Tài liệu Giáo trình Nhập môn xã hội học - Trần Tấn Phát: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
********************
ThS. Trần Tấn Phát
GIÁO TRÌNH
NHẬP MÔN XÃ HỘI
HỌC
(Dựa trên chương trình giáo dục Đại học đại cương do
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định năm 1995)
(Dành cho sinh viên đại học và cao đẳng không chuyên ngành xã hội học)
LƯU HÀNH NỘI BỘ
GIÁO TRÌNH
2
NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
ThS. Trần Tấn Phát
In 300 cuốn, khổ 16x24. Lưu hành nội bộ theo giấy đề nghị số 168/ĐN-ĐHSPKT-
TV ngày 28 tháng 09 năm 2011 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Tp. Hồ Chí Minh
LỜI GIỚI THIỆU
Để đáp ứng yêu cầu học và nghiên cứu môn Xã hội học của sinh viên đại
học và cao đẳng không chuyên ngành xã hội học. Chúng tôi dựa trên chương trình
giáo dục Đại học đại cương do Bộ giáo dục và đào tạo quy định năm 1995
(chương trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng không chuyên ngành xã hội
3
học) để biên soạn cuốn sách Nhập môn xã hội học. Với kinh nghiệm giảng dạy
nhiều năm môn xã h...
90 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Nhập môn xã hội học - Trần Tấn Phát, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
********************
ThS. Trần Tấn Phát
GIÁO TRÌNH
NHẬP MÔN XÃ HỘI
HỌC
(Dựa trên chương trình giáo dục Đại học đại cương do
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định năm 1995)
(Dành cho sinh viên đại học và cao đẳng không chuyên ngành xã hội học)
LƯU HÀNH NỘI BỘ
GIÁO TRÌNH
2
NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
ThS. Trần Tấn Phát
In 300 cuốn, khổ 16x24. Lưu hành nội bộ theo giấy đề nghị số 168/ĐN-ĐHSPKT-
TV ngày 28 tháng 09 năm 2011 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Tp. Hồ Chí Minh
LỜI GIỚI THIỆU
Để đáp ứng yêu cầu học và nghiên cứu môn Xã hội học của sinh viên đại
học và cao đẳng không chuyên ngành xã hội học. Chúng tôi dựa trên chương trình
giáo dục Đại học đại cương do Bộ giáo dục và đào tạo quy định năm 1995
(chương trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng không chuyên ngành xã hội
3
học) để biên soạn cuốn sách Nhập môn xã hội học. Với kinh nghiệm giảng dạy
nhiều năm môn xã hội học và với sự hợp tác và đóng góp của các giảng viên đã
giảng môn Xã hội học cùng với các giáo trình đã biên soạn “nhập môn xã hội học”
của các giáo sư, tiến sĩ và các tài liệu khác liên quan đến môn xã hội học để soạn
cuốn “nhập môn xã hội học” theo yêu cầu của đối tượng học là sinh viên đại học và
cao đẳng không chuyên ngành xã hội học; nhằm đáp ứng kịp thời theo yêu cầu
của các anh (chị) sinh viên đại học và cao đẳng không chuyên ngành xã hội học.
Trước hết xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của quý thầy cô và bạn đồng
nghiệp đã giúp chúng tôi biên soạn cuốn sách này.
Sau là trong quá trình biên soạn lần đầu không thể không bị sai sót. Chúng
tôi xin qúy độc giả đóng góp ý kiến để chỉnh sửa lại tốt hơn.
Chân thành cảm ơn!
Tác giả
4
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
(Dựa trên chương trình giáo dục Đại học đại cương
do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định năm 1995)
1. Tên môn học:
- Nhập môn xã hội học.
- Mã môn học..
2. Thời lượng: ba tín chỉ (45 tiết)
3. Trình độ:
- Sinh viên khối không chuyên ngành xã hội học.
- Trình độ đại học và cao đẳng.
5
4. Mục tiêu của môn học:
- Phải hiểu được con người, cá nhân con người và xã hội loài người; đó là
cơ sở tiếp cận môn xã hội học.
- Hiểu và nắm bắt được, nghiên cứu được một cách khoa học những con
người trong mối tương quan với những người khác.
- Nhận thức và giải quyết các vấn đề về xã hội và cá nhân con người một
cách khoa học
- Xác định một cách khoa học về sự kiện con người “sống chung” với nhau
- Biết phân tích tổng hợp các sự kiện và hiện tượng xã hội “sống chung” với
nhau một cách khoa học
5. Điều kiện tiên quyết
- Bố trí học năm nhất đối với sinh viên đại học và cao đẳng không chuyên
ngành xã hội học.
- Phải có mặt trên lớp.
- Phải có giáo trình và nghiên cứu trước khi lên lớp (đọc giáo trình trước khi
nghe giảng).
- Phải đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng.
- Tham gia đầy đủ các buổi thảo luận.
6. Mô tả vắn tắt nội dung
BÀI. 1: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của xã hội học ................................ 7
BÀI. 2: Sự ra đời và phát triển của xã hội học .............................................. 16
BÀI. 3: Phương pháp nghiên cứu của xã hội học ......................................... 27
BÀI. 4: Cá nhân và xã hội .............................................................................. 39
BÀI. 5: Những khái niệm và phạm trù cơ bản của xã hội học ..................... 54
BÀI. 6: Di động xã hội và biến đổi xã hội ...................................................... 77
BÀI. 7: Văn hóa và xã hội ............................................................................. 81
BÀI. 8: Dư luận xã hội và thông tin đại chúng .............................................. 88
BÀI 9: Xã hội học nông thôn .......................................................................... 92
BÀI 10: Xã hội học đô thị ............................................................................... 95
BÀI.11: Xã hội học gia đình ........................................................................... 98
7. Nhiệm vụ của sinh viên
- Phải nghiên cứu giáo trình “Nhập môn xã hội học” và đọc các giáo trình
liên quan.
- Tham dự đầy đủ các giờ thực hành.
8. Tài liệu học tập
6
[1]. Phạm Tất Dong, LêNgọc Hùng. Xã hội học. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội, 1997.
[2]. Trần Tuấn Phát. Nhập môn xã hội học. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.
Hồ Chí Minh, 2011.
- Đọc và nghiên cứu tất cả các tài liệu xã hội học và các tài liệu khác liên
quan đến môn học.
9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
Theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo
10. Nội dung chi tiết trong chương trình “Nhập môn xã hội học”
BÀI I
ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA XÃ
HỘI HỌC
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC
I.1. Xã hội học là gì?
I.1.1. Thuật ngữ “xã hội học”.
Người đầu tiên đưa ra danh từ “xã hội học” là ông Auguste Comte (1798-
1857) nhà triết học thực chứng người Pháp. Auguste Comte sử dụng thuật ngữ
“xã hội học” vào năm 1839. Danh từ “xã hội học” được ghép từ hai chữ “Societas”
gốc Latinh dịch ra tiêng việt là “xã hội” và từ “Logos” là gốc từ Hy Lạp dịch ra tiếng
Việt là “học thuyết”, ghép hai từ “Logos” là gốc từ Hy Lạp với “Societas” gốc Latinh
có nghĩa là “học thuyết về xã hội”. Auguste Comte coi xã hội học giống như khoa
học tự nhiên. Theo Auguste Comte “xã hội học” là “vật lý học xã hội”.
I.1.2. Định nghĩa xã hội học.
Ngay từ khi mới ra đời cho tới nay “xã hội học” có rất nhiều định nghĩa khác
nhau. Auguste Comte là người đầu tiên đưa ra khái niệm xã hội học. Auguste
Comte coi xã hội học giống như khoa học tự nhiên. Chính vì vậy, quan điểm xã hội
học của Auguste Comte là “Vật lý học xã hội”. Nghiên cứu xã hội học là “khoa học
về các quy luật của tổ chức xã hội”.
E. Durkhiem thì quan niệm xã hội học là “khoa học nghiên cứu các sự kiện
xã hội”. Nghiên cứu xã hội học là nghiên cứu các sự kiện, hiên tượng xã hội.
7
M.Weber quan niệm về xã hội học là “khoa học có nhiệm vụ lý giải, tức giải
nghĩa, thông hiểu động cơ, ý nghĩa của hành động”. Nghiên cứu xã hội học là hành
động xã hội. Tìm hiểu về động cơ hành động.
Từ đó tới nay các nhà xã hội học đưa ra những định nghĩa khác nhau. Nhưng
đều thống nhất là nghiên cứu về cuộc sống con người sống chung với nhau.
Trong cuốn “sociology” (xã hội hoc) của Joseph H. Fichter là giáo sư tiến sĩ
xã hội học Mỹ, đã từng giảng dạy môn xã hội hoc nhiều nước trên thế giới đưa ra
định nghĩa xã hội học có tính chất bao quát nhất đó là: “xã hội học là công cuộc
nghiên cứu một cách khoa học những con người trong mối tương quan với những
ngưới khác” (trang 1 trong cuốn Joseph H. Fichter, Xã hội học, bản dịch của Trần
Văn Đỉnh, Sài gòn, Hiện đại thư xã, 1973).
Xét khái niệm của Joseph H. Fichter về nội hàm và ngoại diên của khái niệm.
Ta xét về nội hàm của khái niệm nó chứa những thông tin sau: đó là “xã hội học là
công cuộc nghiên cứu một cách khoa học” về con người quan hệ với con người.
Nghiên cứu con người tương tác với con người. Nghiên cứu con người hành động
tác động đến con người; nghiên cứu con người này là đối tượng bị tác động của con
người kia và ngược lại. Nghiên cứu con người vừa là chủ thể lại đồng thời là khách
thể. Tất cả những sự kiện ấy diễn ra trong cuộc sống chung giữa con người với con
người. Nó hình thành nên tính quy luật hay quy luật xã hội. Trong quá trình hành
động của con người diễn ra rất đa dạng và phong phú nhưng lại tuân theo một trật
tự nhất định của xã hội hình thành các cơ cấu và các tổ chức xã hội trong quá trình
ổn định và biến đổi. Nghiên cứu xã hội ở trạng thái tĩnh và nghiên cứu xã hội ở trạng
thái động. Sự biến đổi vị trí; vị thế; địa vị; vai trò của các cá nhân làm biến đổi xã hội
và ngược lại
Như vậy, định nghĩa chứa đựng các yếu tố để xác định nó là nó chứ không
phải là cái khác. Xác định rõ nội dung nghiên cứu của môn xã hội học, khác hẳn
với các môn khoa học xã hội khác. Xác định rõ môn xã hội học nghiên cứu những
vấn đề gì ? Nội hàm của khái niệm xã hội học là rất rộng, do đó ngoại diên của
khái niệm xã hội học là hẹp; đó là ngoại diên của xã hội học nó chứa tất cả các
mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống xã hôi. Do đó đối
tượng nghiên cứu của xã hội học sẽ là nghiên cứu các sự kiện và hiện tượng con
người “sống chung” với nhau trong một cộng đồng xã hội nhất định hay một xã hội
nhất định. Sau đây chúng ta xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
I.2. Đối tượng nghiên cứu và cơ cấu của xã hội học
I.2.1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học
Bất cứ môn khoa học nào cũng phải có đối tượng nghiên cứu riêng của nó.
Xã hội học là một môn khoa học nghiên cứu về xã hội con người “sống chung” với
nhau; nên nó cũng phải có đối tượng nghiên cứu của nó. Để xác định môn khoa
học “xã hội học” với môn khoa học xã hội khác; xã hội học phải xác định đối tượng
nghiên cứu của minh trong các ngành khoa học khác nhất là các ngành khoa học
nghiên cứu về xã hội.
Nếu xét về ngoại diên khái niệm “xã hội hoc”, thì nó năm trong môn khoa
học xã hội; tức là đều nghiên cứu về quan hệ xã hội của những con người; đó là
8
quan hệ giữa con người với con người trong cuộc “sống chung” trong một cộng
đồng xã hội hội nhất định nào đó.
Xét vế mối quan hệ giữa con người với con người và con người với tự
nhiên, có rất nhiều môn khoa học xã hội nghiên cứu; không chỉ những môn khoa
học xã hội mà cả môn khoa học tư nhiện cũng nghiên cứu về con người sống
chung với nhau củ yếu và cơ bản về hai mối quan hệ là: quan hệ về vật chất (thế
giới tư nhiên) và quan hệ về tinh thân (hình thái ý thức xã hội).
Như vậy, xét về ngoại diên của khái niệm xã hội học nó chứa tất cả các dữ
liệu liên quan đến mối quan hệ giữa con người với con người (môi trường sống
của con người về mặt xã hội) và giữa con người với tự nhiên (môi trường sống
của con người trong giới tư nhiên). Và cũng chính là ngoại diên của các khoa học
nghiên cứu về xã hội.
Xét về nội hàm của của môn “xã hội học” với các môn khoa học xã hội khác
thì nó phải khác biệt với nhau, không thể trùng lặp.
Để phân định xã hội học với các môn khoa học khác thì phải xác định nó là
nó chứ không phải là cái khác. Vì vậy, nội hàm của “xã hội học” so với những môn
khoa học xã hội khác nó phải chứa những: “sự kiện con người >
với nhau: x hội học về những yếu tố đều đặn và > của tác phong xã
hội trong trang thái thực tế ở khắp mọi nơi trong xã hội.”.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là rất rộng. Nhưng không
trùng với các môn khoa học xã hội khác. Xã hội học xét vê ngoại diên của nó
chung với các môn khoa học khác do đó nó phải liên quan đến các môn khoa học
khc, đặc biệt đối với các môn khoa học nghiên cứu về xã hội. Vì nó cùng có ngoại
diên với các môn khoa học xã hội khác.
Xét cụm từ “bất biến” không nên hiểu là “nhất thành bất biến”, tức là không
bao giờ thay đổi. Mà phải hiểu nó là cái quy định và cái xác định, cái chuẩn hóa
của một sự vật hay hiện tượng nhất định nào đó, để xác định nó là nó chứ không
phải là cái khác. Cái mà xác định nó là nó chứ không phải là cái khác. Cái phân
biệt sự vật này với sự vật khác, hiên tượng này với hiên tượng khác về chất.
Ví dụ: con người khác với con vất là do con người có “tư duy, có ý thức”.
Cụm từ “tư duy” là bất biến vì nếu không có tư duy – ý thức, thì không phải là con
người. Mặc dù xét về “thể xác” về hình thức biểu hiện tức là cái thực thể sinh học
ấy là một dang vật chất (vật lý) cũng như con người, hay có dáng người, nhưng
không phải là con người. Vì khơng có ý thức.
Chẳng hạn là một động vật xét về hình thức có dáng con người; nếu không
có khả năng tư duy, nhận thức; không có ý thưc thì không thể là con người. Vì cái
bản chất khác với con người, bản chất xã hội của nó không có. Bản chất xã hội
của con người là bản chất “ý thức”. Chỉ khi con vật, hay loài động vật nào có khả
năng nhận thức, khả năng “tư duy”, sáng tạo thì mới là con ngươi, là loài người.
Cụm từ “tư duy” là phân biệt giữa con người với con vật. Kal Marx đã chỉ rõ
là: “Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung
bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật
ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, đó là
9
một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt của mình, như thế là con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống
vật chất của minh.”
Như vậy, cum từ “tư duy” là cụm từ được coi là > khi xác định
nó là con người. Con người có khả năng nhận thức, có ý thức, “tư duy” và sáng
tạo.
