Tài liệu Giáo trình Buồng trứng, noãn bào, phôi và thai - Sinh lý hiện tượng thụ tinh. Hợp tử trong giai đoạn từ sau thụ tinh đến trước làm tổ. Sự làm tổ của phôi từ làm tổ đến thai lâm sàng - Đỗ Thị Ngọc Mỹ: Bài Team-Based Learning 4-1: Buồng trứng, noãn bào, phôi và thai
Âu Nhựt Luân
Đỗ Thị Ngọc Mỹ
Lưu ý
Tệp tin này chỉ có thể hoạt động tốt với MS Powerpoint 2010
hay các version mới hơn và Apple Quick Time 7
Các bạn sẽ không thể xem hết thông tin nếu bạn mở bằng MS
Powerpoint version 2007 hay các version cũ hơn
Để xem video clips, dùng đường link sau để download Apple
Quick Time 7
https://www.apple.com/quicktime/download
Sau khi tinh dịch được hóa lỏng (liquefaction), tinh trùng được giải phóng khỏi tinh
tương và bắt đầu tiếp xúc với chất nhầy. Vào thời điểm phóng noãn, dưới tác dụng
của estradiol nồng độ cao, chất nhầy cổ tử cung trở nên nhiều, trong loãng và dai,
thuận lợi cho sự xâm nhập của tinh trùng
Tinh trùng sẽ xâm nhập chất nhầy thuận lợi tiền phóng noãn và bắt đầu bơi lên trên
Chất nhầy cổ tử cung không hẳn là một dịch lỏng hoàn toàn. Cấu trúc siêu hiển vi của
chất nhầy gồm dịch lỏng và cấu trúc mạng lưới (matrix). Cấu trúc này thay đổi dư...
30 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Buồng trứng, noãn bào, phôi và thai - Sinh lý hiện tượng thụ tinh. Hợp tử trong giai đoạn từ sau thụ tinh đến trước làm tổ. Sự làm tổ của phôi từ làm tổ đến thai lâm sàng - Đỗ Thị Ngọc Mỹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Team-Based Learning 4-1: Buồng trứng, noãn bào, phôi và thai
Âu Nhựt Luân
Đỗ Thị Ngọc Mỹ
Lưu ý
Tệp tin này chỉ có thể hoạt động tốt với MS Powerpoint 2010
hay các version mới hơn và Apple Quick Time 7
Các bạn sẽ không thể xem hết thông tin nếu bạn mở bằng MS
Powerpoint version 2007 hay các version cũ hơn
Để xem video clips, dùng đường link sau để download Apple
Quick Time 7
https://www.apple.com/quicktime/download
Sau khi tinh dịch được hóa lỏng (liquefaction), tinh trùng được giải phóng khỏi tinh
tương và bắt đầu tiếp xúc với chất nhầy. Vào thời điểm phóng noãn, dưới tác dụng
của estradiol nồng độ cao, chất nhầy cổ tử cung trở nên nhiều, trong loãng và dai,
thuận lợi cho sự xâm nhập của tinh trùng
Tinh trùng sẽ xâm nhập chất nhầy thuận lợi tiền phóng noãn và bắt đầu bơi lên trên
Chất nhầy cổ tử cung không hẳn là một dịch lỏng hoàn toàn. Cấu trúc siêu hiển vi của
chất nhầy gồm dịch lỏng và cấu trúc mạng lưới (matrix). Cấu trúc này thay đổi dưới
ảnh hưởng của các steroids sinh dục. Estradiol làm chất nhầy thưa, thuận lợi cho sự
xâm nhập của tinh trùng. Trong quá trình di chuyển, tinh trùng sẽ va chạm với cấu
trúc này, nhờ đó chúng được khả năng hóa (capacitation) chuẩn bị cho thụ tinh
Progesterone làm cấu trúc mạng lưới trở nên dầy đặc và bất khả xâm phạm
Trong tinh dịch lúc xuất tinh,
tinh trùng chưa có khả năng
thụ tinh, do được bọc bởi các
yếu tố ức chế khả năng thụ
tinh. Bản chất của tiến trình
khả năng hóa (capacitation) là
sự tách bỏ các cấu trúc kìm
hãm khả năng thụ tinh khỏi
tinh trùng
Trong quá trình di chuyển lên
trên, tinh trùng được khả năng
hóa nhờ va chạm với các cấu
trúc mạng lưới (matrix) của
chất nhầy cổ tử cung, các cấu
trúc đường sinh dục nữ, tiếp
xúc với các chất hoạt hóa
Trong di chuyển để vượt qua chất nhầy cổ tử cung và buồng tử cung để đi đến ống dẫn
