẩn về độ lệch chuẩn ký hiệu là [d] Với ví dụ trên: Nếu [LR] ≥ 400 nghìn USD thì cả hai dự án đều đạt Nếu [d] ≤ 100 thì dự án A đạt, dự án B bị loại Nếu [d] ≤ 50 thì cả hai dự án đều bị loại. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi 2 trang 91 Bài tập 3 - 5 trang 93 BÀI 5 NỘI DUNG, HÌNH THỨC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỌN SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HIỆN TẠI NỘI DUNG KINH TẾ KỸ THUẬT TỔNG QUÁT Mục đích đầu tư và sự cần thiết đầu tư Nghiên cứu về các giải pháp đầu tư Đánh giá lợi ích của dự án Đánh giá an toàn đầu tư NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI Sơ bộ trình bày mục đích và sự cần thiết đầu tư Sơ bộ lựa chọn quy mô và hình thức đầu tư Sơ bộ lựa chọn kỹ thuật, công nghệ Chọn khu vực địa điểm Phân tích tài chính Phân tích kinh tế – xã hội – môi trường NỘI DUNG NGHIÊN CỨU KHẢ THI Chứng minh sự cần thiết đầu tư. Xác định sản phẩm và dịch vụ Xác định hình thức đầu tư Xác định công suất của dự án. Chọn kỹ thuật, công nghệ, thiết bị Chọn địa điểm cụ thể Giải quyết nội dung kiến trúc, xây dựng Tổ chức quản trị thực hiện dự án Phân tích tài chính Phân tích kinh tế – xã hội – môi trường HÌNH THỨC HỒ SƠ Bản chính (7 bộ) Tổng thuyết minh Phụ lục Bản tóm tắt (14 – 15 bộ) CHỌN SẢN PHẨM PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH Mức độ phù hợp của sản phẩm với chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển của Nhà nước, của ngành cũng như của các địa phương. Xem xét sản phẩm định chọn hiện đang nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ đời sống của sản phẩm đó. Sở trường của doanh nghiệp – uy tín sẵn có của doanh nghiệp, truyền thống của doanh nghiệp hoặc có các bí quyết riêng,… Khả năng đảm bảo các nguồn lực, nhất là về tiền vốn, nguyên vật liệu, kỹ thuật, con người và khả năng về quản trị, điều hành. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG Dùng lý thuyết quyết định khi phân tích định tính chưa ra quyết định được. Thuật toán tóm tắt như sau: Liệt kê các phương án khả năng về sản phẩm (sau khi đã phân tích định tính) Dự kiến các trạng thái thị trường có thể xảy ra (E1 - thị trường tốt; E2 - thị trường xấu; Es - thị trường trung bình) Xác định sơ bộ thu, chi, lời, lỗ tương ứng với từng phương án kết hợp với từng trạng thái thị trường. Xác định xác suất xảy ra các trạng thái thị trường, tức là xác định P(E1), P(E2), P(Es) Vẽ cây quyết định, đưa lên cây các giá trị lời, lỗ và các xác suất tương ứng. Giải bài toán. Chỉ tiêu dùng để so sánh phương án là giá trị tiền tệ mong đợi max, ký hiệu là maxEMV (Expected Monetary Value) Ví dụ: Có 3 phương án SP được đưa ra so sánh là A, B, C. Đã tính được lời lỗ trong 1 năm như trong bảng 6 - 1. Sau khi điều tra thị trường (hoặc mua thông tin của các công ty dịch vụ thông tin), có được bảng xác suất 6 - 2. Chi phí điều tra thị trường (hoặc mua thông tin) là 1.500 USD. Hãy cho biết nên chọn phương án SP nào? Bảng 6 - 1 (1.000 USD) Phương án sản phẩm E1 E2 A 200 - 60 B 150 - 50 C 120 - 30 Hướng điều tra Sản phẩm E1 E2 (+) (1) (2) (3) (4) (5) = (3) + (4) T1, P(T1) = 0,7 A 0,6 0,4 1,0 B 0,7 0,3 1,0 C 0,5 0,5 1,0 T2, P(T2) = 0,3 A 0,4 0,6 1,0 B 0,2 0,8 1,0 C 0,4 0,6 1,0 T1 – hướng thị trường thuận lợi T2 – hướng thị trường không thuận lợi E1 – trạng thái thị trường tốt E2 – trạng thái thị trường xấu 96 E1(0,6) 200 4 E2(0,2) – 60 96 90 E1(0,7) 150 2 5 E2(0,3) – 50 45 E1(0,5) 120 6 80,4 E2(0,5) – 30 – 1,5 1 78,9 44 E1(0,4) 200 7 E2(0,6) – 60 44 – 10 E1(0,2) 150 3 8 E2(0,8) – 50 30 E1(0,4) 120 9 E2(0,6) – 30 Tính các EMV: (tính từ ngọn xuống gốc) EMV4 = 200 × 0,6 – 60 × 0,4 = 96 EMV5 = 150 × 0,7 – 50 × 0,3 = 90 EMV6 = 120 × 0,5 – 30 × 0,5 = 45 EMV2 = max{96, 90, 45} = 96 EMV7 = 200 × 0,4 – 60 × 0,6 = 44 EMV8 = 150 × 0,2 – 50 × 0,8 = -10 EMV9 = 120 × 0,4 – 30 × 0,6 = 30 EMV3 = max{44 - 10,30} = 44 EMV1 = 96 × 0,7 + 44 × 0,3 = 80,4 Trừ chi phí điều tra thị trường, còn: 80,4 – 1,5 = 78,9 nghìn USD Theo nhánh T1: (đi từ gốc lên ngọn) Tại nút 2 có EMV2 = 96, do nút 4 dẫn về. Nối nút 2 và nút 4, thể hiện bằng đường hai nét. Vậy theo nhánh này phương án được lựa chọn là sản phẩm A. Theo nhánh T2 : (đi từ gốc lên ngọn) Tại nút 3 có EMV3 = 44, do nút 7 dẫn về. Nối hai nút này lại, được phương án lựa chọn là sản phẩm A. Kết luận: Theo hướng T1, chọn sản phẩm A. Theo hướng T2, cũng chọn sản phẩm A. Kỳ vọng lợi nhuận max trong một năm bằng 78,9 nghìn USD, sau khi đã trừ đi chi phí điều tra thị trường (hoặc mua thông tin) MÔ TẢ SẢN PHẨM Mô tả tỉ mỉ sản phẩm đã được chọn theo các nội dung dưới đây: Tên, ký mã hiệu. Công dụng Quy cách: kích thước, trọng lượng, khối lượng,… Cấp chất lượng. Hình thức bao bì đóng gói. Những đặc điểm chủ yếu phân biệt với một số sản phẩm cùng chức năng đang được bán trên thị trường. Các sản phẩm phụ (nếu có) Nếu việc mô tả bằng lời văn không đủ thì nên có hình ảnh kèm theo để dễ hình dung. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HIỆN TẠI KHU VỰC THỊ TRƯỜNG Nghiên cứu khu vực thị trường cần nêu rõ các đặc điểm của từng khu vực như: Dân số Điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng Thu nhập, sức mua, thị hiếu, Tập quán tiêu thụ sản phẩm,... ® Trên cơ sở đó, dự kiến được: Nhu cầu của từng vùng Phương thức tổ chức phân phối, bán hàng, thông tin liên lạc Các loại chi phí liên quan,... PHÂN TÍCH BẠN HÀNG Một dự án sẽ có tính khả thi cao nếu đã có sẵn một số bạn hàng Hơn nữa qua trao đổi, đàm phán sẽ có khả năng có thêm bạn hàng mới. à Dựa vào nhu cầu của các bạn hàng ta đã có thể xác định được con số tối thiểu về nhu cầu thị trường trong tương lai. XÁC ĐỊNH CUNG – CẦU HIỆN TẠI Điều tra thị trường Thu thập dữ liệu Sưu tầm các số liệu thống kê về cầu cũng như về cung (sản xuất trong nước, nhập khẩu, xuất khẩu) à Một dãy số quá khứ về cung – cầu à dự báo. Có thể xác định nhu cầu hiện tại thông qua đại lượng mức tiêu thụ hiện tại (MTTHT) như sau: MTTHT = ∑SX trong nước + ∑Nhập khẩu – ∑Xuất khẩu – ∑Tồn kho (6.1) Nếu sản phẩm đã bão hòa trên thị trường, mức độ khan hiếm không đáng kể thì MTTHT = nhu cầu hiện tại. Nếu sản phẩm chưa bão hòa, mức độ khan hiếm lớn thì MTTHT 1, có tham khảo tình hình các nước khác. Hệ số này không nên > 1,15. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi 1, 2 trang 117 giáo trình Bài tập 6 – 1, 6 – 2 trang 146, 147 giáo trình BÀI 6 DỰ BÁO CUNG CẦU TƯƠNG LAI LOẠI DỰ BÁO SỬ DỤNG Dự báo nhu cầu – nhằm trực tiếp phục vụ cho việc xác định nhu cầu thị trường tương lai. Dự báo dài hạn – không dùng dự báo ngắn hạn hoặc trung hạn. Tức là cần phải dự báo cho suốt cả thời hạn đầu tư n năm. Dự báo trực tiếp – là mọi phép tính toán dự báo đều tính trực tiếp lên sản phẩm của dự án (ví dụ: tấn xi măng, m2 gạch bông…) Dự báo gián tiếp – là dự báo thông qua một đại lượng trung gian. Phương pháp dự báo – là phương pháp dự báo theo dãy số thời gian, theo đường khuynh hướng. YÊU CẦU VỀ SỐ NĂM THỐNG KÊ VÀ SỐ NĂM DỰ BÁO Đối với các loại sản phẩm như xi măng, sắt thép, phân bón, lúa gạo, máy móc thiết bị, sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm chế biến...: số năm thống kê trong quá khứ từ 5 đến 10 năm; số năm dự báo từ 10 đến 15 năm sau. Đối với các công trình xây dựng cơ bản như khách sạn, chợ, khu triển lãm, khu vui chơi giải trí,...: số năm thống kê trong quá khứ từ 10 năm trở lên; số năm dự báo từ 10 đến 15 năm sau, hoặc xa hơn nữa. Đối với các công trình hạ tầng như cầu, đường, bến cảng, nhà máy điện, công trình cấp thoát nước,… : số năm thống kê trong quá khứ từ 10 năm trở lên; số năm dự báo từ 15 đến 20 năm sau PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO THEO SỐ LƯỢNG TĂNG BÌNH QUÂN HÀNG NĂM Ap dụng khi trong dãy số quá khứ số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm tăng dần một cách tương đối đều đặn. Qn = Q0 + q1*n (6.2) Trong đó: Qn - số sản phẩm dự báo tại năm n (n = 1, 2,...) Q0 - số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế tại năm gốc tính toán, thường lấy tại năm cuối của dãy số quá khứ. q1 - số lượng sản phẩm tăng bình quân hàng năm (bình quân số học) trong dãy số quá khứ n – năm dự báo (n = 1, 2,...) Ví dụ: Dựa vào thống kê, có dãy số sản phẩm tiêu thụ trong quá khứ như sau: Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1994 SP 1.620 1.850 2.080 2.300 2.540 2.770 Hãy dự báo cho 5 năm tới Giải: Nhận thấy từ năm 1989 đến năm 1994, số lượng sản phẩm tăng so với năm trước (∆) như sau: (Bảng 6 - 3) Năm lịch Số lượng sản phẩm ∆ 1989 1.620 - 1990 1.850 230 1991 2.080 230 1992 2.300 220 1993 2.540 240 1994 2.770 230 Số lượng tăng bình quân: q1 = 230 + 230 + 220 + 240 + 230 = 230 Lấy Q0 = 2.770 5 Dự báo cho 5 năm tới như sau: (Bảng 6 - 4) Năm lịch n Qn = Q0 + q1n 1995 1 2.770 + 230 x 1 = 3.000 1996 2 2.770 + 230 x 2 = 3.230 1997 3 2.770 + 230 x 3 = 3.460 1998 4 2.770 + 230 x 4 = 3.690 1999 5 2.770 + 230 x 5 = 3.920 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO THEO TỐC ĐỘ TĂNG BÌNH QUÂN HÀNG NĂM Ap dụng khi trong dãy số quá khứ có tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước là tương đối đều nhau. Qn = Q0 (1+ q2)n (6.3) q2 – tốc độ tăng trưởng bình quân (%) Các ký hiệu khác như trong công thức (6 - 2) ở trên. Ví dụ: Hãy dự báo cho 15 năm sau về lưu lượng xe/ngày đêm của tuyến đường A, biết các số liệu thống kê như sau: Năm lịch Số lượng 1985 500 1986 550 1987 610 1988 680 1989 750 1990 830 1991 920 1992 1.015 1993 1.130 1994 1.250 Giải: Lập bảng tính mức tăng số lượng và tốc độ (Bảng 6 - 5) Năm lịch Số lượng Số lượng tăng Tốc độ tăng 1985 500 - - 1986 550 50 10,0 1987 610 60 10,91 1988 680 70 11,47 1989 750 70 11,29 1990 830 80 10,66 1991 920 90 10,84 1992 1.015 95 10,32 1993 1.130 115 11,33 1994 1.250 120 10,62 Nhận thấy tốc độ tăng trưởng tương đối đều q2 = 10,0+10,91+11,47+11,29+10,66+10,84+10,32+11,33+10,62 = 10,71 % 9 Sau khi tính được q2 cần so sánh, cân đối với tốc độ tăng trưởng về lưu lượng xe của các tuyến đường lân cận để quyết định trị số dùng trong tính toán. Theo kinh nghiệm q2 = 8 – 10% Như vậy có thể chọn q2 = 10% Lấy Q0 = 1.250 Kết quả dự báo Năm lịch n Qn = Q0(1 + q2) = 1.250(1 + 0,1)n 1995 1 Q1 = 1.250(1,1)1 = 1.375 1996 2 Q2 = 1.250(1,1)2 = 1.512 1997 3 Q3 = 1.250(1,1)3 = 1.664 1998 4 Q4 = 1.250(1,1)4 = 1.830 1999 5 Q5 = 1.250(1,1)5 = 2.013 2000 6 Q6 = 1.250(1,1)6 = 2.214 2001 7 Q7 = 1.250(1,1)7 = 2.346 2002 8 Q8 = 1.250(1,1)8 = 2.697 2003 9 Q9 = 1.250(1,1)9 = 2.947 2004 10 Q10 = 1.250(1,1)10 = 3.242 2005 11 Q11 = 1.250(1,1)11 = 3.566 2006 12 Q12 = 1.250(1,1)12 = 3.923 2007 13 Q13 = 1.250(1,1)13 = 4.315 2008 14 Q14 = 1.250(1,1)14 = 4.746 2009 15 Q15 = 1.250(1,1)15 = 5.221 Chú ý: Cần thấy rằng tốc độ tăng trưởng vào thời kỳ đầu thường cao, nhưng sau đó giảm dần và đi đến ổn định. Chẳng hạn, với ví dụ trên, dự báo cho 10 năm sau có thể dùng q2 = 10%, 5 năm tiếp theo dùng q2 = 8%, và 5 năm tiếp theo nữa (nếu cần) chỉ nên dùng q2 = 6%. PP DỰ BÁO THEO ĐƯỜNG KHUYNH HƯỚNG LÀ ĐƯỜNG THẲNG Trong trường hợp đường đại diện các số liệu thống kê có khuynh hướng là đường thẳng thì ta dùng kỹ thuật bình phương bé nhất để xác định đường thẳng đó. Ta có hàm dự báo là một hàm đường thẳng Yc = aX + b Trong đó: Yc - số lượng sản phẩm dự báo X – thứ tự năm tính toán a, b – các tham số của đường thẳng Theo phương pháp thông thường, số thứ tự năm tính toán X tính từ năm có số liệu đầu tiên là 1, sau đó đánh tăng dần lên 2, 3, 4,… cho đến hết năm cần dự báo. Lúc này: a = nåXY - åXåY (6.5) nåX2 - (åX)2 B = åX2. åY - åX.åXY (6.6) nåX2 - (åX)2 Y – Số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm thống kê được trong dãy số quá khứ n – Số năm thống kê được trong quá khứ, cũng tức là số lượng số liệu trong dãy số quá khứ. Ví dụ: Một sản phẩm có số lượng tiêu thụ trong quá khứ như sau: (ĐVT: nghìn sản phẩm) Năm lịch Số lượng 1998 9,7 1999 13,1 2000 11,1 2001 12,2 2002 13,8 Hãy dùng phương pháp đường thẳng thông thường để dự báo cho 5 năm tiếp theo, bắt đầu từ năm 2003. Giải: Lập bảng tính (bảng 6 – 7) Năm lịch Y X X2 XY YC = 0,73X + 9,87 1998 9,7 1 1 9,7 1999 13,1 2 4 26,2 2000 11,1 3 9 33,3 2001 12,2 4 16 48,8 2002 13,8 5 25 69 Cộng SY = 59,9 SX = 15 SX2 = 55 SXY = 187 2003 6 14,17 2004 7 14,9 2005 8 15,63 2006 9 16,36 2007 10 17,09 XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG ∆ TRÊN THỊ TRƯỜNG NĂM TÍNH TOÁN Gọi ∆ là khoảng trống trên thị trường về nhu cầu năm tính toán, ta có: ∆t = Dự báo cầu năm t – Dự báo cung năm t (6.13) Trong đó t là năm tính toán. Nếu ∆t > 0 chứng tỏ tại năm t thị trường đang cần loại sản phẩm của dự án, tức là có sự cần thiết đầu tư xét trên quan điểm thị trường. ∆t càng lớn thì sự cần thiết càng cao, càng cấp bách. Nếu ∆t ≤ 0 rõ ràng thị trường không cần đến sản phẩm của dự án nữa, những doanh nghiệp khác cung cấp đã đủ hoặc thừa rồi. Lúc này dự án là không cần thiết hoặc tại năm t dự án là chưa cần thiết xét trên quan điểm thị trường. XÁC ĐỊNH THỊ PHẦN CỦA DỰ ÁN NĂM TÍNH TOÁN Để xác định thị phần của dự án, ta dựa vào khả năng đầu tư, khả năng về vốn, khả năng có được các thiết bị công nghệ thích hợp, dự kiến sản lượng năm tính toán, xem xét khả năng xuất khẩu, theo công thức sau: TPDAt = SLt – XKt (%) (6.14) DBTCt TPDAt: Thị phần của dự án tại năm tính toán t (%) SLt : Sản lượng của dự án tại năm t XKt: Khối lượng xuất khẩu của dự án tại năm t DBTCt: Dự báo tổng cầu của thị trường tại năm t Ví dụ: Một dự án tại năm tính toán 2003, năm sản xuất kinh doanh đầu tiên, có các số liệu sau đây liên quan đến sản phẩm của dự án. Dự báo tổng cầu của thị trường: 10.000 T Dự báo tổng cung của các doanh nghiệp khác: 6.000 T Dự kiến sản lượng của dự án: 2.000 T Dự kiến khối lượng xuất khẩu của dự án: 1.000 T Hãy tính ∆2003 và thị phần của dự án năm 2003. Giải ∆2003 = 10.000 T – 6.000 T = 4.000 T Lượng hàng bán trong nước của dự án bằng: 2.000 T – 1.000 T = 1.000 T < 4.000 T là phù hợp TPDA2003 = 2.000T – 1.000T = 0.1 = 10% 10.000T CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Bài tập 6 - 3, 6 - 4, 6 - 5 trang 148 giáo trình BÀI 7 CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ, XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT DỰ ÁN, LẬP CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CHỌN LOẠI HÌNH ĐẦU TƯ Đối với các loại sản phẩm hoàn toàn mới thì thông thường phải đầu tư mới, ít khi tận dụng được các cơ sở hiện có, trừ phần hạ tầng. Đối với các loại sản phẩm không phải lần đầu tiên sản xuất ở Việt Nam thì trước hết cần xem xét khả năng tận dụng các cơ sở đã có mở rộng thêm, đầu tư theo chiều sâu. Lúc đó, mô tả cơ sở hiện có với các nội dung sau: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện nay Số lượng cán bộ công nhân hiện có Thống kê tài sản cố định hiện có về các công trình kiến trúc và thiết bị máy móc hiện có. CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Những loại hình có thể lựa chọn là: Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty cổ phần Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước Hợp tác xã Nếu sử dụng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài: Hợp đồng hợp tác kinh doanh Công ty liên doanh Công ty 100% vốn nước ngoài CHỌN CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN CÁC LOẠI CÔNG SUẤT Nói chung công suất dự án được tính như sau: Công suất dự án (sản phẩm/năm) = Công suất của dây chuyền hoặc máy chính (sản phẩm/h) x Số giờ làm việc/năm Công suất lý thuyết Là công suất lớn nhất mà dự án có thể đạt đến trong các điều kiện sản xuất lý thuyết: 365 ngày/năm, 3 ca/ngày, 8 giờ/ca. Công suất thiết kế Là công suất đạt được trong điều kiện sản xuất bình thường: 300 ngày/năm, 1 ca/ngày, 8 giờ/ca. Công suất thực tế Thông thường được lấy như sau: Năm 1: Công suất thực tế tính khoảng 50% công suất thiết kế Năm 2: Công suất thực tế tính khoảng 75% công suất thiết kế Năm 3: Công suất thực tế tính khoảng 90% công suất thiết kế Công suất tối thiểu (Công suất hòa vốn) Là công suất sàn hay là công suất tương ứng điểm hòa vốn lý thuyết của dự án LỰA CHỌN CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN Công suất của dự án được chọn theo công suất thực tế, không thấp hơn công suất hòa vốn, dựa vào các yếu tố: Mức độ yêu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với các loại sản phẩm của dự án. Khả năng chiếm lĩnh thị trường. Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào và nhất là đối với các loại nguyên vật liệu phải nhập khẩu. Khả năng mua các thiết bị công nghệ có công suất phù hợp. Năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất. Khả năng về vốn đầu tư. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ Ví dụ: Một dự án sản xuất sản phẩm X. Năm 2003 là năm sản xuất kinh doanh thứ nhất, được lựa chọn làm năm tính toán của dự án. Các số liệu dự báo như sau: Dự báo tổng cầu 2003 = 48.000 tấn/năm; Dự báo tổng cung 2003 = 16.500 tấn/năm. Do điều kiện về vốn dự án chỉ có khả năng nhập 4 dây chuyền sản xuất. Năng suất 1 dây chuyền bằng 2,5 tấn/h. Giá 1 dây chuyền bằng 200.000 USD. Hãy xác định công suất lý thuyết, công suất thiết kế của dự án. Công suất thực tế tính như sau: Năm 1 (2003) bằng 50% công suất thiết kế. Năm 2 (2004) bằng 75% công suất thiết kế. Năm 3 (2005) trở đi bằng 90% công suất thiết kế. Hãy cho biết nên phân kỳ đầu tư như thế nào? Dự án không có xuất khẩu, hãy xác định thị phần của dự án năm 2003. Giải Chênh lệch cầu, cung năm 2003 bằng: D2003 = 48.000 T/n – 16.500 T/n = 31.500 T/n Công suất lý thuyết của dự án (CSLTDA) bằng: 2,5 T/h x 4 d/c x 8 ca/h x 3 ca/ngày x 365 ngày/năm = 87.600 T/n Công suất thiết kế của dự án (CSTKDA) bằng: 2,5 T/h x 4 d/c x 8 ca/h x 1 ca/ngày x 300 ngày/năm = 24.000 T/n Công suất thực tế của dự án: Năm 2003 = 50% CSTKDA = 12.000 T/n Năm 2004 = 75% CSTKDA = 18.000 T/n Năm 2005 trở đi = 90% CSTKDA = 21.600 T/n Công suất thiết kế của 1 dây chuyền bằng: 2,5 T/h x 1 d/c x 8 ca/h x 1 ca/ngày x 300 ngày/năm = 6.000 T/n. Hoặc 24.000 T/n : 4 d/c= 6.000 T/n/dc. Phối hợp lại ta sẽ thấy nên phân kỳ như sau: Năm 2003 nhập 2 dây chuyền, đạt CSTKDA = 12.000 T/n Năm 2004 nhập thêm 1 dây chuyền, đạt 18.000 T/n Năm 2005 nhập thêm 1 dây chuyền, đạt 24.000 T/n. Số tiền bỏ ra để mua các dây chuyền này sẽ được phân ra như sau: Năm 2003 : 400.000 USD Năm 2004 : thêm 200.000 USD Năm 2005 : thêm 200.000 USD Tổng cộng 800.000 USD nhưng đã được phân ra trong 3 năm. Thị phần của dự án năm 2003 12.000 T/n / 48.000 T/n = 25% Vì D2003 = 31.500 T/n mà công suất, cũng tức là sản lượng của dự án năm 2003 chỉ có 12.000 T/n, không có xuất khẩu, nên dự án không những có đủ thị trường mà còn có dự trữ lớn về thị trường. Phương pháp phân kỳ đầu tư có nhiều ưu điểm rõ rệt: Vốn đầu tư ban đầu không phải bỏ ra một lúc quá căng thẳng. Ổn định dần dần các yếu tố đầu vào, đầu ra. Ổn định dần dần bộ máy quản lý điều hành, rèn luyện đào tạo được công nhân. Hạn chế được tổn thất khi có những biến động đột xuất, bất lợi. LẬP CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VỀ SẢN XUẤT (DỊCH VỤ) Cơ cấu sản phẩm STT Cơ cấu sản phẩm Năm 1 Năm 2 … Năm n 1 Sản phẩm chính 2 Sản phẩm phụ 3 Bán thành phẩm 4 Phế liệu thu hồi Xác định tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm Chỉ tiêu: Đặc tính cơ lý hóa của sản phẩm. Nhãn mác bao bì đóng gói. Công dụng và cách sử dụng sản phẩm. Tiêu chuẩn chất lượng được phân theo nhiều cấp, hạng: Tiêu chuẩn quốc gia Tiêu chuẩn ngành Tiêu chuẩn vùng, lãnh thổ. Tiêu chuẩn xí nghiệp. Xác định giá cả tiêu thụ sản phẩm Xem xét các điểm: Có thể cạnh tranh được trên thị trường. Vừa với sức mua của người mua Cân đối với giá các mặt hàng khác trên thị trường. Đảm bảo một tỷ suất lợi nhuận thích đáng. Ngoài ra, cần xác định giá bán trong nước và giá xuất khẩu: Gọi a là giá bán sản phẩm của dự án sản xuất trong nước, bán trong nước. Gọi b là giá bán sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Nếu a < b – dự án rất mạnh về giá Nếu a > b – dự án lại rất yếu về giá VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Các phương thức tiêu thụ sản phẩm: Mở cửa hàng (giới thiệu, bán sản phẩm) Đại lý Bán theo hợp đồng. Các phương thức vận tải – sắt, thủy, bộ, hàng không Các phương tiện thông tin liên lạc – fax, telex, điện thoại hữu tuyến, vô tuyến, điện thoại cầm tay, bộ đàm… Dự kiến về số sản phẩm lưu kho, tồn kho – tùy theo từng loại sản phẩm và phương thức phân phối, tiêu thụ. LẬP CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH Lập bảng chương trình sản xuất kinh doanh – đây là cơ sở xuất phát để tiến hành các phép tính toán kinh tế tài chính. Tên SP/DV Công suất trung bình hằng năm Năm sản xuất 1 Năm thứ … Năm ổn định SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT 1. 2. 