Vì vậy, con người là chủ thể, có khả năng cải tạo tư nhiên, cải tạo xã hội
đồng thời cải tạo chính con người, nhờ lao động, trong quá trình lao động. Thực
tiễn đã chứng minh. Đó là chân lý không thể thay đổi và không chối cãi, có phải
đúng thế không?
I.2.2. Cơ cấu của môn xã hội học
Xã hội học là môn khoa học nghiên cứu xã hội con người trên tất cả các sự
kiên con người “sống chung” với nhau, do đó căn cứ vào loại hình hoạt động hay
lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội mà nghiên cứu như: xã hội học kinh tế; xã hội
học chính tri; xã hội học tôn giáo; xã hội học gia đinh V.V.. song, tất cả các lĩnh
vực nghiên cứu ấy đều tập trung tìm hiểu về con người “sông chung” với nhau; do
đó, nó lại quan hệ chặt chẽ với nhau. Các nhà nghiên cứu xã hội học đã phân chia
thành các loại nghiên cứu xã hội học cơ bản sau:
Thứ nhất là “xã hội học đại cương”, nó nghiên cứu các quy luật, tính quy
luật, thuộc tính và đặc điểm chung nhất của các dự kiện, hiện tượng và quá trình
xã hội, trong trạng thái tĩnh và trong trạng thái biến đổi. Xã hội học đại cương có
nội dung nghiên cứu rất gần với xã hội học vĩ mô và xã hội học lý thuyết. Nó có
tính khái quát.
Thứ hai là “xã hội học chuyên ngành” (chuyên biệt), nó nghiên cứu về một
mặt, một khía cạnh, một góc độ trong quan hệ xã hội con ngươi sống chung với
nhau. Nó là một bộ phận của xã hội học; nó gắn lý luận xã hội học đại cương vào
việc nghiên cứu các hiện tượng của một một lĩnh vực cụ thể, nhất định của đời
sống con người “sống chung” trong một xã hội nhất định. Chẳng hạn nghiên cứu
về xã hội học gia đinh; nghiên cứu về xã hội học tội phạm hay nghiên cứu về xã
hội học nông thôn. V.v..
Thứ ba là “xã hội học lý thuyết” là một bộ phân xã hội học nghiên cứu một
cách khách quan, khoa học về các sự kiện và hiện tượng, nghiên cứu quá trình
biên đổi xã hội. Nhằm phát hiện ra tri thức mới và xây dựng thành các lý thuyết,
các khái niệm và các phạm trù xã hội học. Hình thành một hệ thống khái niệm
phạm trù của xã hội học.
Thứ tư là “xã hội học thực nghiêm” là một bộ phận xã hội học nghiên cứu về
hiện tượng, quá trình xã hội bằng cách vận dụng các lý thuyết, các khái niệm, các
phạm trù của xã hội học vo thực tiễn hay các phương pháp thực chứng như quan
sát, đo lường, thí nghiệm nhằm kiểm tra, chứng minh giả thuyết xã hội học.
Thứ năm là “xã hội học triển khai ứng dụng” là một bộ phận của xã hội học
có nhiệm vụ vận dụng các nguyên lý và ý tưởng xã hội học vào việc phân tích, tìm
hiểu và giải quyết các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội. Xã hội học triển khai
ứng dụng nghiên cứu cơ chế hoạt động, điều kiện, hình thức biểu hiện của các
10
quy luật xã hội học nhằm chỉ ra các giải pháp và đưa trí thức xã hội học vào cuộc
sống.
Trong các loại nghiên cứu xã hội hoc thí xã hội học lý thuyết, xã hội học ứng
dụng và xã hội học thực nghiệm có mối quan hệ khăng khít với nhau
Xét về cơ cấu các ngành của xã hội học. Thì phải dựa vào địa lý, dựa vào
đời sống, dựa vào hoạt động xã hội, dựa vào nhu cầu xã hội mà phần chia các
ngành xã hội học như: xã hội học nông thôn (dựa vào địa lý) xã hội học đô thi (dựa
vào môi trường xã hội) Xã hội học chính trị (dựa vào chế độ, ý thức chính trị) Xã
hội học tội phạm (dựa vào chuẩn mực, khuôn mẫu,thể chế, thiết chế xác định xu
hướng lệch chuẩn,). xã hội học báo chí (dựa vào nhu cầu truyền thông đại chúng,
dư luận xã hội) v. v...do nhu cầu cuộc sống phát sinh cái mới hoặc do biến đổi xã
hội mà phát sinh các ngành nghiên cứu xã hội học. Xã hội học không bao giờ kép
kín, hay cố định vì nó nghiên cứu về xã hội, xã hội biến đổi phát sinh cái mới là nó
nghiên cứu.
I.3. Quan hệ giữa môn xã hội học với các môn khoa học khác
Do nội hàm của xã hội học rất rộng, chứa đựng rất nhiều sự liên, hiện
tượng trong đời sống xã hội về con người sống chung với nhau, do đo, xã hội học
liên quan đến rất nhiều môn khoa học nghiên cứu về tư nhiên và xã hội.
Xã hội học tập trung nghiên cứu về con người “sống chung” với nhau; do đó
nó liên quan đến các khoa học nghiên cứu về xã hội. Và nghiên cứu về tự nhiên
trong mối trường sống của con người.
Xã hội là đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học xã hội. Các môn khoa
học xã hội đều nghiên cứu vế mối quan hệ giữa con người với con người nhằm
thỏa mn hai nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhưng mỗi
môn khoa học tiếp cận ở góc độ khác nhau trong đời sông xã hội của con người.
Ta xét về một sự vật hay một hiện tượng bất kỳ nào liên quan đến đời sống của
con người sau đây:
Chẳng hạn như chiếc ghế dùng để thỏa mn nhu cầu là > nó không
chỉ thể hiên công dụng duy nhất là đáp ứng nhu cầu sử dụng để ngồi; mà nó còn
thể hiện những mối liên hệ, quan hệ khác trong đời sống xã hội.
Chúng ta hay quan sát một chiếc ghế và xét các mối quan hệ về nhu câu
của mỗi người ngồi trên chiếc ghế đó. Ta hãy đặt nó trong các mối quan hệ xã hội
sau đây:
Thứ nhất xét trên lĩnh vực kinh tế. Cái ghế là một sản phẩm có giá trị trao
đổi và sử dụng nếu nó là hàng hóa. Người sản xuất ra chiếc ghế nếu là hàng hóa
thì anh ta phải nghĩ tới người sử dụng nó (người mua cái ghế) và giá trị trao đổi
của cái ghế là thể hiện thể lực, trí lực và nhiên nguyên vật liệu tạo thành cái ghế
được xác định giá trị thể hiện giá cả là bao nhiêu (tiền), hơn nữa cịn lin quan đến
sự cạnh tranh với những người cùng sản xuất mặt hàng đó tức là sản xuất ra cái
ghế nó còn liên quan đên nhu cầu tức là quy luật cung cầu để xác định giá cả.
Thứ hai xét trên lĩnh vực triết học thì cái ghế là sự sáng tạo của con người
tư một dạng vật chất là gỗ có thể do con người trồng, hay khai thác trên rừng đem
về quá trình lao động đã làm nó thay đổi về dạng (tư cây gỗ thành cái ghế) là dạng
vật chất do con người sản xuất ra. Là một vật thể được hình thành tư một vật thể
11
khác như là “cây gỗ”. Gỗ cịn có thể sáng tạo thành vật khác, như làm chất đốt (củi)
tạo nhiệt v.v. nếu xét nó là vật chất tức là cái tồn tại khách quan thì nó không mất,
chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ chất này sang chất khác..cịn cái mất đi
chính dạng vật chất, cái thể hiện, cái biểu hiện đó chính là cây gỗ, cái ghế,
v.v..như vậy từ cái cụ thể muôn hình muôn vẻ khái quát thành cái phổ biến là vật
chất, vật chất với ý nghĩa là vật chất không thể và không bao giờ mất đi; cái mất đi
chỉ có dạng cụ thể của vật chất. Dạng cụ thể của vật chất là không tồn tại vĩnh viễn
mà có tính lịch sử; cịn vật chất là tồn tại vĩnh viễn,. Từ đó liên quan đên nhu cầu
sống của con người đó là những sản phẩm do con người sáng tạo ra xét về giá trị
sử dụng, xét về giá trị trao đổi xét về nhu cầu thị hiếu, thẩm mỹ v.v..nó luôn luôn
biến đổi không ngừng. Do đó vấn đề phá mối trường tư nhiên môi trường sống của
con người là không thể khôn quan tâm nhất là thời đại khoa học công nghệ phát
triển. Vì vậy, nhu cầu nghiên cứu về môi trường sống của con người được đặt ra
và môn xã hội học môi trường ra đời.
Thứ ba xét trên lĩnh vực chính trị. Người ngồi ghế đó có quyền lực gì? Xét
quyền hạn, xét về trách nhiệm, xét về vị thế, xét về khả nặng lãnh đạo, khả năng tổ
chức, xét về tin nhiệm của quần chúng.v.v. ngành xã hội học chính trị xuất hiện để
khảo cứu về những nhu cầu đó.
Thứ tư xét trên lĩnh vực xã hội học.
Vấn đề nghiên cứu con người, tác phong xã hội của con người. Xã hội học
ra đời nghiên cứu nó trong tất cả mối quan hệ về nhu cầu cuộc sống chung trong
xã hội đó là giá trị vật chất, giá trị tinh thần thì ta hãy xác định trên các lĩnh vưc: vị
trí, vị thế, địa vị, vai trò của cái ghế. Ta thấy cùng một sự vật nhưng mối quan hệ
khác nhau thì giá trị thể hiên khác nhau. Xã hội học nghiên cứu tất cả các mối
quan hệ trình bày trên và khái quát lên thành lý thuyết, lý luận tìm và phát hiện tính
quy luật hay những quy luật xã hội.
Như vây, xã hội học là môn khoa học nghiên cứu mọi mặt đời sống của con
người “sống chung” với nhau trên mọi bình diên, do đó nó liên quan rất nhiều
ngành khoa học khác, tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu của nó.
Xã hội học là một môn khoa học thực nghiệm, chuyên khảo cứu các sự kiện
và hiện tượng xã hội đã xy ra hoặc đang xẩy ra trên mọi lĩnh vưc của đời sống xã
hội hiên thực. Do đó quá trinh nghiên cứu của nó liên quan đến các môn khoa học
khác vừa là hỗ trợ, vừa là tiếp nhận kết quả của khoa học khác. Xét đến cùng nó
còn là phương tiện, công cụ cho các ngành khoa học khác nghiên cứu trên lĩnh
vực xã hội.
Trên cơ sở phân tích trên; Nghiên cứu xã hội học đòi hỏi phải có kiến thức
sâu, rộng và kiến thức chuyên ngành.
Vi dụ: xã hội học kinh tế thì phải có kiến thức kinh tế hay xã hội học chính trị
thì phải có kiến thức chính trị hoặc xã hội học tôn giáo thì phải có kiến thức tôn
giáo.
II. CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC
12
II.1.Chức năng nhận thức
Trên cơ sở khoa học để lý giải, giải nghĩa, để chứng minh, để xác định, hay
đánh giá một sự vật hay một hiện tượng nào đó là nhu cầu tất yếu của cuộc sống
con người trong mối trường sống tư nhiên hay mối trường sống xã hội.
Tri thức khoa học lại là quá trình hoạt động, quá trình lao động của nhân loại
đúc kết lên và truyền tư đời này qua đời khác từ thế hệ này qua thế hệ tiếp theo.
Xã hội học nhằm trang bị cho mọi người, nhất là những nhà xã hội học có tri
thức khoa học xã hội học, cũng chính là do nhu cầu và mục đích đó.
Xã hội học truyền đạt những tri thức về những quy luật khách quan của các
quá trình tồn tại, biến đổi và phát triển của xã hội, cho mọi người, nhất là những
người nghiên cứu về xã hội hội học. Đó chính là chức năng nhận thức của xã hội
học.
II.2. Chức năng thực tiễn
Xã hội học là môn khoa học khảo cứu về thực trạng xã hội; nhiệm vụ của nó
là mô tả quá khứ, xác định hiện tại, dự báo tương lai. Do đó, nhà xã hội học phải
nắm bắt thực trang đời sống xã hội một cách chân thực và chính xác. Thông qua
những sữ kiện, hiện tượng riêng lẻ (những sự kiện, hiện tượng xã hội đã xẩy ra
hay đang xẩy ra) để tìm ra cái phổ biến có tính quy luật hay quy luật của xã hội.
II.3. Chức năng tư tưởng
Tư chức năng nhận thức và chức năng thực tiễn nắm bặt được xu hướng
vận động biến đổi của xã hội. Vấn đề đặt ra là tuyên truyền, tác động, giáo dục
quân chúng, nhân dân chủ động hành động theo đúng quy luật khách quan, nhất
là đối với những lực lượng lãnh đạo, có cở khoa học thực tiễn để từ đó có kế hoặc
tổ chức, ra những quyết định đúng đắn; đồng thời tuyên truyền, giáo dục và thực
hiện.
II.4. Chức năng dự báo
Xã hội học là một môn khoa học, nó khảo cứu về tác phong xã hội một cách
khoa học. Qua quá trình khảo cứu các sự kiện và hiện tượng của quá khứ, mô tả
các sự khiên hiện tượng đó để xác định hiện tại một cách khoa học, xác định tính
quy luật, hay quy luật để đưa ra những dự báo theo xu hướng vận động và phát
của xã hội.
Do nắm bắt được thực trạng biến đổi của xã hội, xác định được bản chất và
xu hương hướng vận động khách quan mà đưa ra những dự báo. Những dự báo
dựa trên cơ sở điều tra các sự kiện, hiện tượng xã hội một cach khoa học của xã
hội học. Do đó, xã hội học trước hết là giúp cho những lực lượng lãnh đạo, hay
người lãnh đạo hay lực lượng quản lý xã hội có cơ sở thực tiễn trên cơ sở điều tra
xã hội học một cách khoa học để có những quyết định đúng đắn. Sau là xã hội học
giúp cho mọi người, nhất là các tổ chức và lãnh đạo xã hội chủ động đón bắt và có
kế hoặch thực hiện một cách khoa học về xu hướng biến đổi của xã hội trên lĩnh
vực nhất định nào đấy.
13
III. NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC
Xã hội học nhiệm vụ cơ bản của nó là mô tả, giải thích, giải nghĩa các sự
kiện, hiện tượng của quá khứ (Cái đã xẩy ra và đang xẩy ra) nhằm xác định hiện
tại; trên cơ sở đó đưa ra dự báo xu hướng vận động, biến đổi và phát triển của sự
vật hay hiện tượng xã hội đó đó. Tức là mô tả quá khứ nhằm xác định hiện tại và
dự báo tương lai.
Căn cứ vào những chức năng trên mà xác định nhiệm vụ của xã hội học:
III.1. Nhiệm vụ trước tiên là xác định các cơ che, thiết chế xã hội trong thực
tiễn có phu hợp với cơ cấu xã hội một cách khách quan hay không
Vi dụ một cơ quan thuộc trường đại học xét về cơ cấu chỉ cần các phòng
bản như một phòng tổ chức cán bộ nhưng có hai phòng thì dư thừa một phòng.
Hay một gia đình hạt nhân là một vợ một chồng nhưng có hai người vợ thì không
thể dẫn đến gia đình có sự xung đột giữa hai người vợ và người chồng không thể
không rời vào quyết đoán thiếu dân chủ trong quan hệ vợ chồng. V..v..Xã hội học
nghiên cứu các hình thái biểu hiện xã hội và các cơ chế hoạt động của các quy
luật vận động xã hội.
