Giáo trình mô đun Chăm sóc lúa

Tài liệu Giáo trình mô đun Chăm sóc lúa: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC LÚA MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO Trình độ: Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03 3 LỜI GIỚI THIỆU “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Đúng vậy, nếu gieo trồng xong mà chăm sóc không đúng kỹ thuật thì năng suất lúa không cao, hiệu quả kinh tế kém. Chính vậy, khâu Chăm sóc lúa là rất cần thiết đối với người trồng lúa nói chung và đặc biệt là đối với người học nghề trồng lúa năng suất cao nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu học tập của người trồng lúa, chúng tôi biên soạn giáo trình Chăm sóc lúa. Nội dung cuốn giáo trình mô đun này hướng dẫn về Dặm lúa; Quản lý nước cho lúa; Phòng trừ cỏ ...

pdf177 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình mô đun Chăm sóc lúa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC LÚA MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO Trình độ: Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03 3 LỜI GIỚI THIỆU “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Đúng vậy, nếu gieo trồng xong mà chăm sóc không đúng kỹ thuật thì năng suất lúa không cao, hiệu quả kinh tế kém. Chính vậy, khâu Chăm sóc lúa là rất cần thiết đối với người trồng lúa nói chung và đặc biệt là đối với người học nghề trồng lúa năng suất cao nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu học tập của người trồng lúa, chúng tôi biên soạn giáo trình Chăm sóc lúa. Nội dung cuốn giáo trình mô đun này hướng dẫn về Dặm lúa; Quản lý nước cho lúa; Phòng trừ cỏ dại hại lúa; Bón phân cho lúa; Phòng trừ dịch hại lúa và Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong canh tác lúa. Toàn bộ mô đun được phân bố giảng dạy trong thời gian 164 giờ và gồm có 08 bài như sau: Bài 1 Dặm lúa Bài 2 Quản lý nước cho cây lúa Bài 3 Phòng trừ cỏ dại hại lúa Bài 4 Bón phân cho lúa Bài 5 Phòng trừ côn trùng hại lúa Bài 6 Phòng trừ bệnh hại lúa Bài 7 Phòng trừ động vật hại lúa Bài 8 Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để thâm canh lúa Các bài trong mô đun có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tạo điều kiện cho học viên thực hiện được mục tiêu học tập và áp dụng vào thực tế trồng lúa tại cơ sở. Mô đun này liên quan mật thiết với các mô đun: Chuẩn bị các điều kiện trồng lúa, Gieo trồng lúa và Thu hoạch – tiêu thụ lúa. Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tổng cục dạy nghề- Bộ lao động- Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật của Viện Lúa Đồng Bằng sông Cửu Long, các cơ sở sản xuất lúa, các nông dân sản xuất lúa giỏi, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình. Các thông tin trong giáo trình này có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức giảng dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng trong quá trình dạy học. Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người trực tiếp lao động trong lĩnh vực chăm sóc lúa để chương trình, giáo trình được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới. Xin chân thành cảm ơn! 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU .... 3 Mô đun: Chăm sóc lúa .. 9 Bài 01: Dặm lúa ... 9 A. Nội dung ..... 9 1.1. Tìm hiểu dặm lúa là gì? . 9 1.1.1. Khái niệm .. 9 1.1.2. Xác định thời gian và điều kiện cấy dặm lúa vào ruộng 10 1.2. Gieo mạ dự phòng để cấy dặm . 11 1.2.1. Chuẩn bị gieo mạ dự phòng để cấy dặm ... 11 1.2.2. Xác định lượng mạ gieo dự phòng để cấy dặm . 11 1.2.3. Xác định ngày gieo mạ dự phòng .. 12 1.3. Xác định diện tích ruộng cần cấy dặm . 13 1.3.1. Quan sát diện tích ruộng cần cấy dặm .. 13 1.3.2. Đo và tính diện tích ruộng cần cấy dặm 13 1.4. Chuẩn bị nhân công để cấy dặm ... 14 1.5. Chuẩn bị mạ để cấy dặm .. 14 1.5.1. Lấy mạ để cấy dặm ngay trong ruộng sản xuất . 14 1.5.2. Lấy mạ để cấy dặm từ bên ngoài ruộng sản xuất .. 14 1.6. Tiến hành cấy dặm ......... 15 1.6.1. Để mạ vào chỗ ruộng cần cấy dặm 15 1.6.2. Cấy mạ vào chỗ ruộng cần cấy dặm .. 15 1.6.3. Dặm lúa bằng chạc ba . 16 1.6.4. Tổ chức cấy dặm .. 16 1.7. Bón phân sau dặm . 16 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .... 18 C. Ghi nhớ .. 18 Bài 02: Quản lý nước cho cây lúa .... 19 A. Nội dung ..... 19 2.1. Xác định nhu cầu nước của cây lúa .. 19 2.1.1. Xác định nhu cầu nước của cây lúa từ sau gieo đến 10 ngày 19 2.1.2. Xác định nhu cầu nước của cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh 21 2.1.3. Xác định nhu cầu nước của cây lúa ở giai đoạn trỗ .. 22 2.1.4. Xác định nhu cầu nước của cây lúa ở giai đoạn lúa chín 23 5 ĐỀ MỤC TRANG 2.2. Chuẩn bị tưới (tiêu) nước cho lúa . 24 2.2.1. Chuẩn bị phương tiện tưới (tiêu) nước cho lúa 25 2.2.2. Chuẩn bị mương tưới tiêu nước .. 25 2.2.3. Chuẩn bị đặt sẵn máy bơm nước ... 26 2.2.4. Sử dụng phương tiện tưới nước cho lúa 27 2.3. Điều chỉnh nước cho lúa .... 27 2.3.1. Điều chỉnh nước cho lúa sạ ... 30 2.3.2. Điều chỉnh nước cho mạ .. 31 2.3.3. Điều chỉnh nước cho lúa cấy . 33 2.4. Quản lý bờ để giữ nước .. 34 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .... 34 C. Ghi nhớ .. 34 Bài 03: Phòng trừ cỏ dại hại lúa . 35 A. Nội dung .... 35 3.1. Khái niệm về cỏ dại .... 35 3.2. Tác hại của cỏ dại đối với cây lúa . 35 3.3. Nhận biết cỏ dại ở ruộng lúa .... 36 3.3.1. Nhóm cỏ dại một lá mầm .. 36 3.3.2. Nhóm cỏ dại cói, lác 36 3.3.3. Nhóm cỏ dại hai lá mầm .. 37 3.4. Điều chỉnh cỏ dại ở ruộng lúa .. 37 3.4.1. Điều chỉnh nước ở ruộng để khống chế cỏ dại . 37 3.4.2. Làm cỏ bằng tay .... 37 3.4.3. Điều chỉnh cỏ dại bằng thuốc bảo vệ thực vật .. 38 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .... 47 C. Ghi nhớ .. 47 Bài 04: Bón phân cho lúa .... 48 A. Nội dung ... 48 4.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa ... 48 4.1.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng đạm của cây lúa 48 4.1.2. Xác định nhu cầu dinh dưỡng lân của cây lúa .. 51 4.1.3. Xác định nhu cầu dinh dưỡng kali của cây lúa . 52 4.1.4. Xác định nhu cầu dinh dưỡng vi lượng của cây lúa .. 53 4.2. Bón phân cho cây lúa .. 55 4.2.1. Bón lót ... 55 6 ĐỀ MỤC TRANG 4.2.2. Bón thúc .... 55 4.2.3. Bón đón đòng ... 56 4.3. Bón phân theo bảng so màu lá lúa .... 56 4.3.1. Bảng so màu lá lúa .... 56 4.3.2. So màu lá lúa .... 57 4.3.3. Quyết định lượng phân và bón phân cho lúa ... 57 4.4. Bón phân cho lúa theo nguyên tắc 5 đúng ... 61 4.4.1. Bón đúng loại phân .... 61 4.4.2. Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây lúa ... 61 4.4.3. Bón đúng nhu cầu sinh thái ... 61 4.4.4. Bón đúng thời tiết . 61 4.4.5. Bón đúng phương pháp . 61 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .... 63 C. Ghi nhớ .. 63 Bài 05: Phòng trừ côn trùng hại lúa .. 64 A. Nội dung ... 64 5.1. Tìm hiểu về côn trùng hại lúa .. 64 5.1.1. Xác định côn trùng là gì .... 64 5.1.2. Xác định đặc điểm chung của côn trùng ... 65 5.1.3. Xác định các nhóm côn trùng trong nông nghiệp ............. 65 5.2. Phòng trừ rầy nâu hại lúa . 65 5.2.1. Xác định đặc điểm của rầy nâu 65 5.2.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mật số rầy nâu .. 68 5.2.3. Xác định triệu chứng gây hại và tác hại 72 5.2.4. Tiến hành phòng và trừ rầy nâu hại lúa 73 5.3. Phòng trừ sâu đục thân hai chấm hại lúa ... 76 5.3.1. Xác định đặc điểm của sâu đục thân hai chấm hại lúa .. 76 5.3.2. Xác định triệu chứng và tác hại . 78 5.3.3. Tiến hành phòng và trừ sâu đục thân hại lúa 79 5.4. Phòng trừ sâu đục bẹ hại lúa . 83 5.4.1. Xác định đặc điểm hình thái và sinh học .. 83 5.4.2. Xác định triệu chứng và tác hại . 84 5.4.3. Tiến hành phòng và trừ sâu đục bẹ hại lúa 84 5.5. Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ... 86 5.5.1. Xác định đặc điểm của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa 86 7 ĐỀ MỤC TRANG 5.5.2. Xác định triệu chứng gây hại . 88 5.5.3. Tiến hành phòng và trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa 91 5.6. Phòng trừ bọ trĩ (bù lạch) hại lúa . 92 5.6.1. Xác định đặc điểm của bọ trĩ hại lúa . 92 5.6.2. Xác định triệu chứng gây hại và tác hại 93 5.6.3. Tiến hành phòng và trừ bọ trĩ hại lúa 94 5.7. Phòng và trừ bọ xít hại lúa .... 95 5.7.1. Phòng trừ bọ xít đen hại lúa .. 95 5.7.2. Bọ xít dài hại lúa . 97 5.7.3. Phòng trừ bọ xít xanh hại lúa 98 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .... 101 C. Ghi nhớ .. 101 Bài 06: Phòng trừ bệnh hại lúa .. 102 A. Nội dung .... 102 6.1. Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa .. 102 6.1.1. Xác định triệu chứng và tác hại . 102 6.1.2. Tiến hành phòng và trừ bệnh đạo ôn hại lúa 106 6.2. Phòng trừ bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa 109 6.2.1. Tìm hiểu bệnh vàng lùn ... 109 6.2.2. Tìm hiểu bệnh lùn xoắn lá . 111 6.2.3. Tiến hành phòng và trừ bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa 114 6.3. Phòng trừ bệnh cháy bìa lá lúa (bạc lá lúa) . 114 6.3.1. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cháy bìa lá lúa ... 114 6.3.2. Xác định triệu chứng và tác hại của bệnh cháy bìa lá lúa 114 6.3.3. Điều kiện phát triển bệnh cháy bìa lá lúa .. 117 6.3.4. Tiến hành phòng và trừ bệnh cháy bìa lá lúa 117 6.4. Phòng trừ bệnh vàng lụi lúa . 119 6.4.1. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh vàng lụi lúa ... 119 6.4.2. Xác định triệu chứng của bệnh vàng lụi lúa 119 6.4.3. Tiến hành phòng trừ bệnh vàng lụi lúa . 121 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .... 123 C. Ghi nhớ .. 123 Bài 07: Phòng trừ động vật hại lúa ... 124 A. Nội dung ..... 124 7.1. Phòng trừ ốc bươu vàng (OBV) hại lúa ... 124 8 ĐỀ MỤC TRANG 7.1.1. Xác định đặc điểm của ốc bươu vàng hại lúa 124 7.1.2. Xác định tập quán sinh sống và gây hại 127 7.1.3. Tiến hành phòng và trừ ốc bươu vàng hại lúa .. 128 7.2. Phòng trừ chuột hại lúa 133 7.2.1. Tìm hiểu đặc điểm sinh sống và gây hại của chuột .. 133 7.2.2. Tiến hành phòng và trừ chuột hại lúa 135 7.3. Phòng trừ chim, cua, cá hại lúa 142 7.3.1. Chim hại lúa 142 7.3.2. Cua đồng hại lúa .. 142 7.3.3. Cá hại lúa .. 142 7.3.4. Phòng trừ ... 142 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .... 143 C. Ghi nhớ .. 143 Bài 08: Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong canh tác lúa .. 144 A. Nội dung ..... 144 8.1. Áp dụng kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng để canh tác lúa . 144 8.1.1. Tìm hiểu “3 giảm, 3 tăng” là gì? .. 144 8.1.2. Xác định các bước canh lúa theo kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng .. 145 8.2. Áp dụng kỹ thuật một phải, năm giảm để canh tác lúa 146 8.2.1. Tìm hiểu thế nào là ”Một phải” . 146 8.2.2. Tìm hiểu ”Năm giảm” là gì? 146 8.3. Áp dụng kỹ thuật ”Phòng trừ tổng hợp” trong canh tác lúa 148 8.3.1. Tìm hiểu thế nào là ”Phòng trừ tổng hợp”: 148 8.3.2. Xác định các nguyên tắc trong ”Phòng trừ tổng hợp” 148 8.3.3. Áp dụng ”Phòng trừ tổng hợp” trong canh tác lúa ......... 149 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .... 156 C. Ghi nhớ .. 157 HƯƠNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .... 158 I. Vị trí, tính chất ..... 159 II. Mục tiêu mô đun .... 159 III. Nội dung chính của mô đun .. 159 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành . 160 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .. 173 VI. Tài liệu tham khảo .... 176 Danh sách Ban chủ nhiệm ... 177 Danh sách hội đồng nghiệm .... 177 9 MÔ ĐUN: CHĂM SÓC LÚA Mã mô đun: 03 Giới thiệu mô đun: Mô đun Chăm sóc lúa là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về Chăm sóc lúa. Nội dung của mô đun trình bày các công việc trong quá trình chăm sóc lúa như: Dặm lúa, quản lý nước cho ruộng lúa, phòng trừ cỏ dại hại lúa, bón phân cho lúa, phòng trừ sâu hại lúa, phòng trừ bệnh hại lúa, phòng trừ động vật hại lúa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để thâm canh cây lúa. Sau mỗi bài trong mô đun đều có các câu hỏi và bài tập thực hành. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các bước công việc chăm sóc lúa. Có kỹ năng dặm lúa, quản lý nước cho ruộng lúa, phòng trừ cỏ dại hại lúa, bón phân cho lúa, phòng trừ sâu hại lúa, phòng trừ bệnh hại lúa, phòng trừ động vật hại lúa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để thâm canh cây lúa. Bài 01: DẶM LÚA Sau khi sạ (gieo thẳng) hay cấy, trong ruộng lúa có những diện tích hoặc cây lúa không lên được, nếu cứ để như vậy, một mặt không đảm bảo diện tích của ruộng lúa, mặt khác cỏ dại sẽ mọc vào những chỗ ruộng trống đó, chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với cây lúa. Đồng thời còn là nơi trú ngụ của sâu bệnh, làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa. Cho nên cần phải dặm để đảm bảo mật độ, đảm bảo năng suất. Vậy dặm lúa là gì và làm như thế nào? Chúng tôi đã biên soạn bài Dặm lúa để người học áp dụng dặm được lúa và dặm đúng kỹ thuật khi làm nghề trồng lúa năng suất cao. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Xác định được diện tích ruộng lúa bị trống cần dặm; - Chuẩn bị đủ mạ dặm; - Dặm kín các chỗ trống trong ruộng lúa; - Chăm sóc chỗ dặm để lúa dặm sinh trưởng đồng đều với ruộng lúa. A. Nội dung 1.1. Tìm hiểu dặm lúa là gì? 1.1.1. Khái niệm: Sau khi sạ (cấy), trong ruộng lúa có những diện tích lúa bị chết do ngập nước, do ốc ăn hay động vật khác phá hại Chúng ta phải dùng mạ có tương đương ngày tuổi và đúng giống để cấy vào diện tích ruộng bị trống đó (hình 3.1a), được gọi là dặm lúa. Hình 3.1a. Cấy lúa vào chỗ ruộng bị trống 10 1.1.2. Xác định thời gian và điều kiện cấy dặm lúa vào ruộng a. Đối với ruộng lúa sạ Sau khi sạ lúa từ 18-22 ngày (hình 3.1b). Quan sát trên ruộng có những cây lúa bị hại, không lên được. Hoặc vùng ruộng bị trống không có cây lúa mọc, thì dùng mạ tương đương ngày tuổi và cùng giống với ruộng lúa để cấy vào những chỗ bị trống đó. Hình 3.1b. Ruộng lúa sau sạ 20 ngày b. Đối với ruộng lúa cấy Sau khi cấy từ 5-7 ngày (hình 3.1c). Quan sát trên ruộng có những cây lúa bị hại, không lên được. Hoặc vùng ruộng bị trống không có cây lúa mọc, thì dùng mạ tương đương ngày tuổi và cùng giống với ruộng lúa để cấy vào những chỗ bị trống đó. Hình 3.1c. Ruộng lúa sau cấy 7 ngày c. Cấy dặm như thế nào? - Cấy mạ đúng giống - Cấy mạ có tương đương ngày tuổi với ruộng lúa. - Khi ruộng sạ hay cấy trống nhiều (diện tích trên 1m2) cần phải cấy dặm (hình 3.1d) Hình 3.1d. Ruộng sau cấy bị ốc phá - Ngay cả ruộng bị trồng ít (chỉ bị mất vài cây hay diện tích nhỏ hơn 1m2) cũng phải cấy dặm (hình 3.1e) Hình 3.1e. Ruộng trống ít cũng cần cấy dặm 11 1.2. Gieo mạ dự phòng để cấy dặm Là gieo thêm mạ để dự phòng (hình 3.2), khi ruộng lúa có chỗ trống cần cấy dặm là có mạ để cấy dặm vào những chỗ ruộng bị trống đó. Hình 3.2. Gieo thêm mạ dự phòng để cấy dặm 1.2.1. Chuẩn bị gieo mạ dự phòng để cấy dặm: Chuẩn bị gieo mạ dự phòng để dặm cũng giống như chuẩn bị gieo mạ để cấy lần đầu, cũng gồm có các việc như ngâm, ủ lúa giống, làm đất để gieo mạ, gieo mạ và chăm sóc mạ sau gieo. Cũng có thể gieo mạ ở trên sân (gieo mạ khô) hay dưới ruộng (gieo mạ ướt) 1.2.2. Xác định lượng mạ gieo dự phòng để cấy dặm: Tùy vào diện tích sạ (cấy) lúa của cơ sở, tùy vào điều kiện chăm sóc ruộng sạ (cấy) để gieo mạ dự phòng cho phù hợp. Diện tích ruộng sạ (cấy) ít, chăm sóc tốt chỉ cần gieo dự phòng vài m2 mạ (hình 3.3). Hình 3.3. Lượng mạ gieo thêm vài m2 Diện tích ruộng sạ (cấy) nhiều (hàng chục ha) phải gieo hàng chục m2 mạ (hình 3.4). Thông thường nên gieo thêm lượng mạ đủ cấy cho 5% diện tích ruộng sạ (cấy). Có nghĩa cứ sạ (cấy) 01 ha thì phải gieo dự phòng lượng mạ cấy được 500m2 ruộng (tức là gieo dự phòng 2,5 kg trên 25m2 ruộng mạ ướt). Hình 3.4. Lượng mạ gieo thêm hàng chục m2 12 1.2.3. Xác định ngày gieo mạ dự phòng Chỗ ruộng hay những cây lúa phải cấy dặm, thường sinh trưởng, phát triển chậm hơn so với cây gieo trồng ở ruộng sản xuất, chính vì vây, mạ để cấy dặm thường gieo trước khi gieo ở ruộng sản xuất. a. Xác định ngày gieo mạ dự phòng khi gieo ở ruộng ướt: Gieo mạ dự phòng ở ruộng ướt nên gieo trước ruộng sản xuất 4-6 ngày. Vì khi nhổ mạ (hình 3.5), cây mạ bị đứt một phần rễ, lúc cấy dặm, cây mạ phải mất thời gian bén rễ, hồi xanh (từ 4-6 ngày) nên phải gieo trước để cây mạ cấy dặm sinh trưởng, phát triển kịp với ruộng sản xuất. Hình 3.5. Mạ nhổ để mang đi cấy dặm b. Gieo mạ dự phòng trên sân: Gieo mạ dự phòng ở trên sân chỉ cần gieo trước 2-3 ngày. Mặc dù không phải nhổ mạ (hình 3.6), mạ không bị đứt rễ, nhưng quá trình vận chuyển, cũng làm ảnh hưởng đến rễ mạ, mặt khác rễ mạ cũng phải làm quen với môi trường mới, nên cũng cần phải gieo trước, tuy nhiên chỉ cần gieo trước 2-3 ngày là được. Hình 3.6. Mạ gieo trên sân mang đi cấy dặm c. Gieo mạ dự phòng trong ruộng lúa sạ: Khi gieo mạ dự phòng trong ruộng lúa sạ, ta có thể gieo ở đầu bờ ruộng lúa sạ một lối mạ dày hơn mật độ ở của ruộng sạ, khi cần dặm thì nhổ mạ này mang tới chỗ cấy dặm. Hoặc thỉnh thoảng ở trong giữa ruộng sạ, gieo một chòm dày hơn bình thường, dặm tới đâu nhổ mạ ngay ở đó (hình 3.7). Hình 3.7. Gieo mạ dự phòng ở trong ruộng sạ 13 1.3. Xác định diện tích ruộng cần cấy dặm: 1.3.1. Quan sát diện tích ruộng cần cấy dặm a. Trường hợp ruộng chỉ còn rất ít cây lúa (hình 3.8). Sau khi sạ, ruộng bị ngập nước, ốc bươu vàng ăn chỉ còn rất ít cây lúa trên ruộng. Hình 3.8. Ruộng chỉ còn rất ít cây lúa b. Trường hợp cả vùng ruộng không còn cây lúa nào (hình 3.9). Thậm chí ốc ăn trống cả vùng không có cây lúa nào. Cả hai trường hợp ruộng lúa như hình 3.8 và hình 3.9 đều cần phải cấy dặm. Hình 3.9. Ruộng bị trống cả vùng không có cây lúa nào 1.3.2. Đo và tính diện tích ruộng cần cấy dặm: Đo từng diện tích chỗ trống trong ruộng. Sau đó cộng tổng toàn bộ diện tích các chỗ trống trong ruộng đã đo thì được diện tích ruộng cần dặm. Lưu ý: - Đo cả những khoảng ruộng còn ít cây lúa như hình 3.8 và hình 3.10 vì ruộng này vẫn phải cấy dặm. - Có được diện tích ruộng cần dặm là cơ sở để chuẩn bị mạ và nhân công dặm lúa. Hình 3.10. Ruộng còn ít cây lúa thế này phải tính là diện tích cần cấy dặm 14 1.4. Chuẩn bị nhân công để cấy dặm Từ diện tích ruộng cần dặm, tính lượng nhân công cần để chuẩn bị đủ nhân công. Thời gian dặm lúa càng nhanh càng tốt, chính vì vậy phải chuẩn bị đủ nhân công để tập trung dặm lúa (hình 3.11), tránh tình trạng thiếu nhân công, dặm lúa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của ruộng lúa Hình 3.11. Nhiều nhân công tập trung dặm lúa 1.5. Chuẩn bị mạ để cấy dặm 1.5.1. Lấy mạ ngay trong ruộng sản xuất để cấy dặm Có nhiều cách chuẩn bị mạ: Nếu ruộng lúa bị trống ít, lấy mạ ngay trong ruộng sản xuất (hình 3.12) để cấy dặm thì tỉa những cây mạ ở những chỗ dày, cấy vào chỗ thưa hay chỗ không có cây lúa. Hình 3.12. Lấy mạ ngay trong ruộng để cấy dặm 1.5.2. Lấy mạ từ bên ngoài ruộng sản xuất để cấy dặm - Ruộng lúa bị trống nhiều (hình 3.13), phải lấy mạ từ bên ngoài để cấy dặm. Hình 3.13. Ruộng lúa bị trống nhiều phải lấy mạ từ bên ngoài để cấy dặm 15 - Lấy mạ từ mạ gieo dự phòng: Mạ gieo dự phòng (hình 3.14) đã được gieo trước khi gieo trồng ở ruộng sản xuất khoảng 3 ngày (gieo mạ sân) hay 6 ngày (gieo mạ ở ruộng ướt). Hình 3.14. Mạ gieo dự phòng ở trên sân để cấy dặm 1.6. Tiến hành cấy dặm 1.6.1. Để mạ vào chỗ ruộng cần cấy dặm: Ruộng lúa bị trống nhiều. Trước khi dặm, phải lấy mạ từ bên ngoài. Sau khi đã có mạ thì để mạ vào những chỗ ruộng trống trước khi cấy dặm (hình 3.15). Hình 3.15. Để mạ vào chỗ ruộng trống 1.6.2. Cấy mạ vào chỗ ruộng cần cấy dặm: Sau khi đã để mạ vào nơi ruộng bị trống, chúng ta dùng mạ đó cấy dặm vào những nơi ruộng bị trống (hình 3.16) hay vào nơi cây lúa trong ruộng bị mất Hình 3.16. Cấy dặm vào những nơi cây lúa trong ruộng bị mất 16 1.6.3. Dặm lúa bằng chạc ba Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, dùng dụng cụ để dặm lúa ở ruộng sạ gọi là chạc ba. Khi dặm: lấy cây chạc ba móc tỉa những cây lúa ở chỗ dày của ruộng, đặt vào nơi không có cây lúa (hình 3.17), dặm lúa bằng dụng cụ này, không phải cúi, nên người dặm lúa không bị đau lưng Hình 3.17. Dặm lúa sạ bằng chạc ba 1.6.4. Tổ chức cấy dặm Trường hợp diện tích ruộng lớn và phải dặm nhiều nên tổ chức nhiều người dặm lúa (hình 3.18) để rút ngắn thời gian dặm. Hình 3.18. Nhiều người dặm lúa trên cùng diện tích để rút ngắn thời gian dặm 1.7. Bón phân sau dặm Những chỗ mới cấy dặm, lúa thường sinh trưởng phát triển chậm hơn, nên bón thêm phân đạm (urea) vào những chỗ ruộng mới cấy dặm đó (hình 3.19) để lúa sinh trưởng phát triển kịp với những cây lúa khác trong ruộng. Bón thêm 1kg urea trên 100 m2. Hình 3.19. Bón phân ure cho lúa cấy dặm 17 Tóm lại: Toàn bộ bài dặm lúa được tổng hợp như sơ đồ 3.1 sau đây: Sơ đồ 3.1. Quá trình cấy dặm lúa Tìm hiểu thế nào là cấy dặm lúa Gieo mạ dự phòng để cấy dặm Khái niệm Xác định thời gian và điều kiện cấy dặm lúa vào ruộng Tiến hành cấy dặm Chuẩn bị gieo mạ dự phòng để cấy dặm Xác định ngày gieo mạ dự phòng để cấy dặm Để mạ vào chỗ ruộng cần cấy dặm Cấy mạ vào chỗ ruộng cần cấy dặm Dặm lúa bằng chạc ba Tổ chức cấy dặm Quan sát diện tích ruộng cần cấy dặm Đo và tính diện tích ruộng cần cấy dặm Chuẩn bị mạ để cấy dặm Chuẩn bị mạ để cấy dặm ngay trong ruộng sản xuất Chuẩn bị mạ để cấy dặm từ bên ngoài ruộng sản xuất Xác định diện tích ruộng cần cấy dặm Bón phân sau cấy dặm Chuẩn bị nhân công để dặm lúa Xác định lượng mạ gieo dự phòng để cấy dặm 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1. Dặm lúa ở ruộng sạ vào thời điểm nào là thích hợp? a) Sau khi sạ 10-15 ngày. b) Sau khi sạ 18-22 ngày. c) Sau khi sạ 25 ngày. Bài tập 2. Dặm lúa ở ruộng cấy vào thời điểm nào là thích hợp? a) Sau khi cấy 05 - 07 ngày. b) Sau khi cấy 10-14 ngày. c) Sau khi cấy 15 ngày. Bài tập 3. Diện tích lúa trong ruộng bị trồng như thế nào thì cần phải dặm? a) Diện tích lúa bị trống nhỏ hơn 1m2. b) Diện tích lúa bị trống lớn hơn 1m2. c) Cả a và b. Bài tập 4. Sau khi dặm, cần bón thêm phân nào cho chỗ ruộng mới dặm? a) Phân urea. b) Phân lân. c) Phân kali. Bài tập 5. Tính diện tích ruộng lúa cần dặm và tính số người để dặm lúa trong 2 ngày. Biết rằng mỗi người một ngày dặm được 200m2, các khoảng trống cần cấy dặm trong 3 ha ruộng lúa nhà bác Nguyễn Thị Liêm ở Ô Môn- Cần Thơ, sau khi sạ 18 ngày đã đo được diện tích trống cần phải dặm như sau: Khoảng trống 1: Có chiều dài là 12m, Chiều rộng là 7 m Khoảng trống 2: Có chiều dài là 22 m, Chiều rộng là 14 m Khoảng trống 3: Có chiều dài là 26m, Chiều rộng là 12 m Khoảng trống 4: Có chiều dài là 17m, Chiều rộng là 14 m Khoảng trống 5: Có chiều dài là 26 m, Chiều rộng là 25 m Bài tập 6. Chuẩn bị mạ và cấy dặm vào ruộng bị trống C. Ghi nhớ: Quan sát, đo và tính diện tích lúa cần dặm trong ruộng lúa; Dặm lúa kín hết khoảng bị trống trong ruộng lúa. 19 Bài 02: ĐIỀU CHỈNH NƯỚC CHO LÚA “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, điều này nói lên vai trò quan trọng của nước đối với cây trồng nói chung và đối với cây lúa nói riêng mà đặc biệt là cây lúa lại sống trong môi trường nước. Mặc dù sống trong môi trường nước nhưng mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau thì cây lúa có nhu cầu nước khác nhau, nếu thiếu hay thừa nước thì đều ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa. Chính vậy những người làm nghề trồng lúa năng suất cao cần điều chỉnh nước cho lúa sao cho vừa tiết kiệm nước vừa đảm bảo cho cây lúa phát triển tốt, năng suất cao. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Trình bày được nhu cầu nước trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa; - Điều chỉnh nước phù hợp với yêu cầu từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa; - Điều chỉnh ướt khô xen kẽ để tiết kiệm nước và để cây lúa sinh trưởng, phát triển thuận lợi. A. Nội dung 2.1. Xác định nhu cầu nước của cây lúa Lúa là cây trồng sống trực tiếp trong môi trường nước, nhưng ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau thì cây lúa cũng cần lượng nước khác nhau. Để đáp ứng nước phù hợp với nhu cầu của cây lúa, đảm bảo cho cây lúa phát triển tốt và tiết kiệm nước, chúng ta hãy xác định nhu cầu nước của cây lúa ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau như thế nào? 2.1.1. Xác định nhu cầu nước của cây lúa từ sau gieo đến 10 ngày a. Xác định nhu cầu nước của cây lúa ở giai đoạn nảy mầm (hình 3.20): Hạt giống mới được gieo xuống ruộng (hình 3.20a), cho đến 2-3 ngày sau gieo (hình 3.20b), ruộng chỉ cần độ ẩm bão hòa. Bị ngập nước ở giai đoạn này còn ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc mầm của hạt, thậm chí mầm không mọc được. Hình 3.20 a. Ruộng lúa bắt đầu sạ Hình 3.20 b. Ruộng lúa sạ được 3 ngày Hình 3.20. Độ ẩm đủ cho cây lúa mọc mầm ở ruộng 20 b. Xác định nhu cầu nước của cây lúa sau sạ 5-20 ngày - Sau sạ từ 5-7 ngày: Cây lúa cần lớp nước mỏng săm sắp mặt ruộng (hình 3.21). Hinh 3.21. Cây lúa cần lớp nước mỏng săm sắp mặt ruộng - Lúc này ruộng bị khô sẽ tổn thương đến rễ lúa, nên không thể để ruộng khô nứt nẻ như hình 3.22. Hình 3.22. Ruộng bị khô sẽ làm tổn thương đến rễ lúa - Để bộ rễ lúa không tổn thương, phải luôn duy trì lớp nước trên mặt ruộng (hình 3.23), đồng thời có tác dụng cho cây lúa hấp thụ phân bón dễ dàng và ém không cho hạt cỏ dại mọc. Hình 3.23. Duy trì lớp nước kín mặt ruộng 21 - Duy trì lớp nước ở mặt ruộng cho đến khi cây lúa được 20 ngày sau gieo (hình 3.24). Hình 3.24. Tiếp tục duy trì lớp nước kín mặt ruộng đến 10-20 ngày sau gieo - Đối với ruộng mạ, sau gieo 5-7 ngày cũng chỉnh mực nước săm sắp mặt ruộng như hinh 3.25. Hình 3.25. Mực nước săm sắp mặt ruộng mạ sau gieo 5-7 ngày 2.1.2. Xác định nhu cầu nước của cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh a. Xác định nhu cầu nước của cây lúa sau sạ 20 -25 ngày: -Lúc này cây lúa bắt đầu bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Chỉ cần mực nước săm sắp mặt ruộng (hình 3.26). Nước ngập sâu cây lúa đẻ nhánh yếu. Hình 3.26. Mực nước cây lúa cần sau sạ từ 20-25 ngày 22 b. Xác định nhu cầu nước của cây lúa trong giai đoạn đẻ nhánh: Mực nước trong ruộng từ 3-5cm (hình 3.27). Hình 3.27. Mực nước cây lúa cần ở giai đoạn đẻ nhánh từ 3-5cm c. Xác định nhu cầu nước của cây lúa sau giai đoạn đẻ nhánh: Từ 30-40 ngày sau sạ (hình 3.28), tức là sau giai đoạn đẻ nhánh. Lúc này để ruộng cạn, mặt ruộng không có nước, ruộng lúa khô ráo, thông thoáng, các lá già bên dưới khô, ít bị bệnh Hình 3.28. Mực nước cây lúa cần sau sạ từ 30-40 ngày 2.1.3. Xác định nhu cầu nước của cây lúa ở giai đoạn trỗ Ở giai đoạn lúa trỗ, mực nước trong ruộng từ 5-10cm (hình 3.29) là vừa. Ruộng khô lúa sẽ bị lép nhiều, ruộng ngập nước sâu (trên 20 cm), ảnh hưởng đến trỗ bông, thậm chí bị thối đòng. Hình 3.29. Mực nước trong ruộng cho lúa ở giai đoạn trỗ 23 2.1.4. Xác định nhu cầu nước của cây lúa ở giai đoạn lúa chín a. Xác định nhu cầu nước của cây lúa ở thời kỳ chín sữa: Ở thời kỳ chín sữa, cây lúa vẫn cần nước, mực nước trong ruộng từ 3-5cm (hình 3.30) là vừa. Hình 3.30. Mực nước lúa cần ở thời kỳ chín sữa b. Xác định nhu cầu nước của cây lúa ở thời kỳ chín sáp: Đầu thời kỳ chín sáp tức là sau khi trỗ khoảng 10 ngày, để nước săm sáp mặt ruộng. Đến cuối thời kỳ chín sáp (sau trỗ 20 ngày) bắt đầu rút cạn hết nước ở mặt ruộng (hình 3.31). Hình 3.31. Mực nước lúa cần ở thời kỳ chín sáp c. Xác định nhu cầu nước của cây lúa ở thời kỳ chín hoàn toàn: Ở thời kỳ chín hoàn toàn, lúa không cần nước, chỉ cần độ ẩm đất của ruộng lúa từ 60- 70% (hình 3.32), đến khi thu hoạch được, ruộng khô sẽ dễ dàng cho thu hoạch. Hình 3.32. Lúa chỉ cần ẩm độ đất 60-70% ở thời kỳ chín hoàn toàn 24 2.2. Chuẩn bị tưới (tiêu) nước cho lúa 2.2.1. Chuẩn bị phương tiện tưới (tiêu) nước cho lúa a. Chuẩn bị dụng cụ tưới (tiêu) đơn giản: Trường hợp những mảnh ruộng gần kề mương dẫn nước và diện tích nhỏ (dưới 100m2) hoặc khi không có điều kiện bơm nước bằng máy, phải chuẩn bị các dụng cụ đơn giản như gàu tát, xô, chậu (thau) để tưới nước cho lúa. - Gàu sòng (hình 3.33a): Là dụng cụ đan bằng nan tre, có hình gàu, gắn với cây cán, dùng để tát nước cho lúa. Hình 3.33a. Chuẩn bị gàu sòng để tát nước - Gàu dây (hình 3.33b): Là dụng cụ đan bằng nan tre, dạng hình trụ, đáy gàu hình chóp, miệng gàu được gắn 4 sợi dây, cũng dùng để tát nước cho lúa. Hình 3.33b. Chuẩn bị gàu dây để tát nước Người ta còn dùng chậu (hình 3.33c), xô để tát nước ở những ruộng nhỏ, điều kiện nước khó khăn, không thể tát bằng gàu hay các phương tiện khác được. Hình 3.33c. Chuẩn bị chậu để tát nước 25 b. Chuẩn bị máy bơm nước: Diện tích ruộng lớn, từ vài trăm m2 trở lên phải chuẩn bị máy bơm để tưới (tiêu) nước cho ruộng lúa (hình 3.33d). Trường hợp cơ sở sản xuất không có thì phải thuê mượn để chủ động tưới (tiêu) nước cho lúa. Hình 3.33d. Chuẩn bị máy bơm nước 2.2.2. Chuẩn bị mương tưới tiêu nước: Trong quá trình trồng lúa, đặc biệt trước khi tưới hay tiêu nước cho lúa cần phải chuẩn bị sẵn sàng mương tưới (tiêu) nước (hình 3.34). Hình 3.34. Chuẩn bị mương tưới (tiêu) nước cho lúa 2.2.3. Chuẩn bị đặt sẵn máy bơm nước: Trước khi tưới nước cho lúa bằng máy bơm nước, phải đặt trước máy bơm (hình 3.35) để khi cần là sử dụng được ngay. Hình 3.35. Chuẩn bị đặt sẵn máy bơm nước 26 2.2.4. Sử dụng phương tiện tưới nước cho lúa a. Sử dụng gàu dây để tưới nước cho lúa: Khi tát nước, có hai người, mỗi người đứng một bên cầm hai sợi dây của gàu, cùng đưa gàu múc nước và cùng tưới nước vào ruộng lúa (hình 3.36). Hình 3.36. Tưới nước cho lúa bằng gàu dây b. Sử dụng gàu sòng để tưới nước cho lúa: Khi tát nước bằng gàu sòng, dùng dây treo gàu vào 3 cây cột cắm làm điểm tựa (hình 3.37). Ngưới tát nước cầm cán gàu điều khiển múc nước tát lên ruộng lúa. Hình 3.37. Tưới nước cho lúa bằng gàu sòng c. Sử dụng máy bơm để tưới nước cho lúa: Máy bơm nước đã được chuẩn bị sẵn ở mương nước đầu bờ ruộng, khi cần tưới nước cho lúa, chỉ việc cho nhiên liệu vào máy và nổ máy để bơm nước (hình 3.38). Trường hợp không có máy bơm nước hay không tự sử dụng máy bơm được phải thuê người để bơm nước tưới cho lúa. Hình 3.38. Tưới nước cho lúa bằng máy bơm nước 27 2.3. Điều chỉnh nước cho lúa Sau khi xác định lượng nước cần trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa và chuẩn bị phương tiện tưới tiêu. Chúng ta áp dụng để điều chỉnh nước cho cây lúa sao cho vừa tiét kiệm nước vừa có hiệu quả cao. 2.3.1. Điều chỉnh nước cho lúa sạ a. Điều chỉnh nước cho lúa mới sạ: Khi mới sạ giữ ruộng luôn ở ẩm độ bão hòa (hình 3.39) Hình 3.39. Điều chính nước cho lúa mới sạ b. Điều chỉnh nước cho lúa sau sạ 5-7 ngày: Sau sạ từ 5-7 ngày, điều chỉnh nước săm sắp mặt ruộng (hình 3.40) Hình 3.40. Điều chính nước cho lúa sau sạ 5-7 ngày c. Điều chỉnh nước cho lúa sau sạ 20-30 ngày: Sau sạ 20-30 ngày, cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh, nên phải điều chỉnh đủ nước ở mặt ruộng, mặt ruộng luôn được ngập từ 2-3 cm nước (hình 3.41). Hình 3.41. Điều chính nước cho lúa sau sạ 20-30 ngày 28 d. Điều chỉnh nước cho lúa sau sạ 30-40 ngày: - Sau khi lúa đẻ nhánh tối đa (30 ngày sau sạ). Tháo (tiêu) nước ra cho thật cạn ruộng (hình 3.42) trong vòng 10 ngày sẽ giúp cho các chất độc trong dung dịch đất theo nước di chuyển ra khỏi vùng rễ lúa. Các chất độc tích tụ trong đất sẽ bị oxid hóa, bay hơi lên làm giảm ngộ độc cho cây lúa. Nếu lúc này ruộng đang cạn thì không nhất thiết nôn nóng bơm nước vào ngay. Hinh 3.42. Tháo cạn hết nước trong ruộng lúa lúc 30-40 ngày sau sạ - Quan sát nước ở ruộng lúa khi tháo nước: Sau sạ từ 7 đến 10 ngày, dùng các ống nhựa cứng có bề dày từ 3 đến 4 mm, đường kính 15cm, chiều dài ống 30 cm. Hai phần ba của ống (20cm) được khoan các lỗ nhỏ bên hông, mỗi lỗ có đường kính khoảng 0,5-1 cm, lỗ này cách lỗ kia khoảng 5cm. Phần ống có khoan lỗ được đặt xuống đất trong ruộng lúa và móc hết đất trong ống ra cho đến tận đáy. Mỗi mảnh ruộng nên đặt ba ống để lấy số liệu trung bình ba nơi trong ruộng. Đến 30 ngày sau sạ, tháo nước cạn toàn bộ ruộng. Quan sát nước trong ống nhựa hàng ngày. Khi nào mực nước trong ống nhựa xuống sâu cách mặt ruộng 15cm thì bắt đầu bơm nước trở lại. Lưu ý: Không có nước ở mặt trong ruộng vào giai đoạn này, giúp cho các lá ủ bên dưới khô lại, tạo môi trường tiểu khí hậu dưới gốc lúa thông thoáng, giảm sâu bệnh. Tưới luân phiên giữa ngập và khô sẽ giảm chi phí tưới nước, năng suất lúa tăng cao, lợi nhuận gia tăng. e. Điều chỉnh nước cho lúa sau sạ 40-45 ngày: - Thời gian từ 40-45 ngày sau sạ, cần điều chỉnh mức nước trong ruộng như hình 3.43. Hình 3.43. Điều chỉnh nước cho lúa sau sạ 40 - 45 ngày 29 - Từ khi bắt đầu trỗ cho đến khi trỗ đều (hình 3.44), cây lúa cần rất nhiều nước. Thời gian này cần điều chỉnh mực nước trong ruộng luôn ngập từ 5- 7 cm. Lưu ý: Quan sát không được để ruộng bị hết nước trên mặt ruộng trong thời gian này. Hình 3.44. Luôn duy trì lớp nước 5-7 cm trên mặt ruộng g. Điều chỉnh nước cho lúa ở giai đoạn chín: - Thời kỳ lúa chín sữa vẫn phải duy trì lớp nước trên mặt ruộng 5-7 cm (hình 3.45). Hình 3.45. Tưới nước cho lúa ở thời kỳ chín sữa - Vào giai đoạn 10 ngày trước khi thu hoạch, cần tháo nước cạn toàn bộ ruộng để lúa chín đều, nền đất cứng giúp thu hoạch và vận chuyển lúa hạt dễ dàng, nhất là thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. - Ở những vùng đất giồng cát, phù sa cổ, ven chân núi, phù sa ven bờ sông lớn có sa cấu nhẹ, nên rút nước khoảng một tuần trước khi thu hoạch vì ruộng khô rất nhanh. - Ở vùng đất sét nặng, nhiều chất bã hữu cơ, lầy thụt, nên bắt đầu rút cạn ruộng khoảng 15 ngày trước khi thu hoạch. Nếu quanh ruộng có mương nuôi cá (hình 3.46) thì cũng nên tát cạn mương bắt cá luôn để cho ruộng mau khô. Không nên giữ nước trong mương vì như vậy chỗ trũng trong ruộng sẽ không cạn, máy móc hoạt động dễ bị sa lầy, máy di chuyển ngang mương từ ruộng này sang ruộng khác khó khăn. Hình 3.46. Rút cạn nước ở xung quanh mương để bắt cá trước khi thu lúa 30 2.3.2. Điều chỉnh nước cho mạ a. Điều chỉnh nước cho mạ gieo trên sân: Mạ gieo trên sân không giữ được nước ngập gốc mạ, nên phải luôn luôn giữ độ ẩm bão hòa (hình 3.47) cho mạ từ khi gieo đến khi mang mạ đi cấy. Hình 3.47. Luôn giữ độ ẩm bão hòa cho mạ Chú ý: Nền gieo mạ trên sân khô lúc nào tưới lúc đó (hình 3.48), trời mưa, nền gieo mạ đủ ẩm (bão hòa) thì không phải tưới. Hình 3.48. Mạ khô lúc nào tưới lúc đó b. Điều chỉnh nước cho mạ gieo ở ruộng ướt: - Khi gieo mạ ở ruộng ướt, lúc mới gieo giữ độ ẩm của ruộng bão hòa. Sau gieo 5-7 ngày, điều chỉnh nước săm sắp mặt ruộng cho đến trước khi nhổ mang đi cấy 1-2 ngày (hình 3.49). Hình 3.49. Tưới nước săm sắp mặt ruộng - Đến khi nhổ mạ mang đi cấy, giữ nước ở ruộng mạ cao 5- 10cm (hình 3.50), để cho dễ nhổ mạ và nhổ mạ xong còn rửa đất ở gốc mạ. Hình 3.50. Giữ nước ở ruộng mạ cao 5-10cm 31 2.3.3. Điều chỉnh nước ở ruộng khi cấy lúa a. Điều chỉnh nước ở ruộng để cấy mạ nhổ: Mạ gieo ở ruộng ướt, khi nhổ để cấy, cây mạ thường cao 20-30cm, bởi vậy lúc cấy nên giữ lớp nước ở mặt ruộng cao 3-5cm (hình 3.51). Có lớp nước này, cây mạ nhanh bén rễ hồi xanh hơn. Hình 3.51. Lớp nước ở mặt ruộng cao 3-5cm khi cấy b. Điều chỉnh nước ở ruộng để cấy mạ sân (mạ xúc): Mạ gieo trên sân thường sau gieo từ 9-13 ngày là cấy được, nên cây mạ còn rất ngắn (khoảng 8-12cm), chính vậy khi cấy phải điều chỉnh nước ở mặt ruộng cạn hết như hình 3.52, để vừa dễ cấy và cây mạ không bị ngập. Hình 3.52. Điều chỉnh nước ở ruộng khi cấy mạ sân sau gieo 10 ngày 32 c. Điều chỉnh nước ở ruộng sau khi cấy xong: - Sau khi cấy xong mạ gieo trên sân, điều chỉnh nước săm sắp mặt ruộng để cây lúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi (hình 3.53). Luu ý: Không để nước cạn, cây lúa khó bén rễ, nước cao (sâu) cây lúa bị ngập Hình 3.53. Điều chỉnh nước ở ruộng sau khi cấy xong mạ gieo trên sân - Sau khi cấy xong mạ gieo ở ruộng ướt, cây mạ cao, nên vẫn duy trì mức nước ở ruộng từ 3-5cm như lúc đang cấy (hình 3.54). Hình 3.54. Điều chỉnh nước ở ruộng sau khi cấy xong mạ gieo ruộng ướt 2.4. Quản lý bờ để giữ nước Trong quá trình tưới tiêu nước cho cây lúa, chúng ta phải thường xuyên kiểm tra bờ và đắp lại những nơi bờ nhỏ, thấp (hình 3.55) để giữ nước, không cho nước ra, vào ruộng sau khi đã điều chỉnh nước ở ruộng trong từng thời kỳ tưới (tiêu). Hình 3.55. Đắp lại bờ ruộng để giữ nước 33 Tóm lại: Tổng hợp bài Điều chỉnh nước cho lúa vừa nêu trên như sơ đồ 4.2 sau đây: Sơ đồ 4.2. Quá trình tưới tiêu nước cho cây lúa Xác định nhu cầu nước của cây lúa Xác định nhu cầu nước của cây lúa từ sau sạ đến 10 ngày Xác định nhu cầu nước của cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh Xác định nhu cầu nước của cây lúa ở giai đoạn trỗ Xác định nhu cầu nước của cây lúa ở giai đoạn chín Điều chỉnh nước cho lúa Điều chỉnh nước cho lúa sạ Điều chỉnh nước cho mạ Điều chỉnh nước cho lúa cấy Quản lý bờ để giữ nước Chuẩn bị tưới tiêu nước cho lúa Chuẩn bị phương tiện để tưới (tiêu) nước cho lúa Chuẩn bị đặt sẵn máy bơm nước Sử dụng phương tiện tưới nước cho lúa Chuẩn bị mương tưới (tiêu) nước 34 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1. Giai đoạn nảy mầm nhu cầu nước của cây lúa