Tài liệu Giáo trình Quản trị doanh nghiệp: II
Giáo trình
Quản trị doanh nghiệp
Mục lục
Chương I.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
I. Quan niệm về quản trị công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của CTCP gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn, thị trường tiền tệ. CTCP là một trong những loại hình tổ chức kinh doanh phổ biến hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển [4, tr.18]. Từ góc độ pháp lý, ta có thể khái quát một số đặc trưng cơ bản của một công ty cổ phần như sau:
Một là, công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập.
Hai là, công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ bằng tài sản riêng của công ty.
Ba là, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi...
45 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II
Giáo trình
Quản trị doanh nghiệp
Mục lục
Chương I.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ QUẢN TRỊ CƠNG TY CỔ PHẦN
I. Quan niệm về quản trị cơng ty cổ phần
Cơng ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của CTCP gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn, thị trường tiền tệ. CTCP là một trong những loại hình tổ chức kinh doanh phổ biến hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của lồi người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đĩ làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển [4, tr.18]. Từ gĩc độ pháp lý, ta cĩ thể khái quát một số đặc trưng cơ bản của một cơng ty cổ phần như sau:
Một là, cơng ty cổ phần là một tổ chức cĩ tư cách pháp nhân độc lập.
Hai là, cơng ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ bằng tài sản riêng của cơng ty.
Ba là, vốn điều lệ của cơng ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Bốn là, quản lý ủy quyền theo cơ cấu hội đồng và tách biệt với chủ sở hữu.
Trước một vấn đề như vậy, nhiệm vụ của pháp luật cơng ty là đưa ra những hình thức tổ chức hoạt động cĩ thể tạo điều kiện bảo vệ các nhĩm quyền lợi sau đây một cách hài hịa và ổn định:
- Nhĩm quyền lợi của những người trực tiếp kinh doanh
- Quyền lợi của những nhà đầu tư vốn, những người muốn trực tiếp tham gia vào thành quả kinh doanh, mà bản thân khơng trực tiếp kinh doanh.
- Quyền lợi của những người cho vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, người sở hữu các loại trái phiếu), người cung ứng hàng hố, người lao động.
Chính vì thế, vấn đề làm sao tạo ra sự tự do khơng quá lớn, sự giám sát khơng quá yếu để khuyến khích người quản trị (khái niệm người quản trị được dùng dưới đây để chỉ những người cĩ quyền quản lý và kiểm sốt cơng ty, thường là thành viên ban giám đốc, HĐQT hoặc những cổ đơng đa số, chiếm cổ phần chi phối trong cơng ty) hành động một cách năng động, sáng tạo, linh hoạt vì lợi ích của chủ sở hữu cơng ty là một bài tốn khĩ từ hàng trăm năm nay – một bài tốn của nhiều thế kỷ [21, tr.364].
Corporate governance, tạm dịch là quản trị cơng ty, tiếp cận cơng ty từ phương diện phân quyền và chế ước giữa các tác nhân ảnh hưởng tới sự điều hành của một doanh nghiệp.
Quản trị cơng ty trước hết khơng phải là khái niệm được hiểu giống nhau. Cĩ nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị cơng ty.
- Theo Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), "quản trị cơng ty là một hệ thống các cơ chế, các hành vi quản lý. Cơ chế này xác định việc phân chia các quyền và nghĩa vụ giữa cổ đơng, hội đồng quản trị, các chức danh quản lý và những người cĩ lợi ích liên quan, quy định trình tự ban hành các quyết định kinh doanh. Bằng cách này, cơng ty tạo ra một cơ chế xác lập mục tiêu hoạt động, tạo ra phương tiện thực thi và giám sát việc thực hiện các mục tiêu đĩ". [47]
- Quản trị doanh nghiệp cịn được hiểu theo hai nghĩa, "quản trị doanh nghiệp theo nghĩa hẹp được hiểu là cơ chế quản lý – giám sát của chủ sở hữu với người quản lý cơng ty theo những mục tiêu và định hướng của chủ sở hữu. Theo nghĩa rộng hơn, quản trị doanh nghiệp gắn chặt với quyền lợi của chủ sở hữu cũng như các chủ nợ, người cung cấp, người lao động, thậm chí khách hàng của cơng ty. Về mặt tổ chức, quản trị cơng ty là tập hợp các mối quan hệ giữa chủ sở hữu, HĐQT và các bên liên quan nhằm: xác định mục tiêu, hình thành các cơng cụ để đạt đạt được mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của cơng ty" [49, 13/12/2004,11:15]
- Theo Ngân hàng thế giới (WB), "quản trị cơng ty là một hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thơng lệ quản lý của các cơng ty. Nĩ cho phép cơng ty cĩ thể thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động cĩ hiệu quả, và nhờ đĩ tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đơng, trong khi vẫn tơn trọng quyền lợi của những người cĩ lợi ích liên quan và của xã hội. Đặc điểm cơ bản nhất của một hệ thống quản trị cơng ty là: (i) tính minh bạch của các thơng tin tài chính, kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý, (ii) bảo đảm thực thi các quyền của tất cả các cổ đơng, (iii) các thành viên trong hội đồng quản trị cĩ thể hồn tồn độc lập trong việc thơng qua các quyết định, phê chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng người quản lý, trong việc giám sát tính trung thực và hiệu quả của hoạt động quản lý và trong việc miễn nhiệm người quản lý khi cần thiết".
II. Quản trị cơng ty cổ phần xét theo phương diện kết hợp hài hịa lợi ích của các bên
Mỗi cơng ty là tổng hồ các mối quan hệ phức tạp, vì vậy, luơn tiềm ẩn những xung đột về lợi ích cĩ thể nảy sinh sau các quyết định cụ thể của cơng ty. Trong nội bộ doanh nghiệp, người quản lý, người lao động và cổ đơng đều mong muốn cơng ty kinh doanh cĩ hiệu quả và phát triển bền vững. Tuy nhiên, do sự khác biệt về lợi ích giữa các cổ đơng, sự tách biệt giữa người quản lý và quyền sở hữu đã tạo nên những xung đột về lợi ích.
Một là: xung đột về lợi ích giữa cổ đơng thiểu số với nhĩm cổ đơng sở hữu đa số cổ phần nắm quyền kiểm sốt cơng ty
Hai là: xung đột giữa cổ đơng với những người quản lý doanh nghiệp
Tuy nhiên, sự xung đột quyền lợi của các nhĩm người này khơng gay gắt đến mức chúng chỉ cĩ thể được giải quyết bằng pháp luật, mà cơ chế của thị trường luơn tác động gĩp phần vào sự giải quyết các xung đột đĩ. Bởi vì, tất cả những người tham gia đều cần sự thành cơng của doanh nghiệp và những người tham gia này cần một cách thức nào đĩ để dung hịa các mối quan tâm về lợi ích, kết hợp hiệu quả các nguồn lực và mở rộng khả năng phát triển.
Lịch sử cơng ty trên thế giới được biết đến ba loại mơ hình quản lý cơng ty là: Mơ hình Anh - Mỹ, mơ hình châu Âu lục địa và mơ hình Nhật Bản. Mỗi mơ hình đều cĩ đặc điểm chung và đặc điểm riêng, nhưng đều cĩ mục tiêu là tạo khả năng để chủ sở hữu (cổ đơng) cĩ thể quản lý được những người điều hành cơng ty một cách tốt nhất.
Như đã phân tích ở trên, CTCP là một chủ thể pháp luật, cĩ cơ cấu tổ chức độc lập đối với các cổ đơng; là chủ sở hữu tài sản của cơng ty, là nguyên đơn, bị đơn trong tố tụng. Các cổ đơng khơng cĩ quyền trực tiếp đối với tài sản trong cơng ty. Cổ đơng thực hiện quyền cổ đơng bằng cách biểu quyết trong cuộc họp ĐHĐCĐ. Việc điều hành kinh doanh giao cho HĐQT – những người cĩ khả năng kinh doanh và các giám đốc điều hành.
Xem xét từ các nước trên cĩ thể thấy được một số đặc trưng sau về cơ cấu tổ chức của một cơng ty ngày nay bao gồm chủ yếu là: Chủ sở hữu (cổ đơng); HĐQT hoặc Hội đồng giám sát; Giám đốc điều hành [26, tr.187-188].
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận này như sau:
* Chủ sở hữu cơng ty (cổ đơng) là người cung cấp vốn đầu tư hoặc vốn cổ phần, cĩ một số quyền cơ bản sau:
- Bầu và bãi nhiệm HĐQT hoặc Hội đồng giám sát.
- Thơng qua hoặc khơng thơng qua một số vấn đề cơ bản cĩ tính nguyên tắc của cơng ty như thay đổi Điều lệ; sáp nhập, tăng giảm vốn cơng ty.
- Quyết định mức lãi cổ tức và hưởng thụ lãi.
* Hội đồng quản trị là cơ quan thay mặt chủ sở hữu (cổ đơng) thực hiện việc quản lý cơng ty thơng qua việc thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc điều hành;
- Giám sát hoạt động quản lý điều hành của giám đốc điều hành;
- Xem xét và thơng qua các quyết định quan trọng khác khơng trực tiếp do chủ sở hữu (cổ đơng) quyết định.
* Giám đốc điều hành của cơng ty thường khơng phải là một người mà là một số người do HĐQT lựa chọn và bổ nhiệm. Thực chất được gọi là bộ máy điều hành cơng ty hoặc các quản trị gia của cơng ty. Giám đốc điều hành thực hiện chức năng điều hành các hoạt động hàng ngày của cơng ty.
Tất cả các mơ hình trên đây cĩ thể dễ dàng nhận thấy rằng bằng cơ chế phân quyền đã định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các thành viên, cơ quan trong cơng ty như các cổ đơng, HĐQT, Giám đốc điều hành. Các cơ quan này cĩ sự độc lập tương đối trong hoạt động và chi phối lẫn nhau. Đồng thời, đảm bảo cho cổ đơng quản lý giám sát một cách tốt nhất với các nhà quản trị điều hành cơng ty.
Mơ hình quản lý, điều hành kiểu Anh, Mỹ cĩ nền tảng là sự tách biệt giữa quản lý với sở hữu vốn trong CTCP. Trong mơ hình quản lý, điều hành kiểu Anh, Mỹ, dựa trên ba nguyên tắc sau:
Thứ nhất, sử dụng các thành viên HĐQT độc lập (independent directors) để kiềm chế quyền lực của ban giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đơng.
Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm giới kế tốn để trình báo cáo tài chính cĩ tính xác thực nhằm giúp cổ đơng cĩ thơng tin đầy đủ khi đầu tư vào cơng ty.
