Tài liệu Giáo trình Bảo trì hệ thống: BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 2
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 3
MỤC LỤC
Bài 1. HỆ THỐNG PHẦN CỨNG MÁY TÍNH ........................................................................ 5
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ, TỪ VIẾT TẮT ..................................................... 5
1.2. CẤU TẠO CƠ BẢN MỘT MÁY TÍNH ............................................................................. 7
1.2.1. Cấu trúc cơ bản ................................................................................................................. 7
1.2.2. Chức năng và hoạt động ................................................................................................... 8
1.3. CÁC THÀNH PHẦN PHẦN CỨNG .................................................................................. 8
13.1 Vỏ thùng máy (Case) ..........
108 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Bảo trì hệ thống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 2
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 3
MỤC LỤC
Bài 1. HỆ THỐNG PHẦN CỨNG MÁY TÍNH ........................................................................ 5
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ, TỪ VIẾT TẮT ..................................................... 5
1.2. CẤU TẠO CƠ BẢN MỘT MÁY TÍNH ............................................................................. 7
1.2.1. Cấu trúc cơ bản ................................................................................................................. 7
1.2.2. Chức năng và hoạt động ................................................................................................... 8
1.3. CÁC THÀNH PHẦN PHẦN CỨNG .................................................................................. 8
13.1 Vỏ thùng máy (Case) .......................................................................................................... 8
1.3.2 Bộ nguồn (Power Supply) ................................................................................................. 9
1.3.3 Bo mạch chủ (Mainboard) ............................................................................................... 10
1.3.4 CPU (Bộ xử lý trung tâm) ................................................................................................ 11
1.3.5. Bộ nhớ chính (RAM) ...................................................................................................... 12
1.3.6. Bộ nhớ từ ........................................................................................................................ 12
1.3.7. Bộ nhớ quang .................................................................................................................. 13
1.3.8. Bộ nhớ Flash ................................................................................................................... 13
So sánh với các bộ nhớ khác ..................................................................................................... 13
1.3.9. Hệ thống Card giao tiếp .................................................................................................. 14
a. Card màn hình (VGA Card) .................................................................................................. 14
b. Card âm thanh (Sound Card) ................................................................................................ 14
c. Card vào ra (I/O Card) .......................................................................................................... 15
d. SCSI Card ............................................................................................................................. 15
1.3.10. Các thiết bị vào ............................................................................................................. 15
1.3.11 Các thiết bị ra ................................................................................................................. 16
a. Màn hình (Monitor) .............................................................................................................. 16
b. Máy in (Printer) .................................................................................................................... 16
Bài 2. QUY TRÌNH LẮP RÁP MÁY TÍNH DESKTOP ......................................................... 16
2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị .................................................................................................. 16
2.2. Kiểm tra ban đầu ................................................................................................................ 16
2.3. Lắp đặt Main – CPU - Ram ............................................................................................... 16
2.4. Lắp đặt thiết bị lưu trữ ....................................................................................................... 17
2.5. Lắp đặt Card giao tiếp ........................................................................................................ 18
2.6. Lắp các thiết bị ngoại vi ..................................................................................................... 19
2.7. Các dạng sai hỏng thường gặp khi lắp đặt ......................................................................... 19
Bài 3. Thực hành lắp ráp máy tính Desktop ............................................................................. 19
Bài 4. Thực hành lắp ráp máy tính Desktop ............................................................................. 19
Bài 3. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ TRÌNH ĐIỀU KHIỂN .............................................. 19
3.1. Thiết lập CMOS ................................................................................................................. 19
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 4
3.1.2. Thiết lập thông số cho các máy tính Đông Nam Á ........................................................ 20
3.1.3. Thiết lập thông số cho các máy tính nguyên chiếc ........................................................ 29
3.2. Phân vùng ổ đĩa cứng ........................................................................................................ 30
3.2.1. Lý do phân chia và định dạng ổ đĩa ............................................................................... 30
3.2.2. Một số khái niệm liên quan ............................................................................................ 31
3.2.3. Các lưu ý khi phân chia định dạng ................................................................................. 32
3.2.4. Phân chia ổ đĩa dùng FDISK .......................................................................................... 32
3.2.5. Phân chia và định dạng ổ đĩa dùng PQMagic ................................................................ 34
3.2.6 Phân chia và định dạng ổ đĩa dùng GDISK .................................................................... 39
3.3. Cài đặt hệ điều hành .......................................................................................................... 40
3.3.1. Mục đích, yêu cầu .......................................................................................................... 40
3.3.2. Lựa chọn cách thức cài đặt ............................................................................................. 40
3.3.3. Các bước tiến hành cài Windows XP ............................................................................ 40
3.4. Cài đặt các trình điều khiển thiết bị .................................................................................. 57
Bài 4. CÀI ĐẶT PHẦN MỀM ỨNG DỤNG .......................................................................... 60
4.1. Mục đích, yêu cầu khi cài đặt phần mềm ứng dụng ......................................................... 60
4.3. Cài đặt các ứng dụng văn phòng ....................................................................................... 63
4.4. Cài đặt các ứng dụng đồ hoạ (Photoshop CS2- bộ cài đặt và bộ Crack) .......................... 73
4.5. Cài đặt các ứng dụng kỹ thuật (Proteus 7.7 SP2-Bộ cài đặt + Crack) ............................. 80
Bài 5. SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TIỆN ÍCH ....................................................................... 85
5.1. Công cụ sao lưu phục hồi dữ liệu ...................................................................................... 85
5.1.1. Sử dụng Norton Ghost ................................................................................................... 85
5.2. Các công cụ khôi phục dữ liệu .......................................................................................... 90
5.3. Kiểm tra, sửa lỗi ổ đĩa cứng .............................................................................................. 91
5.4. Công cụ khôi phục mật khẩu hệ thống và CMOS. ............................................................ 92
Bài 7. KHẮC PHỤC CÁC LỖI THƯỜNG GẶP .................................................................. 104
7.1. Quy trình vạn năng để chuẩn đoán và giải quyết sự cố PC ............................................ 104
7.3. Các lỗi thường gặp đối với CMOS - Ram ...................................................................... 106
7.3.1. Đặc điểm chung .......................................................................................................... 106
7.3.2. Một số lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục ........................................................... 106
7.4. Các lỗi thường gặp đối với ổ đĩa ..................................................................................... 106
7.4.1. Đặc điểm chung ........................................................................................................... 107
7.4.2. Một số lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục ........................................................... 107
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 5
Bài 1. HỆ THỐNG PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ, TỪ VIẾT TẮT
1.1.1 Các từ viết tắt
TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
PC Personal Computer Máy tính cá nhân.
CPU Central Processing Unit Đơn vị xữ lý trung tâm trong máy tính.
BIOS Basic Input/Output System Hệ thống nhập/xuất cơ sở.
CMOS Complementary Metal
Oxide Semiconductor
Bán dẫn Kim loại, họ các vi mạch điện
tử thường được sử dụng rộng rải trong
việc thiết lập các mạch điện tử.
I/O Input/Output Cổng nhập/xuất.
CMD Command Dòng lệnh để thực hiện một chương
trình nào đó..
OS Operating System Hệ điều hành máy tính.
OSSupport Operating System Support Hệ điều hành được hổ trợ.
BPS Bits Per Second Số bít truyền trên mỗi giây.
RPM Revolutions Per Minute Số vòng quay trên mỗi phút.
ROM Read Only Memory Bộ nhớ chỉ đọc, không thể ghi - xóa.
RAM Random Access Memory Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên.
SIMM Single Inline Memory
Module
Bộ nhớ truy cập đơn
DIMM Dual Inline Memory
Modules
Bộ nhớ truy cập kép
SDRAM Synchronous Dynamic
Random Access Memory
RAM đồng bộ.
DDR -
SDRAM
Double Data Rate SDRAM Là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ
truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc
truyền tải hai lần trong một chu kỳ nhớ.
HDD Hard Disk Drive Ổ Đĩa cứng - là phương tiện lưu trữ
chính.
FDD Floppy Disk Drive Ổ Đĩa mềm - thông thường 1.44 MB.
CD - ROM Compact Disc - Read Only
Memory
Đĩa nén chỉ đọc.
Modem Modulator/Demodulator Điều chế và giải điều chế - chuyển đổi
qua lại giữa tín hiệu Digital và Analog.
DAC Digital to Analog
Converted
Bộ chuyển đổi từ tín hiệu số sang tín
hiệu Analog.
NTFS New Technology File Hệ thống tập tin theo công nghệ mới -
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 6
System công nghệ bảo mật hơn dựa trên nền
tảng là Windows NT.
FAT File Allocation Table Một bảng hệ thống trên đĩa để cấp phát
File.
AGP AcceleratedGraphicsPort Cổng tăng tốc đồ họa.
VGA Video Graphics Array Thiết bị xuất các chương trình đồ họa
theo dãy dưới dạng Video ra màn hình.
IDE Integrated Drive
Electronics
Mạch điện tử tích hợp trên ổ đĩa cứng,
truyền tải theo tín hiệu theo dạng song
song (Parallel ATA), là một cổng giao
tiếp.
PCI Peripheral Component
Interconnect
Các thành phần cấu hình nên cổng giao
tiếp ngoại vi theo chuẩn nối tiếp.
USB Universal Serial Bus Chuẩn truyền dữ liệu cho BUS (Thiết
bị) ngoại vi.
SCSI Small Computer System
Interface
Giao diện hệ thống máy tính nhỏ - giao
tiếp xữ lý nhiều nhu cầu dữ liệu cùng
một lúc.
ATA Advanced Technology
Attachment
Chuẩn truyền dữ liệu cho các thiết bị
lưu trữ.
SATA Serial Advanced
Technology Attachment
Chuẩn truyền dữ liệu theo dạng nối
tiếp.
PATA Parallel ATA Chuẩn truyền dữ liệu theo dạng song
song.
FSB Front Side Bus BUS truyền dữ liệu hệ thống - kết nối
giữa CPU với bộ nhớ chính.
HT Hyper Threading Công nghệ siêu phân luồng.
PNP Plug And Play Cắm và chạy.
EM64T Extended Memory 64 bit
Technology
CPU hổ trợ công nghệ 64 bit.
IEEE Institute of Electrical and
Electronics Engineers
Học Viện của các Kỹ Sư Điện và Điện
Tử.
APM Advanced Power Manager Quản lý nguồn cao cấp (tốt) hơn.
ACPI Advanced Configuration
and Power Interface
Cấu hình cao cấp và giao diện nguồn.
MBR Master Boot Record Bảng ghi chính trong các đĩa dùng khởi
động hệ thống.
RAID Redundant Array of Hệ thống quản l ý nhiều ổ đĩa cùng một
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 7
Independent Disks lúc.
Wi - Fi Wireless Fidelity Kỹ thuật mạng không dây.
LAN Local Area Network Mạng máy tính cục bộ.
WAN Wide Area Network Mạng máy tính diện rộng.
NIC Network Interface Card Card giao tiếp mạng.
1.1.2 Thuật ngữ, khái niệm
- Bảo trì: Chỉ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các lỗi sai hỏng thông thường để
duy trì sự hoạt động của hệ thống máy tính.
- Bảo trì hệ thống: Bảo trì cho một máy tính hoặc một hệ thống máy tính,
đảm bảo cho hệ thống máy tính luôn hoạt động bình thường.
- Bảo hành: Là việc nhà cung cấp đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người
tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Bảo dưỡng: Là công việc được thực hiện theo một chu kỳ nhằm làm tăng
tuổi thọ của máy móc.
- Lắp đặt: Lắp ráp các thành phần thành một hệ thống hoàn chỉnh và thiết đặt
các thông số cho hệ thống đó hoạt động với hiệu suất tối đa.
- Cài đặt: Sao chép các thành phần của chương trình phần mềm vào một vị trí
nhất định sau đó đăng ký với hệ thống.
1.2. CẤU TẠO CƠ BẢN MỘT MÁY TÍNH
1.2.1. Cấu trúc cơ bản
Bộ nhớ ngoài
AUXILIARY STORAGE
><
Các
thiết bị
Vào
INPUT
DEVIC
Các thiết
bị Ra
OUTPU
T
Tạo xung
nhịp
:
Màn
hình,
Đĩa cứng, đĩa mềm,
băng từ
87
Bàn
phím,
CONTRO
L UNIT
Khối điều
khiển
Khối xử lí trung tâm
CPU
ALU
Khối
tính
toán
Các thanh ghi
Main Memory
ROM + RAM
Bộ nhớ trong
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 8
1.2.2. Chức năng và hoạt động
1. Chức năng:
Máy tính có khả năng thực hiện được hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống,
dựa vào việc thực hiện các chức năng sau:
- Nhập dữ liệu, yêu cầu
- Tiếp nhận và xử lý dữ liệu
- Trả ra kết quả đáp ứng yêu cầu
2. Hoạt động
Khi bật công tắc nguồn, máy thực hiện nạp chương trình trong ROM BIOS
lên bộ nhớ theo các lựa chọn đã được chỉ ra trong CMOS RAM. Sau khi chương
trình này được nạp vào bộ nhớ, máy sẽ kiểm tra trên các thiết bị nhớ ngoài có chứa
đoạn mã chương trình mồi hay không? Nếu có, chương trình này sẽ được kích hoạt
và sẽ tìm kiếm vị trí các tệp tin khởi động của hệ điều hành và nạp các chương trình
này vào vùng nhớ quy định.
Các chương trình của hệ điều hành sau khi nạp xong sẽ cho phép người sử
dụng thực hiện các chương trình ứng dụng với sự giám sát chung của hệ thống. Tùy
thuộc vào hệ điều hành và các thành phần phần cứng mà chương trình ứng dụng đó
có thể được thực hiện hay không.
1.3. CÁC THÀNH PHẦN PHẦN CỨNG
1.3.1 Vỏ thùng máy (Case)
Là bộ phận dùng để gá lắp các thiết bị bên trong máy tính, có nhiệm vụ bảo
vệ các thiết bị đó. Có 2 loại vỏ máy và bộ nguồn (gọi là kiểu nguồn): AT và ATX.
1. Case AT
Trước đây, phần lớn máy tính sử dụng loại Case này. Với Case AT, việc bật
và tắt nguồn bằng hệ thống công tắc cứng ở phía trước vỏ máy. Case AT có diện
tích nhỏ, gọn. Tấm nắp đậy của Case được thiết kế thành một khối chung.
2. Case ATX
Hầu hết các máy tính ngày nay sử dụng Case
ATX. Với Case này, việc đóng và ngắt nguồn được
thực hiện bằng hệ thống công tắc mềm cắm trực tiếp
trên Mainboard. Case có diện tích lớn hơn Case AT,
có nắp đậy ở 2 bên.
Các thành phần của Case có thể kể đến như:
- Nơi lắp nguồn (Power Supply)
- Nơi lắp Mainboard.
- Nơi lắp các thiết bị lưu trữ
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 9
- Hệ thống công tắc, đèn báo chỉ thị
- Nơi lắp các Card mở rộng
- Vị trí các cổng giao tiếp
1.3.2 Bộ nguồn (Power Supply)
Là nơi cung cấp nguồn cho các thiết bị bên trong máy tính hoạt động. Bộ
nguồn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống.
Độ bền của các thiết bị sử dụng bên trong máy tính phụ
thuộc nhiều vào bộ nguồn. Bộ nguồn được chia làm
2 loại: AT và ATX.
