Giáo trình mô đun: Mộc cơ bản

Tài liệu Giáo trình mô đun: Mộc cơ bản: UBND TỈNH ĐẮKLẮK TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TNDT TÂY NGUYÊN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: MỘC CƠ BẢN MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ MỘC (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Đaklak - Năm 2010 ÑAÍK LAÍK - 2010 Các hoạt động chính trong mô đun Học trên lớp: Giới thiệu các kiến thức cơ bản về: - Tổ chức sản xuất và bố trí mặt bằng nơi làm việc. - Một số vấn đề cần quan tâm khi gia công hàng mộc Quy trình mộc dân dụng. - Tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động. - Thực hành tại xưởng: Sử dụng các kiến thức đa học, các kỹ năng và thái độ đã được rèn luyện, kết hợp các dụng cụ thiết để gia công các loại sản phẩm: - Gia công được các loại mộng thông dụng trong sản phẩm mộc - Gia công được các loại chi tiết mặt cong - Gia công bàn, ghế thông dụng từ gỗ tự nhiên. - Gia công bàn, ghế từ gỗ tự nhiên, kết hợp gỗ nhân tạo. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun Về kiến thức: Biết tổ chức, bố trí được mặt bằng phục vụ sản xuất hợp lý, khoa học và các vấn đề cần quan tâm khi gia công hàng mộc. Biết...

doc197 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình mô đun: Mộc cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH ĐẮKLẮK TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TNDT TÂY NGUYÊN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: MỘC CƠ BẢN MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ MỘC (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Đaklak - Năm 2010 ÑAÍK LAÍK - 2010 Các hoạt động chính trong mô đun Học trên lớp: Giới thiệu các kiến thức cơ bản về: - Tổ chức sản xuất và bố trí mặt bằng nơi làm việc. - Một số vấn đề cần quan tâm khi gia công hàng mộc Quy trình mộc dân dụng. - Tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động. - Thực hành tại xưởng: Sử dụng các kiến thức đa học, các kỹ năng và thái độ đã được rèn luyện, kết hợp các dụng cụ thiết để gia công các loại sản phẩm: - Gia công được các loại mộng thông dụng trong sản phẩm mộc - Gia công được các loại chi tiết mặt cong - Gia công bàn, ghế thông dụng từ gỗ tự nhiên. - Gia công bàn, ghế từ gỗ tự nhiên, kết hợp gỗ nhân tạo. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun Về kiến thức: Biết tổ chức, bố trí được mặt bằng phục vụ sản xuất hợp lý, khoa học và các vấn đề cần quan tâm khi gia công hàng mộc. Biết đọc và phân tích được các bản vẽ thông thường về các sản phẩm mộc dân dụng. Xác định Quy trình công nghệ trong thực tập sản xuất cho từng loạI sản phẩm mộc dân dụng. Nắm vững Quy trình, Quy phạm trong việc sử dụng các thiết bị chuyên dùng để thực tập sản xuất. Xác định được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu và các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, biện pháp phòng cháy, nổ. Về kỹ năng: Tổ chức và bố trí được mặt bằng phục vụ sản xuất hợp lý. Đọc được bản vẽ các loại sản phẩm mộc thông dụng.. Biết kết hợp các loại dụng cụ, thiết bị để gia công các loạI sản phẩm đồ mộc, đảm bảo tiến độ thời gian và các yêu cầu về kỹ thuật. áp dụng tốt các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng cháy, nổ. Về thái độ: Chủ động tìm hiểu, học hỏi và có sự tiếp thu một cách nghiêm túc trong quá trình học tập. Tự rèn luyện cho mình đức tính cẩn thận, chính xác trong tính toán, quyết đoán trong các công việc; vui vẻ hoà nhã trong giao tiếp; có tính cộng đông và tác phong công nghiệp. Tuân thủ tổ chức và kỷ luật một cách có ý thức trong các buổi học tập để có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và nguyên vật liệu. Bài 1: Dụng cụ đo vạch đấu Giới thiệu: Khi tạo phôi các chi tiết, để đảm bảo độ chính xác cần thiết thì việc sử dụng các dụng cụ đo, vạch hợp lý và đúng cách là một việc rất quan trọng. Nó không những đảm bảo độ chính xác của kích thước, hình dạng phôi mà còn đảm bảo độ chính xác về kích thước, vị trí các lỗ mộng, lá mộng và các chi tiết ghép khác. Bài học “Các dụng cụ đo, vạch và mẫu vạch” được biên soạn nhằm giúp các học viên nhận biết được các loại dụng cụ đo, vạch và cách sử dụng các dụng cụ đo vạch trong việc lấy dấu và vạch mực các chi tiết. Bài học cũng giúp học viên biết được các loại mẫu vạch, cách chế tạo và sử dụng mẫu vạch. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng: - Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo vạch như : thước mét, thước vuông, ê ke , com pa, cữ đo... - Chọn vật liệu làm mẫu vạch hợp lý. - Cắt, tạo mẫu vạch chính xác. - Sử dụng mẫu vạch thành thạo. Đề cương nội dung: 1. Các dụng cụ đo, vạch. 2. Mẫu vạch. Các hoạt động trên lớp. (a) (b) (c) Hình 4.1: Các loại thước mét. a. Thước lá; b. Thước gấp; c. Thước cuộn. I. Các dụng cụ đo, vạch. 1. Thước mét. Thước mét được dùng chủ yếu để đo chiều dài, chiều rộng của gỗ. Thước mét được chế tạo từ nhôm hoặc hợp kim, thước có các loại chiều dài như: 0,5m, 1m, 2m, 3m, 5m có các cạnh thẳng đều được thiết kế cuộn tròn hay gập khúc tiện lợi cho quá trình sử dụng, trên mặt thước được chia thành các đoạn thẳng đều nhau có chiều dài 1mm. Trong nghề mộc thường dùng các loại: thước là (dài 0,5m hoặc 1m), thước gấp (có 5 đoạn hoặc 10 đoạn, dài 1m) và thước cuộn (dài 2m, 3m, 5m). 2. Thước vuông. 1 2 Thước vuông là một loại thước dùng để kiểm tra độ vuông góc của sản phẩm, chúng được làm bằng gỗ + kim loại hoặc bằng kim loại, nhựa... có cấu tạo như hình vẽ. Hình 4.2: Thước vuông. 1. Súc thước: 2. Lá thước. Súc thước dùng làm thành tựa thước vào gỗ, có chiều dày 2 – 3.5 cm nếu là súc gỗ hoặc 2 – 4 mm nếu là kim loại, chiều dài từ 20 – 25 cm. Lá thước được chế tạo thẳng phẳng vuông góc với súc thước, thông thường lá thước được làm từ kim loại có chiều dài từ 25 - 35 cm. Vạch mực 1 Hình 4.3: Kiểm tra thước vuông Công dụng chính của thước vuông là kiểm tra độ vuông góc vì thế thao tác sử dụng thước vuông như sau: Trên tấm gỗ thẳng phẳng ta áp súc thước vào cạnh ván dùng bút chì vạch một đường theo mép ngoài của lá thước, tiếp đó ta lật thước lại đẩy thước dần về phía vạch mực 1, khi sát vạch 1 ta vạch tiếp vạch 2. Lấy thước ra và quan sát nếu vạch 1 và vạch 2 song song hoặc trùng khít nhau là thước đạt yêu cầu. Khi kiểm tra độ vuông góc của chi tiết sản phẩm ta cũng tiến hành như trên sau đó mới kiểm tra. 3. Compa. Compa là dụng cụ để vẽ đường tròn, đo đường kính trong hoặc ngoài của sang chi tiết có hình dáng tròn, chiều dày của chi tiết sản phẩm có hình dáng bất kì. Thông thường được chế tạo bằng kim loại, có 2 càng hình dáng kích thước như nhau, được liên kết với nhau bằng một ốc vít hoặc đinh tán, được mô tả theo hình vẽ sau: Để đo chiều dày hoặc đường kính ngoài dùng Compa ngoài. Để đo đường kính lỗ ta dùng Compa trong. Để vẽ đường tròn bất kì dùng Compa vanh. Để vẽ nhiều đường tròn đồng tâm dùng Compa cữ. Đo xong có thể dùng thước mét để kiểm tra các chỉ số. (a) (b) (c) Hình 4.4: Các loại com pa. a.Com pa vanh; b.Com pa cữ; c.Com pa đo trong 4. Eke. Lá thước Súc thước 450 Hình 4.5: Êke hình tam giác vuông cân Eke trong nghề mộc là một loại dụng cụ để lấy góc gia công cho chi tiết sản phẩm, có dạng hình tam giác vuông cân (1 góc 900, 2 góc còn lại mỗi góc 450) hoặc dạng tam giác vuông (1 góc 900, 2 góc còn lại 300 và 600). Eke được chế tạo bằng kim loại hoặc gỗ (thông thường lá thước được làm bằng nhôm, súc thước làm bằng gỗ). Tùy theo yêu cầu lấy góc mà lựa chọn loại eke cho phù hợp, đầu tiên ta áp súc thước vào cạnh ván sau đó vạch một đường mực theo cạnh huyền của thước ta được góc cần cắt. 5. Cữ. Khi muốn vạch các đường song song với cạnh ván ta dùng cữ, cữ được làm bằng gỗ bao gồm các chi tiết sau: bàn cữ, suốt cữ, nêm. Hình 4.6: Cữ vạch Bàn cữ Suốt cữ Nêm Đinh vạch dấu Bàn cữ được đặt làm trung tâm, ở giữa có lỗ để suốt cữ đi qua,suốt cữ được làm bằng cữ có tiết diện ngang hình vuông. Suốt luôn sông song với mặt bàn. Suốt cữ được giữ chặt với bàn thông qua nêm, lỗ nêm được đục trên bàn cữ và phải vuông góc với lỗ cho suốt cữ đi qua và sát một mặt với suốt cữ. Khi muốn lấy mực của lỗ mộng 10mm cách mép chuẩn 10mm ta làm như sau: Dùng đinh thứ nhất đóng cách mép trong bàn cữ là 10, sau đó đóng đinh thứ 2 cách đinh thứ nhất là 10 sau đó ép bàn cữ sát mép chuẩn đẩy 1 đường ta được vị trí mộng. II. Mẫu vạch. 1. Khái niệm. Mẫu vạch là hình dáng mặt cắt của chi tiết sản phẩm, mẫu vạch được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau: ván dán 3mm, gỗ mỏng 3 – 5mm, mê ca tuỳ theo tình hình sản xuất cụ thể. 30 Hình 4.7: Một số mẫu vạch thường dùng a.Mẫu vạch chân sau ghế ba nan cong. b. Mẫu vạch nan cong ghế ba nan cong. c. Mẫu vạch tay ghế xa lông nan. (a) (b) (c) Trong thực tế sản xuất để tiết kiệm, kinh tế người ta thường dùng ván dán 3mm. Trường hợp đặc biệt do chi tiết cong đa chiều và kích thước lớn, số lượng chi tiết nhiều, người ta có thể dùng mê ca để tránh cong vênh làm mất độ chính xác gia công. 2. Tạo mẫu vạch. Để tạo được mẫu vẽ ta thao tác như sau: - Đọc kỹ bản vẽ hoặc quan sát mẫu, đặt chi tiết lên vật liệu làm mẫu vẽ sau đó dùng bút chì vạch hình dáng chi tiết. - Kích thước mẫu vẽ được tính toán như sau: A x B = ( a + độ dư gia công ) x ( b + độ dư gia công ) Trong đó: A: chiều rộng của mẫu vạch B: chiều dài của mẫu vạch a: chiều rộng của chi tiết b: chiều dài của chi tiết. Tiếp tục dùng cưa lọng hoặc cưa vanh để cắt mẫu theo mực vạch, làm nhẵn mặt cắt để đường vạch mẫu không gồ ghề. Lưu ý: chọn vật liệu làm mẫu vạch, tạo mẫu vạch chính xác tính toán lượng dư gia công trên mẫu vạch quyết định tỷ lệ lợi dụng và chất lượng gia công 3. Thao tác, sử dụng mẫu vạch. Đặt mẫu vạch lên tấm ván sao cho đan sen nhiều mẫu vạch khác nhau để nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ. Dùng bút chì vạch lên tấm ván theo hình dáng mẫu vạch. Hình 4.8: Sử dụng mẫu vạch. Câu hỏi ôn tập. Câu hỏi 1: Hãy liệt kê các loại dụng cụ đo vạch thường dùng trong nghề mộc dân dụng? Câu hỏi 2: Hãy trình bày cách chọn vật liệu làm mẫu vạch, tạo một mẫu vạch hoàn chỉnh, cách sử dụng mẫu vạch? Thực hành tại xưởng. Bài thực hành Tên bài : Các dụng cụ đo, vạch và Mẫu vạch. Yêu cầu : Đây là bài thực hành đầu tiên học viên làm quen với các loại dụng cụ đo vạch dấu trong nghề mộc. Nội dung thực hành tuy không khó và không nguy hiểm nhưng nó đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận và chính xác, vì vậy yêu cầu các học viên phải tập trung, nghiêm túc để thực hiện tốt các công việc được phân công. Địa điểm: Tại xưởng thực hành Biện pháp an toàn: Trong việc sử dụng các dụng cụ đo, vạch và mẫu vạch tuy không nguy hiểm đến người và máy móc, nhưng để tạo thói quen trong quá trình thực hành cũng như sản xuất sau này, các học viên phải: - Thường xuyên mang bảo hộ lao động cá nhân. - Kiểm tra kỹ và thực hiện căn chỉnh thường xuyên các dụng cụ đo, vạch. - Thu xếp chỗ làm việc gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Nguồn lực liên quan: + Có đầy đủ bản vẽ thiết kế chi tiết hoặc vật mẫu. + Có đủ các dụng cụ đo, vạch và mẫu vạch: - Dụng cụ đo: thước cuộn, thước là. - Dụng cụ vạch: bút chì (hoặc bút bi hoặc mũi vạch), cữ vạch. - Các loại mẫu vạch: mẫu vạch chân sau ghế tựa 3 nan cong, mẫu vạch nan cong của ghế 3 nan cong + Có đủ các loại gỗ ván, gỗ thanh để vạch mực được phôi các chi tiết khung của các sản phẩm mộc : bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ. Chuẩn bị cho công việc: Chuẩn bị chỗ làm việc. Xem lại bản vẽ các chi tiết của bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ. Xắp xếp các nguyên vật liệu theo từng vị trí làm việc. Học viên tự chuẩn bị dụng cụ (kiểm tra số lượng và độ chính xác của các dụng cụ đo, vạch và mẫu vạch) và thu xếp chỗ làm việc. Chia nhóm và phân công các công việc cho từng nhóm, từng người trong nhóm. Nội dung thực tập. Đo và vạch mực các chi tiết khung của các sản phẩm mộc: bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ. Bài 2 Cưa dọc. Giới thiệu: Rọc gỗ là một công việc tương đối khó, đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều sức lực và dễ gây tai nạn lao động. Để rọc gỗ được tốt, ngoài việc phải thực hiện đúng tư thế và thao tác, người thợ còn phải biết mở, rửa và căn chỉnh cưa để khi rọc lưỡi cưa ăn gỗ ngọt, chính xác và đỡ tốn sức cho người rọc gỗ. Bài học “Cưa dọc” được biên soạn nhằm giúp các học viên nhận biết được cấu tạo của cưa dọc, biết cách mở, rửa , căn chỉnh cưa dọc và đặc biệt, bài học giúp học viên rèn luyện kỹ năng rọc gỗ bằng cưa dọc. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng: 1. Mở, rửa cưa rọc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật 2. Căn chỉnh và sửa chữa cưa rọc đảm bảo cưa hoạt động tốt 3. Rọc gỗ đúng tư thế, đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn Đề cương nội dung: 1. Cấu tạo cưa rọc 2. Mở cưa rọc 3. Rửa cưa rọc 4. Căn chỉnh cưa rọc 5. Dọc gỗ bằng cưa rọc Bài thực hành ứng dụng. Rọc phôi các chi tiết của các sản phẩm mộc bằng cưa rọc : bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ. Các hoạt động trên lớp. I. Cấu tạo cưa rọc. Hình 5.1: Cấu tạo cưa dọc. 1.Chằng cưa; 2.Tay cưa; 3.Chống cưa; 4.Ráu cưa; 5.Lưỡi cưa. 25 80 1601 880 1 2 3 5 4 Cưa dọc có tác dụng dùng để pha ván xẻ thành những thanh gỗ nhỏ và để dọc những tấm ván xẻ. Cưa dọc gồm các bộ phận sau : 1. Chằng cưa. Được làm bằng gỗ dai dẻo có tỷ trọng trung bình. Thường chằng cưa là một thanh gỗ có chiều dày 25mm, có cấu tạo như hình 5.2. 25 12 10 40 30 Hình 5.2: Cấu tạo chằng cưa. 2. Tay cưa. Được làm bằng gỗ tốt (gỗ lim, gỗ giáng hương) và không có khuyết tật để khi néo cưa, tay cưa không bị gãy hoặc biến dạng quá nhiều. Hình 5.3: Cấu tạo tay cưa. 8 32 30 14 250 15 22 15 3. chống cưa. Chống cưa nên làm bằng gỗ nhẹ, thẳng thớ, nên chọn loại gỗ có sức chịu nén dọc thớ cao và không bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh làm cong vênh, nứt nẻ. Chống cưa thường có dạng búp đòng như hình vẽ. 20 25 820 Hình 5.4: Cấu tạo chống cưa 14 30 40 24 Hình 5.5: Cấu tạo ráu cưa 4. Ráu cưa. Được tiện bằng gỗ cứng và dai như lim, giáng hương..., yêu cầu gỗ làm ráu cưa không có mắt hoặc các khuyết tật khác. Ngoài ra người ta còn sử dụng ốc vít để làm ráu cưa. Đường kính của lỗ khoan lắp chốt cưa phải vừa bằng đường kính của chốt cưa, lỗ khoan cách đầu ráu cưa ít nhất là 30mm. Hình 5.6: Các thông số kỹ thuật của răng cưa. 4 6 600 300 5 : Lưỡi cưa. Được làm bằng thép cứng, thường có kích thước : dàI 700 – 800 mm, rộng 40 mm, dày 0,6 – 0,7 mm. Răng cưa có hình tam giác vuông và có các thông số kỹ thuật sau: - Góc trước g = 00 , góc sau a = 300, góc mài b = 600. - Bước răng cưa dọc thường có t = 6mm, cắt gỗ rắn thì bước răng lớn, cắt gỗ mềm thì bước răng nhỏ. - Chiều cao của răng cưa : h = 4 - 4,5mm. II. Mở cưa dọc. Hình 5.7: Cái mở cưa Muốn cưa được tốt người thợ phải chọn cưa tốt, lưỡi cưa thật chuẩn, răng cưa thích hợp và thao tác cưa tốt. Ngoài ra cần phải biết mở và rửa lưỡi cưa đúng kỹ thuật thì khi cưa mới đạt năng suất cao, đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Bất kỳ một lưỡi cưa tay nào cũng phải mở răng cưa mới cưa được vì khi lưỡi cưa chưa mở thì bề dày lưỡi cưa và mạch cưa bằng nhau. Cưa cắt vào vào gỗ không thoát mùn cưa ra ngoài được, cưa bí và nặng cưa. Cho nên trước khi cưa phải mở cưa, tức là mở nghiêng răng cưa sang hai bên để khi cưa, mạch cưa rộng hơn bề dày lưỡi cưa. Mở cưa : dùng dao mở, nếu không có dao mở cưa thì tự tạo ra cái mở cưa như sau : dùng cưa sắt cắt một đường vào cạnh úp bào, sau đó khoan một lỗ nhỏ dưới đáy vết cắt (để khi mở răng cưa không bị tròn mất mũi răng). Khi chế tạo cái mở cưa thì nên chế nhiều khe to, nhỏ, sâu, rộng khác nhau, để mở được nhiều loại cưa khác nhau. Một cái mở cưa tốt là chiều sâu khe phải bằng chiều cao h của răng cưa (chiều sâu tính từ tâm lỗ khoan), chiều rộng khe bằng chiều dày lưỡi cưa : chiều dày cái mở bằng 0,3 – 0,4 bước răng (bước răng là khoảng cách của đỉnh hai răng kế tiếp nhau). Khi mở cưa, để cưa quay đầu răng về phía mình, ngược với chiều răng khi cưa gỗ. Kẹp lá cưa vào bàn kẹp bằng gỗ. Nếu không có bàn kẹp, dùng một thanh gỗ cứng, cưa một rãnh theo chiều dọc thớ gỗ, rồi đặt lưỡi cưa vào rãnh cưa để mở cưa. lưỡi cưa phải để cao hơn bàn kẹp từ 8 – 10 mm, đưa cái mở vào từng răng cưa để mở cưa. Mở đúng kỹ thuật : Với gỗ mềm và ướt mở theo nguyên tắc 1 răng mở sang trái, răng gần kề mở sang bên phải, mở cưa như này được gọi là mở cưa hàng đôi. Chiều rộng ở đầu răng bằng 2 lần chiều dày lá cưa. Mở đều sang 2 bên. Với gỗ cứng và khô nên mở theo nguyên tắc: 1 răng mở sang trái, 1 răng giữ nguyên 1 răng mở sang phải, mở cưa như này được gọi là mở cưa hàng ba. Chiều rộng ở đầu răng bằng 1,5 lần chiều dày lá cưa. Mở đều sang 2 bên. Mũi răng cưa được mở về phía nào phải nằm trên một đường thẳng ở phía đó. Nếu mở mũi răng không đều nhau, mạch cưa sẽ ăn xiên về phía nào răng cưa có độ xiên nhiều hơn. Mở mũi răng cưa rộng quá mạch cưa sẽ ăn liếm, mở hẹp quá cưa sẽ rít, năng suất kém. Muốn mở lưỡi cưa cho phù hợp phải căn cứ vào đối tượng gỗ gia công. Chiều rộng lưỡi cưa khi mở từ 1,5 – 2 lần chiều dày lưỡi cưa. III. Rửa cưa dọc. 1. Làm bằng răng cưa. Sau nhiều lần sử dụng, đầu răng cưa sẽ dài ngắn khác nhau, răng cưa như vậy khi sử dụng dễ bị nhảy, lệch đường cưa, gỗ cưa ra dễ bị xù lông, nứt xước. Lúc đó cần tiến hành làm bằng răng cưa. Khi làm bằng răng cưa có thể dùng đá mài dầu hoặc dũa dẹt đặt trên đầu răng cưa kéo đi kéo lại vài lần để làm bằng giữa răng cao răng thấp. Khi kiểm tra độ cao thấp răng cưa có thống nhất hay không có thể đặt phần răng cưa dưới ánh sáng. Phần răng bị mài sẽ phản chiếu ánh sáng lóng lánh. Khi điểm phản chiếu ánh sáng của răng tháp vừa xuất hiện, việc mài bằng kết thúc, có thể tiến hành dũa răng. Nói chung không phải mỗi lần trước khi dũa răng đều phải tiến hành làm bằng răng. Chỉ khi răng cưa xuất hiện cao thấp không đều mới tiến hành làm bằng. 2. Rửa cưa. Dùng rũa rửa cưa là rũa 3 cạnh, phải sắc , đều răng, bề rộng mỗi cạnh rũa từ 8 đến 10 mm. Chọn loại rũa có kích thước phù hợp với kích thước của hầu răng và bước răng cưa. Rũa được tra cán chắc chắn Hình 5.9: Thao tác rửa cưa Hình 5.8: Bàn kẹp lưỡi cưa Cưa được rửa phải chắc chắn, lưỡi cưa căng đúng tiêu chuẩn, đặt lưỡi cưa vào bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lưỡi cưa chắc chắn, miệng kẹp có chiều rộng và chiều sâu phù hợp với kích thước lưỡi cưa. (nếu không có bàn kẹp, dùng một thanh gỗ cứng, cưa một rãnh theo chiều dọc thớ gỗ, rồi đặt lưỡi cưa vào rãnh cưa để rũa cưa. Lưỡi cưa phải để cao hơn bàn kẹp từ 8 – 10 mm). 900 Rũa cưa Tuần tự rũa Hình 5.10: Cách đặt rũa và tuần tự rửa cưa. Cầm dũa thật ngang, trục giữa vuông góc với mặt lưỡi cưa. Tay phải cầm cán dũa, tay trái cầm vào mũi dũa. Lần lượt rũa từ răng đầu đến răng cuối của lưỡi cưa, mỗi lần dũa 2 đến 3 nhát cho đều tay. Không được dũa răng cao, răng thấp, răng to, răng nhỏ. Vết dũa vuông góc với mặt phẳng lá cưa, bờ cạnh dũa ăn vào kẽ răng cưa. Nếu trường hợp lưỡi cưa có răng cao, răng thấp nhiều, phải dùng dũa cà trên đầu răng cho thẳng, rồi mới bắt đầu rửa cưa. Nếu có răng to, răng nhỏ, thì cho dũa ăn về phía răng to và nới bên răng nhỏ ra cho đều dần. Rũa một lần chưa sắc thì dũa thêm lần thứ hai. Rũa xong kiểm tra lại, nếu răng sắc đều và tất cả các đỉnh răng ở mỗi phía đều nằm trên một đường thẳng ở phía đó. IV. Căng chỉnh cưa rọc. 1. Căng cưa. Muốn căng cưa được tốt ta phải có kích thước chiều dài của chằng cưa và chống cưa thích hợp. Chằng cưa có kích thước chiều rộng và chiều dày như đã nêu ở phần cấu tạo. Còn kích thước chiều dài giữa hai mặt ngoài lỗ mộng để lắp tay cưa phải nhỏ hơn khoảng cách theo chiều dài giữa mặt ngoài của 2 lỗ khoan lắp chốt của lá cưa và khoảng cách từ lỗ khoan ở thân ráu cưa đến đế ráu cưa của 2 ráu cưa là 10-15mm. Chống cưa có chiều dài lớn hơn khoảng cách (theo chiều dài) giữa hai mặt ngoài lỗ mộng để lắp tay cưa là 7- 8mm. Khi căng cưa, cần lắp tất cả các chi tiết của cưa theo hình vẽ cấu tạo đúng vị trí, đúng kích thước. Chú ý ở phần lá cưa chỉ lắp chốt một đầu còn một đầu để tự do, sau khi vam ta mới lắp nốt chốt đầu còn lại (chỉ lúc này mới khoan lỗ chốt trên ráu cưa đầu còn lại). Chú ý: Khi tăng lực ép cần tăng từ từ để tránh làm vỡ chằng cưa hay làm gãy tay cưa. Ngoài ra khi căng cưa cần điều chỉnh ráu cưa. Khi tháo vam, phải tháo từ từ, tránh tháo nhanh gây lực kéo động làm đứt chốt cưa hoặc làm vỡ ráu cưa. Trong quá trình sử dụng, lưỡi cưa sẽ bị chùng, không đủ độ căng thiết khi đó ta có thể điều chỉnh lại như sau: - Thay đổi lại kích thước, vị trí của một vài chi tiết của cưa (thay một vài chi tiết bị hỏng hoặc kém chất lượng) như: thay chằng cưa trong đó có rút ngắn khoảng cách giữa 2 lỗ mộng ở 2 đầu chằng cưa; thay thanh chống khác có chiều dài lớn hơn, thay ráu cưa mới... - Thêm đệm mặt ngoài 2 lỗ mộng đầu chằng cưa hoặc đệm đế ráu cưa. 2. Điều chỉnh góc nghiêng của lưỡi cưa so với mặt phẳng khung cưa. Vặn lưỡi cưa nghiêng so với mặt phẳng khung cưa từ 100o – 120o (lưỡi cưa không được vênh). Tay phải cầm vào chỗ bám cưa, trùm cả lên đầu tay cưa. Bảng 5.1 : Các bước tháo, ráp, kiểm tra và căn chỉnh cưa dọc. 1.Tháo cưa dọc - Dụng cụ tháo cưa dọc phải đủ và hoạt động tốt (gồm vam, kìm, búa) - Tháo đúng trình tự, đúng kỹ thuật (tháo lá cưa - thanh chống cưa - chằng cưa - ráu cưa) - Kiểm tra, phát hiện hư hỏng từng chi tiết của cưa 2. Lắp cưa dọc - Dụng cụ lắp cưa dọc phải đủ và hoạt động tốt (gồm vam, kìm, búa) - Lắp đúng trình tự, đúng kỹ thuật (trình tự lắp ngược lại với tháo) 3. Kiểm tra cưa dọc - Kiểm tra được độ căng của lưỡi cưa - Kiểm tra được độ nghiêng của lưỡi cưa - Kiểm tra khung cưa có chắc chắn không - Kiểm tra được lưỡi cưa xem có cần phải mở hoặc rửa không 4. Chỉnh độ căng lá cưa - Lưỡi cưa đủ căng (chằng cưa, tay cưa, ráu cưa, chốt...dủ khả năng chịu lực.) - Tay cưa bị biến dạng ít 5. Chỉnh góc nghiêng lá cưa Đạt các tiêu chuẩn: - Lưỡi cưa không bị vặn (nằm trong 1 mặt phẳng) - Phù hợp với người cưa (thao tác cưa thoải mái) V. Rọc gỗ bằng cưa dọc. Trước khi rọc một chi tiết hay một tấm ván cần lấy dấu mực đường cưa, đặt ván lên cầu bào, dùng êtô hoặc cảo chữ C hoặc cảo mỏ quạ (cảo mỏ quạ là một thanh thép tròn, 12 cm, được uốn cong một đầu hình cái mỏ quạ, một đầu thẳng, nhọn để đóng vào lỗ có sẵn trên mặt bàn) giữ cố định tấm ván cho chắc chắn vào cầu bào để cưa. Hình 5.11: Thao tác rọc gỗ bằng cưa dọc Hai chân đứng cách nhau khoảng 25 – 30 cm theo chiều ngang, chân dạng ngang vai. Chân trái đứng trên, chân phải đứng dưới. Người hơi ngả về phía trước, đầu thẳng sao cho khi cưa đáu cưa luôn luôn thẳng dọc theo sống mũi. Hai tay nâng lên, hạ xuống cân đối, nhịp nhàng, kéo dài cho gần hết lưỡi cưa, khi hạ cưa xuống không lên cho cưa ăn quá mạnh, vì cho cưa ăn mạnh lưỡi cưa ăn vào gỗ không kịp, lưỡi cưa sẽ bị vặn, đường cưa sẽ xiêu xẹo . Mắt phải luôn luôn theo dõi đường cưa xem đường cưa có thẳng, bám mực và vuông góc không. Câu hỏi ôn tập Câu hỏi 1: Trình bày cấu tạo cưa dọc? Câu hỏi 2: Hãy trình bày cách mở, rửa cưa dọc theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật? Câu hỏi 3: Trình bày cách rọc gỗ bằng cưa dọc theo đúng yêu cầu kỹ thuật? Thực hành tại xưởng. Bài thực hành tên bài : Cưa dọc. Yêu cầu : Đây là bài thực hành học viên làm quen với việc rọc gỗ bằng cưa dọc, làm quen với cách mở, rửa cưa dọc. Nội dung thực hành đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận và chính xác . Trong quá trình rọc gỗ lại mất nhiều sức lực, dễ gây tai nạn lao động, vì vậy yêu cầu các học viên phải tập trung, nghiêm túc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đúng tư thế khi thực hiên các công việc được phân công. Địa điểm: Tại xưởng thực hành Biện pháp an toàn: Mở, rửa, căn chỉnh cưa và rọc gỗ là các công việc đòi hỏi sự chính xác, mất nhiều sức lực và cũng dễ bị mất an toàn, vì vậy các học viên phải: - Thường xuyên mang bảo hộ lao động cá nhân. - Kiểm tra kỹ các dụng cụ trước khi sử dụng: dũa cưa, cưa, cầu bào, vam kẹp...Nếu phát hiện thấy sử dụng chưa tốt hoặc không đảm bảo an toàn thì phải chỉnh sửa lại. - Thu xếp chỗ làm việc gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Nguồn lực liên quan: + Có đầy đủ bản vẽ thiết kế các chi tiết hoặc các chi tiết mẫu. + Có đủ các dụng cụ đo, vạch và mẫu vạch. + Có đủ cưa dọc và các dụng cụ mở, rửa cưa dọc. + Có đủ các cầu bào và vam kẹp. + Có đủ các loại gỗ ván, gỗ thanh để tạo phôi các chi tiết khung của các sản phẩm mộc : bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ. Chuẩn bị cho công việc: Chuẩn bị chỗ làm việc. Xem lại bản vẽ các chi tiết của bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ. Xắp xếp các nguyên vật liệu theo từng vị trí làm việc. Học viên tự chuẩn bị dụng cụ (kiểm tra số lượng và độ chính xác của các dụng cụ) và thu xếp chỗ làm việc. Chia nhóm và phân công các công việc cho từng nhóm, từng người trong nhóm. Nội dung thực tập. 1, Rửa cưa dọc. TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chuẩn bị cưa và dụng cụ rửa cưa Chuẩn bị: - Cưa dọc - Dũa cưa - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lá cưa - Dũa rửa cưa là rũa 3 cạnh, phải sắc , đều răng, bề rộng mỗi cạnh rũa từ 8 đến 10 mm - Dũa được tra cán chắc chắn Cưa được rửa phải chắc chắn, lưỡi cưa căng đúng tiêu chuẩn. - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lưỡi cưa chắc chắn, miệng kẹp có chiều rộng và chiều sâu phù hợp với kích thước lưỡi cưa. 2. Rũa cưa dọc Cầm dũa thật ngang, trục giữa vuông góc với mặt lưỡi cưa. Tay phải cầm