Tài liệu Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây (Phần 2): Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
48
Chương 3
BẢO MẬT VÀ QUẢN LÝ MẠNG KHÔNG DÂY
1. ACCESS POINT
Access Points ( APs) đầu tiên được thiết kế cho các khu trường sở rộng rãi.
Nó cung cấp các điểm đơn mà người quản trị có thể cấu hình nó. Nó có những đặc
thù cho phép một hoặc hai sóng vô tuyến cho mỗi AP. Về mặt lý thuyết, AP hỗ trợ
hàng trăm người dùng cùng một lúc. AP được cấu hình bởi ESSID ( Extended
Service Set ID). Nó là một chuỗi các nhận dạng mạng không dây. Nhiều người sử
dụng chương trình máy khách để cấu hình và có một mật khẩu đơn giản để bảo
vệ các thiết lập của mạng.
- Hầu hết các AP đều tăng cường cung cấp các tính năng, như là :
- Tính năng lọc địa chỉ MAC. Một sóng vô tuyến của máy khách cố gắng
truy cập phải có địa chỉ MAC trong bảng địa chỉ của AP trước khi AP cho phép
kết hợp với AP.
- Tính năng đóng mạng. Thông thường, một máy khách có thể chỉ định một
ESSID của bất cứ sự kết hợp nào với bất cứ mộ...
50 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 2203 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây (Phần 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
48
Chương 3
BẢO MẬT VÀ QUẢN LÝ MẠNG KHÔNG DÂY
1. ACCESS POINT
Access Points ( APs) đầu tiên được thiết kế cho các khu trường sở rộng rãi.
Nó cung cấp các điểm đơn mà người quản trị có thể cấu hình nó. Nó có những đặc
thù cho phép một hoặc hai sóng vô tuyến cho mỗi AP. Về mặt lý thuyết, AP hỗ trợ
hàng trăm người dùng cùng một lúc. AP được cấu hình bởi ESSID ( Extended
Service Set ID). Nó là một chuỗi các nhận dạng mạng không dây. Nhiều người sử
dụng chương trình máy khách để cấu hình và có một mật khẩu đơn giản để bảo
vệ các thiết lập của mạng.
- Hầu hết các AP đều tăng cường cung cấp các tính năng, như là :
- Tính năng lọc địa chỉ MAC. Một sóng vô tuyến của máy khách cố gắng
truy cập phải có địa chỉ MAC trong bảng địa chỉ của AP trước khi AP cho phép
kết hợp với AP.
- Tính năng đóng mạng. Thông thường, một máy khách có thể chỉ định một
ESSID của bất cứ sự kết hợp nào với bất cứ một mạng hiện hữu nào. Trong tính
năng đóng mạng, máy khách phải chỉ định ESSID rõ ràng, hoặc nó không thể
kết hợp với AP.
- Tính năng Anten ngoài.
- Tính năng kết nối liên miền.
- Bản ghi mở rộng, thống kê, và thực hiện báo cáo.
Hình 3.1. Access point
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
49
Một tính năng tăng cường khác bao gồm quản lý khóa WEP động, khóa mã
hóa trao đổi công cộng, kết ghép kênh. Nhưng đáng tiếc, những kiểu mở rộng
hoàn toàn các hãng sản xuất (kiểu mẫu), và không có bảo hộ bởi bất cứ chuẩn
nào, và không hoạt động với các sản phẩm khác. Điều đó có nghĩa là, một máy
khách phải kết hợp nó với một AP, và nó sẽ không đi xa hơn các hạn chế của AP
trên những dịch vụ mà máy khách có thể truy cập.
APs là sự lựa chọn lý tưởng cho những mạng cá nhân với nhiều máy khách
đặt trong một khoảng không vật lý, đặc biệt là các đoạn mạng có cùng Subnet (
giống như là doanh nghiệp hoặc khu sở trường). AP cung cấp mức độ điều khiển
cao để có thể truy cập bằng dây, nhưng giá của nó không rẻ.
Hình 3.2. Mô hình cài đặt Access Point
Một lớp khác của AP thỉng thoảng được xem như là cổng nhà riêng. The
Apple AirPort, Orinoco RG-1000 và Linksys WAP11 là các ví dụ cụ thể của các
AP cấp thấp. Các sản phẩm này phải có giá thành thấp hơn các sản phẩm thương
mại khác. Nhiều Modems được sản xuất, cho phép truy cập mạng không dây bằng
cách quay số. Những dịch vụ cung cấp cân bằng nhất là Network Address
Translation (NAT), DHCP, và dịch vụ cầu nối cho các máy khách. Trong khi các
dịch vụ đó không thể hỗ trợ đồng thời nhiều máy khách như là AP cao cấp, thì
chúng lại có thể cung cấp truy cập rẻ và đơn giản cho nhiều ứng dụng. Cấu hình
một AP không đắt tiền cho kiểu bắt cầu mạng cục bộ, bạn có trình độ điều khiển
cao hơn các máy khách riêng lẻ để có thể truy cập mạng không dây.
Không kể những AP giá cao, những AP là nơi để xây dựng hệ thống thông
tin mạng không dây. Chúng là một dãy đặc biệt tốt để điều khiển sự lặp lại các vị
trí, vì chúng dễ dàng cấu hình, tiêu thụ năng lượng thấp, và thiếu những bộ
phận di chuyển.
1.1. Các mode của Access Point
APs thông tin với những máy khách, với mạng hữu tuyến, và với một AP
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
50
khác.
Có ba chế độ trong AP mà chúng ta có thể cấu hình :
Chế độ gốc ( Root Mode)
Chế độ lặp ( Repeater Mode)
Chế độ cầu nối ( Bridge Mode)
1.2. Chế độ gốc ( Root Mode)
Chế độ gốc được dùng khi AP kết nối với mạng xương sống thông qua giao
diện mạng cục bộ. Những AP mới nhất hỗ trợ những chế độ cao hơn chế độ gốc
cũng cấu hình từ chế độ gốc mặc định. Khi AP kết nối tới đoạn mạng hữu tuyến
thông qua cổng cục bộ, nó sẽ cấu hình mặc định ở chế độ gốc. Khi trong chế độ
gốc, AP kết nối tới những đoạn mạng phân bổ giống nhau để có thể giao tiếp với
các đoạn mạng khác. AP giao tiếp với mỗi chức năng có sắp xếp như là kết hợp
lại. Các máy khách có thể thông tin với các máy khách khác ở các ô khác
nhau thông qua AP tương ứng để đi qua đoạn mạng hữu tuyến.
Hình 3.3. Access Point trong chế độ gốc
Hiện trạng hệ thống và mong muốn
Hệ thống mạng đang sử dụng được trang bị thêm một số card mạng không
dây. Mong muốn hướng dẫn cài đặt card mạng này cho window ở cả 2 chế độ
thường và chế độ có bảo mật
Card mạng không dây của PLANET có nhiều loại tuân theo các chuẩn khác
nhau nhưng chúng đều tương thích ngược chẳng hạn như card mạng không dây tốc
độ 54 Mb/s có thể chạy được với Access Point tốc độ 11 Mb/s và ngược lại
Hướng dẫn cấu hình Access Point
Có 2 cách để cấu hình :
Cách 1: Cấu hình trực tiếp trong Window
Chuột phải vào My Network Place - Chọn Properties - Chuột phải vào Wireless
Network Connection - Chọn Properties - Chọn Tab Wireless Networks , đánh dấu
vào Use Windows to Configure my wireless network settings sau đó chọn
Configure để cấu hình
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
51
Hình 3.4. Cửa sổ Wireless Network
Cách 2: Cấu hình thông qua tiện ích : Khi cấu hình thông qua tiện ích thì ta có thể
dùng chuột phải vào My Network Place chọn Wireless Network Connection (Ở
đây là PLANEt WL – 8310)chọn Properties - Tại Tab Wireless Network hãy bỏ
đánh dấu Use Window to configure my network setting.
Thông thường khi cấu hình thông qua tiện ích , sau khi cài tiện ích Utility có
sẵn trong đĩa CD Rom đi kèm với sản phẩm , ta cài đặt chương trình này sau đó
chạy chúng từ shortcut trên Desktop của màn hình hoặc từ khay hệ thống ta nhấp
đúp vào biểu tượng Wireless.
Hình 3.5. Biểu tượng mạng
Bước 1: Sau khi nhấp đúp vào biểu tượng vạch sóng màu trắng ở dưới khay màn
hình một cửa sổ cấu hình như sau :
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
52
Hình 3.6. Cửa sổ Planet WL-8310
Bước 2: Nếu Access Point không đặt mã hoá thì ta chỉ cần nhấp vào Rescan để tìm
các AP có trên mạng , sau đó nhấp vào Site Survey, nhấp vào AP muốn kết nối sau
đó nhấp vào conect
Hình 3.7. Tìm kiếm các AP
Bước 3: Khi kết nối thành công thì ta sẽ thấy được các thông số của AP như địa chỉ
MAC, SSID, mã hoá ( Encryption) , Kênh ( Channel) , tốc độ truyền .
Hình 3.8. Thông số của AP đã kết nối
Bước 4: (Tuỳ chọn) Thiết lập AP chế độ mã hoá (các chế độ Wep Key, WPA –
PreShared Key, WPA) thì khi cấu hình card mạng để kết nối với AP thì ta phải cấu
hình đúng chế độ mã hoá. Giả sử như với card mạng PCI 8310 sẽ có các chế độ mã
hoá
Wep Key ( Chọn Enable trong dòng Encryption dưới đây ).
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
53
Hình 3.9. Chế độ mật khẩu của AP
Trong Access Point đặt chế độ nhận thực là Open Authentication hoặc
Shared Authentication thì ta lựa chọn trong ô Auth Mode , mã hoá dạng HEXA
hoặc dạng ASC II thì ta chọn trong Key Format, độ dài bao nhiêu bít thì ta chọn
trong Key Length. Mặc định có 4 Key để ta có thể thay đổi từ khoá mã hoá , tại
một thời điểm thì ta chỉ chọn được một . Sau đó ta gõ từ khoá mà ta đã cấu hình
trong Access Point vào ô Network Key
Chú ý : Trong Access Point đặt chế độ mã hoá như thế nào thì trong card mạng
không dây phải đặt mã hoá tương tự với nó.
Chế độ mã hoá WPA ( kết hợp với Radius Server.
WPA – PSK ( chọn WPA – PSK sau đó nhấp vào configuration
Hình 3.10. Chia sẻ kết nối
1.3. Chế độ lặp ( Repeater Mode)
Trong chế độ lặp, APs có khả năng cung cấp những liên kết ngược trong
mạng hữu tuyến khá hơn một liên kết hữu tuyến bình thường. Một AP được thỏa
mãn như là một AP gốc và các AP khác giống như là các bộ lặp. AP ở chế độ lặp
kết nối tới máy khách như là một AP và kết nối tới AP gốc ngược như là chính
máy khách. Không đề nghị sử dụng AP ở chế độ lặp trừ khi cần sự tuyệt đối an
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
54
toàn bởi vì các ô xung quanh mỗi AP trong viễn cảnh này phải được chồng lấp nhỏ
nhất là 50%. Cấu hình này phải đủ mạnh để giảm bớt các kết nối của các máy
khách tới AP ở chế độ lặp. Ngoài ra, AP ở chế độ lặp là sự truyền đạt với những
máy khách chẳng khác gì AP ngược với liên kết không dây, giảm số lượng trên
một đoạn mạng không dây. Người dùng gắn bó với AP ở chế độ lặp sẽ có kinh
nghiệm hạn chế số lượng và những sự tiềm tàng cao trong viễn cảnh này. Đây là
điển hình để vô hiệu hóa mạng cục bộ hữu tuyến trong chế độ lặp.
Hình 3.11.Access Point trong chế độ lặp
Các bước cài đặ AP ở chế độ Repeater Mode
Hiện trạng hệ thống và mong muốn
Một sảnh lớn một khách sạn có chiều dài 30mét, chiều rộng 20mét cần phủ
sóng cho các thiết bị mạng không dây đế các máy tính xách tay tự do di chuyển
trong sảnh truy cập mạng LAN và Internet từ hệ thống khách sạn . Cần bố trí
khoảng 2 AP giữa sảnh đế các máy tính xách tay di chuyển mà vẫn giữ các kết nối
mạng không bị ngắt quãng.
Dải địa chỉ mạng của khách sạn là 192.168.1.5 đến 192.168.1.150 với subnet
mark 255.255.255.0 kết nối Internet qua modem có địa chỉ 192.168.1.3
Tại đây không thể đi dây mạng tới AP thứ hai, chỉ có một AP thứ nhất là
nhận mạng qua dây cáp từ switch. Cần thiết phải phủ sóng toàn bộ sảnh mà không
phải thiết kế lại giải pháp khác.