trứng, tinh trùng có những cử động lắc lư 2 bên. Mũi tên trong hình A cho thấy hướng đi
của tinh trùng khi có chuyển động lắc lư đầu với biên độ thấp
Càng di chuyển, biện độ lắc lư lớn dần do tăng hoạt động của roi đuôi. Hình B cho thấy
tinh trùng không còn giữ được hướng đi ổn định nữa. Lúc này, các chuyển động quẫy và
lắc đầu chiếm ưu thế. Đây là tăng động (hyperactivation)
Trong di chuyển để vượt qua chất nhầy cổ tử cung và buồng tử cung để đi đến ống dẫn
trứng, tinh trùng có những cử động lắc lư 2 bên. Lưu ý hướng đi của tinh trùng khi có
chuyển động lắc lư đầu với biên độ thấp (video 1 và video 2)
Video 1: Chuyển động của tinh trùng Video 2: Chuyển động của tinh trùng
Khả năng hóa và tăng động dẫn
đến phản ứng acrosome
(acrosome reaction)
Trong phản ứng này, xuất hiện
những lỗ nhỏ trên chóp đầu tinh
trùng, là một cấu trúc vốn không
bền vững (mũi tên xanh)
Chỉ có các tinh trùng với
acrosome đã phản ứng mới có
khả năng xuyên thấu và phá vỡ
các màng bao noãn để xâm nhập
noãn bào
Có khoảng 102 tinh trùng có mặt tại mỗi ống
dẫn trứng. Tuy nhiên, chỉ có khoảng vài mươi
tinh trùng có mặt chung quanh noãn bào khi
noãn bào được bắt vào lòng ống dẫn trứng
Chúng là các tinh trùng đã khả năng hóa, đang
ở trong tình trạng tăng động và đã có có phản
ứng acrosome
Tại đoạn xa của ống dẫn trứng, các tinh trùng
sẽ gặp cumulus oophora và bắt đầu tiến trình
thụ tinh chính danh
Sứ mệnh của các tinh trùng đầu tiên tiếp cận được với cumulus oophora là tách rẽ
các tế bào hạt. Các tinh trùng đến sau sẽ tiếp cận noãn bào với ZP trần trụi
Trên ZP, tinh trùng sẽ gắn với ZP bằng cách gắn kết với protein ZP3 đặc trưng cho
loài, sau đó chuyển sang ZP2 để gây phản ứng đầu trước khi xuyên qua ZP
Trước khi xảy ra thụ tinh, ZP có cấu trúc xốp
Tinh trùng sẽ xuyên qua ZP xốp theo phương
tiếp tuyến, bằng cách dùng men của acrosome,
cử động lắc lư và sức đẩy của roi đuôi. Có
nhiều tinh trùng kết dính trên ZP, cùng chạy
đua để được là tinh trùng sớm nhất vượt qua
ZP
Tinh trùng sẽ xuyên qua ZP xốp theo phương tiếp tuyến, bằng cách dùng men của
acrosome, cử động lắc lư và sức đẩy của roi đuôi
Acrosome se dần biến mất trong quá trình xuyên qua ZP (mũi tên đỏ) (video)
Video: Xuyên qua Zona pellucida
Cuối cùng thì cũng có một tinh trùng đầu tiên vượt qua được ZP. Nó rơi vào khoảng
dưới ZP. Nó không còn gì khác ngoài phần đầu, không chóp, không roi đuôi (video)
Dù không còn phương tiện gì khác, phần còn lại của tinh trùng vẫn xâm nhập được
vào bào tương noãn, do noãn sẽ tiếp nhận nó bằng cơ chế thực bào. Noãn bào dùng
các chân giả để nuốt chửng nó vào bào tương. (các mũi tên đỏ) (video)
Video: Xâm nhập bào tương noãn
Cùng lúc đó, trong bào tương noãn,
đầu tinh trùng nở lớn, giảm đậm độ
(decondensation) chuẩn bị để thành
lập tiền nhân đực đơn bội
(pronuclei)(mũi tên) (video)
Sự hiện diện của đầu tinh trùng bên trong bào
tương noãn kích hoạt ngay sau đó các phản
ứng mãnh liệt ở noãn bào. Một dòng thác
điện-ion lan truyền khắp bề mặt màng bào
tương noãn, và kích hoạt noãn bào. Noãn bào
nhanh chóng hoàn thành giai đoạn cuối cùng
của phân bào II giảm nhiễm, tống xuất cực
cầu II thành lập tiền nhân cái (pronuclei) đơn
bội (video)
Video: Tống xuất cực cầu II
Các chất phóng thích từ các tiểu thể
làm thay đổi tức thời tính chất của ZP.
