Tài liệu Giáo trình kế toán tài chính 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
-----------------
GIÁO TRÌNH
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3
Biên soạn:
- TS.Thái Thị Hoa
- CN.Đỗ Thị Hải.
- Ths.Lê Thị Minh Sang
- Ths.Phạm Thị Nhung
Đà Nẵng, năm 2010
CHƯƠNG 1
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC
1.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1.1.1 Vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ doanh nghiệp, tiền gởi ở các ngân hàng , Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển. Với tính lưu hoạt cao- vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí. Vốn bằng tiền được phản ánh ở tài khoản nhóm 11 gồm:
- Tiền tại quỹ.
- Tiền gởi ngân hàng.
- Tiền đang chuyển.
1.1.2 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền
Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt
Nam (ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là VND). ...
129 trang |
Chia sẻ: ntt139 | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình kế toán tài chính 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
-----------------
GIÁO TRÌNH
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3
Biên soạn:
- TS.Thái Thị Hoa
- CN.Đỗ Thị Hải.
- Ths.Lê Thị Minh Sang
- Ths.Phạm Thị Nhung
Đà Nẵng, năm 2010
CHƯƠNG 1
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC
1.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1.1.1 Vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ doanh nghiệp, tiền gởi ở các ngân hàng , Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển. Với tính lưu hoạt cao- vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí. Vốn bằng tiền được phản ánh ở tài khoản nhóm 11 gồm:
- Tiền tại quỹ.
- Tiền gởi ngân hàng.
- Tiền đang chuyển.
1.1.2 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền
Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt
Nam (ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là VND).
Trường hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ phải đồng thời theo dõi chi tiết theo nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch. Ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên tài khoản 007 " Ngoại tệ các loại ". Doanh nghiệp có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ( phải xin phép), nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng ở Việt Nam phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch.
Cuối niên độ kế toán, số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Đối với vàng, bạc, đá quý phảm ánh ở nhóm taì khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các đơn vị không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Khi tính giá xuất của vàng, bạc, đá quý có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá hàng xuất kho như: Giá thực tế đích danh; Giá bình quân gia quyền; giá nhập trước xuất trước; Giá nhập sau xuất trước.
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi bằng tiền tại doanh nghiệp; khoá sổ kế toán tiền mặt cuối mỗi ngày để có số kiệu đối chiếu với thủ quỹ.
Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và pháp hiện kịp thời các trường hợp chi tiên lãng phí,
So sánh, đối chiếu kịp thời, thường xuyên số liệu giữa sổ quỹ tiền mặt, sổ kế toán tiền mặt với sổ kiểm kê thực tế nhằm kiểm tra, phát hiện kịp thời các trường hợp sai lệch để kiến nghị các biện pháp xử lý.
1.2 KẾ TOÁN TIỀN TẠI QUỸ
1.2.1 Khái niệm
Tiền tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam ( kể cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng bạc, kim đá quý, đá quý. Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và việc bảo quản tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện.
1.2.2 Chứng từ hạch toán
Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền tại quỹ
- Phiếu thu; Phiếu chi.
- Phiếu xuất, phiếu nhập kho vàng, bạc, đá quý.
- Biên lai thu tiền; Bảng kê vàng, bạc, đá quý.
- Biên bản kiểm kê quỹ,.
1.2.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 111"Tiền mặt" để phản ánh số hiện có về tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ. Tài khoản tiền mặt 111 có 3 tiểu khoản cấp 2:
- TK 111: Tiền Việt Nam.
- TK 1112: Ngoại tệ.
- TK 1113: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.
Tài khoản 111 "Tiền mặt"
Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý tồn quỹ
Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý nhập quỹ
Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư
Tổng số phát sinh nợ
Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng ,bạc, đá quý tồn quỹ
Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, xuất quỹ
Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư
Tổng số phát sinh có
1.2.4 Nguyên tắc hạch toán
Kế toán phản ánh vào tài khoản 111 " Tiền mặt" số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển ngay vào ngân hàng thì không ghi vào bên Nợ tài khoản 111 ' Tiền mặt" mà ghi vào bên Nợ tài khoản 113 " Tiền đang chuyển".
Các khoản tiền mặt, ngoại tẹ, vàng, bạc, đá quý do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị.
Khi tiến hành nhập xuất quỹ phải có đầy đủ các chứng từ theo quy định.
1.2.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bằng tiền mặt nhập quỹ:
1. Nợ 111 Tổng số tiền thu được từ bán hàng, cung cấp dịch vụ
Có 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 512 Doanh thu bán hàng nội bộ
Có 3331 Thuế GTGT phải nộp( nếu có)
Khi phát sinh các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính, thu nhập từ hoạt động khác bằng tiền mặt nhập quỹ:
2. Nợ 111 Tổng số tiền thu được(1111)
Có 515 Doanh thu hoạt đọng tài chính
Có 711 Thu nhập khác
Có 3331 Thuế GTGT phải nộp( nếu có)
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:
3. Nợ 111 Số tiền nhập quỹ
Có 112 Số tiền rút ra từ ngân hàng
Thu hồi các khoản tạm ứng, các khoản nợ phải thu nhập quỹ tiền mặt:
4. Nợ 111 Số tiền nhập quỹ
Có 141 Tạm ứng
Có 131 Các khoản phải thu khách hàng
Có 136 Các khoản phải thu nội bộ
Có 138 Các khoản phải thu khác
Thu hồi các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác; các khoản vốn góp liên doanh; các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn và dài hạn bằng tiền mặt nhập quỹ:
5. Nợ 111 Số tiền nhập quỹ
Có 121 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có 221 Đầu tư vào công ty con
Có 128 Đầu tư ngắn hạn khác
Có 222 Góp vốn liên doanh
Có 144 Ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có 244 Ký quỹ, ký cược dài hạn
Nhập ký quỹ, ký cược ngắn hạn và dài hạn bằng tiền mặt nhập quỹ:
6. Nợ 111 Số tiền nhập quỹ
Có 338 Nhập quỹ ký cược ngắn hạn
Có 334 Nhập quỹ ký cược dài hạn
Nhập cấp vốn, góp vốn bằng tiêng mặt nhập quỹ:
7. Nợ 111 Số tiền nhập quỹ
Có 411 Nguồn vốn kinh doanh
Vay vốn ngắn hạn và dài hạn bằng tiền mặt nhập quỹ:
8 . Nợ 111 Số tiền nhập quỹ
Có 311 Vay ngắn hạn
Có 341 Vay dài hạn
Các khoản tiền mặt phát hiện thừa tại quỹ khi kiểm kê mà chưa xác định được nguyên nhân:
9. Nợ 111 Số tiền thừa khi phát hiện
Có 3381 Tài sản thừa chờ xử lý
Khi có quyết định xử lý, nếu doanh nghiệp không xác định được nguyên nhân và phải trả lại tiền cho các đối tượng khác nhau:
10. Nợ 3381 Tài khoản chờ xử lý
Có 3388 Phải trả phải nộp khác
Có 334 Phải trả công nhân viên
Khi xác định xử lý, nếu doanh nghiệp không xác định được nguyên nhân, tuỳ theo quyết định xử lý kế toán sẽ ghi:
11. Nợ 3381 Tài sản chờ xử lý
Có 711 Thu nhập khác
Có 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng:
12. Nợ 112 Tiền gởi ngân hàng
Có 111 Tiền mặt
Xuất quỹ tiền mặt chi đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; góp vốn liên doanh; chi đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác; ký quỹ, ký cược ngắn hạn và dài hạn:
13. Nợ 121 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ 228 Đầu tư chứng khoán dài hạn
Nợ 222 Góp vốn liên doanh
Nợ 128 Đầu tư ngắn hạn khác
Nợ 228 Đầu tư dài hạn khác
Nợ 144 Ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ 244 Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có 111 Tiền mặt
Xuất quỹ tiền mặt chi mua sắm
14. Nợ 211 Nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Nợ 213 Nguyên giá tài sản cố định vô hình
Nợ 241 Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ( nếu có)
Có 111 Tiền mặt
Xuất quỹ tiền mặt chi mua vật tư, hàng hoá về nhập kho:
15 Nợ 153, 611 Công cụ, dụng cụ nhập kho
Nợ 156, 611 Hàng hoá nhập kho
Nợ 151 Nguyên vật liệu, hàng hoá đi trên đường
Nợ 152, 611 Nguyên vật liệu nhập kho
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ( nếu có)
Có 111 Tiền mặt
Xuất quỹ tiền mặt chi trả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp:
16 Nợ 627 Chi phí phát sinh ở bộ phận sản xuất
Nợ 641 Chi phí phát sinh ở bộ phận bán hàng
Nợ 642 Chi phí phát sinh ở bộ phận quản lý doanh nghiệp
Nợ 635 Chi phí hoạt động tài chính
Nợ 811 Chi phí khác
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có 111 Tiền mặt
Xuất quỹ tiền mặt chi tạm ứng, chi trả các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn:
17 Nợ 141 Tạm ứng
Nợ 331 Thanh toán các khoản phải trả nhà cung cấp
Nợ 333 Thanh toán các khoản phải nộp cho Nhà nước
Nợ 334 Thanh toán khoản phải trả cho công nhân viên
Nợ 336 Chi trả các khản phải trả cho nội bộ
Nợ 388 Chi trả các khoản phải trả khác
Nợ 311 Thanh toán các khoản vay ngắn hạn
Nợ 315 Thanh toán các khoản vay dài hạn đến hạn trả
Nợ 341 Thanh toán các khoản vay dài hạn
Nợ 342 Thanh toán các khoản nợ dài hạn
Có 111 Tiền mặt
Hoàn trả các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt:
18 Nợ 3386 Ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ 344 Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có 111 Tiền mặt
Các khoản tiền mặt phát hiện thiếu tại quỹ khi kiểm kê mà chưa xác định được nguyên nhân:
19 Nợ 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
Có 111 Tiền mặt
Khi có quyết định xử lý, nếu xác định được nguyên nhân và phải thu hồi lại tiền từ các đối tượng khác nhau hoặc trừ vào lương nhân viên, kế toán ghi:
20 Nợ 1388 Phải thu khác
Nợ 334 Phải trả cho công nhân viên
Có 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
Khi có quyết định xử lý, nếu không xác định được nguyên nhân, tuỳ theo quyết định xử lý, kế toán ghi:
21 Nợ 811 Chi phí khác
Nợ 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
1.3 KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
1.3.1 Khái niệm
Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gởi ở ngân hàng, Kho bạc, công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt. Lãi từ khoảng tiền gởi ngân hàng (TGNH) được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
11.3.2 Chúng từ hạch toán
Chứng từ hạch toán
Chứng từ sử dụng để hạch toán các khoản tiền gơi là giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm thao các chứng từ gốc( uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, sec chuyển khoản, sec bảo chi..),
1.3.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 112" Tiền gửi ngân hàng" để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tiền gửi ngân hàng( Kho bạc Nhà nước hay công ty tài chính).
Tài khoản 112 " Tiền gởi ngân hàng"
Số tiền hiện gởi tại ngân hàng
Các khoản tiền gởi vào ngân hàng
( Kho bạc, công ty tài chính)
Chênh lệch tăng tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
Tổng số phát sinh nợ
Số tiền hiện gởi tại ngân hàng
Các khoản tiền gởi được rút ra
Chênh lệch giảm tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
Tổng số phát sinh có
TK 112 có 3 tài khoản cấp
- TK 1121- Tiền Việt Nam: Phản ánh các khoản tiền Việt Nam đang gởi tại ngân hàng.
- TK1122- Ngoại tệ: Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gởi tại ngân hàng đã quy đổi ra đồng Việt Nam.
- TK 1123- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi tại ngân hàng.
1.3.4 Nguyên tắc hạch toán
Trường hợp gởi tiền vào ngân hàng bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh.
Trường hợp mua ngoại tệ gửi vào ngân hàng thì được phản ánh theo tỷ giá mua thực tế phải trả.
Trường hợp rút tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên số kế toán tài khoản 1122 theo một trong các phương pháp tính giá xuất: bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; nhập sau, xuất trước.
Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi theo từng ngân hàng để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
1.3.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ được khách hàng chuyển ngay tiền vào tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng:
1. Nợ 112 Tiền gởi ngân hàng
Có 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 512 Doanh thu nội bộ
Có 3331 Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Doanh thu hoạt động tài chính hoặc thu nhập khác nhận qua ngân hàng thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng(GTGT):
2. Nợ 112 Tiền gởi ngân hàng
Có 515 Doanh thu hoạt động tài chính
Có 711 Thu nhập khác
Có 3331 Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Xuất tiền mặt gửi vào tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng:
3. Nợ 112 Tiền gởi ngân hàng
Có 1111 Tiền mặt
Thu hồi các khoản khác nhau( có tính chất như nợ phải thu hoặc tài sản của doanh nghiệp phải thu hồi) qua ngân hàng:
4. Nợ 112 Tiền gởi ngân hàng
Có 141 Tạm ứng
Có 131 Các khoản phải thu khách hàng
Có 136 Các khoản phải thu nội bộ
Có 1388 Các khoản phải thu khác
Có 121 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có 221 Đầu tư vào công ty con
Có 222 Vốn góp liên doanh
Có 128 Đầu tư ngắn hạn khác
Có 228 Đầu tư dài hạn khác
Có 144 Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Có 244 Cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn
Nhận tiền qua tài khoản tại ngân hàng do các nguyên nhân khác nhau:
5. Nợ 112 Tiền gởi ngân hàng
Có 338, 344 Nhận cầm cố, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn
Có 311, 341 Vay ngắn hạn và dài hạn
Có 411 Nhận vốn góp liên doanh hoặc nhận cấp vốn
Mua các loại hàng hoá, tài sản khác nhau và trả trực tiếp qua ngân hàng:
6. Nợ 151, 153 Hàng đi trên đường, công cụ dụng cụ
Nợ 152, 156 Nguyên vật liệu, hàng hoá
Nợ 211, 213 Tài sản cố định hữu hình, vô hình
Nợ 241, 611 Xây dựng cơ bản dở dang, mua hàng
Nợ 217 Mua bất động sản đầu tư
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có 112 Tiền gởi ngân hàng
7. Nợ 241 Xây dựng cơ bản dở dang, mua hàng
Nợ 627 Chi phí sản xuất chung
Nợ 635 Chi phí hoạt động tài chính
Nợ 641 Chi phí bán hàng
Nợ 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ 811 Chi phí khác
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có 112 Tiền gởi ngân hàng
Rút tiền gởi ngân hàng về quỹ tiền mặt:
8. Nợ 111 Tiền mặt
Có 112 Tiền gởi ngân hàng
Chi tạm ứng; chi đầu tư; chi cầm cố, ký cược, ký quỹ:
9. Nợ 141, 142 Tạm ứng, chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ 121, 221 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, vào công ty con
Nợ 128, 228 Đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác
Nợ 222, 217 Góp vốn liên doanh, chi phí bất động sản đầu tư
Nợ 144, 244 Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn
Có 112 Tiền gởi ngân hàng
Chi trả nợ cho các đối tượng khác nhau:
10. Nợ 311 Vay ngắn hạn
Nợ 341 Vay dài hạn
Nợ 331 Các khoản phải trả người bán
Nợ 334 Các khoản phải trả cho người lao động
Nợ 336 Các khoản phải trả nội bộ
Nợ 338 Các khoản phải trả khác
Nợ 333 Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
Nợ 338 Nhận cầm cố, ký quỹ ngắn hạn
Nợ 344 Nhận cầm cố, ký quỹ dài hạn
Nợ 411 Nguồn vốn kinh doanh
Có 112 Tiền gởi ngân hàng
Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng:
11. Nợ 112 Tiền gởi ngân hàng
Có 113 Tiền đang chuyển
Cuối kỳ, thu lãi tiền gởi ngân hàng:
12. Nợ 112 Tiền gởi ngân hàng
Có 515 Doanh thu hoạt động tài chính
Trả vốn góp hoặc trả cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn, chi các quỹ doanh nghiệp, bằng tiền gởi ngân hàng:
15. Nợ 411 Nguồn vốn kinh doanh
Nợ 421 Lợi nhuận chưa phân phối
Nợ 414 Quỹ đầu tư phát triển
Nợ 415 Quỹ dự phòng tài chính
Nợ 418 Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Nợ 419 Cổ phiếu ngân hàng
Có 112 Tiền gởi ngân hàng
Thanh toán các khoản làm giảm trừ doanh thu:
16. Nợ 521 Chiết khấu thương mại
Nợ 531 Hàng bán bị trả lại
Nợ 532 Giảm giá hàng bán
Nợ 3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Có 112 Tiền gởi ngân hàng
Chi bằng tiền gởi ngân hàng liên quan tới các khoản chi phí:
17. Nợ 623 Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ 627 Chi phí sản phẩm chung
Nợ 641 Chi phí bán hàng
Nợ 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ 635 Chi phí tài chính
Nợ 811 Chi phí khác
Nợ 133 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có 112 Tiền gởi ngân hàng
1.4 KẾ TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN
1.4.1 Khái niệm
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, Kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, Kho bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện để thanh toán nhưng chưa nhận được giấy báo của đơn vị được thụ hưởng.
1.4.2 Chứng từ hạch toán
Chứng từ sử dụng làm căn cứ hạch toán tiền đang chuyển gồm: phiếu chi, giấy nộp tiền, biên lai thu tièn, phiếu chuyển tiền v.v
1.4.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 113" Tiền đang chuyển"
D: Khoản tiền đang chuyển đầu kỳ
Các khoản tiền đã nộp vào ngân hàng, Kho bạc hoặc chuyển vào bưu điện nhưng chưa nhận được giấy báo
Kết chuyển vào các tài khoản có liên quan.
của ngân hàng hoặc đơn vị thụ hưởng
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
D: Khoản tiền đang chuyển cuối kỳ
Tài khoản 113 có 2 tài khoản cấp 2:
- TK 1131: Tiền Việt Nam
- TK 1132: Ngoại tệ
.
1.4.4 Nguyên tắc hạch toán
Kế toán phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, Kho bạc Nhà nước; đã gửi bưu điện chuyển qua các đơn vị khác; hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng đẻ chuyển trả cho các đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Có hay bản sao kê của ngân hàng.
Tiền đang chuyển xảy ra trong các trường hợp cụ thể sau:
- Thu tiền mặt hoặc sec nộp thẳng vào ngân hàng
- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho các đơn vị khác
- Thu tiền bán hàng nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước,
1.4.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Xuất quỹ tiền mặt gởi vào ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng:
1 Nợ 113 Tiền đang chuyển
Có 111 Tiền mặt
Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, thu các khoản doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập hoạt động khác, thu tiền nợ hoặc tiền ứng trước của khách hàng bằng tiền mặt bằng cách chuyển qua bưu điện hoặc sec nộp vào ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nhưng doanh nghiệp chưa nhận được tiền:
2 Nợ 113 Tiền đang chuyển
Có 511, 512 Doanh thu bán hàng và doanh thu nội bộ
Có 515, 711 Doanh thu tài chính, thu nhập khác
Có 3331 Thuế GTGT phải nộp ( nếu có)
Có 131 Phải thu của khách hàng
Làm thủ tục chuyển tiền mặt qua bưu điện hoặc chuyển tiền từ ngân hàng, Kho bạc Nhà nước để thanh toán các khoản nợ phải trả nhưng các chủ nợ chưa nhận được tiền:
3 Nợ 113 Tiền đang chuyển
Có 111, 112 Tiền mặt, tiền gởi ngân hàng
Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản tại ngân hàng, Kho bạc 4 Nợ 111, 112 Tiền mặt, tiền gởi ngân hàng
Có 113 Tiền đang chuyển
Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước báo Nợ về các khoản tiền đã chuyển để thanh toán các khoản nợ phải trả hoặc chi cho các chủ nợ đã nhận được tiền từ bưư điện:
5 Nợ 311, 315 Các khoản phải trả vay ngắn hạn, nợ đến hạn
Nợ 331, 333 Các khoản phải trả người bán, phải nộp Nhà nước
Nợ 336, 338 Các khoản phải trả nội bộ, phải trả khác
Có 113 Tiền đang chuyển
1.5 TỔNG QUAN VỀ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
1.5.1 Khái niệm
a. Tỷ giá hối đoái
Hối đoái (exchange)- là sự chuyển từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác, chẳng hạn chuyển đổi từ đồng tiền Việt Nam(VND) sang đồng tiền dollar Mỹ(USD)
Tỷ giá hối đoái(exchange rate) giữa hai đồng tiền chính là giá cả của đồng tiền này tính bằng một đơn vị của đồng tiền kia. Chẳng hạn, tỷ giá giữa USD và VND, viét là USD/VND, chính là số lượng VND cần thiết để mua 1USD
1.5.2 Nguyên tắc ghi nhận và xử lý
a. Nguyên tắc ghi nhận
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ kế toán. Việc qui đổi tiền tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch ( tỷ giá thực tế) tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán. Doanh nghiệp phải đồng thời theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản thuộc nhóm " Các khoản mục tiền tệ" và tài khoản 007" Ngoại tệ các loại".
Đối với " Các khoản mục tiền tệ ", khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ làm giảm các mục tiền tệ, phải thực hiện ghi sổ kế toán bằng đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán ( tỷ giá xuất ngoại tệ ; tỷ giá ghi nhận nợ). Ngược lại, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ làm tăng các khoản mục tiền tệ, phải thực hiện ghi sổ kế toán bằng đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch.
Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ ( tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính).
Trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam phải hạch toán theo tỷ giá thực tế mua, bán.
b. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái
b1. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của nghiệp vụ ngoại tệ trong kỳ
- Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp mới thành lập: Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế , riêng biệt trên bảng cân đối tài chính. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh cụ thể:
+ Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng được phân bổ dần vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ trong quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động
+ Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm được phân bổ dần vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá năm năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động
- Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh: Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính cụ thể:
+Đối với nợ phải thu: Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhâp tài chính trong kỳ, trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ
+Đối với nợ phải trả: Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập hoạt động tài chính trong kỳ, trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí hoạt động tài chính trong kỳ
- Thời kỳ giải thể, thanh lý doanh nghiệp
-+Đối với nợ phải thu: Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhâp thanh lý doanh nghiệp, trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí thanh lý doanh nghiệp
+Đối với nợ phải trả: Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập thanh lý doanh nghiệp, trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí thanh lý doanh nghiệp
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ do việc mua, bán ngoại tệ: Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ, trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ
b2. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
- Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư
- Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên một năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau: trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm, trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm
+ Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn: công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau: trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm, trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm.
+Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn: công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:
Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm
Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính
1.5.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản " Chênh lệch tỷ giá hối đoái" dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động đầu tư cơ bản ( giai đoạn trước hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó.
Tài khoản 413 " Chênh lệch tỷ giá"
Khoản chênh lệch làm giảm nguồn vốn đầu kỳ
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ
Xử lý chênh lệch tỷ giá khi có quyết định xử lý
Kết chuyển chênh lệch tỷ giá
Tổng số phát sinh nợ
Khoản chênh lệch làm giảm nguồn vốn đầu kỳ
Khoản chênh lệch làm tăng nguồn vốn đầu kỳ
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ
Xử lý chênh lệch tỷ giá khi có quyết định xử lý
Kết chuyển chênh lệch tỷ giá
Tổng số phát sinh có
Khoản chênh lệch làm tăng nguồn vốn đầu kỳ
Tài khoản 413 " Chênh lệch tỷ giá hối đoái" có 2 tài khoản cấp hai:
- Tài khoản 4131 " Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính"
- Tài khoản 4132 " Chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn đầu tư XDCB".
Ngoài ra, các tài khoản sau còn được sử dụng để kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái như tài khoản 242 " Chi phí trả trước dài hạn", tài khoản 3387" Doanh thu chưa thực hiện", tài khoản 515" Doanh thu hoạt động tài chính" và tài khoản 635" Chi phí tài chính".
1.5.4 Nguyên tắc hạch toán
Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh hạch toán vào tài khoản "Chênh lệch tỷ giá hối đoái", sau khi bù trừ kết chuyển ngay vào "Doanh thu hoạt động tài chính" hoặc "Chi phí tài chính" trong năm báo cáo.
Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động đầu tư XDCB phản ánh luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán, khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng được tính ngay, hoặc phân bổ tối đa là 5 năm vào "Doanh thu hoạt động tài chính" hoặc "Chi phí tài chính".
