Giáo trình Kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây đu đủ

Tài liệu Giáo trình Kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây đu đủ: DƯƠNG PHONG (tuyển chọn) KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG, CHĂM sóc VÀ PHÒNG BỆNH CHO CÂY ĐU ĐỦ l Đ nhà xuất bàn hồng đức Kỹ tíniật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây Đu đủ CẨM NANG NHÀ NÔNG KỸ THUẬT CHỌN GIốNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG BỆNH CHO CÂY ĐU ĐỦ DƯƠNG PHONG (tuyển chọn) NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Lời nói đầu Nông nghiệp là một lĩnh vực rộng với số lượng người tham gia đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam từ trước đến nay. Để có một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và vững chắc nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội và nâng cao đời sồng người lao động, Đảng đã ra Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư, ngày 5/8/2008 "Về nông nghiệp, nông dãn, nông thôn” với định hướng: “Pỉiát triển ngàĩih trồng trọt, hĩnh thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng cấc giống và quy trÌ7ih sản xuất mới có năng suất, chất lượĩig cao;... ... Xây dựng các vùng sảỉi xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa hàng hoá tập trung, trước hết là các vùng ...

pdf44 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây đu đủ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯƠNG PHONG (tuyển chọn) KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG, CHĂM sóc VÀ PHÒNG BỆNH CHO CÂY ĐU ĐỦ l Đ nhà xuất bàn hồng đức Kỹ tíniật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây Đu đủ CẨM NANG NHÀ NÔNG KỸ THUẬT CHỌN GIốNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG BỆNH CHO CÂY ĐU ĐỦ DƯƠNG PHONG (tuyển chọn) NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Lời nói đầu Nông nghiệp là một lĩnh vực rộng với số lượng người tham gia đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam từ trước đến nay. Để có một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và vững chắc nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội và nâng cao đời sồng người lao động, Đảng đã ra Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư, ngày 5/8/2008 "Về nông nghiệp, nông dãn, nông thôn” với định hướng: “Pỉiát triển ngàĩih trồng trọt, hĩnh thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng cấc giống và quy trÌ7ih sản xuất mới có năng suất, chất lượĩig cao;... ... Xây dựng các vùng sảỉi xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa hàng hoá tập trung, trước hết là các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế hiến và xuất khẩu. Phát triển nhanh ĩigàĩih chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, hán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng;... Phát triển lâm nghiệp toàn diệĩi từ quản lý, bảo vệ, trồĩig, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi tníờng cho du lịch sinh thái... Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng, theo quy hoạch, phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường;... ” Và Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X I có chủ Kỹ Ihiiậl chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây đu đủ 5 trương đưa đất nước ta đến năm 2020 phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước nhà đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức. Với sự biến đổi khí hậu, những sự ô nhiễm môi trường, sự cạnh tranh toàn cầu về sản phẩm nông nghiệp sẽ có rất nhiều ảnh hưởng đến những người hoạt động trong lĩnh vực này. Để giúp bà con nông dãn có một trang bị kiến thức trong các ngành chăn nuôi, trồng trọt, chăm nuôi hải sản và ạây trồng cây lâm nghiệp, chúng tôi biên soạn hộ sách CÂM NANG NHÀ NÔNG, trong đó bao quát các lĩnh vực kể trên. Mỗi cuốn sách sẽ cụ thể giới thiệu cách chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho một số loại gia cầm, gia súc, loại cây, loại hải sảìi cụ thể nhằm giúp bà C071 có một kiến sức kỹ thuật nào đó trong thâm caĩih và nuôi trồng. Ví dụ như trong cuốn này sẽ trình bày Kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây Đu đủ, trong cuốn khác sẽ nói về kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho các loại cây khác, cá nước mặn, nước ngọt, ếch, lợn, gà, cày ăn quả, v.v... Rất hi vọng các bạn nhà nông có bộ cẩm nang này để công việc nhà nông theo từng lĩnh vực mà các bạn quan tâm, sẽ đĩíợc phát huy hiệu quả nhất để người nông dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình phù hợp với từng điều kiệìi cụ thể về chăn nuôi hay trồng trọt. NHÓM TUYỂN CHỌN 6 DƯƠNG PHONG tuyển chọn Phần I K \ TĨIƯẬT TRỒNG, CHĂM sóc VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH cơ BẢN CHO CÂY ĐU ĐỦ CÂY ĐU ĐỦ VÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ Cây đu đủ tên La- tinh là Carica papaya L.J thuộc họ đu đủ papayaceae. Cây có nguồn gốc Trung Mỹ đã được nhà báo Oviedo người Tây Ban Nha mô tả năm 1526 ở bờ biển các nước Panama và Colombia. Rất có thể du nhập vào Việt Nam qua ngả Philiippines. Nhiều loài đu đủ khác cũng được trồng ờ một vài nc?i và cũng nên biết để lai tuyển chọn giống như: c. candamarcencis Hook (đu đủ núi); c. cundinamarcensis Linden; c. quercifolia Benth and Hook (đu đủ lá cây giẽ); Kỹ Ihuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây 'đu đủ 1 c. chryso pétala Heilb; c. pentagona Heilb (đu đủ năm góc, còn có tên là Babacao, tái dài, không hột, ruột vàng, mùi vị giống như dưa gang tây (melon); c. microcarpa Jacq (đu đủ nhỏ trái); >c. cauliflora Jacq; c. gracilis Sohms; c. perythrocarpa Linden and André. Đây là một cây trái rất quen thuộc được trồng ở khắp mọi nơi, từ một vài cây quanh nhà, bờ đê đến xen canh cây lâu năm, hoặc có nơi trồng thành vườn chuyên. A. Dặc tính thực vật và công dụng của đu đủ: Đu đủ là một cây song tử diệp, nhưng thân không cứng và cũng không đâm nhánh, trừ phi đã bắt đầu già cỗi. Cây cao chừng 3 - 7m và ngọn có nhiều lá, cọng dài 60 - 70cm, mềm và rỗng ruột, gồm 7 phiến, rộng đến cả thước rưỡi. Thân đầy sẹo lá. Đu đủ thường là cây đồng chu, nhưng đu đủ có thể xếp thành 3 loại trên phương diện giới tính: cây đực, cây lưỡng tính và cây cái. Vài cây đu đủ cũng có thể trổ cả ba loại hoa nói trên. Ngoài ra cũng có cây ra hoa