Thứ ba, sử dụng và tín nhiệm các nhà phân tích tài chính để xem xét và phân tích các triển vọng kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của các cơng ty dự kiến phát hành cũng như đang phát hành chứng khốn ra cơng chúng, nhằm cung cấp đầy đủ thơng tin cho cơng chúng muốn đầu tư. Khi một CTCP hoạt động kém hơn mức trong ngành hay của thị trường, hoặc thiếu cơ chế quản trị thích đáng, các nhà đầu tư sẽ phản ứng bằng cách bán cổ phần của họ, là một hình thức áp đặt kỷ luật của thị trường lên ban giám đốc cơng ty.
Ở Việt Nam, quan hệ giữa cổ đơng trong nhiều cơng ty hiện nay thường thu hẹp trong phạm vi quan hệ gia đình, xã hội như họ hàng, dịng tộc, bạn bè, đồng hương. Theo báo cáo tổng kết của Tổ cơng tác thi hành LDN, thì đại bộ phận CTCP ở nước ta cĩ quy mơ nhỏ, mang tính gia đình; người chủ sở hữu thường đồng thời là người quản lý, giám đốc, quản đốc, cán bộ kỹ thuật… của cơng ty. Người chủ sở hữu trong cơng ty (đặc biệt là các CTCP thuộc sở hữu tư nhân) cùng một lúc thực hiện hàng loạt các chức năng và vai trị khác nhau trong tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Ngồi quan hệ gĩp vốn cùng kinh doanh, họ cịn cĩ quan hệ huyết thống, họ hàng, bạn bè hết sức thân thiết… Vì vậy, trong quản lý nội bộ và tổ chức kinh doanh rất khĩ phân biệt rõ ràng về mặt pháp lý quyền lợi và nghĩa vụ của người chủ, người quản lý và người lao động; "tính phi chính thức" trong quá trình ra quyết định… đang chi phối quản lý, điều hành của phần lớn các CTCP.
Mơ hình quản lý, điều hành kiểu châu Âu lục địa được đặc trưng bởi sự tham gia đáng kể của các định chế tài chính trung gian: các ngân hàng vừa là chủ nợ, vừa là cổ đơng và thực hiện quyền do các cổ đơng khác ủy nhiệm, bởi vậy ảnh hưởng của họ trong quản trị các cơng ty là rất đáng kể.
Mơ hình quản lý, điều hành kiểu Nhật Bản cĩ đặc điểm khá nổi bật là vai trị của các cổ đơng pháp nhân (ngân hàng, các quỹ, các cơng ty…) rất lớn, cĩ thể xem là đĩng vai trị trung tâm. Trên thực tế, ở Nhật, các ngân hàng lớn thường được uỷ quyền thay mặt cổ đơng giám sát, quản lý các cơng ty, xem xét các kế hoạch của cơng ty, trong trường hợp cơng ty làm ăn kém thì những ngân hàng này thường can thiệp và sẽ buộc cơng ty phải thay bộ máy điều hành quản lý cơng ty hoặc buộc phải đưa ra các chiến lược kinh doanh mới.
Trong mơ hình quản trị cơng ty của Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam, các mối quan hệ gia đình, các cổ đơng ẩn, ảnh hưởng của Nhà nước và các thiết chế khác cũng cĩ thể tác động đáng kể tới quản trị cơng ty [25, tr.6-7].
Trong bất kỳ mơ hình nào, việc minh bạch hĩa thơng tin liên quan đến cơng ty và giám sát những người quản trị cũng là những cơng cụ chính nhằm giúp cổ đơng bảo vệ quyền lợi của mình.
III. Các yếu tố chủ yếu của quản trị cơng ty
1. Về quyền của các cổ đơng
Sự tách biệt quyền sở hữu với quyền quản lý kinh doanh đã làm nảy sinh những rủi ro được nhận thức từ lâu về sự khác nhau về lợi ích giữa cổ đơng với các nhĩm người quản trị nắm bắt quyền lực chi phối và khống chế cơng ty.
Để củng cố lịng tin của cổ đơng và theo đĩ tăng nguồn vốn đầu tư tư nhân cho lĩnh vực kinh doanh cần được đảm bảo khi nhà đầu tư hiểu rõ thơng tin về cơng ty và hệ thống pháp luật, các cơ chế quản lý nội bộ cơng ty cĩ khả năng ngăn chặn được khả năng trục lợi của người điều hành hoặc các cổ đơng chi phối. Do đĩ, quy định về quản trị cơng ty cần phải bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền của cổ đơng.
Những quyền lợi cơ bản của cổ đơng bao gồm quyền: (i) chọn phương thức đăng ký quyền sở hữu; (ii) chuyển nhượng cổ phần; (iii) mỗi cổ phần được một phiếu bầu; (iv) Được cung cấp những thơng tin quan trọng và cần thiết về cơng ty một cách thường xuyên và kịp thời; (v) tham dự họp và bỏ phiếu biểu quyết tại ĐHĐCĐ; (vi) bầu chọn và bãi nhiệm các thành viên trong HĐQT; (vii) Được chia lợi nhuận của cơng ty; (viii) các cổ đơng cần được nhận phần thu nhập của mình từ lợi nhuận cịn lại của cơng ty; (ix) các cổ đơng thiểu số cần phải được bảo vệ.
Các cổ đơng cần cĩ quyền tham gia và được thơng tin một cách đầy đủ và thích đáng về các quyết định liên quan đến các thay đổi quan trọng của cơng ty như: (i) thay đổi, sửa chữa điều lệ và các tài liệu quan trọng khác của cơng ty; (ii) cho phép phát hành thêm cổ phần; iii) các giao dịch đặc biệt;
Các cổ đơng cần được tạo điều kiện tham gia một cách hiệu quả và bỏ phiếu tại cuộc họp ĐHĐCĐ và cần được thơng báo về quy chế họp ĐHĐCĐ, bao gồm những thủ tục bỏ phiếu:
- Các cổ đơng cần được cung cấp các thơng tin cần thiết và kịp thời về thời gian, địa điểm và chương trình của cuộc họp ĐHĐCĐ, cũng như các thơng tin đầy đủ và kịp thời về các vấn đề sẽ được thảo luận và quyết định tại cuộc họp.
- Các cổ đơng cĩ cơ hội để chất vấn HĐQT và cĩ quyền đưa ra các vấn đề vào chương trình của cuộc họp, tùy thuộc vào những hạn chế nhất định.
- Cổ đơng cần được tham gia một cách cĩ hiệu quả vào các quyết định quan trọng về quản trị cơng ty, như đề cử và bầu chọn thành viên HĐQT.
- Các cổ đơng cĩ quyền bỏ phiếu trực tiếp hoặc vắng mặt (qua ủy quyền) và cĩ hiệu lực như nhau.
Quy định về quản trị cơng ty cần được bảo đảm đối xử cơng bằng với tất cả các cổ đơng, kể cả cổ đơng thiểu số và cổ đơng người nước ngồi. Tất cả các cổ đơng đều được tạo cơ hội được hưởng những đền bù hợp lý nếu quyền của họ bị xâm hại. Cổ đơng của cùng loại cổ phần phải cĩ quyền biểu quyết như nhau và tất cả cổ đơng sở hữu cùng loại cổ phần phải được đối xử cơng bằng như nhau. Các cổ đơng thiểu số cần được bảo vệ khỏi sự lạm dụng của các cổ đơng nắm quyền kiểm sốt một cách gián tiếp hay trực tiếp, đồng thời, cần cĩ cơ chế đền bù thiệt hại cĩ hiệu quả. Thành viên HĐQT và các chức danh quản lý quan trọng phải thơng báo cho HĐQT về việc họ trực tiếp, gián tiếp hoặc đại diện cho một bên thứ ba, cĩ lợi ích liên quan đến các giao dịch hoặc các vấn đề cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến cơng ty. [47]
2. Về Hội đồng quản trị
Để đổi lấy những lợi ích như trách nhiệm hữu hạn, thời gian hoạt động vơ thời hạn và khả năng chuyển nhượng cổ phiếu, nhà đầu tư trao quyền quản lý cơng ty cổ phần cho một nhĩm người được ủy thác nhiệm vụ ra những quyết định vì lợi ích cao nhất của cơng ty và mọi nhà đầu tư vào cơng ty chứ khơng vì một bộ phận nhà đầu tư nào đĩ. Nhĩm người được ủy thác này, được các cổ đơng bầu chọn, được gọi là HĐQT.
HĐQT hoạt động theo chế độ tập thể, tức là từng thành viên HĐQT khơng cĩ thẩm quyền của HĐQT. Các thành viên HĐQT cũng thực thi quyền của mình thơng qua các cuộc họp, các quyết định thường ghi nhận trong các biên bản họp HĐQT. Mỗi thành viên HĐQT cĩ một phiếu bầu, khơng kể số cổ phần nắm giữ, khơng thể ủy quyền để bỏ phiếu như cổ đơng.
Phần lớn pháp luật điều chỉnh các CTCP liên quan đến HĐQT, với nhiều quy định cụ thể được xây dựng nhằm củng cố lịng tin của nhà đầu tư rằng các thành viên HĐQT sẽ làm những điều đúng đắn. HĐQT chịu trách nhiệm quản lý hoặc định hướng cho các hoạt động của cơng ty.
Nhưng các lợi ích của cổ đơng, thành viên HĐQT và người quản lý đơi khi cĩ thể xung đột. Chẳng hạn, một số cổ đơng cĩ thể muốn nhận cổ tức, trong khi các cổ đơng khác và những người điều hành lại muốn tái đầu tư lợi nhuận và thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp. HĐQT phải giải quyết những lợi ích xung đột này thơng qua những quyết định vì lợi ích cao nhất cho cơng ty và mọi cổ đơng của cơng ty.
Do đĩ, quy định về quản trị cơng ty phải đảm bảo HĐQT cĩ vai trị lãnh đạo chiến lược trong cơng ty và giám sát cĩ hiệu quả đối với cơng tác quản lý cơng ty cũng như trách nhiệm của HĐQT trước cơng ty và các cổ đơng.
Đối với các thành viên HĐQT phải cĩ trách nhiệm, bổn phận chính sau:
- Trung thành: Bổn phận chính của các thành viên HĐQT là trung thành với lợi ích của các cổ đơng. HĐQT phải thơng báo cho các cổ đơng những thơng tin cĩ thể ảnh hưởng đến lợi ích của họ một cách đầy đủ, khơng được thu lợi cá nhân qua các giao dịch của cơng ty, phải thơng báo rõ, cơng khai và khơng được tham gia bỏ phiếu đối với các vấn đề làm ăn, giao dịch mà cá nhân thành viên đĩ cĩ lợi ích liên quan.