1.5.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp đang hoạt động . Khi bán hàng, cung cấp dịch vụ, phát sinh thu nhập khác bằng ngoại tệ:
1 Nợ 111, 112, 131, 136, 138 Tỷ giá giao dịch
Có 511, 512, 711 Tỷ giá giao dịch
Có 3331 (nếu có) Tỷ giá giao dịch
Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ:
2 Nợ 111 112 Tỷ giá giao dịch
Nợ 635 Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có 131, 136, 138 Tỷ giá ghi sổ kế toán (Tỷ giá ghi nhận nợ phải thu)
Có 515 Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái)
Mua hàng hoá , nhận dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:
3 Nợ 151, 152, 153, 156, 211, 213, 241, 611, 641, 642,
Tỷ giá giao dịch tại thời điểm phát sinh
Nợ 133 Tỷ giá giao dịch( nếu có)
Nợ 635 Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có 111, 112 Tỷ giá ghi sổ kế toán (Tỷ giá xuất ngoại tệ)
Có 515 Doanh thu tài chính lãi (lãi tỷ giá hối đoái)
Mua hàng hoá, nhận dịch vụ, vay ngắn hạn, vay dài hạn hoặc nhận nợ nội bộ bằng ngoại tệ:
4 Nợ 151, 152, 153, 156, 211, 241, 611, 641, 642,
Tỷ giá giao dịch tại thời điểm phát sinh
Nợ 111, 112 Tỷ giá giao dịch tại thời điểm phát sinh
Nợ 133 Tỷ giá giao dịch (nếu có)
Có 311, 331, 341, 342, 336,Tỷ giá giao dịch
Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, kế toán ghi:
5 Nợ 331, 311, Tỷ giá ghi sổ kế toán (tỷ giá ghi nhận nợ)
Nợ 341, 342, 336,Tỷ giá ghi sổ kế toán (tỷ giá ghi nhận nợ)
Nợ 635 Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có 111, 112 Tỷ giá ghi sổ kế toán (tỷ giá xuất ngoại tệ)
Có 515 Doanh thu tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
Mua hàng hoá, nhận dịch vụ, vay ngắn hạn, vay dài hạn hoặc nhận nợ nội bộ bằng ngoại tệ:
6 Nợ 151, 152, 153, 156, 211, 213, 241,Tỷ giá giao dịch
Nợ 133 ( nếu có) Tỷ giá giao dịch
Có 331, 311, 336 Tỷ giá giao dịch
Có 341, 342, Tỷ giá giao dich
Chú ý:
*Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh do đnáh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Ở thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ, do đó có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá.
- Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái:
Nợ 111, 112, 131, 136, 311, 315, 331,341, 342,
Có 4131 Chênh lệch tỷ giá của hoạt động kinh doanh
Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái:
Nợ 4131 Chênh lệch tỷ giá của hoạt động kinh doanh
Có 111, 112, 131, 136, 138, 311, 315, 331, 341, 342,
- Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên một năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau: trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm, trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái:
Nợ 131, 136, 311, 315, 331,341, 342,
Có 515 Chênh lệch tỷ giá của hoạt động kinh doanh
Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái:
Nợ 635 Chênh lệch tỷ giá của hoạt động kinh doanh
Có 111, 112, 131, 136, 138, 311, 315, 331, 341, 342,
Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó.
1.6 TỔNG QUAN VỀ CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC
1.6.1 Các khoản ứng trước
Các khoản ứng trước là những khoản tiền tạm ứng, tạm chi, tạm gửi theo những nguyên tắc riêng. Các khoản ứng trước thuộc vốn, tài sản của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi, phải xử lý. Đó là các khoản tiền tạm ứng cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đi công tác hoặc để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong sản xuất, kinh doanh như mua vật tư, thuê dịch vụ, vận chuyển, bốc xếp vật tư,; là các khoản chi đã phát sinh nhưng chưa được tính là chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc chi phí hoạt động khác trong kỳ hạch toán; là các khoản tiền, tài sản của doanh nghiệp đang gửi đi cầm cố, ký quỹ, ký cược ở các ngân hàng, Kho bạc, ở các đơn vị khác trong các quan hệ kinh tế, vay mượn.
Các khoản ứng trước bao gồm:
- Tài khoản 141 - Tạm ứng.
- Tài khoản 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn.
- Tài khoản 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
- Tài khoản 144 - Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.
- Tài khoản 244 - Cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn.
1.6.2 Nguyên tắc hạch toán các khoản ứng trước.
-Người nhận tạm ứng phải là cán bộ công nhận viên trong doanh nghiệp
-Các khoản chi đã phát sinh nhưng chưa được tính là chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc chi phí hoạt động khác trong kỳ hạch toán
- Các khoản tiền, tài sản của doanh nghiệp đang gửi đi cầm cố, ký quỹ, ký cược ở ngân hàng, Kho bạc, ở các đơn vị khác trong các quan hệ kinh tế, vay mượn.
-Khi hoàn thành công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập Bảng thanh toán tiền tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc để thanh toán dứt điểm từng lần tạm ứng theo từng khoản tạm ứng về số tiền tạm ứng đã nhận; số tạm ứng đã sử dụng và số chênh lệch ( nếu có). Khoản tiền tạm ứng sử dụng không hết phải nộp lại quỹ hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Khi số thực chỉ vượt quá số tiền tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ phải làm phiếu chi và xuất quỹ tiền mặt chỉ bổ sung cho người nhận tạm ứng.
1.6.3 Nhiệm vụ kế toán các khoản ứng trước
Kế toán các khoản ứng trước chủ yếu có số dư bên nợ, phát sinh tăng ghi bên nợ, phát sinh giảm ghi bên có.
Kế toán theo dõi chi tiết cấc khoản tạm ứng của từng đối tượng cụ thể, theo dõi các khoản chi phí trả trước để tiến hành phân bổ chi phí phù hợp với doanh thu trong kỳ.
Kế toán theo dõi các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn theo từng đối tượng cụ thể cho từng hợp đồng mua bán hàng hoá, hoặc ký quỹ đấu thầu,..
1.7 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TẠM ỨNG CHO NHÂN VIÊN
1.7.1 Khái niệm
Tạm ứng là khoản thuộc vốn bằng tiền ứng trước cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có trách nhiệm chi tiêu cho những mục đích nhất định thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động khác của doanh nghiệp, sau đó phải có trách nhiệm báo cáo thanh toán tạm ứng với doanh nghiệp.
1.7.2 Chứng từ hạch toán
a Chứng từ hạch toán
- Giấy đề nghị tạm ứng.
- Phiếu thu; Phiếu chi.
- Báo cáo thanh toán tạm ứng.
- Các chứng từ gốc: hoá đơn mua hàng, biên lai cước phí, vận chuyển
1.7.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 141 "Tạm ứng"
D: Số tiền tạm ứng chưa thanh toán
Số tiền đã tạm ứng cho CB- CNV của Các khoản tạm ứng đã thanh toán theo
doanh nghiệp số chi tiêu thực tế đã được duyệt
Chi thêm số tiền được thanh toán lớn Số tạm ứng chi không hết phải nộp
hơn số tiền đã tạm ứng lại quỹ hoặc khấu trừ lương
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
D: Số tiền tạm ứng chưa thanh toán
cuối kỳ
1.7.4 Nguyên tắc hạch toán
Phải theo dõi chi tiết tình hình nhận và thanh toán theo từng đối tượng nhận tạm ứng; từng lần nhận tạm ứng; từng khoản mục nhận tạm ứng để có các biện pháp xử lý kịp thời khi các đối tượng nhận tạm ứng không tuân thủ theo những quy định mà doanh nghiệp đã đề ra.
1.7.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Khi tạm ứng cho cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp:
1 Nợ 141 Tạm ứng
Có 111 Số tiền chi tạm ứng bằng tiền mặt
Có 112 Số tiền chi tạm ứng bằng tiền gởi ngân hàng
Khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc. Kế toán kiểm tra và chuyển các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ trên Bảng thanh toán tạm ứng đã được phê duyệt, tuỳ từng trường hợp, kế toán ghi nhận như sau:
Nếu số tiền tạm ứng bằng với số tiền thực chi được duyệt:
2 Nợ 151, 152 Chi phí phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu
Nợ 153, 156 Chi phí liên quan đến công cụ, dụng cụ, hàng hoá
Nợ 211, 213 Chi phí phát sinh liên quan tới tài sản cố định
Nợ 217 Chi phí liên quan đến bất động sản đầu tư
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có 141 Tạm ứng
Nếu số tiền tạm ứng nhiều hơn so với số tiền thực chi được duyệt, phần tạm ứng chi không hết nhập lại quỹ hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng:
3 Nợ 151, 152 Hàng mua đi trên đường, nguyên liệu nhập kho
Nợ 156, 611 Mua hàng hoá nhập kho
Nợ 153 Mua công cụ, dụng cụ nhập kho
Nợ 211, 213 Tài sản cố định hữu hình, vô hình
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Nợ 111 Số tiền nhập quỹ
Nợ 334 Trừ vào lương của người nhận tạm ứng
Có 141 Tạm ứng
Nếu số tiền thực chi được duyệt nhiều hơn so với số tiền tạm ứng, phần chi thực tế được duyệt vượt quá số tiền tạm ứng sẽ phải lập phiếu chi để chi bổ sung cho người nhận tạm ứng:
4 Nợ 151, 152 Chi phí phát sinh liên quan nguyên vật liệu
Nợ 153, 156 Chi phí phát sinh liên quan công cụ, hàng hoá
Nợ 211, 213 Chi phí phát sinh liên quan đến tài sản cố định
Nợ 217 Chi phí liên quan đến bất động sản đầu tư
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có 141 Tạm ứng
Có 111 Số tiền chi bổ sung
1.8 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC
1.8.1 Khái niệm
Chi phí trả trước là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan tới kết quả hoạt động chế biến, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán, nhiều niên độ kế toán, nên chưa thể tính hết vào chi phí chế biến, kinh doanh trong kỳ này mà tính vào hai hay nhiều kế toán tiếp theo.
Nội dung chi phí:
- Chi phí trả trước về thuê hoạt động tài sản cố định (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và tài sản cố định khác);
- Tiền thuê cơ sỏ hạ tầng đã trả trước;
- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động;
- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn;
- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiên chuẩn ghi nhận là tài sản cố định vô hình;
- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật;
- Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh họăc tổ chức lại doanh nghiệp;
- Lợi thế thương mại trong trường hợp mua lại doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại;
- Chi phí mua các loại bảo hiểm ( bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm xe, bảo hiểm tài sản,)và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả tiền một lần;
- Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều kỳ phải phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều kỳ tương ứng;
- Lãi mua hàng trả chậm, trả góp, lãi thuê TSCĐ thuê tài chính;
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần qua lớn, phân bổ dần;
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế đã phát sinh trong kỳ đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, nhưng trong kỳ không có hoặc có ít doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh ( hoặc doanh thu hoạt động tài chính) được kết chuyển một phần vào tài khoản " Chi phí trả trước" để phân bổ cho chi phí kỳ sau.
- Các khoản chi phí trả trước khác.
1.8.2 Nguyên tắc phân bổ chi phí trả trước
Hàng tháng hoặc định kỳ xác định mức phân bổ chi phí trả trước để tính vào các đối tượng chịu chi phí có liên quan. Mức phân bổ được xác định như sau:
Mức phân bổ = Chi phí trả trước thực tế phát sinh theo từng loại
cho từng kỳ Số kỳ dự kiến phân bổ
1.8.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 142 để phản ánh trả trước và tình hình phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, chế biến, kinh doanh hoặc kết quả kinh doanh.
Tài khoản 142 " Chi phí trả trước
Các khoản chi phí trả trước chờ phân
bổ hay chờ kết chuyển đầu kỳ
Các khoản chi phí trả trước phát sinh Phân bổ chi phí trả trước vào các đối
chờ phân bổ tượng chịu chi phí có liên quan
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp chờ kết chuyển để xác định quản lý doanh nghiệp vào tài khoản
kết quả kinh doanh 911 để xác định kết quả kinh doanh
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Các khoản chi phí trả trước chờ phân
bổ hay chờ kết chuyển cuối kỳ
Tài khoản 142 có 2 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 1421: Chi phí trả trước.
- Tài khoản 1422: Chi phí chờ kết chuyển.
Tài khoản 242 dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh của các niên độ kế toán sau.
Tài khoản 241 " Chi phí trả trước dài hạn"
Các khoản chi phí trả trước dài hạn
chưa tính vào chi phí hoạt động kinh
doanh của năm tài chính đầu kỳ
Chi phí trả trước dài hạn phát sinh trong Các khoản chi phí trả trước dài hạn
kỳ phân bổ vào chi phí hoạt động kinh
doanh trong kỳ
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Các khoản chi phí trả trước dài hạn
chưa tính vào chi phí hoạt động kinh
doanh của năm tài chính cuối kỳ
1.8.4 Nguyên tắc hạch toán
Kế toán hạch toán vào tài khoản "Chi phí trả trước" những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động của nhièu hạch toán trong năm tài chính hiện tại; hoặc những khoản chi phí phát sinh một lần có giá trị lớn, không thể tính hết cho một kỳ hạch toán.
Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước đã phát sinh; đã phân bổ vào chi phí chế biến, kinh doanh, vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán; và số chi phí trả trước còn lại chưa tính vào chi phí. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý;
1.8.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Khi phát sinh chi phí trả trước như chi phí thành lập doanh nghiệp; chi phí đào tạo nhân viên; chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu....
Nếu thời hạn phân bổ không vượt qua một niên độ kế toán:
1 Nợ 142 Chi phí trả trước
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có 111, 112 Tổng số tiền thực tế đã chi
Có 152, 153 Trị giá nguyên liệu và công cụ xuất kho
Có 331 Các khoản phải trả khách hàng phát sinh
Có 334, 338 Các khoản lương và trích theo lương phải trả
Nếu thời hạn phân bổ vượt quá một niên độ kế toán:
2 Nợ 242 Chi phí trả trước dài hạn
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có 111, 112 Tổng số tiền thực tế đã chi
Có 152, 153 Trị giá nguyên liệu và công cụ xuất kho
Có 331 Các khoản phải trả khách hàng phát sinh
Có 334, 338 Các khoản lương và trích theo lương phải trả
Định kỳ tiến hành phân bổ các chi phí trả trước này vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ:
3 Nợ 641, 642 Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 142, 242 Chi phí trả trước ngắn và dài hạn
Khi trả trước tiền thuê TSCĐ; thuê cơ sở hạ tầng theo phương thức thuê hoạt động và phục vụ hoạt động kinh doanh cho nhiều năm. Khi trả tiền thuê, căn cứ vào tổng số tiền thanh toán:
4 Nợ 242 Chi phí trả trước dài hạn
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có 111 Tổng số tiền thanh toán bằng tiền mặt
Có 112 Tổng số tiền thanh toán bằng tiền gởi ngân hàng
Định kỳ tiến hành phân bổ các chi phí trả trước này vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ:
5 Nợ 635 Chi phí hoạt động tài chính
Có 242 Chi phí trả trước dài hạn
Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn, phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong các kỳ khác nhau. Khi xuất công cụ, dụng cụ dạng phân bổ nhiều lần, kế toán ghi:
6 Nợ 142, 242 Chi phí trả trước, chi phí trả trước dài hạn
Có 153 Trị giá công cụ- dụng cụ xuất dùng
Đồng thời, tiến hành phân bổ lần đầu và các lần tiếp theo vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ:
7 Nợ 627 Chi phí sản xuất chung
Nợ 641 Chi phí bán hàng
Nợ 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 142, 242 Chi phí trả trước, chi phí trả trước dài hạn
Khi báo hỏng, báo mất công cụ, dụng cụ hoặc hết thời hạn sử dụng thep quy định, kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại của công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh sau khi trừ phế liệu thu hồi và khoản bồi dưỡng vật chất nếu có.
8 Nợ 152 Nguyên, vật liệu (Giá trị phế liệu thu hồi - Nếu có)
Nợ 1388 Phải thu khác ( Khoản bồi thường vật chất - Nếu có)
Nợ 627 Số phân bổ còn lại tính vào chi phí sản xuất chung
Nợ 641 Số phân bổ còn lại tính vào chi phí bán hàng
Nợ 642 Số còn lại tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 142, 242 Chi phí trả trước (Giá trị còn lại công cụ)
Đối với trường hợp mua tài sản có định(TSCĐ) theo phương thức trả chậm, trả góp, lãi thuê tài sản cố định, thuê tài chính
9 Nợ 211 TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - giá mua trả tiền ngay)
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Nợ 242 Chi phí trả trước dài hạn. Phần lãi trả chậm là chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuê GTGT (nếu có)
Có 331 Phải trả người bán (Tổng số tiền phải trả)
Định kỳ thanh toán tiền cho người bán:
10 Nợ 331 Phải trả người bán
Có 111 Số tiền phải trả định kỳ bằng tiền mặt (gồm giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ)
Có 112 Số tiền phải trả định kỳ bằng chuyển khoản (giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ)
Đồng thời phản ánh số tiền lãi trả chậm, trả góp từng kỳ tính vào chi phí tài chính trong kỳ:
11 Nợ 635 Chi phí tài chính
Có 242 Chi phí trả trước dài hạn (Lãi trả chậm, trả góp định kỳ)
1.9 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CẦM CỐ, KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ
1.9.1 Khái niệm
a. Cầm cố tài sản
Cầm cố là hình thức bảo đảm nợ mà theo đó con nợ giao cho chủ nợ cả tài sản hiện vật cùng giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Tài sản đem cầm cố thường là các động sản như hàng háo, máy móc, xe cộ các loại tài sản có thẻ du chuyển dễ dàng.
b. Ký cược
Ký cược là khoản tiền doanh nghiệp đặt cược khi thuê, mượn tài sản theo yêu cầu của bên cho thuê nhằm mục đích ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng tốt tài sản đi thuê và hoàn trả tài sản thuê đúng thời hạn.
c. Ký quỹ
Đó là số tiền hoặc tài sản gửi trước để làm tin trong các quan hệ mua bán, nhận làm đại lý bán hàng, hoặc tham gia đấu thầunhằm đảm bảo được sự tin cậy giữa đôi bên và ràng buộc trách nhiệm của các bên có liên quan trong việc thực hiện đúng hợp đồng đã ký. Số tiền hoặc tài sản gởi làm tin gọi là tiền ký quỹ. Tiền ký quỹ thông thường do người có hàng bán yêu cầu bên mua hàng hoặc nhận làm đại lý phải ký quỹ trước khi nhận hàng. Trong trường hợp bên ký quỹ không thực hiện đúng hợp đồng sẽ bị phạt trừ vào tiền ký quỹ.
1.9.2 Chúng từ sử dụng
- Phiếu thu; Phiếu chi.
- Giấy báo nợ, giấy báo có.
- Biên nhận tài sản.
- Các chứng từ gốc khác có liên quan,
1.9.3 Tài sản sử dụng
Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 144 - để phản ánh các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Tài khoản 144 "Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn"
Giá trị tài sản hoặc số tiền còn đang
ký cược, ký quỹ ngắn hạn đầu kỳ
Giá trị tài sản mang đi cầm cố và số tiền Giá trị tài sản cầm cố số tiền ký cược,
đã ký cược, ký quỹ ngắn hạn. ký quỹ ngắn hạn đã được nhận lại hoặc
dùng để thanh toán
Khoản bị phạt trừ vào tiền ký quỹ do
không thực hiện đúng hợp đồng
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Giá trị tài sản còn cầm cố hoặc số tiền
còn đang ký cược, ký quỹ ngắn hạn
cuối kỳ.
Kế toán tổng hợp sử dụng tài chính 244 - để phản ánh các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn.
Tài khoản 244 "Thế chấp, ký cược, ký quỹ dài hạn"
Giá trị tài sản hoặc số tiền còn đang ký
cược, ký quỹ dài hạn đầu kỳ
Giá trị tài sản mang đi cầm cố và số tiền Giá trị tài sản cầm cố và số tiền ký cược,
đã ký cược, ký quỹ dài hạn ký quỹ dài hạn đã được nhận lại hoặc
dùng để thanh toán
Khoản bị phạt trừ vào tiền ký quỹ do
không thực hiện đúng hợp đồng
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Giá trị tài sản còn cầm cố hoặc số tiền
còn đang ký cược, ký quỹ dài hạn cuối
kỳ.
1.9.4 Nguyên tắc hạch toán
Đối với tài sản đưa đi cầm cố, ký quỹ, ký cược, nếu thời hạn dưới một năm đựơc phản ánh vào tài khoản "Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn" theo giá đã ghi sổ kế toán của doanh nghiệp. Khi xuất tài sản mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cược theo giá nào thì khi thu về ghi theo giá đó.
Tài khoản "Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn" và " Ký quỹ, ký cược dài hạn" dùng để phản ánh các khoản tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn và dài hạn tại ngân hàng, công ty tài chính, Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng, các đơn vị có quan hệ kinh tế,
Chỉ hạch toán vào tài khoản" Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn" những khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược phát sinh trong một niên độ tài chính.
1.9.5 Khi doanh nghiệp xuất tiền hoặc tài sản cố định của mình đi cầm cố, ký quỹ, ký cược, nếu doanh nghiệp dùng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng để ký quỹ, ký cược:
1 Nợ 144 Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ 244 Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn
Có 111, 112 Số tiền mang đi ký quỹ, ký cược
Nếu doanh nghiệp dùng tài sản cố định để cầm cố, ghi:
2 Nợ 144 Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn (Giá trị còn lại)
Nợ 244 Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn (Giá trị còn lại0
Nợ 214 Hao mòn TSCĐ
Có 211 Nguyên giá TSCĐ hữu hình
Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, bị phạt vi phạm hợp đồng và bị trừ vào tiền ký quỹ, ký cược:
3 Nợ 811 Chi phí khác (số tiền bị phạt)
Có 144 Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có 244 cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn
Nếu doanh nghiệp không thanh toán tiền bán hàng cho người có hàng gửi bán, người gửi bán sẽ trừ vào số tiền đã ký quỹ:
4 Nợ 331 Phải trả người bán (số tiền bị trừ)
Có 144 Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có 244 Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn
Khi nhận lại tài sản cầm cố hoặc tiền ký quỹ, ký cược, nếu nhận lại số tiền đã ký quỹ, ký cược, kế toán ghi:
5 Nợ 111 Số tiền mặt nhận về sau khi trừ các khoản phạt, bị trừ
Nợ 112 Nhận tiền gởi ngân hàng sau khi trừ các khoản phạt
Có 144 Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có 244 Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn
Nhận lại tài sản cố định đã cầm cố, ghi :
6 Nợ 211 Nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Có 144 Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có 244 Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn
Có 214 Hao mòn tài sản cố định
CHƯƠNG 2
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁC
2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP
2.1.1 Hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính là các hoạt động có liên quan đến việc huy động, khai thác, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
“Đầu tư là hoạt động bỏ vốn ở hiện tại nhằm mục đích sinh lợi ở tương lai”.
Đầu tư tài chính là hoạt động khai thác, sử dụng nguồn lực,tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhằm tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2 Phân loại hoạt động tài chính
a. Phân loại theo thời hạn đầu tư
- Đầu tư ngắn hạn : là những khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn trong vòng 12 tháng tới hoặc trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường.
- Đầu tư dài hạn : là những khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn sau 12 tháng tới trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường.
b. Phân loại theo lĩnh vực đầu tư
Tuỳ thuộc vào loại hình hoạt động đầu tư, có thể liệt kê một số lĩnh vực hoạt động tài chính chủ yếu sau :
- Hoạt động đầu tư vào công ty con.
- Hoạt động góp vốn liên doanh .
- Hoạt động đầu tư vào công ty liên kết
- Hoạt động đầu tư chứng khoán
- Hoạt động cho vay vốn
- Các hoạt động tài chính khác.
2.1.3 Giới thiệu loại hình hoạt động đầu tư theo lĩnh vực đầu tư
a. Hoạt động đầu tư vào công ty con
Công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều công ty con. Công ty bao gồm công ty mẹ và các công ty con được gọi là tập đoàn.
Hoạt động đầu tư vào công ty con bao gồm :
- Cổ phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ xác nhận vốn góp của công ty mẹ vào công ty con hoạt động theo loại hình công ty cổ phần. Cổ phiếu có thể bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
- Khoản đầu tư vào công ty con hoạt động theo loại hình công ty Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác.
b. Hoạt động góp vốn kinh doanh
Liên doanh là thoả thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh. Hoạt động liên doanh có thể tồn tại dưới các hình thức sau :
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát.
- Hợp đồng liên doanh dưới hình thức lập cơ cở kinh doanh đồng kiểm soát.
c. Đầu tư vào công ty liên kết
Khoản đầu tư được xác định là đầu tư vào công ty liên kết khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50% vốn chủ sở hữu (từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác)
d. Hoạt động đầu tư chứng khoán: Hoạt động đầu tư chứng khoán là các hoạt động bỏ vốn ra đầu tư vào các loại chứng khoán khác nhau để hưởng cổ tức hoặc bán chúng lại trên thị trường chứng khoán(Security Market ) để kiếm lời
Có rất nhiều loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường tài chính, bao gồm : trái phiếu , chứng khoán cầm cố bất động sản và cổ phiếu
Trái phiếu là chứng nhận nợ dài hạn do công ty hoặc chính phủ phát hành để huy động vốn tài trợ cho hoạt động của mình.
