Tài liệu Giáo huấn đạo trị bình bằng đối thoại tam giáo đồng nguyên và tư tưởng phật giáo trong tám triều vua lý của Hoàng Quốc Hải - Nguyễn Thị Minh Phượng: 45
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0068
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 45-54
This paper is available online at
GIÁO HUẤN ĐẠO TRỊ BÌNH BẰNG ĐỐI THOẠI TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN
VÀ TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ CỦA HOÀNG QUỐC HẢI
Nguyễn Thị Minh Phượng
Trường Trung học phổ thông Cảm Nhân, Yên Bình, Yên Bái
Tóm tắt. Hoàng Quốc Hải đã kết hợp tài tình giữa cốt lõi có thật của lịch sử với sự tưởng
tượng hư cấu để sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật giáo huấn đạo trị bình bằng thuyết
đối thoại “Tam giáo đồng nguyên” và tư tưởng Phật giáo trong Tám triều vua Lý qua cuộc đối
thoại lớn về tư tưởng, ý thức của các nhân vật thiền sư, vua hiền, tướng giỏi và nhân dân, để
xây dựng một nước Đại Việt độc lập, tự chủ, tự cường và tự tôn dân tộc với một nền Phật giáo
mang đậm bản sắc văn hóa riêng của người Việt Nam. Hình ảnh các nhà sư trong tác phẩm là
những hình tượng thẩm mĩ tiêu biểu cho tầng lớp trí thức, họ đào tạo ra c...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo huấn đạo trị bình bằng đối thoại tam giáo đồng nguyên và tư tưởng phật giáo trong tám triều vua lý của Hoàng Quốc Hải - Nguyễn Thị Minh Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0068
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 45-54
This paper is available online at
GIÁO HUẤN ĐẠO TRỊ BÌNH BẰNG ĐỐI THOẠI TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN
VÀ TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ CỦA HOÀNG QUỐC HẢI
Nguyễn Thị Minh Phượng
Trường Trung học phổ thông Cảm Nhân, Yên Bình, Yên Bái
Tóm tắt. Hoàng Quốc Hải đã kết hợp tài tình giữa cốt lõi có thật của lịch sử với sự tưởng
tượng hư cấu để sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật giáo huấn đạo trị bình bằng thuyết
đối thoại “Tam giáo đồng nguyên” và tư tưởng Phật giáo trong Tám triều vua Lý qua cuộc đối
thoại lớn về tư tưởng, ý thức của các nhân vật thiền sư, vua hiền, tướng giỏi và nhân dân, để
xây dựng một nước Đại Việt độc lập, tự chủ, tự cường và tự tôn dân tộc với một nền Phật giáo
mang đậm bản sắc văn hóa riêng của người Việt Nam. Hình ảnh các nhà sư trong tác phẩm là
những hình tượng thẩm mĩ tiêu biểu cho tầng lớp trí thức, họ đào tạo ra các vị vua hiền từ, các
bậc tướng giỏi, giáo dục tư tưởng nhân đạo và lòng yêu nước, hướng tới xây dựng một đất
nước cường thịnh.Vì thế các vị vua hành đạo, đối thoại với tướng sĩ và dân chúng để giúp họ
nhận thức rõ trách nhiệm với đất nước. Các vị vua mang lại cuộc sống hạnh phúc cho dân, mở
ra trang sử vinh quang, huy hoàng của dân tộc. Các bài học lịch sử giáo huấn về đạo trị bình
qua đối thoại của các nhân vật có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước trong tương lai.
Từ khóa: Hoàng Quốc Hải, Tám triều vua Lý, Tam giáo đồng nguyên, giáo huấn đạo trị bình.
1. Mở đầu
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mọi thời đại cần được mỗi người nhận thức sâu sắc
và biến thành hành động thiết thực, tiểu thuyết lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục
các thế hệ nhận thức rõ bổn phận, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp ấy qua những hình
tượng nhân vật lịch sử chân thực, sống động và qua thể loại văn học này, nhiều bài học lịch sử
quý báu được rút ra để phục vụ sự nghiệp chính trị cách mạng của quốc gia. Khi nghiên cứu về
tiểu thuyết lịch sử, ta không thể không nhắc đến bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc
Hải. Đây là bộ tiểu thuyết lớn bàn về sự nghiệp chính trị cách mạng của nhà Lý, cho thấy tài năng
nghệ thuật của tác giả trong việc xây dựng các hình tượng nhân vật, kể chuyện, kết cấu không
gian, thời gian Các bài viết nghiên cứu về tác phẩm này còn rất ít, chưa sâu. Ta có thể nhắc đến
bài viết của Lê Thị Thu Trang ở Đại học Đồng Tháp bàn sơ lược về vấn đề người kể chuyện trong
Tám triều vua Lý, bài viết của Nguyễn Thị Yến ở Đại học Vinh điểm qua một vài vấn đề thể loại
như điểm nhìn trần thuật, thời gian nghệ thuật trong Tám triều vua Lý. Vì vậy trong bài viết này,
tôi vận dụng lí thuyết đối thoại để phân tích một trong những nội dung quan trọng của tác phẩm
này là giáo huấn đạo trị bình qua một số hình tượng nhân vật như Lý Thái Tổ, các bậc thiền sư
và đây cũng là một hướng viết mới góp phần nghiên cứu sâu hơn về tác phẩm này nói riêng và sự
phát triển của tiểu thuyết lịch sử nói chung.
Ngày nhận bài: 19/6/2018. Ngày sửa bài: 19/7/2018. Ngày nhận đăng: 2/8/2018.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Minh Phượng. Địa chỉ e-mail: ntminhhoa197671@gmail.com
Nguyễn Thị Minh Phượng
46
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Giáo huấn đạo trị bình bằng đối thoại “Tam giáo đồng nguyên” và tư tưởng
Phật giáo
Thật vậy, Hoàng Quốc Hải đã kết hợp tài tình giữa cốt lõi có thật của lịch sử với sự tưởng
tượng hư cấu để sáng tạo ra “cốt truyện phát triển các quan hệ giữa những con người, sáng tạo
bởi con người và để cho con người” qua các nhân vật hành động và tạo những hình tượng nghệ
thuật giáo huấn đạo trị bình bằng đối thoại “Tam giáo đồng nguyên” và tư tưởng Phật giáo trong
Tám triều vua Lý. Trong bài viết này, tôi tập trung nghiên cứu lí thuyết đối thoại và vận dụng nó
vào việc phân tích luận điểm này. Ngay từ đầu thế kỷ XI, các nhân vật lịch sử được nói đến trong
tác phẩm đã mang những “đặc tính chính trị” trong việc “điều hành đúng đắn- điều hành sai lầm”
[4; tr.413, 415], có ý thức xây dựng một nước Đại Việt độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc
với một nền Phật giáo mang đậm bản sắc văn hóa riêng của người Việt Nam. Hình ảnh các nhà sư
trong tác phẩm là những hình tượng thẩm mĩ tiêu biểu cho tầng lớp trí thức đại giác dạy bảo, đào
tạo ra các vị vua hiền từ, các bậc tướng giỏi, đã định hướng cho các đấng minh quân, tướng sĩ và
dân chúng đi theo con đường nhân đạo chính nghĩa, từ bi, hỷ xả, trút bỏ tham- sân- si, hướng tới
sự giác ngộ chân lí của Phật pháp, hướng tới xây dựng một đất nước cường thịnh. Đi sâu vào tác
phẩm, ta thấy nhà văn viết về họ bằng diễn ngôn lịch sử, tư tưởng của thời đại nhà Lý khá phù hợp.