cán dũa, tay trái cầm vào mũi dũa. Lần lượt rũa từ răng đầu đến răng cuối của lưỡi cưa, mỗi lần dũa 2 đến 3 nhát cho đều tay. - Vết rũa vuông góc với mặt phẳng lá cưa - Bờ cạnh dũa ăn vào kẽ răng cưa - Rũa lần lượt từ đầu đến đuôI lưỡi cưa - Cưa dọc - Dũa cưa - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lá cưa 3 Kiểm tra, chỉnh sửa Kiểm tra răng xem có hiện tượng: răng to, nhỏ, cao, thấp không đều; răng cùn, răng sắc. - Mũi răng cưa nhọn đều và sắc -Tất cả các đầu răng đều cùng nằm trên 1 mặt phẳng, không có răng to , răng nhỏ; răng cao, răng thấp. - Cưa dọc - Dũa cưa - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lá cưa 2, Mở cưa dọc. TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chuẩn bị cưa và dụng cụ mở cưa Chuẩn bị: - Cưa dọc - Cái mở cưa - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lá cưa - Dụng cụ mở cưa có chiều dày phù hợp với kích thước của răng cưa, bề rộng và bề sâu của miệng mở phù hợp với chiều dày lưỡi cưa và chiều cao răng cưa. - Cưa được mở phải chắc chắn, lưỡi cưa căng đúng tiêu chuẩn - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lá cưa chắc chắn, miệng kẹp có chiều rộng và chiều sâu phù hợp với kích thước lưỡi cưa 2 Mở cưa dọc Khi mở cưa, để cưa quay đầu răng về phía mình, ngược với chiều răng khi cưa gỗ. Kẹp lá cưa vào bàn kẹp bằng gỗ. Đưa cái mở vào từng răng cưa để mở cưa. - Mở đúng kỹ thuật (với gỗ mềm và ướt mở hàng 2. Chiều rộng ở đầu răng bằng 2 lần chiều dày lá cưa . Với gỗ cứng và vừa nên mở hàng 3. Chiều rộng ở đầu răng bằng 1,5 lần chiều dày lá cưa) - Mở đều sang 2 bên - Cưa dọc - Cái mở cưa - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lá cưa 3 Kiểm tra, chỉnh sửa Kiểm tra răng xem có hiện tượng: răng nghiêng không đều sang hai bên, độ mở của cưa có phù hợp không. - Răng nghiêng đều - Mũi răng thẳng hàng - Độ nghiêng 2 phía đều nhau - Độ mở của cưa phù hợp với từng loại gỗ - Cưa dọc - Cái mở cưa - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lá cưa 3, Căng, chỉnh cưa dọc. TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Tháo cưa dọc - Chuẩn bị dụng cụ: vam, kìm, búa. - Tháo theo trình tự: tháo lá cưa - thanh chống cưa - chằng cưa - ráu cưa. - Dụng cụ tháo cưa dọc phải đủ và hoạt động tốt - Tháo đúng trình tự, đúng kỹ thuật. - Cưa dọc - Vam ép - Kìm - Búa đinh 2 Lắp cưa dọc - Chuẩn bị dụng cụ: vam, kìm, búa. - Lắp theo trình tự ngược với tháo. - Ráp đúng trình tự, đúng kỹ thuật. - Cưa dọc - Vam ép - Kìm - Búa đinh 3 Kiểm tra cưa dọc - Kiểm tra được độ căng của lưỡi cưa. - Kiểm tra được độ nghiêng của lưỡi cưa. - Kiểm tra khung cưa có chắc chắn không. - Kiểm tra lưỡi cưa có cần phải mở hoắc rửa không. - Kiểm tra, phát hiện chính xác các hư hỏng. - Cưa dọc - Tấm gỗ để rọc thử 4 Chỉnh độ căng lá cưa - Lưỡi cưa đủ căng (chằng cưa, tay cưa, ráu cưa, chốt...dủ khả năng chịu lực). - Tay cưa bị biếi dạng ít. - Cưa dọc - Vam ép - Đệm ráu cưa 5 Chỉnh góc nghiêng lá cưa - Chỉnh góc giữa mặt phẳng lưỡi cưa và mặt phẳng khung cưa. - Ngắm dọc theo chiều của lưỡi cưa để kiểm tra xem lưỡi cưa có bị vặn không. - Phù hợp với người cưa (thao tác cưa thoải mái) - Lưỡi cưa không bị vặn (nằm trong 1 mặt phẳng) - Cưa dọc 4, Rọc gỗ bằng cưa dọc (rọc các chi tiết của bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ). TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu - Chuẩn bị các loại dụng cụ: cưa dọc, cầu bào, vam kẹp, bút chì, thước... - Chuẩn bị vật liệu gỗ. - Các dụng cụ đang ở tình trạng hoạt động tốt. - Vật liệu gỗ được chuẩn bị đủ và được xếp ở vị trí thuận lợi trước khi rọc. - Cưa dọc. - Cầu bào. -Vam kẹp. - Bút chì. - Thước. 2 Đặt và cố định tấm gỗ cần rọc lên bàn hoặc cầu bào. Dùng êtô hoặc cảo chữ C hoặc cảo mỏ quạ hoặc ngồi dẫm chân lên để cố định tấm gỗ. - Cầu bào hoặc bàn chắc chắn. -Tấm gỗ luôn ổn định trong quá trình rọc. - Khi rọc không bị vướng vào cầu bào hoặc bàn. - Đủ rộng để rọc - Cầu bào hoặc bàn. -Vam kẹp. 3 Rọc gỗ bằng cưa dọc. Đường cưa đúng mực vạch. Mạch cưa không bị xiên. - Thực hiện đúng thao tác, đúng tư thế. -Cưa dọc. -Bút chì. -Thước. Bài 3 Cưa cắt ngang Giới thiệu: Cắt ngang gỗ bằng các loại cưa cắt là một công việc tuy không khó nhưng đòi hỏi có sự chuẩn xác cao. Để cắt ngang gỗ được nhanh, chính xác và tốn ít sức lực, ngoài việc phải thực hiện đúng tư thế và thao tác, người thợ còn phải biết mở, rửa và căn chỉnh cưa để khi cắt lưỡi cưa ăn gỗ ngọt, chính xác và không bị rít. Bài học “Cưa cắt ngang” được biên soạn nhằm giúp các học viên nhận biết được cấu tạo của cưa cắt ngang, biết cách mở, rửa , căn chỉnh cưa cắt ngang và đặc biệt, bài học giúp học viên rèn luyện kỹ năng cắt ngang gỗ. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng: 1. Mở, rửa cưa cắt ngang đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. 2. Căn chỉnh và sửa chữa cưa cắt ngang đảm bảo cưa hoạt động tốt. 3. Cắt gỗ đúng tư thế, đúngkỹ thuật và đảm bảo an toàn. Đề cương nội dung: 1. Cấu tạo cưa cắt ngang. 2. Mở cưa cắt ngang. 3. Rửa cưa cắt ngang. 4. Căn chỉnh cưa cắt ngang. 5. Cắt ngang gỗ bằng cưa cắt ngang. Bài thực hành ứng dụng. Cắt đầu phôi các chi tiết của các sản phẩm mộc bằng cưa cắt ngang: bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ. Các hoạt động trên lớp. I. Cấu tạo cưa cắt ngang . Cưa cắt ngang gồm 6 bộ phận: giằng cưa (1), chống cưa (2), tay cưa (3), dáu cưa (4), lưỡi cưa (5) và chốt giữ lưỡi cưa tạo thành (cấu tạo gần giống cưa dọc nhưng có kích thước nhỏ hơn, chiều dài cưa từ 600 - 650mm). 3 1 2 4 5 Hình 6.1: Cấu tạo cưa cắt ngang. Trong đó căn cứ vào chiều dài lưỡi cưa, chia ra các loại: 450, 500, 550, 600, 650mm. Lưỡi cưa tốt là loại cứng mà không giòn, phẳng thẳng mà không dày, đưa cưa sắc ngọt, dùng bền. Khi chọn mua ở cửa hàng có thể một tay cầm một đầu lưỡi cưa, tay kia búng vào đầu khác của lưỡi cưa, nghe âm thanh trong sắc của nó, hoặc uốn cong hai đầu lưỡi cưa thành vòng tròn, sau đó thả ra xem có thẳng lại như cũ không. Chằng cưa có thể làm bằng gỗ mỏng dày 10 - 12mm. cũng có thể dùng dây thép đường kính 8mm, hai đầu có ren vặn ốc để có thể điều chỉnh được độ căng của lưỡi cưa. II. Mở cưa cắt ngang. Còn gọi là bẻ răng cưa. Lưỡi cưa sau khi dùng cái mở cưa, từ trái qua phải cưa tạo thành đường cắt hơi rộng hơn độ dày lưỡi cưa, để lưỡi cưa được dẫn hướng chính xác, thoát mùn cưa thông suốt, giảm lực cản trong quá trình cưa. Người ta thường mở cưa trong những trường hợp sau: - Lưỡi cưa mới mua phải qua mở cưa mới sử dụng được. - Lưỡi cưa dùng cùn, mạch cưa hẹp, phải mở cưa. - Các răng cưa mở không đều nhau. Khi bẻ răng cần chú ý: - Tất cả răng cưa đều phải bẻ thống nhất một góc nghiêng sang hai bên lưỡi cưa phải trái đối xứng nhau, ở giữa hơi rộng hơn ở hai đầu một chút, không có răng cá biệt quá nghiêng ra ngoài. - Khi bẻ răng phải dùng sức đều, không nên quá mạnh đề phòng gẫy răng cưa. - Khi cưa gỗ dẻo, gỗ ướt, đường cưa phải rộng, cưa gỗ cứng, gỗ khô, đường cưa phải hẹp. Sau khi bẻ răng, bề rộng mạch cưa gấp khoảng 1,5 chiều dày lưỡi cưa. III. Rửa cưa cắt ngang. Lưỡi cưa mới mua hoặc bị cùn đều phải qua sửa rửa thích hợp mới tiếp tục sử dụng được . Rửa lưỡi cưa bao gồm 2 nội dung: làm bằng các răng và dũa răng. 1. Làm bằng răng cưa. Sau nhiều lần sử dụng, đầu răng cưa sẽ dài ngắn khác nhau, răng cưa như vậy khi sử dụng dễ bị nhảy, lệch đường cưa, gỗ cưa ra dễ bị xù lông, nứt xước. Lúc đó cần tiến hành làm bằng răng cưa. Khi làm bằng răng cưa có thể dùng đá mài dầu hoặc dũa dẹt đặt trên đầu răng cưa kéo đi kéo lại vài lần để làm bằng giữa răng cao răng thấp. Khi kiểm tra độ cao thấp răng cưa có thống nhất hay không có thể đặt phần răng cưa dưới ánh sáng. Phần răng bị mài sẽ phản chiếu ánh sáng lóng lánh. Khi điểm phản chiếu ánh sáng của răng tháp vừa xuất hiện, việc mài bằng kết thúc, có thể tiến hành dũa răng. Nói chung không phải mỗi lần trước khi dũa răng đều phải tiến hành làm bằng răng. Chỉ khi răng cưa xuất hiện cao thấp không đều mới tiến hành làm bằng. 2. Dũa răng. Răng cưa sau khi bẻ, làm bằng hoặc bị cùn đều phải tiến hành rũa mới sử dụng được. Khi rũa có thể cưa một đường cưa trên tấm gỗ dày cố định, cho lưỡi cưa vào đó để tiến hành rũa. Cũng có thể dùng dụng cụ kẹp chuyên dùng để rũa cưa như hình vẽ. Nói chung có thể dùng đũa 3 cạnh dài 100 - 150mm để rũa răng cưa ngang. Hình răng dũa cần căn cứ vào hình thức cưa cắt và răng cưa to nhỏ để quyết định. Ví dụ khi rũa cho răng cưa cắt đứt ngang thì một mặt dũa 3 cạnh phải tạo thành góc 90 độ so với cạnh đáy lưỡi cưa. Khi dũa răng cưa xẻ dọc thì một góc dũa 3 cạnh phải tạo thành góc 80 độ với cạnh đáy lưỡi cưa. Khi dũa răng cưa nhỏ thì một mặt dũa 3 cạnh có thể tạo thành góc khoảng 100 độ so với cạnh đáy lưỡi cưa. Khi dũa răng cưa đứt ngang có lưỡi sắc (răng hạt mướp), có thể nghiêng lưỡi dũa về một bên. HÌNH 6.2: LƯỠI CƯA CẮT NGANG, RĂNG HẠT MƯỚP. Khi rửa cưa cắt ngang, không nên để me ở đầu răng cưa (hình 6.3), vì khi cưa sẽ bị sóc, không ngọt. Khi dũa, hai tay nắm dũa phải ổn định, dũa phải vuông góc với lưỡi cưa, lực phải đều, số lần rũ a mỗi rãnh phải giống nhau (trừ những răng cưa sau khi làm bằng). Khi thao tác dũa, không nên miết rũa khi kéo dũa về. Cần vừa rũa vừa khống chế độ lớn nhỏ của răng, lực rũa phải chắc. (B) (A) HÌNH 6.3: HÌNH DẠNG ĐẦU RĂNG CƯA. A.CÓ ME; B.KHÔNG CÓ ME. 3. Căn chỉnh cưa cắt ngang Căn chỉnh tương tự như cưa dọc. Ngoài các điều nói trên, trước khi dùng cưa ngang còn cần soi dưới ánh sáng để hiệu chỉnh lưỡi cưa, đồng thời tăng chặt dây cưa (đối với loại cưa có đai ốc để điều chỉnh độ căng của lưỡi cưa). Ngoài ra khi không dùng cưa cần nới lỏng dây cưa, lưỡi cưa, bôi dầu nhờn vào các bộ phận kim loại để chống rỉ sét nhằm sử dụng lần. 4. Cắt ngang gỗ bằng cưa cắt ngang. Thao tác cưa ngang có thể chia ra mấy tư thế: cưa dứt một tay, cưa xẻ một tay, cưa dứt hai tay, cưa xẻ hai tay, cưa hai người kéo. Thao tác cưa ngang cần nắm vững các yếu lĩnh sau đây: Lúc bắt đầu kéo cưa phải kéo ngắn, động tác ổn định, lực nhẹ, lưỡi cưa ăn vào đường cưa phải chính xác. Bắt đầu có thể dùng mu ngón tay cái và đầu móng ngón trỏ chặn lưỡi cưa, sau khi răng cưa đã ăn vào gỗ, rút tay ra, kéo đều cưa. Khi cưa phải kéo nhẹ, đẩy mạnh; kéo nhanh, đẩy chậm và đẩy kéo cưa đến tận đầu (di chuyển đầu cưa). Không nên cưa nhanh mạnh mau gây mệt mỏi. Khi phát hiện lưỡi cưa hơi lệch đường mực cần sửa lại cho thẳng. Có thể cưa vài nhát ở chỗ cũ làm rộng đường cưa hơn một chút rồi mới dần dần chuyển hướng, chứ không dược bẻ mạnh khung cưa. Khi gỗ cưa sắp đứt, tốc độ di chuyển cưa phải chậm lại, một tay đỡ vật liệu sắp bị cưa đứt, đồng thời kéo ngắn cưa, phòng ngừa gây thương tích và làm nứt trước vật liệu cưa. Người mới học không thể cưa ổn dịnh theo đường cưa phần lớn nguyên nhân là do không rửa cưa tốt, hơn nữa tư thế thao tác không đúng, cần kịp thời sửa chữa. Dưới đây là mấy thao tác cưa thường gặp: - Cưa tầy đầu các chi tiết hoặc cưa cắt ngang để tạo phôi các chi tiết. Thao tác cưa giống như phần thao tác chung như đã trình bày ở trên. - Cưa cắt ván mỏng và các chi tiết dài nhỏ: Đối với ván mỏng, ván ép (như gỗ dán 3 lớp) và các chi tiết dài nhỏ thường dùng làm đồ gia dụng, đề phòng ngừa nứt tước mặt đối diện khi cưa cắt, có thể dùng một miếng ván phế liệu lót vào dưới chi tiết để cùng cưa. Khi cắt cưa ván sợi , ván ép lớn, cưa phải để bằng, tăng chiều rộng mạch cưa, giảm xơ xước mặt ván. - Đóng cữ cưa cắt. Tấm gỗ chặn TẤM GỖ DỰA CÂY GỖ CẦN CẮT CẦU BÀO MẠCH CƯA HÌNH 6.4: CƯA THEO CỮ GIÁ. Khi tiến hành cưa hàng loạt số nhiều góc đối, cưa dài, cưa góc, có thể dùng phế liệu đóng thành giá cữ tạm thời. Khi thao tác chỉ cần đặt chi tiết vào rãnh đã đóng sẵn, một đầu chống vào miếng định vị. Sau đó cho lưỡi cưa vào đường cưa, cưa đến đáy là được. Cưa theo giá cữ không phải kẻ đường, độ chính xác, năng suất cao, sau khi cưa, mặt đối diện ít bị xơ xước Câu hỏi ôn tập Câu hỏi 1: Hãy trình bày cách mở, rửa cưa cắt ngang theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật? Câu hỏi 2: Trình bày cách cắt ngang gỗ bằng cưa cắt ngang theo đúng yêu cầu kỹ thuật? Thực hành tại xưởng. Bài thực hành tên bài : Cưa cắt ngang. Yêu cầu: Đây là bài thực hành học viên làm quen với việc cắt gỗ bằng cưa cắt ngang, làm quen với cách mở, rửa cưa cắt ngang. Nội dung thực hành đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận và chính xác. Trong quá trình cắt gỗ dễ gây sai hỏng, dễ gây tai nạn lao động, vì vậy yêu cầu các học viên phải tập trung, nghiêm túc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đúng tư thế khi thực hiên các công việc được phân công. Địa điểm: Tại xưởng thực hành Biện pháp an toàn: Mở, rửa, căn chỉnh cưa cắt ngang và cắt gỗ là các công việc đòi hỏi sự chính xác, và cũng dễ bị mất an toàn, vì vậy các học viên phải: - Thường xuyên mang bảo