Nguồn AT: Đóng và ngắt nguồn bằng hệ thống
công tắc cứng. Nguồn cung cấp cho bo mạch chủ bằng 2
Jack cắm (P8, P9), mỗi Jack cắm có 6 dây. Nguồn AT thường được lắp trên Case
AT. (Rắc cắm nguồn P8, P9 – Hình bên)
Nguồn ATX: Đóng và ngắt nguồn bằng hệ thống công tắc mềm, cắm trực
tiếp trên bo mạch chủ. Người ta hay gọi bộ nguồn ATX là bộ nguồn thông minh, do
có khả năng tự kiểm tra. Khi cấp điện cho nguồn, bộ nguồn thực hiện kiểm tra nội
tại. Nếu an toàn thì cho phép bộ nguồn hoạt động và ngược lại. Nguồn cung cấp cho
bo mạch chủ gồm 20 chân được đặt chung trên 1 Jack cắm (chia làm 2 hàng chân).
Nguồn ATX thường được lắp trên Case ATX.
Điều quan trọng nhất đối với tất cả các bộ nguồn là: Điện áp làm việc của bộ
nguồn là bao nhiêu? Điện áp đầu ra? Công suất của bộ nguồn ?
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 10
1.3.3 Bo mạch chủ (Mainboard)
Có rất nhiều chủng loại bo mạch chính. Thông thường các bo mạch được
thiết kế theo hình dạng AT và ATX. Ngày nay, chủng loại ATX chiếm ưu thế trên
thị trường.
1. Loại bo mạch AT
Thông thường các loại bo mạch AT sử dụng đầu nối nguồn 6 dây kép, các
đầu nối COM1, COM2 và LPT là các Cable nối được cắm vào bo mạch chủ (trừ
đầu cắm bàn phím).
2. Loại bo mạch ATX
Loại bo mạch ATX được thiết kế gọn gàng hơn. Dây cable nguồn sử dụng
các đầu nối 20 dây. Các đầu nối COM1, COM2, LPT và bàn phím được thiết kế
dính liền trên bo mạch (không sử dụng Cable nối). Có thêm các cổng USB, cổng
bàn phím được sử dụng là PS/2. Ngày nay các máy tính sử dụng chủ yếu bo mạch
chủ dạng ATX.
Bo mạch chủ là một trong những thành phần quan trọng nhất của máy tính.
Nó có vai trò điều khiển tất cả các thiết bị của máy tính và phối hợp với bộ vi xử lý
để xử lý các nhiệm vụ của máy tính. Trên bo mạch chủ có các thành phần sau:
a. Chipset: Là thành phần quan trọng nhất trên bo mạch chủ, nó có các nhiệm vụ
sau:
- Là nơi trung chuyển để các thành phần như bộ vi xử lý, bộ nhớ, Card Video
trao đổi với nhau tạo ra một hệ thống máy tính hoạt động.
- Điều khiển bộ nhớ, điều khiển Bus và hệ thống vào ra.
Hiện nay, Chipset phát triển với tốc độ rất nhanh để đáp ứng tốc độ phát triển
của bộ vi xử lý. Các loại Chipset của Intel có thể kể đến như: Chipset 845/ 865/
915/ 975,
b. Khe cắm CPU: Có thể ở dạng Socket (370, 478, 775, A, ) hoặc Slot 1.
c. Khe cắm RAM (Ram bank): Có thể có các dạng
- SIMM (Single Inline Memory Module): Loại khe cắm 1 hàng chân. Dùng
cho các loại RAM có dung lượng <= 8MB.
- DIMM (Dual Inline Memory Module): Loại 2 hàng chân. Dùng cho các
loại RAM có dung lượng >= 16MB (Bus 33/ 66/ 100/ 133).
- RIMM (Rambus Inline Memory Module): Loại 2 hàng chân, tốc độ truyền
DL cao. Dùng cho các loại RAM >= 128MB (Bus 200, 266, 333, 400, 533, 667,
800)
d. Khe cắm giao tiếp ổ cứng:
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 11
+ Sử dụng chuẩn giao tiếp nào: IDE/ATA hay SATA
+ Tốc độ truyền dữ liệu cho phép:
- ATA 66/ 100/ 133 MB/s
- SATA 150/ 200/MB/s
e. Khe cắm các Card mở rộng (Slot): Gồm Slot: AGP, PCI, ISA hay PCI Express
f. ROM – BIOS: Là nơi lưu trữ chương trình của hệ vào ra cơ sở. Là loại bộ nhớ
theo kiểu EEPROM, lưu trữ các lựa chọn chương trình trong ROM. Các chương
trình này có thể được nạp lại.
g. CMOS RAM: Bộ nhớ lưu trữ các thông số do người sử dụng quy định. Thông
tin trong nó được duy trì bở một cục PIN.
h. Jack cắm nguồn:Jack cắm nối với nguồn điện từ nguồn máy tính (cung cấp điện
cho bo mạch chủ) quy định các chân cắm tuỳ thuộc vào loại bo mạch AT hay ATX.
i. Hệ thống Jump: Đặt tốc độ và điện áp làm việc cho bộ vi xử lý, RAM,
j. Hệ thống công tắc, đèn tín hiệu: Cắm công tắc Power, Reset, Power Led, HDD
Led,
1.3.4 CPU (Bộ xử lý trung tâm)
Là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống máy tính. Có nhiệm vụ phân tích,
điều khiển, xử lý, tính toán, lưu trữ, truy xuất các thông tin. Nó được coi là bộ não
(trái tim) của máy tính.
Có rất nhiều loại CPU với các tên gọi khác nhau
(tuỳ thuộc vào nhà sản xuất)
- Hãng Intel: Celeron, Pentium, Xeon
- Hãng AMD: AMD K5/K6,
- Hãng Cyrix
Các thông số của bộ vi xử lý gồm:
- Loại và tốc độ của bộ vi xử lý: Pentium IV – 3.06 GHz
- Bộ nhớ đệm của bộ vi xử lý (Cache L2): 256/ 512 KB hay 1/ 2/ 4/ 6MB
- Bus của bộ xử lý là bao nhiêu?: 400/ 533/ 800 MHz
- Có hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng (HT) không?
- Điện áp làm việc của bộ vi xử lý
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 12
1.3.5. Bộ nhớ chính (RAM)
Là nơi lưu trữ tạm thời các chương trình và dữ liệu đang sử dụng. Do đó, hệ
thống cần một bộ nhớ có dung lượng lớn và tốc độ cao. Có thể phân loại RAM theo
nhiều cách:
+ Về cấu tạo tế bào nhớ: Có 2 loại SRAM (RAM tĩnh) và DRAM (RAM
động)
+ Về các dạng bảng mạch bộ nhớ:
- SIMM (Single Inline Memory Module): Loại 1 hàng chân
- DIMM (Dual Inline Memory Module): Loại 2 hàng chân
- RIMM (Rambus Inline Memory Module): Loại 2 hàng chân tốc độ cao
Các thông số của bộ nhớ:
- Hệ thống sử dụng loại bộ nhớ nào?: SDRAM hay DDR RAM hay DDR
SDRAM.
- Dung lượng bộ nhớ là bao nhiêu?: 128/ 256/ 512 MB hay 1GB
- Sử dụng loại Bus nào?: 100/ 133/ 200/ 266/ 333/ 400/ 533/ 667/
800/...MHz
1.3.6. Bộ nhớ từ
1. Đĩa cứng: Là thiết bị dùng để lưu trữ các chương trình (Hệ điều hành, chương
trình ứng dụng) và dữ liệu cố định ngay cả khi máy không hoạt động. Vì vậy, hệ
thống luôn đòi hỏi phải có thiết bị lưu trữ với dung lượng lớn và tốc độ nhanh. Các
thông số về ổ cứng:
- Dung lượng ổ cứng: 10/ 20/ 30/ 40/GB
- Tốc độ truyền dữ liệu: 66/ 100/ 133/ 150/ 200/MB/s (Liên quan đến tốc
độ quay của đĩa).
- Bộ nhớ đệm là bao nhiêu: 1/ 2/ 4 hay 8 MB ?
- Sử dụng chuẩn giao diện nào: ATA hay SATA hay SCSI?
2. Đĩa mềm (Floppy Disk): Dùng để lưu trữ dữ liệu (đọc/ ghi) với dung lượng nhỏ.
Ổ đĩa mềm gồm 2 loại: 5 ½ inch và 3 ½ inch. Hiện tại chỉ còn loại 3 ½ inch, do có
thiết kế an toàn, nhỏ gọn dùng đọc/ ghi đĩa mềm 1.44 MB.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 13
1.3.7. Bộ nhớ quang
- Ổ CD ROM: Là thiết bị dùng để đọc dữ liệu, nghe nhạc hoặc xem phim.
Vì vậy, nó là thiết bị cần thiết để đưa dữ liệu vào trong máy tính cũng
như phục vụ công việc giải trí. Tham số chính của ổ CD ROM là tốc độ
đọc (Hiện nay thường sử dụng tốc độ đọc là 52X, tốc độ đọc cơ sở của
CD ROM là X = 150 KB/s).
- Ổ DVD (Digital Versatile Disk): Là ổ đĩa dùng để đọc các đĩa có mật độ
lưu trữ lớn và tốc độ đọc nhanh hơn CD ROM.
- Ổ CD – RW: Là ổ có thể đọc và ghi dữ liệu lên đĩa. Nó là một thiết bị cần
thiết trong một hệ thống máy tính. Tham số chính của ổ CD – RW là tốc
độ đọc/ tốc độ ghi/ tốc độ ghi lại.
1.3.8. Bộ nhớ Flash
Bộ nhớ flash là một loại bộ nhớ máy tính không khả biến có thể xóa và ghi
lại bằng điện. Đây là công nghệ đã được sử dụng trong các thẻ nhớ, ổ USB flash để
lưu trữ và truyền dữ liệu giữa các máy tính và các thiết bị kĩ thuật số khác. Không
như EEPROM, nó được xóa và ghi lại theo khối gồm nhiều vị trí (ban đầu bộ nhớ
flash chỉ có thể xóa toàn bộ). Bộ nhớ flash rẻ hơn nhiều so với EEPROM. Bộ nhớ
flash được sử dụng trong máy tính xách tay, máy nghe nhạc kĩ thuật số, máy ảnh kĩ
thuật số và điện thoại di động. Nó cũng được sử dụng trên các máy trò chơi, thay
thế cho EEPROM hoặc RAM tĩnh nuôi bằng pin để lưu dữ liệu của trò chơi.
So sánh với các bộ nhớ khác
Loại
Mất dữ liệu
khi mất
điện?
Khả năng ghi ? Cỡ xoá ?
Xoá
nhiều lần ?
Tốc độ ?
Giá
thành
(theo
byte)
SRAM Có Có Byte
Không giới
hạn
Nhanh Đắt
DRAM Có Có Byte
Không giới
hạn
Vừa phải Vừa phải
Masked
ROM
Không Không
Không sẵn
sàng
Không sẵn
sàng
Nhanh
Không
đắt
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 14
PROM Không
Một lần, yêu cầu
thiết bị chuyên
dụng
Không sẵn
sàng
Không sẵn
sàng
Nhanh Vừa phải
EPROM Không
Có, nhưng cần
thiết bị chuyên
dụng
Toàn bộ Giới hạn Nhanh Vừa phải
EEPROM Không Có Byte Giới hạn
Nhanh cho đọc,
chậm cho xoá và
ghi
Đắt
Flash Không Có Sector Giới hạn
Nhanh cho đọc,
chậm cho
xoá/ghi
Vừa phải
NVRAM Không Có Byte
Không giới
hạn
Nhanh Đắt
1.3.9. Hệ thống Card giao tiếp
a. Card màn hình (VGA Card)
Có nhiệm vụ chuyển dữ liệu ra màn hình, quyết định độ phân giải và số màu
hiển thị trên màn hình. Card màn hình cũng ảnh hưởng đến tốc độ của máy tính.
Các tham số của Card màn hình:
- Bộ nhớ RAM của Card là: 32/ 64 hay 128 MB ?
- Tốc độ truyền dữ liệu: 2x/ 4x/ 8x hay 16x ?
- AGP 4x, tốc độ truyền 1.07 GB/s
- AGP 8x, tốc độ truyền 2.1 GB/s
- PCI Express 16x, tốc độ truyền 8.0 GB/s
- VGA Card gồm 2 loại: Loại Onboard và loại cắm rời.
- VGA BIOS là loại nào?
- VGA Card có 2 loại: Loại Onboard và loại cắm rời.
b. Card âm thanh (Sound Card)
Có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu âm thanh kỹ thuật số thành tín hiệu tương
tự và xuất ra loa hay ngược lại để thu tín hiệu âm thanh vào trong máy tính. Có 2
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 15
loại Bus giao tiếp cho Sound Card, đó là PCI và ISA. Các thành phần trên Sound
Card gồm:
- Chip điều khiển âm thanh
- Cổng Audio Out, Audio in, Micro.l
- Cổng GamePort
Sound Card gồm 2 loại: Loại Onboard và loại cắm rời.
c. Card vào ra (I/O Card)
Là loại Card giao tiếp, cho phép máy tính giao tiếp với các thiết bị vào ra
như: Cổng COM 1, COM 2, LPT, ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, Các thành phần trên
I/O Card có thể kể đến như:
- Chip điều khiển vào/ ra
- Các cổng COM
- Cổng LPT
- Chân cắm cho Cable HDD, FDD,
I/O Card hiện nay còn rất hữu ích trong trường hợp một hoặc một số thành
phần Onboard bị hỏng.
d. SCSI Card
Chức năng tương tự như I/O Card nhưng cho phép kết nối nhiều thành phần
hơn, tốc độ nhanh hơn. Các thành phần trên SCSI Card có thể kể đến:
- Các Chip điều khiển
- Các chân cắm ổ đĩa (nếu có)
- Chân cắm một số thiết bị ngoại vi ngoài
- Jack cắm ra các thiết bị có giao tiếp SCSI
1.3.10. Các thiết bị vào
a. Bàn phím
Là thiết bị dùng để đưa thông tin vào trong máy tính. Thành phần cơ bản của
bàn phím là hệ thống phím nhấn. Các thông số về bàn phím gồm:
- Số lượng các phím trên bàn phím
- Cổng giao tiếp của bàn phím với máy tính: DIN, COM, PS/2, USB.
b. Chuột
Là thiết bị nhận dữ liệu vào dưới dạng vị trí điểm tương đối. Các thông tin về
chuột gồm:
- Số lượng phím nhấn
- Loại chuột (Chuột cơ, chuột quang)
- Cổng giao tiếp với máy tính: COM, LPT, PS/2, USB
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 16
1.3.11 Các thiết bị ra
a. Màn hình (Monitor)
Là thiết bị dùng để hiển thị thông tin trong một hệ thống máy tính. Các thông
số về màn hình có thể kể đến như:
- Kích thước màn hình: 14”, 15”, 17”,
- Độ phân giải của màn hình: Pixel (điểm ảnh)
- Độ sâu mầu (số lượng mầu có thể hiển thị được)
- Tần số làm việc của màn hình: MHz
- Loại màn hình: CRT, tinh thể lỏng, Plasma, LED,
b. Máy in (Printer)
Là thiết bị hiển thị thông tin trên giấy. Các thông số về máy in có thể kể đến
như:
- Loại máy in: Kim, Laser hay phun
- Tốc độ in: Trang/ phút
- Chất lượng in
Bài 2. QUY TRÌNH LẮP RÁP MÁY TÍNH DESKTOP
2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị
1. Dụng cụ
- Tô vít 2 cạnh, 4 cạnh các loại
- Đồng hồ vạn năng
- Thảm cách điện, bút thử điện
- Pank, kìm mỏ nhọn
2. Thiết bị, phụ kiện máy tính
- Mainboard, CPU, RAM, Case, Power Supply, HDD, CD ROM, các loại
Card, Monitor, Keyboard, Mouse.