cần: a) Độ ẩm của ruộng 60-70%. b) Độ ẩm của ruộng bão hòa. c) Mực nước săm sắp mặt ruộng. Bài tập 2. Giai đoạn 30-40 ngày sau sạ, nhu cầu nước của cây lúa cần: a) Mực nước săm sắp mặt ruộng b) Mực nước cao 3-5cm trên mặt ruộng.. c) Mực nước thấp hơn mặt ruộng từ 10-15 cm. Bài tập 3. Ở những giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước? a) Giai đoạn nảy mầm. b) Giai đoạn 10-20 ngày và 40-60 ngày sau gieo . c) Giai đoạn lúa chín sáp và chín hoàn toàn. Bài tập 4. Gieo mạ sân thì tưới nước cho mạ như thế nào? a) Luôn giữ ở độ ẩm bào hòa. b) Tưới ngập gốc mạ. c) Cả a và b. Bài tập 5. Thời kỳ lúa chín hoàn toàn, nên chỉnh nước trong ruộng lúa như thế nào? a) Ruộng cạn nước, độ ẩm ruộng 60-70%. b) Ruộng ngập nước 2-3 cm. c) Ruộng ngập nước 4-5 cm. Bài tập 6. Tính chiều dài của bờ ruộng cần sửa (đắp lại) để giữ nước cho ruộng lúa. Bờ ruộng có 4 đoạn cần sửa như sau: Đoạn 1: 16 mét; Đoạn 2: 25 mét; Đoạn 3: 37 mét và Đoạn 4: 18 mét. Chia đều tổng đoạn bờ này cho 6 nhóm học viên (mỗi nhóm 5 người) để sửa (đắp) bờ giữ nước cho ruộng lúa. C. Ghi nhớ: Xác định lượng nước cây lúa cần trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa 35 Bài 03: LÀM CỎ CHO LÚA Cỏ dại luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Bởi cỏ dại gây những tác động không tốt như: Cỏ dại cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng và nước làm cho cây lúa không đủ điều kiện sống nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp, phẩm chất kém. Cỏ dại ảnh hưởng đến hệ thống tưới tiêu: các loài cỏ dại thường xuyên mọc trên các bờ mương của hệ thống tưới tiêu, hệ thống thủy lợi, chúng phát triển nhanh làm cản trở dòng chảy hoặc làm tắc nghẽn hệ thống tưới tiêu, ảnh hưởng đến việc tưới và tiêu nước cho lúa. Một số cỏ dại còn là ký chủ của sâu bệnh hại và cỏ dại còn tạo điều kiện sinh thái thích hợp cho sự phát triển của sâu bệnh. Cỏ dại làm tăng giá thành của sản phẩm vì phải tốn thêm công và phương tiện máy móc, nhiên liệu, hóa chất để trừ cỏ dẫn đến tăng chi phí, tăng giá thành trong sản xuất nông nghiệp. Có nhiều loại cỏ dại hại lúa và cũng có nhiều cách phòng trừ khác nhau. Hiểu biết rõ về cỏ dại, chúng ta sẽ có những biện pháp phòng trừ thích hợp, góp phần làm giảm chi phí trong sản xuất. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Xác định được tác hại của cỏ dại; - Xác định được các nhóm cỏ dại trong ruộng lúa; - Xác định được thời điểm và phương thức phòng trừ cỏ dại trong ruộng lúa; - Điều chỉnh cỏ dại trong ruộng lúa bằng biện pháp canh tác; - Chọn được thuốc để phòng, trừ cỏ dại; - Sử dụng thuốc phòng trừ cỏ dại theo nguyên tắc 4 đúng. A. Nội dung 3.1. Khái niệm về cỏ dại: Cỏ dại là những cây không trồng trọt, mọc và sinh sống được ở tất cả những nơi có thể, làm cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng xấu đến lợi ích của con người. 3.2. Tác hại của cỏ dại đối với cây lúa: Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, nước và dinh dưỡng với cây lúa làm giảm năng suất lúa. Nhiều loài cỏ dại là ký chủ trung gian của sâu, bệnh hại lúa và còn là nơi cư trú của chuột. Theo nghiên cứu của Viện lúa gạo quốc tế (IRRI), cỏ dại có thể làm giảm năng suất từ 44-96% tùy theo biện pháp canh tác lúa, ngoài ra còn làm giảm chất lượng của lúa gạo, hạt lúa bị lem lép, hạt gạo khi xay dễ bị nát. 36 3.3. Nhận dạng cỏ dại ở ruộng lúa: Cỏ dại hại lúa gồm 3 nhóm chính: 3.3.1. Nhóm cỏ dại một lá mầm: Lá hẹp dài, gân lá song song, thân tròn, rỗng, lá mọc đứng và mọc thành 2 hàng dọc theo thân như: Cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ túc (hình 3.56). Hình 3.56: Nhóm cỏ dại một lá mầm trong ruộng lúa a. Cỏ lồng vực; b. Cỏ lông công; c. Cỏ đuôi chồn; d. Cỏ túc 3.3.2. Nhóm cỏ dại cói, lác: Lá mọc thành 3 hàng dọc theo thân, thân thường cứng và có 3 cạnh: Cỏ cháo, cỏ chác, cỏ lác rận (u du), lác vuông, lác hến (hình 3.57) a. b. c. Hình 3.57. Nhóm cỏ dại cói, lác trong ruộng lúa a. Cỏ cháo; b. Cỏ lác rận; c. Cỏ chác a b c d 37 3.3.3. Nhóm cỏ dại hai lá mầm (hình 3.58): Lá thường rộng, đa dạng, gân lá sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng không song song, các loại cỏ gồm: Cỏ xà bông, rau mương, rau mác bao, rau bợ, cỏ vẩy ốc, cỏ đồng tiền Hình 3.58: Nhóm cỏ dại hai lá mầm trong ruộng lúa a. Cỏ xà bông; b. Cỏ rau mương. Cỏ vảy ốc; d. Cỏ rau bợ; e. Cỏ rau mác bao 3.4. Điều chỉnh cỏ dại ở ruộng lúa 3.4.1. Điều chỉnh nước ở ruộng để khống chế cỏ dại: Điều chỉnh nước đúng kỹ thuật, đảm bảo lúa sinh trưởng, phát triển tốt, tiết kiệm nước đồng thời cũng khống chế hạt cỏ dại không thể mọc mầm. Giữ mực nước ngập mặt ruộng (hình 3.59) sẽ có tác dụng khống chế cỏ dại. Hình 3.59. Giữ kín nước mặt ruộng sẽ hạn chế cỏ dại 3.4.2. Làm cỏ bằng tay: Là dùng tay để nhổ cỏ dại trong ruộng lúa (hình 3.60) Hình 3.60. Làm cỏ cho lúa bằng tay a b c d e 38 3.4.3. Điều chỉnh cỏ dại bằng thuốc bảo vệ thực vật a. Chuẩn bị phun thuốc trừ cỏ - Chuẩn bị bình phun, thuốc trừ cỏ, xô đựng nước: Trước khi phun thuốc phải chuẩn bị đủ bình phun, thuốc trừ cỏ và xô để lấy nước phun thuốc (hình 3.61) Hình 3.61. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc - Mặc bảo hộ: Trước khi phun thuốc cỏ nói riêng và thuốc hóa học nói chung, người trực tiếp phun thuốc cần phải trang bị bảo hộ như sau: Bước 1: Mặc áo bảo hộ: Tròng áo bảo hộ qua đầu, kéo kín xuống toàn thân (hình 3.62), thường mặc loại bằng nilon để khi phun, thuốc không bị thấm vào người. Hình 3.62. Mặc áo bảo hộ bằng nilon Bước 2: Đội nón (mũ) bảo hộ lao động: Đặt nón (mũ) bảo hộ lao động lên đầu, chỉnh nón cho cân rồi cài dây nón (hình 3.63) trước khi phun thuốc. Hình 3.63. Đội nón bảo hộ lao động Bước 3. Mang kính bảo hộ: Cài chặt hai gọng kính vào hai bên tai (hình 3.64), nên buộc sợi dây vào hai bên gọng kính để vòng sợi dây này qua đầu, phòng khi cúi xuống, kính có bị rơi thì treo lơ lửng, không bị rơi xuống đất. Mang kính bảo hộ để phun thuốc, bảo vệ tránh thuốc bay vào mắt. Hình 3.64. Mang kính bảo hộ lao động 39 Bước 4. Mang ủng bảo hộ lao động: Đi (mang, mặc) ủng bảo hộ chuyên dụng vào chân, kéo cao ủng qua đầu gối, thắt chặt dây ở miệng ủng vào chân (hình 3.65) để giữ chặt ủng ở chân khi phun thuốc, tránh không để thuốc cỏ tiếp xúc vào da chân trong khi phun thuốc. Hình 3.65. Đi ủng bảo hộ lao động Bước 5. Mang khẩu trang bảo hộ lao động: Để khẩu trang bảo hộ lao động kín miệng, mũi (hình 3.67) rồi đeo hai bên dây của khẩn trang vào hai bên tai nhằm cố định khẩu trang để phun thuốc cỏ, tránh để người phun thuốc cỏ hít phải thuốc. Hình 3.67. Mang khẩu trang bảo hộ lao động Bước 6. Mang bao tay bảo hộ lao động: Mang bao tay bảo hộ lao động kín tay (hình 3.66) để pha thuốc và phun thuốc. Bao tay này làm bằng nylon chuyên dụng dai, không rách hoặc làm bằng cao su. Hình 3.66. Mang bao tay bảo hộ lao động: Hoàn tất quá trình chuẩn bị. Trước khi phun thuốc hóa học, người phun thuốc phải chuẩn bị đủ dụng cụ, thuốc, bình phun và mang bảo hộ lao động từ nón (mũ) đến ủng (hình 3.68). Hình 3.68. Hoàn tất quá trình chuẩn bị 40 - Pha thuốc Bước 1: Đọc hướng dẫn sử dụng trước khi cho thuốc vào bình phun (hình 3.69) Hình 3.69. Đọc hướng dẫn sử dụng Bước 2. Mở nắp bình phun thuốc: Sau khi đọc hướng dẫn sử dụng, mở nắp bình phun thuốc (hình 3.70) để chuẩn bị pha thuốc. Hình 3.70. Mở nắp bình phun thuốc Bước 3. Cho một nửa số nước vào bình phun thuốc: Đong đủ lượng nước của một bình phun, nhưng chỉ cho một nửa số nước vào bình phun thuốc trước khi cho thuốc vào bình (hình 3.71). Hình 3.71. Cho một nửa số nước vào bình phun thuốc Bước 4. Cho thuốc vào bình phun: Sau khi đã cho một nửa lượng nước vào bình phun thuốc. Lấy dụng cụ có định sẵn thể tích để đong (lường) thuốc cỏ (hình 3.72) Hình 3.72. Đong (lường) thuốc cỏ 41 Bước 5. Đổ thuốc cỏ vào bình phun: Sau khi lường thuốc xong, đổ thuốc vào bình phun đã có một nửa lượng nước (hình 3.73) Hình 3.73. Đổ thuốc vào bình phun Bước 6. Đổ nốt lượng nước còn lại vào bình phun: Sau khi cho thuốc vào bình phun đã có một nửa lượng nước, dùng dụng cụ khuấy cho thuốc tan đều, rồi tiếp tục cho nốt chỗ nước còn lại vào bình phun (hình 3.74). Hình 3.74. Đổ nốt lượng nước còn lại vào bình phun Bước 7. Đậy nắp bình phun thuốc: Sau khi cho đủ nước, thuốc vào bình phun, chúng ta đậy kín nắp bình thuốc (hình 3.75) và vặn nắp bình thuốc thật chặt. Hình 3.75. Đậy nắp bình phun thuốc - Chuẩn bị phun thuốc: Sau khi pha thuốc, cần một số thao tác trước khi phun thuốc hóa học như sau: Bước 1. Lắc bình thuốc: Trước khi phun thuốc, dùng hai tay đỡ hai bên thành bình thuốc (hình 3.76), lắc bình nghiêng qua, nghiêng lại cho thuốc cỏ đã pha trong bình phun không bị lắng đọng. Hình 3.76. Lắc bình thuốc 42 Bước 2. Khởi động bình phun: Kéo dây để động cơ của bình phun thuốc khởi động (hình 3.77). Hình 3.77. Khởi động bình phun thuốc Bước 3. Đeo bình thuốc lên vai Sau khi khởi động bình xong, đeo bình thuốc lên vai. Trước tiên, máng một bên quai bình vào một bên vai (hình 3.78), rồi máng tiếp bên quai còn lại vào vai bên kia, bình thuốc đã được ở trên lưng người phun thuốc và được giữ chặt bằng hai quai đeo vào hai bên vai. Hình 3.78. Đeo bình thuốc lên vai Bước 4. Chỉnh pét của bình phun (hình 3.79). Trước khi phun, kiểm tra lần cuối pét của vòi phun, chỉnh lại cho thuốc ra đều để bắt đầu phun thuốc. Hình 3.79. Chỉnh pét của bình phun 43 b. Điều chỉnh cỏ dại ở ruộng lúa bằng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm: - Phun thuốc trừ cỏ dại tiền nảy mầm ở ruộng lúa: Sau khi sạ (hoặc cấy) 1-4 ngày, dùng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm để phun cho ruộng lúa (hình 3.80), sau phun 2-3 ngày cho nước ngập mặt ruộng sẽ có tác dụng hạn chế cỏ dại. Pha 50-60 ml thuốc sofít/ bình 16 lít, phun 2 bình/1000m2 ruộng. Hình 3.80. Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm cho ruộng lúa sau sạ 01 ngày - Rải thuốc trừ cỏ dại tiền nảy mầm ở ruộng lúa: Sau khi cấy (hoặc sạ) 1-4 ngày, dùng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm trộn với phân hay cát để rải cho ruộng lúa (hình 3.81), sau rải 2-3 ngày cho nước ngập mặt ruộng sẽ có tác dụng hạn chế cỏ dại. Dùng Acenidax 17WP trộn 1 gói 15 gam với 1kg, rải đều cho 360 m2 ruộng. Hình 3.81. Rải thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm cho ruộng lúa sau cấy 01 ngày c. Điều chỉnh cỏ dại ở ruộng lúa bằng thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm: Trường hợp ruộng vẫn còn cỏ sau khi sạ từ 7-20 ngày, dùng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm để phun cho ruộng lúa (hình 3.81a và 3.81b), thuốc cỏ hậu nảy mầm có tác dụng chọn lọc sẽ diệt hết các cây cỏ trong ruộng, sau phun 2-3 ngày cho nước ngập hết mặt ruộng, lúc này lúa đã lớn dần, che phủ mặt đất, cỏ dại không còn cơ hội để mọc (liều lượng và tên thuốc xem hình 3.85 trang 45). Hình 3.82 a. Phun thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm ở ruộng lúa sau sạ 09 ngày Hình 3.82b. Phun thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm ở ruộng lúa sau sạ 12 ngày 44 d. Sử dụng thuốc trừ cỏ theo nguyên tắc 4 đúng: Trừ cỏ cho lúa bằng thuốc cỏ có nhiều ưu điểm là hiệu quả diệt cỏ cao, diệt cỏ sớm từ đầu vụ nên cỏ chưa cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sánh với lúa, giải quyết vấn đề thiếu lao động làm cỏ Tuy nhiên, để sử dụng thuốc trừ cỏ cho lúa đạt hiệu quả cao nhất, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Dùng đúng loại thuốc trừ cỏ lúa: Cỏ dại trên mỗi ruộng lúa thường không giống nhau. Điều cần thiết trước hết là phải biết được thành phần cỏ trên ruộng gồm những loài cỏ nào để chọn loại thuốc có phổ tác dụng thích hợp. Nếu ruộng chỉ có cỏ một lá mầm thì dùng thuốc chuyên trừ cỏ một lá mầm. Nếu ruộng có cỏ thuộc nhóm cói lác và cỏ hai lá mầm chiếm đa số thì dùng thuốc diệt cỏ cói lác và cỏ hai lá mầm. Nếu ruộng có cả 3 nhóm cỏ thì dùng thuốc diệt cỏ phổ rộng. Chú ý xem xét điều kiện của ruộng, nhất là mặt bằng và khả năng chủ động nước, để đáp ứng yêu cầu của loại thuốc sử dụng. - Dùng thuốc trừ cỏ lúa đúng thời điểm: + Thuốc trừ cỏ lúa tiền nẩy mầm tác động diệt cỏ khi hạt cỏ chưa hoặc đang nẩy mầm, cho nên cần phun sớm sau khi làm đất hoặc sau khi gieo cấy 1 - 4 ngày. + Thuốc trừ cỏ lúa hậu nẩy mầm tác động khi hạt cỏ đã mọc thành cây, thường dùng sau khi gieo cấy lúa từ 6 - 20 ngày. Có loại thuốc tác động