hộ lao động cá nhân. - Kiểm tra kỹ các dụng cụ trước khi sử dụng: dũa cưa, cưa, cầu bào, vam kẹp...Nếu phát hiện thấy sử dụng chưa tốt hoặc không đảm bảo an toàn thì phải chỉnh sửa lại. - Thu xếp chỗ làm việc gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Nguồn lực liên quan: + Có đầy đủ bản vẽ thiết kế các chi tiết hoặc các chi tiết mẫu. + Có đủ các dụng cụ đo, vạch và mẫu vạch. + Có đủ cưa cắt ngang và các dụng cụ mở, rửa cưa cắt ngang. + Có đủ các cầu bào và vam kẹp. + Có đủ các loại gỗ ván, gỗ thanh để tạo phôi các chi tiết khung của các sản phẩm mộc : bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ. Chuẩn bị cho công việc: Chuẩn bị chỗ làm việc. Xem lại bản vẽ các chi tiết của bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ. Xắp xếp các nguyên vật liệu theo từng vị trí làm việc. Học viên tự chuẩn bị dụng cụ (kiểm tra số lượng và độ chính xác của các dụng cụ) và thu xếp chỗ làm việc. Chia nhóm và phân công các công việc cho từng nhóm, từng người trong nhóm. Nội dung thực tập. 1, Rửa cưa cắt ngang. TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chuẩn bị cưa và dụng cụ rửa cưa Chuẩn bị: - Cưa cắt ngang - Dũa cưa - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lá cưa - Dũa rửa cưa là rũa 3 cạnh, phải sắc , đều răng, bề rộng mỗi cạnh rũa từ 6 đến 8 mm - Dũa được tra cán chắc chắn Cưa được rửa phải chắc chắn, lưỡi cưa căng đúng tiêu chuẩn. - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lưỡi cưa chắc chắn, miệng kẹp có chiều rộng và chiều sâu phù hợp với kích thước lưỡi cưa. 2 Rũa cưa dọc Cầm dũa thật ngang, trục giữa vuông góc với mặt lưỡi cưa. Lần lượt rũa từ răng đầu đến răng cuối của lưỡi cưa, mỗi lần dũa 2 đến 3 nhát cho đều tay. - Vết rũa vuông góc với mặt phẳng lá cưa - Bờ cạnh dũa ăn vào kẽ răng cưa - Rũa lần lượt từ đầu đến đuôI lưỡi cưa - Cưa cắt ngang - Dũa cưa - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lá cưa 3 Kiểm tra, chỉnh sửa Kiểm tra răng xem có hiện tượng: răng to, nhỏ, cao, thấp không đều; răng cùn, răng sắc. - Mũi răng cưa nhọn đều và sắc -Tất cả các đầu răng đều cùng nằm trên 1 mặt phẳng, không có răng to , răng nhỏ; răng cao, răng thấp. - Cưa cắt ngang - Dũa cưa - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lá cưa 2, Mở cưa cắt ngang. TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chuẩn bị cưa và dụng cụ mở cưa Chuẩn bị: - Cưa cắt ngang - Cái mở cưa - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lá cưa - Dụng cụ mở cưa có chiều dày phù hợp với kích thước của răng cưa, bề rộng và bề sâu của miệng mở phù hợp với chiều dày lưỡi cưa và chiều cao răng cưa. - Cưa được mở phải chắc chắn, lưỡi cưa căng đúng tiêu chuẩn - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lá cưa chắc chắn, miệng kẹp có chiều rộng và chiều sâu phù hợp với kích thước lưỡi cưa 2 Mở cưa cắt ngang Khi mở cưa, để cưa quay đầu răng về phía mình, ngược với chiều răng khi cưa gỗ. Kẹp lá cưa vào bàn kẹp bằng gỗ. Đưa cái mở vào từng răng cưa để mở cưa. - Mở đúng kỹ thuật (nên mở hàng 3, chiều rộng ở đầu răng bằng 1,5 đến 2 lần chiều dày lá cưa) - Mở đều sang 2 bên - Cưa cắt ngang - Cái mở cưa - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lá cưa 3 Kiểm tra, chỉnh sửa Kiểm tra răng xem có hiện tượng: răng nghiêng không đều sang hai bên, độ mở của cưa có phù hợp không. Cắt thử gỗ. - Răng nghiêng đều - Mũi răng thẳng hàng - Độ nghiêng 2 phía đều nhau - Độ mở của cưa phù hợp với từng loại gỗ - Cưa cắt ngang - Cái mở cưa - Bàn kẹp bằng gỗ để kẹp lá cưa 3, Căng, chỉnh cưa cắt ngang. TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Tháo cưa cắt ngang - Chuẩn bị dụng cụ: vam, kìm, búa. - Tháo theo trình tự: tháo lá cưa - thanh chống cưa - chằng cưa - ráu cưa. - Dụng cụ tháo cưa dọc phải đủ và hoạt động tốt - Tháo đúng trình tự, đúng kỹ thuật. - Cưa cắt ngang - Vam ép - Kìm - Búa đinh 2 Lắp cưa cắt ngang - Chuẩn bị dụng cụ: vam, kìm, búa. - Lắp theo trình tự ngược với tháo. - Ráp đúng trình tự, đúng kỹ thuật. - Cưa cắt ngang - Vam ép - Kìm - Búa đinh 3 Kiểm tra cưa cắt ngang - Kiểm tra được độ căng của lưỡi cưa. - Kiểm tra được độ nghiêng của lưỡi cưa. - Kiểm tra khung cưa có chắc chắn không. - Kiểm tra lưỡi cưa có cần phải mở hoắc rửa không. - Kiểm tra, phát hiện chính xác các hư hỏng. - Cưa cắt ngang - Tấm gỗ để rọc thử 4 Chỉnh độ căng lá cưa - Lưỡi cưa đủ căng (chằng cưa, tay cưa, ráu cưa, chốt...dủ khả năng chịu lực). - Tay cưa bị biếi dạng ít. - Cưa cắt ngang - Vam ép - Đệm ráu cưa 5 Chỉnh góc nghiêng lá cưa - Chỉnh góc giữa mặt phẳng lưỡi cưa và mặt phẳng khung cưa. - Ngắm dọc theo chiều của lưỡi cưa để kiểm tra xem lưỡi cưa có bị vặn không. - Phù hợp với người cưa (thao tác cưa thoải mái) - Lưỡi cưa không bị vặn (nằm trong 1 mặt phẳng) - Cưa cắt ngang 4, Cắt gỗ bằng cưa cắt ngang (cắt đầu phôi các chi tiết của các sản phẩm mộc: bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ). TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu - Chuẩn bị các loại dụng cụ: cưa cắt ngang, cầu bào, vam kẹp, bút chì, thước... - Chuẩn bị vật liệu gỗ. - Các dụng cụ đang ở tình trạng hoạt động tốt. - Vật liệu gỗ được chuẩn bị đủ và được xếp ở vị trí thuận lợi trước khi rọc. - Cưa cắt ngang. - Cầu bào. -Vam kẹp. - Bút chì. - Thước. 2. Đặt và cố định tấm gỗ cần cắt lên bàn hoặc cầu bào. - Cầu bào hoặc bàn chắc chắn. -Tấm gỗ luôn ổn định trong quá trình cắt. - Khi cắt không bị vướng vào cầu bào hoặc bàn. - Đủ rộng để cắt - Cầu bào hoặc bàn. -Vam kẹp. 3 Cắt gỗ bằng cưa cắt ngang. Đường cưa đúng mực vạch. Mạch cưa không bị xiên. - Thực hiện đúng thao tác, đúng tư thế. -Cưa cắt ngang. -Bút chì. -Thước. Bài 4 Cưa lượn Giới thiệu: Rọc lượn gỗ là một công việc tương đối khó, công việc này chỉ được thực hiện khi đã rọc gỗ thành thạo, nó cũng tốn nhiều sức lực và dễ gây tai nạn lao động. Để rọc lượn gỗ được tốt, ngoài việc phải thực hiện đúng tư thế và thao tác, người thợ còn phải biết mở, rửa và căn chỉnh cưa lượn để khi rọc lượn lưỡi cưa ăn gỗ ngọt, chính xác và đỡ tốn sức. Bài học “Cưa lượn” được biên soạn nhằm giúp các học viên nhận biết được cấu tạo của cưa lượn, biết cách mở, rửa , căn chỉnh cưa lượn và đặc biệt, bài học giúp học viên rèn luyện kỹ năng rọc lượn gỗ bằng cưa lượn. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng: 1. Mở, rửa cưa lượn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. 2. Căn chỉnh và sửa chữa cưa lượn đảm bảo cưa hoạt động tốt. 3. Lượn gỗ đúng tư thế, đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn. Đề cương nội dung: 1. Cấu tạo cưa lượn. 2. Căn chỉnh cưa lượn. 3. Lượn gỗ bằng cưa lượn. Bài thực hành ứng dụng. Rọc các chi tiết của các sản phẩm mộc bằng cưa lượn: các chân sau, chân trước của ghế dựa. Hình 7.1: Cấu tạo cưa dọc. 1.Chằng cưa; 2.Tay cưa; 3.Chống cưa; 4.Ráu cưa; 5.Lưỡi cưa. 25 80 1601 880 2 3 5 4 Các hoạt động trên lớp. 1 I. Cấu tạo cưa lượn. Cưa lượn là trường hợp đặc biệt của cưa rọc, dùng để xẻ dọc các các chi tiết có đường cong lượn với bán kính nhỏ. Cưa lượn gồm các bộ phận sau : - Chằng cưa, được làm bằng gỗ hoặc bằng thép. - Tay cưa, được làm bằng gỗ cứng ( gỗ lim, gỗ hương) để khi néo cưa, tay cưa không bị cong. - Chống cưa, được làm bằng gỗ dẻo, nhẹ như : gỗ thông ta, bằng lăng - Ráu cưa, được sử dụng bằng gỗ tiện hoặc vằng ốc vít. - Lưỡi cưa, được làm bằng thép cứng, thường có kích thước : dàI 700 – 800 mm, rộng 12 mm, dày 0,6 – 0,7 mm. Răng cưa có hình tam giác vuông. II. Căn chỉnh cưa lượn. Trình tự các bước tháo, ráp, kiểm tra và căn chỉnh cưa lượn cũng gần giống như cưa dọc. III. Lượn gỗ bằng cưa lượn. Hình 5.11: Thao tác rọc gỗ bằng cưa lượn Trước khi xẻ lượn một chi tiết hay một tấm ván cần lấy dấu mực đường cưa, đặt ván lên cầu bào, dùng êtô hoặc cảo chữ C hoặc cảo mỏ quạ ( cảo mỏ quạ là một thanh thép tròn, 12 cm, được uốn cong một đầu hình cái mỏ quạ, một đầu thẳng, nhọn để đóng vào lỗ có sẵn trên mặt bàn) giữ cố định tấm ván cho chắc chắn vào cầu bào để cưa. Vặn lưỡi cưa nghiêng so với tay cưa từ 100o - 120o ( lưỡi cưa không được vênh). Tay phải cầm vào chỗ bám cưa, trùm cả lên đầu tay cưa. ( H.7.2 ) Cầm cưa sao cho răng cưa hướng về phía trước để khi thao tác đẩy thì cắt gỗ khi kéo thì cưa không ăn vào gỗ như thế mới có lực và dễ cưa. Hai chân đứng cách nhau khoảng 25 - 30 cm theo chiều ngang, chân dạng ngang vai. Chân trái đứng trên, chân phải đứng dưới. Người hơi ngả về phía trước, đầu thẳng sao cho khi cưa dáu cưa luôn luôn thẳng dọc theo sống mũi, cưa hơi nghiêng về phía trước để nhìn rõ đường mực. Hai tay nâng lên, hạ xuống cân đối, nhịp nhàng, kéo dài cho gần hết lưỡi cưa, khi hạ cưa xuống không lên cho cưa ăn quá mạnh. Vì cho cưa ăn mạnh lưỡi cưa ăn vào gỗ không kịp, lưỡi cưa sẽ bị vặn, đường cưa sẽ xiêu xẹo. Mắt phải luôn luôn theo dõi đường cưa xem đường cưa an toàn không có lượn đều theo đường mực không. Thanh gỗ khi lượn phải thật chắc, ngay thẳng, đường lượn đều nhau so với đường mực mẫu. Khi cưa cùn hoặc sứt mạch phải mở dũa lại ngay. Khi dọc lượn trên tấm gỗ dày (ví dụ như dọc nan cong trên ghế tựa ba nan cong hoặc dọc tay xa lông nan...) phải để lưỡi cưa gần như vuông góc với mặt ván (người hơi ngửa ra phía sau) để mặt cong cong đều * Rửa, mở cưa lượn tương tự như rửa cưa cắt ngang. Câu hỏi ôn tập Câu hỏi 1: Trình bày thao tác cưa lượn theo đúng yêu cầu kỹ thuật? Thực hành tại xưởng. Bài thực hành tên bài : Cưa lượn. Yêu cầu: Đây là bài thực hành học viên làm quen với việc rọc lượn gỗ bằng cưa lượn. Nội dung thực hành đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận và chính xác. Trong quá trình rọc lượn gỗ lại mất nhiều sức lực, dễ gây tai nạn lao động, vì vậy yêu cầu các học viên phải tập trung, nghiêm túc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đúng tư thế khi thực hiên các công việc được phân công. Địa điểm: Tại xưởng thực hành Biện pháp an toàn: Rọc lượn gỗ là các công việc đòi hỏi sự chính xác, mất nhiều sức lực và cũng dễ bị mất an toàn, vì vậy các học viên phải: - Thường xuyên mang bảo hộ lao động cá nhân. - Kiểm tra kỹ các dụng cụ trước khi sử dụng: dũa cưa, cưa, cầu bào, vam kẹp...Nếu phát hiện thấy sử dụng chưa tốt hoặc không đảm bảo an toàn thì phải chỉnh sửa lại. - Thu xếp chỗ làm việc gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Nguồn lực liên quan: + Có đầy đủ bản vẽ thiết kế các chi tiết hoặc các chi tiết mẫu. + Có đủ các dụng cụ đo, vạch và mẫu vạch. + Có đủ cưa lượn và các dụng cụ mở, rửa cưa lượn. + Có đủ các cầu bào và vam kẹp. + Có đủ các loại gỗ ván, gỗ thanh để tạo phôi các chi tiết khung của ghế tựa 3 nan cong: chân trước, chân sau, nan cong nhỏ, nan cong lớn. Chuẩn bị cho công việc: Chuẩn bị chỗ làm việc. Xem lại bản vẽ các chi tiết của ghế tựa 3 nan cong. Xắp xếp các nguyên vật liệu theo từng vị trí làm việc. Học viên tự chuẩn bị dụng cụ (kiểm tra số lượng và độ chính xác của các dụng cụ) và thu xếp chỗ làm việc. Chia nhóm và phân công các công việc cho từng nhóm, từng người trong nhóm. Nội dung thực tập. 1, Rửa, mở và căn chỉnh cưa lượn (tương tự như cưa cắt ngang). 2, Rọc lượn gỗ bằng cưa lượn (rọc lượn để tạo phôi các chi tiết khung của ghế tựa 3 nan cong: chân trước, chân sau, nan cong nhỏ, nan cong lớn. TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu - Chuẩn bị các loại dụng cụ: cưa lượn, cầu bào, vam kẹp, bút chì, thước... - Chuẩn bị vật liệu gỗ. - Các dụng cụ đang ở tình trạng hoạt động tốt. - Vật liệu gỗ được chuẩn bị đủ và được xếp ở vị trí thuận lợi trước khi rọc. - Cưa dọc. - Cầu bào. -Vam kẹp. - Bút chì. - Thước. 2 Đặt và cố định tấm gỗ cần rọc lượn lên bàn hoặc cầu bào. Dùng êtô hoặc cảo chữ C hoặc cảo mỏ quạ hoặc ngồi dẫm chân lên để cố định tấm gỗ. - Cầu bào hoặc bàn chắc chắn. -Tấm gỗ luôn ổn định trong quá trình rọc. - Khi rọc không bị vướng vào cầu bào hoặc bàn. - Đủ rộng để rọc - Cầu bào hoặc bàn. -Vam kẹp. 3 Rọc lượn gỗ bằng cưa lượn. - Tượng tự như rọc gỗ. - Khi dọc lượn trên tấm gỗ dày, phải để lưỡi cưa gần như vuông góc với mặt ván. Đường cưa đúng mực vạch. Mạch cưa không bị xiên. - Thực hiện đúng thao tác, đúng tư thế. -Cưa dọc. -Bút chì. -Thước. Bài 5 Máy cưa cầm tay Khái niệm về các loại máy cưa Giới thiệu: Tạo phôi các chi tiết sản phẩm mộc bằng các dụng cụ thủ công là các công việc rất nặng nhọc, năng xuất lao động thấp. Để tăng năng xuất dọc cắt gỗ người ta đã sử dụng rất nhiều loại máy cưa gỗ, mỗi loại đều có công dụng riêng và được sử dụng trong những phạm vi nhất định. Bài học “Khái niệm về các loại máy cưa” được biên soạn nhằm giúp các học viên nhận biết được các loại máy cưa gỗ thường dùng hiện nay. Bài học cũng giúp học viên biết được ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của từng loại cưa thường dùng trong việc sản xuất các sản phẩm mộc dân dụng. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng: 1. Kể tên được các loại máy cưa. 2. Nêu được ưu nhược điểm và phạm vi dùng của các loại máy cưa sử dụng trong việc sản xuất các sản phẩm mộc dân dụng. Đề cương nội dung: 1. Khái niệm về máy cưa gỗ. 2. Phân loại máy cưa gỗ. 3. ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của các loại máy cưa thường dùng trong việc sản xuất các sản phẩm mộc dân dụng. Các hoạt động trên lớp. I. Khái niệm về máy cưa gỗ. Là các loại máy cắt gọt chuyên dùng nhằm mục đích phân chia phôi (cây gỗ, tấm gỗ, thanh gỗ, ván) thành hai, ba hoặc nhiều phần để được những sản phẩm có kích thước nhỏ hơn hoặc ngắn hơn. Sự phân chia này thường được thực hiện theo một hướng định trước. Sản phẩm tạo ra thường có dạng hình khối và không bị biến dạng lớn do quá trình cắt gọt gây ra, bề mặt sản phẩm thô nhám không trơn nhẵn. II. Phân loại máy cưa gỗ. Máy cưa xẻ gỗ có nhiều loại. Chúng có những điểm giống và khác nhau về hình dáng, kích thước, công suất máy, nguyên lý hoạt động, và về đặc tính kỹ thuật. Theo hình dạng của lưỡi cưa, các loại máy cưa gỗ được chia làm nhóm chính: - Nhóm máy cưa đĩa: lưỡi cưa có dạng hình đĩa tròn. - Nhóm máy cưa vòng: lưỡi cưa là một lá thép mỏng có dạng vòng khép kín. - nhóm máy cưa sọc: lưỡi cưa là một lá thép mỏng, thẳng. - Nhóm máy cưa xích: lưỡi cưa là một sợi xích bằng thép, trên các mắt xích có gắn các răng để cắt gỗ. 1. Nhóm máy cưa đĩa. Có rất nhiều cách phân loại máy cưa đĩa song ta chỉ đi vào 1 số căn cứ cơ bản để phân loại chúng như sau: a. Căn cứ vào công dụng: Máy cưa đĩa xẻ phá. Máy cưa đĩa xẻ lại. Máy cưa đĩa xẻ tận dụng. Máy cưa đĩa cắt ngang. Máy cưa đĩa cắt dọc. Máy cưa đĩa xẻ gỗ nhân tạo. b. Căn cứ vào số lượng cưa lắp trên trục cưa. Máy cưa đĩa 1 lưỡi. Máy cưa đĩa nhiều lưỡi. c. Căn cứ vào trình độ cơ giới hoá trong khâu đẩy gỗ: Máy cưa đĩa đẩy gỗ bằng cơ giới. Máy cưa đĩa đẩy gỗ bằng thủ công. 2. Nhóm máy cưa vòng. Máy cưa vòng cũng có nhiều loại, có loại sử dụng động cơ điện, có loại sử dụng động cơ nổ. Căn cứ vào những đặc tính cơ bản của cưa vòng, ta có thể phân loại chúng như sau: a. Căn cứ vào sự thay đổi vị trí của máy cưa: - Máy cưa vòng đẩy. - Máy cưa vòng cố định. b. Căn cứ vào phương của mạch cưa: - Máy cưa vòng đứng. - Máy cưa vòng ngang. c. Căn cứ vào công dụng: - Máy cưa vòng: chỉ xẻ thành các tấm ván phẳng. - Máy cưa vòng lượn: ngoài việc xẻ gỗ thành các tấm ván phẳng, chúng còn xẻ tạo được các chi tiết cong. 3. Nhóm máy cưa sọc. Máy cưa sọc thường có 2 cách phân loại chính: a. Căn cứ vào sự thay đổi vị trí của máy cưa: - Máy cưa sọc đẩy. - Máy cưa sọc cố định. b. Căn cứ vào phương của mạch cưa: - Máy cưa sọc đứng. - Máy cưa sọc ngang. 4. Nhóm máy cưa xích. Máy cưa xích là loại máy cưa cầm tay, đùng để hạ cây hoặc cắt các cây gỗ tròn thành những đoạn ngắn. Máy cưa xích có các loại sau: a. Theo chiều dài của lá cưa: 600mm; 700mm; 800mm và 900mm. b. Theo loại động cơ: cưa xích dùng động cơ xăng 2 thì, cưa xích dùng động cơ điện. III. ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của các loại máy cưa thường dùng trong việc sản xuất các sản phẩm mộc dân dụng. Trong quá trình sản xuất các loại sản phẩm mộc dân dụng, các loại máy cưa thường sử dụng nhiều nhất đó là các loại máy cưa đĩa và máy cưa vòng lượn. Sau đây xin giới thiệu ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng các loại máy cưa này. 1. Máy cưa đĩa. a. Ưu điểm: Kết cấu máy đơn giản, dễ chế tạo, dễ sử dụng. Tốc độ cắt gọt của máy lớn cho phép có thể nâng cao năng suất lao động. Độ linh động của máy cao nên có điều kiện nâng cao thành khí. Công suất máy nhỏ nên tiêu hao năng lượng điện ít hơn so với máy cưa vòng, cưa sọc. Thao tác máy đơn giản. Dễ chăm sóc và bảo dưỡng máy. b. Nhược điểm: Chiều cao mạch xẻ bị hạn chế. Lượng gỗ tạo ra mùn cưa khá dày do lưỡi cưa dày. Độ ổn định của lưỡi cưa khi làm việc kém nên chất lượng mặt gia công không cao. Mức độ an toàn kém, hay xảy ra phóng lùi gỗ gây ra tai nạn cho người vận hành máy. c. Phạm vi sử dụng. Trong phân xưởng mộc máy, máy cưa đĩa có rất nhiều công dụng như dùng để pha phôi, tề đầu, cắt mộng. Trong dây chuyền công nghệ mộc máy cưa đĩa được bố trí đứng đầu dây chuyền dùng để pha phôi. Trường hợp máy cưa đĩa dùng để cắt mộng, tề đầu thì có thể bố trí ở giữa và cuối dây chuyền. Chính vì máy cưa đĩa có vị trí quan trọng như trên mà việc tìm hiểu về cấu tạo, sử dụng và bảo dưỡng chúng rất cần thiết đối với công nhân trong xưởng mộc nhằm để pha gỗ hợp lí mà không ngừng nâng cao tỉ lệ lợi dụng trên cơ sở tận dụng gỗ triệt để. 2. Máy cưa vòng lượn. Công cụ cắt của các máy cưa vòng là bản thép mỏng, vòng tròn có dạng đai, một cạnh là những lưỡi cắt cơ bản. a. Ưu điểm: Có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng. Độ linh động cao. Kết cấu gọn, chiếm diện tích xưởng ít. Tiêu thụ năng lượng điện ít. b. Nhược điểm: Lưỡi cưa hẹp mỏng, dễ bị đứt. Độ ổn định lưỡi cưa thấp nên chất lượng mạch xẻ kém. Năng suất thấp, khó có điều kiện nâng cao năng suất. c. Phạm vi sử dụng. Chúng thường được sử dụng xẻ gỗ khúc thành các ván xẻ và các ván xẻ dày thành những ván xẻ mỏng hơn, đồng thời còn được sử dụng để xẻ cong, dọc thẳng và cắt ngang các loại gỗ nhỏ. Câu hỏi ôn tập Câu hỏi 1: Hãy kể tên các loại máy cưa? Câu hỏi 2: Nêu ưu nhược điểm và phạm vi dùng của các loại máy cưa sử dụng trong việc sản xuất các sản phẩm mộc dân dụng? Bài 6 Bào thẩm Khái niệm. Trong một chi tiết mộc thường có 6 mặt: 4 mặt dọc thớ gỗ, 2 mặt ngang thớ gỗ. Trong đó có 2 mặt dọc thớ gỗ được gia công trước, sau đó lấy các mặt này làm chuẩn để làm căn cứ gia công 2 mặt dọc thớ tiếp theo (2 mặt đối diện). Các mặt gia công trước gọi là các mặt chuẩn, mặt gia công trước tiên gọi là mặt chuẩn chính, còn mặt được gia công tiếp theo liền kề với mặt chuẩn chính gọi là mặt chuẩn phụ (mặt chuẩn thứ 2). Mặt chuẩn phải là mặt đẹp nhất của phôi. Yêu cầu đối với mặt chuẩn là phải phẳng và nhẵn để làm căn cứ gia công các mặt đối diện nhằm đảm bảo kích thước của chi tiết. Mặt chuẩn chính Mặt chuẩn phụ Các mặt đối diện Mặt đối diện cắt ngang Hình 1.1: Các mặt của phôi gỗ 1, Phương pháp và kỹ thuật gia công mặt chuẩn chính. - Gia công mặt chuẩn chính chủ yếu được thực hiện trên máy bào thẩm hoặc bào thẩm cầm tay. - Trước khi gia công phải xem kỹ thanh gỗ, chọn mặt đẹp có chất lượng gỗ tốt (không bị nứt, lẫn giác, mọt, mục...), vân thớ gỗ đẹp, ít gồ ghề để làm mặt chuẩn chính. Mặt chuẩn chính bao giờ cũng được bào trước, trường hợp mặt cần bào có chỗ cao hơn so với các chỗ khác của mặt ấy nhiều thì cần phải bào chỗ ấy trước một vài lần, khi nào bằng chỗ khác thì tiến hành bào cả mặt phẳng của phôi. Trong khi bào phải luôn luôn ngắm để điều chỉnh chi tiết cho thẳng, phẳng. Khi bào bằng máy bào thẩm, phải giữ gỗ cho bằng, ấn đều tay, giữ đều tốc độ đẩy và luôn đẩy theo chiều xuôi thớ gỗ. Khi bào thẩm bằng thủ công, tốt nhất dùng loại bào thẩm có chiều dài từ 500 đến 700mm. Khi đẩy bào nên đưa theo chiều xuôi thớ gỗ và hơi nghiêng đi một góc nhỏ, như vậy bề mặt bào sẽ phẳng, nhẵn, không bị xước. 2. Gia công mặt chuẩn phụ. Sau khi gia công mặt chuẩn chính, ta tiến hành gia công mặt chuẩn phụ. Mặt chuẩn phụ là mặt chuẩn thường vuông góc với mặt chuẩn chính, cũng có những trường hợp mặt chuẩn phụ không vuông góc với mặt chuẩn chính. Khi có mặt chuẩn chính rồi ta chỉ việc lật chi tiết đi một góc phù hợp với yêu cầu.để gia công mặt chuẩn phụ. Khi gia công trên máy bào thẩm ta chỉ cần áp sát bề mặt của mặt chuẩn thứ nhất vào thước tựa (thước tựa được điều chỉnh góc độ so với mặt bàn phù hợp với yêu cầu gia công chi tiết). Khi gia công bằng bào thẩm thủ công, cần cố định phôi trên mặt cầu bào cho chắc chắn để khi bào phôi luôn được ổn định (khi gia công những chi tiết có 2 mặt chuẩn không vuông góc với nhau, tốt nhất nên dùng bộ gá cho tiện lợi). Kỹ thuật gia công mặt chuẩn phụ tương tự như gia công mặt chuẩn chính. Chú ý khi gia công mặt chuẩn phụ cần thường xuyên kiểm tra chất lượng mặt gia công (phẳng, nhẵn) và góc độ giữa 2 mặt chuẩn sao cho phù hợp. 3. Gia công mặt đối diện. - Do bản thân mỗi loại máy móc có cấu tạo khác nhau, khi gia công sẽ để lại trên mặt gỗ những đường gờ, khuyết tật khác nhau nên cũng làm cho chất lượng mặt gia công không đảm bảo. - Tốc độ đẩy gỗ: Nếu sử dụng máy bào mà đẩy gỗ quá nhanh bề mặt gia công sẽ không nhẵn (bị gợn sóng và bị sước hoặc vỡ tại những chỗ gỗ có khuyết tật). Nếu sử dụng bào thủ công mà đẩy bào quá chậm, bề mặt cũng bị gằn, không nhẵn. 2, Nguyên liệu gỗ. - Độ ẩm của gỗ: thông thường độ ẩm của gỗ dùng trong sản xuất hàng mộc thích hợp từ 8 đến 15%. Nếu độ ẩm của gỗ nhỏ hơn 8%, gỗ sẽ dòn, dễ bị nứt. Nếu độ ẩm của gỗ lớn hơn 15% thì bề mặt gia công không nhẵn, không bóng. - Chủng loại gỗ: Gỗ rắn, gỗ mềm, thớ thô, thớ mịn... khác nhau, khi gia công cũng dẫn đến chất lượng mặt gia công khác nhau. 3, Tay nghề người thợ. Nếu trình độ tay nghề người thợ kém thì chất lượng mặt gia công không cao. 4, Kích thước phôi. Phôi lớn quá, khó gia công, làm chất lượng bề mặt gia công kém. Câu hỏi ôn tập. Câu hỏi 1: Hãy nêu các khái niệm về mặt chuẩn chính, mặt chuẩn phụ, mặt đối diện, mặt cắt ngang? Câu hỏi 2: Hãy trình bày các phương pháp và kỹ thuật gia công mặt chuẩn chính, mặt chuẩn phụ, mặt đối diện, mặt cắt ngang? Câu hỏi 3: Hãy liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mặt gia công? Bào thẩm Giới thiệu: Khi bào thẩm các mặt của chi tiết bằng bào thẩm, yêu cầu bề mặt phải phẳng, nhẵn và đảm bảo đúng kích thước của chi tiết. Muốn làm được điều đó không những người thợ phải biết thao tác bào đúng kỹ thuật mà người thợ còn phải biết mài lưỡi bào, lắp và chỉnh sửa bào đúng kỹ thuật, phù hợp với từng loại gỗ và kích thước của chi tiết cần gia công. Bài học “Bào thẩm” được biên soạn nhằm giúp các học viên nhận biết được cấu tạo của bào thẩm, biết cách mài lưỡi bào và ốp bào, biết cách lắp và điều chỉnh lưỡi bào và đặc biệt, bài học giúp học viên rèn luyện kỹ năng thẩm gỗ bằng bào thẩm. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng: - Kể tên các loại bào tay. - Mài lưỡi bào đúng tiêu chuẩn ký thuật. - Sửa được ốp bào để bào không bị giắt phoi. - Lắp được lưỡi bào và ốp bào vào vỏ bào. - Sử dụng thành thạo bào thẩm để bào các mặt phẳng, cạnh thẳng theo đúng trình tự, đạt yêu cầu kỹ thuật. Đề cương nội dung: 1. Phân loại bào tay. 2. Cấu tạo bào thẩm. 3. Những thao tác khi sử dụng bào thẩm. 4. Sửa chữa bào thẩm. Bài thực hành ứng dụng Bào phôi các chi tiết của các sản phẩm mộc bằng bào thẩm : Mặt bàn ghế học sinh, vai bàn làm việc, khung đứng tủ hồ sơ... Các hoạt động trên lớp. I. Phân loại bào tay. Khi sử dụng các dụng cụ thủ công để gia công bề mặt của chi tiết, người thợ sử dụng rất nhiều các loại bào khác nhau. Có các cách phân loại bào như sau: 1, Phân loại theo công dụng của từng loại bào. - Các loại bào dùng để bào mặt phẳng gồm: bào thẩm (bào dài), bào nhỡ (bào trung), bào lau (bào ngắn). Hình 2.1: Các loại bào mặt phẳng. BÀO THẨM BÀO TRUNG BÀO LAU - Các loại bào dùng để bào phá (bào vỡ): bào trung, bào cóc. BÀO THẨM Vỏ bào Lưỡi bào ốp bào Tay nắm NÊM BÀO Hình 2.5: Cấu tạo bào thẩm Lỗ thoát phoi bào - Các loại bào dùng để bào sửa: bào thẩm, bào lau (bào cóc). II. Cấu tạo bào thẩm. 1, Vỏ bào. Vỏ bào được làm bằng gỗ tốt như gỗ lim, gỗ sến, gỗ hương... có kích thước 55 x 55 x 700mm. ở giữa có đục lỗ để lắp lưỡi bào, ốp bào, nêm bào và lỗ để thoát phoi bào (hình 2.6) Hình 2.6: Cấu tạo vỏ bào Hình chiếu đứng 30 55 45-500 450 280 70 250 350 45 412 55 8 Hình chiếu bằng 2, Lưỡi bào. Lưỡi bào được làm bằng thép bạ , có bản rộng từ 40 đến 45mm dày từ 3 đến 3,5mm được mài vát một phía, phần làm việc của lưỡi bào là théo các bon hàm lượng cao dày từ 1 đến 1,5mm được bạ vào thân của lưỡi bào như hình vẽ 2.7. Hình 2.7: Cấu tạo lưỡi bào Phần làm việc của lưỡi bào lưỡi bào Phần thân của lưỡi bào lưỡi bào 3, ốp bào ốp bào hay còn gọi là úp bào hay chụp bào, được làm bằng théo các bon thông thường như thép CT3. ốp bào dầy và to như lưỡi bào. ốp bào có tác dụng chính là bẻ gãy phoi bào để cho gỗ không bị lật thớ khi bào ngược thớ gỗ, ngoài ra ốp bào còn giữ ổn định cho lưỡi bào khi bào gỗ. Hình 2.8: Cấu tạo ốp bào Lưỡi ốp bào Thân ốp bào Đuôi ốp bào Để bẻ phoi gỗ được tốt thì phần lưỡi của ốp bào phải áp sát với lưng của lưỡi bào, nếu không áp sát, khi bào phoi sẽ dắt vào giữa và không thoát lên được. 4, Nêm bào. Nêm bào được làm bằng gỗ dẻo đùng để giữ cho lưỡi bào và ốp bào đượcchặt trong vỏ bào. Phía mặt trên nên làm chếch theo độ chếch của mang cá và khoét thành lỗ để phoi dễ thoát. Phía mặt dưới làm chếch theo độ lệch của đáy bào. Mặt dưới của nêm phải áp sát vào ốp bào. Mặt trên áp sát vào thành mang cá của vỏ bào (hình 2.9 và hình 2.10) Hình 2.10: Vị trí làm việc của nêm bào Nêm bào ốp bào Lưỡi bào Vỏ bào Mang cá Mồm bào Khi làm nêm xong, tra lưỡi bào và ốp bào vào vỏ bào, ta ấn nêm xuống, Nếu phía dưới chân nêm khít với mang cá, còn phía trên hơi hở thì lúc lắp lưỡi bào càng đóng càng làm cho lưỡi và ốp sát nhau hơn, vì vậy càng chắc. III. Những thao tác khi sử dụng bào thẩm. Trước khi bào nên ngắm mặt gỗ để chọn mặt chuẩn (chọn mặt phẳng nhất, chất lượng gỗ tốt nhất, có vân thớ đẹp). 