- Mẫn cán và thận trọng: Đây là bổn phận chung của các thành viên HĐQT. Các thành viên HĐQT cần phải mẫn cán và thận trọng cho lợi ích tối cao của cơng ty và cổ đơng .
"HĐQT là cơng cụ gây sức ép cân bằng quyền chủ sở hữu của cổ đơng với sự tuỳ nghi, hay tự do của các nhà quản lý trong điều hành doanh nghiệp. Do đĩ, HĐQT cần thực hiện giám sát cĩ tầm chiến lược đối với hoạt động kinh doanh, đồng thời, trực tiếp giám sát, đánh giá và khen thưởng đối với hoạt động quản lý. HĐQT cịn phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống kế tốn và báo cáo tài chính và theo dõi quá trình cơng khai hố và trao đổi thơng tin.
Vai trị và nhiệm vụ của các thành viên HĐQT phụ thuộc vào luật quốc gia cũng như vào Điều lệ cơng ty. Tầm quan trọng của quyền sở hữu khác nhau giữa các nước. Ở Mỹ, nhiệm vụ của HĐQT là hành động vì lợi ích của cổ đơng, trong khi ở Hà Lan mục tiêu lại là đạt được sự cân bằng hợp lý trong ảnh hưởng của tất cả các cổ đơng; ở Đức, các thành viên HĐQT cĩ nhiệm vụ khơng chỉ đối với cổ đơng của cơng ty, luật pháp bắt buộc các doanh nghiệp lớn phải cĩ đại diện người lao động trong HĐQT" [21, tr.88].
3. Về quản trị điều hành, thù lao và hiệu quả hoạt động
Khung khổ quản trị cơng ty phải đảm bảo rằng các quyền của những người cĩ liên quan được pháp luật bảo hộ và các quyền này phải được tơn trọng. Khung khổ quản trị doanh nghiệp phải đưa ra được các biện pháp hữu hiệu xử lý vi phạm các quyền nĩi trên. Đồng thời, nĩ cũng cần khích lệ những người cĩ liên quan thực hiện vai trị của họ trong cơng ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng ty và của thị trường. Để hạn chế hành động tư lợi của người điều hành hoặc cổ đơng chi phối, các thơng tin về thu nhập và các giao dịch liên quan tới lợi ích cá nhân của họ đều cần được cơng khai.
Theo khoản 17 Điều 4 LDN năm 2005, thì người cĩ liên quan là tổ chức, cá nhân cĩ quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Cơng ty mẹ, người quản lý cơng ty mẹ và người cĩ thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đĩ đối với cơng ty con;
b) Cơng ty con đối với cơng ty mẹ;
c) Người hoặc nhĩm người cĩ khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đĩ thơng qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp;
d) Người quản lý doanh nghiệp;
đ) Vợ, chồng, cha, cha nuơi, mẹ, mẹ nuơi, con, con nuơi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đơng sở hữu phần vốn gĩp hay cổ phần chi phối;
e) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;
g) Doanh nghiệp trong đĩ những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này cĩ sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đĩ;
h) Nhĩm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tĩm phần vốn gĩp, cổ phần hoặc lợi ích ở cơng ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của cơng ty.
Thù lao cho cán bộ quản lý phải gắn với mức lợi nhuận và hiệu quả hoạt động chung của tồn cơng ty. Tồn bộ mức thù lao, thu nhập cần phải được cơng khai hĩa trong báo cáo tài chính. Các trình tự xác định mức thù lao cũng cần được cơng khai hĩa.
4. Về cơng khai hĩa thơng tin và sự minh bạch
Để giám sát các nhà điều hành, các biện pháp minh bạch hố tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Như vậy các quy chế tiết lộ thơng tin, báo cáo tài chính và sự giám sát bởi các cơ quan kiểm tốn ngày càng trở thành một yếu tố định hướng quản trị doanh nghiệp, vì lợi ích của cổ đơng và lợi ích cơng cộng.
Cơng khai thơng tin là địi hỏi đầu tiên để nhà đầu tư cĩ thể đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo đĩ là các quyền liên quan tới khả năng kiểm sốt của nhà đầu tư đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Các hành vi trục lợi từ người điều hành và cổ đơng chi phối phải cĩ cơ chế để kiểm sốt bằng pháp luật và tự nguyện một cách hiệu quả để nhà đầu tư cĩ thể yên tâm về tài sản của mình.
Quy định về quản trị cơng ty phải đảm bảo việc cơng khai hĩa một cách kịp thời và chính xác những thơng tin về tất cả các vấn đề quan trọng của cơng ty.
Các thơng tin cần được chuẩn bị, được kiểm tốn và cơng bố thống nhất theo các tiêu chuẩn về kế tốn, tài chính. Các cuộc kiểm tốn hàng năm cần được thực hiện bởi các kiểm tốn độc lập nhằm đảm bảo tính khách quan của quá trình xây dựng và nội dung báo cáo tài chính của cơng ty.
Chương II.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CƠNG TY CỔ PHẦN
I. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về quyền của cổ đơng
1. Các quyền của cổ đơng nĩi chung theo quy định của pháp luật
Hoạt động cổ đơng bao gồm: Giám sát về hoạt động của cơng ty; thực hiện quyền cổ đơng; tham dự hội nghị cổ đơng; yêu cầu cơ quan cĩ thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Do đĩ, quy định về quản trị cơng ty tốt sẽ đảm bảo được lợi ích cho các cổ đơng và tất cả các bên cĩ quyền và lợi ích liên quan, tạo ra mơi trường minh bạch và thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh.
Xét về khía cạnh quản trị cơng ty, LDN năm 2005 đã phát triển thêm những đổi mới và tiến bộ về bảo vệ quyền lợi của cổ đơng so với LDN năm 1999. Trong Luật cĩ các quy định bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền hạn chính đáng của các chủ sở hữu; bảo đảm đối xử cơng bằng giữa các chủ sở hữu; cơng khai thơng tin và minh bạch hố cơ chế quản trị cơng ty; các quyền của HĐQT và cơ chế giám sát HĐQT của chủ sở hữu trong cơ chế quản trị cơng ty... Đĩ là cơ sở pháp lý quan trọng và cụ thể nhất cho hoạt động của quản trị doanh nghiệp hiện nay.
Cụ thể, LDN năm 2005 đã thiết lập được những cơ chế hợp lý để bảo vệ cổ đơng phổ thơng (bao gồm cả cổ đơng sáng lập), thừa nhận các quyền cơ bản của cổ đơng phổ thơng, cụ thể:
- Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của ĐHĐCĐ
- Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đơng khác và cho người khơng phải là cổ đơng, trừ trường hợp cổ đơng phổ thơng của cổ đơng sáng lập chỉ cĩ thể chuyển nhượng cổ phần phổ thơng của mình cho người khơng phải là cổ đơng sáng lập nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ.
- Quyền nhận và cung cấp thơng tin
- Quyền của cổ đơng khơng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thơng: i) quyền yêu cầu tịa án xem xét và hủy bỏ các quyết định của ĐHĐCĐ; ii) Quyền yêu cầu cơng ty mua lại cổ phần khi biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại cơng ty hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của cổ đơng quy định tại Điều lệ; iii). Khi cơng ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản cịn lại tương ứng với số cổ phần gĩp vốn vào cơng ty
- Bảo vệ cổ đơng lớn, như bảo đảm cho họ quyền tham gia quản lý, điều hành và chi phối cơng ty.
- Quy định về kiểm sốt giao dịch tư lợi, như hợp đồng, giao dịch phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận (Điều 120).
- Các quyền tham gia vào hoạt động quản lý của cơng ty
2. Về vấn đề bảo vệ các cổ đơng thiểu số
Bên cạnh việc tạo cơ sở pháp lý cho các cổ đơng cĩ điều kiện và cơ hội thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu cơng ty, thì LDN năm 2005 cũng bảo vệ mạnh hơn quyền và lợi ích của cổ đơng thiểu số như:
- Cổ đơng cĩ quyền xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ cơng ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ (điểm e khoản 1 Điều 79); nhĩm cổ đơng sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thơng trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ cơng ty cĩ các quyền sau đây: Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế tốn Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm sốt; yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ; yêu cầu Ban kiểm sốt kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của cơng ty khi xét thấy cần thiết.
- Một số cơ chế khá hiệu quả nhằm bảo vệ quyền của cổ đơng đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới được thừa nhận trong LDN năm 2005.
- Quy định cho phép cổ đơng ủy quyền bằng văn bản cho bên thứ ba để chủ thể này biểu quyết thay mình tại các cuộc họp ĐHĐCĐ.
- Quy định cho phép nhĩm cổ đơng sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thơng trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ cơng ty cĩ quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ cho người triệu tập họp ĐHĐCĐ. Người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải chấp nhận và đưa kiến nghị này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp (trừ trường hợp kiến nghị được gửi đến khơng đúng thời hạn hoặc khơng đủ, khơng đúng nội dung; vấn đề kiến nghị khơng thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ; và các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ cơng ty). Kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được ĐHĐCĐ chấp thuận.
Với trường hợp cổ đơng biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại cơng ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đơng quy định tại Điều lệ cơng ty cĩ quyền yêu cầu cơng ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đĩ nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đơng, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu cơng ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến cơng ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày ĐHĐCĐ thơng qua quyết định. Đây là một cơng cụ hữu hiệu mà tất cả các cổ đơng đều cĩ quyền sử dụng để bảo vệ lợi ích của mình theo các điều kiện quy định.
II. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt của cơng ty
1. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Hội đồng quản trị
Theo thơng lệ quốc tế, HĐQT là một cơ quan cĩ quyền lực cao nhất của doanh nghiệp - nơi vạch ra những chiến lược và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
HĐQT được xác định là "cơ quan quản lý cơng ty" và "cĩ tồn quyền nhân danh cơng ty để giải quyết tất cả các vấn đề, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ", khoản 2 Điều 108 LDN năm 2005 đã quy định khá đầy đủ quyền và nhiệm vụ của HĐQT. So với quyền và nhiệm vụ được quy định trong LDN năm 1999 thì quyền và nhiệm vụ của HĐQT được quy định ở LDN năm 2005 (khoản 2 Điều 108) cĩ quy định thêm thẩm quyền về giám sát của HĐQT, cụ thể: giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành cơng việc kinh doanh hằng ngày của cơng ty.
