Giáo trình môn giải phẫu học

Tài liệu Giáo trình môn giải phẫu học: DẪN NHẬP GIẢI PHẪU HỌC Mục tiêu bài giảng: 1. Biết được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của môn học. 2. Hiểu được các nguyên tắc đặt tên và danh pháp giải phẫu học. I. Định nghĩa và phạm vi nghiên cứu: Giải phẫu học là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người. Từ “giải phẫu” có nguồn gốc từ rất lâu, cách đây hơn 2000 năm, hồi đó, Aristotle dùng từ “anatome” để chỉ môn học này, có nghĩa là “cắt nhỏ ra” có thể hiểu là “mổ xẻ và phân tích” là cách dùng để nghiên cứu cơ thể các động vật cấp thấp; về sau, trở thành phương pháp nghiên cứu cơ thể con người. Về từ nguyên học, từ “dissection” dịch là “phẫu tích” là một từ la tinh tương đương với từ “anatome” của Hy Lạp. Như vậy, rõ ràng giải phẫu khác với phẫu thuật ngoại khoa là môn chữa bệnh bằng mổ xẻ, mà cho đến nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn. Tầm quan trọng của môn Giải phẫu học khá lớn. Ngay từ thế kỷ XVI, Andreas Vesalius đã viết trong tác phẩm nổi tiếng “De humani corporis fabrica” (1543), xe...

pdf5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình môn giải phẫu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN NHẬP GIẢI PHẪU HỌC Mục tiêu bài giảng: 1. Biết được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của môn học. 2. Hiểu được các nguyên tắc đặt tên và danh pháp giải phẫu học. I. Định nghĩa và phạm vi nghiên cứu: Giải phẫu học là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người. Từ “giải phẫu” có nguồn gốc từ rất lâu, cách đây hơn 2000 năm, hồi đó, Aristotle dùng từ “anatome” để chỉ môn học này, có nghĩa là “cắt nhỏ ra” có thể hiểu là “mổ xẻ và phân tích” là cách dùng để nghiên cứu cơ thể các động vật cấp thấp; về sau, trở thành phương pháp nghiên cứu cơ thể con người. Về từ nguyên học, từ “dissection” dịch là “phẫu tích” là một từ la tinh tương đương với từ “anatome” của Hy Lạp. Như vậy, rõ ràng giải phẫu khác với phẫu thuật ngoại khoa là môn chữa bệnh bằng mổ xẻ, mà cho đến nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn. Tầm quan trọng của môn Giải phẫu học khá lớn. Ngay từ thế kỷ XVI, Andreas Vesalius đã viết trong tác phẩm nổi tiếng “De humani corporis fabrica” (1543), xem giải phẫu học như là nền tảng vững chắc của Y học. Ngoài sự trình bày những cấu trúc cơ thể, các bài học giải phẫu còn giới thiệu cho sinh viên y khoa phần lớn ngôn ngữ của y học. Giải phẫu học bao gồm một số lĩnh vực như sau: 1. Giải phẫu tổng quát Nghiên cứu những phần cơ bản của cơ thể: mô, thành phần, cơ quan, hệ thống và bộ máy. 2. Giải phẫu so sánh Nghiên cứu theo từng nhóm động vật, các dạng, các cấu trúc, những biến dạng liên tiếp cũng như sự phát triển và sự hoàn chỉnh của các cơ quan qua các thời đại. Môn này chia làm hai ngành: 2.1. Cá thể phát triển Liên quan với sự biến đổi của cá thể từ lúc thụ tinh đến tuổi trưởng thành. 