Giải pháp
Sử dụng một AP mode (phần này đã trình bày ở phần trên) với địa chỉ
192.168.1.4
Sử dụng AP thứ hai có địa chỉ 192.168.1.3 hoạt động ở chế độ Repeater. AP
thứ hai này sẽ nằm trong vùng phủ sóng của AP thứ nhất, nhận SSID của AP thứ
nhất và phủ sóng cho phần sảnh còn lại. Khi đó các máy tính dùng thiết bị wireless
sẽ chỉ nhìn thấy 1 SSID trong danh mục AP list và kết nối mạng thông qua nó, AP
thứ hai sẽ ở trong suốt với mô hình WLAN trong sảnh.
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
55
Các AP thiết lập ở chế độ Repeater cần một AP chính ở chế độ AP mode,
các AP xung quanh thiết lập ở chế độ Repeater sẽ không cần kết nối mạng có dây
với thiết bị, nhận sóng từ các AP phát sóng và có tác dụng lặp và tái tạo sóng nhằm
tăng khoảng cách của chức năng AP phát sóng.
Hình 3.12. Sơ đồ nối kết các máy tính
Hướng dẫn cấu hình
Hướng dẫn cấu hình AP ở chế độ Repeater
Bước 1: Cấu hình AP nguồn ở chế độ AP mode (xem lại phần trước)
Bước 2: Cấu hình AP Repeater :
Truy cập câu hình AP như bài hướng dẫn cài đặt cơ bản chọn Advanced Setting
, đánh dấu chọn Repeater Mode, điền SSID của AP ở chế độ AP Mode vào
ô Remote AP SSID, hay nhấp nút “Site survey”sau đó nhấp Apply. Các thông
số còn lại để mặc định AP – Repeater sẽ phát sóng khi nhận tín hiệu từ AP –
mode và các máy trong phạm vi phủ sóng sẽ liên lạc với các máy tính trong
phạm vi AP chính (AP-mode)
Hình 3.13. Cửa sổ Advanced Setting
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
56
1.4. Chế độ cầu nối ( Brigde Mode)
Trong chế độ cầu nối, APs hành động chính xác như là những chiếc cầu không
dây. Trên thực tế, nó trở thành những chiếc cầu không dây trong khi cấu hình trong
kiểu đó. Chỉ có một số lượng nhỏ AP có chức năng cầu nối, sự trang bị có ý nghĩa
so với giá phải trả. Các máy khách không kết hợp với những cấu nối, nhưng đúng
hơn, những cầu nối sử dụng liên kết hai hoặc nhiều hơn đoạn mạng hữu tuyến với
mạng không dây.
Hình 3.14.Access Point trong chế độ cầu nối
AP được coi như là một cái cổng bởi vì nó cho phép máy khách kết nối từ
mạng IEEE 802.11 đến những mạng IEEE 802.3 hoặc IEEE 802.5. Như ta đã biết
IEEE 802.3 là chuẩn đặc tả một mạng cục bộ dựa trên mạng Ethernet nổi tiếng do
Digital, Intel và Xerox hợp tác phát triển từ năm 1990. IEEE 802.3 bao gồm cả tầng
vật lý và tầng con MAC với các đặc tả sau:
- Đặc tả dịch vụ MAC.
- Giao thức MAC.
- Đặc tả vật lý độc lập với đường truyền.
- Đặc tả vật lý phụ thuộc vào đường truyền.
Phần IEEE 802.4 là chuẩn đặc tả mạng cục bộ với hình trạng bus sử dụng thẻ
bài để điều khiển truy cập đường truyền.
IEEE 802.4 cũng bao gồm cả tầng vật lý và tầng con MAC với các đặc tả sau:
- Đặc tả dịch vụ MAC.
- Giao thức MAC.
- Đặc tả dịch vụ tầng vật lý.
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
57
- Đặc tả thực thể tầng vật lý.
- Đặc tả đường truyền.
IEEE 802.5 là chuẩn đặc tả mạng cục bộ với hình trạng vòng sử dụng thẻ bài để
điều khiển truy cập đường truyền.
IEEE 802.5 cũng bao gồm cả tầng vật lý và tầng con MAC với các đặc tả sau:
- Đặc tả dịch vụ MAC.
- Giao thức MAC.
- Đặc tả thực thể tầng vật lý.
- Đặc tả nối trạm.
IEEE 802.6 là chuẩn đặc tả một mạng tốc độ cao nối kết nhiều LAN thuộc các
khu vực khác nhau của một đô thị. Mạng này sử dụng cáp quang với hình trạng dạng
bus kép (dual-bus), vì thế còn được gọi là DQDB (Distributed Queue Dual Bus). Lưu
thông trên mỗi bus là một chiều và khi cả cặp bus cùng hoạt động sẽ tạo thành một
cấu hình chịu lỗi. Phương pháp điều khiển truy cập dựa theo một giải thuật xếp hàng
phân tán có tên là QPDS (Queued-Packet, Distributed-Switch)
cốt lõi của IEEE 802.3 là giao thức MAC dựa trên phương pháp CSMA/CD đã trình
bày ở phần trước.
Các bước để cài đặt AP ở chế độ Bridge Mode
Mong muốn của người dùng
Hiện có 2 mạng LAN cần kết nối như một mạng LAN chung. Nhưng lại không thể đi
dây trực tiếp từ mạng LAN này tới mạng LAN kia. Cần giải pháp kết nôi không dây
giữa hai mạng LAN.
Giải pháp
Sử dụng thiết bị WAP-4033PE của Planet đặt ở chế độ Bridge cho phép kết nối 2
mạng LAN từ xa với nhau.
Hướng dẫn cấu hình
Trong bài hướng dẫn này chúng tôi hướng dẫn các bạn cài đặt nhanh một hệ thống kết
nối 2 mạng LAN bằng 2 thiết bị WAP-4000A để ở chế độ Bridge.
Để cài đặt hoàn thiện căn bản cho một hệ thống như vậy bạn cần tiến hành những
bước cơ bản như sau:
- Cài đặt cơ bản cho hệ thống mạng sử dụng 2 thiết bị WAP-4033PE
- Cấu hình cho hai thiết bị WAP-4033PE
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
58
Cài đặt cơ bản cho hệ thống mạng sử dụng 2 thiết bị WAP-4033PE
Bước 1: Cài đặt nhanh theo mô hình bên dưới
Hình 3.15. Sơ đồ nối kết thiết bị thông qua WAP
Cấu hình cho hai thiết bị WAP-4033PE
Thông thường cấu hình Internet Camera thông qua giao diện Web browser, các thông
số mặc định của WAP-4033PE
Địa chỉ IP: 192.168.0.1
Subnet mask: 255.255.255.0
Username/ Password: admin / admin
Bước 1: Bạn đổi địa chỉ máy tính của mình về cùng lớp mạng với Modem WAP-
4033PE. Địa chỉ mặc định của Modem là 192.168.0.1(vậy bạn đổi địa chỉ máy của
bạn là 192.168.0.x).Vào trình duyệt IE và vào một cửa sổ đăng
nhập xuất hiện ở đây bạn đăng nhập với username và password là admin. Màn hình
giao diện như sau.
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
59
Hình 3.16. Màn hình thông số của Modem WAP
Bước 2: Trong trang web cấu hình chọn Basic Settings. Màn hình giao diện như sau:
Hình 3.17. Màn hình cửa sổ Basic Setting
Bước 3: Chọn chế độ là AP Bridge Point to Point. Màn hình giao diện như sau:
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
60
Hình 3.18. Chọn chế độ cho AP
Bạn điền địa chỉ Mac của thiết bị WAP-4033PE ở đầu mạng LAN thứ hai.
Để có thể lấy được địa chỉ MAC của thiết bị WAP-4033PE bạn có thể làm như sau:
Trong giao diện cấu hình chọn mục Home. Địa chỉ MAC được ghi như trên hình sau.
Hình 3.19. Địa chỉ MAC của thiết bị
(Ở ví dụ hình dưới chúng tôi add ví dụ thíêt bị ở đầu thứ 2 có địa chỉ MAC 00-30-4e-
5f-6d-3f)
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
61
Hình 3.20. Gán địa chỉ MAC
Bước 4: Cấu hình thiết bị WAP-4000A ở đầu mạng LAN thứ hai giống hệt ở đầu thứ
nhất. (nhưng add địa chỉ MAC của thiết bị ở đầu mạng LAN thứ nhất vào trong thiết
bị WAP-4000A thứ hai).
2. BẢO MẬT
Chúng ta xem xét vấn đề này thông qua một vài ví dụ thực tế (có thể xảy ra khi
truyền tải/trao đổi thông tin trên mạng) sau đây:
Người sử dụng A chuyển một tập tin đến người sử dụng B, tập tin này chứa
những thông tin cần được bảo vệ. Trong môi trường mạng (không an toàn), người sử
dụng C – người không được phép đọc tập tin này, có thể theo dõi sự di chuyển của tập
tin. Người sử dụng C cũng có thể bắt giữ (capture/copy) tập tin trong quá trình di
chuyển của nó.
Người quản lý mạng tên D, chuyển một thông điệp đến máy tính thành viên của
mạng, máy tính E. Thông điệp này yêu cầu máy tính E cập nhật tập tin “cấp phép” –
có thể bao gồm các định danh của người sử dụng được phép truy cập máy tính đó.
Trong môi trường mạng (không an toàn), người sử dụng F có thể chặn thông điệp này,
sửa đổi nó (theo ý đồ riêng) và rồi chuyển tiếp đến máy tính E. Máy E thừa nhận
thông điệp từ người quản lý D và cập nhật vào tập tin “cấp phép” của nó. Điều đáng
nói ở đây là máy E không hề biết thông điệp được gửi đến từ F và nó đã bị thay đổi.
Trong môi trường mạng (không an toàn) của một một Công ty, khi nhân viên
Malconten bị sa thải, người quản lý nhân sự sẽ gửi một thông điệp đến máy Server
của hệ thống để yêu cầu làm mất hiệu lực của account user của anh ta. Trong trường
hợp này, Malconten có thể chặn thông điệp lại và làm trễ nó trong một khoảng thời
gian đủ để anh ta thực hiện một truy cập lần cuối cùng đến máy server và nhận một số
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
62
thông tin “nhạy cảm” nào đó. Rõ ràng thông điệp cũng được chuyển đến máy Server,
nhưng nó đã “quá trễ”.
Trong môi trường thương mại điện tử (không tin cậy), một thông điệp được gửi
từ một khách hàng mua vàng đến trung tâm mua bán vàng The Sun, với nội dung:
thoả thuận mua một lượng vàng 9999 với giá 10 triệu đồng. Nhưng trong khi việc
giao nhận vàng chưa diễn ra thì giá một lượng vàng trên thị trường giảm xuống còn 9
triệu đồng. Có thể xảy ra tình huống: Người khách mua vàng nói rằng anh ta chưa bao
giờ gửi thông điệp thoả thuận mua vàng trước đó. Điều gì sẽ xảy ra? Làm thế nào để
buộc khách hàng đó phải thừa nhận rằng anh ta đã từng đồng ý mua vàng với giá 10
triệu đồng một lượng?
Từ các ví dụ trên, hãy liên hệ đến các mối đe dọa tìm ẩn trong việc truyền
thông tin (message/packet) trong môi trường mạng không an toàn/không tin cậy. Để
từ đó có thể đưa ra các giải pháp để phát hiện và ngăn chặn chúng. Đó là nhiệm vụ
của công tác An toàn mạng/Bảo mật mạng. Nên nhớ rằng, an toàn mạng là quá trình
chứ không phải một công cụ, các công cụ liên quan chỉ có tác dụng hỗ trợ cho quá
trình bảo mật đạt hiệu quả hơn.
2.1. Các giải pháp bảo mật
Nhóm giải pháp về qui hoạch, thiết kế
Thiết kế, quy hoạch một hệ thống mạng lớn không đơn thuần là phát triển thêm các
thiết bị hỗ trợ người dùng mà phải dựa trên mô hình chuẩn đã và đang áp dụng cho
các hệ thống mạng tiên tiến tại các cơ quan, doanh nghiệp phát triển trên thế giới, đó
chính là mô hình mạng Định hướng Kiến trúc Dịch vụ (Service-Oriented Architecture
– SOA).
Thiết kế cơ sở hạ tầng theo mô hình SOA
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
63
Kiến trúc SOA gồm có 3 lớp:
Lớp cơ sở hạ tầng mạng (networked infrasstructure layer): là lớp mạng liên
kết các khối chức năng theo kiến trúc phân tầng, có trật tự.
Lớp dịch vụ tương tác (Interactive services layer): bao gồm sự kết hợp một
số kiến trúc mạng đầy đủ với nhau tạo thành các chức năng cho phép nhiều ứng dụng
có thể sử dụng trên mạng.
Lớp ứng dụng (Application layer): Bao gồm các loại ứng dụng cộng tác và
nghiệp vụ. Các ứng dụng này kết hợp với các dịch vụ tương tác cung cấp ở lớp dưới
sẽ giúp triển khai nhanh và hiệu quả
Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về các phương thức thiết kế
mạng và bảo mật được sử dụng trong việc thiết kế các hệ thống mạng lớn và hiện đại
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
64
của các tổ chức và doanh nghiệp lớn. Tương ứng với kiến trúc SOA là thuộc lớp Cơ
sở hạ tầng mạng.