Tuy nhiên, các quy định về quyền và nhiệm vụ của HĐQT vẫn nghiêng về khía cạnh quản lý trực tiếp và cịn mờ nhạt về vấn đề giám sát. So với LDN năm 1999, thì LDN năm 2005 quy định về cách thức tổ chức và vận hành của cơ quan này đã cĩ một số thay đổi cơ bản theo hướng cởi mở, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư trong phần vốn của mình bỏ ra để kinh doanh và tiếp cận gần hơn với các qui tắc được thừa nhận rộng rãi, cụ thể:
Về HĐQT, LDN năm 1999 khơng quy định tiêu chuẩn của thành viên HĐQT. Trong điều kiện và thực tế ở Việt Nam, điều này là hồn tồn phù hợp với các cơng ty cổ phần khu vực tư nhân. Tuy nhiên đối với các CTCP lớn, CTCP cĩ sự tham gia vốn của đối tác nước ngồi hoặc CTCP cĩ sự tham gia vốn của Nhà nước, nhất là vốn đa số thì nảy sinh nhiều vấn đề khơng thể kiểm sốt được. Vấn đề này, LDN năm 2005 áp dụng thống nhất cho bốn loại hình cơ bản của doanh nghiệp (đại bộ phận số doanh nghiệp hiện nay), gồm cơng ty trách nhiệm hữu hạn, CTCP, cơng ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, khơng phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế (khác với LDN năm 1999), vì thế sẽ cĩ các CTCP cĩ sự tham gia vốn của đối tác nước ngồi hoặc CTCP cĩ sự tham gia vốn của Nhà nước, nhất là vốn đa số. Do đĩ, để tránh những vấn đề nảy sinh khơng thể kiểm sốt được, LDN năm 2005 đã quy định rõ tiêu chuẩn của thành viên HĐQT.
"1. Thành viên HĐQT phải cĩ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Cĩ đủ năng lực hành vi dân sự, khơng thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
b) Là cổ đơng cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thơng hoặc người khác cĩ trình độ chuyên mơn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của cơng ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ cơng ty.
2. Đối với cơng ty con là cơng ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị khơng được là người liên quan của người quản lý, người cĩ thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý cơng ty mẹ" (Điều 110)
Về nhiệm kỳ và số lượng thành viên HĐQT, Luật quy định cụ thể như sau: (i) HĐQT cĩ khơng ít hơn 3 thành viên, khơng quá 11 thành viên, nếu Điều lệ cơng ty khơng cĩ quy định khác. Số thành viên HĐQT phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ cơng ty quy định. Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT khơng quá 5 năm; thành viên HĐQT cĩ thể được bầu lại với số nhiệm kỳ khơng hạn chế. (ii) HĐQT của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi HĐQT mới được bầu và tiếp quản cơng việc. (iii) Trường hợp cĩ thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đĩ là thời hạn cịn lại của nhiệm kỳ HĐQT. (iv) Thành viên HĐQT khơng nhất thiết phải là cổ đơng của cơng ty. Quy định như trên là hợp lý và phù hợp với đặc thù của mỗi doanh nghiệp, ĐHĐCĐ được tự quyền quyết định số thành viên HĐQT phải thường trú tại Việt Nam và được thể hiện cụ thể trong Điều lệ cơng ty.
Để tạo áp lực cho các thành viên HĐQT phải hồn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng các nghĩa vụ và trách nhiệm theo luật định, LDN năm 2005 đưa ra quy định "…thành viên HĐQT cĩ thể bị miễn nhiệm bất cứ lúc nào theo quyết định của ĐHĐCĐ mà khơng cần nêu lý do" (khoản 2 Điều 115). [khoản 1 Điều 84 LDN năm 1999 quy định hai trường hợp theo đĩ thành viên HĐQT bị miễn nhiệm (bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc từ chức); cịn các trường hợp khác do Điều lệ cơng ty quy định. Như vậy, kết quả là thành viên HĐQT chỉ cĩ thể bị thay thế khi hết nhiệm kỳ, khơng phụ thuộc vào năng lực, hiệu quả và mức độ hồn thành các nghĩa vụ của họ. Sự thiếu vắng quy định thay thế thành viên HĐQT của cổ đơng, nhĩm cổ đơng đa số sẽ gây tổn thất cho nhĩm này, khi thành viên HĐQT cĩ những quyết định khơng phù hợp trái với ý định của "ơng chủ lớn". Rõ ràng cơ cấu này chưa tạo đủ áp lực buộc thành viên HĐQT phải hoạt động với hiệu năng cao nhất, thực hiện đầy đủ nhất các nghĩa vụ và trách nhiệm của họ].
Liên quan đến thành viên HĐQT độc lập, thực tế hoạt động của các CTCP thời gian qua cho thấy, thành viên HĐQT đều tham gia điều hành; khơng cĩ thành viên “độc lập” như thường thấy trong các cơng ty cổ phần ở các nước theo trường phái Thơng luật. Chính vì vậy, khả năng của HĐQT giám sát ban điều hành thơng qua một uỷ ban giám sát, hay thơng qua đơn vị kiểm tốn nội bộ của doanh nghiệp, là vấn đề rất yếu kém, thậm chí, HĐQT chưa làm được việc đĩ.
Tránh vết xe đổ PJICO bằng quản trị tốt
Một trong những bài học mà các chủ sở hữu PJICO rút ra sau vụ việc Tổng giám đốc bị bắt là do HĐQT và ban kiểm sốt đều làm việc kiêm nhiệm, thời gian dành cho cơng ty quá ít dẫn đến sai phạm cũng khơng biết. Vấn đề này đang được nhiều cơng ty cổ phần Việt Nam rút kinh nghiệm. [46, 20/6/2005, 11:20 GMT+7]
Nhằm giám sát sự lạm quyền của ban giám đốc, khoản 4 Điều 109 LDN năm 2005 quy định: "Thành viên Hội đồng quản trị khơng nhất thiết phải là cổ đơng của cơng ty". Thành viên HĐQT độc lập là những người khơng cĩ liên quan gì đến các thành viên HĐQT giữ chức vụ điều hành, họ khơng cĩ quan hệ kinh doanh hay quan hệ gì khác với cơng ty, quan chức cơng ty. Do khơng tham gia trực tiếp vào việc quản lý nên họ khơng cĩ cơ hội như ban giám đốc để lạm dụng chức vụ vì lợi ích riêng. Tuy nhiên họ phải là những người “cĩ trình độ chuyên mơn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại điều lệ cơng ty” (khoản 1 Điều 110).
Luật mới cịn quy định “cuộc họp của HĐQT được tiến hành khi cĩ từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên” (khoản 8 Điều 112), là cao hơn luật cũ (chỉ cần hai phần ba). Đồng thời, một số yêu cầu liên quan đến họp HĐQT nay đã được nâng lên thành luật, gồm các đề nghị của Ban kiểm sốt, tổng giám đốc, của năm người quản lý và của hai thành viên HĐQT. Vậy, dù HĐQT cĩ 11 người thì cũng chỉ cần hai người yêu cầu là phải họp. (Trong các quy định của LDN năm 1999, ngồi Chủ tịch HĐQT thì khơng nhắc gì đến các đối tượng khác được quyền triệu tập cuộc họp HĐQT. Vì vậy, trong thời gian qua cĩ nhiều vấn đề lộn xộn ở các CTCP, hiện tượng phổ biến là Chủ tịch đã trì hỗn hoặc từ chối triệu tập họp HĐQT ngay cả khi cĩ yêu cầu từ các thành viên khác. Hậu quả tiềm ẩn là các thành viên khơng cĩ cùng quan điểm với Chủ tịch HĐQT nên khơng thể hồn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo luật định, ảnh hưởng tiêu cực đến quản trị cơng ty).
Luật mới cũng quy định việc bầu HĐQT theo thể thức bầu dồn phiếu (điểm c khoản 3 Điều 104).
2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Ban kiểm sốt
Theo thơng lệ quốc tế chung, thì giám sát cơng tác quản lý điều hành là chức năng của HĐQT; cịn Ban kiểm sốt nếu cĩ là “tai mắt” của chủ sở hữu với chức năng giám sát HĐQT, Tổng Giám đốc và của những người quản lý điều hành khác.
Trước khi cĩ LDN năm 2005, thực tế cho thấy vai trị thực sự của Ban kiểm sốt cịn yếu hơn cả trong quy định của pháp luật. Trong hoạt động, Ban kiểm sốt thường mới chỉ thực hiện những yêu cầu, đề nghị của HĐQT, chưa thật sự khẳng định được tính độc lập trong quá trình cơng tác thực tế. Ban kiểm sốt thường bị HĐQT chi phối. Bởi vì, thành viên HĐQT đều đồng thời là những cổ đơng lớn; và cũng chính họ đã lựa chọn và bầu các thành viên Ban kiểm sốt; đồng thời, quyết định cả về cơng ăn việc làm, về địa vị của thành viên Ban kiểm sốt trong cơng ty, về tiền lương và thu nhập khác của các thành viên Ban kiểm sốt [xem phụ lục 2].
Theo LDN năm 2005, CTCP cĩ trên mười một cổ đơng là cá nhân hoặc cĩ cổ đơng là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của cơng ty phải cĩ Ban kiểm sốt. Về địa vị pháp lý, Ban kiểm sốt là "cơ quan" của ĐHĐCĐ, được các cổ đơng ủy nhiệm giám sát, đánh giá hoạt động của HĐQT. Ban kiểm sốt thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành cơng ty; chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ban kiểm sốt cĩ các quyền và nhiệm vụ sau: (Điều 123)
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức cơng tác kế tốn, thống kê và lập báo cáo tài chính.
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của cơng ty, báo cáo đánh giá cơng tác quản lý của HĐQT.
Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hằng năm của cơng ty và báo cáo đánh giá cơng tác quản lý của HĐQT lên ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên.
- Xem xét sổ kế tốn và các tài liệu khác của cơng ty, các cơng việc quản lý, điều hành hoạt động của cơng ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của ĐHĐCĐ hoặc theo yêu cầu của cổ đơng hoặc nhĩm cổ đơng sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thơng trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ cơng ty.
- Khi cĩ yêu cầu của cổ đơng hoặc nhĩm cổ đơng sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thơng trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ cơng ty, Ban kiểm sốt thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm sốt phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến HĐQT và cổ đơng hoặc nhĩm cổ đơng cĩ yêu cầu.
Việc kiểm tra của Ban kiểm sốt quy định tại khoản này khơng được cản trở hoạt động bình thường của HĐQT, khơng gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của cơng ty.
- Kiến nghị HĐQT hoặc ĐHĐCĐ các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của cơng ty.
- Khi phát hiện cĩ thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý cơng ty quy định tại Điều 119 của Luật này thì phải thơng báo ngay bằng văn bản với HĐQT, yêu cầu người cĩ hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và cĩ giải pháp khắc phục hậu quả.
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này, Điều lệ cơng ty và quyết định của ĐHĐCĐ.
