Giáo trình Gia công bàn

Tài liệu Giáo trình Gia công bàn: 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ ĐIỆN VÀ KỸ THUẬT NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC MÔN ĐUN MD.12 GIA CÔNG BÀN Thời gian:355 giờ (LT: 192 giờ; TH: 154 giờ; KT: 09 giờ) Ngƣời biên soạn: Cấn Trung Định Chủ biên: Trần Văn Hân - Trường TCN Cơ điện và Kỹ thuật NL Đông Bắc 2 Tháng 1 năm 2008 3 MÔ ĐUN MD.12 GIA CÔNG BÀN Tổng số: 192 giờ (L.T: 24 giờ, T.H: 159 giờ, K.T: 09 giờ) A - Vị trí, tính chất mô đun Mô đun gia công bàn là một trong những mô đun chuyên môn đặc thù của nghề Gia công sản phẩm Mộc, nó có liên quan đến các mô đun: An toàn lao động, Điện kỹ thuật, Đọc bản vẽ và chọn nguyên liệu, Sửa chữa công cụ cắt gọt, Pha phôi, Gia công mặt phẳng, Gia công mặt cong, Gia công mối ghép, Lắp ráp sản phẩm, Hoàn thiện sản phẩm..... Mô đun này được bố trí sau các mô đun kỹ thuật cơ sở và các mô đun chuyên môn từ MD.1 đến MD.11. B - Mục tiêu mô đun Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng tổng hợp về gia công bàn, các thao...

pdf44 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Gia công bàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ ĐIỆN VÀ KỸ THUẬT NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC MÔN ĐUN MD.12 GIA CÔNG BÀN Thời gian:355 giờ (LT: 192 giờ; TH: 154 giờ; KT: 09 giờ) Ngƣời biên soạn: Cấn Trung Định Chủ biên: Trần Văn Hân - Trường TCN Cơ điện và Kỹ thuật NL Đông Bắc 2 Tháng 1 năm 2008 3 MÔ ĐUN MD.12 GIA CÔNG BÀN Tổng số: 192 giờ (L.T: 24 giờ, T.H: 159 giờ, K.T: 09 giờ) A - Vị trí, tính chất mô đun Mô đun gia công bàn là một trong những mô đun chuyên môn đặc thù của nghề Gia công sản phẩm Mộc, nó có liên quan đến các mô đun: An toàn lao động, Điện kỹ thuật, Đọc bản vẽ và chọn nguyên liệu, Sửa chữa công cụ cắt gọt, Pha phôi, Gia công mặt phẳng, Gia công mặt cong, Gia công mối ghép, Lắp ráp sản phẩm, Hoàn thiện sản phẩm..... Mô đun này được bố trí sau các mô đun kỹ thuật cơ sở và các mô đun chuyên môn từ MD.1 đến MD.11. B - Mục tiêu mô đun Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng tổng hợp về gia công bàn, các thao tác tạo phôi, gia công chi tiết, lắp ráp và trang sức bàn làm việc một quầy. C - Yêu cầu mô đun - Trình bày được quy trình gia công bàn. - Gia công được bàn bằng các dụng cụ thủ công kết hợp máy đúng quy trình kỹ thuật. - Rèn luyện tác phong khoa học, nghiêm túc thực hiện các quy trình kỹ thuật, có tính cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động. D - Nội dung 1. Phân phối chƣơng trình TT NỘI DUNG THỜI GIAN TS LT TH KT 1 Bài 1: Đọc bản vẽ và lập bảng kê chi tiết 16 6 9 1 2 Bài 2: Pha phôi 36 4 30 2 3 Bài 3: Bào chi tiết 56 4 50 2 4 Bài 4: Gia công mối ghép 40 4 34 2 5 Bài 5: Lắp ráp sản phẩm 24 3 20 1 6 Bài 6: Trang sức bề mặt 16 3 12 1 Tổng 192 24 159 9 2. Nội dung chƣơng trình 4 BÀI 1: ĐỌC BẢN VẼ VÀ LẬP BẢNG KÊ CHI TIẾT Thêi gian: 16 giê (LT: 06 giê, TH: 09 giê, KT: 01 giê) Đọc bản vẽ và lập bảng kê chi tiết là nội dung nhằm hiểu rõ kích thước, hình dạng, kết cấu và hình dung ra phương pháp, kỹ thuật gia công các chi tiết bàn. I. MỤC TIÊU Học xong bài này học sinh sẽ: - Trình bày được trình tự đọc bản vẽ và lập bảng kê chi tiết bàn. - Đọc được bản vẽ và lập được bảng kê chi tiết bàn đạt yêu cầu kỹ thuật. - Cận thận, chính xác và có ý thức trách nhiệm trong công việc III. NỘI DUNG 1. Đọc bản vẻ bàn 1.1. Đọc bản vẽ chi tiết Đọc bản vẽ kĩ thuật là một yếu tố quan trọng, vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ bản vẽ, phải hiểu đầy đủ và chính xác tất cả nội dung của bản vẽ như: - Hiểu rõ tên gọi, công dụng của chi tiết, vật liệu và tính chất vật liệu chế tạo chi tiết, số lượngvà khối lượng của chi tiết. - Từ các hình biểu diễn hình dung được hình dạng và hình dạng các kết cấu của chi tiết. - Nắm vững các kích thước và cách đo, các ký hiệu độ nhám bề mặt và phương pháp gia công, các yêu