1, Bào mặt chuẩn chính. - Cho đầu gỗ thúc vào ngàm chữ V trên cầu bào (hoặc dùng kẹp kẹp chặt cây gỗ) sao cho mặt ngàm phải thấp hơn mặt chi tiết cần bào. Thớ gỗ suôi về phía trước. - Tư thế đứng thật vững, người hơi nghiêng theo chiều bàn (hình vẽ 2.11). Chân trái đặt lên trước, chân phải đặt sau, hai bàn chân hơi quay ngang và cách nhau bằng 2 bàn chân. - Tay phải cầm tay nắm của bào, ngón trỏ và ngón cái nắm ngoài tay nắm để điều khiển, các ngón kia nắm vào lỗ tay nắm. - Khi chưa đẩy bào tới thì khuỷu tay cong và kẹp sát lách. Nếu với tư thế cầm bào 2 tay thì bàn tay trái cầm vào khoảng giữa mồm bào và mũi bào, ngón tay cái nằm bên trái cạnh bàn bào, 4 ngón tay còn lại gác qua mũi bào, quàng sang nắm chặt cạnh bào bên phải, khuỷu tay thẳng, cổ tay nằm về phía trên mũi bào. Hình 2.11: Những thao tác khi sử dụng bào thẩm - Khi bào thanh gỗ nhỏ, đẩy tay phải tới, cánh tay thẳng theo cạnh sườn đưa cho hết mức, đồng thời tay trái thả khỏi bào và đưa ra đằng sau nhẹ nhàng tự nhiên. Người quay ngang chồm về phía trước, lấy chân trái làm trụ, kiễng gót chân phải lên. - Khi rút bào về, tay phải kéo bào lùi về đằng sau, thân hơi ngửa, tay trái đưa theo đã đặt vào mũi bào để bào khỏi rơi, thân người trở về tư thế ban đầu. - Nếu bào thanh gỗ dài: vì tay cầm ngắn nên khi đẩy bào chân trái làm trục, bàn chân hơi chếch về bên trái, chân phải bước nhẹ lên một bước, thân chồm tới để cho đường bào ăn được dài trên mặt gỗ. Khi rút bào về, chân phải cũng rút theo và thân người ngả về đằng sau để lấy đà đẩy bào tiếp theo. - Bào thanh gỗ ngắn, vì vỏ bào cộng với tầm tay đẩy tới lại dài, nên khi đè tay lên mũi bào để bào thì đè tay trái mạnh, khi bào đến cuối thanh gỗ thì đè tay phải mạnh hơn để giữ cho bào được thăng bằng, nếu không sẽ có hiện tượng chìm đầu nổi đuôi hoặc ngược lại. Trong quá trình bào luôn ngắm bằng mắt để điều chỉnh. Chú ý: nếu là người thuận tay trái thì tư thế bào sẽ ngược lại so với người thuận tay phải. 2, Bào mặt chuẩn phụ (mặt chuẩn thứ 2). Cũng như phương pháp bào mặt chuẩn chính, nhưng phải dùng thước để kiểm tra góc độ. Nếu 2 mặt vuông góc với nhau thì dùng thước vuông để kiểm tra. Nếu không phải là góc vuông thì dùng dưỡng hoặc thước đo góc để kiểm tra. Khi dùng thước đo góc cứ 20 đến 50cm đo một lần. Sau khi bào xong 2 mặt chuẩn liên tiếp ta đánh dấu để bào tiếp 2 mặt còn lại, bằng cách áp cữ đã lấy kích thước theo yêu cầu, rồi kéo cữ để vạch đường dấu. IV. Sửa chữa bào thẩm. 1, Cách mài lưỡi bào. Mài lưỡi bào là vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định đến chất lượng bề mặt gia công. Khi mài lưỡi bào nhất thiết phải thực hiện các bước sau: a, Chọn đá mài lưỡi bào. - Đá mài nhám được sản xuất theo tiêu chuẩn (có 2 mặt mài thô và trung, có kích thước 200x50x30mm, có khối lượng 0,55 - 0,6 kg). Bề mặt đá mài phải phẳng. - Đá mài màu được gọt đẽo từ đá non có màu xanh lơ hoặc màu hoa đào, thường có kích thước 150x50x30 mm. Hình 2.12: Đá mài nhám Hình 2.13: Đá mài màu Mặt mịn Mặt nhám b, Mài thô. Đây là bước đầu tiên dùng để mài phá lưỡi bào, được thực hiện trên đá mài nhám. Khi mài áp nghiêng mặt nghiêng lưỡi bào vào viên đá, tay phải cầm lưỡi bào, tay trái ấn mạnh vào mặt lưỡi bào bên cạnh mép, đưa lưỡi bào đi lại suốt cả chiều dài viên đá, mài cho thật phẳng, khi nào thấy gợn đều trên suốt cạnh cắt chính là được. Trong quá trình mài phải luôn giữ nguyên góc nghiêng của lưỡi bào và phải tưới nước liên tục để thép khỏi bị non. Khi mài xong nên mài hơi vát tại mép ngoài lưỡi bào để khi bào sẽ không xuất hiện vết sước trên bề mặt. Một lưỡi bào mài đúng tiêu chuẩn phải thoả mãn các tiêu chí sau: - Mặt mài của lưỡi bào phẳng. Hình 2.14: Mài đúng kỹ thuật (mặt mài phẳng) Hình 2.15: Mài sai kỹ thuật (lưỡi bào có dạng miệng hến) Hình 2.16: Mài sai kỹ thuật (cạnh cắt bị vát) - Cạnh cắt vuông góc với trục lưỡi bào. Hình 2.18: Mài sai kỹ thuật (cạnh cắt không sắc) - Cạnh cắt sắc (sờ thấy gợn tay). - Góc mài đúng qui định (250 - 300). Hình 2.20: Mài sai kỹ thuật (góc mài quá lớn) Hình 2.19: Mài sai kỹ thuật (mặt mài không phẳng) , Mài màu. Sau khi mài đá nhám xong, ta chuyển sang mài đá màu, mục đích làm cho hết gợn ở mặt lưỡi dao cắt và ở cạnh cắt (nhìn vào lưỡi cắt thấy trong, không có đường trắng sáng), như vậy lưỡi mới sắc. 2, Cách sửa ốp bào. ốp bào có tác dụng bẻ gãy phoi gỗ khi bào, không làm cho gỗ bị xước. Khi lắp ốp bào với lưỡi bào, nếu không khít, khi bào phoi sẽ bị dắt, không thoát phoi được. Khi lắp ốp bào vào vỏ bào, bào thấy dắt phoi, tức là ốp đã bị vênh, mẻ, độ cong không đảm bảo. Do vậy ta phải sửa lại bằng cách: - Đánh lại độ cong cho phù hợp. - Nếu bị mẻ thì mài hết chỗ mẻ đi. - Bị vênh thì gõ lại cho không vênh. Đến khi nào áp ốp bào vào lưng lưỡi bào thấy kín đều là được. 3, Cách lắp lưỡi bào, ốp bào vào vỏ bào và cách tháo lưỡi bào ra khỏi vỏ bào. a, Cách lắp lưỡi bào, ốp bào vào vỏ bào. Khi lắp bào, tay phải cầm lưỡi và ốp bào, ốp bào ở trên, lưỡi bào ở dưới, để ốp cách cạnh cắt từ 5 đến 7mm, ngón tay cái đè sát vào ốp, ngón tay chỏ và các ngón tay còn lại quàng qua sau đầu lưỡi để giữ chặt. Tay trái cầm vỏ bào, nâng lên ngang tầm nhìn, để vừa cho tay trái đút lưỡi bào vào mồm bào theo chiều thẳng đứng, lúc này ngón cái đè lên ốp bào, 4 ngón kia quàng ra ngoài vỏ bào, giữ cho lưỡi bào không bị xê dịch, đồng thời lật ngửa vỏ bào lên xem lưỡi bào có xuông vừa cữ với mặt bào không. Sau đó đặt nêm bào vào mồm bào, ấn mạnh nêm bào rồi dùng búa gõ nhẹ cho chặt. Khi gõ ốp bào cũng sẽ đi xuống theo, nhưng tuyệt đối không được để ốp bào đi quá cạnh cắt của lưỡi bào vì nó sẽ làm hỏng cạnh cắt của lưỡi bào. Nếu thấy ốp bào sắp đi tới cạnh cắt của lưỡi bào mà nêm vẫn còn lỏng thì phải tháo ra và lắp lại theo trình tự như trên. Lật ngửa vỏ bào kiểm tra và điều chỉnh độ nhô của lưỡi bào so với đáy vỏ bào (từ 0,2 đến 0,5mm tuỳ theo gỗ cứng hay gỗ mềm). Điều chỉnh khoảng cách từ ốp bào tới cạnh cắt ở trong khoảng từ 0,5 đến 1mm (tuỳ theo độ dày của phoi bào và gỗ mềm hay gỗ cứng). b, Cách tháo lưỡi bào ra khỏi vỏ bào. Khi tháo lưỡi bào, ốp bào, nêm bào ra khỏi vỏ bào ta chỉ cần dùng búa hoặc dùi đục gõ vào phần đuôi phía trên của vỏ bào, lưỡi bào sẽ bị nong ra. Khi lưỡi bào và ốp bào đã gần nong rời ta chỉ cần gõ nhẹ để chúng nong từ từ cho đến khi lỏng hẳn, không nên gõ mạnh để lưỡi bào văng mạnh ra ngoài rơi vào chân rất nguy hiểm hoặc làm hỏng lưỡi bào. 4, Chế tạo vỏ bào thẩm. Khi chế tạo vỏ bào thẩm ta thực hiện theo các bước sau: a, Chọn gỗ. Gỗ chế tạo vỏ bào phải là gỗ cứng, chắc, thớ mịn và thẳng thớ như các loại gỗ lim, gỗ dáng hương, gỗ sến, gỗ cam xe..., không có các khuyết tật như lẫn giác, mục, mắt. b, Gia công phôi. Phôi được gia công đúng kích thước 55 x 55 x 700mm. c, Lấy mực. Hình 2.21: Cách chọn các mặt của vỏ bào MÆt trªn vá bµo Mặt đáy vỏ bào Đuôi vỏ bào Chọn mặt đáy bào là mặt đẹp (mặt tiếp tuyến), chọn đầu và đuôi vỏ bào sao cho thớ gỗ trên vỏ bào xuôi theo chiều bào (mục đích để đẩy bào được nhẹ và lâu mòn đáy vỏ bào). Thông thường phần lỗ thoát phoi để lưỡi bào nhô ra ở mặt đáy bào nằm trong khoảng từ 2/5 đến 3/7 chiều dài vỏ tính từ phía gót bào (hình vẽ 2.6: Cấu tạo của vỏ bào). Trước hết lấy mực lỗ thoát phoi nằm ngang bào, ở mặt dưới, rộng từ 7 đến 8mm. Từ mép lỗ về phía đuôi bào lấy mực cho độ dốc để lắp lưỡi bào, thường độ dốc nằm trong khoảng từ 450 đến 500 (tuỳ theo gỗ thường bào mềm hay cứng). Từ điểm chếch 450 đến 500 ta sang mực và tính phần để lắp lưỡi, ốp và nêm đến mang cá là 25 đến 30mm. Từ mang cá đến phần thoát phoi từ 60 đến 70mm. d, Đục lỗ. Khi đục lỗ vỏ bào thì đục lỗ thoát phoi trước ở phía mặt đáy bào trước, chiều dài bằng chiều rộng của lưỡi bào, chiều sâu từ 5 đến 7 mm. Sau đó lật phần lưng bào và đục thông sang phần lỗ thoát phoi. Khi đục thì đục phần lỗ để lắp lưỡi bào, ốp và nêm bào trước, sửa xong phần má mang cá, rồi mới đục lỗ thoát phoi. Khi đục thông, cắt tạo phần mang cá và sửa lại cho được. - Lắp lưỡi bào và bào thử nếu thấy phoi bào thoát dễ ràng là được, nếu thấy phoi bào dồn cục không thoát được thì phải kiểm tra lại phần mà của mang cá và mở rộng lỗ thoát phoi (lỗ thoát phoi không nên để quá lớn vì khi bào cây gỗ nhỏ, đến đầu cuối rất hay bị vấp bào). e, Lắp tay nắm. Tay nắm được làm từ ván dày 2 đến 2,5mm (có hình dạng như hình vẽ 2.6) và được lắp bán chìm vào vỏ bào, được liên kết với vỏ bào bằng đinh. Cũng có trường hợp người ta dùng tay nắm ngang như đối với bào trung hoặc bào cóc (hình 2.1). Đó là một thanh gỗ có kích thước 20 x20 x 220mm, được làm bằng gỗ dẻo và được lắp bán chìm vào vỏ bào bằng đinh hoặc vít. Câu hỏi ôn tập. Câu hỏi 1: Hãy tên các loại bào thủ công thường dùng? Câu hỏi 2: Hãy trình bày cấu tạo của bào thẩm? Câu hỏi 3: Hãy trình bày các thao tác cơ bản khi bào gỗ bằng bào thẩm? Câu hỏi 4: Hãy trình bày cách sửa chữa bào thẩm? Thực hành tại xưởng. Bài thực hành tên bài : bào thẩm. Yêu cầu : Đây là bài thực hành học viên làm quen với việc thẩm thẳng chi tiết bằng bào thẩm, làm quen với cách mài lưỡi bào, tháo lắp lưỡi bào và chế tạo vỏ bào thẩm. Nội dung thực hành đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận và chính xác. Trong quá trình thẩm thẳng chi tiết lại mất nhiều sức lực, dễ gây tai nạn lao động, vì vậy yêu cầu các học viên phải tập trung, nghiêm túc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đúng tư thế khi thực hiên các công việc được phân công. Địa điểm: Tại xưởng thực hành Biện pháp an toàn: Mài lưỡi bào, tháo lắp lưỡi bào, bào thẩm và chế tạo vỏ bào thẩm là các công việc đòi hỏi sự chính xác, tỷ mỉ, mất nhiều sức lực và cũng dễ bị mất an toàn, vì vậy các học viên phải: - Thường xuyên mang bảo hộ lao động cá nhân. - Kiểm tra kỹ các dụng cụ trước khi sử dụng: đá mài, búa đinh, các loại đục, cầu bào, vam kẹp...Nếu phát hiện thấy sử dụng chưa tốt hoặc không đảm bảo an toàn thì phải chỉnh sửa lại. - Thu xếp chỗ làm việc gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Nguồn lực liên quan: + Có đầy đủ bản vẽ thiết kế các chi tiết hoặc các chi tiết mẫu. + Có đủ các dụng cụ đo, vạch và mẫu vạch. + Có đủ bào thẩm và các dụng cụ mài lưỡi bào, tháo ráp lưỡi bào. + Có đủ các cầu bào và vam kẹp. + Có đủ phôi các chi tiết khung của các sản phẩm mộc : bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ... (tuỳ theo điều kiện hiện có của trường). + Có đủ phôi để làm vỏ bào. Chuẩn bị cho công việc: Chuẩn bị chỗ làm việc. Xem lại bản vẽ các chi tiết của bàn ghế học sinh, bàn làm việc, ghế tựa, tủ hồ sơ. Xắp xếp các nguyên vật liệu theo từng vị trí làm việc. Học viên tự chuẩn bị dụng cụ (kiểm tra số lượng và độ chính xác của các dụng cụ) và thu xếp chỗ làm việc. Chia nhóm và phân công các công việc cho từng nhóm, từng người trong nhóm. Nội dung thực tập. 1, Mài lưỡi bào. TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chuẩn bị Chuẩn bị: - Đá mài nhám. - Đá mài màu. - Chậu nước để làm nguội trong quá trình mài. - Bề mặt đá mài phải phẳng. - Đá mài nhám được sản xuất theo tiêu chuẩn (có 2 mặt mài thô và trung, có kích thước 200x50x30mm, có khối lượng 0,55 - 0,6 kg). - Đá mài màu được gọt đẽo từ đá non , thường có kích thước 150x50x30 mm. 2 Mài thô áp nghiêng mặt nghiêng lưỡi bào vào mặt viên đá theo đúng góc quy định, tay phải cầm lưỡi bào, tay trái ấn mạnh vào mặt lưỡi bào bên cạnh mép, đưa lưỡi bào đi lại suốt cả chiều dài viên. Trong quá trình mài phải luôn giữ nguyên góc nghiêng của lưỡi bào và phải tưới nước liên tục để thép khỏi bị non. Khi mài xong nên mài hơi vát tại mép ngoài lưỡi bào. - Mặt mài của lưỡi bào phẳng. - Lưng cửa lưỡi bào phẳng. - Cạnh cắt vuông góc với trục lưỡi bào. - Cạnh cắt sắc (sờ thấy gợn tay). - Góc mài đúng qui định (250 - 300). - Đá mài nhám. - Chậu nước. 3 Mài màu Tương tự như mài thô nhưng được thực hiện trên đá mài màu. Luôn tưới ướt để hạ nhiệt độ làm cho thép không bị non. - Mặt mài của lưỡi bào bóng đều. - Cạnh cắt sắc, nhìn vào thấy trong và không có vệt trắng. - Đá mài màu. - Chậu nước. 2, Lắp lưỡi bào. TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Kiểm tra các chi tiết trước khi lắp. Kiểm tra: - Lưỡi bào. - ốp bào. - Nêm bào. - Vỏ bào. - Kiểm tra kỹ và đầy đủ các chi tiết trước khi lắp. Các chi tiết đều phải làm việc tốt thì mới được lắp. 2 Lắp lưỡi bào Tay trái cầm vỏ bào, nâng lên ngang tầm nhìn, để vừa cho tay phải đút lưỡi bào vào mồm bào