III.2. Nhiệm vụ thứ hai là dự báo xu hương biến đổi xã hội
Xã hội học phục vụ trức tiếp hay gián tiếp cho công tác quan lý xã hội. cung cấp
các dữ liệu điều tra thực trang xã hội một cách trung thực và khách quan khoa học,
đông thời đưa ra dự bao xu hướng biến đổi trên cơ sở nguyên nhân khách quan để có
dự báo khoa học theo chiều nào của sự vận động xã hội.
Câu hỏi ôn tập:
1. Xã hội học là gi?
2. Anh (chi) trình bày đối tượng nghiên cứu của xã hội học và mối quan hệ
giữa xã hội học với các môn khoa học khác.
3. Anh (chị) cho biết xã hội học có những chức năng và nhiệm vụ gì? Hay trình
bày nội dung cơ bản của những chức năng và nhiệm vụ đó.
4. Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học đối với xã hội
Việt Nam hiên nay.
14
BÀI II
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC
I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ ĐỂ XÃ HỘI HỌC RA ĐỜI
I.1. Điều kiên kinh tế, chính trị, xã hội
I.1.1 Xét về kinh tế – xã hội
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành và phát triển nhất
là vào cuối thế ky XIX (mười chín) và đầu thế kỷ XX (hai mươi.)
Nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa phát triển dẫn đến sự cạnh tranh
giữa những người sản xuất hàng hóa nhằm thu lợi nhuân nhiều đã thúc đẩy cuộc
cách mạng công nghiệp ra đời và phát triển. Đặc biệt ở châu Au vào thời kỳ cuối
thế kỷ IX đầu thế kỷ XX
Với trình độ sản xuất công nghiệp tạo ra nhiều hàng hóa dẫn đến nhu cầu
thị trương tiêu thụ rộng lớn ở trong nước và ngoài nước. Trên phạm vi quốc tế.
Trao đổi hàng hóa đồng thời là trao đổi khoa học - kỹ thuật, dẫn tới xu
hướng hòa nhập văn hóa dẫn đến tác động về lối sống, cách sống, nếp sống theo
xu hướng “tự do, dân chủ tư bản chủ nghĩa”.
Xu hướng phá bỏ trật tự, chuẩn mực, khuôn mẫu, kỷ cương xã hội phong
kiến ngày càng quyết liệt trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Cuộc cách mạng công nghiệp dân đến vấn đề đô thi hóa; làm cho sự cách
biệt giữa nông thôn và đô thi trên mọi lĩnh vực đời sống.
Xét về quan hệ xã hội.
15
Nhu cầu trao đổi hàng hóa trên thị trường rộng. làm cho vấn đề quan hệ xã
hội rộng lớn, phạm vi quan hệ trong nước và thế giới càng mở rộng, do đó chế độ
cát cư phong kiên không cịn phù hợp dẫn đến sự xung đột giữa chế độ tư bản và
chế độ phong kiến gay gắt.
Vấn đề giáo dục và đào tạo nghề.
Do cuộc cách mạng công nghiệp đỏi hỏi trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật
và tay nghề càng nhiều nhu cầu về trình độ khoa học kỹ thuật cân thiết cho sản
xuất với công cụ là máy móc càng cao.
Cách thức giáo dục tại gia theo kiều cha truyên con nối khép kín trong xã hội
phong kiên không con phù hợp. Thay vào đó là giáo dục mang tính xã hội hóa; xã
hội hóa giáo dục là nhu cầu tất yếu để đáp ưng cho cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật hiên đại. Do nhu cầu nền sản xuất công nghiệp nhà trường công và nhà
trường tư đua nhau ra đời để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất công nghiệp.
Xét về quan hệ giữa cá nhân và xã hội; xu hướng tự do cá nhân đã phá vỡ
quan hệ kỳ cương, truyên thống, và trật tự xã hội theo chế độ phong kiến. Xã hội
đặt ra những nhu cầu bức xúc về nghiên cứu con người và nghiên cứu trật tự xã
hội, nhằm xác định con người vân hành theo xu hướng nào? Và vấn đề xã hội biến
đổi theo xu hướng nào? Tìm ra cách thức, con đường để duy trì trật tự xã hội.
I.1.2. Xét về chính trị xã hội
Giai cấp tư sản tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Giai cấp tư sản
dương lá cờ “tư do dân chủ” đã đáp ứng xu hướng đòi tư do dân chủ của nông
dân nói riêng và “thân dân” trong chế độ phong kiến nói chung. Nó đã thu hút được
lực lượng cách mạn, trước hết là nông dân và sau là các tầng lớp khác đi theo giai
cấp tư sản thực hiên cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Điển hình là cuộc cách
mạng tư sản năm 1789 ở Pháp được coi là cuộc cách mạng tư sản (cách mạng
dân chủ tư sản) triệt để nhất.
Cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra đầu tiên ở nước Anh cuối thế kỷ XVIII
và đầu thế kỷ XIX. Vào cuối thế kỷ XIX lan tràn khắp châu Au. Báo hiệu sự sụp đổ
hoàn toàn của chế độ phong kiến.
Sự xung đột giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội trở lên quyết liệt nhất là
giữa giai cấp tư sản với giai cấp phong kiên, giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô
sản, giữa giai cấp bóc lột với nhân dân lao động.
I.2.Tiền đề khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
I.2.1 Tiền đề khoa học tư nhiên
Lĩnh vực khoa học kỹ thuật cng phát triển mạnh cả lĩnh vực khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội.
Cuộc cách mạng khoa học ở thế kỷ XVI, XVII và thế kỷ XVIII. Làm thay đổi
căn bản về thế giới quan và phương pháp luận khoa học.
THẾ GIỚI HIÊN THỰC ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT CÓ
TRẬT TỰ VÀ THEO NHỮNG QUY LUẬT TẤT YÊU. Giải thích bằng những khái
niệm, phạm trù và phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhất là những môn hóa
16
học, vật lý hoc, và sinh học.(Đặc biệt là ba phát minh: học thuyết tế bào; thuyết tiến
hóa; định luật bảo toàn)
I.2.2. Tiền đề khoa học xã hội
Vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học nhất là khoa học xã hội về những nhu
cầu:
Giải thích xã hội về con người, giải thích về trật tự xã hội, về khuôn mẫu và
chuẩn mức xã hồ giải thích những hoạt động của cá nhân con người với kỷ cương
xã hội. xem xét xã hội, xem xét con người đang diễn ra không cịn trật tự và ký
cương như trước nữa.
Do nhu cầu cấp thiêt đo, đòi hỏi các nhà trí thức không thể không quan tâm,
mà phải tìm hiểu về con người, về nhân cách con người. Tìm hiểu về xã hội; về
trật tự xã hôi, về quan lý và tổ chức xã hội. V.v..
Để đáp ứng nhu cầu xã hội đặt ra lúc đó; rất nhiều nhà khoa học bỏ công
sức tìm hiểu nghiên cứu về con người, cá nhân con người nghiên cứu về xã hội.
Trong những các nhà khoa học đó không thể không kể tới những nhà khoa học
tầm cỡ; là những nhà khoa học tiêu biểu nhất đó là:
1. Auguste Comte (1798 – 1857) người Pháp.
2. Karl Marx (1818 – 1883) người Đức.
3. Hebert Spencer (1820 – 1903) người Anh.
4. Emile DurKeim (1858 – 1917) người Pháp.
5. Max Weber (1864 – 1920) người Đức.
Sau đây sẽ lần lượt trình bày quan diểm của các nhà xã hội học tiền bối nêu
trên:
1 2 3 4 5
II. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC TIỀN BỐI, TIÊU BIỂU
II.1 Auguste Comte (1798 – 1857). Người đặt nên mong cho sự ra đời môn xã
hội hoc, là người khởi xướng ra môn khoa học xã hội hoc
II.1.1.Tóm tắt tiểu sử của Auguste Comte.
Auguste Comte sinh tai Montpelier, nước Pháp, sinh ra trong một gia đình
theo đạo Gia tô. Theo xu hướng quân chủ.
Năm 1814 Auguste Comte học tại trường Bách khoa Pari. Auguste Comte là
người có tư tưởng tự do và cách mạng. Auguste Comte làm trợ lý cho nhà xã hội
17
chủ nghĩa không tương phê phán người Pháp là Saint Simon. Năm 1826 Auguste
Comte bắt đầu giảng giáo trình “triết học thực chứng”. Gồm sau tập. Trong tác
phẩm này ông đi vào nghiên cứu xã hội học và là người đầu tiên đưa ra khái niệm
xã hội học. Auguste Comte chia khoa học ra làm sau môn chính:
1. Toán học.
2. Thiên – văn – học.
3. Vật lý học.
4. Hóa học.
5. Sinh học.
6. Xã hội học.
Theo Augus Comte thì môn toán; thiên văn học; vật lý học thuộc về vật lý vô
cơ. Còn môn hóa học; sinh học; xã hội học thuộc về vật lý hữu cơ. Augus Comte
cho rằng khoa học cơ bản là toán học; thiên văn học; xã hội học. Còn môn khoa
học sử học; văn học; ngôn ngữ học; là khoa học cụ thể. Chính sự phân chia các
môn khoa học thành sau môn ông đều coi là vật lý, vì vậy mà xã hội học theo ông
như là “một ngành vật lý học học xã hội”(Physiguesociale) từ “Sociologie” (xã hội
học) được gép với từ “Socius” (gốc tiếng La Tinh), có nghĩa là người đồng hành,
với tư “Logos” (xuất phát tư tiếng Hy Lạp) có nghĩa là môn học vế. (trong sách “xã
hội học nhập môn”, tác giả Trân Hữu Quang. Trang 6.)
Ơng viết nhiều tác phẩm như:
- Giáo trình triết học thực chứng. Gồm nhiều tập xuất bản năm 1830 – 1842
có những tập Auguste Comte trình bày về xã hội học. Auguste Comte gọi xã hội
học là “vật ly học xã hội”.
- Hệ thống chính trị học thực chứng. Xuất bản năm 1851 – 1854.
Do bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi nên Auguste Comte cho rằng phải có
nhiệm vụ góp phần tổ chức lại xã hội và lập lại trật tự xã hội. dựa vào quy luật tổ
chức và biến đổi xã hội do xã hội học nghiên cứu phát hiên được.
Theo A.Comte (lý thuyêt) xã hội học phải hướng tới tìm ra những quy luật
khái quát phản ảnh mối quan hệ căn bản nhất của các sự vật, hiên tượng xã hội.
Augus Comte tin rằng xã hội học có thể phát hiện, chứng minh và làm sáng tỏ
được các quy luật về tổ chức xã hội và biến đổi xã hội bằng phương pháp luân chủ
nghĩa thực chứng.
II.1.2. Thuật ngữ xã hội học.
Năm 1838 trong tác phẩm triết học thực chứng A.Comte dã sử dụng thuật
ngư “Sociologie” tức là Xã hội học. Theo cách hiểu của A.Comte là “Vật lý học xã
hội” (physiquesociale). Nội dung nghiên cứu xã hội học A.Comte chia thành hai nội
dung cơ bản đó là: tĩnh học xã hội và động học xã hội.
Trước hết xét về “Tinh học xã hôi” tức là nghiên cứu xã hội ở trạng thái tĩnh.
Tức là nghiên cứu xã hội về trật tự xã hội về cơ cấu xã hội.
Thứ hai xét về “Động học xã hội” đó là nghiên cứu quy luật biến đổi xã hội.
Trong các hệ thống xã hội theo thời gian. Auguste Comte là người đầu tiên dung
18
thuật ngữ xã hội học. Là một môn khoa học. Mục đính chính là tìm ra quy luật tổ
chức xã hội nhằm duy trì trật tự xã hội.
Sử dụng phương pháp kiểm chứng và xây dựng lý thuyết khoa học trên cơ
sở kiểm chứng. Khác hăn với những nhà khoa học chỉ xậy dựng trên “kinh nghiêm
chủ nghĩa” tức là chủ nghĩa kinh nghiệm. (Đọc tac phẩm của V.I. Lê- nin “Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiêm phê phán” là một tác phân về lý luân biện
chứng vĩ đại là cơ sở lý luân về thế giới quan và nhân sinh quan khoa học – trong
tác phâm này có định nghĩa về vật chất.)
Auguste Comte đã chỉ ra được nhiệm vụ của xã hội học. Đó là phát hiện ra
quy luật, xây dựng lý thuyết, nghiên cứu cơ cấu xã hôi.
II.2. Karl Marx (1818 – 1883) người Đức
Trong tác phâm của Lê nin: “Karl Marx – Ph.Angghen – chủ nghĩa Marx.’
Trang 5 và trang 6. Lê – nin tóm tắt tiểu sử của Karl Marx. Xin được trích tóm tắt
sau đây:
II.2.1. Lược khảo lịch sử (Dựa theo tác phẩm “các Mác – AngGhen – Chủ
nghĩa Mác. Của V.I. Lê-nin)
Karl Marx sinh ngày 5 tháng năm 1818 ở Tơ – ri – ơ (miên Rê – na – ni
nước Phổ)
Cha của Karl Marx là luật sư người Do – Thi. Gia đình Karl Marx thuộc diện
phong lưu, có học thức. Karl Marx lúc đầu học đại học tổng hợp Bon sau đó học ở
trường đại học tông hợp Béc – lanh. Karl Marx báo vệ luân án tiên sĩ về triết học.
Hồi đó, với những quan điểm của Karl Marx, Karl Marx còn là một người duy tâm.
Thuốc phái He – ghen. Karl Marx kết hôn với Giên – ni pôn Ve – x tơ – pha – len ở
Cray – t xơ – nách. Vợ của Karl Marx xuất thân trong một gia đình quý tộc. Phản
động. Ơ Phổ. Anh cả của vợ Karl Marx là Ve – x tơ – pha – len làm bộ trưởng Bộ
nội vụ Phổ. Karl Mar gặp Ph. Ang ghen tai Pa – ri, hai ông viết chung một tác phẩm
đầu tiên tên là “Gia đình thần thánh”. (viết năm 1844). Mùa xuân năm 1847 hai ông
ra nhập tổ chức tên gọi là “Đồng minh những người cộng sản”. Karl Marx và Ph.
Ang ghen công bố tác phẩm quan trọng đó là: “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”
1847. Xuất bản vào tháng hai năm 1848. dịch ra nhiều thứ tiếng. Từ đó Karl Marx
và PH. Ang ghen hoạt động trong phong trào công nhân và để lại cho nhân loại
một kho tàng lý luận đồ sộ, nhất là “Bộ tư bản luân”.
Vơ Karl Marx qua đời ngày hai tháng chạp năm 1881 và Karl Marx yên gấc
ngàn thu (qua đời) vào ngày 14 tháng Ba năm 1883. an táng tại nghĩa trang Hai –
ghêt ở Luân – đôn, nơi đã an tang vợ Karl Marx.
19
Hai phat minh vĩ đại nhất của Karl Marx là “lý luân về giá trị thặng dư” và
“chủ nghĩa duy vật lịch sử “ đặc biệt chủ nghĩa duy vật lịch Karl Marx đưa ra “Học
thuyết hình thái kinh tế – xã hội”. Một học thuyết cực kỳ quan trong về cách nhìn
và đánh giá xã hội một cách khoa học và là cơ sở để xem xét xã hội loài người.
