Giáo trình Lý thuyết thống kê (Phần 1)

Tài liệu Giáo trình Lý thuyết thống kê (Phần 1): 1 LỜI NÓI ĐẦU Trường Cao đẳng nghề Nam Định những năm gần đây luôn luôn quan tâm đến đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của học sinh và sinh viên. Thực hiện tốt mục tiêu trên, tổ môn Kế toán và từng giáo viên luôn luôn cập nhật và đổi mới nội dung của môn học nhằm phục vụ tốt cho người học. Giáo trình "Lý thuyết thống kê" được biên soạn theo chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, kèm theo Quyết định số 15/2008. Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về Lý thuyết Thống kê và thực hành với các tình huống giúp cho người học nắm vững hơn về nội dung môn học. Nội dung môn học gồm 5 chương do tập thể tổ môn Kế toán đóng góp và xây dựng gồm: Chương I: Một số vấn đề chung về thống kê học. Chương II: Quá trình nghiên cứu thống kê. Chương III: Phân tổ thống kê. Chương IV: Các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội. Chương V: Sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội. Giáo trình "Lý thuyết th...

pdf29 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Lý thuyết thống kê (Phần 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI NÓI ĐẦU Trường Cao đẳng nghề Nam Định những năm gần đây luôn luôn quan tâm đến đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của học sinh và sinh viên. Thực hiện tốt mục tiêu trên, tổ môn Kế toán và từng giáo viên luôn luôn cập nhật và đổi mới nội dung của môn học nhằm phục vụ tốt cho người học. Giáo trình "Lý thuyết thống kê" được biên soạn theo chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, kèm theo Quyết định số 15/2008. Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về Lý thuyết Thống kê và thực hành với các tình huống giúp cho người học nắm vững hơn về nội dung môn học. Nội dung môn học gồm 5 chương do tập thể tổ môn Kế toán đóng góp và xây dựng gồm: Chương I: Một số vấn đề chung về thống kê học. Chương II: Quá trình nghiên cứu thống kê. Chương III: Phân tổ thống kê. Chương IV: Các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội. Chương V: Sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội. Giáo trình "Lý thuyết thống kê" đã được Hội đồng khoa học và đào tạo nhà trường nghiệm thu. Đây là tài liệu chính thức được sử dụng trong quá trình giảng dạy, học tập của giáo viên và sinh viên trong trường. Mặc dù có nhiều cố gắng trong khi biên soạn, song không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH Tổ môn Kế toán Doanh nghiệp 2 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÔNG KÊ HỌC 1- Sự ra đời và phát triển của thống kê học: Thống kê học là một môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển theo nhu cầu của hoạt động thực tiễn xã hội. Trước khi trở thành một môn khoa học, thống kê học đã có nguồn gốc lịch sử phát triển khá lâu. Đó là quá trình tích luỹ kinh nghiệm từ đơn giản đến phức tạp, được đúc kết dần trở thành lý luận khoa học và ngày càng hoàn thành thiện - Dưới chế độ nô lệ, chủ nô cần biết số lượng nô lệ và tài sản của mình, số sản phẩm xuất ra và chiếm quả thu được sau mỗi lần chiến tranh giai cấp chủ nô đã tiến hành ghi chép và tính toán. Đó là hình thức phôi thai của thống kê. - Dưới chế độ phong kiến người ta đã tổ chức nhiều việc ghi chép và kê khai có tính chất thống kê rõ rệt như đăng ký đất đai, đăng ký nhân khẩu + Năm 2238 trước công nguyên vua Nghiêu ở Trung quốc đã tổ chức làm các bảng kê khai dân số + Người ta đã tìm thấy các bảng thống kê dân số ở Ai Cập, I răng và Nga ở thế kỷ 13 so với chế độ chiến hữu nô lệ, thì chế độ phong kiến có nền sản xuất tiến bộ hơn, giao lưu hàng hoá cũng được mở rộng, do đó các bảng thống kê phong phú hơn, song chỉ là việc ghi chép, tính toán đơn giản phục vụ cho việc thu thuế và bắt lính, không có lý luận khoa học chỉ đạo. - Cuối thế kỷ XIII phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển đã làm cho khoa học thống kê ra đời là một đòi hỏi tất nhiên của việc nghiên cứu và các quá trình phát triển kinh tế xã hội phức tạp nảy sinh trong tư bản như: sự ra đời và phân công xã hội phát triển sản xuất tập trung trong các xí nghiệp quy mô lớn thị trường mở rộng từ trong nướ ra thế giới. Giai cấp xã hội bị phân hoá nhanh chóng và đấu tranh gay gắt để phục vụ cho mục đích kinh tế, chính trị và quân sự, nhà nước tư bản và các chủ tư bản cần rất nhiều thông tin thường xuyên về thị trường, giá cả, sản xuất, nguyên liệu, dân số vvDo đó công tác thống kê phát triển nhanh chóng. Sự cố gắng tìm hiểu qua các hiện tượng và quá trình phát triển kinh tế xã hội thông qua các biểu hiện về mặt số lượng đòi hỏi người làm công tác kho học, những người làm công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh đi vào nghiên cứu lý luận và phương phát thu thập tính toán số liệu thống kê bắt đầu được xuất bản. + Năm 1682 nhà kinh tế học người Đức tên là Uy-ly am pét ty (Wilyam petty 1623 1687) đã cho xuất bản cuốn sách “ chính trị số học” trong đó tác giả đã dùng một phương pháp điều tra độc đáo để nghiên cứu các hiện tượng xã hội thông qua các con số. Do đó Mác đã mệnh danh cho Wilyam petty là người sáng lập ra môn thống kê học. 3 + Giữa thế kỷ XVIII năm 1759 một giáo sư đại học người Đức tên là Akhen van (1719 -1772) lần đầu tiên dùng thuật ngữ thống kê để chỉ phương phát trên và quan niện đó là môn học so sánh các nước khác nhau về mọi mặt qua các số liệu thu thập được. Các quan điểm và phương pháp nêu lên lúc này làm cho người ta hết sức ngạc nhiên và tính mới mẻ sâu sắc và cụ thể thống kê. Thống kê trong gia đoạn này tuy mang nặng tính chất miêu tả, tức là chỉ một số mới dùng số liệu để minh hoạ tình hình kinh tế xã hội cụ thể mà chưa đi sâu vào phân tích cụ thể của hiện tượng trên cơ sở số liệu đã thu thập được. Nhưng nó lại có nội dung tiến bộ phản ánh tương đối chân thực hiện tượng xã hội vạch rõ tính chất lạc hậu phản động của chế độ phong kiến, giúp cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. - Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ra đời và phát triển đã tạo điều kiện cho thống kê học phát triển. Chế độ công hữu hoá về tư liệu sản xuất, công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, đòi hỏi phải chựt chẽ, khoa học, thì công tác thống kê càng phải phát triển nhanh chóng và toàn diện, làm cho lý luận và phương pháp của thống kê ngày càng hoàn chỉnh, thống kê học dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thực sự trở thành một môn khoa học trân chính. 2- Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của thống kê học: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thống kê học có thể thống kê nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội. Nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội cần chú ý 3 vấn đề sau: - Thống kê nghiên cứu các hiện tượng xã hội - Thống kê nghiên cứu mặt lượng của hiện tượng đó. - Thống kê nghiên cứu những hiện tượng xã hội số lớn. 2.1- Thống kê nghiên cứu các hiện tượng xã hội: - Thế nào là hiện tượng xã hội, nó khác hiện tượng tự nhiên như thế nào? - Hiện tượng xã hội rất sinh động, nó mang tính chất lịch sử, thường biến động, phụ thuộc vào không gian và thời gian. Còn hiện tượng tự nhiên mang tính chát ổn định hơn chúng thường lặp đi lặp lại theo thời gian và biến đổi không lớn lắm. Quy luật xã hội được biểu hiện muôn màu muôn vẻ trong cuộc đấu tranh giai cấp. Ngược lại những quy luật tự nhiên, tuy cũng rất phức tạp, nhưng chúng lại biểu hiện bằng hình thức rõ ràng và cùng kiểu. Vì vậy giữa hiện tượng xã hội và hiện tượng tự nhiên, giữa quy luật xã hội và quy luật tự nhiên phải có những phương pháp riêng. 4 Thông thường người ta nhận thức quy luật tự nhiên bằng các thí nghiệm quan sát nhiều lần trong điều kiện thí nghiệm nhân tạo. Song những thủ đoạn và phương pháp đó lại hoàn toàn không thích hợp trong quá trình nhận thức các hiện tượng và quy luật phát triển xã hội. Để khám phá các hiện xã hội. Cần phải thu thập hàng loại các sự kiện của đời sống xã hội và tìm ra bản chất của chúng. Điều này lại rất phù hợp với thống kê. Thống kê có khả năng thu thập chỉnh lý tổng hợp những tài liệu thực tế bằng phương pháp chuyên môn của mình. Thực tế thống kê đã đóng góp một vai trò quan trọng là vũ khí sắc bén nhận thức xã hội. Các hiện tượng xã hội mà thống kê nghiên cứu rất rộng bao gồm: - Dân số xã hội - Tái sản xuất của cải vật chất xã hội - Văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao - Quản lý nhà nước - Các hiện tượng tự nhiên có liên quan đến đời sống xã hội. 2.2- Thống kê với các môn học xã hội khác ở nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu thống kê là mặt lượng của hiện tượng xã hội bao gồm: - Quy mô, kết cấu, quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển mức độ điển hình của hiện tượng để nghiên cứu đực thống kê phải biểut hiện mặt số lượng đoá bằng con số cụ thể từ đó vạch ra bản chất và tính quy luật phát triển của hiện tượng. - Đặc tính về số lượng của hiện tượng được biểu hiện bằng con số thì luôn luôn biến đổi theo thời gian và không gian. Điều đó có nghĩa là đối tượng nghiên cứu của thống kê không thể tách rời không gian và thời gian được. Các quy luật xã hội tuy là phạm trù lịch sử nhưng nó vẫn tồn tại tronmg thời gian tương đối dài và có tính phổ biến. Còn các con số biểu hiện mặt lượng của các quy luật lại không thể có được đặc điểm đó, không có một quy mô, khối lượng, tốc độ phát triển, hay kết cấu nào lại có tính phổ biến và tồn tại lâu dài ở nhiều địa điểm và thời gian khác nhau 2.3- Thống kê nghiên cứu các hiện tượng xã hội số lớn: Hiện tượng xã hội số lớn là hiện tượng đã lập đi lặp lại nhiều lần ở nhiều thời gian và địa điểm khác nhau. Sở dĩ thống kê phải nghiên cứu hiện tượng số lớn là xuất phát từ mục đích nghiên cứu của thống kê là phải nêu được bản chất và tính quy luật của hiện tượng. 5 Chúng ta biết rằng bản chất và tính quy luật của hiện tượng chỉ có thể biểu hiện một khía cạnh của bản chất, có khi do đặc thù nó có thể xuyên tạc bản chất của hiện tượng làm cho ta có những nhận thức sai lầm về hiện tượng đó. Từ các vấn đề nêu trên ta có thể rút ra đố tượng nghiên cứu của thống kê học như sau. “Đối tượng nghiên cứu thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và điều kiện cụ thể” Đối tượng của thống kê học quyết định nội dung của nguyên lý thống kê nội dung của nguyên lý thống kê chứa đựng những tri thức về thu thập, hệ thống hoá phân tích và dự đoán mặt lượng của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn. 3- Cơ sở lý luận của thống kê học: - Kinh tế học (nói chung) và kinh tế chính trị học của C.Mác. - Triết học duy vật lịch sử của C.Mác. Đây là những môn khoa học có khả năng giải thích rõ ràng và đầy đủ nhất các khái niệm, phạm trù kinh tế - xã hội; vạch rõ các mối liên hệ ràng buộc và tác động qua lại giữa các hiện tượng. - Đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Chính phủ trong từng thời kỳ nhất định. 4- Cơ sở phương pháp luận của Thống kê học: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là khoa học về quy luật chung nhất của thế giới vật chất và tư duy. Phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp nhận thức thế giới và cải tạo thế giới của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp biện chứng duy vật giúp ta phân tích đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và khoa học nhất. 5- Nhiệm vụ của thống kê: Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của thống kê đảm bảo thông tin thống kê chính xác kịp thời và đầy đủ về các hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể để phục vụ quản lý kinh tế xã hội của nhà nước trong toàn bộ phạm vi ngành hoặc toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện nhiệm vụ chung này thống kê cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau: - Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống kê nhằm đáp ứng các nhu cầu thông tin cho phân tích và dự toán - Tổ chức điều tra thu thập và tổng hợp số liệu của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong những thời gian và địa điểm cụ thể - Vận dụng các phương pháp toán học để tổng hợp xử lý tính toán, phân tích các chỉ tiêu thống kê nhằm nêu lên bản chất và tính quy luật của hiện tượng. 