2.2 Chủng loại phát sinh Liên quan sự biến đổi các loài. 3. Giải phẫu học phát triển Là môn học nghiên cứu các giai đoạn khác nhau từ lúc trứng thụ tinh đến cơ thể trưởng thành. Có thể chia làm hai thời kỳ: 3.1. Thời kỳ trước sinh Thời kỳ phát triển trong tử cung gồm hai giai đoạn: 3.1.1 Giai đoạn phôi: Từ lúc trứng thụ tinh cho đến lúc thành lập các cơ quan của cơ thể. 3.1.2 Giai đoạn thai: Thời gian tăng trưởng của thai trong tử cung. 3.2. Thời kỳ sau sinh Thời kỳ tăng trưởng của tất cả các thành phần của cơ thể cho đến tuổi trưởng thành . 4. Giải phẫu mô tả Nghiên cứu hình thái học của các cơ quan tạo nên cơ thể con người. Chæång 1. Dáùn nháûp giaíi pháùu hoüc 2 5. Giải phẫu định khu Phân tích sự sắp đặt hỗ tương giữa các cơ quan trong các vùng khác nhau. 6. Giải phẫu chức năng Chỉ ra sự tương quan giữa hình dạng, chức năng và vị thế của các thành phần và cơ quan trong cơ thể, ví dụ, nguyên tắc cánh tay đòn trong cơ năng của khớp, hiện tượng điện trong sự dẫn truyền thần kinh, nguyên lý về quang học trong giải phẫu mắt.vv... 7. Giải phẫu dị dạng Gồm hai phần : 7.1. Nghiên cứu các bất thường của cơ thể. 7.2. Nghiên cứu sự phát sinh dị tật: quái thai.vv... 8. Giải phẫu học bề mặt hoặc mỹ thuật Nghiên cứu các dạng cơ thể con người. Đó là môn học của họa sĩ và nhà điêu khắc. II. Vấn đề đặt tên 1. Tư thế giải phẫu Hình 1. Tư thế giải phẫu Các cấu trúc được mô tả và đặt tên dựa trên “tư thế giải phẫu”. Đó là “cơ thể con người, sống, đứng, chi trên thả dọc theo thân mình, lòng bàn tay hướng ra trước”, như vậy, lòng bàn tay được xem là mặt trước của bàn tay. Như vậy, tư thế giải phẫu là ở thế đứng; khi đặt cơ thể nằm ngang, lưng xuống dưới gọi nằm sấp, bụng xuống dưới gọi là nằm ngữa. Chæång 1. Dáùn nháûp giaíi pháùu hoüc 3 Hình 2. Ba mặt phẳng qui chiếu a. Mặt phẳng đứng dọc b. Mặt phẳng ngang c. Mặt phẳng trán 2. Ba mặt phẳng qui chiếu 2.1. Mặt phẳng ngang Là tất cả các mặt phẳng tưởng tượng thẳng góc với trục của cơ thể, như vậy có nhiều mặt phẳng nằm cao thấp khác nhau chia cơ thể và các tạng thành hai phần trên và dưới. 2.2. Mặt phẳng đứng dọc Là tất cả các mặt phẳng đứng từ trước ra sau chia cơ thể ra làm hai phần: phải và trái. Mặt phẳng đứng dọc giữa chia cơ thể ra làm hai phần đối xứng. 2.3. Mặt phẳng trán Là tất cả các mặt phẳng đứng đi từ bên này sang bên đối diện của cơ thể, và chia cơ thể ra làm hai phần: trước - sau. Mặt phẳng này song song với mặt trước của cơ thể. 2.4. Các trục Đường gặp nhau của các mặt phẳng trên tạo nên các trục của cơ thể. Chúng ta có trục đứng, trục ngang và trục trước sau. 3. Các tính từ giải phẫu học 3.1. Trước / sau Trước còn gọi là bụng. Sau là lưng. Tuy nhiên, lòng bàn chân được xem là mặt bụng của bàn chân. 3.2. Gần / xa Gần và xa với gốc hay nơi bắt đầu của cấu trúc. 3.3. Ngoài / trong: Ngoài là gần với bề mặt của cơ thể, còn trong gần với trung tâm của cơ thể. Chæång 1. Dáùn nháûp giaíi pháùu hoüc 4 3.4. Trên / dưới Trên là hướng về phía đầu còn gọi là đầu, dưới là hướng về phía chân còn gọi là