Đây là thời kì hệ thống chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, Phật giáo và nhiều tôn giáo khác
được du nhập một cách chọn lọc những tinh hoa, tư tưởng Phật giáo bao trùm, thâm nhập sâu vào
đời sống tinh thần mọi tầng lớp nhân dân, làm đời sống xã hội phát triển rất mạnh, thịnh vượng ở
mọi mặt. Vì thế tư tưởng chủ đề của tác phẩm không nhuốm màu sắc siêu hình hay mê tín dị đoan
khi giáo huấn đạo trị bình bằng đối thoại “tam giáo đồng nguyên” và tư tưởng Phật giáo, những
“lời cầu nguyện” chỉ là yếu tố “trợ thủ, điều kiện của hành động được nhân cách hóa” [4; tr.415].
Ta có thể khẳng định tư tưởng chủ đề của bộ tiểu thuyết lịch sử này mang tính nhân văn, hướng
tới nguyên lí chính nghĩa, gợi cho ta tiếp nhận nhiều bài học lịch sử quý báu cho hôm nay và
muôn đời sau để xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc đất nước. Thông qua nguyên lí đối
thoại, tư tưởng giáo huấn đạo trị bình được thể hiện qua việc các nhà sư tham chính, cố vấn cho
vua tôi, giáo huấn các hoàng tử được truyền ngôi thấm nhuần ý thức, tư tưởng của Phật giáo ngay
từ khi mới bắt đầu học chữ, học đạo để rồi sau này vận dụng vào con đường hành đạo, cứu người
giúp đời, đối thoại với dân chúng để giáo hóa họ hướng thiện, đóng góp công sức xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Họ là những nhà sư yêu nước, là những bậc vua hiền tướng giỏi, có trách nhiệm với
quốc gia dân tộc. Vì thế, cảm hứng chủ đạo trong Tám triều vua Lý là cảm hứng yêu nước, lòng
yêu kính, niềm tự hào, ngưỡng mộ, cảm phục các bậc thiền sư, đấng minh quân, các vị anh hùng
hào kiệt đem cái tâm Phật mở ra một trang sử mới thật vinh quang, huy hoàng cho dân tộc. Nhà
văn hư cấu những suy nghĩ, lời nói và tâm lí của tất cả các nhân vật một cách hợp lí, để nhân vật
hiện lên sống động, đầy cá tính, tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, khơi gợi nhiều chủ đề đối
thoại của cuộc sống, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc về con người và cuộc đời.
Tám triều vua Lý được kết cấu theo kiểu truyện lồng trong truyện hay ghép mảnh, mở ra một
“kết cấu vẫy gọi” với nhiều “điểm trắng” để người đọc cùng đối thoại với quá khứ và tương lai,
đồng sáng tạo với tác giả trong những lời đối thoại giáo huấn đạo trị bình của các nhân vật. Nhà
văn xây dựng lên hệ thống nhân vật khá phong phú, đa đạng đủ mọi tầng lớp khác nhau trong xã
hội, phân tích khá sâu sắc diễn biến tâm lí, hành động, tính cách của các nhân vật lịch sử có thật,
khắc họa cá tính nhân vật khá sinh động. Đặc biệt là các bậc vua hiền tướng giỏi, các bậc thiền sư
một cách cụ thể, tỉ mỉ và dùng hình thức nghệ thuật “trữ tình ngoại đề” và “lời nửa trực tiếp” qua
đối thoại ý thức, tư tưởng giữa các thiền sư với các vị vua Lý và đối thoại giữa tư tưởng Phật giáo
với đạo trị bình “Tầm đón” trong “vô thức tập thể” đã “dung hợp tầm nhìn”, thừa nhận tôn giáo,
đặc biệt Phật giáo là một nét đẹp văn hóa tinh thần để hướng con người đến các giá trị Chân -
Thiện - Mĩ của cuộc đời, nhân đạo hóa con người, kiến tạo nên xã hội văn minh với những con
Giáo huấn đạo trị bình bằng đối thoại Tam giáo đồng nguyên và tư tưởng Phật giáo trong Tám triều vua Lý
47
người có “lương tri, lương năng”, gạt bỏ quan điểm mê tín dị đoan, tư tưởng siêu hình nhằm mê
hoặc con người vào con đường tà đạo, bác bỏ quan điểm ảo vọng đi tìm loại thuốc trường sinh,
chắt lọc các giá trị thẩm mĩ, tinh hoa của tam giáo Nho- Phật- Lão với ba phần là Tâm linh Phật,
Xã hội Nho và Thiên nhiên Đạo. Nhà Lý chủ trương chọn đạo Phật là nền đạo chính thống để xây
dựng và bảo vệ quốc gia dân tộc. Hoàng Quốc Hải đã khẳng định ý nghĩa, vai trò của đạo Phật đối
với sự ra đời và phát triển mạnh của triều Lí. Đối thoại trong Tám triều vua Lý là “đối thoại lớn
có tính bản chất giữa đời sống loài người và bản thân tư tưởng của loài người, tức là quan hệ đối
thoại bình đẳng của các tư tưởng loài người trong cuộc sống” để hướng tới những điều tốt đẹp[9,
tr.345]. Đối thoại trong Tám triều vua Lý được thể hiện qua tính đối thoại trong độc thoại và đối
thoại trong tương tác lời của các nhân vật, điều này đã được Bakhtin bàn đến từ lâu “Lời trên cửa
miệng một người, khi chuyển sang miệng người khác, nội dung như cũ, nhưng ngữ điệu và ý vị
thay đổi Lí thuyết đối thoại của Bakhtin đã đem lại một quan niệm về hệ thống mở, về mối liên
hệ của các ý thức, các văn bản, phù hợp với quan niệm hiện đại về tiếp nhận, sáng tạo và hoạt
động giao tiếp”. Trong Tám triều vua Lý, lí thuyết đối thoại không chỉ hiểu đơn giản là sự hỏi đáp,
tương tác lời của mình và lời của người khác trong hoạt động giao tiếp hay nhân vật tự đối thoại
nội tâm với chính mình bằng hình thức phân thân, mà “bản thân sự tồn tại của con người (cả bên
trong và bên ngoài) là một cuộc giao tiếp sâu sắc nhất. Tồn tại có nghĩa là giao tiếp Tôi không
thể sống mà không có người khác, tôi phải tìm thấy mình trong người khác và tìm thấy người
khác trong chính mình” [9, tr. 344- 346]. Bản chất sự tồn tại của con người là “tổng hòa các mối
quan hệ” và nó quy định sự sống của ngôn từ. Con người dùng ngôn ngữ- phương tiện giao tiếp
chung của xã hội để đối thoại với nhau về ý thức, tư tưởng. Trong bài viết này, tôi đi sâu vào phân
tích đối thoại giữa một số nhân vật, thể hiện “thái độ của ý thức, tư tưởng qua sự đồng tình, phản
đối, khẳng định, phủ định, hoài nghi, chế giễu, nhại lại” [9, tr. 344, 345, 346] của các nhân vật và
những bài học giáo huấn về đạo trị bình trong đối thoại ý thức “Tam giáo đồng nguyên” và tư
tưởng Phật giáo của các bậc thiền sư với các vị vua, đối thoại giữa vua với tướng lĩnh, dân chúng
qua một số nhân vật chính có thật trong lịch sử như vua Lý Thái Tổ, các nhà sư như Vạn Hạnh,
Đa Bảo,
2.2. Đối thoại giữa các nhân vật
Thứ nhất là ta thấy nhân vật lịch sử có thật - Lý Công Uẩn là nhân vật chính, đồng thời là
nhân vật trung tâm tham gia vào nhiều sự kiện chính của tác phẩm để mở rộng chủ đề đối thoại và
thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Lý Công Uẩn thấm nhuần tư tưởng giáo huấn đạo trị
bình bằng “Tam giáo đồng nguyên” của các bậc thiền sư và đối thoại với dân chúng bằng ý thức,
tư tưởng từ bi bác ái của Phật trong đạo trị bình, làm quốc thái dân an.
