Tài liệu Giáo trình cơ bản môn Dự toán xây dựng Phần 2: Bài Bai 022- trang 22
02
H .
.
Hiện nay, trên cả nước đang áp dụng phương pháp lập dự toán hoặc khái toán để tính ngân sách
dự trù cho các dự án xây dựng cơ bản thuộc phạm vi quản lý Nhà nước. Khu vực tư nhân không bắt
buộc phải lập dự toán theo kiểu Nhà nước, nhưng cũng dựa vào các đơn giá các hao phí, định mức
của Nhà nước để xác định giá thành dự toán cho các dự án. Như vậy, việc nắm vững phương pháp
tính dự toán là một điều rất quan trọng.
1. Các cơ sở dữ liệu quan trọng để lập dự toán
Có tất cả 03 cơ sở dữ liệu quan trọng để lập dự toán: bảng định mức công việc (quyển sách định
mức), bảng đơn giá vật liệu (theo giá thị trường), nhân công, ca máy (do Nhà nước ban hành) và
các khối lượng công việc (tính toán từ bản vẽ) và quy trình thi công. Từ 03 dữ liệu cơ sở này, chúng
ta có thể lập được một dự toán.
1.1 Khối lượng của công việc
Khối lượng công việc được tính từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật của công trình. Đôi khi một vài khối
lượng cần kinh nghiệm củ...
26 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình cơ bản môn Dự toán xây dựng Phần 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Bai 022- trang 22
02
H .
.
Hiện nay, trên cả nước đang áp dụng phương pháp lập dự toán hoặc khái toán để tính ngân sách
dự trù cho các dự án xây dựng cơ bản thuộc phạm vi quản lý Nhà nước. Khu vực tư nhân không bắt
buộc phải lập dự toán theo kiểu Nhà nước, nhưng cũng dựa vào các đơn giá các hao phí, định mức
của Nhà nước để xác định giá thành dự toán cho các dự án. Như vậy, việc nắm vững phương pháp
tính dự toán là một điều rất quan trọng.
1. Các cơ sở dữ liệu quan trọng để lập dự toán
Có tất cả 03 cơ sở dữ liệu quan trọng để lập dự toán: bảng định mức công việc (quyển sách định
mức), bảng đơn giá vật liệu (theo giá thị trường), nhân công, ca máy (do Nhà nước ban hành) và
các khối lượng công việc (tính toán từ bản vẽ) và quy trình thi công. Từ 03 dữ liệu cơ sở này, chúng
ta có thể lập được một dự toán.
1.1 Khối lượng của công việc
Khối lượng công việc được tính từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật của công trình. Đôi khi một vài khối
lượng cần kinh nghiệm của người lập dự toán suy luận ra mặc dù bản vẽ không thể hiện.
Việc tính khối lượng của công việc là một công việc mất nhiều thời gian nhất trong công việc lập dự
toán, giới chuyên môn còn gọi là “bốc khối lượng” cho dự toán. Người bốc khối lượng không những
đòi hỏi phải có kinh nghiệm “bốc” mà còn đòi hỏi phải biết đọc bản vẽ kỹ thuật. Ví dụ: khi đọc bản
vẽ, họ phải biết có bao nhiêu cây cột ký hiệu C1 trong toàn bộ công trình và kích thước hình học của
chúng là bao nhiêu để ghi vào phần diễn giải chi tiết của khối lượng công việc.
Các công việc của xây dựng cơ bản được chia nhỏ ra thành từng “đầu việc” để tăng tính chính xác
việc tính toán. Ví dụ, để tính giá thành của một khối bê tông sàn nhà, người ta chia ra các “đầu việc”
sau:
Gia công cốt thép: “đầu việc” này lại có thể lại chia nhỏ ra thành gia công cốt thép nhỏ hơn fi 10
hoặc lớn hơn fi 10.
Đổ bê tông đá 1*2: “đầu việc“ này lại có thể chia nhỏ ra thành bê tông cột, đà, sàn...
Gia công coffa sàn, cốt pha cột, cốt pha dầm, sàn...
Các “đầu việc” này được ký hiệu (mã hóa) bởi một chuỗi ký tự chữ số và chúng được gọi là mã
hiệu. Ví dụ, “HA.3213” là mã hiệu của đầu việc “Bê tông sàn mái đá 1x2 M200” theo định mức
- 25/11/98.
Trong thực tế, một số đơn vị chia việc tính dự toán ra hai giai đoạn: khâu “bốc khối lượng” và khâu
đánh máy vào chương trình tính dự toán để đỡ mất thời gian cho người có kinh nghiệm “bốc khối
Bài Bai 022- trang 23
lượng”. Giai đoạn thứ hai chỉ đơn thuần do máy tính xử lý và sau đó phải tinh chỉnh lại bởi người lập
dự toán.
Để tính khối lượng được đầy đủ và không sai sót, cần phải áp dụng các phương pháp tính như sau:
1. Tính theo trình tự công việc được thi công tại công trường.
2. Xác định đúng đơn vị tính của công việc để nhanh chóng tìm ra các kích thước nằm trên loại
bản vẽ nào.
3. Tính lần lượt theo phương trục của bản vẽ: các khối lượng nằm trên trục và giữa 2 trục đang
tính.
4. Kiểm tra các công việc đủ chưa bằng cách đọc mục lục liệt kê công việc của sách định mức.
1.2 Định mức công việc
Định mức công việc có thể hiểu một cách đơn giản là cần bao nhiêu hao phí về vật liệu, nhân công,
máy thi công cho một đơn vị công việc. Đối với xây dựng cơ bản, định mức luôn bao gồm 3 loại: vật
liệu, nhân công và ca máy (viết tắt là VL, NC, CM).
Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế-kỹ thuật và định mức tỷ lệ.
o Định mức kinh tế-kỹ thuật là căn cứ để lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp.
o Định mức tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công việc, chi phí trong đầu tư xây dựng
bao gồm : tư vấn đầu tư xây dựng, công trình phụ trợ, chuẩn bị công trường, chi phí chung, thu
nhập chịu thuế tính trước và một số công việc, chi phí khác.
Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tư và các định mức xây dựng như: Định mức dự toán xây dựng
công trình (Phần xây dựng, Phần khảo sát, Phần lắp đặt), Định mức dự toán sửa chữa trong xây
dựng công trình, Định mức vật tư trong xây dựng, Định mức chi phí quản lý dự án, Định mức chi phí
tư vấn đầu tư xây dựng và các định mức xây dựng khác. Các định mức bổ sung hoặc chỉnh sửa, có
thể do một tổ chức tư vấn chi phí có chức năng đảm nhiệm.
Ví dụ: mã hiệu HA2222 có nội dung công việc: “Bê tông tường trụ pin dày 4m đá 1x2
M150”, tra sách định mức, ta có định mức hao phí vật liệu cho 01 m3 bê tông kể trên như sau:
Tên vật liệu ĐVT
Cát vàng = 0.505 m3
Đinh các loại = 0.119 kg
Đinh đỉa = 0.871 cái
Đá 1x2 = 0.913 m3
Gỗ ván thông cầu công việc = 0.049 m3
Máy trộn bê tông 250l = 0.095 ca
Máy vận thăng 0,8T = 0.110 ca
Bài Bai 022- trang 24
Tên vật liệu ĐVT
Máy đầm dùi 1,5KW = 0.180 ca
Nước ngọt = 189.625 lít
Thợ bậc 3,5/7 = 4.440 công
Vật liệu khác = 2% đồng
Xi măng PC30 = 288.025 kg
Như vậy, khi tính định mức hao phí của 10m3 bê tông loại trên ta chỉ cần lấy định mức chuẩn trên và
nhân với 10. Ta có kết quả sau:
Tên vật liệu & định mức 1 đvt Tổng hao phí ĐVT
Cát vàng = 0.505x10.000 5,053 m3
Đinh các loại = 0.119x10.000 1,190 kg
Đinh đỉa = 0.871x10.000 8,710 cái
Đá 1x2 = 0.913x10.000 9,133 m3
Gỗ ván thông cầu công việc =
0.049x10.000
0,490 m3
Máy trộn bê tông 250l = 0.095x10.000 0,950 ca
Máy vận thăng 0,8T = 0.110x10.000 1,100 ca
Máy đầm dùi 1,5KW = 0.180x10.000 1,800 ca
Nước ngọt = 189.625x10.000 1.896,250 lít
Thợ bậc 3,5/7 = 4.440x10.000 44,400 công
Vật liệu khác (a1*%*kl_cv) =
2.000x10.000x518937 %
20,000 đồng
Xi măng PC30 = 288.025x10.000 2.880,250 kg
1.2.1
Xác định thành phần công việc
Nêu rõ các bước công việc thực hiện từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành, phù hợp với điều kiện, biện
pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc của công trình.
Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công
a) Tính toán theo các thông số kỹ thuật trong dây chuyền công nghệ
Sử dụng định mức được công bố hoặc xác định lại theo dây chuyền công nghệ phù hợp với điều
kiện, biện pháp thi công.
Bài Bai 022- trang 25
b) Tính toán theo số liệu thống kê - phân tích
Phân tích, tính toán xác định theo nhiều chu kỳ của công trình đã và đang thực hiện hoặc công trình
tương tự kinh nghiệm hoặc của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ
c) Tính toán theo khảo sát thực tế
Tính toán xác định từ tài liệu thiết kế, số liệu khảo sát thực tế (theo thời gian, địa điểm, khối lượng
thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ...) và tham khảo định mức được công bố.
1.2.2 Lập và quản lý định mức xây dựng
Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập định mức xây dựng, xây dựng và công bố định mức
xây dựng.
Căn cứ phương pháp lập định mức xây dựng theo quy định của Bộ Xây dựng, các Bộ, Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, công bố các định mức xây dựng cho các công trình, công
việc đặc thù của ngành, địa phương.
Đối với công tác xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố nhưng chưa
phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư,
nhà thầu, tổ chức tư vấn điều chỉnh những định mức đó cho phù hợp để áp dụng cho công trình.
Đối với các công tác xây dựng mới chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã được công bố
thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và
phương pháp xây dựng định mức do Bộ Xây dựng hướng dẫn để xây dựng định mức cho công
tác trên hoặc áp dụng các định mức xây dựng tương tự ở các công trình khác.
Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kinh nghiệm để hướng dẫn, lập
hay điều chỉnh các định mức xây dựng quy định. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý,
chính xác của các định mức xây dựng này.
Thông thường trong thực tế, để xác định định mức của một công việc, người ta ra hiện trường để
khảo sát thực tế việc thực hiện công việc đó. Qua việc ghi chép lại các vật liệu, nhân công, ca máy
cần cho công việc đó, sau đấy người ta lấy trung bình cộng của các lần khảo sát và đây là kết quả
định mức hao phí. Tất cả các công việc của xây dựng cơ bản được tổng hợp thành quyển sách định
mức (tương tự như quyển sách tự điển) để mọi người dựa trên cơ sở đó xác định hao phí của một
công việc.
1.2.3 Hệ thống giá xây dựng công trình; Đơn giá vật liệu-nhân công-ca máy
Hệ thống giá xây dựng công trình bao gồm đơn giá xây dựng công trình và giá xây dựng tổng
hợp. Đơn giá xây dựng công trình được lập cho công trình xây dựng cụ thể. Giá xây dựng tổng
hợp được tổng hợp từ các đơn giá xây dựng công trình.
Hệ thống giá xây dựng công trình dùng để xác định chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư và
dự toán công trình.
