Tài liệu Giáo trình Mạng căn bản: 1
MỤC LỤC
Chương 1 THẾ GIỚI MẠNG....................................................................................... 3
I MẠNG LÀ GÌ ? ...................................................................................................... 4
1. Kích thước của mạng ra sao? .............................................................................. 4
2. Có các kiểu mạng khác nhau không?.................................................................. 4
3. Các máy tính giao tiếp với nhau qua mạng như thế nào? ................................... 6
4. Có thể tạo ra mạng nằm trong mạng không? ..................................................... 6
II INTERNET LÀ GÌ?................................................................................................ 6
1. Ai điều khiển Internet?........................................................................................ 7
2. Các thành phần của Internet................................................................
65 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Mạng căn bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Chương 1 THẾ GIỚI MẠNG....................................................................................... 3
I MẠNG LÀ GÌ ? ...................................................................................................... 4
1. Kích thước của mạng ra sao? .............................................................................. 4
2. Có các kiểu mạng khác nhau không?.................................................................. 4
3. Các máy tính giao tiếp với nhau qua mạng như thế nào? ................................... 6
4. Có thể tạo ra mạng nằm trong mạng không? ..................................................... 6
II INTERNET LÀ GÌ?................................................................................................ 6
1. Ai điều khiển Internet?........................................................................................ 7
2. Các thành phần của Internet................................................................................ 7
III BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ MẠNG ?........................................................................ 7
IV TIẾP THEO LÀ CÁI GÌ? ................................................................................... 7
V THUẬT NGỮ CẦN BIẾT...................................................................................... 7
VI CÁC WEBSITE NÊN THAM KHẢO ............................................................... 8
VII CÂU HỎI ÔN TẬP............................................................................................. 8
Chương 2 KHẢO SÁT WORLD WIDE WEB ........................................................... 9
I TRÌNH DIỆT WEB LÀ GÌ? ................................................................................. 10
1. Dùng trình duyệt web như thế nào?.................................................................. 10
2. Đi đến các site khác như thế nào?..................................................................... 11
3. Các Web site được tổ chức như thế nào?.......................................................... 12
II TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN WEB NHƯ THẾ NÀO?.................................. 15
1. Làm gì với các thông tin tìm được? .................................................................. 15
2. Các loại Web site .............................................................................................. 15
3. Độ chính xác của Web site................................................................................ 16
4. Hiểu biết về hành động ăn trộm bản quyền và luật bản quyền......................... 17
5. Thông tin tham khảo ......................................................................................... 17
III NHỮNG TRÒ GIẢI TRÍ TRÊN WORLD WIDE WEB.................................. 17
1. Tôi có thể nghe âm nhạc trong trình duyệt của tôi không?............................... 17
2. Có thể xem video trong trình duyệt không?...................................................... 18
3. Tôi có thể chơi trò chơi trong trình duyệt không? ............................................ 18
4. Có thể mua các thứ trên Web không?............................................................... 18
IV BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ VỀ WORLD WIDE WEB..................................... 18
V CÁC THUẬT NGỮ CẦN BIẾT........................................................................... 19
VI CÁC WEB SITE THAM KHẢO...................................................................... 19
VII CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................. 19
Chương 3 NHỮNG THỨ KHÁC TRÊN INTERNET .............................................. 21
I TÔI CÓ THỂ GỬI THƯ ĐIỆN TỬ NHƯ THẾ NÀO ?....................................... 22
1. Thư điện tử làm việc như thế nào? ................................................................... 22
2. Tạo ra một tài khoản thư điện tử như thế nào? ................................................. 22
3. Có thể nhận và gửi thư điện tử như thế nào? .................................................... 24
4. Một số chỉ dẫn về Thư điện tử .......................................................................... 25
5. Có thứ gì khác để làm với thư điện tử không?.................................................. 26
II CÓ DỊCH VỤ NÀO ĐỂ GIAO TIẾP NGOÀI THƯ ĐIỆN TỬ KHÔNG? ......... 26
1. Thông báo tức thời là gì? .................................................................................. 26
2. Gửi và nhận Thông báo Tức thời IM như thế nào? .......................................... 27
III CÓ THỂ CHƠI TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN KHÔNG?.................................. 28
IV TÔI CÓ THỂ CHIA SẺ TẬP TIN QUA INTERNET NHƯ THẾ NÀO?........ 29
1. Chia sẻ tệp là cái gì và làm việc như thế nào? .................................................. 29
2. Việc chia sẻ tệp tin có hợp pháp không? .......................................................... 29
Upload by Kenhdaihoc.com
2
V ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ THÊM VỀ INTERNET ...................................................... 29
VI CÁC THUẬT NGỮ CẦN BIẾT....................................................................... 30
VII CÁC WEB SITES THAM KHẢO ................................................................... 30
VIII CÁC CÂU HỎI ÔN TÂP ................................................................................. 30
Chương 4 TỰ BẢO VỆ KHI LÀM VIỆC TRỰC TUYẾN....................................... 31
I LÀJM THẾ NÀO ĐỂ TỰ BẢO VỆ KHỎI BỊ NGƯỜI KHÁC TẤN CÔNG MÁY
TÍNH CỦA MÌNH? ...................................................................................................... 32
1. Ai muốn vào máy tính của tôi? ......................................................................... 32
2. Ai đang theo dõi mình?..................................................................................... 34
3. Các công cụ Giám sát ....................................................................................... 35
II LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA CÁC TRUY NHẬP BẤT HỢP PHÁP TỪ
BÊN NGOÀI?............................................................................................................... 37
1. Tường lửa (Firewall)......................................................................................... 37
Chương 5 LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MẠNG ................................................... 39
I NHỮNG THỨ GÌ CÓ THỂ CHIA SẺ TRÊN MẠNG?....................................... 40
1. Ta có thể chia sẻ tệp không? ............................................................................. 40
2. Ta có thể chia sẻ máy in không?....................................................................... 40
3. Ta có thể chia sẻ một kết nối Internet không? .................................................. 40
4. Tôi có thể thực hiện được những gì qua mạng?................................................ 42
II CẦN LÀM CÁI GÌ ĐỂ CÓ THỂ XÂY DỰNG ĐƯỢC MỘT MẠNG?.............. 42
1. Ta cần loại mạng nào? ...................................................................................... 42
2. Ta cần phần cứng nào? ..................................................................................... 47
3. Có cần phần mềm đặc biệt không? ................................................................... 52
III CÁC BẠN HỌC ĐƯỢC ĐIỀU GÌ VỀ LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MẠNG
53
IV TIẾP THEO LÀ CÁI GÌ? ................................................................................. 53
V CÁC THUẬT NGỮ CẦN THIẾT........................................................................ 53
VI CÁC WEB SITE THAM KHẢO...................................................................... 54
VII CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................. 54
Chương 6 TẠO RA MỘT MẠNG.............................................................................. 55
I TỔ[NG HỢP MỌI THỨ LẠI VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?.............................. 56
1. Chúng ta nối các máy tính như thế nào?........................................................... 56
2. Có thể tạo ra một mạng không dây không? ...................................................... 59
3. Cài đặt phần cứng như thế nào?........................................................................ 60
4. Thiết lập phần mềm như thế nào để cấu hình mạng? ....................................... 60
II CÓ THỂ NỐI MẠNG VÀO INTERNET NHƯ THẾ NÀO?............................... 61
1. Chọn một ISP như thế nào? .............................................................................. 61
2. Các cách kết nối vào Internet? .......................................................................... 61
3. Loại phần cứng ta cần để nối vào Internet? ...................................................... 62
4. Ta có cần phần mềm để nối vào Internet không? ............................................. 62
5. Những điều cần biết để khi kết nối vào Internet? ............................................. 62
III CÁC BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ............................................................ 63
IV CHƯƠNG TIẾP THEO LÀ GÌ?....................................................................... 64
V CÁC THUẬT NGỮ CẦN BIẾT........................................................................... 64
VI CÁC WEB SITES THAM KHẢO ................................................................... 65
VII CÂU HỎI ÔN TẬP........................................................................................... 65
Upload by Kenhdaihoc.com
3
Chương 1 THẾ GIỚI MẠNG
Ngày nay ta có thể bắt gặp máy tính ở bất cứ nơi đâu, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Chúng ta thử tưởng tượng thế giới khoảng ba mươi năm về trước. Đó là một thế giới không
có mạng máy tính. Một thế giới không có thư điện tử (e-mail), không có cả các trò chơi trực
tuyến.
Máy tính là một phần quan trọng của thế giới ngày nay và mạng làm cho thế giới đơn
giản hơn. Khóa học này sẽ học về mạng máy tính, ảnh hưởng của mạng máy tính đến cuộc sống
của chúng ta và chúng ta có thể làm gì để khai thác tốt hơn những ưu thế của mạng máy tính.
Trong chương này, sẽ xem xét một vài vấn đề cơ bản về mạng máy tính. Bắt đầu làm
quen các kiến thức cần thiết để hiểu và sử dụng mạng máy tính.
Chương này, sẽ trả lời các câu hỏi:
Mạng là gì?
Kích thước của mạng ra sao?
Có các kiểu mạng khác nhau không?
Các máy tính giao tiếp với nhau như thế nào?
Có thể tạo ra mạng nằm trong mạng không?
Internet là gì?
Ai là người điều khiển Internet?
Các thành phần của Internet?
Upload by Kenhdaihoc.com
4
I MẠNG LÀ GÌ ?
Theo thuật ngữ cơ bản, một mạng là một nhóm người có tính chất chung nào đó.
Nhóm trẻ em trong câu lạc bộ Tây Ban Nha là một mạng. Nhóm các chàng trai đang chơi
bóng đá là một mạng. Các học sinh trong nhóm người dùng máy tính là một mạng. Một
trong các mạng được biết đến nhiều nhất trên thế giới là hệ thống điện thoại. Tất cả các
điện thoại được nối với nhau qua dây điện thoại và dây cáp, vì thế ta có thể nói chuyện
với người khác ở đầu bên kia hành tinh. Nhưng máy tính thì sao? Mạng máy tính là cái
gì?
Theo thuật ngữ máy tính, một mạng, là một nhóm máy tính nối nhau với nhau theo
một phương thức nào đó sao cho người ta có thể chia sẻ thông tin và thiết bị qua mạng.
Các máy tính có thể kết nối trong cùng một phòng, một tòa nhà, một thành phố, hay
quanh thế giới của chúng ta.
1. Kích thước của mạng ra sao?
Bao nhiêu máy tính kết nối với nhau có thể coi là một mạng? Một mạng có thể có
kích cỡ bất kỳ. Nó có thể chỉ bao gồm hai máy tính hay hàng triệu máy tính.
Nếu nối hai máy tính ở nhà, ta đã tạo ra một mạng. Tất cả máy tính trong một
trường học hay thư viện hoặc công ty được nối với nhau tạo thành mạng lớn hơn. Mạng
máy tính lớn nhất thế giới là Internet, có hàng triệu máy tính được nối với nhau.
2. Có các kiểu mạng khác nhau không?
Mặc dù có nhiều cách khác nhau kết nối các máy tính, nhưng chỉ có hai kiểu mạng
máy tính cơ bản: mạng ngang hàng và mạng khách/phục vụ.
Mạng ngang hàng (peer to peer network).
Upload by Kenhdaihoc.com
5
Mạng ngang hàng chính xác là gì? Trong cuộc sống của chúng ta, một sự ngang
hàng là một bình đẳng. Một mạng ngang hàng là sự kết nối các máy tính có vai trò ngang
nhau. Nếu bạn có một máy tính ở nhà và anh/chị bạn cũng có một cái, bạn có thể nối
chúng thành một mạng ngang hàng. Máy tính của bạn vẫn có tất cả các tài nguyên thông
tin (dữ liệu…) như trước khi nối kết vào mạng, máy tính của anh/chị bạn cũng vậy. Nếu
máy tính của anh/chị bạn có máy in, bạn có thể dùng máy in đó khi các máy tính được kết
nối thành mạng, ngay từ máy tính riêng của mình. Nếu máy tính của bạn có kết nối
Internet, Anh/chị bạn giờ có thể chia sẻ kết nối Internet của bạn sử dụng máy tính của họ.
Bạn cũng có thể chia sẻ các tệp tin của mình cho mọi người trong mạng có thể đọc những
thứ trên máy tính của bạn. Anh/chị bạn cũng có thể làm như vậy trên máy tính của họ. Cả
hai máy tính là ngang nhau trên mạng.
Thông thường thì một mạng ngang hàng không có nhiều hơn mười máy tính và
thường có ở các gia đình hay cơ quan nhỏ. Để dùng một chương trình xử lý văn bản, như
Microsoft Word chẳng hạn, phần mềm này cần cài trên tất cả máy tính trong mạng.
Mạng khách/phục vụ (Client/Server network)
Còn mạng khách/phục vụ thì sao? Một mạng khách/phục vụ thường thấy trong các
cơ sở làm việc như trường học, công ty, hay thư viện chứ không phải ở nhà riêng. Ở loại
mạng này, có một máy tính mạnh được xem như là máy tính phục vụ trên mạng. Nó nắm
giữ hầu hết các thông tin và các tài nguyên, làm cho chúng trở thành có vai trò quan trọng
so với các máy tính khác trên mạng. Các máy tính khác sử dụng mạng để nhận thông tin
này được gọi là máy khách. Nếu ta đến thư viện tìm một cuốn sách, ta ngồi vào một máy
khách và nhận thông tin từ máy phục vụ. Khi muốn nhận thông tin từ website của MSN,
hãy ngồi vào máy tính của mình, nó hoạt động như một máy khách và nhận thông tin từ
máy phục vụ của MSN qua mạng Internet. Khi tới bác sỹ, nhân viên tiếp tân dùng máy
khách trên bàn của họ kết nối với máy phục vụ qua mạng để có hồ sơ bệnh án trước đây
của bạn đã lưu trên máy phục vụ. Tất cả những ví dụ đó đều là mạng khách/phục vụ.
Một mạng khách/phục vụ thường có nhiều hơn mười máy tính. Chúng đắt hơn mạng
Upload by Kenhdaihoc.com
6
ngang hàng, nhưng đối với các công ty lớn hay khi có nhiều thông tin quan trọng cần lưu
trữ, chúng là lựa chọn tốt nhất.
3. Các máy tính giao tiếp với nhau qua mạng như thế nào?
Mỗi một máy tính và thiết bị như máy in, máy quét ảnh, máy tính xách tay và máy
tính cầm tay, tất cả được nối với nhau qua dây cáp với các kích cỡ khác nhau, qua vệ tinh
hay đường điện thoại. Ngày nay, các máy tính có thể dùng sóng vô tuyến để kết nối với
nhau thành mạng thay vì dùng dây cáp thông thường.
Để có thể kết nối các máy tính vào mạng, mỗi máy tính phải có vỉ mạch giao tiếp
mạng (Card mạng), tiếng Anh viết tắt là NIC (Network Interface Card). Ngày nay các
thiết bị này được gắn ngay bên trong mỗi máy tính.
Ta sẽ cắm dây cáp mạng vào NIC, hoặc nếu có một kết nối không dây nào đó ở
trong mạng (thường được gọi là Access Point) nó sẽ phát ra tín hiệu và như vậy thì NIC
của chúng ta cần có chức năng thu nhận những tín hiệu đó để có thể tham gia vào mạng.
Máy tính có thể liên lạc với nhau vì đã có các bộ quy tắc, hay các giao thức, giúp
cho máy tính hiểu lẫn nhau. Các giao thức cần thiết để các liên lạc giữa các máy tính có
thể thực hiện mà không bị lỗi. Các giao thức giúp xác định thông tin được gửi và nhận
như thế nào.