- Ban kiểm sốt cĩ quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ban kiểm sốt cĩ thể tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên ĐHĐCĐ.
Liên quan đến qui trình hoạt động của Ban kiểm sốt, LDN năm 2005 cĩ quy định Ban kiểm sốt cĩ thể tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên ĐHĐCĐ (khác với LDN năm 1999 quy định bắt buộc là yêu cầu Ban kiểm sốt phải thường xuyên thơng báo với HĐQT về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của cơ quan này trước khi trình các báo cáo, kết luận, kiến nghị lên ĐHĐCĐ). Bên cạnh đĩ, để tạo ra cơ chế giám sát HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành cơng ty cĩ hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của cơng ty, LDN năm 2005 quy định "Ban kiểm sốt cĩ quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao"
Về cung cấp thơng tin cho Ban kiểm sốt, LDN năm 2005 quy định: "1. Thơng báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến thành viên Ban kiểm sốt cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị; 2. Báo cáo của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị hoặc tài liệu khác do cơng ty phát hành được gửi đến thành viên Ban kiểm sốt cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị; 3. Thành viên Ban kiểm sốt cĩ quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của cơng ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; cĩ quyền đến các địa điểm nơi người quản lý và nhân viên của cơng ty làm việc; 4. Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thơng tin, tài liệu về cơng tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của cơng ty theo yêu cầu của Ban kiểm sốt" (Điều 124).
Để bảo đảm cho HĐQT, Tổng giám đốc/Giám đốc thực hiện đúng các nghĩa vụ mà ĐHĐCĐ đề ra cũng như tránh sự lạm dụng quyền lực, vị thế để trục lợi, LDN năm 2005 đã quy định tương đối chi tiết về Ban kiểm sốt, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm sốt (Điều 90 LDN năm 1999 quy định những người khơng được làm thành viên Ban kiểm sốt nhưng khơng quy định tiêu chuẩn của thành viên Ban kiểm sốt), cụ thể: thành viên của Ban kiểm sốt phải là những người độc lập với các thành viên của HĐQT, Giám đốc/tổng giám đốc và người quản lý khác trong cơng ty; khơng được giữ các chức vụ quản lý trong cơng ty; thành viên Ban kiểm sốt khơng nhất thiết phải là cổ đơng hoặc người lao động của cơng ty. Ban kiểm sốt phải cĩ ít nhất một thành viên là kế tốn hoặc kiểm tốn viên. (Điều 121, 122).
3. Về quản trị điều hành, thù lao và hiệu quả hoạt động
Sự phát triển của các CTCP phụ thuộc rất lớn vào đạo đức kinh doanh, kiến thức và khả năng cũng như tinh thần trách nhiệm của đội ngũ những người quản lý, điều hành doanh nghiệp. LDN năm 2005 đã cĩ những quy định gắn trách nhiệm của người quản lý, điều hành doanh nghiệp với số phận của CTCP cũng như tạo ra cơ chế để các thành viên cơng ty hoặc chủ sở hữu giám sát các hoạt động quản lý và điều hành. Cụ thể:
Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên HĐQT và Giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng (LDN năm 1999 chưa cĩ cơ chế pháp lý nào buộc những người quản lý phải tuân thủ những nghĩa vụ này). Đĩ chính là tiền đề cho việc xem xét đến hành vi vượt quá phạm vi của sự ủy quyền. Thực tiễn hoạt động kinh doanh ở nước ta đã cĩ những vụ việc cĩ khuynh hướng cần tới các quy định như vậy. Chẳng hạn các vụ án sau:
1. Tranh chấp tại CTCP Hàm Long
Bà Nguyễn Thị Minh Hà, nguyên là thành viên HĐQT kiêm phĩ Giám đốc cơng ty Hàm Long được cơng ty giao trực tiếp phụ trách kinh doanh tại Trung tâm Thương mại Hàm Long, trong quá trình điều hành đã để trung tâm thua lỗ nặng.
Ngày 13/4/2002, CTCP Hàm Long đã tiến hành họp ĐHĐCĐ thường kỳ và ra quyết định bãi nhiệm chức danh thành viên HĐQT của bà Hà và đề ra phương án xử lý số cổ phần của bà để thu hồi nợ. Nghị quyết của ĐHĐCĐ đã giao cho HĐQT tiến hành bán cổ phần của bà Hà trong cơng ty. Tiếp đĩ HĐQT đã mang tồn bộ 2950 cổ phiếu gốc của bà Hà ra bán cho người nhà của Chủ tịch HĐQT với giá 170.000 đồng/cổ phiếu.
Bà đã khởi kiện ra TAND thành phố Hà Nội. Tịa cho rằng, việc CTCP Hàm Long đem bán cổ phần của bà Hà để trừ nợ trong tình trạng khơng cĩ phiếu gốc, khơng cĩ sự đồng ý của người cĩ tài sản là tước đi quyền làm cổ đơng của bà Hà, trái với LDN. Cịn việc bà Hà nợ cơng ty, theo Tịa, cơng ty cĩ thể sử dụng các quyết định hành chính buộc bà Hà phải trả nợ hoặc khởi kiện ra Tịa chứ khơng thể xiết nợ bằng cổ phần như việc cơng ty Hàm Long đã làm như trên [24, tr.45]
2. Tranh chấp tại cơng ty Nhiếp ảnh Hà Nội
Một số cổ đơng của CTCP Nhiếp ảnh Hà Nội đã kiện Chủ tịch HĐQT (kiêm Giám đốc CTCP) Phạm Thị Minh Ngọc vì bà đã cĩ nhiều sai phạm trong điều hành, vi phạm Điều lệ cơng ty và LDN như: Tổ chức thu mua cổ phiếu để thâu tĩm quyền lực; tự ý giải tán và cho thuê với giá thấp hai cửa hàng tại 18 Hàng Gai và 22 Tràng Thi; khơng thơng qua ĐHĐCĐ khi mua sắm máy phĩng ảnh cỡ lớn hơn 1 tỷ đồng…Ngồi ra, bà Ngọc cịn bị kiện về nội dung bản Nghị quyết của ĐHĐCĐ do một mình bà dựng lên [24, tr.47].
Bên cạnh đĩ, LDN năm 2005 cũng đưa ra quy định giám sát đối với các giao dịch tư lợi, nhằm hạn chế việc người quản lý, điều hành cơng ty lợi dụng các vị trí trong doanh nghiệp để trục lợi cá nhân, làm hại cho cơng ty.
Ngồi ra, LDN năm 2005 cũng thiết lập chế độ thù lao, tiền lương gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. LDN quy định thẩm quyền quyết định lương và thù lao cho HĐQT và Ban kiểm sốt do ĐHĐCĐ quyết định; cịn lương của Giám đốc (Tổng giám đốc) do HĐQT quyết định (khoản 2 Điều 117). Luật cũng quy định cụ thể nguyên tắc xác định hợp lý tiền lương và các lợi ích khác mà những người quản lý được hưởng. Đây sẽ là động lực mạnh mẽ cho họ phát huy hết tài năng, sáng kiến, hết lịng và tận tâm quản lý cơng ty. Điều đĩ kết hợp với việc cơng khai hĩa tiền lương và thu nhập hàng năm sẽ là cơng cụ giám sát hiệu quả hoạt động của họ; ngăn ngừa được họ lạm dụng quyền lực thu vén cho lợi ích cá nhân. Điều này đặc biệt cần thiết, khi những người quản lý tách biệt độc lập khỏi chủ sở hữu; và tiền lương trở thành động lực vật chất cơ bản thúc đẩy ứng xử của họ, cụ thể:
"1. Cơng ty cĩ quyền trả thù lao, tiền lương cho thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
2. Trong trường hợp Điều lệ cơng ty khơng cĩ quy định khác thì thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc được trả theo quy định sau đây:
a) Thành viên HĐQT được hưởng thù lao cơng việc và tiền thưởng. Thù lao cơng việc được tính theo số ngày cơng cần thiết hồn thành nhiệm vụ của thành viên HĐQT và mức thù lao mỗi ngày. HĐQT dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao của HĐQT do ĐHĐCĐ quyết định tại cuộc họp thường niên;
b) Thành viên HĐQT cĩ quyền được thanh tốn các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc do HĐQT quyết định.
3. Thù lao của thành viên HĐQT và tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của cơng ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của cơng ty, phải báo cáo ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên". (Điều 117)
Tuy vậy, làm được việc này trong bối cảnh hiện nay ở nước ta là hồn tồn khơng dễ. Khác với các nước khác, nhất là các nước phát triển, các doanh nghiệp khơng thể đồng thời tuân thủ đúng pháp luật và duy trì, phát triển được hoạt động kinh doanh. Họ thường phải đút lĩt, thơng đồng với một số cơng chức trong bộ máy nhà nước cĩ liên quan; họ phải lập hai thậm chí ba loại chứng từ, sổ sách kế tốn, phải khai báo sai lệch về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.v.v…Trong bối cảnh nĩi trên, mọi thước đo hay căn cứ để xác định tiền lương và thu nhập của người quản lý đều cĩ thể phản ánh khơng đúng sự thực.
4. Đảm bảo minh bạch và cơng khai thơng tin trong CTCP
Minh bạch và cơng khai thơng tin là địi hỏi đầu tiên để nhà đầu tư cĩ thể đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo đĩ là các quyền liên quan tới khả năng kiểm sốt của nhà đầu tư đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Các hành vi trục lợi từ người điều hành và cổ đơng chi phối phải cĩ cơ chế để kiểm sốt bằng pháp luật và tự nguyện một cách hiệu quả để nhà đầu tư cĩ thể yên tâm về tài sản của mình.
Vấn đề minh bạch hĩa và cơng khai thơng tin trong CTCP được thực hiện thơng qua các hoạt động của Ban kiểm sốt với tính chất là một cơ quan chuyên mơn và chủ yếu qua các cơ chế cung cấp, báo cáo hay tiếp cận các thơng tin trong CTCP. Việc tiếp cận hay cung cấp thơng tin khơng chỉ đơn thuần là vấn đề minh bạch; quan trọng hơn thế, phạm vi và chất lượng thơng tin được cung cấp hay tiếp cận sẽ cĩ tác động khơng nhỏ đến việc thực hiện quyền của mỗi chủ thể (đặc biệt là quyền ra quyết định).
Về minh bạch thơng tin: theo đánh giá của World Bank, nếu thang điểm đánh giá mức độ cơng khai thơng tin qua điều tra mơi trường kinh doanh tại 157 quốc gia là từ 1 tới 6 (càng cao thì càng minh bạch) thì Việt Nam được xếp hạng 1, thấp hơn tất cả các nước trong khu vực trừ Campuchia (hạng 0). Chỉ số của một số nước khác như Malaysia (hạng 5), Thái Lan (6), Đài Loan (6), Indonesia (4), Trung Quốc (4), Singapore (5), Ấn Độ (4).