Đơn giá công việc xây dựng công trình được lập trên cơ sở định mức kinh tế- kỹ thuật và các yếu tố
Bài Bai 022- trang 26
chi phí sau đây:
- Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu sử
dụng cho công trình xây dựng cụ thể. Giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá thị trường do
tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc
giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự. Giá vật liệu đến
chân công trình được tính theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình theo hướng dẫn
của Bộ Xây dựng.
- Giá nhân công xây dựng được xác định theo mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu
vực, tỉnh theo từng ngành nghề cần sử dụng. Giá nhân công xây dựng được tính toán căn cứ
theo mức tiền lương tối thiểu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố; khả năng nguồn
vốn, khả năng chi trả của chủ đầu tư và các yêu cầu khác
- Giá ca máy và thiết bị thi công được xác định theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn và
công bố.
Theo xu thế nền kinh tế thị trường, Nhà nước chỉ ban hành các dữ liệu trên chỉ mang tính chất tham
khảo, không bắt buộc áp dụng để phù hợp với lộ trình hội nhập thế giới.
Chủ đầu tư căn cứ phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi
công cụ thể của công trình tổ chức lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp làm cơ
sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình để quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình. Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện
năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc lập giá xây
dựng công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật trong
việc bảo đảm tính hợp lý, chính xác của giá xây dựng công trình do mình lập.
2. toán
Từ khi Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình có hiệu lực và Thông tư
05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007
, các biểu mẫu lại được thay đổi để phù hợp, hòa nhập với thông lệ quốc tế. Cụ thể, bảng
dự toán phải thể hiện được việc tính toán 6 loại chi phí: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí
quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác và chi phí dự phòng.
Các biểu mẫu chính:
1. Bảng khối lượng chi tiết
2. Bảng đơn giá xây dựng chi tiết
3. Bảng đơn giá xây dựng tổng hợp
4. Bảng tổng hợp chi phí xây dựng
5. Bảng hợp chi phí thiết bị
6. Bảng tổng hợp chi phí tư vấn
Bài Bai 022- trang 27
7. Bảng tổng hợp chi phí khác
8. Bảng tổng hợp dự toán công trình (bao gồm cả chi phí dự án)
Các biểu mẫu phụ:
9. Bảng tổng hợp vật liệu (t.khảo)
10. Bảng tổng hợp tổng dự toán (nếu cần thiết)
PHẦN 2: CÁCH LẬP DỰ TOÁN
1.
Kể từ 08/2007 cách này không còn sử dụng vì không phù hợp với Thông tư 05/2007/TT-BXD về
việc hướng dẫn cách lập dự toán. Tuy nhiên, trình bày tóm tắt cách tính này để người đọc có cơ sở
để tìm hiểu cách tính dự toán như sau:
1.1 Bảng chi tiết khối lượng:
- Dựa vào các bản vẽ kỹ thuật, ta tính được khối lượng của các công việc.
- Tra sách định mức hoặc đơn giá, ta tìm được mã hiệu của các công việc, đơn giá vật liệu-nhân
công-ca máy của các công việc.
- Tính các cột thành tiền vật liệu-nhân công-ca máy của bảng khối lượng.
- Kết quả sử dụng của bảng này là tổng giá trị thành tiền của giá vật liệu “a1”, tổng giá trị thành
tiền của giá nhân công “b1” và tổng giá trị thành tiền của giá máy thi công “c1”.
- Các cột dữ liệu chính mà người lập dự toán bằng máy tính cần phải quan tâm nhập liệu là mã
hiệu, nội dung công việc và khối lượng chi tiết công việc.
1.2 Bảng phân tích định mức vật tư:
- Từ mã hiệu của từng công việc ta tra sách định mức tìm được định mức của từng công việc.
-
khối lượng hao phí của tất cả các loại vật liệu-nhân công-ca máy cần thiết cho công việc đó.
- Bảng này có thể in kèm theo hoặc không kèm theo với tập dự toán. Mục đích của bảng này là
dùng để người thẩm tra dự toán nhanh và thuận lợi hơn.
1.3 Bảng tổng hợp vật tư:
-
.
- , điện, nước, nhân công, ca máy.
- Thay đơn giá vật liệu bằng đơn giá trước thuế của thông báo giá UB vật giá tỉnh thành cộng với
vận chuyển đến chân công trường tại thời điểm tính dự toán (nếu quyết toán thì tính tại thời điểm
thi công). Nếu những vật liệu không nằm trong bảng thông báo giá, thông thường lấy theo đơn
Bài Bai 022- trang 28
giá trước thuế của thị trường hoặc các báo giá của các cửa hàng vật liệu.
- Đơn giá nhân công và ca máy không cần qua
- 2005”).
- Sau đó lấy cột khối lượng vật liệu nhân với cột đơn giá tương ứng để có được cột thành tiền.
Cộng cột thành tiền (không kể nhân công và ca máy) ta có cột tổng giá trị vật tư thực tế của dự
toán, ký hiệu là A (đọc là A lớn).
- Kết quả sử dụng của bảng này là “A”- tổng giá trị vật tư thực tế của tất cả các vật tư.
- Đối với người lập dự toán bằng máy tính cần quan tâm đến cột khối lượng và cột đơn giá của
bảng này.
1.4 Bảng tổng hợp kinh phí xây dựng:
- Bảng này lấy theo mẫu quy định chung của Bộ Xây dựng, dùng để tổng hợp tất cả các chi phí dự
toán1.
- Ba chi phí cơ bản là chi phí vật liệu “a1”, chi phí nhân công “b1” và chi phí ca máy “c1” đã được
tính ở bảng chi tiết khối lượng và “A”-tổng giá trị vật liệu thực tế sẽ được lấy qua bảng tổng hợp
chi phí này để tiếp tục tính các chí phí của biểu mẫu. Chi phí nhân công “b1” và chi phí ca máy
“c1” sẽ được nhân với hệ số trượt giá, riêng chi phí vật liệu sẽ không nhân với hệ số trượt giá mà
lấy trực tiếp giá trị vật liệu thực tế “A” từ bảng tổng hợp vật tư.