Giao thức mạng là cần thiết cũng giống như các nghi thức hay quy tắc khi mọi
người giao tiếp với nhau. Ví dụ như nếu bạn gọi đồ vật mà bạn dùng để ngồi là cái ghế,
trong khi hàng xóm lại gọi là hòn đá thì khó có thể nói chuyện được với nhau. Thậm chí
nhiều khi còn đi xa hơn thế nữa. Cách mọi người giao tiếp với nhau đòi hỏi một bộ các
quy tắc nhất định.
Cho ví dụ, hãy tưởng tượng bạn sống trong một xã hội mà khi chào nhau người ta
tát lên má người kia một cái. Nếu bạn tới Mỹ, thì bạn sẽ gặp nhiều phiền toái khi bạn
chào người khác với một cú tát lên má của người kia. Ở Mỹ, thật dễ chịu khi bắt tay
người kia. Ở Nhật, nghi thức thích hợp là cúi chào khi gặp người mới. Các nghi thức giúp
mọi người giao tiếp với nhau cũng giống như các giao thức giúp các máy tính liên lạc với
nhau trong mạng.
4. Có thể tạo ra mạng nằm trong mạng không?
Cái hay của mạng là có thể kết nối mạng của mình đến mạng của một số người
khác. Thực tế, ta có thể giữ kết nối mạng cho đến khi tạo thành một hệ thống mạng khổng
lồ. Phần lớn ta kết nối tới mạng khác qua đường điện thoại, hay những kết nối tốc độ cao
khác thông qua các công ty cung cấp dịch cụ kết nối như cáp, đĩa vệ tinh hay các đường
điện thoại đặc biệt. Ngày nay Internet là một ví dụ sinh động, Internet luôn được định
nghĩa như một hệ thống mạng khổng lồ.
II INTERNET LÀ GÌ?
Internet có lẽ là mạng máy tính lớn nhất, kết nối hàng triệu máy tính thành một
mạng khổng lồ, mạng ở trong mạng.
Internet là từ viết tắt của Mạng Quốc tế (INTERnational NETwork ) và chính xác
là như thế. Internet là một tập hợp các máy tính và máy phục vụ trên toàn cầu. Nó là
mạng khách/phụcvụ vì có nhiều máy phục vụ lưu trữ thông tin và bạn có thể truy nhập
các thông tin từ các máy tính khác trong mạng. Internet có hàng triệu máy phục vụ và
hàng triệu máy khách cùng với khối lượng thông tin khổng lồ có sẵn vượt quá sự tưởng
tượng.
Upload by Kenhdaihoc.com
7
1. Ai điều khiển Internet?
Không có cá nhân nào phụ trách Internet cả. Không có Chủ tịch, không có Giám
đốc điều hành để điều khiển mọi thứ. Tuy nhiên có một nhóm các nhà tình nguyện lập
nên Xã hội Internet (ISOC). ISOC đảm bảo có các quy tắc cụ thể cho tất cả các máy tính
có thể kết nối, liên lạc với nhau.
2. Các thành phần của Internet.
Internet gồm nhiều bộ phận tạo nên, và World Wide Web (WWW) chính là một
phần trong đó. Internet cung cấp nhiều công cụ cho phép giao tiếp thông tin trên Internet.
Các công cụ này có thể rất đơn giản, nhưng cũng có công cụ phức tạp:
World Wide Web: gọi chung là WWW hay Web, đây là một tập hợp các trang
thông tin được tạo ra một cách đặc biệt và bạn có thể đọc được chúng nhờ trình
duyệt Web. Một trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng có thể xác định vị trí
và hiển thị các trang Web, bao gồm văn bản, đồ họa và nội dung đa phương tiện
khác như âm thanh, Video.
Thư Điện tử: hay E-mail, là công cụ có sẵn trên Internet. Công cụ này cho phép mọi
người gửi tức thời các thông điệp, các tệp tin đi khắp thế giới. E-mail có thể có nội
dung đơn giản bằng văn bản hay có thể gồm đồ họa hoặc các nội dung khác gắn
kèm.
Truyền tệp tin: di chuyển hay sao chép các tệp tin từ một máy tính đến máy tính
khác. Có các các giao thức quản lý việc truyền tệp tin qua Internet, như Giao thức
truyền tệp tin (FTP).
Site Usenet News: Mạng trao đổi các bài báo về các chủ đề cụ thể, cung cấp hỗ trợ
sản phẩm và các trả lời cho đủ loại câu hỏi. Nhóm máy tính này với các mối quan
tâm chung được gọi là nhóm tin.
III BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ MẠNG ?
Chương này giới thiệu các khái niệm về mạng. Các máy tính giờ đây là một phần
quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và mạng thực sự giúp chúng ta làm
nhiều điều. Bạn đã biết Internet là mạng lớn nhất thế giới và thành phần chính của
Internet chính là World Wide Web.
IV TIẾP THEO LÀ CÁI GÌ?
Chương tiếp sẽ bắt đầu làm việc với Internet bằng cách khám phá World Wide Web
và sử dụng trình duyệt web.
V THUẬT NGỮ CẦN BIẾT
Khách: Client
Mạng khách/phụcvụ: Client/Server Network
Thư điện tử: Electronic mail (E-mail)
Giao thức truyền tệp tin: File Transfer Protocol (FTP)
Internet: International Network
Mạng: Network
Vỉ mạch giao tiếp mạng: Network interface card (NIC)
Mạng ngang hàng: Peer-to-Peer Network
Upload by Kenhdaihoc.com
8
Giao thức: Protocol
Máy phục vụ: Server
Nhóm tin: Usenet news
Trình duyệt Web: Web browser
World Wide Web (WWW)
VI CÁC WEBSITE NÊN THAM KHẢO
•
•
•
VII CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy liệt kê những khía cạnh mà mạng ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân bạn. Bạn hãy
cho ví dụ cụ thể.
2. Tại sao những hiểu biết về mạng là thật sự cần thiết ngay cả khi bạn không có ý định
theo đuổi nghề nghiệp của mình trong lĩnh vưc công nghệ thông tin. Thảo luận những suy
nghĩ của bạn về những chiều hướng biến đổi của thế giới nhờ có máy tính, mạng máy
tính.
3. Miêu tả đặc trưng của cả hai loại mạng ngang hàng và mạng khách/phụcvụ.
Upload by Kenhdaihoc.com
9
Chương 2 KHẢO SÁT WORLD WIDE WEB
Ở chương trước, các bạn đã được giới thiệu các khái niệm về mạng. Như ta đã biết,
mạng máy tính lớn nhất trên thế giới là Internet. Phần phổ biến nhất của Internet là World
Wide Web - WWW. Trong bài học này chúng ta sẽ khảo sát WWW hay thường gọi là
Web.
Hầu hết khi mọi người nói về Internet, họ thường nói tới World Wide Web. Trong
khi đó, Web không phải là phần duy nhất của Internet, World Wide Web là thành phần
phổ biến nhất mà thôi. Nhưng WWW là rất quan trọng và ngày càng đóng vai trò lớn
trong thế giới mạng. Chương này chúng ta sẽ học về World Wide Web.
Chương này sẽ trả lời câu hỏi sau:
Dùng trình duyệt web như thế nào?
Trình duyệt là gì?
Các Web site được tổ chức như thế nào?
Đi đến các site khác như thế nào?
Cơ chế tìm kiếm là gì?
Làm gì với các thông tin tìm được và lấy trên web như thế nào?
Dùng thông tin như thế nào?
Có thể nghe âm nhạc, xem video và chơi trò chơi trong trình duyệt không?
Có thể mua các thứ trên Web không?
Upload by Kenhdaihoc.com
10
I TRÌNH DIỆT WEB LÀ GÌ?
Các trang Web được tạo ra bằng cách dùng ngôn ngữ lập trình có tên là HTML
(Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản - HyperText Markup Language). Ta có thể xem các
trang Web này thông qua một chương trình đặc biệt gọi là trình duyệt Web. Một trong
các trình duyệt Web phổ biến nhất hiện nay là Microsoft Internet Explorer (IE).
Trình duyệt cho phép xem tất cả các loại thông tin được tạo ra trong HTML, gồm có
văn bản, đồ họa, âm thanh, hoạt hình, phim ảnh,…Một khi đã biết dùng trình duyệt Web
như thế nào, bạn có thể tìm thấy đủ loại thông tin mà bạn quan tâm.
1. Dùng trình duyệt web như thế nào?
Trình duyệt Web cho phép ta xem từng trang web trong một web site cụ thể nào đó.
Các Web site được tổ chức để liên hệ các thông tin lại với nhau.
Luôn luôn có một trang đầu tiên của một Web site, gọi là Trang Chủ có đôi khi ta
gọi là Trang Nhà (Home Page). Một trang chủ cũng giống như trang bìa của một tờ báo,
nó luôn có những bức ảnh đẹp để gợi ra ý tưởng về thông tin sẽ có trên web site. Trang
chu có thể còn có một trong những thứ sau: một bảng mục lục, một bản đồ của site hay
các thông tin hướng dẫn cung cấp cho độc giả khái niệm về các trang trên web site.
Trình duyệt giúp độc giả dễ dàng chuyển từ trang này sang trang khác. Điều này
thường được gọi là lướt mạng.
Độc giả lướt mạng qua cửa sổ của trình duyệt. Hình 2-1 thể hiện trình duyệt
Microsoft Internet Explorer.
Hình 2-1:
Cửa sổ trình duyệt web Internet Explor
Upload by Kenhdaihoc.com
11
Đầu tiên khi mở trình duyệt, trang chủ sẽ hiện ra. Trang chủ chứa các kết nối đến
các trang khác và có thể thường xuyên thay đổi, phụ thuộc vào Web site mà bạn muốn
chọn làm trang chủ.
Mọi trình duyệt Web có các thành phần quen thuộc, như trong hình 2-1 ở trên.
2. Đi đến các site khác như thế nào?
Khi mở trình duyệt và xem thông tin trên một trang nào đó, bạn có thể đi tới để xem
các trang khác, di chuyển giữa các trang bằng các cách khác nhau.
Trong các trang web thường có nhiều siêu liên kết, bạn có thể nhấn chuột vào liên
kết đó để đi tới một trang web khác.
Ví dụ, giả sử đang làm báo cáo về lịch sử của máy hát tự động, có thể tìm thấy văn
bản này trên một trang Web:
Lịch sử của máy hát tự động
Máy hát tự động xuất hiện vào năm 1927 khi Công ty Thiết bị Âm nhạc Tự động tạo
ra máy quay đĩa hát đa lựa chọn đầu tiên trên thế giới. Máy hát tự động rất quan trọng đối
với các nhà soạn nhạc rock and roll như Chuck Berry và Jerry Lee Lewis.
Chú ý trong ví dụ mẫu trên, nhiều từ được gạch chân. Trên trang Web, các mục
thông như vậy thường được gọi là các kết nối siêu văn bản (siêu liên kết). Nếu đây là một
trang web thực sự trên một site, có thể bấm vào cụm từ Máy hát tự động để đi đến trang
định nghĩa cụm từ Máy hát tự động. Bằng cách nhấn chuột vào cụm từ Công ty Thiết bị
Âm nhạc Tự động, chúng ta sẽ chuyển tới một trang nói về lịch sử của công ty đó. Tương
tự như vậy, bấm vào Chuck Berry hay Jerry Lee Lewis sẽ tới các trang giới thiệu tiểu sử
các nhà soạn nhạc này.
Có một cách khác để có thể di chuyển tới các trang khác là dùng các địa chỉ Web.
Mỗi web site trên WWW có một địa chỉ duy nhất. Địa chỉ này được gọi là Bộ định vị Tài
nguyên đồng dạng (có một số tài liệu gọi là bộ định vị tài nguyên thống nhất) hay URL.
Vậy URL là cái gì? URL theo nghĩa đen là một vị trí mà ở đó một trang web cụ thể
được lưu trữ trên Internet. URL dùng các dấu gạch trước (/) và không có dấu trống. Mọi
URL có cùng các thông tin cơ bản. Ví dụ, hãy xem URL dưới đây:
http://: phần đầu của URL chỉ dẫn loại tài nguyên. Http là viết tắc của cụm từ tiếng Anh
(HyperText Transfer Protocol) hay giao thức truyền siêu văn bản. HTTP là một tập các
quy tắc dùng để gửi thông tin trên WWW.
www: loại trang web trên Internet, ở trong ví dụ này, www chỉ ra rằng đó là một trang
trên World Wide Web. Đôi khi ta không thấy có www.
tailspintoys.com: Đây là tên máy phục vụ lưu trữ mọi thông tin. Được biết đến như là tên
miền và bao gồm một tên, một dấu chấm, sau đó là hậu tố, như là miền mức-đỉnh (Top
Level Domain-TLD). Phần đầu tiên thường là tên công ty và phần cuối cùng có thể là
một trong các miền mức-đỉnh (TLD) sau:
.biz: thuộc các tổ chức thương mại
.com: các công ty
.edu: các tổ chức giáo dục
Upload by Kenhdaihoc.com
12
.gov: các cơ quan thuộc chính phủ
.mil: các tổ chức thuộc quân đội
.net: các tổ chức mạng, thường dùng cho các Nhà cung cấp Dịch vụ Internet
.org: các tổ chức phi-lợi nhuận
Bổ sung vào những TLD, có đủ loại các phần mở rộng mới trong nhiều năm qua,
như .info, .biz và .pro, và cũng có các tên miền chỉ đất nước gồm hai chữ như .mx cho
Mê-hi-cô, .pt cho Bồ Đào Nha, .de cho Đức .fr cho Pháp, .ca cho Ca-na-da, .uk cho Anh
và .vn cho Việt nam...
games: thư mục trên máy phục vụ lưu trữ các trang Web.
newgames.html: tên của trang web. Tên tệp cũng có thể không có. Trong ví dụ này, tên
tệp là một tài liệu có tên "newgames".
Khi bạn muốn xem một trang Web mới bạn chỉ cần nhập vào trình duyệt địa chỉ của
trang web đó.
3. Các Web site được tổ chức như thế nào?
Web quá tiện lợi vì có thể di chuyển giữa các web site một dễ dàng, đơn giản bằng
cách theo sau các kết nối. Tuy nhiên, cũng dễ mất các Web site nếu không chú ý đến việc
duyệt web như thế nào. Có thể giúp đỡ mọi người bằng cách hiểu biết site được tổ chức
như thế nào.
Các trang trong Web site thường được tổ chức theo một trong ba cách: Tuyến tính,
hình cây hay ngẫu nhiên. Một Web site tuyến tính được thiết lập giống như một cuốn
truyện vậy. Bắt đầu trên trang một, tiếp tục đến trang hai, sau đó là trang ba và tiếp tục.
Giống như thí dụ sau trong Hình 2-2.
Hình 2-2:
Web Site tuyến tính
Một Web site có cấu trúc hình cây giống như cây gia phả trong dòng họ. Khi bắt
đầu với trang đầu tiên, có thể đi tới một trong nhiều trang. Sau đó khi ghé thăm trang
khác, có thể có các lựa chọn khác nhau ở đó, hoặc là các trang trên cùng web site hay
thậm chí các trang trên web site khác. Một Web site cây được chỉ ra trong Hình 2-3.
Upload by Kenhdaihoc.com
13
Hình 2-3:
Web Site dạng cây
Có những web site không theo một cấu trúc nhất định nào cả mà trong đó nó có
chứa nhiều các liên kết nhằng nhịt. Ta có thể gọi các web site dạng này là các site có cấu trúc
ngẫu nhiên. Hình 2-4 chỉ ra Web site ngẫu nhiên.