khi cây cỏ còn nhỏ dưới 2 lá gọi là thuốc hậu nẩy mầm sớm, thường dùng sau khi gieo cấy từ 6-10 ngày. Cần tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất cho từng loại thuốc để phun cho đúng giai đoạn sinh trưởng của cỏ dại và cây lúa. - Dùng thuốc trừ cỏ lúa đúng liều lượng: Tính toán pha đúng lượng thuốc cần cho mỗi bình phun và phun đủ số bình cho một đơn vị diện tích theo khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc. Khi sử dụng ở liều lượng quá cao hoặc phun chồng lối, một số thuốc trừ cỏ có thể gây ngộ độc cho lúa làm lúa bị cháy lá, lùn, còi cọc thậm chí bị chết. Nhưng nếu dùng ở liều lượng thấp cỏ không chết, hiệu quả trừ cỏ thấp. Thuốc cỏ dùng để rải nên trộn với cát hay phân bón để rải cho đều khắp ruộng. - Dùng thuốc trừ cỏ lúa đúng cách: Tùy theo đặc tính của thuốc cỏ là lưu dẫn qua thân lá hoặc hấp thụ qua rễ mà tuân thủ theo những hướng dẫn theo yêu cầu riêng của từng loại thuốc. Cần chú ý phải chuẩn bị mặt ruộng bằng phẳng, quản lý nước trước và sau khi phun hay rải thuốc cỏ là hết sức quan trọng để phát huy tối đa tác dụng diệt cỏ của thuốc. Không nên phun thuốc cỏ khi trời nắng nóng, đang có gió to hay sắp mưa. Sau khi phun thuốc cỏ l – 3 ngày cần cho nước vào ngập săm sắp mặt ruộng lúa để tăng hiệu lực của thuốc. Lưu ý khi chọn thuốc trừ cỏ: Chọn lựa một loại thuốc trừ cỏ lúa để sử dụng, chúng ta có thể chọn lựa theo những tiêu chí sau: - Hiệu quả trừ cỏ cao, diệt được những loài cỏ chính trong ruộng lúa. - Có tính chọn lọc cao, an toàn cho cây lúa, con người, động vật thủy sinh và côn trùng có ích. - Điều kiện sử dụng dễ dàng, thích hợp với đặc điểm, khả năng canh tác và giá cả hợp lý. 45 e. Một số loại thuốc trừ cỏ hiệu quả và phù hợp rộng rãi với nhiều vùng trồng lúa: - Thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm: + Sofit (hình 3.83), dạng thuốc nước dùng để phun 60 ml cho một bình 16 lít, phun 02 bình cho 1000m2 ruộng. Hình 3.83. Thuốc cỏ tiền nảy mầm Sofit + ACENIDAX 17 WP: Dùng để rải cho ruộng lúa sau cấy hay sạ 4-5 ngày. Dùng một gói 15 gam thuốc (hình 3.84) trộn đều với 1 kg cát (hay 1 kg lân hoặc 1 kg đất bột) rải đều cho 360 m2. Hình 3.84. Thuốc cỏ tiền nảy mầm ACENIDAX 17 WP - Thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm sớm: Cantanil 550 EC (hình 3.85): Có tác dụng diệt cỏ từ 7-12 ngày sau mọc, pha 60 ml cho bình 16 lít và phun 2 bình trên 1000 m2. Hình 3.85. Thuốc cỏ hậu nảy mầm caltanil 550 EC 46 Tóm lại: Tổng hợp bài học Làm cỏ cho lúa vừa nêu trên như sơ đồ 3.3 sau đây: 1 2 3 4 Sơ đồ 3.3. Thực hiện phòng trừ cỏ dại hại lúa Khái niệm về cỏ dại Nhận biết cỏ dại ở ruộng lúa Nhóm cỏ dại một lá mầm Nhóm cỏ dại cói lác Nhóm cỏ dại hai lá mầm Điều chỉnh cỏ dại cho ruộng lúa Tác hại của cỏ dại Điều chỉnh nước ở ruộng lúa để khống chế cỏ dại Làm cỏ bằng tay Điều chỉnh cỏ dại bằng thuốc bảo vệ thực vật 47 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1. Tác hại của cỏ dại đối với cây lúa như thế nào? a) Cạnh tranh dinh dưỡng với cây lúa. b) Cạnh tranh nước và ánh sáng với cây lúa. c) Là ký chủ và môi trường tốt cho sâu, bệnh, động vật hại lúa phát triển. d) Cả a; b và c. Bài tập 2. Trong ruộng lúa có những nhóm cỏ dại chính nào? a) Nhóm cỏ một lá mầm b) Nhóm cỏ dại cói, lác c) Nhóm cỏ hai lá mầm. d) Cả a; b và c. Bài tập 3. Điều chỉnh cỏ dại cho ruộng lúa bằng phương pháp nào sau đây? a) Điều chỉnh nước ở ruộng lúa để không chế cỏ dại. b) Làm cỏ bằng tay. c) Điều chỉnh cỏ dại bằng thuốc hóa học. d) Cả a; b và c. Bài tập 4. Tính lượng thuốc Sofit trừ cỏ tiền nảy mầm để pha cho một bình phun có dung tích là 16 lít và phải phun cho 1000m2 là bao nhiêu bình. Biết rằng theo hướng dẫn ở nhãn chai thuốc thì pha cho một bình 8 lít là 30 ml và phun 4 bình cho 1000m2. Sau khi pha xong thuốc. phun thuốc vừa pha đó cho ruộng lúa. C. Ghi nhớ: Bất kỳ phun loại thuốc diệt cỏ nào cũng không được phun chồng mí 48 Bài 04: BÓN PHÂN CHO LÚA “Nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây”, đúng vậy, bón phân là một trong những nghệ thuật chăm sóc cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, mặc dù trong thực tế trồng lúa đã có những loại phân bón, công thức phân bón cho lúa. Tuy nhiên lúc áp dụng để chọn phân bón, chọn thời điểm bón và cách bón phân... thì lại là cả một vấn đề cần phải quan tâm để bón phân cho lúa sao cho đạt hiệu quả cao nhất, đó là mục tiêu của bài “Bón phân cho lúa”. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Xác định được dinh dưỡng đối với cây lúa; - Xác định được các giai đoạn cần phân bón của cây lúa; - Xác định được loại phân bón thích hợp; - Tính được lượng phân bón và bón phân cho lúa theo nguyên tắc 5 đúng. A. Nội dung: 4.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa cần nhiều nhất 3 nguyên tố dinh dưỡng là đạm (N), lân (P) và kali (K) và chúng được gọi là nguyên tố đa lượng. Chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên tố đa lượng đối với cây lúa như sau: 4.1.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng đạm của cây lúa: b. Vai trò dinh dưỡng đạm của cây lúa: - Thiếu đạm: Đạm là nguyên tố quan trọng nhất đối với đời sống cây lúa. Thiếu đạm cây thấp, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, lúc đầu lá có màu vàng nhạt ở đầu ngọn lá rồi lan dần cả phiến lá. Số bông và hạt ít, năng suất bị giảm. Có hai thời kỳ nếu cây lúa thiếu đạm thì năng suất giảm nghiêm trọng: + Thời kỳ lúa đẻ nhánh hữu hiệu: Nếu thiếu đạm sẽ làm giảm số bông dẫn đến năng suất giảm + Thời kỳ phân hoá đòng: Nếu thiếu đạm thì số gié và số hoa trên bông giảm nên cũng làm giảm năng suất. - Thừa đạm: Khi thừa đạm, lá lúa to và dài, phiến lá mỏng, nhánh vô hiệu nhiều, cây cao vóng, lúa trỗ muộn, dẫn đến hiện tượng lúa lốp, đổ non. Lúa lốp là do sinh trưởng quá mạnh, lá nhiều, thân cao và yếu, do đó sức chống đỡ của các đốt thân bên dưới không chịu nổi sức nặng của các bộ phận bên trên dẫn đến hiện tượng lúa đổ non vào trước hoặc sau khi trỗ. Có hai thời kỳ nếu cây lúa hút nhiều đạm thì sẽ có hại: + Thời kỳ lúa đẻ nhánh nếu bón nhiều đạm thì các bộ phận của cây tích luỹ nhiều đạm, ít tinh bột. Nhiều bệnh nguy hiểm như đạo ôn, khô vằn, bạc lá xuất hiện. Đồng thời gốc cây mềm yếu, bộ rễ yếu, cây lúa dễ bị đổ ngã. 49 + Thời kỳ trước khi trỗ bông, nếu bón nhiều đạm, bệnh đạo ôn cổ bông sẽ phát sinh nặng. b. Nhu cầu đạm của cây lúa qua từng thời ký sinh trưởng + Thời kỳ mạ cây cần khoảng 10% tổng lượng đạm. + Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng và trỗ cần khoảng 80% tổng lượng đạm. + Thời kỳ chín cần khoảng 10% tổng lượng đạm. Muốn tăng năng suất lúa cần bón lượng đạm thích hợp cho mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây lúa và bón cân đối với các nguyên tố dinh dưỡng khác. Không bón thừa và cũng không bón thiếu đạm. c. Phân có chứa đạm - Đạm có nhiều nhất trong phân urea, 100 kg urea có 46,3 kg đạm (hình 3.86) Hình 3.86. Đạm có trong phân urea - Phân urea có dạng viên tròn, đường kính khoảng 2mm có màu trắng (hình 3.87) Hình 3.87. Phân uera - Ngoài ra đạm còn có trong phân hỗn hợp NPK (hình 3.88): Là loại phân người ta đã trộn sẵn theo công thức như 16-16-8 có nghĩa cứ 100 kg phân hỗn hợp NPK có 16 kg đạm; 16 kg lân và 8 kg kali Hình 3.88. Đạm có trong phân hốn hợp NPK 16-16-8 50 - Hay phân hỗn hợp NPK 20:20:15 (hình 3.89), có nghĩa cứ 100 kg phân hỗn hợp NPK có 20 kg đạm; 20 kg lân và 15 kg kali. Hình 3.89. Đạm có trong phân hốn hợp NPK 20-20-15 - Đạm có trong phân chuồng (hữu cơ): Phân chuồng được ủ hoai mục (hình 3.90) dùng để bón cho cây trồng nói chung và bón cho cây lúa nói riêng, cứ 1000 kg phân chuồng có khoảng 20 kg đạm. Hình 3.90. Đạm có trong phân chuồng - Đạm có trong phân bón lá (hình 3.91) Hình 3.91. Đạm có trong phân bón lá - Đạm có trong phân xanh: Một số loại cây để làm phân xanh thuộc họ đậu (hình 3.92) như cây lạc tiên (a), cây muồng vàng (b), cây đậu dại (c), cây sa lát (d) Các loại cây này phát triển khỏe và rễ thường có nốt sần cố định đạm, năng suất lá cao, hàm lượng dinh dưỡng trong thân, lá nhiều. Chúng được trồng xen để che phủ và cải tạo đất, thân lá của chúng được dùng để làm phân bón (phân xanh). Hình 3.92. Đạm có trong phân xanh 1000 kg phân chuồng có khoảng 20 kg đạm a b c d 51 4.1.2. Xác định nhu cầu dinh dưỡng lân của cây lúa: a. Vai trò của lân đối với cây lúa: - Bón đủ lân: Cây lúa đẻ nhánh mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi, lân còn làm cho bông lúa to, nhiều hạt, hạt chắc mẩy và màu sắc hạt lúa sáng đẹp. Cùng với đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng số nhánh đẻ, đồng thời cũng làm cho lúa trỗ bông và chín sớm hơn. - Bón thiếu lân: Cây lúa có biểu hiện lá xanh thẫm, thân nhỏ, cây lùn, bản lá nhỏ, hẹp, lá dài ra, rìa mép lá có màu vàng tía, số nhánh giảm xuống, trỗ và chín kéo dài. Do trỗ bông muộn và kéo dài nên nhiều hạt lép, độ dinh dưỡng hạt gạo thấp. Thiếu lân ở thời kỳ làm đòng thì giảm năng suất một cách rõ rệt. - Bón thừa lân: Khi cây lúa hút quá nhiều lân cũng có hại. Lân có tác dụng thúc đẩy việc hút đạm cho nên khi bón nhiều đạm và cũng bón thừa lân thì sẽ kéo dài tác hại thừa đạm và bệnh đạo ôn phát triển mạnh. b. Nhu cầu lân của cây lúa: Cây lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng. Trong đất lân bị giữ tương đối chặt nên bón phân lân cho lúa nên bón lót, lượng lân cần bón tuỳ theo loại đất. c. Lân có trong một số loại phâ:n Lân có trong một số loại phân nhưng có nhiều trong supper phosphat (còn gọi là supper lân), có tới 16% lân nguyên chất (hình 3.93a), có nghĩa cử 100 kg supper lân thì có 16 kg lân nguyên chất. Hình 3.93a. Phân lân supper phosphat Ngoài ra lân cũng có trong phân hốn hợp NPK. Có trong phân bón lá (hình 3.93 b) Hình 3.93 b. Lân ở dạng phân bón lá 52 4.1.3. Xác định dinh dưỡng kali đối với cây lúa a. Vai trò của kali đối với cây lúa: - Bón đủ Kali cho lúa: Cây lúa sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh khoẻ, bông nhiều hạt, hạt chắc cao, gạo có chất lượng tốt, ít bị gãy. - Bón thừa kali cho lúa: Khi bón quá nhiều kali, cây lúa ít bị hại, nhưng nếu bón thừa đạm và thừa kali thì cây lúa dễ bị bệnh đạo ôn. - Bón thiếu kali cho lúa: Bón thiếu kali cho cây lúa thì tác hại rất lớn như: + Cây lúa lùn, thấp, lá hẹp có màu xanh tối, lá mềm yếu và rủ xuống. Cây lúa dễ bị đổ ngã, năng suất lúa bị giảm. Cây lúa rất dễ mắc bệnh đạo ôn. + Mặt phiến lá của những lá phía dưới có những đốm màu đỏ nâu, lá khô dần từ dưới lên trên. Vì vậy, thiếu kali thì số lá xanh còn lại trên cây ít đi. + Các gié bông thoái hoá nhiều, số hạt ít, trọng lượng hạt giảm, hạt xanh, hạt lép và các hạt bạc bụng nhiều, phẩm chất gạo bị giảm. Trong điều kiện thời tiết xấu, trời âm u, ánh sáng yếu thì vai trò kali có tác dụng như ánh sáng mặt trời, xúc tiến sự hình thành gluxit, cho nên khi trồng lúa ở vụ có ánh sáng yếu, cần chú ý bón kali cho lúa. b. Nhu cầu kali của cây lúa qua các thời kỳ sinh trưởng: Cây lúa hút kali nhiều ở thời kỳ đầu sinh trưởng. Trong thời kỳ lúa làm đòng, nếu gặp thời tiết xấu, cần phải bón kali bổ sung để lúa làm đòng thuận lợi. Đạm, lân và kali là ba nguyên tố đa lượng quan trọng nhất, mỗi nguyên tố chỉ phát huy tác dụng tốt khi được bón cân đối với các nguyên tố kia. Vì vậy khi bón phân đạm, lân, kali phải chú ý bón cân đối, đúng liều lượng, đúng thời kỳ, đúng kỹ thuật để đạt được năng suất lúa cao và hiệu suất phân bón cao. c. Ka li có trong các dạng phân Cloruakali (hình 3.94) là loại phân ở dạng tinh thể có màu đỏ và trắng nên thường được gọi là phân muối ớt. Tỉ lệ nguyên chất của phân này tới 60%, có nghĩa cứ 100 kg phân cloruakali thì có 60 kg kali Hình 3.94. Phân Cloruakali Kali còn có trong các loại phân hỗn hợp NPK, một số dạng phân bón lá, đặc biệt có nhiều trong phân bón lá đặc chủng kali (hình 3.95) Hình 3.95. Phân bón lá đặc chủng kali 53 4.1.4. Xác định dinh dưỡng vi lượng đối với cây lúa Ngoài N, P, K là nguồn dinh dưỡng khoáng chủ yếu cây lúa còn hút các chất khoáng khác như: S, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, Si, B, Cl, Mo với lượng rất nhỏ nên gọi là các nguyên tố vi lượng. Cây lúa cần các nguyên tố vi lượng với số lượng ít, song không thể thiếu chúng trong thành phần dinh dưỡng của cây lúa. Sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất. Trong các nguyên tố vi lượng cần thiết thì S, Zn, Cu, Fe