không hăn hoàn toàn đực, cái hay lưỡng tính mà lại pha lẫn nhiều ít đặc tính của ba loại hoa. Khuynh hướng thay đổi giới tính phần lớn do thời 8 DƯƠNG PHONG tuyển chọn tiết gây ra tỷ như khô hạn và thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì khuynh hướng sản xuất hoa đực càng lớn. Hoa đực ở cây đực màu hơi xanh lục, mọc từ nách lá trên những chùm dài, nhiều nhánh. Hoa cái ờ cây cái lớn hơn, cuống rất ngắn, mọc rải rác hay hai ba hoa ở phần trên thân, sản xuất trái tròn, bầu dục hay hình trái lê, vỏ xanh hay vàng khi trái chín. Cây đực lẽ dĩ nhiên là-không có trái. Trái của hoa lưỡng tính được ưa chuộng hơn ở thị trường. Vì vậy, cần lựa chọn cây cho trái với loại hoa cái hay hoa lưỡng tính thích hợp. Nhà vườn không thể nào lựa chọn được, nếu chỉ gieo hột lấy từ trái thụ phấn tự do. Trái lại, nhà vườn có thể lựa chọn một cách khá chính xác cây nào là cái, cây nào là lương tính bằng cách bao giấy hoa cái hay hoa lưỡng tính chưa nở, rồi tự lựa phấn để rắc tay (thụ phấn chéo) vào vòi noãn khi hoa cái hay hoa lưỡng tính nở. Những nghiên cứu về thụ phấn trên đu đủ cho biết rằng: 1) Thụ phấn hoa cái bằng phấn hoa đực thì một nửa số cây con sẽ là cây đực, một nửa sẽ là cây cái. 2) Dùng phấn hoa lưỡng tính để thụ phấn hoa cái thì một nửa số cây sẽ là cây cái, một nửa sẽ là cây lưỡng tính. 3) Hoa lưỡng tính tự thụ tinh hay thụ phấn chéo với phấn hoa lưỡng tính khác thì cho tỉ lệ một cây cái hai cây lưỡng tính. ẢT' thuật chọu giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cày du dủ 9 4) Dùng phấn cây đực để thụ phấn hoa lưỡng tính thì một phần ba số cây sẽ là cây cái, một phần ba sẽ là cây đực, một phần ba sẽ là cây lưỡng tính. Chiếu theo nghiên cứu này, phương cách 2) và 3) sẽ cho những cây con ra trái nhiều nhất. Nếu không làm thụ phấn bằng tay, nhà vườn cũng có thể để lại vài cây đực trong vườn thì đủ bảo đảm các hoa khác đều thụ phấn và ra trái. Quả thịt, hình trứng to, dài 20 - 30cm, đường kính 15 - 20cm. Thịt quả dày, lúc đầu có màu xanh lục, sau ngả màu vàng cam. Trong ruột quả có rất nhiều hạt đen to bằng hạt tiêu, xung quanh có lớp nhầy. Cây đu đủ cung cấp các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: quả đu đủ xanh và chín, hạt đu đủ, hoa đu đủ, papain, chất ancaloit: cacpain. Công dụng của đu đủ ngày càng phát triển, nhiều nước đã chú ý trồng để dùng trong nước và xuất khẩu. Nước Tăngianica ờ Đông châu Phi với diện tích 939.000 km ^và 7 triệu rưỡi dân hàng năm đã xuất cảng từ 102.819kg (1944) đến 132.537kg (1948) nhựa đu đủ. Nước Uganda (châu Phi) với diện tích 240.000 km ^và gần 5 triệu dân đã xuất 35’528 (1944) và 54.920kg (1948) nhựa đu đủ. Do nhu cầu papain trên thị trường quốc tế tăng nhanh, gần đây khoa làm vườn thuộc trường Đại học Nông nghiệp Tamil Nadu ở Coimbatore (Ân Độ) đã nghiên cứu và chọn được giống đu đủ đặt tên 1 0 DƯƠNG PHONG tuyển chọn Co.5 (xuất phát từ giống Co. 15) có hàm lượng papain cao: mỗi quả cho 14 - 15g papain khô, trong khi mức kỷ lục thế giới trước đây chì 3 - 4g papain khô mỗi quả, và giống Co.2 trồng trước đây chỉ cho có 4 - 5g papain khô/quả. Giống đu đủ Co.5 cao trung bình khoảng 90cm, cuống lá, thân cây, cánh hoa, nhị hoa và quả đều có màu đỏ tía. Quả cây to và nặng hơn giống Co.2. Quả đu đủ sau khi lấy papain vẫn còn dùng trong công nghiệp thực phẩm vì hoạt tính phân giải protein vẫn còn cao (11,6 đơn vị) và hàm lượng prôtêin cũng cao: 72,2%. Cũng như các giống đu đủ khác Co.5 có thể trồng bất cứ vào mùa nào và trên mọi loại đất ở Tamil Nadu đến độ cao l.OOOm. Mỗi cây cho từ 75 - 80 quả trong 2 năm, mỗi quả nặng 2 - 2,5kg, năng suất mỗi ha 500 tấn quả, và 1.500 - 1.600kg papain khô/ha. Tỷ lệ chi phí trồng trọt so với lợi tức thu được là 1/3,3. Nông dân có thể trồng đu đủ này ở những mảnh đất khó trồng trọt và ít mưa (New Dehli - KHKTKT thế giới, 33, 15/8/1985). B. Phân bố, thu hái và chế biến Nguồn gốc cây đu đủ là vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau được phổ biến đi khắp nơi. Tại Việt Nam, cây đu đủ được trồng ở khắp nơi, nhưng việc trồng trên quy mô kỹ nghệ chưa được đặt ra. Trồng bằng hạt: có thể gieo trồng đánh cây con Kỹ Ibtiậl chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cãy đu đủ 11 sang chỗ khác hoặc trồng ngay tại chỗ bằng cách đào lỗ, mỗi lỗ gieo 3 -4 hạt. vấn đề khó trong việc trồng đu đủ là phân biệt cây đực, cây cái. Có người nói hạt đu đủ cái đen hơn và cây đu đủ cái con có rễ cong queo nhưng chưa có cơ sở chính xác. Sau khi trồng được 8 hay 10 tháng đã bắt đầu thu hoạch, nhưng thu hoạch cao nhất từ năm thứ 3 trở đi. c. Thành phần hóa học Quả đu đủ chín chứa chừng 90% nước, các chất đường trong đó chủ yếu là glucoza 8,5%, một ít protein, chất béo, một ít muối vô cơ (canxi, photpho, sắt) vitamin A, B và c. Năm 1946, Solano Sancedo đã nghiên cứu quả đu đủ ờ châu Mỹ thấy: axit toàn bộ 7%, axit bay hơi 1,3%, axit không bay hơi 6,1%, nước 64%, xenluloza 0,9 - 11%; đường 4,3 - 7% chất có nitơ (nx0,65) 0,6 - 0,86%; prôtêin tinh chế 0,35% - 0,64%. Không phải protein 0,035%; protein tiêu hóa được 0,38 - 0,47%; photpho 0,223%; canxi 0,245%; magiê, sắt, thiamin, riboflavin và vitamin c. Quả đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây như thân, rễ, lá đều chứa một chất nhựa mủ (latex), nhiều nhất ờ quả xanh. Một quả xanh cho chừng 4% trọng lượng nhựa mủ. Một cây cho khoảng lOOg nhựa trong 1 năm. cần lấy nhựa khi quả còn ở trên 1 2 DƯƠNG PHONG tuyển chọn cây: dùng dao hay răng lược vạch những đường dọc trên quả (đừng vạch sâu quá) hứng lấy nhựa đã chảy ra phơi khô ở nhiệt độ 50 - 60”c. Trong quả chín chất nhựa mủ không còn nữa mà chỉ còn thứ nhựa (résine) màu vàng đỏ. Quả chín nhựa chóng chín hơn, nhưng hạt gieo không mọc. Trong nhựa mủ có men papain, chất cao su, chất nhựa, các axit amin: leuxin, tyrosin, chất béo, axit malic và men thủy phân, chất mỡ, chất men papain có tác dụng làm tiêu hóa các chất thịt, protit để giải phóng các axit amin như glycocola, alanin, acginin, tryptophan. Tác dụng tiêu hóa thịt của men papain tiến hành ở môi trường axit, trung tính hoặc hơi kiềm, tốt nhất ở pH 6,4 - 6,5. Nhiệt độ thích hỢp khá cao, có thể 80 - 85®c. Nhưng cao hơn 90®c sẽ mất tác dụng, ở nhiệt độ thường khi cho tiếp xúc men papain với lòng trắng trứng thì lòng trắng trứng mất tính chất sánh sền