Lý Công Uẩn được nuôi dưỡng nơi cửa Phật từ nhỏ, ở với sư Vạn Hạnh, được dạy dỗ và dẫn
dắt để cứu nhân độ thế. Thiền sư Vạn Hạnh không nuôi đệ tử của mình để kế vị thiền sư, mà để
cứu nước giúp đời, trị bình thiên hạ. Qua các lời đối thoại giáo huấn của mình, nhà sư trao cho
học trò “cái tâm thiện của nhà Phật” [3, tập 1, 324], tiến cử người học trò ấy giữ chức quan võ
trong triều đình nhà Lê. Vạn Hạnh đào tạo Lý Công Uẩn trở thành chính khách, chứ không phải
trở thành thiền giả, vì sư nhận thấy từ nhỏ Lý Công Uẩn đã có “kỳ tướng, có tướng đế vương.
Đây đích thị là bậc minh vương thánh đế trời ban cho nước ta”. Công Uẩn được coi là tài sản, báu
vật của quốc gia và là “bậc thiên tử, đứng đầu trăm họ” [3, tập 1, 50- 73, 77]. Tất cả những phẩm
chất, tính cách bền vững của nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn phản ánh bản chất của thời đại, ông là
bậc hiền tài để chấn hưng đất nước, chấn hưng Phật Đạo, lo việc quốc gia đại sự, làm cho quốc
thái dân an. Chính điều này góp phần luận giải các nguyên nhân sâu xa mà nhà Lý mang đến sự
phát triển vượt bậc về mọi mặt, nhân dân sống trong cảnh yên vui, giàu thịnh. Ngay từ nhỏ Công
Uẩn đã rất thông minh, có trí nhớ tốt, lại có cái “tâm thiện”, “chí lớn”, đạo cao đức trọng, được
coi là “một đức Bồ tát tại thế”, luôn để tâm đến mọi việc của mọi lĩnh vực cuộc sống” [3; tập 1, 83,
185]. Lý Công Uẩn lễ phép với sư thầy “bày tỏ lòng biết ơn thầy đã dạy dỗ”, khi được thầy giáo
Nguyễn Thị Minh Phượng
48
huấn về đạo trị bình, vua đã đối thoại bằng các từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép “Con xin nghiêm
giữ lời sư phụ” [3; tập 1, 156]. Công Uẩn lúc nào cũng ghi nhớ lời giáo huấn của thầy: “Đạo làm
vua phải lấy nước làm trọng. Nước phải lấy dân làm trọng”, không có dân thì không có nước và
không có vua, dân nộp thuế để nuôi bộ máy chính quyền quốc gia. Việc trước mắt đối với vua là
“phải làm cho dân sinh được no ấm, dân trí được khai mở, dân tâm được yên định, xã hội được
thái bình, cái thiện được ở ngôi” [3; tập 1, 225, 257]. Đối thoại ý thức, tư tưởng của quần chúng
nhân dân với vua Lê Long Đĩnh là đối thoại với cái xấu, cái ác, bạo lực bằng thái độ phản đối và
phủ định. Sau khi tên vua độc ác hoang dâm vô độ này chết, Lý Công Uẩn là người trung nghĩa
“đã ôm xác vua cũ mà khóc”. Ông lên ngôi vua, xây dựng một quốc gia văn minh, tiến bộ theo
định hướng “Tam giáo đồng nguyên”, kế thừa có chọn lọc và phát huy những tinh hoa của tam
giáo, tạo động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo
dục, Sau khi lên ngôi, Công Uẩn hết lòng chăm lo cuộc sống của muôn dân, thực hiện hàng loạt
chính sách đổi mới, làm cho “đất nước thanh bình, giàu thịnh như một xứ sở thần tiên” [3; tập 1,
624] và “từ khi Thái tổ trị vì thì bốn phương an định, cả nước không còn người nào phải chết
đói nữa, lòng người quy tụ” [3; tập 2, 275]. Khi lên làm vua, ngài vẫn “tự cấy lấy lúa gạo để
cúng tổ tiên, không ỷ lại vào dân” [3; tập 1, 545], lo lắng cho dân cho nước, làm được nhiều
việc lớn ích nước lợi dân, đại nhân nghĩa như việc đã phá bỏ mọi rào cản để “nhà nhà có bát ăn,
để dành, tha tô thuế ruộng đất cho cả nước trong ba năm liền, cấp tiền gạo cho dân, thương
dân như cha mẹ thương con thì mới phục hưng được thế nước” [3; tập 1, 126]. Nhân vật Lý Công
Uẩn như “một công cụ” giúp người đọc phát hiện ra bản chất của đời sống ở thời đại nhà Lý, thấu
hiểu mọi yếu tố chi phối các diễn biến của lịch sử. Công Uẩn nhận thức rõ việc quan trọng nhất để
ổn định một quốc gia là phải ổn định chính trị, kinh tế, giáo dục, ai cũng có việc làm, ai cũng có
cơm ăn áo mặc, phải nuôi dưỡng hiền tài và tận dụng được hết người tài trong nước, cắt đặt đúng
người đúng việc, phát huy sở trường của họ, biết nhún mình mới dùng được hiền tài vì họ trọng
nghĩa khinh lợi. Nhân vật này tạo ra nhiều mối quan hệ trong tác phẩm, liên kết các sự kiện để tạo
nên cốt truyện, làm gia tăng chủ đề đối thoại với mọi tầng lớp trong xã hội. Đối thoại với người
hiền tài, vua chủ trương “Đối với kẻ sĩ thì hết lòng cung kính, tin dùng họ, sắp đặt họ vào nơi then
máy của quốc gia, những người tài trí đều được trọng dụng không phân biệt tôn giáo” [3; tập
2, 275]. Đối thoại với dân chúng vì sự phát triển đi lên của đất nước, vua đã cho dân khai phá đất
hoang, bãi bồi, rồi được làm chủ đất ấy, miễn thuế từ năm đến mười năm tùy theo công sức bỏ ra,
làm cho người cày có ruộng, mọi điều luật ban hành đều xuất phát từ lợi ích của toàn dân. Ông
lắng nghe tiếng nói của dân, “quý cái dân yêu, căm cái dân ghét” [3, tập 1, 478], ban hành chính