Hình 2-4:
Web Site ngẫu nhiên
Mặc dù có nhiều loại trình duyệt Web khác nhau, mỗi trình duyệt đều có các đặc
trưng chung. Hình 2-5 chỉ ra các thành phần chung của một cửa sổ trình duyệt Internet
Upload by Kenhdaihoc.com
14
Hình 2-5:
Các thành phần chung của nột cửa sổ trình duyệt Internet
Thanh công cụ trên trình duyệt chứa nhiều nút điều khiển giúp hướng dẫn người
dùng truy cập Web dễ dàng. hình 2-6 cho ta thấy một thanh công cụ chuẩn trong cửa sổ
trình duyệt Internet Explorer.
Hình 2-6:
Thanh công của Internet Explorer
Mỗi nút có một nhiệm vụ cụ thể:
• Back (Lùi lại): trở lại trang Web đã xem trước đó.
• Forward (Đi tiếp): di chuyển tới trang tiếp theo sau khi đã dùng nút Lùi lại.
• Stop (Dừng lại): dừng một trang web trước khi nạp trang.
• Refresh/Reload (Làm mới/Nạp lại): hiển thị lại trang hiện thời với bất kỳ thay
đổi nào.
• Home (Quay về trang chủ): hiển thị trang Web ngầm định ban đầu (trang chủ).
• Search (Tìm): mở một trang trong đó có thể tìm kiếm các chủ đề trên Internet.
• Favorites (Ưa thích): danh sách các kết nối đến các web site ưa thích.
• Media (Phương tiện): kết nối web site WindowsMedia.com và có thể nghe âm
nhạc ở đó.
Upload by Kenhdaihoc.com
15
• History (Lịch sử): danh sách các trang Web đã ghé thăm.
• Email (Thư): mở thư điện tử hay gửi thư và kết nối đến chỗ khác.
• Print (In): in trang Web hiện thời.
II TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN WEB NHƯ THẾ NÀO?
Bạn có thể biết làm thế nào để đưa địa chỉ Web ưa thích vào hộp địa chỉ, bạn có thể
biết cách bấm vào siêu liên kết để di chuyển giữa các trang và các web site, nhưng nếu
muốn lướt Web nhiều hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn thì cần cái gì? Nếu bạn muốn tìm
kiếm các thông tin cụ thể nào đó, cách tốt nhất để bắt đầu là sử dụng các công cụ tìm
kiếm trên Internet.
Dưới đây là một số các công cụ tìm kiếm trên Internet
• MSN Search:
• Ask Jeeves:
• Dog Pile:
• Yahoo!:
• Alta Vista:
• Excite:
• Google:
• Teoma:
• Webmyway:
• Bot Spot:
• Copernic:
Các web site tìm kiếm có một trang giao diện gồm một hộp tìm kiếm đơn giản để
người dùng đưa vào các từ (từ khóa) hay cụm từ liên quan đến chủ đề muốn tìm kiếm. Ví
dụ, đưa vào cụm từ lịch sử của máy hát tự động trong hộp tìm kiếm cơ bản. Công cụ tìm
kiếm sẽ cho ta một danh sách bao gồm tất cả các web site chứa cụm từ này. Nếu bạn tìm
kiếm với cụm từ lịch sử của máy hát tự động bằng công cụ tìm kiếm của Google, có hàng
trăm ngàn kết quả được tìm thấy.
1. Làm gì với các thông tin tìm được?
Bây giờ sau khi bạn tìm kiếm và đã có hàng nghìn, thậm chí hàng triệu Web site.
Vậy, độ tin cậy trong thực tế của những thông tin nhận được như thế nào? Có một vài
thông tin tốt hơn thông tin khác không?
2. Các loại Web site
Một trong các cách tốt nhất để đánh giá thông tin tìm thấy trên Web là nhìn vào địa
chỉ web site nhìn thấy. Có bảy loại Web site khác nhau:
Site Vận động: dùng để trao đổi ý kiến chung, cổ vũ các hoạt động, hay thu hút sự đóng
góp. Ví dụ bao gồm các Web site của các chiến dịch vận động tranh cử; các Web site cho
các tổ chức muốn làm cho mọi người tin tưởng cái gì đó, như web site cho nhóm môi
trường; các Web site muốn mọi người đóng góp vì một nguyên nhân nào đó. Một ví dụ
của một site Vận động là:
Site Thương mại: gồm thông tin về quảng cáo và thông tin về sản phẩm buôn bán; site
cung cấp các dịch vụ khách hàng; một site xúc tiến kinh doanh cụ thể hay một ngành
công nghiệp cụ thể. Loại này bao gồm các site cho các công ty như Microsoft, tại địa chỉ
Upload by Kenhdaihoc.com
16
Site thông tin: cung cấp các dữ liệu hay thống kê, lịch biểu, thư mục, thông tin hỗn hợp.
Một ví dụ là site Văn phòng Điều tra Dân số hay site Quản lý Lương thực và Dược phẩm,
tại địa chỉ
Site giải trí: cung cấp âm nhạc, trò chơi, thậm chí tin tức và thông tin về ngành công
nghiệp giải trí, mạng truyền hình, hay một site cho các bộ phim sắp công chiếu. Một mẫu
về site giải trí có ở trên site MSN tại địa chỉ
Site Giáo dục: luôn có phần cuối trong địa chỉ web là .edu; đẩy mạnh các cơ sở giáo dục
hay cung cấp thông tin về trường học. Ở đây cũng bao gồm các site của các trường cao
đẳng và đại học, các site cung cấp thông tin hỗ trợ giáo dục và các site cho các trường
phổ thông. Một ví dụ là site của Trường Đại học Harvard tại địa chỉ
Site Tin tức: cung cấp thông tin địa phương, vùng, quốc gia, và các sự kiện quốc tế; có
thể liên quan đến một tạp chí hay tờ báo hoặc đài phát thanh truyền hình. Đây cũng bao
gồm các site như The New York Times, The Washington Post, các site về mạng hay các
trạm tin tức qua cáp, hay các site tạp chí tin tức hàng tuần. Ví dụ có thể là site MSNBC
tại địa chỉ
Site dành cho cá nhân: hiển thị thông tin của các cá nhân, chủ sở hữu trang web.
3. Độ chính xác của Web site
Khi nhìn vào một site, ta phải xác định loại của site là gì, sau đó kiểm tra năm thành
phần chủ chốt xem thông tin có tin cậy không. Năm thành phần đó là:
Thẩm quyền: Ai là chủ sở hữu site đó? Cẩn thận đối với các site giả dạng như các site
tin tức hay thông tin cố gắng thuyết phục người dùng tin tưởng vào các ý kiến và quan
điểm cụ thể nào đó.
Độ chính xác: Có thể làm nhiều thứ để xác định xem thông tin chính xác hay không. Hãy
nhìn vào site. Site có danh sách tham khảo không? Chúng có gồm các kết nối đến các site
đáng tin cậy không? Các trang trên site có tính chuyên nghiệp và có chức năng kiểm tra
chính tả và các lỗi khác không?
Tính khách quan: Site có khách quan không? Nói cách khác, có vô tư không? Có nêu ra
hai mặt của một vấn đề không, hay chỉ nêu ra sự việc mà không có kết luận? Có cố gắng
bán một vài thứ gì đó không? Có nói chỉ về một mặt của sự việc làm cho người dùng tin
vào một quan điểm nhất định nào đó không?
Tính hợp thời: site có đang hiện hành không? Có đựơc cập nhật thường xuyên không?
Có nói về các sự kiện “tương lai” trên thực tế đã xảy ra hai năm trước đây?
Gộp tin: Site có đưa ra phạm vi thông tin hay chỉ đưa ra thông tin cho một loại thính giả
riêng?
Ta có thể dùng thông tin như thế nào? Thông tin có được bảo vệ không? Một số
thông tin đang dùng trên Internet có phải bị ăn cắp không?
Mọi thứ đều được giữ quyền tác giả khi viết ra. Một số thứ không có ghi chú bản
quyền không có nghĩa không có quyền tác giả. Nếu dùng một số thứ không được phép,
ngoại trừ rất ít các trường hợp cụ thể, đều có nghĩa ăn cắp. Nếu bạn dùng lại một số thông
tin trên Internet bạn phải chỉ rõ nguồn gốc của thông tin đó.
Bản quyền có nghĩa là khẳng định quyền tác giả một cuốn băng video, một CD ca
nhạc, Web site, tạp chí hay bài báo
Upload by Kenhdaihoc.com
17
4. Hiểu biết về hành động ăn trộm bản quyền và luật bản quyền
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang phải viết một bài báo nghiên cứu nhưng không có
đủ thời gian thực hiện để có thể được điểm tốt. Bạn sẽ lên một kế hoạch hoàn hảo. Bạn
lên mạng mua một bài báo đã hoàn thành và ghi tên mình lên đó. Bạn lấy bài báo của ai
đó đã thực hiện ở học kỳ trước và gọi nó là của riêng mình. Giáo viên sẽ không bao giờ
biết, vậy thì cái gì sẽ bị tổn hại ở đây? Đúng thế, bạn sẽ không thoải mái vì điều đó.
Một ví dụ khác, bạn vào mạng và dùng một công cụ tìm kiếm để tìm một vài thông
tin từ hai hay ba nguồn. Bạn sẽ cắt và dán chúng vào tài liệu của mình. Sau đó, bạn vẫn
dùng nguồn tài liệu này, diễn giải nó lòng vòng, soạn lại chút ít, và đặt vào đó một vài
dòng tham khảo. Như vậy, nó đã được làm khác đi, không một ai biết cả. Bạn sẽ dùng nó
cho báo cáo ở trường của bạn.
Mặc dù những điều trên nghe có vẻ như vô tội, nhưng mọi hành động như thế đều là
ví dụ của hành động ăn trộm bản quyền. Ăn trộm bản quyền là hành động dùng một vài
thứ mà mình không tạo ra và làm cho người khác nghĩ là của mình tạo ra.
Nếu dùng một số thứ lấy từ Internet không có sự cho phép hay thậm chí với sự cho
phép nhưng không có sự công nhận thích hợp của người chủ, tức là đã phạm tội ăn trộm
bản quyền. Tốt nhất là hãy hiểu biết và tuân thủ pháp luật.
5. Thông tin tham khảo
Nếu bạn đã được phép sử dụng tài liệu, hay trích dẫn một tài liệu tham khảo được
tìm từ trên internet vào trong tài liệu, hay sử dụng các nguồn thông tin trực tuyến khi viết
báo cáo của mình. Bạn cần chỉ cho người đọc, người nghe biết thông tin được lấy ra từ
đâu. Các nguồn tài liệu tham khảo chính xác như thế nào trên Internet để đảm bảo rằng
những người khác cũng có thể tìm thấy tài liệu nguyên gốc. Tối thiểu, bạn cũng phải chỉ
ra địa chỉ trang web (URL); một tiêu đề của tài liệu hay miêu tả; ngày tháng xuất bản, cập
nhật, hay ngày tháng tải thông tin xuống và tên bất kỳ tác giả nào có trong danh sách các
tác giả.
III NHỮNG TRÒ GIẢI TRÍ TRÊN WORLD WIDE WEB.
Bạn đã biết cách tìm kiếm thông tin trên Internet, để tìm những thông tin mà bạn
quan tâm, nhưng còn những trò giải trí thì sao? Điều làm cho World Wide Web cuốn hút
là có khả năng gửi các tệp tin đa phương tiện qua Internet, bao gồm những thứ như âm
nhạc và video. Web có thể tương tác, có nghĩa có thể làm nhiều thứ và nhận phản ứng
ngay lập tức. Thậm chí có thể đi mua sắm trên Web. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét
một số thứ có thể thực hiện được trong cửa sổ trình duyệt.
1. Tôi có thể nghe âm nhạc trong trình duyệt của tôi không?
Âm thanh trên Internet rất phổ biến. Có thể nghe thấy tiếng nói, âm nhạc, các cuộc
phỏng vấn, clip âm thanh, thậm chí đài radio. Nhiều trình duyệt phổ thông có các tính
năng có sẵn cho phép chơi các tệp âm thanh. Có nhiều loại tệp âm thanh, bao gồm các tệp
có đuôi .WAV, .MP3, và .AU. Trước đây, để nghe một tệp âm thanh, bạn cần tải xuống
toàn bộ tệp, như vậy có thể mất nhiều thời gian. Giờ đây nhiều web site cho phép bạn
nghe âm thanh, xem hình ảnh video… mà không cần phải tải về.
Một trong các chương trình chơi âm thanh phổ thông nhất là Windows Media
Player. Khi tìm thấy một kết nối đến một tệp âm thanh, trình duyệt Web thông báo cho
máy phục vụ Web có người muốn truy nhập tệp âm thanh. Máy phục vụ Web gửi một tệp
phương tiện trở lại trình duyệt. Trình duyệt khởi động một chương trình nhỏ gọi là Media
Player, chơi tệp âm thanh. Khi tệp tin bắt đầu chơi, trình duyệt tiếp tục yêu cầu máy phục
Upload by Kenhdaihoc.com
18
vụ Web phần còn lại của tệp được gửi qua trình duyệt khi âm nhạc tiếp tục chơi. Sự tiến
bộ này giúp không phải chờ đợi lâu để tải một tệp tin lớn xuống trước khi có thể bắt đầu
thưởng thức âm nhạc.
Một loại tệp âm thanh phổ biến ngày nay là tệp âm nhạc MP3. Các tệp MP3 là các
tệp có chất lượng cực kỳ cao mặc dù kích thước tương đối nhỏ. Có thể dùng trình duyệt
và Windows Media Player chơi chúng như mô tả trên. Tuy nhiên có thể chọn tải các tệp
MP3 xuống ổ cứng máy tính của bạn và chơi trên một trình chơi MP3 riêng hay trong
Windows Media Player trong khi bạn không có kết nối Internet.
Một trong các phát kiến công nghệ mới nhất trên Internet là khả năng nghe và phát
thanh radio. Trong hầu hết các trường hợp, sóng radio được chuyển đổi thành dạng thức
máy tính có thể đọc được và sau đó được nghe bằng các chương trình RealPlayer hay
Windows Media Player với trình duyệt Internet. Trong khi nghe đài phát thanh, trình
duyệt vẫn duy trì kết nối với máy phục vụ Web, gửi và nhận dữ liệu.
2. Có thể xem video trong trình duyệt không?
Có nhiều loại định dạng video mọi người có thể xem qua trình duyệt. Cũng như đối
với âm nhạc, đòi hỏi phải có một phần mềm đặc biệt được cài đặt trong máy tính, tuy
nhiên có nhiều phần mềm được tích hợp trong các trình duyệt thông dụng.
Với công nghệ hiện nay, chúng ta có thể chơi video trên Internet mà không cần chờ
đợi để tải toàn bộ tệp tin video xuống máy tính.
3. Tôi có thể chơi trò chơi trong trình duyệt không?
Bạn có thể chơi trò chơi bằng các phần mềm trò chơi được cài sẵn trên máy tính.
Nhiều phần mềm sẽ được đề cập trong các phần sau của tài liệu này. Tuy nhiên có thể
chơi trò chơi thông qua trình duyệt với sự hỗ trợ của các phần mềm khác chạy với trình
duyệt, như Java, Shockwave, và Flash. Tất cả những cái đó làm cho trình duyệt có them
khả năng tương tác. Một số chương trình trò chơi được thiết kế để bạn có thể chơi một
mình, nhưng nhiều trò chơi khác được thiết kế để nhiều người cùng chơi. Ví dụ, nếu đi
vào phần trò chơi của Yahoo! Bạn sẽ nhìn thấy đủ loại trò chơi trực tuyến có thể chơi
bằng trình duyệt. Địa chỉ (URL) là
4. Có thể mua các thứ trên Web không?
Việc mua sắm ngày càng trở nên phổ biến trên Web. Thực tế trên toàn thế giới, mọi
người chi trả hàng tỷ đô la hàng năm cho việc mua sắm trực tuyến.
Mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn nhờ các chương trình đảm bảo bí mật các
thông tin quan trọng của khách hàng và thông tin chỉ được gửi tới cửa hàng mà khách
hàng mua sắm.
Không chỉ có thể mua hàng từ các cửa hàng mà còn có thể bán các sản phẩm trên
internet. Trên internet có các site bán đấu giá và hàng nghìn, hàng triệu các Web site cho
mọi người bán sản phẩm trực tuyến. Trong chương 4 sẽ xem xét một số lời khuyên hữu
ích khi mua sắm trực tuyến.
IV BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ VỀ WORLD WIDE WEB.
Bài học này đã nói về thành phần phổ biến nhất của Internet: World Wide Web.
Web chứa âm nhạc, video, âm thanh, đồ họa, và các lựa chọn đa phương tiện khác làm
thành một bộ sưu tập khổng lồ thông tin về các lĩnh vực như thương mại, giáo dục, …và
giải trí.
Nhiều thành phần khác đã được xét đến trong chương này, bao gồm:
Upload by Kenhdaihoc.com
19
• Trình duyệt Web
• Tìm kiếm thông tin trên internet
• Tính hợp lệ của thông tin
• Hành động ăn trộm bản quyền và luật bản quyền
• Nghe âm nhạc qua trình duyệt
• Xem video qua trình duyệt
• Chơi trò chơi qua trình duyệt
• Mua bán trực tuyến
V CÁC THUẬT NGỮ CẦN BIẾT
Xem lại các thuật ngữ sau:
Tên miền: Domain name
Máy tìm kiếm: Search Engine
Trang chủ: Home page
Siêu văn bản: Hypertext
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản Hypertext markup language (HTML)
Giao thức truyền siêu văn bản: Hypertext transfer protocol (HTTP)
Giao diện: Interface
Miền mức đỉnh: Top-level domain (TLD)
Web site dạng Cây: Tree Web site
Trình định vị tài nguyên thống nhất: Uniform Resource Locator (URL)
Trình duyệt web: Web browser
Trang: Web page
Web site
VI CÁC WEB SITE THAM KHẢO
Web site về bản quyền:
Hãng Macromedia:
Âm nhạc trực tuyến:
Cơ quan Bản quyền của Mỹ:
Trò chơi của Yahoo Games:
Site Thư viện số Quốc gia của Mỹ:
VII CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Bạn hãy nêu mối quan hệ của World Wide Web đối với Internet.
2. Trong tên miền sau, nêu ý nghĩa của từng thành phần:
Upload by Kenhdaihoc.com
20
http:
www:
favoritepoem.org:
thevideos:
index.html:
3. Phác thảo và đưa ra các bước tiến hành nếu nuốn tìm kiếm trên Internet thông tin về
THI ĐẠI HỌC NĂM 2007.
4. Mô tả sự khác nhau giữa web site vận động, site thương mại, và site giáo dục.
5. Tại sao cần được cấp phép sử dụng trước khi dùng thông tin trên một Web site nào đó?
Upload by Kenhdaihoc.com
21
Chương 3 NHỮNG THỨ KHÁC TRÊN INTERNET
Trong chương trước, các bạn đã khám phá World Wide Web, thành phần phổ biến
nhất của Internet. Tuy nhiên, có nhiều dịch vụ lý thú khác trên Internet. Trong chương
này, các bạn sẽ xem xét một số các thành phần khác, như thư điện tử, tán gẫu, trò chơi
trực tuyến, và chia sẻ tệp tin.
Sau khi học xong chương này các bạn sẽ trả lời được các câu hỏi sau:
Thư điện tử làm việc như thế nào?
Tạo ra một tài khoản thư điện tử như thế nào?
Có thể nhận và gửi thư điện tử như thế nào?
Có thể làm gì với thư điện tử?
Dịch vụ thông báo tức thời là gì?
Gửi và nhận thông báo tức thời như thế nào?
Có thể chơi trò chơi với người khác trực tuyến không?
Chia sẻ tệp là gì và nó làm việc như thế nào?
Làm sao biết tệp tin có hợp pháp không để chia sẻ?
Upload by Kenhdaihoc.com
22
I TÔI CÓ THỂ GỬI THƯ ĐIỆN TỬ NHƯ THẾ NÀO ?
Thư điện tử hay e-mail là tính năng mạnh mẽ nhất được dùng trên Internet. Hàng
ngày, hàng triệu thông báo được gửi và nhận quanh thế giới. Bất kỳ ai truy nhập vào
Internet đều có thể nhận và gửi thư điện tử. Hình 3-1 chỉ cho ta thấy một thư điện tử
thông thường.
Hình 3-1:
Thư điện tử mẫu
1. Thư điện tử làm việc như thế nào?
Thư điện tử làm việc tương đối giống với cách làm việc của hệ thống thư tín
thông thường. Có một trạm bưu điện, một hộp thư, địa chỉ, và bức thư. Thư điện tử
được phân phối theo thời điểm. Tốc độ của thư điện tử đã làm cho nhiều người gọi hệ
thống thư tín thông thường bằng cái tên thư sên vì quá chậm so với thư điện tử.
Các bạn cần một phần mềm để gửi và nhận thư điện tử. Phần mềm có thể trên
World Wide Web hay có thể là một chương trình riêng trên máy tính, như Microsoft
Outlook chẳng hạn. Tất cả các hệ thống thư điện tử đều hoạt động giống nhau và theo
sau các bước:
Soạn một thông báo (bức thư).
Bấm nút Gửi (Send) và phần mềm sẽ chuyển thông báo sang dữ liệu dạng kỹ
thuật số để có thể truyền trên mạng máy tính được.
Thông báo được số hóa đi qua Internet đến một máy phục vụ thư điện tử
(máy chủ lưu trữ thư điện tử).
Máy phục vụ thư điện tử thu thập các thư điện tử cần được gửi đi, phân loại,
và sau đó phân phối đến người nhận.
2. Tạo ra một tài khoản thư điện tử như thế nào?
Để gửi và nhận thư điện tử, cần có một tài khoản thư điện tử. Trường bạn, hay
Upload by Kenhdaihoc.com
23
công ty, hoặc Nhà Cung cấp Dịch vụ Internet (Internet Services Provider - ISP) sẽ thiết
lập một tài khoản thư điện tử cho bạn. Cũng có các web site trực tuyến để bạn tạo một
tài khoản thư điện tử riêng của mình để gửi và nhận thư điện tử miễn phí. Một trong
các site như thế là Hotmail.com.
Mọi địa chỉ thư điện tử có cùng các thành phần. Gồm tên người dùng, thường là
một vài từ bạn tự nghĩ ra, một ký tự @, và tên miền. Ví dụ, nếu sinh viên Lê Thị Thanh
Hải có một tài khoản thư điện tử ở Hotmail.com, tài khoản thư điện tử của cô ta có thể
là: hai.thanh.le@hotmail.com hay cô ta có thể chọn một vài tên khác, như
hai.ltt@hotmail.com chẳng hạn.
Đối với tài khoản thư điện tử, bạn sẽ có một tên người dùng duy nhất. Mọi địa chỉ
thư điện tử phải hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, khi ai đó gửi thư điện tử cho bạn, thư sẽ
đến đúng địa chỉ duy nhất bạn đang dùng.
Hình 3-2
Microsoft Outlook Express
Upload by Kenhdaihoc.com
24
Hình 3-3
Cửa sổ Thư điện tử Hotmail.com trên Internet
3. Có thể nhận và gửi thư điện tử như thế nào?
Mọi bức thư điện tử đều có cùng dạng thức cơ bản, vì thế, nếu hiểu các thành
phần của nó bạn sẽ không bị phiền phức về chuyện gửi và nhận thư điện tử từ bất kỳ
ứng dụng nào.
Mỗi thư điện tử gồm có các cấu phần cơ bản, như trong hình 3-4 bên dưới.
Hình 3-4
Thông báo Thư điện tử với các thành phần điển hình
Các thành phần đó gồm:
Upload by Kenhdaihoc.com
25
Tên và Địa chỉ người nhận: cũng giống như khi bạn gửi một bức thư, phải
chỉ ra Tên và Địa chỉ của người sẽ nhận bức thư mà bạn gửi.
Tên và Địa chỉ người gửi: Đây là Tên và Địa chỉ của bạn, luôn được
chương trình thư điện tử thêm vào tự động. Có thể thay đổi cách hiển thị
chúng.
Chủ đề: chủ đề của thư điện tử hiện lên trong danh sách các thư điện tử mới
nhận trên máy tính của người nhận.
Thời gian và Ngày tháng: luôn luôn được chèn tự động bởi phần mềm thư
điện tử; chỉ ra thời gian gửi thư.
Thân chính của bức thư: khoảng trống để đánh vào nội dung của bức thư.
Phần đính kèm: có thể đính kèm một tệp tin đến người nhận thư, gồm hình
ảnh, âm thanh, ứng dụng, hay các tài liệu.
Đồng gửi (cc): có thể gửi một thư điện tử cho nhiều người bằng cách đưa tất
cả các địa chỉ vào trong hộp (cc) và mỗi người đó sẽ nhận được một bản sao
của bức thư.
Đồng gửi ẩn (bcc): giống như đồng gửi, nhưng người nhận không biết bạn
đã gửi cho những ai nữa. Danh sách những người nhận không được gắn kèm
bức thư.
Sau khi bạn soạn một thư điện tử, bạn sẽ gửi thư điện tử đến người nhận.
Trên phía kia, sau khi máy phục vụ thư điện tử nhận, sắp xếp chúng, gửi đến hộp thư
thích hợp, người nhận sẽ có thể mở thư và đọc.
Khi nhận một thư điện tử, bạn có thể in ra để tham khảo về sau, bạn cũng có
thể giữ thư để dùng lại, xóa bỏ chúng và thoát khỏi hòm thư, trả lời người gửi thư đến,
hay chuyển tiếp thư đến một vài người khác…
4. Một số chỉ dẫn về Thư điện tử
Dưới đây là một số chỉ dẫn về thư điện tử, coi như nghi thức mạng.:
Ghi chủ đề một cách rõ ràng: gồm thông tin đủ sao cho người nhận biết bạn
viết về cái gì trước khi mở thư. Không bao giờ để dòng chủ đề trống.
Không bao giờ dùng tất cả là các chữ viết hoa; điều này bị xem như là thô
bạo và nó khó đọc hơn nhiều.
Hãy dùng chương trình kiểm tra ngữ pháp và chính tả.
Tránh không dùng các định dạng quá nhiều màu sắc. Không phải mọi
chương trình thư điện tử có thể xem các văn bản có định dạng phức tạp nhiều
màu sắc.
Tránh gửi kèm thông tin về thẻ tín dụng, mật khẩu, và những điều nhạy cảm
khác trong thư điện tử.
Khi trả lời một thư điện tử, chỉ bao gồm đủ thông tin, sao cho mọi người hiểu
cái đang được nói.
Nên có dòng ký tên ở cuối mọi bức thư. Dòng ký tên luôn có tên, địa chỉ thư
điện tử và có thể cả thông tin quan trọng khác. Cố gắng giữ nội dung ký tên
ít hơn 4 dòng.
Giữ thư điện tử ngắn, tốt nhất luôn luôn để một dòng trống giữa các đoạn.
Dùng dấu hoa thị để nhấn mạnh câu; điều này cực kỳ ích lợi.
Dùng các khuôn mặt và những chữ viết tắt từ những chữ cái đầu của từ để
thêm sinh động cho thư điện tử.
Upload by Kenhdaihoc.com
26
5. Có thứ gì khác để làm với thư điện tử không?
Bạn cũng có thể gửi thư điện tử cho cả một nhóm người có cùng mối quan tâm.
Mỗi một nhóm đó có một địa chỉ thư điện tử đại diện. Khi thư điện tử được gửi cho
nhóm (địa chỉ email đại diện) và sau đó máy phục vụ thư điện tử sẽ tự động gửi một bản
sao đến địa chỉ email của mọi thành viên trong nhóm.
Thư điện tử làm cho việc thảo luận dễ dàng hơn. Ví dụ, nếu nhóm học sinh định
tham gia vào một chương trình mùa hè cùng với nhau, tổ chức bảo trợ chương trình có
thể tìm một danh sách cho những người tham gia, các cá nhân học sinh sẽ đăng ký trong
danh sách. Sau đó họ có thể gửi thông báo qua lại. Bằng cách gửi một thông báo vào địa
chỉ email của cả nhóm
II CÓ DỊCH VỤ NÀO ĐỂ GIAO TIẾP NGOÀI THƯ ĐIỆN TỬ
KHÔNG?
Sử dụng thư điện tử cũng đã là rất nhanh, nhưng lại không đảm bảo có sự trả lời
ngay lập tức từ người nhận. Để liên lạc trực tuyến trong thời gian thực, có thể dùng một
công cụ thông báo tức thời IM (Instant Message). Thời gian thực có nghĩa là khi bạn
đánh thông báo trong một chương trình IM, những người khác có thể nhìn thấy gần như
ngay lập tức.
Có nhiều cách để tán gẫu trực tuyến. Một trong các phương pháp phổ biến nhất để
tán gẫu là dùng Thông báo Tức thời (IM).
1. Thông báo tức thời là gì?
Một thông báo tức thời là một thông báo bạn đánh vào trong một cửa sổ bằng một
ứng dụng phần mềm đặc biệt. Người tán gẫu với bạn cũng dùng phần mềm đó, ngay lập
tức nhận được thông báo. Để thông báo tức thời làm việc, cả hai người (hoặc là tất cả mọi
người nếu bạn đang tán gẫu với nhiều hơn một người) được kết nối đến Internet và dùng
cùng một phần mềm. Bạn cũng có thể tán gẫu với hơn một người một lần trong một
phòng tán gẫu dùng một vài phần mềm IM. Trong phòng tán gẫu, bạn đánh một thông
báo và ngay lập tức tất cả mọi người trong trong phòng tán gẫu nhìn thấy nó. Bạn có thể
vào một phòng tán gẫu công cộng luôn bàn về chủ điểm được quan tâm đặc biệt, hay có
thể tạo ra một phòng tán gẫu riêng ở đó bạn chỉ gặp và tán gẫu với bạn của mình.
Có nhiều ứng dụng IM phổ thông, như MSN Messenger của Microsoft.
Hinh 3-5 thể hiện một cửa sổ Instant Message điển hình..
Upload by Kenhdaihoc.com
27
Hình 3-5
Cửa sổ Thông báo tức thời của MSN Messenger
2. Gửi và nhận Thông báo Tức thời IM như thế nào?
Để dùng thông báo tức thời, trước hết phải đăng ký dịch vụ trên máy chủ, sau đó
bạn được nhận một tên người dùng và mật khẩu, tiếp theo đó tải phần mềm xuống máy
tính của mình. Phần mềm cho tất cả các chương trình IM cho phép tạo ra một danh sách
“bạn thân” thường liên hệ. Bằng cách này, có thể nói chuyện khi người đó trực tuyến, nếu
họ đang làm việc hay đi vắng, và có thể tiếp xúc với họ tức thời. Có thể cấu hình phần
mềm IM của mình sao cho chỉ có những người trong danh sách của bạn có thể nhìn thấy
khi bạn đang trực tuyến. Bạn có thể chọn tán gẫu với một người, hay có thể đi vào căn
phòng ảo đặc biệt và tán gẫu với nhiều người một lúc. Trong phòng tán gẫu công cộng,
bạn có thể tham gia với những người đang thảo luận về sở thích riêng, phim ảnh, hay bài
hát mới, cũng có thể mở phòng tán gẫu riêng và mời những người bạn của mình vào.