là các nguyên tố có tầm quan trọng như sau: a. Vai trò của một số nguyên tố vi lượng đối với cây lúa: + Lưu huỳnh: Cây lúa thiếu lưu huỳnh thì toàn bộ các lá chuyển màu vàng, cây còi, đẻ nhánh kém. Trồng lúa trong dung dịch dinh dưỡng thiếu lưu huỳnh người ta còn thấy hiện tượng rễ lúa kéo dài. + Kẽm: Thiếu kẽm gân lá lúa thay đổi màu, đặc biệt là ở phần bẹ lá. Các đốm gỉ màu nâu phát triển nối lại với nhau và xuất hiện ở hầu hết ở các lá phía dưới, cây còi cọc. Nếu thiếu nghiêm trọng các lá dưới bị khô và cây có thể bị chết. Thiếu kẽm còn làm cho thời gian sinh trưởng của cây lúa kéo dài. + Đồng: Có tác dụng điều hoà hoạt tính của các enzym trong cây lúa. Thiếu đồng làm tăng số lượng hạt phấn bất dục, tăng tỷ lệ hạt lép, giảm khối lượng ngàn hạt. + Sắt: Thiếu sắt lá bị úa vàng, lượng diệp lục trong lá giảm. Trên đất trung tính và kiềm hay xảy ra thiếu sắt, trên đất cạn hiện tượng thiếu sắt hay xảy ra hơn ở đất ngập nước. Thừa sắt: Hiện tượng ngộ độc sắt lại thường xảy ra trên đất trũng và đất cát chua, đất đỏ chua hoặc đất phèn. Ngộ độc sắt cũng có thể xảy ra trên đất giàu chất hữu cơ, như than bùn. + Can xi: Thiếu canxi, các mô non đang phân chia và hệ rễ bị hư hại, đầu và mép lá hóa trắng, sau đó chuyển sang đen, phiến lá bị uốn cong và xoăn lại. + Magiê: Thiếu magiê, cây lúa khó hút lân ngay khi trong đất có đủ lân, ức chế các quá trình tạo các hợp chất lân hữu cơ, tổng hợp tinh bột, tổng hợp protein. b. Các nguyên tố vi lượng có trong các dạng phân: Phân chuống; Phân bón lá.... Hiện nay, các loại phân bón lá thường thay đổi, chúng ta lưu ý sử dụng theo khuyến cáo ngoài nhãn chai của nhà sản xuất. Sau đây là một số loại phân bón lá có các nguyên tố vi lượng cần thiết (hình 3.96) 54 Hình 3.96 (a-d). Phân bón lá có nhiều nguyên tố vi lượng a b c d 55 4.2. Bón phân cho cây lúa 4.2.1. Bón lót: Là bón phân trước cho ruộng khi gieo, cấy. Có thể bón lót cùng với quá trình làm đất, sau khi bón lót xong, tiến hành bừa đất, phân bón lót trên ruộng sẽ càng đều hơn. Cũng có thể làm đất xong rồi bón lót trước khi cấy. a. Bón lót cho ruộng cùng quá trình làm đất: Lượng phân thường dùng để bón lót cho 1000 m2 (khoảng 3 sào Bắc bộ) là: 600-900 kg phân hữu cơ (phân chuồng); 5-6 kg urea; 30-45 kg supperlan; 5-6 kg cloruakali. Dùng lwọng phân này bón lót cho ruộng cùng với quá trình làm đất (hình 3.97) Hình 3.97. Bón lót cho ruộng cùng quá trình làm đất Trường hợp không bón phân chuồng thì bón lót có thể sau khi làm đất xong mới bón lót cho ruộng trước khi cấy (hình 3.98) cũng được. Lượng phân thường bón lót là: 6-7 kg urea; 35-50 kg supperlan; 6-7 kg cloruakali.. Lưu ý, phải bón phân đều khắp ruộng. Hình 3.98. Bón lót cho ruộng trước khi cấy 4.2.1. Bón thúc: Là bón phân cho lúa vào các thời kỳ sinh trưởng nhất định để cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Thường bón thúc cho lúa vào các thời điểm sau: a. Bón thúc đợt 1: Bón thúc sau (sạ) cấy 7- 10 ngày (hình 3.99). Bón 25-30 kg urea và 6-7 kg cloruakali cho 1000 m2. Hình 3.99. Bón thúc sau cấy 10 ngày 56 b. Bón thúc đợt 2: Bón sau khi sạ (cấy) 20-25 ngày (hình 3.100). Bón 20-25 kg urea và 6-7 kg cloruakali cho 1000 m2. Hình 3.100. Bón thúc sau cấy 25 ngày 4.2.3. Bón đón đòng: Sau (sạ) cấy 45-50 (hình 3.101) Lúc này quan sát ruộng lúa và so màu lá lúa với bảng so màu lá, nếu ruộng thiếu đạm, bón nốt chỗ phân urea còn lại (6-7kg) cho 1000 m2. Nếu ruộng lúa không thiếu đạm, không cần bón thêm nữa. Hình 3.101. Bón sau cấy 45 ngày 4.3. Bón phân theo bảng so màu lá lúa: 4.3.1. Bảng so màu lá lúa: Bảng so màu lá là dụng cụ được chuẩn hoá từ máy đo diệp lục tố, sử dụng rất đơn giản và tiện lợi. Bảng so màu lá có 6 khung từ 1-6, theo chiều tăng dần từ thiếu đạm đến dư đạm (hình 3.102). Hình 3.102. Bảng so màu lá lúa 57 Bón phân đạm dựa vào bảng so màu lá để quyết định liều lượng phân đạm bón cho từng giai đoạn. Bón phân theo công cụ này sẽ tiết kiệm được lượng phân bón đáng kể và cho năng suất lúa cao hơn. Sau 14 ngày đối với lúa cấy và sau 21 ngày đối với lúa sạ, bắt đầu sử dụng bảng so màu lá được. Cứ 7-10 ngày dùng bảng so màu lá để so một lần. Chúng ta thực hiện so màu lá lúa như sau: 4.4.2. So màu lá lúa Chọn 3 điểm ngẫu nhiên trên ruộng lúa. Mỗi điểm so màu 30 lá. Các đợt so màu nên cùng một thời gian hoặc buổi sáng hoặc buổi chiều, khi so quay lưng lại với hướng mặt trời, dùng lưng che ánh sáng mặt trời chiếu vào bảng so màu lá (hình 3.103). Lấy lá lúa đã phát triển đầy đủ, so khoảng giữa chiều dài lá kể từ chóp lá, dùng tay di chuyển lá trên bề mặt bảng so màu, màu lá lúa trùng với khung màu nào trên bảng so màu lá (hình 3.104) là thể hiện tình trạng đạm trong cây lúc đó mà quyết định bón đạm hay không. Hình 3.104. Dùng tay dịch chuyển lá lúa trên bảng so màu lá 4.4.3. Quyết định lượng phân và bón phân cho lúa: Số liệu trung bình khi so màu lá của các lá ở trên ruộng thể hiện sự thiếu thừa hay thiếu đạm (cách ghi như từ bảng 3.1 đến bảng 3.3). Số liệu trung bình của màu lá ở khung màu số 1, 2, 3 là thiếu đạm (bảng 3.1). Liều lượng phân bón thêm là 40-80 kg urea/ha (tuỳ theo độ vàng của lá và mùa vụ). Màu xanh của lá lúa ở khung số 4 (bảng 3.2) là đủ đạm và khung số 5 và 6 (bảng 3.3) là dư đạm. Thừa đạm không những gây lãng phí phân đạm mà còn làm cho lúa lốp, đổ sớm, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa và ô nhiễm môi trường. Lưu ý: Chỉ bón phân đạm cho lúa theo bảng so màu lá khi ruộng lúa đã được bón đủ cả phân lân và kali. Bảng so màu lá lúa không dùng để xác định liều lượng phân lân và kali để bón cho lúa. Hình 3.103. Lúc đo dùng lưng che ánh sáng mặt trời chiếu vào bảng so màu lá 58 Bảng 3.1. Số liệu so màu lá ở 3 điểm trên ruộng lúa và so 30 lá/điểm Stt Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Trung bình Ghi chú 1 1 2 2 2 2 2 1 1 1 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 5 2 2 2 2 6 1 1 1 1 7 3 3 3 3 8 1 1 1 1 9 2 2 2 2 10 1 3 3 2 11 3 1 1 2 12 4 2 2 3 13 3 3 3 3 14 1 4 4 3 15 2 1 1 1 16 4 2 2 3 17 1 3 3 2 18 3 1 1 2 19 2 2 2 2 20 2 3 3 3 21 1 4 4 3 22 4 3 3 3 23 2 2 2 2 24 3 1 1 2 25 1 2 2 2 26 2 2 2 2 27 1 3 3 2 28 2 1 1 1 29 1 1 1 1 30 2 1 1 1 Tổng 64 Số trung bình 2 Điểm so màu trung bình của ruộng lúa là 2, phải bón thêm 6 kg urea/1000m2 59 Bảng 3.2. Số liệu so màu lá ở 3 điểm trên ruộng lúa và so 30 lá/điểm Stt Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Trung bình Ghi chú 1 4 4 4 4 2 5 4 5 5 3 3 5 4 4 4 4 4 4 4 5 3 5 5 4 6 5 4 3 4 7 3 4 5 4 8 5 5 4 5 9 4 3 5 4 10 5 3 3 4 11 3 3 3 3 12 4 5 4 4 13 3 3 3 3 14 5 4 4 4 15 4 4 3 4 16 4 5 4 4 17 4 3 5 4 18 3 4 4 4 19 4 5 4 4 20 4 3 3 3 21 4 4 4 4 22 4 3 3 3 23 4 5 4 4 24 3 4 5 4 25 5 4 4 4 26 4 3 4 4 27 5 4 4 4 28 4 5 4 4 29 4 5 5 5 30 4 4 5 4 Tổng 121 Số trung bình 4 Điểm so màu trung bình của ruộng lúa là 4, không phải bón thêm urea cho ruông lúa. 60 Bảng 3.3. Số liệu so màu lá ở 3 điểm trên ruộng lúa và so 30 lá/điểm Stt Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Trung bình Ghi chú 1 6 6 5 6 2 5 6 5 5 3 6 5 6 6 4 5 6 6 6 5 6 5 5 5 6 5 6 6 6 7 6 6 5 6 8 5 5 6 5 9 4 6 5 5 10 5 6 6 6 11 6 6 6 6 12 4 5 6 5 13 6 6 5 6 14 5 6 4 5 15 4 4 5 4 16 4 5 4 4 17 4 6 5 5 18 6 6 4 5 19 6 5 4 5 20 4 6 5 5 21 6 5 4 5 22 4 6 5 5 23 4 5 6 5 24 6 6 5 6 25 5 6 5 5 26 6 6 6 6 27 5 6 5 5 28 6 5 6 6 29 6 5 5 5 30 6 6 5 6 Tổng 160 Số trung bình 5,3 Điểm so màu trung bình của ruộng lúa là 5.3, ruộng lúa bị dư đạm, cần có biện pháp rút cạn hết nước ở mặt ruộng lúa và phun 1 lít FAINAL – K/ha (mẫu phân bón ở hình 3.95 trang 53). 61 4.4. Bón phân cho lúa theo nguyên tắc 5 đúng: Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Trên từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như các giai đoạn sinh truởng và phát triển mà cây cần từng loại dinh duỡng cũng như liều lượng khác nhau. Để cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao cần chú ý nguyên tắc bón phân 5 đúng: 4.4.1. Bón đúng loại phân: Chọn đúng các loại phân phải bón để phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Ví dụ: Bón lót thì phân lân, phân chuồng (hữu cơ). Bón thúc lần đầu thi phân đạm, bón đón đòng và đón hạt thì phân kali Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất ruộng bị chua tuyệt đối không bón những loại phân có gốc axít như suafatamôn (NH4)2SO4, vì bón vào trong ruộng, phân có gốc axit sẽ làm cho đất chua thêm. 4.4.2. Bón phân đúng nhu cầu sinh lý của cây lúa: Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả của phân bón. - Trong suốt chu kỳ sống, cây lúa luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều sẽ gây lãng phí phân, ô nhiễm môi trường, đồng thời làm cho cây lúa dễ bị nhiễm bệnh, năng suất chất lượng thấp. - Bón phân có 3 thời kỳ: Xác định bón đúng từng giai đoạn như bón lót, bón thúc, bón đón đòng, bón đón hạt 4.4.3. Bón phân đúng nhu cầu sinh thái - Bón phân là hình thức bổ sung vào đất chất dinh dưỡng cho cây lúa. Ngoài ra, bón phân còn có tác dụng kích thích hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất. Nhờ đó cây lúa được cung cấp các chất dinh dưỡng cân đối hơn. - Bón đúng loại phân, bón đúng thời cơ, bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với hạn, rét, thời tiết bất thường của môi trường và với sâu bệnh gây hại (ví dụ phân kali). Như vây, bón phân không phải lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa phát triển mà có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chịu đựng của cây trước các yếu tố xấu phát sinh. 4.4.4. Bón phân đúng thời tiết Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết rất ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón, mưa làm rửa trôi phân bón, nắng khô làm bay hơi phân bón, mặt khác không tạo được môi trường dinh dưỡng để cây sử dụng. 4.4.5. Bón phân đúng phương pháp Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Phân bón gốc thì rải đều trên mặt đất. Phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt. Phải phun vào lúc trời mát, khoảng 8–10 giờ sáng hoặc 15–17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá, hấp thu tối đa lượng phân được phun 62 Tóm lại: Tổng hợp bài học Bón phân cho lúa vừa nêu trên, chúng ta thực hiện bài học này như sơ đồ 4.4 sau đây: Sơ đồ 4.4. Bón phân cho lúa Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa Bón đúng loại phânXác định nhu cầu dinh dưỡng đạm của Xác định nhu cầu dinh dưỡng lân của cây lúa Xác định nhu cầu dinh dưỡng kali của cây lúa Xác định nhu cầu dinh dưỡng vi lượng của cây lúa Bón phân theo bảng so màu lá lúa Bảng so màu lá lúa So màu lá lúa Quyết định lượng phân và bón phân cho lúa Bón phân theo nguyên tắc năm đúng Bón phân cho lúa Bón lót Bón thúc Bón đón đòng Bón đúng loại phân Bón phân đúng nhu cầu sinh lý của cây lúa Bón phân đúng thời tiết Bón phân đúng phương pháp Bón phân đúng nhu cầu sinh thái 63 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 1. Hai thời kỳ nào của cây lúa nếu thiếu đạm thì năng suất giảm nghiêm trọng? a) Thời kỳ lúa đẻ nhánh hữu hiệu và thời kỳ lúa phân hóa đòng. b) Thời kỳ nảy mầm và thời kỳ chin. c) Thời kỳ nảy mầm và thời kỳ mạ. d) Cả a; b và c. Bài 2. Khi nào thì tiến hành so màu lá lúa được? a) Sau 10 ngày đối với lúa sạ và 15 ngày đối với lúa cấy. b) Sau 14 ngày đối với lúa sạ và 21 ngày đối với lúa cấy. c) Sau 25 ngày đối với lúa sạ và 30 ngày đối với lúa cấy. Bài 3. Người ta thường dùng phân lân để bón như thế nào cho lúa? a) Dùng phân lân để bón lót. b) Dùng phân lân để bón thúc. c) Dùng phân lân để bón đón đòng . d) Cả a; b và c. Bài 4. Ruộng lúa đã được bón đủ lân và kali, so màu lá lúa ở các thang điểm nào thì ruộng lúa thiếu đạm. a) Điểm 1; 2 và 3. b) Điểm 4. c) Điểm 5 và 6 Bài 5. Người ta bón cho 1ha lúa lượng phân đạm, lân và kali 138-64-30 kg NPK/kg. Hãy tính lượng phân đơn urê, superlân và cloruakali cần có. Biết rằng tỉ lệ phân nguyên chất của ure là 46%, của superlân là 16% và cloruakali là 60%. C. Ghi nhớ: - Bón phân đạm theo bảng so màu lá chỉ khi ruộng lúa đã được bón đủ phan lân và phân kali. - Bón phân theo nguyên tắc 5 đúng. 64 Bài 05: PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG HẠI LÚA Côn trùng hại lúa luôn luôn là vấn đề được quan tâm của những người trồng lúa. Côn trùng là gì, chúng hại lúa như thế nào, phòng trừ làm sao cho có hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài ”Phòng trừ côn trùng