sách nhân đạo như miễn thuế cho những người già yếu, trẻ mồ côi, đàn bà góa chồng, kêu gọi
nhân dân giúp đỡ những người già yếu không nơi nương tựa. Vua cho tu bổ, dựng lại, dựng mới
hệ thống chùa chiền dưới sự hỗ trợ một ít kinh phí của triều đình, còn lại huy động dân tùy tâm
đóng góp: “vua còn cho mở cửa kho phát hơn một nghìn lạng vàng, bạc đúc chuông cho các
chùa, mở đạo tràng cho các tăng đồ thụ giới” và “khuyến dân giúp đỡ các người già không nơi
nương tựa” [3; tập 1, 182, 184, 275]. Vua phá bỏ các hình phạt man rợ, hành xử theo lối lấy đức
báo oán, luôn gần dân, được dân chúng yêu mến, ngưỡng mộ, cảm phục như cha mẹ mình “dòng
người xô lấn nhau để chiêm bái dung nhan ngài, tiếng hô ầm ầm như sấm rền, họ muốn tận
mắt bày tỏ tấm lòng ưu trọng đối với bậc vua hiền” [3; tập 1, 84]. Vua đã sớm ổn định trật tự xã
hội và nâng cao vị thế của nước ta. Ngài muốn các bậc đại trí, đại giác trong nước và tất cả mọi
người dân phải “giám sát việc nước rất chặt” [3; tập 1, 127] để làm cho dân giàu nước mạnh. Vua
di dân, cho xây dựng thành Đại La “nguy nga” tráng lệ, viết chiếu để định ngày dời đô, làm lễ cầu
siêu để “đền đáp công ơn” mở mang bờ cõi, bảo tồn cương thổ, tạo lập văn hiến của “những người
đã khuất” trong dịp Vu Lan. Vua Lý Công Uẩn xúc động trước tấm lòng dân, khóc khi được dân
chúng xếp hàng kín hai bên vệ đường để chào tạm biệt vua dời về Đại La, cũng như dân ở thành
Đại La đón rước vua về vui như chảy hội. Lý Thái Tổ rất thân dân, lúc nào cũng “lo đem một
nền thái bình trường cửu, đời sống ấm no cho mỗi người dân trên đất nước, chặn đứng âm mưu
Giáo huấn đạo trị bình bằng đối thoại Tam giáo đồng nguyên và tư tưởng Phật giáo trong Tám triều vua Lý
49
thôn tính của các triều đại phương Bắc” [3; tập 1, 139, 147]. Đối thoại với lịch sử, giải thích khát
vọng lịch sử bằng ý thức, tư tưởng yêu chuộng hòa bình, vì thế ngài đã chấp nhận gả công chúa
Bình Dương cho đầu mục Lạng châu Thân Thiệu Thái, gả quận chúa An Nhân cho Hoàng Ân
Vinh vì “sự tồn vong của đất nước”, tạo phên giậu cho Thăng Long để “quốc gia càng mạnh” [3;
tập 2, 50]. Để hiểu sâu sắc tư tưởng của dân, vua đã đóng giả nhà sư, đi vi hành vào làng để hiểu
được lòng dân, chứng kiến cảnh dân bị nhốt tù, ngài đối thoại với dân và một thiếu phụ tên Đào
Thị Phúc, hiểu ra sự thật nghiệt ngã phũ phàng về thiếu phụ này. Bà Đào bị tên xã trưởng là lão
Thằng tra tấn dã man vì tội “chửa hoang”. Qua sự tương tác lời, đối thoại trực tiếp với vua, bà
Đào khẳng định thực tế chính hắn hằng đêm mò đến, dùng quyền lực bắt chị ta phải làm cái việc
trăng hoa đốn mạt theo ý ngay trước mặt con gái nhỏ của chị, nếu không hắn sẽ bắt con gái chị
làm, thương con nên chị đành phải đem thân xác cho hắn. Cả đoàn vi hành “đều có chung một
cảm giác xót thương cho thân phận người dân” [3; tập 1, 165, 167]. Đối thoại với kẻ tàn nhẫn, độc
ác bằng thái độ phản đối nghiêm khắc, vua đã phạt hắn tội đi đày và bắt gia đình hắn phải nộp
thóc để nuôi thằng Cún đến lúc nó mười lăm tuổi. Đối thoại với những người dân bất hạnh bằng
tình cảm nhân đạo, thái độ cảm thông, chia sẻ, sau này vua đã cho mẹ con bà Đào vào ban nhạc
cung đình. Lý Công Uẩn mở cuộc họp để các quan đối thoại, tham vấn kế sách giúp dân, nhiều
chính sách mới có lợi cho dân được ban hành, làm bộ đất nước sáng sủa, nhân dân khắp nơi góp
của, góp công vào việc xây dựng và tu sửa nhiều ngôi chùa trong cả nước. Trong ý thức, tư tưởng
của vua tỏ thái độ đồng tình với tư tưởng Phật giáo khi đối thoại về đạo trị bình: “Phật chỉ khuyên
tự cày cấy lúa gạo mà ăn, làm dư dật thì phòng năm mất mùa và cứu giúp người cơ nhỡ, gắng làm
điều thiện, tránh xa điều ác,vua tạo duyên phước cho toàn dân, thế là của cải cứ nở ra, điều
thiện cứ nở ra khiến cho cái đói, cái ác phải lặng lẽ ra đi” [3; tập 1, 189, 190]. Từ đó, dân không
phải chịu đói khổ, nhà nào cũng nhiều thóc, ăn vụ nọ gối vụ kia. Đó là quan điểm tích cực, biện
chứng, bất cứ ai cũng đều có thể trở thành Phật nếu luôn làm việc thiện, hướng tới cuộc sống ấm
no, hạnh phúc, dân giàu nước mạnh, tránh điều ác. Đối thoại với hậu thế để tìm một người hiền tài
lãnh đạo cho mai sau, vua cha chọn Lí Đức Chính (Lí Phật Mã)- con trưởng có “cái tâm thiện,
siêng năng học hành, có lòng thương kẻ khó, không xa dời dân lao khổ” để sau này nối ngôi. Đối
thoại trong tư tưởng, ý thức của vua với người kế vị sau này, vua “muốn trao cho con mình cái
tâm thiện để chăn dắt muôn dân”, giáo huấn con về đạo trị bình là phải dũng cảm lắng nghe những
“điều nói thật, người làm vua phải biết gần các bề tôi trung thực, thẳng thắn thì đất nước vững