Chứng khoán cầm cố bất động sản là loại chứng nhận nợ dài hạn được tạo ra nhằm tài trợ cho việc mua bất động sản.
Cổ phiếu (còn gọi là chứng khoán vốn) là chứng nhận đầu tư và sở sữu một phần trong công ty cổ phần.
Các loại khác: tín phiếu Kho bạc, Chứng chỉ tiền gửi,
e. Hoạt động cho vay vốn
Hoạt động cho vay vốn là khoản đầu tư tài chính bằng cách cho vay tiền, hang hoá, vật tư để thu lãi khi doanh nghiệp có các tài sản này nhàn rỗi. Lãi suất cho vay, thời hạn vay, phương thức thanh toán tiền lãi và vốn gốc đều tuỳ thuộc vào sự thoat thuận của đôi bên và được thể hiện cụ thể trên các hợp đồng hoặc khế ước cho vay vốn.
f. Các hoạt động tài chính khác
Các hoạt động tài chính khác bao gồm hoạt động cho thuê tài sản, mua bán ngoại tệ
2.1.4 Hoạt động khác
Hoạt động khác là các hoạt động xảy ra không thông thường trong doanh nghiệp, doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng thực hiện.
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
2.2.1 KHÁI NIỆM
Đầu tư chứng khoán là hoạt động đầu tư tài chính dùng vốn nhàn rỗi để mua các loại chứng khoán nhằm mục đích hưởng lãi hoặc chia sẽ lợi íc và cả trách nhiêm với doanh nghiệp khác cũng như sửng dung chứng khoán làm đối tượng kinh doanh. Chứng khoán bao gồm : Cổ phiếu và trái phiếu.
CHỨNG TƯ SỬNG DUNG
-Phiếu thu, phiếu chi.
-Giấy báo nợ, giấy báo có
2.2.3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 121” Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Trị giá chứng khgoán ngắn hạn doanh nghiệp đang nắm giữ
Trị giá chứng khoán ngắn hạn mua vào hoặc chuyển đổi từ chứng khoán đầu tư dài hạn
Trị giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn chuyển nhượng, đáo hạn hoặc được thanh toán
Tổng số phát sinh nợ
Tống số phát sinh có
Tr ị gi á chứng khoán đầu tư ngắn hạn doanh ghiệp đang nắm giữ
T ài khoản 121 c ó 2 tài khoản cấp 2:
- TK 1211: Cổ phiếu
- TK 1212 : Trái phiếu tín phiếu kỳ phiếu
T ài kho ản “Đầu tư ngắn hạn khác” dùng để phản ảnh số hiện có và tình hình biến động của cá tài khoản đầu tư ngắn hạn khác hoặc cho vay vốn mà thời hạn thu hồi không quá một năm.
Tài khoản 128” Đầu tư ngắn hạnkhác”
Giá trị khoản đầu tư ngắn hạn
khác hiện còn tại doanh nghiệp
Gía trị các khỏan đầu tư ngắn Giá trị các khoản đầu tư ngắn
hạn khác tăng hạn khác giảm
Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có
G ía trị khoản đầu tư ngắn hạn
khác hiện còn tại doanh nghiệp
T ài khoản 128 có 2 t ài khoản cấp 2:
- Tk 1281 : “Tiền gởi có kỳ hạn”
- Tk 1288 : “Đầu tư ngắn hạn khác
Tài khoản “Đầu tư dài hạn khác” dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại đầu tư tài chính dài hạn khác ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết ,cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
Tài khoản 228 “Đầu tư dài hạn khác”
Giá trị các khoản đầu tư
ài hạn khác hiện có của
doanh nghiệp
Gíá trị các khoản đầu tư dài Giá trị các khoản đầu tư ngắn
hạn khác tăng hạn khác giảm
Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có
Giá trị các khoản đầu tư
dài hạn khác hiện có của
doanh nghiệp
Các khoản đầu tư dài hạn khác bao gòm :các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác mà doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể hoặc không có quyền kiểm soát (nắm giữ ít hơn 20% biểu quyết), đầu tư trái phiếu, cho vay vốn, các khoản đầu tư khác, mà thời gian nám giữ, thu hoài hoặc thanh toán trên một năm. Đầu tư dài hạn khác đươc phân chia thành đầu tư chứng khoán dài hạn và đâu tư dài hạn khác.
Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2 :
Tài khoản 2281 “Cổ phiếu”.
Tài khoản 2282 “Trái phiếu”.
Tài khoản 2283 “đầu tư dài hạn khác”.
2.2.4 NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN
Chứng khoán đầu tư ngắn hạn,dài hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá thực tế mua chứng khoán (gia gốc), bao gồm giá mua cộng chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tn, thúe, lệ phí và phí ngân hàng.
Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gòm cả những chứng khoán dài hạn được mua vào để bán ở thị trường chứng khoán mà có thể thu hồi vốn trong thời hạn không quá một năm.
Cuối niên độ kế toán, khi giá thị trường của chứng khoán đàu tư ngắn hạn bị giảm xuống thấp hơn giá gốc thì kế toán phải lập dự phòng giảm giá đàu tư ngắn hạn theo quy định của chế độ tàichính hiện hành.
Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn mà đơn vị đang nắm giữ theo từng loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán có giá trị khác, theo từng đối tác đầu tư, theo mệnh giá và giá mua thực tế.
Trong các trường hợp góp vốn liên kết kinh tế ngắn hạn, dài hạn bằng tiền hoặc hiện vật, giá trị góp vốn liên kết kinh tế được tính theo giá thỏa thuận của các bên tham gia liên kết đối với tài sản dùng làm vốn góp. Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng khoản đầu tư tài chính, từng hợp đồng, vụ việcliên kết kinh tế.
Tính toán và thanh toán kịp thời mọi khoản lãi về cổ phiếu, trái phiếu khi đến kỳ hạn. Lãi cổ phiếu, trái phiếu được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hàng năm của danh nghiệp.
2.2.5 PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU
Khi mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn, hoặc góp vốn vào công ty khác (nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyến của doanh nghiệp khác), căn cứ vào giá mua và các chi phí thực té phát sinh có liên quan đến việc mua các chứn khoán này như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế,lệ phí và phí ngân hàng, ghi:
1. Nợ 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ 228: Đầu tư dài hạn khác
Có 111: Tổng số tiền phải thanh toán bằng tiền mặt
Có 112: Tổng số tiền phải thanh toán bằng chuyển khoản
Có 141: Tổng số tiền phải thanh toán bằng tạm ứng
Có 331: Tổng số tiền phải thanh toán cho khách hàng
Định kỳ thu lãi từ hoạt động đàu tư chứng khoán, nếu dùng tiền lãi mua bổ sung chứng khoán các loại, kếtoán ghi :
2. Nợ 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ 228: Đầu tư dài hạn khác
Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Nếu nhận tiền lãi về mà không mua bổ sung chứng khoán các loại :
3. Nợ 111: Tổng số tiền lãi thu bằng tiền mặt
Nợ 112: Tổng số tiền lãi thu bằng tiền gởi ngân hàng
Nợ 131: Tổng số tiền lãi phải thu cụkhách hàng
Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Nếu doanh nghiệp nhận lãi đầu tư bao gồm các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi donh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó được ghi giảm trị giá khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu; chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đàu tư này mới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ :
4. Nợ 111: Tổng số tiền lãi thu được bằng tiền mặt
Nợ 112: Tổng số tiền lãi thu được bằng tiền gởi ngân hàng
Nơ: 131: Tổng số tiền phải thu của khách hàng
Có 121: Phần tiền lãi dồn tính trước khi doanh nghiệp mua
lại khoản đầu tư đó
Có 228: Phần tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua
lại khoản đầu tư đó
Có 515: Phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại
khoản đầu tư nay.
Các chi phí phát sinh liên quan đến viêc đầu tư chứng khoán :
5. Nợ 635: Chi phí tài chính
Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trư (nếu có)
Có 111: Tổng số tiền phải thanh toán bằng tiền mặt
Có 112: Số tiền phải thanh toán bằng chuyển khoản
Có 3388: Tổng số tiền phải thanh toán
Khi chuyển nhượng chứng khoán, căn cứ vào giá thực tế bán chứng khoán, nếu giá bán cao hơn giá gốc chứng khoán đã ghi nhận (có lãi)
6. Nợ 111: Số tiền thu được do bán chứng khoán bằng tiền mặt
Nợ 112: Số tiền thu bằng chuyển khoản do bán chứng khoán
Nợ 131: Số tiền phải thu khách hàng do bán chứng khoán
Có 121: Gía gốc chứng khoán ngắn hạn
Có 228: Gía gốc chứng khoán dài hạn
Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Nếu giá bán thấp hơn ghía gốcchứng khoán đã ghi nhận (bị lỗ), ghi:
7. Nợ 111: Số tiền thu được do bán chừng khoán bằng tiền mặt
Nợ 112: Số tiền thu bằng chuyển khoản do bán chưng khoán
Nợ 131: Số tiền phải thu khách hàng do bán chứng khoán
Nợ 635: Chi phí tài chính
Có 121: Gía gốc chứng khoán ngắn hạn
Có 228: Gía gốc chứng khoán dà hạn
Khi thu hồi hoặc thanh lý chứng khoán, ghi :
8. Nợ 111: Số tiền thu được do thu hồi thah lý bằng tiền mặt
Nợ 112: Số tiền thu hồi được do thanh lý bằng chuyển khoản
Nợ 131: Số tiền thu hồi khách hàng do thu hồi thanh lý
Có 121: Gía gốc chừng khoán ngắn hạn
Có 228: Gía gốc chứng khoán dài hạn
Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Khi chuyển đổi chứng khoán đầu tư dài hạn thành chứng khoán đầu tư ngắn hạn, kế toán ghi :
9. Nợ 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có 228: Đầu tư dài hạn khác
Khi doanh nghiệp mua cổ phiếu hoặc góp vốn cho các đơn vị khác (nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết của doanh nghiệp khác), căn cứ vào chứng từ ghi tiền và cổ phiếu đã mua :
10. Nợ 228: Đầu tư dài hạn khác
Có 111: Mua cổ phiếu hoặc góp vốn bằng tiền mặt
Có 112: Mua cổ phiếu, góp vốn bằng chuyển khoản
Đồng thời mở sổ chi tiết theo dõ từng loại cổ phiếu, vốn góp.
Khi mua trái phiếu can cứ vào chứng từ ghi tiền và trái phiếu đã mua :
11. Nợ 228: Đầu tư dài hạn khác
Có 111: Mua trái phiếu bằng tiền mặt
Có 112: Mua trái phiếu bằng chuyển khoản
Trường hợp nhận lãi trái phiếu, cổ phiếu định kỳ, khi nhận được lợi nhuận, cổ tức hoặc xác định số lợi nhuận, cổ tư cs phải thu :
12. Nợ 111: Nhận lãi bằng tiền mặt
Nợ 112: Nhận lãi bằng tiền gởi ngân hàng
Nợ 131: Thông bào nhận lãi nhưng chưa nhận được tiền
Nợ 228: Đầu tư dài hạn khác
Có 515: Doanh thu hoạt đọng tài chính
Nếu có chi phí phát sinh về thông tin, môi giới, giao dịch mua bán, trong quá trình đầu tư chứng khoán :
13. Nợ 635: Chi phí tài chính
Có 111: Chi phí phát sinh thanh toán bằng tiền mặt
Có 112: Chi phí phát sinh trả bằng chuyển khoản
Khi thanh toán trái phiếu đến hạn, kế toán ghi:
14. Nợ 111: Trái phiếu đến hạn nhận bằng tiền mặt
Nợ 112: Trái phiếu đến hạn nhận bằng tiền gởi ngân hàng
Có 228: Đầu tư dài hạn khác (số tiền gốc)
Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính (số tiền lãi)
Trường hợp cần vốn, doanh nghiệp phải thanh toán trái phiếu hết hạn không lấy lãi hoặc nhượng bán với giá thu hồi đủ vốn gốc, hoặc chịu lỗ :
15. Nợ 111: Trái phiếu đến hạn nhận bằng tiền mặt
Nợ 112: Trái phiếu đến hạn nhận bằng tiền gởi ngân hàng
Nợ 635: Chi phí hoạt đọng tài chính (chênh lệch số tiền thu được
nhỏ hơn giá vốn đầu tư chứng khoán)
Có 228: Đầu tư dài hạn khác (số tiền gốc)
Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch số tiền
Thu được lớn hơn giá vốn đầu tư chứng khoán)
Khi cho đơn vị khác vay vốn có thời hạn thu hồi trên một năm :
16. Nợ 228: Đầu tư dài hạn khác
Có 111: Cho đơn vị khác vay vốn bằng tiền
Có 112: Cho đơn vị khác vay vốn bằng chuyển khoản
Định kỳ tính và cho thu lãi cho vay vốn, kế toán ghi:
17. Nợ 111: Nhận lãi bằng tiền mặt
Nơ: 112: Nhận lãi bằng chuyển khoản
Nợ 131: Thông bào nhận lãi nhưng chưa nhận được tiền
Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính (Chi tiết về lãi cho
vay vốn)
Thu hồi vốn cho vay :
17. Nợ 111: Số tiền gốc và lãi cho vay nhận bằng tiền mặt
Nợ 112: Số tiền gốc và lãi cho vay nhận bằng chuyển khoản
Có 228: Đầu tư dài hạn khác (số tiền gốc)
Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính (số lãi)
2.3 KẾ TOÁN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON
2.3.1 Khái niệm (mục 2.1.3)
2.3.3 Chứng từ hạch toán
- Phiếu thu, phiếu ghi.