cầu kĩ thuật và các kiều kiện đảm bảo các yêu cầu đó. - Ví dụ: Đọc bản vẽ chi tiết chân bàn làmviệc 1 quầy hình 1. + Tên gọi chi tiết thể hiện ô1 trong khung tên: Chân trước quầy. + Chi tiết được chế tạo bằng gỗ keo thể hiện ô2 trong khung tên. + Số lượng: 03 chi tiết + Bản vẽ dùng tỷ lệ 1:4 thể hiện ô3 trong khung tên. + Bản vẽ có 4 hình biểu diễn, hình chiếu đứng, hình chiếu bằng thể hiện hình dạng chi tiết, mặt cắt A-A thể hiện kích thước chiều rộng, chiều sâu và cấu tạo bên trong lỗ mộng, mặt cắt B-B thể hiện kích thước chiều rộng, chiều sâu và cấu tạo bên trong lỗ mộng phần cuối chi tiết. + Hình dạng chi tiết: Khối hình hộp chữ nhật + Kích thước chi tiết: 25 x 60 x 675 mm.. 5 Hình 1: Chi tiết chân trƣớc bàn làm việc 1 quầy Hình 2: Chi tiết vai dài sau bàn làm việc 1 quầy 6 1.2. Đọc bản vẽ lắp 1.2.1. Phân tích hình biểu diễn - Đọc các hình biểu diễn bản vẽ, hiểu rõ phương pháp biểu diễn và nội dung biểu diễn. - Hiểu rõ tên gọi của từng hình biểu diễn, vị trí các mặt phẳng cắt của các hình cắt, mặt cắt, phương chiếu của các hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần và sự liên hệ giữa các hình chiếu. - Sau khi đọc các hình biểu diễn ta có thể hình dung được hình dạng của bộ phận lắp. 1.2.2. Phân tích các chi tiết - Ta lần lượt phân tích từng chi tiết, căn cứ theo số vị trí trong bảng kê để đối chiếu với số vị trí trên hình biểu diễn và dựa vào ký hiệu vật liệu giống nhau trên mặt cắt để xác định phạm vi của từng chi tiết ở trên các hình biểu diễn. - Khi đọc cần phân tích hình dạng để hình dung các chi tiết. Phải hiểu rõ tác dụng của từng kết cấu của mỗi chi tiết, phương pháp lắp ghép và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết. 1.2.3. Tổng hợp - Sau khi phân tích các hình biểu diễn, phân tích từng chi tiết, cần tổng hợp lại để hiểu một cách đầy đủ toàn bộ bản vẽ lắp. 1.2.4. Khi đọc bản vẽ lắp cần trả lời các câu hỏi sau: 1. Bộ phận lắp có công dụng gì, nguyên lý hoạt động như thế nào? 2. Mỗi hình biểu diễn thể hiện phần nào của bộ phận lắp? 3. Các chi tiết ghép với nhau như thế nào? Dùng loại mối ghép gì? 4. Cách tháo và lắp bộ phận đó như thế nào? * Ví dụ: Bản vẽ lắpvì bên trái bàn làm việc 1 quầy Hình 3: Bản vẽ lắp vì bàn làm việc 1 quầy 7 - Bản vẽ hướng dẫn lắp vì trái bàn làm việc một quầy. - Trên bản vẽ có 4 hình biểu diễn thể hiện trình tự lắp ráp giữa các chi tiết của vì. + Bước 1: Lắp ráp 3 nan chống với 2 vai ngắn bàn + Bước 2: Sau đó lắp 2 chân vào bộ phận trên. - Các chi tiết được lắp ghép với nhau bằng mộng thẳng Hình 4: Bản vẽ lắp vai dài, vì giữa và vì trái 8 Hình 5: Bản vẽ lắp khung bàn làm việc 1 quầy Hình 6: Bản vẽ lắp khung bàn với mặt bàn 2. Lập bảng kê chi tiết - Qua tính toán cho thấy lượng dư gia công các chi tiết mộc thường để như sau: 9 + Lượng dư gia công theo chiều dài từ 15 - 20 mm. + Lượng dư gia công chiều rộng và dày từ 4 - 7 mm. - Vậy ta có bảng kê kích thước phôi như sau. Bảng1: Bảng kê kích thƣớc phôi Kí hiệu bản vẽ chi tiết Tên chi tiết Kích thƣớc chi tiết (mm) Kích thƣớc phôi (mm) Số lƣợn g CT - 01 Chân bàn 25 x 60 x 675 30 x 65 x 690 6 CT - 02 Vai dài 25 x 70 x 1135 30 x 75 x 1155 2 CT - 03 Vai ngắn 25 x 70 x 490 30 x 75 x 510 3 CT - 04 Khung mặt dài 25 x 60 x 1200 30 x 65 x 1220 2 CT -0 5 Khung mặt ngắn 25 x 60 x 600 30 x 65 x 620 2 CT -0 6 Xà giằng chân 25 x 50 x 490 30 x 55 x 510 5 CT -0 7 Khung ngang quầy 25 x 50 x 375 30 x 55 x 395 4 CT -0 8 Xà giằng dọc chân 25 x 60 x 795 30 x 65 x 815 1 CT - 0 9 Nan mặt 20 x 25 x 530 25 x 30 x 550 13 CT - 10 Xà giằng dọc quầy 20 x 25 x 490 25 x 30 x 510 2 CT - 11 Xà giằng ngang quầy 20 x 25 x 375 25 x 30 x 395 2 CT - 12 Nan chống 10 x 20 x 615 15 x 25 x 635 3 CT - 13 Khung dọc cửa 25 x 45 x 395 30 x 50 x 415 2 CT - 14 Khung ngang cửa 25 x 45 x 340 30 x 50 x 360 2 CT - 15 Khung dọc ôkéo 15 x 100 x 400 20 x 110 x 410 2 CT - 16 Khung ngang ôkéo 15 x 110 x 340 20 x 120 x 350 2 CT - 17 Đáy ôkéo 10 x 340 x 400 15 x 350 x 410 1 - Ghi chú: Ván quầy, mặt bàn làm bằng ván foóc dày 3mm 3. Lập sơ đồ lắp ráp - Căn cứ vào bản vẽ lắp ta lập sơ đồ lắp ráp như sau: Trình tự lắp ráp Tên chi tiết Bộ phận Nhóm Sản phầm Số lƣợng Chân bàn Vai ngắn Xà giằng chân Xà giằng dọc quầy 3 Hồi Khung bàn Khung mặt Sản phẩm 6 3 3 2 Vai dài Xà giằng chân Xà giằng ngang quầy 2 1 1 Khung dµi mÆt Khung ng¾n mÆt V¸n mÆt Xµ gi»ng mÆt 2 2 1 13 10 Khung c¸nh cöa quÇy V¸n cöa quÇy Cöa quÇy 4 1 Thµnh däc ng¨n kÐo Thµnh däc ng¨n kÐo §¸y ng¨n kÐo Ng¨n kÐo 2 2 1 III. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình các nội dung đọc bản vẽ chi tiết bàn? Câu 2: Trình các nội dung đọc bản vẽ lắp bàn? Câu 3: Lập bảng kê chi tiết bàn? Câu 4: Lập sơ đồ lắp ráp bàn? 2. Phần kỹ năng Câu 1: Đọc các chi tiết bàn? Câu 2: Đọc bản vẽ lắp mặt bàn? BÀI 2: PHA PHÔI Thời gian: 36 giờ (LT: 04 giờ, TH: 30 giờ, KT: 02 giờ) Pha phôi là các bước sử dụng các loại máy cưa và các loại cưa thủ công để tạo các phôi mộc của bàn làm việc một quầy. Phôi phải để lượng dư gia công hợp lý cho các khâu gia công tiếp theo. I. MỤC TIÊU Học xong bài này học sinh sẽ: - Trình bày được quy trình tạo phôi các chi tiết mộc của bàn. - Pha được phôi cho các chi tiết bàn bằng máy và dụng cụ thủ công chuẩn theo thiết kế. - Đảm bảo an toàn trong quá trình pha phôi. III. NỘI DUNG 1. Chuẩn bị 1.1. Chuẩn bị máy và dụng cụ - Máy và thiết bị: Máy cưa đĩa xẻ dọc, máy cưa đĩa cắt ngang, máy cưa vòng mộc, máy cưa rong... máy và thiết bị phải đảm bảo hoạt động tốt. - Dụng cụ: Cưa dọc, cưa cắt ngang, thước mét, dùi vạch, rũa.... 1.2. Chuẩn bị nguyên liệu 11 - Căn cứ vào bảng kê chi tiết để xác định các kích thước gỗ xẻ, khối lượng gỗ cho 1 chiếc bàn - Căn cứ yêu cầu bản vẽ và yêu cầu sử dụng để chọn loại gỗ phù hợp. Gỗ xẻ phôi là gỗ thành khí có kích thước phù hợp và có độ ẩm dưới 18%, không bị các bệnh tật như: Nấm, mục , mọt ... 2. Qui trình pha phôi 2.1. Sơ đồ qui trình 2.2. Nội dung quy trình  Bước 1: Vạch mực - Vạch mực: Căn cứ bản vẽ để lựa chọn, xem xét vạch mực trên gỗ sao cho tiết kiệm nhất, loại trừ được các khuyết tật của gỗ. Lựa chọn vạch mực các chi tiết dài, to trước, các chi tiết ngắn sau. - Nếu gia công bằng máy thì điều chỉnh thước tựa lấy kích thước cần xẻ. Ví dụ: Vạch mực phôi chân bàn làm việc một quầy Hình 7: Vạch mực phôi chân bàn làm việc một quầy  Bước 2: Gá kẹp gỗ - Để gỗ lên bàn thao tác, dùng mỏ lê để kẹp phôi cho chắc chắn. (Đối với gia công bằng thủ công) - Đối với gia công bằng máy tuỳ theo đặc điểm hình dáng của từng chi tiết ta có thể làm bộ gá và kẹp phôi để đảm bảo chất lượng.  Bước 3. Xẻ phôi - Phương pháp và kỹ thuật xẻ phôi xem mô đun MD.06 Tạo phôi. - Tuỳ theo hình dạng của từng chi tiết, đặc điểm của gỗ xẻ mà ta lựa chọn các phương pháp pha phôi và thiết bị hay dụng cụ thủ công để xẻ phôi cho phù hợp. - Phương pháp cắt ngang - xẻ dọc. + Vạch mực: Trên tấm ván xẻ, chọn vạch mực giới hạn trước một đầu. Từ đó đo đủ chiều dài các phôi cần lấy lần lượt đến hết chiều dài tấm ván. + Cắt ngang: Đưa tấm ván lên bàn gá, căn cứ vào đường mực cắt ngang nhằm đảm bảo kích thước của phôi theo chiều dài. + Xẻ dọc: Đem những tấm ván đã được cắt ngắn đủ chiều dài của phôi, xẻ dọc để được kích thước của phôi theo chiều rộng hoặc chiều dầy. - Phương pháp xẻ dọc - cắt ngang. Phương pháp này ngược với phương pháp trên. Trước hết đem tấm ván xẻ theo chiều dài được những thanh gỗ có chiều rộng bằng chiều rộng (hoặc chiều dầy) của phôi. Sau đó đem thanh gỗ cắt ngang để có chiều dài bằng chiều dài của phôi. Vạch mực Gá, kẹp gỗ Xẻ phôi Kiểm tra phân loại 12 * Chú ý: Trong quá trình xẻ dọc - cắt ngang hay cắt ngang – xẻ dọc nếu thấy khuyết tật như (mục, mọt, thủng...) trên mặt gỗ thì loại bỏ. Đối với những chi tiết ngắn thường áp dụng phương pháp này. - Nếu xẻ phôi trên các máy cưa đĩa, máy cưa vòng mộc, máy cưa rong ta điều chỉnh máy để gia công cho đúng quy trình kỹ thuật. - Chú ý: Khi xẻ phôi phải để đủ lượng dư gia công cho các bước gia công tiếp theo.  