mạnh. Người trung thực như một loài ngọc quý, tự thân nó đã đẹpphải bảo vệ trung thần bằng
cách trao cho họ những trọng trách quốc gia, phải học được sự thành bại của đời trước, để bước
đi của ta thêm vững vàng” [3; tập 1, 191, 579, 582- 587]. Đối thoại với hoàng tử nối ngôi về việc
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và nền văn hiến lâu đời của Đại Việt, Lý Công Uẩn truyền dạy con về
các chính sách đối ngoại “phải hết sức tỉnh giác chính sách tằm ăn dâu lấn hết đất ta, họ lùa dân
sang xâm canh, làm nhà cửa, đưa mồ ông mả cha sang chôn để giữ đất lấn cướp phi pháp,
rồi bắt mình phải bỏ văn hóa, phong tục, tập quán, cách ăn mặc, bỏ cả tiếng nói của mình để
xong cuộc đồng hóa của họ”. Vua giáo huấn con phải làm cho dân ta không bỏ tập tục, tiếng nói
của mình vì “mất tiếng nói, mất phong tục tập quán thì sẽ mất đứt dân tộc và mất luôn cả Tổ
quốc” [3; tập 1, 594, 595]. Lý Công Uẩn nghiêm khắc với bản thân mình và những người thân, ai
phạm tội cũng đều trị theo phép nước, ngài muốn “tai mắt triều đình phải có ở khắp nơi” để nghe
tiếng lòng của dân, không cho bọn gian thần vào hùa với bọn tham bẩn mà “che tai bịt mắt hoàng
thượng, thao túng bộ máy quốc gia, vơ vét, bóc lột, hành hạ người dân” [3; tập 1, 215]. Vì
thế ngài đã cho các con mình đi khắp nơi mở phủ để sống chung với dân, thực hiện chính sách
thân dân, bình dị gần dân để hiểu mọi nỗi sướng, khổ, vui, buồn của dân. Việc làm này của vua
xuất phát từ lòng yêu thương dân, trọng dân trong cái tâm thiện của nhà Phật, cùng dân nghĩ theo
một hướng. Trước khi trao ngôi báu, vua cha giáo huấn con mọi việc phải làm “trên nền tảng của
cái thiện” và phải biết “thương dân” [3; tập 1, 580]. Đối thoại với giáo dục, vua căn dặn các nhà
sư phải giáo huấn các con của ngài và lớp trẻ “nuôi dưỡng nguồn tâm”, phải biết “cần lao”, “kính
Nguyễn Thị Minh Phượng
50
cẩn, lễ nghĩa, liêm sỉ,, không làm các việc trái với đạo lí, trái với lương tâm” [3; tập 1, 114,
118]. Thái Tổ yêu cầu các thầy phải dạy đức thiện và lòng nhân là điều căn cốt nhất, “bất tác bất
thực” (không làm thì không được ăn), mong “các hoàng tử phải là các tướng giỏi”, “phải thông
hiểu kinh sách, phải giỏi việc quân. Mưu lược không chưa đủ, phải giỏi cả đường cung kiếm” [3;
tập 1, 118, 224, 421]. Thái Tổ muốn các con của mình “phải trở thành các tướng võ, có tài cầm
quân xông pha nơi trận mạc, hoàng nữ bắt buộc phải học chữ, học kinh sách Phật, Thánh để rèn
trí, rèn đức” [3; tập 2, 50]. Đối thoại với sự thật lịch sử giặc Chiêm Thành cướp phá dọc biên giới
nước ta, vua đã giao cho Phật Mã nhiệm vụ cầm quân đánh dẹp, triệt hạ, đánh nát sào huyệt của
địch tại trại Bố Chính, đánh vào lòng người bằng kế hiếu hòa, tuyệt đối không được cướp phá và
tàn sát dân ở đó. Vua Lý Thái Tổ đã chỉ ra cho con cái lợi của việc miễn thuế để hợp lòng dân,
làm thế nước hưng thịnh, rồi ngài dùng chính sách “ngụ binh ư nông” [3; tập 1, 622] để nông phu
được rèn luyện binh khí, sẵn sàng ra trận khi có biến cố, tăng gia sản xuất của cải vật chất, thay
nhau tập hợp về lộ luyện tập võ nghệ, giữ kỉ cương quân đội, ngài nói: “phải rèn luyện binh bị cho
tinh, tuần cảnh nghiêm ngặt ngày đêm nơi biên ải” [3; tập 1, 53; 275]. Tư tưởng đối thoại của
vua Lý còn thể hiện sâu sắc trong việc ngoại giao với nước láng giềng, vua cho “những người có
sức học rộng, lại biện bác giỏi sang sứ nước Tống để kết mối bang giao”, cho sứ giả dò tìm “mưu
đồ của nhà Tống và việc họ bài bố binh lực trên vùng biên ải hai nước”, tìm hiểu “mưu mô xâm
lấn, cướp phá hoặc đặt nội gián trên đất ta; hoặc có kẻ nào mưu mô tạo phản” [3; tập 1, 67, 276].
Đối thoại với dân chúng, vua dùng các lời đối thoại rất mộc mạc, giản dị, dễ hiểu, dễ tiếp nhận,
phù hợp với trình độ hiểu biết, nhận thức của quần chúng nhân dân, lời nói của nhân vật được hư
cấu theo tư tưởng thẩm mĩ của người sáng tạo, như việc vua Lý khích lệ mọi người hoàn thành
trách nhiệm, bổn phận với quốc gia dân tộc để mang phúc hạnh đến muôn nhà. Ngài phân tích
thời cơ, phong thủy, địa thế để quyết định dời đô từ vùng núi Hoa Lư chật hẹp về vùng đồng bằng
rộng lớn, đất đai màu mỡ, giao thông thuận tiện, thế đất cao mà thoáng ở Đại La (Thăng Long- Hà
Nội ngày nay) để “đem lại cho dân, cho nước sự an lạc và giàu thịnh”. Việc dời đô hợp với ý trời
và lòng dân, vì Đại La là nơi kết tụ “anh linh, tú khí” để phát triển mọi mặt, mang hạnh phúc đến
muôn đời. Vua đặc biệt coi trọng “dân sinh”, “dân trí”, “dân tâm”, phải làm cho dân “có cái tâm
thiện” thì mới “nhìn thấu nhẽ đục trong”, “niệm Phật là để nhất tâm bất loạn” [3; tập 1, 135, 323].