- Giấy báo nợ, giấy báo có.
- Các chứng từ gốc khác có liên quan,
2.3.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con” dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động khoản đầu tư vốn vào công ty con.
Tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con”
Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào
công ty con hiện có của công ty mẹ
Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con tăng công ty con giảm
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào
công ty con hiện có của công ty mẹ
Tài khoản này có 2 tài khoản cấp hai :
Tài khoản 2211 “Đầu tư cổ phiếu”.
Tài khoản 2212 “Đầu tư khác”.
2.3.4 Nguyên tắc hạch toán
Vốn đầu tư vào công ty con phải được phản ánh theo giá gốc. Gía gốc của khoản đầu tư vào công ty con bao gồm giá mua cộng với các chi phí mua hàng (nếu có) như : chi phí môi giới, chi phí giao dịch, lệ phí, thuế và phí ngân hàng,
Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty con theo mệnh giá, giá thực tế mua cổ phiếu, chi phí thực tế đầu tư vào các công ty con,
Phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ công ty con (lãi cổ phiếu, lãi kinh doanh, lợi nhuận được chia) vào thu nhập hoạt động tài chính của năm tài chính vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.
2.3.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Khi công ty Mẹ mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc đầu tư vào cty con, kế toán căn cứ vào các chứng từ mua, chi phí mua, ghi:
Nợ TK 221
Có TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán
Đồng thời mở sổ chi tiết theo dõi từng loại chứng khoán: Mệnh giá, lãi suất, thời hạn, phương thức phát hành, thanh toán ...
2. Nhận lãi định kỳ về cổ phiếu, trái phiếu
Nợ TK 111, 112, 131:
Nợ TK 221 Bổ sung đầu tư tiếp
Có TK 515: Lãi do đầu tư
3. Nếu trong quá trình đầu tư có chi phí phát sinh: Lệ phí, môi giới, thuế, phí ngân hàng
Nợ TK 221: Đầu tư vào công ty con
Có TK 111, 112, ...
4. Khi nhận được thông báo về cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con,ghi:
Nợ TK 111, 112,
Có TK 221 Giá gốc
Có TK 515 Lãi
5. Khi nhượng bán chứng khoán (chưa đến hạn)
+ Nếu giá bán > giá gốc:
Nợ TK 111, 112, Giá thanh toán
Có TK 221 Giá gốc
Có TK 515 Chênh lệch
+ Nếu giá bán < giá gốc
Nợ TK 111, 112, Giá bán
Nợ TK 635 Chênh lệch
Có TK 221 Giá gốc
2.4 KẾ TOÁN VỐN GÓP LIÊN DOANH
2.4.1 Khái niệm
Góp vốn liên doanh là một hoạt động đầu tư tài chính mà doanh nghiệp đầu tư vốn vào một doanh nghiệp khác để nhận kết quả kinh doanh và cùng chịu rủi ro (nếu có) theo tỷ lệ góp vốn. Căn cứ vào thời gian tham gia liên doanh đã ký kết, hoạt động liên doanh chia làm 2 loại :
Hoạt động liên doanh ngắn hạn : theo đó thì thời gian hợp tác dưới một năm để thực hiện các hợp đồng ngắn hạn như sản xuất một mậưt hàng theo thời vụ, mua bán một vài chuyến hàng hoá
Hoạt động liên doanh dài hạn : thời hạn liên doanh trên một năm và do vậy vốn góp có thời hạn thu hồi lại dài hơn một năm. Hoạt động liên doanh dài hạn là hoạt động liên doanh phổ biến ở nước ta.
2.4.2 Chứng từ hạch toán
- Phiếu thu, phiếu chi.
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.
- Các chứng từ khác có liên quan,
2.4.3 Tài khoản hạch toán
Tài khoản 222 “ Vốn góp liên doanh”
Giá trị vốn góp liên doanh dài hạn hiện
có
Giá trị vốn góp liên doanh tăng do góp Giá trị vốn góp liên doanh giảm
vốn,dùng thu nhập góp vốn chia bổ sung do thu hồi vốn góp.
giá trị vốn góp.
Khoản thiệt hại do thu hồi không đủ vốn góp được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính.
Tổng số phát sinh nợ Tổng nợ phát sinh có
Giá trị góp vốn liên doanh dài hạn hiện
có.
2.4.4 Nguyên tắc hạch toán
. Các bên tham gia liên doanh phải mở sổ kế toán để ghi chép và phản ánh trong báo cáo tài chính của mình các nội dung phù hợp với quy định của chế độ hiện hành theo từng hình thức góp vốn liên doanh (hình thức Ttài sản đồng kiểm soát, hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát )
2.4.5 phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Khi góp liên doanh bằng tiền vào cơ sở KD đồng kiểm soát:
Nợ TK 222: Vốn góp liên doanh
Có TK 111, 112...
Nếu góp bằng ngoại tệ thì chênh lệch giữa tỷ giá thực tế với tỷ giá xuất được hạch toán vào bên nợ TK 635 hay bên có TK 515
2. Góp liên doanh bằng vật tư, hàng hoá vào cơ sơ KD ĐKS thì các bên phảo đánh giá lại:
Nợ TK 222:Vốn góp LD (theo giá đánh giá lại)
Có TK 152, 153, 155, 156(giá trị ghi sổ kế toán)
Phần chênh lệch giữa giá trị được đánh giá với giá xuất kho được hạch toán vào tài khoản 811 hoặc 711
3. Góp liên doanh bằng tài sản cố định
Nợ TK 214
Nợ TK 222
Có TK 211, 213
Phần chênh lệch giữa giá trị được đánh giá với giá trị còn lại của TSCĐ được hạch toán vào tài khoản 711 hoặc 811
4. Các chi phí phát sinh trong quá trình liên doanh:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 152, 334, 214 ...
5. Thu nhập liên doanh được chia
Nợ TK 111, 112: Nhận vê bằng tiền
Nợ TK 221 Bổ sung vốn góp
Có TK 515: Doanh thu HĐTC
6. Thu hồi vốn góp liên doanh bằng tiền, hàng hoá
Nợ TK 111, 112, 131, 156
Có TK 222
7. Thu hồi vốn góp liên doanh bằng TSCĐ
Nợ TK 211 Giá trị khi mang về
Nợ TK 635 Chênh lệch do thua lỗ
Có TK 222
Có TK 515 Chênh lệch nếu lãi
2.5 HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN KẾT
2.5.1 Khái niệm
Công ty liên kết là công ty, trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư.
2.5.2 Chứng từ hạch toán
- phiếu thu, phiếu chi.
- Giấy báo nợ, giấy báo có.
- Các chứng từ khác có liên quan,
2.5.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 223 “Đầu tư vào công ty liên kết” dung để phản ánh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết và tình hình biến động tăng, giảm của khoản đầu tư đó.
Tài khoản 223 “Đầu tư vào công ty liên kết”
Giá gốc khoản đầu tư vào công ty
liên kết hiện đang nắm giữ đầu kỳ
Giá gốc khoản đầu tư được mua tăng
Giá gốc khoản đầu tư giảm do thu được các khoản lợi ích ngoài cổ tức và lợi nhuận được chia.
Giá gốc khoản đầu tư giảm do bán, thanh lý một phần hoặc toàn bộ khoản đầu đầu tư
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Giá gốc khoản đầu tư vào công
tyliên kết hiện đang nắm giữ
cuối kỳ
2.5.5 Phương pháp kế toán một số doanh nghiệp chủ yếu
1. Khi đầu tư vào công ty liên kết
Nợ TK 223
Nợ TK 214
Có TK 111, 112, 152, 153, 211, 213
Chênh lệch đánh giá lại tài sản phản ánh vào TK 811 hoặc 711
2. Các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 152, ...
3. Thu nhập đầu tư được chia
Nợ TK 111, 112, 138, 156
Nợ TK 223 Bổ sung vốn góp
Có TK 515
4. Nhận được các khoản khác từ công ty liên kết hạch toán giảm trừ giá gốc đầu tư:
Nợ TK 111, 112, 131, 156
Có TK 223
5. Thu hồi vốn góp liên doanh bằng TSCĐ
Nợ TK 211 Giá trị khi mang về
Nợ TK 635 Chênh lệch
Có TK 223
KẾ TOÁN DỰ PHÒNG TỔN THẤT CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI
CHÍNH
2.6.1 KHÁI NIỆM
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính là dự phòng phần giá trị bị
tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá;giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ.
2.6.2 ĐIỀU KIỆN LẬP DỰ PHÒNG
- Dự phòng phải được lập vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo kế toán (khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá thường xuyên của các chứng khoán so với giá gốc ghi trên sổ kế toán).
2.6.3 TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
Tài khoản 129 “Dự phòng giảm giá đàu tư ngắn hạn” Các khỏan này dùng để phản ánh số hiệu và tình hình biến động các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn .
Tài khoản 129 “dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”
Giá trị dự phòng giảm giá đầu tư
ngắn hạn hiện có tại doanh nghiệp đầu kỳ
Hoàn nhập dự phòng giảm Trích lập (kẻ cả trích lập lần đầu và trích lập
Giá đầu tư ngắn hạn bổ sung)dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có
Giá trị dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
hiện có tại doanh nghiệp cuối kỳ
Tài khoản 229 “Dự phòng giảm giá đàu tư dài hạn” Các khoản này dùng để phản ánh số hiệu có và tình hình biến động các khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
Tài khoản 229 “dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn”
Giá trị dự phòng giảm giá đầu tư
dài hạn hiện có tại doanh nghiệp đầu kỳ
Hoàn nhập dự phòng giảm Trích lập (kẻ cả trích lập lần đầu và trích lập
Giá đầu tư dài hạn bổ sung)dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có
Giá trị dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
hiện có tại doanh nghiệp cuối kỳ
NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN
- Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi phải lập dự phòng giảm giá cho các loại đầu tư dài hạn khi cần thiết nhằm ghi nhận trước khoản tổn thất có thể xảy ra do những nguyên nhân khách quan.
- Mức lập dự phòng:
Mức lập dự phòng năm KH
=
Số lượng chứng khoán bị giảm giá
x
Giá gốc chứng khoán đang ghi sổ
-
Giá thực tế chứng khoán trên thị trường
PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU
Lập (hoàn nhập) dự phòng giảm giá chứng khoán, cuối niên độ kế toán,
Căn cứ vào tình hình giảm giá các loài chứng khoán vá các khoản đầu tư ngắn
hạn, dài hạn khác hiện có tính đến thời điểm khóa sổ kế toán lập bào cáo tài
chính,tính toán khoản dự phòng giảm giá các khoảnđầu tư ngắn hạn, dài hạn
phải lập theo chế độ tài chính hiện hành; so với số đã lập dự phòng giảm giá
đầu tư ngắn hạn, dài hạn của năm trước (nếu có), xác định số chênh lệch để
xử lý như sau
Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn phải lập năm
nay lớn hơn số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn đã lập ở cuối niên
độ kế toán trước, số chênh lệch lớn hơn được trích lập bổ sung,ghi :
1. Nợ 635: Chi phí tài chính
Có 129: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có 229: Dự phòng giảm gia đầu tư dài hạn
Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn phải lập năm
nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn đãlạpở cuối niên
độ kế toán trước, số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn lập, ghi :
2. Nợ 129: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Nợ 229: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Có 515: thu nhập hoạt động tài chính
2.7 KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
2.7.1 KHÁI NIỆM
Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thuờng của doanh nghiệp và thường bao gồm : doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp diạh vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuạn được chia
Doanh thu hoạt dộng tài chính gồm : tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận dược chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
NỘI DUNG THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
-Tiền lãi : lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm,trả góp;lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiếc khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa,dịch vụ; Lãi cho thuêtài chính;
-Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (Bằng sáng chế, nhãn hiếu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính).