ZP bị đông đặc, trở thành bất khả xâm
phạm với các tinh trùng mới đến, cầm
tù những tinh trùng đang xâm nhập
dang dở (mũi tên đỏ). Cơ chế đóng ZP
đảm bảo cho trứng chỉ bị xâm nhập bởi
một tinh trùng duy nhất, tránh hiện
tượng thu tinh đa tinh trùng, nhờ đó
tránh tạo nên các hợp tử đa bội
Trên bề mặt tế bào, dòng thác này làm
vỡ các tiểu thể dưới màng và phóng
thích các chất bên trong
Giờ 18th sau thụ tinh, trên noãn bào ta thấy có sự hiện diện của 2 tiền nhân (mũi tên
xanh) đực và cái. Tiền nhân đực có kích thước hơi nhỉnh hơn một chút. Ở khoảng dưới
ZP, ta tìm thấy 2 cực cầu (mũi tên đỏ), sản phẩm của 2 lần phân bào giảm nhiễm của
noãn. Hiện diện của 2 tiền nhân và 2 cực cầu xác nhận rằng noãn đã được thụ tinh
Hai tiền nhân sẽ tiến lại gần nhau và chuẩn bị cho tiến trình hợp nhân (video)
Video: Di chuyển cùa 2 pronuclei
Chỉ vài giờ sau khi được thành lập, 2 tiền nhân sẽ tiến gần lại nhau, hòa màng và hợp
nhân. Các tiền nhân biến mất. Nhân tế bào mới thành lập chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng
bội được khôi phục. Hiện tượng thụ tinh hoàn tất với kết quả là sự thành tạo hợp tử
Ngay sau đó, hợp tử bước ngay vào lần phân chia nguyên nhiễm đầu tiên (video).
Video: Tiến trình hợp nhân
Chỉ vài giờ sau khi được thành lập, 2 tiền nhân sẽ tiến gần lại nhau, hòa màng và hợp
nhân. Các tiền nhân biến mất. Nhân tế bào mới thành lập chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng
bội được khôi phục. Hiện tượng thụ tinh hoàn tất với kết quả là sự thành tạo hợp tử
Ngay sau đó, hợp tử bước ngay vào lần phân chia nguyên nhiễm đầu tiên (video)
Video: Phân bào nguyên nhiễm đầu tiên
2 ngày sau thụ tinh, noãn bào đã hoàn tất 2 lần phân bào đầu tiên. Các tế bào ở N2 là
các tế bào giống nhau về hình thái và chức năng, hoàn toàn có thể thay thế cho nhau
Lần phân chia 3rd là một mốc quan trọng của phát triển phôi. N3 là thời điểm xảy ra
phân hóa về chức năng tế bào và quyết định khả năng phát triển của phôi
Phôi nang N5 gồm 2 khối tế bào. Một khối tế bào trung tâm, sẽ trở thành phôi thai và
một lớp tế bào tráng bên trong lòng ZP là tiền thân của nhau thai sau này (video)
Video: Phôi ở giai đoạn phân chia
Video clip cho thấy lại toàn bộ các sự kiện xảy ra từ thụ tinh cho đến hết N2 (video)