6 6- Một số khái niệm thường dùng trong thống kê: 6.1- Khái niệm chung về thống kê: Nói đến thống kê nhiều người thường quan niệm đó là những dòng số vô tận, được đưa vào biển báo cáo đó là những tài liệu khô khan, đó là một việc làm thầm lặng và vô vị, mà người ta không nhìn thấy được nội dung của những con số thống kê. Họ không hiểu rằng đằng sau những con số ấy cả một cuộc sống sôi động của xã hội. Những con số ấy không phải là trừu tượng, mà bản thân nó chứa đựng bên trong những nội dung kinh tế sâu sắc Những người làm công tác kinh tế và cả những người làm công tác khác cần phải biết trình bày những kiến nghị, đề xuất của mình bằng những con số và biết cách phân tích những con số đó. Ví dụ: Theo số liệu điều tra về lao động, việc làm năm 2005của tổng cục thống kê cho thấy: Tại thời điểm điều tra ngày 1/7/2005 lưu lượng lao động (bao gồm trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động) của cả nước có 44,385 triệu người tăng 2,6% so với năm 2004 với quy mô tăng thêm là 1,143 triệu người Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị trong cả nước của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2005 là 5,3% (Giảm 0,3% so với năm 2004) Mục tiêu đặt ra cho kế hoạch 5 năm 2006-2010 là lao động được giải quyết việc làm là 8 triệu người (5 năm 2001 – 2005) là 7,5 triệu người ) tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị dưới 5% Tài liệu thống kê trên đây có được là do kết quả tổng hợp của các cơ quan thống kê các cấp từ xã, huyện tỉnh, trung ương. Kết quả tính toán trên cho phép tính giá đúng đắn về thực trạng dân số giúp chio việc hạch định chính sách kinh tế xã hội có liên quan đến việc phát triển dài hạn từng địa phương và cả nước. Toàn bộ các công việc theo dõi diễn biến của hiện tượng ghi chép tài liệu đến tổng hợp cho phạm vi rộng hơn, phân tích rút ra kết luận và bản chất và tính quy luật của hiện tượng và đề xuất phương pháp chỉ đạo làm cho hiện tượng phát triển tốt hơn là một quá trình nghiên cứu thống kê bao gồm 3 giai đoạn điều tra, tổng hợp, phân tích Vậy thống kê học là một môn khoa hcọ nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những thời gian và điều kiện cụ thể . 7 6.2- Tổng thể thống kê: a) Khái niệm về tổng hợp thống kê: Tổng hợp thống kê là khái niệm quan trọng của thống kê học nó xác định phạm vi nghiên cứu từ đó mà ta có thể xác định phạm vi điều tra tổng hợp và phân tích số liệu của hiện tượng trong phạm vi địa điểm chính xác Vậy tổng thể thống kê là hiện tượng số lớn bao gồm những đơn vị và phần tử cá biệt, cần được quánát và phân tích mặt lượng của chúng, các đơn vị này được gọi là các đơn vị tổng thể . b) Các loại tổng thể thống kê: - Tổng thể bộc lộ: Các đơn vị tổng thể dễ xác định bằng trực quan Ví dụ: Tổng số học sinh trong lớp học, số hàng hoá bán ra trong tuần. - Tổng thể tiềm ẩn: Các đơn vị tổng thể khó xác định bằng trực quan, danh giới tổng thể không rõ ràng Ví dụ: Tổng số sinh viên trường cao đẳng nghề Nam Định ham mê bóng đá, số học sinh nữ của trường cao đẳng nghề mê tín dị đoan - Tổng thể đồng nhất: bao gồm những đơn vị giống nhau và đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu. - Tổng thể không đồng chất: bao gồm những đơn vị có đặc điểm chủ yếu khác nhau. Ví dụ: Tổng thể các cơ sở sản xuất công nghiệp của toàn quốc trong thời gian xác định là tổng thể đồng nhất, nếu mục đích nghiên cứu là tìm hiểu kết quả hoạt động chế biến và khai thác sản phẩm vật chất nó là tổng thể không đồng chất, nếu mục đích nghiên cứu là tìm hiểu kết quả hoạt động chế biến và khai thác sản phẩm vật chất của các cơ sở thuộc sở hữu nhà nước. - Tổng thể chung: bao gồm tất cả các đơn vị của tổng thể. - Tổng thể bộ phận: chỉ bao gồm một phần của tổng thể chung. Ví dụ: Nghiên cứu phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Nam Định thì tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ là tổng thể bộ phận, còn tổng cả hai loại trên là tổng thể chung. 6.3- Tiêu thức thống kê: a) Khái niệm tiêu thức thống kê: Nghiên cứu thống kê phải dựa vào đặc điểm của đơn vị tổng thể. Mỗi đơn vị tổng thể đều có nhiều đặc điểm. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà một số đặc điểm của đơn vị tổng thể được ra để gnhiên cứu. Ví dụ: Đơn vị tổng thể là người dân có các tiêu thức tên tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, trình trạng hôn nhânnghề nghiệp, nơi ở Vậy tiêu thức thống kê là đặc điểm của đơn vị tổng thể được lựa chọn ra nghiên cứu. 8 b) Các tiêu thức thống kê: - Tiêu thức thuộc tính: phản ánh các tính chất của đơn vị tổng thể biểu hiện trực tiếp bằng con số. Ví dụ: các tiêu thức giới tính, trình độ văn hoá, nghề nghiưệp, nơi cư trú, nhân cách. Tiêu thức thuộc tính có thể biểu hiện trực tiếp và gián tiếp. Chẳng hạn, tiêu thức giới tính có biểu hiện trực tiếp là nam và nữ; hình thức sở hữu có biểu hiện trực tiếp là quốc doanh, hợp tác xã ... Tiêu thức đời sống vật chất có biểu hiện gián tiếp là lượng tiêu dùng lương thực, thịt, sữa, trứng theo đầu người, diện tích nhà ở theo đầu người. Đôi khi cũng có tiêu thức thuộc tính biểu hiện bằng con số, song các con số này không dùng để tính toán, nó chỉ biểu hiện mức độ của thuộc tính. Ví dụ tiêu thức trình độ văn hoá lớp 4, 5, 6 ... - Tiêu thức số lượng: phản ánh các tính chất của đơn vị tổng thể trực tiếp bằng con số. Ví dụ: Tiêu thức độ tuổi, năng suất lao động, sản lượng ... - Tiêu thức thay phiên: là tiêu thức có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể. Ví dụ: Giới tính (nam và nữ), số lượng công nhân của cơ sở sản xuất (dưới 500 người và 500 người trở lên). Tiêu thức thuộc tính hoặc tiêu thức số lượng có 3 biểu hiện trở lên có thể trở thành tiêu thức thay phiên. Ví dụ: Tiêu thức trình độ văn hoá có thể rút gọn thành hai biểu hiện: chưa tốt nghiệp phổ thông trung học và đã tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên. 6.4- Chỉ tiêu thống kê: a) Khái niệm chỉ tiêu thống kê: - Chỉ tiêu thống kê phản ánh lượng gắn với chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lứon trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. - Chỉ tiêu thống kê có 2 mặt: Khái niệm và con số + Mặt khái niệm bao gồm định nghĩa và khái niệm về thực thể, thời gian và không gian của hiện tượng, mặt này chỉ rõ nội dung của chỉ tiêu thống kê + Mặt con số của chỉ tiêu là trị số được phát hiện với các đơn vị tính toán phù hợp. Nó nêu lên mức độ của chỉ tiêu. Ví dụ: Tổng sản lượng trong nước (GDP) năm 2001 là 48.300 tỷ đồng trong đó tổng sản phẩm trong nước năm 2001 là mặt khái niệm của chỉ tiêu, 481.300 tỷ đồng là mặt con số của chỉ tiêu. 9 b) Các loại chỉ tiêu thống kê: - Chỉ tiêu chất lượng: biểu hiện các tính chất, tính độ phổ biến, mối quan hệ của tổng thể , năng suất lao động, mức lương, giá thành sản phẩm - Chỉ tiêu về số lượng: phản ánh quy mô của tổng thể số lượng sản phẩm, số lượng công nhân. Việc phân loại này nhằm đáp ứng yêu cầu của một số phương pháp phân tích thống kê. 6.5- Hệ thống chỉ tiêu thống kê: Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu có thể phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối quan hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ của tổng thể với các hiện tượng có liên quan. Hệ thống chỉ tiêu được cấu thành từ các nhóm chỉ tiêu và được xây dựng theo yêu cầu nghiên cứu riêng. Ví dụ: Hệ thống chỉ tiêu thống kê của đơn vị sản xuất cơ sở bao gồm những chỉ tiêu về tất cả những kết quả có tính chất quyết định về lao động, về những điều