Karl Marx không dùng thuật ngữ xã hội học mà dùng thuật ngữ “khoa học xã
hội”. Phạm vi nghiên cứu rộng. Nghiên cứu về xã hội đặc biệt học thuyết về “hình
thái kinh tế – xã hội” đã khái quát về cơ cấu xã hội. Là cơ sở cấu trúc cho bất cứ
xã hội hiên thực nào của toàn thể loài người.
Một phát hiện cực kỳ quan trong trong lĩnh vực giai cấp và đấu tranh giai
cấp của Karl Marx là vấn đề đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến chuyên chinh
chính vô sản và chuyên chuyên chính vô sản là nhà nươc cuối cùng của nhân loại,
nó tự tiêu vong.
Vai trò của Karl Marx đối với sự ra đời của xã hội học.
Karl Marx là một trong những nhà sáng lập ra môn khoa học xã hội học hiên
đại, đã đưa môn khoa học “xã hội học” trở về vị trí khoa học chân chính của nó.
II.3. Herbert Spencer (1820 – 1903) người Anh.
II.3.1.Sơ lực lịch sử:
Herbert Spencer tự học là chính và cha mẹ Herbert Spencer và người thân
dạy. Herbert Spencer không theo học ở trường lớp chính quy. Kiến thức vững
chăc nhất là toán học và khoa học tự nhiên. Herbert Spencer chú ý tới xã hội học
năm 1873. Herbert Spencer thừa hưởng nên sản xuất công nghiệp ở Anh. Herbert
Spencer bị ảnh hưởng tư tưởng sinh vật học của Charler Dar Win (1809 – 1882),
theo Herbert Spencer: “Xã hội như là cơ thể sống”. Tác phẩm cơ bản của Herbert
Spencer là “tĩnh học xã hội” và Nghiên cứu “động học xã hội” mà Augus Com te đã
trình bay. Herbert Spencer nghiên cứu các nguyên lý của xã hội học và xã hội học
miêu tả.
II.3.2. Quan niệm xã hội học của Herbert Spencer:
20
- “Xã hội học là khoa học về các quy luật và các nguyên lý tổ chức của xã
hôi.
- Xã hội được hiểu như các “cơ thể siêu hữu cơ”.
- Xã hội học có nhiệm vụ phát hiện ra quy luật, nguyên lý của cấu trúc và
của quá trinh xã hội.
II.3.3. Phương pháp nghiên cứu xã hội học
Herbert Spencer đã chỉ ra khó khăn nghiên cứu của xã hội học là do đối
tượng nghiên cưu là con người xã hội; các hiên tượng, quá trình xã hội, nó gắn với
cá nhân có ý thưc, tình cảm, và hành động phức tạp. Khó khăn đối với người
nghiên cứu là tình cảm cá nhân, thiên vị về giai cấp, chính trị, trình độ trí thức.. vai
trò chủ quan của người nghiên cứu.
-Về loại hình xã hội:
Herbert Spencer đã đưa ra loại hình xã hội quân sự. Đặc trưng là cơ chế tổ
chưc. Điều chỉnh mang tính tập trung. Độc đoán cao độ. Cá nhân bị nhà nước
kiểm soát, phân phối theo chiều dọc. Loại hình xã hội công nghiệp là cơ chế tổ
chức ít tập trung, ít độc đoán, mức độ quan lý của nhà nước và chính quyền trung
ương đối với cá nhân thấp.
Tóm lại: Phổ thông hoa danh từ xã hội học của Auguste Comte nhưng cả
hai không có sang chế ra tác phong xã hội. vấn đề nghiên cứu cơ bản lại là tác
phong xã hội tức con người xã hội. Con người với đúng nghĩa của nó phải là con
người xã hội vì bản chất của con người là bản chất xã hội.
Cơ sở xác định xã hội, điều kiện xác định xã hôi lại là xem xét tác phong xã
hội, con người mang xã hội tính.
Herbert Spencer thiên về cơ câu xã hội, đặc biết là coi xã hội là thực thể
siêu nhiên.
II.4. Emile DurKheim (1858 – 1917) người Pháp.
II.4.1. Sơ lược tiểu sử:
- Emile Dur Kheim năm 1879 làm việc tại trường Ecole Normale ở Pha – ri
và tại đó hoàn thành luận án tến sĩ “Nghiên cứu về tổ chức của xã hội tiên tiến” in
thành sách tựa là “phân công lao động xã hội”.
- Emile DurKheim dạy tại trường đại học tổng hợp Bordeux lúc ông 29 tuổi.
Emile DurKheim có rất nhiều công trình khoa học như:
+ Phân công lao động xã hội.
+ Các quy tắc của phương pháp xã hội hoc.
+ Những hình thức sơ đẳng của của đời sống tôn giáo. Tại Trường Đại học
tổng hợp Sorbone.
II.4.2. Quan niệm xã hội học của E.DurKheim:
Xã hội học là nghiên cứu các sự kiện xã hội.
21
Nghiên cứu xã hội học bằng phương pháp thực chứng.
Theo Emile DurKheim chỉ khi nào xác định đối tượng nghiên cứu xã hội học
như một sự vật thì xã hội học mới thực sự tách ra khỏi triết học.
II.4.3. Phương pháp luận theo Emile DurKheim
Thể hiện rõ nhất trong tác phẩm “ Các quy tắt của phương pháp nghiên cứu
xã hội học”
Đối tượng nghiên cứu xã hội học là các sự kiện. Emile DurKheim chia thành:
+ Sự kiện xã hội là vật chất được hiểu là nhóm, dân cư và tổ chức xã hội.
+ Sự kiện xã hội phi vật chất là hệ thống giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập
quán xã hội.
Những đóng góp quan trong của ông vào việc sáng lập ra xã hội học hiện
đại nhất là những khái niệm xã hội học như:
+ Sự kiện xã hội.
+ Đoàn kết xã hôi. (hội nhập)
+ Ý thức tập thể.
+ Cơ cấu xã hội.
+ Đoàn kết hữu cơ, đoàn kết cơ hộc.
+ Biến đổi xã hội.
+ Chức năng xã hội.
+ Di biệt xã hội. (bệnh lý học xã hội)
II.5. Max Weber (1864 – 1920) Người Đức
II.5.1 Sơ lược tiểu sử
Max Weber sinh năm 1854 trong một gia đình theo đạo tin lành ở ErFurt
thuộc miền đông nam nước Đức. Cha Max Weber làm luật sư. Me Max Weber cổ
vũ Max Weber và hỗ trợ Max Weber và Max Weber bị ảnh hương rất lớn của mẹ
về sự nghiệp.Tại trường Đại học tổng hợp ở Berlin Max Weber bảo vệ luận án tiến
sĩ với công trình nghiên cứu là: “Lịch sử các hãng thương mại trong thời trung cổ”.
Max Weber GIẢNG DAY NHIỀU TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ NHIỀU MÔN
KHOA HỌC:
Kính tế chính trị, kinh tế học.
Max Weber nghiên cứu khoa học và để lại nhiều tác phẩm khoa học có giá
trị
Max Weber đi nhiều nước, châu Au.
Các công trinh khoa học như:
+ Kinh tế và xã hội.
22
+ Xã hội học về tôn giáo.
+ Tôn giáo Trung Quốc.
+ Tôn giáo Ân Độ
II.5.2. Quan diểm lý luân và phương pháp luân xã hội học.
+ Đối tượng khoa học tư nhiên theo ông là các sự kiện vật lý.
+ Đối tượng của khoa học xã hội là hoạt động xã hội của con người.
+ Xã hội học là khoa học có nhiệm vụ lý giải, tức giải nghĩa, thông hiểu động
cơ, ý nghĩa của hành động xã hội.
Như vậy, xã hội học là nghiên cứu hành động xã hội, và phương pháp
nghiên cứu là giải nghĩa.
II.5.3. Phương pháp nghiên cứu xã hội học
Phương pháp của ông là nghiên cứu, nắm bắt, giải nghĩa bên trong cùa
hành động chứ không chỉ là bên ngoai hành động. Tìm hiểu động cơ hành động.
Như vậy, đặc điểm của xã hội học vừa có đặc điểm bên ngoài tức là tự
nhiên, vừa có đặc điểm bên trong tức là động cơ, tâm lý, nhân văn..của hành
động.
DO ĐÓ, HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI KHÁC VỚI HÀNH VI, không phải hành động
nào cũng có tính xã hội, từ đó phân loại hành động. Theo ông, có bốn loại hành
đông, đó là:
+ Hành động duy lý – công cụ là hành động kinh tế. Tức là hành động tính
toán và lựa chọn phương tiện, công cụ sao cho hiêu quả cao nhất.
+ Hành động duy lý – giá trị tức là hành động vì bản thân hành động.
+ Hành động duy cảm là hành động ở trạng thái xúc cảm, hoặc tình cảm.
+ Hành động duy lý tuyền thống là hành động tuân thủ những thói quen,
nghi lễ; phong tục,tập quán đã được truyền lại.
- Max Weber đưa ra định nghĩa về Hành động xã hội có thể coi là chuẩn
nhất (nghiên cứu trong phạm trù hành động).
Tóm lại, ông là một trong những nhà sáng lập ra xã hội học hiên đại và có
nhiều tác phẩm xã hội học có tính kinh điển của xã hội học nhất là những tác phẩm
về tôn giáo Ông là người nghiên cứu về xã hội học chuyên biệt (tôn giáo.)
Câu hỏi ôn tập:
1. Xã hội học là gi?
23
2. Anh (chị) hãy trình bày những điều kiện và tiền đề ra đời của xã hội học.
3. Trình bày nội dung cơ bản xã hội học của Auguste Comte.với Spencer
4. Trình bày những đóng góp quan trong của Karl Marx về sự ra đời xã hội học
hiện đại.
5. Trinh bày nội dung cơ bản xã hội học của Spencer về tổ chức xã hội.
6. So sánh nội dung xã hội học của E.DurKheim và M.Weber. Rút ra sự khác
nhau cơ bản về xã hội học của E. DurKeim và M. WeBer.
BÀI III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HOC.
I.1.Khái niệm về phương pháp chung.
- Theo nghĩa chung nhất là cách thức đạt tới mục tiêu.
Phương pháp được hiểu là cách thức, con đuờng, phương tiện để đạt tới
mục đích, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định.
I.2. Phương pháp có một số đặc điểm cơ bản:
24
Thứ nhất là tính mục đích là dấu hiệu cơ bản của phương pháp. Mục đích
nào phương ấy. Phương pháp giúp con người đạt được mục đích của mình. Nhận
thức thế giới và cải tạo thế giới, qua đó mà tự cải tạo mình.
Thứ hai là phương pháp có tính cấu trúc. Trên con đường đi tới mục đích,
con người phải thực hiện một loạt những thao tác được sắp xếp theo một trình tự
logic, có hệ thống có kế hoặch
Thứ ba là phương pháp gắn liền với nội dung. Phương pháp thay đổi tùy
theo đối tượng nghiên cứu. Nội dung quy định phương pháp, nhưng bản thân
phương pháp có tác dụng trở lại nội dung, làm cho nôi dung phát triển lên một
bước mới.
II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
II.1. Lý luận
Là hệ thống những trí thức đã được khái quát, tạo ra một quan niệm hoàn
chỉnh về các quy luật và mối liên hệ cơ bản của hiện thực .
II.2. Phương pháp luận
Là toàn bộ các biên pháp nghiên cứu được áp dụng trong một khoa học nào
đó.
Cách hiểu phương pháp luận, thường hiểu theo hai cách:
Thứ nhất được hiểu là toàn bộ các biện pháp nghiên cứu được áp dụng
trong một khoa học náo đó.
Thư hai được hiểu là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải
tạo thế giới. Ngành xã hội học vận dụng cả hai cách, nhất là những học thuyết về
phương pháp nhân thức khoa học. vì công việc của nhà khoa học xã hội học là
khảo cứu một cách khoa học về các sự kiện và hiên tượng cuộc sống con người
sống chung với nhau trong một cộng đồng xã hội nhật định hay một xã hội nhất
định nào đó.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
III.1. Bước chuẩn bị.
Bước chuẩn bị được thực hiện tuần tự như sau:
Thứ nhất là xác định đề tài nghiên cứu.
Công việc đầu tiên và quan trong nhất đối với người nghiên cứu có nghĩa
quyết định. Người nghiên cứu phải trả lời được các vấn đề sau:
- Cái gì sẽ được nghiên cứu?
- Những mối liên hệ nào?
- Những quá trình nào của thực tiễn của xã hội sẽ là đối tượng nghiên cứu?
- Xác định khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài.
25
- Xác định đề tài nghiên cứu:
+ Đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng.
+ Đề tài nghiên cứu mang tinh lý luân.
- Chọn đề tái:
+ Phải hiểu sâu về đề tài. Có kiên thức sâu về đề tài nghiên cứu.
+ Thấy được trước xu hướng. Xác định được xu hượng biến đổi và phát
triên của sự vật, hiện tuợng mà mình nghiên cứu.
+ Biết cách tác động của đối tượng nghiên cứu.
+ Biết được sự phản ứng của đối tượng của đối tượng nghiên cưu.
- Phải tránh:
+ Người nghiên cứu phải tránh đề tài mà mình nghiên cứu đã được người
khác nghiên cứu rồi. (cũng có thể người khác nghiên cứu chưa có kết quả, chưa
thành công thì mình có thể nghiên cứu tiếp).
+ Người nghiên cứu không am hiểu về đề tài mà minh chọn nghiên cứu.
Không hiểu biết rõ về đề tài nghiên cứu mà nghiên cứu nó thì không thể mang lại
kết quả; sự tốn kém về kinh phí bỏ ra nghiên cứu; sự hao phí về thể lực và trí lực
vô ích; đặc biệt thời gian bỏ ra nghiên cứu là vô cùng lãng phi.
- Nhiêm vụ nghiên cứu:
+ Người nghiên cứu phải xác định được nhiệm vụ về thực tiễn, là nhiệm vụ
quan trong nhất đối với công việc khảo cứu của ngành xã hội học. xác định không
gian và thời gian nghiên cứu, xác định điều kiện khảo cứu, xác định phương tiện,
cách thức khảo cứu, xác định mẫu điều tra và chọn mẫu điều tra là những nhiệm
vụ quan trong cho việc nghiên cứu của xã hội học.
+ Người nghiên cứu đòi hỏi phải am hiểu về vấn đề mà mình nghiên cứu Có
cơ sở khoa học để tiếp cận đối tuợng mà mình nghiên cứu, luận giải sự kiện, hiện
tượng trên cơ sở khoa học; tranh trên cơ sở kinh nghiệm. Vấn đề nghiên cứu nó
cần phải có cơ sở lý luận nào, cần những học thuyết nào để xem xét đối tượng,
luận giải những sự kiện và hiẹn tượng mà nhà nghiên cứu quan sát, thu thập
được. Các dữ liệu thu thập được do điều tra. Do quá trình thực tiễn mà có phải
được chọn lọc, sắp xếp, phân loại một cách khoa học. trước khi luận giải, phân
tích sự kiện, hay dữ liệu ấy một cách tổng hợp logic.
- Người nghiên cứu cầm làm rõ các yếu tố nghiên cứu, làm rõ các khía cạnh
nghiên cứu. Chẳng hạn nghiên cứu về xã hội học gia đinh. Phải xác định mối quan
hệ về giới là cơ sở hình thành gia định theo quy luật tự nhiên và tất yếu. Nhưng
quan hệ về giới không hẳn mối quan hệ nào cũng là mối quan hệ gia đình. Do đó
phải xác định rõ mối quan hệ về giới dẫn đến mối quan hệ gia đình, là mối quan hệ
hình thành gia đình. Nó khác với mối quan hệ về giới khác không dẫn đến sự hình
thành gia đình nhưng nó biểu hiện, thể hiện ra qua các sự kiện, hiện tượng về
quan hệ giới. Người nghiên cứu phải xác định và chon lọc, phân giới những yếu tố
quan hệ về giới có xu hướng dẫn đến việc hìn thành gia định là yếu tố nào?