N4 sau thụ tinh, khi phôi dâu đến đoạn kẽ của ống dẫn trứng, nồng độ P4 vẫn còn chưa
đủ cao, do đó đoạn kẽ vẫn co thắt, cửa vào tử cung vẫn còn đóng chặt. Phôi dâu dừng lại
và chờ đến khi cửa vào tử cung mở ra dưới tác dụng của P4
N5 sau phóng noãn, hoàng thể đã có thể chế tiết một lượng lớn P4. Cửa vào tử cung mở
ra dưới tác dụng của P4. Lúc này, nội mạc tử cung chứa đầy glycogen, dồi dào mạch máu
và lỏng lẻo để sẵn sàng đón trứng thụ tinh làm tổ
Trong 4 ngày đầu, ống dẫn
trứng co thắt để vận chuyển
phôi vào đến buồng tử cung
Ống dẫn trứng co thắt do E2
Khi đang được vận chuyển
trong ống dẫn trứng phôi
được bảo vệ bởi ZP. Mọi trao
đổi chất với dịch ống dẫn
trứng được thực hiện bằng
thẩm thấu qua ZP
N1-N4
E2 cao ; P4 thấp
Vận chuyển phôi
về phía đoạn gần
N4
E2 cao ; P4 thấp
Lỗ vòi đóng kín,
phôi dâu dừng
lại, chờ P4 tăng
N5
P4 tăng đủ cao
Mở lối vào tử cung
Sáu ngày sau thụ tinh. ZP trở nên quá chật chội
so với phôi và cung cấp dinh dưỡng thông qua ZP
trở nên không còn thích hợp nữa. Phôi cần phải
làm tổ
Màng ZP bị mỏng đi tại một ví trí, và qua đó,
phôi nang thoát ra ngoài, trở nên tự do trong
buồng tử cung, sẵn sàng cho tiến trình làm tổ.
Hiện tượng này được gọi là hiện tượng phôi nang
thoát màng (hatching) (video)
Video: Hiện tượng thoát màng
Sau khi được chuẩn bị thích hợp với P4, nội mạc tử
cung đạt đến trạng thái sẵn sàng để tiếp nhận phôi đến
làm tổ
Cửa sổ làm tổ đã được mở từ N18 đến N23
Ở cửa sổ làm tổ, hiện diện các tế bào chân hình kim
(pinopode), có vai trò quan trọng trong đối thoại giữa
phôi và nội mạc tử cung trước làm tổ. Chúng xuất hiện
và tồn tại trong khoảng 5 ngày
Hình dưới bên phải cho thấy các pinopodes ở giai đoạn
phát triển tối đa trong cửa sổ làm tổ
Phôi đã thoát màng trao đổi tín hiệu hóa học với nội mạc tử cung. GF (Growth Factor)
và các cytokins từ phôi thúc đẩy những biến đổi ở nội mạc tử cung (mũi tên xanh)
Tại giao diện giữa vi nhung mao của nguyên bào nuôi và tế bào chân kim, các tín hiệu
tế bào (signal) gồm LIF (Leukemia Inhibitory Factor) và EGF (Epidermal Growth
Factor) thúc đẩy sự tương tác giữa 2 loại tế bào này (mũi tên đỏ)
Tế bào T-helper có nguồn gốc từ tế bào T CD4
đảm trách miễn dịch tế bào, gồm Th1 và Th2
Khi phôi tiếp cận với nội mạc tử cung, nó sẽ
sớm bị nhận diện. Hệ thống miễn dịch tế bào
được kích hoạt thông qua các T helper cell.