3. Tổng doanh thu SP: Sản phẩm DV: Dịch vụ SL: Sản lượng ĐG: Đơn giá TT: Thành tiền XÁC ĐỊNH NHU CẦU CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU Phân loại Nguyên vật liệu chính – nông sản, lâm sản, thủy hải sản, gia súc gia cầm, đại gia súc, kim loại, phi kim loại, công nghệ phẩm… Nguyên liệu phụ – hóa chất, chất phụ gia, chất xúc tác, sơn, dầu… Đặc tính và chất lượng Yêu cầu phải phù hợp với chất lượng sản phẩm của dự án. Chất lượng nguyên vật liệu – được đánh giá qua các tiêu chuẩn, cấp hạng, chỉ tiêu cơ lý hóa,… Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu – phải đảm bảo cho dự án hoạt động bình thường trong suốt thời gian đầu tư. Số lượng yêu cầu và chi phí Lập bảng nhu cầu nguyên vật liệu. Nhu cầu NVL thô Công suất trung bình hằng năm Năm sản xuất 1 Năm thứ … Năm ổn định SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT Nhập khẩu 1. 2. 3. Mua tại VN 1. 2. 3. NVL: Nguyên vật liệu NHIÊN LIỆU, ĐIỆN, NƯỚC, KHÍ Lập bảng nhu cầu hằng năm theo mẫu sau: Chủng loại NL Nguồn cung cấp Nhu cầu hàng năm Năm sản xuất 1 Năm thứ… Năm ổn định KL GT KL GT KL GT 1. 2. NL: Nguyên liệu KL: Khối lượng GT: Giá trị Các bảng nhu cần về điện, nước, khí, cũng có hình thức giống như bảng nhu cầu nhiên liệu. Các giải pháp đáp ứng: Nêu rõ tính khả thi của các giải pháp đáp ứng đầu vào. Nếu có khó khăn (nhất là về đất đai, nguyên liệu, điện, nước, nhiên liệu) thì biện pháp khắc phục ra sao (tự cấp điện, cấp nước, làm thêm đường giao thông nhằm đảm bảo khâu vận chuyển...) CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi 1, 2 trang 197 BÀI 8 CHỌN ĐỊA ĐIỂM – KIẾN TRÚC – XÂY DỰNG CHỌN KHU VỰC ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỊA ĐIỂM CỤ THỂ NGUYÊN TẮC CHUNG Có lợi về mặt kinh tế. Thuận lợi nhất về cơ sở hạ tầng: điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Có mặt bằng đủ rộng, dễ bố trí các bộ phận. Phù hợp với quy hoạch chung. Đảm bảo an ninh. Không gây ô nhiễm môi trường. Trong mọi trường hợp, phải được sự nhất trí của chính quyền địa phương. CÁC BƯỚC CHỌN ĐỊA ĐIỂM Đối với các dự án có quy mô lớn và vừa (nhóm A, nhóm B) thường được tiến hành theo hai bước: Chọn khu vực địa điểm: Được xét trên phạm vi rộng: tỉnh, thành phố, quận, huyện. Giải quyết các vấn đề kinh tế, kỹ thuật tổng quát, chủ yếu, có ảnh hưởng lớn đến lợi ích và hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện bằng giá thành sản phẩm. Chọn địa điểm cụ thể: Xét trên phạm vi hẹp hơn: số nhà, đường phố, phường, xã, ứng với tọa độ địa lý cụ thể. Xử lý các vấn đề kỹ thuật cụ thể về phạm vi chiếm đất, bố trí mặt bằng, đền bù, di chuyển, san lắp mặt bằng, xây dựng công trình, trực tiếp ảnh hưởng đến kinh phí đầu tư. PHƯƠNG PHÁP CHỌN KHU VỰC, ĐỊA ĐIỂM Phân tích định tính Nếu sản phẩm của dự án là dịch vụ – đặt ở nơi có nhu cầu dịch vụ cao, khu trung tâm thành phố, khu đông dân. Nếu sản phẩm tăng trọng trong quá trình sản xuất – để gần nơi tiêu thụ để giảm công vận chuyển. Nếu sản phẩm giảm trọng trong quá trình sản xuất – để gần nơi nguyên liệu để đỡ công vận chuyển phế liệu, hoặc cũng có thể đặt thêm một trạm sơ chế nguyên liệu ở gần nguồn nguyên liệu và chỉ vận chuyển bán thành phẩm về nhà máy. Nếu các sản phẩm khó vận chuyển (dễ vỡ, dễ móp méo, phải bảo quản lạnh…) – để gần nơi tiêu thụ. Phân tích định lượng Phương pháp hòa vốn Dùng khi chọn địa điểm cho một dự án đầu tư mới Ta đã biết các phương trình xác định điểm hòa vốn như sau: Y1 = ax Y2 = bx + c Trong đó Y1: doanh thu Y2: chi phí a – giá bán một đơn vị sản phẩm b – biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm c – định phí trong một năm X – số sản phẩm bán ra trong một năm Ta chỉ cần sử dụng phương trình Y2 = bx + c , ở đây x là công suất hoặc sản lượng dự kiến của dự án. Ví dụ 1: Một dự án cần chọn địa điểm để xây dựng một nhà máy mới. Có 3 khu vực có khả năng: tỉnh A, tỉnh B và tỉnh C. Sau khi điều tra xác định sơ bộ được các số liệu như trong bảng sau. Hãy cho biết nên chọn địa điểm nào? Nếu sản lượng của nhà máy là 1.200 sphẩm/năm? Nếu sản lượng dự kiến tăng gấp 1,5 hoặc gấp đôi? Địa điểm Định phí trong 1 năm Biến phí của 1 sản phẩm A 150 0.35 B 300 0.25 C 550 0.13 Giải Lập các hàm chi phí YA = 0.35x + 150 YB = 0.25x + 300 YC = 0.13x + 550 Vẽ biểu đồ các hàm chi phí Chi phí (triệu đồng) 500 400 YB 300 YA 200 100 A rẻ nhất B rẻ nhất C rẻ nhất 500 1000 2000 2083 Sản lượng Phương pháp tọa độ Ví dụ 2: Một dự án cần một địa điểm xây dựng nhà máy mới (M). Theo dự kiến sản phẩm có thể phân phối cho các đại lý A, B, C, D, E có tọa độ biết trước (lấy theo bản đồ). Vậy, nên đặt nhà máy mới ở tọa độ nào? Số liệu các tọa độ của đại lý và lượng hàng yêu cầu hàng tháng cho như trong hình vẽ. Số liệu ghi ở đại lý hiểu như sau: Ví dụ: Đại lý A có tọa độ X = 3; Y = 10; lượng hàng yêu cầu 2000 sản phẩm/tháng x C 14 12 A x D 10 8 Ä M 6 (11, 46, 7, 46) x B 4 2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Tọa độ nhà máy tính như sau: XM = dixWi YM = diyWi Trong đó: i: Các điểm (đại lý) hiện có (i = 1 – m) XM, YM: Tọa độ x, y của nhà máy cần xác định W: Tổng lượng vận chuyển đến các đại lý. Wi: Lượng vận chuyển đến đại lý thứ i dix, diy: Tọa độ x, y của đại lý thứ i Giải W = 2000 + 3000 + 1500 + 4000 + 2500 = 13000 sphẩm/tháng Xm = [(3*2) + (8*3) + (12*1.5) + (14*4) + (18*2.5)] = = 11.46 Ym = [(10*2) + (3*3) + (14*1.5) + (8*4) + (6*2.5)] = = 7.46 Vậy, vị trí nhà máy mới có thể đặt ở tọa độ (11,46; 7,46) Phương pháp cho điểm có trọng số Liệt kê các phương án khu vực địa điểm cần so sánh. Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng. Lập hội đồng tư vấn. Hội đồng tư vấn tiến hành đánh giá (bằng số liệu hoặc bằng mức độ) các phương án. Chọn thang điểm (1, 10 hoặc 100) Xác định trọng số của các yếu tố ảnh hưởng. Xác định khung điểm. Tiến hành cho điểm. Tính điểm bình quân số học của cả hội đồng tư vấn. Lấy điểm bình quân nhân với trọng số. Tính tổng số điểm đã xét đến trọng số của từng phương án. Chọn phương án có tổng max Ví dụ: Có 3 khu vực được đưa ra so sánh: tỉnh A, tỉnh B và tỉnh C. Các yếu tố ảnh hưởng, sau khi đã loại bỏ các yếu tố phụ và các đánh giá trình bày trong bảng sau: Yếu tố ảnh hưởng Đánh giá Hệ số Khung điểm Điểm bình quân Điểm bq x hệ số A B C A B C A B C A B C Đàu vào Tốt Tu yệt Tốt 3/ 15 0,5 1 0,5 0,48 0,91 0,57 0,096 0,182 0,114 Đầu ra (km) 50 175 5 5/ 15 0,75 0 1 0,74 0,12 0,98 0,247 0,04 0,327 Giá đất 106USD 6 4,5 5 2/ 15 0 1 0,67 0,1 0,95 0,7 0,013 0,127 0,98 Cơ sở hạ tầng Tu yệt Tr. bình Tốt 4/ 15 1 0 0,5 0,9 0,15 0,55 0,24 0,04 0,147 Cư dân Tu yệt Tốt Tu yệt 1/ 15 1 0,5 1 0,95 0,56 0,96 0,063 0,037 0,064 (+) 0,659 0,426 0,745 Giải Tính trọng số Xếp thứ tự quan trọng các yếu tố ảnh hưởng Đầu ra > CSHT > Đầu vào > Giá đất > Cư dân 5 4 3 2 1 Tính trọng số các yếu tố Gán các số tự nhiên thể hiện cấp quan trọng của các yếu tố. Cụ thể: Cư dân cấp 1, giá đất cấp 2 … Lấy tổng các số tự nhiên: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 5 (5 + 1) / 2 = 15 Trọng số: Đầu ra 5/15; CSHT 4/15; Đau vào 3/15; Giá đất 2/15; Cư dân 1/15 Xác định khung điểm Chọn thang điểm 1 (max = 1; min = 0) Đối với đánh giá theo mức độ Gán các số tự nhiên: Tuyệt: 3, Tốt: 2, Trung bình: 1. Max – Min = 3 – 1 = 2. Khung điểm được xác định: Tuyệt = (3 – 1) / 2 = 1 điểm; Tốt = (2 – 1) / 2 = 0,5 điểm; Trung bình = (1 – 1) / 2 = 0 điểm Đối với đánh giá bằng con số Cự ly đến cảng: Lmax – Lmin = 175 – 5 = 170. Khung điểm: Địa điểm A = Lmax - LA = 175 – 50 = 0.735 điểm 170 170 Địa điểm B = Lmax – LB = 175 – 175 = 0 điểm 170 170 Địa điểm C = Lmax – LC = 175 – 5 = 1 điểm 170 170 Giá đất (Tương tự như cự ly đến cảng): Gmax – Gmin = 6 – 4,5 = 1,5. Khung điểm: Địa điểm A = Gmax – GA = 6 – 6 = 0 điểm 1,5 1,5 Địa điểm B = Gmax – GB = 6 – 4,5 = 1 điểm 1,5 1,5 Địa điểm C = Gmax – GC = 6 – 5 = 0,67 điểm 1,5 1,5 Các tư vấn cho điểm, lấy điểm bình quân số học Tính điểm số có xét đến trọng số. Kết quả: Địa điểm ở tỉnh A được 0,659 điểm Địa điểm ở tỉnh B được 0,426 điểm Địa điểm ở tỉnh C được 0,745 điểm Như vậy, phương án được chọn là tỉnh C. CHỌN ĐỊA ĐIỂM CỤ THỂ Điều tra thiên nhiên: Xác định các thông số Diện tích chiếm đất, mặt nước, mặt biển. Từ đó xác định được giá đất, mặt nước, mặt biển. Khối lượng, đơn giá, kinh phí đền bù, di chuyển, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, nền, móng và kết cấu trên mặt đất. Điều tra xã hội Bao gồm điều tra dân số, đặc điểm dân cư, công trình hạ tầng (giao thông, điện, nước, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí, khách sạn…), phong tục tập quán, truyền thống, tín ngưỡng của cư dân. MÔ TẢ ĐỊA ĐIỂM Vị trí công trình: tọa độ địa lý, địa danh, đông tây nam bắc giáp những gì. Tổng mặt bằng hiện trạng. Lý do lựa chọn địa điểm, khó khăn, thuận lợi chủ yếu. CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC Bố trí tổng mặt bằng xây dựng: Cần giải quyết tốt các yêu cầu về bố cục kiến trúc, phân khu chức năng, nhiệt kiến trúc, ánh sáng, thông gió tự nhiên, hệ số tầng, tỷ lệ cây xanh,… đảm bảo các chỉ tiêu quy định về kiến trúc của thành phố, của địa phương. Thiết kế kiến trúc: Mặt chính, mặt bên, mặt cắt tầng, mặt cắt của một số phòng điển hình. Bố trí các công trình kỹ thuật, công trình phòng hộ, cứu hộ, phòng chống cháy nổ, làm sạch môi trường, giao thông, điện, nước, thông tin. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG Kết cấu chịu lực chủ yếu Vật tư, thiết bị đặc chủng hoặc cần nhập khẩu Bố trí tổng tiến độ thi công Thống kê công trình, dự kiến tổng kinh phí xây dựng theo đơn giá tổng hợp. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Bài tập 7 - 1, 7 - 2 trang 198 giáo trình BÀI 9 CHỌN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ TỔ CHỨC QUẢN TRỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN CHỌN CÔNG NGHỆ Phải lựa chọn một công nghệ thích hợp Đảm bảo được công suất của dự án. Đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức độ yêu cầu của dự án. Chi phí nhập thiết bị hoặc chuyển giao công nghệ không quá cao. Càng hiện đại càng tốt nếu các điểm nói trên đều đạt giống nhau. Khả năng xử lý chất thải của công nghệ tốt, đảm bảo không vi phạm luật môi trường. CHỌN THIẾT BỊ NHẬP ĐỒNG BỘ Sử dụng phương pháp cho điểm có trọng số vì phải so sánh các phương án đồng thời theo nhiều chỉ tiêu. Phương pháp này đã được trình bày trong phần chọn khu vực địa điểm (mục 5.3.2.) Ví du: Một dự án đầu tư mới, dự định nhập đồng bộ một day chuyền sản xuất. Có 3 loại dây chuyền cùng tính năng kỹ thuật được chế tạo tại 3 hãng A, B, C thuộc 3 nước khác nhau được đưa ra so sánh. Các chỉ tiêu dùng để so sánh và các đánh giá của hội đồng trọng tài được trình bày như trong bảng sau. Hãy cho biết nên chọn mua của hãng nào? Chỉ tiêu Viết tắt ĐVT A B C Giá mua G 103 USD 300 250 380 Chi phí vận hành/năm CP 103 USD 20 30 18 Diện tích lắp đặt S m2 100 120 80 Chất lượng sản phẩm CL Mức độ Rất tốt Tốt Tuyệt Độ bền của máy Đ Mức độ Tốt Trbình Tốt Kiểu dáng K Mức độ Rất tốt Tốt Rất tốt NHẬP LẺ THIẾT BỊ CHÍNH Khi chỉ có một máy – Có nên mua máy này không? Muốn vậy ta tính NPV. Nếu NPV > 0 thì có thể mua được. Đề nghị xem lại ví dụ 2.4 thuộc chương 2. Khi có nhiều máy, các máy có cùng niên hạn sử dụng, đều thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật – Nên chọn mua máy nào? Ta tính NPVA và NPVB. . Nếu NPVA < 0 và NPVB < 0 thì không chọn cái nào cả. Nếu hai máy đều có NPV > 0 thì chọn cái có giá trị NPV lớn hơn. Nếu NPVA > 0 = NPVB > 0 thì ta phải tính IRRA và IRRB, chọn máy nào có IRR lớn hơn. Khi có nhiều máy, các máy có niên hạn sử dụng khác nhau – Nên chọn mua máy nào? Lấy thời gian so sánh là bội số chung nhỏ nhất của các niên hạn. Sau đó tính NPV và tiến hành so sánh như trên. Ví dụ: Có hai loại máy A và B đều thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật. Hãy cho biết nên chọn mua máy nào? Các số liệu cho như trong bảng Chỉ tiêu ĐVT A B Giá mua Triệu VNĐ 15 20 Cphí vận hành / năm Triệu VNĐ 4 4.5 Thu nhập / năm Triệu VNĐ 7 9 Niên hạn sử dụng Năm 5 10 Giá trị còn lại Triệu VNĐ 3 0 Lãi suất chiết khấu % 10 10 Giải BSCNN ( 5,10 ) = 10 năm. Như vậy phải dùng 02 đời máy A để so với 01 đời máy B. Tra bảng các thừa số: P = (1 + 0.1)-10 = 0.3855 P = [ 1.110 - 1 ] = 6.1445 P = (1 + 0.1)-5 = 0.6290 0.1(1.1)10 Lập bảng tính: Chỉ tiêu A B 1. THU Thu nhập hàng năm 7 x 6,1445 = 42,98 9 x 6,1445 = 55,26 Gtrị còn lại sau 10 năm 3 x 0,3855 = 1,158 - Cộng PV thu = 44,138 = 55,26 2. CHI Giá mua ban đầu 15 20 Thay mới (15 – 3)x0,6209 = 7,452 - Cphí vận hành/năm 4 x 6,1445 = 24,56 4,5 x 6,1445 = 27,63 Cộng PV chi = 47,012 = 47,63 3. NPV 44,138–47,012=–2,874 55,26 – 47,63 = 7,63 Nên chọn mua máy B NHẬP LẺ THIẾT BỊ PHỤ Điều kiện – các phương án tham gia so sánh phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đồng dạng với nhau. Không thể phân bổ thu nhập cho thiết bị phụ nên bài toán chỉ có các khoản chi. Lấy tổng hiện giá chi của từng phương án. Chọn phương án nào có PV (chi) = min NÊN THUÊ HAY NÊN MUA? Nếu đánh giá sơ bộ thì có thể tiến hành phân tích trước thuế. Nếu đánh giá tỷ mỷ thì cần tiến hành phân tích sau thuế. Cả hai trường hợp đều cần xác định một giá thuê tới hạn gọi là x, tại đó hai phương án mua hay thuê là như nhau. Nếu phải thuê với giá > x thì mua lợi hơn. Nếu phải thuê với giá < x thì thuê lợi hơn. NÊN MUA HAY NÊN TỰ CHẾ TẠO? Để giải quyết vấn đề này, ta có thể dùng phương pháp phân tích hòa vốn, tức là cần xác định sản lượng mà tại đó phương án mua và phương án tự chế tạo là như nhau, gọi là X. Nếu sản lượng của dự án > X thì nên tự chế tạo. Nếu sản lượng của dự án < X thì nên mua. TỔ CHỨC QUẢN TRỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY Nguyên tắc: Đảm bảo thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch mà dự án đã vạch ra. Thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý các mặt kinh tế, kỹ thuật, lao động… Tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ phải tinh gọn, hiệu quả Quan hệ giữa các bộ phận lãnh đạo, điều hành, quản lý, thực hiện phải rõ ràng. Mỗi người cần thấy rõ nhiệm vụ, vị trí của mình, mỗi người chịu trách nhiệm về công việc của mình trước một thủ trưởng trực tiếp. Quyền hạn, quyền lợi đi đôi với trách nhiệm. Lãnh đạo đi đôi với kiểm tra. Phạm vi lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra phải rõ ràng. Hợp tác nhằm thực hiện nhiệm vụ chung DỰ KIẾN SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG, LƯƠNG CỦA NHÂN VIÊN Xem xét: Người trong nước, người nước ngoài Yêu cầu về chuyên