kiện và những nhân tố quan trọng nhất mà các kết quả phụ thuộc vào chúng. Nó được cấu thành từ những chỉ tiêu quan trọng nhất về lực lượng lao động, năng suất lao động và tiền lương, về chi phí, thu nhập và lợi nhuận ..., về các mặt giá trị sử dụng và giá trị của kết quả sản xuất. 6.6- Các loại thang đo: a) Thang đo định danh: Là đánh số các biểu hiện cùng loại của tiêu thức nghiên cứu, các con số này không có ý nghĩa về mặt toán học Ví dụ: Tiêu thức giới tính: Nam đánh số 1; Nữ đánh số 0 b) Thang đo thước bậc: Là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện tiêu thức có quan hệ thứ bậc, hơn, kém. Sự chênh lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau. Ví dụ: Trình độ văn hoá phổ thông có 3 cấp: cấp I, cấp II, cấp III, huân chương có 3 loại Nhất, nhì ba c) Thang đo khoảng: Là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau, việc cộng trừ các con số có ý nghĩa có thể dùng để tính các đặc trưng như binhd quân hoặc phương sai. d) Thang đo tỷ lệ: Là thang đo khoảng cách với một điểm không tuyệt đối 9 điểm gốc) để có thể so sánh được tỷ lệ của các trị số đo Với thang này ta có thẻ đo lường các biểu hiện của tiêu thức như các đơn vị đo lường vật lý thông thường (kg, m) và thực hiện được tất cả các phép tính với trị số đo. 10 7- Bảng thống kê và đồ thị thống kê: 7.1- Bảng thống kê: a) Khái niệm bảng thống kê: Là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống hợp lý rõ ràng. b) Cấu thành bảng thống kê: * Về hình thức: Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và các số liệu. - Các hàng ngang và cột dọc phản ánh quy mô của bảng. Số hàng ngang và cột dọc càng nhiều thì bảng thống kê càng lớn và phức tạp. Các hàng ngang và cột dọc cắt nhau tạo thành các ô dòng để điền các số liệu thống kê vào đó. - Tiêu đề của bảng phản ánh nội dung của bảng và của từng chi tiết trong bảng. + Tiêu đề chung: Là tên gọi chung của bảng, thường viết ngắn gọn, dễ hiểu và đặt ở phía trên đầu bảng. + Các tiêu đề nhỏ (tiêu mục) là tên riêng của mỗi hàng và cột phản ánh rõ nội dung của các hàng và cột đó. - Số liệu được ghi vào bảng các ô của bảng, mỗi con số phản ánh một đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. * Về nội dung: Bảng thống kê gồm 2 phần: - Phần chủ đề và phần giải thích. + Phần chủ đề: Nêu lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong bảng thống kê. + Phần giải thích: Gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, nghĩa là giải thích phần chủ đề của bảng. - Cấu thành bảng thống kê có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau: Tên bảng thống kê (Tiêu đề chung) Đơn vị tính: Phần giải thích Phần chủ đề Các chỉ tiêu giải thích (tên cột) (a) (1) (2) (3) ... (n) Tên chủ đề (tên hàng) Các cột của bảng Cột chung c) Phân loại bảng thống kê: Số liệu các cột Các hàng của bảng Hàng chung 11 Căn cứ vào kết cấu của phần chủ đề có thể chia thành 3 loại bảng thống kê. Giản đơn, phân tổ và kết hợp. * Bảng giản đơn: Là loại bảng mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ sắp xếp các đơn vị tổng thể theo tên gọi, theo địa phương hoặc thời gian nghiên cứu. Ví dụ: Tình hình sản xuất tháng 12/2008 của các doanh nghiệp thuộc thành phố Nam Định như sau: Bảng tình hình sản xuất tháng 12/2008 của các doanh nghiệp thuộc thành phố Nam Định Tên doanh nghiệp Số công nhân (người) Tổng giá trị SX (1.000.000đ) NSLĐ bình quân 1 công nhân 1 2 3 4 Doanh nghiệp A 350 3.500 10.000 Doanh nghiệp B 410 4.305 10.500 Doanh nghiệp C 460 4.462 9.700 Chung 1220 12.267 10.054 * Bảng phân tổ: Là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu trong phần chủ đề được phân thành các tổ theo một tiêu thức nào đó. Ví dụ: Có tài liệu về các xí nghiệp công nghiệp thuộc khu vực N năm 2008 như sau: Bảng phân bổ các xí nghiệp theo số công nhân sản xuất Số công nhân sản xuất Số xí nghiệp Từ 100 người trở xuống 15 Từ 101 - 500 người 150 Từ 501 - 1.000 người 72 Từ 1.001 - 2.000 người 48 Từ 2.001 người trở lên 10 Cộng 295 12 * Bảng kết hợp: Là loại bảng thống kê trong đó đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được phân tổ theo 2, 3 tiêu thức kết hợp nhau. Nó dùng để biểu diễn kết quả của việc phân tổ theo nhiều tiêu thức. Ví dụ: Bảng tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 phân theo địa phương và thành phần kinh tế (theo giá trị hiện hành). Đơn vị: tỷ đồng Thành phần kinh tế Địa phương Tổng số Trong đó Quốc doanh Ngoài quốc doanh A 1 2 3 Cả nước 29.292,4 12.739,7 16.552,7 1. Miền núi và trung du 6.578,0 3.304,6 3.273,4 2. Đồng bằng sông Hồng 3.599,5 1.810,1 1.749,5 3. Khu bốn cũ 1.814,6 932,1 882,5 4. Duyên hải miền Trung 3.331,4 1.493,7 1.837,7 5. Tây Nguyên 588,7 245,5 343,2 6. Đông Nam Bộ 12.189,2 4.841,5 7.347,7 7. Đồng bằng sông Cửu Long 6.605,1 2.854,4 3.750,7 d) Những yêu cầu đối với việc xây dựng bảng thống kê: - Quy mô của bảng thống kê không lên quá lớn. - Các tiêu đề và tiêu mục trong bảng thống kê cần được ghi chính xác, đầy đủ, gọn và dễ hiểu. - Các hàng và các cột cần được ký hiệu bằng chữ hoặc số để tiện trình bày và theo dõi. - Các chỉ tiêu giải thích trong bảng thống kê cần được sắp xếp theo trình tự hợp ý, phù hợp với mục đích nghiên cứu, các chỉ tiêu có liên hệ với nhau nên sắp xếp gần nhau. - Cách ghi các ký hiệu trong bảng thống kê theo nguyên tắc các ô có trong bảng thống kê dùng để ghi số liệu, song nếu không có số liệu thì dùng các ký hiệu quy ước sau đây: + Ký hiệu (-) biểu hiện không có số liệu. + Ký hiệu (...) biểu hiện có số liệu còn thiếu. + Ký hiệu (x) nói lên rằng hiện tượng không liên quan đến điều đó, nếu viết số liệu vào ô đó sẽ trở nên vô nghĩa. - Phần ghi chú ở cuối bảng thống kê được dùng để giải thích rõ nội dung của một số chỉ tiêu trong bảng, để nói rõ các nguồn tài liệu đã sử dụng. 13 - Trong bảng thống kê bao giờ cũng phải có đơn vị tính cụ thể theo từng chỉ tiêu. 7.2- Đồ thị thống kê: a) Khái niệm, ý nghĩa và tác dụng của đồ thị thống kê: * Khái niệm: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Ví dụ: Có tài liệu về tốc độ phát triển giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của địa phương X như sau: Bảng tốc độ phát triển tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của địa phương X từ năm 2006 - 2008 Năm 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển (%) 100 120 135 Với tài liệu trên, để dễ thấy, dễ hiểu sự phát triển của giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, ta có thể dùng hình vẽ sau. 0 20 40 60 80 100 120 140 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Biểu đồ tốc độ phát triển tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của địa phương X từ 2006 - 2008. * Ý nghĩa và tác dụng của đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê có tác dụng biểu hiện các tài lệu thống kê một cách sinh động, giúp cho người xem dễ hiểu, thông qua biểu đồ mà có những ấn tượng sâu sắc rõ ràng về hiện tượng và quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do đó đồ thị thống kê được ứng dụng rộng rãi trong công tác tuyên truyền giáo dục, trong công tác quản lý kinh tế và phân tích thống kê. Đồ thị thống kê được dùng để biểu thị: 14 + Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu. + Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian. + Tình hình thực hiện kế hoạch. + Mối liên hệ giữa các hiện tượng. + So sánh giữa các mức độ hiện tượng. b) Phân loại theo đồ thị thống kê: - Căn cứ vào nội dung phản ánh: + Đồ thị kết cấu. + Đồ thị phát triển + Đồ thị hoàn thành kế hoạch định mức + Đồ thị liên hệ + Đồ thị so sánh + Đồ thị phân khối - Căn cứ vào hình thức biểu hiện: + Biểu đồ hình cột + Biểu đồ tượng hình + Biểu đồ diện tích + Biểu đồ gấp khúc + Biểu đồ thống kê c) Những yêu cầu đối với việc xây dựng đồ thị thống kê: Khi xây dựng đồ thị thống kê phải chú ý sao cho người đọc dễ xem, dễ hiểu và đảm bảo chính xác. Muốn như vậy chú ý các điểm sau: - Xác định quy mô đồ thị cho vừa phải. - Lựa chọn loại đồ thị cho phù hợp. - Các thang đo tỷ lệ và độ rộng của đồ thị phải được xác định chính xác. 15 CÂU HỎI Câu 1: Phân tích đối tượng nghiên cứu của thống kê học XHCN ? Câu 2: Cơ sở lý luận của thống kê học? tác dụng của nó đối với nghiên cứu thống kê. Câu 3: Cơ sở phương pháp luận của thống kê học? biểu hiện cụ thể và tác dụng của nó đối với việc xây dựng các phương pháp chuyên môn nghiên cứu thống kê các hiện tượng kinh tế, xã hội học. Câu 4: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thống kê học với các môn khoa học khác có liên quan. Câu 5: Quá trình nghiên cứu thống kê hoàn chỉnh bao gồm những giai đoạn nào ? Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các giai đoạn đó ? 16 CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ * Phân tích đối tượng nghiên cứu - Nội dung vấn đề nghiên cứu: - Việc làm rõ đối tượng và các khía cạnh biểu hiện ở tổng thể giúp ta tìm ra con đường ngắn nhất để đi đến mục đích nghiên cứu. - Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có đối tượng nghiên cứu thích ứng khác nhau trong cùng một tổng thể . Nếu không xác định đúng nội dung nghiên cứu, toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê sẽ bị chệch hướng, không đạt được mục đích. + Hiện tượng đó có những chỉ tiêu đặc thù gì ? + Hiện tượng đó nằm trong không gian, thời gian nào ? + Mục tiêu nghiên cứu cụ thể hiện tượng đó là gì ? - Việc xác định nội dung nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc phân tích đối tượng nghiên cứu vừa nêu trên. Qua nghiên cứu đối tượng vừa nêu trên ta mới biết phải giải quyết cụ thể gì? bố cục trung của văn mà ta cần thể hiện là thế nào đồng thời có thể hình dung ra các bước tiếp theo (xây dựng hệ thống chỉ tiêu, điều tra xử lý thông tin) * Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu thống kê: Hiện tượng được thống kê nghiên cứu thường được xác định bằng các khái niệm cơ bản, trong đó có các tiêu thức thiết yếu nhất của hiện tượng phản ánh sắc nét và điển hình chỉ nói đến khái niệm cơ bản của hiện tượng người ta đã hình dung được các đường nét cơ bản của hiện tượng đó. Tuy nhiên chỉ tiêu, tiêu thức số lượng và chất lượng đơn giản của hiện tượng ta mới có ngay các chỉ tiêu thống kê. Là các tiêu thức thuộc tính phức tạp hoặc trừu tượng thì phải trải qua các bước cụ thể hoá dần dần mới đi đến các chỉ tiêu thống kê. Chẳng hạn hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, sự hấp dẫn tài nguyên du lịch, trình độ thành thạo của người lao động vv Các tiêu thức thuộc tính phức tạp hoặc trừu tượng thường được phản ánh trước hết bằng khái niệm cơ bản. Sau đó chia nhỏ khái niệm cơ bản thành các khái niệm thành phần, mỗi khái niệm này được chia nhỏ tiếp thành các khái niệm cụ thể dần cho đến khi chúng trở thành các chỉ tiêu đơn giản. Quá trình này được gọi là thao tác hoá hoặc thực hành khái niệm Nhì chung các hiện tượng thống kê nghiên cứu đều rất phức tạp, để phản ánh chính xác cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê với các nguyên tắc sau: 17 - Hệ thống chỉ tiêu phải phục vụ cho mụch đích nghiên cứu. - Hiện tượng càng phức tạp, trừu tượng, số chỉ tiêu càng nhiều. - Để thực hiện thu nhập thông tin, chỉ cần điều tra các chỉ tiêu có sẵn có cơ sở - Để tiết kiệm chi phí, không để một chỉ tiêu thừa nào trong hệ thống 1- Điều tra thống kê: 1.1- Khái niệm, nhiệm vụ điều tra thống kê: Nghiên cứu thống kê phải có thông tin về các đơn vị tổng thể. Do vậy người ta tổ chức thu thập thông ti đó. Việc thu thập thông tin thường tiến hành trong phạm vi gồm nhiều đơn vị tổng thể, không đơn giản, phải được tổ chức một cách có kế hoạch chu đáo,mới đem lại hiệu quả. Ví dụ: Nghiên cứu thống kê dân số, người ta phải điều tra dân số để thu thập tài liệu của từng người dân về họ tên, tuổi, nơi ở, giới tính, trình độ văn hoá, dân tộc, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, nơi làm việc. Công việc phải chuẩn bị rất công phu, chi phí không nhỏ, nhất là điều tra trên phạm vi cả nước. Vậy điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo kế hoạch thống nhất để thu thập tài liệu về hiện tượng nghiên cứu, dựa trên chỉ tiêu đã xác định trước. Nhiệm vụ của điều tra thống kê là thu thập tài liệu về các đơn vị tổng thể cần thiết cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê. Chất lượng của điều tra thống kê quyết định tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê. Điều tra thống kê phải thoả mãn các yêu cầu cơ bản sau: + Tính chính xác: Tài liệu điều tra phải phản ánh đúng đắn trạng thái của các đơn vị tổng thể. Vì vậy phải ghi chép trung thực, có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm. + Tính kịp thời: Nghĩa là cung cấp các tài liệu đúng lúc, cần thiết để phát huy hết tác dụng của tài liệu đó. Yêu cầu kịp thời được khẳng định bởi thời gian kết thúc việc thu thập ghi trong tài liệu điều tra. + Tính đầy đủ: Tài liệu điều tra phải được thu thập theo đúng nội dung và số đơn vị tổng thể đúng quy định trong văn kiện điều tra. Tài liệu điều tra đầy đủ mới đáp ứng được mục đích nghiên cứu, đảm bảo việc xử lý được hoàn hảo. 1.2- Các loại điều tra thống kê: Các loại điều tra thống kê được thể hiện qua sơ đồ sau đây: 18 a) Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên: - Điều tra thường xuyên là thu thập tài liệu một cách liên tục theo thời gian. Loại thời gian này thường dùng đối với các hiện tượng cần được theo dõi liên tục do nhu cầu quản lý. Ví dụ: Ghi chép các hiện tượng phát sinh trong quá trình SX như: Số công nhân đi làm hàng ngày, Số nguyên vật liệu tiêu hao, ... Ghi chép tình hình biến động nhân khẩu của một địa phương như: Sinh, tử, đến, đi, ... Ghi chép tình hình thực hiện nội quy của học sinhnhư: Sinh viên trong lớp, bỏ tiết, nghỉ học, ... - Điều tra không thường xuyên là thu thập tài liêu không vào thời gian nhất định, tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng thời điểm. Loại điều tra này thường dùng cho các hiện cần theo dõi thường xuyên như chi phí điều tra lớn hoặc không xẩy ra thường xuyên. Ví dụ: Điều tra dân số, điều tra nông nghiệp, ... b) Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ: - Điều tra toàn bộ là thu thập tài liệu của toàn bộ tổng thể. Điều tra toàn bộ cung cấp tài liệu đầy đủ nhất cho nghiên cứu thống kê, có lợi ích rất lớn nhưng cũng đòi hỏi chi phí rất lớn vì vậy không thể thường xuyên. Ví dụ: Tổng điều tra dân số, điều tra chăn nuôi, ... - Điều tra không toàn bộ là thu thập tài liệu của một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung. Điều tra không toàn bộ có đặc điểm là đối tượng điều tra ít, chi phí thấp, nội dung điều tra rộng, thời gian điều tra ngắn. Các loại điều tra thống kê Về thời gian Về phạm vi Điều tra thường xuyên Điều tra không thường xuyên Điều tra toàn bộ Điều tra không toàn bộ Điều tra chọn mẫu Điều tra trọng điểm Điều tra chuyên đề 19 Ví dụ: Các cuộc điều tra ngân sách gia đình, điều tra năng suất thu hoạch lúa, điều tra giá cả thị trường, ... - Các loại điều tra không toàn bộ: + Điều tra chọn mẫu: Điều tra trên một số đơn vị tổng thể được chọn ra từ tổng thể chungtheo phương pháp khoa học, kết quả điều tra trên mẫu được suy rộng cho tổng thể chung. Loại điều tra này có thể thay thế cho điều tra toàn bộ khi chưa có điều kiện điều tra toàn bộ. + Điều tra trọng điểm: Chỉ điều tra ở bộ phận chủ yếu của tổng thể chung. Kết quả của điều tra không suy rộng cho toàn bộ tổng thể nhưng vẫn nắm được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng. + Điều tra chuyên đề: Chỉ điều tra một số ít, thậm chí chỉ một đơn vị tổng thể chung lại đi sâu nghiên cứu chi tiết mọi khía cạnh khác nhau của đơn vị đó. Loại điều tra này thường nhằm nghiên cứu kỹ những điển hình để phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, rút ra các kinh nghiệm. 1.3- Các phương pháp thu thập tài liệu: - Thu thập trực tiếp: Điều tra viên tự mình quan sát hoặc trực tiếp gặp đối tượng để hỏi và ghi chép tài liệu. Cách này thường có độ chính xác cao. - Thu thập gián tiếp: Điều tra viên hỏi đối tương qua thư hoặc qua trung gian hay cũng có thể khai thác tài liệu qua các văn bản sẵn có liên quan đến đối tượng. Cách này ít chính xác hơn, chỉ nên dùng khi không có điều kiện hỏi trực tiếp. 1.4- Các hình thức tổ chức điều tra thống kê: a) Báo cáo thống kê định kỳ: Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức điều tra thông kê thường xuyên, có định kỳ theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy định. Ví dụ: Báo cáo định kỳ hàng tháng (quý, năm) các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan có thẩm quyền quản lý của nhà nước phải lập và gửi báo cáo theo biểu mẫu thống nhất lên cơ quan cấp trên. Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức điều tra theo con đường hành chính bắt buộc, người báo cáo phải chấp hành đúng quy định, không được vi phạm pháp lệnh. Báo cáo thống kê định kỳ được áp dụng chủ yếu đối với các doanh nghiệp quốc doanh và cơ quan nhà nước. b) Điều tra chuyên môn: Điều tra chuyên môn là hình thức điều tra không thường xuyên được tiến hành theo một kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra. 20 Điều tra chuyên môn là hình thức phổ biến trong nền kinh tế thị trường, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các cuộc điều tra hàng năm. 1.5- Sai số trong điều tra: Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số của đặc điểm điều tra thu thập được so với trị số thực của hiện tượng nghiên cứu. - Bất kỳ một cuộc điều tra thống kê tổ chức dưới hình thức nào, thu thập tài liệu bằng cách nào đều có những sai số nhất định. Cần phân biệt các loại sai số sau: + Sai số do ghi chép: Người điều tra quan sát sai ghi chép sai do vô tình, đối tượng trả lời sai do không hiểu nội dung câu hỏi hoặc sai do cố ý. + Sai số do tính chất đại biểu: Chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu. Để đảm bảo các kết quả điều tra đạt mức độ chính xác cao, cần phải hạn chế sai số. Muốn vậy phải làm tốt các công việc dưới đây: - Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra. - Tiến hành kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra: + Kiểm tra tài liệu thu thập. + Kiểm tra tính chất đại biểu. + Kiểm tra về mặt logic. + Kiểm tra về mặt tính toán. 2- Tổng hợp thống kê: 2.1- Thu thập số liệu thống kê: Xử lý số liệu là một hình thức xử lý đơn giản các tài liệu ban đầu thu thập được qua điều tra thống kê. Các tài liệu này đều ở dạng thô, lộn xộn, khối lượng lớn, chưa cho biết về trạng thái của hiện tượng nghiên cứu. Vì vậy cần phải phân loại, tổng hợp chúng theo các chỉ tiêu đã đề ra. Kết quả của việc xử lý này là các bảng thống kê và đồ thị thống kê. Như vậy, bằng xử lý số liệu, ta chuyển được những đặc trưng riêng của đơn vị tổng thể thành đặc trưng chung của tổng thể, chuẩn bị cho bước phân tích tiếp theo. Ở bước này cần chú ý các thang đo thích hợp với các đặc tính thống kê. Nếu sau khi xử lý sơ bộ số liệu và phân tích thống kê sơ bộ, các yêu cầu mục đích thống kê chưa được đáp ứng đầy đủ thì phải điều tra bổ sung. 2.2- Lựa chọn số liệu thống kê: - Đây chính là mô hình hoá toán học các vấn đề cần phân tích theo mục tiêu nghiên cứu thống kê. Chỉ bàng cách này ta mới có khả năng ứng dung rộng rãi các phương pháp phân tích thống kênhiều chiều, ứng dụng lý thuyết điều khiển, lý thuyết quyết định ... cũng như tin học và máy tính trong quá trình nghiên cứu thống kê. Công việc này có thể chia thành các bước sau: 21 + Thành lập các bài toán thống kê đặc trưng, trong đó các ý nghĩa thực tế của các chỉ tiêu thống kê hoặc các nội dung kinh tế xã hội được chuyển hoá và mô tả bằng những thuật ngữ toán học. + Nêu rõ nội dung, đặc điểm của phương pháp phân tích thống kê được sử dụng, những điều cần lưu ý, chương trình máy tính cần dung và các lệnh cần thiết, cách nhập các số liệu