Song hành xảy ra 2 chiều hướng miễn dịch tế
bào, một theo hướng thải trừ, qua T helper 1 và
một theo hướng tiếp nhận thông qua T helper 2
Progesterone làm cơ chế miễn dịch tế bào sẽ
theo chiều hướng ưu thế Th2, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tiếp nhận mảnh bán dị ghép
N7, các hội bào nuôi bắt đầu tiến trình tách rẽ các tế bào
nội mạc tử cung, làm cho phôi chìm dần vào nội mạc tử
cung.(mũi tên xanh)
N8, các hội bào nuôi phát triển mạnh, bắt đầu tạo ra các
hốc bên trong. Lúc này phôi vẫn chưa tiếp cận với mạch
máu (mũi tên đỏ)
N9, phôi đã chìm hẳn vào nội mạc tử cung. Hội bào nuôi
phát triển tạo nên các hốc rỗng, tiền thân của các hồ máu
sau này. Chúng cũng bắt đầu tiếp cận với mạch máu nội
mạc, nhưng vẫn chưa phá vỡ chúng ở thời điểm này (mũi
tên xanh lá)
Video
Video: Xâm nhập nội mạc TC
N10, các hội bào nuôi bắt đầu phá vỡ thành
công các mạch máu của nội mạc tử cung. Máu
từ các mạch máu bị vỡ lấp đầy khoảng trống
tạo bởi các hội bào nuôi (8), cho phép diễn ra
sự trao đổi chất trực tiếp giữa mẹ và phôi
Kể từ thời điểm này, phôi trực tiếp nhận dưỡng
chất và thực hiện trao đổi khí với máu mẹ
thông qua các hồ máu sơ khai. Cũng thông qua
hồ máu sơ khai, hCG từ hội bào nuôi sẽ thông
qua hồ máu để đi vào máu mẹ. Vào ngày thứ
10, khi LH tuyến yên bị sút giảm, chính hCG
từ hội bào nuôi sẽ cứu hoàng thể khỏi sự thiếu
hụt LH, đồng thời biến đổi hoàng thể chu kỳ
thành hoàng thể thai kỳ. Do hoạt năng rất
mạnh của hCG, hoàng thể thai kỳ có kích
thước lớn hơn và hoạt động mạnh hơn hoàng
thể chu kỳ (hình dưới)
Hình quét tia X của phân tử LH (trái) và phân tử hCG (phải) cho thấy chúng có cấu
tạo rất giống nhau. Cấu tạo giống LH giúp hCG có thể đảm trách nhiệm vụ của LH.
Vào N10, khi LH tuyến yên bị sút giảm, chính hCG từ hội bào nuôi sẽ cứu hoàng thể
khỏi sự thiếu hụt LH, đồng thời biến đổi hoàng thể chu kỳ thành hoàng thể thai kỳ
Phân tử hCG dài hơn do có thêm đoạn C-terminal (mũi tên trắng). Cấu trúc này sẽ
giúp hCG có thời gian bán hủy dài hơn LH, nhờ đó hoàn thành tốt vai trò của LH
N12, phôi lúc này gồm đĩa phôi (embryo disc) (mũi tên
trắng) với 2 là thượng bì (epiblast) (màu trắng) và hạ bì
(hypoblast) (màu vàng). Bắt đầu hình thành xoang ối
(amnion) (mũi tên xanh) và túi noãn hoàng sơ cấp
(primary yolk-sac) (mũi tên đỏ)
N14, Phôi vẫn có cấu trúc đãi phôi 2 lá. Túi noãn hoàng sơ
cấp được thay bằng túi noãn hoàng thứ cấp (secondary
yolk-sac) (mũi tên đỏ) và bắt đầu hình thành xoang ngoài
phôi (mũi tên nâu)
N16 được đánh dấu bàng sự thành lập xoang ngoài phôi
(mũi tên xanh lá),. Lúc này phôi đã hoàn thành tiến trình
làm tổ
3 tuần sau thụ tinh, thai kỳ bắt đầu nhìn
thấy được trên siêu âm. Hình ảnh sớm
nhất quan sát được ở thời điểm này là túi
thai với quầng nguyên bào nuôi nằm lệch
trong nội mạc tử cung (mũi tên xanh)
Túi noãn hoàng được nhìn thấy vài ngày
sau đó (mũi tên đỏ)
4 tuần sau thụ tinh, có thể nhìn thấy phôi
thai (mũi tên trắng)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tbl_4_1_buong_trung_trung_phoi_doc_them_413_sinh_ly_thu_tinh_atlas_8797_2154363.pdf