theo chiều thẳng đứng. Sau đó đặt nêm bào vào mồm bào, ấn mạnh nêm bào rồi dùng búa gõ nhẹ cho chặt. - Lắp đúng vị trí. - Không được làm hỏng lưỡi bào, ốp bào và nêm bào. - Lắp đủ chặt, không bị nong ra trong quá trình bào. Búa đinh 3 Chỉnh lưỡi bào Dùng búa gõ nhẹ vào các vị trí: đuôi lưỡi bào hoặc đuôi ốp bào hoặc nêm bào hoặc đuôi vỏ bào để điều chỉnh chúng ở đúng vị trí quy định. - Lưỡi bào nhô đều lên so với mặt đáy bào từ 0,2 đến 0,5 mm - Lưỡi ốp bào để cách cạnh cắt của lưỡi bào khoảng 0,5 đến 1 mm - ốp bào khít với lưng của lưỡi bào - Nêm bào đóng đủ chặt và phải khít với mang của vỏ bào. Búa đinh 3, Bào thẩm gỗ. TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu. - Chuẩn bị các dụng cụ: bào thẩm, cầu bào, vam kẹp, thước, bút chì, cữ... - Chuẩn bị các loại phôi gỗ để bào thẩm. - Đầy đủ các loại dụng cụ theo yêu cầu. Các dụng cụ đang ở tình trạng hoạt động tốt - Phôi liệu gỗ được chuẩn bị đủ và được xếp ở vị trí thuận lợi trước khi bào thẩm - Bào thẩm. - Cầu bào. - Vam kẹp. - Bút chì. - Thước. - Cữ. 2 Đặt và cố định phôi lên cầu bào. Cho đầu gỗ thúc vào ngàm chữ V trên cầu bào (hoặc dùng kẹp kẹp chặt cây gỗ) sao cho mặt ngàm phải thấp hơn mặt chi tiết cần bào. Thớ gỗ suôi về phía trước. - Phôi luôn ổn định trong quá trình bào. - Khi bào không bị vướng vào vam kẹp, cầu bào hoặc bàn. - Đủ rộng để bào. - Cầu bào hoặc bàn. - Vam kẹp. 3 Bào thẳm - Tư thế bào phải vững chắc, thoải mái. - Đẩy bào cần nhịp nhàng, mặt bào luôn áp sát mặt gia công, bào xuôi thớ gỗ. - Bào ăn gỗ đều (phoi gỗ dày đều). - Không bị xóc, nảy khi bào. - Không bị dắt phoi. - Bề mặt gia công phẳng, nhắn đều. - Đảm bảo an toàn. Phôi gỗ Bào thẳm Búa đinh 4 Kiểm tra mặt bào. - Kiểm tra độ phẳng của mặt bào, góc độ của mặt bào so với mặt chuẩn chính (nếu là mặt chuẩn phụ). - Kiểm tra độ nhẵn bề mặt (bề mặt bị lật thớ, bị sước). - Chỉnh sửa lại bào ngay sau khi đã phát hiện các sai hỏng. - Đường bào thẳng. - Mặt bào phẳng không bị vặn, không bị nghiêng. - Mặt bào không bị lật thớ, không có vết sước. - Thước - Bào thẳm - Búa đinh 4, Chế tạo vỏ bào thẩm. TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chọn gỗ. Chọn các loại gỗ cứng, chắc như gỗ dáng hương, lim, sến, cam xe... - Đúng loại. - Không bị các khuyết tật. 2 Bào mặt phôi. Dùng bào thẩm để đưa phôi về kích thước chuẩn: 55 x 55 x 700mm Các mặt phẳng, nhẵn. Đảm bảo sự vuông góc giữa các mặt. - Bào thẩm. - Thước vuông, - thước mét. 3 Lấy mực. 1- Chọn mặt làm đáy bào, chọn đầu và đuôi bào. 2- Lấy mực xác định lỗ thoát phoi ở mặt đáy bào. 3- Sang mực xác định vị trí mồm bào, lỗ thoát phoi ở mặt trên của vỏ bào. 4- Kẻ đánh dấu hướng của mồm bào và lỗ thoát phoi 2 bên hông của vỏ bào. 1- Chọn mặt đáy bào là mặt tiếp tuyến, chọn đầu và đuôi vỏ bào sao cho thớ gỗ trên vỏ bào xuôi theo chiều bào. 2- Đúng vị trí và kích thước (từ 2/5 đến 3/7 chiều dài vỏ tính từ phía gót bào, rộng từ 7 đến 8mm). 3- Đúng vị trí và kích thước. 4- Đúng vị trí. - Êke. - Thước mét. - Bút chì. 4 Đục lỗ. - Đục lỗ thoát phoi ở phía đáy bào. - Đục mồm bào. - Đục lỗ thoát phoi phía mặt trên của bào cho thông với bên dưới. - Sửa mồm bào, mang cá. Đục đúng vị trí, kích thước. Lỗ đục không bị toét, thành lỗ đục phẳng. Mang cá không bị vỡ, nứt. Đục 8mm, 20mm. 5 Gia công tay bào và lắp tay bào. - Gia công tay bào. - Lắp tay bào. - Đúng kích thước, Đảm bảo kỹ, mỹ thuật. Cưa, bào cóc, bào gọt, búa đinh. Bài 7 Bào lau Giới thiệu: Sau khi bào phá (bào vỡ) bề mặt các chi tiết để đưa chúng trở về kích thước chuẩn (thường là bào máy), ta phải tiến hành bào lau lại bề mặt, mục đích là để bề mặt các chi tiết phẳng, nhẵn. Muốn làm được điều đó không những người thợ phải biết thao tác bào đúng kỹ thuật mà người thợ còn phải biết lắp và chỉnh sửa bào đúng kỹ thuật, phù hợp với từng loại gỗ và kích thước của chi tiết cần gia công. Bài học “Bào lau” được biên soạn nhằm giúp các học viên nhận biết được cấu tạo của bào lau, biết cách lắp và điều chỉnh lưỡi bào và đặc biệt, bài học giúp học viên rèn luyện kỹ năng bào lau gỗ bằng bào lau. Mục tiêu thực hiện. Học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng: 1. Lắp được lưỡi bào và ốp bào vào vỏ bào. 2. Sử dụng thành thạo bào lau để bào các mặt phẳng đạt yêu cầu kỹ thuật. Đề cương nội dung. 1. Cấu tạo bào lau. 2. Những thao tác khi sử dụng bào lau. 3. Sửa chữa bào lau. Bài thực hành ứng dụng Bào lau các chi tiết của các sản phẩm mộc bằng bào lau : Mặt bàn ghế học sinh, ghế tựa Các hoạt động trên lớp. I. Cấu tạo bào lau. ốp bào Vỏ bào Lưỡi bào Tay bào NÊM BÀO Lỗ thoát phoi bào Hình 3.1: Cấu tạo bào lau 1, Vỏ bào. Hình 3.2: Cấu tạo vỏ bào lau Hình chiếu đứng Hình chiếu bằng 50 55-600 450 30 82 50 42 80 50 8 Vỏ bào được làm bằng gỗ tốt như gỗ lim, gỗ sến, gỗ hương... có kích thước 50 x 50 x 170mm. Về cấu tạo cũng tương tự như bào thẩm nhưng góc dốc để lắp lưỡi bào lớn hơn, trong khoảng từ 550 đến 600 (hình 3.1 và hình 3.2). 2, Các chi tiết khác. Các chi tiết khác của bào lau tương tự như các chi tiết của bào thẩm. Riêng tay bào được làm bằng gỗ dẻo có kích thước 25 x 25 x 180mm, các cạnh được bo tròn và làm trơn nhẵn để đỡ đau tay khi bào. Cũng có trường hợp người ta không làm tay bào mà ở đuôi bào người ta bo tròn để đặt lòng bàn tay vào đó mà đẩy bào (loại này hay bào ở tư thế đúng). II. Những thao tác khi sử dụng bào lau. 1, Chuẩn bị bào lau. Khi bào, lưỡi bào phải thật sắc, ốp và lưỡi bào gần sát nhau, không đóng lưỡi quá sâu so với mặt bào, vì bào lau chỉ bào phớt qua, tạo độ nhẵn, phẳng, bóng. 2, Tư thế bào. - Người thợ đứng hơi cúi mình về phía trước. Chân trái bước tới, cách chân phải hai bàn chân, bàn tay phải úp vào đuôi bào, ngón trỏ và ngón cái quàng qua lưỡi bào đè sát vào nêm bào, ba ngón còn lại tỳ sát theo cạnh vỏ bào, bàn tay trái úp trước đầu bào. 3, Kỹ thuật bào lau. - Khi đẩy bào, mu bàn tay phải ấn mạnh vào đuôi bào, đè xuống cho bào ăn vào gỗ và giữ bào cho cân. Bàn tay trái cũng nắm chặt đè xuống và đẩy theo bàn tay phải. - Khi kéo bào về thì hơi nới lỏng, tay kéo nhẹ về. - Khi bào nên bào chỗ gợn nhiều trước, chỗ phẳng bào sau. ở các đầu góc, các mối ghép phải bào nhẹ tay để khỏi bị xước gỗ. - Bào đến mút đầu gỗ không được để cho bào gục xuống. Hình 2.11: Những thao tác khi sử dụng bào lau. IV. Sửa chữa bào lau. 1, Cách mài lưỡi bào và sửa ốp bào. Tương tự như ở bào thẩm. 2, Cách lắp lưỡi bào, ốp bào vào vỏ bào và cách tháo lưỡi bào ra khỏi vỏ bào. Tương tự như ở bào thẩm. 3, Chế tạo vỏ bào thẩm. Tương tự như ở bào thẩm. Câu hỏi ôn tập. Câu hỏi 1: Hãy trình bày cấu tạo của bào lau? Câu hỏi 2: Hãy trình bày các thao tác cơ bản khi bào gỗ bằng bào lau? Thực hành tại xưởng. Bài thực hành tên bài : bào lau. Yêu cầu : Đây là bài thực hành học viên làm quen với việc lau nhẵn bề mặt chi tiết tiết bằng bào lau và làm quen với cách tháo lắp lưỡi bào. Ngoài ra các học viên còn rèn luyên cách mài lưỡi bào và cách chế tạo vỏ bào lau. Nội dung thực hành đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận và chính xác. Trong quá trình lau nhẵn bề mặt chi tiết lại mất nhiều sức lực, dễ gây tai nạn lao động, vì vậy yêu cầu các học viên phải tập trung, nghiêm túc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đúng tư thế khi thực hiên các công việc được phân công. Địa điểm: Tại xưởng thực hành Biện pháp an toàn: Mài lưỡi bào, tháo lắp lưỡi bào, bào lau và chế tạo vỏ bào thẩm là các công việc đòi hỏi sự chính xác, tỷ mỉ, mất nhiều sức lực và cũng dễ bị mất an toàn, vì vậy các học viên phải: - Thường xuyên mang bảo hộ lao động cá nhân. - Kiểm tra kỹ các dụng cụ trước khi sử dụng: đá mài, búa đinh, các loại đục, cầu bào, vam kẹp...Nếu phát hiện thấy sử dụng chưa tốt hoặc không đảm bảo an toàn thì phải chỉnh sửa lại. - Thu xếp chỗ làm việc gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Nguồn lực liên quan: + Có đầy đủ bản vẽ thiết kế các chi tiết hoặc các chi tiết mẫu. + Có đủ các dụng cụ đo, vạch và mẫu vạch. + Có đủ bào lau và các dụng cụ mài lưỡi bào, tháo ráp lưỡi bào. + Có đủ các cầu bào và vam kẹp. + Có đủ phôi các chi tiết khung của các sản phẩm mộc : mặt bàn ghế học sinh, mặt ghế tựa... (tuỳ theo điều kiện hiện có của trường). + Có đủ phôi để làm vỏ bào lau. Chuẩn bị cho công việc: Chuẩn bị chỗ làm việc. Xem lại bản vẽ các chi tiết của mặt bàn ghế học sinh mặt ghế tựa. Xắp xếp các nguyên vật liệu theo từng vị trí làm việc. Học viên tự chuẩn bị dụng cụ (kiểm tra số lượng và độ chính xác của các dụng cụ) và thu xếp chỗ làm việc. Chia nhóm và phân công các công việc cho từng nhóm, từng người trong nhóm. Nội dung thực tập. 1, Mài lưỡi bào. Tương tự như mài lưỡi bào thẩm. 2, Lắp lưỡi bào lau. TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Kiểm tra các chi tiết trước khi lắp. Tương tự như công việc chuẩn bị lắp bào thẩm. Tương tự như công việc chuẩn bị lắp bào thẩm. 2 Lắp lưỡi bào. Tương tự như lắp lưỡi bào thẩm. Tương tự như lắp lưỡi bào thẩm. 3 Chỉnh lưỡi bào. Tương tự như chỉnh lưỡi bào thẩm. - Lưỡi bào nhô đều lên so với mặt đáy bào từ 0,15 đến 0,2 mm - Lưỡi ốp bào để cách cạnh cắt của lưỡi bào khoảng 0,3 đến 0,5 mm - ốp bào khít với lưng của lưỡi bào để khi bào không bị giắt phoi bào - Nêm bào đóng đủ chặt và phảI khít với mang của vỏ bào. Búa đinh 3, Bào lau bề mặt chi tiết. TT Nội dung các công việc Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu. - Chuẩn bị các dụng cụ: bào lau, cầu bào, vam kẹp, thước, bút chì, cữ... - Chuẩn bị các loại phôi gỗ để bào thẩm. - Đầy đủ các loại dụng cụ theo yêu cầu. Các dụng cụ đang ở tình trạng hoạt động tốt. - Phôi liệu gỗ được chuẩn bị đủ và được xếp ở vị trí thuận lợi trước khi bào thẩm. - Bào lau. - Cầu bào. - Vam kẹp. - Bút chì. - Thước. - Cữ. 2 Đặt và cố định phôi lên cầu bào. Tương tự như bào thẩm gỗ. Tương tự như bào thẩm gỗ. - Cầu bào hoặc bàn. - Vam kẹp. 3 Bào thẳm - Tư thế bào phải vững chắc, thoải mái. - Đẩy bào cần nhịp nhàng, mặt bào luôn áp sát mặt gia công, bào xuôi thớ gỗ. - Bào ăn gỗ đều (phoi gỗ dày đều). - Không bị xóc, nảy khi bào. - Không bị dắt phoi. - Bề mặt gia công phẳng, nhắn đều. - Đảm bảo an toàn. Phôi gỗ Bào thẳm Búa đinh 4 Kiểm tra mặt bào. - Kiểm tra độ phẳng của mặt bào, góc độ của mặt bào so với mặt chuẩn chính (nếu là mặt chuẩn phụ). - Kiểm tra độ nhẵn bề mặt (bề mặt bị lật thớ, bị sước). - Chỉnh sửa lại bào ngay sau khi đã phát hiện các sai hỏng. Mặt bào không có vết sước, không bị lật thớ. Mặt bào phẳng không bị vặn, không bị nghiêng. - Thước - Bào thẳm - Búa đinh 4, Chế tạo vỏ bào lau:Tương tự như công việc chế tạo vỏ bào thẩm. Bài 8 Khái niệm về máy bào cầm tay. Giới thiệu: Gia công bề mặt các chi tiết sản phẩm mộc bằng các loại bào thủ công là các công việc rất nặng nhọc, năng xuất lao động thấp. Để tăng năng xuất gia công bề mặt, người ta đã sử dụng rất nhiều loại máy bào, mỗi loại đều có công dụng riêng và được sử dụng trong những phạm vi nhất định. Máy bào cầm tay là loại máy gia công bề mặt có kích thước nhỏ gọn, có tính cơ động cao, rất thích hợp đối với các xưởng mộc nhỏ hoặc lắp ráp các sản phẩm mộc xây dựng. Bài học “Khái niệm về máy bào cầm tay” được biên soạn nhằm giúp các học viên nhận biết được các loại máy bào thường dùng trong các xưởng mộc loại vừa và nhỏ hiện nay. Bài học cũng giúp học viên biết được cấu tạo và nguyên tắc làm việc, ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của máy bào cầm tay. Mục tiêu thực hiện. Học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng: - Liệt kê được các loại máy bào. - Gọi tên và chỉ ra được các bộ phận chính trên máy bào cầm tay. - Nêu được tính năng tác dụng của các bộ phận. - Trính bày được nguyên tắc làm việc của máy bào cấm tay. - Nêu được ưu, nhược điểm và phạm vi làm việc của máy bào cấm tay. Đề cương nội dung. 1. Phân loại máy bào. 2. Sơ đồ cấu tạo máy bào cầm tay. 3. Nguyên tắc làm việc. 4. Đặc điểm cấu tạo và tính năng tác dụng của các bộ phận chính. 