Giáo trình Môi trường

Tài liệu Giáo trình Môi trường: 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ Ý THỨC ĐẠO ĐỨC ............ 10 1.1. Cơ sở lý luận chung về đạo đức môi trƣờng ......................................................... 10 1.1.1. Khái niệm đạo đức ...................................................................................... 10 1.1.2. Khái niệm môi trƣờng ................................................................................. 11 1.1.3. Đạo đức môi trƣờng .................................................................................... 15 1.1.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 15 1.1.3.2. Các tiêu chí đánh giá đạo đức môi trƣờng ............................................ 15 1.1.4. Khái quát về đặc điểm sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn ......................... 19 1.1.4.1. Khái ...

pdf66 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Môi trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ Ý THỨC ĐẠO ĐỨC ............ 10 1.1. Cơ sở lý luận chung về đạo đức môi trƣờng ......................................................... 10 1.1.1. Khái niệm đạo đức ...................................................................................... 10 1.1.2. Khái niệm môi trƣờng ................................................................................. 11 1.1.3. Đạo đức môi trƣờng .................................................................................... 15 1.1.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 15 1.1.3.2. Các tiêu chí đánh giá đạo đức môi trƣờng ............................................ 15 1.1.4. Khái quát về đặc điểm sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn ......................... 19 1.1.4.1. Khái niệm sinh viên .............................................................................. 19 1.1.4.2. Vị trí vai trò của sinh viên .................................................................... 20 1.2. Cơ sở thực tiễn của đạo đức môi trƣờng hiện nay ............................................. 21 1.2.1. Đối với thế giới ........................................................................................... 21 1.2.2. Đối với Việt Nam ........................................................................................ 24 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 28 CHƢƠNG 2 Ý THỨC ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN .................................................................................................... 29 2.1. Một vài nét về trƣờng Đại học Sài Gòn ............................................................. 29 2.2. Thực trạng hiểu biết về đạo đức môi trƣờng của sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn ........................................................................................................................... 29 2.3. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng .......................................................... 44 2.3.1. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................ 44 2.3.2. Nguyên nhân khách quan ............................................................................ 45 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 46 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO Ý THỨC ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN ..... 47 3.1.1. Tiếp tục xây dựng và bổ sung, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng ................................................................................. 48 2 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên trƣờng đại học Sài Gòn .............................................................................................................. 49 3.2.1. Giải pháp đối với các cơ quan lãnh đạo và ban ngành các cấp ................... 49 3.2.2. Giải pháp đối với bộ ba Gia đình – Nhà trƣờng – Xã hội ........................... 52 3.2.2.1. Nhà trƣờng ............................................................................................ 52 3.2.2.2. Gia đình ................................................................................................. 54 3.2.3. Giải pháp đối với cá nhân sinh viên ............................................................ 55 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 58 BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN SINH VIÊN .................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 65 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế ồ ạt, dƣới tác động của khoa học – kỹ thuật và sự tăng dân số quá nhanh, con ngƣời đã khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tàn phá môi trƣờng, gây nên những tác động nặng nề đến môi trƣờng trên nhiều phƣơng diện. Có thể nói, môi trƣờng ngày nay đang thực sự lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu và trở thành nguy cơ trực tiếp ảnh hƣởng tới cuộc sống hiện tại và sự tồn vong của xã hội loài ngƣời trong tƣơng lai. Ở Việt Nam, vấn đề môi trƣờng cũng đang đứng trƣớc những thách thức nghiêm trọng đòi hỏi cần phải có sự hợp tác rộng rãi trên nhiều phƣơng diện của tất cả các tổ chức, cá nhân và của cả cộng đồng để bảo vệ môi trƣờng – cái nôi sinh thành của nhân loại. Từ đó có thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nghĩa là thỏa mãn những nhu cầu trong hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Từ hàng chục năm nay, ngƣời ta bằng cách này hay cách khác, bằng con đƣờng này hay con đƣờng khác, đã cố gắng bảo vệ môi trƣờng, song kết quả còn nhiều hạn chế. Có lẽ, chính thực trạng hiện nay buộc chúng ta phải có nhiều cách làm mới, nghĩa là chúng ta không thể chỉ dừng lại ở mức độ bảo vệ môi trƣờng về mặt kỹ thuật mà phải đặt ra vấn đề đạo lí, ý thức trách nhiệm và tình cảm vì môi trƣờng, bởi vì ý thức và tình cảm vì môi trƣờng sẽ giúp con ngƣời tự giác, tích cực bảo vệ môi trƣờng bằng mọi cách, coi đó là đạo lí, là lƣơng tâm của mình. Để đạt đƣợc điều này, chúng ta phải thực hiện hàng loạt các biện pháp phức tạp, trong đó, giáo dục đạo đức môi trƣờng. Điều quan trọng hơn, giáo dục đạo đức môi trƣờng thúc đẩy mạnh mẽ những sự thay đổi trong hành vi, giúp con ngƣời biết quyết định, biết tham gia bảo vệ môi trƣờng một cách tự giác và tích cực. Giáo dục đạo đức môi trƣờng có thể đƣợc tiến hành thông qua nhiều cấp học khác nhau song giáo dục đạo đức môi trƣờng ở trƣờng đại học, cao đẳng chiếm vị trí đặc biệt bởi vì đây là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. 4 Giáo dục đạo đức môi trƣờng cho sinh viên vừa đạt lợi ích rƣớc mắt vừa có lợi ích lâu dài và vì vậy mà việc này đƣợc xem là có tác dụng lớn, sâu sắc và lâu bền nhất. Ở trƣờng Đại học sài Gòn, bên cạnh việc giáo dục chuyên môn, việc giáo dục đạo đức nói chung và đạo đức môi trƣờng nói riêng, là một nội dung giáo dục quan trọng của trƣờng. Mặc dù đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, nhƣng công tác giáo dục đạo đức môi trƣờng cho sinh viên trƣờng Đại học Sài gòn vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục. Để góp phần khắc phục hạn chế này, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng trong sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn”. 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu Vấn đề đạo đức, đặc biệt là đạo đức môi trƣờng đang là vấn đề bức xúc nhƣng chƣa đƣợc giải quyết. Con ngƣời cƣ xử nhƣ thế nào với tự nhiên là một vấn đề đã đƣợc đặt ra từ rất lâu. Với tình trạng ngày càng xấu đi của tự nhiên thì việc xây dựng và khắc phục những hậu quả mà con ngƣời đã làm với tự nhiên càng phải đƣợc coi trọng. James Goldsmith có nói: “Trên cơ sở những thành công kỳ diệu về kinh tế và về khoa học – công nghệ đã làm tăng thêm khả năng con ngƣời trở thành kẻ thù của giới tự nhiên và tự nhiên luôn rình rập báo thù con ngƣời.” [9,tr.12-13] Đó là lời cảnh báo cho con ngƣời khi việc làm của nhân loại đem lại lợi ích cho họ nhƣng lại quên đi sự mất mát và đau thƣơng mà môi trƣờng đang phải gánh chịu. Nạn ô nhiễm môi trƣờng bởi các chất thải công nghiệp và việc sử dụng quá mức các chất hóa học trong nôn nghiệp nhƣ: thuốc trừ sâu, thuốc tăng trƣởng, thuốc trừ sâu,đang diễn ra không chỉ toàn cầu nói chung mà còn ở nƣớc ta nói riêng. Sách “Đạo đức môi trƣờng” của PGS.TS.Nguyễn Đức Khiển làm chủ biên là quyển sách nói đến: “Sự phát triển của loài ngƣời song hành cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của máy móc công nghiệp hiện đại đã để lại nhiều tác động xấu tới môi trƣờng. Rác thải, khí thải độc hại từ các nhà máy, khu công nghiệp gia tăng không ngừng, cộng với việc thiếu ý thức của con ngƣời đã làm mất cân bằng hệ sinh 5 thái, làm cho tầng Ôzôn ngày càng mỏng đi và trái đất ngày càng nóng lên.”[] Không chỉ nói đến các tác động xấu tới môi trƣờng mà nó còn giúp ta đánh giá tác động và sự tham gia của con ngƣời tới môi trƣờng. Cuốn sách giúp con ngƣời có cái nhìn tổng quát về môi trƣờng hiện nay và giúp con ngƣời có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trƣờng. Đề tài nghiên cứu khoa học về “Ý thức bảo vệ môi trƣờng của sinh viên tại Đại học Cần Thơ” có nêu: Môi trƣờng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của đời sống con ngƣời, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc, của dân tộc và nhân loại, sự biến đổi một số thành phần môi trƣờng sẽ gây tác động đáng kể đối với các hệ sinh thái. Tuy nhiên, môi trƣờng chúng ta sống đang bị ô nhiễm và ngày càng trầm trọng, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣng chủ yếu nhất là hoạt động của con ngƣời. Ảnh hƣởng của những tác hại mà con ngƣời gây ra cho môi trƣờng không chỉ giới hạn trong phạm vi vùng, quốc gia mà còn ảnh hƣởng đến các nƣớc, các khu vực lân cận.[ cua-sinh-vien-tai-dai-hoc-can-tho.htm?page=4] Đề tài này không chỉ nói đến những tác động của con ngƣời đến môi trƣờng tự nhiên gây ra các hậu quả nghiêm trọng mà qua đó nêu đƣợc ý thức của con ngƣời về thái độ, nhận thức, hành vi đối với môi trƣờng đặc biệt là đối với sinh viên về môi trƣờng. Đề tài này nói đƣợc ý thức đối với môi trƣờng của sinh viên còn kém, chƣa có trách nhiệm với hành vi, thái độ của mình và qua đó cũng nêu đƣợc giải pháp để nâng cao ý thức của sinh viên, ta cũng thấy đƣợc việc giáo dục ý thức môi trƣờng trong sinh viên chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Trong một chuyên đề về môi trƣờng có nhắc đến việc ngƣời Việt đã đối xử nhƣ thế nào với môi trƣờng thì qua khảo sát học cho thấy một số vấn đề cơ bản nhƣ: “Tình trạng bẻ cành cây cối, ngắt hoa lá nơi công cộng, thản nhiên dẫm lên thảm cỏ nơi công viên và phố xá tuy đã bớt nhiều; song có lẽ do ngƣời ta “sợ phạt” nhiều hơn là xuất phát từ ý thức bảo vệ môi trƣờng.Tệ xả rác thải bừa bãi, thậm chí cả rác thải bệnh 6 viện; tình trạng mất vệ sinh nơi công cộng; thói xấu “sạch mình, làm bẩn ngƣời”...; tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề...; nạn mất an toàn vệ sinh thực phẩm,... đều là những hiện tƣợng thuộc về đạo đức môi trƣờng. Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, chọi trâu ở Đồ Sơn đƣợc không ít nhà văn hóa nhiệt thành mô tả nhƣ những giá trị văn hóa. Đƣơng nhiên, phê phán những tập tục này thật khó, song liệu có nên ca ngợi những lễ hội này nhƣ một “giá trị tinh thần” ở ngƣời Việt? So với châu Âu, mức độ yêu quý súc vật của ngƣời Việt Nam hình nhƣ kém hơn khi ngƣời ta thản nhiên hành hạ thú vật (chẳng hạn, đánh dê trƣớc khi làm thịt) duy trì thói quen ăn tiết canh, uống rƣợu tiết thú vật; nuốt tim, mật một số con vật (chim, rắn) khi còn đang đập nhịp hoặc tập quán ăn thịt chó, mèo,...”[ chuyen-de/KHCNMT/Ve-dao-duc-moi-truong-222.html] Qua phần chuyên đề trên có thể thấy ngƣời Việt ta đối xử với môi trƣờng nhƣ thế nào, tuy đó chỉ là một phần cơ bản nhƣng nó cũng cho thấy đƣợc nếu những tình trạng nhƣ vậy cứ tiếp diễn thì môi trƣờng chúng ta đang sống sẽ không tồn tại đƣợc lâu và những hành động trên cũng làm cho ngƣời nƣớc ngoài đánh giá về nƣớc ta một cách tiêu cực. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã nhận thức đƣợc rằng: “Bảo vệ môi trƣờng là vấn đề sống còn của đất nƣớc, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính chất xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nƣớc, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới.” [8,tr.3] Khi vấn đề môi trƣờng đang là vấn đề khó khăn và cấp bách nhất thì ý thức đạo đức môi trƣờng cần phải đƣợc đặt ra một cách nghiêm túc, nó đòi hỏi chúng ta phải quan tâm, nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu cả lý luận và thực tiễn. Xây dựng ý thức đạo đức môi trƣờng là một yếu tô cần thiết và vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng. Ngày xƣa thì dòng sông nƣớc ta là dòng sông xanh biếc, nay vì chất thải công nghiệp mà thành dòng nƣớc đen và bốc mùi; những cánh rừng xanh ngát bạt ngàn lúc trƣớc bây giờ lại không thấy đâu cũng một phần do con ngƣời nảy lòng tham vì của cải thay vào đó là các khu công nghiệp, khu chế xuất; những loài thú quý hiếm từ trên 7 rừng cho tới biển cũng tuyệt chủng; các cánh đồng nay cũng đầy mùi thuốc hóa học; những chất hóa học gây hại có thể làm cho con ngƣời bị bệnh hay ung thƣ cũng đƣa vào các đồ ăn thức uống hằng ngày; các khu công nghiệp, nhà máy thải những khói bụi gây ô nhiễm bầu không khí cho con ngƣời hít phải khí độc mắc phải các bệnh về hô hấp,còn rất nhiều vấn đề về môi trƣờng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Không chỉ nhƣ thế tất cả cũng đều xuất phát từ lòng tham con ngƣời, đạo đức, cách cƣ xử của con ngƣời đối với môi trƣờng vì họ nghĩ thiên nhiên là vô hạn, họ làm chủ thiên nhiên và họ có quyền khai thác, sử dụng hay thậm chí là hủy hoại thiên nhiên nên việc đối xử với thiên nhiên ngày một tàn nhẫn nhƣ vậy thì chúng ta cần phải xem xét lại mối quan hệ giữa con ngƣời – tự nhiên – xã hội. Đây cũng thể hiện đạo đức môi trƣờng của con ngƣời đối với tự nhiên. 3.Mục tiêu đề tài Mục tiêu nghiên cứu: đề tài là “Nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng trong sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn” đƣa ra đƣợc những định hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn. 4. Phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Ý thức đạo đức môi trƣờng của sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn. - Khách thể nghiên cứu: Sinh viên của trƣờng Đại học Sài Gòn. - Phạm vi: + Về không gian: trƣờng Đại học Sài Gòn. + Về thời gian: từ năm 2014 trở lại đây. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu: 5.1. Cơ sở lý luận: 8 Cơ sở lý luận của đề tài là dựa trên quan điểm triết học và đạo đức học Mác- Lênin, tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức. 5.2. . Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, lựa chọn những tài liệu phù hợp với vấn đề nghiên cứu để tìm ra những vấn đề mà trƣớc đây các công trình nghiên cứu chƣa đề cập đến. - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: đƣợc sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài, tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá về ý thức đạo đức môi trƣờng trong sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn - Phương pháp so sánh sử dụng các dữ liệu khảo sát thu thập được trong các điều kiện khảo sát khác nhau (các trƣờng khác nhau, các ngành khác nhau, điều kiện học tập khác nhau,...) để đƣa ra kết luận về thực trạng, tầm quan trọng và đƣa ra các giải pháp nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng trong sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn. - Phương pháp nghiên cứu định tính: + Phỏng vấn một số giảng viên dạy Đạo đức học, Mỹ học, Văn hóa học, để đƣa ra bảng hỏi. + Phỏng vấn một số sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn, sau đó đƣa ra đƣợc bảng hỏi. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: + Phƣơng pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: Chọn quần thể nghiên cứu: chủ định chọn là sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn 9 Chọn cỡ mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu quan sát dựa trên công thức đơn giản của Taro Yamane (2012). Do số lƣợng sinh viên Trƣờng Đại học Sài Gòn lớn hơn 5.000 ngƣời nên nhóm sử dụng công thức tính kích cỡ mẫu tối thiểu là lớn nhất với p = q = 0.5 = 0.25x = 384 Trong đó: n: Số lƣợng quan sát mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra. Z: Giá trị biến thiên chuẩn ứng với độ tin cậy P= 0.95 ε: Phƣơng sai + Công cụ phân tích Đề tài sử dụng công cụ phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý SPSS 16.0 thông qua các bƣớc phân tích nhân tố khám phá và hồi quy bội nhằm khẳng định các yếu tố cũng nhƣ các giá trị và độ tin cậy của các thang đo sự tác động của toàn cầu hóa đối với ý thức cộng đồng à tinh thần đoàn kết của sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn và thực trạng ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết trƣớc tác động của toàn cầu hóa cho sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn. 6. Cấu trúc đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chƣơng: + Chƣơng 1: Lý luận chung về đạo đức và ý thức đạo đức. + Chƣơng 2: Ý thức đạo đức môi trƣờng của sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn. + Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn. 10 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ Ý THỨC ĐẠO ĐỨC 1.1. Cơ sở lý luận chung về đạo đức môi trƣờng 1.1.1. Khái niệm đạo đức Đạo đức là một thƣớc đo giá trị con ngƣời. Cuộc sống ngày càng tiến bộ, ngày một đi lên cùng với sự phát triển của khoa học. Khoa học công nghệ đem lại cho con ngƣời những tiện nghi, ích lợi thì nó cũng đem lại nhiều phiền toái cho con ngƣời. Đã có ngƣời từng nói: “Một bƣớc tiến của xã hội là một bƣớc lùi của đạo đức”. Đạo đức là hoạt động của con ngƣời phản ánh các mối quan hệ trong hiện tại bắt đầu từ bản thân con ngƣời. Trong xã hội, con ngƣời phải ý thức đƣợc các hành động của mình mang ý nghĩa, có mục đích và các hành động đó đều có sự chi phối giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội. Đó là các quy tắc chuẩn mực mang tính tự giác của con ngƣời trong tất cả các mối quan hệ. Và để hiểu rõ về đạo đức thì có thể nhìn theo nhiều góc độ:  Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện cách sống của một ngƣời, thể hiện sự hiểu biết và ý chí của ngƣời đó theo các quy tắc ứng xử, các đƣờng lối tƣ duy tốt đẹp.  Nghĩa rộng: Đạo đức của cả một xã hội thƣờng đƣợc xét đến khi xã hội đó bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực. Khi đó những ngƣời có kinh nghiệm, có học thức cao sẽ đƣa ra những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo nên nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội. Nhà nghiên cứu đạo đức học ngƣời Nga G.Bandzeladze đã viết: Đạo đức của con ngƣời là năng lực phục vụ một cách tự giác và tự do những ngƣời khác và xã hộiNơi nào không có những hành động tự nguyện, tự giác của con ngƣời thì nơi ấy không có nhân phẩm, không thể thực sự có đời sống xã hội. Đặc trƣng của đời sống con ngƣời, và của bản thân tính ngƣời (hoặc nhân phẩm) là ở đạo đức và nội dung của đạo đức chính là năng lực phục vụ tự nguyện, tự giác lợi ích của ngƣời khác và của toàn thể xã hội.[Dẫn lại: 6, tr.10] 11 Trong giáo trình Đạo đức học Mác - Lênin do PGS.TS. Vũ Trọng Dung chủ biên có viết: “Đạo đức chính là phép ứng xử có nhân phẩm giữa ngƣời này và ngƣời khác đƣợc điều chỉnh bằng dƣ luận xã hội. Đạo đức luôn luôn là quan hệ điều chỉnh các hành vi của con ngƣời trong sinh tồn và giao tiếp xã hội; là phƣơng thức xác lập mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.” [6,tr.12] Bandzeladze định nghĩa rằng: “Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện sự quan tâm tự nguyện tự giác của những con ngƣời trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội nói chung.” [2,tr.104] Trong Giáo trình đạo đức học có nêu: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con ngƣời trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng đƣợc thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dƣ luận xã hội.”[14,tr.8] C.Mác và Ph.Angghen đƣa ra quan niệm đạo đức của mình: Đạo đức là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn và nhận thức của con ngƣời. Những quan hệ ngƣời – ngƣời, cá nhân - xã hội càng có ý thức, tự giác, ý nghĩa và hiệu quả của chúng càng có tính chất xã hội rộng lớn thì hoạt động của con ngƣời càng có đạo đức. Đạo đức “đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là nhƣ vậy chừng nào con ngƣời còn tồn tại” (Mác, Ăngghen toàn tập T3, CTQG, H 1995, tr43).[ 25e9-43bf-bdc0c540a63f2528@1.html] Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa về đạo đức nhƣ sau: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc đƣợc dƣ luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con ngƣời đối với nhau và đối với xã hội.”[25,tr.290] 1.1.2. Khái niệm môi trường Môi trƣờng là khái niệm gắn liền con ngƣời và sự sống, bao gồm những gì xung quanh chúng ta và các hiện tƣợng tự nhiên. Môi trƣờng đƣợc phân loại thành: môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội. 12 Môi trƣờng xã hội là tổng thể các quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ƣớc định... ở các cấp khác nhau nhƣ: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nƣớc, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trƣờng xã hội định hƣớng hoạt động của con ngƣời theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con ngƣời khác với các sinh vật khác. Khi nhắc đến môi trƣờng thì sẽ nghĩ đến mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên nên việc định nghĩa về môi trƣờng thì có rất nhiều khái niệm là: “Môi trƣờng là những gì xung quanh chúng ta, là nơi chúng ta đang sống, môi trƣờng cho ta sinh trƣởng và phát triển về mọi mặt dành cho cả con ngƣời và các loài động thực vật.” Joe Whiteney (1993): “Môi trƣờng là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hƣởng đếm sự tồn tại của con ngƣời nhƣ: đất, nƣớc, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ozone, sự đa dạng của các sinh vật”. Bách khoa toàn thƣ về môi trƣờng (1994): “Môi trƣờng là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con ngƣời trong thời gian bất kỳ.”[Dẫn lại:7,tr.7] Theo từ điển Bách khoa Nga, tập 18 định nghĩa nhƣ sau: Môi trƣờng- môi trƣờng sinh sống và hoạt động sản xuất của con ngƣời. Thuật ngữ môi trƣờng tự nhiên xung quanh với nghĩa đó nó đƣợc dùng trong các hiệp định quốc tế. Nhiều khi khái niệm môi trƣờng còn bao gồm các yếu tố tạo nên môi trƣờng nhân tạo (nhà ở, xí nghiệp và các công trình kỹ thuật khác). Điều kiện tự nhiên quyết định địa bàn tự nhiên của sự phân bổ con ngƣời với tƣ cách là một loài sinh vật, song theo sự phát triển của sản xuất và phát triển kỹ thuật, phạm vi hoạt động của con ngƣời đƣợc mở rộng rất nhiều và thực tế bao trùm toàn bộ vỏ Trái đất, xã hội loài ngƣời đã thay đổi căn bản môi trƣờng trong quá trình khai thác môi trƣờng về mặt kinh tế. [tr.354] 13 Theo từ điển Bách khoa toàn thƣ Anh xuất bản năm 1765 và tái bản năm 1987 (The New Encyelopedia Bristania 1765) tập 4 định nghĩa nhƣ sau: “Môi trƣờng địa lý (Enviroment Geology) là những vận động của Trái Đất, ảnh hƣởng trực tiếp từ các hoạt động của con ngƣời gồm cả việc con ngƣời chống lại các hiểm họa của địa chất (động đất, mất đất, lụt lội, cạn kiệt nguồn tài nguyên) nhƣng hậu quả có liên quan đến hoạt động của con ngƣời làm suy thoái môi trƣờng, ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí và các hậu quả khác”. [tr.512] Trong Luận án Tiến sĩ Môi trƣờng của Nguyễn Vinh Quy năm 2009 thì định nghĩa môi trƣờng là: “Tập hợp các yếu tố vật chất tự nhiên, nhân tạo (lý học, hóa học, sinh học) và các điều kiện kinh tế-xã hội. Các yếu tố này cùng tồn tại trong một không gian và khoảng thời gian xác định, có quan hệ mật thiết, tƣơng tác lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều hƣớng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và con ngƣời”. [18,tr.18] Luật bảo vệ môi trƣờng nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc Quốc hội ban hành vào ngày 23/06/2014 tại Điều 3 đã định nghĩa môi trƣờng nhƣ sau: “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh vật.” [ =16747] Con ngƣời luôn tồn tại cùng với môi trƣờng. Môi trƣờng xung quanh chúng ta bị ảnh hƣởng thì con ngƣời cũng bị ảnh hƣởng nhƣ thiên tai, bão, lũ gây thiệt hại về kinh tế, đời sống và tinh thần của con ngƣời; nguồn nƣớc bị ô nhiễm gây ảnh hƣởng tới đời sống sinh hoạt ngƣời dân,Và còn rất nhiều nguyên nhân khác nên môi trƣờng có các chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, môi trƣờng là không gian để sinh sống của con ngƣời và các loài sinh vật khác. Hằng ngày, con ngƣời cần có không gian để phục vụ cho hoạt động của mình nhƣ làm việc, ăn, ở, vui chơi,Nên cần có một không gian phù hợp cho mỗi 14 con ngƣời. Không gian sống của con ngƣời cũng thay đổi theo sự tiến bộ của xã hội nhƣng sự tiến bộ này có chiều hƣớng xấu có tác động tiêu cực tới môi trƣờng hiện nay. Môi trƣờng tự nhiên không chỉ đem lại cho ta nơi ăn chốn