sệt. Men papain tan trong nước (1 thể tích nước), bị cồn làm kế tủa, cho các phản ứng của anbumin (phản ứng biurê). Trong men papain có tác giả thấy rất nhiều men peroxydaza, một ít men lipaza. Men papain không để dành đưỢc lâu. Sau 7 năm, men papain có thể mất tính chất làm tiêu prôtit. Người ta đã kết tinh được papain. Thành phần cấu tạo papain có 52,1% c; 7,12% h; 15%n và 1,2% s. ẢT' Ihiiậl chọn giốnỊỊ. chăm sóc Víi phòng bệnh cho cây du đủ 13 Trong lá, quả và hạt (chủ yếu ở lá) có một chất acaloit đắng gọi là cacpain và chất glocoxit gọi là cacpozit. Công thức cacpain đã được xác định như sau: Cacpain kết tinh dưới dạng khối lăng trụ đơn tà (prisme monoclinique) chảy ở 12l“c, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Tác dụng của cacpain gần như digitalin là một thuốc mạnh tim. Trong hạt và các bộ phận khác người ta còn thấy các tế bào chứa myrozin và các tế bào khác chứa chất kali myronat. Khi giã hạt với nước, hai chất đó tiếp xúc với nhau sẽ cho tinh dầu chứa mùi diêm sinh, hắc, giống chất isothyoxyanat allyl. Trong rễ người ta thấy nhiều kali myronat, trong lá nhiều myrozin, trong vỏ hạt nhiều myrozin và không có kali myronat. Theo Hooper ht5 đu đủ có 26,3% dầu; 24,3% chất anbuminôit; 17% sỢi; 15,5 hydrat cacbon; 8,8% tro và 8,2% nước. D. Tác dụng dược lý 1. Men papain có tác dụng như men pepsin của dạ dày và nhất là giống men trypsin của tụy tạng trong sự tiêu hóa các chất thịt. Nó làm một số vi trùng gram dương + và gram âm 1 4 mrơNG PHONG luvền chon - ngừng phát triển. Những vi trùng như staphyllococ, vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain (Ann. Inst. Pasteur 77. 208-1949). 2. Papain còn có tác dụng làm đông sữa và có tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanbumin: 18mg papain trong dung dịch 2% trung tính được lOmg rixin là chất độc trong hạt thầu dầu ( = 10 liều độc rixin), 2mg papain trung tính được 4 liều độc của toxin uốn ván và 10 liều độc của toxin yếu hầu. Papain còn trung tính được độ độc của ancaloit như 12,5g papain trung tính được một liều độc của stricnin = 2,5mg. Nhựa đu đủ được coi là vị thuốc giun ờ nhiều nơi. Nó tác dụng trên giun đũa, giun kim, sán lợn (trichine) nhưng không tác dụng đối với giun móc (ankylostom). Tuy nhiên cần chú ý cẩn thận: lợn ăn lá đu đủ để tẩy giun thường bị xuống cân, khó vỗ béo trở lại. Chất cacpain làm chậm nhip tim, có người đã dùng thay thế thuốc chữa tim digitalis. Gần đây, người ta đã phát hiện thấy hạt đu đủ có tính chất kháng sinh mạnh. E. Công dụng và liều dùng 1. Đu đủ chín đưỢc coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hóa các chất thịt, các chất lòng trắng ẢT' Ihiiậl chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho câ)' du dú 15 trứng. Bản thân tôi đã chứng kiến một người sau khi đố nhau đã ăn hết 10 quả trứng gà luộc bị đầy trướng do không tiêu hóa được trong mấy ngày, phải ăn đu đủ mới hết. 2. Đu đủ xanh nấu kỹ với thịt gà gần đây được một số đơn vị quân y dùng điều trị bệnh loét dạ dày có kết quả. Tuy nhiên một số trường hỢp xuống cân. Nhân, dân còn dùng nấu với những thịt cứng, cho chóng chín dừ. Quả đu đủ xanh nghiền với nước còn dùng bôi mặt hoặc tay chữa các vết tàn hương ờ mặt và tay. 3. Nhựa đu đủ dùng làm thuốc giun nhưng cần chú ý tránh nguy hiểm đối với trẻ em và người loét dạ dày. Có khi được dùng bôi ngoài chữa chai chân và hột cơm, bệnh sang thấp (eczema) hoặc can tiểu (psoria-sis). Tại Mỹ, nhựa đu đủ dùng làm trong kỹ nghệ chế bia, kỹ nghệ thực phẩm, kỹ nghệ thuốc, kỹ nghệ tơ sỢi để làm cho sỢi cỏ khô, kỹ nghệ làm da. Hàng năm nhập tới hơn 50 tấn nhựa. 4. Lá đu đủ dùng gói những thịt gà cứng để khi nấu chóng mềm, dừ. Nước sắc lá đu đủ dùng giặt những vết máu trên vải và quần áo, hoặc để rửa các vết thương, vết lở loét. Thái đu đủ cho nhỏ rồi trộn với thóc cho ngựa, bò ăn để chữa bệnh biếng ăn của bò ngựa. Rễ đu đủ 1 6 DƯƠNG PHONG tuyển chọn sắc uống làm thuốc cầm máu trong bệnh băng huyết, bệnh sỏi thận. Có người dùng rễ đu đủ làm chế giả nhân sâm vì rễ đu đủ giống hình người, uống cũng thấy đói, ăn ngon cơm. 5. Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng. Đơn thuốc có đu đủ: - Rễ đu đủ chữa cá đuối cắn; - Rễ đu đủ tươi 30g; - Muối ăn 4g. Hai thứ giã nhỏ. vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ sưng đau. Sau chừng nữa giờ thấy giảm đau và vài ngày sau thấy khỏi hẳn (kinh nghiệm nhân dân miền Nam). Chú ý : Nhựa đu đủ là một nguồn xuất khẩu tốt. Hàng năm hiện nay thế giới sản xuất khoảng 500 tấn nhựa chủ yều là Uganda, Tangianica, Xri-Lanca, An Độ và Braxin. Nguồn: Thư viện điện tử KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Trồng xen cây lâu năm Kỹ thuậl chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cày đu đủ 17 hoặc trồng thành vườn chuyên,... Đu đủ cho năng suất 'rất cao, làm tăng thu nhập kinh tế gia đình của người trồng đu đủ. 1. Khí hậu: Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa lOOmm/tháng, không bị che bóng mát. Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi nhiệt độ cao (30 - 35°C) hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều (250 - 300mm/tháng) cây sẽ sinh trưởng kém, không hoặc ít đậu trái. 2. Đất đai: Đất không hoặc ít phèn. Tốt nhất, pH từ 5,5 - 6,5. Đất tơi xốp, dễ thoát nước. Nếu có lên mương líp, nên giữ mực nước trong mương với độ sâu 50 - 60cm cách mặt líp. 3. Thời vụ: Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Do vậy, để trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, có thể bố trí trồng đu đủ vào các vụ sau: - Vùng đất chủ động tưới tiêu, trồng đu đủ vào mùa mưa (tháng 7 - tháng 8 dl). - Vùng đất kém chủ động nước (vùng bị ảnh 1 8 DƯƠNG PHONG tuyển chọn hưởng của nước lũ) trồng sau khi nước rút. Khi trồng, cây con phải đạt từ 20 -30 ngày tuổi. 4. Các giống đu đủ: c. candamarcencis Hook (đu đủ núi); c. cundinamarcensis Linden.; c. quercifolia Benth and Hook (đu đủ lá cây giẽ); c. chryso pétala Heilb; c. pentagona Heilb (đu đủ năm góc, còn có tên là Babacao, trái dài, không hột, ruột vàng, mùi vị giống như dưa gang tây (melon); c. microcarpa Jacq (đu đủ nhỏ trái); c. cauliflora Jacq; c. gracilis Sohms; c. perythrocarpa Linden and Andre. Trồng phổ biến ờ nước ta là các giống; giống số 1, Red lady của Đài Loan, Trạng nguyên, Nông nghiệp I, Mêhico, Thái