Bước 4: Kiểm tra - Dùng thước mét, thước kẹp kiểm tra kích thước các chi tiết sau khi gia công. - Kiểm tra chất lượng mạch xẻ. - Phân loại, xếp đống các chi tiết theo từng chủng loại để dễ bảo quản và thuận tiện cho việc gia công các công đoạn tiếp theo. III. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phần kiến thức Câu 1: Trình bày quy trình tạo phôi cho các chi tiết bàn? Câu 2: Trình bày nội dung của phương pháp xẻ dọc - cắt ngang? Câu 1: Trình bày nội dung của phương pháp cắt ngang - xẻ dọc? 2. Phần kỹ năng Câu 1: Pha phôi cho các chi tiết bàn theo bản vẽ kỹ thuật? BÀI 3: BÀO CHI TIẾT Thêi gian: 56 giê (LT: 04 giê, TH: 50 giê, KT: 02 giê) Bào chi tiết gồm các công đoạn như bào mặt chuẩn, bào mặt đối diện để lấy kích thước chi tiết mộc theo chuẩn bản vẽ kỹ thuật và gia công các bước tiếp theo. I. MỤC TIÊU Học xong bài này học sinh sẽ: - Trình bày được quy trình bào chi tiết cho các chi tiết của bàn bằng máy và dụng cụ thủ công. - Bào được chi tiết bàn bằng máy và dụng cụ thủ công đúng quy trình kỹ thuật. - Thao tác chính xác, chấp hành an toàn lao động. III. NỘI DUNG 13 1. Chuẩn bị 1.1. Chuẩn bị máy và dụng cụ - Máy và thiết bị: Máy bào thẩm, máy bào cuốn, máy bào 2 mặt.... máy và thiết bị phải đảm bảo hoạt động tốt. - Dụng cụ: Bào thẩm, bào nhỡ, bào lau, cữ, thước mét, thước vuông.....các dụng cụ phải đảm bảo chất lượng để gia công. 1.2. Chuẩn bị nguyên liệu - Nguyên liệu là phôi của bài 2 pha phôi - Phôi phải được sắp xếp theo từng loại chi tiết và theo từng chiều dày để thuận tiện trong quá trình gia công. 2. Bào mặt chuẩn 2.1. Sơ đồ quy trình 2.2. Nội dung quy trình  Bước 1: Chọn mặt chuẩn - Căn cứ vào chi tiết gia công để lựa chọn mặt chuẩn để đựơc mặt đẹp và là căn cứ để gia công các bước tiếp theo. - Đối với chi tiết qua máy cưa rong thì lựa chọn mặt đẹp làm mặt chuẩn.  Bước 2: Bào mặt chuẩn thứ nhất - Đối với các chi tiết qua máy cưa rong thì không cần bào mặt chuẩn. - Phương pháp bào mặt chuẩn chi tiết ta bào chỗ cao trước sau đó bào cả mặt phẳng của chi tiết. Xem môđun MD.07. - Yêu cầu kỹ thuật bào mặt chuẩn các chi tiết phải phẳng, thẳng để làm căn cứ gia công các bước tiếp theo và còn đủ lượng dư gia công để bào mặt đối diện. - Bào mặt chuẩn chi tiết có thể áp dụng bào thẩm thủ công, máy bào thẩm, máy bào 2 mặt. - Đối với các phôi xẻ qua máy bào 2 mặt thì ta được 1 mặt chuẩn và một mặt đối diện. Ví dụ: Bào mặt chuẩn thứ nhất chân bàn: a Phôi b Bào mặt chuẩn thứ nhất Hình 8: Bào mặt chuẩn thứ nhất chân bàn  Bước 3: Bào mặt chuẩn thứ hai - Sau khi có mặt chuẩn thứ nhất ta tiến hành bào mặt chuẩn 2. - Phương pháp bào mặt chuẩn thứ hai tương tự bào mặt chuẩn 1. Bào mặt chuẩn thứ 2 Chọn mặt chuẩn Bào mặt chuẩn thứ nhất Kiểm tra 14 - Yêu cầu bào mặt chuẩn thứ hai là phẳng, thẳng và vuông góc với mặt chuẩn thứ nhất và đủ lượng dư để gia công mặt đối diện. - Bào mặt chuẩn thứ 2 chi tiết có thể áp dụng bào thẩm thủ công, máy bào thẩm. Ví dụ: Bào mặt chuẩn thứ 2 chân bàn: Hình 9: Bào mặt chuẩn thứ 2 chân bàn Chú ý: + Nếu gia công bằng bào thẩm thủ công thì phải thường xuyên dùng thước vuông để điều chỉnh trong quá trình bào. + Nếu gia công bằng máy bào thẩm thì phải kiểm tra và điều chỉnh thước tựa để đảm bảo yêu cầu.  Bước 3: Kiểm tra Sau khi bào xong kiểm tra độ vuông góc giữa hai mặt chuẩn và đánh dấu hai mặt chuẩn. Ví dụ: Thao tác kiểm tra mặt chuẩn chân bàn Hình 10: Kiểm tra 2 mặt chuẩn 2. Bào mặt đối diện 2.1. Sơ đồ quy trình  Bước 1: Cữ kích thước mặt đối diện 1 - Nếu bào thủ công dùng cữ để lấy kích thước chiều rộng chi tiết. Ví dụ bào mặt đối diện vai dưới bàn Cữ kích thƣớc mặt đối diện 1 Cữ kích thƣớc mặt đối diện 1 Bào mặt đối diện 1 Kiểm tra Bào mặt đối diện 2 15 5 3 5 3 26 26 28 a. Cữ lấy kích thước bào mặt đối diện b. Bào mặt đối diện 1 Hình 11: Cữ và bào mặt đối diện 1 - Nếu bào bằng máy bào cuốn, máy bào 2 mặt, hoặc cưa rong thì ta điều chỉnh thước tựa lấy kích thước cho chiều rộng chi tiết.  