26
- Giải thích đề tài, cụ thể hóa đề tài, loại bỏ các yếu tố chưa được xác định.
Đây là công việc thao tác khái niệm, là công việc xác định những sự kiện, hiện
tượng nào trong lĩnh vực khảo cứu, nghiên cứu, là dự kiện là số liệu cần phải có
để nghiên cứu nó thể hiện về định lượng và định tính.
- Người nghiên cứu phải xác định về lượng của đề tài, tức là khảo cứu các
sự kiện, hiện tượng với số lượng tối thiểu, và số lượng tối đa và nhiệm vụ nghiên
cứu, nhiệm vụ khảo cứu hay là nhiệm vụ điều tra để thu thập dữ liệu, thu thập sự
kiện cho số lượng của đề tài
+ Số lượng quá ít không đủ về lượng thì cũng chưa đủ xác định về tính.
Việc nghiên cứu sẽ không thể có kết quả. Vì các dữ liệu phải chứa trong nội hàm
khái niệm chưa đủ thì chưa thể xác định nó là nó và nó khác với cái khác.
+ Số lượng quá nhiều. Người nghiên cứu loại bỏ những dữ liệu thừa không
cần thiết trên cơ sở xác định những thông tin phải chứa trong nội hàm khái niệm
còn những thông tin không chứa trong nội hàm khái niệm mà chỉ thể hiện mối liên
hệ không cần thiết thì loại bỏ. Nếu cứ để nó chưa trong nội hàm khái niệm làm cho
khái niệm không xác định rõ dẫn tới mơ hồ. Nó thể hiện rõ về trình độ của người
nghiên cứu đề tài.
Thứ hai là xác định mục tiêu của nghiên cứu là xác định nhu cầu của nhận
thức và thực tiễn.
- Mục tiêu nghiên cứu là các vấn đề, là cái đích mà việc nghiên cứu hướng
đến để làm rõ.
- Mục tiêu nghiên cứu đã xác định thì phải trả lời câu hỏi sau:
+ Cuộc nghiên cứu sẽ mang lại những thông tin nào?
+ Cho kiến thức gì?
Thứ ba là xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
- Giả thuyết là các vấn đề được đặt ra mà chúng ta huy vọng chờ đợi từ
cuộc nghiên cứu
- Giả thuyết là việc dự đoán trước về các kết quả của việc nghiên cứu.
- Giả thuyết là cụ thể hóa mục tiêu nghiên cứu và là công cụ phương pháp
luận chủ yếu để tổ chức quá trình nghiên cứu.
+ Giả thuyết về trạng thái
+ Giả thuyết về nguyên nhân.
+ Giả thuyết về xu hướng.
Thứ tư là xây dựng mô hình lý luân:
- Lý luận là công cụ của trí tuệ giúp ta hiểu được một thực tại nào đó. Giải
thích một sự kiện nhất định nào đó.
- Xây dựng mô hình lý luận là xây dựng một hệ thống các khái niệm nhằm
đánh giá bản chất của đối tượng trong phạm vi vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở các
khái niệm được thao tác hóa mà xác định các chỉ báo. Đó là quá trình chuyển các
27
khái niệm thành các đơn vị có thể đo lường được. Vì, mô hình của xã hội học là
tập hợp ngươi. Mô hình về cơ câu xã hội. Để diều tra được phải thực hiện phương
pháp thao tác khái niệm.
Phương pháp thao tác hóa khái niệm (cụ thể hóa các khái niệm) là thao tác
hóa khái niệm qua các chỉ báo khái niệm và chỉ báo thực nghiêm, đó là:
- khái niệm bao quát, trừu tượng hóa, khái quát hóa, chuyển thành khái
niệm cụ thể – khái niệm thực nghiệm. Và ngước lên từ khái niệm thực nghiệm đên
khái niệm khái quát hóa và trừu tượng hóa.
- Từ khái niệm của đề tài chuyển xuống khái niệm chỉ bao cấp độ một, tức là
khái niệm trung gian; từ khái niệm chỉ báo cấp độ một tiếp tục chuyển xuống cấp
độ hai; từ khái niệm chỉ báo ở cấp độ hai chuyển tiếp xuống khái niệm cấp độ ba;
tức là chỉ báo thực nghiệm, xem diễn tả trên biểu đồ thao tác khái niệm:
Biểu đồ thao tác khái niệm
Khai niệm của đề tài Khái quát hóa, trừu tượng hóa
Chi bao khai niêm trung gian
ơ mưc đô một
Chi báo khai niêm ở mức độ hai
vẫn còn chung
chưa khảo cứu được.
28
Ví dụ đề tài: “Nghiên cứu nhà ở của nhân dân năm 2000 tại Việt nam (khái
niệm trừu tượng, bao quát không khảo cứu được.)”
Tư khái niệm trừu tượng chuyển xuống khái niệm có thể kiểm chứng, đo
lường được thì phải thao tác khái niệm.
- Xác định chỉ báo trung gian (Cấp độ một). Chỉ báo khái niệm trung gian là
Nhà ở miền núi. Nhà ở đồng bằng. Nhà ở đô thị là chỉ báo trung gian khái
niệm chỉ báo cấp độ một. Chưa khảo cứu được. Vì khái niệm vẫn còn trừu tượng
(Khái quát) phải thao tác khái niệm xuống cấp độ hai là nhà ở đồng bằng Bắc Bộ.
Nhà ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhà ở các huyên Tây Nguyên
Chỉ báo Khái niệm vẫn còn chung chưa xác định được cụ thể và không thể
khảo sát thực nghiệm được do đó lại phải thao tác tiếp xuống cấp độ ba là chỉ báo
cấp độ thực nghiêm
Chí báo khái niệm thực nghiệm, khảo cứu và đo lường được đó là khu vực
nhà ở có thể xác định và khảo cứu được như phường, tổ dân phố ở thành phố, xã,
thôn, xóm ở nông thôn, các bản ở rừng núi. Là khái niệm xác định và khảo cứu
được. Từ số liệu lại trở về khái quát hóa, trừu tượng hóa.
Thứ năm là chọn phương pháp điều tra:
Thông thường mỗi cuộc điều tra thường sử dụng một hay các phương pháp
điều tra trong đó có một hoặc hai phương pháp chủ đạo.
Thứ sáu là xây dựng bảng câu hỏi:
- Quá trình tổng hợp các câu hỏi.
- Xây dựng bảng hỏi phải đạt hai yêu cầu:
+ Đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra.
+ Phù hợp với tâm lý của người được hỏi.
Thứ bảy là chọn mẫu điều tra:
+ Sự chọn mẫu là lựa chọn từ tổng thể một bộ phận sao cho phù hợp với
đặc trưng và cơ cấu của tổng thể.
+ Trong kỹ thuật chọn mẫu, việc nghiên cứu cách lấy mẫu được tiến hành
cùng với việc các sai số do lấy mẫu gây ra.
Thứ tám là lập phương án xử lý thông tin có liên quan đến nội dung điều tra,
nhất là liên quan đến các câu hỏi của bảng hỏi.
+ Dự kiến phương án xử lý thông tin phải đảm bảo sự ăn khớp, tính thống
nhất của tất cả các khâu trong giai đoạn chuẩn bị.
Các chỉ báo khái niệm ở mức độ ba
chỉ báo thực nghiệm,
khảo cứu được
29
+ Đảm bảo tập trung thông tin về một mối.
+ Tránh lãng phí trong quá trình thu thập thông tin.
Thứ chín là tiến hành điều tra thử, HOÀN THIÊN GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ.
Giai đoạn này cần chú ý:
+Kiểm tra trên thực tế tính chính xác, tính khoa học,tính khả thi của các giai
đoạn chuẩn bị.
+ Tìm ra những bất hợp lý, những mâu thuẫn trong các khâu.
III.2. Giai đoạn thu thập thông tin:
Giai đoạn này vấn đề tổ chức đặt lên hàng đầu. Bao gồm các khâu sau:
Thứ nhất là chuẩn bị các điều kiện vật chất gồm có:
+ Các công cụ cho điều tra.
+ Công tác tiền chạm.
+ kinh phí cho cuộc điều tra.
+ Lập biểu đồ tiến hành điều tra.
Thứ hai là tiến hành thu thập thông tin, do điều tra viên trực tiếp khái thác:
+ Chất lượng và số lượng thông tin thu thập được trong điều tra.
+ Theo dõi, kiểm tra chặt chẽ tiến độ của từng thành viên.
III.3. Xử lý thông tin và báo cáo kết quả nghiên cứu nhằm mục đích sau:
III.3.1. Giai đoạn chuyển hóa từ những thông tin cá biết sang thông tin tổng hợp.
III.3.2. Chuyển từ các chỉ báo sang khái niệm khái quát, trừu tượng.
III.3.3. Từ khái niệm chỉ bảo sang trí thức khoa học, trừu tượng hóa, khái quát hóa.
III.3.4.. Xác định khả năng sử dụng trí thức trong thực tế.
Để đạt nhựng mục đích trên phải tiến hành các công việc sau:
Thứ nhất là xử lý và phân định thông tin là khâu quan trọng nhất trong giai
đoạn này, do đó phải tiến hành các bước sau:
Bươc thứ nhất là tổng hợp tài liệu theo phân loại, sau đó tiến hành sử lý.
Bước thứ hai là sàng lọc, phân nhóm tài liêu theo hướng được giả thuyết.
Thứ hai là phân tích thông tin, kiểm tra giả thuyết nghiên cứu.
Trước hết là xã hội hóa kết quả điều tra thì phải đảm bảo hai yêu câu:
Một là Phải chuyển ngôn ngữ khoa học sang ngôn ngữ thông thường.
Hai là phải xác định đúng phạm vi và khả năng ứng dụng của kết quả
nghiên cứu trong đời sống xã hội.
Xã hội hóa kết quả điều tra phải biểu hiện ở báo cáo kết quả điều tra.
30
III.4. Các phương pháp cụ thể để thu thập thông tin:
III.4.1.Phương pháp quan sát:
Quan sát là phương phap thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu được
thực hiện thông qua tri giác nghe, nhìn để thu thập thông tin trên cơ sở mục tiêu
nghiên cứu.
III.4.2. Quan sát khoa học khác với quan sát thông thường là:
-Thứ nhất là:- Quan sát khoa học bao giờ cũng xác định mục tiêu nghiên
cứu nhất định
-Thứ hai là: Thực hiện theo phương thức nhất định.
-Thứ ba là: Thông tin quan sát, được ghi chép một cách thức nhất định.
- Thứ tư là: Thông tin cần được kiểm tra về độ ổn định và ý nghĩa của nó.
- Tất cả những quan sát thông thường chỉ là hỗ trợ cho quan sát khoa học.
III.4.3. Có nhiều loại phương pháp quan sát khoa học, cụ thể là:
- Loại quan sát cơ cấu hoá.
- Loại quan sát tự do.
- Loại quan sát tham dự.
- Loại quan sát không tham dự.
- Loại quan sát công khai.
- Loại quan sát không công khai
- Loại quan sát bí mật.
III.4.4. Quan sát koa học phải đảm bảo yêu cầu:
- Thứ nhất là tính hệ thống.
- Thứ hai là có mục đích và kế hoach.
- Thứ ba là xác định đúng đối tượng.
- Thứ tư là đảm bảo tính khách quan, tính trung thưc và tính toàn diện.
III.5.Phương pháp phân tich tài liệu
- Phân tích tài liễu là một phương pháp thu thập thông tin về các đối tượng
nghiên cứu một cách gián tiếp. Thông qua kỹ thuật xỉ lý các tài liệu.
III.5.1. Quá trình phân phân tích tài liệu
Việc đầu tiên là phải đánh giá các tài liệu để chon lọc thông tin, xác định độ
tin cậy của thông tin, độ tin cậy cùa tài liệu (tài liệu gốc hay tài liệu qua sao chép).
III.5.2. Phân tích tài liệu theo phương pháp định tính và định lượng.
Phải xác định những thông tin phải chứa trong nội hàm của khái niệm
nghiên cứu.
31
III.5.3. Phân tích tài liệu phải đảm bảo phân tích có hệ thống để rút các thông tin có
liên quan đến vân đề nghiên cứu một cách logic – lịch sử. Tính tất yếu, khách
quan.
III.5.4. Không được phân chia theo các dấu hiệu và các cấp độ mong muốn theo
chủ quan, cảm tính của người nghiên cứu (nghiên cứu xã hội rất dễ bị vì người
nghiên cứu bao giờ cũng bị ảnh hưởng về hệ tư tưởng chính trị, tư tưởng giai
cấp.)
III.6. Phương pháp trưng cầu ý kiến
- Đây là phương pháp thường sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệp.
(chủ yếu là phương pháp phỏng vấn và bảng câu hỏi – bảng anket)
III.6.1. Phương pháp sử dung bằng bảng câu hỏi (Anket)
III.6.2. Phương pháp phỏng vấn và bảng câu hỏi là nguòn thông tin được thu thập
ở đây là những câu trả lời theo quan điểm, quan niên, ý thức của người trả lời.
III.6.3. Yều cầu cầu hỏi là rất cao, do đó xây dựng bảng câu hỏi cho công việc
phỏng vấn hay bảng án kết tức là bảng hỏi là vần đề quan trọng nhất. Vì những
câu hỏi đặt ra đều liên quan đến thông tin những dự liệu chứa đựng trong khái
niệm hay phạm trù nghiên cứu. Là vấn đề quan trọng nhất của việc nghiên cứu đề
tài, nó là cơ sở xác định nội hàm của khái niệm hay phạm trù mà đề tài đưa ra
nghiên cứu.
III.7. Phương pháp phỏng vấn
Chính là phương pháp thu thập thông tin. Đây là phương pháp chủ yếu và
quan trong trong nghiên cứu xã hội học nó biểu hiện:
- Thứ nhất là phương pháp phổ biến để thu thập thông tin, thông quả việc
hỏi và trả lời.
- Thứ hai nó được sử dụng bằng nhiều phương tiên, cộng cụ để thu thập dữ
liệu. Phương pháp phỏng vấn chủ yếu là:
III.7.1.Phỏng vấn có chuẩn bị, có thông báo cho người được hỏi chuẩn bị trả
lơi.
III.7.2. Phỏng vấn không chuẩn bị không thông báo cho người trả lời mà có
tính chất ngẫu nhiên.
III.8. Phương pháp thực nghiêm xã hội học.
- Thực nghiệm là phương pháp thu thập thông tin và kiểm tra giả thuyết
bằng cách tác động tích cực đến một tiến trình nào đó có liên quan đến đối tượng
nghiên cứu.
III.8.1. Phương pháp thực nghiệm là phương pháp tạo tình huống:
III.8.2. Sự can thiệp tích cực có mục đích nhằm biến đổi tiến trinh tự nhiên
của đối tượng.
32
III.8.3. Nhằm kiểm tra giả thiết, xác định chân lý của một quan niệm, một
phương pháp nghiên cứu mới.