Lan và đu đủ ta. sau đây giới thiệu một số giông đu đủ cho năng suất cao. - Giống Hong Kong da hông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5 - 3kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9 -10%. - Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1,2 - l,5kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10 - 11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu. Ngoài ra còn có một số giống nhập nội hiện đang được trồng như: Kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây đu đủ 1 9 - Giống EKSOTIKA : Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13 - 14%, trọng lượng trái 500g - Ikg. - Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15 - 17%, trọng lượng trái 300 - 500g. 5. Chọn và xử lý hạt: - Chọn haf. chọn quả phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, trái phải đủ độ già trên cây, cắt bỏ phần đầu và phần cuống quả, lấy hạt ở phần giữa quả thả ngay vào nước, chọn hạt đen và chìm, chà tróc vồ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước nóng 50 - 55®c (3 sôi 2 lạnh) khoảng 10 phút. Sau đó tiếp tục ngâm trong nước lã khoảng 2 giờ. - Gieo hạf. làm luống như gieo hạt hạt rau, có thể vãi hoặc gieo thành rạch với khoảng cách rạch 15 - 20cm. Có thể gieo trong bầu PE có kích thước 10 X 15cm, đất được trộn với phân hoai mục, cho đầy bầu, lèn chặt, gieo 2-3 hạt, tưới nước giữ ẩm cho bầu. 6. ươm cây con: - Hạt sau khi xử lý, được ươm trên líp. Mặt líp có trộn tro trấu. Khoảng 5 - 1 0 ngày, hạt sẽ nẩy 2 0 DƯƠNG PHONG tuyển cliọn mầm. Khi cây cao khoảng 4 - 6cm, cấy vào bầu. Kích thước bầu 6 - lOcm. - Đất làm bầu: 1/3 lớp đất mặt xốp, 1/3 tro trấu và 1/3 phân chuồng. Cây con trong bầu được 2 - 4 tuần có thể đem trồng. 7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: - Chuẩn bi đất: Các vùng đất thấp cần phải lên líp trước khi trồng, sử dụng lớp đất mặt trộn với 3 - 5kg phân chuồng, 200g vôi, đắp thành mô với kích thước 50 X 50 X 30cm. Cây đem trồng phải đạt các tiêubhuẩn sau: thấp cây, gốc to và nhỏ dần lên theo hình búp măng, đốt lá dày, lá to có 7 - 8 thùy màu xanh đậm, có bộ rễ chùm. - Khoảng cách trồng: Cây cách cây; 1,8 - 2m. Hàng cách hàng: 2 - 3m. - Thời vụ trồng: tháng 3 - 4 hoặc tháng 9-10. - Bón phân : Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hỢp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali. Cụ thể; a. Phân hoá học bón theo tỷ lệ 3 - 2 - 4 + Urê: 300g/ cây/ năm; -f- Lân: 500g/ cầy/ năm; Kỹ Ihuậl chọn íỊiống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây đu đủ 2 1 + Kali: 350g/ cây/ năm. LưỢng phân này chia ra làm nhiều lần bón: + Lần I: 2/3 tổng số luỢng phân bón trong 4 tháng đầu sau trồng: * Từ 1 -2 tháng đầu: 50g/10 lít nước (tưới 5 -7 ngày/ lần). * Từ tháng thứ 3 - 4: bón gốc lượng phân còn lại (bón 15 ngày/ lần). + Lần II: 1/3 tổng lượng phân còn lại bón vào tháng thứ 5, 6, 7, xới đất cách gốc 30 - 40cm. Mỗi lần bón phân nên đắp thêm một lớp mỏng đất mặt khô, đồng thời đắp lấn rộng thêm mô trồng để tạo lớp đất mặt tốt để rễ cám ăn lan rộng ra. Không nên đắp thêm đất quá cao cầy sẽ bị thối gốc. ở các vùng đất kém dinh duỡng có thể bón luỢng phân nhiều hơn, nhưng chú ý cần tăng đều tỷ lệ các loại phân. b. Phân hữu cơ: bón lót 10 kg/cây phân hoai mục (tuỳ theo nguồn phân hiện có). c. Bón vôi: ở những vùng đất ít đuỢc bồi đắp phù sa, hàng năm bón 100 - 200g vôi/ cây. Phân vôi cũng có khả năng hạn chế bệnh vàng bạc trên đu đủ. - Tưới nuớc: tưới vừa đủ nước cho cây, nên tưới nhiều lần để cây sinh trưởng tốt. Việc khống chế mực nước trong mương vườn cũng có tác dụng tích 2 2 DƯƠNG PHONG tuyển cliọn cực nâng cao tuổi thọ của vườn đu đủ. - Làm cỏ: cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh, cần làm cỏ thường xuyên quanh gốc. Làm cỏ bằng tay, đu đủ dễ mẫn cảm với thuốc diệt cỏ do đó hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ cỏ đặc biệt là 2,4D dễ làm chết cây. - Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hỢp cho cây. - Cắm cọc giữ cây: Vào thời kỳ cây đậu quả nhiều mà gặp gió bão có thể cắm cọc giữ cây và chặt bớt một số lá già gần gốc để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gẫy cây. - Tỉa cành, tỉa quả: Ngắt bỏ những nhánh con mọc ra từ thân chính. Thời kỳ cây ra quả nhiều, cần tỉa bớt quả nhỏ, quả bị sâu bệnh, méo mó. 8. Phòng trừ bệnh: Sâu hại I. Rệp sáp: phát triển nhiều trong mùa nắng, gây hại ờ ngọn thân, lá, trái, bông,... chích hút nhựa cây làm trái kém phát triển, tạo môi trường hấm bồ hóng tấn công. Phòng trừ: - Không nên trồng xen trong vườn những cây dễ nhiễm rệp sáp như sua đũa, bình bát... Kỹ Ihtiậl chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây đu đủ 2 3 - Dùng máy bơm nước có áp suất cao, tia nước mạnh xoáy vào những chỗ bị rệp bám sẽ rửa trôi bớt rệp. Vệ sinh vườn sạch sẽ, đốt bỏ, tiêu huỷ lá già, lá bị hại. - Khi mật số rệp cao, nấm bồ hóng nhiều có thể phun nước mạnh để rửa trôi bồ hóng và rệp. Sau đó dùng thuốc trừ sâu có tác dụng nội hấp mạnh hoặc thấm sâu như: Maxfos 50EC, Applaud lOWP, Dầu khoáng,... Lưu ý, khi sử dụng thuốc nên phun kèm theo chất bám dính vì quần thể rệp sáp có lớp sáp trắng dầy phủ kín. 2. Rệp dính: bám và chích hút gây hại trên trái, đọt non, mặt dưới lá. Phòng trừ: sử dụng thuốc hoá học Dầu khoáng, Regent 800 WP, Confidor 700 WG, Movento 150OD,... Lưu 3’, khi sử dụng thuốc nên phun kèm theo chất bám dính vì quần thể rệp sáp có lớp sáp trắng dầy phủ kín. 3. Nhện đỏ: Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống tập trung ờ mặt dưới phiến lá của những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ. Nhện gây hại bằng cách hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị 2 4 DƯƠNG PHONG tuyển chọn vàng loang lổ từng đám cỡ móng tay hay đồng xu... lá bị vàng, bị khô cháy và rụng. Hoa bị thui không đậu trái được, trái non có thể bị rụng. Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa, do tốc độ tích luỹ mật số rất nhanh. Biện pháp phòng trừ: - Không nên trồng đu đủ quá dày để vườn luôn được thông thoáng. - Cắt bỏ những lá có mật số nhện quá cao đã chớm bị vàng úa đem tiêu huỷ để diệt nhện. - Dùng máy bơm nước tưới vườn có áp suất mạnh xịt mạnh tia nước vào mặt dưới của lá để rửa trôi bớt nhện. - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Silsau 1.8; 3.6EC, Actimax 50WG, Brightin 1.0; 1.8EC, Dầu khoáng,... Bệnh hại 1. Bệnh đốm vòng: Do siêu vi khuẩn Papaya Ringspot Virus, gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, trái đến thân và cuống lá. Siêu vi trùng gây bệnh không truyền qua hạt giống, chúng lây bằng hai cách: do tiếp xúc cơ giới và côn trùng môi giới, chủ yếu là rầy mềm, bệnh lây lan rất nhanh, nhất là những cây được 5 - 6 tháng tuổi trở đi. 2. Bệnh khảm: Do siêu vi khuẩn Papaya Mosaic AT tbuật chọn íỊiống. chăm xóc vc'ì phòng bệnh cho cây du dù 25 Virus gây ra. Giống như đốm vòng, bệnh khảm cũng là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ. Ban đầu phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn. Nếu bệnh nặng lá biến dần sang màu vàng, nhỏ lại, biến dạng. Trái rất nhỏ, bị biến dạng, chai sưỢng, trên chùm trái thường có một số trái chảy nhựa thâm xanh lại thành vệt dọc. Trên thân (chủ yếu là phần còn non trên ngọn) và cuống lá có nhiều vết thâm xanh chạy dọc theo chiều dọc của thân, cuống lá. Bệnh khảm không truyền qua hạt giống, mà lây lan qua các vết thương cơ giới và qua môi giới truyền bệnh do một số loài rệp thuộc họ Aphididae (rầy mềm). Biện pháp phòng trị bệnh đốm vòng, bệnh khảm Hiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào trong việc chữa trị đối với hai loại bệnh do siêu vi trùng trên đây gây ra cho cây đu đủ, vì thế nên áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây để hạn chế tác hại của bệnh: - Chọn cây giống khỏe - Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã bị bệnh đem tiêu hủy. - Hạn chế bón nhiều phân đạm, bón thêm kali và vôi. - Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp trong vườn đu đủ. Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới cho siêu vi trùng 2 6 DƯƠNG PHONG tuyển chọn xâm nhập. - Chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. - Có thể phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau đây để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh như: Admire 050 EC, Vibamec 1.8EC, Confidor lOOSL,.. .(sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc). - Đu đủ rất dễ bị cháy lá bởi các loại thuốc nhũ dầu, vì thế không được pha thuốc đậm đặc, nên phun xịt thuốc vào lúc chiều mát. 3. Bệnh cháy lá do nấm Heỉminthosporium rostratiim. Bên dưới chóp lá có các đốm úng nước, lan dần vào bên trong lá làm lá bị nâu và khô, bệnh nặng cuống lá bị héo mềm và rụng. - Phòng trừ: gom đốt những lá bị bệnh hạn chế sự lây lan. Sử dụng thuốc gốc Carbendazim, Kitazin 50 ND. 4. Bệnh phấn trắng do nấm Oïdium caricae: Mặt dưới lá bị đóng phấn màu trắng, nếu nhiễm nặng lá sẽ phát triển kém. Trên trái cũng bị các đốm phấn trắng tròn hay hình bầu dục và phát triển kém. Phòng trừ: gom đốt những lá bị bệnh hạn chế sự lây lan. Sử dụng thuốc Carben 50 WP, Tungsin-M 72WP,... 5. Bệìih đốm lá: do nấmPhyllosticta sulata. vết bệnh có hình tròn, hình trứng hoặc thon dài hay bất dạng. Giữa vết bệnh có màu bạc trắng viền ẢT' Ibnậl chọn giống, chătn S(k VÌ!phòng bệnh cho cây du dủ 2 7 vàng hay nâu, vùng bệnh khô mỏng dần và rách đi. Biện pháp phòng trừ: tiêu huỷ những cành lá bị bệnh, nếu bệnh nhiều sử dụng thuốc: Carbenzim 50WP, Ridozeb 72 WP,.... 6. Bệnh thối gốc: do nấm Pythium spp gây hại nặng vào đầu mùa mưa, bệnh làm lá cây bị vàng, rũ xuống và trái cũng bị rụng. Gốc bị thối cây ngã ngang, chết. Bệnh lan dần xuống rễ làm rễ cây bị chết. Phòng trừ: - Đất cao ráo, thoát nuớc tốt, không phủ rơm, xác bã thực vật sát gốc. - Thu gom và tiêu huỷ những cây bị nặng tránh nguồn nấm phát triển - Sử dụng thuốc: Ridomil 68WP,... Lưu ý: đu đủ rất dễ bị cháy lá do các loại thuốc phòng trị sâu bệnh có tính nhũ dầu, nên phun thuốc vào buổi chiều mát và sử dụng liều lượng đúng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Không nên sử dụng thuốc trừ nhện Comité 73EC sẽ làm cho lá đu đủ bị cháy. - Để phòng sâu bệnh có thể thông qua con đường chọn giống, vệ sinh vườn, diệt côn trùng môi giới truyền bệnh. - Một số nơi có kinh nghiệm trồng đu đủ thì sau một năm trồng chặt bỏ cây cũ và trồng lại cây mới 2 8 DƯƠNG PHONG tuyển chọn vừa có tác dụng phòng bệnh, chống được gió bão, lại cho năng suất cao. 9. Thu hoạch: Khi trái đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín thì có thể thu hoạch. Quan sát lúc vỏ trái bóng lên, hcfi ửng vàng ở chóp trái (gọi là đu đủ lên da), lúc này nhựa mủ trong cây chảy ra hơi trong. Cần chú ý thu trái lúc trời nắng ráo, vì vỏ trái khi chín thường mềm dễ bị xây xát. ở nhiệt độ 8 - 12°c trái chín có thể tồn trữ được khoảng 3 tuần. 10. Bảo quản: Đu đủ hái về cần đưa vào phòng bảo quản ở nhiệt độ từ 4 - 10°c, có thể giữa trái tươi được 15-25 ngày. Theo và Trạm BVTV Châu Thành PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH TRÊN ĐU ĐỦ TRONG MÙA MÙA VÀ MÙA NẮNG PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI ĐU ĐỦ TRONG MÙA MƯA Mặc dù dễ trồng, nhưng trong mùa mưa, đu đủ thường hay bị nhiều loại dịch hại tấn công, trong đó K)’ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cày đu đù 29 bệnh thán thư và bệnh thối gốc là hai bệnh chủ yếu làm chết cây, thất thu năng suất và ảnh hưởng chất lượng trái đáng kể. Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeospo- rioides gây ra. Bệnh thường gây hại trên lá và trái, ớ những vùng thường xuyên nhiễm bệnh, nấm bệnh gây hại cả trên cuống trái và thân cây. Triệu chứng trên lá đặc trưng là những đốm tròn màu vàng nhạt, phát triển nặng vết bệnh lan rộng ra, chuyển màu nâu. Nhìn kỹ trên bề mặt vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm. Nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau, làm lá bị cháy thành từng mãng lớn. Trên trái, vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn úng nước, màu xanh tái, đường kính khoảng 3 - 5mm, hơi lõm vào trong. Bệnh càng nặng, vết bệnh càng phát triển rộng ra. Buổi sáng, khi ẩm độ cao, dễ dàng nhận thấy những tơ nấm trắng xung quanh vết bệnh, nơi vùng bệnh bị thối ăn sâu vào thịt trái. Nấm có thể gây hại từ khi trái còn xanh đến khi trái chín. Bệnh gây hại trên cuống trái làm cuống trái bị thối và trái rụng sớm. Trên thân, vết bệnh cũng là những đốm nâu, hơi lõm. Nấm phát triển mạnh ở những vườn đu đủ trồng dày, ẩm độ cao, mưa nhiều. Nấm tồn tại ở dạng bào tử trên tàn dư cây bệnh, trong