Bước 2: Bào mặt đối diện 1 - Kỹ thuật và phương pháp bào xem môđun M.07 - Bào bằng bào thẩm thủ công dùng bào nhỡ hoặc bào thẩm bào đến đường mực. - Chú ý: Thường xuyên kiểm tra kích thước của các chi tiết để điều chỉnh cho chuẩn theo thiết kế.  Bước 3: Lấy kích thước mặt đối diện 2 - Nếu bào thủ công dùng cữ để lấy kích thước chiều dày chi tiết. - Nếu bào bằng máy bào cuốn, máy bào 2 mặt, hoặc cưa rong thì ta điều chỉnh thước tựa lấy kích thước cho chiều rộng chi tiết.  Bước 4: Bào mặt đối diện 2 - Kỹ thuật và phương pháp bào xem môđun M.07 - Bào bằng bào thẩm thủ công dùng bào nhỡ hoặc bào thẩm bào đến đường mực. - Chú ý: Thường xuyên kiểm tra kích thước của các chi tiết để điều chỉnh cho chuẩn theo thiết kế. Ví dụ bào mặt đối diện 2 vai dưới bàn 5 1 26 Hình 12: Bào mặt đối diện thứ hai vai dƣới bàn  Bước 5: Kiểm tra - Dùng thước mét hoặc thước kẹp để kiểm tra kích thước chiều dày, chiều rộng của chi tiết. III. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phần kiến thức Câu 1: Trình bày quy trình bào mặt chuẩn cho các chi tiết bàn? Câu 2: Trình bày quy trình bào mặt đối diện cho các chi tiết bàn? 2. Phần kỹ năng Câu 1: Bào mặt chuẩn và mặt đối diện cho các chi tiết bàn theo bản vẽ kỹ thuật? 16 BÀI 4: GIA CÔNG MỐI GHÉP Thêi gian: 40 giê (LT: 04 giê, TH: 34 giê, KT: 02 giê) Gia công mối ghép gồm các công đoạn như làm mộng đục lỗ, phay rãnh để hoàn chỉnh chi tiết mộc theo chuẩn bản vẽ kỹ thuật. I. MỤC TIÊU 17 Học xong bài này học sinh sẽ: - Trình bày được quy trình gia công mối ghép cho các chi tiết bàn bằng máy và dụng cụ thủ công. - Gia công được mối ghép cho các chi tiết bàn bằng máy và dụng cụ thủ công chuẩn theo thiết kế. - Đảm bảo an toàn trong quá trình gia công mối ghép. II. NỘI DUNG 1. Chuẩn bị 1.1. Chuẩn bị máy và dụng cụ: - Máy và thiết bị: Máy đục lỗ mộng vuông, máy phay cắt 2 đầu, máy phay mộng, máy phay. Máy phải được lắp lưỡi cắt đúng chủng loại và đảm bảo hoạt động tốt. - Dụng cụ: Bào xoi, đục 1cm, bạt 2cm, 3cm, cưa mộng, búa, dùi đục, rũa cưa loại nhỏ, thước mét, thước vuông, thước kẹp. 1.2. Chuẩn bị nguyên liệu: - Phôi phải được bào hoàn chỉnh. - Phôi phải được sắp xếp theo từng loại chi tiết để thuận tiện trong quá trình gia công. 2. Qui trình gia công chi tiết 2.1. Sơ đồ qui trình 2.2. Nội dung quy trình  Bước 1: Vạch mực - Căn cứ vào bản vẽ xác định cấu tạo, kích thước các mối ghép. - Đối với gia công thủ công dùng dùi vạch (bút), cữ để vạch mực cho mộng và lỗ mộng các chi tiết. Ví dụ: Vạch mực lỗ mộng chân bàn + Xếp phôi các chi tiết chân bàn, có thể xếp 2 hoặc 4 hay 6 chân bàn để vạch mực. Chú ý khi xếp phôi các chi tiết đối nhau phải xếp đối nhau. + Dùng thước mét lấy các kích thước 20, 50, 515, 50, 40mm như hình vẽ 12a. + Dùng thước vuông và dùi vạch ta kẻ các đường mực trên các điểm vừa lấy. + Lật từng chi tiết và dùng thước vuông để sang mực cho phần lỗ mộng mặt bên đối với các chân của phần quầy. Đối với các chân của vì trái ta chỉ sang mực phần giới hạn trên và giới hạn dưới. + Dừng cữ điều chỉnh má mộng 8 mm và chiều rộng mộng 10mm cữ lỗ mộng như hình 12b. Vạch mực Gia công mộng Gia công lỗ mộng Kiểm tra 18 a. Vạch mực khoảng cách các kích thước chân bàn 8 10 26 6 1 b. Cữ lỗ mộng chân ghế Hình 13: Cữ mực lỗ mộng chân bàn vì trái - Ví dụ: Vạch mực mộng vai bàn Hình 14: Vạch mực mộng vai bên bàn - Đối với gia công bằng máy thì ta lấy cữ và điều chỉnh trên máy như sau: + Đối với máy phay mộng ta điều chỉnh khoảng cách giữa lưỡi cưa với đầu dao phay bằng chiều dài mộng, khoảng cách giữa hai trục phay nằm ngang là 10mm, khoảng cách mặt bàn so với trục dao dưới là 8mm. + Đối với máy đục lỗ mộng vuông ta điều chỉnh khoảng cách mặt bàn và mũi đục để lấy chiều sâu lỗ mộng, điều chỉnh khoảng cách thước tựa với má trong mũi đục, điều chỉnh độ di chuyển mặt bàn lấy chiều dài lỗ mộng sau đó định vị để gia công các chi tiết khác. - Chú ý: Trước khi gia công bằng máy phay mộng và máy đục lỗ mộng vuông ta phải cắt đúng kích thước thiết kế theo chiều dài.  