Phương thức thiết kế phân lớp – Hierarchical
Hierarchical là Một mạng là gồm nhiều mạng LAN trong một hoặc nhiều toà
nhà, tất cả các kết nối thường nằm trong một khu vực địa lý. Thông thường các
Campus gồm có Ethernet, Wireless LAN, Gigabit Ethernet, FDDI (Fiber Distributed
Data Interface). Được thiết kế theo các tầng, khu vực khác nhau; trên mỗi tầng, mỗi
khu vực được triển khai các thiết bị, các chính sách mạng tương ứng.
Hình 3.21: Sơ đồ thiết kế hệ thống mạng SOA theo các khu vực, tầng.
a) Khu vực LAN
Từ mô hình trên ta cũng thấy được rằng khu vực này được thiết kế theo tầng.
Tầng lõi, tầng phân tán, tầng truy xuất vừa đảm bảo tính dự phòng đường truyền, lưu
lượng mạng được phân bố đều, toàn mạng được chia thành nhiều phân đoạn để dễ
dàng kiểm soát và bảo mật.
b) Khu vực kết nối WAN
Đây là vùng cung cấp các kết nối ra môi trường Internet và các cơ quan thành
viên, đối tác. Tại đây phải đảm bảo tính sẵn sàng cao và tính dự phòng đường truyền.
Vì vậy hệ thống cân bằng tải và dự phòng đường truyền WAN cần được triển khai.
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
65
c) Khu vực các máy chủ public
Khu vực này thường được biết đến với tên là vùng phi quân sự (DMZ-
demilitarized zone) có nghĩa rằng tại khu vực này được hệ thống tường lửa kiểm soát
vào ra các máy chủ rất chặt chẽ nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của Hacker, người
dùng trong LAN
+ Ưu điểm: dự phòng, dễ phát triển, hiệu năng cao, dễ khắc phục sự cố, thích hợp với
môi trường đào tạo và nghiên cứu ở các trường đại học và cao đẳng, doanh nghiệp
lớn.
+ Khó khăn khi xây dựng mạng theo phân lớp là chi phí khá cao, cần đội ngũ quản trị
hệ thống chuyên nghiệp
Mô hình triển khai dịch vụ và quản lý người dùng
Mô hình này được triển khai trên cơ sở hạ tầng đã thiết kế là yếu tố quyết định
đến hiệu năng hoạt động và cách thức quản lý hệ thống.
Thực tế một số cơ quan, doanh nghiệp hiện nay đang triển khai hệ thống mạng
theo mô hình mạng ngang hàng. Mô hình này chỉ triển khai cho các tổ chức có quy
mô nhỏ hẹp. Khi quy mô hệ thống có trên hàng trăm máy tính, nhiều phòng ban, chức
năng thì việc quản lý theo mô hình ngang hàng không còn phù hợp nữa. Giải pháp
triển khai dịch vụ và quản lý người dùng theo mô hình chủ-khách là giải pháp tối ưu,
hiệu quả nhất. Hệ thống này có nhiều thuận lợi và tính năng tối ưu như:
- Phần quyền truy nhập vào các tài nguyên dùng chung trên mạng.
- Triển khai cấu hình các phần mềm, dịch vụ tự động cho các máy khách, người
dùng nhanh chóng.
- Triển khai một chính sách bảo mật cho toàn đơn vị một cách dễ dàng, thống
nhất, tập trung, ví dụ: Khi người dùng không sử dụng trong thời gian nhất định, hệ
thống sẽ tự lock, luôn yêu cầu người dùng đặt mật khẩu cho hệ điều hành ở chế độ
phức tạp, thường xuyên thay đổi mật khẩunhằm tránh các hacker dùng các phần
mềm giải mã mật khẩu.
- Dễ dàng giám sát an ninh, bảo mật, logging v.v
Phân hoạch VLAN (LAN ảo)
Thực trạng hệ thống mạng ở một số doanh nghiệp hiện nay được phân chia
thành các khu vực, chưa kiểm soát được lưu lượng download và upload cũng như
băng thông truy xuất Internet của người dùng. Mô hình mạng như vậy là một miền
quảng bá, mỗi gói tin kiểu quảng bá thì ở bất kỳ máy nào cũng có thể tới được tất cả
các máy tính khác trong mạng nên có những vấn đề sau:
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
66
- Về băng thông: Toàn doanh nghiệp là một vùng quảng bá rất lớn, số máy tính,
số người dùng sẽ tăng lên khi đơn vị phát triển thêm các khu vực khác. Do vậy băng
thông, hiệu năng của toàn mạng sẽ giảm, thậm chí thường gây tắc nghẽn.
- Về bảo mật: Việc kiểm soát bảo mật gặp rất nhiều khó khăn khi hệ thống trải
rộng khắp toàn cơ quan, doanh nghiệp.
Để giải quyết các vấn đề trên, chúng ta đưa ra giải pháp chia mạng thành nhiều
mạng LAN ảo. VLAN được định nghĩa là một nhóm logic các thiết bị mạng, và được
thiết lập dựa trên các yếu tố chức năng, bộ phận, ứng dụng của tổ chức. Việc chia
VLAN thành các phân hệ khác nhau giúp khả năng bảo mật, quản lý và hiệu năng đạt
kết quả cao nhất.
Hình 3.22: Minh họa về nhiều VLAN khác nhau ở một trường học
Ví dụ: Tất cả các máy tính thuộc các phòng thực hành, thí nghiệm trong toàn trường
thì thuộc vlan01; các phòng ban thuộc vlan02, các wireless thuộc vlan03 v.v. Các
VLAN đó mặc định sẽ không liên lạc được với nhau. Khi muốn có sự liên lạc giữa
các VLAN với nhau ta tiến hành cấu hình trên thiết bị định tuyến router và kiểm soát
băng thông giữa các Vlan. (hình 2)
Nhóm giải pháp về hệ thống ngăn chặn, phát hiện tấn công
Hệ thống tường lửa đa tầng
Hệ thống tường lửa là hệ thống kiểm soát truy nhập giữa mạng Internet và
mạng nội bộ. Tường lửa có 2 loại: phần cứng và phần mềm. Mỗi loại có các ưu điểm
khác nhau. Phần cứng có hiệu năng ổn định, không phụ thuộc vào hệ điều hành, virus,
mã độc, ngăn chặn tốt giao thức ở tầng mạng trong mô hình tham chiếu TCP/IP. Phần
mềm rất linh hoạt trong những cấu hình ở giao thức tầng ứng dụng trong mô hình
TCP/IP.
Ví dụ, tường lửa tầng thứ nhất (thường là phần cứng) đã loại bỏ hầu hết các
kiểu tấn công trực diện vào hệ thống máy chủ web, máy chủ mail như kiểu tấn công
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
67
phân tán (DDOS), tức hacker dùng các công cụ tạo các yêu cầu truy xuất tới máy chủ
từ nhiều máy tính khác trên mạng với tần suất cao để nhằm làm cho máy chủ quá tải
và dẫn tới ngừng phục vụ.
Nhưng hacker cũng không dừng tại đó, chúng có thể vượt qua hệ thống tường
lửal tầng thứ nhất với những gói tin hợp lệ để vào hệ thống mạng LAN. Bằng các giao
thức tầng ứng dụng chúng có thể lại đạt được mục đích. Chính vì thế triển khai hệ
thống tường lửa phần mềm sẽ hỗ trợ và làm gia tăng tính bảo mật cho toàn mạng.
Trong trường hợp, một hệ thống tường lửa gặp sự cố thì hệ thống còn lại vẫn kiểm
soát được.
Sau đây là giải pháp thiết kế hệ thống tường lửa thường đa tầng, nó bao gồm ít
nhất 2 tầng chính sau: tường lửa trước và tường lửa sau (hình 3)
Hình 3.23: Hệ thống tường lửa với 2 tầng trước và sau
Hệ thống phát hiện và chống xâm nhập IDS/IPS
Hiện nay các hình thức tấn công của người có ý đồ xấu ngày càng nhiều và tinh
vi. Ví dụ: Trong đơn vị có thể tự cài đặt các công cụ (Ethereal, Cain & abel) trên
máy tính làm việc hoặc máy tính xách tay để tiến hành nghe lén hay quét trực tiếp lên
các máy chủ, từ đó có thể lấy các tài khoản email, Web, FTP, SQL server nhằm thay
đổi điểm thi, tiền học phí đã nộp, thay đổi lịch công táccác hình thức tấn công kiểu
này, hệ thống tường lửa không thể phát hiện [3].
Giải pháp hữu hiệu cho thực trạng này là xây dựng hệ thống IDS/IPS (Intrusion
Detection System/Intrusion prevention system). IDS/IPS là hệ thống bảo mật vô cùng
quan trọng, nó có khả năng phát hiện ra các cuộc tấn công dựa vào các dấu hiệu thiết
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
68
lập sẵn hoặc các đoạn mã độc hại, bất thường trên giao thông mạng; đồng thời có thể
loại bỏ chúng trước khi có thể gây hại cho hệ thống.
Danh sách điều khiển truy xuất, an toàn cổng thiết bị, lọc địa chỉ mạng
a) Danh sách điều khiển truy xuất
Tình trạng các phòng ban, đang tự triển khai mạng wireless và mở rộng mạng
LAN, nhất là tại các phòng có nhiều thiết bị di động, laptop dẫn tới số kết nối vào
mạng nội bộ tăng, băng thông toàn mạng giảm và khó kiểm soát bảo mật.
Danh sách truy nhập là gồm các luật cho phép hay ngăn chặn các gói tin sau khi tham
chiếu vào thông tin trong tiêu đề của gói tin để giới hạn các người dùng có thể truy
xuất vào các hệ thống máy chủ nội bộ v.v.
b) Bảo mật cổng của thiết bị, lọc địa chỉ vật lý của thiết bị mạng
Ở các điểm truy nhập mạng công cộng, việc mở rộng LAN của người dùng; việc truy
xuất vào các máy chủ nội bộ cần được kiểm soát.
Các giải pháp như cấu hình bảo mật cổng của thiết bị, quản lý địa chỉ vật lý là giải
pháp cực kỳ an ninh và hiệu quả trong trường hợp này.
- Cấu hình bảo mật cổng của thiết bị trên các switch nhằm đảm bảo không thể
mở rộng LAN khi chưa có sự đồng ý của người quản trị hệ thống, nếu vi phạm điều
đó, port trên switch đó sẽ chuyển về trạng thái cấm hoặc trạng thái ngừng hoạt động.
- Địa chỉ vật lý là địa chỉ được cài đặt sẵn từ nhà sản xuất. Về nguyên tắc tất cả
các máy tính trên mạng sẽ không trùng nhau về địa chỉ này. Sự kiểm soát theo địa chỉ
này là rất cụ thể tới từng máy tính trong mạng, trừ khi người dùng có quyền cài đặt
phần mềm và làm giả địa chỉ này ở máy tính đó, hoặc là mở máy tính rồi thay thế card
giao tiếp mạng mới.
- Các thiết bị mạng hiện nay đều được trang bị chức năng ngăn theo địa chỉ vật
lý này giúp quản trị mạng kiểm soát được người dùng sử dụng mạng, nhất là muốn
triển khai trên hệ thống wireless.
Nhóm các giải pháp khác
Xây dựng hệ thống cập nhật, sửa lỗi tập trung
Công đoạn đầu tiên của hacker khi tiến hành tấn công là khảo sát hệ thống đích
để tìm ra các lỗi của hệ điều hành, của các dịch vụ, của các ứng dụng khi chúng chưa
được cập nhật trên website của nhà cung cấp.
Thực trạng ở các cơ quan, doanh nghiệp cho thấy việc sử dụng các sản phẩm
phần mềm hầu như ít cập nhật các bản vá lỗi, có chăng cũng đang riêng lẻ trên các
máy tính cá nhân, đó chính là cơ hội cho hacker dùng các công để khai thác lỗ hổng
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
69
bảo mật. Để cập nhật bản vá lỗi cho tất cả các máy khách trong toàn bộ hệ thống qua
Internet mất thời gian và tốn nhiều băng thông đường truyền và không thống nhất.
Giải pháp xây dựng hệ thống tự động cập nhật từ nhà cung cấp trên Internet về
máy chủ rồi từ máy chủ này, triển khai cho tất cả các máy khách trong toàn mạng.
Hệ thống WSUS (Windows Server Update Services) của Microsoft không
những cập nhập bản vá lỗi cho hệ điều hành Windows mà còn cập nhật bản vá lỗi cho
tất cả các sản phẩm khác của hãng bao gồm Internet Explorer, SQL server, Office,
Mail, máy chủ Web v.v
Ghi nhật ký, theo dõi, giám sát hệ thống
a) Ghi nhật ký
Giải pháp ghi lại các phiên kết nối, các phiên đăng nhập của người dùng, các
tiến trình hoạt động sẽ giúp quản trị mạng có thể tìm lại dấu vết của người dùng,
hacker và các lỗi có thể gây ra cho hệ thống trước đó. Các máy chủ Web , máy chủ
Email và máy chủ ứng dụng khác cần được kích hoạt tính năng ghi nhật ký, việc quản
lý lưu trữ các thông tin này là rất cần thiết. Hacker chuyên nghiệp khi đã xâm nhập
thành công vào hệ thống, việc không thể bỏ qua chính là việc xóa dấu vết đã được
ghi. Chính vì thế triển khai hệ thống ghi nhật ký tập trung tại một máy chủ chuyên
dụng khác là rất hiệu quả.