-Cổ tức, lợi nhuận đươc chia.
-Thu nhậpvề hoạt động đầutư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
-Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sơ hạ tầng.
Thu nhập về các hoạt đầu tư khác
-Chênh lệchlãidobán ngoại tệ; khoảnlãichênh lệch tỷgiá ngoại tệ.
-Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;
2.7.3 TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
Tài khoản 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính”. Tài khoản này dùng
để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia,
khoản lãivề chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và doanh thu các hoạt động tài
chính khác của doanh nghiệp.
Tài khoản 515 “doanh thu hoạt động tài chính
Số thuế GTGT phải Doanh thu hoạt động tài chính
nộp tính theo phương phát sinh trong kỳ
pháp trực tiếp (nếu có)
Kết chuyển doanh thu
hoạt động tài chính
thuần sang tài khoản
911 – “Xác định kết quả
kinh doanh”
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
2.7.4. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền
bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác đươc coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu đượctiền hay sẽ thu được tiền.
PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU
Khi nhận được thông báo chia cổ tức, lãi kinh doanh, hoặc nhận được
tiền từ các khoản lãi được chia từ công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết ghi:
1. Nợ 111: Nếu nhận được tiền mặt
Nợ 112: Nếu nhận được bằng tiền gởi ngân hàng
Nợ 131: Nhận thông báo về cổ tức, lãi kinh doanh được chia
Nợ 221,222,223 : (Nếu lãi được chia đễ lại tăng vốn đầu tư vào các công ty )
Có 515 : Doanh thu hoạt động tài chính
Khi thu hồi, thanh lý khoản đàu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên daonh nếu phát sinh lãi ghi
2. Nợ 111: Trị giá tài sản nhận về bằng tiền mặt
Nợ 112: Trị giá tài sản nhận về bằng tiền gởi ngân hàng
Nợ 131: Trị giá tài sản phải nhận về, khách hàng chưa trả
Có 221, 222, 223: Đầu tư vào công ty con,
Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch
giữa trị giá tài sản nhận về lớn hơn giá gốc
khoản đầu tư vào công ty con)
KẾ TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
KHÁI NIỆM
Chi phí tài chính phát sinh trong qua trình hoạt động kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp, như chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan
đến hoạt động chocác bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức,tiền bản quyền,
những chiphí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền.
2.8.2 Nội dung chi phí tài chính
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán,; khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ,
2.8.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 635 “Chi phí tài chính”.Tài khoản này dùng để phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính.
Tài khoản 635 “Chi phí tài chính”
Các chi phí của hoạt động tài chính. Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư
chứng khoán.
Các khoản lỗ do thanh lý các khoản Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi
đầu tư ngắn hạn. phí tài chính và các khoản lỗ
Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ Phát sinh trong kỳ để xác định kết quả
Phát sinh thực tế. hoạt động kinh doanh.
Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ
Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở
hạ tầng được xác định là tiêu thụ.
Tống số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
2.8.4 Nguyên tắc hạch toán
Đối với khoản đầu tư vào công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, việc ghi sổ của nhà đầu tư được căn cứ vào số tiền thực trả khi mua cổ phiếu bao gồm cả các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua cổ phiếu và thông báo chính thức của Trung tâm giao dịch chứng khoán về việc cổ phiếu của công ty niêm yết đã thuộc phần sở hữu của nhà đầu tư.
Đối với khoản đầu tư vào công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, việc ghi sổ căn cứ vào giấy xác nhận sở hữu cổ phiếu và giấy thu tiền bán cổ phiếu của công ty được đầu tư hoặc chứng từ mua khoản đầu tư đó.
Đối với khoản đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác, việc ghi sổ căn cứ vào biên bản góp vốn, chia lãi(hoặc lỗ) do các bên thoả thuận hoặc các chứng từ mua bán khoản đầu tư đó.
Nhà đầu tư chỉ được ghi nhận khoản lợi nhuận được chia từ công ty liên kết khi nhận được thông báo chính thức của Hội đồng quản trị của công ty liên kết về số cổ tức được hưởng hoặc số lợi nhuận được chia trong kỳ theo nguyên tắc dồn tích.
2.8.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Khi thu hồi, thanh lý khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên daonh, công ty liên kết nếu phát sinh lỗ,ghi:
1 Nợ 111 Trị giá tài sản nhận về bằng tiền mặt
Nợ 112 Trị giá tài sản nhận về bằng tiền gửi ngân hàng
Nợ 113 Trị giá tài sản phải nhận về khách hàng chưa trả tiền
Nợ 635 Chi phí tài chính (Chênh lệch giữa giá gốc khoản đầu tư vào công ty con lớn hơn trị giá tài sản nhận về)
Có 221,222,223 Đầu tư vào công ty con,
Kế toán chi phí cho hoạt động liên doanh các khoản chi phí liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh phát sinh trong kỳ như lãi tiền vay để góp vốn, tiền thuê đất, các chi phí khác phát sinh, ghi:
2 Nợ 635 Chi phí tài chính
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)
Có 111 Chi phí thực tế phát sinh bằng tiền mặt
Có 112 Chi phí thực tế phát sinh bằng chuyển khoản
Có .
Số vốn không thu hồi được do liên doanh làm ăn thua lỗ được coi là một khoản thiệt hại và tinh vào chi phí hoạt động tài chính, ghi:
3 Nợ 635 Chi phí tài chính
Có 222 Góp vốn liên doanh
Chiết khấu thanh toán, khi doanh nghiệp với tư cách là người bán, cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán do khách hàng thanh toán tiền mua hàng trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán :
4 Nợ 111 Số tiền thực tế nhận được bằng tiền mặt
Nợ 112 Số tiền thực tế nhận được bằng tiền gởi ngân hàng
Nợ 635 Chi phí tài chính
Có 131 Phải thu của khách hàng
Khi doanh nghiệp với tư cách là người mua, được ngưòi bán cho hưởng chiết khấu thanh toán do thanh toán tiền mua hàng cho người bán trong thời hạn được hưởng chiét khấu thanh toán :
5 Nợ 331 Phải trả cho người bán
Có 111 Số tiền thực tế thanh toán bằng tiền mặt
Có 112 Số tiền thực tế thanh toán bằng chuyển khoản
Có 515 Doanh thu hoạt động tài chính
Các hoạt động tài chính khác, trong trường hợp mua bán ngoại tệ, khi xuất tiền mua ngoại tệ, chênh lệch lỗ tỷ giá (xem lại chương số 1)
2.9 KẾ TOÁN THU NHẬP KHÁC
2.9.1 Khái niệm
Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thu không mang tính thường xuyên.
2.9.2 Nội dung của thu nhập khác
Nội dung thu nhập khác được quy định tại đoạn 30 của Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác. Thu nhập khác. Thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm :
Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
Thu tiền được do khách hàng vi phạm hợp đồng.
Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ.
Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại.
Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.
Các khoản tiền thưởng của khách hàng lien quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có ).
Thu nhập quà biếu, qùa tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức,cá nhân tặng cho doanh nghiệp.
Các khoản thu nhập kinh doanh cảu những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra,
2.9.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 711 “ Thu nhập khác”
Số thuế GTGT phải nộp (néu có) tính theo phương pháp Các khoản thu nhập phát sinh trong kỳ
trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác (nếu có)
Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác sang 911
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
2.9.4 Nguyên tắc hạch toán
Loại tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Loại tài khoản này chỉ phản ánh các khoản thu nhập, không phản ánh các khoản chi phí. Do đó, trong kỳ kế toán, tài khoản thuộc loại 7 được phản ánh bên Có, cuối kỳ được kết chuyển toàn bộ sang Tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” và không có số dư.
2.9.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Phản ánh thu nhập về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định :
1 Nợ 111 Số tiền mặt thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
Nợ 112 Số TGNH thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
Nợ 131 Số tiền phải thu về nhượng bán, thanh lý tài sản
Có 711 Giá nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
Có 3331 Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Khi doanh nghiệp phạt các khách hàng do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế, số tiền phải thu được (nếu có) là thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Nếu doanh nghiệp thu được tiền hoặc cho khách hàng nợ lại, ghi :
2 Nợ 111 Số tiền phạt thu được bằng tiền mặt.
Nợ 112 Số tiền phạt thu được bằng tiền gởi ngân hàng
Nợ 338 Tiền phạt thu được trừ tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ 344 Tiền phạt thu được trừ tiền ký qũy, ký cược dài hạn
Nợ 138 Số tiền phạt phải thu
Có 711 Thu nhập khác
Các trường hợp rủi ro trong hoạt động kinh doanh như cháy nổ, hoả hoạn, lũ lụt, Phản ánh số tiền bảo hiểm doanh nghiệp thu về :
3 Nợ 111 Tổng số tiền bảo hiểm nhận được bằng tiền mặt
Nợ 112 Tổng số tiền bảo hiểm nhận được bằng chuyển khoản
Nợ 138 Tổng số tiền bảo hiểm phải thu (1388)
Có 711 Thu nhập khác
Các trường hợp phát sinh khác liên quan đến thuế, khi doanh nghiệp được miễn, được giảm thuế GTGT :
4 Nợ 111 Số tiền thu về do NSNN hoàn lại thuế bằng tiền mặt
Nợ 112 Số tiền thu do NSNN hoàn lại thuế bằng chuyển khoản
Nợ 3331 Thuế GTGT phải nộp
Có 711 Thu nhập khác
Các khoản bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán của những năm trước. Các khoản doanh thu bị bỏ sót, quên ghi sổ kế toán của những năm trước, nay phát hiện ra :
5 Nợ 111 Tổng số tiền thu được bằng tiền mặt
Nợ 112 Tổng số tiền thu được bằng tiền gởi ngân hàng
Nợ 131 Tổng số tiền phải thu khách hàng
Có 711 Doanh thu bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán
Có 3331 Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ, nay có quyết định xoá sổ:
6 Nợ 331 Các khoản phải trả người bán
Nợ 338 Các khoản phải trả khác
Có 711 Thu nhập khác
Thu nhập quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp,kế toán ghi :
7 Nợ 111, 112, 152, 153, 156, 211, 213 Trị gía quà biếu, tặng
Có 711 Thu nhập khác
Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá không tính trong doanh thu (nếu có ):
8 Nợ 1388 Số tiền thưởng của khách hàng phải thu
Nợ 111 Số tiền thưỏng của khách hàng thu bằng tiền mặt
Nợ 112 Số tiền thưỏng thu bằng tiền gởi ngân hàng
Có 711 Thu nhập khác
Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ ( nếu có ):
9 Nợ 711 Thu nhập khác
Có 3331 Thuế GTGT phải nộp
Kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” :
10 Nợ 711 Thu nhập khác
Có 911 Xác định kết qủa kinh doanh
2.10 KẾ TOÁN CHI PHÍ KHÁC
2.10.1 Khái niệm
Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra; cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước.
2.10.2. Nội dung chi phí khác
Chi phí khác phát sinh, gồm:
Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (nếu có)
Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán.
Các khoản chi phí khác.
2.10.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 811 “Chi phí khác”
Các khoản chi phí khác phát sinh Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các
khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ
vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả
kinh doanh”
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
2.10.4 Nguyên tắc hạch toán
Loại tài khoản chi phí khác phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp.
Loại tài khoản này trong kỳ luôn luôn phản ánh số phát sinh bên Nợ, cuối kỳ được kết chuyển sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” và không có số dư.
Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.