Bước 2: Gia công mộng - Gia công mộng có thể gia công bằng cưa mộng thủ công hoặc bằng máy phay mộng, máy phay finger, máy phay cắt 2 đầu: - Đối với gia công bằng cưa mộng thủ công đựơc thực hiện theo trình tự sau: + Gá kẹp phôi: Phôi đựơc gá kẹp trên bàn thao tác bằng êtô chắc chắn. 19 + Xẻ tạo má mộng: Dùng cưa mộng xẻ bám sát đường mực dọc mộng. + Cắt vai mộng: Sau khi xẻ tạo má mộng ta lật chi tiết dùng cưa mộng cắt theo đường mực ngang cho đến khi gặp đường cưa xẻ má mộng. - Đối gia công bằng máy đựơc thực hiện theo trình tự sau: + Gá kẹp phôi: Phôi đặt trên bàn máy điều chỉnh và gá kẹp phôi chắc chắn. + Thao tác phay mộng: Xem Môđun MD.08 Gia công mối ghép - Ví dụ: Gia công mộng vai bàn 8 1 0 2 5 30 50 Hình 15: Mộng vai dƣới bàn vì giữa 7 0 30 8 1 0 5 0 Hình 16: Mộng vai bên bàn vì trái  Bước 3: Gia công lỗ mộng - Gia công lỗ mộng được gia công bằng dụng cụ thủ công hoặc máy đục lỗ mộng vuông, có thể gia công trên máy khoan đứng hoặc khoan nằm ngang. - Đối với gia công bằng thủ công đựơc thực hiện theo trình tự sau: + Đục bấm: Dùng đục bạt để bấm theo đường mực dọc của lỗ mộng. + Đục phá: Dùng đục mộng đục phá để lấy chiều sâu lỗ mộng. + Đục sửa: Dùng đục bạt và đục mộng để sửa các thành lỗ mộng cho thẳng và phẳng. - Đối với gia công bằng máy đục lỗ mộng vuông đựơc thực hiện theo trình tự sau: + Gá kẹp phôi: Phôi đặt trên bàn máy áp vào thước tựa và điểm định vị sau đó kẹp phôi chắc chắn. + Thao tác đục mộng: Xem Môđun MD.08 Gia công mối ghép - Ví dụ: Lỗ mộng chân bàn 20 20 50 128 2 5 8 1 0 2 5 20 50 60 60 a. Lỗ mộng trên chân bàn vì trái b. Lỗ mộng chân bàn vì giữa Hình 17: Lỗ mộng chân bàn  Bước 4: Kiểm tra - Dùng thước mét, thước kẹp kiểm tra kích thước mộng, lỗ mộng sau khi gia công. - Phân loại, sắp xếp các chi tiết theo các bộ phận để bảo quản và thuận tiện cho việc gia công các công đoạn tiếp theo. III. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phần kiến thức Câu 1: Trình bày cách vạch mực cho các chi tiết bàn? Câu 2: Trình bày quy trình gia công mộng cho các chi tiết bàn? Câu 3: Trình bày quy trình gia công lỗ mộng cho các chi tiết bàn? 2. Phần kỹ năng Câu 1: Bào mặt chuẩn và mặt đối diện cho các chi tiết bàn theo bản vẽ kỹ thuật? 21 BÀI 5: LẮP RÁP SẢN PHẨM Thêi gian: 24 giê (LT: 03 giê, TH: 20 giê, KT: 01 giê) L¾p r¸p s¶n phÈm bµn lµ mét trong nh÷ng kh©u cuèi cïng ®Ó hoµn thiÖn s¶n phÈm. L¾p r¸p ph¶i ®¶m b¶o yªu cÇu thiÕt kÕ (kÝch th-íc bao, ®é vu«ng, c©n, c¸c mèi ghÐp ch¾c ch¾n, kÝn khÝt.....). I. MỤC TIÊU Học xong bài này học sinh sẽ: - Trình bày được quy trình lắp ráp bàn bằng máy và dụng cụ thủ công. - Lắp ráp bàn bằng máy và dụng cụ thủ công đúng quy trình kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn trong quá trình lắp ráp. II. NỘI DUNG 1. Chuẩn bị 1.1. Chuẩn bị máy và dụng cụ: - Máy và thiết bị: Máy ghép ngang máy phải đảm bảo hoạt động tốt. - Dụng cụ: Bào xoi, đục 1cm, bạt 2cm, 3cm, cưa mộng, búa, dùi đục, rũa cưa loại nhỏ, thước mét, thước vuông, thước kẹp. - Vật tư: Đinh, keo theo đúng chủng loại 1.2. Chuẩn bị nguyên liệu: - Chi tiết được gia công hoàn chỉnh. - Chi tiết được lấy từ bài học 4 gia công mối ghép - Sắp xếp các chi tiết theo thứ tự bộ phận để khi lắp ráp đạt năng suất. 2. Quy trình lắp ráp bàn làm việc một quầy 2.1. Sơ đồ quy trình lắp ráp 2.2. Nội dung quy trình  Bước 1: Sửa mộng và lỗ mộng - Các chi tiết khi gia công xong có thể lượng sai số về mộng và lỗ mộng vẫn còn, các thành lỗ mộng chưa phẳng vì vậy: Sửa mộng và lỗ mộng Tráng keo Lắp ráp Vam Chốt mối ghép Kiểm tra 22 - Lỗ mộng phải được sửa lại cho đúng góc độ, mặt của lỗ mộng phải phẳng, thẳng. - Thân mộng và vai mộng phải được sửa cho phẳng, thẳng. - Trình tự sửa mộng, lỗ mộng theo sơ đồ sau. Chú ý: Khi sửa mộng và lỗ mộng phải lắp ráp thử để kiểm tra (gọi là dạo mộng). - Kiểm tra độ vuông, cân của các vì, độ vuông, cân của khung và độ kín khít của mộng. Đặc biệt chú ý đến độ vuông mặt trước quầy.  