ở mà còn là nơi giải trí, phục vụ đời sống tinh thần cho con ngƣời, đem lại những danh lam thắng cảnh đẹp, nơi giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống của con ngƣời. Thứ hai, môi trƣờng là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con ngƣời. Với sự tiến bộ của xã hội ngày nay cũng tƣơng ứng việc nhu cầu của con ngƣời ngày càng cao nên việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng tăng về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Môi trƣờng nƣớc cung cấp cho con ngƣời nguồn dinh dƣỡng, thủy hải sản phong phú, nơi vui chơi giải trí đa dạng. Rừng cho con ngƣời củi, gỗ, phục vụ cho việc xây nhà ở và học tập, bảo đảm độ phì nhiêu của đất, cho con ngƣời những loại cây thuốc quý, còn là nơi sinh sống những loài sinh vật. Động, thực vật cung cấp cho con ngƣời lƣơng thực, làm cho môi trƣờng sinh thái thêm đa dạng và phong phú. Nhƣng hiện nay, việc con ngƣời khai thác quá mức làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt và đáng báo động cho xã hội hiện nay. Thứ ba, môi trƣờng là nơi chứa đựng chất thải do con ngƣời tạo ra trong đời sống và trong sản xuất. Trong quá trình sản xuất, con ngƣời có lƣợng chất thải cần thải ra sau khi đã lao động và cộng với sự gia tăng dân số hiện nay thì lƣợng chất thải ngày càng tăng dẫn đến việc ô nhiễm môi trƣờng do chức năng tái tạo của môi trƣờng bị quá tải. Thứ tư, môi trƣờng có chức năng lƣu trữ và cung cấp nguồn thông tin cho con ngƣời. Môi trƣờng và trái đất là nơi cung cấp và lƣu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hóa và phát triển văn hóa của loài ngƣời. Cung cấp cho con ngƣời những tín hiệu hay báo động các hiểm họa có thể gây hại cho con ngƣời và các loài sinh vật sống trên trái đất nhƣ động đất, núi lửa, bão,Môi trƣờng cung cấp và lƣu trữ cho con ngƣời những nguồn gen, các loài động thực vật, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và những văn hóa khác. 15 Thứ năm, môi trƣờng là nơi bảo vệ con ngƣời và các loài sinh vật từ các tác động từ bên ngoài. Các thành phần trong môi trƣờng có vai trò bảo vệ con ngƣời và các loài sinh vật đối với các tác động xấu từ bên ngoài nhƣ việc tầng ozon hấp thụ và phản xạ lại các tia cực tím có hại cho con ngƣời từ mặt trời chiếu xuống. 1.1.3. Đạo đức môi trường 1.1.3.1. Khái niệm Từ hai định nghĩa về đạo đức và môi trƣờng thì ta có thể đƣa ra đƣợc định nghĩa về đạo đức môi trƣờng: Đạo đức môi trƣờng là các quy tắc, chuẩn mực đƣợc xã hội thừa nhận giúp con ngƣời điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với môi trƣờng cùng với sự tiến bộ của xã hội. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa đạo đức môi trƣờng thì có nhiều khái niệm về đạo đức môi trƣờng. Trong Từ điển Bách khoa thƣ định nghĩa về đạo đức môi trƣờng nhƣ sau: “Đạo đức môi trƣờng là một bộ phận của triết học môi trƣờng nghiên cứu mối quan hệ đạo đức giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên. Theo quan điểm này thì đạo đức môi trƣờng liên quan đến một số ngành khoa học nhƣ: luật học, xã hội học, kinh tế học, sinh thái học, thần học, địa lý.” [Dẫn lại:7, tr.58] Và trong cuốn sách Đạo đức môi trƣờng ở nƣớc ta lý luận và thực tiễn của GS.TS Vũ Dũng thì ông đã đƣa ra định nghĩa rõ ràng về đạo đức môi trƣờng: “Đạo đức môi trƣờng là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực nhờ đó con ngƣời tự giác điều chỉnh hành vi của mình với môi trƣờng sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con ngƣời, với tiến bộ xã hội và với sự phát triển môi trƣờng một cách bền vững, thể hiện sự tôn trọng của con ngƣời đối với môi trƣờng.” [7,tr.60] 1.1.3.2. Các tiêu chí đánh giá đạo đức môi trường Thứ nhất, đạo đức môi trường là hành vi thực hiện các chuẩn mực đạo đức Đạo đức môi trƣờng là thực hiện các hành vi của con ngƣời đối với môi trƣờng. Những hành vi cách ứng xử của con ngƣời đối với môi trƣờng đƣợc thể hiện qua hành vi cách ứng xử hằng ngày của con ngƣời và qua đó ta mới nhận biết, đánh giá đƣợc 16 các chuẩn mực đạo đức. Những hành vi ứng xử của con ngƣời phải mang tính chuẩn mực mà các chuẩn mực ở đây đã đƣợc GS.TS Vũ Dũng nêu ra là:  Các công ƣớc quốc tế về môi trƣờng  Các luật và đạo luật về môi trƣờng  Các Nghị định của Chính phủ, các Chỉ thị, Quyết định của các Bộ ngành về vấn đề bảo vệ môi trƣờng.  Các Quy định của UBND các tỉnh, thành phố và của các Sở tài nguyên môi trƣờng các địa phƣơng về vấn đề cụ thể bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng.  Ngoài các văn bản pháp quy trên còn có các Quy định của các cộng đồng dân cƣ về bảo vệ môi trƣờng (tổ dân phố, khu dân cƣ ở đô thị, của các thôn xóm ở nông thôn): các Quy ƣớc hay Hƣơng ƣớc, Luật tục... Trên đây là các tiêu chí do nhà nƣớc đề ra, áp dụng với tất cả các tổ chức và cá nhân. Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trƣờng rất nhiều và phong phú, đây là cơ sở để đánh giá các hành vi, ứng xử của cá nhân và các tổ chức đối với môi trƣờng có phù hợp hay không. Đạo đức môi trƣờng không chỉ là hành vi, cách ứng xử với môi trƣờng một cách bình thƣờng mà nó còn mang tính bắt buộc đối với các cá nhân và tổ chức phải bảo vệ môi trƣờng một cách tự giác, thực hiện nó là một nghĩa vụ cần phải làm. Thứ hai, sự tự ý thức của con người đối với trách nhiệm bảo vệ môi trường Trong Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa về ý thức rằng: “Ý thức là sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có.”[tr.1167]. Khi con ngƣời ý thức đƣợc những hành vi nên làm và không nên làm đối với môi trƣờng hiện nay thì con ngƣời sẽ có cách cƣ xử, những hành vi, chuẩn mực đạo đức đối với việc bảo vệ môi trƣờng. Trách nhiệm của con ngƣời đối với việc bảo vệ môi trƣờng hay nói đúng hơn thì đây là nghĩa vụ của con ngƣời đối với môi trƣờng. Thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng của con ngƣời phải xuất phát từ sự tự nguyện, tự giác của con ngƣời. Ở đây, 17 con ngƣời phải ý thức đƣợc trách nhiệm, sự cần thiết cho việc làm của mình để bảo vệ môi trƣờng. Nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng của con ngƣời không phải tự nhiên mà có mà là cả quá trình lâu dài, trong cách sống, cách giáo dục và có cả bắt buộc khi cần phải làm những việc bảo vệ môi trƣờng. Con ngƣời phải ý thức đƣợc việc bảo vệ môi trƣờng đem lại lợi ích cho con ngƣời và tự nhiên. Môi trƣờng không chỉ đem cho ta nguồn sống, thức ăn để ăn, nƣớc để uống, không khí để thở mà nó còn cho ta những điều hùng vĩ, cảnh quan phong phú, những thứ thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời rất to lớn, thiên nhiên là kho tàng quý giá giúp con ngƣời tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, con ngƣời lại không biết quý trọng điều đó, loài ngƣời vẫn ra sức tàn phá hay thậm chí là hủy diệt nó mà không biết rằng thiên nhiên không phải là vô tận đến một lúc nào đó nó sẽ phải cạn kiệt. Trƣớc tiên ta phải nói đến rừng. Rừng là “lá phổi xanh” của con ngƣời, giúp cung cấp oxi đem lại bầu không khí trong lành; rừng còn giúp cản lũ mỗi khi đợt lũ về; rừng còn là nguồn cung cấp lâm sản cho con ngƣời, cho con nguời những bộ bàn ghế độc đáo, những cuốn tập học sinh trắng đẹp, những ngôi nhà gỗ ấm áp; rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật, hay có thể nói đó là nhà của chúng; rừng còn cho ta những dƣợc liệu quý giúp chữa bệnh cho con ngƣời. Tiếp đó là đất, đất cho các nhà nông trồng trọt, chăn nuôi là nơi lao động sản xuất của ngƣời làm nông. Không chỉ vậy đất còn chứa những loại khoáng sản quý nhƣ vàng, bạc, kim cƣơnglàm ra những trang sức tinh xảo. Thứ ba là sông ngòi,biển cả; là nơi sinh sống của nhiều loài thủy sản; biển còn cho con ngƣời nguồn thức ăn dồi dào nhiều dinh dƣỡng là các loài thủy, hải sản; nƣớc là yếu tố không thể thiếu cho việc trồng trọt, giúp nuôi sống cây trồng cũng giống nhƣ con ngƣời sống không thể thiếu nƣớc uống; con ngƣời con dùng nƣớc để tạo ra nhiệt điện để cung cấp điện cho ngƣời sử dụng; dƣới biển còn chứa đựng nhiều dầu mỏ mang giá trị kinh tế cao đem lại lợi ích cho quốc gia. 18 Không chỉ có thế thiên nhiên còn đem lại lợi ích cho con ngƣời về mặt tinh thần nhƣ thiên nhiên là nguồn cảm hứng cho những bài thơ ca lãng mạn, những bài hát trữ tình của nhạc sĩ hay là những tác phẩm hội họa nổi tiếng...Thiên nhiên còn cho con ngƣời sự giải trí, niềm vui, đem lại không gian yên ả, trong lành sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Thiên nhiên cho con ngƣời rất nhiều nhƣng trái lại loài ngƣời lại hủy hoại thiên nhiên. Chặt phá, đốt rừng bừa bãi không chỉ phá hủy môi trƣờng làm xói mòn đất mà còn gây ra lũ quét ở một số nơi, việc chặt cây cần phải có sự cân bằng với việc trồng cây. Trồng cây bằng những thuốc hóa học làm đất bị ô nhiễm, không đƣợc màu mỡ, không hấp thụ đƣợc chất dinh dƣỡng để nuôi cây. Đánh bắt thủy, hải sản bằng những cách tiêu cực không chỉ gây cạn kiệt nguồn dinh dƣỡng mà còn ô nhiễm môi trƣờng biển, khai thác dầu mỏ cần vừa phải và sử dụng tiết kiệm, hợp lí, đúng mục đích. Không chỉ có vậy việc khí thải từ xe cộ, các nhà máy, xí nghiệp làm cho không khí bị ô nhiễm, ảnh hƣởng tới sức khỏe, gây ra các bệnh về hô hấp cho con ngƣời. Vứt rác bừa bãi, gây tắc nghẽn đƣờng ống, cống rãnh. Hằng ngày, các rác thải sinh hoạt, nhà máy, y tế rất nhiều gây nên mùi hôi thối ảnh hƣởng tới đời sống ngƣời dân và việc xử lý rác thải chƣa triệt để cần phải có giải pháp hiệu quả, tối ƣu hơn. Con ngƣời phải ý thức đƣợc môi trƣờng đem lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta không chỉ có vật chất mà còn có tinh thần. Vì vậy, con ngƣời cần phải xem xét lại hành vi, cách cƣ xử đối với môi trƣờng hiện đã phù hợp với chuẩn mực đạo đức hay chƣa. Thứ ba, việc thực hiện hành vi bảo vệ môi trường phải là tự giác, tự nguyện, không bắt buộc. Bảo vệ môi trƣờng là điều cần thiết hiện nay nhƣng hiện nay việc bảo vệ môi trƣờng đều xuất phát từ bắt buộc, không tự nguyện. Ví dụ nhƣ việc một ngƣời bỏ rác vào thùng rác vì ngƣời đó thấy biển báo “không vứt rác bừa bãi nếu không sẽ bị phạt” là hành vi bắt buộc chứ không tự nguyện vì ngƣời đó sợ sẽ bị phạt tiền nên mới bỏ rác 19 vào thùng rác, hành vi của ngƣời đó chỉ đƣợc coi là tự giác, tự nguyện khi ngƣời đó không thấy biển báo nhƣng vẫn tự giác bỏ rác vào thùng rác không cần nhắc nhở lúc này hành vi của ngƣời đó mới đƣợc coi là tự giác, tự nguyện. Việc một ngƣời tự giác thực hiện hành vi cần có của mình không bị bắt buộc nhƣ vậy mới là tự nguyện. Đạo đức môi trƣờng không chỉ là một chuẩn mực đơn giản vì nó còn mang tính bắt buộc vì nó bắt buộc cá nhân hoặc tổ chức phải thực hiện bảo vệ môi trƣờng với tinh thần trách nhiệm. Các cá nhân và tổ chức phải ý thức đƣợc hành vi của mình là nên làm hay không nên làm, tốt hay xấu đối với môi trƣờng. Cần phải có trách nhiệm đối với môi trƣờng sống của mình. Đây không chỉ là việc của một cá nhân mà còn là trách nhiệm của cả tổ chức, cộng đồng, xã hội. Một ngƣời có hành vi phá hoại môi trƣờng đã gây ra tác hại xấu đối với tự nhiên, nếu nhƣ cả cộng đồng, xã hội đều có hành vi phá hoại đối với tự nhiên thì hậu quả sẽ nghiêm trọng rất nhiều. Vì vậy, một ngƣời có thể không giảm bớt đƣợc hậu quả nó gây ra bao nhiêu nhƣng ít nhất sẽ không làm cho hậu quả nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, lƣơng tâm còn là một chuẩn mực đạo đức tác động đến con ngƣời và đƣợc thể hiện qua hành vi của ngƣời đó. Nếu một ngƣời không làm điều xấu, sai trái với quy định bảo vệ môi trƣờng thì họ sẽ cảm thấy lạc quan, vui vẻ nhƣng còn một ngƣời làm trái quy định thì sẽ có cảm giác lo lắng, sợ hãi. Khi đánh giá hành vi đạo đức thì ta cần phải xem xét mức độ hành vi đó nhƣ thế nào. Tóm lại, đây là các tiêu chí cơ bản đánh giá đạo đức môi trƣờng. Qua các tiêu chí này ta có thể đánh giá hành vi đạo đức của con ngƣời đối với bảo vệ môi trƣờng hiện nay. 1.1.4. Khái quát về đặc điểm sinh viên trường Đại học Sài Gòn 1.1.4.1. Khái niệm sinh viên Trong đó, sinh viên là một bộ phận của thanh niên và theo nhƣ Camelia (Sinh viên khoa Tâm lý học Rumani) : “Một sinh viên hiện đại phải là ngƣời ngoài chuyên môn của mình, phải học để biết cả những chuyên ngành khác, bất kì một chuyên ngành nào 20 mà mình thích là học. Một sinh viên hiện đại phải định hƣớng lại để đáp ứng nhu cầu xã hội của chính xã hội ở nƣớc mình chứ không phải nhu cầu của bản than hay của một nƣớc phát triển hơn” Chúng ta có thể hiểu một cách khái quát hơn về khái niệm “sinh viên” là : “Sinh viên là ngƣời học tập ở các trƣờng cao đẳng hay đại học, ở đó họ đƣợc đào tạo bài bản về ngành nghề cho công việc sau này của học và đƣợc xã hội công nhận qua những bằng cấp mà họ đạt đƣợc trong quá trình học.” 1.1.4.2. Vị trí vai trò của sinh viên Bác Hồ từng nói: “Thanh niên là chủ tƣơng lai của nƣớc nhà. Thật vậy, nƣớc nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các sinh viên.” [16,tr.275]. Sau này trƣớc lúc đi xa, trong di chúc để lại ngƣời còn căn dặn Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức Cách mạng cho thanh niên để đào tạo thanh niên trở thành những ngƣời kế thừa xứng đáng sự nghiệp Cách mạng xây dựng xã hội chủ nghĩa, Bác cho rằng : “Bồi dƣỡng thế hệ Cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết.” [17,tr.58] Tại Nghị quyết Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 7 khóa X Đảng về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa một lần nữa nhận định: “Thanh niên là lực lƣợng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tƣơng lai, vận mệnh dân tộc; là lực lƣợng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo.” Qua đó ta thấy đƣợc phần nào vị trí, vai trò của sinh viên trong xã hội ngày nay. Chúng ta cũng thấy rằng sinh viên là một bộ phận tiên tiến trong thanh niên là ngƣời lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về một lĩnh vực chuyên môn nhất định có năng lực tƣ duy độc lập. Với những đặc điểm riêng của họ, sinh viên sẽ là những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc, là những ngƣời nắm vận mệnh của đất nƣớc, là thuyền trƣởng lèo lái con thuyền Cách mạng Việt Nam vƣợt qua những con sóng dữ 21 của thời đại. Cũng chính vì vậy cho nên sinh viên phải không ngừng nâng cao năng lực chính trị và không ngừng rèn luyện, thử thách để có một tƣ tƣởng chính trị vững vàng. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đạo đức môi trƣờng hiện nay 1.2.1. Đối với thế giới Các vấn đề về môi trƣờng đã và đang ngày càng đƣợc quan tâm, thảo luận ở các diễn đàn trên thế giới kể từ Hội nghị đầu tiên của Liên hợp quốc về Môi trƣờng con ngƣời diễn ra tại Stốckhôm vào năm 1972. Song, ở mỗi giai đoạn phát triển, các thách thức về môi trƣờng toàn cầu có sự khác nhau. Vào những năm 1970-1980, các vấn đề môi trƣờng cần quan tâm là ô nhiễm do khí thải công nghiệp, nhƣng tới giai đoạn những năm 1990-2010 lại là sự suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và sa mạc hóa. Đến những năm gần đây, với xu thế toàn cầu hóa, dân số tiếp tục gia tăng và đô thị hóa nhanh chóng, các vấn đề môi trƣờng toàn cầu ngày càng có những diễn biến phức tạp, đặt ra những thách thức mới cho tất cả các nƣớc trên thế giới. a) Các áp lực mà môi trƣờng phải đối mặt Trong giai đoạn tới, các áp lực đối với môi trƣờng bao gồm gia tăng dân số và đô thị hóa. Gia tăng dân số: Từ năm 1970 – 2005 dân số thế giới đã có sự gia tăng chóng mặt từ 3,7 tỷ ngƣời vào năm 1970 lên đến hơn 7,3 tỷ ngƣời vào năm 2015. Theo số liệu mới nhất đến năm 2017 thì dân số thế giới hiện nay đã hơn 7,5 tỷ ngƣời, nghĩa là chỉ trong vòng 2 năm mà dân số đã tăng thêm 200 triệu ngƣời. Các chuyên gia đã dự báo rằng dân số sẽ tiếp tục tăng lên đến gần 10 tỷ ngƣời vào năm 2050. Và để đáp ứng cho nhu cầu lƣơng thực và chỗ ở cho số lƣợng dân số khổng lồ đó sẽ phải chuyển đổi đất tự nhiên sang đất nông nghiệp, nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên sẽ ngày một tang cùng với việc chặt cây, phá rừng để tìm chỗ ở. Đồng thời sự gia tang của các loại rác thải do con ngƣời thải ra trong quá trình sinh hoạt cũng khiến cho sự ô nhiễm môi trƣờng ngày một trầm trọng hơn.Ngoài ra, sử dụng hóa chất trừ sâu tiếp tục gia tăng 22 cùng với tác động của biến đổi khí hậu, gia tăng dân số cũng tạo áp lực lên tài nguyên nƣớc, năng suất đất và cây trồng. Đô thị hóa: Cùng với quá trình gia tăng dân số là quá trình đô thị hóa. Năm 1970, chỉ có khoảng 1,3 tỷ ngƣời (36% dân số) sống ở đô thị. Nhƣng đến nay, con số đó đã tăng lên 54%. Dự báo đến năm 2025 sẽ có thêm khoảng 1 tỷ ngƣời sống ở đô thị, chủ yếu ở các nƣớc châu Á. Đô thị chiếm 70% lƣợng khí thải nhà kính. Đô thị cũng là nơi chịu ảnh hƣởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nhƣ sự tăng lên của nhiệt độ, tăng lƣợng mƣa, ngập lụt, sạt lở đất, ô nhiễm, hạn hán. b) Một số vấn đề mà môi trƣờng thế giới phải đối mặt trong giai đoạn tới Sự suy giảm của đa dạng sinh học Sự suy giảm đa dạng sinh học tiếp tục là vấn đề môi trƣờng mà thế giới phải đối mặt trong giai đoạn tới. Có thể nói, tốc độ suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong 50 năm qua, có đến khoảng 60% hệ sinh thái đã bị suy thoái do áp lực khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên của con ngƣời. Tốc độ tuyệt chủng của các loài hiện gấp khoảng 2 lần so với giai đoạn trƣớc đây. Có đến 1/4 số loài thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ XX, số lƣợng cá thể động vật không xƣơng sống đã giảm đi 1/3. Từ 1970 đến 2007, đa dạng sinh học toàn cầu đã giảm 30%, và chỉ riêng ở vùng nhiệt đới số lƣợng này đã đã giảm đến hơn 60%. Trong danh sách đỏ của IUCN về các loài nguy cấp đã chỉ ra xu hƣớng suy giảm của tất cả các loài chim, động vật có vú, lƣỡng cƣ và đặc biệt là san hô. Sự suy giảm nghiêm trọng về đa dạng sinh học đã hủy hoại tính tổng thể của hệ sinh thái cũng nhƣ các giá trị mà hệ sinh thái mang lại. Nguy cơ của sự biến đổi khí hậu Nồng độ khí thải nhà kính (nồng độ các khí CO2, N2O, NO, CH4, H2S) tiếp tục gia tăng đến mức báo động. Năm 2010 ghi nhận có khoảng 49 Giga tấn CO2 thải vào không khí, chủ yếu từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, gấp 2 lần lƣợng khí thải năm 1970. Năm 2015, nồng độ CO2 trong không khí đã vƣợt mức 400 ppm vƣợt xa 23 ngƣỡng an toàn 350 ppm và đƣợc dự kiến sẽ lên đến 560ppt mức chƣa từng có trong suốt 650.000 năm qua. Biến đổi khí hậu đã tác động đến tất cả các lĩnh vực nhƣ sản xuất lƣơng thực, hệ thống sản xuất và sinh kế ven biển. Dự báo nếu không có biện pháp cắt giảm khí thải nhà kính, đến năm 2100, nhiệt độ Trái đất có thể tăng từ 3,7- 4,8 oC so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mƣa bão, hạn hán, thiên tai sẽ ngày một nặng nề hơn, ngập lụt diễn ra trên phạm vi rộng, đặc biệt là ở các thành phố ven biển, gây thiệt hại nặng nề đến cuộc sống con ngƣời và tiếp tục hủy hoại các hệ sinh thái. Ô nhiễm hóa chất và chất thải tiếp tục đe dọa hệ sinh thái và sức khỏe con người Ô nhiễm hóa chất, đặc biệt là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), và kim loại nặng tiếp tục là mối đe dọa đến sức khỏe con ngƣời và hệ sinh thái. Trong bản Báo cáo Triển vọng Hóa chất toàn cầu UNEP 2012 đã chỉ ra rằng, việc gia tăng sản xuất, sử dụng và thải bỏ các loại hóa chất ở những nƣớc đang phát triển đã tạo ra các nguy cơ đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Ô nhiễm hóa chất đã hủy hoại các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học, nguồn nƣớc, hệ thống sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. Một số chất POP có thể tồn tại trong cơ thể đến hơn 50 năm, hủy hoại hệ thống thần kinh, nội tiết, sinh sản của con ngƣời. Ngoài ra, khoảng 50 triệu tấn chất thải điện tử hàng năm là nguồn phát thải lớn POP và các kim loại nặng độc hại. Điều cần đặc biệt lƣu ý là nguy cơ vận chuyển các chất thải điện tử, chất thải hóa chất xuyên biên giới dƣới dạng phế liệu. Nếu không có các biện pháp kiểm soát hữu hiệu, một số nƣớc đang phát triển có nguy cơ trở thành “bãi rác” do nạn vận chuyển trái phép chất thải. Tiếp tục mất rừng và suy thoái đất Từ năm 2000 đến năm 2010, khoảng 50.000 km2 rừng đã tiếp tục bị mất. Những dữ liệu mới nhất về rừng trên thế giới do Tổ chức Lƣơng Nông Liên hợp quốc (FAO) cho thấy hiện nay rừng chỉ còn bao phủ khoảng 31% diện tích toàn cầu và cứ mỗi năm thì thế giới mất từ 120.000 – 150.000 km2 diện tích rừng. Điều đó khiến cho 24 lƣợng khí thải CO2 từ mất rừng và suy giảm rừng chiếm khoảng 12% tổng số lƣợng chất thải do con ngƣời gây ra. Khoảng 25% diện tích đất toàn cầu đang bị suy thoái, tập trung ở châu Phi, Đông Nam Á, phía Nam Trung Quốc và vùng đồng cỏ Papas Mỹ La tinh. Suy thoái đất ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh kế của khoảng 1,5 tỷ ngƣời. Tài nguyên nước và sức khỏe đại dương ngày một suy giảm Trữ lƣợng thủy sản toàn cầu đang suy giảm ở mức báo động. Khoảng 85% trữ lƣợng cá toàn cầu đã bị suy giảm do khai thác quá mức, hết chu kỳ khai thác hoặc ở giai đoạn phục hồi sau khi bị khai thác quá mức. Axít hóa đại dƣơng đang đe dọa các hệ sinh thái biển, bao gồm các rạn san hô, nơi cƣ trú của các loài sinh vật biển có tính đa dạng sinh học cao và cung cấp nguồn sinh kế cho hàng triệu ngƣời. Gia tăng ô nhiễm phốtpho và nitơ từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nƣớc thải đô thị đã đe dọa các hệ sinh thái nƣớc ngọt và nƣớc biển. Trong 50 năm qua, số lƣợng các vùng ven biển có độ ôxy hòa tan thấp dƣới tiêu chuẩn đã tăng gấp đôi. 1.2.2. Đối với Việt Nam Sự suy giảm của đa dạng sinh học Việt Nam là một trong những nƣớc có tính đa dạng sinh học vào nhóm cao nhất thế giới. Kết quả điều tra cho thấy, Việt Nam có 21.000 loài động vật, 16.000 loài thực vật, bao gồm nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Tổ chức vi sinh vật học châu Á thừa nhận Việt Nam có không ít loài vi sinh vật mới đối với thế giới. Song, trong suốt 4 thập kỷ qua, ƣớc chừng đã có hơn 200 loài chim bị tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong. Vấn nạn săn bắt các loài thú rừng nhƣ rắn, rùa, cá sấu, khỉ, động vật hoang dã và các loài quý hiếm khác vì mục đích thƣơng mại ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á lại không hề làm giảm bớt tình trạng săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên, mà thậm chí còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn bởi những trang trại này đã liên quan tới các hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã, nhiều loài trong số đó hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. 25 Hơn 100 loài sinh vật ngoại lai đang hiện diện tại nƣớc ta cũng là mối nguy lớn cho môi trƣờng sinh thái, nhƣ: ốc bƣơu vàng, cây mai dƣơng, bọ cánh cứng hại dừa, đặc biệt là việc nhập khẩu 40 tấn rùa tai đỏ - một loài đã đƣợc quốc tế cảnh báo là một trong những loài xâm hại nguy hiểm. Sự biến đổi khí hậu diễn ra ngày một nghiêm trọng Công ty ARIA Technologies (Pháp) là công ty chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trƣờng không khí và hỗ trợ dự báo khí tƣợng cho biết: Nếu không có biện pháp nào thì nồng độ khí thải và bụi mỗi năm tại Hà Nội có thể đạt 200mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Nếu tình huống này xảy ra thì số lƣợng ngƣời nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính, hen suyễn, vấn đề tim mạch sẽ tăng gấp đôi, đặc biệt là với trẻ nhỏ và ngƣời già. Nghiên cứu dữ liệu khí tƣợng chi tiết của Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn Quốc gia cho thấy trong vòng 30 năm qua, ở Việt nam nhiệt độ có xu huớng gia tăng đáng kể, các tỉnh Miền Bắc gia tăng nhiều hơn Miền Nam, đặc biệt trong những tháng mùa hè với biên độ lớn hơn. Hiện tƣợng El Nino và La Nina ảnh hƣởng đến Việt Nam mạnh mẽ hơn trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều dị thƣờng về thời tiết nhƣ nhiệt độ cực đại, nắng nóng và hạn hán gay gắt trên diện rộng, cháy rừng khiến cho hàng loạt cây trồng chết gây thiệtt hại nghiêm trọng về nông nghiệp cho nƣớc ta. Sự thu hẹp rừng Trƣớc 1945, nƣớc ta có 14 triệu ha rừng, chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nƣớc, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29%), đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha (tƣơng đƣơng 19,7%). Độ che phủ của rừng nƣớc ta đã giảm sút đến mức báo động. Chất lƣợng rừng ở các vùng còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp. Trên thực tế chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên sinh. Cũng hơn 40 năm về trƣớc, 400.000 ha đất ven biển nƣớc ta đƣợc bao phủ bởi rừng ngập mặn, nhƣng chỉ trong 5 năm, 2006 - 2011, 124.000 ha rừng ngập mặn ven biển 26 đã biến mất để nhƣờng chỗ cho các ao tôm, ao cá - tƣơng đƣơng diện tích bị mất trong 63 năm trƣớc đó. Rừng ngập mặn trƣởng thành rộng lớn ở vùng châu thổ sông Hồng hầu nhƣ đã bị tàn phá. Hệ lụy kéo theo là sự giảm sút mạnh của năng suất nuôi trồng thủy sản ven biển và sự mất cân bằng môi trƣờng sinh thái. Số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy đến hết năm 2012 có hơn 20.000 ha rừng tự nhiên bị phá để sử dụng vào nhiều mục đích, nhiều nhất là để làm thủy điện, nhƣng ta chỉ mới trồng bù đƣợc hơn 700 ha. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề đạo đức môi trƣờng vẫn chƣa thật sự nhận đƣợc sự quan tâm một cách đúng mức, vẫn còn sự nhập nhằng không rõ rang giữa đạo đức và đạo đức môi trƣờng. Mặc dù Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chủ trƣơng và chính sách về môi trƣờng và đạo đức môi trƣờng. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc tuyên truyền về các đƣờng lối, chính sách này của Đảng và Nhà nƣớc ta đến cho học sinh, sinh viên vẫn còn hạn chế. Đa phần việc giáo dục về đạo đức môi trƣờng chỉ đƣợc lồng ghép trong nhiều môn học chứ chƣa thực sự có một chƣơng trình học hay một giáo trình dành riêng cho nó. Vì thế cho nên phần lớn sinh viên hiện nay chƣa có những nhận thức đúng đắn về đạo đức môi trƣờng. Những việc làm của sinh viên để giữ gìn vệ sinh hiện nay đa phần mang tính chất bắt buộc theo quy định của nhà trƣờng chứ chƣa xuất phát từ nhu cầu đạo đức, ý thức tự giác bảo vệ mọi trƣờng. Từ những điều trên đã khiến cho một bộ phận không nhỏ sinh viên hiện nay vẫn chƣa có đƣợc ý thức đúng đắn về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng. Điều này biểu hiện ở chỗ:  Tình trạng bẻ cành cây cối, ngắt hoa lá nơi công cộng, thản nhiên dẫm lên thảm cỏ nơi công viên và phố xá vẫn tồn tại trong đời sống thƣờng ngày.  Tệ nạn xả rác thải bừa bãi, thậm chí cả rác thải bệnh viện; tình trạng mất vệ sinh nơi công cộng; thói xấu “sạch mình, làm bẩn ngƣời” ...; tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề...; nạn mất an toàn vệ sinh thực phẩm, v.v. đều là những hiện tƣợng thuộc về đạo đức môi trƣờng.  So với châu Âu, mức độ yêu quý súc vật của ngƣời Việt Nam dƣờng nhƣ kém hơn khi ngƣời ta thản nhiên hành hạ thú vật, duy trì thói quen ăn tiết canh, 27 uống rƣợu tiết thú vật; nuốt tim, mật một số con vật (chim, rắn) khi còn đang đập nhịp hoặc tập quán ăn thịt chó, mèo, .. Đạo đức môi trƣờng đang dần trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với các xã hội đi theo xu hƣớng phát triển bền vững. Nên trong thời gian tới, vấn đề về đạo đức môi trƣờng sẽ phải đƣợc quan tâm sâu sắc hơn và Nhà nƣớc sẽ có những kế hoạch, những bƣớc đi đón đầu sự phát triển của đời sống xã hội của ngƣời dân nƣớc ta nói chung và đối với sinh viên nói riêng. 28 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Giáo dục đạo đức môi trƣờng nhằm mục đích là trang bị cho con ngƣời một tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển của môi trƣờng. Giúp con ngƣời có khả năng thấy đƣợc giá trị to lớn của thiên nhiên để hoàn thiện nhân cách. Đạo đức môi trƣờng cao giúp cho sinh viên có ý thức tiếp thu những thông tin, kiến thức cơ bản về môi trƣờng, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên. 29 CHƢƠNG 2 Ý THỨC ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 2.1. Một vài nét về trƣờng Đại học Sài Gòn Tiền thân của trƣờng Đại học Sài Gòn là Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2003 đã có đề án nâng cấp trƣờng và từ năm 2007, Đại học Sài Gòn đƣợc thành lập theo Quyết định số 478/QĐ-TTT ngày 25/04/07 của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng. Hiện nay Đại học Sài Gòn đang tổ chức đào tạo cho 30 chuyên ngành cấp độ đại học, 24 chuyên ngành cấp độ cao đẳng, 4 chuyên ngành cấp độ trung cấp thuộc các lĩnh vực: kinh tế - kỹ thuật; văn hoá - xã hội; chính trị - nghệ thuật; sƣ phạm. Ngoài ra Trƣờng Đại học Sài Gòn tổ chức đào tạo trình độ sau đại học nhƣ Thạc sĩ,...Ngoài việc đào tạo cấp bằng, Đại học Sài Gòn còn đƣợc phép đào tạo cấp các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ cấp độ A, B, C. Trƣờng đƣợc kế thừa cơ sở cũ, vốn đƣợc xây dựng mang kiến trúc cổ kính của Pháp, đƣợc xem là ngôi trƣờng Đại học đẹp và cổ kính nhất thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Thực trạng hiểu biết về đạo đức môi trƣờng của sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc có nêu: “Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc coi trọng. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trƣờng, Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, công tác bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bƣớc đƣợc xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo 30 vệ môi trƣờng. Nhận thức về bảo vệ môi trƣờng trong các cấp, các ngành và nhân dân đã đƣợc nâng lên; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trƣờng đã từng bƣớc đƣợc hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt đƣợc những tiến bộ rõ rệt. Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt cho công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời gian tới.” Trong nhiều năm qua, Đảng, nhà nƣớc và nhân dân ta luôn quan tâm đến việc bảo vệ môi trƣờng, từ đó tạo tiền đề cho các hoạt động công tác bảo vệ môi trƣờng, việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trƣờng cũng coi nhƣ là nguồn động lực để thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Thực tế cho thấy mặc dù công tác bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc nâng lên, mức độ ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trƣờng đã đƣợc hạn chế nhƣng vẫn còn nhiều bất cập về phƣơng thức, hoạt động cụ thể trong quá trình thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng. Mỗi ngƣời dân Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng đều phải ý thức đƣợc trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong công việc bảo vệ môi trƣờng, thực hiện trách nhiệm của mình ở mọi nơi trong đời sống và hoạt động xã hội, không chỉ ở bản thân mà còn có gia đình, cộng đồng, xã hội, trong tất cả lĩnh vực, tạo ra một môi trƣờng trong lành, sạch đẹp, thoáng mát. Thực hiện tốt hoạt động bảo vệ môi trƣờng cũng làm tăng thêm trình độ dân trí, khoa học công nghệ phát triển phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Sinh viên là những ngƣời trẻ tuổi, năng động và nhạy bén, nhanh tiếp thu những điều mới mẻ. Sinh viên là một bộ phận thanh niên lao động bằng trí óc, có trình độ học vấn cao về một lĩnh vực họ đang theo học, có năng lực tƣ duy tốt. Do đó sinh viên có vị trí và vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội vì họ là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc là những ngƣời sẽ chèo lái đất nƣớc ta tiến bộ và phát triển qua những khó khăn và thử thách còn ở phía trƣớc. Vì vậy, có thể nói sinh viên là ngƣời phát động, tuyên truyền cho các hoạt động vì lợi ích cho con ngƣời, cho xã hội. 31 Đối với vấn đề toàn cầu hiện nay là việc bảo vệ môi trƣờng thì khi đƣợc hỏi đến đa số sinh viên đều nhận định môi trƣờng có tác động đến đời sống của con ngƣời. Bảng 1. Môi trƣờng có tác động nhƣ thế nào đối với con ngƣời? Qua bảng khảo sát trên ta có thể thấy đa số sinh viên đều cho rằng môi trƣờng tác động đến con ngƣời là Rất lớn (chiếm 88%), số sinh viên cho là môi trƣờng chỉ tác động Lớn đến con ngƣời không cao (chiếm 9.4%), số sinh viên cho là môi trƣờng tác động đến con ngƣời chỉ Bình thường ở tỷ lệ thấp (chiếm 2.1%), còn môi trƣờng tác động Nhỏ đến con ngƣời đƣợc sinh viên chọn có tỷ lệ rất thấp (chiếm 0.5%), còn lại là môi trƣờng Không có tác động đến môi trƣờng thì không có sinh viên nào chọn đáp án đó. Qua đó, ta có thể thấy đƣợc số lƣợng sinh viên ý thức đƣợc tầm quan trọng của môi trƣờng có ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống con ngƣời, đó là điều đáng mừng khi sinh viên đã có suy nghĩ về vị trí và vai trò của môi trƣờng quan trọng nhƣ thế nào đối với đời sống con ngƣời. Nhƣng bên cạnh đó cũng có một phần nhỏ số lƣợng sinh viên lại không nghĩ môi trƣờng lại có tác động lớn đến con ngƣời, môi trƣờng chỉ chiếm một phần trong cuộc sống của họ không ảnh hƣởng nhiều đến đời sống xã hội hoặc có thể nói là họ không quan tâm dến môi trƣờng tự nhiên. Đó cũng là một điều đáng lo ngại mặc dù nó chiếm tỷ lệ nhỏ nhƣng cũng cần phải chú ý vì về sau có thể sẽ mở rộng hơn và phải có giải pháp để khắc phục tình trạng đó. 88% 9.4% 2.1% 0.5% 0% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Rất lớn Lớn Bình thường Nhỏ Không có tác động 32 Khi các sinh viên đã ý thức đƣợc môi trƣờng có tác động rất lớn đến con ngƣời nên khi đặt câu hỏi về đạo đức đối với môi trƣờng các sinh viên đều trả lời rất chân thực. Bảng 2. Theo bạn, đạo đức về môi trƣờng có cần thiết hay không? Nhìn chung cho thấy số lƣợng sinh viên lựa chọn đạo đức về môi trƣờng Rất cần thiết chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 71.4%), kế đó là Cần thiết (24%), Bình thường chỉ chiếm 4.2%, thấp nhất là Không cần thiết (0.3%) và Không biết là (0.3%). Số liệu trên thể hiện đƣợc sinh viên rất quan tâm đến đạo đức về môi trƣờng, cần phải có đạo đức trong môi trƣờng, nhƣng cũng có số lƣợng nhỏ sinh viên thấy rằng không cần thiết và không biết nên có đạo đức trong môi trƣờng hay không cũng chiếm tỷ lệ nhỏ, cần phải chú ý đến điều này. 71.4% 24% 4.2% 0.3% 0.3% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Không biết 33 Bảng 3. Theo bạn, đạo đức môi trƣờng là gì? Với câu hỏi tìm hiểu về đạo đức môi trƣờng thì phần lớn sinh viên lựa chọn đạo đức môi trƣờng là các quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực đạo đức của con ngƣời nhờ đó mà con ngƣời tự giác điều chỉnh hành vi của mình đối với môi trƣờng chiếm tỷ lệ cao nhất (72.9%), 12.5% chọn ý hành động của con ngƣời vì môi trƣờng, con ngƣời luôn suy nghĩ và hành động nhƣ thế nào để môi trƣờng duy trì phát triển (4.7%), còn ý kiến về đạo đức môi trƣờng là ý thức của con ngƣời về sự tồn tại của môi trƣờng (3.6%) và sinh viên khó trả lời (3.9%) chiếm tỷ lệ không cao, ý kiến ít đƣợc sinh viên chọn nhất là sự tôn trọng của con ngƣời đối với sự đa dạng, phong phú của môi trƣờng (2.3%). Qua bảng số liệu đƣợc phân tích phần lớn sinh viên đều hiểu đƣợc đạo đức môi trƣờng là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực nhờ đó con ngƣời tự giác điều chỉnh hành vi của mình với môi trƣờng sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con ngƣời, với tiến bộ xã hội và với sự phát triển môi trƣờng một cách bền vững, nhƣ vậy sinh viên đã có khái niệm cơ bản và ý thức đƣợc tầm quan trọng của đạo đức đối với môi trƣờng. Bên cạnh đó mặc dù có một số sinh viên không hiểu rõ nhiều về đạo đức môi trƣờng nhƣng họ lại nhận thức đƣợc đạo đức môi trƣờng là hành động của con ngƣời vì môi trƣờng xanh, sạch, đẹp. Đó cũng là điều đáng khen vì thấy đƣợc 12.50% 72.90% 2.30% 3.60% 4.70% 3.90% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% Hành động của con người vì môi trường Quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức SỰ tôn trọng đối với môi trường Ý thức về sự tồn tại của môi trường Suy nghĩ và hành động để môi trường phát triển Khó trả lời 34 sinh viên trƣớc khi làm việc gì liên quan đến môi trƣờng thì cũng nên vì môi trƣờng mà hành động một cách đúng đắn. Khi đã có khái niệm về đạo đức môi trƣờng thì việc hỏi các sinh viên về tiêu chí đánh giá đạo đức môi trƣờng cũng khá khách quan. Bảng 4. Theo bạn, tiêu chí đánh giá đạo đức môi trƣờng là tiêu chí nào? Khi đặt ra câu hỏi này cho sinh viên thì đa số sinh viên thấy cái nào cũng hợp lý nhƣng trong đó tiêu chí đƣợc sinh viên đánh giá cao nhất là sự tự ý thức của con ngƣời đối với trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng (chiếm 20.3%); kế đó là mọi ngƣời đều có trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng (16.1%) và thực hiện bảo vệ môi trƣờng là tự giác, tự nguyện (16%); sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên (14.3%); 11.7% lựa chọn tình yêu thƣơng đối với môi trƣờng, sống hài hòa với thiên nhiên; cuối cùng là thực hiện các chuẩn mực đạo đức (10.9%) và 10.7% chọn sự tôn trọng của con ngƣời đối với môi trƣờng tự nhiên. Tiêu chí đánh giá đạo đức môi trƣờng sinh viên bình chọn nhiều nhất là sự tự ý thức của con ngƣời đối với trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng, mỗi ngƣời đều có suy nghĩ 10.90% 16.10% 20.30% 11.70% 16.00% 14.30% 10.70% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% Thực hiện chuẩn mực đạo đức Trách nhiệm bảo vệ môi trường Sự tự ý thức Tình yêu thương đối với môi trường Bảo vệ môi trường tự giác, tự nguyện Sử dụng hợp lí tài nguyên Sự tôn trọng đối với môi trường 35 và nhận thức của riêng bản thân nên con ngƣời cần phải ý thức đƣợc trách nhiệm của mình đối với môi trƣờng, làm cho môi trƣờng trở nên tốt đẹp, trong lành. Tiêu chí thứ hai đƣợc sinh viên đánh giá nhiều là mỗi con ngƣời đều có trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng, đó không chỉ là nhiệm vụ của ngƣời lao công quét dọn đƣờng phố hay là việc làm của những xe hốt rác, máy xử lý rác thải mà đó là trách nhiệm của mỗi một con ngƣời, dù là trẻ em, ngƣời lớn, ngƣời già thì đều là trách nhiệm của mỗi ngƣời. Tiêu chí đánh giá đạo đức môi trƣờng đứng thứ ba là thực hiện bảo vệ môi trƣờng là tự giác, tự nguyện, việc thực hiện hành động bảo vệ môi trƣờng nên xuất phát từ tự giác, tự nguyện, không nên vì bắt buộc mới thực hiện bảo vệ môi trƣờng. Tiêu chí đứng ở vị trí thứ tƣ là sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, con ngƣời sử dụng tài nguyên một cách hoang phí sẽ dẫn đến việc cạn kiệt tài nguyên nhất là các tài nguyên có hạn, phải rất lâu mới có thể khôi phục nhƣng cũng chƣa hẳn là nhƣ cũ, vì vậy cần sử dụng một cách hợp lí, đúng mục đích và tiết kiệm. Tiêu chí đứng thứ năm là thực hiện các chuẩn mực đạo đức, nhƣ ở phần khái niệm đạo đức môi trƣờng là các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực nhờ đó con ngƣời tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của môi trƣờng nên con ngƣời cần phải thực hiện các chuẩn mực đạo đức. Cuối cùng là sự tôn trọng của con ngƣời đối với môi trƣờng, mỗi ngƣời đều cần có sự tôn trọng của những ngƣời xung quanh nên môi trƣờng cũng vậy cũng cần có đƣợc sự tôn trọng của con ngƣời đối với môi trƣờng, chúng đã cho ta rất nhiều cả vật chất lẫn tinh thần nên con ngƣời cần có sự quan tâm, tôn trọng thiên nhiên nhƣ một con ngƣời có tri giác. Tóm lại, các tiêu chí trên đều phù hợp với tiêu chí đánh giá đạo đức môi trƣờng nhƣng trong đó những tiêu chí phù hợp là thứ nhất cần thực hiện các chuẩn mực đạo đức, thứ hai sự tự ý thức của con ngƣời đối với trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng, thứ ba thực hiện bảo vệ môi trƣờng là tự giác, tự nguyện. Đây là các tiêu chí cơ bản để đánh giá đƣợc đạo đức môi trƣờng. 