- Hệ số trượt giá lấy theo các Thông báo, Thông tư hướng dẫn của Nhà nước2. Các hệ số khác
như chi phí chung, lãi định mức, dự phòng phí… cũng có các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây
dựng tương tự3.
1.5 Bảng tổng hợp chi phí thiết bị:
- Biểu mẫu này chỉ có khi dự án đầu tư được phê duyệt có ghi rõ phần chi phí cho thiết bị cho công
trình. Biểu mẫu này tính toán tương đối đơn giản chỉ việc đưa vào các chi phí nào liên quan đến
thiết bị trước thuế và sau thuế.
1.6 Bảng tổng hợp chi phí khác:
- Biểu mẫu chi phí khác này luôn có đối với các dự toán. Chi phí khác chủ yếu là các chi phí thiết
kế, lập dự án, khảo sát, đền bù. . .(xem biểu mẫu ở phần trước).
1.7
Biểu mẫu chi phí này tổng hợp các loại chi phí đã được tính ở các biểu mẫu trước, có thể hiện cả
1 Các chi phí này lấy theo Thông tư 05/2007/TT-BXD 25/07 /2007 của Bộ Xây dựng. Tất cả các văn bản
chú thích trong tài liệu này tương ứng với thời điểm sọan thảo tài liệu vào tháng 01 năm 2008. Các văn bản
này có thể bị sửa đổi theo thời gian.
2 Vào thời điểm 01/08, sử dụng Thông tư 03/2008/TT-BXD ngày 25 tháng 01 năm 2008 và -
10/11 /2006 của Bộ Xây dựng
3 Vào thời điểm 01/08, s - 25/07/2007 của Bộ Xây dựng
Bài Bai 022- trang 29
dự phòng phí cho công trình.
2. 05/2007/TT-BXD
Hiện nay đang áp dụng cách tính này để lập các dự toán
dẫn lập dự toán xây dựng cơ bản của Thông tư 05/2007/TT-BXD (có hiệu lực từ 08/2007). Gần
giống cách tính với các bộ định mức có bộ đơn giá, chỉ khác biệt là các đơn giá công việc (a1,b1,c1)
phải tính toán từ chi tiết định mức thay vì ta có thể tra bảng từ sách đơn giá.
:
2.1 Bảng chi tiết khối lượng:
- Dựa vào các bản vẽ kỹ thuật, ta tính được khối lượng của các công việc.
- Tra sách định mức, ta tìm được mã hiệu của các công việc, và các hao phí về vật liệu-nhân công-
ca máy của các công việc.
- Các dữ liệu chính mà người lập dự toán bằng máy tính cần phải quan tâm nhập liệu là mã hiệu,
nội dung công việc và khối lượng chi tiết công việc.
2.2 Bảng đơn giá xây dựng chi tiết:
- Từ mã hiệu của từng công việc ta tra sách định mức, liệt kê các định mức hao phí của từng công
việc.
- ã hiệu công việc nhân với đơn giá thị trường theo
quy định tương ứng của nó để có được giá trị hao phí về vật liệu-nhân công-ca máy. Đơn giá vật
liệu là đơn giá trước thuế và đến chân công trường vào thời điểm lập dự toán, xác định tương
ứng với chủng loại vật liệu cụ thể. Đơn giá nhân công và ca máy lấy theo bảng giá công bố của
Bài Bai 022- trang 30
Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng dựa trên mức lương tối thiểu4. Cụ thể:
o Thay đơn giá vật liệu bằng đơn giá trước thuế tính đến chân công trường tại thời điểm
tính dự toán. Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và
chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể. Giá vật liệu xây dựng xác
định trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản
xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có
tiêu chuẩn, chất lượng tương tự.
- Giá nhân công xây dựng được xác định theo mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu
vực, tỉnh theo từng ngành nghề cần sử dụng. Giá nhân công xây dựng được tính toán căn cứ
theo mức tiền lương tối thiểu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố; khả năng nguồn
vốn, khả năng chi trả của chủ đầu tư và các yêu cầu khác. Hiện nay, đối với đơn giá nhân công
và ca máy, ta chọn lấy một trong bảng lương được xây dựng với mức lương tối thiểu là
144.000đ/tháng, hoặc 210.000đ/tháng , hoặc 290.000đ/tháng, hoặc 350.000đ/tháng hoặc mức
lương tối thiểu khác để “lắp” vào. Chú ý chọn nhóm nhân công cho đúng, thông thường đối với
xây dựng dân dụng chọn nhân công nhóm 1. Hệ số trượt giá nhân công và ca máy5 có thể nhân
cùng lúc với đơn giá nhân công-ca máy (nếu sử dụng nhiều loại bảng lương) hoặc nhân ở bảng
tổng hợp chi phí xây dựng (nếu sử dụng cùng một loại bảng lương).
- Giá ca máy và thiết bị thi công được xác định theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn6 và
4 Tham khảo bảng lương, giá ca máy trong quyển sách đơn giá của TPHCM ban hành kèm theo Quyết định
104/2006/QĐ-UBND
5 Tra bảng của Thông tư 03/2008/TT-BXD ngày 25 tháng 01 năm 2008 và Thông tư 07/2006/TT-BXD
6 Xem Thông tư 07/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2007 và Thông tư 06/2005/TT-BXD 15/04/2005.
Bài Bai 022- trang 31
bảng giá ca máy được Bộ Xây Dựng hoặc các Sở công bố. Về nguyên tắc giá ca máy được cấu
thành bởi 05 lọai chi phí sau:
o CKH : Chi phí khấu hao (đ/ca), tính theo nguyên giá và định mức % khấu hao của từng
loại máy.
o CSC : Chi phí sửa chữa (đ/ca), tính theo nguyên giá và định mức % sửa chữa của từng
loại máy.
o CNL : Chi phí nhiên liệu, năng lượng (đ/ca), tính theo định mức nhiên liệu-năng lượng
và đơn giá của nhiên liệu-năng lượng.
o CTL : Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đ/ca), tính theo mức tiền lương tối thiểu
cấp thợ và các khỏan phụ cấp khác cho một ngày công.
o CCPK : Chi phí khác (đ/ca), tính theo nguyên giá và định mức % chi phí khác của từng
loại máy.