Các phần mềm mã nguồn mở như: Syslog-ng:
( SyslogAgent: ( là giải
pháp tốt. Hệ thống sẽ giúp chúng ta ghi các cảnh báo, thông báo từ các thiết bị phần
cứng như: tường lửa, router, switch, từ các máy chủ Web, Database, và các hệ thống
khác.
b) Theo dõi, giám sát
Theo dõi, giám sát là công việc thường xuyên và quan trọng của nhà quản trị
mạng chuyên nghiệp, đó chính là công việc phòng chống hiệu quả trước khi sự cố
xuất hiện. Theo dõi, giám sát có thể:
- Phát hiện trên hệ thống mạng có nhiều virus phát tán.
- Giám sát các máy tính trong mạng LAN và trên môi trường Internet.
- Theo dõi hiệu năng hoạt động các phần cứng của máy chủ để tiến hành nâng
cấp, bảo trì, bảo dưỡng.
- Phát hiện hacker đang dùng các công cụ nghe lén mật khẩu, quét các lỗi của
hệ thống và các ứng dụng.
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
70
- Thống kê số lượng các kết nối, các session cũng như những lưu lượng bất
thường trên hệ thống mạng v.v
Giải pháp mã hóa dữ liệu và đường truyền
Dữ liệu trên máy chủ, máy tính cá nhân của các cơ quan, doanh nghiệp hiện
chưa an toàn vì không được mã hóa nội dung và kể cả khi đi trên đường truyền. Dữ
liệu ấy có thể được đọc bởi:
- Người dùng đăng nhập thành công vào máy tính
- Hacker dùng các phần mềm capture (bắt) thông tin trên đường truyền
- Tại các máy chủ và máy tính có lưu trữ dữ liệu nhạy cảm, có dữ liệu cần chia
sẽ; tại các thiết bị lưu trữ cần thiết phải tiến hành mã hóa nội dung, điều đó đảm bảo
rằng nếu có mất thiết bị lưu trữ, máy tính, người tấn công cũng không thể giải mã
được dữ liệu.
Giải pháp Ipsec sẽ được triển khai tại các hệ thống máy chủ và máy người dùng
cũng như các thiết bị mạng phải được cấu hình.
Đào tạo người dùng
Theo các thống kê về an ninh mạng của CERT (Computer Emergency
Response Team- cho thấy, có khoảng 70% số trường hợp bị thất
thoát thông tin có liên quan tới yếu tố con người bên trong các hệ thống còn 30% là
xuất phát từ bên ngoài mạng nội bộ của các tổ chức thông qua các hành vi truy nhập
trái phép hệ thống của hacker.
Theo chuẩn quản lý an ninh thông tin (Information Security Management) ISO
17799/BS-7799, trong đó có tiêu chí về “An ninh về nhân sự (Personnel Security)”
mô tả trách nhiệm của nhân viên, vai trò của các cá nhân trong an ninh thông tin,
nhằm giảm thiểu các sai sót do lỗi của con người, do ăn cắp hoặc lạm dụng tài sản
công.
Do vậy việc đào tạo người dùng để họ tự bảo vệ các tài nguyên cho máy tính họ
và cho cả tổ chức là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đào tạo người dùng biết cách
phòng chống các thủ đoạn của hacker như lừa đảo qua email. Ví dụ: hacker thường lợi
dụng tính tò mò của người dùng khi tham gia Internet để lấy thông tin khi yêu cầu
người dùng nhập vào. Đào tạo người dùng sử dụng các công cụ, phần mềm đúng trình
tự, khi cần thiết phải kịp thời báo cáo với người quản trị hệ thống.v.v. Đào tạo người
dùng phải tuân thủ nguyên tắc bảo mật và an toàn thông tin của tổ chức, kể cả khi họ
không tham gia làm việc tại cơ quan.
Hệ thống chống virus
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
71
Để cải thiện tốc độ xử lý của tường lửa, thông thường quản trị mạng không cấu
hình kích hoạt tính năng lọc cao cấp của tường lửa (tường lửa ở các vị trí phải xử lý
lưu lượng lớn). Khi đó các chương trình quét virus được cài đặt nhằm phát hiện và
ngăn chặn các đoạn mã độc, các chương trình gián điệp, các email có tệp tin virus
đính kèm.v.v. Nhưng trên thực tế để đầu tư một khối lượng lớn các chương trình virus
cho tất cả các máy tính toàn cơ quan thì kinh phí đầu tư khá cao.
Để giảm chi phí bản quyền, giải pháp là triển khai mô hình chống virus chủ –
khách. Hiện nay có nhiều hãng nỗi tiếng như Norton, Kaspersky, Trend micro .v.v có
thể triển khai theo mô hình này. Lợi ích khi triển khai hệ thống là:
- Chi phí giảm hơn nhiều so với cài đặt trên từng máy khách
- Việc cập nhật phiên bản mới của các máy khách dễ dàng, nhanh chóng và
hiệu quả cao.
2.2. Nhu cầu bảo mật
Tại sao chúng ta lại phải quan tâm đến vấn đề bảo mật của mạng wireless
LAN? Điều này bắt nguồn từ tính cố hữu của môi trường không dây. Để kết nối tới
một mạng LAN hữu tuyến bạn cần phải truy cập theo đường truyền bằng dây cáp,
phải kết nối một PC vào một cổng mạng. Với mạng không dây bạn chỉ cần có máy
của bạn trong vùng sóng bao phủ của mạng không dây. Điều khiển cho mạng hữu
tuyến là đơn giản: đường truyền bằng cáp thông thường được đi trong các tòa nhà cao
tầng và các port không sử dụng có thể làm cho nó disable bằng các ứng dụng quản lý.
Các mạng không dây (hay vô tuyến) sử dụng sóng vô tuyến xuyên qua vật liệu của
các tòa nhà và như vậy sự bao phủ là không giới hạn ở bên trong một tòa nhà. Sóng
vô tuyến có thể xuất hiện trên đường phố, từ các trạm phát từ các mạng LAN này, và
như vật ai đó có thể truy cập nhờ thiết bị thích hợp. Do đó mạng không dây của một
công ty cũng có thể bị truy cập từ bên ngoài tòa nhà công ty của họ. Hình 1 thể hiện
một người lạ có thể truy cập đến một LAN không dây từ bên ngoài như thế nào. Giải
pháp ở đây là phải làm sao để có được sự bảo mật cho mạng này chống được việc truy
cập theo kiểu này.
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
72
Hình 3.24. Bảo mật cho các Client
Chọn một giải pháp bảo mật mà thích hợp với nhu cầu và ngân sách của công
ty, cả cho hiện tại và mai sau. WLAN phổ biến có ích đến mức là một phần chắc
chắn vì chúng có thể bổ sung thoải mái. Điều đó có nghĩa là WLAN đã bắt đầu bằng
một AP và 5 máy khách rồi phát triển tới 15 AP và 300 máy khách. Những kỹ thuật
bảo mật giống nhau làm việc chỉ tốt cho một AP sẽ không thể chấp nhận được, hoặc
khi bảo mật, cho 300 người dùng. Một tổ chức có thể sẽ tốn nhiều tiền cho các
giải pháp bảo mật khi mà chúng phát triển nhanh chóng như là WLAN. Trong
nhiều trường hợp, những tổ chức đã thật sự có sự bảo mật như là kiểm tra sự xâm
nhập hệ thống, tường lửa, và máy chủ RADIUS.
2.3. Sử dụng thêm các công cụ bảo mật
Nắm được sự thuận lợi của các công nghệ, như là VPN, tường lửa, kiểm tra sự
xâm nhập hệ thống – Intrustion Detection Systems (IDS), những chuẩn và giao thức
như là 802.1x và chứng thức máy khách với RADIUS có thể giúp tạo nên các giải
pháp bảo vệ cao và xa hơn chuẩn 802.11 yêu cầu. Chi phí và thời gian là phương tiện
cho các giải pháp tốt hơn từ các giải pháp SOHO đến các giải pháp cho các doanh
nghiệp lớn.
WiFi Protected Access là phương thức được Liên minh WiFi đưa ra để thay thế
WEP trước những nhược điểm không thể khắc phục của chuẩn cũ. WPA được áp
dụng chính thức vào năm 2003, một năm trước khi WEP bị loại bỏ. Phiên bản phổ
biến nhất của WPA là WPA-PSK (Pre-Shared Key). Các kí tự được sử dụng bởi WPA
là loại 256 bit, tân tiến hơn rất nhiều so với kí tự 64 bit và 128 bit có trong hệ thống
WEP.
Một trong những thay đổi lớn lao được tích hợp vào WPA bao gồm khả năng
kiểm tra tính toàn vẹn của gói tin (message integrity check) để xem liệu hacker có thu
thập hay thay đổi gói tin chuyền qua lại giữa điểm truy cập và thiết bị dùng WiFi hay
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
73
không. Ngoài ra còn có giao thức khóa toàn vẹn thời gian (Temporal Key Integrity
Protocol – TKIP). TKIP sử dụng hệ thống kí tự cho từng gói, an toàn hơn rất nhiều so
với kí tự tĩnh của WEP. Sau này, TKIP bị thay thế bởi Advanced Encryption Standard
(AES).
Tuy vậy điều này không có nghĩa là WPA đã hoàn hảo. TKIP, một bộ phận
quan trọng của WPA, được thiết kế để có thể tung ra thông qua các bản cập nhật phần
mềm lên thiết bị được trang bị WEP. Chính vì vậy nó vẫn phải sử dụng một số yếu tố
có trong hệ thống WEP, vốn cũng có thể bị kẻ xấu khai thác.
WPA, giống như WEP, cũng trải qua các cuộc trình diễn công khai để cho thấy
những yếu điểm của mình trước một cuộc tấn công. Phương pháp qua mặt WPA
không phải bằng cách tấn công trực tiếp vào thuật toán của nó mà là vào một hệ thống
bổ trợ có tên WiFi Protected Setup (WPS), được thiết kế để có thể dễ dàng kết nối
thiết bị tới các điểm truy cập.
Đến năm 2006, WPA chính thức bị thay thế bởi WPA2. Một trong những cải
tiến đáng chú ý nhất của WPA2 so với WPA là sự có mặt bắt buộc của AES và
CCMP (Counter Cipher Mode with Block Chaining Message Authentication Code
Protocol) nhằm thay thế cho TKIP. Tuy vậy, TKIP vẫn có mặt trong WPA2 để làm
phương án dự phòng và duy trì khả năng tương tác với WPA.
Hiện tại, lỗ hổng bảo mật chính của hệ thống WPA2 không thực sự lộ rõ. Kẻ tấn công
phải có quyền truy cập vào mạng WiFi đã được bảo vệ trước khi có thể có trong tay
bộ kí tự, sau đó mới có thể tiến hành tấn công các thiết bị khác trong cùng mạng. Như
vậy, các lỗ hổng của WPA2 khá hạn chế và gần như chỉ gây ảnh hưởng đến các mạng
quy mô lớn như của tập đoàn. Trong khi đó người dùng mạng tại nhà có thể yên tâm
với chuẩn mới nhất này.
Tuy nhiên không may là lỗ hổng lớn nhất trong bộ giáp của WPA vẫn còn tồn
tại trong WPA2, đó là WPS. Mặc dù để thâm nhập được vào mạng lưới được bảo vệ
bởi WPA/WPA2 bằng lỗ hổng trên cần tới 2-14 giờ hoạt động liên tục của một máy
tính hiện đại, đây vẫn là một mối lo tiềm tàng. Vì thế tốt nhất WPS nên được tắt đi
hoặc xóa bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống thông qua các lần cập nhật firmware của điểm
truy cập.
Ngoài ra ta có thê thay đổi một số các thông yếu tố cơ bản sau
Cập nhật, nâng cấp Firmware
Khi chọn dùng Modem, Router thì các bạn tuyệt đối không nên bỏ qua bước
này. Đó là kiểm tra và cập nhật Firmware - phần mềm điều khiển lên phiên bản ổn
định mới nhất. Cách tốt nhất là kiểm tra trực tiếp trên trang chủ của những nhà cung
cấp thiết bị lớn, có danh tiếng trên thế giới.