36 Bảng 5. Theo bạn, hành vi bảo vệ môi trƣờng đƣợc coi là có đạo đức chỉ khi: Hành vi bảo vệ môi trƣờng đƣợc coi là có đạo đức khi Tự giác bảo vệ môi trƣờng (chiếm 57.3%) đƣợc lựa chọn nhiều nhất, 35.4% lựa chọn ý thức đƣợc đó là Nghĩa vụ của mình, Do bắt buộc nên mới thực hiện bảo vệ môi trƣờng (4.7%), có 2.6% số sinh viên chọn Không biết, cuối cùng là Không thực hiện việc bảo vệ môi trƣờng không có sinh viên nào lựa chọn (0%). Đây là dấu hiệu đáng mừng khi sinh viên ý thức đƣợc hành vi bảo vệ môi trƣờng đƣợc coi là có đạo đức khi chúng ta tự giác thực hiện và ý thức đƣợc đó là nghĩa vụ của mình cần phải thực hiện, đó cũng là hai ý kiến đƣợc sinh viên lựa chọn nhiều nhất. Nhƣng số lƣợng sinh viên chọn do bắt buộc nên mới thực hiện cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ mặc dù số lƣợng không cao nhƣng cũng cần phải chú ý và nhắc nhở vì đây là số sinh chỉ vì cái lợi trƣớc mắt mà không nghĩ cái lợi lâu dài và một phần là do lƣời nên không muốn làm. Một điểm đáng khen là không sinh viên nào chọn không thực hiện bảo vệ môi trƣờng là hành vi có đạo đức. Bảng 6. Hãy chọn “Đúng” hoặc “Sai” với những ý bạn cho là phù hợp: Đúng Sai Tài nguyên thiên nhiên là vô hạn. 10.7% (41/384) 89.3% (343/384) Con ngƣời là tất cả, môi trƣờng chỉ là thứ vô tri, vô giác. 8.3% 91.7% 57.3% 35.4% 4.7% 0% 2.6% 0 10 20 30 40 50 60 70 Tự giác bảo vệ môi trường Ý thức được đó là nghĩa vụ Do bắt buộc Không thực hiện bảo vệ môi trường Không biết 37 (32/384) (352/384) Không cần bảo vệ môi trƣờng vì môi trƣờng phải phục vụ cho con ngƣời. 4.4% (17/384) 95.6% (367/384) Con ngƣời phải chinh phục đƣợc thiên nhiên. 44.8% (172/384) 55.2% (212/384) Con ngƣời phải sống hài hòa với thiên nhiên thì mới phát triển bền vững. 94.5 (363/384) 5.5% (21/384) Vì xã hội ngày càng tiến bộ, khoa học ngày một tiên tiến nên các vấn đề về môi trƣờng hiện nay sẽ có công nghệ giải quyết. 23.4% (90/384) 76.6% (294/384) Tài nguyên luôn luôn có sẵn không có ở nơi này thì sẽ có ở nơi khác. 10.2% (39/384) 89.8% (345/384) Vấn đề môi trƣờng hiện nay cần có sự tham gia của đạo đức 96.6% (371/384) 3.4% (13/384) Con ngƣời là nguyên nhân tạo ra phế thải. 86.7% (333/384) 13.3% (51/384) Phế thải luôn tồn tại, không hủy diệt đƣợc. 39.1% (150/384) 60.9% (234/384) Con ngƣời và môi trƣờng có mối quan hệ với nhau. 97.1% (373/384) 2.9% (11/384) Nhìn chung hầu hết sinh viên có những hiểu biết cơ bản đối với môi trƣờng và có nhận định đúng đối với những nguy cơ mà môi trƣờng phải đối mặt hiện nay, bên cạnh đó cũng có số ít sinh viên lại thiếu đi hiểu biết cơ bản đối với môi trƣờng. Ở bảng số liệu ta thấy các ý kiến trên đều có sự chênh lệch tỷ lệch cao nhƣng đối với ý kiến con người phải chinh phục được thiên nhiên thì lại không chênh lệch nhiều, đúng (44.8%) và sai (55.2%). Vì khi đƣợc hỏi thì có nhiều ý kiến cho rằng thiên nhiên rất to lớn và hùng vĩ nên thƣờng có thiên tai, bão, lũ, động đất vì vậy cần phải chinh 38 phục đƣợc thiên nhiên để khắc phục đƣợc tình trạng thiên tai; còn có ý kiến nói rằng con ngƣời chinh phục thiên nhiên nhƣng thực chất là đang phá hoại thiên nhiên cho nên điều này là không đúng. Đối với các ý kiến trên là những vấn đề cơ bản và là những nguy cơ mà môi trƣờng đang phải đối mặt đều đƣợc nhận định đúng và tỷ lệ này cao hơn rơi vào giới tính Nữ. Bảng 7. Chọn “Đúng” hoặc “Sai” theo hành vi tƣơng ứng: Đúng Sai Vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vỉa hè, đƣờng phố. 1.6% (6/384) 98.4% (378/384) Dẫm lên cỏ, ngắt hoa, bẻ cành nơi công cộng. 1.3% (5/384) 98.7% (379/384) Vứt rác đúng nơi quy định. 95.6% (367/384) 4.4% (17/384) Khạc nhổ bừa bãi. 1.8% (7/384) 98.2% (377/384) Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trƣờng tại địa bàn quy định. 96.4% (370/384) 3.6% (14/384) Vệ sinh cá nhân (đại tiện, tiểu tiện) không đúng nơi quy định. 6.8% (26/384) 93.2% (358/384) Phân loại rác thải hợp lí. 95.6% (367/384) 4.4% (17/384) Xả nƣớc thải vào hệ thống thu gom nƣớc thải. 83.3% (320/384) 16.7% (64/384) Phát tán khí thải, gây tiếng ồn ảnh hƣởng tới ngƣời dân. 3.9% (15/384) 96.1% (369/384) Tham gia hoạt động vệ sinh môi trƣờng ở đƣờng phố, xóm 98.7% 1.3% 39 làng, nơi công cộng (379/384) (5/384) Thực hiện tốt các quy định, cam kết về bảo vệ môi trƣờng. 99% (380/384) 1% (4/384) Đổ trộm chất thải (phế thải xây dựng, chất thải hầm cầu, chất thải sinh hoạt và các chất thải khác), xả thải không qua xử lý, vứt xác súc vật ra môi trƣờng, nhất là ra biển, các lƣu vực sông, suối, kênh, rạch, ao hồ. 1.3% (5/384) 98.7% (379/384) Thu gom, xử lý nƣớc thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng. 99% (380/384) 1% (4/384) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trƣờng. 98.7% (379/384) 1.3% (5/384) Thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép. 1.6% (6/384) 98.4% (378/384) Thải vào nguồn nƣớc dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép. 1.8% (7/384) 98.2% (377/384) Những sản phẩm hóa học nhƣ phân bón, chất sinh trƣởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, sử dụng trong lƣơng thực thực phẩm cho con ngƣời tiêu dùng. 5.5% (21/384) 94.5% (363/384) Đốt rừng làm rẫy, chặt phá rừng bừa bãi, dùng hóa chất tiêu diệt rừng. 1.3% (5/384) 98.7% (379/384) Săn, bắn, nuôi nhốt, bắt, bẫy, giết mổ, chặt phá các loài động thực vật quý hiếm có trong sách Đỏ. 1% (4/384) 99% (380/384) Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động bảo vệ rừng hƣởng ứng Ngày Môi trƣờng thế giới. 98.2% (377/384) 1.8% (7/384) Trồng cây gây rừng, không chặt phá, đốt rừng bừa bãi, sử dụng gỗ một cách hợp lí. Xây dựng và tái tạo rừng tại các khu 98.4% (378/384) 1.6% (6/384) 40 vực bị hoang hóa. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trƣờng và các dịch vụ lâm nghiệp. 2.9% (11/384) 97.1% (373/384) Sử dụng hoang phí tài nguyên thiên nhiên nhƣ: than đá, dầu mỏ 1% (4/384) 99% (380/384) Ăn thịt chó, mèo; uống tiết canh, nuốt tim, mật một số động vật. 1.3% (5/384) 98.7% (379/384) Qua bảng số liệu đã đƣợc khảo sát trên, hầu hết sinh viên đều nhận thức đƣợc rằng môi trƣờng hiện nay đang bị tàn phá một cách trầm trọng từ hành động nhỏ đến việc làm lớn, làm cho môi trƣờng ngày càng xuống cấp. Tỷ lệ trên là điều đáng mừng khi sinh viên ý thức đƣợc đâu là việc nên làm, đâu là việc làm sai nhƣng trong đó cũng có một số ít sinh viên vẫn chƣa nhận thức đƣợc đâu là hành vi nên làm và không nên làm, tuy rằng tỷ lệ sinh viên không nhận thức đƣợc hành vi nào là đúng với đạo đức môi trƣờng chiếm tỷ lệ không cao nhƣng cũng là điều đáng lo ngại và cần phải chú ý nhắc nhở. Hầu nhƣ sinh viên đều xác định đƣợc việc làm nào sai và việc làm nào đúng thông qua số phiếu bình chọn cho những hành vi tƣơng ứng, trên 300 phiếu, chiếm tỷ lệ đều trên 90%, đặc biệt tỷ lệ cao này rơi vào giới tính nữ và sinh viên hệ đại học. Bảng 8. Nam 32% Nữ 68% 41 Bảng 9. Bảng 10. Theo bạn, tình trạng môi trƣờng ở trƣờng chúng ta nhƣ thế nào? Khi khảo sát về tình hình môi trƣờng ở tại trƣờng Đại học Sài Gòn thì có 72.4% sinh viên bình chọn là chưa tốt, 21.4% là bình thường, 3.4% là tốt, 2.1% không biết và cuối cùng là 0.8% là rất tốt. Qua đó ta có thể thấy tình hình vệ sinh ở trƣờng ta không đƣợc sạch sẽ, chƣa đảm bảo vệ sinh, cần có giải pháp để khắc phục. Đại học 80% Cao đẳng 20% 0.8% 3.4% 21.4% 72.4% 2.1% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Không biết 42 Bảng 11. Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ Dọn dẹp nơi ở. 33.9% (130/384) 54.2% (208/384) 10.2% (39/384) 1.3% (5/384) 0.5% (2/384) Vứt rác bừa bãi. 0.8% (3/384) 4.9% (19/384) 11.7% (45/384) 47.4% (182/384) 35.2% (135/384) Giữ gìn vệ sinh chung của trƣờng. 19.3% (74/384) 59.4% (228/384) 16.4% (63/384) 3.1% (12/384) 1.8% (7/384) Vẽ lên tƣờng trong lớp học, trƣờng học. 0.8% (3/384) 3.1% (12/384) 7.8% (30/384) 15.9% (61/384) 72.4% (278/384) Vứt rác trong sân trƣờng. 0.8% (3/384) 2.3% (9/384) 6.5% (25/384) 25.8% (99/384) 64.6% (248/384) Tiết kiệm điện 20.6% (79/384) 45.8% (176/384) 24.5% (94/384) 6.2% (24/384) 2.9% (11/384) Không xả rác bừa bãi 32% (132/384) 39.6% (152/384) 7.6% (29/384) 8.9% (34/384) 12% (46/384) Khạc nhổ không đúng nơi quy định 5.5% (21/384) 6.8% (26/384) 3.9% (15/384) 12% (46/384) 71.9% (276/384) Vứt rác trong ngăn bàn (giấy nháp, bút bi, đồ ăn,) 1.3% (5/384) 4.2% (16/384) 18% (69/384) 39.3% (151/384) 37.2% (143/384) Ngắt hoa, bẻ cành ở những cây đƣợc trồng trong trƣờng, nơi công cộng. 2.9% (11/384) 2.3% (9/384) 5.7% (22/384) 13.8% (53/384) 75.3% (289/384) Nhƣ bảng số liệu thể hiện, những hành vi nhƣ dọn dẹp nơi ở, giữ gìn vệ sinh chung của trường, tiết kiệm điện ở mức độ cao nhất là thƣờng xuyên thực hiện, thấp nhất là mức độ không bao giờ. Hành vi không xả rác bừa bãi ở mức độ cao nhất là thƣờng xuyên và thấp nhất là thỉnh thoảng sinh viên vẫn xả rác. Hầu hết sinh viên vẫn thực hiện tốt việc làm bảo vệ môi trƣờng nhƣng bên cạnh đó cũng còn một số ít sinh vẫn không thực hiện những hành động vì môi trƣờng. 43 Ở bảng số liệu trên khi đặt câu hỏi Đúng hoặc Sai đối với hành vi tƣơng ứng thì hơn 90% sinh viên đều trả lời khớp với những việc làm đó đối với môi trƣờng nhƣng đối với hành vi của bản thân sinh viên thì lại không cao tƣơng ứng với câu trả lời về nhận thức. Điều này cho thấy, mặc dù đã có nhận thức và hiểu biết đúng đắn về sự việc nhƣng bản thân sinh viên vẫn chƣa thực sự hành động đúng nhƣ những gì mình nghĩ. Bảng 12. Yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi bảo vệ môi trƣờng? Yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi bảo vệ môi trƣờng đƣợc bình chọn nhiều nhất là tự ý thức của mỗi người (chiếm 42.4%), kế đó là do thói quen của bản thân (26.3%), giáo dục của gia đình và nhà trường (20.8%), bắt chước những người xung quanh (8.6%), cuối cùng là không thấy biển cấm, nhắc nhở (1.8%). Từ số liệu cho thấy, để có hành vi bảo vệ môi trƣờng một cách đúng đắn thì con ngƣời phải tự ý thức đƣợc việc làm của mình là đem lại lợi ích cho bản thân nhƣng không gây hại cho thiên nhiên. Đối với những thói quen tốt nhƣ vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi,.. thì cần phát huy, còn những thói quen xấu thì cần phải sửa và bỏ. Giáo dục của gia đình và nhà trƣờng cũng là một yếu tố quan trọng để giúp cho trẻ nhỏ hình thành đƣợc thói quen tốt từ khi còn nhỏ cho đến lớn. Hành vi bắt chƣớc là không đúng cần phải bỏ đi, không phải chỉ vì thấy ngƣời khác làm nhƣ 42.4% 26.3% 8.6% 1.8% 20.8% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tự ý thức Do thói quen Bắt chước người khác Không thấy biển cấm, nhắc nhở Giáo dục gia đình, nhà trường 44 vậy mà mình làm theo. Cuối cùng là chỉ vì không thấy biển cấm, nhắc nhở nên mới có hành vi không bảo vệ môi trƣờng nhƣ vậy là hành vi không đúng, không có ý thức tự giác và hành vi đƣợc coi là đạo đức môi trƣờng chỉ khi tự giác, tự nguyện thực hiện, không bắt buộc. 2.3. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng Bảng 13. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng? Từ bảng số liệu trên chúng tôi chia phần nguyên nhân làm hai phần 2.3.1. Nguyên nhân chủ quan Ở bảng số liệu ta thấy đƣợc nguyên nhân đƣợc bình chọn cao nhất là do ý thức của con người còn thấp (73.2%). Việc con ngƣời thực hiện các hoạt động công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; sử dụng các loại hóa chất độc trong quá trình sản xuất; các chất thải của con ngƣời (phân, nƣớc sinh hoạt, rác); ngoài ra còn có chất thải từ các khu chăn nuổi, gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm,tất cả đều là do ý thức con ngƣời còn ngƣời thấp vì con ngƣời coi mình là trung tâm, thiên nhiên chỉ là thứ vô tri, vô giác và để thỏa mãn cuộc sống của mình mà con ngƣời đã vơ vét, lấy đi tất cả những gì thiên nhiên có, vì mục đích của mình mà không màng đến hậu quả về sau. 73.2% 15.4% 8.6% 2.9% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Do ý thức con người Do gia tăng dân số Do tiến bộ khoa học kỹ thuật Do thiên tai 45 Vì mục đích kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu duy nhất đem lại cho mình chỉ trong một thời điểm mà con ngƣời không ngại phá hủy tự nhiên, việc làm này không chỉ hại tới chính bản thân mà còn gây ảnh hƣởng xấu đến ngƣời khác. Việc ô nhiễm môi trƣờng không chỉ ảnh hƣởng đến đời sống và sức khỏe con ngƣời mà còn ảnh hƣởng đến lợi ích, kinh tế của xã hội. 2.3.2. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, do sự gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến việc ô nhiễm môi trƣờng (15.4%). Do dân số tăng nhanh dẫn đến việc sản xuất phải liên tục để đáp ứng nhu cầu của con ngƣời, do đó cần phải khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của con ngƣời nhƣ nhà ở, sản xuất lƣơng thực, thực phẩm,Sự hình thành phát triển ở các đô thị và sự gia tăng dân số làm cho môi trƣờng ở đô thị bị suy thoái nên nhà ở, nƣớc, thức ăn,không cung cấp đủ cho con ngƣời làm dẫn đến tình trạng ô nhiêm môi trƣờng. Thứ hai, do tiến bộ khoa học kỹ thuật (8.6%). Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời thì việc sản xuất cần phải đƣợc hoạt động nhiều hơn vì vậy con ngƣời khi con ngƣời khai thác tài nguyên thì chỉ sử dụng một số công dụng của nó rồi bỏ, thải ra ngoài, chính vì vậy mà càng có nhiều chất độc hại thải ra ngoài hơn. Các loại khói bụi từ xe cộ, cơ sở sản xuất, nƣớc thải từ nhà máy, xí nghiệp chƣa qua xử lý và hệ thống cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trƣờng. Thứ ba, do thiên tai. Từ mƣa, tuyết tan, lũ, lụt, gió bão, cây cối, sinh vật chết đi rồi phân hủy, một phần ngấm vào đất, một phần ngấm vào nƣớc ngầm gây ô nhiễm. Lũ lụt làm nƣớc mất đi sự trong sạch, các chất dơ, rác thải bị mắc kẹt trong hệ thống cống rãnh theo dòng nƣớc ra ngoài làm ô nhiễm nguồn nƣớc 46 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Những kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn đã ý thức đƣợc vai trò của đạo đức môi trƣờng, có nhiều hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức môi trƣờng. Tuy nhiên vẫn còn không ít sinh viên do ý thức đạo đức môi trƣờng hạn chế nên đã có những hành vi gây hại cho môi trƣờng, tiêu biểu nhất là việc vứt, xả rác bừa bãi. Trên cơ sở chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế về ý thức bảo vệ môi trƣờng của sinh viên Đại học Sài Gòn, đề tài hƣớng đến đề xuất các phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đạo đức môi trƣờng cho sinh viên. 47 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO Ý THỨC ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Bƣớc sang thế kỉ XXI, những vấn đề về môi trƣờng hiện nay đang có xu hƣớng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, nó đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Trong những năm gần đây nƣớc ta có sự tăng trƣởng nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực nhƣ: kinh tế, chính trị, văn hóa, đời sống của ngƣời dân cũng dần đƣợc cải thiện nhƣng cũng từ đó phát sinh những hệ lụy nhƣ: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng, biến đổi khí hậu ,. .. Nhƣ đã phân tích ở chƣơng II thì một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đó chính là nhận thức sai lầm của con ngƣời trong việc đối xử với môi trƣờng tự nhiên, Cũng chính vì vậy mà việc nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ của con ngƣời nói chung, đối với sinh viên nói riêng trong việc ứng xử với môi trƣờng hiện nay để đất nƣớc có thể phát triển bền vững, lâu dài và hòa hợp với thiên nhiên đang là vấn đề vô cùng cấp bách đối với thế giới cũng nhƣ đối với Việt Nam hiện nay. Hơn thế nữa, thế hệ sinh viên – là thế hệ đƣợc trang bị những tri thức mới nhất, có trình độ học vấn cao và có khả năng tiếp thu cũng nhƣ sáng tạo cao, họ chính là nhân tố quan trọng góp phần quan trọng trong việc phát triển đất nƣớc, là chủ thể của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nƣớc ta hiện nay. Chính vì vậy, việc nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên là đặc biệt quan trọng. Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận về môi trƣờng và đạo đức môi trƣờng cùng với thực trạng ý thức đạo đức môi trƣờng của sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn nhóm nghiên cứu xin đƣa ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm giúp nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên hiện nay 3.1. Phƣơng hƣớng nhằm nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên trƣờng đại học Sài Gòn 48 3.1.1. Tiếp tục xây dựng và bổ sung, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về môi trường và bảo vệ môi trường Cả đạo đức và pháp luật đều là những hình thái ý thức xã hội, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì thế, để việc nâng cao ý thức thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên có hiệu cao ta phải không ngừng hoàn thiện và bổ sung các chính sách, pháp luật về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng sao cho cụ thể và chi tiết hơn, nâng cao mức phạt cũng nhƣ hình thức phạt nhằm mang tính răn đe các hành vi sai phạm. 3.1.2. Xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên, lồng ghép vào các môn học sao cho phù hợp Việc nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên có hiệu quả hay không tùy thuộc vào chƣơng trình giáo dục và nội dung giáo dục đạo đức môi trƣờng. Vì thế ta cần phải triển khai chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp giáo dục đạo đức môi trƣờng cho sinh viên sao cho phù hợp với mục tiêu giáo dục, có tính khoa học và tính toàn diện, phù hợp với trình độ của sinh viên, có tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện phát triển của nƣớc ta. Bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên có khả năng giảng dạy về đạo đức môi trƣờng trong các môn học khác nhau. Chúng ta cần bồi dƣỡng cho các giảng viên ở các môn học khác nhau có khả năng lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức môi trƣờng vào trong từng môn học thông qua việc bồi dƣỡng những phẩm chất về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, những kiến thức về đạo đức môi trƣờng và đặc biệt chú trọng bồi dƣỡng vốn kinh nghiệm thực tiễn nhằm giúp cho việc giáo dục sinh viên đạt hiệu quả cao. Thông qua đó sinh viên sẽ liên tục nhận đƣợc kiện thức về môi trƣờng và đạo đức môi trƣờng thông qua nhiều môn học đƣợc xây dựng một cách khoa học, từ đó góp phần nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên. 49 3.1.3. Đa dạng hóa các hình thức nâng cao ý thức đạo đức môi trường cho sinh viên Để việc nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên có chất lƣợng và hiệu quả cao thì việc giáo dục đạo đức môi trƣờng cho sinh viên không chỉ thông qua các môn học mà còn phải thông qua nhiều hình thức khác nhau nhƣ: giáo dục đạo đức môi trƣờng thông qua các buổi tham quan, sinh hoạt ngoại khóa,; nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học về chủ đề môi trƣờng; tham gia các hoạt động tuyên truyền về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng do Đoàn thanh niên – Hội sinh viên tổ chức, tuyên truyền nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội, đặc biệt là phải có sự kết hợp giáo dục về ý thức đạo đức môi trƣờng giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. 3.1.4. Phát huy khả năng chủ động, sáng tạo của sinh viên trong việc nâng cao ý thức đạo đức môi trường Phƣơng pháp giáo dục hiện đại tại nhà trƣờng hiện nay chính là lấy “học sinh làm trung tâm” – sinh viên phải “tự thân vận động”, tự học, tự nghiên cứu, còn giáo viên là ngƣời hƣớng dẫn cách học, hỗ trợ khi cần thiết và tổng kết kiến thức cho sinh viên. Chính vì thế ta phải tạo điều kiện để sinh viên có thể phát huy khả năng chủ động, tích cực, sáng tạo của mình trong việc học tập và nghiên cứu về ý thức đạo đức môi trƣờng. Thông qua đó giúp cho việc nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng sẽ đạt hiệu quả và chất lƣợng cao hơn. 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên trƣờng đại học Sài Gòn 3.2.1. Giải pháp đối với các cơ quan lãnh đạo và ban ngành các cấp 50 Bảng 14. Theo bạn, Nhà nƣớc ta hiện nay cần làm gì để nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên? Nhƣ những gì chúng ta đã thấy trong biểu đồ thì giải pháp đƣợc nhiều sinh viên lựa chọn nhất chính là Phải có các hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi gây hại đến môi trường chiếm 20.5% và ý kiến cho rằng Phải ban hành luật về bảo về môi trường cụ thể, chặt chẽ, sát với thực tiễn với 18.2%.  Đây cũng chính là ý đầu tiên đã đƣợc nêu ở phần phƣơng hƣớng, Nhà nƣớc phải không ngừng xây dựng, hoàn thiện và bổ sung các chính sách về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng sao cho ngày càng đơn giản hóa trong điều kiện cấu thành tội phạm, các điều luật phải cụ thể, chặt chẽ, nâng cao mức phạt thật nghiêm khắc, bởi vì đây chính là điều kiện quan trong để nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên, là cơ sở pháp lý để các cơ quan lãnh đạo và các ban ngành có thể xử phạt các hành vi sai phạm.  Sau khi ban hành các chính sách và pháp luật về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng thì ta cần phải đƣa những điều luật này đi vào đời sống của nhân dân, để ngƣời dân nƣớc ta nói chung cũng nhƣ sinh viên nói riêng đều phải hiểu rõ 13.10% 20.50% 18.60% 13.20% 16.30% 18.20% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% Tăng cƣờng hợp tác quốc tế Có các hình thức xử phạt nghiêm minh Giáo dục ý thức Tổ chức giao lƣu ở địa phƣơng Đƣa bài viết về môi trƣờng vào SGK Ban hành luật cụ thể, chặt chẽ 51 về luật, từ đó có nhận thức và hành vi ứng xử với môi trƣờng tự nhiên một các đúng đắn và tự giác. Xếp ở vị trí thứ hai với 18,6% lƣợt chọn chính là Giáo dục ý thức cho sinh viên thông qua các hình thức tuyên truyền, cổ động, thông qua báo chí, truyền hình, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các trang mạng xã hội,. Bởi vì đó là những nơi mà sinh viên thƣờng xuyên cập nhật tin tức cũng nhƣ gắn liền với sinh hoạt thƣờng ngày của sinh viên. Ý kiến tiếp theo chính là Nên đưa các bài viết chi tiết về môi trường và bảo vệ môi trường vào sách giáo khoa từ cấp 1 để hình thành ý thức bảo vệ môi trƣờng cho các em. Ý thức về đạo đức môi trƣờng không thể hình thành trong thời gian ngắn mà cần cả một quá trình, chính vì thế ta cần xây dựng một chƣơng trình giáo dục về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng xuyên suốt từ cấp nhỏ cho đến lớn để hình thành cho trẻ nhận thức và hành vi đúng đắn trong việc ứng xử với môi trƣờng. Từ đó phát triển thành thói quen, thành sự tự giác trong việc bảo vệ môi trƣờng. Nên đầu tƣ cơ sở vật chất cùng trang thiết bị dạy học hiện đại cho các cấp trƣờng học để việc giáo dục đạo đức môi trƣờng cho học sinh – sinh viên đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất. Hai ý kiến tiếp theo chính là Tổ chức các buổi giao lưu, hội họp để trao đổi với nhau về vấn đề môi trường ở địa phương, phường, xã chính là để đƣa những vấn để về môi trƣờng đến gần với cuộc sống của ngƣời dân hơn, để lắng nghe ý kiến của ngƣời dân , đồng thời thông qua đó tuyên truyền cho nhân dân biết về các chính sách và pháp luật về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta cùng với ý kiến Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường nhằm học hỏi thêm những kinh nghiệm cũng nhƣ công nghệ mới trong việc nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho ngƣời dân nƣớc ta, đặc biệt là thế hệ sinh viên hiện nay.  