Bước 2: Tráng keo - Tráng keo khi lắp ráp nhằm hỗ trợ cho mối ghép được bền chắc, tăng tuổi thọ của sản phẩm. - Keo được tráng vào đầu mộng và lỗ mộng của chi tiết bằng phương pháp quét sau đó lắp ghép các chi tiết lại với nhau. - Thông thường sử dụng các loại keo như: Urê foocmalđêhyt, sơn ta, dynô  Bước 3: Lắp ráp Lắp ráp bàn làm việc một quầy theo trình tự như sau: Ghi chú: Khi lắp ráp chi tiết với chi tiết hoặc lắp ráp bộ phận với bộ phận phải kê đệm cẩn thận để tránh hiện tượng xây xước chi tiết họăc vỡ mộng. Lắp ráp 3 vì Lắp khung mặt Lắp ráp khung Lắp ôkéo, cửa quầy Sản phẩm Chọn chi tiết Sửa mộng 3 vì Sửa mộng khung bàn Sửa mộng khung mặt Hoàn thiện sản phẩm Sản phẩm 23 Hình 18: Lắp ráp vì trái Hình 19: Lắp ráp vì trái Hình 20: Lắp ráp vì phải 24 Hình 21: Vì phải Hình 22: Lắp ráp khung 25 Hình 23: Lắp ráp khung phần quầy Hình 24: Khung bàn 26 Hình 25: Lắp ráp khung mặt bàn Hình 26: Hoàn thiện sản phẩm - Chú ý: Kiểm tra kín khít mộng, kích thước bao, độ vuông... 27  Bước 4: Chốt mối ghép Sau khi vam kẹp chắc chắn sản phẩm, ta tiến hành chốt định vị các mối ghép. - Trình tự chốt mối ghép: - Chốt mối ghép có thể bằng đinh hoặc bằng tre già khô. + Chốt mối ghép mộng bằng đinh 2 - 3 cm. + Chốt ván mặt bàn, thùng quầy dùng đinh 1cm. + Nếu chốt bằng tre già ta dùng khoan tay để khoan lỗ rồi đóng đinh tre (chỉ dùng chốt các vì và khung). - Chú ý: Kiểm tra kín khít mộng, kích thước bao, độ vuông...  Bước 5: Kiểm tra Căn cứ vào bản vẽ thiết kế, ta tiến hành kiểm tra các phần sau: - Kiểm tra kích thước bao bằng thước mét. - Kiểm tra độ vuông, độ phẳng. - Kiểm tra độ cân của mặt và các vì. Hình 27: Kiểm tra kích thƣớc bao của bàn III. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phần kiến thức Câu 1: Lập sơ đồ lắp ráp cho các chi tiết của bàn theo bản vẽ thiết kế? Câu 2: Trình bày quy trình lắp ráp cho các chi tiết bàn? 2. Phần kỹ năng Câu 1: Lắp ráp bàn theo bản vẽ thiết kế? Chốt các vì Chốt khung mặt - khung Chốt khung Chốt ôkéo, cửa Sản phẩm 28 BÀI 6: TRANG SỨC BỀ MẶT Thêi gian: 16 giê (LT: 03 giê, TH: 12 giê, KT: 01 giê) Trang søc bÒ mÆt bµn lµ kh©u cuèi cïng ®Ó hoµn thiÖn s¶n phÈm. Trang søc ph¶I ®¶m b¶o ®-îc ®é bãng, ®óng mµu, ®ång ®Òu mµu. I. MỤC TIÊU Học xong bài này học sinh sẽ: - Trình bày được quy trình trang sức bàn bằng máy và dụng cụ thủ công. - Trang sức bề mặt cho bàn bằng máy và dụng cụ thủ công đúng quy trình kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn trong quá trình trang sức bề mặt. II. NỘI DUNG 1. Chuẩn bị 1.1 Chuẩn bị máy - Kiểm tra các ốc vít, bao che, hệ thống điện bộ phận truyền động - Đóng cầu dao, ấn nút khởi động động cơ máy nén khí. - Đóng van súng phun sơn và đợi cho áp suất đạt đến yêu cầu (loại GP-1 đạt đến 150 KG/cm 2 ) - Kiểm tra không khí có bị lọt ra ngoài không rồi lắp vòi phun để phun thử. Khi tất cả hoạt động bình thường mới bắt đầu sơn. 1.2. Chuẩn bị nguyên liệu + Chuẩn bị phôi - Phôi đã qua khâu đánh nhẵn bằng giấy ráp. - Xếp phôi theo từng cỡ để thuận tiện gia công hàng loạt - Khi phun sơn sản phẩm nhỏ hay vừa, nên đặt lên giá có chiều cao 78-88cm, để tiện thao tác. + Chuẩn bị sơn và dung môi đầy đủ, sơn cần phải lọc qua rây lọc (rây đồng) có số mắt là 140 trở lên, để đề phòng tắc vòi phun. - Quả cầu bông có đường kính 57cm - Các loại giấy nhám số 00 05 29 Hình 28: Quả cầu bông 2. Quy trình trang sức bề mặt 2.1. Sơ đồ quy trình 2.2. Nội dung quy trình  Bước 1: Chuẩn bị bề mặt gốc - Đánh nhẵn bề mặt gốc bằng giấy nháp xem bài 2 môđun M2.5 - Nhuộm màu theo yêu cầu sử dụng. - Trít vá ma tít: Dùng phấn rôm hoặc bột đá, bột gỗ trộn với véc ni quét lên bề mặt gốc. Trát vá ma tít nhằm làm cho bề mặt cần đánh bang được phẳng, nhẵn. - Dùng giấy nhám mịn đánh nhẵn lại (có thể thực hiện từ 2 - 3 lần). Khi nào hết những lớp ma tít trên bề mặt là được.  