- Cable các loại, ốc vít
2.2. Kiểm tra ban đầu
Trước khi tiến hành lắp đặt phần cứng máy tính với các thiết bị và phụ kiện
kể trên, cần phải kiểm tra tính tương thích của các thiết bị (khả năng ghép nối giữa
chúng) và tình trạng của các thiết bị.
2.3. Lắp đặt Main – CPU - Ram
1. Lắp CPU vào Main
Bước 1: Tháo giá đỡ Main trên Case
Bước 2: Xác định vị trí và chiều lắp Main trên giá đỡ.
Bước 3: Lắp các đế cách điện cho Main trên giá đỡ
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 17
Bước 4: Lắp CPU vào Main (Lắp CPU vào Socket)
o Xác định chiều lắp CPU trên khe cắm (Căn cứ vào góc vát trên
Socket và góc vát trên CPU).
o Mở cần gạt giữ CPU trên Socket một góc 900.
o Đưa CPU vào Socket theo hướng thẳng đứng, đúng chiều đã xác
định, sao cho các chân của CPU ngập hoàn toàn trong khe cắm.
o Nhấn và giữ ở phần trung tâm của CPU, sau đó đống cần gạt lại.
o Lắp hệ thống làm mát cho CPU (Chú ý cấp điện cho CPU Fan)
2. Lắp RAM vào Main
Tuỳ thuộc vào từng loại RAM ta có các cách lắp khác nhau. Dưới đây chỉ
giới thiệu cách lắp RAM DIMM.
Bước 1: Xác định chiều lắp RAM trên khe cắm
Bước 2: Mở khoá ở 2 đầu khe cắm RAM
Bước 3: Đưa RAM vào khe cắm theo hướng thẳng đứng, đúng chiều xác
định
Bước 4: Ấn đều hai đầu RAM với lực vừa phải, sao cho các chân của RAM
ngập hoàn toàn trong khe cắm (Khi đó khoá ở 2 đầu RAM tự động đóng lại). Làm
tương tự đối với các thanh RAM còn lại (trong trường hợp có nhiều thanh RAM).
3. Lắp Main vào Case
Bước 1: Đưa Main (đã có RAM, CPU) lên giá đỡ theo đúng vị trí và chiều
xác định.
Bước 2: Dùng vít cố định Main trên giá đỡ (vít với lực vừa phải).
Bước 3: Đưa giá đỡ lên Case đúng vị trí
Bước 4: Dùng vít cố định giá đỡ trên Case
Bước 5: Cắm Cable nguồn cho Main
Bước 6: Cắm hệ thống công tắc, đèn báo chỉ thị.
2.4. Lắp đặt thiết bị lưu trữ
1. Lắp đặt ổ cứng
Do mỗi Cable dữ liệu ổ cứng có thể kết nối 2 ổ cứng hoặc 2 ổ CD ROM hoặc
1 ổ cứng + 1 ổ CD ROM. Khi kết nối > 1 ổ đĩa trên 1 Cable, ta phải thiết lập chế độ
làm việc cho ổ đĩa.
Bước 1: Thiết lập chế độ làm việc cho ổ đĩa (dựa vào bảng Jump trên bề mặt
ổ đĩa). Các chế độ làm việc của ổ đĩa có thể là:
- Chế độ chủ (Master)
- Chế độ khách (Slave)
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 18
- Theo lựa chọn của Cable (Cable Select)
Khi kết nối > 1 ổ đĩa trên cùng 1 Cable, nhất thiết 1 ổ phải làm việc ở chế độ
Master, ổ còn lại ở chế độ Slave hoặc cả 2 ổ cùng ở chế độ Cable Select.
Bước 2: Đưa ổ đĩa vào khay đỡ theo chiều từ sau ra trước, sao cho phần giao
diện của ổ đĩa hướng ra sau và phần vỉ mạch của ổ đĩa hướng xuống dưới.
Bước 3: Dùng vít cố định ổ đĩa trên Case (vít đều 2 bên ổ đĩa)
Bước 4: Cắm Cable dữ liệu cho ổ đĩa
- Một đầu Cable cắm xuống Main (dựa vào chân số 1 là dây khác mầu trên
Cable).
- Hai đầu còn lại cắm vào ổ đĩa, sao cho dây khác mầu trên Cable dữ liệu
hướng về phía Cable điện.
Bước 5: Cắm Cable điện cho ổ đĩa, sao cho dây mầu đỏ trên Cable điện
hướng về phía Cable dữ liệu.
2. Lắp đặt ổ CD-ROM
Khi tiến hành lắp đặt ổ CD ROM, ta phải thiết lập chế độ làm việc cho ổ đĩa
giống như với ổ cứng. Thao tác lắp giống như ổ mềm. Cắm Cable điện và Cable dữ
liệu như ổ cứng.
3. Các dạng sai hỏng thường gặp khi lắp đặt thiết bị lưu trữ
- Cắm ngược Cable dữ liệu ổ cứng
- Cắm ngược Cable điện ổ cứng
- Cắm ngược Cable dữ liệu ổ mềm
- Chưa thiết lập chế độ làm việc cho ổ đĩa.
2.5. Lắp đặt Card giao tiếp
1. Card màn hình (VGA Card)
Bước 1: Xác định loại Card và loại khe cắm phù hợp
Bước 2: Gỡ bỏ tấm chắn bằng kim loại tại vị trí lắp đặt tương ứng trên Case.
Bước 3: Đưa Card vào khe cắm theo chiều từ trên xuống, sao cho phần giao
diện của Card hướng ra sau.
Bước 4: Nhấn đều 2 đầu Card với lực vừa phải theo phương thẳng đứng, sao
cho các chân của Card ngập hoàn toàn trong khe cắm.
Bước 5: Dùng vít cố định Card trên Case.
2. Card vào ra (I/O Card)
Bước 1: Xác định loại Card và loại khe cắm phù hợp
Bước 2: Gỡ bỏ tấm chắn bằng kim loại tại vị trí lắp đặt tương ứng trên Case.
Bước 3: Đưa Card vào khe cắm theo chiều từ trên xuống, sao cho phần giao
diện của Card hướng ra sau.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 19
Bước 4: Nhấn đều 2 đầu Card với lực vừa phải theo phương thẳng đứng, sao
cho các chân của Card ngập hoàn toàn trong khe cắm.
Bước 5: Dùng vít cố định Card trên Case.
3. Card âm thanh (Sound Card)
Bước 1: Xác định loại Card và loại khe cắm phù hợp
Bước 2: Gỡ bỏ tấm chắn bằng kim loại tại vị trí lắp đặt tương ứng trên Case.
Bước 3: Đưa Card vào khe cắm theo chiều từ trên xuống, sao cho phần giao
diện của Card hướng ra sau.
Bước 4: Nhấn đều 2 đầu Card với lực vừa phải theo phương thẳng đứng, sao
cho các chân của Card ngập hoàn toàn trong khe cắm.
Bước 5: Dùng vít cố định Card trên Case.
4. Các Cards khác
Bước 1: Xác định loại Card và loại khe cắm phù hợp
Bước 2: Gỡ bỏ tấm chắn bằng kim loại tại vị trí lắp đặt tương ứng trên Case.
Bước 3: Đưa Card vào khe cắm theo chiều từ trên xuống, sao cho phần giao
diện của Card hướng ra sau.
Bước 4: Nhấn đều 2 đầu Card với lực vừa phải theo phương thẳng đứng, sao
cho các chân của Card ngập hoàn toàn trong khe cắm.
Bước 5: Dùng vít cố định Card trên Case.
2.6. Lắp các thiết bị ngoại vi
- Lắp màn hình
- Lắp chuột và bàn phím (theo mầu)
- Lắp Cable nguồn cho bộ nguồn và màn hình
2.7. Các dạng sai hỏng thường gặp khi lắp đặt
- Chưa cấp nguồn cho quạt CPU
- Chưa cấp nguồn cho Main
- Chưa cắm hệ thống công tắc và đèn chỉ thị
- Cắm sai cổng chuột và bàn phím
Bài 3. Thực hành lắp ráp máy tính Desktop
Bài 4. Thực hành lắp ráp máy tính Desktop
Bài 3. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ TRÌNH ĐIỀU KHIỂN
3.1. Thiết lập CMOS
3.1.1. Giới thiệu
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 20
Thiết lập thông số hệ thống là công việc được thực hiện sau khi lắp đặt hoàn
chỉnh hệ thống nhằm mục đích tạo ra môi trường làm việc thích hợp nhất cho các
thành phần bên trong hệ thống.
Công việc này cũng có thể được tiến hành khi các thông tin được thiết lập bị
mất hoặc khi lắp thêm một thành phần phần cứng nào đó.
Các thông số thiết lập được ghi trong CMOS RAM và được thực hiện bởi
một chương trình có tên: FIRMWARE
3.1.2. Thiết lập thông số cho các máy tính Đông Nam Á
Máy tính Đông Nam Á là các máy tính được lắp ráp tại các nước Đông Nam
Á hoặc Trung Quốc. Các bộ phận của hệ thống do nhiều hãng sản xuất khác nhau.
Bước 1: Bật công tắc nguồn
Bước 2: Nhấn DEL hoặc Delete để vào thiết lập thông số hệ thống (Nhận
biết tại dòng thứ 2 từ dưới lên).
Bước 3: Tuỳ thuộc vào từng loại ROM BIOS mà các mục chọn có thể khác,
nhưng nhìn chung bao gồm các thông tin chính sau:
1. Setup các thành phần căn bản (Standard CMOS Setup):
Ðây là các thành phần cơ bản mà BIOS trên tất cả các loại máy PC phải biết để
quản lý và điều khiển chúng.
* Ngày, giờ (Date/Day/Time):
Bạn khai báo ngày tháng năm vào mục này. Khai báo này sẽ được máy tính xem
là thông tin gốc và sẽ bắt đầu tính từ đây trở đi. Các thông tin về ngày giờ được sử
dụng khi các bạn tạo hay thao tác với các tập tin, thư mục. Có chương trình khi chạy
cũng cần thông tin này, thí dụ để báo cho bạn cập nhật khi quá hạn, chấm dứt hoạt
động khi đến ngày quy định...Bình thường bạn Set sai hay không Set cũng chẳng nh
hưởng gì đến hoạt động của máy. Các thông tin này có thể sửa chữa trực tiếp ngoài
Dos bằng 2 lịnh Date và Time, hay bằng Control Panel của Windows mà không cần
vào Bios Setup.
Chú ý: Ðồng hồ máy tính luôn luôn chạy chậm khong vài giây/ngày, thỉnh
thoảng bạn nên chỉnh lại giờ cho đúng. Nhưng nếu quá chậm là có vấn đề cần phải
thay mainboard.
* ổ đĩa mềm (Drive A/B):
Khai báo loại ổ đĩa cho ổ A và ổ B, bạn căn cứ vào việc nối dây cho ổ đĩa để xác
định. ổ đĩa nối với đầu nối ngoài cùng của dây nối là ổ A, ổ kia là B. ổ có kích
thước lớn là 1.2M 5.25 inch, ổ nhỏ là 1.44M 3.5 inch. Nếu không có thì chọn Not
Installed. Nếu bạn khai báo sai, ổ đĩa sẽ không hoạt động chớ không hư hỏng gì,
bạn chỉ cần khai báo lại. Trong các mainboard sử dụng Bios đời mới, khai báo sai
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 21
loại ổ dĩa 1.2Mb thành 1.4Mb hay ngược lại, ổ dĩa vẫn hoạt động bình thường
nhưng kêu rất lớn lúc mới bắt đầu đọc đĩa, về lâu dài có thể hư đĩa.
Các Bios và các card I/O đời mới cho phép bạn tráo đổi 2 ổ đĩa mềm mà không
cần tráo đổi dây (swap floppy drive), tức là ổ A thành ổ B và ngược lại khi sử dụng.
Khi tráo đổi bằng cách Set jumper trên card I/O, bạn nhớ khai báo lại trong Bios
Setup (Khi tráo bằng lịnh Swap trong Bios thì không cần khai báo lại), nhưng có
ứng dụng không chịu cài đặt khi Swap đĩa mềm, nhất là các ứng dụng có bảo vệ
chống sao chép.
* ổ đĩa cứng (Drive C/D) loại IDE:
Phần khai báo ổ đĩa cứng rắc rối hơn, bắt buộc bạn phải khai báo chi tiết các
thông số, bạn khai báo sai không những ổ cứng không hoạt động mà đôi khi còn
làm hư ổ cứng nếu bạn khai báo quá dung lượng thật sự của ổ cứng và cho tiến hành
FDISK, FORMAT theo dung lượng sai này. May mắn là các Bios sau này đều có
phần dò tìm thông số ổ cứng IDE tự động (IDE HDD auto detection) nên các bạn
khỏi mắc công nhớ khi sử dụng ổ đĩa cứng loại IDE. Chúng tôi sẽ nói về phần auto
detect này sau. Ngoài ra, các ổ cứng sau này đều có ghi thông số trên nhãn dán trên
mặt. Bạn cho chạy Auto detect, Bios sẽ tự động điền các thông số này dùm bạn.
Việc khai báo ổ cứng C và D đòi hỏi phải đúng với việc Set các jumper trên 2 ổ
cứng. Bạn xác lập ổ cứng không phải qua đầu nối dây mà bằng các jumper trên
mạch điều khiển ổ cứng. Các ổ cứng đời mới chỉ có một jumper 3 vị trí: ổ duy nhất,
ổ Master (ổ C), ổ Slave (ổ D) và có ghi rõ cách Set trên nhãn. Các ổ đĩa cứng đời cũ
nhiều jumper hơn nên nếu không có tài liệu hướng dẫn là rắc rối, phải mò mẫm rất
lâu.
* ổ đĩa cứng (Drive E/F) loại IDE:
Các Bios và các card I/O đời mới cho phép gắn 4 ổ đĩa cứng, vì hiện nay các
ổ dĩa CDROM cũng sử dụng đầu nối ổ cứng để hoạt động, gọi là CDROM Interface
IDE (giao diện đĩa IDE) để đơn giản việc lắp đặt.
Chú ý: Khai báo là NONE trong Bios Setup cho ổ đĩa CD-ROM.
* Màn hình (Video) - Primary Display:
EGA/VGA: Dành cho loại màn hình sử dụng card màu EGA hay VGA,
Super VGA.
CGA 40/CGA 80: Dành cho loại màn hình sử dụng card màu CGA 40 cột
hay CGA 80 cột.
Mono: Dành cho loại màn hình sử dụng card trắng đen, kể cả card VGA khi
dùng màn hình trắng đen.
* Treo máy nếu phát hiện lỗi khi khởi động (Error Halt):
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 22
Tất cả lỗi (All error): Treo máy khi phát hiện bất cứ lỗi nào trong quá trình kiểm
tra máy, bạn không nên chọn mục này vì Bios sẽ treo máy khi gặp lỗi đầu tiên nên
bạn không thể biết các lỗi khác, nếu có.
Bỏ qua lỗi của Keyboard (All, But Keyboard): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của
bàn phím.
Bỏ qua lỗi đĩa (All, But Diskette): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của đĩa.
Bỏ qua lỗi đĩa và bàn phím (All, But Disk/Key): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của
ổ đĩa và bàn phím.
Không treo máy khi có lỗi (No error): Tiến hành quá trình kiểm tra máy cho
đến khi hoàn tất dù phát hiện bất cứ lỗi gì. Bạn nên chọn mục này để biết máy bị
trục trặc ở bộ phận nào mà có phương hướng giải quyết.
* Keyboard:
Install: Cho kiểm tra bàn phím trong quá trình khởi động, thông báo trên màn
hình nếu bàn phím có lỗi.