hại lúa” sau đây: Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Xác định được một số loại côn trùng hại chính trên lúa; - Xác định được các triệu chứng gây hại của một số loại côn trùng gây hại chính như rầy nâu, sâu đục thân hai chấm, sâu phao đục bẹ, sâu cuốn lá lúa...; - Áp dụng những biện pháp phù hợp để phòng và trừ côn trùng gây hại cho lúa hiệu quả, an toàn cho người trồng lúa, an toàn cho người sử dụng sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và đảm bảo nền nông nghiệp bền vững. A. Nội dung 5.1. Tìm hiểu về côn trùng hại lúa 5.1.1. Xác định côn trùng là gì - Côn trùng là loài động vật không xương sống duy nhất có cánh, nhờ cánh mà côn trùng có thể phát tán và hiện diện mọi nơi trên trái đất. - Cơ thể được bao bọc bởi một lớp da, được phân thành 18 - 20 đốt. Toàn bộ cơ thể được chia làm 3 phần là đầu, ngực và bụng (hình 3.105). Hình 3.105. Sự phân đốt và các chi phụ trên cơ thể côn trùng Theo Michael D.Atkins, 1978 65 5.1.2. Xác định đặc điểm chung của côn trùng: - Côn trùng có kích thước nhỏ nên chỉ cần một lượng thức ăn nhỏ cũng giúp chúng tồn tại và chúng có thể sống ở những nơi mà những động vật lớn hơn không thể sống được. - Khả năng sinh sản của côn trùng rất cao, chúng có thể đẻ vài trứng đến vài ngàn trứng. Nhiều loài có chu kỳ sinh trưởng rất ngắn, có thể có hàng chục thế hệ trong một năm, do vậy chúng có khả năng gia tăng mật số rất nhanh và có khả năng bộc phát thành dịch trong một thời gian ngắn. 5.1.3. Xác định các nhóm côn trùng trong nông nghiệp a. Nhóm côn trùng có lợi: - Tham gia vào quá trình thụ phấn cho cây như ong, bướm, kiến,. - Là thiên địch như bọ cánh cứng, nhện, ong ký sinh. chúng tấn công bằng cách ăn thịt hoặc ký sinh các côn trùng gây hại trên cây trồng làm giảm mật số của côn trùng gây hại trên cây. - Cung cấp mật và sáp ong, tằm nhả tơ để là nguyên liệu dệt lụa, làm thức ăn cho con người như đuông dừa và thuốc nhuộm lấy từ côn trùng, chế biến dược liệu để trị bệnh cho con người... b. Nhóm côn trùng có hại Trong bài này chúng ta chỉ tìm hiểu những côn trùng có hại cho cây lúa, chúng cắn phá trực tiếp hoặc đẻ trứng trên các bộ phận của cây như sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu đục bẹ hoặc chích hút nhựa cây và truyền bệnh cho cây như rầy nâu, bọ trĩ, bọ xít... 5.2. Phòng trừ rầy nâu hại lúa: Rầy nâu là loài côn trùng gây hại nguy hiểm trên lúa, có thể bộc phát trên diện rộng và giảm năng suất nghiêm trọng, ngoài ra rầy nâu còn là môi giới truyền virus gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, hai bệnh này cho tới nay chưa có thuốc phòng trừ. 5.2.1. Xác định đặc điểm của rầy nâu a. Vòng đời rầy nâu: Vòng đời rầy nâu từ 25-30 ngày, có 5 lần lột xác (5 tuổi). Rầy non mới nở có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng xám rồi chuyển thành nâu lợt hay nâu đen. Thời gian sâu non là là 10-13 ngày. Thời gian sống là 12-15 ngày (hình 3.106). Hình 3.106. Vòng đời của rầy nâu 66 b. Rầy trưởng thành: Có màu nâu, dài 3 - 5mm, cánh trong suốt. Rầy trưởng thành có hai dạng: Dạng cánh dài (cánh dài phủ kín bụng, hình 3.107 a). Dạng cánh ngắn (cánh ngắn khoảng 2/3 thân, hình 3.107 b). Hình 3.107 a. Rầy nâu cánh dài Hình 3.107 b. Rầy nâu cánh ngắn Hình 3.107. Rầy nâu trưởng thành Rầy cái trưởng thành đẻ trứng bằng cách rạch bẹ lá hoặc thân chính của phiến lá nơi gần cổ lá, nếu mật số cao chúng sẽ đẻ ngay cả gân chính của lá lúa thành từng hàng. Khoảng 3 ngày sau các vết đẻ trên bẹ lúa có màu nâu do nấm bệnh xâm nhập, các vết này dài từ 8 - 10 mm dọc theo bẹ lá. Rầy cái cánh dài đẻ khoảng 100 trứng và rầy cái cánh ngắn đẻ 300 - 500 trứng trong suốt quãng đời của chúng. Tỉ lệ trứng nở trên 90%. Rầy thích đẻ trứng trên cỏ lồng vực hơn là trên cây mạ và cây lúa. b. Trứng rầy: Rầy trưởng thành đẻ trứng trong bẹ lá hoặc gân lá. Trứng hình bầu dục cong, một đầu to, một đầu nhỏ, trong suốt. Trứng rầy rất nhỏ, hình giống tép bưởi, các trứng xếp xít nhau giống hình nải chuối (hình 3.108). Mỗi ổ có từ 5 - 15 trứng. Sau đẻ 6 - 7 ngày thì trứng nở thành rầy non. Hình 3.108. Trứng rầy nâu c. Rầy non (hình 3.109) hay còn gọi là sâu non rầy nâu: Hình 3.109. Rầy non 67 Thời gian phát triển của rầy non từ 10-13 ngày. Rầy non có 5 tuổi (lột xác 5 lần). Rầy non mới nở có màu trắng sữa, rầy tuổi 1, 2 (hình 3.110 a và hình 3.110 b) thường gọi là rầy cám. Hình 3.110 a. Rầy tuổi 1 Hình 3.110 b. Rầy tuổi 2 Sang tuổi 3, rầy non chuyển thành màu trắng xám (hình 3.110 c). Hình 3.110 c. Rầy tuổi 3 Đến tuổi 4 và 5 chuyển thành nâu lợt hay nâu đen (hình 3.110 d và hình 3.110 e) Hình 3.110 d. Rầy tuổi 4 Hình 3.110 e. Rầy tuổi 5 d. Đặc điểm sinh sống: Cả rầy non và trưởng thành đều không thích ánh sáng trực xạ nên chúng thường sống gần gốc lúa (hình 3.111), chích hút ngay thân lúa, chỉ khi trời mát rầy trưởng thành mới có ở trên mặt tán lá. Khi bị động chúng có thể nhảy lên các bộ phận khác của cây hay rơi xuống nước. Rầy trưởng thành cánh dài thích ánh sáng đèn. Hình 3.111. Rầy bám xung quanh gốc lúa 68 5.2.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mật số rầy nâu a. Thức ăn: Thức ăn là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng mạnh đến việc tăng hoặc giảm mật số rầy nâu trên đồng ruộng. Hiện nay, một số nơi trồng lúa quanh năm trên đồng ruộng, nên luôn có sẵn nguồn thức ăn để rầy gia tăng mật số. Đặc biệt, việc bón phân không cân đối, bón nhiều đạm, làm thân lúa xanh mềm, cũng tạo điều kiện cho rầy tồn tại và phát triển. b. Thời tiết: Điều kiện thích hợp để rầy nâu phát triển + Nhiệt độ từ 25 - 30oC và ẩm độ từ 80 - 86% + Mưa rải rác hay mưa nhỏ và trời âm u + Gió cũng có ảnh hưởng đến sự di chuyển của rầy nâu. Tóm lại: Điều kiện ẩm độ và nhiệt độ thích hợp, nguồn thức ăn phong phú kiểu hình cánh ngắn xuất hiện nhiều, ngược lại điều kiện nhiệt độ cao, khô hạn, thức ăn không đầy đủ thì kiểu hình cánh dài xuất hiện nhiều. c. Thiên địch: - Bọ rùa (hình 3.112): Một con bọ rùa (cả thành trùng và sâu non) có thể ăn 5 - 10 con rầy nâu sâu non hoặc thành trùng trong khoảng thời gian một ngày. Hình 3.112. Thiên địch bọ rùa - Kiến: Kiến ba càng (hình 3.113a), kiến ba khoang (hinh 3.113b), kiến càng (hình 3.109c): Cả thành trùng và sâu non kiến đều ăn sâu non và thành trùng rầy nâu. Trong một ngày, một con kiến thể ăn từ 3 - 5 con rầy nâu. a. Kiến ba càng b. Kiến ba khoang c. Kiến ba càng Hình 3.113. Thiên địch kiến 69 - Bọ xít nước (hình 3.114): Cả thành trùng và sâu non của xít đều ăn trứng của rầy nâu. Chúng tấn công rầy nâu bằng cách chích hút chất dịch bên trong cơ thể, một ngày chúng có thể tấn công từ 4 - 7 sâu non hoặc thành trùng rầy nâu. Hình 3.114. Thiên địch bọ xít - Nhện (hình 3.115): Nhện thiên địch, một ngày có thể ăn từ 5 - 15 con rầy nâu. Hình 3.115. Thiên địch nhện - Ong (hình 3.116): Ong ký sinh bằng cách đẻ trứng vào trứng của rầy, chúng ký sinh từ 2 - 30 trứng rầy trên ngày, tùy theo từng loài ong ký sinh Hình 3.116. Thiên địch ong - Cào cào (hình 3.117): Cào cào ăn 10-15 con rầy/ngày Hình 3.117. Thiên địch cào cào 70 - Thiên địch cá (hình 3.118): Nuôi cá mè vinh (a) hay cá rô phi (b) trong ruộng lúa, khi rầy rơi xuống nước là nguồn thức ăn tốt cho cá. Lưu ý: Không nên thả cá chép, cá chắm, chúng sẽ ăn cả cây lúa Hình 3.118. Thiên địch cá ăn rầy Thả mật độ 1000 con cá cá mè vinh (hay cá rô phi)/ha, thả loại 50con/kg vào ruộng lúa sau khi cấy được 20 ngày. Ruộng trồng lúa có nuôi cá có mương xung quanh ruộng như hình 3.119, thả cá vào mương, khi nào cho nước lên ruộng, cá cũng sẽ theo nước lên ruộng. Trồng lúa theo mô hình này vừa được thu cá, vừa được thu lúa. Hình 3.119. Ruộng trồng lúa có nuôi cá - Vịt con (hình 3.120): Thả vào ruộng lúa sau sạ (cấy) 40-45 ngày khoảng từ 100 đến 150 vịt con từ 4 đến 5 tuần tuổi (cho 1ha lúa) để vịt con ăn rầy. Hình 3.120. Vịt con 4-5 tuần tuổi - Thiên địch vi sinh vật: Các loài vi sinh vật như nấm (hình 3.121), vi khuẩn cũng tấn công góp phần làm giảm mật số rầy nâu trên đồng ruộng. a. Nầm trừ rầy; b. Nấm ký sinh trên rầy; c. Rầy bị nấm ký sinh Hình 3.21. Nấm có tác dụng diệt rầy nâu 71 5.2.3. Xác định triệu chứng gây hại và tác hại a. Tác hại trực tiếp: Cả rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa cây. Xung quanh vết chích bị tổn thương dẫn đến cản trở sự di chuyển của nước và các chất trong cây, làm cây bị khô héo, gây nên hiện tượng cháy rầy. Hiện tượng cháy rầy xuất hiện thành từng lõm trên ruộng (hình 3.122a). Cháy rầy xảy ra nhanh chóng trong những ngày nhiều mây là do những ngày này tốc độ quang hợp của cây kém. b. Tác hại gián tiếp cho cây lúa: - Tác hại cơ học: Tại các vết chích hút và đẻ trứng của rầy trên thân cây lúa bị hư hại do sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn (hình 3.122b). Phân của rầy tiết ra chất đường thu hút nấm đen đến đóng quanh gốc lúa, ảnh hưởng đến sự quang hợp và sinh trưởng, phát triển của cây lúa. c b a d Hình 3.122. a. Ruộng bị cháy rầy; b. Các vết chích trên lá lúa; c. Triệu chứng lúa bị vàng lùn, d. Triệu chứng lùn xoắn lá. 72 - Tác hại truyền bệnh: Rầy nâu còn là tác nhân lan truyền bệnh vàng lùn (hinh 3.122c) và lùn xoắn lá (hinh 3.122d) cho cây lúa. Cây lúa bị bệnh thì hai bên rìa ở chóp lá xoắn lại (hình 3.123a), lá rách dọc theo bìa (hình 3.123b), gân lá bị sưng (hình 3.123c). Hình 3.123. Hai bên rìa ở chóp lá xoắn lại (a), Rách mép lá (b); Gân lá bị sưng (c) Cây lúa bị bệnh đâm thêm nhiều chồi ở các đốt phía trên (hình 3.124). Hình 3.124. Cây lúa đâm thêm nhiều chồi ở các đốt phía trên Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh sớm ở tháng đầu sau khi sạ, sẽ gây thất thu hoàn toàn do lúa trổ bị nghẹn, bông lép (hình 3.125). Cây lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn, năng suất giảm khoảng 70%. Ruộng bị nhiễm bệnh ở giai đoạn lúa tròn mình trở về sau, năng suất thất thu khoảng 30%.. Hình 3.125. Cây lúa bị bệnh ở những tháng đầu a b c 73 5.2.4. Tiến hành phòng và trừ rầy nâu hại lúa a. Biện pháp phòng ngừa - Vệ sinh đồng ruộng: Diệt hết cỏ, lúa chét. - Dùng giống kháng rầy hoặc ít nhiễm rầy. Nếu thuận lợi thì nên dùng giống ngắn ngày thay cho giống dài ngày. - Bón phân cân đối hợp lý, không bón dư phân đạm - Không sạ (cấy) quá dày. Thời vụ sạ (cấy) tập trung và không lệch thời vụ chính quá nhiều. - Hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu, nhất là vào giai đoạn đầu vụ để bảo vệ thiên địch của rầy. - Nhổ bỏ các bụi lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá trên ruộng để cắt đứt nguồn bệnh trên đồng ruộng. b. Biện pháp trừ rầy nâu - Thăm đồng thường xuyên: Nếu thấy rầy xuất hiện với mật số 50 con/m2 thì phải diệt rầy bằng một trong các cách sau: - Bẫy đèn: Khi xuất hiện rầy nâu có cánh dùng bẫy đèn đồng loạt để thu hút rầy. Đốt đèn vào khoảng 7 – 10 giờ đêm để thu hút rầy vào đèn. - Dùng dầu gassoil: Đổ dầu trên mặt nước với liều lượng từ 5 -7 lít/ha, lấy que gạt cây lúa để rầy rớt xuống mặt nước bị dính dầu và chết. Trường hợp ruộng có nuôi cá hay thả vịt, thì không đổ dầu vào ruộng mà để cá hay vịt ăn rầy. - Sử dụng thuốc hóa học để trừ rầy như: ALIKA 247 SC; ACTARA 25 WG, BASSAN 50 EC , CHESS 50 WG; JETAN 50 EC, ANPROUD 70 DF 1) Thuốc: ALIKA 247 SC (hình 3.126) Qui cách: 10 ml, 50 ml, 100 ml Công dụng: Đặc trừ rầy nâu và sâu cuốn lá trên lúa Cơ chế tác động: - Thấm nhanh, nội hấp mạnh, hiệu lực trừ rầy ổn định, giảm số lần phun thuốc /vụ. - Tác động vị độc, tiếp xúc, gây ngán ăn, sâu dừng gây hại ngay lập tức nên không cần pha trộn với các loại thuốc khác. Liều lượng: 0,15-0,2 lit/ha. Pha 8-10 ml/bình 16 lit. Phun 2-2,5 bình 16 lit/1000 m2. Lắc kỹ trước khi pha. Lưu ý: Thuốc có tác động kép lên hệ thần kinh làm rầy chết nhanh, đặc biệt là rầy kháng thuốc khác kể cả rầy cám và rầy trưởng thành mang mầm bệnh vi rút gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Hình 3.126. Thuốc ALIKA 247 SC 74 2) Thuốc: ACTARA 25 WG (hình 3.127) Qui cách: 1g, 2g Công dụng: Tiêu diệt hiệu quả nhiều loại côn trùng chích hút trên nhiều loại cây trồng khác nhau Cơ chế tác động: Tiếp xúc, vị độc tác động đến hệ thần kinh côn trùng Liều lượng: Pha 25-80 g/ha 1 g/bình 8 lit. Bọ trĩ: 25-30 g/ha pha 1 g/bình 8 lit. Hình 3.127. Thuốc ACTARA 25 WG 3) Thuốc: BASSAN 50 EC (hình 3.128) Qui cách: 100 ml, 240 ml, 480 ml Công dụng: Chuyên trừ rầy nâu hại trên lúa, rệp sáp hại cà phê, rệp