Giao thức VOIP - Chương 4: Triển khai VoIP

Tài liệu Giao thức VOIP - Chương 4: Triển khai VoIP: Chương 4 Triển khai VoIP trên thế giới và ở Việt Nam 4.1 Triển khai VoIP trên thế giới Các công ty điện thoại truyền thống trên thế giới thu được một khoản lợi nhuận bình quân trong một năm từ các dịch vụ thoại vào khoảng 200 tỷ USD, và hiện nay họ đang nhằm vào một kho báu vô chủ là giao thức Internet trên cơ sở hệ thống điện thoại. Điện thoại IP đang phát triển mạnh mẽ trong giới khách hàng kinh doanh. Theo con số điều tra gần đây của Cahners In-Stat Group thì trên một nửa trong số 128 công ty mua công nghệ đã sẵn sàng chuyển hướng vào các mạng IP. Các công ty sử dụng các mạng IP đang tăng nhanh, chiếm một số tỷ lệ là 54% so với sử dụng các mạng Frame Relay (37%) và ATM (28%) Tuy nhiên mức độ triển khai điện thoại IP ở các nước trên thế giới là rất khác nhau, từ việc cho phép không điều kiện đến việc cấm hoàn toàn dịch vụ này. Tại các nước phát triển như Mỹ, Uc, Canada, Singapore, dịch vụ điện thoại IP loại PC-PC và PC-Điện thoại đều được cho phép không điều kiện. Trong khi đó, c...

doc2 trang | Chia sẻ: tranhong10 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao thức VOIP - Chương 4: Triển khai VoIP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4 Triển khai VoIP trên thế giới và ở Việt Nam 4.1 Triển khai VoIP trên thế giới Các công ty điện thoại truyền thống trên thế giới thu được một khoản lợi nhuận bình quân trong một năm từ các dịch vụ thoại vào khoảng 200 tỷ USD, và hiện nay họ đang nhằm vào một kho báu vô chủ là giao thức Internet trên cơ sở hệ thống điện thoại. Điện thoại IP đang phát triển mạnh mẽ trong giới khách hàng kinh doanh. Theo con số điều tra gần đây của Cahners In-Stat Group thì trên một nửa trong số 128 công ty mua công nghệ đã sẵn sàng chuyển hướng vào các mạng IP. Các công ty sử dụng các mạng IP đang tăng nhanh, chiếm một số tỷ lệ là 54% so với sử dụng các mạng Frame Relay (37%) và ATM (28%) Tuy nhiên mức độ triển khai điện thoại IP ở các nước trên thế giới là rất khác nhau, từ việc cho phép không điều kiện đến việc cấm hoàn toàn dịch vụ này. Tại các nước phát triển như Mỹ, Uc, Canada, Singapore, dịch vụ điện thoại IP loại PC-PC và PC-Điện thoại đều được cho phép không điều kiện. Trong khi đó, các nước đang phát triển không cho phép triển khai dịch vụ này một cách rộng rãi. Có hai nguyên nhân chủ yếu làm cản trở quá trình triển khai dịch vụ này: Mức độ tự do hoá thấp hay không cho phép cạnh tranh với nhà khai thác chính. Do cơ sở hạ tầng yếu kém không đảm bảo được chất lượng. Nhằm từng bước triển khai VoIP, hầu hết các nước phát triển đều tập trung vào việc xây dựng các mạng đường trục đáp ứng được các yêu cầu đối với việc truyền thông đa phương tiện. Khi đó thông tin trên mạng sẽ không còn phân biệt là tín hiệu thoại, dữ liệu hay hình ảnh nữa. Các mạng IP đường trục này cũng là một thành phần cấu thành nên cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Điện thoại IP là một xu thế không thể tránh khỏi, đang phát triển và dần dần thay thế điện thoại thông thường. Theo đánh giá của công ty IDC, trong năm 1999 thị trường điện thoại IP đạt khoảng 2,7 tỷ phút với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 92 %. Đến năm 2004, lưu lượng của điện thoại IP sẽ đạt khoảng 135 tỉ phút với doanh thu trên 19 USD. 4.2 Triển khai VoIP ở Việt Nam Với ưu thế giá cước rẻ, chất lượng cuộc gọi chấp nhận được, điện thoại qua Internet đã thu hút được nhiều khách hàng. Nhiều khả năng đến tháng 6/2001, Tổng cục Bưu điện cấp phép cho kinh doanh dịch vụ này. Trung bình mỗi ngày , điện thoại VoIP thu hút 15.207 cuộc gọi; lưu lượng là 53.187 phút và thời gian trung bình mỗi cuộc là 3,5 phút, hệ thống mạng lưới hoạt động tốt và liên tục. Trong 3 tháng đầu thử nghiệm chỉ có một lần xảy ra sự cố suy giảm chất lượng luồng trung kế đường Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh trong buổi sáng 3/1/2001. Về việc này, Tổng cục Bưu điện đã có ý kiến đóng góp cho Vietel sử dụng một luồng 2M cáp quang để cung cấp dịch vụ trong thời gian chờ khắc phục sự cố. Cũng theo báo cáo từ Vietel, tỷ lệ mất gói là 0%; tỷ lệ trễ sau quay số từ 9-15s, độ khả dụng đạt 99%; tỷ lệ hoàn thành cuộc gọi đạt trên 65%, các cuộc gọi không hoàn thành bao gồm cả các cuộc gọi không có người nhấc máy, máy bị gọi bận... Hiện nay, sản lượng dịch vụ đường dài VoIP tăng dần và dao động ở mức 1,9 đến 2 triệu phút/tháng, chiếm hơn 38% trong tổng sản lượng điện thoại đường dài Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, tương đương khoảng 1,4% sản lượng điện thoại đường dài liên tỉnh. Doanh thu từ dịch vụ này đưa lại khoảng 3,5 tỷ đồng/tháng, chiếm khoảng 26% doanh thu điện thoại đường dài Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, tương đương gần 2 % tổng doanh thu điện thoại đường dài liên tỉnh. Số thuê bao hàng tháng sử dụng dịch vụ điện thoại IP của Vietel tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh dao động từ 65.000 đến 67.000. Song song với Vietel, công ty SPT cũng xây dựng đề án cung cấp dịch vụ đường dài trong nước, quốc tế trên cơ sở công nghệ VoIP, công ty NETNAM cũng có đơn xin phép cung cấp dịch vụ điện thoại IP Phone to Phone. Và gần đây nhất, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cũng xin phép mở dịch vụ VoIP trong nước và quốc tế. Như vậy, trong tương lai không xa sẽ có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia cung cấp dịch vụ cho người sử dụng và thúc đẩy cạnh tranh dịch vụ này trên thị trường. Cùng với Vietel sẽ có công ty VDC cùng kinh doanh dịch vụ này và là một đối tác cạnh tranh. Từ nay cho đến khoảng thời gian đó, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Vietel đang khẩn trương thống nhất về việc kết nối, giá cước, phân chia cước trong lĩnh vực kinh doanh VoIP. Tuy vậy về lâu dài Việt Nam cần xây dựng mạng đường trục IP có khả năng đáp ứng tất cả các loại hình dịch vụ tiếng nói, hình ảnh và đa phương tiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChapter4.doc
Tài liệu liên quan