Not Install: Không kiểm tra bàn phím khi khởi động. Chú ý: chọn mục này
không có nghĩa là vô hiệu hoá bàn phím vì nếu vậy làm sao điều khiển máy. Nó chỉ
có tác dụng cho Bios khỏi mất công kiểm tra bàn phím nhằm rút ngắn thời gian
khởi động.
2. Setup các thành phần nâng cao (Advanced Setup):
* Virut Warning:
Nếu Enabled, Bios sẽ báo động và treo máy khi có hành động viết vào Boot
sector hay Partition của đĩa cứng. Nếu bạn cần chạy chương trình có thao tác vào 2
nơi đó như: Fdisk, Format... bạn cần phải Disable mục này.
* Internal cache:
Cho hiệu lực (enable) hay vô hiệu hoá (disable) Cache (L1) nội trong CPU 486
trở lên.
* External cache:
Cho hiệu lực (enable) hay vô hiệu hoá (disable) cache trên mainboard, còn gọi
là Cache mức 2 (L2).
* Quick Power On Self Test:
Nếu enable Bios sẽ rút ngắn và bỏ qua vài mục không quan trọng trong quá
trình khởi động, để giảm thời gian khởi động tối đa.
* About 1 MB Memory Test:
Nếu Enable Bios sẽ kiểm tra tất cả bộ nhớ. Nếu Disable Bios chỉ kiểm tra 1 Mb
bộ nhớ đầu tiên.
* Memory Test Tick Sound:
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 23
Cho phát âm thanh (enable) hay không (disable) trong thời gian test bộ nhớ.
* Extended Bios Ram Area:
Khai báo mục này nếu muốn dùng 1 Kb trên đỉnh của bộ nhớ quy ước, tức Kb bắt
đầu từ địa chỉ 639K hay 0:300 của vùng Bios hệ thống trong bộ nhớ quy ước để lưu
các thông tin về đĩa cứng. Xác lập có thể là 1K hay 0:300.
* Swap Floppy Drive:
Tráo đổi tên 2 ổ đĩa mềm, khi chọn mục này bạn không cần khai báo lại loại ổ
đĩa như khi tráo bằng cách Set jumper trên card I/O.
* Boot Sequence: Chọn ổ đĩa cho Bios tìm hệ điều hành khi khởi động. Có thể
là C rồi đến A hay A rồi đến C hay chỉ có C. Bạn nên chọn C,A hay chỉ có C, để đề
phòng trường hợp vô tình khởi động bằng đĩa mềm có Virus.
Hiện nay trên các Mainboard Pentium. Bios cho phép bạn chỉ định khởi động từ
1 trong 2 ổ mềm hay trong 4 ổ cứng IDE hay bằng ổ cứng SCSI thậm chí bằng ổ
CD Rom cũng được.
* Boot Up Floppy Seek:
Nếu Enable Bios sẽ dò tìm kiểu của đĩa mềm là 80 track hay 40 track. Nếu
Disable Bios sẽ bỏ qua. Chọn enable làm chậm thời gian khởi động vì Bios luôn
luôn phải đọc đĩa mềm trước khi đọc đĩa cứng, mặc dù bạn đã chọn chỉ khởi động
bằng ổ C.
* Boot Up Numlock Status:
NếuON là cho phím Numlock mở (đèn Numlock sáng) sau khi khởi động, nhóm
phím bên tay phải bàn phím dùng để đánh số. Nếu OFF là cho phím Numlock tắt
(đèn Numlock tối), nhóm phím bên tay phải dùng để di chuyển con trỏ.
* Boot Up System Speed:
Quy định tốc độ của CPU trong thời gian khởi động là High (cao) hay Low (thấp).
* Memory Parity Check:
Kiểm tra chẵn lẻ bộ nhớ. Chọn theo mainboard vì có loại cho phép mục này
enable, có loại bắt bạn phải disable mới chịu chạy. Ðầu tiên bạn chọn enable, nếu
máy treo bạn chọn lại là disable. Mục này không ảnh hưởng đến hệ thống, chỉ có tác
dụng kiểm tra Ram.
* IDE HDD Block Mode:
Nếu ổ đĩa cứng của bạn hỗ trợ kiểu vận chuyển dữ liệu theo từng khối (các ổ đĩa
đời mới có dung lượng cao). Bạn cho enable để tăng tốc cho ổ đĩa. Nếu ổ đĩa đời cũ
bạn cho disable mục này.
* Pri. Master/Slave LBA (Logic Block Addressing) Mode:
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 24
Nếu 2 ổ đĩa cứng được nối vào đầu nối Primary của card I/O có dung lượng lớn
hơn 528Mb, bạn cho enable mục này.
* Sec. IDE Ctrl Drives Install:
Mục này để khai báo máy bạn có ổ đĩa cứng nối vào đầu nối Secondary của card
I/O. Các chỉ định có thể là Master, Mst/Slv và disable.
* Sec Master/Slave LBA Mode:
Xác lập LBA cho đầu nối thứ 2.
Chú ý: Các mục hỗ trợ cho ổ đĩa cứng có dung lượng lớn và các card I/O đời
mới giúp bạn sử dụng ổ đĩa có dung lượng trên 528Mb. Trong trường hợp bạn cho
enable các mục này rồi mới tiến hành Fdisk và Format đĩa, nếu sau đó bạn lại
disable các mục này hay đem gắn qua máy khác cũng chọn disable, bạn sẽ không
thể sử dụng được ổ dĩa cứng. Khi dùng ổ CDROM có đầu nối IDE, bạn nên gắn vào
đầu nối Secondary để khỏi ảnh hưởng đến ổ dĩa cứng (gắn vào đầu nối Pri) khi cần
chạy 32BitDiskAccess trong Windows.
* Typematic Rate Setting:
Nếu enable là bạn cho 2 mục dưới đây có hiệu lực. 2 mục này thay thế lịnh
Mode của DOS, quy định tốc độ và thời gian trể của bàn phím.
* Typematic Rate (Chars/Sec):
Bạn lựa chọn số ký tự/giây tuỳ theo tốc độ đánh phím nhanh hay chậm của bạn.
Nếu bạn Set thấp hơn tốc độ đánh thì máy sẽ phát tiếng Bip khi nó chạy theo không
kịp.
* Typematic Delay (Msec):
Chỉ định thời gian lập lại ký tự khi bạn bấm và giữ luôn phím, tính bằng mili
giây.
* Security Option:
Mục này dùng để giới hạn việc sử dụng hệ thống và Bios Setup.
Setup: Giới hạn việc thay đổi Bios Setup, mỗi khi muốn vào Bios Setup bạn
phải đánh đúng mật khẩu đã quy định trước.
System hay Always: Giới hạn việc sử dụng máy. Mỗi khi mở máy, Bios luôn
luôn hỏi mật khẩu, nếu không biết mật khẩu Bios sẽ không cho phép sử dụng máy.
Chú ý: Trong trường hợp bạn chưa chỉ định mật khẩu, để Disable (vô hiệu hoá)
mục này, bạn chọn Password Setting, bạn đừng đánh gì vào các ô nhập mật khẩu
mà chỉ cần bấm ENTER. Trong trường hợp bạn đã có chỉ định mật khẩu nay lại
muốn bỏ đi. Bạn chọn Password Setting, bạn đánh mật khẩu cũ vào ô nhập mật
khẩu cũ (Old Password) còn trong ô nhập mật khẩu mới (New Password) bạn đừng
đánh gì cả mà chỉ cần bấm ENTER. Có mainboard thiết kế thêm 1 jumper để xoá
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 25
riêng mật khẩu ngoài jumper để xoá toàn bộ thông tin trong CMOS. Tốt hơn hết là
bạn đừng sử dụng mục này vì bản thân chúng tôi chứng kiến rất nhiều trường hợp
dở khóc dở cười do mục này gây ra. Lợi ít mà hại nhiều. Chỉ những máy tính công
cộng mới phải sử dụng tới mục này thôi.
* System Bios Shadow, Video Bios Shadow:
Nếu enable là cho copy các dữ liệu về System và Video trong Bios (có tốc độ
chậm) vào Ram (tốc độ nhanh) để rút ngắn thời gian khi cần truy nhập vào các dữ
liệu này.
* Wait for if Any Error:
Cho hiện thông báo chờ ấn phím F1 khi có lỗi.
* Numeric Processor:
Thông báo có gắn CPU đồng xử lý (Present) trên máy hay không (absent). Mục
này thường có cho các máy dùng CPU 286, 386, 486SX. Từ 486DX trở về sau đã
có con đồng xử lý bên trong CPU nên trên các máy mới có thể không có mục này.
* Turbo Switch Funtion:
Cho nút Turbo có hiệu lực (enable) hay không (disable). Mục này thường thấy ở
các Bios đời củ, trên các máy đời mới lựa chọn này thường bằng cách Set jumper
của Mainboard. Từ Mainboard pentium trở đi không có mục này.
3. Setup các thành phần có liên quan đến vận hành hệ thống (Chipset Setup):
* Auto Configuration:
Nếu enable, Bios sẽ tự động xác lập các thành phần về DRAM, Cache...mỗi khi
khởi động tùy theo CPU Type (kiểu CPU) và System Clock (tốc độ hệ thống). Nếu
Disable là để cho bạn tự chỉ định.
* AT Clock Option:
Nếu Async (không đồng bộ) là lấy dao động chuẩn của bộ dao động thạch anh
chia đôi làm tốc độ hoạt động cho AT Bus (bus 8 - 16Bit). Thường là 14.318MHz/2
tức 7.159MHz. Có Bios còn cho chọn tốc độ của mục này là 14.318MHz. Nếu Sync
(đồng bộ) là dùng System Clock (do bạn chỉ định bằng cách Set jumper trên
mainboard) làm tốc độ chuẩn.
* Synchronous AT Clock/AT Bus Clock Selector:
Chỉ định tốc độ hoạt động cho AT Bus bằng cách lấy tốc độ chuẩn (system
clock) chia nhỏ để còn lại khoảng 8MHz cho phù hợp với card 16Bit. Các lựa chọn
như sau:
CLKI/3 khi system clock là 20 - 25MHz.
CLKI/4 khi system clock là 33MHz.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 26
CLKI/5 khi system clock là 40MHz.
CLKI/6 khi system clock là 50MHz.
Tốc độ này càng lớn (số chia càng nhỏ), máy chạy càng nhanh do tăng tốc độ
vận chuyển dữ liệu. Tuy nhiên lớn đến đâu là còn tùy thuộc vào mainboard và card
cắm trên các Slot (quan trọng nhất là card I/O). Các bạn phải thí nghiệm giảm số
chia từng nấc và chú ý máy có khởi động hay đọc đĩa bình thường không, nếu phát
sinh trục trặc thì giảm xuống 1 nấc. Thường thì bạn có thể tăng được 2 nấc, thí dụ:
System clock là 40MHz, bạn chọn CLKI/3. Card ISA 8 và 16 Bit có thể chạy tốt
trong khoảng từ 8MHz đến 14MHz. Nếu nhanh quá, thường card I/O gặp trục trặc
trước (không đọc được đĩa cứng).
* AT Cycle Wait States/Extra AT Cycle WS:
Ðể enable hay disable việc chèn thêm 1 thời gian chờ vào thời gian chuẩn của
AT Bus. Nếu system clock dưới 33MHz chọn disable. Nếu trên 33MHz chọn
enable.
* Fast AT Cycle:
Khi enable sẽ rút ngắn thời gian chuẩn của AT Bus.
* DRAM Read Wait States/DRAM Brust Cycle:
Dưới 33MHz là: 3 - 2 - 2 - 2 hay 2 - 1 - 1 - 1
Từ 33 - 45MHz là: 4 - 3 - 3 - 3 hay 2 - 2 - 2 - 2
50MHz là: 5 - 4 - 4 - 4 hay 3 - 2 - 2 - 2
Chọn mục này ảnh hưởng lớn đến tốc độ CPU.
* DRAM/Memory Write Wait States:
Chọn 1WS khi hệ thống nhanh hay DRAM chậm (tốc độ 40MHz trở lên). Chọn
0WS khi hệ thống và DRAM có thể tương thích (33MHz trở xuống).
* Hidden Refresh Option:
Khi enable, CPU sẽ làm việc nhanh hơn do không phải chờ mỗi khi DRAM
được làm tươi.
* Slow Refresh Enable:
Mục này nhằm bảo đảm an toàn dữ liệu trên DRAM, thời gian làm tươi sẽ kéo
dài hơn bình thường. Bạn chỉ được enable mục này khi bộ nhớ của máy hỗ trợ việc
cho phép làm tươi chậm.
* L1 Cache Mode:
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 27
Lựa chọn giữa Write-Through và Write-Back cho Cache nội trong CPU 486 trở
lên. Xác lập Write-Through máy sẽ chạy chậm hơn Write-Back nhưng việc lực
chọn còn tuỳ thuộc vào loại CPU.
* L2 Cache Mode:
Xác lập cho cache trên mainboard.
* IDE HDD Auto Detection/IDE SETUP:
Khi chọn mục này sẽ xuất hiện một cửa sổ cho bạn chỉ định ổ đĩa cần dò tìm
thông số (2 hay 4 ổ đĩa tuỳ theo Bios). Sau đó bạn bấm OK hay YES để Bios điền
vào phần Standard dùm cho bạn. Trong Bios đời mới, Auto detect có thể đưa ra vài
loại ổ đĩa. Tuỳ theo cách sử dụng ổ dĩa (normal, LBA,...) mà bạn chọn loại thích
hợp.
* Power Management Setup:
Ðối với CPU 486:
Phần này là các chỉ định cho chương trình tiết kiệm năng lượng sẵn chứa trong
các Bios đời mới. Chương trình này dùng được cho cả 2 loại CPU: Loại thường và
loại CPU kiểu S. CPU kiểu S hay CPU có 2 ký tự cuối SL là một loại CPU được
chế tạo đặc biệt, có thêm bộ phận quản lý năng lượng trong CPU. Do đó trong phần
này có 2 loại chỉ định dành cho 2 loại CPU.
Ðối với Pentium:
Dùng chung cho mọi loại Pentium hay các chíp của các hảng khác cùng đời với
Pentium.
* Power Management/Power Saving Mode:
Disable: Không sử dụng chương trình này.
Enable/User Define: Cho chương trình này có hiệu lực.
Min Saving: Dùng các giá trị thời gian dài nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm năng
lượng ít nhất).
Max Saving: Dùng các giá trị thời gian ngắn nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm
nhiều nhất).
* Pmi/Smi:
Nếu chọn SMI là máy đang gắn CPU kiểu S của hãng Intel. Nếu chọn Auto là
máy đang gắn CPU thường.
* Doze Timer:
Mục này chỉ dùng cho CPU kiểu S. Khi đúng thời gian máy đã rảnh (không
nhận được tín hiệu từ các ngắt) theo quy định, CPU tự động hạ tốc độ xuống còn
8MHz. Bạn chọn thời gian theo ý bạn (có thể từ 10 giây đến 4 giờ) hay disable nếu
không muốn sử dụng mục này.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 28
* Sleep Timer/Standby timer:
Mục này chỉ dùng cho CPU kiểu S. Chỉ định thời gian máy rảnh trước khi vào
chế độ Sleep (ngưng hoạt động). Thời gian có thể từ 10 giây đến 4 giờ.
* Sleep Clock:
Mục này chỉ dùng cho CPU kiểu S: Stop CPU hạ tốc độ xuống còn 0MHz
(ngưng hẳn). Slow CPU hạ tốc độ xuống còn 8MHz.
* HDD Standby Timer/HDD Power Down:
Chỉ định thời gian ngừng motor của ổ đĩa cứng.
* CRT Sleep:
Nếu Enable là màn hình sẽ tắt khi máy vào chế độ Sleep.