Chỉ số về phổ biến thơng tin
Nguồn: Cơ sở dữ liệu nghiên cứu hoạt động kinh doanh
Thực tiễn hoạt động cơng khai thơng tin đối với cổ đơng trong thời gian qua (trước khi LDN năm 2005 cĩ hiệu lực) mặc dù cũng được thực hiện song chúng khơng được phổ biến rộng rãi và cơng khai, hoặc trong các trường hợp được phổ biến thì khả năng tiếp cận của các nhà đầu tư khác nhau cũng khơng giống nhau, dẫn đến tình trạng mất đối xứng thơng tin và bất bình đẳng về khả năng tiếp cận các thơng tin này giữa các nhà đầu tư. Điều này cĩ thể được lý giải bởi những lý do sau: Một là, chính sách thuế thường xuyên phải thay đổi, khơng rõ ràng và phụ thuộc quá nhiều vào cán bộ thuế; hai là, cơ chế quản lý xã hội chưa cĩ cơ chế khuyến khích, thúc đẩy và bảo hộ cho những doanh nghiệp cố gắng nâng cao tính minh bạch trong quản lý; ba là, hệ thống kế tốn và hệ thống kiểm sốt nội bộ của các cơng ty chưa được phát triển; bốn là, yếu tố tâm lý - nhiều nhà quản lý khơng muốn cơng khai tài chính doanh nghiệp vì sợ các đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng thơng tin cơng bố để gây bất lợi cho họ; năm là, các cơng ty tư nhân thường xuyên phải đối mặt với tệ quan liêu quá lớn; sáu là, đại đa số người quản lý chưa hiểu được giá trị và tầm quan trọng của quản trị minh bạch đối với sự tồn tại, phát triển và nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp … Trong một mơi trường như vậy, các cơng ty đã tự co mình lại và việc này đã cản trở mức độ cơng khai và tính minh bạch. Việc này làm tăng thêm rủi ro cho các nhà đầu tư do báo cáo tài chính thiếu chính xác và cĩ khi gian lận trong cơng ty thì các cổ đơng khĩ mà nhận biết được.
Về vấn đề này, LDN năm 2005 cũng đã cĩ sự quan tâm nhất định thơng qua việc dự liệu các cơ chế thơng tin khác nhau, cụ thể:
- Cơ chế thơng tin cho cổ đơng;
- Cơ chế thơng tin cho các cơ quan quản lý trong cơng ty cổ phần;
- Cơ chế thơng tin cho các chủ thể bên ngồi cơng ty (cơ chế cơng khai báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh); quy định về việc kiểm sốt các hợp đồng với người cĩ liên quan.
Chương III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CƠNG TY CỔ PHẦN
1. Những yêu cầu về việc tiếp tục hồn thiện các quy định về quản trị cơng ty cổ phần
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã cĩ những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong nhiều năm gĩp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Trong thành tựu chung đĩ, cĩ sự đĩng gĩp đáng kể của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là sự tác động của hàng loạt cơ chế và chính sách khuyến khích đầu tư, thúc đẩy kinh doanh, tạo mơi trường thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển và khẳng định vai trị của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thực tế những năm qua cho thấy, việc xây dựng hành lang pháp lý ngày càng hồn thiện, đầy đủ và ổn định, phù hợp với các cam kết quốc tế của Nhà nước Việt Nam là cơ sở quan trọng để hình thành các cơ chế quản trị doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế cĩ tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Yêu cầu lớn nhất hiện nay trong việc đề ra các cơ chế quản trị doanh nghiệp là xác định đúng những vấn đề cấp thiết đặt ra trong việc hồn thiện hệ thống các quy định về quản trị doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, gĩp phần huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, phù hợp với các thơng lệ và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Xét về khía cạnh quản trị doanh nghiệp, LDN năm 2005 đã xác định nền tảng cho cơ chế quản trị cơng ty. So với LDN năm 1999, LDN năm 2005 quy định đầy đủ, tồn diện hơn, cĩ nhiều quy định tương đối rõ, phù hợp và gĩp phần tạo lập khung pháp lý để hình thành một cơ chế quản trị cĩ hiệu quả cho các doanh nghiệp, nhất là đối với loại hình cơng ty phổ biến hiện nay là CTCP. Cụ thể, trong Luật cĩ các quy định bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền hạn chính đáng của các chủ sở hữu; bảo đảm đối xử cơng bằng giữa các chủ sở hữu; cơng khai thơng tin và minh bạch hố cơ chế quản trị cơng ty; các quyền của HĐQT và cơ chế giám sát HĐQT của chủ sở hữu trong cơ chế quản trị cơng ty... Đĩ là cơ sở pháp lý quan trọng và cụ thể nhất cho hoạt động của quản trị doanh nghiệp hiện nay, đồng thời quy định cụ thể về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan như cổ đơng, HĐQT, giám đốc điều hành trong đĩ đã chú ý bảo vệ quyền lợi của cổ đơng thiểu số...
Đi đơi với quyền lợi thì LDN cũng xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên HĐQT và Giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng; thiết lập chế độ thù lao, tiền lương gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; yêu cầu cơng khai và minh bạch hố, nhất là đối với những người quản lý...
Tuy vậy, kiến thức về quản trị doanh nghiệp cũng như thực tế triển khai về quản trị doanh nghiệp vẫn cịn rất mới mẻ. Nhiều CTCP (cả Nhà nước và dân doanh) đã và đang gặp phải các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Thực tế thi hành cho thấy, trong thời gian qua đã xảy ra khơng ít vi phạm các quyền cơ bản của cổ đơng. Một số cơng ty khơng niêm yết, vì một số lý do thực tiễn, cĩ xu hướng hạn chế việc các cổ đơng nắm giữ một lượng nhỏ cổ phiếu tham gia vào ĐHĐCĐ thường niên, thơng qua việc qui định số lượng cổ phiếu tối thiểu. Điều lệ khơng ít cơng ty, kể cả cơng ty niêm yết, đã qui định cổ đơng, nhĩm cổ đơng cĩ sở hữu ít nhất 1% (hoặc cĩ lượng giá trị tuyệt đối như 50, 100 hoặc 500 triệu đồng) số cổ phần mới cĩ quyền dự họp ĐHĐCĐ,… Việc phần lớn cổ đơng khơng tiếp cận được với thơng tin của cơng ty hoặc khơng tiếp cận được thơng tin đầy đủ, chính xác và trung thực là hiện tượng phổ biến. Cổ đơng thiểu số hầu như khơng nhận được thơng báo về các quyết định của ĐHĐCĐ, khơng nhận được tĩm tắt báo cáo tài chính hàng năm, khơng nhận được cả thơng báo về việc trả cổ tức, [xem phụ lục 3]… Bên cạnh các quyền cơ bản của cổ đơng đang bị vi phạm, thì cịn hiện tượng lạm dụng quyền cổ đơng. Cĩ hai hiện tượng lạm dụng khá phổ biến. Một là, khi diễn biến đại hội cổ đơng khơng tiến triển như ý muốn, một số cổ đơng thiểu số đã quấy rối, cản trở tiến trình đại hội cổ đơng bằng cả những cách khơng liên quan đến quyền cổ đơng (như giật micro, vứt tài liệu, giật giấy tờ của chủ tọa, cản trở chủ tọa điều khiển họp đại hội, quấy rối đại hội từ bên ngồi và bên trong phịng họp). Hiện tượng thứ hai, liên quan đến cổ đơng là Nhà nước, khi một số cán bộ, cơ quan nhà nước cĩ liên quan khơng phân biệt rạch rịi quyền cổ đơng, quyền quản lý hành chính, đã can thiệp trực tiếp vào các cơng việc quản trị nội bộ của cơng ty như khơng cho phép triệu tập ĐHĐCĐ, hoặc chỉ đạo triệu tập ĐHĐCĐ, chỉ định bổ nhiệm, thay thế thành viên HĐQT...
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp trong nước cần nghiên cứu và tiến tới áp dụng những chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp trong hoạt động của mình, bởi những lý do sau: thứ nhất, quản trị doanh nghiệp theo kiểu “cơng ty gia đình” hay theo “sự thuận tiện” khá phổ biến trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện khơng cịn phù hợp, khơng thể đáp ứng yêu cầu phát triển và cạnh tranh trong thời gian tới; Thứ hai, hệ thống luật pháp Việt Nam đang phát triển theo hướng hồn thiện thể chế thị trường, phù hợp các cam kết và luật pháp, thơng lệ quốc tế. Hệ thống này chỉ phát huy hiệu lực và hiệu quả khi bộ máy nhà nước và doanh nghiệp đều cĩ tinh thần và thĩi quen tuân thủ cao. Thĩi quen hành xử dựa vào quan hệ phải được thay thế bằng thĩi quen hành xử theo pháp luật; thứ ba, trước ngưỡng cửa WTO, doanh nghiệp trong nước cần hiểu những quy định pháp lý, những thơng lệ, tập quán được áp dụng ở các nước bạn hàng để làm ăn với họ, đồng thời ứng dụng dần những tập quán tốt, nâng dần trình độ và năng lực nhằm tạo vị thế cạnh tranh.
Về phương diện lý luận, sự hồn thiện các quy định của pháp luật về quản trị cơng ty luơn cĩ tính tương đối, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng, hồn thiện các quy định của pháp luật về quản trị cơng ty phải được xác định là một quá trình liên tục, lâu dài với những bước đi và giải pháp thích hợp. Việc hồn thiện các quy định của pháp luật về quản trị cơng ty một mặt nhằm khắc phục kịp thời những khĩ khăn cho việc tổ chức vận hành doanh nghiệp, mặt khác phải hướng tới việc tạo dựng hành lang pháp lí đầy đủ và phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định lâu dài của loại hình CTCP. Với cách tiếp cận như vậy, từ những cơ sở lí luận và thực tiễn ở Việt Nam, chúng tơi cho rằng việc hồn thiện các quy định của pháp luật về quản trị cơng ty cần được thực hiện theo những định hướng sau:
- Hồn thiện các quy định của pháp luật về quản trị CTCP phải căn cứ vào những đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam.
- Các quy định của pháp luật về quản trị CTCP phải phù hợp với đặc điểm văn hĩa kinh doanh của người Việt Nam.
- Các quy định về quản trị cơng ty phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Việc hồn thiện các quy định về quản trị cơng ty cần được đặt trong giải pháp tổng thể hồn thiện pháp luật kinh tế.