III.8.4. Phương pháp thu thập thông tin về đối tượng. Do đó nó gắn liền với
phương pháp quan sát, quan sát khách thể đã bị can thiệp đến một tiến trình nào
đó có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
+ phương pháp thực nghiêm cần đảm bao cac yêu cầu sau:
Một là đảm bảo tính có căn cứ bên trong của sự tác động vào tiến trình nào
đó. Tránh tác động một cách tùy tiện, chủ quan.
Thứ hai là kết quả hoặc thông tin thu được phải được thể hiện hoặc ứng
dụng trong những trình huống tương tự.
+ Phải có sự chuẩn bị kỹ và phải có chuyên gia giỏi, tránh sự gây tác hại
đến bản thân khách thể xã hội.
IV. KỸ THUẬT LẬP BẢNG CÂU HỎI VÀ CHỌN MẪU.
IV.1. Kỹ thuật lập bảng câu hỏi.
IV.1.1. Bảng hỏi là gì, vai trò của bảng hỏi:
- Bảng hỏi là sự thể hiện bên ngoài của các giả thuyết và cũng là mục tiêu
của một đề tài nghiên cứu nào đó.
- Vai trò bảng hỏi là những thông tin thu thập được qua bảng câu hỏi. do đó
lập bảng hỏi phải:
+ Xây dựng bảng hỏi là công việc trí tuệ.
+ Chất lượng bảng hỏi phụ thuộc vào tay nghề của người nghiên cứu và là
khâu tạo dựng chương trình nghiên cứu khoa học.
IV.1.2. Đặt câu hỏi phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Câu hỏi phải rõ ràng, cụ thể, không được hiểu theo nhiều nghĩa.
- Phương án trả lời phải được phân chia rõ ràng, theo một cơ chế thống
nhất và không được chồng chéo.
- Hạn chế dùng những câu hỏi không xác định. Gia tăng những câu hỏi có
thể đo lường cụ thể.
- Câu hỏi phải phù hợp với những đặc điểm của từng đối tượng, từng nhóm
nghiên cứu cụ thể.
- Từ ngữ trong câu hỏi, khái niệm thông dụng. (phổ thông).
- Câu hỏi phải có nghệ thuật, khéo léo, tế nhị, để người trả lời không bị lúng
túng, hay e ngại, nhất là những đề tài nghiên cứu về tiêu cực xã hội.
IV.1.3. Loại câu hỏi.
- Căn cứ vào hình thức có thể chia thành ba loại câu hỏi.
+ Loại câu hỏi đóng
33
+ Loại câu hỏi mở
+ Loại câu hỏi kết hơp.
IV.1.4. Sắp xếp các câu hỏi trong bảng hỏi:
- Phải đảm bảo tính tiết kiệm, tính chắc chắn, tính xác thực.
- Câu hỏi đóng, câu hỏi nội dung bao giờ cũng chiếm tỷ lệ lớn.
- Câu hỏi mở phải thích hợp về tâm tư tình cảm của người được hỏi, không
bị cưỡng ép, mà có tính thoải mái, vô tư.
- Câu hỏi kết hợp giữa đóng và mở phải làm rõ hơn những thông tin trong
câu hỏi đóng.
IV.2. Kỹ thuật chon mẫu:
IV.2.1 Chon mẫu phải chính xác, có căn cứ khoa học, do đó phải có công tác
chuẩn bị sau:
+ Lập danh sách các đơn vị của tổng thê. (phải đảm bảo tính đầy đủ, tính
chính xác, phù hơp và thuận tiện cho mục tiêu nghiên cứu)
+ Cỡ mẫu phụ thuộc vào các yếu tô:
Thứ nhất là khả năng nhân lực.
Thứ hai là yêu cầu vệ độ chính xác.
Thứ ba là đảm bảo số lượng các nhiệm vụ điều tra.
Thư tư là đảm bảo mức độ chuẩn nhất, thuần nhất trong tổng thể (tín phổ
biến)
IV.2.2.Cách lấy mẫu:
+ Cách lấy mẫu tùy thuộc vào cuộc điều tra cụ thê. Có nhiều loại mẫu:
Loại mẫu ngẫu nhiên đơn là loại mẫu được lựa chọn trực tiếp với xác xuất
đều, thường được thực hiện bằng cách bốc thăm hoặc rút “hú họa”, nó được thực
hiện trong trường hợp tương đối đều.(chẳng hạn điều tra về tâm lý lứa tuổi)
Loại mẫu ngậu nhiên hệ thông là loại mẫu được chọn ngẫu nhiên căn cứ
vào thứ tự danh sách thống kê. Khoảng mẫu (K) được tính theo công thức:
N
K
n
=
Trong đó:
K là khoảng mẫu
N là số đơn vị trong tổng thể.
n là số đơn vị trong mẫu.
Loại mẫu chùm là loại mẫu được chọn trên cơ sở phân chia tông thể thành
nhiều chùm, sau đó chon chùm làm mẫu điều tra.
34
Câu hỏi ôn tập:
1. Theo anh (chị) phương pháp được hiểu như thế nào?
2. Thế nào là Lý luận và phương pháp luận.
3. Anh (chị) trình bày những phương pháp nghiên cứu của xã hội học.
4. Anh (chị) cho biết, các phương pháp cụ thể về thu thập thông tin. Và
cách chọn mẫu điều tra của xã hội học.
5. Anh (chị) hãy cho một ví dụ về quá trình thao tác khái niệm.
BÀI IV
CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI
I. CÁ NHÂN
I.1. Cá nhân là con người; được xác định như thế nào?
Bất cứ môn khoa học nào cũng nhằm mục đích phục vụ cho con người.
Nhằm thỏa mãn về cuộc sống con người; đó là cuộc sống về vật chất và cuộc
sống về tinh thần.
Xét riêng cuộc sống vật chất, con người không chỉ thỏa mãn về nhu cầu
sống, sống tốt hơn; mà còn về duy trì sự tồn tại, sự sống của bản thân con người,
và xã hội loài người. Nó còn duy trì nòi giống kế tiếp.
Khi nghiên cứu về con người thì đồng thời phải nghiên cứu về xã hội của
con người. Vì, xã hội và con người (cá nhân) không phải là một nhưng không bao
giờ tách biệt nhau, nó quan hệ biện chứng với nhau theo quy luật nhân quả. Con
người là con người xã hội, là sản phẩm của xã hội và xã hội là xã hội của những
con người; do những con người tạo nên. Trong lời nói đầu góp phần phê phán
khoa kinh tế chính trị Marx viết năm 1857 như sau: “. Con người theo
nghĩa đen của nó là một > không những là một động vật
vốn có tính hợp quần, mà còn là một động vật chỉ có thể tách ra trong xã hội
mà thôi.”(trang 591. tuyển tập Các Mác – Angghen tập II. Nhà xuất bản sự
thật Hà Nội 1981)
Nói đến cá nhân con người có nghĩa là đã đặt con người vào trong mối quan
hệ xã hội. Những chỉ xét về cá nhân riêng lẻ. Xét mặt thực thể tự nhiên mặt hữu
hình. Mặt vật lý, thì có sinh ra, có phát triển, có tiêu vong (chết). Đó là một đơn vị
độc nhất vô nhi là một dạng vật chất, là kết quả vận động phát triển của thế giới
sinh học. Bản thân cá nhân bao giờ cũng bao hàm hai mặt, trước hết xét về mặt
bản chất đó là mặt xã hội, mặt quy định bản chất người; mặt nói lên tính người.
Trong tác phẩm “Luân cương về Feuerbach Kal Marx viết “Nhưng bản chất
con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.
Trong tính hiên thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ
35
xã hội”. (Kal Marx – PH.angghen Tuyển tập tập I trang 257. Nhà xuất bản sự
thật Há Nội 1980.)
Thứ hai xét về mặt tư nhiên, là dạng vật chất đặc thù, là kết quả của quá
trình vận động vật chất. Là sự tiến hóa của thế giới sinh vật.
Trong “Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844 Kal Marx viết “ Về mặt thể
xác thì ở con người cũng như ở con vật, đời sống có tính loài là ở chỗ con
người (cũng như con vật)sống bằng giới tư nhiên vô cơ, và con người càng
có tính phổ biến so với con vật thì phạm vi của giới tự nhiên vô cơ mà nó
dựa vào để sống, càng có tính phổ biến Về mặt thực tiễn, tính phổ biến
của con người biểu hiện ra chính ở cái tính phổ biến nó biến toàn bộ giới tự
nhiên thành thân thể vô cơ của con người., cả trong chừng mực mà, thứ
nhất, giới tư nhiên là tư liệu sinh hoạt sống trực tiếp cũng như trong chừng
mực mà, thứ hai giới tư nhiên là vật liệu, đối tượng, và công cụ của hoạt
động sinh sống của con người. .
Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người là gắn liền khăng
khít với giới tư nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên
gắn liền khăng khít với bản thân giới tự nhiên. Vì con người là một bộ phận
của giới tự nhiên.”(Tuyển tập tập I trang 116 – 117)
Xét về cá nhân đặt trong mối quan hệ xã hội:
Khi xét Cá nhân bao giờ người ta cũng xét cả hai mặt. Hai mặt của cá nhân
nó biểu hiện ra là một con người cụ thể là một dạng vật chất đặc thù có ý thức. Cá
nhân là một người riêng lẻ, độc nhất vô nhi, có sinh, có phát triển và tiêu vong,
hoặc diệt vong hay là chết. Cá nhân phân biệt nó với thực thể khác nó là con
người. Cá nhân là một đơn vị hay một thành viên của một cồng đồng người hay
một xã hội. Nó là đơn vị và hình thức thể hiên xã hội. Xã hội chỉ có thể, thể hiện ra
và quan sát được là nhờ thông qua hoạt động của các cá nhân, nhờ hoạt động
của các cá nhân mà xã hội được thể hiên ra. Trong quá trình hoạt động, hành
động của cá nhân bao giờ cũng bao hàm hai mặt đó là hoạt động cá nhân và hoạt
động xã hội. Xác định cá nhân chỉ có thể xác định đặc điểm cùa nó với những đặc
điểm của người khác và sự vật khác với xã hội.
I.2. Đặc điểm vốn có của cá nhân:
Thứ nhất là một thực thể sinh học mang tính xã hội
Thứ hai là sản phẩm đăc biệt của thế giới tư nhiên, là động vật có ý thức có
khả năng tư duy; là dạng vật chất độc nhất vô nhi. Có sinh, có phát triển và có tiêu
vong hay diệt vong tức là chết chứ không phải mất mà chuyển thành chất khác,
dạng vật chất khác.
Thứ ba là cá nhân là một thành viên của xã hội; nhưng chỉ khi nào nó hành
động theo những quy tắc, chuẩn mực, khuôn mâu và những thể chế, thiết chế
hoặc các quy định của xã hội mà nó là một thành viên đồng thời nó phải bị sự kiểm
soát của xã hội ấy về tất cả những quy tắc mà xã hội nó đang sinh sống và hoạt
động quy định.
Thứ tư bất cứ hành động nào của cá nhân đều có mục đích, có hoặc đinh,
có tính toán trước khi hành động vì cá nhân là con người có ý thức. Mà ý thức là
sản phẩm của xã hội, vì thế mọi hành động của cá nhân đều chứa đựng tính xã
36
hội, trừ hoạt động bản năng vô thức, mang tính động vật. Còn hành đông có tính
cá nhân là hành động của con người có ý thức nhưng là hành động cá nhân; hành
động của con người chi khi hành động đó không liên quan đến người khác, thì
hành động đó mới là hành động cá nhân. Khi xem xét về hoạt động của cá nhân,
phải xác định mối quan hệ của quá trình hành động diễn ra đối với cá nhân.
Xét về hoạt động của cá nhân luôn bao gồm hai hình thức, cùng tồn tại, đó
là hành động của cá nhân đồng thời cũng là hành động xã hội. Nó thể hiên, vị trí,
vai trò, vị thế và địa vị của nó trong mối quan hệ xã hội, trong sự tương tác trực
tiếp hay sự tương tác biểu tượng (gián tiêp) nhất định đối với đối tượng mà nó
tương tác; dù là quan hệ gián tiếp hay quan hệ trực tiêp nó vẫn bị tác động trong
một bối cảnh được xác định; trong khoảng không gian nhất định, khoảng thời gian
được xác định và một điều kiện hoàn cảnh địa lý, hoàn cảnh xã hội nhất định; mà
cá nhân đang hành động và tác động vào đối tượng trong môi trường hoạt động
đó.
Tóm lại, cá nhân là con người được xem xét với tư cách là cá thể riêng biệt,
độc lập, đang hoạt động trong không gian và thời gian xác định cùng với những
điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Giáo sư, tiên sĩ xã hội học nồi tiêng ở Mỹ joseph. H.
fichter theo ông thì cá nhân là con người có lý tinh. Trong từ điển tiêng Việt xuất
bản năm 1992 thì cá nhân là một một người riêng lẻ. Trong tác phẩm “những cơ
sở nghiên cứu xã hội học” Liên Xô thì cá nhân là sự biểu hiện cụ thể bản chất con
người.
Như vậy, cá nhân là cá thể riêng biệt, độc lập, hiên đang hoạt động trong
một không gian, thời gian, với một hoàn cảnh cụ thể.(ở đây chỉ tách cá nhân xét về
mặt thực thể vật chất, một dạng vật chất chứ không thể tách con người với ý nghĩa
là con người vì bản chất con người mang tính xã hội. Bản chất con người là “tổng
hòa các quan hệ xã hội” do đó khi cá nhân với tính cách là cá nhân đang hoạt
động thì đã có tinh xã hội, tính cộng đồng; nó đã chứa đựng nhân cách và tác
phong xã hội rồi.
Bất cứ cá nhân nào cũng thể hiện ra tính cách trong hoạt động dù là trong
môi trường xã hội hay trong môi trường tư nhiên riêng biệt nào đó mà nó đang
sinh sống.
Chúng ta hay quan sát các hình thức biểu hiện tính cách cá nhân sau:
37
Xét về tinh cách cá nhân.
Trong tập ba (Bài giảng của giáo sư liên xô tại Trường Quản lý kinh tế trung
ương. 1984 gồm sau tập.) “tâm lý xã hội trong quan lý” của giáo sư V.I.Lê – Bê –
Đep và A. I. Pa – Nốp. Trang 48 viết: “Tính cách là tập hợp những đặc điểm ổn
định của mỗi cá nhân. Theo tiếng Hy – Lap cổ thì từ Character (tinh cách) có
nghĩa đen la một đồng tiền bạc được đúc rất cứng và bền. Tính cách có ảnh
hưởng và in dấu ấn lên toàn bộ hành vi của cá nhân.
Chúng ta hãy chú ý cụm từ sau: có nghĩa đen la một đồng tiền bạc được
đúc rất cứng và bền. (điều này nói rõ là: Thay đổi tính cách là một việc rất khó phải
kiên nhẫn rèn luện thì mới thay đổi được)
Có thể chia đặc điểm tính cách ra làm hai:
Thứ nhất là đặc điểm tốt (những đặc điểm tích cực)
Thứ hai là những đặc điểm xấu (những điểm tiêu cực).
Còn như thế nào là tốt và như thế nào là xấu thì lại phụ thuộc vào khuôn
mẫu, chuẩn mực, quy tắc V.v.. của mỗi cộng đồng xã hội, tổ chức xã hội quy định.
I.3. Con người xã hội - Bản chất con người.
Lê – nin viết “Sống trong xã hội mà lại muốn thoát ra ngoài xã hội thì
không thể được”(tập 12 Lê nin toàn tập trang 104.)