* Chỉ định:
Các chỉ định cho chương trình quản lý nguồn biết cần kiểm tra bộ phận nào khi
chạy.
Chú ý: Do Bios được sản xuất để sử dụng cho nhiều loại máy khác nhau nên các
bạn luôn luôn gặp phần này trong các Bios. Thực ra chúng chỉ có giá trị cho các
máy xách tay (laptop) vì xài pin nên vấn đề tiết kiệm năng lượng được đặt lên hàng
đầu. Chúng tôi khuyên các bạn đang sử dụng máy để bàn (desktop) nên vô hiệu hoá
tất cả các mục trong phần này, để tránh các tình huống bất ngờ như: đang cài
chương trình, tự nhiên máy ngưng hoạt động, đang chạy Defrag tự nhiên máy chậm
cực kỳ...
4. Phần dành riêng cho Mainboard theo chuẩn giao tiếp PCI có I/O và IDE
On Board (peripheral Setup):
* PCI On Board IDE:
Cho hiệu lực (enabled) hay vô hiệu (disabled) 2 đầu nối ổ đĩa cứng IDE trên
mainboard. Khi sử dụng Card PCI IDE rời, ta cần chọn disabled.
* PCI On Board Secondary IDE:
Cho hiệu lực (enabled) hay vô hiệu (disabled) đầu nối ổ đĩa cứng IDE thứ 2 trên
mainboard. Mục này bổ sung cho mục trên và chỉ có tác dụng với đầu nối thứ 2.
* PCI On Board Speed Mode:
Chỉ định kiểu vận chuyển dữ liệu (PIO speed mode). Có thể là Disabled, mode
1, mode 2, mode 3, mode 4, Auto. Trong đó mode 4 là nhanh nhất.
* PCI Card Present on:
Khai báo có sử dụng Card PCI IDE rời hay không và nếu có thì được cắm vào
Slot nào. Các mục chọn là: Disabled, Auto, Slot 1, Slot 2, Slot 3, Slot 4.
* PCI IRQ, PCI Primary IDE IRQ, PCI Secondary IDE IRQ:
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 29
Chỉ định cách xác lập ngắt cho Card PCI IDE rời.
Chú ý: Trong mục này có phần xác lập thứ tự gán ngắt cho các Card bổ sung.
Thí dụ: 1 = 9, 2 = 10, 3 = 11, 4 = 12 có nghĩa là Card đầu tiên cắm vào bất kỳ Slot
nào sẽ được gán ngắt 9, nếu có 2 Card thì Card cắm vào Slot có số thứ tự nhỏ sẽ
được gán ngắt 9, Slot có số thứ tự lớn sẽ được gán ngắt 10.v..v...
* IDE 32Bit Transfers Mode:
Xác lập này nhằm tăng cường tốc độ cho ổ đĩa cứng trên 528Mb, nhưng cũng có
ổ đĩa không khởi động được khi enabled mục này dù fdisk và format vẫn bình
thường.
* Host to PCI Post Write W/S, Host to PCI Burst Write, Host to DRAM
Burst Write:
Các mục này xác lập cho PCU Bus, không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ CPU, có
thể để nguyên xác lập mặc nhiên.
* PCIBusPark, Post Write Buffer:
Khi enabled các mục này có thể tăng cường thêm tốc độ hệ thống.
* FDC Control:
Cho hiệu lực hay không đầu nối cáp và xác lập địa chỉ cho ổ đĩa mềm.
* Primary Seral Port:
Cho hiệu lực hay không cổng COM 1 và xác lập địa chỉ cho cổng này.
* SecondarySerialPort:
Cho hiệu lực hay không cổng COM 2 và xác lập địa chỉ cho cổng này. Chú ý:
Nếu bạn sử dụng Card bổ sung có xác lập điạ chỉ là COM 1 hay COM 2, bạn phải
disabled cổng tương ứng trong hai mục trên.
* ParallelPort:
Cho hiệu lực hay không cổng LPT 1 và xác lập địa chỉ cho cổng này.
3.1.3. Thiết lập thông số cho các máy tính nguyên chiếc
Các máy tính nguyên chiếc là các máy tính được sản xuất tại một số công
ty,xí nghiệp với nhiều nhãn mác cho các thiết bị cùng chủng loại như: IBM, ACER,
COMPAQ, DELL, Digital, HP,Fujisu...
Các máy tính này thường có giá thành đắt hơn các máy ĐNA vì các phần
mềm cơ bản đã được nhà sản xuất mua của các hãng phần mềm(có bản quyền ) đặc
biệt ít bị "hàng nhái"
1. Thiết lập các thông số.
Bước 1: Vào CMOS Setup:
- IBM: F1; ACER: Ctrl+ Alt +ESC; DELL: F2
Bước 2: Thiết lập thông số (IBM)
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 30
- System Summary: Thông tin chi tiết hệ thống. Gồm các thông tin về
Processor, Memory, Disk Drive, Video...
- Product Data: Dữ liệu về nhà sản xuất, phiên bản máy.
- Start Options: Lựa chọn các thông số khởi động. Như thứ tự ưu tiên khởi
động ..
- Date and time: Thay đổi ngày giờ hệ thống.
- Device an I/O port: cài đặt, thay đổi thông số về chuột, ổ đĩa mềm, các
cổng, Cards và ổ đĩa cứng.
- System Security: bảo mật hệ thống, đặt mật khẩu vào Setup.
- Advanced Setup: Cài đặt, thiết lập các thông số cho bộ nhớ -*-*-CACHE,
ROM, điều khiển Local Bus PCI và các tiết bị Plug and play.
- ISA Legacy Resources; Thiết lập các thông số cho các thành phần thuộc
chuẩn ISA Local Bus như bộ nhớ, tài nguyên cổng vào ra, DMA, ngắt.
- Advanced Power Management: Thiết lập các thông số quản lý nguồn điện
- Save Settings: Ghi lại các thay đổi.
- Restore setting: Khôi phục sự cài đặt trước
- Load Default setting: Thiết lập mặc định
Bước 3: Hoàn tất việc thiết lập.
- Chọn Exit Setup; chọn mục "YES" ,Save and exit the Setup Utility.
2. Một số chú ý
- Một số loại máy không cho phép cấm ổ đĩa cứng.
- Với máy COMPAQ, nên có 1 đĩa mềm cài đặt thông số
- Sau mỗi lần cài đặt nên tạo một đĩa Rescue ghi thông tin trong CMOS.
3.2. Phân vùng ổ đĩa cứng
3.2.1. Lý do phân chia và định dạng ổ đĩa
Để dễ sử dụng chúng ta thường phải chia ổ cứng vật lý thành nhiều ổ logic,
mỗi ổ logic gọi là một phân vùng ổ đĩa cứng - partition.
Số lượng và dung lượng của các phân vùng tùy và dung lượng và nhu cầu sử
dụng.
Theo quy ước mỗi ỗ đĩa, và phân vùng ổ đĩa trên máy được gắn với một tên ổ
từ A: đến Z:. Trong đó A: dành cho ổ mềm, B: dành cho loại ổ mềm lớn - hiện nay
không còn sử dụng nên B: thường không dùng trong My Computer. Còn lại C:, D:
thường dùng để đặt các phân vùng ổ cứng, các ký tự tiếp theo để đặt tên cho các
phân vùng ổ cứng, ổ CD, ổ cứng USB tùy vào số phân vùng của cứng, số các loại ổ
đĩa gắn thêm vào máy.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 31
3.2.2. Một số khái niệm liên quan
1. Khái niệm về FAT (File Allocation Table):
Thông thường dữ liệu trên ổ cứng được lưu không tập trung ở những nơi
khác nhau, vì vậy mỗi phân vùng ổ đĩa phải có một bảng phân hoạch lưu trữ vị trí
của các dữ liệu đã được lưu trên phân vùng đó, bảng này gọi là FAT.
Microsoft phát triển với nhiều phiên bản FAT, FAT16, FAT32, NTFS dành
cho hệ điều hành Windows, các hệ điều hành khác có thể dùng các bảng FAT riêng
biệt.
Riêng bảng NTFS dùng cho Windows 2000 trở lên, nên trong MS-Dos sẽ
không nhận ra phân vùng có định dạng NTFS, khi đó cần phải có phần mềm hỗ trợ
để MS-Dos nhận diện được các phân vùng này.
2. Khái niệm về Partition Table
Phân vùng (partition): là tập hợp các vùng ghi nhớ dữ liệu trên các cylinder
gần nhau với dung lượng theo thiết đặt của người sử dụng để sử dụng cho các mục
đích sử dụng khác nhau.
Sự phân chia phân vùng giúp cho ổ đĩa cứng có thể định dạng các loại tập tin
khác nhau để có thể cài đặt nhiều hệ điều hành đồng thời trên cùng một ổ đĩa cứng.
Ví dụ trong một ổ đĩa cứng có thể thiết lập một phân vùng có định dạng
FAT/FAT32 cho hệ điều hành Windows 9X/Me và một vài phân vùng NTFS cho hệ
điều hành Windows NT/2000/XP/Vista với lợi thế về bảo mật trong định dạng loại
này (mặc dù các hệ điều hành này có thể sử dụng các định dạng cũ hơn).
Phân chia phân vùng không phải là điều bắt buộc đối với các ổ đĩa cứng để
nó làm việc (một vài hãng sản xuất máy tính cá nhân nguyên chiếc chỉ thiết đặt một
phân vùng duy nhất khi cài sẵn các hệ điều hành vào máy tính khi bán ra), chúng
chỉ giúp cho người sử dụng có thể cài đặt đồng thời nhiều hệ điều hành trên cùng
một máy tính hoặc giúp việc quản lý các nội dung, lưu trữ, phân loại dữ liệu được
thuận tiện và tối ưu hơn, tránh sự phân mảnh của các tập tin.
Những lời khuyên dưới đây giúp sử dụng ổ đĩa cứng một cách tối ưu hơn:
Phân vùng chứa hệ điều hành chính: Thường nên thiết lập phân vùng chứa hệ
điều hành tại các vùng chứa phía ngoài rìa của đĩa từ (outer zone) bởi vùng này có
tốc độ đọc/ghi cao hơn, dẫn đến sự khởi động hệ điều hành và các phần mềm khởi
động và làm việc được nhanh hơn. Phân vùng này thường được gán tên là C .
Phân vùng chứa hệ điều hành không nên chứa các dữ liệu quan trọng bởi
chúng dễ bị virus tấn công (hơn các phân vùng khác), việc sửa chữa khắc phục sự
cố nếu không thận trọng có thể làm mất toàn bộ dữ liệu tại phân vùng này.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 32
Phân vùng chứa dữ liệu thường xuyên truy cập hoặc thay đổi: Những tập
tin đa phương tiện (multimedia) nếu thường xuyên được truy cập hoặc các dữ liệu
làm việc khác nên đặt tại phân vùng thứ hai ngay sau phân vùng chứa hệ điều hành.
Sau khi quy hoạch, nên thường xuyên thực thi tác vụ chống phân mảnh tập tin trên
phân vùng này.
Phân vùng chứa dữ liệu ít truy cập hoặc ít bị sửa đổi: Nên đặt riêng một phân
vùng chứa các dữ liệu ít truy cập hoặc bị thay đổi như các bộ cài đặt phần mềm.
Phân vùng này nên đặt sau cùng, tương ứng với vị trí của nó ở gần khu vực tâm của
đĩa (inner zone).
Có nhiều phần mềm có thể sử dụng để quy hoạch các phân vùng đĩa cứng:
fdisk trong DOS, Disk Management của Windows (2000, XP) và một số phần mềm
của các hãng khác, nhưng có thể chúng chỉ đơn thuần là tạo ra các phân vùng, xoá
các phân vùng mà không thay đổi kích thước phân vùng đang tồn tại, chúng thường
làm mất dữ liệu trên phân vùng thao tác. Partition Magic (hiện tại của
hãngSymantec) thường được nhiều người sử dụng bởi tính năng mạnh mẽ, giao diện
thân thiện (sử dụng chuột, giống các phần mềm trong môi trường 32 bit) và đặc biệt
là không làm mất dữ liệu khi thao tác với các phân vùng
3.2.3. Các lưu ý khi phân chia định dạng
Lưu ý rằng khi xóa đi, chia nhỏ hoặc format một phân vùng ổ cứng, tòan bộ
dữ liệu trên phân vùng đó sẽ bị mất hết. Do đó bạn cần phải cẩn thận khi tiến hành
hoặc sao chép lại dữ liệu cần thiết.
3.2.4. Phân chia ổ đĩa dùng FDISK
1. Yêu cầu
Có đĩa hệ thống (DOS), trên đĩa có chứa tệp tin FORMAT.COM, SYS.COM
2. Phân chia ổ đĩa
a. Khởi động từ đĩa hệ thống, tại dấu nhắc A:\>FDISK ↵
b. Hệ thống hỏi “Bạn có sử dụng hỗ trợ ổ cứng lớn không[Y/N]?”
- Trả lời: Y => Ổ đĩa sử dụng hệ thống file FAT 32
- Trả lời: N => Ổ đĩa sử dụng hệ thống file FAT 16
Xuất hiện giao diện như sau:
Current fixed disk drive: 1
Choose one of the following:
1. Create DOS partition or Logical DOS Drive
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 33
2. Set active partition
3. Delete partition or Logical DOS Drive
4. Display partition information
5. Change current fixed disk drive
Enter choice: [1]
Chọn mục 1: Tạo các phân vùng và các ổ logic, xuất hiện 3 mục sau:
Create DOS Partition or Logical DOS Drive
Current fixed disk drive: 1
Choose one of the following:
1. Create Primary DOS Partition
2. Create Extended DOS Partition
3. Create Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition
Enter choice: [1]
Mục 1.1 (Create Primary DOS Partition): Tạo phân vùng chính
Mục 1.2 (Create Extended DOS Partition): Tạo phân vùng mở rộng
Mục 1.3 (Create Logical DOS): Tạo các ổ logic trên phân vùng mở rộng
Trong phần này, phải thực hiện các thao tác lần lượt từ trên xuống.
Chọn mục 2 (Set Active Partition):Cho phép ổ đĩa có khả năng khởi động
Chọn mục 3 (Delete Partition or Logical DOS Drive):Xoá các phân vùng
và các ổ logic. Xuất hiện 4 mục sau:
Delete DOS Partition or Logical DOS Drive
Current fixed disk drive: 1
Choose one of the following:
1. Delete Primary DOS Partition
2. Delete Extended DOS Partition
3. Delete Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition
4. Delete Non-DOS Partition
Enter choice: [1]
Mục 3.1: Xoá phân vùng chính
Mục 3.2: Xoá phân vùng mở rộng
Mục 3.3: Xoá các ổ logic trên phân vùng mở rộng
Mục 3.4: Xoá các phân vùng không phải của DOS
Trong phần này, phải thực hiện các thao tác ngược từ dưới lên
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 34
Chọn mục 4 (Display Partition Information): Hiển thị thông tin về các
phân vùng và các ổ logic.
Chọn mục 5 (Change Current fixed disk Drive): Lựa chọn ổ đĩa để thao
tác (Mục này chỉ xuất hiện nếu hệ thống có nhiều hơn 1 ổ cứng)
3. Định dạng ổ đĩa
- Tại dấu nhắc hệ thống A:\>FORMAT C:/S/V:BOOT ↵
- Các ổ đĩa khác (nếu có) A:\>FORMAT Tên_ổ:/V:Label
3.2.5. Phân chia và định dạng ổ đĩa dùng PQMagic
Yêu cầu: Đĩa hệ thống, có chứa các tệp PQ*.*
Bước 1:Khởi
động từ đĩa hệ
thống, tại dấu
nhắc gõ
PQMagic ↵.