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
74
Chọn tên Wifi linh hoạt
Khi thiết lập, cấu hình Wifi, chắc chắn các bạn phải đổi tên Wifi - SSID (đầy
đủ là Service Set Identifier) mặc định rồi. Nếu bạn lười, vẫn giữ nguyên cái tên mặc
định (thường có dạng như tplink-wireless, linksys-wifi...) và đặt thêm mật khẩu thì sẽ
dễ dàng hơn cho hacker trong việc bẻ khóa Pre-Shared Key (PSK). Vì sao lại nói dễ
dàng ở đây? Là vì thông tin SSID dùng trong quá trình hash để tạo ra key - mật khẩu,
và bảng dữ liệu rainbow được tối ưu hóa trong việc Brute Force Cracking được chủ
yếu áp dụng với các SSID mặc định. Một vấn đề khác với SSID mặc định, đó là các
thiết bị thu phát wifi hầu như không thể phân biệt nổi sự khác nhau giữa những hệ
thống Wifi có cùng SSID. Điều này sẽ dẫn đến việc máy tính, điện thoại di động sẽ tự
động kết nối vào các SSID đó và dẫn đến việc không ổn định. Thêm 1 lý do tế nhị
nữa, đó là các vị khác quen thuộc. Nếu bạn cứ giữ nguyên 1 SSID từ năm này qua
năm khác, thì rất nhiều người sẽ vô tình kết nối vào hệ thống Wifi của bạn, cho dù họ
chỉ đi ngang qua văn phòng, quán cafe... của bạn. Việc đổi SSID định kỳ sẽ giúp hạn
chế vấn đề này.
Đổi mật khẩu quản trị và hạn chế truy cập
Tương tự như với SSID, việc đổi mật khẩu Wifi thường xuyên được các nhà
cung cấp giải pháp bảo mật... khuyên dùng. Thời gian là 1 tuần 1 lần hoặc 3 lần trong
1 tháng. Vì việc đổi mật khẩu Wifi cũng khá đơn giản, không mất nhiều thời gian mà
sao ít người làm quá. Cách đặt mật khẩu thì cũng dễ nhớ, các bạn chỉ cần tuân theo
quy luật:
- Tránh những thông tin nhạy cảm, dễ nhớ như tên chủ quán, số điện thoại,
ngày sinh nhật...
- Thay vào đó là những thông tin trời ơi đất hỡi, bao gồm chữ số và ký tự đặc
biệt. Ví dụ:Hoilamgi1234@, Khongcospass&&... ví dụ vậy
Một số nhà cung cấp thiết bị có trang bị thêm tính năng hạn chế truy cập -
Control Access trong sản phẩm của họ. Bạn có thể thiết lập tính năng hạn chế qua
tường lửa, hoặc tắt chế độ truy cập vào quyền admin qua giao thức LAN, WLAN,
hoặc trực tiếp từ Wi-Fi.
Tắt tính năng Wi-Fi Protected Setup (WPS)
Chức năng này được thiết kế để làm quá trình mã hóa tín hiệu Wifi nhanh
chóng hơn, dễ dàng hơn. Người dùng chỉ việc chọn, hoặc nhập mã PIN là xong. Tuy
nhiên, cách làm này lại chứa khá nhiều lỗ hổng bảo mật, cho phép hacker lợi dụng để
bẻ khóa PIN, qua đó chiếm quyền truy cập và điều khiển toàn bộ thiết bị thu phát
Wifi.
2.4. Theo dõi việc lừa đảo phần cứng
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
75
Phát hiện ra các AP lừa đảo, sự phát hiện ra các phiên của AP nên lập
biểu nhưng không loan báo. Khám phá sự hoạt động và xóa các AP lừa đảo, sẽ
giống như là loại bỏ hacker và cho phép người quản trị điều khiển duy trì mạng và
bảo mật. Các kiểm định bảo mật nên được thực hiện cho các cấu hình không đúng của
các AP mà các cấu hình này có thể gây nên sự nguy hiểm cho việc bảo mật. Tác vụ
này có thể kết thúc trong khi theo dõi các AP lừa đảo như là một phần của một sự bảo
mật bình thường. Các cấu hình hiện tại nên được so sánh đến các cấu hình trong quá
khứ để có thể biết nếu người dùng hoặc hacker cấu hình lại AP. Việc ghi lại các truy
cập nên là phương tiện và theo dõi cho mục đích của sự tìm ra bất cứ sự truy cập
không chính đáng nào trên các đoạn mạng không dây. Kiểu theo dõi này có thể giúp
tìm ra sự những thiết bị máy khách không dây đã mất hoặc bị lấy trộm.
2.5. Switch không phải Hub
Một sự chỉ dẫn đơn giản khác là luôn luôn kết nối các AP với các Swicth thay
vì các Hub. Các Hub là các thiết bị phát rộng, mỗi gói tin được nhận bởi một Hub sẽ
được gửi cho tất cả các Hub khác. Nếu những AP đã kết nối đến Hub, thì mỗi gói
tin đi qua đoạn mạng hữu tuyến sẽ bị phát tán. Chức năng này cho đem lại cho các
hacker có được các thông tin như là mật mã và những địa chỉ IP.
Với hub, một khung dữ liệu được truyền đi hoặc được phát tới tất cả các cổng
của thiết bị mà không phân biệt các cổng với nhau. Việc chuyển khung dữ liệu tới tất
cả các cổng của hub để chắc rằng dữ liệu sẽ được chuyển tới đích cần đến. Tuy nhiên,
khả năng này lại tiêu tốn rất nhiều lưu lượng mạng và có thể khiến cho mạng bị chậm
đi (đối với các mạng công suất kém). Ngoài ra, một hub 10/100Mbps phải chia sẻ
băng thông với tất cả các cổng của nó. Do vậy khi chỉ có một PC phát đi dữ liệu
(broadcast) thì hub vẫn sử dụng băng thông tối đa của mình. Tuy nhiên, nếu nhiều PC
cùng phát đi dữ liệu, thì vẫn một lượng băng thông này được sử dụng, và sẽ phải chia
nhỏ ra khiến hiệu suất giảm đi. Trong khi đó, switch lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ MAC
của tất cả các thiết bị mà nó kết nối tới. Với thông tin này, switch có thể xác định hệ
thống nào đang chờ ở cổng nào. Khi nhận được khung dữ liệu, switch sẽ biết đích xác
cổng nào cần gửi tới, giúp tăng tối đa thời gian phản ứng của mạng. Và không giống
như hub, một switch 10/100Mbps sẽ phân phối đầy đủ tỉ lệ 10/100Mbps cho mỗi cổng
thiết bị. Do vậy với switch, không quan tâm số lượng PC phát dữ liệu là bao nhiêu,
người dùng vẫn luôn nhận được băng thông tối đa. Đó là lý do tại sao switch được coi
là lựa chọn tốt hơn so với hub.
2.6. DMZ không dây
Một ý tưởng khác trong công cụ bảo mật cho các đoạn mạng WLAN là một tạo
vùng phi quân sự không dây – Wireless Demilitarized zone (WDMZ). Tạo những
WDMZ sử dụng tường lửa hoặc những bộ định tuyến (Router) có thể phụ thuộc vào
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
76
chi phí của các công cụ. Những WDMZ là các công cụ thông thường trong sự triển
khai sắp xếp trung bình – và lớn – của WLAN. Bởi vì các AP về cơ bản không có bảo
mật và những thiết bị không đáng tin cậy, những AP này tách rời với các đoạn mạng
khách bởi một thiết bị tường lửa.
Hình 3.24.DMZ không dây
Về mặt địa lý và con người,
thì DMZ (Demilitarized Zone – vùng phi
quân sự) là một khu vực mà tại đó sự hiện
diện của các lực lượng quân đội (gồm
binh lính, vũ khí, đạn dược) cũng như
các hoạt động quân sự (như do thám, tập trận, đánh nhau) đều không được cho
phép.
Vì vậy, DMZ được coi như là một vùng ranh giới chia tách hai bên mà là thù
địch của nhau và vùng DMZ thường được tạo nên sau những hiệp ước hòa bình,
những thỏa thuận đình chiến. Trong thế giới thực, dải đất cắt ngang bán đảo Triều
Tiên và phân tách bán đảo này ra thành hai nước là Hàn Quốc và Triều Tiên chính là
một ví dụ về DMZ. Còn trong lịch sử chiến tranh Việt Nam thì sông Bến Hải chia
tách hai miền nam Bắc cũng là một ví dụ khác về DMZ.
Trước khi đi vào giải thích DMZ là gì cũng như tác dụng của nó chúng ta đưa
ra một tình huống như thế này. Hệ thống mạng nội bộ (internal network) của một tổ
chức thường bao gồm các server cung cấp các dịch vụ cơ bản như: Directory Service
(Active Directory, OpenLDAP), DNS, DHCP, File/Print Sharing, Web, Mail, FTP.
Trong đó thì các server Web, Mail, FTP thường phải cung cấp các dịch vụ của chúng
cho cả những người dùng nằm bên trong lẫn bên ngoài mạng nội bộ của tổ chức.
Nếu trường hợp bạn đặt tất cả các server này nằm trong cùng một lớp mạng với
các máy trạm của người dùng trong tổ chức thì sẽ như thế nào nếu hacker từ mạng
bên ngoài (external network – ví dụ như Internet) kiểm soát được (các) “public
server” như Web, Mail, FTP? Rất có thể hacker sẽ dựa vào các server đã bị chiếm
đoạt này để đánh vào các server khác (như DNS, DHCP, Directory Service) cũng
như thâm nhập sâu hơn vào các máy trạm bên trong. Thế nên ở đây, ta cần có một giải
pháp nào đó để hạn chế khả năng mạng internal bị tổn thương khi các public server
trên bị tấn công. Và DMZ là một câu trả lời cho vấn đề này.
DMZ là một mạng tách biệt với mạng internal vì DMZ sử dụng đường mạng
(hoặc có subnet) khác với mạng internal. Và các server như Web, Mail, FTP, VoIP
là các dịch vụ tổ chức mong muốn người dùng có thể truy cập và sử dụng thông qua
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
77
các mạng ngoài như Internet được đặt trong vùng DMZ. Còn các server phục vụ cho
các mục đích nội bộ như DNS, DHCP, File/Print vẫn được đặt trong vùng internal.
Giữa DMZ và mạng external ta có thể đặt một firewall để cho phép các kết nối
từ external chỉ đến được DMZ mà thôi. Còn giữa mạng internal và DMZ ta có thể đặt
thêm một firewall khác để kiểm soát các lưu lượng từ DMZ đi vào internal. Như vậy,
cũng giống với vùng DMZ trong quân sự, DMZ ở đây đã tạo ra sự phân tách giữa hai
bên đối nghịch nhau: mạng internal và mạng external. Và có thể nói rằng DMZ đã bổ
sung thêm một lớp bảo vệ cách ly cho mạng internal khi mà hacker từ mạng ngoài chỉ
có thể tiếp cận tới các máy nằm trong DMZ mà thôi.
Hình 3.25 Kết nối DMZ
Nếu bạn nghĩ mạng external như là “untrusted network” và mạng internal như
là “trusted network” thì có thể coi DMZ như là mạng “nửa tin cậy, nửa không tin
cậy” (semi-trusted). Nó không được an toàn như LAN nhưng do nó nằm sau một
firewall nên nó an toàn hơn Internet. Hoặc bạn cũng có thể nghĩ về DMZ như là một
“liaison network” (mạng có quan hệ bất chính :-p) vì nó có thể liên lạc với cả hai
mạng Internet và LAN trong khi nằm giữa hai mạng này như được thể hiện trong hình
trên.
Nhưng không giống như sự yên ả, không có giao tranh mà ta có thể tìm thấy ở
vùng DMZ ngoài đời thực, mạng DMZ ở đây thực sự ẩn chứa rất nhiều rủi ro do các
mối đe dọa từ phía ngoài mang lại. Điển hình như việc hacker có thể sử dụng hình
thức tấn công từ chối dịch vụ (DoS/DDoS) nhắm vào các server trong DMZ để làm
gián đoạn hoặc dập tắt khả năng đáp ứng yêu cầu dịch vụ của các server này cho
những người dùng hợp pháp thông thường. Và cũng không giống như sự vô chủ,
trung lập của các vùng DMZ ở đời thực, khi tạo ra một DMZ cho tổ chức thì thực sự
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
78
nó là một phần của cả hệ thống mạng nội bộ mà bạn phải kiểm soát chúng thật tốt.
“Screened subnet” hoặc “Perimeter network” là những tên gọi khác của DMZ.
Kiến trúc xây dựng DMZ
DMZ được tạo nên bởi hai thành phần cơ bản là: các địa chỉ IP và các firewall.
Có hai đặc điểm nhận dạng quan trọng của DMZ mà bạn cần nhớ là:
1. Nó có một network ID khác so với mạng internal.
2. Nó bị phân tách khỏi mạng Internet và cả mạng internal bởi (các) firewall.
Dưới đây tôi sẽ nói rõ hơn về hai đặc điểm này của DMZ
Địa chỉ IP dùng trong DMZ
Tùy vào kiến trúc của DMZ và cấu hình trên firewall mà một DMZ có thể sử
dụng public IP hoặc private IP cho các server trong DMZ.