đất. * Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư - Trồng đu đủ với mật độ vừa phải hỢp lý. Tránh 3 0 DƯƠNG PHONG tuyển diọn trồng quá dày. - Vườn đu đủ cần cao ráo, thoát nước tốt. - Thu gom và tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh. - Thăm vườn thường xuyên, phát hiện khi bệnh chớm xuất hiện, phun một trong những loại thuốc sau: Mancozeb; Antracol; Carbenzim,... Chú ý tuyệt đối đảm bảo đúng thời gian cách ly sau khi phun thuốc để an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Bệnh thối gốc đu đủ khá phổ biến trên những vườn đu đủ tơ 1 - 2 năm tuổi hoặc ở vườn ươm cây con. Bệnh do nấm Pythium aphanidermatum gây ra. vết bệnh đầu tiên xuất hiện ờ gốc gần mặt đất, sau đó vết bệnh lớn dần ra quanh thân, có màu nâu đen, bên trong thân bị thối rữa để lại mạch xơ giống như tổ ong. Quan sát đầu tiên trên lá chuyển vàng và rụng sớm từ lá dưới lên lá trên, cây chỉ còn trơ đọt. Nếu cây đang mang trái, trái sẽ bị rụng. Cuối cùng cả cây bị chết và gãy ngang. Nấm bệnh ăn dần xuống phần rễ làm rễ thối. Những vườn đu đủ thường hay ngập, không thoát nước tốt hoặc ẩm độ quanh gốc cây càng cao bệnh càng phát triển mạnh. Nấm tồn tại trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công cây. * Biện pháp phòng trừ bệnh thối gốc - Đất trồng đu đủ cần cao ráo, thoát nước tốt, ẢT' thuậl chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây đu đủ 3 1 không để gốc quá ẩm. - Bón nhiều phân hữu cơ để tạo đất tơi xốp + tưới chế phẩm sinh học Trico trên vườn đu đủ con. - Cây bị bệnh nên nhổ và đào bỏ cả gốc, rễ mang tiêu hủy. - Phát hiện sớm khi lá bắt đầu chuyển vàng, phun các loại thuốc: Vimonyl, Mexyl-MZ, Vilaxyl,... phun đẩm vào gốc hoặc tưới vào đất quanh gốc. Nếu trong vườn ươm phát hiện cây bệnh thì phun thuốc đẫm lên mặt luống. PHÒNG TRỪ RỆP SÁP - DỊCH HẠI PHỖ BIỀN TRÊN ĐU ĐỦ TRONG MÙA NẮNG Cây đu đủ tương đối dễ trồng, tuy nhiên lại bị rất nhiều loài sâu bệnh tấn công, trong đó thì rệp sáp giả là loại côn trùng khá phổ biến đã làm giảm năng suất và phẩm chất đu đủ nghiêm trọng nếu không kịp thời phòng trị, nhất là vào mùa nắng. Rệp sáp giả Plamcoccus lilacinus thuộc họ Pseudococcỉdae, bộ Homoptera. Thân mình có hình bán cầu, bên ngoài phủ một lớp sáp trắng như phấn. Rệp cái có khả năng đẻ rất sai (khoảng 500 trứng). Rệp đực có một đôi cánh, miệng thoái hóa, không ăn chỉ giữ nhiệm vụ giao phối. Khi rệp con nở ra có chân khoẻ và bò đi tìm nơi thích hỢp để sống. Rệp gây hại bằng cách chích hút các bộ phận non của đu đủ như đọt 3 2 DƯƠNG PHONG tuyển chọn non, lá non, hoa và trái non. Tuy nhiên cả những trái lớn vẫn bị rệp tấn công. Rệp thường sống tập trung với mật số cao trong suốt giai đoạn của trái. Rệp chích hút làm cho đọt non bị vàng, hoa rụng nhiều và trái non kém phát triển, phẩm chất trái bị giảm. Ngoài ra mật ngọt do rệp tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển bao kín các bộ phận lá, trái,... làm ảnh hưởng đến sự quang hỢp của cây. Rệp chích hút và nấm bồ hóng ký sinh làm cho cây đu đủ bị còi cọc, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái. Rệp sáp giả thường gây hại nặng vào mùa nắng. Rệp sáp giả là loài côn trùng đa thực, chúng gây hại trên tất cả các bộ phận của đu đủ và ngoài cây đu đủ chúng còn tấn công trên nhiều cây trồng khác như chôm chôm, sapo, mãng cầu,... cho nên việc phòng trừ chúng đôi khi gặp khó khăn vì nguồn thức ăn luôn có liên tục trong vườn. * Biện pháp phòng trị: Để hạn chế tác hại của rệp sáp cần áp dụng nhiều biện pháp và phải thực hiện đồng thời trên các loại cây ký chủ của rệp trong vườn; - Không nên trồng xen trong vườn những cây dễ nhiễm rệp sáp như so đũa, bình bát,... - Dùng máy bơm nước có áp suất cao, tia nước mạnh xoáy vào những chỗ bị rệp bám sẽ rửa trôi bớt rệp; Kỹ thuậl chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây đu < /« 3 3 - Trong điều kiện tự nhiên thiên địch có nhiều loài thiên địch tấn công, phổ biến nhất là ong ký sinh thuộc giống Anagyrus và các thiên địch ăn mồi như kiến vàng, bọ rùa - Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh vườn , không trồng mật độ quá dày để tạo thông thoáng vườn cây; - Phải thường xuyên kiểm tra đu đủ nhất là giai đoạn ra hoa, trái non để kịp thời phát hiện rệp sáp khi mật số còn thấp và chưa phát tán rộng sẽ dễ xử lý. Một số thuốc hóa học có hiệu quả trên rệp sáp như: Mapy 48EC, Supracide 40 EC, Vitashield 40 EC,... Lưu ý vì rệp sáp có một lớp sáp bao phủ bên ngoài nên khi phun phải thật kỷ hoặc có thể pha thêm chất bám dính vào dung dịch thuốc để thuốc phun bám đưỢc vào lớp sáp thì mới đạt hiệu quả cao. Khi đu đủ hết rệp sáp thì nấm bồ hóng cũng không còn phát triển. Chú ý nên bảo đảm đúng thời gian cách ly để không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trái, gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Nguyễn Thị Nguyệt- Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre (h ttp ://d o s t-b en tre .g o v .vn /) NHÂN G IỐ N G NHANH CÂY Đ U Đ Ủ Phát sinh phôi sinh dưỡng từ mô sẹo có nguồn gốc từ lá cây đu đủ (carica papaya L.) là đề tài của 3 4 DƯƠNG PHONG tuyển cliọn nhóm nghiên cứu: Đỗ Bích Ngọc, Bùi Xuân Sơn, Bùi Văn Lệ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy mô sẹo từ lá non cây đu đủ tạo phôi khi nuôi cấy trên môi trường MS (murashige and skoog) bổ sung 0,5mg/I BAP (6-benzylaminopurine) và 0,lmg/l NAA (naphthaleneacetic acid). Phôi sinh dưỡng sẽ nẩy mầm khi nuôi cấy lỏng lắc trên môi trường MS. Sự phát sinh phôi sinh dưỡng của những mô SCO có nguồn gốc từ lá của loài đu đủ này với hiệu suất cao là bằng chứng mạnh mẽ cho tính toàn năng của thực vật. Điều này sẽ giúp ích cho phương thức thực nghiệm trong việc nhân giống nhanh cây Carica papaya L. Cây đu đủ Carica papaya L. thuộc họ Caricacea, là loại cây ăn quả phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đu đủ cho trái quanh năm, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là chứa nhiều vitamin A. Đu đủ còn được coi là một loại dược liệu quý; rễ, hoa, lá và nhựa cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra, nhựa của cây đu đủ chứa một enzyme phân giải protein có tên là papain. Papain rất cần cho nhiều lĩnh vực công nghiệp: dược phẩm, hóa chất, kỹ nghệ tơ sỢi dệt may, thuộc da, thực phẩm... Đu đủ được trồng phổ biến ờ nước ta chủ yếu ờ quy mô