cần dùng cho phương pháp. + Giải thích các kết quả thu được. 3- Phân tích và dự báo thống kê: 3.1- Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích thống kê: a) Khái niệm: - Phân tích thống kê là nêu lên một cách tổng hợp qua các biểu hiện bằng số lượng bản chất và tính quy luật của hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. - Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, dùng các phương pháp thống kê làm công cụ và phải dựa vào các lý luận kinh tế - xã hội. b) Ý nghĩa: - Là khâu cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê. Giúp nhận thức sâu sắc bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội cần nghiên cứu. - Tài liệu của phân tích và dự đoán không chỉ có tác dụng đối với quá trình nhận thức, mà trên một góc độ nhất định còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải tạo xã hội. c) Nhiệm vụ: - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, nhằm phục vụ kịp thời cho công tác quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô. - Phân tích tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội cần nghiên cứu. 3.2- Các nguyên tắc chỉ đạo: a) Phân tích thống kê phải tiến hành trên cơ sở phân lý luận kinh tế - xã hội. b) Phân tích thống kê phải căn cứ vào toàn bộ sự thật có liên quan và đặt chúng trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. c) Phân tích thống kê đối với các hiện tượng có tính chất và hình thức phát triển khác nhau, phải áp dụng các phương pháp khác nhau. 3.3- Dự báo thống kê: a) Khái niệm: Là căn cứ vào tài liệu thống kê và hiện tượng nghiên cứu trong thời gian đã qua; sử dụng các phương pháp thích hợp để tính toán các mức độ tương lai của hiện tượng. 22 b) Các phương pháp của dự báo: - Dựa vào lượng tăng tuyệt đối bình quân. LnYˆ  = Yn + y .L - Dựa vào tốc độ phát triển bình quân: LnYˆ  = Yk (1 + r ) L - Ngoại suy hàm xu thế: Yt = f(t) + t 23 CÂU HỎI Câu 1: Các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê? Yêu cầu nào là cơ bản nhất? Tại sao? Bằng cách nào để yêu cầu đó phát huy được tác dụng trong nghiên cứu kinh tế - xã hội. Câu 2: Phân tích ưu, nhược điểm chính của các loại điều tra thống kê? Loại điều tra nào thường được sử dụng phổ biến nhấthiện nay trong thực tế ? Câu 3: Điều tra chọn mẫu được áp dụng trong điều kiện nào? Ưu, nhược điểm của nó? Trình bày cách chon số mẫu trong trường hợp chọn lặp? Cơ sở khoa học của nó ? Câu 4: Tại sao nói báo cáo thống kê- kế toán định kỳ là hình thức cơ bản của hạch toán kinh tế? Phân tích sự biểu hiện cụ thể, tính pháp lệnh của hình thức tổ chức điều tra thống kê này ? Câu 5: Đơn vị điều tra là gì? Phân biệt sựgiống và khác nhau giữa đơn vị điều tra và đơn vị tổng thể? Có khi nào hai loại đơn vị này là một hay không? Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh ? Câu 6: Nội dung điều tra chuyên môn là gì? Cơ sở khoa học để xác định chuẩn xác nội dung của các cuộc điều tra chuyên môn trên thực tế ? Câu 7: Tổng hợp thống kê là gì? Tác dụng của nó trong công tác nghiên cứu thống kê các hiện tượng kinh tế - xã hội? Phân tích các nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê ? 24 CHƯƠNG III : PHÂN TỔ THỐNG KÊ 1- Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê: 1.1- Khái niệm phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đố để tiến hành phân chia hiện tượng nghiên cứu trở thành các tổ hoặc các tiểu tổ có tính chất khác nhau. Ví dụ: Khi nghiên cứu tình hình nhân khẩu, căn cứ vào tiêu thức giới tính để chia tổng số nhân khẩu thành hai tổ nam nữ, căn cứ vào tiêu thức độ tuổi để chia số nhân khẩu thành độ tuổi khác nhau. 1.2- Ý nghĩa của phân tổ thống kê: - Phân tổ thống kê có ý nghĩa nhiều mặt trong nghiên cứu thống kê. - Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê. - Phân tổ thống kê là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu thống kê như số bình quân. - Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác như phương pháp chỉ số, phương pháp hồi quy tương quan. 1.3- Nhiệm vụ của phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau đây: + Phân chia các loại hình kinh tế- Xã hội của hiện tượng nghiên cứu dựa vào một hay một số tiêu thức nhất định. + Phân tổ thống kê phải biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu bao gồm những bộ phận tồ tại độc lập tương đối có tầm quan trọng khác nhau trong tổng thể . + Phân tổ thống kê phải biểu hiện mối quan hệ giữa các tiêu thức 2- Tiêu thức phân tổ: 2.1- Khái niệm tiêu thức phân tổ: Tiêu thức phân tổ là tiêu thức thống kê được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê. Có nhiếu tiêu thức có thể dùng để để phân tổ, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn tiêu thức phân tổ cho thích hợp. Nếu lựa chọn tiêu thức phân tổ không thích hợp với mục đích nghiên cứu thì kết quả của phân tổ sẽ không đáp ứng được mục đích nghiên cứu. 2.2- Các căn cứ lựa chọn tiêu thức phân tổ: - Dựa trên cơ sở phân tích lý luận để chọn ra tiêu thức bản chất nhất phù hợp với mục đích nghiên cứu. 25 Ví dụ: Nghiên cứu quy mô của doanh nghiệp dùng tiêu thức số lượng công nhân hoặc tổng vốn đầu tư, nghiên cứu hiệu quả của hoạt động SXKD dùng tiêu thức giá thành, năng suất lao động, lợi nhuận. - Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức phân tổthích hợp. Bởi vì cùng một hiện tượng những phát sinh, phát triển trong điều kiện không gian và thời gian khác nhau thì biểu hiện bản chất có thể khác nhau. Ví dụ: Nghiên cứu tình hình đời sống nông thôn ở nước ta trước kia có thể phân tổ nông hộ theo thành phần giai cấp, theo số ruộng đất chiếm hữu nhưng đến nay quan hệ sản xuất ở nông thôn đã thay đổi, tiêu thức số ruộng đất chiếm hữu không còn, tiêu thức thành phần giai cấp không ảnh hưởng trựctiếp đến mức sống, do đó phải lựa chọn các tiêu thức như số lượng lao động số diện tích nhận khoán ... là những tiêu thức thích hợp để nghiên cứu mức sống nông thôn. - Dựa vào điều kiện tài liệu thực tế và mục đích nghiên cứu để kết hợp một hay nhiều tiêu thức phân tổ cho phù hợp. 3- Xác định số tổ cần thiết: Sau khi chọn tiêu thức phân tổ thích hợp, vấn đề tiếp theo là xem xét cần phải chia hiện tượng cần nghiên cứu thành bao nhiêu tổ và căn cứ vào đâu để xác định số tổ cần thiết đó? Số tổ cần thiết được xác định tuỳ theo tính chất của tiêu thức phân tổ. Có thể phân chia theo hai tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. 