môn (bằng cấp), ngoại ngữ, vi tính. Công nhân có chuyên môn, phổ thông. Nam, nữ (nếu cần thiết). Tuổi nghề, tuổi đời. Mức lương tối thiểu của từng loại cán bộ, nhân viên. Về chế độ trả lương, mức bảo hiểm xã hội, các chế độ đi lại, nghỉ lễ,… đối với liên doanh với nước ngoài có quy định riêng. CƠ CẤU NHÂN VIÊN Nhân viên trực tiếp Nhân viên gián tiếp Nhân viên quản trị điều hành Bảo vệ Lái xe Tạp dịch TIỀN LƯƠNG Dự kiến mức lương bình quân các loại nhân viên hàng năm Nhân viên người nước ngoài, người Việt Nam Nhân viên phụ động, tạp dịch, lái xe, bảo vệ,... Mức lương tối thiểu, tối đa Với nhân viên nước ngoài (max, min) Với nhân viên người Việt Nam (max, min) Tính quỹ lương hàng năm. Tính tổng quỹ lương cho 2 nhóm Nhân viên người nước ngoài ở từng bộ phận Nhân viên người Việt Nam ở từng bộ phận Tính quỹ BHXH theo quy định của các loại hình doanh nghiệp. Dự kiến tốc độ tăng lương. DỰ KIẾN ĐÀO TẠO Các hình thức đào tạo Tổ chức đi tham quan trong nước, ngoài nước. Mở các khóa huấn luyện lý thuyết, thực hành ở trong nước, ngoài nước. Cử đi học trong nước, ngoài nước theo các lớp chính quy, dài hạn, ngắn hạn. Cần dự trù loại cán bộ, công nhân phải đào tạo, số lượng, thời gian bắt đầu đào tạo, kinh phí đào tạo phân ra trong nước, ngoài nước. Dự kiến kinh phí đào tạo Trong nước Ngoài nước CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi 1, 2 trang 217 giáo trình Bài tập 7 - 4, 7 - 5, 7 - 6, 7 - 7 trang 200 giáo trình BÀI 10 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN VỐN CỐ ĐỊNH Thành phần Năm I II III 1. Chi phí chuẩn bị 2. Chi phí ban đầu về mặt đất, mặt nước 3. Giá trị nhà cửa và cấu trúc hạ tầng sẵn có 4. Cphí xây dựng mới / cải tạo nhà xưởng, 5. Chi phí về máy móc, thiết bị, dụng cụ 6. Chí phí về chuyển giao công nghệ 7. Chi phí đào tạo 8. Chi phí khác Cộng vốn cố định VỐN LƯU ĐỘNG Thành phần Năm I II III 1. VỐN SẢN XUẤT Nguyên liệu và bán thành phẩm nhập khẩu Nguyên vật liệu và bán thành phẩm nội địa Lương và bảo hiểm xã hội Điện, nước, nhiên liệu Phụ tùng thay thế 2. VỐN LƯU THÔNG Nguyên vật liệu tồn kho Bán thành phẩm tồn kho Thành phẩm tồn kho Hàng bán chịu 3. VỐN BẰNG TIỀN Cộng vốn lưu động (1 + 2 + 3) TỔNG MỨC ĐẦU TƯ Thành phần Năm I II III A. Vốn cố định B. Vốn lưu động cần C. Vốn lưu động tăng D. Tổng vốn NGUỒN VỐN Tổng vốn do các bên tự huy động (vốn góp) Bên huy động vốn Gtrị phần góp vốn Chiếm tỷ lệ Phương thức góp Bên A huy động Bên B huy động Bên C huy động Cộng Tổng vốn vay Giá trị Lãi suất Bên chịu trách nhiệm cho vay hoặc dàn xếp Vay trung hạn Vay dài hạn TIẾN ĐỘ HUY ĐỘNG VỐN Nguyên tắc: Tiến độ huy động vốn phải phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, không gây ứ đọng vốn cũng không gây chậm trễ các công việc. Huy động vốn góp trước, vốn vay sau. Vốn vay ngắn hạn nên huy động sau cùng dùng cho vốn lưu động. Thành phần Năm I II III 1. Vốn tự huy động (vốn pháp định, vốn tự có). Trong đó: Bên A Bên B Bên C 2. Vốn vay ngắn hạn 3. Vốn vay trung hạn 4. Vốn vay dài hạn Cộng LẬP CÁC BẢNG TÀI CHÍNH Dự trù doanh thu Dự trù chi phí giá thành sản phẩm (dịch vụ) – xem bảng 9.8 trang 225 giáo trình. Dự trù lãi lỗ Dự trù tổng kết kế toán, đảm bảo nguyên tắc hàng năm kết số của tài sản có phải bằng kết số của tài sản nợ và vốn riêng. TÍNH CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH Chi tiết đề nghị các bạn xem lại Bài 3 TÍNH CHI PHÍ VỐN BÌNH QUÂN VÀ XÉT LẠM PHÁT Nguồn vốn Tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư Cphí sử dụng (tính theo mỗi nguồn) Cphí sử dụng (tính theo tổng vốn) 1. Vốn tự có 2. Vốn vay Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Chi phí sử dụng vốn bình quân Xét lạm phát theo công thức: I = i + R + i x R I = i + R + i x R Trong đó: I: Lãi suất chiết khấu có xét lạm phát i: Lãi suất ckbq chưa xét lạm phát (ibq) Ví dụ: R: Tỷ lệ lạm phát, i = 10%, R = 6% ® I = 0,1 + 0,06 + 0,1 x 0,06 = 0,166 = 16% TÍNH NPV Năm Đầu tư trong năm Thu hồi ròng trong năm (LR + KH) Hệ số chiết khấu NPV 1. 2. 3. … n. (Năm kết thúc dự án) TÍNH THỜI GIAN HOÀN VỐN T Các chỉ tiêu Năm I II III 1. Hệ số chiết khấu 2. Vốn đầu tư thực hiện 3. PV của vốn đầu tư 4. Lũy kế PV của vốn đầu tư 5. Khấu hao và lợi nhuận ròng 6. PV khấu hao và lợi nhuận ròng 7. Lũy kế PV của khấu hao và lợi nhuận ròng TÍNH IRR Năm Đầu tư Thu hồi (LR + KH) Hệ số chiết khấu NPV Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Ứng với tỷ lệ (%) Ứng với tỷ lệ (%) 1. 2. 3. n. TÍNH ĐIỂM HÒA VỐN Các chỉ tiêu Năm I II III 1. Tổng doanh thu 2. Tổng chi phí 3. Định phí 4. Biến phí 1) Doanh thu ĐHV 2) Mức hoạt động hòa vốn ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐẦU TƯ AN TOÀN VỀ VỐN Chủ yếu xét với vốn vay. Cần trả lời câu hỏi vay có trả được không? Đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây: Tỷ lệ vốn riêng/vốn vay ³ 50/50 Tỷ lệ lưu hoạt (thanh khoản) = Giá trị tài sản có lưu động/Giá trị tài sản nợ ngắn hạn và đáo hạn ³ 1,5 Tỷ lệ cấp thời (tỷ lệ nhanh) = (Giá trị TS có lưu động – Giá trị tồn kho)/Giá trị TS nợ ngắn hạn ³ 1,2 Khả năng trả nợ K = (LR + KH)/ Nợ phải trả ³ 1,4 Mức hoạt động hòa vốn trả nợ a ≤ 0.8 AN TOÀN VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ Đánh giá qua bảng kế hoạch vay và trả. Hạng mục 1 2 … n = 5 Nợ đầu kỳ A F = E + G Lãi B = %A - Công nợ C = A + B - Trả D - Nợ cuối kỳ E = C – D - G là khoản vay thêm Nếu nợ cuối kỳ với n = 5 mà = 0 thì chấp nhận được. Nếu > 0 thì phải kéo dài thời hạn vay. AN TOÀN VỀ HIỆU QUẢ Khi thị trường biến động thì T, NPV, IRR, BEP biến động theo. Chọn chỉ tiêu lãi ròng làm đại diện để phân tích. Nếu có điều tra thị trường, tính được xác suất xuất hiện các trạng thái thị trường khác nhau thì ta phân tích độ nhay theo lý thuyết quyết định: Tính kỳ vọng lãi ròng EMV Tính độ lệch chuẩn d gọi là độ nhạy. Dự án nào có d càng nhỏ càng ổn định, càng ít rủi ro, càng tốt. Nếu so sánh với d chuẩn [d] sẽ xác định được hành lang an toàn, bằng hiệu số giữa hai giá trị đó. (Xem lại Bài 4) Nếu không có điều tra thị trường thì có thể tính EMV và d với giả thiết thị trường may rủi ngang nhau (xác suất bằng nhau) để tham khảo. Nếu không có điều tra thị trường cũng có thể giảm nhu cầu thị trường hoặc giá bán, lãi ròng sẽ giảm theo. Nếu tốc độ giảm lãi ròng ³ tốc độ giảm nhu cầu hoặc tốc độ giảm giá bán thì dự án là không an toàn. Nếu lãi ròng £ 0 thì dự án mất an toàn nghiêm trọng. Từ đó xác định được hành lang an toàn. DỰ TRÙ PHÂN PHỐI LÃI RÒNG Lãi ròng hàng năm dùng để: Bù lỗ cho năm trước. Thành lập các quỹ theo quyết định của Hội đồng quản trị Tái đầu tư. Trả nợ nếu khấu hao không đủ. Phân chia cho các bên tham gia đầu tư theo tỷ lệ góp vốn hoặc phân chia cho các cổ phần. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi 1 trang 233 Bài tập 9 - 1, 9 - 2 trang 233 giáo trình BÀI 11 PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI, KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA DỰ ÁN, CƠ SỞ PHÁP LÝ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐT SỰ KHÁC NHAU GIỮA PTTC VÀ KTXH PTTC PTKTXH Về quan điểm Xét ở tầng vi mô Liên quan đến quyền lợi của chủ đầu tư Giúp chủ đầu tư ra quyết định có đầu tư hay không? Xét ở tầng vĩ mô Liên quan đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng Giúp Chính phủ ra được quyết định có cho phép đầu tư hay không? Về tính toán Thuế Lương Giá Chi (-) Chi (-) Theo giá thị trường Thu (+) Thu (+) Theo giá trị Do có những khó khăn về mặt lý thuyết, nước ta chưa xác định được các hệ số chuyển đổi từ giá cả sang giá trị (Kể cả giá trị sức lao động), hiện nay Chính phủ cho phép khi tính hiệu quả KTXH được sử dụng các số liệu của phần phân tích tài chính (tức là chưa xét đến vấn đề giá mờ, lương mờ) XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KTXH GIÁ TRỊ HÀNG HÓA GIA TĂNG Gọi tắt là giá trị tăng, tức là những giá trị mới do dự án tạo ra so với không có dự án. Giá trị tăng = LR + Lương & BHXH + Thuế + Lãi vay – Trợ giá Giá trị tăng phản ảnh phần đóng góp của dự án vào giá trị GDP của cả nước. Chỉ tiêu này tính theo từng năm và cho cả thời hạn đầu tư. VIỆC LÀM DO DỰ ÁN MỚI TẠO RA Số lượng: số chỗ làm việc Chất lượng: Trên đại học Trung học Công nhân Lao động phổ thông THU NHẬP NGƯỜI LAO ĐỘNG Tính bằng tổng số tiền lương, tiền công và BHXH hàng năm và cả thời hạn đầu tư ĐÓNG GÓP CHO NGÂN SÁCH Các chỉ tiêu Năm I II III 1. Tổng số tiền nộp thuế Trong đó: - - 2. Thuế hồi chuyển lợi nhuận của bên nước ngoài 3. Các khoản khác (nếu có) Cộng THỰC THU NGOẠI HỐI Các chỉ tiêu Năm I II III 1. Tổng thu ngoại hối của dự án 2. Tổng chi ngoại hối cho các hoạt động dự án 3. Lợi nhuận các bên nước ngoài được hưởng và hồi chuyển bằng ngoại tệ 4. Kết dư ngoại hối (1 – 2 – 3) của dự án Góp phần phát triển các ngành khác Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Góp phần phát triển địa phương Tăng cường được cơ sở hạ tầng cho địa phương Làm thay đổi bộ mặt KT – XH của địa phương Tăng thêm thu nhập cho người lao động ở địa phương PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ảnh hưởng tích cực: Tạo thêm nguồn nước sạch cho người, sinh vật. Tạo thêm cây xanh làm trong sạch không khí và dịu mát. Cải thiện điều kiện vệ sinh, y tế. Làm đẹp thêm cảnh quan, tôn tạo vẻ đẹp của thiên nhiên. Ảnh hưởng tiêu cực: Làm thay đổi điều kiện sinh thái, mất cân bằng sinh thái. Gây ô nhiễm môi trường. Trong khi lập dự án cần phải xét đến các vấn đề sau Dự tính mức độ ảnh hưởng xấu đến môi trường. Xác định rõ nguyên nhân Đề xuất các giải pháp khắc phục. Chi phí cần thiết cho việc bảo vệ môi trường. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA DỰ ÁN KẾT LUẬN CỦA DỰ ÁN Không nên kết luận dài dòng mà cần kết luận rõ về tính khả thi của dự án thể hiện trên các mặt: Tính hợp pháp Tính hợp lý Tính hiệu quả Tính an toàn của dự án KIẾN NGHỊ CỦA DỰ ÁN Sau cùng cần nêu rõ các kiến nghị của dự án, tập trung vào các điểm sau đây Kiến nghị ưu đãi (chủ yếu về thuế TNDN) Kiến nghị hỗ trợ, nhất là về luật pháp. Nếu có vấn đề gì luật chưa quy định thì kiến nghị cho áp dụng tạm thời như thế nào để tạo thuận lợi cho việc thự hiện dự án. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Thẩm định DAĐT là công việc của Nhà nước. Các cơ quan thẩm định là các cơ quan có đủ thẩm quyền do Nhà nước giao. Các cơ quan không đủ thẩm quyền không được phép thẩm định DAĐT. Các cơ quan thẩm định chỉ tiến hành thẩm định khi hồ sơ dự án đã làm đúng hướng dẫn, đầy đủ và đúng thủ tục. Mục đích và quan điểm thẩm định Mục đích thẩm định là đánh giá tính pháp lý, tính hợp lý, khả năng thực hiện và khản năng mang lại hiệu quả của dự án. Quan điểm thẩm định xuất phát trên lợi ích chung của toàn xã hội, của cả cộng đồng, đồng thời xác nhận lợi ích chính đáng của nhà đầu tư không mâu thuẫn với lợi ích chung nói trên. Yêu cầu thẩm định: Tất cả các DAĐT thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều phải thẩm định về: Quy hoạch xây dựng Các phương án kiến trúc, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên Bảo vệ môi trường sinh thái Phòng chống cháy nổ Và các khía cạnh xã hội của dự án Yêu cầu thẩm định Đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước còn phải được thẩm định về: Các phương án tài chính Hiệu quả tái chính Hiệu quả kinh tế An toàn vốn vay Đối với các dự án sử dụng vốn ODA phải phù hợp với quy định riêng của Chính phủ và thông lệ quốc tế. Yêu cầu thẩm định Chủ đầu tư có trách nhiệm lập DAĐT đệ trình trực tiếp người có thẩm quyền quyết định đầu tư xét duyệt. NCKT các dự án nhóm A do bộ KH&ĐT thẩm định, trình thủ tướng xem xét. Nếu thây cần thiết, Thủ tướng sẽ yêu cầu hội đồng thẩm định Nhà nước về DAĐT nghiên cứu, tư vấn trước khi quyết định đầu tư. Thẩm định các DAĐT nước ngoài theo quy định riêng. Thời gian thẩm định tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được quy định như sau: Nhóm A không quá 45 ngày Nhóm B không quá 30 ngày Nhóm C không quá 20 ngày NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀ GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ (VỐN NHÀ NƯỚC) Tên dự án - chủ đầu tư - hình thức đầu tư - địa điểm, diện tích chiếm đất. Mục tiêu đầu tư – Công suất đối với sản phẩm chính Các giải pháp đầu tứ chính phải đảm bảo Tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn, nguồn vốn, điều kiện huy động Các mốc thời gian chủ yếu Trách nhiệm của chủ đầu tư Các ưu đãi Các điều cấm Điều khoản thi hành NỘI DUNG GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ (VỐN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ KHÁC) Tên dự án - Chủ đầu tư - Quy mô Địa điểm - Diện tích chiếm đất Các quy định phải thực hiện về môi trường, quy hoạch, kiến trúc, thiết kế Các ưu tiên, ưu đãi Các điều cấm Tổng mức đầu tư, nguồn vốn, tiến độ thực hiện đầu tư Các nghĩa vụ của chủ đầu tư Điều khoản thi hành CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Hãy trình bày các chỉ tiêu hiệu quả của KTXH của dự án đầu tư (tên gọi, cách tính, ý nghĩa của các chỉ tiêu). Hãy trình bày các cơ sở pháp lý của việc thẩm định DAĐT. BÀI 12 PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THẬT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH THẨM ĐỊNH THEO TRÌNH TỰ Việc thẩm định được tiến hành theo một trình tự biện chứng, từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. Thẩm định tổng quát nhằm phát hiện các vấn đề đã hợp lý, chưa hợp lý, những vấn đền cần đi sâu thêm, cho phép ta hình dung tổng quát về dự án: thực chất, mục tiêu, các giải pháp chủ yếu, những lợi ích cơ bản của dự án, hình dung quy mô, tầm cỡ của dự án, liên quan đến các bộ ngành, địa phương nào. Từ đó mới dự kiến được những công việc cần làm tiếp. Thẩm định chi tiết tiến hành sau thẩm định tổng quát. Rà soát từng nội dung của dự án, có ý kiến nhận xét, kết luận, đồng ý, không đồng ý, yêu cầu gì cần bổ sung, sửa đổi. Thẩm định chi tiết không được bỏ qua sai sót nào. Thậm chí khi cần thi phải sửa đổi, thay đổi cả câu, chữ, tránh sơ hở có thể xảy ra, dẫn đến sai lạc dự án. PHƯƠNG PHÁP ĐỐI CHIẾU, SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU Những nội dung có thể định lượng được của dự án thường được tính toán, thể hiện bằng các chỉ tiêu. Có nhiều loại chỉ tiêu không bao trùm lẫn nhau. Mỗi chỉ tiêu có một ý nghĩa quan trọng khác nhau. Lúc này có thể dùng phương pháp đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu để thẩm định Các chỉ tiêu sử dụng làm vật đối chiếu thường là: Các định mức, hạn mức, chuẩn mức đang được áp dụng tại Việt nam. Các chỉ tiêu trung bình tiên tiến của các ngành Các chỉ tiêu của các dự án tương tự Tham khảo chỉ tiêu của các nước có điều kiện tương tự. KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH THẨM ĐỊNH CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ Đây là khâu đầu tiên phải kiểm tra Cần xem hồ sơ trình duyệt đã đủ chưa, có hợp lệ không? Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân, năng lực của chủ đầu tư. Các văn bản pháp lý khác như chứng chỉ quy hoạch, chứng chỉ môi trường. Biên bản xác nhận, thoả thuận đất, tài sản khác. Ý kiến của các cấp chính quyền. THẨM ĐỊNH MỤC TIÊU DỰ ÁN Sản phẩm của dự án có thuộc diện khuyến khích, ưu tiên hay không? Có thuộc ngành nghề không cho phép hay không? Có xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu hay không? Có thuộc loại xây dựng các công trình hạ tầng, vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế trọng điểm hay không? THẨM ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Kiểm tra tính toán về cung cầu hiện tại Kiểm tra dự báo cung cầu tương lai Xem xét khả năng cạnh tranh, chú ý về giá dùng trong tính toán Kiểm tra tính toán thị phần Xem xét khu vực thị trường mà dự án kiến nghị có hợp lý không. THẨM ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Kiểm tra các phép tính toán Xem xét kỹ những phần liên quan đến nhập khẩu như công nghệ, thiết bị, vật tư, nhân lực. Tỷ lệ nguyên vật liệu trong nước càng cao càng tốt, không nhập 100%. Thẩm tra kỹ về địa điểm, phải phù hợp với quy hoạch. Về công nghệ, thiết bị, sơ đồ công nghệ phải có ý kiến của bộ phận quản lý kỹ thuật chuyên ngành THẨM ĐỊNH VỐN ĐẦU TƯ Kiểm tra các phép tính toán Kiểm tra tổng vốn, cơ cấu các loại vốn, nguồn vốn Xem xét tính khả thi của việc huy động vốn Kiểm tra an toàn về vốn nhất là đối với vốn vay theo các chỉ tiêu an toàn như tỉ lệ lưu hoạt, tỉ lệ cấp thời, khả năng tạo vốn, khả năng trả nợ. Kiểm tra bảng kế hoạch vay và trả nợ của dự án Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Kiểm tra tiến độ huy động vốn Kiểm tra tiến độ góp vốn Xem xét lãi suất các nguồn vốn Kiểm tra tính toán lãi suất chiết khấu bình quân ibq. Xem xét lạm phát. Xác định lãi suất chiết khấu có xét lạm phát. KIỂM TRA CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI CHÁNH Kiểm tra tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính” thời gian hoàn vốn T, hiện giá thu hồi thuần NPV, suất thu hồi nội bộ IRR và điểm hòa vốn BEP. Đối chiếu với các dự án tương tự. Đối chiếu với các số định chuẩn theo từng ngành. Có ý kiến đánh giá về hiệu quả. Có thể yêu cầu tính thêm chỉ tiêu B/C (Benefit/Cost) của dự án để xem xét thêm. KIỂM TRA AN TOÀN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÁNH Xem xét, phân tích độ nhạy của dự án khi các trạng thái thị trường biến động và có rủi ro (biểu hiện qua xác suất), có số liệu điều tra thị trường. Xem xét, phân tích hành lang an toàn về hiệu quả trong trường hợp không chắc chắn, không có xác suất các trạng thái thị trường. Đánh giá an toàn về hiệu quả. THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI Xác định tính phù hợp của mục tiêu dự án đối với phương hướng phát triển kinh tế quốc dân. Xác định thứ tự ưu tiên, ưu đãi. Tác dụng đối với việc phát triển các ngành khác. Góp phần phát triển địa phương. Ngoài ra cần kiểm tra tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội theo các chỉ tiêu: Giá trị gia tăng thu nhập quốc dân, càng lớn càng tốt. Tỷ lệ giá trị gia tăng/Vốn đầu tư, tính bằng %, nói chung phải được 2 con số. Số chỗ làm việc, càng nhiều càng tốt. Số chỗ làm việc dành cho lao động có bằng đại học trở lên càng nhiều càng tốt. Mức đóng góp cho ngân sách cần được tính đủ. Dự án có khả năng tự cân đối được ngoại tệ hay không? Các chỉ tiêu khác nếu tính được. THẨM ĐỊNH MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Đây là một nội dung quan trọng cần thẩm định kỹ. Cần xem xét toàn diện những ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, nhất là những ảnh hưởng xấu. Cụ thể: Những ảnh hưởng làm thay đổi môi trường sinh thái. Gây ô nhiễm môi trường, mức độ ô nhiễm. Biện pháp xử lý. Kết quả sau khi đã xử lý. Cách thẩm định chủ yếu là so sánh mức độ ô nhiễm với các số định chuẩn được quy định trong luật môi trường. Trường hợp cần thiết có thể tham khảo các tiêu chuẩn tương ứng của các nước khác. Dự án cần xin được “chứng chỉ môi trường” do cơ quan khoa học công nghệ môi trường có thẩm quyền cấp. CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THẨM ĐỊNH DAĐT Để đảm bảo tính pháp lý của dự án, việc thẩm định DAĐT cần phải dựa vào hàng chục, thậm chí hàng trăm loại văn bản pháp luật khác nhau, bao gồm: Các bộ luật của Nhà nước Các nghị định của chính phủ Các thông tư, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của các bộ, các ngành, các địa phương. Cần có sự rà soát, tư vấn của luật gia. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Hãy trình bày về phương pháp thẩm định dự án đầu tư Hãy trình bày về kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư. Chúng ta đã nghiên cứu xong môn QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ, gồm 3 phần chính: Phần 1: Các cơ sơ phương pháp luận của môn QTDAĐT Phần 2: Cách lập một DAĐT Phần 3: Phương pháp và kỹ thuật thẩm định DAĐT CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG XIN CẢM ƠN MỤC LỤC BÀI 1 : THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM 3 BÀI 2 : DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ VÀ THU HỒI 9 BÀI 3 : CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 17 BÀI 4 : CHỈ TIÊU ĐIỂM HÒA VỐN BEP PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN 28 BÀI 5 : NỘI DUNG, HÌNH THỨC DAĐT CHỌN SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HIỆN TẠI 37 BÀI 6 : DỰ BÁO CUNG CẦU TƯƠNG LAI 44 BÀI 7 : CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ, XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT DỰ ÁN, LẬP CHƯƠNG TRÌNH SXKD 52 BÀI 8 : CHỌN ĐỊA ĐIỂM – KIẾN TRÚC – XÂY DỰNG 61 BÀI 9 : CHỌN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ TỔ CHỨC QUẢN TRỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN 71 BÀI 10 : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 78 BÀI 11 : PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI, KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA DỰ ÁN, CƠ SỞ PHÁP LÝ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 86 BÀI 12 : PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 93

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo trình Quản Trị Dự Án Đầu Tư.doc
Tài liệu liên quan