hộ gia đình. Việc trồng tập trung chuyên canh để sản xuất đu đủ với quy mô công nghiệp gặp Kỹ thuật chọn iỉiống. chăm sóc và phòng bệnh cho cây đu đủ 3 5 nhiều bất lợi về giống và dịch bệnh. Quá trình hình thành phôi sinh dưỡng mang lại nhiều ứng dụng trong thực tiễn và có tính thưcfng mại cao, đặc biệt là trong lĩnh vực vi nhân giống. Ngoài ra, số lượng lớn của phôi sinh dưỡng chính là một nguồn nguyên liệu đáng kể phục vụ cho những ứng dụng quan trọng khác như: sản xuất hạt nhân tạo, biến nạp gen, lai sinh dưỡng, tạo dòng cây sạch virus,... Vì vậy, nghiên cứu này đã tìm hiểu quá trình phát sinh phôi sinh dưỡng thông qua mô sẹo của cáy đu đủ giống ruột vàng, một giống đu đủ của địa phương huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các phẩm chất: trái to, quả ngọt, năng suất cao. Điều này cũng giúp ích cho công tác tuyển chọn và lưu trữ giống. Nguồn: K ỉio a H ọc C ho N h à N ôn g, 29/11/2012 PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯ Ợ N G CỦ A Đ U Đ Ủ ĐỂ CÓ VƯỜN ĐU ĐỦ TRÁI DÀI, NĂNG SUẤT CAO 1. Chọn cây giống Đu đủ là loại cây ăn trái dễ trồng, mau cho trái 3 6 DƯƠNG PHONG tuyểii chọii và có hiệu quả kinh tế cao. Đu đủ nhân giống chủ yếu bằng hạt vì nhanh, rẻ và tiện lợi. Tuy nhiên, lấy hạt từ một cầy đu đủ mẹ đem gieo thì được 3 nhóm cây; cây đực, cây cái và cây lưỡng tính. Cây lưỡng tính có các đặc tính mong muốn về sản lượng, chất lượng như trái dài, cơm dày; ngược lại cây cái cho dạng trái tròn, cơm mỏng, hột nhiều, năng suất thấp. Vì thế để có một vườn đu đủ trái dài, năng suất cao đòi hỏi người trồng đu đủ phải quan tâm chăm sóc ngay từ khi gieo hạt, quan trọng nhất là khâu chọn cây con. Đu đủ thường có ít nhất 3 loại hoa: - Cây cái: là cây thường cho ra hoa cái, hoa cái chỉ có bầu noãn màu trắng và trên có nướm chia thành 3 chia, không có các bao phấn đực màu vàng bao chung quanh nướm. Cây cái sẽ cho trái tròn. - Cây lưởìig tính: là cây thường cho hoa có cả bộ phận đực và cái trên cùng một hoa nên gọi là hoa lưỡng tính, hoa cũng có một bầu noãn màu trắng và chung quanh đưỢc bao bọc bằng các bao phấn nhụy đực màu vàng, cây lưỡng tính sẽ cho trái dài. - Cây đực: là cây thường cho toàn hoa đực, hoa không có bầu noãn, cọng hoa rất dài, không cho trái nhưng thỉnh thoảng cũng cho một vài trái rất nhỏ do hiện tượng trinh sinh quả, thường không hiệu quả trong sản xuất. AT’ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây du đủ Til Để trồng đu đủ có trái dài, nên chú ý thực hiện các bước như sau: - Khi gieo hạt, chọn những hạt to, nặng và chìm khi thả trong nước để có cây con tốt, sau đó đưa cây con ra bầu để dưỡng thêm một thời gian, đem trồng mỗi mô hai bầu. Sau khi trồng 2,5 - 3 tháng (tùy theo mùa) thì cây ra hoa. Bóc những hoa đầu tiên ra xem, nếu hoa chỉ có duy nhất một bầu noãn thì đó là cây cái sau này sẽ cho trái tròn, năng suất thấp là vì cần phải có sự thụ tinh chéo (lấy phấn đực từ phấn hoa của các cây khác) nên khó đậu trái, trái nào đậu được thì to, tròn, nhiều hạt, cơm mỏng, số còn lại bầu noãn phát triển thành trái theo lối trinh quả sinh, tức là bầu noãn phát triển thành trái không cần thụ phấn của các hoa khác, trái thường nhỏ, do đó năng suất cây cái rất thấp so với cây lưỡng tính. - Quan sát hoa đầu tiên thấy hoa có bầu noãn đưỢc bao bọc bởi các túi phấn hoa đực màu vàng thì đó là cây lưỡng tính, sau này sẽ cho trái dài. Cây lưỡng tính rất dễ đậu trái, năng suất cao. Trên một mô, nên chọn để lại cây lưỡng tính, nếu mô nào không có cây lưỡng tính thì nên tìm cây lưỡng tính ở những mô khác thế vào. - Nếu thực hiện được các bước trên một cách tỷ mỷ thì sẽ chọn được từ 98 - 100% cây trái dài. Chú ỷ\ khảo sát hoa sớm để kịp thời loại bỏ cây cái và cây đực, tránh cạnh tranh dinh dưỡng. 3 8 DƯƠNG PHONG tuyển chọn 2. Bón phân: Cây đu đủ đời sống ngắn, sản lượng cao, ra hoa, trái quanh năm vì vậy đòi hỏi về phân rất lớn. Sử dụng lượng phân như sau (bón cho Icây/năm): phân chuồng; 3 - 5kg, phân Urea: 200 - 300g, Super lân: 500 - 600g, KCL: 200 - 300g. Đu đủ chín quánh năm nên phân bón chia làm nhiều đợt bón khoảng 3 - 4 lần. Có thể sử dụng dạng phân đcfn hoặc phân hỗn hỢp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali. Bón đủ kali sẽ làm tăng chất lượng, đu đủ ngọt, giòn. Rễ đu đủ ăn nông, rất sỢ bị chạm rễ, khi bón phân tốt nhất là rắc phân lên mặt đất, sau đó phủ rác, đất vụn lên trên (bùn phơi khô càng tốt). 3. Tưới nước: Mặc dù nhu cầu nước của đu đủ rất cao nhất là giai đoạn ra hoa, đậu trái nhưng đu đủ rất mẫn cảm với sự úng nước. Vì thế, khi tưới nước không nên tưới quá đẫm, cây bị úng, rễ bị thối đưa đến chết cây. Tủ gốc là một công việc rất quan trọng vừa để giữ ẩm vừa hạn chế cỏ dại. Khi cây đu đủ đã lớn khoảng 6 tháng tuổi trở lên, không nên cuốc xới sẽ dễ làm đứt rễ. 4. Phòng trừ sâu bệnh: Một số sâu bệnh phổ biến trên đu đủ như giai đoạn cây con thường bị bệnh thối rễ; giai đoạn cây lớn nhiễm bệnh virus đốm vòng, bệnh thán thư trái, ẪT' thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây đu đú 39 nhện đỏ, rầy mềm, rệp sáp... phải thăm vườn thường xuyên, phát hiện sớm sâu bệnh, phòng trừ kịp thời. Lưu ỷ: đu đủ rất mẫn cảm với các loại thuốc sâu bệnh nên khi sử dụng cần phải tuyệt đối tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng. CÁCH LÀM CHO ĐU ĐỦ THẤP cây Để hạn chế bớt chiều cao cây đu đủ nhiều nhà vườn ở các nước như Thái Lan, Malaisia, Đài Loan... có kinh nghiệm trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như uốn cong cây, ghép đu đủ nhằm giảm chiều cao cây tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hái. Những kinh nghiệm này đã được các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam nghiên cứu, thử nghiệm thành công trong những năm gần đây. Dưới đây xin ghi lại để bà con nông dân các nơi tham khảo, áp dụng thử. Phương pháp ghép đu đủ - Có 3 loại mắt ghép được chọn ghép cho đu đủ tốt nhất là: mắt ghép lấy từ chồi ngọn của cây con; mắt ghép lấy từ đốt thân bên dưới chồi ngọn cây con có chứa từ 2 - 3 mầm lá và mắt ghép lấy từ cây mẹ đã 4 0 DƯƠNG PHONG tuyển chọn cho trái. Sau khi cây đã cho trái, người ta dùng các chất điều hòa sinh trưởng như GA3 hay GA3 + BA phun lên thân giúp cho cây phát triển nhiều chồi non để khai thác mắt ghép. - Cách ghép: Ngâm hạt trong nước ấm từ 10 - 12 giờ, để