Bước 2: Chuẩn bị sơn / Véc ni - Chuẩn bị sơn: + Chọn loại sơn: Thường sử dụng các loại sơn như: Poly urethan, Nipon, Sơn ta ... + Cân đóng đúng khối lượng hay đúng thể tích của sơn, chất đóng rắn, dầu bóng, chất pha loãng. + Sau khi đã cân xong các dung dịch, ta pha dung dịch sơn như sau: Dung dịch1 (chất pha loãng đổ vào sơn và được khuấy đều): Sơn + chất pha loãng Dung dịch 2: Dung dịch 1+ chất đóng rắn Dung dịch Sơn cần pha: Dung dịch 2 + Dầu bóng + Sau khi pha chế xong cần phải kiểm tra màu sơn (quét và đọ màu với bảng đọ màu) + Pha theo tỷ lệ khối lượng sau (mùa đông) Cách 1: 1dầu bóng + 1.5 chất đóng rắn + 2,5 Butyl axetat Cách 2: 2dầu bóng + 3 chất đóng rắn + 5 Butyl axetat Cách 3: 2dầu bóng + 1.5 chất đóng rắn + 3 Butyl axetat * Chú ý : Tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm cụ thể mà ta có thể pha theo tỷ lệ sau: Mùa hè: Phun với tỷ lệ sau: 1 dầu bóng+ (0,6-0,7) chất đóng rắn + 2 butyl axetat Mùa đông: Phun với tỷ lệ sau: 1 dầu bóng + 1 chất đóng rắn + 2 butyl axetat Chuẩn bị bề mặt gốc Phun sơn (Đánh véc ni) Chuẩn bị sơn (véc ni) 30 - Chuẩn bị vécni.Véc ni đã được pha sẵn 3 loại nồng độ, bột màu, bột đá (phấn rôm)  Bước 3: Phun sơn/ Đánh véc ni - Phun sơn + Nếu phun bề mặt lớn, dùng vòi phun lớn (đường kính 23mm) và cự li 1025cm + Nếu phun chi tiết nhỏ, dùng vòi phun nhỏ và tròn (đường kính 0,81mm) và cự li 815cm + Nếu sửa chữa màng sơn dùng vòi phun tròn có đường kính 1,2mm + Nếu cự li lớn làm cho bề mặt màng sơn thô và không bóng. + Nếu cự li nhỏ sinh ra màng sơn chảy vết. 31 Hình 29: Thao tác phun sơn - Đánh véc ni + Giai đoạn 1: Dùng quả cầu bông thấm váo véc ni có nồng độ 10 % khi thấm xong vắt bớt đi để lượng vecni đủ độ ẩm tăm bông, rồi xoa nhanh lên bề mặt gỗ theo đường thẳng dọc chiều thớ gỗ, xoa thẳng bề bặt cho đều, không sót. Sau đó để khô dùng giấy nhám mịn xoa nhẹ hết lượt, rồi lại tiếp tục xoa véc ni (hình 2a).. Làm như vậy 3-5 lần khi nào thấy xuất hiện màu sáng trên bề mặt gỗ thì ngừng xoa theo đường thẳng (không xoa giấy nhám nữa) và xoa véc ni theo đường tròn để màng vécni mỏng và đều mới chóng bóng (hình 2b). Thực hiện như vậy vài lượt sau đó chờ cho vécni khô chuyển sang giai đoạn 2. Hình 30: Xoa véc ni theo đƣờng thẳng 32 Hình 31: Xoa véc ni theo đƣờng tròn Hình 32: Xoa véc ni theo hình số 8 + Giai đoạn 2: Dùng quả cầu bông khác thấm vécni có nồng độ loãng hơn 5-7%, lúc này lượng véc ni thấm vào cầu bông ít hơi ẩm rồi xoa nhanh, mạnh lên bề mặt sản phẩm theo hình số 8 kết hợp hình tròn nhỏ, làm như vậy từ ngoài vào giữa, quay đến khi nào đạt được độ bóng theo yêu cầu thì thôi, chờ cho vécni khô chuyển sang lau bóng . Xoa bóng véc ni theo hình số 8. + Gia đoạn 3: Lau bóng Dùng giẻ lau mới thấm nhẹ cồn nguyên chất lau khắp bề mặt sản phẩm ta sẽ được lớp vécni nhẵn bóng, sáng và đẹp mắt. III. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phần kiến thức Câu 1: Trình bày phương pháp đánh vec ni cho các chi tiết bàn? Câu 2: Trình bày quy trình trang sức bề mặt cho các chi tiết bàn? 2. Phần kỹ năng Câu 1: Trang sức bề mặt cho các chi tiết bàn bằng phương pháp phun sơn? Câu 2: Trang sức bề mặt cho các chi tiết bàn bằng phương pháp đánh vécni? 33 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ ĐIỆN VÀ KỸ THUẬT NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC Tµi liÖu dïng cho häc sinh MÔN ĐUN MD.12 GIA CÔNG BÀN Thời gian:35 giờ (LT: 192 giờ; TH: 154 giờ; KT: 09 giờ) BẢN VẼ 34 Ngƣời thiết kê: Cấn Trung Định Chủ biên: Trần Văn Hân - Trường TCN Cơ điện và Kỹ thuật NL Đông Bắc Tháng 1 năm 2008 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_gia_cong_ban_6221-1.pdf