Lý Thái Tổ chủ trương dùng “Phật pháp” để giáo hóa nhân dân phải “giữ Đạo”, “tự giữ lấy nhà,
giữ lấy nước”, “giữ được cái tâm thiện, tính cần cù, kiệm ước”, tuyệt đối không để cho bậc
quyền thế kéo bè kết cánh mà hại dân. Đối thoại với lịch sử phòng thủ và giữ nước của dân tộc,
khi quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, chúng gây sự bằng việc sang cướp bóc của dân ta đem
về nước. Thái Tổ bình tĩnh, chủ động tìm hiểu về cách đi đứng của chúng, biết rõ nội bộ nước họ
đang lục đục, rối ren nên họ muốn gây chiến với nước ta để dẹp yên nội tình trong nước họ. Thái
Tổ và tướng sĩ đều dồn trí lực vào việc tìm kế sách dài lâu, bàn việc giữ đất, vẽ bản đồ dự đoán
nơi giặc tràn sang, nơi chúng hội quân, nơi chiến trận sẽ diễn ra. Thái Tổ rất tỉnh táo, sáng suốt để
điều khiển binh tướng trong chiến lược quân sự, ngài vạch ra kế sách “ta nên dụ địch vào sâu đất
ta Quân ta phục sẵn, đánh dồn chúng sang đất ta, rồi cắt cầu phao chẹn đường về của giặc
Cùng lúc, các cánh quân của ta đã ém trước trong rừng xông ra đánh làm giặc vón lại”, rồi ta
mới “mở vòng vây cánh bắc cho giặc tháo chạy xuống sông, kẻ nào thoát chết sang bờ bắc thì
cánh quân ém trước của ta sẽ bắt sống” để tra hỏi tình hình của giặc[3; tập 1, 222, 223]. Thái Tổ
cho phép các tướng tự điều hành mọi việc ở nơi mặt trận mà không phải chờ lệnh vua, tuyệt đối
không được làm nhụt ý chí quân ta. Vua dùng kế “phản gián”, cho Hoàng Ân Vinh giấu mặt, giả
vờ theo giặc, tặng chúng nhiều sơn hào hải vị, đồ ăn kích dục, làm cả chủ và tướng giặc đều say
mê tửu sắc, chủ quan “khinh địch” mà quên chuyện xâm lược nước ta. Lý Thái Tổ cho quân ta
thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” để tuyệt nguồn lương thực của giặc, lại giả vờ cho
Hoàng Ân Vinh cho người chở lương thực tiếp tế cho giặc, tình cờ chúng chỉ đường cho quân ta
đến hai kho lương thực và quân ta đã đốt hết kho lương, đốt trại giặc mà xông lên. Nhà văn miêu
tả hàng loạt các hành động, lời nói của nhân vật để làm cho người đọc cảm nhận được chân dung
Giáo huấn đạo trị bình bằng đối thoại Tam giáo đồng nguyên và tư tưởng Phật giáo trong Tám triều vua Lý
51
của xã hội và thời đại nhà Lý, như việc vua Lý cho quân ta chặn các ngả đường sang đất Tống,
chặn các dòng suối để dồn nước, dùng sức nước và đất đá phục kích, lăn xuống dòng suối cạn mà
địch đang men theo để chạy về đất Tống. Trong lúc hoảng loạn, tên giặc Trương Minh Tú dẫn
Hoàng Ân Vinh đi tìm hai tên tướng Tống là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí, kế sách đó
đã giúp quân ta bắt sống hai tên tướng nhà Tống, biết mặt Hoàng Ân Vinh, hai tên này đã tức hộc
máu mà chết. Vua của triều Tống là Tống Chân Tông run sợ, nhưng vua Lý đối nhân xử thế rất
khôn khéo, vừa cống nạp cho chúng một trăm con ngựa tốt để nhân đó phô trương sức mạnh quân
sự của nước Nam, vừa răn đe kẻ thù xâm lược nước ta, vừa duy trì hòa bình “không nên gieo hận
cho cả nước người ta”. Vua Lý Thái Tổ cử Phùng Chân và Lý Thạc là những người “giỏi văn
chương, lí sự biện bác giỏi, lại có lòng tự tôn dân tộc mình, đất nước mình” [3; tập 1, 288] đi sang
Trung Quốc để dò la nội tình và mưu đồ của nước họ đối với nước ta, làm vua tôi nước Tống kinh
hoàng, đau đầu. Trước lúc băng hà, vua dặn lại các bậc trung thần của mình “không được rời Đức
Chính nửa bước, phải tuyên chiếu Đức Chính lên ngôi đã, rồi mới được phát tang” để phòng
“có chuyện người trong một bọc gây họa” [3; tập 1, 630]. Qua đối thoại, tác giả kết hợp sự thật
lịch sử và sự hư cấu nghệ thuật tài tình để khắc họa rõ nét hành động và tính cách của nhân vật
lịch sử có thật, miêu tả nhất quán, quản lí suy nghĩ, tâm lí, lời nói, ứng xử của nhân vật phù hợp
với tâm thức người đọc đã biết trước về nhân vật lịch sử có thật theo nguồn sử liệu, việc miêu tả
ấy gắn với thái độ yêu mến, kính trọng, biết ơn và những tình cảm thẩm mĩ của nhà văn dành cho
nhân vật lịch sử có thật.
Thứ hai, đối thoại với tư tưởng tam giáo đồng nguyên, Phật giáo và các bậc vua tôi, dân
chúng, hình tượng các nhân vật thiền sư được miêu tả như là những người đã thoát tục, vượt ra
ngoài vòng sinh diệt, hòa vào các tình huống của đời sống và mọi mối quan hệ ứng xử để đối
thoại, giáo huấn về “đạo trị bình”, làm diễn biến câu chuyện phát triển theo sự kiểm soát chặt chẽ
của nhà văn.
Các thiền sư Vạn Hạnh, Đa Bảo, là những bậc minh triết, đại trí, đại giác được Phật phái
xuống trần gian để hành đạo, giáo huấn “đạo trị bình” cho vua kế vị, đối thoại và giáo hóa muôn
dân thấm nhuần tư tưởng từ bi bác ái của Phật, mở ra thời đại hoàng kim cho triều đại nhà Lý.
Thật ra, đây là cách nói nhân cách hóa hệ ý thức tư tưởng đại diện cho cái thiện, đó là tư tưởng
Phật giáo. Sau khi công cuộc giáo huấn thành tựu, các bậc cao tăng, thiền sư trút bỏ mọi danh lợi,
để tìm đến nơi suối rừng, sống “vô vi” thuận theo tự nhiên với thú lâm tuyền thanh cao. Một trong
số đó, ta phải kể đến thiền sư Vạn Hạnh, đây là vị cao tăng đại diện tiêu biểu cho tầng lớp đại trí
thức Phật giáo, ngài có hoài bão phù giúp một bậc vua anh minh, đủ tài đức xây dựng nước Nam
“trở nên cường thịnh” và “biến nước ta trở thành quốc độ Phật” [3; tập 1, 571] đậm sắc thái văn
hóa Việt. Vạn Hạnh và các bậc thiền sư khác từ xa xưa, đại diện cho tầng lớp đại trí thức Phật
giáo đã sớm có ý thức xây dựng một nước Đại Việt độc lập, tự chủ, tự cường với một nền văn hóa
Phật giáo mang đậm bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam. Vạn Hạnh và các nhà sư khác đối thoại,
tham vấn cho nhà vua các công việc triều chính như sư Đa Bảo, Đỗ Pháp Thuận, Ngô Chấn Lưu,
Định Hương, đã hướng cho các vị hoàng đế đi vào con đường tâm linh Phật, chủ trương lên
ngôi, lãnh đạo đất nước bằng con đường nhân đạo, chính nghĩa, coi trọng người “có trí tuệ, có đức
tuệ, có tâm tuệ” [3; tập 1, 575], chứ không phải bằng con đường bạo lực, áp chế. Vì thế, nhà Lý đã
huy động nhân dân đóng góp cây que, công sức để dựng lên nhiều ngôi chùa tranh vách đất ở các
làng bản thôn quê trên khắp đất nước, để các bậc thiền sư vừa thực hiện việc khai tâm, dạy học,
chữa bệnh cho nhân dân và dạy dân cách dùng các loại lá cây để chữa các bệnh thông thường.