Xây dựng chƣơng trình giáo dục và nội dung giáo dục về đạo đức môi trƣờng xuyên suốt từ cấp nhỏ cho đến lớn cho trẻ, lồng ghép nội dung về môi trƣờng vào tất cả các môn học chứ không chỉ riêng môn Giáo dục ông dân. 52  Ngoài ra sinh viên còn đóng góp nhiều giải pháp cho các cơ quan lãnh đạo và ban ngành các cấp nhƣ nên đầu tƣ xây dựng các nhà máy xử lí rác thải hay lắp đặt các camera quan sát những hành vi sai phạm để có hình thức xử phạt hợp lí.  Cũng cần đầu từ thêm cơ sở vật chất nhƣ các nhà vệ sinh cộng cộng, đặt thêm nhiều thùng rác quanh các tuyến đƣờng để thuận tiện cho ngƣời dân trong việc vứt rác. 3.2.2. Giải pháp đối với bộ ba Gia đình – Nhà trường – Xã hội 3.2.2.1. Nhà trường Bảng 15. Xếp đầu tiên với 23,3% lƣợt chọn chính là Nhà trường nên đặt thêm thùng rác để sinh viên có thể bỏ rác khi cần. Trong khuôn viên trƣờng Đại học Sài Gòn hiện nay cũng đã có khá nhiều thùng rác nhƣng số lƣợng thùng rác lại chƣa đƣợc phân bố đều theo từng khu vực. Có khu vực thì đƣợc đặt nhiều thùng rác một lúc lại có khu vực không có nên gây bất tiện cho giảng viên và sinh viên khi muốn vứt rác. Xếp thứ hai chính là ý kiến Nhà trường nên phát động và tuyên truyền cho sinh viên cùng thực hiện bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ 22%. Đảng ủy và Ban giám hiệu 10.70% 23.30% 12.90% 22.00% 19.70% 11.40% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% Tăng cƣờng nhân viên vệ sinh Đặt nhiều thùng rác Tổ chức các buổi hội thảo Phát động và tuyên truyền Trồng cây xanh Cần có giám thị nhăc nhở 53 nhà trƣờng phải chỉ đạo cho Đoàn thanh niên – Hội sinh viên trƣờng thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng nhƣ: Chủ nhật xanh, Thứ 7 tình nguyện, Chiến dịch Mùa hè xanh, vận động sinh viên hƣởng ứng Giờ Trái đất,. Phát động các phong trào bảo vệ môi trƣờng học đƣờng, Vì thành phố xanh – sạch – đẹp, các buổi ra quân để dọn dẹp trƣờng học, đƣờng phố, 19,7% sinh viên cho rằng nhà trƣờng nên phát động các chƣơng trình khuyến khích sinh viên trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đồi trọc.Tổ chức các buổi tham quan ngoại khóa, các buổi sinh hoạt ngoài trời để giúp sinh viên đƣợc tiếp xúc với môi trƣờng thiên nhiên nhiều hơn, giúp sinh viên hình thành ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng tự nhiên xung quanh mình. Nhà trƣờng cũng cần tổ chức các buổi hội thảo về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng để có thể liên tục cập nhật cho sinh viên về những thông tin mới nhất về vấn đề môi trƣờng. Thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên thông qua các bảng tin xung quanh trƣờng, trên các trang mạng xã hội, những nơi mà sinh viên thƣờng xuyên lui tới. Ta cũng cần thành lập các câu lạc bộ về môi trƣờng để sinh viên có thể thƣờng xuyên trao đổi các vấn đề liên quan đến môi trƣờng cũng nhƣ tổ chức các cuộc thi nhƣ tái chế rác thải, các kiến thức về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng. Nhà trƣờng cũng nên có những quy định và hình thức xử phạt nếu có sinh viên hay giảng viên xả rác bừa bãi. Và cũng cần phần thƣởng dành cho sinh viên có những hoạt động tích cực bảo vệ môi trƣờng. Cần đƣa việc bảo vệ môi trƣờng vào việc đánh giá điểm rèn luyện cho sinh viên. Bồi dƣỡng kiến thức về môi trƣờng và đạo đức môi trƣờng cho các giảng viên để lồng nghép nội dung này vào trong các môn học, các buổi tham quan học tập, sinh hoạt ngoại khóa. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên trong việc nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng nhƣ: khuyến khích sinh viên làm đồ tài chế, tham gia nghiên cứu khoa học về vấn đề môi trƣờng, tham gia các cuộc thi về môi trƣờng, 54 3.2.2.2. Gia đình Phối hợp với nhà trƣờng trong việc giáo dục đạo đức môi trƣờng cho con em mình ngay từ khi còn nhỏ. Để việc giáo dục này đạt kết quả tốt, các bậc phụ huynh cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ, trọn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau nhằm giúp cho trẻ hoàn thiện về mặt tâm lý từ đó hình thành cho bản thân ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Cha mẹ nên giáo dục cho con em mình về ý thức bảo vệ môi trƣờng ngay từ khi còn bé để giúp trẻ có đƣợc những nhận thức và hành vi ứng xử với môi trƣờng tự nhiên một cách đúng đắn. Thông qua quá trình lâu dài sẽ tạo cho trẻ thói quen và ý thức tự giác bảo vệ môi trƣờng - đạo đức môi trƣờng đã đƣợc hình thành. Để có thể giúp bé có những hiểu biết về môi trƣờng cũng nhƣ ý thức bảo vệ môi trƣờng một cách đúng đắn không có gì hơn tấm gƣơng của cha mẹ. Cha mẹ phải làm gƣơng cho con, muốn con biết tự giác bảo vệ môi trƣờng thì trƣớc đó cha mẹ cũng phải biết giữ gìn môi trƣờng. Cho bé làm quen với những việc đơn giản trƣớc nhƣ tự giữ gìn vệ sinh các nhân, không vứt rác bừa bãi, Ngay từ khi con em mình con nhỏ, các bậc cha mẹ nên tạo điều kiện cho con mình tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các buổi tham quan để giúp trẻ có đƣợc tri thức từ thực tiễn đời sống cùng và phát triển các kĩ năng xã hội cần thiết. Các bậc phụ huynh phải thƣờng xuyên cập nhật các thông tin về môi trƣờng và phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng để cho con em mình đƣợc giáo dục về ý thức bảo vệ môi trƣờng một cách tốt nhất. 3.2.2.3. Xã hội Xã hội có trách nhiệm phải phối hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trƣờng trong việc giáo dục đạo đức môi trƣờng cho sinh viên. Tại chỉ thị số 36-CT/TW cũng đã đề ra giải pháp “Thƣờng xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống, và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trƣờng”, thông qua báo đài, các kênh truyền hình. 55 Hƣởng ứng theo các phong trào về môi trƣờng trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam để tổ chức nhiều các chiến dịch bảo vệ môi trƣờng trong các trƣờng đại học nhƣ: Ngày môi trƣờng thế giới, Ngày thế giới phòng chống hút thuốc lá, Chiến dịch giải cứu sừng tê giác Bên cạnh đó còn tổ chức các phong trào nhƣ: phong trào “Tết trồng cây” – đây là lời kêu gọi nổi tiếng có tính nhân văn sâu sắc và dễ tuyên truyền cho sinh viên. Dƣ luận xã hội phải kịch liệt lên án và bài trừ những hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng, hủy hoại môi trƣờng của các cá nhân và tổ chức. Tổ chức các cuộc vận động giữ gìn vệ sinh đƣờng phố, vệ sinh lớp học. Phối hợp với nhà trƣờng và gia đình để có sự giáo dục toàn diện cho sinh viên về vấn đề môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng một cách thƣờng xuyên để tạo cho sinh viên có đƣợc ý thức đạo đức môi trƣờng đúng đắn. 3.2.3. Giải pháp đối với cá nhân sinh viên Bảng 16. Theo nhƣ ta đã thấy trên biểu đồ thì có khoảng 25,8% sinh viên cho rằng bản thân mỗi sinh viên Phải có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định. Đây cũng là một trong những biểu hiện cơ bản nhất, dễ nhận thấy nhất trong việc bảo vệ môi trƣờng. Sinh viên phải tự có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi cộng cộng, không vứt rác bừa bãi. 25.80% 20.10% 19.50% 16.30% 18.40% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% Có ý thức Tham gia bảo vệ môi trƣờng Học tập, nâng cao ý thức môi trƣờng Sử dụng phƣơng tiện công cộng Tái sử dụng và tiết kiệm 56 20,1% sinh viên đƣợc khảo sát cho rằng sinh viên nên thƣờng xuyên Tham gia các hoạt động hoặc tổ chức về môi trường và bảo về môi trường. Nhà trƣờng và đặt biệt là Đoàn thanh niên – Hội sinh viên thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động để bảo vệ môi trƣờng nhƣ: Ngày chủ nhật xanh, Chiến dịch Mùa hè xanh, các hoạt động ra quân giữ gìn vệ sinh đƣờng phố, sinh viên cũng có thể tham gia hoạt động do các tổ chức bên ngoài tổ chức nhƣ Giờ Trái đất, Vì thành phố văn minh – hiện đại – nghĩa tình, thông qua những hoạt động này sẽ giúp sinh viên tích lũy thêm nhiều tri thức, phát triển kỹ năng sống và kỹ nằng xã hội, có tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống, đạt đƣợc nhận thức về bản thân, biết tôn trọng và giữ gìn môi trƣờng. Với ý kiến cho rằng Sinh viên nên dành thời gian học tập, Tìm hiểu kiến thức nhằm nâng cao ý thức đạo đức môi trường đã đạt tỉ lệ 19.5%. Tiếp theo đó có 18.4% ngƣời cho rằng nên Tái sử dụng và tiết kiệm những đồ dùng có thể sử dụng lại được để bảo vệ môi trường. 16,3% sinh viên còn lại cho rằng nên Đến trường bằng phương tiện công cộng như xe bus hoặc là đi xe đạp để giảm thiểu khói bụi. Theo dõi các diễn biến cũng nhƣ thực trạng về môi trƣờng hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng thông qua báo đài, các kênh truyền hình, các trang mạng xã hội, để biết đƣợc những vấn đề nguy cấp mà môi trƣờng đang đối mặt cùng với những nguy cơ mà con ngƣời phải đối mặt để từ đó rút ra đƣợc kinh nghiệm cho bản thân, hình thành ý thức bảo vệ môi trƣờng. Phát huy tính năng động, sáng tạo của ngƣời trẻ cùng với khả năng cập nhật kiến thức và thông tin nhanh nhạy để tham gia nghiên cứu các đề tài về môi trƣờng hay các tạo ra các sản phẩm giúp cải thiện môi trƣờng. Cũng có những ý kiến đóng góp thêm nhƣ sinh viên nên tuyên truyền, vận động gia đình, mọi ngƣời nơi mình ở giữ gìn vệ sinh, khuyến khích ngƣời dân phân loại rác. 57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Dựa vào những nguyên nhân và thực trạng về ý thức đạo đức môi trƣờng mà nhóm nghiên cứu khảo sát đƣợc, nhón thực hiện đề tài đề xuất các phƣơng hƣớng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn. Để nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên cần có sự chung tay của cả gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Nhà nƣớc cần có sự đầu tƣ thích đáng hơn và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đề ra và đổi mới thƣờng xuyên phƣơng hƣớng và các giải pháp cụ thể, đúng đắn, nhằm nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho ngƣời dân nói chung và sinh viên trƣờng đại học Sài Gòn nói riêng, từ đó giúp cho sinh viên có đƣợc nhận thức và có những hành vi ứng xử với môi trƣờng thiên nhiên một cách đúng đắn, có trách nhiệm với môi trƣờng, biết sống vì môi trƣờng. 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nƣớc ta hiện nay, sinh viên chính là một lực lƣợng xã hội to lớn – là những ngƣời đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tƣơng lai của đất nƣớc. Sau khi tốt nghiệp ra trƣờng, họ sẽ đảm đƣơng nhiều công việc, vị trí quan trọng ở nƣớc ta nhƣ: giáo viên, giảng viên, cán bộ lãnh đạo, làm việc trong các tổ chức khác nhau nhƣng suy cho cùng đều có liên quan đến môi trƣờng tự nhiên. Chính vì vậy việc nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên có tầm quan trọng đặc biệt. Từ khảo sát thực tế với những vấn đề đặt ra, nhóm nghiên cứu đã khảo sát thực trạng của môi trƣờng hiện nay và nhận định đƣợc một số nguyên nhân tác động đến nhận thức, làm ảnh hƣởng đến hành vi của sinh viên trƣờng đại học Sài Gòn trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng hiện nay, từ đó bài nghiên cứu cũng đặt ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm giúp sinh viên có thể nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho mình. Kiến nghị Muốn nâng cao ý thức đạo đức môi trƣờng cho sinh viên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan lãnh đạo với nhà trƣờng, gia đình và xã hội.  Đƣa vấn đề đạo đức môi trƣờng vào các văn bản pháp lý, các quy định về bảo vệ môi trƣờng của các cấp quản lý từ trung ƣơng đến địa phƣơng.  Tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục về ý thức bảo vệ môi trƣờng một cách thƣờng xuyên và liên tục để hình thành và thay đổi nhân thức, thái độ của sinh viên về môi trƣờng, đạo đức môi trƣờng.  Phải tăng hình thức xử phạt các hành vi vi phạm đạo đức môi trƣờng nói riêng và bảo vệ môi trƣờng nói chung.  Cần đƣa đạo đức môi trƣờng vào nội dung giáo dục, chƣơng trình giáo dục từ tiểu học cho đến đại học.  Phải nâng cao vai trò của dƣ luận xã hội đối với việc giáo dục đạo đức môi trƣờng ở nƣớc ta hiện nay. 59 BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN SINH VIÊN Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Nâng cao ý thức đạo đức môi trường cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn” rất mong các bạn dành thời gian để trả lời một số câu hỏi. Phản hồi của các bạn sẽ giúp rất nhiều cho nghiên cứu của chúng tôi. I. Thông tin cá nhân Câu 1: Bạn đang là sinh viên năm mấy? □ Năm 1 □ Năm 2 □ Năm 3 □ Năm 4 Câu 2: Bạn là sinh viên hệ: Câu 3: Giới tính: ữ II. Nội dung khảo sát Câu 1: Theo bạn, đạo đức môi trƣờng là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_truong_9945_2158834.pdf
Tài liệu liên quan