3.1- Tiêu thức thuộc tính: - Phân tổ theo phương thức thuộc tính là loại phân tổ theo tiêu thức không có biểu hiện cụ thể bằng con số như dân tộc, giới tính, thành phần kinh tế, ngành sản xuất ... - Phân loại + Trường hợp 1: Tiêu thức thuộc tính của hiện tượng có ít biểu hiện theo cách phân loịa này thì mỗi biểu hiện được hình thành một tổ. Ví dụ: Phân tổ dân số theo tiêu thức giới tính có hai biểu hiện là nam nữ, từ đó hình thành hai tổ là nam và nữ, phân tổ sản phẩm của một doanh nghiệp theo chất lượng có ba biểu hiện là loại 1, loại 2, loại 3... từ đó hình thành 3 tổ. + Trường hợp 2: Tiêu thức thuộc tính có nhiều biểu hiện, trường hợp này phải ghép một vài thuộc tính giống nhau thành một tổ. Ví dụ: Phân tổ nhân khẩu theo nghề nghiệp. 3.2- Tiêu thức số lượng: - Phân tổ theo tiêu thức số lượng là loại tiêu thức mà biểu hiện cụ thể là những con số như tuổi, tiền lương, số lượng, công nhân. 26 - Phân tổ theo tiêu thức số lượng phải dựa vào lượng biến của tiêu thức. Căn cứ vào mức độ thay đổi của lượng biến của tiêu thức mà phân ra thành hai trường hợp sau: + Trường hợp 1: Lượng biến của tiêu thức ít thay đổi và lượng biến không liên tục. Trong trường hợp này cứ mỗi lượng biến hình thành một tổ. Ví dụ: Có số liệu về số công nhân phụ trách số máy dệt trong một tổ sản xuất như sau: Công nhân 1 phụ trách 5 máy Công nhân 2 phụ trách 6 máy Công nhân 3 phụ trách 5 máy Công nhân 4 phụ trách 7 máy Công nhân 5 phụ trách 8 máy Công nhân 6 phụ trách 8 máy Công nhân 7 phụ trách 9 máy Công nhân 8 phụ trách 7 máy Công nhân 9 phụ trách 6 máy Công nhân 10 phụ trách 7 máy Yêu cầu: Hãy phân tổ công nhân trên theo tiêu thức số máy mà một công nhân đảm nhận. Giải: Trường hợp này tiêu thức phân tổ là số máy mà một công nhân đảm nhiệm có lượng biến ít thay đổi vì vậy mỗi lượng biến được hình thành một tổ. Bảng phân tổ số công nhân trên như sau: Bảng phân tổ công nhân theo máy dệt Số máy dệt một công nhân phụ trách (máy) Số công nhân (người) 5 2 6 2 7 3 8 2 9 1 Cộng 10 + Trường hợp 2: Lượng biến của tiêu thức có độ biến thiên lớn. Trong trường hợp này ta ghép nhiều lượng biến thành một tổ. Trong một tổ, lượng biến nhỏ nhất gọi là giới hạn dưới, lượng biến lớn nhất gọi là giới hạn trên. Trị số chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ gọi là khoảng cách tổ. Nếu trị số khoảng cách tổ của các tổ bằng nhau thì gọi là phân tổ với khoảng cách tổ đều và ngược lại nếu trị số khoảng cách của các tổ không đều nhau gọi 27 là phân tổ với khoảng cách tổ không đều. Việc phân tổ đều hoặc không đều là căn cứ vào đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu. Sao cho các đơn vị được phân phối vào mỗi tổ phải có cùng tính chất và sự khác nhau về lượng giữa các tổ phải nói lên sự khác nhau về chất giữa các tổ. + Phân tổ trong trường hợp có khoảng cách tổ không đều: Ví dụ: Để nghiên cứu hiện tượng lao động của tỉnh Nam Định người ta phân tổ theo độ tuổi như sau: Tổ 1: Dưới độ tuổi lao động Tổ 2: Trong độ tuổi lao động Tổ 3: Ngoài độ tuổi lao động Trong một số trường hợp, tổ đầu tiên không có giới hạn trên thì gọi là phân tổ mở. Theo quy ước khoảng cách của tổ mở bằng cách với tôt liền kề + Phân tổ trong trường hợp có khoảng cách tổ đều nhau có 2 trường hợp trong trường hợp này giới hạn trên của tổ trước bằng giới hạn dưới của tổ sau: Khoảng cách tổ: n XX h minmax   Trong đó: h : Khoảng cách tổ Xmax : Là lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ Xmin : Là lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân tổ n : Số tổ định chia Ví dụ: Tài liệu về doanh thu tiêu thụ trong năm 2003 của 20 công ty trong tỉnh Nam Định lần lượt như sau: (Đơn vị tỷ đồng) 30; 31; 31,5; 32; 32,5; 33; 33,5; 34; 34,2; 34,5; 34,8; 35; 35,4; 35,8; 36; 36,5; 37; 37,5; 38; 39. Hãy tiến hành phân tổ các công ty trên theo tiêu thức doanh thu tiêu thụ thành 3 tổ có khoảng cách tổ đều nhau như sau: n XX h minmax   = 3 3039  =3 Bảng phân tổ các công ty theo doanh thu tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ (tỷ đồng) Số công ty 30 – 33 5 33 -36 9 36 -39 6 Cộng 20 Trong trường hợp lượng biến nhận giá trị nguyên và không liên tục. Trường hợp này giới hạn dưới của tổ sau lớn hơn giới hạn trên của tổ trước 1 đơn vị. 28 n )1n()XX( h minmax   Ví dụ: Có tài liệu về số lượng công nhân của 20 doanh nghiệp công nghiệp ở địa phương X lần lượt như sau: (đơn vị tính người): 101, 105, 115, 120, 150, 182, 210, 215, 230, 248, 260, 265, 270, 285, 290, 300, 305, 340, 360, 400. Hãy tiến hành phân tổ các doanh nghiệp trên theo tiêu thức số lượng công nhân có trong một doanh nghiệp thành 3 tổ có khoảng cách đều nhau. Khoảng cách tổ: 99 3 297 3 )13()101400( n )1n()XX( h minmax      Kết quả phân tổ là: Bảng phân tổ các doanh nghiệp theo số lượng công nhân Số lượng công nhân (người) Số doanh nghiệp 101 - 200 6 201 - 300 10 301 - 400 4 Cộng 20 4- Phân tổ liên hệ: a) Trong phân tổ liên hệ, các tiêu thức nguyên nhân đồng thời và có vai trò ngang nhau trong việc chọn làm căn cứ phân tổ. b) Muốn xác định được "tiêu thức tổng hợp" (các tiêu thức nguyên nhân đều được tham gia vào việc xác định tiêu thức tổng hợp), trước hết ta phải xác định các tỷ số Pij bằng cách chia các lượng biến của tiêu thức nguyên nhân cho số bình quân cộng của chúng: j ij ij X X P  với n X X ijj   Sau đó, ta phải tính bình quân của các tỷ số ijP , nhằm xác định "tiêu thức tổng hợp". Công thức: k P P ijij   Phân tổ theo tiêu thức ijP (hoặc Pij) là phân tổ nhiều chiều. Tiêu thức tổng hợp ijP (hoặc Pij) biểu hiện tổng hợp mối liên hệ của các tiêu thức nguyên nhân X và tiêu thức kết quả Y. 29 CÂU HỎI Câu 1: Phân tích nội dung các nhiệm vụ cụ thể của phân tổ thống kê ? theo nhiệm vụ nào là quan trọng nhất ? tại sao ? Câu 2: Tiêu thức phân bổ là gì ? Trình bày các nguyên tắc khoa học khi lựa chọn tiêu thức phân tổ ? Theo em nguyên tắc nào là quan trọng nhất ? Tại sao ? Câu 3: Cơ sở khoa học nào để phân chia tổng thể hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp thành các tổ hoặc các tiểu tổ ? Lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ ? Câu 4: Tại sao lại kết luận lý thuyết phân tổ là lý luận trung tâm của thống kê học XHCN và thực chất lý thuyết phân tổ là lý luận của Lênin ? Hãy dẫn chứng một vài ví dụ về tác phẩm V.I. Lênin về vấn đề này ? Câu 5: Phân tích thống kê khác với các loại phân tích kinh tế khác ở điểm nào ? Tại sao phân tích thống kê nhất thiết phải dựa vào phân tích lý luận kinh tế ? Hãy cho ví dụ cụ thể để minh hoạ ? Câu 6: Dự đoán thống kê là gì ? Cơ sở khoa học của phương pháp này ? Các công thức thường dùng để dự đoán kinh tế trong thực tế ? Cho ví dụ cụ thể để minh hoạ phương pháp dự đoán bằng một công thức thích hợp ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ly_thuyet_thong_ke_p1_7621.pdf