Trong 5 lọai chi phí trên, người lập dự tóan có thể tự xác định cấu thành chi phí, trừ chi phí nhân
công phải tuân thủ theo mức tiền lương tối thiểu.
- Đối với những công trình xây dựng sử dụng vốn ODA có yêu cầu sử dụng lao động nước ngoài,
vật tư, vật liệu nhập khẩu, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu cầu đặc thù khác thì đơn giá xây
dựng được lập bổ sung các chi phí theo điều kiện thực tế và đặc thù của công trình.
- Cộng dồn các giá trị hao phí về VL, NC, CM của từng công việc, ta có được đơn giá chi phí về
VL, NC, CM của công việc đó.
- Tinh chỉnh đơn giá thị trường nêu trên để được đơn giá công việc theo mong muốn.
Lưu ý: nguyên tắc tính giá trị vật liệu khác và ca máy khác.
- Giá trị vật liệu khác của một công việc = toàn bộ giá trị vật liệu của công việc đó (trừ nhân công và
ca máy) * % định mức vật liệu khác của công việc đó.
- Giá trị ca máy khác của một công việc = toàn bộ giá trị máy thi công của công việc đó (trừ nhân
công và vật liệu) * % định mức ca máy khác của công việc đó.
Giá vật liệu tính đến chân công trường có vận chuyển được tính theo cách phối hợp các bảng sau:
Bài Bai 022- trang 32
Bảng 1: TÍNH CHI PHÍ VẬN CHUYỂN
TT Loại Vật liệu
Đơn
vị
tính
Trọng
lượng
đơn vị
(tấn)
Nguồn mua
Phương
tiện vận
chuyển
Bậc hàng
Cự ly
tổng
cộng
Cự ly
Phân theo
Loại đường
Giá cước
(đ/T.km)
Thành
tiền
Cự
ly
(km)
Loại
đường
[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12]
1
…
Cột [12] = Cột [4] x Cột[9] x Cột [11]
Bảng 2: TÍNH GIÁ GIAO VẬT LIỆU ĐẾN HIỆN TRƯỜNG
TT Loại Vật liệu
Đơn
vị
tính
Giá
gốc
(giá
mua)
Chi phí
vận
chuyển
Chi phí trung chuyển (nếu có)
Giá giao
vật liệu
đến hiện
trường
Bốc xếp
Hao hụt
trung chuyển
Cộng chi
phí
trung
chuyển
% Thành tiền
[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10]
1
…
Cột [10] = Cột [4] + Cột [5] + Cột [9]
Bảng 3: TÍNH GIÁ GIAO VẬT LIỆU ĐẾN HIỆN TRƯỜNG
TT Loại Vật liệu
Đơn
vị
tính
Giá giao
vật liệu
đến hiện
trường
Chi phí tại hiện trường
Giá vật liệu
bình quân
tại hiện
trường
Chi phí bốc xếp
Chi phí vận
chuyển nội bộ
Cộng chi phí tại
hiện trường
[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8]
1
… Cột [8] = Cột [4] + Cột [7]
2.3 Bảng đơn giá xây dựng tổng hợp:
Đây là bảng phối hợp dữ liệu từ bảng khối lượng và bảng đơn giá xây dựng chi tiết. Xem biểu mẫu
(kiểu 1) được trình bày trên.
Bài Bai 022- trang 33
- Lấy khối lượng công việc nhân với đơn giá xây dựng chi tiết VL, NC, CM ta có được thành tiền
của từng loại chi phí VL, NC, CM.
- Cộng dồn các cột thành tiền VL, NC, CM của bảng đơn giá xây dựng tổng hợp ta có được tổng
chi phí VL, NC, CM hay còn gọi là chi phí trực tiếp của dự toán (CPVL, CPNC, CPCM) chưa nhân
với trượt giá. Nếu muốn thay đổi giá trị chi phí trực tiếp, ta thay đổi chủ yếu dựa trên đơn giá thị
trường của vật liệu (và cũng có thể thay đổi định mức công việc hoặc khối lượng công việc).
Đơn giá tổng hợp có thể lập thành đơn giá tổng hợp đầy đủ, bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí
chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Xem biểu mẫu (kiểu 2) được trình bày trên.
2.4 Bảng tổng hợp chi phí xây dựng:
- Bảng này lấy theo mẫu hướng dẫn chung của Bộ Xây dựng, dùng để tổng hợp tất cả các chi phí
Kiểu 2
Kiểu 1
Bài Bai 022- trang 34
liên quan đến chi phí xây dựng của dự toán7 công trình.
- Ba chi phí cơ bản của trực tiếp phí là chi phí vật liệu “CPVL”, chi phí nhân công “CPNC” và chi phí
ca máy “CPCM” đã được tính ở bảng đơn giá xây dựng tổng hợp (kiểu 1), được đưa vào bảng
này để tiếp tục tính các chí phí còn lại. Chi phí nhân công “CPNC” và chi phí ca máy “CPCM” sẽ
được nhân với hệ số trượt giá8, do tính với mức lương tối thiểu nhà nước quy định. Bộ Xây dựng
công bố hệ số trượt giá này.Trong tương lai, lương tính theo cơ chế thị trường sẽ bỏ hệ số trượt
giá này.
- Hệ số chi phí trực tiếp khác=1,5% (nếu tính theo chi phí trực tiếp) hoặc 6,5% (nếu tính theo chi
phí nhân công) hoặc lập dự toán9. Hệ số chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước phải tra
bảng10. Hệ số chi phí nhà tạm, láng trại =1% cho công trình tập trung hoặc 2% cho công trình kéo
dài theo tuyến; nếu chi phí này có giá trị lớn thì lập dự toán.