Điều này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử xã hội của nhà Lý ở thời điểm đó, tư tưởng bao
trùm thời đại bấy giờ là tư tưởng Phật giáo. Như vậy, “nước ắt phải mạnh, đạo ắt phải vững vàng
khởi phát” [3; tập 1, 575]. Ngay từ phút đầu nhìn thấy Lý Công Uẩn là đứa trẻ, sư Vạn Hạnh đã
nhận ra “kỳ tướng, có tướng đế vương là bậc minh vương thánh đế”, là một vật báu quốc gia
và là “bậc thiên tử, đứng đầu trăm họ” [3; tập 1, 50, 51, 73, 77]. Nhà sư Khánh Văn thấy Vạn
Nguyễn Thị Minh Phượng
52
Hạnh là người “đạo cao vọng trọng” nên giao cho việc nuôi dạy Công Uẩn thành tài để lo việc
“quốc gia đại sự”. Ngay từ phút ban đầu nhìn thấy Lý Công Uẩn, sư Vạn Hạnh đã buột miệng nói
ra: “Thằng bé này không phải là người thường, sau này lớn lên, tất có thể giải quyết được mọi
việc khó khăn trong đời, trở thành đấng vua giỏi trong thiê hạ” [3; tập 1, 324]. Vạn Hạnh là bậc
thiền sư lỗi lạc, ngoài hiểu thông tam giáo, sư còn quán thông các khoa lí số, không việc gì ở đời
sư không biết trước. Đối thoại với các thiền sinh, môn đệ của mình, sư nói: “nhân nào thì quả ấy,
có gieo trồng mới có gặt hái. Hạnh phúc của mỗi người là do người ấy tạo lập, không ai có thể
làm thay được, kể cả Phật” [3; tập 1, 564]. Niệm Phật tại tâm là để thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt, coi
nhẹ quy luật sinh- lão- bệnh- tử của đời người, khai mở lòng từ bi, bác ái, phát khởi tâm thiện,
trầm tĩnh, tâm trong, trí sáng, tránh cái ác và thói tham-sân-si. Vạn Hạnh đối thoại và giáo huấn
các học trò của mình về các vấn đề lớn “dân sinh”, “dân trí”, “dân tâm”. Đối thoại với hoàng tử
nối ngôi vua cha, sư dùng những lời đối thoại mang tính giáo huấn hướng thiện của Phật để căn
dặn Phật Mã sau này nối ngôi vua thì phải lấy cái tâm “thương nước, thương dân, thương chúng
sinh, nhưng trước hết phải thương lấy thân mình” [3; tập 1, 576] ra mà đối thoại với tất cả mọi
người từ tướng sĩ đến nhân dân, để làm “yên dân” và trị bình thiên hạ. Đây là lời nói cuối cùng
trước lúc sư vĩnh viễn đi vào cõi vĩnh hằng, tất cả vua quan, người dân đều tỏ “lòng tôn kính,
thương tiếc một thiền tăng đã suốt đời phụng sự quốc gia dân tộc và đạo pháp” [3; tập 1, 577].
Vạn Hạnh đã giúp Lê Hoàn phá Tống bình Chiêm, được xem là bậc tiên tri đại giác. Đối thoại với
kẻ muốn hại mình là Đỗ Ngân, sư Vạn Hạnh đã gửi bài thơ làm hắn phải từ bỏ âm mưu độc ác.
Đối thoại với tên gián điệp phương Bắc là Cao Biền, Vạn Hạnh nhận ra âm mưu thâm độc của
hắn, yểm nhiều nơi nhằm triệt long mạch đất Đại La, để chặt đứt long huyệt của ta. Vạn Hạnh đã
cho đào lên, chôn nổi sát mặt đất, sét đánh bật tung và như vậy trời đã hóa giải. Vạn Hạnh nhiều
lần đối thoại với vua, khuyên vua nên làm mọi việc tốt vì quốc gia dân tộc như “lo cho dân đủ ăn,
đủ mặc”, lo giữ gìn lãnh thổ, đảm bạo sự yên bình, mở mang dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tiết kiệm
xây dựng chùa chiền mái tranh vách đất để nuôi dưỡng nhân tâm, hướng thiện và chăm sóc tâm
linh cho bách tính, vời các bậc sư trẻ mà tài năng đức độ ra giúp vua chèo lái “con thuyền quốc
gia”. Đối thoại với nhân dân, mỗi nhà sư phải là một nhà giáo giáo hóa dân, dạy chữ nghĩa cho
lớp trẻ, khai thông trí tuệ cho dân. Hầu hết các bậc thiền sư tiên tri đại giác đều khuyên vua phải
“định cái tâm của xã hội” bằng cách chọn Phật giáo làm quốc giáo, quốc đạo vì tông giáo này phù
hợp với tâm thức người dân trong nước, cần loại bỏ các phần mê tín dị đoan, phải dung hòa tất cả
các tông giáo, tín ngưỡng của Nho- Phật- Đạo” và “cấm ngặt việc kì thị giữa các tông giáo” [3;
tập 1, 179]. Đạo Phật là đạo của từ bi hỉ xả, yêu mình, yêu người, không phân biệt sang hèn, giầu
nghèo, vì tính thiện và tính nhân từ, bác ái. Đạo Phật là nội lực, là động cơ của tiến hóa, nó hợp
với một xã hội mà mọi người đạt tới phần trí năng khuần khiết. Đạo Nho cũng dạy con người vị
nhân nhưng ích kỉ vị kỷ, ganh đua dục vọng dễ làm cho thiên hạ đại loạn, chiến tranh bùng nổ.