muội trên cây có múi. Cơ chế tác động: Tiếp xúc, vị độc Liều lượng: Pha 20 – 30 ml /bình 8 lit Phun 4 bình/1.000 m2. Lưu ý: - Thuốc độc trung bình với người và gia súc, ít độc với cá, không gây hại thiên địch. - Phun thuốc lúc rầy cám 2 tuổi đến 3 tuổi mang lại hiệu quả cao nhất. - Có thể kết hợp với các loại thuốc khác để tăng hiệu lực và thời gian diệt rầy. Hình 3.128. Thuốc BASSAN 50 EC 4) Thuốc: CHESS 50 WG (hình 3.129) Qui cách: 7,5 g, 15 g Công dụng: Thuốc đặc trừ rầy nâu hại lúa, lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh, rất hiệu quả diệt rầy đã kháng thuốc khác, hiệu quả kéo dài đến 2 tuần sau khi phun Cơ chế tác động: Lưu dẫn, thấm sâu Liều lượng: 0,3 kg/ha Pha 7,5 g/bình 8 lít. phun 40 bình/ha. Lưu ý: - Ức chế hệ tiêu hóa, rầy ngừng gây hại ngay lập tức. - An toàn với môi trường và thiên địch, phù hợp với chương trình quản lý rầy nâu. Hình 3.129. Thuốc CHESS 50 WG 75 5) Thuốc: JETAN 50 EC (hình 3.130) Qui cách: 100 ml, 240 ml, 480 ml Công dụng: Chuyên trừ rầy nâu hại trên lúa Cơ chế tác động: Tác dụng tiếp xúc, vị độc Liều lượng: Pha 20–30 ml/bình 8 lit. Phun 4 bình/1000 m2. Lưu ý: - Phun thuốc lúc rầy cám 2 tuổi đến 3 tuổi mang lại hiệu quả cao nhất. - Phun đều, nhất là phần gốc lúa. Hình 3.130. Thuốc JETAN 50 EC 6) Thuốc: ANPROUD 70 DF (hình 3.131) Qui cách: 10 gam Công dụng: Đặc trừ rầy nâu hại lúa, có hiệu lực cao và kéo dài, ít độc với côn trùng có ích.. Cơ chế tác động: Thuốc thuộc nhóm điều hòa sinh trưởng (chống lột xác) có tác dụng tiếp xúc, vị độc Liều lượng: Pha gói thuốc 10 gam/bình 16 lít. Lượng nước phun 400 lít/ha. Lưu ý: - Phun thuốc khi rầy non nở rộ, phun đều và đến gốc lúa. - ANPROUD 70 DF có thể phối hợp với AnBoom 40 EC để phòng trừ rầy nâu. - Thuốc có thể phối hợp với thuốc khác, trừ thuốc có tính kiềm. Hình 3.131. Thuốc ANPROUD 70 DF Những chú ý khi sử dụng thuốc hóa học để trừ rầy + Hạn chế dùng thuốc ở giai đoạn lúa 30 - 40 ngày sau khi gieo cấy để bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng. Ở giai đoạn này cây lúa dễ có khả năng phục hồi. + Theo dõi phát hiện lứa rầy thứ 2 (40 – 50 ngày sau sạ), nếu mật số rầy từ 10 – 15 con /bụi phải phun thuốc ngay, để tránh lứa rầy thứ 3 phát sinh, lúc này lúa đã trổ, nếu có dùng thuốc thì hiệu quả cũng không cao. + Phun thuốc khi rầy nở rộ ở tuổi 2 – 3 (15 – 20 ngày sau đợt rầy trưởng thành của lứa trước) và phun thuốc vào phần gốc lúa nơi rầy sinh sống. + Sử dụng luân phiên thuốc để hạn chế tính kháng thuốc của rầy. + Sử dụng các loại thuốc ít hại thiên địch (ong, bộ cánh cứng, nhện, ) 76 5.3. Phòng trừ sâu đục thân hai chấm hại lúa: Có bốn loại sâu đục thân hại lúa, nhưng loại sâu đục thân 2 chấm thường xuất hiện và gây hại đáng kể cho lúa, cho nên chúng ta chỉ tìm hiểu phòng trừ sâu đục thân hai chấm hại lúa. 5.3.1. Xác định đặc điểm của sâu đục thân hai chấm hại lúa a. Vòng đời của sâu đục thân 2 chấm hại lúa: Khoảng từ 50-55 ngày (hình 3.132): - Thời gian trứng: 8-10 ngày. - Thời gian sâu non: 35-38 ngày. - Thời gian nhộng: 10-15 ngày. - Thời gian trưởng thành (ngài) vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày. b. Trưởng thành: - Con trưởng thành (ngài, bướm) của sâu đục thân hai chấm hại lúa có hai chấm màu đen ở cánh (hình 3.133), nên còn có tên gọi là sâu đục thân bướm hai chấm. Hình 3.133. Con trưởng thành có hai chấm màu đen ở cánh Con trưởng thành hoạt động về ban đêm, thích ánh sáng đèn và có sức bay xa khoảng 2 - 3 km. Ban ngày ẩn nấp trong bụi lúa (hình 3.134), ban đêm giao phối và đẻ trứng. Con cái hoạt động mạnh từ 19-20 h, con đực từ 23-1 h sáng Hình 3.132. Vòng đời Sâu đục thân hai chấm hại lúa Trứng 77 hôm sau. Mỗi ngài cái đẻ từ 1-5 ổ trứng (có 100-150 quả trứng/ổ). Một năm sâu đục thân 2 chấm phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng từ 25-30oC và ẩm độ từ 75-85 %, thích hợp cho sâu phát sinh gây hại. Hình 3.134. Trưởng thành ẩn nấp trong bụi lúa c. Trứng: Trứng (hình 3.135) được đẻ thành ổ trên lá lúa có hình bầu dục, bề mặt trứng phủ lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen. Hình 3.135. Trứng của sâu đục thân trên lá lúa d. Sâu non: Có 5 tuổi, sâu non mới nở thường nhả tơ treo lơ lửng trên lá và di chuyển từ nơi này sang nơi khác nhờ gió. Sâu chui vào bẹ lá rồi đục vào trong thân cây lúa. Sâu non có thể tấn công nhiều nhánh lúa nếu ruộng không có nước. Thường trong một thân lúa chỉ có một sâu non sinh sống. Sâu non đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng (hình 3.136). Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip. Sâu non xâm nhập vào bẹ lá, vào thân cây lúa, cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm cho dảnh lúa không có bông hoặc bông bị bạc trắng, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa. Hình 3.136. Sâu non 78 d. Nhộng (hình 3.137): Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu nâu nhạt nằm trong gốc thân lúa hoặc dưới mặt đất 1 - 2cm. Đồng ruộng khô hạn nó có thể hóa nhộng dưới mặt đất 10cm. Hình 3.137. Nhộng của sâu đục thân 2 chấm Như vậy con sâu đục thân hai chấm có 4 giai đoạn là trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng (hình 3.138). a b c d Hình 3.138. Các giai đoạn của sâu đục thân hai chấm hại lúa a. Thành trùng, b. Trứng, c. Sâu non, d. Nhộng 79 5.3.2. Xác định triệu chứng và tác hại: Từ giai đoạn mạ đến giai đoạn lúa làm đòng, sâu non đục vào thân lúa, cắn đứt ngang đọt, làm lúa bị héo đọt và chết (hình 3.139a). Giai đoạn lúa trổ (hình 3.139 b) và vào chắc (hình 3.139c) sâu cắn đứt ngang cuống bông gây hiện tượng bông bạc. Nhánh lúa bị sâu đục thân hai chấm tấn công, phía ngoài bẹ và thân lúa không có triệu chứng gì đặc biệt mà chủ yếu là phần đọt bị héo và phần bông bị bạc trắng có thể lấy ra dễ dàng và phân bố tương đối đều trên ruộng. c. Sâu tấn công lúc lúa vào chắc Hình 3.139. Triệu chứng ruộng lúa bị sâu đục thân hai chấm phá hại Sâu đục thân hai chấm có thể phá hại trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa từ lúc lúa được 2 – 3 lá cho đến giai đoạn vào chắc. Tuy nhiên ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh sự gây hại của sâu ít ảnh hưởng đến năng suất do ở giai đoạn này cây có thể đẻ thêm nhánh để bù lại những nhánh bị hại. Nếu sâu tấn công vào giai đoạn từ làm đòng đến trổ và vào chắc thì sẽ làm giảm năng suất của cây lúa do đọt bị hư và bông bị lép. Trong một thân cây lúa chỉ có 1 sâu sống và gây hại, khi hết thức ăn chúng di chuyển đến cây lúa khác bằng cách chui ra ngoài và cắn đứt thân cây mạ hoặc lá lúa rồi cuốn lại thành ống, ống này trôi đến cây lúa khác, vì vậy sâu này còn được gọi là sâu ống. a b Triệu chứng héo đọt (a) và bông bạc lúc lúa trổ (b) 80 5.3.3. Phòng và trừ sâu đục thân hại lúa a. Phòng sâu đục thân hại lúa - Sử dụng giống kháng sâu đục thân - Sử dụng giống lúa nảy chồi nhiều và ngắn ngày vì sâu chỉ sinh sản được ít thế hệ trên một giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn. - Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp; Gieo trồng đồng loạt để giảm mật số sâu. - Cắt gốc rạ sát mặt đất, dọn vệ sinh đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch, cày ải hoặc ngâm nước ruộng để diệt sâu non và nhộng của sâu đục thân hại lúa. - Bón phân cân đối hợp lý đặc biệt là phân đạm. a. Trừ sâu đục thân hại lúa - Dùng các biện pháp thủ công: + Loại bỏ cây mạ héo, nhặt bỏ ổ trứng của sâu đục thân trước khi cấy. + Bẫy đèn đồng loạt để bắt bướm - Biện pháp hóa học: + Lúa ở giai đoạn đẻ nhánh: Xử lý thuốc hóa học khi trên ruộng xuất hiện 2 ổ trứng/m2 (đối với lúa sạ) và 1 ổ trứng/30 bụi (đối với lúa cấy). + Lúa từ giai đoạn làm đòng đến trổ: Xử lý thuốc khi trên ruộng xuất hiện 1 ổ trứng/m2 (đối với lúa sạ) và 1 ổ trứng /20 bụi (đối với lúa cấy), nên sử dụng thuốc dạng nước để diệt ổ trứng, sâu tuổi nhỏ. + Một số thuốc hóa học để diệt sâu đục thân hại lúa. Diệt trừ bằng thuốc hoá học lưu dẫn và nội hấp trừ sâu như: Padan 95SP, Gegent 800WP... 1) Thuốc: DIAZAN 10 H (hình 3.140) Qui cách: 1 kg, 5 kg Công dụng: Thuốc hạt dùng để rải, đặc trừ sâu đục thân hại lúa, bắp... và trừ côn trùng nằm trong đất. Cơ chế tác động: Có tác dụng nội hấp, tiếp xúc, vị độc, xông hơi và thấm sâu. Liều lượng: Rắc 10-20 kg/ha khi thấy bướm ra rộ hoặc có 5% cây bị dảnh héo. Lưu ý: - Nên rắc vào lúc nắng ráo, tránh thuốc dính vào lá lúa và rắc đều lên mặt ruộng giữ mực nước sâu 5-7 cm. Hình 3.140. Thuốc DIAZAN 10 H 81 2) Thuốc: MARSHAL 200SC (hình 3.141) Qui cách: 500 ml Công dụng: Chuyên trừ sâu đục thân, rầy nâu hại lúa. Liều lượng: Pha 15-20ml/8 lít, lượng nước phun 5 bình 8 lít/1000 m2. Lưu ý: Phun sớm khi thấy sâu non xuất hiện. Đối với sâu đục than lúa, phun 5-7 ngày sau khi thấy bướm ra lộ. Hình 3.141. Thuốc MARSHAL 200SC 3) Thuốc: PADAN 95 SP (hình 3.142) Qui cách: 15 g, 100 g Công dụng: Thuốc đặc trừ sâu cuốn lá và sâu đục thân trên lúa. Cơ chế tác động: Có tác dụng tiếp xúc, vị độc, có khả năng thấm sâu Liều lượng: Pha 15 g bìn. Lưu ý: Phun 4-5 bình/1.000 m2, lượng nước 400-600 lít/ha 4) Thuốc: Regent 0.3G (hình 3.143) Qui cách: 500gr, 2Kg Công dụng: Thuốc trừ sâu lưu dẫn đặc trừ sâu đục than, rầy nâu, bọ trĩ (bù lạch), sâu phao, sâu keo, sâu cuốn lá trên lúa. Sâu đục thân trên bắp (ngô), mía. Liều lượng: _Lúa: 10Kg / ha. Rải thuốc 15- 20 ngày sau sạ / cấy, hoặc 20-25 ngày trước trổ (mực nước tốt nhất là 5-7 cm) Hình 3.143. Thuốc: Regent 0.3G Hình 3.142. Thuốc: PADAN 95 SP 82 5) Thuốc: VIRTAKO 40 WG (hình 3.144) Qui cách: 1,5 g, 3 g Công dụng: Thuốc đặc trừ sâu cuốn lá và sâu đục thân trên lúa, bảo vệ tối đa chồi hữu hiệu, giữ xanh bộ lá đòng, giúp đòng trổ thoát tốt, không bị chết đọt và bông bạc. Cơ chế tác động: - Lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh hiệu lực kéo dài 2–3 tuần. - Gây tê liệt hệ cơ, sâu sẽ ngừng ăn, hoạt động yếu ớt vài giờ sau khi nhiễm thuốc và chết sau 1–2 ngày Liều lượng: 75 g/ha, pha 1 gói 1,5 g/bình 8 lit, phun 5 bình cho 1000m2. Lưu ý: - Phun sớm vào giai đoạn chớm xuất hiện sâu non. - Thuốc ít ảnh hưởng môi trường, thiên địch và người sử dụng. - Phù hợp cho chương trình IPM và mô hình canh tác lúa-cá. Hình 3.144. Thuốc: VIRTAKO 40 WG 6) Thuốc: DRAGON 585EC (hình 3.145) Qui cách: 100ml, 480ml Công dụng: Thuốc đặc trừ sâu cuốn lá và sâu đục thân trên lúa. Liều lượng: 0.4 – 0.5lít / ha. Pha 10ml/bình 8lít phun 4 – 5bình / 1000m2 đối với sâu ; phun ướt đều lên cây cho rệp Hình 3.145. Thuốc: VIRTAKO 40 WG 83 5.4. Phòng trừ sâu đục bẹ hại lúa: Những vùng trồng lúa trũng thấp xuất hiện một loại sâu phao đục bẹ tấn công cây lúa vào giai đoạn đẻ nhánh từ 15-30 ngày sau sạ gây thiệt hại nặng. Sâu non đục vào bẹ lúa làm cho lúa chết hàng loạt. Mỗi con sâu phao đục bẹ có thể tấn công nhiều cây lúa. Chúng di chuyển và gây hại cho những cây lúa khác bằng cách nằm trong phao và bơi trên mặt nước. Lá lúa bị sâu cắn thành từng miếng lam nham (để làm phao), không có khả năng phục hồi. Khi tách phao của sâu phao đục bẹ ra, bên trong có sâu non màu trắng đục, đầu màu vàng nâu, khi thả xuống nước thì nó vươn dài ra... Con trưởng thành khi đậu luôn luôn chúc đàu xuống phía dưới. Chúng ta cùng tìm hiểu loại sâu này để áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp. 5.4.1. Xác định đặc điểm hình thái và sinh học a. Trưởng thành: Trưởng thành là loài bướm nhỏ, màu vàng nâu, cánh có 2 đốm nâu lớn, cuối cánh có rìa nâu đen viền trắng. Con cái có màu nâu và lớn hơn con đực. Con đực có màu đậm, có nhiều vân trắng chạy ngoằn ngoèo trên cánh (hình 3.146). Bướm thường đậu ở mặt dưới tán lá của bụi lúa, đặc biệt là đầu luôn quay ngược xuống phía dưới. Chúng bắt cặp sau khi vũ hóa khoảng 1-2 ngày, 2-3 ngày sau khi bắt cặp, con cái sẽ đẻ trứng vào ban đêm. .Hình 3.146. Thành trùng sâu phao mới b. Trứng: Trứng được đẻ thành cụm hoặc thành hàng ở ngày phần bẹ của lá lúa. Trứng có dạng tròn hơi dẹp, lúc mới đẻ có màu trắng trong, khi sắp nở thì chuyển sang màu vàng nhạt. Thời gian trứng từ 4 -5 ngày. c. Ấu trùng (hình 3.147): Ấu trùng sâu phao đục bẹ có 5 tuổi. Sau khi phát triển đầy đủ, sâu bò xuống sát gốc lúa, nhả tơ dán chặt một đầu phao lại để làm nhộng. Hình 3.147. Ấu trùng sâu phao mới. d. Nhộng: Nhộng dài từ 10 - 12mm, rộng 4mm, lúc đầu có màu trắng ngà, khi sắp vũ hóa chuyển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgt_modun_03_0979_2218701.pdf
Tài liệu liên quan