Bảng tra (%) định mức chung, thu nhập chịu thuế tính trước theo Thông tư 05/2007/TT-BXD
TT LOẠI CÔNG TRÌNH
CHI PHÍ CHUNG THU
NHẬP
CHỊU
THUẾ
TÍNH
TRƯỚC
TRÊN
CHI PHÍ
TRỰC
TIẾP
TRÊN
CHI
PHÍ
NHÂN
CÔNG
7 Hiện nay các chi phí này tính theo Thông tư 05/2007/TT-BXD
8 Tra bảng của Thông tư 03/2008/TT-BXD ngày 25 tháng 01 năm 2008 Thông tư 07/2006/TT-BXD
9 Tra bảng của Thông tư 05/2007/TT-BXD
10 Tra bảng của Thông tư 05/2007/TT-BXD
Bài Bai 022- trang 35
1
Công trình dân dụng 6,0
5,5
Riêng công trình tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hoá 10,0
2
Công trình công nghiệp 5,5
6,0
Riêng công trình xây dựng đường hầm, hầm lò 7,0
3
Công trình giao thông 5,3
6,0 Riêng công tác duy tu sửa chữa thường xuyên đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ nội địa, hệ thống báo hiệu hàng
hải và đường thuỷ nội địa
66,0
4
Công trình thuỷ lợi 5,5
5,5
Riêng đào, đắp đất công trình thuỷ lợi bằng thủ công 51,0
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 4,5 5,5
6
Công tắc lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình
xây dựng, công tác xây lắp đường dây, công tác thí
nghiệm hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, công
tác thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng
65,0 6,0
2.5 Bảng tổng hợp chi phí thiết bị:
- Thế nào được gọi là thiết bị? Khi nào có bảng này? Khi Quyết định phê duyệt dự án có ghi phần
vốn thiết bị cho công trình, dựa vào đây, người lập dự toán liệt kê các thiết bị thuộc nguồn vốn
thiết bị.
- Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu
chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị
và thí nghiệm, hiệu chỉnh và được xác định theo công thức sau:
GTB = GMS + GĐT + GLĐ
Trong đó:
- GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ.
- GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ.
- GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh.
Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ được tính theo công thức sau:
GMS = Σ [QiMi x (1 + TiGTGT-TB)]
Trong đó:
- Qi: trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1đến n).
- Mi: giá tính cho một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1 đến n), được xác định theo
công thức:
M = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T
Trong đó:
Bài Bai 022- trang 36
o Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tại Việt Nam) hay
giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm cả chi phí thiết kế và giám sát
chế tạo.
o Cvc: chi phí vận chuyển một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng
Việt Nam đến công trình.
o Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng
Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu.
o Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường.
o T: thuế và phí bảo hiểm thiết bị (nhóm thiết bị).
o TiGTGT-TB : mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với loại thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1đến
n).
- Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà
sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của của
công trình có thiết bị tương tự đã thực hiện.
- Đối với các loại thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phí cho loại thiết bị
này thực hiện theo nguyên tắc lập dự toán.
- Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được tính bằng cách lập dự toán tuỳ theo đặc điểm cụ
thể của từng dự án.
- Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối với chi phí xây dựng.
- Chi phí đào tạo và chuyển giao CN; Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được tính
bằng cách lập dự toán.
Bảng sau đây là ví dụ về việc lập dự toán cho chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ thiết bị hoặc
Bài Bai 022- trang 37
chi phí tư vấn hoặc chi phí khác.
T
T
Thành phần chi phí
Diễn giải
Thàn
h tiền
(đ)
Cơ cấu tỉ trọng
của dự toán chi
phí trước thuế
(%)
1 Chi phí nhân công 38-44
- Tiền lương và phụ cấp lương,
BHXH, công đoàn, BHY tế của
bộ phận trực tiếp:
Công x đơn giá
.............
+ Chủ nhiệm đồ án thiết kế
+ Kiến trúc sư A, B....
+ Kỹ sư A, B ...
+ Kỹ thuật viên A, B ...
2 Chi phí khấu hao máy, thiết bị 10-15
- Máy tính
- Máy (thiết bị) khác
3 Chi phí vật liệu, văn phòng phẩm 7-9
- Giấy - Mực in Khối lượng x đơn giá
- Văn phòng phẩm
- Vật liệu khác ..............
4 Chi phí chung 45% x (1+2+3) 20-25
5 Chi phí khác 4-7
6 Thu nhập chịu thuế tính trước 6% x (1+2+3+4+5) 6
7 Thuế giá trị gia tăng (GTGT) Mức thuế suất theo quy
định x (1+2+3+4+5+6)
Tổng cộng (1 đến 7)
2.6 Bảng tổng hợp chi phí tư vấn:
Chi phí tư vấn bao gồm:
- Chi phí khảo sát xây dựng;
- Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc;
- Chi phí thiết kế xây dựng công trình;
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình;
Bài Bai 022- trang 38
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ
sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây
dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng thầu xây dựng;
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị;
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá
xây dựng công trình, hợp đồng,...
- Chi phí tư vấn quản lý dự án;
- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;
- Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;
- Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời gian thực hiện trên 3 năm;
- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.
5 loại chi phí tư vấn có định mức11 để tính tương tự như chi phí QLDA theo công thức CPTV= CTb
hoặc XL x %N x k, đó là:
- Lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật.
11 Tra bảng của công văn 1751 /BXD-VP ngày 14 tháng 8 năm 2007
Bài Bai 022- trang 39
- Thiết kế xây dựng công trình.
- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình.
- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
- Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị.
Các loại chi phí tư vấn còn lại phải lập dự toán riêng, tham khảo các bảng tính dưới đây để lập dự
toán riêng cho các loại chi phí tư vấn và chi phí khác.
