Giáo trình Chính trị Trung cấp nghề

Tài liệu Giáo trình Chính trị Trung cấp nghề: Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 1 BÀI MỞ ĐẦU: ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ MÔN HỌC CHÍNH TRỊ 1. Đối tượng nghiêm cứu, học tập - Nghiên cứu những quy luật chung nhất của hoạt động chính trị, cơ chế tác động và những cách thức cụ thể hiện thực hóa những quy luât đó. - Nghiên cứu hoạt động của các đảng phái và chính quyền, các tổ chức chính trị, các giai cấp và mối quan hệ về chính trị giữa các tổ chức đó. 2. Chức năng, nhiệm vụ a. Chức năng: - Chức năng nhận thức: Giúp người học hiểu được hệ thống tri thức về nền tảng tư tưởng của Đảng và của cách mạng, nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý và xây dựng của Đảng và Nhà nước ta. - Chức năng giáo dục: + Giáo dục tư tưởng chính trị, tham gia vào việc giải quyết những nhiệm vụ hiện tại. + Giáo dục niềm tin vào sự phát triển của cách mạng Việt Nam. b. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu các hoạt động xây dựng chế độ và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta. - Cung cấp những hiểu biết cơ bản về Chủ...

pdf28 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Chính trị Trung cấp nghề, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 1 BÀI MỞ ĐẦU: ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ MÔN HỌC CHÍNH TRỊ 1. Đối tượng nghiêm cứu, học tập - Nghiên cứu những quy luật chung nhất của hoạt động chính trị, cơ chế tác động và những cách thức cụ thể hiện thực hóa những quy luât đó. - Nghiên cứu hoạt động của các đảng phái và chính quyền, các tổ chức chính trị, các giai cấp và mối quan hệ về chính trị giữa các tổ chức đó. 2. Chức năng, nhiệm vụ a. Chức năng: - Chức năng nhận thức: Giúp người học hiểu được hệ thống tri thức về nền tảng tư tưởng của Đảng và của cách mạng, nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý và xây dựng của Đảng và Nhà nước ta. - Chức năng giáo dục: + Giáo dục tư tưởng chính trị, tham gia vào việc giải quyết những nhiệm vụ hiện tại. + Giáo dục niềm tin vào sự phát triển của cách mạng Việt Nam. b. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu các hoạt động xây dựng chế độ và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta. - Cung cấp những hiểu biết cơ bản về Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, những truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp công nhân và của Công đoàn Việt Nam. 3. Phương pháp và ý nghĩa học tập a. Phương pháp: - Kết hợp phương pháp dạy truyền thống với phương pháp hiện đại, kết hợp giữa lý luận và liên hệ thực tiến, kết hợp học ở trên lớp và tự nghiên cứu, thảo luận tích cực để phát huy tính chủ động và sáng tạo của giáo viên và học sinh. b. Ý nghĩa: - Nghiên cứu và học tập môn Chính trị có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục phẩm chất chính trị, lòng trung thành với lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, tính kiên định cách mạng trước tình hình chính trị phức tạp ở trong nước và quốc tế. - Giáo dục đạo đức cách mạng. - Giáo dục truyền thống cách mạng về chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào đối với Đảng và đối với dân tộc Việt Nam. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 2 - Bồi dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng, biết noi gương những người đã đi trước, học tập và lao động thông minh, sáng tạo, có kỹ thuật, có kỷ luật, kế thừa và phát huy những thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 3 BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN I. C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập học thuyết 1. Các tiền đề hình thành a. Tiền đề kinh tế - xã hội - Tiền đề kinh tế: Từ nửa sau TK XVIII đến giữa TK XIX, nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển mạnh mẽ ở châu Âu. - Tiền đề xã hội: + Giai cấp công nhân hiện đại ra đời và phát triển nhưng tình cảnh khốn khổ. b. Những tiền đề lý luận và khoa học - Tiền đề lý luận: + Trào lưu triết học cổ điển Đức với 2 nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và Phơbách. + Học thuyết kinh tế tiến bộ ở Anh, đại biểu xuất sắc là A.Xmít và Đ.Ricácđô. + CNXH không tưởng phê phán ở Pháp với những đại biểu nổi tiếng như H.Xanh ximông, C.Phu-ri-e, R.Ooen. - Tiền đề khoa học: Từ thế ky XIX đã xuất hiện nhiều học thuyết khoa học mới trên nhiều lĩnh vực: + Học thuyết về sự tiến hoá các loài của Đácuyn. + Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng cua Lômôlôxốp. + Học thuyết về sự phát triển của tế bào của Svác và Slayđen. + Cùng với nhiều thành tựu khoa học khác về hoá học, cơ học. c. Vai trò nhân tố chủ quan của C.Mác và Ph. Ăngghen. - C. Mác (5-5-1818_14-3-1883) và Ph. Ăngghen (28-11-1820_5-8-1895) kiến thức thiên tài trên nhiều lĩnh vực khoa học như triết học, kinh tế chính trị học, toán học và quân sự. Đặc biệt họ là những người có gắn bó và hiểu biết sâu sắc phong trào công nhân và nhân dân lao động. - Đưa CNXH không tưởng trở thành học thuyết khoa học. - Triết học, kinh tế chính trị học và CNXH khoa học là ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác. 2. Sự ra đời và phát triển của học thuyết Mác (1848-1895) - Tháng 12-1847 Đại hội II của Đồng minh những người công sản được tổ chức yêu cầu Mác và Ăngghen dự thảo một văn kiện dưới hình thức một văn bản tuyên ngôn. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 4 - Cuối tháng 2 - 1848 tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được thông qua và tuyên bố ở Luân Đôn, đặt dấu mốc ra đời chủ nghĩa Mác. * Đóng góp về lý luận của Mác và Ănghen - Triết học: + Giải thích và vạch ra con đường, những phương tiện cải tại thế giới bằng con đường cách mạng. + Chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác là hạt nhân của thế giới quan khoa học và cách mạng để xem xét và giải quyết vấn đề thực tiễn của thế giới. + Học thuyết hình thái kinh tế xã hội là một thành tựu vĩ đại của chủ nghĩa Mác. - Kinh tế chính trị: học thuyết giá trị thặng dư đã vạch ra quy luật vận động kinh tế cơ bản của xã hội tư bản để thấy rõ bản chất của giai cấp tư bản và xã hội tư bản. - CNXH: Khẳng định vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân + Chỉ rõ giai cấp công nhân là người lãnh đạo cuộc đấu tranh để xoá bỏ chế độ bóc lột và xây dựng thành công xã hội mới. + Giai cấp vô sản là giai cấp tiến bộ nhất, có tinh thần cách mạng nhất, có tính kỷ luật chặt chẽ và có tinh thần quốc tế. + Họ có Đảng cộng sản, có tổ chức, có liên minh công nông, có tinh thần quốc tế nên có khả năng lãnh đạo cách mạng vô sản thắng lợi. II. V.I. Lênin phát triển học thuyết Mác 1. Sự phát triển của V.I. Lênin về lý luận cách mạng - Lênin đã tổng kết và nêu ra 5 đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc: + Sự tập trung sản xuất và tập trung tư bản ở mức độ cao. + Tạo ra các tổ chức độc quyền. + Sự thống nhất tư bản công nghiệp với tư bản ngân hàng thành các tập đoàn tài chính. + Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài. + Sự phân chia thị trường thế giới và tiếp tục đấu tranh để chia lại. - Lý luận mới của Lênin: + Cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước thậm chí một nước, nơi yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa. + Phong trào công nhân sẽ từ tự phát phát triển thành tự giác khi có lý luận cách mạng tiên tiến và khoa học là chủ nghĩa Mác. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 5 + Đảng công sản phải được xây dựng trên những nguyên tắc của một Đảng kiểu mới, lấy lý luận của chủ nghĩa Mác làm nền tảng tư tưởng. + Lênin đã đưa ra lý luận mới về chiến tranh và hoà bình, nhà nước và cách mạng. 2. CNXH từ lý luận trở thành hiện thực - Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một thời kỳ mới của lịch sử nhân loại. Lý luận về CNXH đã trở thành hiện thực trên đất nước Nga. - Tháng 3-1919 Quốc tế III ra đời. - Lênin đã tiếp tục phát triển lý luận của mình trên nhiều vấn đề: + Nhiệm vụ của chính quyền xôviết; + Về dân chủ và chuyên chính vô sản; + Thực hành chính sách kinh tế mới; + Tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa; + Những nhiệm vụ kinh tế chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản; + Tiến hành công nghiệp hoá, tập thể hoá, thực hành cách mạng tư tưởng văn hoá; + Chống quan liêu trong bộ máy nhà nước; + Về xây dựng Đảng. * Ý nghĩa của chủ nghĩa Mác- Lênin: - Có mục tiêu cao đẹp, có nội dung khoa học, có phương pháp thực hiện đúng đắn và được thực tiễn kiểm nghiệm. - Nêu lên được mục tiêu, con đường, lực lượng, phương pháp để đạt được mục tiêu là giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. - Mang bản chất khoa học và cách mạng. - Cung cấp cho chúng ta thế giới quan và phương pháp luận khoa học. III. Vận dụng và phát triển của nghĩa Mác-Lênin 1. Vận dụng và phát triển lý luận xây dựng CNXH (1924 - 1991) a. Ảnh hưởng của học thuyết Mác đến phong trào cách mạng thế giới (1924 - 1975) - Sự ra đời của các ĐCS và sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. - Qua 20 năm xây dựng CNXH (1921 - 1941) Liên Xô đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, là chỗ dựa cho phong trào CM thế giới. - Sau chiến tranh thế giới thứ II hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển lớn mạnh trên thế giới. b. Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu (1970 - 1991) Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 6 Cuối 1989 các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lần lượt sụp đổ, 12 - 1991 thì Liên Xô sụp đổ hoàn toàn. - Nguyên nhân: + Do dự thoái hóa, biến chất của một số người lãnh đạo cấp cao trong Trung ương Đảng Cộng sản. + Sự chống phá quyết liệt của chủ nghĩa đế quốc bằng “diễn biến hòa bình”. - Hậu quả: +Là sự tổn thất lớn cho phong trào cách mạng thế giới và Việt Nam. + Làm thay đổi trật tự thế giới. + CNXH lâm vào thoái trào, hòa bình thế giới mất trụ cột. + Chủ nghĩa đế quốc lợi dụng để chống phá. - Bài học rút ra: + Đảng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lê nin. + Đảng lãnh đạo đổi mới phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. + Đảng phải có mô hình CNXH và phương hướng đúng. + Phải mở rộng dân chủ trong Đảng. + Phải chống những khuynh hướng cực đoan, bảo thủ, kiên quyết chống đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. 2. Đổi mới lý luận xây dựng CNXH từ năm 1991 a. Bối cảnh thế giới: - Sự chống phá chủ nghĩa Mác –Lênin của các thế lực thù địch trên thế giới. - CNXH không còn là hệ thống trên thế giới. b. Đổi mới lý luận: Từ khi áp dụng chủ nghĩa Mác vào Việt Nam, Đảng cộng sản đã lãnh đạo CMVN thành công, bảo vệ TQ và đã tiến hành tổng kết công cuộc 20 năm đổi mới và đề ra mô hình về CNXH. * Yêu cầu: - Vận dụng sáng tạo CN Mác – Lênin vào thực tiễn VN. - Cán bộ Đảng viên cần ra sức học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, có ý thức học tập, suy nghĩ độc lập sáng tạo Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 7 BÀI 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1. Tính tất yếu và bản chất của CNXH a. Tính tất yếu của CNXH - Tiến lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản là quy luật phát triển của xã hội loài người. - CM XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là điều kiện để giải phóng LLSX, giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động. - CM Tháng Mười Nga thắng lợi năm 1917 đánh dấu một giai đoạn mới – quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. b. Bản chất của CNXH * Đặc trưng của CNXH: - Có nền kinh tế phát triển cao được xây dựng trên cơ sở LLSX hiện đại và phát triển bền vững (đại công nghiệp). - Xã hội XHCN đã xoá bỏ chế độ tư hữu xác lập chế độ công hữu về những TLSX chủ yếu. - Xã hội XHCN tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật mới. - Thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động. - Có nền văn hóa và tư tưởng tiến bộ với lối sống dựa trên cơ sở bình đẳng, dân chủ và chủ nghĩa tập thể, con người phát triển tự do, toàn diện. - Các dân tộc trên thế giới đoàn kết hữu nghị và bình đẳng, cùng đi lên CNXH. 2. Các giai đoạn phát triển của CNXH a. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH - Thời kỳ quá độ lên CNXH bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của CNXH; là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện, từ xã hội cũ sang XH mới. - Con đường quá độ lên CNXH: quá độ trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhiều bước trung gian. - Đặc trưng của thời kỳ quá độ lên CNXH: + Nhà nước là nhà nước của giai cấp vô sản. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 8 + Diễn ra cuộc đấu tranh giữa một bên là gc CN và nhân dân lao động với gc bóc lột và thế lực phản động. + Trong XH, cái cũ chưa bị xóa bỏ hoàn toàn, cái mới xây dựng chưa vững chắc. - Điều kiện quá độ lên CNXH: + Điều kiện chủ quan: ĐCS lãnh đạo, có chính quyền, có liên minh giai cấp công nhân, nông dân và trí thức, có nhà nước xã hội chủ nghĩa. + Khách quan: phải có một nước giành thắng lợi trong CMVS, tiến lên xây dựng CNXH. b. Hai giai đoạn của CNXH và CNCS - Giai đoạn thứ nhất là CNXH: đây là giai đoạn thấp, còn tồn tại những tàn dư của xã hội cũ. - Giai đoạn thứ hai: CNCS- tàn dư của XH cũ bị xóa bó, LLSX phát triển cao độ, của cải XH dồi dào, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. II. Quá độ lên CNXH ở Việt Nam 1. Cơ sở khách quan của thời kỳ quá độ ở VN - Quá trình tiến lên xây dựng CNXH ở VN: + Con đường tiến lên CNXH đã được Đảng lựa chọn từ khi mới thành lập. + Sau năm 1954, miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH. + Sau năm 1975, cả nước quá độ tiến lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa. + Từ năm 1986 đến nay, chúng ta kiên định con đường đi lên xây dựng CNXH. - Đặc điểm của thời kỳ quá độ ở VN: + Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. + Quá độ lên CNXH ở Việt Nam là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và lâu dài. - Cơ sở + Có ĐCS cầm quyền và lãnh đạo toàn xã hội. + Nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân không ngừng củng cố và hoàn thiện. + Nhân dân có nhiều truyền thống và phẩm chất tốt đẹp, tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 9 + Thời kỳ đổi mới (1986 đến nay) đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn VN. + Một số hạn chế: kinh tế lạc hậu, VH – XH còn nhiều yếu kém, lý luận chưa gắn với thực tiễn 2. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN a. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh năm 1991) - Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. * Nội dung: - Xác định 6 đặc trưng cơ bản của CNXH + Do nhân dân lao động làm chủ; + Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; + Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc; + Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; + Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; + Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. - Phương hướng cơ bản xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ: + Một là, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo. + Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. + Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. + Bốn là, tiến hành chính sách xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. + Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 10 + Sáu là, xây dựng CNXH và Bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của CMVN. + Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. b. Nội dung con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta Đại hội X của Đảng năm 2006 xác định: - Đặc trưng cơ bản của CNXH: + Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; + Do nhân dân làm chủ; + Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại về quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; + Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; + Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; + Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ; + Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; + Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. - Phương hướng cơ bản: + Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. + Đẩy mạng CNH, HĐH. + Xây dựng nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. + Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết dân tộc. + Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. + Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. + Đảm bảo vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia. + Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. - Phương hướng cụ thể: + Tiếp tục hoàn thiện và nắm vững định hướng XHCN trong nền KTTT + Đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. + Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 11 +Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu XH. + Phát triển nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. + Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. +Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển. + Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân. + Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới. + Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. + Xây dựng Đảng. BÀI 3: TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH I. Tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Nguồn gốc và quá trình hình thành 1.1. Nguồn gốc hình thành a. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh” là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. ...Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”. b. Bối cảnh thời đại: - Quốc tế: + Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa đế quốc xâm tăng cường xâm lược thuộc địa => khát vọng lớn nhất của nhân dân là đấu tranh giải phóng dân tộc. + Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác. + Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thắng lợi. + Năm 1919 quốc tế III ra đời => các ĐCS ra đời, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh. - Trong nước: + Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sau khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 12 - XH VN có sự phân hóa sâu sắc, nổi lên nhiều mâu thuẫn nhưng mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. + Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng tư sản nhưng đều thất bại. + Cách mạng Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. c. Nguồn gốc hình thành * Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - Gia đình: Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước. - Quê hương: Nghệ An là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, nơi đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc cho đất nước như Mai Thúc Loan, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu... - Dân tộc : là một dân tộc có nhiều truyền thống tiêu biểu: + Truyền thống yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh dựng nước và giữ nước. + Truyền thống đoàn kết nhân nghĩa, tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong hoạn nạn khó khăn. + Truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo. * Kế thừa và tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây - Tư tưởng văn hóa phương Đông: + Nho giáo: Hồ Chí Minh kế thừa học thuyết Khổng Tử về sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, khuyên con người sống chung hiếu lễ nghĩa, sống có tình có nghĩa. Tư tưởng về một xã hội bình trị bác ái, một thế giới văn minh đại đồng. + Phật giáo: là tư tưởng gần gũi với người lao động, tư tưởng từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị mang hạnh phúc ấm no cho mọi người. + Tư tưởng Lão – Trang: lòng yêu thiên nhiên, lối sống giản dị, hòa mình với thiên nhiên của Người. - Tư tưởng văn hóa phương Tây: + Giá trị nhân văn của Thiên chúa giáo + Tư tưởng dân chủ tự do bình đẳng bác ái ... * Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn lý luận chủ yếu Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 13 - Năm 1920 Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và Người đã tìm ra cho mình con đứờng cứu nước cho dân tộc, từ người yêu nước ngừời trở thành một người cộng sản. * Phẩm chất và năng lực cá nhân Hồ Chí Minh - Tư tưởng độc lập tự chủ sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường trong việc nghiên cứu tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản hiện đại. - Sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại. - Tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sàng chịu đựng hi sinh vì độc lập của Tổ quốc vì tự do của đồng bào. 1.2. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 1.2.1. Thời kỳ (1890-1911) giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng. - Năm 5 tuổi Người theo cha vào Huế - Năm 1906 Người trở lại học ở Quốc học Huế. - Năm 1910 Người dạy học ở trương Dục Thanh- Phan Thiết. - 5/6/1911 trên bến nhà Rồng với tên Văn Ba, Người ra đi tìm đường cứu nước. 1.2.2. Thời kỳ tìm tòi khảo sát đến với chủ nghĩa Mác –Lênin (1911-1920) - Năm 1911 Người sang Pháp và qua nhiều nước châu Phi và Mỹ la tinh. - Năm 1913 Người đến Mỹ - Năm 1914 Người về Anh. - Năm 1917 Người về Pháp. - Năm 1919 Người tham gia Đảng xã hội Pháp. - Tháng 6/1919 Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới hội nghị bản yêu sách của nhân dân An Nam. - Tháng 7/1920 Người đọc luận cương của Lênin - Tháng 12/1920 người tham gia Đại hội đại biểu lần 18 của Đảng xã hội Pháp tại Tua. 1.2.3. Thời kỳ hoạt động chuẩn bị chu đáo cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1921-1930) - Năm 1923: dự hội nghị Quốc tế nông dân và trực tiếp tham gia đại hội QTCS lần thứ 5. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 14 - Cuối 1924: về Quảng Châu - Trung Quốc tổ chức ra hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên (1925) - Năm 1927 xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh. - Năm 1928 Người hoạt động ở Xiêm. - Tháng 10-1929 Người bị tòa án Vinh xử vắng mặt và khép vào tội tử hình. - Năm 1930 Người chủ trì hội nghị hợp nhất thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 1.2.4. Thời kỳ 1930-1941: Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định cho dân tộc Việt Nam - Tháng 6/1931 Người bị nhà cầm quyền Anh bắt trái phép và giam giữ ở Hồng Kông. - Năm 1932 Người được trả tự do. - Năm 1934 Người sang Liên Xô dự Đại hội VII QTCS . - Năm 1938 Người về Trung Quốc hoạt động. 1.2.5. Thời kỳ Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (1941 - 1969) - Tháng 2 /1941 Người về nước hoạt động, chủ trì hội nghị TW 8 đặt ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, lập ra Mặt trận Việt minh, thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông. - Ngày 13/8/1942 Người lấy tên Hồ Chí Minh và sang Trung Quốc thì bị Quốc dân Đảng bắt giam. - Tháng 8/1944 Người về nước chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền. - Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. - Lãnh đạo cách mạng tháng 8/1945 đã hoàn toàn thắng lợi. - Ngày 2/9/1945 Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - 1945 – 1969: Lãnh đạo nhân dân VN kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. - Ngày 2/9/2969 Hồ Chí Minh qua đời. Khi ra đi Người để lại bản di chúc vô giá cho dân tộc Việt Nam. 2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 15 - Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằn giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp và giải phóng con người. - Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt 75 năm qua và tiếp tục soi đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập dân chủ và văn minh. II. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 1. Hồ Chí Minh tấm gương đạo đức sáng ngời tiêu biểu nhất của truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam - Hồ Chí Minh có phẩm chất đạo đức cách mạng tiêu biểu nhất cho những truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam. - Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, là người sáng lập rèn luyện Đảng, là người sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đồng thời là vị chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam . - Hồ Chí Minh là nhà văn hoá lớn. - Hồ Chí Minh là nhà báo vĩ đại. - Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn tiêu biểu nhất là tập Nhật ký trong tù. - Hồ Chí Minh là nhà giáo là người mở đầu cho nền sử học cách mạng. * Biểu hiện của tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh - Có phẩm chất tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, có tầm nhìn xa trông rộng. + Phẩm chất lãnh đạo của Người là dân chủ sâu sát, tỷ mỷ đúng mực. + Phẩm chất làm việc khoa học, tôn trọng thời gian và lời hứa, sống mực thước nên gương. - Người có cách diễn đạt nói cũng như viết ngắn gọn không cầu kỳ mà chân thực rõ ý. - Văn hoá ứng xử của Người tự nhiên, chân tình, cởi mở, tế nhị. - Người luôn tự rèn luyện và giữ mình. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Cách mạng 2.1. Đạo đức là cái gốc của cách mạng - Người khẳng định:người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ. - Người nhấn mạnh đức là cái gốc của người cách mạng, có tài mà không có đức làm việc gì cũng không thành công. Đức là cái tâm trong sáng là lối sống vì dân tộc vì mọi người. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 16 2.2. Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cách mạng - Trung thành với tổ quốc, bảo vệ tổ quốc. - Hiếu với dân là phải gắn bó với nhân dân, kính trọng và học tập dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. 2.3. Đạo đức cách mạng là phải hết lòng yêu thương con người - Hồ Chí Minh coi con người là vốn quý cho nên phải yêu nước yêu dân yêu thương người cùng khổ. - Thương con người phải có niềm tin vào con người. - Tình yêu thương con người là phải giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ tốt đẹp hơn. 2.4. Cốt lõi của đạo đức cách mạng là cần kiện liêm chính chí công vô tư - Cần là lao động cần cù sáng tạo, siêng năng,lao động có năng suất, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng ỉ lại. - Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiền của của dân của nước của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to không xa xỉ lãng phí. - Liêm tức là luôn tôn trọng giữ gìn của công của dân không xâm pham đến một đồng xu hạt thóc của nhà nước của nhân dân, phải trong sạch, không tham lam. - Chính là không tà, thẳng thắn đứng đắn. - Chí công vô tư. Người nói đem lòng chí công vô tư mà đối với người đối với việc. - Người coi chí công vô tư là bốn đức của con người. - Liên hệ ngày nay 2.5. Đạo đức cách mạng là có tinh thần quốc tế trong sáng - Tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức bóc lột, với nhân dân lao động. - Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình công lý và tiến bộ xã hội. 2.6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng - Đạo đức của mỗi công dân: có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, tuân theo pháp luật nhà nước, lỷ kỷ luật lao động, bảo vệ tài sản công cộng và bảo vệ Tổ quốc. - Đạo đức của Đảng viên: kiên quyết là đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương cho quần chúng. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 17 - Đạo đức của lực lượng vũ trang: trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. - Đạo đức của người Công an cách mạng: phải cần, kiệm, liêm, chính. - Đạo đức của thanh niên: Đâu cần thanh niên có, đau khó có thanh niên. - Đạo đức của phụ nữ: hăng hái thi đua, tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, nâng cao trình độ chính trị. - Đạo đức của thiếu niên, nhi đồng: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào, học tập tốt, lao động tốt. - Đối với lái xe: yêu xe như con, yêu xăng như máu. - Đối với chiến sĩ nuôi quân: Cơm dẻo canh ngọt. - Đối với thầy thuốc: Lương y như từ mẫu. 2.7. Hồ Chí Minh về con đường, phương pháp rèn luyện đạo đức - Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức. - Xây đi đôi với chống: Xây dựng nền đạo đức cách mạng, giáo dục chuẩn mực đạo đức mới, khơi dậy ý thức tự giác, đạo đức lành mạnh ở mọi người, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức - Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. 3. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh a. Đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội: * Khái niệm đạo đức: Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc chuẩn mực và thang bậc giá trị được xã hội thừa nhận. * Chức năng của đạo đức - Chức năng giáo dục - Chức năng điều chỉnh - Chức năng phản ánh b. Sự suy thoái đạo đức, lối sống trong xã hội hiện nay * Biểu hiện: - Chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ vụ lợi. - Tệ tham nhũng, hối lộ, bòn rút của công, lãng phí. - Hành động “cơ hội, chạy chọt” vì lợi ích cá nhân khá phổ biến. - Lời nói không đi đôi với việc làm. - Tệ quan liêu, xa dân, lãnh đạm. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 18 - Tình trạng suy thoái về đạo đức trong quan hệ gia đình và quan hệ giữa cá nhân với xã hội như gia trưởng, vũ phu, bất hiếu. - Đạo đức nghề nghiệp sa sút. * Nguyên nhân: - Về khách quan: của cơ chế kinh tế thị trường, đạo đức, lối sống tư sản, hưởng thụ phương Tây vào nước ta; các thế lực thù địch, phản động đã chủ động khuyến khích lối sống ích kỷ, hưởng thụ, thực dụng. - Về nguyên nhân chủ quan: chúng ta chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vai trò nền tảng của đạo đức trong ổn định, phát triển xã hội và tác động của cơ chế kinh tế thị trường đến đạo đức xã hội. + Suy thoái về đạo đức lối sống, sống thực dụng chủ nghĩa cá nhân. + Tệ quan liêu tham nhũng hối lộ lãng phí. c. Việc học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh . - Kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục chính trị, đạo đức và công tác tổ chức thi đua nêu cao chủ nghĩa tập thể quét sạch chủ nghĩa cá nhân. - Đối với thanh niên học sinh, sinh viên: + Tích cực học tập lý luận chính trị trong Đảng. + Tin tưởng và kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hành động của Đảng. - Đối với mọi người: + Nắm vững nội dung tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. + Giữ kỷ luật nghiêm minh trong học tập, rèn luyện và lao động. + Thường xuyên kiểm điểm phê bình và tự phê bình, kiêm quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 19 BÀI 4: ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG I. Đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trong tâm 1. Cơ sở khách quan và tầm quan trọng của phát triển kinh tế * Cơ sở khách quan - Kinh tế phát triển là cơ sở quyết định sự phát triển toàn diện và mạnh mẽ của toàn xã hội. - Đất nước ta có những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. - Đất nước còn nghèo, lạc hậu, thua kém các nước trong khu vực. - Thành tựu khoa học và công nghệ trên thế giới tạo điều kiện khách quan cho các nước kém phát triển có thể đi tắt đón đầu. * Tầm quan trọng của phát triển kinh tế - Phát triển kinh tế mới đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. - Phát triển kinh tế giữ vững được ổn định chính trị, tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh. - Phát triển kinh tế là cơ sở phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. 2. Mục tiêu và phương hướng tổng quát năm năm (2006-2010) - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. - Phát triển văn hoá. - Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. - Tăng cường quốc phòng an ninh. - Mở rộng quan hệ đối ngoại. - Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. - Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh chất lượng cao và bền vững. II. Nội dung cơ bản đường lối phát triển kinh tế 1. Tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.1. Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường - Kinh tế thị trường phải nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh. - Phát triển kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. - Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. - Phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 20 1.2. Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của nhà nước - Định hướng phát triển bằng các quy luật, quy hoạch kinh tế và các cơ chế chính sách . - Tạo môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi để phát huy nguồn lực của xã hội cho phát triển. - Hỗ trợ phát triển xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng, hệ thống an sinh xã hội. - Nhà nước tác động đến thị trường thông qua cơ chế chính sách và công cụ kinh tế. - Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp. - Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính và tiền tệ,đảm bảo tính ổn định và sự phát triển bền vững của nền tài chính quốc gia. 1.3. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh - Phát triển thị trường hàng hoá dịch vụ. - Phát triển bền vững thị trường tài chính. - Phát triển thị trường bất động sản. - Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế. - Phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên cơ sở đổi mới cơ chế chính sách để phần lớn sản phẩm khoa học công nghệ trở thành hàng hoá. 1.4. Phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh bằng nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bình đẳng trước pháp luật; Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. a. Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước - Hoàn thiện cơ chế chính sách. - Đẩy mạnh việc sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. - Thúc đẩy việc đẩy mạnh một số tập đoàn kinh tế tầm cỡ khu vực. b. Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể - Có chính sách cơ chế cụ thể để khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể. - Khuyến khích việc tăng vốn góp và các nguồn vốn huy động. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 21 - Hợp tác xã và các loại hình hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc hợp tác tự nguyện, dân chủ bình đẳng công khai. c. Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình kinh doanh - Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh. - Xoá bỏ mọi rào cản tạo tâm lý và môI trường kinh doanh được pháp luật bảo hộ. d. Thu hút mọi nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài - Cải thiện môi trường pháp lý và kinh tế. - Đa dạng hóa các hình thức và cơ chế để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài. 2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 2.