- Sự vật này khác sự vật khác; hiện tượng xã hội này khác hiện tượng xã
hội khác, không phải là ở hình thức biểu hiện ra mà do bản chất quy định. Bản
chất của sự vật hay hiện tượng nó quy định sự vật này khác sự vật khác. Karl
Marx chỉ rõ: “Nếu mà mọi hiện tương đều phản ảnh đúng như bản chất thì khoa
học trở nên thừa”. Suy cho cùng thì mọi hiện tượng đều phản ảnh bản chất, nhưng
hiện tượng biểu hiện thường hay xuyên tác bản chất nhất là hiện tượng xã hội.
Còn hiện tượng tự nhiên cũng như bỏ một chiếc đũ vào cốc nước. Hay hiện tượng
sủi bọt là sôi.v.v..
Con vật khác con người không phải là do hình thức bên ngoài, người này
khác người khác cũng không phải do hình thức bên ngoài mà là do bản chất quy
định. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức. I.Feurbach Kal Marx viết: “Có thể phân
biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất
cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật
38
ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, đó
là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế là con người đã gián tiếp sản xuất
ra chính đời sống vật chất của mình”. Trong tác phẩm bản thảo kinh tế – triết
học Kal Marx chỉ rõ: “Hoạt động sinh sống có ý thức phân biệt trực tiếp con
người với hoạt động sinh sống của con vật”. Vậy, ý thức là gì và được hình
thành như thế nào?
Trước hết xác định ý thức “..là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.
Như vậy, ý thức không phải là dạng vật chất. Mà là sự phản ảnh của vật chất. Do
đó không được quy ý thức vào vật chất. Nhưng ý thức lại do vật chất tạo nên,
không có sự phản ảnh của vật chất không có ý thức. Nhưng không phải mọi sự
phản ảnh của vật chất đều tạo thành ý thức hiểu như thế là sai. Y thức con người
được hình thành là do sự kết hợp các yếu tố sau:
Sự hình thành ý thức (tư duy) con người chính là do lao động, nhờ lao động
mà hình thành ý thưc. “lao động là sáng tạo ra con người”. Lao động là yếu tố cơ
bản. Qua trinh lao động chính là quá trình tương tác giữa con người với thế giới tư
nhiên và tương tác giữa con người với con người thể hiện mối quan hệ xã hội và
quan hệ tư nhiên trong cuộc sống ở mỗi con người.
Yếu tố thứ hai là óc người là dạng vật chất đặc biệt, “đó là một bước tiến
do tổ chức cơ thể của con người quy định”.
Yếu tố thứ ba là quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội và tương tác xã hội, vì con
người phải nương tự vào nhau trước hết là để sinh tồn. Thứ hai là để trao đổi kinh
nghiệm về nhận thức, cách thức về sản xuất. Quan hệ xã hội, tương tác xã hội dẫn
đến chuyển hóa xã hội và phát triển xã hội đồng thời cũng làm chuyển hóa phát
triển cá nhân con người là quy luật biện chứng tất yếu của giới tự nhiên. Nó diễn
ra khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. Kal Marx viết “Những bản
chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng
biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những
quan hệ xã hội”. Không có quan hệ xã hội không có ý thức và không thể có con
người.
Yếu tố thư tư là ngôn ngữ chính là công cụ của tư duy, là công cụ giao tiếp
giữa con người với con người, và là phương tiện trao đổi tư duy giữa con người
với con người trong quan hệ xã hội. Thông qua ngôn ngữ: nói; viết; hành vi, mà
con người hiểu nhau, hiểu được kinh nghiêm và nhận biết của nhau. Ngôn ngữ
của con người là của cải vô giá, là cái lưu trữ từ đời này qua đời sau, tư thế hệ
này qua thế hệ kế tiếp. Đặc biệt là ngôn ngữ viết, chữ viết được phát minh ra có
cực kỳ to lớn; là kho lưu trữ tri thức của loài người, là công cụ lưu lại giữ lại những
tri thức nhân loại.
Bốn yếu tố trình bày trên kết hợp hình thành ý thức của con người, thông
qua lao động.
Như vậy, bản chất của con người chính là ý thức, là tư duy. Bản chất của tư
duy chính là bản chất xã hội của con người. Con người chỉ trở thành con người khi
và chỉ khi nó sống trong xã hội, hoạt động trong môi trường xã hội mà thôi.
Xét bản chất xã hội của con người:
39
Con người quan hệ với nhau nhằm duy trì sự sống mà hình thành nên xã
hội. Karl Marx viết: “Xã hội là cái gi, và dù cho hình thái của nó là thế nào, thì
đều là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người với người”. Nguyên do,
nguyên nhân, nguôn gốc và động lực là để trao đổi kinh nghiệm, để duy trì sự tồn
tại, duy trì sự sinh tồn trong đấu tranh với tự nhiên với thú vật, với chính con người
của họ, do đó phải “sống chung” với nhau, sống chung với nhau chính là do nhu
cầu sống và mục đích của cuộc sống của con người; con người phải nương tựa
vào nhau trước hết là để sống, để sinh tồn sau nữa là để cải tạo tự nhiên và cải
tạo xã hội đồng thời cải tạo chính bản thân con người. Vì lẽ sinh tồn và mục đích
của cuộc sống mà tạo lập thành xã hội. Xã hội do chính những cá nhân con người
tạo nên và đến lượt nó chính nó – xã hội tạo ra con người. Con người chính là sản
phẩm của xã hội. Karl Marx chỉ rọ: “Bản chất con người không phải là cái
trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó,
bản chất con người là tổng hòa của tất cả những quan hệ xã hội” (luận cương
về Feurebacb). Điều đó xác định con người có hai mặt hay hai cuộc sống đó là
mặt tự nhiên nói về nhu cầu cuộc sống tự nhiên là trao đổi chất để sinh tồn, để
sống. Muốn sống phải sản xuất ra của cải vật chất. Chính nhu cầu sống đó đã hình
thành phương thức sản xuất. Trong sản xuất bao giờ cũng là sản xuất xã hội vì
vậy, con người là “động vật có tính xã hội” và mặt xã hội, chính là mặt nói lên chất
người là con người là mặt ý thức, là mặt tinh thần, là “tổng hòa của tất cả những
quan hệ xã hội”, mặt bản chất người. Thể hiện cảm xúc, tâm lý, lý tính, tình cảm nó
là mặt tinh thần là nhu cầu tinh thần. Để thỏa mạn nhu cầu tinh thần con người
cũng phải sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần đó là những sản phẩm văn hóa,
nghệ thuật, những tri thức khoa học v.v..phương thức sản xuất tinh thần. Trong tác
phẩm “Hệ tư tưởng Đức – I. Feurebacb Karl Marx viết: “Không nên nghiên cứu
phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra
sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó đã là một hình thức hoạt
động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của sự biểu
hiện đời sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ. Những
cá nhân biểu hiện đời sống của họ như thế nào thì họ là như thế ấy; do đó họ
là như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất
ra cũng như vơi cách họ sản xuất. Do đó, những cá nhân là như thế nào,
điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ”
(tuyển tập Karl Marx – PH. Ang ghen. Gồm sau tập. Tập 1. trang 269. Nhà xuất
bản sự thật Hà Nội. Năm 1980).
Như vậy, cuộc sống của con người có hai mặt hay có cuộc sống kép:
Xét về cuộc sống tự nhiên hay mặt tư nhiên – mặt hữu hình, mặt vật lý, mặt
“vật chất” mặt thể hiện. Là dạng vật chất, có sinh, có phát triển, có chết, nhưng
không mất sẽ chuyển sang dang vật chất khác, chuyển thành chất khác.
Xét về mặt xã hội, mặt bản chất, mặt người, mặt ý thức – tư duy – mặt xác
định con người khác con vật hay mặt bản chất tức mặt xã hội, thì con người sông
mãi với con người và xã hội loài người. Đó là mặt vô hình, không trông thấy, không
sơ thấy, không quan sát được đó là mặt ý thức. PH. Ang ghen là đã hài hước các
nhà triết học siêu hình là “người ta muốn sơ được ý thức, muốn nhìn thấy ý thức
và ngửi thấy ý thức”. ý thức mà từ xa xưa họ có là “linh hồn” (“linh hồn” thể hiện là
năng lưỡng sinh học của óc là dòng điện sinh học) đó là mặt ý thức, mặt xã hội
của con người. Nếu con người nào có công xây dựng xã hội, cải tạo xã hội được
40
xã hội ghi nhận và tôn kính (vài trò của các vĩ nhân) thì xã hội lưu trữ, đắp tượng,
lập đền thờ ghi nhân công đức và nhắc mãi, con người ấy sẽ sống mãi trong ý
thức biểu tượng, tượng trưng trong tâm trí nhân loại. Vì bản chất người là bản chất
nhân văn. Họ sẽ sống mãi với con người và xã hội loài người. Thể hiện ra đó là
các nhà bác học. Các nhà khoa học. Các tư tưởng, các học thuyết, của các vĩ
nhân dù là khoa học hay không khoa học. Các nhà yêu nước, các anh hùng dân
tộc. Được dân tộc hay nhân loại ghi nhận, lưu lại bằng hiện vật; đó chính là những
giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. V.v.
Tóm lại khi nói đến con người là nói đến con người xã hội. Con người bao
giờ cũng mang trong nó tính xã hội. Bản chất của con người là bản chất xã hội.
Như vây, xã hội được hiểu như thế nào là đúng? Có xã hội loài vật không?
Hay chỉ có xã hội loài người?
II. XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
II.1.1. Khái niệm xã hội loài người
Karl Marx – Ph.Ang ghen viết: “Xã hội là cái gi, và dù cho hình thái của
nó là thế nào, thì đều là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người với
người” (Karl Marx – Ph. Ang ghen toàn tập tập 27 trang 402).chú ý nghiên cứu
cụn từ: “sản phẩm của sự tác động qua lại giữa con người với con người”.
Xã hội loài người nếu hiểu theo nghĩa chung nhất chính là “sản phẩm của
sự tác động qua lại giữa con người với con người”. Con người quan hệ với nhau
nhằm thỏa mãn hai nhu cầu cơ bản thứ nhất là nhu cầu vật chất. Sản xuật ra của
cải vật chất và ra con người nhằm duy trì sự sống và tồn tại xã hội, tồn tại con
người. Thứ hai là nhu cầu tinh thần, sản xuất ra sản phẩm tinh thần; nhằm thỏa
mãn nhu cầu tinh thần như: tình cảm, tri thức, tư duy, nhận thức, v.v..
Xã hội là do con người tạo nên, là của con người sống chung vơi nhau, có
tổ chức, có hệ thống và có cấu trúc nhất định. Xã hội thể hiên ra thông qua những
thành viên đó chính là các cá nhân. Mọi hành động, mọi hoạt động của cá nhân
trong cộng đồng xã hội dù ở tầm vi mô hay tầm vĩ mô đều phải tuân theo các thể
chế, các thiết chế, các chuẩn mực, các khuôn mẫu do xã hội quy định bằng ngôn
ngữ biểu tượng hay biểu trưng. Thể hiện trên văn bản phạm quy, văn bản pháp
chế hay các hình thức biểu trưng là hình ảnh, hình tượng v.v..Mỗi xã hội đều có
những quy tắc hay mẫu mực định rõ tác phong thích ứng và cá nhân được thưởng
hay bị phạt nếu họ tuân theo hay họ làm trái với những quy tắc mẫu mực đã được
xã hội quy định. Mẫu mực ấn định tác phong đặt ra giới hạn, trong đó mỗi cá nhân
có thể tìm kiếm đường lối khác nhau để đạt mục tiêu của mình.
Xã hội loài người là sản phẩm tất yêu của tự nhiên. Là sản phẩm đặc thù
của thế giới vật chất. Xã hội cũng là môi trường trong đó con người tự nhiên trở
thành con người xã hội. Xã hội luôn luôn được hoàn thiên và phát triển về thời
gian. Những cá nhân con người là bộ phận hợp thành cơ bản của hệ thống xã hội,
con người cũng là sản phẩm và là người sáng tạo ra xã hội và thể hiện hệ thống
xã hội. Xã hội nào cũng có cấu trúc và hệ thống hoạt động của nó.
Tóm lại, “Xã hội là cái gì, và dù cho hình thái của nó là thế nào, thì đều là
sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người với người”. Xã hội loài người thể
41
hiện ra những hình thức hoạt động của con người. Vì cuộc sống và mục đích của
cuộc sống mà con người phải hoạt động trước hết là hoạt động sản xuất sau là
hoạt động tinh thần. Những hình thức hoạt động đa dạng ấy lại liên kết nhau hình
thành nên cơ cấu xã hội, cấu trúc xã hội
II.1.2. Cấu trúc xã hội:
Cấu trúc xã hội là do hoạt động của các cá nhân tạo nên vì vậy, xét cấu trúc
xã hội không thể không xét mối quan hệ giữa các cá nhân và xã hội.
- Xã hội là sản phẩm của thế giới tự nhiên, là sản phẩm đặc thù của thế giới
vật chất, thông qua hành động khác nhau của các cá nhân (con người), đó là hành
động qua lại giữa người với người và giữa người với tự nhiên mà biểu hiện ra.
- Xã hội xét về phương diện cấu trúc thì xã hội là một hệ thống phức tạp, là
một hệ thống bao gồm nhiều hình thức hoạt động khác nhau của con người và một
hệ thống bao gồm nhiều loại quan hệ xã hội và bao gồm nhiều hình thức cộng
đồng của con ngươi.
- Xã hội có một cấu trúc tương đối hoàn chỉnh, đó là cấu trúc nhiều mặt,
nhiều bậc. Karl Marx đã tạo dựng lên một cấu trúc xã hội mang tính khoa học phổ
biến đó là “hình thái kinh tế – xã hội”. Cấu trúc xã hội là cấu trúc tự phát triển, tự
quản lý; đó cũng là một thuộc tính cơ bản của xã hội (vì thế con người mang tính
loài)
Xã hội là một hệ thống toàn vẹn mở rộng trong không gian và phát triển
trong thời gian. Karl Marx đã khái quát lên thành hình thái – kinh tế xã hội đó chính
là “học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội”. Hình thái kinh tế xã hội gồm có kiên
trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng. Đó là hai thành tố hay hai yếu tố cơ bản nhất
kết cấu tạo thành hình thái kinh tế - xã hội. (đó cũng chính là mối quan hệ hai mặt
của cuộc sống con người: cuộc sống về vật chất chính là các quan hệ về kinh tế
(cơ cấu kinh tế, cơ sở thực tại, cơ sở hạ tầng) nó nói nên quan hệ vật chất trong
nhu cầu sinh tồn. Đời sống xã hội hay đời sống tinh thần, nói nên cảm xúc, tình
cảm, tình yêu đất nươc, yêu thiên nhiên, yêu con người, nói nên văn, thể, mỹ, nói
nên khát vọng hiểu biết, học hỏi, trí thức, nói nên vai trò chủ thể cải tạo tự nhiên,
cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân cá nhân con người. V.v.. thể hiện ý thức xã
hội của cá nhân. đó chính là kiến trúc thượng tầng, là hình thái ý thức xã hội. Vì
vậy, con người có cuộc sống “kép”. Đó là cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh
thần.