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TƯ VẤN
STT Nội dung chi phí Giá trị (đồng)
1
2
3
4
5
6
7
Chi phí chuyên gia
Chi phí quản lý
Chi phí khác
Chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Thu nhập chịu thuế tính trước 6% (1+2+3+4)
Thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) %
(1+2+3+4+5)
Chi phí dự phòng 5% (1+2+3+4+5+6)
Tổng cộng (1+2+3+4+5+6+7):
Ghi chú:
- Chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp xác định trên cơ sở thoả thuận giữa bên mua và bên
bán bảo hiểm.
- Mức thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) xác định theo quy định hiện hành.
- Chi phí dự phòng để dự trù kinh phí cho những công việc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp
đồng tư vấn.
CHI PHÍ CHUYÊN GIA
STT
Họ và tên
chuyên gia
Thời gian thực
hiện (tháng-
người hoặc
công)
Chi phí
tiền lương
(đồng/tháng-
người hoặc
đồng/công)
Thành tiền
(đồng)
Tổng cộng:
CHI TIẾT CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG CHUYÊN GIA
STT Chuyên gia Lương Chi phí xã Phụ cấp khác, nếu Chi phí
Bài Bai 022- trang 40
Họ
và
tên
Chức danh
dự kiến
cơ bản hội (%
của 1)
có
(%của 1)
tiền lương
chuyên gia
(1+2+3)
A B C 1 2 3 4
Ghi chú:
- Lương cơ bản của từng chuyên gia căn cứ mức lương của tổ chức tư vấn đã chi trả theo kết quả
hoạt động kinh doanh trong báo cáo hoạt động tài chính của 2 năm liền kề đã được kiểm toán
hoặc được cơ quan tài chính cấp trên xác nhận.
- Chi phí tiền lương tính theo tháng-người (hoặc ngày công)
CHI TIẾTCHI PHÍ XÃ HỘI
STT Khoản mục chi phí
Diễn
giải
cách
tính
Thành
tiền
(đồng)
Tỉ lệ %
của
lương
cơ bản
Ghi
chú
1 Nghỉ lễ
2 Nghỉ phép
3 Kinh phí công đoàn
4 Bảo hiểm xã hội
5 Bảo hiểm y tế
6 Chi phí xã hội khác
Tổng cộng:
Ghi chú: Các khoản mục chi phí thuộc chi phí xã hội xác định theo quy định hiện hành.
Bài Bai 022- trang 41
CHI TIẾT CHI PHÍ QUẢN LÝ
STT Khoản mục chi phí
Diễn
giải
cách
tính
Thành
tiền
(đồng)
Ghi
chú
1 Lương bộ phận quản lý
2 Khấu hao văn phòng
3 Khấu hao thiết bị văn phòng
4 Thông tin liên lạc (Fax, email, điện thoại ...)
5 Điện, nước văn phòng
6 Phương tiện đi lại
7 Văn phòng phẩm của văn phòng
8 Chi phí kiểm toán
9 Thuế thu nhập doanh nghiệp
10 Chi phí đào tạo
11 Chi phí quản lý khác
Tổng cộng:
CHI TIẾT CHI PHÍ KHÁC
STT Khoản mục chi phí Đơn vị tính
Khối
lượn
g
Đơn giá Thành tiền (đồng)
1 Chi phí đi lại, nếu có
2 Chi phí văn phòng phẩm, in ấn
3 Chi phí hội họp, nếu có
4 Chi phí khác, nếu có
Tổng cộng:
2.7 Bảng tổng hợp chi phí khác:
Chi phí khác là các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường
giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên,
bao gồm:
- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư;
- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
- Chi phí bảo hiểm công trình;
- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;
- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
Bài Bai 022- trang 42
- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Các khoản phí và lệ phí theo quy định;
- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án
đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá
trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm
thu hồi được;
- Một số chi phí khác.
Lưu ý: dựa vào các bảng tính dự toán riêng giới thiệu ở trên để tính các chi phí khác.
Chi phí quản lý dự án: không được lập thành bảng riêng do chỉ cần 1 dòng với công thức
tính dạng sau QLDA=CTB+XL x %N x k
Trong đó :
CTB+XL : chi phí thiết bị và xây lắp
N%: định mức công bố, tra bảng12
k: hệ số điều chỉnh
Chi phí quản lý dự án bao gồm:
- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ
thuật;
- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm
của chủ đầu tư;
- Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc;
12 Tra bảng của công văn 1751 /BXD-VP ngày 14 tháng 8 năm 2007
Bài Bai 022- trang 43
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư; chi phí tổ
chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của
chủ đầu tư;
- Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư
xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;
- Chi phí tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác.
BẢNG TRA ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QLDA (theo công văn 1751/BXD-VP)
TT Loại công trình
Chi phí xây dựng và thiết bị (tỷ đồng)
<= 7 10 20 50 100 200
1 Công trình dân dụng 2,304 2,195 1,862 1,663 1,397 1,368
2 Công trình công nghiệp 2,426 2,310 1,960 1,750 1,470 1,440
3 Công trình giao thông 2,062 1,964 1,666 1,488 1,250 1,224
4 Công trình thuỷ lợi 2,183 2,079 1,764 1,575 1,323 1,296
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 1,940 1,848 1,568 1,400 1,176 1,152
2.8 , bao gồm sáu loại chi phí nêu trên:
Biểu mẫu chi phí này tổng hợp các loại chi phí đã được tính ở các biểu mẫu trước, có thể hiện cả
dự phòng phí cho công trình.
Bảng này lấy theo mẫu hướng dẫn chung của Bộ Xây dựng, tổng hợp tất cả các chi phí liên quan
đến công trình của dự toán.