Một khi đã tạo ra tài khoản của mình, sau khi đăng nhập hệ thống, chọn tên của
người muốn nói chuyện, sau đó đánh vào một thông báo trong cửa sổ phần mềm trên máy
tính của bạn. Ngay lập tức, người với tên đó nhận thông báo và có thể đáp lại bạn.
Upload by Kenhdaihoc.com
28
Khi rời khỏi máy tính của mình, có thể đưa lên một thông điệp để cho mọi người
biết rằng mình đang bận và hiện thời không thể tiếp tục nói chuyện được. Họ cũng có thể
đưa ra một thông báo sẽ chờ bạn trở lại, ngay khi bạn kết nối vào Internet
III CÓ THỂ CHƠI TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN KHÔNG?
Chúng ta đã thấy trong chương 2 nhiều trò chơi các bạn có thể chơi qua trình duyệt
Web. Tuy nhiên, Internet có nhiều cơ hội khác cho các bạn để chơi trò chơi trực tuyến.
Vào cuối năm 2002, Microsoft đã giới thiệu introduced Xbox Live, một bàn điều
khiển trò chơi kết nối người chơi qua Internet. Hình 3-6 thể hiện Xbox Live.
hình 3-6
Xbox Live
Với kỹ thuật mới này, các bạn có thể không cần thiết có một trình duyệt Internet
hay thậm chí một máy tính để chơi trò chơi qua Internet. Các bạn mua một bộ Xbox và
nó cho phép chơi trò chơi với nhiều người chơi (như trò chơi nhiều người chơi), và có thể
chia sẻ nội dung ổ cứng, trao đổi và tải xuống trò chơi với những người chơi khác.
Từ khi Microsoft giới thiệu phiên bản đầu tiên vào năm 2000, các công ty khác như
Sony và Nintendo đã đưa vào thị trường với các trò chơi khác nhau, đa dạng phong phú.
Một trong những tiến bộ của bàn điều khiển Xbox là khả năng thích nghi của trò chơi.
Các trò chơi có độ tương tác cao, phụ thuộc vào khả năng các bạn điều khiển nó như thế
nào. Các bạn có thể tạm dừng, tua lại, và ghi lại trò chơi. Cũng có thể có tai nghe cho các
bạn thêm vào các tính năng giọng nói trong chơi.
Một trong các tiến bộ lớn nhất dùng bàn điều khiển để chơi trò chơi trực tuyến với
người khác mà không cần thiết như máy tính. Bàn điều khiển trò chơi có một nút đẩy cho
phép các bạn hầu như ngay lập tức truy nhập vào trò chơi. Đơn giản cắm vào hệ thống,
truy nhập Internet, và bắt đầu chơi.
Nếu không có bàn điều khiển Xbox, có thể cấu hình cho máy tính của mình để chơi
trò chơi trực tuyến trực tiếp. Các bạn sẽ có cơ hội nối máy tính và chơi trò chơi qua mạng
trong chương 6
Upload by Kenhdaihoc.com
29
IV TÔI CÓ THỂ CHIA SẺ TẬP TIN QUA INTERNET NHƯ THẾ
NÀO?
Nhiều năm trước đây, một xu hướng mới nhằm vào thị trường Internet. Như đã biết
trong chương trước, dạng phổ thông nhất cho các tệp âm nhạc số là MP3. Khi các tệp đó
trở nên phổ biến, nhiều công ty nhận thấy cần phải xây dựng các ứng dụng như các phần
mềm chia sẻ tệp tin trên mạng. Điều này cho phép mọi người cất các tệp tin âm nhạc số
trên máy tính của họ, và chia sẻ với người khác qua Internet. Việc chia sẻ các tệp này trực
tiếp với người khác được gọi là chia sẻ tệp ngang hàng. Trong khi lúc đầu dùng cho các
tệp tin âm nhạc, việc chia sẻ tệp ngày nay đã mở rộng ra tất cả các loại tệp tin, như các tài
liệu bảng tính, văn bản, và phim ảnh...
1. Chia sẻ tệp là cái gì và làm việc như thế nào?
Việc chia sẻ tệp tin chính xác là: chia sẻ các tệp tin với những người dùng khác qua
Internet. Để có thể chia sẻ tệp, cần một ứng dụng chia sẻ tệp trên máy tính của bạn. Khi
phần mềm đã được cài đặt lên hệ thống của bạn, nó sẽ nối máy tính của bạn đến một máy
phục vụ chính. Máy phục vụ không lưu các tệp tin, các tệp tin đó được lưu trên hàng
nghìn máy tính giống như của của bạn trên Internet.
Khi máy tính của bạn kết nối vào Internet, thông qua phần mềm chia sẻ tệp, máy
tính của bạn liên hệ với một trong các hệ thống khác (máy tính) lưu giữ các tệp tin bạn
muốn truy nhập. Phần mềm sẽ gửi địa chỉ máy tính của các bạn, và yêu cầu thông tin bạn
muốn. Máy tính ở xa sẽ trả lời và gửi thông tin qua Internet trực tiếp đến máy tính của
bạn. Như vậy, hệ thống chia sẻ tệp ngang hàng để các bạn kết nối với người khác thông
qua Internet và chia sẻ tệp tin giữa các máy tính.
2. Việc chia sẻ tệp tin có hợp pháp không?
Nhiều thứ có sẵn trên Internet không có nghĩa là hợp pháp. Các bạn cần quan tâm
khi chia sẻ tệp tin, chắc chắn biết cái mà nên chia sẻ, cái gì không thể chia sẻ.
Chia sẻ tệp bản thân nó không phải là bất hợp pháp, tuy nhiên dùng công nghệ này
để chia sẻ các tệp tin không được phép chia sẻ là bất hợp pháp. Việc chia sẻ tệp là không
hợp pháp khi bạn sao chép hay tải xuống tài liệu có bản quyền, như âm nhạc, và lại chia
sẻ với người khác qua Internet. Việc chia sẻ tệp là có ích nếu các bạn dùng nó để phân
phối và chia sẻ tệp mà mình là chủ sở hữu.
Một số người khó có thể hiểu tại sao chia sẻ tệp âm nhạc trực tuyến lại là bất hợp
pháp. Hãy tưởng tượng rằng các bạn đang làm việc rất vất vả để nghiên cứu bài báo. Sau
khi trở lại với bài báo đã nghiên cứu và phân loại, thầy giáo của bạn đặt nó vào thư viện
và coi như một bài báo tốt. Năm sau, một học sinh đi đến thư viện và nhìn vào bài báo
mẫu. Anh ta sao bài báo của bạn và đưa lại nó cho thầy giáo. Thêm vào đó, anh ta gửi
bản sao bài báo cho bạn của anh ta ở một trường khác trong cùng thành phố và một người
bạn khác ở bang khác. Đây đúng là một hành động ăn cắp tài sản của bạn cũng giống như
việc chia sẻ tệp âm nhạc là ăn cắp của cải của người nghệ sỹ.
V ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ THÊM VỀ INTERNET
Trong bài học này, các bạn học về thư điện tử và các phương pháp để gửi và nhận
thư điện tử. Bạn cũng đã biết thế nào là một thông báo tức thời, cho phép bạn liên lạc với
người khác ngay lập tức, khi họ dùng cùng phần mềm IM. Các bạn kiểm tra các cách
tham gia vào trò chơi nhiều người chơi dùng Internet và cuối cùng khảo sát khái niệm về
chia sẻ tệp và tại sao chia sẻ một số tệp lại là bất hợp pháp.
Upload by Kenhdaihoc.com
30
VI CÁC THUẬT NGỮ CẦN BIẾT
Tán gẫu: Chat
Danh sách thảo luận: Discussion list
Thư điện tử: Electronic mail (E-mail)
Thông báo Tức thời: Instant Message (IM)
Trò chơi đa người chơi: Multiplayer gaming
Nghi thức mạng: Netiquette
Chia sẻ tệp ngang hàng: Peer-to-Peer file sharing
Thời gian thực: Real Time
Thư chậm như sên: Snail Mail
Đăng ký: Subscribe
VII CÁC WEB SITES THAM KHẢO
•
•
•
•
•
•
•
VIII CÁC CÂU HỎI ÔN TÂP
1. Nêu lý do tại sao thư điện tử rất quan trọng trong thế giới thương mại ngày nay?
2. Lập danh sách ba điều cần nhớ khi viết một thư điện tử. Tại sao rất quan trọng để nhớ?
3. Giải thích sự khác nhau giữa gửi một thư điện tử và một thông báo tức thời. Cho ví dụ
minh họa ưu và nhược điểm của từng dịch vụ trong mỗi trường hợp cụ thể.
4. Nếu bạn tạo ra một loạt các truyện ngắn mà bạn muốn chia sẻ chúng cho các học sinh
khác trên toàn thế giới, bạn có thể đặt tài liệu đó vào một hệ thống chia sẻ tệp để chia sẻ
với thế giới hay không? Hành động đó có phải là xâm phạm bản quyền không?
5. Nếu bạn mua một CD âm nhạc bạn ưa thích, thì việc chia sẻ tệp là được phép vì bạn đã
mua CD đó? Hãy giải thích.
Upload by Kenhdaihoc.com
31
Chương 4 TỰ BẢO VỆ KHI LÀM VIỆC TRỰC TUYẾN
Trong chương trước, các bạn đã thấy nhiều điều kỳ diệu có thể tìm trên Internet. Đó
là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú. Tuy nhiên, các bạn cần biết về một số nguy hiểm
tiềm ẩn và cách kiểm tra để tự bảo vệ mình trong khi tận hưởng những lợi ích mà Internet
mang lại.
Có rất nhiều loại người trên toàn thế giới này dùng Internet. Hoàn toàn tự nhiên khi
nói đến Internet có nghĩa tồn tại một số những nguy hiểm tiềm ẩn nào đó, ví dụ như
người ngoài có thể xâm phạm vào hệ thống của mình. Một trong các vấn đề thường gặp
nhất của người dùng máy tính là bị một ai đó đột nhập vào trong máy tính của họ và dùng
nó làm căn cứ để tiến hành các cuộc tấn công khác. Những tội phạm máy tính này thường
sử dụng máy tính của người khác để che giấu bộ mặt thật của chúng.
Trên internet cũng tồn tại nhiều loại đe dọa tiềm ẩn khác, như các công ty muốn
theo dõi bạn làm cái gì trên Internet và họ luôn bám theo mọi người. Trong chương này,
các bạn sẽ xem xét một số vấn đề này.
Sau khi học xong bạn có thể trả lời các câu hỏi sau:
Ai muốn vào máy tính của tôi?
Ai đang theo dõi tôi?
Làm sao để tránh họ?
Người ta lấy thông tin của tôi như thế nào và tại sao họ muốn vậy?
Làm thế nào để giữ thông tin của tôi được an toàn?
Ai muốn làm hại tôi và họ tìm ra tôi như thế nào?
Làm thế nào để có thể an toàn khi làm việc trực tuyến?
Upload by Kenhdaihoc.com
32
I LÀZM THẾ NÀO ĐỂ TỰ BẢO VỆ KHỎI BỊ NGƯỜI KHÁC TẤN
CÔNG MÁY TÍNH CỦA MÌNH?
Có nhiều mối đe dọa khác cho các bạn và máy tính từ Internet. Trong khi một số đe
dọa chỉ đơn giản là cố theo dõi các thói quen của bạn, một số khác lại theo dõi để tấn
công hệ thống máy tính của bạn.
1. Ai muốn vào máy tính của tôi?
Có nhiều loại người khác nhau đang tấn công vào máy tính của các bạn từ bên
ngoài, cố gắng xâm nhập vào hệ thống của các bạn. Một số những đe dọa lớn nhất là tin
tặc, vi-rút, và thư rác.
a. Tin tặc (Hacker)
Tin tặc ban đầu là một thuật ngữ để chỉ một người say mê máy tính. Tuy nhiên,
giờ đây thuật ngữ đã trở thành có nghĩa xấu nhiều hơn. Tin tặc được định nghĩa là một
số người cố giành quyền truy nhập trái phép vào hệ thống máy tính của người khác với
mục đích ăn cắp hay triệt phá dữ liệu. Đôi khi tin tặc còn được gọi là Kẻ bẻ khóa
(Cracker).
Các tin tặc có nhiều cách khác nhau gây phiền phức cho hệ thống của bạn hay ăn
trộm thông tin. Phương pháp chung nhất mà họ có thể gây tổn hao hệ thống của bạn
gồm:
Chương trình con ngựa thành Tơ-roa: một chương trình nhỏ mà mọi người
có thể tình cờ tải xuống hệ thống của mình, bạn nghĩ chúng là những tệp tin
hay chương trình hữu ích, nhưng nó thực sự lại cung cấp các thông tin mở
đường cho tin tặc và có thể chính những chương trình nhỏ bé này có thể triệt
phá dữ liệu của bạn.
Tấn công từ chối dịch vụ: được thiết kế để làm cho một Web site hay một
máy phục vụ trên mạng không thể thực hiện các hoạt động một cách bình
thường. Tin tặc tạo ra một chương trình và gửi yêu cầu liên tục tới một site
hay một máy phục vụ trên mạng. Điều này gây ra quá tải cho các hệ thống
phục vụ đến nỗi người dùng thực sự không thể truy nhập được các web site
hay máy phục vụ đó.
Làm giả hệ thống DNS: tin tặc thay đổi thông số của hệ thống DNS để khi
bạn muốn truy nhập vào web site www.microsoft.com bạn sẽ bị hướng đến
một web site khác thay thế. Đôi khi web site thay thế có những thông tin tiêu
cực, phản ánh không trung thực nội dung web site mà bạn muốn truy nhập
tới.
Chương trình đánh hơi các gói dữ liệu: đó là một chương trình giám sát
thông tin trên mạng. Mặc dù chương trình đánh hơi gói dữ liệu có thể dùng
cho mục đích hợp pháp trong công việc quản trị mạng, chúng cũng có thể bị
tin tặc dùng để thu thập thông tin từ mạng.
Mánh lới xã hội: là thuật ngữ được tin tặc dùng để miêu tả trò chơi lường
gạt để lấy thông tin bí mật của người dùng. Trên Internet, trò lừa gạt thường
dính dáng đến một web site giả hay gửi e-mail giả sao cho mọi người nghĩ
rằng mình đang cung cấp thông tin cho một công ty thật sự, đáng tin cậy.
Phá hoại trang Web: tin tặc truy nhập và thay đổi trang web sao cho khi có
người truy nhập vào trang chủ của web site, hay một số trang khác, sẽ hiển
thị thông tin không chính xác. Nhiều năm qua, các web site của CIA, Ủy ban
Upload by Kenhdaihoc.com
33
Quốc gia của Đảng Cộng hòa Mỹ, và tạp chí The New York Times đều đã
từng bị phá hoại.
Lưu ý:
Để truyền thông tin qua Internet, thông tin phải được chia thành những gói nhỏ.
Những gói nhỏ thông tin này đi qua mạng và sau đó hợp lại với nhau phía đầu bên kia.
Chính vì vậy mà tin tặc có thể lợi dụng điểm này để ăn cắp thông tin qua mạng.