2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hồn thiện các quy định của pháp luật về quản trị cơng ty cổ phần
Luật Doanh nghiệp năm 2005 cĩ hiệu lực từ ngày 1/7/2006; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định thành lập ban cơng tác thi hành LDN và Luật Đầu tư nhằm đẩy mạnh việc triển khai Luật này trong thực tế. Tuy chưa cĩ đủ cơ sở để tổng kết một cách đầy đủ các vướng mắc đã và đang nảy sinh trong quá trình thực hiện Luật này (vì thời gian mà LDN năm 2005 đi vào thực tế chưa nhiều), xong sau khi nghiên cứu các vướng mắc đã được trình bày ở chương II và dựa trên những định hướng cơ bản trên, chúng tơi đưa ra một số kiến nghị sau:
Một là, về quyền tiếp cận thơng tin
Hai là, quyền mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đơng (Điều 90)
Ba là, cần sửa đổi, bổ sung hoặc làm rõ liên quan đến ĐHĐCĐ để cơ quan này thực sự là cơng cụ quyền lực của cổ đơng trong cơng ty đồng thời đĩng gĩp vào sự vận hành chung của cơng ty.
Bốn là, để tăng cường chức năng giám sát của HĐQT, đảm bảo sự cân bằng về quyền lực, nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cá nhân trong quản lý, điều hành cơng ty bằng cách phân tách rõ ràng vai trị của Chủ tịch HĐQT và Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành để khơng một ai trong hai người trên bị hạn chế về quyền lực trong việc ra quyết định.
Năm là, tăng cường tính minh bạch trong các thoả thuận giữa cổ đơng và cơng ty thơng qua Điều lệ cơng ty
PHỤ LỤC 1
Tranh quyền lãnh đạo, cổ đơng bị thiệt
Ngày 15-5-2006, Cơng ty cổ phần Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại đay Sài Gịn (Sajuco) tổ chức đại hội đồng cổ đơng bất thường. Việc bãi nhiệm (trước thời hạn) HĐQT và ban kiểm sốt đã được đại hội đồng cổ đơng thơng qua, nhưng khâu bầu cử lại gặp rắc rối. Một số cổ đơng cho rằng, đại hội chưa thơng qua (đánh giá năng lực) danh sách ứng cử mà tiến hành bỏ phiếu bầu là vi phạm quy chế tổ chức và điều lệ của doanh nghiệp.
Chủ tọa đại hội thừa nhận sai sĩt nên quyết định tạm dừng và dời đại hội vào ngày 22-5-2006 để tiếp tục bầu HĐQT và ban kiểm sốt mới. Nhưng ơng Nguyễn Văn Khảm, Phĩ Chủ tịch HĐQT, cho rằng đã cĩ danh sách ứng cử thì đại hội cần được tiếp tục. Khi ban tổ chức, chủ tọa, thư ký... ra về (hơn 20 giờ), nhĩm cổ đơng ủng hộ ơng Khảm (chiếm 51,3 cổ phần) tiếp tục tổ chức đại hội đến khuya...
Ơng Khảm đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT (mới) nên đã giành quyền kiểm sốt Sajuco bằng cách thuê lực lượng vệ sĩ đến chiếm giữ trụ sở. Thế là ơng Trần Hải Âu, Chủ tịch HĐQT (cũ) và nhĩm cổ đơng ủng hộ ơng đã khởi kiện ơng Khảm ra tịa yêu cầu hủy kết quả đại hội cổ đơng do nhĩm ơng Khảm tổ chức. Ngược lại, ơng Khảm cũng đã khởi kiện ơng Âu, yêu cầu trao quyền kiểm sốt cơng ty.
Cuộc tranh chấp quyền kiểm sốt doanh nghiệp giữa các cổ đơng ủng hộ ơng Nguyễn Văn Khảm, Phĩ Chủ tịch HĐQT và các cổ đơng ủng hộ ơng Trần Hải Âu, Chủ tịch HĐQT Cơng ty cổ phần Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại đay Sài Gịn (Sajuco) tại cuộc họp đại hội đồng cổ đơng bất thường hơm 15-5-2006 đã làm cho uy tín của cơng ty này giảm sút, hoạt động kinh doanh ngưng trệ, cơ hội làm ăn bị bỏ lỡ...
Theo ơng Trương Kế Châu, Phĩ tổng Giám đốc Sajuco, dự kiến trong tháng 6 này Sajuco khởi cơng xây dựng bốn lơ chung cư 16 tầng nhưng phải dừng lại, nhiều hợp đồng khác cũng khơng thể triển khai... Cụ thể, kết quả kinh doanh trong tháng 5-2006 cho thấy: nửa tháng đầu (chưa xảy ra tranh chấp) doanh thu của cơng ty gần 2 tỉ đồng; nửa tháng sau (đã xảy ra tranh chấp) doanh thu của cơng ty chỉ trên 500 triệu đồng.
( 15/6/2006)
PHỤ LỤC 2
Khơng thấy "mặt mũi" của Ban kiểm sốt
Về những sai phạm tại CTCP AUDV Du lịch Ba Đình, ơng Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách vĩ mơ (Viện Quản lý Kinh tế Trung ương) cho rằng, 3 năm mà cơng ty khơng đại hội cổ đơng là sự việc rất bất thường, vì luật lệ quy định ít nhất là một năm phải đại hội một lần. Ơng Cung nhận xét, trong trường hợp này các cổ đơng cũng đã sai sĩt. Họ đã khơng nhận thức được quyền lợi của mình.
Việc ơng Giám đốc Lương Tuấn Hải đem tài sản của cơng ty cho thuê lại để hưởng chênh lệch, theo ơng Cung, là cĩ dấu hiệu của giao dịch tư lợi. Theo LDN, bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp liên quan đến bên cĩ liên quan với doanh nghiệp cần phải xin phép HĐQT hoặc ĐHĐCĐ, để xem giá giao dịch ở đây cĩ đúng với giá thị trường hay khơng.
Trong trường hợp cĩ vi phạm (tức giá giao dịch thấp hơn so quy định của Nhà nước), cổ đơng cĩ quyền: 1/kiện ra tịa án về việc HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền hạn của mình, gây thiệt hại cho cơng ty, phải bồi hồn lại cho cơng ty; 2/ triệu tập ĐHĐCĐ bãi miễn HĐQT. Trong trường hợp HĐQT đồng thời là cổ đơng đa số thì phải kiện ra tịa án kinh tế địi bồi thường thiệt hại cho cơng ty và cổ đơng thiểu số.
Ơng Nguyễn Đình Cung thắc mắc, trước những sai phạm rành rành như vậy đã khơng nhìn thấy "mặt mũi" của Ban kiểm sốt trong cơng ty đâu cả. Cổ đơng hồn tồn cĩ quyền yêu cầu Ban kiểm sốt kiểm tra xem tình hình tài chính cơng ty như thế nào để ngăn chặn những hành vi gian lận, vì để càng lâu, sự việc càng trở nên nghiêm trọng. Áp lực của cổ đơng đối với HĐQT sẽ ngày càng giảm và người ta cĩ cảm nhận rằng, cổ đơng đã khơng làm gì cả. [vnexpress.net, 14:43' 06/10/2005 (GMT + 7)]
PHỤ LỤC 3
Ví dụ 1:
CTCP Đại Dương là một doanh nghiệp nhà nước cổ phần hĩa, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch và khách sạn.
Ngày 1/9/1999, Ủy ban nhân dân thành phố K cĩ quyết định cho phép chuyển doanh nghiệp nhà nước Đại Dương thành CTCP Đại Dương. Ngày 25/9/1999, cơng ty triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ đầu tiên, 150 cổ đơng (100% số cổ đơng này là cổ đơng phổ thơng và là cơng nhân viên của cơng ty) đã tiến hành bầu ra HĐQT (gồm 7 người) và thơng qua Điều lệ.
Ngày 1/11/1999, Phịng Đăng ký kinh doanh thành phố K cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho CTCP Đại Dương với số vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng và số cổ phần phát hành là 15000 cổ phần (mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng và 100% cổ phần được bán hết cho cơng nhân viên của cơng ty).
Là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hĩa, do vậy, giống như trước đây, hàng năm (năm 2000 và 2001) cơng ty thường tổ chức cuộc họp tổng kết cuối năm với sự tham gia của tất cả cán bộ, cơng nhân viên của cơng ty (kể cả những người đã nghỉ hưu). Tại những cuộc họp này, Ban Giám đốccơng ty và HĐQT trình bày về tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty năm qua và phương hướng kinh doanh của cơng ty năm tới cũng như trao phần thưởng cho những nhân viên xuất sắc.
Nhằm phát hành thêm cổ phần mới, tăng vốn điều lệ, tiến hành sửa đổi Điều lệ cho phù hợp với LDN và thơng qua báo cáo tài chính năm 2001 và kế hoạch kinh doanh năm 2002, CTCP Đại Dương quyết định triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ (đây là cuộc họp ĐHĐCĐ lần thứ hai sau cuộc họp ĐHĐCĐ đầu tiên ngày 25/9/1999).
Do CTCP Đại Dương cĩ rất nhiều đơn vị kinh doanh trực thuộc nên ngày 8/3/2002, HĐQT của cơng ty gửi cho quản lý trưởng các đơn vị trên thơng báo về kế hoạch cuộc họp ĐHĐCĐ và yêu cầu mỗi đơn vị kinh doanh tiến hành họp để cử đại biểu đi dự cuộc họp của ĐHĐCĐ tồn cơng ty. Đồng thời, HĐQT cũng đã gửi cho mỗi quản lý trưởng của các đơn vị đĩ một bản dự thảo Điều lệ sửa đổi mới của cơng ty để các đơn vị kinh doanh tổ chức thảo luận trước. Ngày 12/3/2002, cơng ty đã cĩ văn bản thơng báo đến các đơn vị về việc "triệu tập Đại hội đại biểu cổ đơng" tồn cơng ty vào ngày 15/3/2002.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 15/3/2002, chủ tọa cuộc họp đã đọc báo cáo tổng kết năm 2001, phương hướng kinh doanh năm 2002, bản Điều lệ sửa đổi và kế hoạch phát hành cổ phiếu mới. Sau đĩ, chủ tọa cuộc họp đã tiến hành lấy biểu quyết của các cổ đơng tham dự cuộc họp một lần về tất cả các vấn đề được nêu trên.