1. Chi phí xây dựng lấy theo kết quả đã tính của bảng tổng hợp chi phí xây dựng.
2. Chi phí thiết bị lấy theo kết quả đã tính của bảng tổng hợp chi phí thiết bị.
3. Chi phí quản lý dự án: tính theo công thức đã hướng dẫn ở phần trên.
4. Chi phí tư vấn: theo kết quả đã tính của bảng tổng hợp chi phí tư vấn.
Bài Bai 022- trang 44
5. Chi phí khác: theo kết quả đã tính của bảng tổng hợp chi phí khác.
6. Chi phí dự phòng: Gdp=%dp x(tổng 5 loại chi phí trên), có 2 loại chi phí dự phòng: phát sinh
và trượt giá. Ta có 2 trường hợp xác định chi phí dự phòng:
- %dp=10% cho công trình thực hiện <=2năm
GDP = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK) x 10%
- %dp=5% cho công trình thực hiện >2năm + dự phòng trượt giá đối với từng loại chi
phí (dựa theo chỉ số giá 3 năm gần nhất)13.
GDP = GDP1 + GDP2
Trong đó:
+ GDP1: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh:
GDP1 = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK ) x 5%
+ GDP2: Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá:
GDP2 = (V” - Lvay) x (IXDbq ± ∆Ixd)
Trong đó:
- V”: Tổng mức đầu tư chưa có dự phòng.
- Lvay : lãi vay vốn.
- IXDbq: Chỉ số giá xây dựng bình quân.
- ∆Ixd : Mức dự báo biến động giá khác so với chỉ số giá xây dựng bình quân đã tính.
13 Tham khảo công văn số 1601/BXD-VP ngày 25 tháng 07 năm 2007 về việc công bố chỉ số giá xây dựng và
1599/BXD-VP ngày 25 tháng 07 năm 2007 về việc công bố phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng
Bài Bai 022- trang 45
Tổng cộng 6 loại chi phí nêu trên ta có được tổng dự toán.
Lưu ý: bảng tổng hợp chi phí tổng dự toán có thể lập để phục vụ cho công tác quản lý tổng định
mức đầu tư và tổng dự toán, không bắt buộc phải có khi trình duyệt các hạng mục công trình thuộc
dự án. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng không phải lập dự toán, chỉ ước lượng chi phí trong vốn
dự án đầu tư khi lập dự án.
Tính toán dự phòng trượt giá:
Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời
gian và làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Chỉ số giá xây dựng được xác định theo loại công trình, theo khu vực và được công bố theo từng
thời điểm. Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng và phương pháp xây dựng chỉ số giá xây
dựng. Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng có đủ điều kiện năng lực xác định, công bố chỉ số giá xây
dựng để tham khảo áp dụng.
Để tính % trượt giá, ta lấy trung bình mức độ tăng của chỉ số giá trong 3 năm gần nhất vào thời
điểm tính để áp cho những năm trong tương lai. Từ đó ta tính được chỉ số giá của các năm trong
tương lai. Sau đó quy đổi các chỉ số giá của các năm trong tương lai về chỉ số của năm gốc là năm
đang tính (do đơn giá các lọai hao phí lấy theo năm đang tính). % mức độ chênh lệch giữa năm gốc
(đang tính) với các năm trong tương lai chính là % dự phòng trượt giá.
Ví dụ: năm đang tính dự toán là năm 2007, công trình xây dựng có loại hình công trình dân dụng-
nhà ở và xây dựng xong tại thành phố Hồ chí Minh vào năm 2010. Tính dự phòng trượt giá cho 5
loại chi phí (đã trừ lãi vay) là 30 tỷ như sau:
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Chỉ số giá xây dựng (theo công
bố của Bộ Xây dựng)14 138 142 146 164 172,67 181,33 190,00
Mức tăng chỉ số giá 3 năm gần
nhất 4 4 18
Mức tăng chỉ số giá trung bình 1
năm kể từ năm 2008 trở đi 8,67 8,67 8,67
Quy đổi gốc của chỉ số giá về
năm 2007 100 105 111 116
Hệ số % dự phòng trượt giá 5% 11% 16%
Dự phòng trượt giá cho 30 tỷ
(vốn sử dụng ngay năm 2008) 4,8
Dự phòng trượt giá cho 30 tỷ
(phân bổ đều mỗi năm 10tỷ) 0,50 1,10 1,60
Như vậy, tùy theo việc phân bổ vốn đầu tư theo thời gian, ta sẽ có dự phòng trượt giá khác nhau.
Đối với trường hợp phân bổ vốn thứ nhất, dự phòng trượt giá là 30x16%=4,8 tỷ. Đối với trường hợp
14 Tham khảo công văn số 1601/BXD-VP ngày 25 tháng 07 năm 2007 để có được giá trị chỉ số giá của năm
2004 đến 2007
GXDCT=GXD+GTB+GQLDA+GTV+GK+Gdp
Bài Bai 022- trang 46
phân bổ vốn thứ hai, dự phòng trượt giá là 3,2 tỷ.
2.9 Bảng tổng hợp vật tư:
- Cộng dồn hao phí tất cả các loại vật tư giống nhau từ bảng phân tích định mức15
.
- , điện, nước, nhân công, ca máy.
15 Xem thêm phần tính dự toán với các bộ định mức có bộ đơn giá công việc.
Bài Bai 022- trang 47
- Đối với cách tính này, bảng tổng hợp vật liệu chỉ dùng để quản lý, không tham gia vào tính toán.
Dùng thông tin bảng này để quản lý vật tư cũng như quản lý thi công và cho các bài toán quản trị
dự án khác.
Quá trình toán dự toán theo Thông tư 05/2007/TT-BXD được tóm tắt theo sơ đồ tính toán dưới đây.
Khi lập dự toán với máy tính, người lập phải nhập liệu nhiều và tốn nhiều công sức nhất tại các công
đọan có hình bàn tay, các công đọan còn lại hầu như là tinh chỉnh cho phù hợp.
SƠ ĐỒ TÍNH ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT VÀ TỔNG HỢP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-Giáo trình cơ bản môn Dự toán xây dựng _Phần 2.pdf