ráo, sau đó gieo hạt trong bầu đất có kích thước 10 X 15cm để làm cây gốc ghép. Có thể chọn các giống đu đủ thuần của từng địa phưcPng có khả năng thích ứng tốt với điều kiện đất đai, khí hậu và khả năng kháng bệnh cao để làm gốc ghép. Khi cây con có đường kính khoảng 7 - lOmm là có thể tiến hành ghép được. Dùng dao lam cắt ngang thân cây gốc ghép, chừa lại khoảng 5 - 7cm, sau đó chẻ dọc thân gốc ghép khoảng 1,5 - 2cm. cắt vát chồi ghép theo 3 loại chồi như đã nêu trên rồi ghép vào thân gốc ghép đã chẻ đôi theo kiểu ghép nêm. Có thể dùng dây ghép chuyên dụng tự hủy hoặc dùng kẹp giữ chặt chồi ghép và gốc ghép, để cây nơi thoáng mát, không tưới nước cho đến khi thấy chồi phát triển ở nách lá là cây đã tiếp hỢp và sống. Tháo kẹp ra và tưới nước vừa đủ độ ẩm cho cây nhanh phát triển. Tiếp tục chăm sóc bằng cách tưới thêm phân thúc, phòng trừ sâu bệnh cho cây đến khi có khoảng 5 - 6 lá, cao khoảng 40 - 50cm, bộ lá đã ổn định thì đem trồng. Uốn cong cây Ngoài việc trồng các giống đu đủ lai F1 thấp cây ẢT' thuậl chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cãv du đủ A\ hoặc sử dụng phương pháp ghép ra, người ta còn biết áp dụng kỹ thuật uốn cong để hạ chiều cao cây. Với phương pháp này thì các cây con đưỢc trồng trên luống cao 30 - 40cm, rộng từ 1 - l,2m. Khi cây con cao khoảng 30cm thì bắt đầu tiến hành uốn cong cây, làm cho phần thân gần gốc tạo thành một góc khoảng 30” so với mặt luống. Chú ý-, uốn cong từ từ, tránh làm gãy thân, xước vỏ và dùng cọc và dây mềm để buộc cố định cho đến khi cây phát triển ổn định. Với phương pháp này có thổ làm cho cây có dạng thấp, ít tốn công chăm sóc, thu hái và đặc biệt có thể tăng được mật độ trồng nên năng suất và lợi nhuận sẽ tăng theo. Đặng Thành h ttp ://dan viet.vn /n on g-th on -m oi/lam -lu n -du -du -de-n an g-su a t- th u -nhap-tang-cao-81116 .h tm l KỸ THUẬT TÁI SINH CHỒI LÀM TRẺ HÓA VƯỜN ĐỦ ĐỦ KÉO DÀI CHU KỲ SẢN XUẤT Trong sản xuất đu đủ hiện nay, thông thường tuổi thọ của một vườn cây chỉ kéo dài 2 -3 năm, sau đó phải tiến hành phá bỏ vườn cây đầu tư trồng lại và tiến hành một chu kỳ kinh doanh mới. Tuy nhiên, bằng kỹ thuật tái sinh chồi mới cắt ngọn cho cây đu đủ 2 năm tuổi, chúng ta có thể kéo dài thời gian sản xuất của vườn cây thêm từ 1 đến 2 năm nữa 4 2 DƯƠNG PHONG tuyển cliọn tùy theo điều kiện đất đai và chế độ chăm sóc, do đó tăng sản lượng thu hoạch lên gấp đôi so với cách làm cũ. Nghiên cứu của Th.s Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự tiến hành trên vườn cây đu đủ 2,5 tuổi. Chiều cao trung bình của vườn cây 2,0 - 2,5m, do vậy việc áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch gặp rất nhiều khó khăn. Với kỹ thuật tái sinh chồi mới bằng cách cắt ngang thân cây có thể giúp nhà vườn khắc phục được những nhưỢc điểm trên đồng thời kéo dài thời gian thu quả đu đủ thêm 5 - 8 tháng. Kỹ thuật cắt cành được trình bày cụ thể như sau: Kỹ thuật đốn: Vườn cây đủ đủ trên 2 năm tuổi, trước thời điểm cắt ngọn 01 tháng, tiến hành bón phân theo quy trình như sau; Tiến hành rạch một vòng tròn ra phía ngoài theo mép của tán cây, cách mép tán cây 15 - 20cm, tiến hành bón phân theo tỷ lệ: 10 - 15kg phân chuồng hoai mục -I- 0,5kg supe lân + 0,15kg urê + 0,15kg kalisunfat. Tưới nước giữ ẩm cho gốc cây. Một tuần 1 lần tiến hành phun dung dịch vitamin F nồng độ pha loãng 1000 lần lên toàn bộ bề mặt đất chứa vùng rễ của cây đu đủ. Tăng cường tưới nước phân lân loãng quanh gốc định kỳ 2 tuần/1 lần. Đầu tháng 02 dương lịch tiến Kỹ Ibtiậl chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây đu đủ 4 3 hành cắt ngang thân cây đủ đủ, vị trí vết đốn cách mặt đất 50 - 80cm. Sau đó dùng nilon tiến hành bịt kín vết cắt. Sau 15-20 ngày mầm mới bắt đầu xuất hiện, phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh. Tiến hành cắt bỏ các nhánh nhỏ, giữ lại hai nhạnh to, khỏe mọc về hai phía đối xứng nhau. Điểm lưu ý trong kỹ thuật tái sinh chồi ngọn cho đu đủ, vì cây trên 2 năm tuổi, bộ rễ hoạt động không còn mạnh như cây một năm tuổi, vì vậy cần phải tăng cường khả năng hoạt động của bộ lá. Do đó điểm mấu chốt trong biện pháp này là việc sử dụng chế phẩm EM phun qua lá và tưới quanh gốc. Định kỳ 2 tuần 1 lần. Tiến hành phun lên lá với nồng độ pha loãng 1000 lần và tưới vào gốc với nồng độ pha loãng 500 lần. Cây đủ đủ sau thời cắt cành 1,5-2 tháng bắt đầu ra hoa, 3 - 4 tháng sau bắt đầu cho thu hoạch quả, năng suất của vụ quả này trung bình đạt 30kg quả/cây. Kim Liên cn .vin h ph u c.gov.vn /n oidu n g/ban tin - k h cn /L ừ ls/G ù )iT h ừ u /V iew _ D eta il.a sp x ? Item ID = 4 2 ĐỂ ĐU ĐỦ SAI QUẢ VÀ LÂU cỗl Chọn giống trồng: Nên chọn các giống đu đủ lai F1 (Hồng Phi, Trạng Nguyên của Đài Loan) sẽ cho năng suất cao, quả đồng đều, chất lượng tốt. Chọn và làm đất trồng: Chọn đất nhiều mùn, tơi 44 DƯƠNG PHONG tuyển chọn xốp, cấu tượng tốt, cao ráo, dễ thoát nước, lên líp cao hoặc đắp ụ với những nơi đất thấp vì bộ rễ đu đủ ăn nổi, "kỵ nước" dễ bị thối và chết nếu bị úng ngập sau 3-4 ngày. Không được trồng đu đủ liên tục nhiều vụ trên một diện tích vì dễ bị bệnh xoăn lá virus chưa có thuốc chữa. Nên luân canh với các cây trồng khác ít nhất 2-3 năm mới được trồng đu đủ lại. Chăm sóc: Đu đủ là cây ưa nắng do đó cần trồng khoảng cách và mật độ thích hỢp (2- 2,5m X 3m). Không nên dùng phân hoá học, kỵ nhất là phân đạm để bón cho đu đủ vì cây dễ bị lốp (tốt lá, xấu quả), rất hấp dẫn côn trùng, gây ngộ độc cho người tiêu dùng do dư lượng nitrat (N03) trong quả cao dễ gây đắng chát, dễ dẫn đến ung thư. Nên bón nhiều phân chuồng, phân vi sinh, phân có nguồn gốc từ thực vật, động vật (bột ngô, đậu tương ngâm chua, bột xương cá, bã mắm, khô dầu...) sau mỗi đợt thu quả nhằm tăng cường dinh dưỡng cho cây. Thường xuyên cung cấp đủ nước cho quả mau lớn, lớn đều. Nếu để cây bị hạn quả sẽ bị méo mó, lá bị xoăn, ngọn bị rụt, năng suất, chất lượng giảm sút. Khống chế chiều cao cây dưới 2m bằng cách cắt ngọn, trát bùn rơm hoặc bọc nilón để kích thích cây ra các ngọn mới. Chọn để lại 2-3 ngọn chồi mới khoẻ mạnh phân đều về các hướng. Nguồn: K h o a H ọ c C ho N h à N ôn g Kỹ Ihuậl chọn i^ống, chăm S ( k và phòng bệnh cho cây du đù 4 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkythuatchongiong_chamsocvaphongbenhchocaydudu_1_1544_2133397.pdf
Tài liệu liên quan