Theo Nghị quyết được cơng bố tại cuộc họp và đã được biểu quyết thơng qua, vốn điều lệ cơng ty được nâng từ 1,5 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng, tất cả các cổ phiếu chỉ được chào bán nội bộ cho các cổ đơng trong cơng ty. Các cổ đơng được mua thêm cổ phiếu cao nhất là bằng hoặc nhỏ hơn số cổ phần hiện cĩ của cổ đơng đĩ (theo tỷ lệ 1-1). Mỗi thành viên HĐQT được quyền mua số cổ phiếu tương đương 6% vốn điều lệ.
Bản Điều lệ (được cuộc họp ngày 15/3/2002 thơng qua) cĩ một số điểm sửa đổi. Điều 17 Điều lệ quy định: "ĐHĐCĐ hoặc Đại hội đại biểu cổ đơng là cơ quan quyết định cao nhất của cơng ty". Điều 20 của Điều lệ cơng ty quy định "Trong trường hợp cơng ty tổ chức đại hội đại biểu cổ đơng thì cổ đơng sở hữu cổ phần chiếm ít nhất 1% vốn điều lệ là đại biểu đương nhiên. Các cổ đơng khác tự tập hợp thành một nhĩm để cĩ phiếu đủ tiêu chuẩn 1% vốn điều lệ để cử người đi họp".
Do bất đồng với HĐQT trong điều hành, quản lý cơng ty, khơng đồng hành với kế hoạch phát hành cổ phiếu mới và bản Điều lệ sửa đổi, cho nên một nhĩm 10 cổ đơng của CTCP Đại Dương đã gửi đơn đến Tịa án nhân dân thành phố K kiện HĐQT CTCP Đại Dương về các vấn đề sau:
1. HĐQT đã vi phạm LDN và Điều lệ cơng ty về việc triệu tập, thủ tục tiến hành và thơng qua các quyết định tại ĐHĐCĐ ngày 15/3/2002.
2. Bản Điều lệ mới của cơng ty cĩ nhiêu quy định trái với LDN, vi phạm quyền và lợi ích của cổ đơng phổ thơng của cơng ty.
Trên cơ sở đĩ, nhĩm cổ đơng trên đã yêu cầu Tịa án bác bỏ kết quả cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 15/3/2002 và bản Điều lệ mới của cơng ty.
Tịa Kinh tế, Tịa án nhân dân thành phố K đã thụ lý hồ sơ và đưa vụ án ra xét xử [28, Tr.57-61].
Ví dụ 2:
Cổ đơng nhỏ bất mãn về cách điều hành của cơng ty cổ phần
Những Đại hội cổ đơng để báo cáo về tình hình lời - lỗ hoặc để bầu lại Hội đồng quản trị khiến nhiều cổ đơng bất mãn và nghi ngờ về cách điều hành và tổ chức của cơng ty. Lý do là vì nhiều cơng ty cổ phần đã "tự biên, tự diễn" nhiều điều mà luật lệ khơng quy định.
Hội đồng quản trị được các cổ đơng bầu bằng hình thức bỏ phiếu. Hội đồng này cĩ 5 người, 7 người hoặc 9 người. Theo đúng luật và nghiệp vụ thì cổ đơng cĩ một cổ phiếu cũng được bầu, dù đĩ chỉ là một lá phiếu. Điều này cĩ nghĩa là cổ đơng cĩ nhiều hay ít cổ phiếu vẫn bình đẳng trong việc bỏ phiếu. Tuy nhiên trong thực tế, một số cơng ty đã đặt ra quy định, cổ đơng nào cĩ trên 1.000 cổ phần mới được phép đi họp đại hội (1.000 cổ phần tương đương với 1.000 cổ phiếu trên sàn giao dịch). Vấn đề phân biệt cổ đơng "giàu" với cổ đơng "nghèo" đã làm nhiều cổ đơng thắc mắc và bất mãn.
Hơn thế nữa, đã xảy ra những trường hợp phân biệt đối xử với các cổ đơng nhỏ (dưới 100 triệu đồng) muốn xin một tập cáo bạch (prospectus) cũng bị cơng ty từ chối một cách thẳng thừng. [vnExpress, Thứ bảy, 19/5/2001, 11:23 (GMT+7)]
tài liỆu tham khẢo
VĂN BẢN PHÁP LUẬT:
1. Luật Cơng ty năm 1990.
2. Luật Doanh nghiệp năm 1999.
3. Luật Doanh nghiệp năm 2005.
TÀI LIỆU TRONG NƯỚC:
4. Nguyễn Ngọc Bích (2003), "Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong cơng ty cổ phần", Nxb Trẻ.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (11/2003), "Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật Doanh nghiệp", Hà Nội.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (5/2005), "Tờ trình về Dự án Luật Doanh nghiệp (thống nhất)", Hà Nội.
7. CIEM, GTZ, UNDP (11/2004), "Thời điểm cho sự thay đổi - Đánh giá Luật Doanh nghiệp và kiến nghị", Hà Nội.
8. Maurice Cozian & Alain Viandier (12/1998), "Tổ chức cơng ty", Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.
9. Nguyễn Đình Cung, Tư tưởng chỉ đạo, cơ sở lý luận và thực tiễn của Luật Doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tài liệu hội thảo tháng 9/2000.
10. Trần Tiến Cường (1997), "Cơ sở khoa học của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sang hoạt động theo mơ hình cơng ty của nền kinh tế thị trường", Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.
11. Kim Dung, Quản trị cơng ty tốt và thực trạng quản trị cơng ty tại Việt Nam, Tạp chí chứng khốn, số 11/2001.
12. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Nguyễn Hoa Khơi (2003), "Giáo trình Quản trị kinh doanh", Trung tâm Đào tạo Từ xa, Huế.
13. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), "Nhìn nhận của xã hội với thị trường và kinh doanh", Nxb Thống kê, Hà Nội.
14. Nguyễn Hưng, Quản trị cơng ty: tiến tới lành mạnh hĩa mơi trường hoạt động và phát triển doanh nghiệp, Tạp chí chứng khốn, số 5,6/2001.
15. Cao Đình Lành, Minh bạch và cơng khai hĩa thơng tin trong cơng ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, Tạp chí Khoa học, số 2 (36)/2007, tr.115.
16. Cao Đình Lành, Xung đột các nhĩm lợi ích trong cơng ty cổ phần, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3/2007, tr.22.
17. Hồng Thế Liên (chủ biên) (2001), "Luật doanh nghiệp – Những điểm mới và một số vấn đề đặt ra trong cơ chế thi hành", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. "Luật Nhật Bản, Tập II: 1997-1998" (2000), Nxb Thanh Niên.
19. Đinh Thị Hiền Minh, Đằng sau sự sụp đỗ hàng loạt cơng ty Mỹ, Thời báo kinh tế Sài Gịn, số 28 ngày 4/7/2002.
20. Ngân hàng phát triển Châu Á, "Bộ hướng dẫn thơng lệ tốt nhất về quản trị cơng ty ở Việt Nam", Bản trình lên Chính phủ Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 2001, Dự án TA 3353-VIE.
21. Ngân hàng thế giới (2002), "Báo cáo phát triển thế giới - Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường", Nxb Chính trị Quốc gia.
22. Phạm Duy Nghĩa, Buơn cĩ bạn, bán cĩ phường: Vai trị của truyền thống văn hĩa Phương Đơng đối với liên kết doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, số 2/2003.
23. Phạm Duy Nghĩa (2004), "Chuyên khảo về Luật Kinh tế", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Phạm Duy Nghĩa (2004), "Đề cương chi tiết mơn học Luật kinh tế", Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Phạm Duy Nghĩa (chủ biên), "So sánh pháp luật về quản trị doanh nghiệp của một số nước trên thế giới - Bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp hồn thiện pháp luật cơng ty ở Việt Nam", Đề tài đặc biệt cấp Quốc gia, Mã số: QG 04.23.
26. Nguyễn Như Phát, Phạm Hữu Nghị (2004), "Giáo trình Luật kinh tế", Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội.
27. Ngơ Viễn Phú (2004), "Nghiên cứu so sánh quản lý cơng ty cổ phần theo pháp luật Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hịa nhân dân Trung Hoa", Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội.
28. Ngơ Viễn Phú, Bàn về tính chất của quyền cổ đơng, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 12/2003.
29. PMRC, UNDP, "Báo cáo tổng hợp - Nghiên cứu rà sốt văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp với các tư tưởng chỉ đạo xây dựng Luật Doanh nghiệp thống nhất và Luật Đầu tư chung", trong khuơn khổ Dự án VIE 01/025.
30. Tổ cơng tác thi hành Luật Doanh nghiệp (2003), "Một số tranh chấp điển hình phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp", Nxb Thống kê.
31. Đậu Anh Tuấn (2004), "Quản lý, điều hành trong Cơng ty cổ phần ở Việt Nam", Luận văn Thạc sỹ luật học, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Thu Vân (1998), "Một số vấn đề về cơng ty và hồn thiện pháp luật về cơng ty ở Việt Nam hiện nay", Nxb Chính trị Quốc gia.
33. Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý (2000), "Một số điểm mới cơ bản của Luật doanh nghiệp" Thơng tin Khoa học pháp lý.
34. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1/1999), "Báo cáo nghiên cứu so sánh luật cơng ty ở bốn quốc gia Đơng Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippine", Hà Nội.
35. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, "Các doanh nghiệp cổ phần hố của Việt Nam: nghiên cứu so sánh trước và sau cổ phần hố về hiệu quả hoạt động, những khĩ khăn và kiến nghị chính sách", Tài liệu hội thảo “Cổ phần hĩa và hậu cổ phần hố – Thực trạng và giải pháp”, Hà Nội, 29-30/8/2002.
36. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2003), "Quản trị cơng ty: Nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tồn cầu", sách do CIEM dịch với sự tài trợ của GTZ, Nxb Giao thơng vận tải.
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
37. Henrry Hansmann, Reinier Kraakman, "The Essential Role of Organizational Law"; Berkeley Program in Law and Economics, 1999.
38. Henry Hansmann, Reinier Kraakman, The End of History for Corporate Law, Georgetown Law Journal, january 2001.
39. Henrry Hansmann, Reinier Kraakman, Richard Squire, "What is Corporate Law"; Havard, 2002.
40. OECD, OECD Principles of corporate governance, 2000.
41. George Shenoy and Pearlie Koh (2001), Corporate Governance in Asia: Some Developments, Asia Business Law Review, No 31, January 2001).
42. ; "Russian Privatization and Corporate Governance: What went wrong?" của Bernal Black, Reinier Kraakman và Anna Tarassova; "A self-enforcing model of Corporate Law" của Bernal Black và Reinier Kraakman; "Separation of ownership and control" của Eugene F.Fama và Michael C. Jensen
WEBSITES:
43.
44.
45.
46.
47.
48.
49.
50.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo trình quản trị doanh nghiệp.doc