Nếu bạn sử dụng public IP cho DMZ, thường bạn sẽ cần chia mạng con
(subnetting) khối địa chỉ IP mà ISP cấp cho bạn để bạn có được hai network ID tách
biệt. Một trong hai network ID này sẽ được dùng cho external interface (card mạng
nối trực tiếp tới ISP) của firewall và network ID còn lại được dùng cho mạng DMZ.
Lưu ý khi chia subnet khối public IP này, bạn phải cấu hình cho router của bạn để các
gói tin từ ngoài Internet đi vào sẽ tới được DMZ.
Bạn cũng có thể tạo một DMZ có network ID giống với mạng internal nhưng
vẫn đảm bảo có sự cách ly giữa DMZ và mạng internal bằng cách sử dụng VLAN
Tagging (IEEE 802.1q). Lúc này các server trong DMZ và các máy trạm trong mạng
internal đều được cắm chung vào một switch (hoặc khác switch nhưng các switch này
được nối với nhau) nhưng được gán vào các VLAN khác nhau.
Còn nếu bạn sử dụng private IP cho DMZ, bạn sẽ cần đến NAT (một số firewall
hỗ trợ sẵn tính năng này) để chuyển các private IP này sang một public IP (mà được
gán cho external interface của firewall nằm giữa Internet và DMZ). Vì một số ứng
dụng không làm việc tốt với NAT (ví dụ, Java RMI) nên bạn cân nhắc việc chọn cấu
hình NAT hay định tuyến giữa Internet và DMZ.
Các Firewall
Có nhiều cách khi thiết kế một hệ thống mạng có sử dụng DMZ. Hai mô hình cơ bản
và thường gặp nhất là: single firewall (hay three legged firewall) và dual firewall.
Dưới đây tôi sẽ nói sơ qua về phương thức hoạt động cũng như ưu khuyết điểm của
hai mô hình này.
- Với single firewall
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
79
Bạn sẽ chỉ cần tới một thiết bị có ba NIC (network interface card). Trong đó, một
NIC nối với mạng external, NIC thứ hai nối với mạng DMZ, và NIC còn lại nối với
mạng internal.
Hình 3.26. Hệ thống tường lửa
Đó là lý do tại sao người ta gọi nó là “three legged firewall” (mỗi “chân” của
firewall chính là một NIC của nó). Lúc này “three legged firewall” phải có khả năng
kiểm soát toàn bộ traffic vào/ra giữa ba mạng (internal, external và DMZ) và nó trở
thành điểm chịu lỗi duy nhất (single point of failure) cho toàn hệ thống mạng. Nếu có
sự cố xảy ra với “three legged firewall” này thì cả DMZ và mạng internal đều không
còn được bảo vệ nhưng bù lại bạn không phải tốn chi phí đầu tư thêm một firwewall
nữa như trong mô hình dual firewall dưới đây.
Khi sử dụng single firewall để tạo DMZ, ta có khái niệm trihomed DMZ. Bạn cũng có
thể tạo ra hai (hoặc nhiều hơn) vùng DMZ tách biệt có các network ID khác nhau
bằng cách cách trang bị thêm số NIC tương ứng cho single firewall.
- Với dual firewall
Bạn sẽ cần tới hai thiết bị firewall, mỗi firewall có hai NIC và được bố trí như
sau:
– Firewall thứ nhất (được gọi là front-end firewall) có một NIC nối với mạng
external (external interface) và NIC còn lại nối với DMZ (internal interface). Front-
end firewall này có nhiệm vụ kiểm soát traffic từ Internet tới DMZ và mạng internal.
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
80
– Firewall thứ hai (được gọi là back-end firewall) có một NIC nối với DMZ
(external interface) và NIC còn lại nối với mạng internal (internal interface). Back-
end firewall này có nhiệm vụ kiểm soát traffic từ DMZ và Internet tới mạng internal.
Rõ ràng, so với single firewall thì giải pháp này tuy tốn kém hơn về chi phí
triển khai khi phải đầu tư tới hai thiết bị firewall tách biệt nhưng về mặt hiệu suất và
độ an toàn cho hệ thống mạng của bạn sẽ được cải thiện. Vậy nên, tùy vào hoàn cảnh
của tổ chức và môi trường của từng hệ thống mạng mà bạn nên xem xét lựa chọn giữa
single firewall hay dual firewall cho thích hợp.
Một số khuyến cáo cho rằng nên chọn hai firewall từ hai nhà cung cấp (vendor)
khác nhau với lời giải thích rằng nếu hacker có thể bẻ gãy firewall đầu tiên thì cũng
hắn cũng khó khăn hơn trong việc phá vỡ firewall thứ hai bởi chúng được tạo nên
theo những cách khác nhau. Còn bạn, bạn nghĩ như thế nào về điều này?
2.7. Phần mềm hệ thống và nâng cấp phần mềm
Nâng cấp phần mềm hệ thống và các bộ phận điều khiển (driver) trong các
AP và các card không dây. Điều này luôn luôn đúng để sử dụng phần mềm hệ
thống mới nhất và các bộ phận điều khiển trong các AP và các card không dây.
Những nhà sản xuất thường thường đưa ra những sữa chữa, bảo mật các lỗ hổng
mạng, và bật những tính năng mới với những nâng cấp này.
2.8. Các thiết bị bảo mật
Giống như gắn một cánh cửa vào một tòa nhà để tránh kẻ trộm, những doanh
nghiệp phải điều khiển vành đai mạng của họ. Theo truyền thống của mạng hữu
tuyến, tường lửa là lựa chọn hoàn hảo cho việc này. Tuy nhiên, WLAN giới thiệu một
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
81
lựa chọn tốt hơn từ sự điều khiển tự nhiên của truyền sóng vô tuyến.
Với dữ liệu và những kết nối mạng phát rộng thông qua không khí và đi qua
cửa sổ, tường, trần nhà và sàn nhà, vành đai của WLAN có thể gặp khó khăn để điều
khiển cũng như xác định chúng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có thể điều khiển
vành đai của WLAN bởi những thiết bị bảo mật hoạt động như là điểm cuối của
mạng.
Điều khiển vành đai của WLAN bắt đầu với việc triển khai các tường lửa
cá nhân trên chiếc mỗi tính máy sách tay và cũng bao gồm triển khai những AP
của các doanh nghiệp có sự bảo mật và khả năng quản lý cao. WLAN nên cách ly với
mạng hữu tuyến để cho phép quản lý cụ thể và những chính sách bảo mật không
ảnh hưởng đến mạng hữu tuyến.
Tất cả các AP phải hoàn toàn được khóa lại và cấu hình lại từ các thiết lập mặc
đinh. SSIDs và những mật khẩu của AP phải thay đổi từ những tên mặc định ban đầu.
Vài tổ chức được thành lập để thiết lập những kênh của thao tác cho mỗi AP để nhận
dạng tất cả các kênh đã tắt khi có những hành động nghi ngờ.
2.9. Bảo mật thông tin – Chứng thực và mã hóa
Trong sự triển khai bảo mật WLAN, điều khó nhất cho người quản lý mạng và
bảo mật là lựa chọn làm sao để bảo mật thông tin WLAN với nhiều loại chứng thực
và mã hóa.
Giống như việc cài đặt khóa và những chìa khóa để điều khiển cho ai có thể mở
nó, tầng tiếp theo của bảo mật WLAN là điều khiển người dùng có thể truy cập
WLAN. Để cung cấp những chứng thực cơ bản, AP hỗ trợ địa chỉ lọc MAC, duy trì
một danh sách những địa chỉ MAC hợp lệ. Trong khi điều này không mấy rõ ràng,
lọc địa chỉ MAC cung cấp những điều khiển cơ bản vượt lên những trạm có thể kết
nối tới mạng của bạn.
Những tổ chức tin vào cách lọc địa chỉ mạng ở trên cho việc điều khiển
cho phép chính họ tấn công đến kẻ đột nhập. Những doanh nghiệp lớn hơn với
WLAN phức tạp có hàng trăm trạm và hàng tá AP yêu cầu việc điều khiển truy cập
tinh xảo hơn thông qua dịch vụ hợp nhất chứng thực quay số từ xa – Remote
authentication dial-in service (RADIUS). Cisco Systems, Microsoft, và Funk
Software là những tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Quan tâm đến những công nghệ tiêu chuẩn, IEEE giới thiệu chuẩn 802.1x cung
cấp các điểm điều khiển truy cập đơn giản, xác nhập với việc máy chủ chứng thực.
tuy nhiên, vài phiên bản của 802.1x đã có vài lỗ hổng. Cisco giới thiệu Giao thức
chứng thực có thể mở rộng - LightWeight Extensible Authentication Protocol (LEAP)
như là giải pháp chứng thực riêng dựa trên chuẩn 802.1x nhưng thêm vào những phần
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
82
tử riêng của bảo mật. LEAP là một phần thêm của việc bảo mật, và Cisco chuyển từ
LEAP sang Giao thức Chứng thực bảo vệ mở rộng – Protected Extensible
Authentication Protocol (PEAP).
Sự mã hóa cung cấp lõi của bảo mật cho WLAN bằng cách bảo vệ dữ liệu mà
giao với sóng không khí. Tuy nhiên, những lỗi của các chuẩn mã hóa và chứng thực
vẫn chưa được bổ sung. Giao thức toàn bộ khóa biểu thị thời gian – Temporal Key
Integrity Protocol (TKIP) được giới thiệu đến những địa chỉ thiếu sót của WEP với
mỗi gói dữ liệu có khóa trộn lẫn, một thông báo kiểm tra toàn bộ và một bộ máy
gán lại khóa.
Những công nghệ chuẩn mới và những giải pháp độc quyền giờ đây đã
được giới thiệu cả hai kênh điều khiển mã hóa và chứng thực. Cisco, RSA Security,
và Microsoft phát triển PEAP như là một trong những giải pháp độc quyền.
Tuy nhiên, Microsoft và Cisco đã tách rời PEAP của họ để nổ lực phát
triển và giới thiệu những phiên bản của giao thức này. Phiên bản PEAP của
Microsoft không làm việc với các phiên bản PEAP của Cisco. Trong khi phiên bản
PEAP của Microsoft gói gọn trong máy tính sách tay, thì phiên bản PEAP của Cisco
đề nghị phải cài phần mềm cho máy khách và quản lý trên mỗi trạm người dùng trong
WLAN.
Trong tháng 6 năm 2003, khối liên minh Wi-Fi Bảo Vệ truy cập Wi-Fi – Wi-
Fi Protected Access (WPA) như là một chuẩn cấp thấp của chuẩn bảo mật tương
lai 802.11i trong TKIP. Những đại lý tốt nhất loan báo rằng những AP đang hoạt
động có thể được nâng cấp phần sụn từ sự hỗ trợ của WPA. Tuy nhiên, những AP
mới sẽ cần một chuẩn 802.11i phiên bản cuối.
Mạng riêng ảo – Virtual Private Network (VPN) của những cổng vào WLAN
cung cấp một chuẩn riêng khác về mã hóa và chứng thực. Tường lửa và các đại lý
cổng vào VPN, như là Check Point và NetScreen Technologies, VPN về cơ bản là
một đường hầm internet dùng để vận chuyển giao thức ngoại lai ngang qua mạng.
Những giải pháp của VPN là dùng giao thức IPSec (IP Security) và không làm việc
tốt với WLAN khi người dùng đi lang thang giữa AP hoặc tín hiệu có thể bị biến
đổi và hạ thấp, và sẽ có nhiều người dùng chứng thực lại và bắt đầu một tác vụ mới.
3. QUẢN LÝ
3.1. Theo dõi WLAN
Như là một chiếc máy quay phim, theo dõi tất cả các hoạt động trong ngày,
theo dõi nhận dạng những kẻ xâm nhập WLAN, dò tìm những kẻ xâm phạm và những
mối đe dọa sắp đến, và gán các chính sách bảo mật cho WLAN (enforce policies).
Một ví dụ cho việc cần thiết phải theo dõi : AP được nâng cấp bởi WPA, AP phải
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
83
được theo dõi để chắc rằng AP đó vẫn có cấu hình đúng.
Theo dõi WLAN của các doanh nghiệp cần phải rõ ràng rành mạch. Vài
giải pháp đã được thực hiện cho các tổ chức nhỏ nhưng không đủ qui mô cho các
doanh nghiệp lớn hơn với hàng tá hoặc hàng trăm công ty trên khắp thế giới. Những
doanh nghiệp lớn yêu cầu những giải pháp có hiệu quả, có sự quản lý trung tâm và
không đòi hỏi nhiều tài nguyên con người.
Windows 7 là hệ điều hành desktop thứ ba của Microsoft hỗ trợ việc kết nối
mạng không dây. Nếu bạn đã từng sử dụng Windows XP và Windows Vista để thực
hiện các kết nối mạng không dây trước đây thì bạn sẽ thấy được những ưu điểm mới
trong kết nối mạng không dây của Windows 7 (bạn sẽ thấy sự dễ dàng trong thiết lập
và duy trì hơn rất nhiều so với hai phiên bản trước). Sự khác biệt trong sự hỗ trợ các
mạng không dây của Windows 7 bắt đầu ngay khi Windows 7 phát hiện một mạng
không dây nào đó.