Màn hình giao
diện của
PQMagic như
sau (trang bên).
Bước 2: Lựa
chọn ổ đĩa cần
thao tác trong hộp DISK hoặc vào menu Disks
Bước 3: Nhấn chuột phải trên ổ logic/phân vùng, xuất hiện menu sau:
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 35
a. Tạo phân vùng: Chọn Create, xuất hiện hộp thoại sau:
- Mục Create as: Chọn phân vùng chính/ổ logic
- Mục Partition Type: Chọn loại hệ thống file sử dụng trên đĩa
FAT/FAT32
- Mục Label: Đặt nhãn đĩa
- Mục Size: Dung lượng đĩa tính theo MB
- Mục Position: Chọn vị trí ổ đĩa (bên phải/bên trái)
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 36
b. Xoá phân vùng: Chọn Delete, xuất hiện hộp thoại (hình bên), gõ OK để xác
nhận xoá và nhấn OK.
c. Thay đổi kích thước phân vùng/ổ logic: Chọn mục Resize/Move..
d. Định dạng phân vùng: Chọn FORMAT, xuất hiện hộp thoại sau
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 37
Chọn hệ thống file sử dụng trong Partition Type, đặt nhãn đĩa trong Label.
Cuối cùng gõ OK để xác nhận và nhấn nút OK.
e. Gộp các phân vùng/ổ logic: Chọn mục Merge, xuất hiện hộp thoại
f. Copy Partition: Chọn mục COPY, xuất hiện hộp thoại
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 38
Có thế COPY phân vùng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 39
3.2.6 Phân chia và định dạng ổ đĩa dùng GDISK
* Yêu cầu: Đĩa hệ thống có chứa GDISK.EXE
Các bước tiến hành
+ Khởi động từ đĩa hệ thống
+ Cú pháp chung: GDISK ∪ disk ∪ [/Options] ↵
+ Trong đó: - disk: số thứ tự của ổ đĩa ( 1 – n)
+ Các Options:
- CRE (Create): Tạo phân vùng hoặc ổ logic
- DEL (Delete): Xoá phân vùng hoặc ổ logic
- PRI (Primary): Phân vùng chính
- EXT (Extended): Phân vùng mở rộng
- SZ (Size): Kích thước phân vùng hoặc ổ logic (MB, %)
- LOG (Logical): Ổ logic
- ALL: Toàn bộ các ổ đĩa
- STATUS: Xem thông tin ổ đĩa
- FOR (Format): Format ổ đĩa
- Q (Quick): Thực hiện format nhanh
- V (Volume Label): Đặt nhãn đĩa
Ví dụ:
- Xoá toàn bộ ổ đĩa và phân vùng
GDISK ∪ 1 ∪ /DEL∪ /ALL ↵
- Xoá một phân vùng bất kỳ
GDISK ∪ 1 ∪ /DEL∪ /P:thứ tự của phân vùng (1-n)
- Tạo phân vùng chính chiếm 30% dung lượng đĩa
GDISK ∪ 1 ∪ /CRE ∪ /PRI ∪ /SZ:30% ∪ /FOR ∪ /Q ∪ /V:BOOT ↵
- Tạo phân vùng mở rộng chiếm dung lượng còn lại
GDISK ∪ 1 ∪ /CRE ∪ /EXT↵
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 40
3.3. Cài đặt hệ điều hành
3.3.1. Mục đích, yêu cầu
+ Phần cứng (Hardware):
- CPU tối thiểu 133MHz
- RAM tối thiểu 64MB
- HDD tối thiểu 1.5GB
- VGA độ phân giải tối thiểu 800 x 600 pixel
+ Phần mềm (Software):
- Phần mềm phải có bản quyền
- Phải được cài đặt từ một đĩa sạch
3.3.2. Lựa chọn cách thức cài đặt
- Cài trực tiếp từ đĩa CD Bootable
- Cài từ bộ cài đặt trên ổ cứng: Chạy tệp WINNT.EXE hoặc WINNT32.EXE
trong thư mục I386 bên trong bộ cài đặt.
- Cài từ một hệ điều hành khác (cài đè hoặc cài mới)
- Cài đặt từ mạng (Network)
3.3.3. Các bước tiến hành cài Windows XP
Hướng dẫn cài Windows XP bằng đĩa CD-ROM
Để có thể bắt đầu cài đặt, bạn phải kiểm tra trong BIOS xem CD-ROM có
phải là thiết bị để khởi động đầu tiên không (first boot).
PART 1
Cho đĩa Windows XP vào trong ổ CD-ROM và khởi động lại máy tính của bạn.
Windows sẽ tự động kiểm tra phần cứng và cấu hình của máy bạn. Nhìn hình dưới
lúc này Máy đang tìm Ổ đĩa BOOT CD-ROMthì ta muốn cài đặt Windows từ đĩa
CD thi nhấn Enter
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 41
Sẽ xuất hiện hình sau
Windows bây giờ chuẩn bị cài đặt vào máy bạn.
Bạn nhấn "ENTER" dể bắt đầu quá trình cài đặt.
Nếu đồng ý với thông báo của Windows bạn nhấn F8 để tiếp tục còn nếu
không đồng ý bạn nhấn "ESC" để thóat. Nếu bạn không đồng ý, quá trình cài đặt sẽ
kết thúc.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 42
PART 2
Bây giờ bạn chọn nơi mà bạn muốn cài đặt Win XP. Bạn nhấn "ENTER" để xác
nhận phân vùng mà bạn muốn cài đặt Win.
Nhìn vào hình trên ta có thể thấy Ổ cứng của ta chưa được phân chia. Trong lức cài
đặt windows bạn có thể phân chia các ổ theo ý muốn của mình. Chọn bằng phím C
(Create). Nếu ổ đã được phân chia thì đến đây ta chỉ việc chọn phân vùng nào mà ta
muốn cài đặt windows sau đó nhấn Enter.
Bây giò bạn cần phải định dạng (format) ổ cứng, NTFS được khuyến khích sử dụng.
Bạn cũng có thể chọn FAT32. sau đó bạn nhấn ENTER.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 43
Ổ cứng sẽ được format.
PART 3
và sau đó Windows sẽ bắt đầu copy những file cần thiết cho quá trình cài đặt.
Windows sẽ nhận cấu hình của Win XP.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 44
Giờ là lúc để khởi động lại Win XP, bạn nhấn "ENTER" để quá trình xảy ra nhanh
chóng nếu không Windows sẽ tự động khởi động lại sau 15 giây.
Khi khởi động lại, màn hình có hiện thông báo nhấn một phím bất kì để khởi động
bằng ổ CD-ROM, bạn đừng làm gì cả hãy để nó trôi qua.
Windows đang được khởi động.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 45
PART 4
Quá trình cài đặt được tiếp tục.
Bây giờ là lựa chọn ngôn ngữ và vùng. Chuột của bạn lúc này đã hoạt động vì thế
bạn dùng chuột nhấn vào "CUSTOMIZE"
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 46
Bây giờ bạn chọn định dạng chuẩn khu vực của bạn và nhấn OK.
Bây giờ bạn nhấn vào "DETAILS".
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 47
Tiếp đó bạn chọn ngôn ngữ mặc định, và nhấn "OK" khi thóat.
Bây giờ bạn đã có tất cả sự thay đổi cần thiết, bạn nhấn "NEXT".
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 48
PART 5
Bây giờ là lúc ghi thông tin cá nhân của bạn. Bạn điền tên và có thể điền thêm nơi
công tác, làm việc. Bạn nhấn "NEXT" khi đã sẵn sàng.
Tiếp đó bạn điền vào CD - KEY sản phẩm. Sau khi điền chính xác xong bạn nhấn
NEXT.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 49
Bây giờ bạn đặt tên cho máy tính của bạn và pasword của admin. Xác nhận lại
password và nhấn "NEXT".
Hệ thống múi giờ và ngày, Nếu bạn muốn thay đổi thì chọn mục Time Zone để
chọn, và nhấn "NEXT".
JDT32 QH36R X7W2W 7R3XT DVRPQ
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 50
Windows sẽ tiếp tục được cài đặt ngay sau đó.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 51
PART 6
Nếu máy của bạn có card mạng và đồng thời Drivers được tìm thấy trong máy của
bạn thì bảng sau sẽ hiện ra.
Nếu chọn "TYPICAL SETTINGS" và nhấn NEXT. Nếu không muốn thay đổi thiết
lập địa chỉ IP cho máy
Nếu bạn chọn “Custom Setting” thì hộp thoại sau sẽ xuất hiện như hình dưới,
và bạn điền địa chỉ IP cho máy cua minh, sau đó nhấn “Next” , “OK”
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 52
Thay đổi tên nhóm hoặc Domain làm việc nếu bạn thấy cần thiết và nhấn
"NEXT". Nếu không thay đổi thì nhóm làm việc mặc định của windows là
“Workgroup”. Ví dụ chọn nhóm làm việc là “KHOACNTT”
Windows sẽ tiếp tục cài đặt.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 53
Quá trình cài đặt kết thúc.
Bây giờ là lúc để Windows XP khởi động lại lần nữa, bạn nhấn"ENTER" để quá
trình diễn ra nhanh chóng, mặt khác bạn cũng có thể đợi 15 giây để Windows tự
động khởi động lại.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 54
Khi khởi động lại sẽ có thông báo nhấn một nút bất kì để máy tính khởi động bằng
CD-ROM, bạn đừng nhấn bất kì nút nào, cứ để mặc cho nó trôi qua.
Windows sẽ tiếp tục được nạp.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 55
PART 7
Windows bấy giờ sẽ nhận cấu hình máy tính của bạn. Bạn nhấn OK để tiếp tục.
Nếu bạn đồng ý với sự thay đổi “USER NAME” bạn nhấn "OK" không thì bạn
nhấn "CANCEL" thì mặc định nó sẽ chọn “USER Administrator”
Bây giờ WINDOWS sẽ cập nhật thay đổi. Bạn hãy kiên nhấn chờ đợi.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 56
Màn hình WELCOME hiện lên.
và kết thúc là Desktop của Windows XP. Windows đã được cài xong.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 57
Nếu may mắn bạn sẽ không cần phải cài đặt driver cho các thiết bị. Nếu không bạn
vào "device manager" để cập nhật driver cho các thiết bị như: card sound, card màn
hình, card mạng....
3.4. Cài đặt các trình điều khiển thiết bị
Cách 1: Cài đặt bằng Update Driver
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 58
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 59
Tiếp tục nháy vào "NEXT". Nếu máy đưa ra thông báo thì đồng ý....
Trong trường hợp đúng Driver thì màn hình hiển thị như sau
Trong trường hợp không đúng Driver thì màn hình hiển thị như sau:
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 60
Cách 2: Cài đặt bằng chạy trực tiếp file *.EXE, Các bạn vào thư mục có chữa file *.EXE
cần cài cho Driver của bạn.
Bài 4. CÀI ĐẶT PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
4.1. Mục đích, yêu cầu khi cài đặt phần mềm ứng dụng
1. Mục đích
- Nhằm khai thác hiệu quả chức năng của hệ thống máy tính, phục vụ công
tác, học tập, nghiên cứu và giải trí.
2. Yêu cầu
- Máy tính đã được cài đặt hệ điều hành
- Phần mềm ứng dụng thương mại có bản quyền
4.2. Nguyên tắc cài đặt
Việc cài đặt và sử dụng chương trình, phần mềm ứng dụng vào Windows là
một công việc cần thiết đối với những người sử dụng máy vi tính. Công việc này
tuy rất đơn giản, nhưng rất nhiều người chưa biết cách cài đặt hoặc phải lựa chọn gì
khi cài đặt. Dưới đây là một số nguyên tắc khi cài đặt chương trình ứng dụng vào
Windows.
1. Nguồn cài đặt: Hiện nay, phổ biến có 2 nguồn cài đặt, đó là: Tải về từ một
trang Web thông qua kết nối Internet và từ đĩa CD-ROM chứa chương trình.
2. Gói cài đặt: Chương trình thường được đóng gói dưới các dạng sau:
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 61
o Dạng rời: Có một File cài đặt setup.exe hoặc install.exe và một hoặc nhiều
thư mục (Folder), tập tin (File) kèm theo để hỗ trợ cho chương trình. Dạng
này thường được đặt trong các dĩa CD-ROM, thông thường khi cài đặt chỉ
cần đưa dĩa CD vào ổ dĩa chương trình cài đặt sẽ tự động chạy (Auto Run).
o Dạng nén: Tất cả các File đều được nén vào một File duy nhất bằng một
trong các tiện ích nén File thông dụng như WinZip, WinRAR.... Dạng này
thường được tải về từ Internet, trước khi cài đặt phải giải nén các File trong
này ra một thư mục hay ổ dĩa nào đó rồi mới tiến hành cài đặt hoặc sử dụng.
o Dạng nén tự động: Toàn bộ được đóng gói vào một File duy nhất và
thường được lấy tên của chương trình, khi cài đặt File này sẽ tự giải nén các
File bên trong vào thư mục tạm (Temp) và tiến hành cài đặt.
3. Kiểu cài đặt:Thông thường các chương trình phần mềm được cài đặt vào
máy bằng cách chạy (Run) chương trình cài đặt, tuy nhiên một số chương
trình chỉ cần sao chép (Copy) vào máy là đã có thể sử dụng được và một số
chạy trực tiếp trên các ổ dĩa CD-ROM, USB...
4. Nguyên tắc chung khi cài đặt
o Khi cho đĩa CD chương trình vào ổ dĩa chương trình sẽ tự động chạy.
o Nếu không có thể chạy File cài đặt setup.exe hoặc install.exe
o Chương trình cài đặt có thể sẽ xuất hiện bảng cho phép chọn ngôn ngữ hiển
thị, chọn ngôn ngữ mình thích và nhấn OK để chọn.
o Bảng License Agreement thông báo yêu cầu chấp nhận các điều kiện về bản
quyền tác giả và sử dụng chương trình, chọn I accept the Agreement để
đồng ý và tiếp tục cài đặt, nếu không chọn hoặc chọn I do not accept the
Agreement thì nút cài đặt sẽ không hiện lên và không thể tiếp tục cài đặt
chương trình.
o Các nút Next là tiếp tục cài đặt, Back là quay trở lại phần cài đặt trước đó để
chỉnh sửa lại các thông số ở phần trước, Cancel là hủy bỏ không tiếp tục cài
đặt nữa.
o Bảng Select Destination Location là phần chọn nơi đặt chương trình muốn
cài đặt, thông thường chương trình sẽ được đặt trong thư mục Program
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 62
Files, tuy nhiên nếu muốn có thể thay đổi tên và vị trí khác bằng cách nhấn
Browse và chỉ đến vị trí đó.
o Một số chương trình sẽ có phần lựa chọn các thông số cài đặt như Tipical:
Cài bình thường, Full: cài toàn bộ, Compact: chỉ cài một ít thành phần cần
thiết để sử dụng, Custom: lựa chọn theo ý người sử dụng. Nếu chọn Custom
sẽ xuất hiện thêm các thông số khác để lựa chọn.
o Phần Select Start Menu Folder để lựa chọn nơi đặt các biểu tượng (Shortcut
Icon) của chương trình, thông thường các biểu tượng này sẽ được đặt trong
Menu Start -> All Programs -> Thư mục tên chương trình. Nếu không muốn
tạo Start Menu Folder có thể chọn Don't create a Start Menu Folder.
o Bảng lựa chọn đặt các biểu tượng (Shortcut Icon) của chương trình trên
Desktop và Quick Launch, nếu muốn có thể đánh dấu chọn hoặc không chọn.
o Đối với các chương trình có yêu cầu nhập các số Serial hoặc CD Key thì phải
nhập đầy đủ và đúng thì chương trình mới cho phép cài đặt hoặc sử dụng.