Đạo Lão tôn sùng “sự an bài của thượng đế” nên dễ tạo kẽ hở cho “bọn phù thủy gieo rắc những
trò dị đoan nhảm nhí, lừa mị dân lành, gây hao người tốn của” [3; tập 1, 336]. Vì thế, vua chủ
trương “ta không nhất thiết phải trung thành với một dòng nào cả, mà ta phải nhiếp thống cái
tinh túy nhất của cả ba dòng đạo ấy lại, để có một nền đạo thuần Việt” [3; tập 1, 337], chủ trương
lấy tư tưởng Phật giáo làm quốc giáo, là kim chỉ nam trong “đạo trị bình”, loại bỏ những điều mê
tín dị đoan làm kìm hãm sự phát triển. Lời đối thoại sau cùng trước khi qua đời, sư Vạn Hạnh dặn
lại vua Thái Tông “Việc đầu tiên của một triều đại là phải lo yên dân. Muốn yên dân phải lo cho
dân đủ ăn, đủ mặc; không để chức dịch, quan lại chèn ép, nhũng nhiễu hà hiếp dân..., phải làm cho
nước cường thịnh, để cho dân được tự do mở mang nghề nông, nghề công, nghề thương, thì
dân giàu, nhà nước sẽ thu được nhiều thuế, nước sẽ mạnh. Nhưng thuế không thể thu cao quá, làm
người buôn không có lợi, sẽ thôi không buôn, nhà nước mất nguồn thu, phải chăm dân,
tôn trọng dân để dân mang lợi cho nước nhà Làm cho dân giàu nước mạnh, chính là thuật trị
nước của các bậc vua sáng từ thượng cổ tới nay” [3; tập 2, 464]. Tiếp theo, ta thấy nhân vật sư Đa
Bảo cũng nhiều lần đối thoại với vua về “đạo trị bình”, sư khuyên vua “việc gì mà lợi cho dân cho
Giáo huấn đạo trị bình bằng đối thoại Tam giáo đồng nguyên và tư tưởng Phật giáo trong Tám triều vua Lý
53
nước, thì khó mấy cũng nên làm, còn việc gì thiệt dân, hại nước để thu lợi về cho một số người,
thì dễ mấy cũng cứ nên bỏ” [3; tập 1, 99]. Trong đạo trị bình, nhà sư dùng những lời giáo huấn
vua phải coi trọng “quan văn, quan võ”, khuyên vua không nên trọng quan võ hơn quan văn, vì dễ
dẫn đến con đường chuyên chế bạo tàn, phải chăm lo quốc sử, bề trên không nghe những lời “xu
nịnh” của “bọn sâu bọ” mà phải biết lắng nghe “lời nói thật, nói thẳng, nói trái tai, người người
trung hậu, triều đình phải gần dân, thấu hiểu lòng dân, không đàn áp người lương thiện, phải
nghe xa muôn dặm, phải có con mắt nhìn thấu nghìn tầm, phải có tấm lòng bao dung như trời
biển” [3; tập 1, 129]. Vua băn khoăn tìm cách đáp lại tấm lòng của trăm họ, sư Đa Bảo nói “khởi
nghiệp của một triều đại bắt đầu từ những việc nhân nghĩa; triều đại ấy nhất định sẽ trường cửu”
và “Một khi dân đã giàu thì nước ắt phải mạnh. Đó chính là cái đạo nước nổi thuyền nổi” [3; tập
1, 328, 332]. Nhìn chung, nhà văn đã chọn khá nhiều điểm nhìn bên ngoài và bên trong, tạo nên
một trường nhìn lưu động để các nhân vật tương tác, giáo huấn đạo trị bình bằng đối thoại “tam
giáo đồng nguyên” và tư tưởng đạo Phật rất khách quan, chân thực. Điểm nhìn toàn tri bên ngoài
giúp cho người trần thuật biết hết mọi chuyện, dẫn dắt người đọc hình dung ra khung sườn đồ sộ
của bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý một cách rõ ràng, mạch lạc về mối quan hệ đan chéo
chằng chịt giữa các nhân vật. Nhà văn chọn lựa, kết hợp tài tình điểm nhìn bên ngoài với các điểm
nhìn bên trong, trao điểm nhìn cho các nhân vật, đặt nhân vật vào nhiều môi trường, hoàn cảnh
khác nhau, đối thoại với nhau hoặc độc thoại nội tâm bằng nhiều giọng điệu gắn với các sự kiện
cụ thể trong các lớp thời gian tuyến tính, có khi là đồng hiện và không gian rộng lớn của mọi miền
đất nước được hiện lên theo điểm nhìn của nhân vật, từ đó bộc lộ bản chất, ý thức, tư tưởng.
Người trần thuật hầu hết tự sự ở ngôi thứ ba giấu mình, ẩn mình, có khi lại ở ngôi thứ nhất với tư
cách là người trong cuộc chứng kiến câu chuyện để đối thoại trực tiếp với các nhân vật. Khi đối
thoại với cái đẹp, cái thiện dưới thời vua Lý, giọng điệu chủ đạo là giọng nghiêm trang, vui tươi,
tự hào, khẳng định, ngợi ca, biết ơn công đức của các bậc vua hiền tướng giỏi đã mang hạnh phúc
đến cho nhân dân.
3. Kết luận
Tóm lại, nguyên lí đối thoại là một vấn đề quan trọng trong nghệ thuật tự sự của Tám triều
vua Lý, nó chi phối nhiều giọng điệu khác nhau của các nhân vật khi giáo huấn đạo trị bình bằng
đối thoại tư tưởng “tam giáo đồng nguyên” và ý thức Phật giáo. Sự đối thoại giữa các quan điểm,
ý thức bao quanh nhân vật sẽ làm tính cách, bản chất của nhân vật hiện lên sinh động, hấp dẫn.
Các bài học lịch sử giáo huấn về đạo trị bình qua đối thoại của các nhân vật có ý nghĩa nhân sinh
sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay và mai sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] M.Bakhtin, 1992. Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch). Nxb Văn
hóa Thông tin, Trường viết văn Nguyễn Du.
[2] 9. M.Bakhtin, 1998. Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương
Trí Nhàn dịch). Nxb Giáo dục.
[3] Hoàng Quốc Hải, 2010. Tám triều vua Lý, tập 1, 2, 3, 4. Nxb Phụ nữ.
[4] Iu.M. Lotman, 2007. Cấu trúc văn bản nghệ thuật. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5] Phương Lựu, 2001. Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX. Nxb Văn học, Trung tâm
Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây.
[6] Phương Lựu (chủ biên), 2002. Lí luận văn học (tái bản lần thứ hai). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Thị Minh Phượng
54
[7] Ilin I.P và E.A Tzurganova, 2003. Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu
văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX, Đào Tuấn Ảnh - Trần Hồng Vân - Lại Nguyên Ân dịch.
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[8] Trần Đình Sử, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, 2011. Lí luận văn học. Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
[9] Trần Đình Sử, 2013. Lí luận và phê bình văn học. Nxb Giáo dục Việt Nam.
ABSTRACT
Summary of teaching directed treatment by means of dialogical theory “Three pure
religions” and Buddhist thought in The eight dynasties of king Ly by Hoang Quoc Hai
Nguyen Thi Minh Phuong
High School Cam Nhan, Yen Binh, Yen Bai
Hoang Quoc Hai has incorporated the true essence of history with the fictitious imagination
to create the artistic images of the teaching directed treatment by means of dialogical theory
“Three pure religions” and Buddhist thought in The eight dynasties of king Ly through the great
dialogue on the thoughts and consciousness of the characters eg the monks, the gentle kings, the
great general and the people, to build a independent, autonomic, self-strengthening and ethnic
self-respect Dai Viet with a Buddhist culture bearing the cultural identity of the Vietnamese. The
images of the monks in the work are the aesthetic images of the intelligentsia, they train the gentle
kings and the good generals, the education of humanitarian idealsand the patriotism, towards
building a prosperous country. So the kings practiced the dialogue with the generals and the
people to help people recognize the their responsibility for the country. Kings bring happiness to
everyone, opening the historical page of glory and glory of the nation. The lessons in the history
of teaching morality through the dialogue of the characters will have deep meaning in building
and defending our country in the future.
Keywords: Hoang Quoc Hai, The eight dynasties of king Ly, Three pure religions, the
teaching directed treatment.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5349_6_nguyen_thi_minh_phuong_9434_2122851.pdf