Cảnh báo
Bạn đừng bao giờ cung cấp thông tin cá nhân hay thẻ tín dụng cho những người lạ,
họ thường gửi cho các bạn e-mail yêu cầu cung cấp thông tin…
b. Vi rút và Sâu
Có nhiều ứng dụng phần mềm trên Internet khi được tải về các máy tính gây thiệt
hại cho hệ thống. Những ứng dụng đó gọi chung là vi-rút và sâu. Khi có ai đó tạo ra
một ứng dụng phần mềm như vậy rồi phát tán chúng, các vi-rút hay sâu sẽ tìm đến các
máy tính không được bảo vệ và lây nhiễm sang các máy tính đó. Vius hay sâu cũng có
thể được tạo ra với mục đích trêu đùa nhưng cũng có thể được tạo ra để phá hoại.
Thường thì một ai đó tạo vi-rút máy tính để thể hiện bản thân mình trên mạng, tuy
nhiên những vi rút hiền lành nhất cũng có thể tàn phá các hệ thống làm thiệt hại hàng
triệu đô-la vì sự lây nhiễm nhanh chóng của mạng internet. Ví dụ, vi-rút Mê-li-sa, vi
rút gắn kèm theo e-mail, đã gây ra thiệt hại hơn 80 triệu đô-la kể từ khi phát hành năm
1991.
Ngày nay, hàng ngàn vi-rút được phát tán hàng năm. Trong năm 1990, có khoảng
200 đến 500 vi-rút; con số đó đã đạt đến 50,000 vào năm 2000.
Có nhiều loại vi-rút và sâu:
Vi-rút có rất nhiều loại, thông thường thì Virut tự nó có khả năng sao chép
bản thân nó thành nhiều phiên bản. Đôi khi các vi-rút có thể vẫn ẩn nấp cho
đến lúc nào bạn kích hoạt một chương trình thích hợp.
Sâu tương tự như vi-rút theo cách tự sao chép bản thân, Sâu thường được
chuyển qua e-mail. Các sâu ngày nay gây tắc nghẽn mạng và phá hoại các
tệp tin. Thực tế, sâu gây thiệt hại lớn nhất trong tất cả là sâu ILOVEYOU, đã
gây thiệt hại hơn 7 tỷ đô-la.
Để có thêm thông tin về vi-rút:
Để có thêm thông tin về vi-rút và sâu và cách phòng chống chúng, tham khảo các
Web sites sau:
•
•
•
c. Thư rác(Spam Mail)
Rác e-mail là các thư quảng cáo, hầu hết mọi người trên thế giới đều không mong
đợi nhận được chúng. Các thư rác này làm bạn mất thời gian và không gian trên hòm
thư. Thư rác cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất. Nó cũng có thể gây
Upload by Kenhdaihoc.com
34
phiền hà cho các mạng gia đình nhỏ và người dùng e-mail cá nhân.
Bạn nhận được thư rác vì rất nhiều lý do. Lý do thông thường nhất mà dẫn đến
người ta nhận được thư rác là để lộ địa chỉ email của bạn trên mạng. Tuy nhiên còn
nhiều cách khác để địa chỉ email của bạn lọt vào tay những người chuyên gửi thư rác.
Những người gửi thư rác đôi khi dùng các công cụ phần mềm gọi là Trình
thám hiểm một website, hay Trình mạng lưới, chúng tỏa ra các Web để tìm
kiếm địa chỉ e-mail, sau đó lưu trữ lại và dùng để gửi thư rác.
Nhiều khi bạn lướt web và vô tình tự đưa mình vào danh sách khách hàng
trên một trang nào đó, những thông tin bạn đưa vào bao gồm cả địa chỉ
email.
Bạn đã ký nhận để có những thứ miễn phí trên mạng, như giải thưởng hay
một bản tin chẳng hạn.
Bạn đã trả lời các thư rác hiện có, chúng xác thực địa chỉ e-mail của bạn.
Lập danh sách tên và địa chỉ e-mail của bạn trong các trang vàng trực tuyến.
Tham gia các nhóm tin.
Đang ký tên miền của mình và gộp cả thông tin cá nhân.
Hoàn tất hồ sơ trực tuyến nào đó.
Tham gia vào phòng tán gẫu.
Thêm thông tin về thư rác:
•
•
•
2. Ai đang theo dõi mình?
Ngoài những đối tượng và phần mềm cố xâm phạm và truy nhập vào hệ thống của
các bạn, còn có nhiều loại phần mềm được thiết kế để theo dõi các bạn. Phần mềm này,
nói chung được biết như các chương trình quảng cáo hay chương trình do thám ví dụ như
cookies, phần mềm giám sát, và các phần mềm ngăn chặn có nhiều chức năng khác nhau.
Các ứng dụng này có thể theo dõi các thói quen lướt Internet của bạn, thay đổi các trang
xuất phát trong trình duyệt của bạn sao cho trang khác sẽ được tải xuống khi bạn khởi
động trang xuất phát, thậm chí thay đổi cả các tệp hệ thống của bạn.
a. Phần mềm quảng cáo và do thám (Adware và Spyware)
Quảng cáo: khi bạn đang lướt web thỉnh thoảng có các quảng cáo bật ra trong khi
các chương trình khác đang chạy, gây cảm giác khó chịu và làm chậm tốc độ hệ thống
của bạn.
Trình do thám: là phần mềm ngấm ngầm nằm trong hệ thống của bạn, thăm dò
các thói quen của bạn, gửi thông tin về bản thân bạn cho người khác. Điều này cũng
phục vụ mục đích quảng cáo. Thường thì các chương trình này cũng làm hệ thống của
bạn bị chậm lại.
Ngoài việc thu thập thông tin từ máy tính của các bạn bất hợp pháp, trình do thám
truyền một đoạn mã theo dõi các hoạt động của các bạn như lướt web, tự động cài vào
máy tính của bạn các phần mềm, và thậm chí thay đổi các tệp tin hệ thống.
Upload by Kenhdaihoc.com
35
b. Cookies
Cookie không hoàn toàn là xấu và có thể làm cho cuộc sống của bạn dễ chịu hơn
nhiều. Tuy nhiên, các bạn cần biết chúng hoạt động như thế nào và có thể làm gì. Một
cookie là một tệp tin văn bản nhỏ chứa dữ liệu. Nó không phải là một chương trình hay
vi-rút và không thể gây lây nhiễm vi-rút. Hình 4-1 thể hiện một cookie mẫu.
Hình 4-1
Cookie mẫu
Cookies lưu giữ nhiều thông tin. Nếu bạn tạo ra một trang chủ tùy chọn trên
một web ste như MSN chẳng hạn, cho ví dụ, lần tiếp theo khi bạn đăng nhập vào máy
tính của mình, trang sẽ thể hiện thiết đặt của bạn từ lần truy nhập trước. Đó là vì thông
tin người dùng và mật khẩu được lưu trong một cookie. Nếu bạn thực hiện một thương
vụ mua bán trên Internet, bạn có thể cất giỏ mua hàng của mình bằng cách sử dụng
cookies. Cookies được thiết kế sao cho chỉ web site đã tạo ra cookie đó mới có thể đọc
được nó. Vì thế, nếu bạn vào Amazon.com và tạo ra một danh sách như mong muốn,
thì khi bạn vào một trang khác như ebay.com chẳng hạn thì bạn không thể truy nhập
vào cookie trong Amazon.com để xem danh sách mà bạn đã thiết lập lần trước.
3. Các công cụ Giám sát
Có nhiều lý do dẫn tới việc một số người muốn dùng các công cụ dò tìm. Mục đích
chung của các công cụ giám sát là để kiểm tra các e-mail bạn gửi và nhận cùng với các
Web site bạn ghé thăm. Hai cách dùng chung nhất của các công cụ này do FBI và các cơ
quan cộng tác tạo ra để kiểm tra các nhân viên của họ hay cũng có thể các công cụ được
tạo bởi nhà trường để theo dõi các site mà học sinh hay vào.
FBI dùng một hệ thống gọi là DCS 1000, được biết rrộng rãi là Ca-ni-vơ. Ca-ni-vơ
là hệ thống trực tuyến tương tự với việc nghe trộm. Qua Ca-ni-vơ, FBI có thể kiểm tra e-
mail của mọi người và theo dõi việc vào các Web site.
Một môi trường khác mà cũng hay sử dụng các công cụ dò tìm là các công ty kinh
doanh muốn theo dõi các nhân viên của họ. Có nhiều phương pháp khác nhau theo dõi
Upload by Kenhdaihoc.com
36
các Web site mà học sinh hay nhân viên thường vào. Phần mềm đánh hơi tạo ra một tệp
tin, ghi lại các Web site mà nhân viên hay học sinh nào đang ghé vào thăm. Phần mềm
tinh vi hơn được gọi là trình theo dõi bàn phím, ghi lại mọi thao tác gõ bàn phím trên
máy tính và gửi thông tin đó cho người đang theo dõi.
Upload by Kenhdaihoc.com
37
II LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA CÁC TRUY NHẬP BẤT HỢP
PHÁP TỪ BÊN NGOÀI?
Như các bạn đã thấy, có nhiều người luôn cố gắng truy nhập vào các máy tính trên
internet một cách bất hợp pháp. Tuy nhiên, có nhiều công cụ được thiết kế làm cho hành
động đó khó khăn hơn và trong nhiều trường hợp, gần như là không thể. Các cách chung
nhất để giữ người khác bên ngoài hệ thống của bạn là dùng tường lửa, phần mềm diệt vi-
rút, phần mềm chống thư rác, và bằng cách dùng các cách xây dựng các rào cản an ninh
Internet.
1. Tường lửa (Firewall)
Trong mạng máy tính, một tường lửa là một phần mềm và/hay là phần cứng được
cài đặt để bảo vệ mạng khỏi các mối đe dọa đến từ mạng bên ngoài hoặc từ Internet. Các
tường lửa giám sát mọi lưu thông từ Internet và đi ra ngoài Internet cũng như giám sát
lưu thông trên cùng một mạng. Tường lửa sẽ chỉ cho phép thông tin nào đó đi qua mạng.
Điều này giữ tất cả các chương trình có ác ý từ Internet đến máy tính của các bạn. Tường
lửa cũng che khuất mạng máy tính của các bạn khỏi Internet.
Hình 4-2 minh họa nội dung của tường lửa trên một mạng.
Hình 4-2
Tường lửa
Thêm nữa về tường lửa…
•
•
•
Upload by Kenhdaihoc.com
38
Upload by Kenhdaihoc.com
39
Chương 5 LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MẠNG
Trong chương trước, các bạn đã học về việc dùng mạng máy tính lớn nhất thế giới,
Internet. Các bạn đã nghiên cứu các nguyên lý cơ bản về mạng, tìm hiểu World Wide
Web, các khía cạnh khác nhau của Internet, bàn về các phương pháp để nối mạng máy
tính của mình vào Internet và tự bảo đảm cho mình khả năng làm việc trực tuyến an toàn
nhất. Các bạn hầu như đã sẵn sàng tập hợp mọi thứ lại để tạo nên một mạng cho riêng
mình. Bước cuối cùng trước khi thực hiện là lập một kế hoạch thực hiện.
Trong chương này, các bạn sẽ xem xét các kiểu mạng khác nhau và bắt đầu lập kế
hoạch gồm các bước cần thiết để tạo ra một mạng riêng của mình.
Chương này sẽ trả lời các câu hỏi sau:
Chúng ta có thể sử dụng mạng để chia sẻ tệp, máy in, thậm chí kết nối
Internet không?
Chúng ta có thể làm cái gì khác qua mạng?
Ta cần loại mạng nào?
Phần cứng nào cần để tạo ra một mạng?
Ta có cần một phần mềm đặc biệt không?
Upload by Kenhdaihoc.com
40
I NHỮNG THỨ GÌ CÓ THỂ CHIA SẺ TRÊN MẠNG?
Như đã biết, mạng cho ta nhiều thứ làm cho cuộc sống đơn giản hơn và giúp các
bạn tiếp xúc nhiều hơn với thế giới xung quanh. Mạng thường được dùng vào các mục
đích phổ biến như là:
Chia sẻ tệp tin;
Chia sẻ thiết bị, như máy in, máy fax và máy quét;
Kết nối với Internet;
Chơi trò chơi
Mạng dùng chủ yếu để chia sẻ thông tin. Giờ đã hiểu về cơ bản, các bạn có thể xem
xét các chức năng cụ thể của mạng. Cái gì là chủ yếu để bạn có thể xây dựng một mạng.
1. Ta có thể chia sẻ tệp không?
Các bạn có thể dùng mạng để chia sẻ tệp tin với những người khác trong mạng.
Bạn có thể chia sẻ các tài liệu bạn đã tạo ra, các tệp tin âm thanh lưu trên ổ cứng của
mình, các bức ảnh bạn tạo bằng chương trình đồ họa. Cũng có thể chia sẻ các chương
trình nào đó mà chỉ bạn có.
Trước kia, khi chưa có mạng, người ta sao các tệp ra đĩa mềm để chia sẻ với nhau.
Tuy nhiên việc chia sẻ kiểu này nguy hiểm, dữ liệu dễ bị hỏng khi sao chép thông tin
sang đĩa mềm, và cũng tăng khả năng xảy ra nhiễm vi-rút vào hệ thống.
Nếu các bạn nối mạng cùng một số người khác, hay nối đến một máy tính trên
mạng khác, các bạn thậm chí còn có thể chia sẻ tệp bằng cách kéo và thả các tệp tin giữa
các thư mục, như khi bạn di chuyển chúng trên máy tính của mình.
2. Ta có thể chia sẻ máy in không?
Ngoài việc chia sẻ tệp tin và các chương trình trực tuyến, các bạn cũng có thể chia sẻ các
tài nguyên như máy in và máy quét. Trước khi có mạng, mỗi máy tính phải nối với một máy in
riêng. Bây giờ, bạn có thể nối một máy in vào mạng và tất cả các máy tính khác trên mạng có thể
in tài liệu dùng một máy in.
Ngoài máy in, bạn có thể chia sẻ các tài nguyên khác. Thông thường hay chia sẻ máy quét,
thiết bị sao lưu, máy fax, hay ổ đĩa cứng.
3. Ta có thể chia sẻ một kết nối Internet không?
Trong một mạng ta chỉ cần một máy tính có kết nối Internet, các máy tính khác có
thể truy nhập Internet thông qua kết nối này.
Có hai phương pháp cơ bản để nối một mạng vào Internet: dùng một bộ định tuyến
hoặc là một modem. Bộ định tuyến là một thiết bị để kết nối các mạng với nhau và có
chức năng định hướng, hay định tuyến thông tin qua lại trên mạng. Bộ định tuyến cung
cấp kết nối giữa mạng và Internet hoặc giữa các mạng với nhau. Hình 5-1 cho ta thấy một
Bộ định tuyến.
Upload by Kenhdaihoc.com
41
Hình 5-1:
Bộ định tuyến
Modem là một thiết bị nối máy tính vào Internet thông qua đường điện thoại. Khi ta
kết nối mạng modem, modem quay số đến máy chủ (máy phục vụ) của Nhà Cung cấp
Dịch vụ Internet (ISP) và tạo kết nối ra internet thông qua mạng của ISP. Các ISP thông
thường là các công ty quốc gia như MSN, AT&T, và Earthlink, cũng như rất nhiều các
công ty địa phương khác. Ở Việt nam một số ISP có tên tuổi như: VDC, FPT, VietTel,
EVN…
Khi ta đã kết nối với Internet thông qua đường điện thoại thì điện thoại thông
thường không còn dùng được nữa vì Modem đã chiếm đường truyền. Hiện các công nghệ
kết nối khác đã thay thế công nghệ này vì chúng quá chậm và nhiều loại dịch vụ như âm
thanh, video, không làm việc tốt qua modem được. Tại Việt nam hiện nay công nghệ
ADSL (internet tốc độ cao) cũng đã rất phổ biến. Hình 5-2 thể hiện một modem bên trong
máy tính. Ta cũng dễ tìm thấy các Modem gắn bên ngoài máy tính.