Một số chương trình cho phép dùng thử với thời gian và các chức năng bị
hạn chế.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 63
o Thông thường ở lần chạy đầu tiên sẽ xuất hiện các bảng thông báo, hướng
dẫn... có thể xem các gợi ý và cách sử dụng chương trình hoặc bỏ qua.
4.3. Cài đặt các ứng dụng văn phòng
1. Cài đặt Microsoft Office 2003
a. Mở thư mục chứa bộ cài đặt
3. Ở màn hình kế tiếp là User information, bạn sẽ nhập: tên của mình, tên viết tắt,
tên cơ quan, lần lượt vào các ô trống. Mặc nhiên các ô này sẽ có sẵn tên được khai
báo lúc cài đặt Windows, nhấn Next để tiếp tục.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 64
4. Kế tiếp là màn hình End User License Agreement, bạn có thể đọc nếu muốn, hãy
đánh dấu vào ô I Accept the terms... bằng cách nhấn chuột vào đó, nhấn Next để
tiếp tục.
5. Màn hình Type of Installation bạn có các lụa chọn để cài đặt:
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 65
- Typical Install: Đây là lựa chọn thông dụng, để cài đặt các ứng dụng và các thành
phần hỗ trợ cần thiết.
- Complete Install: Cài đặt tất cả các ứng dụng và các thành phần hỗ trợ có trong bộ
Office 2003.
- Minimal Install: Chỉ cài đặt một số ít ứng dụng cần thiết, sẽ giúp bạn tiết kiệm
được dung lượng của dĩa cứng.
- Custom Install: Cài đặt do bạn lựa chọn, nếu như bạn chỉ muốn cài một trong các
ứng dụng của bộ Office 2003 thì hãy chọn mục này. Thông thường bạn nên chọn
Typical Install, nhấn Next để tiếp tục.
6. Nếu chọn Custom Install sẽ hiện ra bản Custom setup, hãy chọn các ứng dụng mà
bạn cần cài bằng cách nhấn chuột vào các ô tương ứng, đánh dấu vào ô Choose
Advanced Customization Of Applications và nhấn Next.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 66
Ở phần này bạn sẽ nhấn chuột vào dấu + nằm ở bên trái của ứng dụng cần cài để
chọn các thành phần bên trong. Hãy nhấn vào biểu tượng hình ổ dĩa sẽ có các lựa
chọn cho bạn:
- Run From My Computer: Chỉ cài các phần chính lên dĩa cứng.
- Run All From My Computer: Cài tất cả lên dĩa cứng.
- Installed On First Use: Chỉ hiện ra bảng yêu cầu cài đặt thêm khi cần.
- Not Available: Không cài đặt cũng không hiên ra yêu cầu cài đặt.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 67
7. Sau khi đã chọn xong và nhấn Next, màn hình thống kê sẽ cho bạn biết những
thành phần đã chọn cài đặt và các thông tin về dung lượng dĩa cứng cần thiết, bạn
có thể nhấn Back quay lại để lựa chọn thêm hoặc bớt. Nhấn Install để cài đặt.
8. Sau khi quá trình cái đặt hoàn tất, màn hình cuối cùng sẽ có 2 lựa chọn cho bạn:
- Check The Web For Updates And Additional Downloads: Đánh dấu vào ô
này nếu bạn muốn nâng cấp.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 68
- Delete Installation Files: Xóa các tập tin cài đặt được chép lên ổ dĩa cứng,
bạn đừng nên đánh dấu vào ô này.
Nhấn Finish để kết thúc công việc cài đặt. Khi bạn chạy chương trình lần đầu
tiên sẽ có một bảng thông báo bạn xác nhận (Activate) và đăng ký thông tin với
Microsoft, nếu chưa sẵn sàng bạn có thể bỏ qua.
2. Cài đặt bộ gõ và Font tiếng Việt
a) Cài bộ gõ tiếng Việt UNIKey 4.0
- Mở thư mục chứa bộ cài đặt (ví dụ: F:\Setups\UniKey)
- Click đúp chuột trên file cài đặt: Uk40RC1ntSetup.exe, xuất hiện hộp thoại
Wizard
- Click Next để tiếp tục cài đặt, xuất hiện hộp thoại License Agreement
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 69
- Click I Agree để tiếp tục quá trình cài đặt, xuất hiện hộp thoại Choose Install
Location (Chọn thư mục đích chứa nội dung cài đặt).
- Click Browse để chọn thư mục chứa nội dung cài đặt, tiếp theo chọn Next, xuất
hiện hộp thoại Installation Options
- Click Install để bắt đầu quá trình cài đặt. Khi quá trình cài đặt kết thúc, chọn
Finish ở hộp thoại cuối cùng.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 70
b) Cài Fonts tiếng Việt
- Mở thư mục chứa bộ cài đặt VietKey 2000 (ví dụ: F:\Setups\Vietkey2000)
- Double Click trên Setup.exe, xuất hiện hộp thoạiWelcome
- Click Next để tiếp tục quá trình cài đặt, xuất hiện hộp thoại Information
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 71
- Click Next để tiếp tục, xuất hiện hộp thoại, chọn Custom để tuỳ biến các thành
phần cài đặt, click Browse để lựa chọn thư mục chứa nội dung cài đặt.
- Click Next để tiếp tục, xuất hiện hộp thoại, check vào các mục cần/huỷ cài đặt.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 72
- Click Next để tiếp tục, xuất hiện hộp thoại Select Program Folder.
- Gõ tên thư mục chứa nội dung cài đặt trong hộp thoại Program Folders (mặc
định là Vietkey 2000), tiếp theo chọn Next.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 73
- Kết thúc quá trình cài đặt, có yêu cầu khởi động lại máy tính (Bạn phải khởi động
lại máy tính mới có thể sử dụng được các Fonts đã cài đặt).
4.4. Cài đặt các ứng dụng đồ hoạ (Photoshop CS2- bộ cài đặt và bộ Crack)
- Mở thư mục chứa bộ cài đặt, click Setup.exe, xuất hiện hộp thoại Select
Language
- Chọn ngôn ngữ sử dụng trong hộp thoại Select a Language, xong click OK. Xuất
hiện hộp thoại License Agreement.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 74
- Click Accept để tiếp tục quá trình cài đặt, xuất hiện hộp thoại:
- Click chọn Install Photoshop CS2 để bắt đầu cài đặt, xuất hiện hộp thoại:
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 75
- Click Next để tiếp tục, xuất hiện hộp thoại:
- Chọn Accept để tiếp tục, xuất hiện hộp thoại Customer Information, tại đây điền
các thông tin về: User name (tên người dùng), Organization (tên cơ quan, tổ chức).
Tiếp theo chọn mục I have serial number, install full version. Tiếp theo chạy file
Crack lên (hình bên trái): Trong mục Application, chọn Photoshop CS2 9.0; tiếp
theo click Generate(phần khoanh đỏ), rồi Copy dãy số trong mục Serial Number
và Paste vào hộp thoại của Photoshop CS2.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 76
- Click Next để tiếp tục, xuất hiện hộp thoại Destination Folder
- Chọn thư mục chứa thông tin cài đặt (click Change), tiếp theo chọn Next, xuất
hiện hộp thoại File Association.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 77
- Click Next để tiếp tục, xuất hiện hộp thoại Ready to Install the Program
- Click Install để bắt đầu quá trình cài đặt. Khi quá trình cài đặt kết thúc, xuất hiện
hộp thoại Activation Options. Tại đây bạn chọn By telephone via, sau đó click
Next
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 78
- Hộp thoại Phone Activation hiện ra. Lúc này ta trở lại hộp thoại Crack (phần
Activation). Trong mục Application: Chọn Photoshop CS2 9.0, sau đó click
Generatevà Copy rồi Paste các giá trị thu được vào các mục tương ứng trong hộp
thoại Phone Activation.
- Cuối cùng nhấn Activate, xuất hiện hộp thoại Thank you.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 79
- Nhấn Next để tiếp tục, quá trình cài đặt tiếp tục diễn ra tự động. Kết thúc xuất hiện
hộp thoại InstallShield Wizard Completed. Tại đây, nhấn Finish để kết thúc.
- Khi chạy ứng dụng lần đầu tiên, xuất hiện hộp thoại yêu cầu điền các thông tin
phục vụ tự động cập nhật (Update). Tại hộp thoại này, click Do Not Register.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 80
4.5. Cài đặt các ứng dụng kỹ thuật (Proteus 7.7 SP2-Bộ cài đặt + Crack)
- Mở thư mục chứa bộ cài đặt (ví dụ: F:\Setups\Proteus 7.7 with Crack), click đúp
chuột trên Pro-setup77.exe, xuất hiện hộp thoại Welcome:
- Click Next để tiếp tục, xuất hiện hộp thoại License Agreement:
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 81
- Click Yes, xuất hiện hộp thoại Setup Type yêu cầu đưa vào Key:
- Chọn Use a locally installed License Key, sau đó click Next, xuất hiện hộp thoại
Product Licence Key.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 82
- Click Next để tiếp tục, xuất hiện hộp thoại Labcenter Licence Manager 1.5
- Click Browse For Key File và chỉ đường dẫn đến tệp MAXIM_LICENCE.lxk
trong thư mục chứa bộ cài đặt, sau đó click Install rồi click Close. Hộp thoại
Choose Destination Locationxuất hiện:
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 83
- Click Browse để chọn nơi chứa thông tin cài đặt, tiếp theo nhấn Next, xuất hiện
hộp thoại Select Features
- Lựa/bỏ chọn các thành phần cần cài đặt bằng cách click vào check box tương ứng,
xong click Next. Quá trình cài đặt bắt đầu, khi kết thúc xuất hiện hộp thoại
Installshield Wizard Complete, tại đây nhấn Finish để kết thúc.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 84
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 85
Bài 5. SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TIỆN ÍCH
5.1. Công cụ sao lưu phục hồi dữ liệu
5.1.1. Sử dụng Norton Ghost
Trong phần này, tôi giả sử rằng các bạn có 2 ổ cứng luận lý (2 Partition :P) là
C: và D: trên một ổ vật lý. Dữ liệu các bạn cần Ghost là ổ C đang cài Win98SE. Các
thông số này chỉ là tượng trưng, nếu các bạn có nhiều hơn 2 ổ cứng, chạy WinMe,
2K, muốn ghost đĩa D chứ không phải C thì vẫn...OK!
Thực hiện
1/ Tạo một thư mục bất kỳ, ví dụ như thư mục Ghost nằm trong ổ D, copy file
ghost2k3.exe vào đó.
2/ Tôi sử dụng Win98, do đó tôi có thể mở Explorer lên và kích đúp vào file
ghost2k3.exe để chạy nó. Đối với Win2K hoặc XP, các bạn phải boot DOS từ một
đĩa mềm boot được hoặc từ CD boot cũng được, sau khi vào được DOS, các bạn gõ
lệnh D:\Ghost\ghost2k3.exe.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 86
3/ Các bạn sẽ vào được màn hình Ghost:
4/ Để ghost, các bạn chọn Local, Patition To Image:
Chương trình sẽ hỏi ổ đĩa bạn cần Ghost, thường thì nó đúng, cứ nhấn OK
Chọn Patition mà bạn muốn ghost, trong trường hợp này, chọn Primary (do tôi
muốn ghost ổ C của mình), nhấn OK.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 87
Chọn nơi mà bạn muốn lưu file ảnh, thông thường ghost lấy luôn thư mục có chứa
file ghost.exe làm thư mục mặc định, bạn có thể chấp nhận, vẫn có thể chọn nơi
khác. Nhưng chú ý rằng bạn không thể để file ảnh nằm trong Patition mà bạn muốn
ghost, trong trường hợp này bạn không thể nào tạo file ảnh nằm trên ổ C được. Gõ
tên file ảnh vào và chọn Save, ví dụ tôi gõ Win98SE.
Nếu ổ D của bạn trống nhiều thì sẽ không có hộp thoại này, tuy nhiên bạn nên chọn
độ nén High để tiết kiệm chỗ trống, cách nén High chỉ chậm hơn không nén một
chút mà thôi, không đáng kể.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 88
Hiển nhiên là bạn chọn Yes khi gặp thông báo sau:
Cách phục hồi Patition từ file ảnh:
Hiển nhiên các bạn phải boot vào DOS, chạy ghost2k3.exe. Đến đây do bạn muốn
phục hồi data từ ảnh nên hiển nhiên là phải chọn là "From Image" rồi, nhưng CHÚ
Ý NGUY HIỂM.
Các bạn chọn Disk hay Patition thì đều có thể chọm "From Image" được, nhưng tại
sao có cả 2 tùy chọn này? Đây là câu trả lời:
- Nếu bạn chọn "Disk from Image" thì sau khi Un-Ghost, bạn chỉ có duy nhất một ổ
C mặc dù trước đó bạn có 2 ổ C và D, lý do là tùy chọn này có nghĩa là "Tạo một ổ
đĩa từ file ảnh" và do chỉ có một ổ đĩa nên sau khi Un-Ghost, Norton Ghost tự động
link 2 Partition lại với nhau tạo thành một Partition duy nhất là C. Tất cả dữ liệu
chứa trên D đều bị xóa.
- Nếu bạn chọn "Partition from Image" sau khi Un-Ghost bạn sẽ có 2 ổ đĩa, ổ C
chứa data mà bạn đã ghost trước đó và ổ D vẫn giữ nguyên tất cả data của nó.
Theo tôi thì các bạn nên chọn cách thứ 2 sẽ an toàn hơn.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 89
Sau khi chọn "Partition from Image" hoặc "Disk from Image", chương trình sẽ hỏi
bạn file ảnh để Un-Ghost, tôi chọn Win98SE.gho, click Open
Chọn Patition mà bạn muốn Un-Ghost, ở đây tôi chọn Primary (ổ C, nếu bạn muốn
Un-Ghost vào ổ đĩa khác, bạn chọn partition tương ứng), click OK.
Bạn click OK để tiếp tục!
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 90
5.2. Các công cụ khôi phục dữ liệu
a. RESCUE
* Tạo đĩa BackUp (Trên WINDOWS)
- Chạy trình RESCUE
Start\Programs\Norton Utilities\Rescue
- Chọn ổ đĩa lưu trữ các tệp dữ liệu
- Lựa chọn các thành phần cho đĩa BackUp
- Nháy vào Create
- Chọn đường dẫn
- Nháy OK
* Khôi phục dữ liệu (Trên DOS)
- Chạy trình RESCUE.EXE
- Chọn đường dẫn (nếu muốn thay đổi)==> New Path
- Chọn thành phần cần Restore
- Chọn Restore
- Khởi động lại máy.
b. UNERASE
* Trên DOS
- Chạy trình UNERASE
- Chọn thư mục chứa tệp cần khôi phục
- Chọn tệp cần khôi phục ==> UNERASE
- Thay thế kí tự đầu vào mã xoá.
* Trên WINDOWS
- Chạy trình UNERASE
Start\Programs\Norton Utilities\Unerase Wizard
- Chọn hình thức tìm kiếm ==> Next
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 91
- Tiếp tục cho đến khi tìm thấy các tệp thoả mãn điều kiện
- Nháy vào Recover
5.3. Kiểm tra, sửa lỗi ổ đĩa cứng
a. NDD (Norton Disk Doctor)
* Trên môi trường DOS
- Chạy trình NDD.EXE
- Lựa chọn các thành phần:
+ Diagnose Disk: Kiểm tra và khắc phục lỗi cấu trúc đĩa
+ Surface Test: Kiểm tra và khắc phục lỗi bề mặt đĩa
- Nếu có lỗi, chọn OK để thực hiện sửa lỗi
- Sau khi thực hiện xong, nhấn ESC để thoát
* Trên môi trường WINDOWS
- Chạy trình Norton Disk Doctor
Start\Programs\Norton Utilities\Norton Disk Doctor
- Chọn các ổ đĩa cần kiểm tra.