Khi xem xét con người, cá nhân con người bao giờ cũng xét trên cả hai mặt
hai mặt có quan hệ hữu cơ nhưng mặt vật chất giữ vai trò quyết định. Karl Marx
chỉ rõ: “Những cá nhân biểu hiện đời sống của họ như thế nào thì họ là như
thế ấy; do đó họ là như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái
mà họ sản xuất ra cũng như vơi cách họ sản xuất. Do đó, những cá nhân là
như thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản
xuất của họ”. Con người xét là một dạng vật chất thì nó là cá nhân, là một thực
thể tự nhiên là một động vật có ý thức. Khi xét mặt xã hội của con người thì nó là
một thành viên xã hội. khi xét mặt bản chất con người thì nó là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội thể hiện sự quan hệ, tương tác giữa các cá nhân với nhau nhằm
thỏa mãn hai nhu cầu vế vật chất và nhu cầu về tinh thần.
42
Như vậy, tạo dựng cấu trúc xã hội chính do nhu cầu và mục đích sống của
con người về nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Là tính đa dạng, phức hợp,
liên kết, xung đột, hòa nhập diễn ra phức tạp nhưng lại tuân theo tuần tự có tính
quy luật và quy luật tất yếu của tự nhiên, xã hội tồn tại khác quan không phụ thuộc
vào ý thức. Quá trình diễn biến, biến đổi và phát triên nó phù thuộc vào quy luật
nhân quả của xã hội.
II.1.3. Mối quan hệ cá nhân và xã hội.
Lê – nin viết: “Sống trong xã hội mà lại muốn thoát ra ngoài xã hội thì
không thể được”.
Con người (hiểu là cá nhân hay thành viên của xã hội) “đi vào” xã hội và
hoạt động trong lòng xã hội đều muốn tìm hiểu, nhận thức, đúng về xã hội, và
nhận thức về thế giới tự nhiên bao quanh nó. Lịch sử xã hội và lịch sử hình thành
bản thân con người và phát triển của bản thân con người là không tách rời nhau.
Con người vừa là tác giả vừa là diễn viên của chính bản thân đời sống xã hội. Con
người và xã hội là khác nhau; nhưng con người và xã hội lại không thể tách rời
nhau. Xã hội là do những con người tạo lên và con người chỉ có thể sống trong xã
hội mới trở thành con người; con người là sản phẩm xã hội. Xã hội nào thì con
người ấy. Trong mối quan hệ xã hội, thì con người (cá nhân con người) được xác
định bởi vị trí; vị thế; địa vị và vai trò của cá nhân hay của thành viên trong một
nhóm xã hội, trong một cộng đồng xã hội, trong một tổ chức xã hội hay trong xã
hội của chính nó đang sống. Nó là thành viên của nhóm, của cộng đồng, của tổ
chức hay của xã hội đó. Và nhóm xã hội; cộng đồng xã hội; tổ chức xã hội hay xã
hội thể hiên ra chính là thông qua hoạt động của các cá nhân hay của các thành
viên tức là những con người, cá nhân con người. Karl Marx chỉ rõ: “Xã hội là cái
gi, và dù cho hình thái của nó là thế nào, thì đều là sản phẩm của sự tác
động qua lại giữa người với người”. Vì vậy, xã hội nào thì con người ấy. Cá
nhân con người thể hiên ra trong quan hệ xã hội là thông qua vị trí, vị thế, địa vị và
vai trò của nó trong các quan hệ xã hội đã quy đinh như thể chế, thiết chế, quy tắc,
khuôn mẫu, chuẩn mưc. Do cá nhân con người học hỏi được và làm theo những
quy tắc, quy chế, thể chế, thiết chế, chuẩn mực và khuôn mẫu đó; nếu cá nhân
nào hay thành viên nào của xã hội làm sai quy tăc đó là lệch chuẩn, lệch quy chế,
quy tắc, thể chế. Tuy thuộc vào mức độ nhật định mà xã hội điều chỉnh hay xử
phạt với các cá nhân đó hay các thành viên đó.
Để thực hiên những quy chế, thể chế, thiết chế, khuôn mẫu chuẩn mực,
phong tục, tập quán và văn hóa buộc cá nhân phải trải qua quá trình xã hội hóa. Vì
con người sinh ra mới chỉ là thực thể tự nhiên, một dạng vật chất mang dáng
người, là con người tự nhiên, mới chỉ có khả năng. Để trở thành con người xã hội
phải được sống trong xã hội và trải qua quá trình xã hội hóa, thì mới trở thành con
người xã hội, trở thành con người với ý nghĩa là con người.
II.2. Xã hội hóa cá nhân. (con người tự nhiên chuyển biến thành con người xã
hội, bản chất người).
II.2.1. Khái niệm xã hội hóa.
43
- Nhà xã hội học Mỹ Joseph. H. Fichter dinh nghĩa như sau: Xã hội hóa là
diễn tiến theo đó xã hội truyền văn hóa của mình từ một thế hệ qua thế hệ tiếp
theo và làm cho cá nhân thích ứng bởi những nếp sống sinh hoạt được chấp nhận
và tán thành của một đời sống xã hội có tổ chức.
Như vây, xã hội hóa chính là một diễn tiến ảnh hưởng hỗ tương giữa một
người và một người khác, kết quả là sự chấp nhận những khuôn mẫu tác phong xã
hội và thích nghi với những khuôn mẫu đó.
Cụm từ “diễn tiến” được hiểu như thế nao?
“Diễn tiến” xét trên bình diện trừu tượng, khát quát hóa là một vấn đề phức
tạp của những tương quan nhân sự. Trong xã hội những sự kiện được lập đi lặp
lại như về sự kết hợp chẳng hạn: quan hệ cha và con chủ và thợ; người lãnh đạo
và người bị lãnh đạo; những mối liên hợp như vậy có thể yêu thương nhau; hay
thù gét nhau, xung đột nhau; những sự kiện đó diễn ra như một thể thức mà các
vai trò cùng những con người cùng hoạt động hỗ tương. Những diễn tiến xã hội
chính là sự hợp tác, sự hòa giải, sự đồng hóa, sự xung đột, sự chống lại và sự
cạnh tranh. Là quá trình ((Tổng hòa các quan hệ xã hội)) là quá trình hình thành
bản chất người. Là quá trình nảy sinh tính cách và hình thành nhân cách cá nhân.
Trong bất kì xã hội nào, những khuôn mẫu tác phong đều là những tương
quan đã được khuôn mẫu hóa, chuẩn mực hóa, thể chế hóa.
Phân loại diễn tiến xã hội.
Thứ nhất là diễn tiến “liên kết” là những khuôn mẫu ảnh hưởng hỗ tương
theo đo những con người được “kết hợp” lại với nhau và phối hợp với nhau chặt
chẽ thêm hơn nữa.
Thứ hai là diễn tiến “ly tán” là những diễn tiến làm con người xa cách nhau
(thực tế không thể xa cách nhau mà xung đột về tinh thân thể hiện cảm xúc xung
đột, căm gét v.v.. thực ra họ luôn nghĩ về nhau không bào giờ tách biệt trong xã
hội)
v.v..
II. 2.2.Tính hai mặt của xã hội hoá.
Thứ nhất là mặt khách quan. hay mặt xã hôi.
Xét về mặt xã hội, cộng đồng xã hội, nhóm xã hội, có nhiệm vụ phát triển
những kỹ năng và kiến thức mà cá nhân cần tới; truyền đạt những ước vọng,
những hệ thống giá trị xã hội, những lý tưởng xây dựng xã hội, bất cứ xã hội riêng
biệt nào đó cũng đều có (những khuôn mẫu; những chuẩn mực; những quy tắc,
những thể chế; những thiết chế; những tri thức; những truyên thống, phong tục,
tập quán tức là truyền văn hóa v.v.cho thế hệ tiếp theo.) nhất là dạy cho cá nhân
vai trò sẽ phải đóng. Đó chính là phương diên khách quan của xã hôi. Mục đích là
nhằm đưa con người tự nhiên thành con người xã hội, là thành viên của xã hội, là
chủ thể sáng tạo xã hội, đồng thời là khách thể của xã hội. (xã hội tác động vào cá
nhân).
Thứ hai về cá nhân hay mặt chủ quan.
44
Xet về mặt chủ quan hay mặt cá nhân là diễn tiến tiếp theo nơi cá nhân
đang có nhu cầu thích ứng với những người xung quanh, mong muốn hòa nhập, là
thành viên của xã hội, nó thể hiên nhu cầu, khát vọng của cá nhân, được thể hiên
trước hết là nhu cầu học hỏi.
Nhu cầu học hỏi, là nhu cầu vốn có ở trong con người, là khát vọng, là mong
muốn, để trở thành người; trở thành thành viên của xã hội là quyền tối cao của con
người. Là một trong những nhu cầu quyết định sự sống còn trong xã hội của con
người, là thể hiện tính nhân bản. (bản chất xã hội của con người.)
Trước hết thể hiện nhu cầu bắt chước; nhằm hòa nhập vào cộng đồng xã
hội, nhóm xã hội và xã hội mà cá nhân đang sống đồng thời nhằm thích ứng với
cuộc sống xã hội mà nó đang sống trong đó. Khát vọng trở thành thành viên chính
thức, khát vọng được xã hội thừa nhận mình là thành viên chính thức của xã hội.
Sau nữa là khát vọng là chủ thể xã hội, có vai trò nhất định trong xã hội, nhằm cải
tạo xã hội, cài tạo thế giới tự nhiên bao quanh mình. Ước muốn xây dựng xã hội
của chính mình (nhằm giải phóng xã hoi, giải phóng con người; trở thành con
người tự do chân chính). Vì vậy, con người phải trải qua quá trình xã hội hóa. Xã
hội hóa cá nhân diên ra liên tục trong suốt cuộc đời của con người.
II.2.3. Quá trình xã hội hóa
Xã hội hóa là diễn tiến ảnh hưởng hỗ tương giữa một người với người khác
diễn ra liên tục suốc cả cuộc đời con người, từ khi sinh ra cho đên khi chết. Không
có cá nhân nào tự xã hội hóa mà phải thông qua các tác nhân.
Xem một số hình ảnh sau:
45
Trong cuộc sống con người phải liên hệ, quan hệ với nhau, nhằm sinh tồn.
Vì vậy, con người mang trong nó tinh xã hội. Xu hướng hòa nhập xã hội là vốn tính
của sự tồn tại, của cuộc sống vốn có của con người, của cá nhân con người.
Nhu cầu học hỏi là thuộc tính sống của con người, nhằm phục vụ cho sự
sống của con người. Nhằm trở thành một thành viên của xã hội. Quá trình diễn
tiến ảnh hưởng hỗ tương giữa một người và một người khác là sự chấp nhận
những khuôn mẫu tác phong xã hội và thích nghi với những khuôn mẫu đó. Quá
trình diễn tiến ấy chính là xã hội hóa cá nhân.
Từ khi con người sinh ra cho đên khi chết, xã hội hóa diễn ra liên tục nhưng
nó phụ thuộc vào hoàn cảnh môi trương sống, có thể chia ra thành ba giai đoạn xã
hội hóa(ba môi trường sống trong xã hội): giai đoạn gia đình, môi trường gia đình.
46
Giai đoạn sống trong nhà trương, môi trường sông trong nhà trường. Giai đoạn
sống trong xã hội, môi trường sống trong xã hội, cá nhân vừa là chủ thể xã hội
đồng thời vừa là khách thể xã hội. (môi trường trong sạch hay không trong sạch
đều ảnh hưởng đến cuộc sống con ngươi).
Ba giai đoạn xã hội hóa liên tục, ba giai đoạn khác nhau nhưng không tách
rời nhau, quan hệ tác động qua lại với nhau, nhưng nó vẫn có điểm xác định của
từng giai đoạn. Vì ba giai đoạn có vị trí, vai trò khác nhau.
Không có cá nhân nào tự xã hội hóa mà phải thông qua các tác nhân. Giai
đoạn xã hội hóa đầu tiên của bất cứ cá nhân nào cũng từ gia đinh. đó là giai đoạn
khởi đầu đưa con người tự nhiên, thực thể tự nhiên, hữu hình, thành con người xã
hội, xã hội tính, mang bản chất xã hội, bản chất người. Không có con người ngoài
xã hội, không thể tách cá nhân ra khỏi xã hội; vì con người là con người xã hội,
mang bản chất xã hội, bản chất con người.
Câu hỏi ôn tập
1. Cá nhân và mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội.
2. Xã hội hóa cá nhân? Quá trình xã hội hóa cá nhân.
3. Phân tích các giai đoạn xã hội hóa cá nhân. Xác định vai trò nào là quyết
định nhất khi đưa trẻ vừa mối bước vào xã hội. Tại sao?
4. Môi trường sông của cá nhân trong xã hội Việt Nam hiện nay ảnh hưởng
như thế nào với từng cá nhân?
5. Phân tích môi trường sống của cá nhân trong trường học hiện nay. Anh (chị)
có nhân xét gì về môi trường trường học hiên nay?
6. Có phải những cá nhân phạm pháp nguyên nhân chính là do môi trường
sống trong gia đình. Theo anh (chị) đúng hay sai. Tại sao?
7. Hãy nhận xét về hành vi của thành niên hiện nay có gì khác trước. Tại sao?
47
BÀI V
NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA XÃ
HỘI HỌC
Con người là một động vật có ý thưc. trong quá trình sống, chiến đấu, lao
động, học tập con người nhận thức hiện thực khách quan bằng quan sát, bằng
thực nghiệm, bằng kinh nghiệm. Các kết quả quan sát thực nghiệm đó được trừu
tượng hóa, khái quát hóa thành khái niệm. Đúc kết thành định luật, định lý, lý
luận... Con người còn nhạn thức, mở rộng nhân thức và đi tới chân lý bằng phán
đoán suy luận đúng đắn.
Quá trình nhận thức ấy tuân theo quy luật nhất định đó chính là logic học.
Logic là khoa học nghiên cứu về hình thức và các quy luật tư duy. Nghiên cứu về
các quy tắc chung về suy luận đúng đắn. Do đó khi nghiên cứu các khái niệm và
phạm trù cơ bản của xã hội học không thể không dựa trên logic học. Vì các khái
niệm và phạm trù khoa học là kết quả của quá trình nhận thức. Mà quy luật logic là
quy luật của nhận thức.
I. KHÁI NIỆM VÀ PHẠM TRÙ; SỰ KHÁC NHAU GIỮA KHÁI NIỆM VÀ PHẠM TRÙ
I.1. Khái niệm:
I.1.1 Định nghĩa khái niệm
Khái niệm là một tư tưởng phản ánh những dấu hiệu bản chất, khác biệt
(Riêng biệt) của các sự vật và hiện tượng của hiện thực.
Phó giáo sư tiến sĩ khoa học Phan Dũng trong tác phẩm “tư duy logic, biện
chứng và hệ thống” viết:
“Theo nghĩa chung nhất định nghĩa khái niệm là thao tác logic giải thích đầy
đủ nội hàm (tất cả các tinh chất mà tất cả các đối tượng ngoại diên của khái niệm
cần được định nghĩa đều có) của khái niệm đó.”(Trang 31. Nhà xuất bản trẻ năm
2010). (Xã hội học theo khái niệm nay.)
Trong từ điển triết học viết: khái niệm đước hiểu là một trong những hình
thức phản ảnh thế giới vào tư duy, nhờ nó mà người ta nhận thực được bản chất
của các hiện tượng, các quá trình, mà người ta khái quát được những mặt và
những dấu hiệu cơ bản của chúng. (tr. 274. tư điên triết học).(Khái niệm quá
rộng.).
I.1.2. Khái niệm và từ
48
Khái
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_nhap_mon_xa_hoi_hoc_4999_2127928.pdf