Hình 5-2:
Modem trong
Upload by Kenhdaihoc.com
42
4. Tôi có thể thực hiện được những gì qua mạng?
Những gì bạn làm được trên Internet bạn cũng có thể thực hiện trên mạng riêng của
mình. Ví dụ, bạn có thể thiết lập e-mail giữa các máy tính trên mạng và có thể chơi trò
chơi giữa các máy tính trên mạng. Nhiều trường Đại học cung cấp truy nhập mạng từ các
phòng ở ký túc xá. Bạn có thể ngồi tại phòng mình và nối đến thư viện không cần phải đi
đâu để thực hiện nghiên cứu của mình. Một khi thực sự làm việc, bạn sẽ thấy mạng tạo ra
khả năng cho bạn có thể làm việc từ nhà hay trên đường bằng cách nối vào mạng của cơ
quan thông qua một kết nối nào đó. Ví dụ, bạn có thể kết nối với mạng của cơ quan thông
qua đường điện thoại (dùng Modem) hoặc bạn có thể kết nối với mạng của cơ quan thông
qua internet dùng mạng riêng ảo (VPN)…
II CẦN LÀM CÁI GÌ ĐỂ CÓ THỂ XÂY DỰNG ĐƯỢC MỘT MẠNG?
Trước khi cài mạng, các bạn cần lên một kế hoạch, chuẩn bị kỹ cạng mọi thứ. Có
nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng kế hoạch là phần quan trọng nhất của quá
trình. Thậm chí mạng ở cơ quan hay ở nhà, các bạn cũng nên lên kế hoạch. Các bạn cần
xét những yếu tố như kích thước, tốc độ, và chi phí. Các bạn cần xác định một thiết kế và
xem có cần tới một máy phục vụ cho hệ thống mạng hay không? Nối mạng với mô hình
máy khách/máy phục vụ hay nối máy tính như một mạng ngang hàng? Trong phần này,
các bạn sẽ xem tất cả các câu hỏi đó.
1. Ta cần loại mạng nào?
Điều đầu tiên bạn phải làm khi thiết kế một mạng là xác định chính xác loại mô
hình mạng mà mình cần. Bao nhiêu máy tính bạn cần kết nối? Nếu bạn có ít hơn mười
máy tính, bạn có thể dùng mạng ngang hàng.
a. Kiến trúc mạng
Khi thiết kế mạng, bạn cần xem xét thông tin sẽ được truyền như thế nào trên
mạng. Điều này được gọi là kiến trúc mạng. Phần lớn, kiến trúc sẽ xác định cấu trúc
của mạng, mà bạn sẽ xem dưới đây.
Kiến trúc mạng khác nhau có tập hợp các chuẩn, hay giao thức, định nghĩa thông
tin di chuyển trên mạng khác nhau. Bạn có thể bắt gặp bốn kiến trúc mạng cơ bản sau:
Kiến trúc Ethernet: kiến trúc mạng rẻ nhất và thông dụng nhất.
Kiến trúc mạng Vòng (Token-Ring Architecture): thường được tìm thấy ở
các tổ chức lớn, nhưng ngày nay cũng không còn được dùng nhiều.
Kiến trúc ARCNet: một trong các kiến trúc mạng lâu đời nhất
Kiến trúc AppleTalk: do hãng Apple phát triển để điều khiển thông tin
truyền đi giữa các máy tính Apple.
Kiến trúc thông dụng nhất ngày nay là Ethernet. Các bạn cần làm quen với Ethernet
và hiểu một vài khái niệm cơ bản.
Có nhiều loại Ethernet khác nhau và mỗi loại có thể gửi thông tin qua mạng theo
các tốc độ khác nhau. Ethernet thông thường nhất là 100BaseT, gọi là Ethernet
“Nhanh” (fast Ethernet). Cũng có Gigabit Ethernet, có thể truyền thông tin nhanh hơn
mười lần Ethernet “Nhanh”. Trước đây chúng ta có Ethernet 10BaseT, loại này chậm
hơn 100BaseT vẫn còn dùng trong các mạng công ty kinh doanh nhỏ và mạng gia đình.
Các mạng Ethernet là loại kiến trúc mạng rẻ nhất.
b. Hình dạng Mạng (Network Topology)
Một vấn đề quan trọng khác là cấu trúc của mạng các bạn định cài đặt. Cấu trúc,
Upload by Kenhdaihoc.com
43
được biết như hình dạng của mạng, là cách bố trí mạng như thế nào và luôn phụ thuộc
vào kiến trúc mạng. Hình dạng mạng bao gồm các máy tính và tài nguyên vật lý được sắp
xếp như thế nào và cũng bao gồm vấn đề truyền thông tin như thế nào giữa các máy tính
với nhau.
Có bốn loại cấu trúc mạng chính:
Theo tuyến hình Sao (Star Bus)
Theo tuyến (Bus)
Vòng (Ring)
Lai (Hybrid)
1) Mạng theo tuyến hình Sao
Loại thông thường nhất về cấu trúc mạng hiện nay là mạng theo tuyến hình sao.
Trong hình dạng mạng theo tuyến hình sao, mỗi máy tính kết nối đến điểm trung tâm
của mạng. Hình 5-3 thể hiện một hình dạng mạng theo tuyến hình sao.
Hình 5-3:
Hình dạng mạng theo tuyến hình sao
Có nhiều ưu điểm và nhược điểm của hình dạng kiểu này:
Bạn có thể thêm các máy tính vào mạng mà không ảnh hưởng gì tới những
máy tính khác trong mạng.
Mỗi máy tính và thiết bị mạng đều nối đến một thiết bị kết nối trung tâm,
thường được gọi là HUB hoặc Switch).
Upload by Kenhdaihoc.com
44
Khi có một sự cố với một máy tính trên mạng, các máy tính khác vẫn tiếp tục
hoạt động, mặc dù không thể truy nhập tới máy tính có sự cố.
Các máy tính không thể cách xa bộ kết nối trung tâm 100 mét.
Mỗi một bộ kết nối trung tâm không thể kết nối quá 24 máy tính, tuy nhiên ta
có thể nối nhiều bộ kết nối trung tâm lại.
Mạng theo tuyến hình sao đắt hơn một chút so với hình dạng mạng khác khi
từng máy tính phải kết nối đến bộ kết nối trung tâm và bạn luôn cần chiều dài
dây cáp mạng đủ lớn để cho mạng hoạt động chính xác.
2) Mạng theo Tuyến
Mạng theo tuyến là mạng mà trong đó mọi máy tính kết nối dọc theo dây mạng
một cách liên tục, gọi là xương sống. Mạng theo tuyến thông dụng cho các hệ thống
mạng gia đình hay các mạng nhỏ khác chỉ kết nối hai hay ba máy tính với nhau. Hình
5-4 thể hiện mạng có hình dạng theo tuyến.
Hình 5-4:
Mạng có hình dạng theo tuyến
Các tính năng của mạng theo tuyến là:
Hình dạng mạng là đơn giản và chi phí rẻ.
Một dây mạng cho tất tất cả các máy tính.
Duy nhất một máy tính một lúc có thể truyền thông tin. Thông tin đi dọc theo dây
mạng và máy tính nhận thu thập thông tin từ cáp.
Lưu ý:
Bạn sẽ xem xét các loại dây mạng trong chương 6.
Phải thêm một thiết bị ngắt cuối (terminator) vào cuối mỗi đầu dây cáp của
Upload by Kenhdaihoc.com
45
mạng hình tuyến.
Không cần thiết có bộ kết nối trung tâm.
Không dễ dàng thêm máy tính vào mạng theo hình tuyến.
Nếu một máy tính trên mạng gặp sự cố, mọi máy tính trên mạng đều bị ảnh
hưởng.
Luôn dùng cáp đồng trục.
3) Mạng Vòng
Mạng Vòng là mạng cấu thành từ một dây cáp đơn chạy dọc giữa các máy tính,
tạo thành một vòng tròn khép kín. Ngày nay các mạng vòng ít thông dụng hơn trước.
Hình 5-5 minh họa một mạng hình Vòng.
Hình 5-5:
Mạng hình Vòng
Các mạng vòng, trước kia đuợc dùng rộng rãi, ngày nay không còn thông
dụng nữa do một số hạn chế về hình dạng của nó. Thông tin chỉ đi theo một hướng, vì
thế khi bạn gửi thông tin đến một máy tính cụ thể, thông tin đầu tiên phải đi qua từng
máy tính. Máy tính sẽ kiểm tra để xem thông tin có phải gửi cho chính máy đó không.
Nếu không, sẽ gửi tiếp lên đường truyền đến máy tính tiếp theo, và cứ thế. Điều này
có thể làm chậm thời gian truyền thông tin trên mạng.
Các đặc điểm của mạng hình vòng là:
Các máy tính được đặt gần nhau.
Không có bộ kết nối trung tâm.
Không có điểm bắt đầu và kết thúc mạng, không cần thiết bị ngắt cuối
(terminators).
Upload by Kenhdaihoc.com
46
Khó sửa chữa.
Hỏng hóc mạng ở bất kỳ đâu trên vòng đều ảnh hưởng đến toàn bộ mạng.
Khó thêm máy tính mới vào mạng vòng. Cần có thêm dây mạng để thêm
máy tính và mọi thứ sẽ bị gián tuyến cho đến khi cài đặt hệ thống mới và
chạy lại.
4) Mạng dạng lưới lai ghép (lưới lai)
Có nhiều biến thể khác nhau trên các hình dạng mạng cơ bản này. Vì các bạn có
thể tổ hợp các hình dạng mạng khác nhau trong cùng một mạng, mạng lưới lai được
tạo thành khi tổ hợp ít nhất hai kiểu hình dạng mạng khác nhau.
Cho ví dụ, các bạn có thể nối nhiều mạng hình sao dùng một dây mạng đơn.
Sau đó tạo ra một mạng theo tuyến với phân nhánh là nhiều mạng theo tuyến hình sao
từ đó. Hình 5-6 thể hiện mạng lưới lai điển hình.
Hình 5-6:
Mạng Lưới Lai
Các đặc điểm của mạng lưới lai gồm:
Các mạng giữa các cơ quan ở những địa điểm khác nhau thường là mạng lai.
Một công ty có thể dùng mạng theo tuyến hình sao trong cơ quan ở Hà nội, và
mạng theo tuyến trong cơ quan ở thành phố HCM.
Các bạn có thể nối các kiểu mạng khác nhau qua Modem. Ví dụ, nếu bạn có
mạng dạng tuyến ở nhà, bạn có thể qua Modem nối đến mạng ở trường dùng
hình dạng mạng sao.
Xây dựng mạng lai là khó vì cấu hình có thể phức tạp vì ta phải cố gắng làm
cho các hình dạng mạng khác nhau nhưng phải tương thích với nhau.
Upload by Kenhdaihoc.com
47
Các mạng lai, theo định nghĩa của chúng, thường là mạng lớn, chúng đắt hơn
các mạng nhỏ và mạng thuộc một phạm vi địa lý hẹp.
Có nhiều đường liên lạc giữa hai nút mạng, do đó sẽ giúp ích nếu có hỏng hóc
trên một đường.
c. Các vấn đề khác
Khi bạn lập kế hoạch cho một mạng, cần xem xét các yếu tố khác nhau trước khi
quyết định chọn một kiểu mạng cụ thể. Ví dụ, nên xem xét các yếu tố sau:
Hiểu rõ các trang thiết bị nào hiện có.
Kích thước mạng: nếu bạn chỉ có vài máy tính, một mạng ngang hàng là có
thể đáp ứng được nhu cầu của bạn, còn nếu có hơn mười máy tính, bạn cần
xét đến mạng máy khách/máy phục vụ.
Lượng thông tin muốn chia sẻ: Các dịch vụ trong mạng, các loại và lưu lượng
thông tin bạn muốn chia sẻ qua mạng có thể ảnh hưởng tới loại mạng bạn cần
có. Nếu bạn truyền các tệp tin lớn, như âm nhạc, video, hay các tệp tin đồ họa,
bạn cần có một mạng có thể để bạn chia sẻ lượng thông tin lớn với tốc độ cao.
Vị trí vật lý: Nếu bạn có các máy tính trên các tầng khác nhau trong một toà
nhà, bạn sẽ cần tìm xem cấu hình tốt nhất cho các máy tính và hình dạng
mạng tốt nhất để phù hợp với không gian vật lý.
2. Ta cần phần cứng nào?
Khi đã xem xét các nhu cầu và biết kiểu mạng nào muốn cài đặt, bạn đã có thể xem
xét đến loại phần cứng cần thiết để triển khai. Phần cứng là trang bị vật lý tạo ra mạng
của bạn, như máy tính, màn hình, máy in, và các thiết bị kết nối khác.
a. Các máy phục vụ mạng
Nếu bạn đã quyết định dùng mạng ngang hàng, bạn không cần tới một máy phục
vụ. Một máy phục vụ (server) là một thành phần sống còn, tuy nhiên chỉ dành cho mạng
khách/phục vụ. Một máy phục vụ là một máy tính mạnh có đủ các chức năng riêng biệt
trên mạng. Bạn có thể có một máy phục vụ chuyên lưu giữ tệp tin, chứa các trang web,
điều khiển e-mail, và sao lưu các tệp tin của mình. Hình 5-7 thể hiện một máy phục vụ
mạng điển hình.
Upload by Kenhdaihoc.com
48
Hình 5-7:
Máy phục vụ Mạng
Khi các bạn chọn một máy phục vụ, cần xem xét những vấn đề sau:
Khả năng mở rộng, khả năng để phát triển khi bạn cần thay đổi và mở rộng.
Tốc độ, hiệu suất của máy phục vụ gắn liền với số lượng bộ nhớ và tốc độ
của bộ vi xử lý, hay Bộ xử lý trung tâm (CPUs).
Chọn cấu hình (các đặc điểm kỹ thuật) cho Máy phục vụ
Bộ nhớ trong (RAM): máy phục vụ đòi hỏi nhiều bộ nhớ RAM hơn máy tính
thông thường. Bạn có thể cắm thêm bộ nhớ khi nhu cầu phát triển, tuy nhiên,
một ý tưởng tốt là nên cắm bộ nhớ càng nhiều càng tốt, tùy theo ngân sách
ban đầu. Máy phục vụ có nhiều bộ nhớ hơn sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn khi
hoạt động.
Các thiết bị nhớ ngoài: hầu hết máy phục vụ chạy các chương trình lớn và xử
lý khối lượng lớn dữ liệu, vì thế bạn nên có đủ dung lượng bộ nhớ.
Không gian: máy phục vụ mạng nói chung là những máy rất lớn và cần được
đặt trong những vùng không quá nóng, môi trường ổn định, và không quá ẩm
thấp.
b. Các thiết bị nhớ
Một mạng lớn luôn có các máy phục vụ tệp tin để lưu giữ thông tin. máy phục vụ
tệp tin đòi hỏi các thiết bị nhớ đủ lớn và đáng tin cậy để giữ thông tin sao cho an toàn.