đuôi. 4. Động tác giải phẫu 4.1. Gấp / duỗi Động tác xãy ra ở mặt phẳng đứng dọc. Gấp là động tác hướng về mặt bụng. Duỗi là động tác hướng về mặt lưng. 4.2. Dạng / Khép Động tác xãy ra ở mặt phẳng đứng ngang. Khép là hướng vào đường giữa. Dạng là ra xa đường giữa. 4.3. Xoay vào trong / xoay ra ngoài Động tác xãy ra với trục đứng. Xoay vào trong là hướng mặt bụng vào giữa. Xoay ra ngoài là chuyển mặt bụng ra xa. 4.4. Sấp / ngữa Động tác của từng vùng cơ thể, ví dụ như cẳng tay. Sấp là quay vào trong của cẳng tay để lòng bàn tay có thể hướng ra sau. Ngữa là quay ra ngoài, giữ lòng bày tay hướng ra trước. III. Danh từ giải phẫu học Muốn giảng dạy, nghiên cứu tốt môn giải phẫu học, cần thiết có một hệ thống danh từ thống nhất. Dù sao, danh từ giải phẫu chỉ gồm khoảng 5000 từ, mà có nhiều cố gắng để làm sao sinh viên y khoa có thể dễ hiểu và dễ nhớ. 1. Để đơn giản hoá, bảng danh pháp PNA ra đời 1955 dựa trên các nguyên tắc sau: 1.1. Mỗi phần chỉ mang một tên gọi, trừ các trường hợp ngoại lệ, ví dụ khẩu cái mềm còn gọi là màn khẩu cái. 1.2. Các từ dùng bằng ngôn ngữ la tinh, trừ trường hợp không có từ tương ứng trong tiếng la tinh, ví dụ tĩnh mạch đơn (Vena Azygos, tiếng Hy lạp). 1.3. Mỗi từ dùng phải tượng hình, có ý nghĩa, càng ngắn, càng đơn giản càng tốt. Tính từ được dùng sắp đặt theo cách đối nghịch nhau, ví dụ chính và phụ, trên và dưới. 1.4. Không thay đổi những từ đã quen thuộc nếu chỉ vì lý do ngữ nguyên hay để mang tính uyên bác. 1.5. Loại bỏ những danh từ riêng, chỉ trừ “gân Achille”. 2. Mỗi quốc gia có quyền dịch PNA sang ngôn ngữ của mình để tiện sử dụng. Ở Việt nam, cho đến nay, vẫn chưa có một sự thống nhất về danh từ giải phẫu học bằng tiếng Việt. Tình hình sử dụng danh từ Giải phẫu ở nước ta cũng rất phức tạp. Chịu ảnh hưởng của các nguồn sách tham khảo khác nhau nên danh từ có được không đồng nhất. Bộ sách giáo khoa đầu tiên của Giáo sư Đỗ Xuân Hợp được dịch nguyên theo hệ danh từ Pháp. Các giáo trình của các trường ở miền Nam lại sử dụng cuốn danh từ cơ thể học của Giáo sư Nguyễn Hữu (dịch từ danh pháp PNA) hay cuốn tự điển Danh tư Y học Pháp Việt của Lê Khắc Quyến. Các danh từ được dùng lại khác xa với Danh từ Y học do Bộ Y tế xuất bản 1976. Năm 1983, Nguyễn Quang Quyền xuất bản cuốn Danh từ Giải phẫu học và 1986, ra đời Bài giảng Giải phẫu học. Đây là những tác phẩm đã tuân thủ triệt để danh pháp PNA và phần lớn danh từ của PNA đều có trong sách. Đáng tiếc cho đến nay, hệ danh pháp này tuy đã được dùng trong các bộ môn Giải phẫu trong cả nước, mà vẫn chưa được dùng rộng rãi trong các bộ môn lâm sàng. Chæång 1. Dáùn nháûp giaíi pháùu hoüc 5 Dù sao chúng ta cũng phải hy vọng một bảng danh pháp giải phẫu tiếng Việt hoàn chỉnh được sử dụng rộng rãi trong các lãnh vực y học nước nhà.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNHAPMON.pdf
  • pdfbanbientap2.pdf
  • pdfc1.pdf
  • pdfc2.pdf
  • pdfc3.pdf
  • pdfc4.pdf
  • pdfc5.pdf
  • pdfc6.pdf
Tài liệu liên quan