5. Ưu, nhược điểm và phạm vi dùng. Các hoạt động trên lớp. I. phân loại máy bào. 1. Khái niệm chung. Là các loại máy gia công mặt phẳng chuyên dùng nhằm mục đích bào nhẵn và phẳng bề mặt các chi tiết. Về cấu tạo chung, bộ phận bào gỗ gồm một hoặc nhiều trục dao được dẫn động từ động cơ điện, trên trục dao lắp từ hai đến bốn lưỡi dao. Khi trục dao quay ngược chiều với hướng chuyển động của cây gỗ trên bàn bào, các lưỡi dao sẽ bào phẳng bề mặt của cây gỗ. 2, Phân loại máy bào. Máy bào có nhiều loại. Chúng có những điểm giống và khác nhau về hình dáng, kích thước, công suất máy, nguyên lý hoạt động, và về đặc tính kỹ thuật. Các loại máy bào được chia làm hai nhóm chính: nhóm máy bào mặt phẳng và nhóm máy bào định hình. a, Nhóm máy bào phẳng, bao gồm các loại sau: máy bào cầm tay, máy bào thẩm, máy bào cuốn, máy bào hai mặt, máy bào bốn mặt. b, Nhóm máy bào định hình, bao gồm các loại sau: - Máy phay tubi một trục. - Máy phay tubi hai trục. - Máy phay trong. - Máy phay định hình. - Máy bào bốn mặt. II. Sơ đồ cấu tạo máy bào cầm tay. Máy bào cầm tay là loại máy gia công mặt phẳng có kích thước rất nhỏ gọn: có chiều dài từ 350 đến 450mm, chiều rộng bàn bào từ 120 đến 150mm và nặng từ 3,5 đến 5kg. Cấu tạo của máy bào cầm tay được thể hiện trên hình 4.1 Hình 4.5: Cấu tạo máy bào cầm tay Lỗ thoát phoi Tay nắm Công tắc Nút hãm công tắc Núm điều chỉnh cao thấp của đế bào Núm điều chỉnh thước tựa Thước tựa Thân máy Động có điện có gắn bánh đai ở đầu rô to Đế bào cố định Bộ phận cắt gọt Dây đai Đế bào di động Miếng đệm mút cao su Hình 4.6: bào gỗ bằng máy bào cầm tay h Hướng đẩy của máy III. Nguyên tắc làm việc. Cắm phích cắm của máy bào vào ổ điện, ấn công tắc, động cơ điện làm việc, nó truyền chuyển động quay sang trục dao qua bộ truyền động đai. Trục dao quay ngược chiều với hướng đẩy của máy bào, các lưỡi dao thực hiện công việc bào gỗ. Để thay đổi chiều dày của lớp bào (h), ta chỉ việc vặn núm điều chỉnh đế bào di động. Nếu đế bào di động đi lên thì chiều dày lớp bào sẽ tăng, nếu lớp bào đi xuống thì chiều dày lớp bào sẽ giảm. IV. Đặc điểm cấu tạo và tính năng tác dụng của các bộ phận chính. 1, Bộ phận cắt gọt. Bộ phận này gồm có trục dao, ốp dao và lưỡi dao. + Trục dao. Trục dao có dạng trụ vuông dài từ 80 đến 120mm, kích thước mặt cắt ngang 25 x 50mm (tuỳ theo từng loại máy). Trên trục dao có phay hai rãnh thẳng để bẻ gãy và thoát phoi bào. ở một đầu của trục dao có gắn bánh đai để tiếp nhận chuyển động quay từ mô tơ điện. + Lưỡi dao. Hình 4.7: Lưỡi dao máy bào cầm tay Làm bằng thép đúc tôi hay thép gió. Trên lưỡi dao thường bố trí ba lỗ để bắt bu lông cố định dao. HÌNH 4.8: CẤU TẠO BỘ PHẬN CẮT GỌT CỦA MÁY BÀO CẦM TAY. ốp dao. Vòng bi đỡ trục dao. Lưỡi dao. Trục dao. Bu lông cố định dao và ốp dao. Các thông số của lưỡi dao được dùng như sau: - Góc sau: a = 100 ữ 150 - Góc mài: b = 320 ữ 350 - Góc trước: g = 400 ữ 450 + Ốp dao. Là một bộ phận giữ chặt lưỡi dao trên trục ở vị trí cố định. Trên chiều dài của ốp dao có 3 lỗ dùng để bắt bu lông giữ chặt lưỡi dao vào trục dao. 2, Cấu tạo và nhiệm vụ của một số bộ phận khác. a, Động cơ điện. Động cơ điện được bố trí trong thân của máy bào. Với các loại bào xách tay, động cơ điện thường là động cơ điện xoay chiều một pha có sử dụng cổ góp và chổi than, có tốc độ quay rất cao (từ 9000 đến 11000 vòng/phút), công suất động cơ từ 500 đến 750w. ở phía đầu của trục động cơ có lắp bánh đai để truyền chuyển động quay sang trục dao qua bộ truyền động đai. đầu bên kia của trục động cơ có gắn quạt gió để làm mát động cơ và thổi phoi bào từ khoang chứa ra ngoài. a, Đế bào. Đế bào được làm bằng nhôm đúc, mặt bên dưới được mài phẳng và đánh bóng. Đế bào được chia làm 2 phần chính: đế bào cố định được lắp ở phía đuôi bào và được liên kết với thân bào bằng các vít, đế bào di động được lắp ở phía trước bào, nó có thể được điều chỉnh cao thấp nhờ núm điều chỉnh để thay đổi chiều dày lớp bào. b, Thân máy bào. Thân máy bào được lắp ghép bới các tấm nhôm đúc. Trên thân có bố trí các ổ để đỡ các ổ bi của trục rô to của động cơ điện và trục bào. Ngoài ra thân bào còn có khoang chứa và thoát phoi bào, chứa stato của động cơ điện và dùng để liên kết với các bộ phận khác. c, Thước tựa. Thước tựa trên máy bào có nhiệm vụ để khống chế vị trí cần bào trên chi tiết (ví dụ như bào bậc hèm ...). Cũng giống như thước tựa trên máy bào thẩm là làm nhiệm vụ là tạo góc độ theo yêu cầu (thường là góc vuông) giữa mặt chuẩn chính và mặt chuẩn phụ., thước tựa trên máy bào xách tay cũng thực hiện được nhưng độ chính xác rất thấp nên trong quá trình sử dụng hầu như người thợ không thực hiện chức năng này. Thước tựa có thể dịch chuyển được nhờ một núm điều chỉnh ở phía đầu máy bào. V. Ưu, nhược điểm và phạm vi dùng. 1, ưu điểm. - Nhỏ gọn, có tính cơ động cao, có thể bào được ở nhiều tư thế và vị trí khác nhau. - Dễ sử dụng. - Bào được phôi gỗ có kích thước rất lớn hoặc rất nhỏ. - Đỡ gây mất an toàn hơn so với các loại máy bào khác. 2, Nhược điểm. - Độ chính xác khi khống chế kích thước các chi tiết không cao. - Khó thẩm thẳng các chi tiết, bề mặt bào không phẳng. - Độ bền của máy không cao (hay bị mòn chổi than, hỏng ổ bi, hỏng dây đai). 3, Phạm vi sử dụng. - Dùng để bào phá bề mặt các chi tiết, đặc biệt là các chi tiết có kích thước lớn, - Dùng để bào sửa các chi tiết trong quá trình lắp ghép. - Dùng để bào tạo bậc các chi tiết. Câu hỏi ôn tập. Câu hỏi 1: Hãy liệt kê các bộ phận chính của máy bào cầm tay? Câu hỏi 2: Hãy trình bày nguyên lý làm việc của máy bào cầm tay? Câu hỏi 3: Hãy trình bày ưu, nhược điểm và phạm vi dùng của máy bào cầm tay? Bài 8.1 Tháo, ráp , đIều chỉnh, bảo dưỡng máy bào cầm tay. Giới thiệu: Để tăng năng xuất khi bào bề mặt các chi tiết, tiết kiệm nhân công, tiết kiệm điện và ít phế phẩm, ngoài việc thao tác chính xác và thành thạo của người thợ thì máy bào phải hoạt động tốt, lưỡi bào phải luôn ở trong tình trạng: sắc, phẳng, độ nhô so với bàn máy đúng quy định. Bài học “Tháo, ráp , điều chỉnh, bảo dưỡng máy bào cầm tay” được biên soạn nhằm giúp các học viên tháo, ráp các bộ phận của máy bào xách tay đúng phương pháp và trình tự, biết mài lưỡi bào bằng thủ công và biết bảo dưỡng máy bào cầm tay đúng kỹ thuật. Mục tiêu thực hiện. Học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng: - Tháo, ráp được lưỡi dao cắt và các bộ phận khác (dây đai, chổi than...) đúng qui trính kỹ thuật. - Mài lưỡi dao cắt sắc và đúng các thông số kỹ thuật. - Điều chỉnh dao cắt và bàn máy phù hợp với loại gỗ cần bào. - Thực hiện tốt công việc chăm sóc và bảo dưỡng máy. Đề cương nội dung. 1. Tháo, ráp máy. 2. Mài dao bào. 3. Điều chỉnh dao và bàn máy. 4. Chăm sóc và bảo đưỡng máy bào cầm tay. Các hoạt động trên lớp. I. Tháo, ráp máy bào cầm tay. 1, Tháo máy bào. Đối với máy bào cầm tay, liên kết giữa các bộ phận của máy chủ yếu là nhờ các đinh vít . Dụng cụ tháo ráp máy là ống tuýp 10mm, cảo nhỏ để tháo ổ bi và các bánh đai, các tuốc nơ vít bốn cạnh và hai cạnh. Khi tháo máy để kiểm tra và bảo dưỡng, ta chỉ cần tháo các bộ phận chính của máy, các bộ phận hay bị hư hỏng như: chổi than và cổ góp, các ổ bi đớ rô to của động cơ và trục dao, dây đai, lưỡi dao và ốp dao. a, Tháo chổi than. Tháo nắp chụp ngăn bụi ở đầu động cơ điện (bên hông máy) a tháo nắp điều chỉnh lực ép lò xo chổi than a đưa chổi than ra ngoài. b, Tháo các ổ bi. Sau khi tháo xong hai chổi than, dùng tuốc nơ vít tháo nắp đậy bộ truyền động đai a tháo dây đai a tháo các vít liên kết hai tấm nắp đậy hai bên hông máy a tháo tấm nắp đậy bên phía chổi than a tháo nắp đậy bên phia bánh đai cùng toàn bộ rô to của động cơ điện và trục dao a kiểm tra các ổ bi, nếu thấy ổ bị đã bị lỏng a dùng cảo hoặc dúng cây thép có đường kính nhỏ hơn trục tháo các bánh đai và ổ bi ra khỏi trục dao và trục của rôto. c, Tháo dao bào và ốp bào. Khi tháo dao bào và ốp bào ta không cần tháo các nắp đậy hai bên hông máy. Cách tháo dao bào và ốp bào như sau: lật ngửa máy bào a quay trục dao sao cho ba bu lông cố định ốp bào và dao bào vào trục dao hướng lên phía trên a lới lỏng các bu lông theo thứ tự từ ngoài vào trong a tháo rời các bu lông a nhấc ốp bào và dao bào ra ngoài. Tiếp tục quay trục dao 1800 tiến hành tháo ốp bào và dao bào còn lại theo các bước như trên. 2, Ráp máy bào. a, Ráp các ổ bi. Khi kiểm tra thấy các ổ bi đã bị lỏng ta phải thay các ổ bi mới. Khi ráp ổ bi mới phải đảm bảo không bị lỏng trục và lỏng lưng. Nếu bị lỏng trục thì phải đem ra tiệm hàn đắp rồi vớt lại trên máy tiện , nếu bị lỏng lưng có thể lót tạm bằng tấm nhôm thật mỏng (trên cơ sở đảm bảo độ đồng tâm). Trình tự ráp các ổ bi, ráp rô to của động cơ và trục dao ngược lại với trình tự tháo. Khi ráp xong quay trơn các trục nếu thấy không bị kẹt hoặc quay nặng là được. b, Ráp chổi than. Chổi than sử dụng lâu ngày sẽ dẫn đến mòn (thông thường nếu máy làm việc liên tục trong khoảng thời gian từ 200 đến 300 giờ, chổi than đã bị mòn khoảng 2/3 chiều dài ban đầu, thì phải thay chổi than). Nếu để chổi than quá mòn, lực ép của lò xo yếu làm cho tiếp xúc giữa chổi than và cổ góp không tốt, khi máy chạy tia lửa toé ra nhiều làm cháy cổ góp và chổi than. Hơn nữa nếu chổi than quá mòn, phần dây đồng gắn ở đầu chổi than sẽ cọ vào cổ góp làm cho cổ góp mau mòn và không nhẵn. Chổi than được thay phải là chổi than có chất lượng tốt (mềm và mịn) có kích thước vừa với lỗ đút chổi than của động cơ. Trước khi thay chổi than, phải vệ sinh thật sạch cổ góp, lỗ chứa chổi than, ốc điều chỉnh lực ép lò xo chổi than. Nếu cổ góp bị cháy không còn trơn bóng thì phải đánh bóng lại cổ góp trên máy mài bóng hoặc bằng dạ. Trình tự thay chổi than ngược lại với tháo nhưng chú ý không nên tăng lực ép của lò xo quá lớn làm chổi than mau mòn. c, Ráp dao bào, ốp bào. Trước khi ráp, dao bào phải được mài sắc đúng góc mài quy định, ốp bào thẳng và ôm khít với dao bào. ở một số máy bào cầm tay loại lớn (loại trục dao có chiều dài 120mm), người ta có chế tạo thêm một miếng thép định vị lưỡi bào trước khi lắp (hình 5.1). + Đối với loại máy bào không có miếng thép định vị lưỡi bào, trình tự ráp như sau: Lật ngửa máy bào a điều chỉnh để cho đế bào cố định và đế bào di động cùng nằm trên mặt phẳng a quay trục dao để ba lỗ vặn bu lông hướng lên trên a đặt dao bào, ốp bào đúng vị trí a vặn các bu lông bằng tay cho đến khi chặt vừa ốp dao MiÕng thÐp ®Þnh vÞ dao Miếng thép định vị dao Vít định vị dao Hình 5.1: Cấu tạo của bộ phận cắt gọt ở máy bào cầm tay có miếng thép định vị dao Lưỡi dao Trục dao a chỉnh độ nhô của lưỡi bào a dùng ống tuýp 10 mm siết các bu lông cho đến chặt theo thứ tự từ trong ra ngoài. Chú ý: Phải vặn chặt dần, không vặn chặt ngay một bu lông nào. + Đối với loại máy bào có miếng thép định vị lưỡi bào, trình tự ráp như sau: Lật ngửa máy bào a điều chỉnh để cho đế bào cố định và đế bào di động cùng nằm trên mặt phẳng a quay trục dao để ba lỗ vặn bu lông hướng lên trên a liên kết dao bào với miếng thép định vị a đặt dao và miếng thép định vị vào vị trí trên trục dao a kiểm tra độ nhô của dao a chỉnh sửa để có độ nhô phù hợp, khi đạt độ nhô phù hợp thì siết chặt vít liên kết dao bào với miếng thép định vị a đặt dao bào và ốp bào đúng vị trí a vặn các bu lông bằng tay cho đến khi chặt vừa a dùng ống tuýp 10 mm siết các bu lông cho đến chặt theo thứ tự từ trong ra ngoài. II. Mài dao bào. Mài lưỡi bào máy cầm tay là vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định đến chất lượng bề mặt gia công. Mài lưỡi bào cầm tay tốt nhất là thực hiện trên máy mài lưỡi bào chuyên dùng. Thường ở các xưởng mộc loại nhỏ, người ta ít trang bị máy mài chuyên dùng, khi đó ta phải mài bằng thủ công. Cũng giống như bào thẩm, khi mài lưỡi bào máy cầm tay bằng thủ công, phải thực hiện các bước sau: a, Chọn đá mài lưỡi bào. Giống như đá mài lưỡi bào thẩm. b, Mài thô. Đây là bước đầu tiên dùng để mài phá lưỡi bào, được thực hiện trên đá mài nhám. Khi mài áp nghiêng mặt nghiêng lưỡi bào vào viên đá, tay phải cầm lưỡi bào, tay trái ấn mạnh vào mặt lưỡi bào bên cạnh mép, đưa lưỡi bào đi lại suốt cả chiều dài viên đá, mài cho thất phẳng, khi nào thấy gợn đều trên suốt cạnh cắt chính là được. Trong quá trình mài phải luôn giữ nguyên góc nghiêng của lưỡi bào và phải tưới nước liên tục để thép khỏi bị non. Khi mài xong nên mài hơi vát tại mép ngoài lưỡi bào để khi bào sẽ không xuất hiện vết sước trên bề mặt. Một lưỡi bào mài đúng tiêu chuẩn phải thoả mãn các tiêu chí sau: - Mặt mài của lưỡi bào phẳng, cạnh cắt thẳng. - Cạnh cắt vuông góc với cạnh bên của lưỡi bào. - Cạnh cắt sắc (sờ thấy gợn tay). - Góc mài đúng qui định (320 - 350). c, Mài màu. Sau khi mài đá nhám xong, ta chuyển sang mài đá màu, mục đích làm cho hết gợn ở mặt lưỡi dao cắt và ở cạnh cắt (nhìn vào lưỡi cắt thấy trong, không có đường trắng sáng), như vậy lưỡi mới sắc. III. Điều chỉnh dao và bàn máy. 1, Điều chỉnh dao. - Khi chọn bộ lưỡi dao lắp vào máy phải chọn lưỡi dao đồng đều về kích thước và trọng lượng, để đảm bảo cân bằng cho trục dao. - Độ nhô của các lưỡi dao phải bằng nhau (các lưỡi cắt phải nằm trên một vòng tròn cắt gọt, cạnh các lưỡi cắt song song với mặt đế bào). Độ nhô cho phép của dao so với trục từ 1,5 đến 2mm, Nếu độ nhô so với trục cao quá tác dụng của bộ phận bẻ phôi trên trục dao không hiệu quả, do đó mặt gia công sẽ bị xước. Ngược lại nếu nhô ít quá, việc bào gỗ sẽ chậm và khó vì khi đẩy gỗ sẽ xuất hiện lực ma sát giữa gỗ và trục dao làm cho trục dao bị nóng lên và biện dạng, đồng thời đẩy gỗ rất nặng. Độ nhô của dao so với đế bào cố định từ 0,1 đến 0,2mm. Nếu để độ nhô quá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_moc_9067.doc
Tài liệu liên quan