Khám phá các mạng không dây
Windows 7 đã cải thiện rất nhiều về khả năng phát hiện mạng không dây tự
động có trong Windows XP và Windows Vista.
Lưu ý: Windows 7 sử dụng dịch vụ WLAN AutoConfig (được giới thiệu đầu tiên
trong Windows Vista) để quản lý các
mạng không dây thay cho dịch vụ
Wireless Zero Configuration được sử
dụng bởi Windows XP.
Trong khi đó Windows 7 phát hiện
được các mạng không dây mà bạn có thể
kết nối nhưng không có một kết nối mạng
tích cực nào, lúc này nó sẽ hiển thị một
biểu tượng được đánh dấu bằng một ngôi
sao trong vùng thông báo của desktop.
Biểu tượng này là “Not connected –
Connections are Available” có nghĩa
“Không kết nối – Các kết nối hiện có
vẫn có sẵn”. Để bắt đầu quá trình kết nối,
bạn hãy kích vào biểu tượng để hiển thị
các mạng không dây được phát hiện
(Hình 3.27).
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
84
Hình 3.27. Mở hộp thoại các kết nối không dây từ vùng thông báo
Như những gì bạn thấy trong hình , bạn có thể kết nối với một loạt các mạng
không dây khác nhau bằng Windows 7. Những mạng này gồm có:
- Infrastructure
- Ad-hoc
- Unsecured (open)
- Secured (encrypted)
Các kết nối WLAN được liệt kê với một biểu tượng cường độ tín hiệu chính là
các kết nối cơ sở hạ tầng. Một kết nối cơ sở hạ tầng sử dụng một điểm truy cập không
dây (WAP) hoặc một router không dây để kết nối bạn đến các máy tính khác trên
mạng và với Internet.
Các kết nối WLAN đang được hiển thị bằng một biểu tượng là các kết nối ad-
hoc. Kết nối ad-hoc là một liên kết trực tiếp giữa hai máy tính hoặc giữa hệ thống với
một máy in, thiết bị đa chức năng, camera số hoặc các thiết bị khác. Các kết nối này
không thể kết nối bạn trực tiếp đến Internet.
Các kết nối được đánh dấu bằng một hình khiên bảo mật màu vàng của
Windows là các kết nối không an toàn (hay có thể nói là kết nối mở). Các kết nối này
không sử dụng các khóa mã hóa. Các mạng cơ sở hạ tầng không an toàn thường được
sử dụng ở những vị trí có dịch vụ Internet miễn phí chẳng hạn như các phòng chờ
trong các khách sạn, thư viện, phòng hội thảo, nhà hàng hoặc các quán cà phê. Các
mạng Ad-hoc cũng thường được thiết lập cho truy cập không an toàn.
Các kết nối không có biểu tượng khiên bảo mật màu vàng của Windows là các
mạng không dây an toàn. Bạn phải cung cấp khóa mã hóa được sử dụng cho mạng khi
kết nối đến mạng không dây kiểu này.
Để có thêm thông tin chi tiết về các kết nối mạng, bạn có thể đưa chuột qua kết nối
(xem trong hình 3.28)
Hình 3.28. Kết nối này làm việc với các adapter
không dây 2.4GHz (802.11g) và 5GHz
(802.11a).
Kết nối đến một mạng không dây không an
toàn
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
85
Nếu bạn thường xuyên phải lưu động trong quá trình làm việc, chắc chắn bạn sẽ bắt
gặp rất nhiều các mạng không dây không an toàn. Đây là cách kết nối với các mạng
không an toàn và lưu các kết nối này để sử dụng lại lần sau.
Để kết nối với một mạng không dây không an toàn:
- Mở danh sách các mạng không dây (xem hình 3.27)
- Kích vào kết nối không an toàn (xem hình 3.27)
- Để lưu kết nối nhằm sử dụng lại sau này, kích vào hộp kiểm Connect
Automaticallytrống (hình 3.29A).
-
Kích Connect để tạo
kết nối (hình 3.29B).
.
Hình 3.29: Lưu kết
nối không an toàn để
sử dụng lại (A) và kết
nối với mạng không
an toàn (B)
- Sau khi kết
nối đến một mạng không an toàn, chọn kiểu mạng Public Network. ChọnPublic
Network (hình 3.30), khi đó bạn sẽ cấu hình Windows Firewall để đóng các chia sẻ
mạng trên máy tính của mình và ngăn chặn truy cập không xác thực.
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
86
Hình 3.30: Chọn Public Network sẽ cung cấp mức bảo mật tối đa cho một kết nối
không dây không an toàn
Nếu bạn lưu kết nối (bước 3), Windows 7 sẽ tự động tạo kết nối bất cứ khi nào hệ
thống của bạn phát hiện ra mạng này lần sau.
Kết nối đến một mạng không dây an toàn
Bạn cũng có thể kết nối với một mạng không dây không dây an toàn (được mã hóa) từ
vùng thông báo. Đây là cách thực hiện:
- Mở danh sách các mạng không dây (xem hình 3.27)
- Kích vào một kết nối an toàn (các mạng này không bị dánh dấu bằng một biểu
tượng khiên màu vàng).
- Để lưu kết nối để sử dụng sau này, kích vào hộp kiểm Connect
Automatically.
- Kích Connect để bắt đầu quá trình kết nối.
- Nhập khóa bảo mật của mạng (WPA, WPA2 hoặc WEP) khi được nhắc nhở.
Mặc định, bạn có thể thấy các chữ cái khi đánh (hình 3.31A). Kích vào hộp
kiểm Hide Characters để ẩn các chữ cái để giữ bảo mật tốt hơn (hình 3.31B).
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
87
Hình 3.31: Nhập vào khóa bảo mật mạng
- Sau khi kết nối đến một mạng bảo mật, chọn mạng Home hoặc Work để cấu
hình Windows Firewall thích hợp cho kiểu mạng (xem hình 3.30). Nếu bạn muốn
thiết lập hoặc gia nhập một homegroup, hãy sử dụng kiểu mạng Home Network.
Tự động kết nối lại với các mạng không dây
Windows 7 sẽ tự động kết nối trở lại với một mạng không dây được lưu khi máy tính
của bạn nằm trong phạm vi và nếu mạng quảng bá SSID của nó. Để xác định xem
Windows đã kết nối vào một mạng không dây nào đó hay chưa, bạn chỉ cần quan sát
biểu tượng mạng không dây trong vùng thông báo (hình 6).
Hình 3.32: Các mạng không dây có sẵn
Số các vạch chỉ thị trong hình 3.32 B chỉ thị cường độ tín hiệu của kết nối không dây.
Khi bạn đưa chuột qua biểu tượng kết nối không dây, tên của kết nối mạng không dây
hiện hành sẽ xuất hiện (Hình 3.33) .
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
88
Hình 3.33: Đưa chuột qua biểu tượng để xem tên kết nối mạng không dây.
Kết nối vói các mạng không dây có SSID ẩn.
Windows 7 sẽ phát hiện các mạng không dây không quảng bá SSID là "Other
Network". Để kết nối với một mạng không quảng bá, nhập vào SSID của mạng cũng
như khóa mã hóa khi được nhắc.
Mở một website để hoàn tất kết nối
Một số kết nối không dây yêu cầu bạn phải đồng ý với thỏa thuận của dịch vụ hoặc
phải truy cập chứng chỉ an toàn trước khi bạn có thể sử dụng chúng. Windows 7 sẽ
nhắc nhở bạn sự kiện cần thiết bằng cách hiển thị thông báo "Additional Log On
Information May Be Required" (Hình 3.34). Kích thông báo để mở trình duyệt của
bạn và hoàn tất quá trình.
Hình3.34: Kích thông báo để mở trang web cần thiết để hoàn tất quá trình kết nối vào
một mạng không dây.
Quản lý các kết nối không dây
Như những gì giới thiệu ở trên, Windows 7 sẽ nhắc nhở bạn lưu kết nối không
dây ngay khi bạn bắt đầu quá trình kết nối. Để quản lý các kết nối không dây,
mở Network and Sharing Center (bạn có thể mở nó từ hộp thoại kết nối mạng trong
vùng thông báo hoặc từ Control Panel). Kích liên kết Manage Wireless
Networks trong panel trái ( Hình 3.35) để bắt đầu việc quản lý.
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
89
Hình 3.35: Mở hộp thoại Manage Wireless Connections từ Network and Sharing
Center.
Hộp thoại quản lý các kết nối mạng không dây (hình 3.36) được sử dụng để
thêm, bớt hoặc xắp xếp lại các kết nối mạng không dây. Bạn cũng có thể hiển thị các
thuộc tính của adapter không dây, chọn kiểu thuộc tính hoặc mở Network and Sharing
Center.
Hình 3.36: Hộp thoại quản lý các kết nối không dây
Kết nối mạng không dây ở vị trí trên cùng của danh sách là mạng được ưu tiên.
Để chuyển một kết nối khác lên phía trên của danh sách, hãy chọn nó và kích Move
Up cho tới khi kết nối đó nằm phía trên danh sách.
Để bỏ một kết nối mà bạn không muốn sử dụng, hãy chọn kết nối đó và kích Remove.
Để bổ sung một kết nối, kích Add và cung cấp các thông tin cần thiết, chẳng hạn như
SSID, kiểu mã hóa, khóa mã hóa và,
Xem thuộc tính và thiết lập kết nối Internet chia sẻ
Để xem các thuộc tính cho adapter không dây, kích các thuộc tính Adapter (Hình
3.37) từ hộp thoại quản lý mạng không dây được hiển thị trong hình 3.36.
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
90
Hình 3.37: Tab Networking của trang thuộc tính adapter sẽ liệt kê các thành phần
đang được sử dụng và cho phép bạn cài đặt hoặc hủy bỏ cài đặt các thành phần.
Tab Sharing được sử dụng để cấu hình hệ thống của bạn như một Internet
Connection Sharing host (hình 3.38). Một ICS host sẽ cung cấp truy cập Internet đến
các máy tính trong mạng thông qua kết nối Internet của chính nó. Bạn có thể sử dụng
ICS cùng với một điểm truy cập không dây (hoặc switch hay hub được chạy dây) như
một cách khác để sử dụng router.
Hình 3.38: Tab Networking của trang thuộc tính adapter không dây sẽ liệt kê các
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
91
thành phần mạng đang được sử dụng và cho phép bạn cài đặt hoặc hủy bỏ cài đặt các
thành phần
Kích hộp kiểm Allow Other Network Users to Connect để kích hoạt ICS.
Để chỉ định dịch vụ nào ICS sẽ hỗ trợ, kích nút Settings và chọn Services từ danh
sách Services(hình 3.39).
Hình 3.39: Sử dụng nút Settings để cấu hình kết nối ICS không dây
Lưu ý: Để tìm hiểu thêm về việc sử dụng ICS, kích liên kết Using ICS (Internet
Connection Sharing) trong hình 3.38.
Hủy kết nối từ một kết nối không dây
Để hủy kết nối từ một kết nối không dây, mở biểu tượng mạng không dây trong
vùng thông báo, kích chuột phải lên kết nối hiện hành và chọn Disconnect (hình
3.40). Bạn cũng có thể kiểm tra trạng thái mạng và các thuộc tính từ hộp thoại này.
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
92
Hình 3.40: Chuẩn bị để hủy kết nối khỏi một mạng không dây
3.2. Yêu cầu cho quản trị WLAN
Bảo mật WLAN cũng giống như sự bảo mật của mạng hữu tuyến, dẫn đến sự
quản lý đúng đắn cho việc quản lý WLAN. Những nhà quản lý mạng nên thật sự
biết rõ những yêu cầu cơ bản của việc quản lý WLAN nhưng phải có những giải pháp
chủ chốt trong việc chẩn đoán lỗi, cấu hình quản lý, tạo trương mục sử dụng mạng,
thực hiện việc theo dõi, và gán các chính sách (policy).
Quản lý một mạng không dây nhỏ có khoảng 5 hoặc 10 AP có thể dễ dàng
hoàn thành với việc xây dựng chức năng trong những AP. Tuy nhiên, quản lý một
mạng không dây lớn hơn khoảng từ 12 đến hàng trăm AP trong phạm vi trường sở
hoặc trong phạm vi nhiều khu vực của cả nước yêu cầu cần phải có thêm những giải
pháp để có thể hỗ trợ, phân bổ một cách tự nhiên trong mạng.
Quản lý những mạng không dây sẽ cảm thấy hài lòng với sự kết hợp của các
giải pháp cung cấp cơ sở hạ tầng cho mạng không dây, như là Cisco System và
Symbol Technologies, nhiều công ty đã bắt đầu, như là Aruba Networks và Trapeze
Networks. Tuy nhiên, hệ thống quản lý mạng không dây tốt nhất là tính đến sự giới
hạn bởi những khả năng để chỉ quản lý AP sản xuất bởi đại lý cung cấp của hệ
thống WLAN.