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Công nghiệp hóa là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ và phương tiện hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ va tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất xã hội cao. 2.2. Quan điểm cơ bản - Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. - Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức. - Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước. - Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ. 2.3 Định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức a. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải phóng đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; b. Phát triển nhanh hơn công nghiệp, dịch vụ và xây dựng; Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 22 c. Phát triển kinh tế vùng; d. Phát triển kinh tế biển; e. Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ; g. Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên. 3. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội - Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước ở từng lĩnh vực địa phương. - Khuyến khích mọi người làm giàu theo pháp luật. - Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính sách đảm bảo xã hội. - Phát triển hệ thống y tế cộng đồng và hiệu quả, đảm bảo mọi người dân có chính sách và bảo vệ sức khoẻ. - Xây dựng chiến lược quốc gia và nâng cao sức khoẻ,tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng gióng nòi. - Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. - Chủ trương các chính sách ưu đãi xã hội. - Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng. - Chủ trương của Đảng. Phát triển kinh tế là trọng tâm, mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi người lao động làm hết sức mình, thi đua làm giàu hợp pháp cho bản thân, gia đình và xã hội, thực hiện được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, vững bước tiên lên CNXH sánh vai với các nước trên thế giới. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 23 BÀI 5: GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM I. Giai cấp công nhân Việt Nam 1. Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam. 1.1. Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam a. Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động, được hình thành và phát triển cùng với nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao; là giai cấp đại biểu lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại ngày nay, có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo và tổ chức nhân dân lao động các nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp (NQ TƯ 6 Khóa X). b. Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam - Do chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914) đã dẫn tới sự ra đời nhanh chóng của giai cấp công nhân. - (1897 - 1914) số lượng khoảng 10 vạn người. Năm 1929 lên tới 22 vạn người. - Họ xuất thân từ nông dân và kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. c. Quá trình phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam - Từ 1919 - 1925: giai cấp công nhân phát triển nhanh về số lượng. Nhiều cuộc bãi công liên tiếp nổ ra tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Ba Son (T8/1925) do Tôn Đức Thắng lãnh đạo đã giành thắng lợi. - Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do Nuyễn Ái Quốc sáng lập (1925) đã đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân từ tự phát lên tự giác. - Từ 1926 - 1930: Phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản. - Đảng cộng sản Việt Nam thành lập (T2/1930) khẳng định g/c CNVN trưởng thành và đủ sức lãnh đạo CM. - Từ 1930 đến nay: Giai cấp công nhân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cùng với toàn dân đã giành được nhiều thăng lợi vĩ đại. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 24 1.2. Đặc điểm và sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam a. Đặc điểm - Là giai cấp tiên tiến nhất vì: + Là giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiến bô, có trình độ xã hội hoá cao. + Gắn với công nghệ và kỹ thuật hiện đại, có ý thứuc kỷ luật cao. + Là lực lưuợng quốc tề nên nó mang bản chất quốc tế. - Giai cấp công nhân Việt Nam Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, họ bị ba tầng áp bức bóc lột. - Có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân. - Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Khi ra đời đã chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng 10 Nga và sự phát triển của chủ nghĩa Mác- Lênin. b. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam - Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam. - Là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. - Là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH. - Là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân – nông dân và đội ngũ tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. 2. Những truyền thống tốt đẹp và thực trạng của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay 2.1. Những truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam - Giai cấp công nhân Việt Nam là trung tâm đoàn kết của dân tộc. - Giai cấp công nhân Việt Nam sớm giành được và giữ vững vai trò lãnh đạo duy nhất của mình đối với cách mạng. - Truyền thống giữ vững độc lập dân tộc và CNXH. 2.2. Thực trạng của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay a. Thành tựu - Tăng nhanh về số lượng và chất lượng. - Có nhiều đóng góp to lớn vào quá trình phát triển của đất nước. - Là giai cấp lãnh đạo cách mạng. - Đời sống của công nhân ngày càng được cải thiện. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 25 b. Tồn tại - Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu, trình độ học vấn chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. - Tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn hạn chế. - Một bộ phận công nhân chậm thích nghi với cơ chế thị trường. - Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị chưa đồng đều. - Lợi ích của một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới. - Đời sống vật chất tinh thần của công nhân còn nhiều khó khăn. c. Nguyên nhân - Đảng có quan tâm xây dựng giai cấp công nhân nhưng chưa đầy đủ chưa ngang tầm với vị trí vai trò của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới. - Nhà nước ban hành nhiều chính sách pháp luậtễây dựng giai cấp công nhân nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. - Bản thân giai cấp công nhân đã có nhiều nỗ lực vươn lên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3. Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển giai cấp công nhân 3.1. Quan điểm chỉ đạo - Kiên định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam. - Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh phải gắn bó chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. - Xây dựng gccn vững mạnh phải liên hệ với khối liên minh công - nông- trí thức => sức mạnh tổng hợp, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. - Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho giai cấp công nhân, không ngừng tri thức hoá cho công nhân. 3.2. Mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân đến 2020 - Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức công dân, yêu nước yêu CNXH. - Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. - Nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, xây dựng lối sống lành mạnh trong công nhân. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 26 3.3. Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Nghiên cứu tổng kết thực tiễn phát triển lỹ luận về giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước tri thức hoá giai cấp công nhân. - Tập trung bổ sung, sửa đổi một số chính sách lớn. - Nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển dạy nghề một cách đồng bộ. - Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hàng năm dành kinh phí thích đáng và thời gian đào tạo lại công nhân. - Tăng cường đào tạo đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp tinh thần dân tộc cho công nhân. - Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và hoạt động của các tổ chức công đoàn đối với công tác tuyên truyền trong cán bộ. II. Công đoàn Việt Nam 1. Sự ra đời và vai trò của công đoàn Việt Nam 1.1. Sự thành lập công hội Đỏ Bắc Kỳ (28/7/1929) - Từ khi tham gia Đảng xã hội Pháp (1918) Nguyễn Ái Quốc kết luận phải thành lập tổ chức công đoàn Việt Nam . - T6/1925 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập. - Năm 1929 sự ra đời của ba tổ chức công sản đã thôi thúc phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh. - Trước tình hình đó Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định triệu tập để thành lập công hội đỏ Bắc Kỳ. - Ngày 28/7/1929 tại số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội đã họp thành lập Tổng Công hội đỏ. * Ý nghĩa: Đáp ứng yêu cầu bức thiết cả về lý luận và thực tiễn đồng thời đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. 1.2. Vai trò và tính chất của công đoàn Việt Nam - Vai trò: + Công đoàn là tổ hcức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam. Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 27 + Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, vai trò của tổ chức công đoàn Việt Nam ngày càng quan trọng. - Chức năng của công đoàn: + Chăm lo bảo vệ lợi ích của người lao động. + Chức năng tham gia quản lý. + Chức năng giáo dục. - Tính chất của công đoàn: + Tính giai cấp: là cơ sở xã hội để hình thành, tồn tại và phát triển tổ chức công đoàn. + Tính quần chúng: không phân biệt nghề nghiệp, tín ngưỡng, thành phần kinh tế. - Hệ thống tổ chức công đoàn: + Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. + Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Liên đoàn lao động quận, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh). + Công đoàn ngành trung ương. + Công đoàn cấp trên cơ sở. + Công đoàn cơ sở. - Nguyên tắc hoạt động: + Tập trung dân chủ, đảm bảo sự lãnh đạo của đảng. + Liên hệ mật thiết với quần chúng. + Đảm bảo tính tựu nguyện. 2. Phương hướng phát triển công đoàn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.1. Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, phát huy vai trò của công đoàn trong xây dựng giai cấp công nhân - Đổi mới mạnh mẽ nội dung phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp. - Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tự lực tự cường. - Chú trọng bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở - Sớm sửa đổi bổ sung luật công đoàn cho phù hợp. 2.2. Đổi mới mạnh mẽ tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp Bài giảng chính trị TCN MS/TCN-LLCTA108/16 Page 28 - Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở để công đoàn thực sự là chỗ dựa vững chắc của công nhân tai doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. - Hội liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam phối hợp chặt chẽ với tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để nâng cao hiệu quả công tác nữ côngc của công đoàn tai các doanh nghiệp và khu công nghiệp. ..©

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_chinh_tri_trung_cap_nghe_2224_2136741.pdf
Tài liệu liên quan