2.10.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Phản ánh chi phí về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, ghi giảm nguyên giá và hao mòn luỹ kế tài sản cố định (bút toán xoá sổ tài sản cố định) :
1 Nợ 811 Giá trị còn lại cảu tài sản nhượng bán, thanh lý
Nợ 214 Hao mòn luỹ kế của tài sản nhượng bán, thanh lý
Có 211 nguyên giá của tài sản nhượng bán, thanh lý
Các chi phí phát sinh khác liên quan đến quá trình nhượng bán, thanh lý tài sản cố định :
2 Nợ 811 Các chi phí phát sinh khác
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có 111 Tổng số tiền thanh toán bằng tiền mặt
Có 112 Tổng số tiền thanh toán bằng tiền gởi ngân hàng
Có 331 Tổng số tiền phải thanh toán
Khi doanh nghiệp bị các đối tác phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế, số tiền phạt phải trả(nếu có) là chi phí khác phát sinh trong kỳ, nếu doanh nghiệp phải nộp tiền hoặc được đối tác cho nợ lại:
3 Nợ 811 Chi phí khác
Có 111 Số tiền phạt thanh toán bằng tiền mặt
Có 112 Số tiền phạt thanh toán bằng chuyển khoản
Có 338 Số tiền phạt phải trả (3388)
Có 144 Tiền phạt phải nộp trừ vào tiền ký quỹ ngắn hạn
Có 244 Tiền phạt phải nộp trừ vào tiền ký quỹ dài hạn
Các trường hợp rủi ro trong hoạt động kinh doanh như cháy nổ, hoả hoạn, lũ lụt, Phản ánh các chi phí doanh nghiệp đã chi ra để khắc phục rủi ro :
4 Nợ 811 Chi phí khác
Nợ 133 Thuế GTGT được hoàn lại ( nếu có )
Có 111 Tổng số tiền thanh toán bằng tiền mặt
Có 112 Tổng số tiền thanh toán bằng chuyển khoản
Có 331 Tổng số tiền phải trả
Các khoản chi phí bị bỏ sót, hay quên ghi sổ kế toán của những năm trước, nay phát hiện ra :
5 Nợ 811 Chi phí bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán
Nợ 133 Thuế GTGT được hoàn lại (nếu có)
Có 111 Tổng số tiền thanh toán bằng tiền mặt
Có 112 Tổng số tiền thanh toán bằng chuyển khoản
Có 331 Tổng số tiền phải trả
Kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết qủa kinh doanh”:
6 Nợ 911 Xác định kết qủa kinh doanh
Có 811 Chi phí khác
CHƯƠNG 3
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ CÁC KHOẢNG PHẢI TRẢ
3.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU VÀ NỢ PHẢI TRẢ
3.1.1 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU
Các khoản nợ phải thu là một dạng tài sản lưu động cảu doanh nghiệp, và có vị trí quan trọng về khả năng thanh toán của doang nghiệp vì vậy đòi hỏi kế toán cần phải hạch toán chính xác kịp thời cho từng đối tượng, từng hợp đồng, .....
3.1.1.1. CÁC KHOẢN PHẢI THU
Nhóm các khoản phải thu dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
3.1.1.2. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU.
Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng khoản nợ và từng lần thanh toán.Kế toán phải theo dõi từng khoản nợ và thường xuyên kiêm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ dây dưa. Những đối tượng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn thì định kì hoặc cuối tháng kế toán cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ, có thể yêu cầu đối tượng xác nhận só nợ phải thu bằng văn bản
Trường hợp hàng đổi hàng hoặc bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả, hoặc phải xử lý khoản nợ khó đòi cần có đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan như biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ, biên bnả xoá nợ ....
Các khoản nợ phải thu phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn tuỳ theo thời hạn của chu kì kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp có chu kì kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, các khoản nợ phải thu được phân thành ngắn hạn trong vòng 12 tháng ) và dài hạn sau 12 tháng ). Ngược lại, nếu chu kì kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng , các khoản nợ phải thu đựoc phân thành ngắn hạn ( trong vòng một chu kì kinh doanh bình thường ) và dài hạn (trong thời gian dai hơn một chu kì kinh doanh bình thường).
3.1.1.3. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
- Phản ánh chính xác các khoản phải thu cho từng đối tượng, khách hàng. Thường xuyên đối chiếu, kịp thời xử lý chênh lệch.
- Đôn đốc thu hồi nợ nhằm hạn chế nợ khó đòi.
- Tính toán và trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
3.1.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
3.1.2.1. CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
Nợ phải trả là các khoản nự phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, thanh toán cho các đơn vị. Các khoản nợ của doanh nghiệp bao gồm: nợ ngắn hạn, nợ dìa hạn.
3.1.2.2.NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
Kế toán các khoản phải trả phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng nợ phải trả, theo từng hợp đồng. Phản ánh chi tiết các nội dung có liên quan đến trái phiếu, đồng thời theo dõi chi tiết thời hạn phát hành trái phiếu.
Các khoản phải trả bằng ngoại tệ phải hạch toán bằng tiền đồng việt nam theo tỷ lệ giao dịch.
3.1.2.3.NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
- Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải trả, từng đối tượng nợ phải trả, ....
- Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải căn cứ vào các khế ước vay dài hạn, nợ dài hạn, kế hoặc trả các khoản nợ dài hạn để xác định số nợ dài hạn đã đến hạn thanh toán phải thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và két chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả
- Cuối niên dộ kế toán, phải đánh giá lại số dư các khoản vay, nợ dài hạn và dài hạn có gốc ngoại tệ
- Kế toán phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu phat hành
3.2. KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG
3.2.1 KHÁI NIỆM
Khoản phải thu khách hàng là khoản phải thu do khách hàng mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán.
3.2.2 CHƯNG TỪ HẠCH TOÁN
- Hoá đơn thuế GTGT hoá đơn bán hàng), hoá đơn thông thường.
- phiếu thu, phiếu thu.
- Giấy báo có ngân hàng.
- Biên bản bù trừ công nợ.
- Sổ chi tiết theo dõi khách hàng....
3.2.3. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
Tài khoản 131 " phải thu khách hàng"
TÀI KHOẢN 131
Số tiền còn phải thu khách hàng
số tiền phải thu khách hàng tăng do bán
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Số tiền phải thu khách hàng giảm do
khách hàng trả tiền. tiền thừa trả lại cho khách hàng
Khách hàng ứng trước tiền hàng
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Số tiền còn phải thu khách hàng
3.2.4. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN
Kế toán phản ánh các khoản nợ phải thu của khách hàng theo chi tiết từng khách hàng riêng biệt. không phản ánh các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay( thu tiền mặt, thu bằng séc, thu qua ngân sách).
3.2.5. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU.
- Khi cung cấp hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền
Nợ 131 phải thu khách hàng
Có 511 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 3331 Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu theo giá bán đã bao gồm thuế (tổng giá thanh toán):
Trường hợp hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, hoặc chiết khấu bán hàng trừ vào số nợ
Nợ 531,532,521
Nợ 3331 thuế GTGT phải nộp
Có 131 phải thu khách hàng ( trừ tiền khách hàng nợ)
- phản ánh số tiền chiết khấu thanh toán cho khách hàng được hưởng:
Nợ 111 số tiền mặt thực thu
Nợ 112 số tiền gửi ngân hàng thực thu
Nợ 635 chi phí tài chính ( số tiền chiết khấu thanh toán)
Có 131 phải thu khách hàng
- Khi khách hàng ứng trước tiền hoặc thanh toán nợ cho doanh nghiệp, ghi:
Nợ 111 tổng số tiền mặt nhận được từ khách hàng
Nợ 112 tổng số tiền gửi ngân hàng nhận được từ khách hàng
Nợ 113 tổng số tiền đang chuyển sẽ nhận được từ khách hàng
Có 131 phải thu khách hàng
- Các khách hàng không thanh toán các khoản nợ phải thu cho doanh nghiệp bằng tiền mặt, bằng sec,..mà thanh toán bằng hàng hoá( trường hợp hàng đổi hàng), căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản nhận về, kế toán trừ vào số nợ phait thu của khách hàng:
Nợ 151, 152 nguyên vạt liệu đi trên đường, nhập kho
Nợ 153, 156 nhập kho công cụ, dụng cụ, hàng hoá
Nợ 211, 213 tài sản cố định, vô hình
Nợ 133 thuế GTGT phải nộp
Có 131 phải thu khách hàng
Khách hàng ứng trước tiền hàng
Nợ TK 131
Có TK 111,112
3.3 KẾ TOÁN PHẢI THU NỘI BỘ
3.3.1 KHÁI NIỆM
Khoản phải thu nội bộ là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với cấp trên, hoặc đơn vị trực thuộc , phụ thuộc hoặc các đưon vị khác trong một doanh nghiệp độc lập, tổng công ty về các khoản đã chi hộ, trả hộ, thu hộ, các khoản mà đơn vị cấp đưới có nghĩa vụ nộp lên cấp trên phải cấp cho cấp dưới.
3.3.2. CHỨNG TỪ SỬ DỤNG
- Hoá đơn thuế GTGT ( hoá đơn bán hàng ): hoá đơn thông thường
- Hoá đơn vận chuyển kiêm phiếu xuất kho nội bộ
- Phiếu thu, phiếu chi
- Biên bản bù trừ công nợ nội bộ
- Sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ nội bộ
3.3.3. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
Tài khoản 136 " phải thu nội bộ "
Số còn phải thu ở các đơn vị trong
nội bộ doanh nghiệp
Số vốn kinh doanh đã cấp cho đơn vị cấp Quyết toán với đơn vị thành viên về kinh
dưới( bao gồm vốn cấp trực tiếp và phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng.
cấp bằng các phương tiện khác)
Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị khác Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên
Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, Số tiền đã thu về các khoản phải thu
các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp trong nội bộ.
Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về,các Bù ttrù phải thu với phải trả trong nội
các khoản đơn vị cấp trên phải cấp xuống. bộ của cùng một đối tượng
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Số còn phải thu ở các đơn vị
trong nội bộ doanh ngiệp
Tài khoản 136 " Phải thu nội bộ" có 2 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1361 vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
Tài khoản 1362 phải thu nộ bộ khác
3.3.4. NGUYÊN TÁC HẠCH TOÁN
- Các khoản phải thu giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn vị vấp dưới với nhau.Tring đó, cấp trên là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các đơn vị cấp dưới là các doanh nghiệp thanh viên trực thuộc hoặc phụ thuộc cấp trên, nhưng có tổ chức công tác kế toán riêng.
Phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán và theo dõi riêng từng khoản phải thu nội bộ.
Cuối niêm độ, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư tài khoản " phải thu nội bộ" và " phải trả nội bộ" với các đơn vị có quan hệ theo tùng nội dung thanh toán. Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản của từng đơn vị có quan hệ, đồng thời hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản 136 và tài khoản 336, nếu có chênh lệch, phải tìn nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.
3.3.5 PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU (trình bày ở phần Phải trả nội bộ)
3.4.KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁC
3.4.1 KHÁI NIỆM
Phải thu khác là các khoản phải thu ngoài phạm vị phải thu của khách hàng và phải thu nội bộ.
3.4.2. CHỨNG TỪ HẠCH TOÁN
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo nợ, giấy báo có
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá
- Biên bản kiểm kê quỹ
- Biên bản xử lý tìa sản thiếu ...
3.4.3 NGUYÊN TÁC HẠCH TOÁN
Giá trị tài sản thiếu được phat hiện thiếu: các khoản phải thu về bồi thường vật chất do các cá nhân, tập thể gây ra như mát mát, hư hỏng tièn, các loại vật tư, hang hoá, dụng cụ.
Các khoản tiền chuyển cho đơn vị nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu nộp hộ đẻ mua hàng hộ hoặc nộp hộ các loại thuế.
Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi.các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi hoặc chờ xử lý.
3.4.4 TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
Tài khoản 138 " phải thu khác"
Các khoản nợ khác còn phải thu
Ghi tăng các khoản nợ phải thu khác Ghi giảm các khoản nợ phải thu khó đòi,
các khảon thu hồi...
Giá trị tài sản thừa chờ xử lý Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Các khoản nợ khác còn phải thu
Tài khoản 138 có ba tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1381 : giá trị tài sản thiếu chờ xử lý
Tài khoản 1385 : phải thu về cổ phần hoá
Tài khoản 1388 : các khoản phải thu khác
3.4.5 PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU
- Giá trị tài sản thiếu chưa rõ nguyên nhân :
Nợ TK 1381
Nợ TK 214
Có TK 211
Có TK111,152,156..
- Khi có quyết định xử lý:
Nợ TK 334
Nợ TK 111,138.8,632
Có TK 1381
- Các khoản cho vay vật tư, tiền vốn tạm thời
Nợ TK 1388
Có TK111,152,156..
- Các khoản thu nhập HĐ bất thường, khoản bồi thường phải thu (vi phạm hợp đồng...):
Nợ TK 1388
Có TK 711..
- Thu hồi các khoản phải thu khác:
Nợ TK 111,112
Có TK 1388.
Ví du : Trong tháng, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty A như sau (đơn vị tính : 1.000 đ):
- Xuất kho vật tư theo giá thực tế cho Công ty B mượn với giá trị là 20.000.
- Biên bản kiểm kê quỹ, số tiền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieu.docx