3.3. Quản lý cấu hình
Quản lý các cấu hình của mạng không dây thông qua tất cả các AP và các trạm
thường đưa ra những thách thức lớn cho việc quản lý mạng. Trong mức độ khó
nhất, mỗi thiết bị phải có quan hệ chắc chắn đến các thiết lập thích hợp cho việc bảo
mật, sự thực thi và những chính sách đúng đắn. Có nhiều sự đề nghị để quản lý
mạng WLAN, như là Cisco’s Wireless LAN Solution Engine (WLSE) hoặc Symbol’s
Wireless Switch System, có thể quản lý từ xa các cấu hình AP và áp dụng nhiều các
cấu hình tạm thời đến các đoạn mạng khác nhau của một mạng không dây.
Quản lý các cấu hình người dùng gặp phải những thách thức lớn hơn bởi vì
những người quản lý mạng có thể không hướng dẫn truy cập người dùng tới tất cả các
trạm, và một số ít trạm có thể là những dự án tốn nhiều thời gian.
Theo dõi tốc độ xử lý của máy và cấu hình phần dây phụ để chắc rằng những
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
93
AP và những trạm còn lại vẫn trong trạng thái cấu hình xác định. Sự tràn năng
lượng hoặc ngưng hoạt động có thể làm cho AP tự động xác lập lại các thiết lập mặc
định. Các nhân viên có thể thay đổi những thiết lập cho thiết bị để có thể truy cập
mạng trở lại. Phân tích lưu lượng của mạng không dây để nhận dạng các mạng cấu
hình sai.
Cài đặt Router không dây.
Một router không dây hỗ trợ cho một mạng WLAN.Sử dụng router không dây
cho mạng trên nếu:
- Chúng ta đang xây dựng mạng gia đình đầu tiên, hoặc chúng ta muốn xây
dựng lại mạng gia đình để không dây hoàn toàn.
- Chúng ta muốn thiết lập WLAN ở mức đơn giản nhất có thể.Cố gắn lắp đặt
router không dây ở vị trí trung tâm nhất trong không gian nhà chúng ta.Trong mạng
Wi-fi, máy tính đặt gần với router sẽ có tốc độ cao hơn máy tính đặt xa.Kết nối router
không dây đều hỗ trợ modem băng thông rộng và một số hỗ trợ kết nối điện thoại qua
dịch vụ Internet quay số.Cuối cùng cho các router không dây tích hợp sẵn một điểm
truy cập nên chúng ta có quyền kết nối với một router đi dây, switch hoặc hub..Tiếp
theo nên chon một tên mạng.Trong mạng Wi-fi, tên mạng thường được gọi là
SSID.Router và tất cả máy tính trong WLAN phải chia sẻ cùng SSID.Mặc dù mỗi
router được gắn một tên mặc định do nhà sản xuất đặt, nhưng tốt nhất là chúng ta nên
thay đổi nó vì lí do an toàn.Tham khảo tài liệu hướng dẫn đi kèm của nhà sản xuất để
biết tên mạng cho từng router không dây cụ thể.
- Cuối cùng thực hiện theo hướng dẫn trong tài liệu đi kèm khi mua router của
nhà sản xuất để sử dụng chức năng bảo mật WEP, bật chức năng tường lửa và các
tham số yêu cầu.
Cài đặt điểm truy cập không dây.
Mỗi điểm truy nhập không dây hỗ trợ một mạng WLAN.Sử dụng điểm truy nhập
không dây trên mạng gia đình của chúng ta nếu:
- Không cần các thành phần mở rộng do router không dây cung cấp.
- Đang mở rộng một mạng Ethernet đi dây.
- Có ( hoặc sẽ có) từ 4 máy tính không dây trở lên nằm rải rác khắp nhà.
- Cố gắng cài đặt điểm truy cập ở vị trí trung tâm nếu có thể.Kết nối nguồn và
kết nối Internet số nếu muốn.Cũng cần nối cáp điểm truy cập với router LAN, switch
hoặc hub.
Cấu hình bộ điều hợp không dây.
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
94
Cấu hình bộ điều hợp sau khi lắp đặt router không dây hoặc điểm truy cập (nếu
có).Đưa bộ điều hợp vào các máy tính theo giải thích của tài liệu hướng dẫn sản
phẩm.Bộ điều hợp Wi-fi đòi hỏi giao thức TCP/IP phải được cài đặt trên máy
trạm.Mỗi nhà sản xuất đều cung cấp một tiện ích cấu hình cho bộ điều hợp của họ.
Cấu hình mạng WLAN gia đình đặc biệt
Tất cả bộ điều hợp Wi-fi đều đòi hỏi chúng ta phải chọn giữa mô hình cơ sở hạ
tầng và mô hình đặc biệt.Khi sử dụng điểm truy cập không dây hay router, chúng ta
cần đặt tất cả bộ điều hợp không dây ở mô hình cơ sở hạ tầng. Ở mô hình này, bộ điều
hợp không dây sẽ tự động dò tìm và thiết lập mã số kênh WLAN để khớp với điểm
truy cập.
Cấu hình phần mềm chia sẻ kết nối Internet.
Chúng ta chỉ có thể chia sẻ kết nối Internet qua mạng không dây ad-hoc.Để
thực hiện điều này, đặt một trong các máy tính của chúng ta là máy trạm.Máy tính này
sẽ giữ kết nối modem và rõ rang là phải được cung cấp nguồn bất cứ khi nào mạng
được sử dụng.Microsoft Windows cung cấp một thành phần có tên Internet
Sharing(ISC), hỗ trợ trong mạng WLAN.
3.4. Chẩn đoán lỗi
Các nhân viên và những người dùng có thể có lợi ích từ mạng không dây chỉ
khi nó hoạt động. Đáp ứng các cuộc gọi hỗ trợ có thể là một thao tác làm át hẳn
phạm vi hoạt động của IT (Information Technology) để đáp ứng sự hỗ trợ mạng
không dây trong các vị trí điều khiển.
Những thiết bị quản lý mạng không dây, được cung cấp bởi Cisco và
Symbol, có thể thăm dò những thiết bị mạng từ mạng hữu tuyến để quan sát những
nét đặc trưng và thuộc tính của các thiết bị đó, rồi báo cho các nhân viên các kết quả
thu được. Trong một mức cao hơn của việc chuẩn đoán lỗi : việc theo dõi tốc độ xử lý
của máy, khảo sát những thiết bị WLAN, phân tích những kiểu dáng lưu lượng và báo
cáo những thiết bị lỗi và những tạp nhiễu quá mức trong không khí dẫn đến làm tê liệt
mạng không dây.
3.5. Theo dõi sự thực thi
Sau lần đầu tiên chắc rằng mạng đã hoạt động, những người quản lý mạng phải
theo dõi và phân tích việc hoạt động của một WLAN bảo đảm mạng này hoạt động
tốt nhất. Những công cụ quản lý WLAN, như là Cisco WLSE, có thể cung cấp vài
thông tin thực thi từ mạng hữu tuyến. Thêm vào đó, theo dõi tốc độ xử lý máy tính
sẽ xác định được những thực thi phát sinh mà có thể chỉ thấy được từ không khí,
như là tín hiệu bị hạ thấp từ sự chồng lấp kênh, sự can thiệp tầng số từ những thiết
bị có chuẩn 802.1x, và lượng quá tải của một AP.
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
95
3.6. Trương mục – Cách sử dụng mạng
Nhiều như những việc chẩn đoán lỗi và kiểm tra thực thi, trương mục cho
việc sử dụng mạng là thực hiện việc nối gần các nền tảng quản lý và theo dõi liên tục.
Những nền tảng quản lý mạng từ những nền tảng giống của Cisco và Symbol kết
nối các trạm của WLAN tới những ứng dụng khác nhau trên mạng cho mục đích
tiến hành tạo trương mục.
Kiểm tra lưu lượng mạng WLAN thông qua sóng không khí cho phép
những người quản lý mạng kiểm tra việc sử dụng mạng cơ bản trên công suất cao
nhất của mỗi AP và băng thông cao nhất – những trạm chi phối và những AP. Điều
này cho phép những người quản lý mạng có sơ đồ cho việc tăng công suất khi cần
thiết và đối phó với những người dùng riêng lẻ lạm dụng WLAN để tải xuống những
tập tin không liên quan đến công việc của công ty, như là MP3,
3.7. Gán chính sách ( Policy)
Sự bằng lòng cho các chính sách đi qua WLAN ảnh hưởng đến hầu hết mỗi khía cạnh
của việc quản lý và bảo mật mạng. Các chính sách khống chế các cấu hình, việc sử
dụng, các thiết lập bảo mật, và những giới hạn thực thi của WLAN. Tuy nhiên, các
chính sách bảo mật và quản lý sẽ vô ích khi mạng đã đặt sự theo dõi cho các chính
sách được ưng thuận và tổ chức có những bước hoạt động để gán các chính sách.
Theo dõi tốc độ xử lý máy tính, theo dõi 24x7 của lưu lượng không dây phát sinh
các vi phạm chính sách sau :
- Những kẻ lừa đảo WLAN – bao gồm cả phần mềm cho các AP.
- Không có chứng thực hoặc mã hóa.
- Những trạm không được phép.
- Các mạng ngang hàng.
- Các SSID mặc định hoặc không thích hợp.
- Những AP và những trạm trung tâm trên các kênh không được phép.
- Lưu lượng trong thời gian không phải cao điểm.
- Các đại lý phần cứng không được cấp phép.
- Tỷ lệ dữ liệu không cho phép.
- Những giới hạn thực thi biểu thị sức ổn định của WLAN
Câu hỏi ôn tập chương 3
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
96
Câu 1: Hãy nêu các chế độ hoạt động của Access Point.
Câu 2: Nêu sự khác nhau giữa các chế độ hoạt động đó.
Câu 3: Tầm quan trọng của công tác bảo mật mạng không dây.
Câu 4: Nêu ưu và nhược điểm của các chính sách bảo mật.
Câu 5: Hãy nêu các bước quản trị VLAN.
Câu 6: Hãy nêu các bước quản lý cấu hình và chuẩn đoán lỗi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- KS Nguyễn Công Minh, giáo trình hướng dẫn cài đặt gỡ rối và sửa chữa mạng
không dây , Nxb Giao thông vận tải;
- KS Huỳnh Quyết Thắng, Giáo trình lập trình ứng dụng web và mạng không dây( tập
1), Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội;
- KS Huỳnh Quyết Thắng, Giáo trình lập trình ứng dụng web và mạng không dây( tập
2), Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội;
Giáo trình môn: Công nghệ mạng không dây Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
97
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................................. 1
Chương 1 ......................................................................................................................................... 2
GIỚI THIỆU VỀ WIRELESS .......................................................................................................... 2
1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ......................................................................................................... 2
2. TRUYỀN THÔNG VÔ TUYẾN ............................................................................................. 3
3. TRUYỀN THÔNG DI ĐỘNG ................................................................................................. 5
4. TRUYỀN THÔNG LAN VÔ TUYẾN .................................................................................... 9
5. WIRELESS BRIDGING AND INTERNETWORKING ........................................................ 10
6. TIÊU CHUẨN MẠNG KHÔNG DÂY HIỆN NAY .............................................................. 11
7. VAI TRÒ TRUY CẬP ........................................................................................................... 16
8. MẠNG MỞ RỘNG ............................................................................................................... 17
9. XÂY DỰNG KẾT NỐI ......................................................................................................... 20
10. TÍNH DI ĐỘNG .................................................................................................................. 26
11. VĂN PHÒNG NHỎ - VĂN PHÒNG NHÀ ......................................................................... 27
12. VĂN PHÒNG DI ĐỘNG .................................................................................................... 28
Chương 2 ....................................................................................................................................... 30
CÁC TẦNG CỦA MẠNG KHÔNG DÂY ...................................................................................... 30
1. CÁC TẦNG CỦA MẠNG HỮU TUYẾN .............................................................................. 30
2. CÁC TẦNG CỦA MẠNG VÔ TUYẾN ................................................................................. 39
3. BẮT ĐẦU .............................................................................................................................. 41
4. CÁC CỔNG VÀO (GATEWAY) ........................................................................................... 42
5. BỘ ĐỊNH TUYẾN KHÔNG DÂY......................................................................................... 42
6. CÁC ĐIỂM TRUY CẬP ........................................................................................................ 44
7. THIẾT BỊ CHO MÁY TÍNH ĐỂ BÀN .................................................................................. 44
8. THIẾT BỊ CHO MÁY TÍNH XÁCH TAY ............................................................................. 45
9. TÌM KIẾM NHÃN WIFI ....................................................................................................... 46
10. LÀM CHO MỌI THỨ HOẠT ĐỘNG ................................................................................. 46
Chương 3 ....................................................................................................................................... 48
BẢO MẬT VÀ QUẢN LÝ MẠNG KHÔNG DÂY ........................................................................ 48
1. ACCESS POINT .................................................................................................................... 48
2. BẢO MẬT ............................................................................................................................. 61
3. QUẢN LÝ ............................................................................................................................. 82
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_tr_nh_cong_ngh_m_ng_khong_day_p2_3159.pdf