Các thiết bị nhớ gồm:
Upload by Kenhdaihoc.com
49
Ổ đĩa cứng: là các thiết bị nhớ chủ yếu có trên các máy phục vụ tệp tin và hầu
hết các máy tính khác
Ổ băng từ
Ổ CD-ROM và DVD-ROM
Ổ quang (Optical drives)
Các bộ nhớ trên mạng (Network storage)
c. Máy in mạng
Mạng máy tính rất thuận lợi cho việc chia sẻ máy in. Tối ưu hơn cách dùng một
máy in cho một máy tính, là dùng nhiều máy tính chia sẻ một máy in. Kiểu của máy in
mạng phụ thuộc vào kích cỡ mạng. Đối với hệ thống mạng gia đình, một máy in la-de
nhỏ với một hộp mực có lẽ là hiệu quả. Trên các mạng lớn, có thể có nhiều máy in và
luôn có một máy phục vụ in. Máy phục vụ in là máy tính quản trị và lưu giữ mọi công
việc in ấn từ mọi máy tính trên mạng. Máy phục vụ in nhận công việc in ấn, xếp thứ tự
ưu tiên, và sau đó gửi thông tin đến đúng máy in cần thiết.
d. Vỉ mạch giao tiếp mạng (NICs)
Một vỉ mạch giao tiếp mạng (NIC) được cài đặt bên trong mỗi máy tính và nối
máy tính với dây cáp mạng. NIC, như được thể hiện trong hình 5-8, điều khiển thông tin
đi qua giữa các máy tính và mạng.
Hình 5-8:
Vỉ mạch giao tiếp mạng
e. Thiết bị kết nối
Khi bạn đã biết về hình dạng mạng, bạn có thể thấy rằng hầu hết các hình dạng
mạng đều cần đến các thiết bị kết nối mạng. Các thiết bị này nối các máy tính trên mạng
với nhau hay nối các mạng với mạng và thiết bị khác. Có nhiều loại thiết bị kết nối khác
nhau, mỗi cái phục vụ cho mục đích riêng. Dưới đây là một số các thiết bị kết nối thông
dụng nhất.
1) Trung tâm nối mạng (Hubs)
Một trung tâm nối mạng là thiết bị kết nối trung tâm nối đến tất cả các dây cáp
trên mạng. Mặc dù chỉ được dùng theo truyền thống với mạng hình sao, giờ đây
trung tâm nối mạng được dùng hầu hết trong cấu hình mạng. Hình 5-9 thể hiện
một trung tâm nối mạng điển hình.
Upload by Kenhdaihoc.com
50
Hình 5-9:
Trung tâm nối mạng
Các trung tâm nối mạng nhận tín hiệu từ một địa điểm và sau đó gửi trở lại
qua phần còn lại của mạng.
Một trung tâm nối mạng có hàng dãy lỗ cắm, gọi là cổng, tại đó các bạn cắm
dây mạng vào từ các thiết bị máy tính khác. Mỗi trung tâm nối mạng có thể nối đến
số lượng máy tính khác nhau, luôn luôn là 4, 8, 16, hay 24. Nếu có một mạng lớn,
các bạn có thể nối các trung tâm nối mạng để mở rộng mạng. Việc nối nhiều trung
tâm nối mạng gọi là chuỗi cánh hoa (daisy chaining).
2) Bộ kết chuyển mạng (Switches)
Bộ kết chuyển mạng cũng tương tự trung tâm nối mạng (HUB). Ở HUB, nhận
tín hiệu từ một máy tính, sau đó gửi qua mạng, còn ở bộ chuyển mạch mạng nhận
thông tin từ mạng và gửi thông tin đến nơi nhận cụ thể hơn trên mạng. Các bạn có
thể dùng các bộ chuyển mạch mạng trên các mạng Ethernet. Hình 5-10 thể hiện bộ
chuyển mạch mạng điển hình.
Hình 5-10:
Bộ chuyển mạch mạng
3) Bộ định tuyến (Routers)
Bộ định tuyến là thiết bị kết nối nhiều mạng với nhau, nhận dữ liệu đi vào,
kiểm tra địa chỉ để biết nơi đến, và xác định đường đi tốt nhất đối với thông tin.
Hình 5-11 hiển thị một bộ định tuyến.
Upload by Kenhdaihoc.com
51
Hình 5-11:
Bộ định tuyến
Bộ định tuyến cũng có khả năng kiểm tra mạng và có thể phát hiện xem một
phần mạng có đang chạy chậm không, hay có vấn đề hỏng hóc ở đâu đó không.
Nếu bộ định tuyến tìm ra hỏng hóc, nó sẽ gửi một lần nữa chuyển thông tin qua
đường khác sao cho thông tin tới đích nhanh nhất có thể.
4) Cổng nối (Gateways)
Một cổng nối là một thiết bị kết nối cho phép nối hai loại mạng có kiến trúc
khác nhau. Cổng nối nhận thông tin, biên dịch thông tin sao cho mạng đích có thể
hiểu, và sau đó gửi bản dịch đến mạng đích.
Một cổng nối, trong hình 5-12, thông thường là phần cứng kết nối vào mạng
và truyền thông tin giữa các loại mạng với nhau. Tuy nhiên, nó cũng có thể là phần
mềm biên dịch thông tin sau đó gửi đi sử dụng một giao thức khác để mạng đích có
thể hiểu được.
Hình 5-12:
Cổng nối
5) Mô-đem
Các Mô-đem cho phép các máy tính trên mạng có thể kết nối để trao đổi
thông tin. Mô-đem được viết tắt từ cum từ Bộ điều chế-Giải điều chế (Modulator-
Demodulator). Các mô-đem thường dùng đường điện thoại để trao đổi thông tin.
Nó chuyển đổi từ thông tin trên mạng (dạng kỹ thuật số) thành thông tin dạng
tương tự mà đường điện thoại có thể hiểu được, sau đó Mô đem tại đầu bên kia
dịch và gửi lại thông tin đã số hóa.
Upload by Kenhdaihoc.com
52
Hình 5-13 thể hiện cấu hình mạng điển hình với các thành phần phần cứng
khác nhau.
Hình 5-13:
Cấu hình Mạng
3. Có cần phần mềm đặc biệt không?
Một hệ điều hành mạng (NOS) là một phần mềm điều khiển, tổ chức, và quản trị
mọi hoạt động trên mạng. Bạn cần loại phần mềm nào phụ thuộc vào bạn đang tổ chức
thiết lập mạng ngang hàng hay mạng máy khách/máy phục vụ.
a. Hệ điều hành của mạng ngang hàng
Các mạng ngang hàng là mạng nhỏ, ít máy tính. Mỗi máy tính lưu giữ thông tin
riêng và sau đó chia sẻ thông tin với các máy tính khác trên mạng. Mặc dù nhỏ, mạng
ngang hang vẫn cần có phần mềm tổ chức mạng. Có nhiều loại phần mềm khác nhau
làm hệ điều hành mạng ngang hàng.
1) Windows 95/98/Me/XP
Microsoft Windows được phát triển dùng cho một máy tính đơn, mỗi
phiên bản đều có sẵn khả năng cho mạng ngang hàng. Khi các bạn dùng phiên bản
mới nhất của Windows, Windows XP, hay Windows Vista để tạo ra kết nối mạng,
một quá trình tự động sẽ giúp các bạn tạo ra mạng.
b. Hệ điều hành mạng máy khách/máy phục vụ
Các mạng lớn hơn, thông thường với hơn mười máy tính và một máy phục vụ tại
trung tâm, là các mạng máy khách/máy phục vụ. Các hệ điều hành cho các mạng này là
mạnh mẽ và phức tạp hơn các hệ điều hành mạng ngang hàng.
Hệ điều hành máy khách/máy phục vụ điều khiển, quản lý tài nguyên, bảo mật, và
điều khiển các chức năng quản trị người dùng trên hệ thống mạng.
1) Windows Server 2003
Hệ điều hành mạng máy khách/máy phục vụ của Microsoft tương tự như
Windows NT Server và Windows Server 2000, đã có nhiều năm. Các phiên bản mới
nhất, Windows Server 2003, cung cấp một bộ công cụ đầy đủ để giúp các bạn quản
trị mạng. Phần mềm bao gồm tính năng bảo mật xây dựng sẵn, hỗ trợ đầy đủ cho
chia sẻ tệp và các dịch vụ khác; kết nối Internet an toàn; và dễ dàng cho công việc
quản trị.
Upload by Kenhdaihoc.com
53
III CÁC BẠN HỌC ĐƯỢC ĐIỀU GÌ VỀ LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG
MẠNG
Trong bài học này, các bạn bắt đầu lập kế hoạch xây dựng mạng. Trước khi có thể
thực sự bắt đầu lắp ráp mọi thứ về mặt vật lý, các bạn phải hiểu cái gì mình cần thực
hiện, nhiệm vụ bạn muốn mạng có thể thực hiện và sau đó phát triển một kế hoạch triển
khai xây dựng mạng.
IV TIẾP THEO LÀ CÁI GÌ?
Trong chương tiếp theo, các bạn sẽ tổng hợp mọi thứ đã học lại với nhau để tạo ra
mạng riêng của mình. Các bạn sẽ nối các máy tính, và sau đó sử dụng mạng.
V CÁC THUẬT NGỮ CẦN THIẾT
AppleTalk Architecture: kiến trúc AppleTalk
Architecture: kiến trúc
ARCNet architecture: kiến trúc ARCNet
Bus network: mạng theo tuyến
Central Processing Unit (CPU): bộ xử lý trung tâm
Daisy chaining: chuỗi cánh hoa
Ethernet architecture: kiến trúc Ethernet
Fast Ethernet: kiến trúc Ethernet Nhanh
Gateway: cổng nối
Gigabit Ethernet: mạng Ethernet với tốc độ Gigabit
Hardware: phần cứng
Hub: trung tâm nối mạng
Hybrid mesh network: mạng lưới lai
Internet Service Provider (ISP): nhà cung cấp dịch vụ Internet
Modem: Mô-đem
Network Interface Card (NIC): vỉ mạch giao tiếp mạng
Network Operating System: hệ điều hành mạng (NOS)
Port: cổng
Print server: máy phục vụ In
Ring network: mạng vòng
Router: bộ định tuyến
Server: máy phục vụ
Star bus network: mạng theo tuyến hình sao
Storage device: thiết bị lưu trữ ngoài
Switch: bộ kết chuyển mạch
Terminator: thiết bị ngắt cuối
Upload by Kenhdaihoc.com
54
Token-ring architecture: kiến trúc mạng dạng thông báo-vòng
Topology: hình dạng mạng
VI CÁC WEB SITE THAM KHẢO
•
•
•
•
•
•
rk_topology.htm
VII CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Bạn có thể làm được những gì khi bạn có một mạng?
2. Sự khác nhau giữa mạng theo tuyến hình sao, mạng vòng và mạng theo tuyến đối với
mạng nhỏ ở trong một gia đình. Điều gì là có lợi và bất lợi trong từng loại hình mạng cụ
thể?
3. Miêu tả sự khác nhau và giống nhau giữa trung tâm nối mạng (hub), bộ kết chuyển
mạch, bộ định tuyến, và cổng nối.
Upload by Kenhdaihoc.com
55
Chương 6 TẠO RA MỘT MẠNG
Trong chương trước, các bạn đã lập kế hoạch xây dựng mạng của mình. Các bạn đã
xem xét dùng mạng như thế nào, cấu trúc vật lý của mạng, hình dạng và kích thước của
mạng. Bây giờ, các bạn sẽ tổng hợp mọi thứ lại với nhau để tạo ra một mạng của riêng
mình.
Chng này s tr
li các câu hi sau:
Ta nối các máy tính như thế nào?
Có thể tạo ra một mạng không dây không?
Cài đặt phần cứng như thế nào?
Thiết lập phần mềm như thế nào?
Chọn một ISP như thế nào?
Các cách kết nối vào Internet?
Những điều cần biết thêm để kết nối mạng?
Tương lai của mạng sẽ như thế nào?
Upload by Kenhdaihoc.com
56
I TỔkNG HỢP MỌI THỨ LẠI VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Giờ đây các bạn đã thực hiện kế hoạch ban đầu, biết kiểu mạng mình muốn, hình
dạng mạng, và kiến trúc, hầu như các bạn đã sẵn sàng tổng hợp mọi thứ lại với nhau.
Trước hết các bạn cần cài đặt dây mạng dùng để kết nối các máy tính, sau đó cần cài đặt
phần cứng, phần mềm, và cuối cùng sẵn sàng chạy thử hệ thống.
1. Chúng ta nối các máy tính như thế nào?
Điều đầu tiên các bạn cần thực hiện khi bắt đầu xây dựng mạng là cài đặt dây
mạng. Các bạn phải chọn chính xác loại dây mạng theo một số nguyên tắc cơ bản để cài
đặt chúng.
a. Chọn dây mạng
Có nhiều cách truyền thông tin và việc lựa chọn phụ thuộc vào kiểu mạng mà các
bạn quyết định cài đặt. Công cụ thông dụng nhất và truyền thống nhất là dây mạng,
nhưng nay các phương pháp truyền không cần dây cũng đã và đang phổ biến. Nếu các
bạn quyết định hệ thống dùng dây cáp, trước hết các bạn phải chọn dây mạng.
Lưu ý
Mặc dù nhìn bề ngoài có vẻ giống nhau nhưng các bạn không thể dùng giây cáp
thông thường cho hệ thống mạng máy tính. Mạng máy tính cần loại cáp riêng.
1) Dây cáp đồng trục
Dây cáp đồng trục (Coaxial cable) được dùng làm chuẩn công nghiệp, hiện nay vẫn
còn thấy trên các mạng máy tính cũ. Cấu tạo của loại cáp này gồm có một dây bằng đồng
rắn cứng ở giữa, bao quanh bằng một lớp nhựa cách ly. Bên ngoài là một lớp bảo vệ bằng
lưới kim loại hay lá kim loại và một lớp bảo vệ ngoài cùng bọc tất cả lại. Hình 6-1 thể
hiện một đoạn cáp đồng trục.
Hình 6-1:
Cáp đồng trục
Upload by Kenhdaihoc.com
57
2) Dây cáp xoắn đôi:
Có hai lại cáp xoán đôi :
Xoắn đôi không vỏ (Unshielded Twisted Pair (UTP)) dây rẻ nhất hiện nay; được
làm bằng cách xoắn một hay nhiều cặp dây đồng. UTP luôn có bốn cặp dây xoắn lại
được mã hóa màu. Một khuyết điểm của UTP là không thích hợp để chạy khoảng
cách dài. Tín hiệu trở nên yếu hơn khi dây cáp dài hơn. Các bạn có thể truyền thông
tin không có vấn đề gì với chiều dài dưới 100 m, nhưng dài hơn thì sẽ khó khăn.
Xoắn đôi có vỏ (STP) dây tương tự như Xoắn đôi không vỏ, cũng có nhiều cặp dây
được mã màu, nhưng có thêm lớp bao kim loại hay lá kim loại dưới lớp ống nhựa.
Vỏ bên ngoài bảo vệ dây khỏi bị nhiễu và giúp bảo vệ dữ liệu. Mặc dù STP thường
đắt hơn UTP.
Các bạn nối cáp xoắn đôi vào máy tính và các thiết bị khác dùng một đầu cắm mạng RJ-
45, thể hiện trong hình 6-2. Đầu nối này trông tương tự như đầu cắm của đường điện
thoại, chỉ khác lớn hơn một chút.
Hình 6-2:
Đầu cắm mạng RJ-45
Có nhiều loại dây xoắn đôi, mỗi loại được thiết kế để tryền dữ liệu với tốc độ khác nhau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mang can ban.pdf