- Chọn Fix Error (Nếu muốn tự động sửa)
- Chọn Options... nếu muốn lựa chọn cách kiểm tra và khắc phục
- Nháy vào Diagnose để kiểm tra và khắc phục
- Nếu có lỗi ==> sửa.
- Nháy vào CLOSE để thoát
b. DISKEDIT
- Chạy trình DISKEDIT.EXE
DISKEDIT [ổ đĩa:][/m]
- Thực hiện các thao tác
+ Chọn ổ đĩa (ALT+D)
+ Chọn thư mục (ALT+R)
+ Chọn File (ALT+F)
+ Bôi đen (Ctrl+B)
+ Copy (Ctrl+C)
+ Dán (Ctrl+V)
+ Bỏ thuộc tính Read Only (Tool-->Configuration--> Bỏ Read Only)
+ Điền mã (Edit --> Fill --> Chọn mã-->OK)
+ Chuyển kiểu VIEW (F2-F3-F4-F5-F6-F7)
- Nháy ESC để thoát
c. SPEED DISK (Trên WINDOWS)
- Chạy trình SPEED DISK
Start\Programs\Norton Utilities\ SPEED DISK
- Chọn ổ đĩa cần dồn
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 92
- Nháy vào Start --> Tiếp tục cho đến khi dồn xong
- Nháy vào Close để về HĐH
5.4. Công cụ khôi phục mật khẩu hệ thống và CMOS.
1. Công cụ phá mật khẩu hệ thống
Cách 1: theo kinh nghiêm tui thấy nếu bạn có ít kiến thức về mainboard thì việc
phá pass cực kỳ dễ dàng, các bạn làm như sau:
1/ Tháo thùng main ra
2/ Tìm vị trí pin cmos
3/ Tháo pin cmos ra
4/ Tùy từng loại main mà chúng có thể tích điện khoảng từ 15-20 phút hoặc 1-2
tiếng. có main lại đến cả ngày trời mới hết điện tích trong main.
5/ Khi main hết điện tích rùi thì ta gắn pin cmos vào... và ồ lạ quá, không còn dòng
bắt gõ pass nữa rùi... Nhưng bạn phải set lại ngày giờ hệ thống nhé vì giờ bộ nhớ
main đã về thời điểm ban đầu rùi.
Cách 2: Dùng đĩa CD Hirent Boot reset mật khẩu máy tính
Đầu tiên là bạn phải ra của hàng bán đĩa phần mềm mua một đĩa CD Hiren's Boot phiên
bản mới nhất. Sau đó thiết lập cho Bios ở chế độ khởi động từ ổ CD Rom.
Đưa đĩa CD Hiren’s Boot vào ổ CDROM, tiến hành restart lại máy.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 93
Mẹo: dùng các phím mũi tên lên xuống để di chuyển đến mục cần chọn hoặc dùng các
phím số để di chuyển, nhấn Enter để lựa chọn có hiệu lực.
Màn hình giao diện Hiren’s Boot xuất hiện, chọn Start BootCD
Chọn Next..
Chọn Password & Registry Tools
Chọn Active Password Changer .
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 94
Để CD tự load lên, sẽ có giao diện như bên dưới . Ở đây chúng ta chỉ chú ý đến việc làm
thế nào để crack password của window, đến đây chọn Choose Logical Drive , nhấn 1 và
Enter.
Hệ điều hành (HDH) sẽ liệt kê tất cả các partition ( ổ đĩa vật lý). Chúng ta sẽ chọn partition
chứa hệ điếu hành, vì đây là nơi sẽ lưu mọi thông tin về users và password khi chúng ta
đăng nhập.Theo hình minh họa bên dưới, ổ chứa HDH có Disk Label (tên ổ đĩa) là
WINVISTA. Giờ bạn nhấn 0 và Enter.
Chờ trong giây lát để chương trình quét
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 95
Toàn bộ Password của các user đều được lưu vào tập tin có tên là sam , như hình minh họa
bên dưới, là đường dẫn lưu giữ của tập tin, nhấn Enter để tiếp tục.
Chương trình sẽ quét toàn bộ Partition chứa HDH, và liệt kê mọi tài quản user kể cả user
Administrator. Bây giờ mọi mấu chốt sẽ nẳm ở đây, muốn bỏ pass của user nào thì chỉ cần
chọn user đó, dễ quá còn gì. Ở đây tôi sẽ tiến hành xóa pass của user có tên trungthanh,
nhấn 1 và enter.
Bảng lựa chọn kiểu pass cần xóa, chúng ta sẽ chọn theo như hình bên dưới, nhấn Y để tiến
hành xóa pass, đến đây mọi thứ đã hoàn thành.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 96
Và đây là kết quả, sau khi xóa thành công
Nhấn tố hợp phím Ctrl+Alt+Delete để Restart lại máy. Sau khi login vào Windows bước
đầu tiên sẽ là reset lại pasword như ý của bạn.
Lưu ý : Đối với laptop vaio thì khi cho đĩa boot vào giao diện của boot hơi khác nhưng các
bạn cứ tìm những từ gần nghĩ với từ khoá in đậm ở trên thì cũng làm được.
Cách 3: Cách này đơn giản nhất và thường chỉ áp dụng với Windows XP, các bạn khởi
động lại máy, nhấn F8 liên tục, khi màn hình hiển thị “Windows Advanced Options
Menu”.
Sau đó các bạn dùng mũi tên trên bàn phím di chuyển lên chọn dòng Menu trên cùng (Safe
Mode) và nhấn Enter
Khi quá trình Load các file xong, chúng ta sẽ đến màn hình Log On vào Windows,
nếu trên màn hình xuất hiện tài khoản Administrator và tài khoản chính bạn sử dụng
(tài khoản đang quên Password), các bạn Click vào tải khoản Administrator để đăng
nhập vào tài khoản này.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 97
Nếu khi chọn Safe Mode mà máy tính bị khởi động lại, không thể đến được màn
hình Log On như bên dưới thì chế độ Safe Mode của các bạn đã bị khóa, các bạn
theo dõi cách 2 (sẽ được trình bày bên dưới) để phá Password.
Nếu tài khoản Administrator còn tồn tại và chưa phải tài khoản chính, và trong quá
trình cài đặt chưa bị đặt Password thì các bạn có thể đăng nhập vào tài khoản này
một cách đơn giản.
Nếu đến màn hình Log On các bạn chỉ thấy duy nhất 1 tài khoản, chính là tài khoản
của các bạn sử dụng và đang bị quên Password, mà không thấy xuất hiện tài khoản
Administrator thì dĩ nhiên các bạn sẽ không thể đăng nhập được (Vì đang bị quên
Password mà) thì các bạn làm theo cách 2 (sẽ được trình bày bên dưới).
Sau khi đăng nhập vào tài khoản Administrator thành công, các bạn vào Control
Panel tìm đến User Account.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 98
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 99
Tại User Account các bạn chọn tài khoản cần gỡ bỏ Password
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 100
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 101
Click vào Remove the Password như trong hình bên dưới
Sau đó Click vào nút Remove Password tại cửa sổ xác nhận như bên dưới
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 102
Quá trình Phá Password như vậy là thành công, Sau đó các bạn khởi động lại máy
và đăng nhập vào tài khoản chính bình thường.
Ngoài ra còn cách dùng usb để phá pass nhưng khá rườm rà và phức tạp.
2. Công cụ khôi phục mật khẩu CMOS
Đối với các máy tính để bàn bạn có thể dễ dàng xóa mật khẩu CMOS bằng cách
tháo pin CMOS có hình dạng giống một đồng tiền xu. Lưu ý trước khi thực hiện
bạn phải ngắt tất cả nguồn điện. Các máy đời mới bạn có thể tháo pin ra và gắn lại
ngay, tuy nhiên đối với các máy đời cũ thời gian này có thể lên đến 30 phút hay
thậm chí cả ngày mới có hiệu quả.
Đối với laptop, netbook quá trình này phức tạp hơn, bạn có thể sử dụng các phần
mềm để thực hiện. Các máy để bàn vẫn có thể áp dụng được theo cách này. Trên thị
trường hiện nay có hàng chục nhãn hiệu BIOS khác nhau và mỗi phần mềm dưới
đây chỉ hỗ trợ một số loại BIOS nhất định. Một số tiện ích bạn có thể tham khảo.
a) CMOS De-Animator
Đây là một tiện ích rất tốt và dễ sử dụng để xóa mật khẩu CMOS. Tải miễn phí tại
đây gồm hai phiên bản cho Windows 32 và 64 bit. Một số phần mềm antivirus nhận
diện đây là một tiện ích nguy hiểm, tuy nhiên bạn có thể yên tâm khi sử dụng.
b) CmosPwd
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 103
Với CmosPwd, bạn có thể sao lưu, phục hồi, xóa mật khẩu CMOS. Bạn phải đăng
nhập vào hệ thống với tào khoản administrator, chuyển đến thư mục đã giải nén
trong cửa sổ command prompt và gõ lệnh ioperm –i, sau đó gõ tiếp lệnh
cmospwd_win.exe.
c) PC CMOS Cleaner
Đây là một công cụ dễ sử dụng giúp phục hồi, xóa, giải mã và hiển thị mật khẩu
được lưu trữ trong BIOS của các hãng AWARD, AMI, Compaq, Phoenix,
Samsung, IBM, Compaq, DTK, Thinkpad, Sony, Toshiba. Tải tại đây dung lượng
58.33MB
d) !Bios
!Bios có thể giải mã mật khẩu hầu hết các BIOS thông dụng của IBM, American
Megatrends Inc, Award và Phoenix. Tuy nhiên bạn có thể gặp một số hệ quả không
mong muốn cho hệ thống khi sử dụng chương trình này.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 104
Bài 7. KHẮC PHỤC CÁC LỖI THƯỜNG GẶP
7.1. Quy trình vạn năng để chuẩn đoán và giải quyết sự cố PC
Bất luận chiếc máy tính hoặc thiết vị ngoại vi cụ thể phải sửa chữa có thể phức
tạp đến đâu đi nữa, đều có thể áp dụng một thủ thuật giải quyết trục trặc đáng tin cậy
gồm bốn bước cơ bản như hình vẽ : xác định triệu chứng (define symptoms), nhận diện
và cô lập nguồn gốc (hoặc vị trí) khả dĩ của vấn đề (identify and isolate), sửa chữa hoặc
thay thế bộ phận ghi hỏng hóc (repair or replace) và thử nghiệm lại toàn bộ máy để đảm
bảo rằng đã giải quyết được vấn đề đó (reset). Nếu vẫn chưa giải quyết được vấn đề, hãy
bắt đầu lại Bước 1.
7.1.1. Xác định rõ các triệu chứng
Khi một máy PC nào đó bị pan, nguyên nhân có thể đơn giản đến mức chỉ là một
sự lỏng dây nối hoặc đầu nối nào đó, hoặc phức tạp đến mức một IC hoặc bộ phận nào
đó trong máy bị hỏng. Trước khi mở mức một IC hoặc bộ phận nào đó trong máy bị
hỏng. Trước khi mở thùng đồ nghề của ra, phải hiểu rõ các triệu chứng hỏng hóc của
máy. hãy suy nghĩ cẩn thận về các triệu chứng ấy một cách cẩn thận. Ví dụ:
• Đĩa hoặc băng có được đưa vào một cách đúng đắn không?
• LED báo có điện hoặc báo hoạt động có sáng lên hay không?
• Có phải vấn đề này chỉ xảy ra khi máy bị va đập hoặc dời chỗ hay không?
Khi nhận thức và hiểu rõ các triệu chứng hỏng hóc của máy, sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm
ra nguồn gốc của vấn đề nằm ở thành phần hoặc bộ phận nào trong máy. Hãy bỏ chút
thời giờ ra ghi lại càng nhiều triệu chứng càng tốt. Vào lúc này thì công việc ghi chú đó
xem ra thật nhạt nhẽo, nhưng khi bắt tay vào sửa chữa thì một văn bản ghi chép chi tiết
các triệu chứng và sự việc sẽ giúp tập trung vào những công việc sát sườn thôi chứ
không sa đà vào những thứ viễn vông hoặc đi lạc vấn đề khác. Nó cũng sẽ giúp để nhớ lại
vấn đề nếu phải giải thích cho ai đó (chủ máy chẳng hạn) vào một lúc nào đó sau này. Là
một người giải quyết sự cố chuyên nghiệp, đằng nào thì cũng phải thường xuyên ghi chép
lại các vấn đề hoặc lập thành tư liệu các hoạt động của để sau này nghiên cứu lại thôi
7.1.2. Nhận diện và cô lập vấn đề
Trước khi cô lập vấn đề vào trong một thành phần cứng nào đó, phải biết chắc
rằng chính thiết bị đó đang gây ra vấn đề. Trong nhiều trường hợp thì điều này có thể
khá rõ ràng, nhưng trong một số tình huống, nó lại khá mơ hồ đấy (ví dụ, không có điện
vào máy, không có dấu nhắc DOS). Luôn luôn nên nhớ rằng máy PC làm việc được là
nhờ một sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố phần cứng và phần mềm. Một phần mềm có lỗi
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
Biên soạn: Trang 105
hoặc đã được định định cấu hình mộ cách không đúng đắn có thể gây nhằm lẫn các lỗi
của hệ thống. Chương 2 đã cho chúng ta thấy một số vấn đề mà các hệ điều hành có thể
gặp phải.
Khi đã tin chắc rằng hỏng hóc đó nằm trong phần cứng hệ thống, có thể tiến
hành nhận diện những khu vực có khả năng có vấn đề được rồi. Bởi vì tài liệu này
được thiết kế theo hướng giải quyết sự cố các thành phần trong máy, cho nên ở đây
phải bắt đầu tiến hành chuẩn đoán ngay. Những qui trình xử lý sự cố trong toàn bộ tài
liệu này sẽ hướng dẫn khảo sát các bộ phận phần cứng thông dụng chính của máy
PC và các thiết bị ngoại vi hiện nay, và giúp xác định bộ phận nào có thể bị hỏng
hóc. Khi đã nhận diện xong khu vực có khả năng có vấn đề, có thể bắt đầu quá trình
sửa chữa thực sự và chuyển sang làm việc với bộ phận nghi ngờ.
7.1.3. Thay thế các thành phần lắp ghép
Bởi vì máy tính và các thiết bị ngoại vi của nó được thiết kế như một tập hợp của
nhiều thành phần lắp ghép với nhau, nên thay thế toàn bộ một thành phần hầu như luôn
dễ dàng hơn là cố gắng sửa chữa đến từng bộ phận của thành phần đó. Cho dù có dư dả
thời gian, tài liệu tra cứu và thiết bị thử nghiệm để cô lập một thành phần có vấn đề, thì
nhiều thành phần phần cứng phức tạp vẫn có tính độc quyền cao độ, cho nên rất có khả
năng phải vất vả rất nhiều mới có thể kiếm được các phụ tùng thay thế thích hợp. Yếu tố
bỏ nhiều công sức ra mà chẳng được gì trong một nỗ lực tìm kiếm phụ tùng như vậy
thường cũng đắt giá ngang với (thậm chí còn đắt giá hơn) việc thay thế toàn bộ thành
phần phần cứng đó ngay từ đầu. Mặt khác, các nhà sản xuất thiết bị và các đại lý phân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01200036_2762_1983573.pdf