Giáo dục văn hóa mạng xã hội cho học sinh Trung học cơ sở ở Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Giáo dục văn hóa mạng xã hội cho học sinh Trung học cơ sở ở Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh: VŨ THỊ KIM CHUNG 165 đang được sống trong thời bình, được hưởng trọn vẹn những giá trị về vật chất và tinh thần, chúng ta càng phải biết trân trọng quá khứ đau thương nhưng đáng tự hào của dân tộc. Cả một thế hệ đã ngã xuống để đổi lấy nền độc lập tự do hôm nay. Chúng ta không được quyền quyên lãng quá khứ đặc biệt là những người đã từng bước ra từ chiến tranh, đã từng cầm súng chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất, từng cánh rừng. Mỗi người cần phải có ý thức giữ gìn những giá trị thiêng liêng của một thời ấy là lòng tự tôn dân tộc, là quyết tâm đấu tranh cho lẽ phải, cái tốt, cái thiện. Bên cạnh đó, nhà văn muốn gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh con người về sự cám dỗ của ham muốn, dục vọng tầm thường của con người trước những địa vị, quyền lực và đồng tiền. Cuộc chiến với kẻ thù xâm lược rất khốc liệt nhưng cuộc chiến khi con người đối mặt với những kẻ thù vô hình trong cuộc sống đời thường còn khốc liệt và nguy hiểm hơn. Người ta không th...

pdf28 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo dục văn hóa mạng xã hội cho học sinh Trung học cơ sở ở Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VŨ THỊ KIM CHUNG 165 đang được sống trong thời bình, được hưởng trọn vẹn những giá trị về vật chất và tinh thần, chúng ta càng phải biết trân trọng quá khứ đau thương nhưng đáng tự hào của dân tộc. Cả một thế hệ đã ngã xuống để đổi lấy nền độc lập tự do hôm nay. Chúng ta không được quyền quyên lãng quá khứ đặc biệt là những người đã từng bước ra từ chiến tranh, đã từng cầm súng chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất, từng cánh rừng. Mỗi người cần phải có ý thức giữ gìn những giá trị thiêng liêng của một thời ấy là lòng tự tôn dân tộc, là quyết tâm đấu tranh cho lẽ phải, cái tốt, cái thiện. Bên cạnh đó, nhà văn muốn gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh con người về sự cám dỗ của ham muốn, dục vọng tầm thường của con người trước những địa vị, quyền lực và đồng tiền. Cuộc chiến với kẻ thù xâm lược rất khốc liệt nhưng cuộc chiến khi con người đối mặt với những kẻ thù vô hình trong cuộc sống đời thường còn khốc liệt và nguy hiểm hơn. Người ta không thể chết dễ dàng trước mũi súng kẻ thù nhưng con người ta sẽ tự kết liễu mình trước những dục vọng của chính mình. Mỗi người cần tự đấu tranh với phần bản năng dục vọng tầm thường để hướng đến cái thiện, cái mỹ trong chính tâm hồn mình. Có lẽ đó là điều trăn trở không riêng ở Chu Lai mà còn là trăn trở của nhiều nhà văn khi viết về đề tài chiến tranh và hình ảnh người lính thời hậu chiến. Kết luận Là một người trở về từ cuộc chiến, hơn ai hết Chu Lai có cái nhìn về chiến tranh của người trong cuộc. Những trang văn của ông vì thế có sự chân thực đến sống động và luôn ám ảnh người đọc. Không chỉ là nhà văn thể hiện rất thành công mảng đề tài viết về chiến tranh trong quá khứ, mà những tác phẩm gần đây của ông đã khẳng định thêm: Chiến tranh vẫn là một siêu đề tài (chữ dùng của Bùi Việt Thắng) và xu hướng trở lại của văn học viết về chiến tranh trong đời sống văn học hôm nay. Bằng việc sử dụng kỹ thuật “dòng ý thức” Chu Lai đã “làm mới” chính mình. Chính điều này đã giúp cho những tác phẩm của ông dù vẫn “cày xới” trên mảnh đất cũ nhưng lại đem đến những giá trị và cách nhìn mới mẻ về quá khứ oanh hùng của dân tộc qua cuộc chiến tranh. Tiếng vang và sự đón nhận của độc giả đối với Mưa đỏ trong thời gian vừa qua là một minh chứng cho tâm lý tiếp nhận của độc giả hôm nay về mảng đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 2. M. Bakhtin (1998), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn. 3. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục. 4. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục. 5. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Kỹ thuật dòng ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, trong Tự sự học, Nxb Đại học sư phạm. 6. Chu Lai (1991), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Văn học. 7. Chu Lai (2009), Ba lần và một lần, Nxb Lao động. 8. Chu Lai (2015), Mưa đỏ, Nxb Quân đội nhân dân. 9. Chu Lai (2009), Phố, Nxb Lao động. 10. Nguyễn Thị Thái (2015), Một số đặc điểm ngôn ngữ người kể chuyện trong tiểu thuyết Chu Lai, Tạp chí khoa Ngữ văn Đại học sư phạm Hà Nội. 11. Nguyễn Bích Thu (2013), Một vài cảm nhận về ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Tạp chí Văn nghệ quân đội. Ngày nhận bài: 14/8/2017 Biên tập xong: 15/9/2017 Duyệt đăng: 20/9/2017 TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017 166 Giáo dục văn hóa mạng xã hội cho học sinh Trung học cơ sở ở Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh Educating Junior High School Students about Social Network Culture – A case of District 1, Ho Chi Minh City Đinh Huyền Trang, Trường Quốc tế Á Châu Dinh Huyen Trang, The Asian International School Tóm tắt Văn hóa mạng xã hội là việc người sử dụng mạng xã hội phải có thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn, biết khai thác những yếu tố tích cực, lành mạnh trên mạng để nâng cao tri thức và hoàn thiện nhân cách bản thân. Ngày nay, sử dụng mạng xã hội trở thành nhu cầu cấp thiết đối với mọi người dân sử dụng mạng Internet. Tuy nhiên, việc khai thác mạng xã hội không đúng mục đích, khai thác thông tin sai lệch đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội. Đặc biệt, Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh với sự phát triển khá hoàn thiện về mạng thông tin, mạng xã hội và số lượng học sinh THCS rất đông thì nguy cơ mạng xã hội càng lớn hơn. Vì thế, chúng ta cần có những giải pháp quản lý và xây dựng văn hóa sử dụng mạng xã hội cho học sinh một các phù hợp. Từ khóa: văn hóa, mạng xã hội, văn hóa mạng xã hội, Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh. Abstract Social Network Culture refers to the appropriate attitudes and behaviors towards using social media that a user should have. It can also refer to the ways the users exploit and take advantage of social networks for improving their knowledge as well as personality. Nowadays, using social networks has become an urgent need for Internet users. However, exploring situationally inappropriate social media contents has caused many serious social consequences. The risks of social media are even rising among a huge number of junior high school students who live in District 1, Ho Chi Minh City, where the social networks are increasingly developing. Therefore, we need to have some solutions to the management of students’ use of social networks as well as to build their social network culture. Keywords: culture, social network, social network culture, District 1 - Ho Chi Minh City. Đặt vấn đề Ngày nay, Mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, Google+, ZingMe trở nên phổ biến với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng như trao đổi thông tin, chia sẻ trong công việc, học tập Tuy nhiên, thực trạng giới trẻ lạm dụng mạng xã hội và xu hướng lệch lạc trong lối sống, nhận thức ngày càng phổ biến. Quận 1 Thành phố Hố Chí Minh là địa bàn có mức độ phủ sóng Internet, Wifi miễn phí tốt ĐINH HUYỀN TRANG 167 nhất cả nước. Đây là một thuận lợi nhưng cũng tạo ra rất nhiều thách thức cho công tác quản lý khai thác mạng xã hội của giới trẻ - đặc biệt là học sinh Trung học cơ sở. Quan trọng hơn, chúng ta cần có những biện pháp để giới trẻ sử dụng mạng xã hội một cách có văn hóa. Vậy thế nào là văn hóa mạng xã hội? Thực trạng và giải pháp nào cho việc quản lý khai thác mạng xã hội của học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn Quận 1? Đó là những nội dung chính sẽ được làm rõ trong bài viết. Nội dung 1. Khái niệm Văn hóa mạng xã hội Cũng giống như văn hóa, văn hóa mạng xã hội cũng được sinh ra từ những chuyển biến của mạng Internet - một phát sinh tinh thần từ mạng vật chất do con người tạo ra. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có nhiều khái niệm chính thức về văn hóa mạng xã hội. Văn hóa mạng là một khái niệm có nội hàm rộng, khái quát lại là tất cả những biểu hiện của con người tham gia vào cộng đồng mạng Internet và văn hóa được thể hiện trên mạng Internet. Cụ thể, văn hóa mạng là thái độ, hành vi ứng xử đúng mực đối với Internet, biết khai thác, sử dụng mạng trên cơ sở có kiến thức, hiểu biết, tận dụng và khai thác tối đa những yếu tố tích cực, lành mạnh trên mạng để góp phần nâng cao tri thức và xây dựng, hoàn thiện nhân cách bản thân, đồng thời biết tự phòng ngừa, tiết chế, đề kháng với những mặt trái, tiêu cực từ Internet. Văn hóa mạng là hệ thống những sự tương tác và cách thức ứng xử của con người trong không gian của Internet, mà biểu hiện cụ thể nhất là ở mạng xã hội [5]. Theo nghĩa này, văn hóa mạng xã hội là chỉ việc người sử dụng mạng xã hội phải có thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn, phù hợp, tránh những trường hợp chửi bậy, thiếu văn hóa trên các diễn đàn, mạng xã hội. 2. Nguyên nhân phải xây dựng văn hóa sử dụng mạng xã hội cho học sinh Trung học cơ sở ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nay, mạng xã hội là nhu cầu cấp thiết đối với mọi người dân sử dụng mạng Internet. Tuy nhiên, việc khai thác mạng xã hội không đúng mục đích, khai thác thông tin sai lệch đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội. Vì thế, việc xây dựng văn hóa mạng xã hội là cần thiết vì những nguyên nhân sau: Thứ nhất, do sự hội nhập và phát triển của Việt Nam, chúng ta không thể đứng ngoài những tiến bộ của khoa học, đặc biệt là mạng Internet. Đầu thế kỉ XXI, mạng xã hội cũng bắt đầu du nhập vào Việt Nam và phát triển một cách mạnh mẽ. Cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các mạng xã hội lớn trên thế giới như Linkedin (ra đời năm 2002), Facebook (2004), Youtube (2005), Twitter (năm 2006), Google+ (2011), có sự xuất hiện và phát triển của hàng loạt mạng xã hội thuần Việt như ZoomBan, Yobanbe, FaceViet.com, VietSpace, Clip.vn. Yume, Tamtay.vn, Truongxua.vn, ZingMe, Go.vn, Tuy nhiên, việc khai thác mạng xã hội của giới trẻ một cách không giới hạn, thiếu văn hóa đã gây ra những hệ quả nghiêm trọng cho bản thân và xã hội như “Chết vì thách chiến trên Facebook” hoặc nữ sinh lớp 12 ở huyện Thạch Thất, Hà Nội tự tử vì bị ghép ảnh trên Facebook. Hay dư luận đã phải lên tiếng bởi những cô gái chỉ vì muốn nhanh chóng được nổi tiếng mà post những tấm ảnh hở hang hết cỡ, thậm chí không mảnh vải che thân, tạo dáng sexy hoặc kì quặc, cốt sao cho nổi bật gương mặt và đường cong cơ thể, hoặc GIÁO DỤC VĂN HÓA MẠNG XÃ H I CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 1 168 trường hợp một nam thanh niên 24 tuổi vì lời hứa “đủ 40.000 like sẽ tự thiêu” đã tẩm dầu tự thiêu ở cầu Tân Hóa TP. HCM Trên đây là một trong rất nhiều trường hợp “sống ảo” trên mạng xã hội. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là khả năng quản lý mạng xã hội của cơ quan chức năng còn chưa phát huy hiệu quả. Thậm chí, chúng ta chưa có thể quản lý hết được những nội dung trên mạng xã hội. Do đó, mỗi người cần phải có văn hóa khi sử dụng mạng xã hội là điều rất cần thiết. Thứ hai, chủ trương của nhà nước, chính phủ trong việc khai thác thông tin mạng phục vụ cho học tập, nghiên cứu. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trong tâm là “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức”[7]. Như vậy, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo gắn liền với phát triển khoa học công nghệ. Do đó, việc vận dụng khoa học công nghệ vào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là cấp thiết, đúng với đường lối lãnh đạo của Đảng. Mặt khác, trước xu thế ngày càng tăng của khoa học công nghệ đối với giáo dục, Nghị quyết Đại hội lần XII của Đảng cũng xác định “Mạng lưới giáo dục, đào tạo được mở rộng, quy mô và chất lượng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội[] Tập trung đầu tư cơ sở vật chất và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo” và chúng ta cần phải nghiêm túc thực hiện “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân”[2]. Để xây dựng xã hội học tập, chúng ta cần phải đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vảo lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, trong Nghị định 72/2013, Chính phủ cũng nêu rõ là phải “Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống”[6]. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đào tạo Việt Nam thời kì hội nhập. Chính phủ cũng cho rằng, chúng ta phải “Phát triển hạ tầng Internet băng rộng đến trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, thư viện, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các điểm truy nhập Internet công cộng và hộ gia đình. Chú trọng việc phổ cập dịch vụ Internet ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”[6]. Như vậy, việc phát triển hệ thống mạng thông tin Internet của Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết của toàn xã hội. Vì vậy, trong tương lai, mạng xã hội ngày càng phổ biến hơn là một quy luật tất yếu. Do đó, việc cần phải xây dựng văn hóa sử dụng mạng xã hội là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Việc quản lý mạng thông tin Internet và mạng xã hội để phát huy những giá trị tích cực và khắc phục, hạn chế những mặt trái của nó là điều cần thiết. Thứ ba, sự phát triển nhanh chóng mạng thông tin, mạng xã hội của địa phương mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức. Quận 1 nằm ở vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm qua, Quận 1 đã có những bước chuyển biến lớn lao trong xây ĐINH HUYỀN TRANG 169 dựng kinh tế và phát triển văn hóa xã hội, giữ vững và phát huy ưu thế của một trung tâm thành phố. Đồng thời, sự du nhập của khoa học công nghệ, của toàn cầu hóa cũng đang diễn ra mạnh mẽ nhất tại quận trung tâm thành phố, trong đó có mạng xã hội. Mặt khác, Quận 1 có cơ sở hạ tầng, đường xá, bệnh viện đều phát triển rất tốt. Chúng ta không thể bỏ qua sự phát triển nhanh chóng của hệ thống mạng thông tin Internet. Thậm chí, hiện nay khu vực Quận 1 đã xuất hiện nhiều tuyến đường, khu vực có sóng Wifi miễn phí cho mọi cư dân sử dụng như khu vực Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Nhà thờ Đức Bà, các trạm xe bus, v.v... Tại những nơi có wifi miễn phí, việc kết nối wifi diễn ra khá nhanh, những wifi này không có khóa mã, người dùng chỉ cần bấm vào wifi có tên tương ứng và mọi kết nối sẽ diễn ra hoàn toàn tự động. Tốc độ truyền tải cũng khá nhanh, các tác vụ cơ bản như check web, lướt Facebook, nhắn tin bằng ứng dụng OTT (Zalo, Viber, Messenger, Skype, v.v...) diễn ra hoàn toàn bình thường và hiệu quả. Sự phát triển nhanh chóng hệ thống thông tin Internet miễn phí trên địa bàn Quận 1 mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cả chính quyền địa phương. Mạng thông tin miễn phí mở rộng sẽ góp phần quan trọng vào việc phục vụ cho du khách trong việc tra cứu thông tin, đồng thời cũng giúp cho người dân và chính quyền giải quyết được nhiều vấn đề trong việc xây dựng chính quyền điện tử trong thời gian tương lai. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là sự kiểm soát đối với lượng người dùng và đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Do đặc thù, Quận 1 có lượng học sinh THCS khá lớn về số lượng, đa dạng về thành phần, phong phú về loại hình đào tạo nên việc quản lý khai thác, sử dụng mạng xã hội của học sinh THCS trên địa bàn quận cần phải thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Thứ tư, quá trình hình thành nhân cách của học sinh THCS mang nhiều nét đặc thù của lứa tuổi. Do đặc điểm tâm sinh lý, trong quá trình hình thành tự ý thức, học sinh THCS xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân (khám phá những khả năng của bản thân) với sự phát triển chưa đầy đủ về kỹ năng phân tích đúng đắn sự bộc lộ của bản thân mình. Vì thế, học sinh THCS rất dễ rơi vào sự xung đột trong tư tưởng về kì vọng của bản thân với vị trí thực tế của các em trong xã hội. Từ đó, học sinh THCS dễ có những hành động và lời nói chưa thật sự đúng mực với mọi người xung quanh, với người lớn và bạn bè cùng trang lứa. Do đó, trong giáo dục học sinh ở lứa tuổi này, “giáo viên cần có sự đánh giá đúng đắn nhân cách của các em, tránh để cho các em rơi vào tình trạng xảy ra hai rung cảm khác nhau như tự cao và kém cỏi, hoặc tự tin và thiếu tự tin, v.v.” [3, tr.47]. Bên cạnh đó, ý thức của học sinh THCS cũng được hình thành bằng con đường tiếp thu các yếu tố từ bên ngoài như nền văn hóa, ý thức xã hội. “Nển văn hoá xã hội, ý thức xã hội là tri thức, là những giá trị của nhân loại, của dân tộc, đó cũng chính là nền tảng của ý thức cá nhân. Bằng các loại hình hoạt động đa dạng, bằng con đường giáo dục, học tập và giao tiếp xã hội”[3, tr.47] mà các em hình thành nên lối sống, lối tư duy và thái độ sống của mình. Vì thế, môi trường xã hội, văn hóa dân tộc có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Vì vậy, nếu môi trường sống – có mạng xã hội GIÁO DỤC VĂN HÓA MẠNG XÃ H I CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 1 170 không lành mạnh, học sinh chưa ý thức được vai trò, chức năng của mạng xã hội thì các em sẽ rất dễ rơi vào những cám dỗ của mạng xã hội. Hiện nay, trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, mạng Internet, mạng xã hội và sự “suy thoái” trong văn hóa nhận thức đã có tác động rất lớn đến sự hình thành ý thức và nhân cách của học sinh THCS. Thực trạng này sẽ hình thành nên một thế hệ trẻ sống thực dụng, đề cao quyền lợi cá nhân mà quên đi quyền lợi chung của đất nước, của dâ tộc. Do đó, để học sinh THCS có sự phát triển lành mạnh về đời sông tình cảm, nhà trường cần chú ý tổ chức tốt hoạt động học, hoạt động giao tiếp, đặc biệt là các hoạt động tập thể và trong các nhóm bạn bè. Việc xây dựng trường học theo tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng cơ quan văn hoá, gia đình văn hoá, làng xã (tổ dân phố, phường) văn hoá là tạo những môi trường thuận lợi cho việc giáo dục, hình thành nhân cách nói chung, tình cảm nói riêng cho học sinh [3, tr.49] THCS. Thứ năm, Quận 1 mang những đặc trưng riêng về thành phần, tư tưởng nhận thức của học sinh. Quận 1 cũng có một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ mẫu giáo đến đại học, sau đại học. Trong đó, Quận có 09 trường Trung học cơ sở công lập với chất lượng tốt là: Nguyễn Du, Minh Ðức, Ðức Trí, Võ Trường Toản, Trần Văn Ơn, Văn Lang, Huỳnh Khương Ninh, Ðồng Khởi, Chu Văn An và hệ thống các trường Quốc tế, dân lập, tư thục đang đóng trên địa bàn như Quốc tế Á Châu, Việt Úc, Việt Mỹ Sự tồn tại đa dạng các loại trường trung học cơ sở trên địa bàn làm cho thành phần học sinh ở đây cũng rất đa dạng. Lực lượng học sinh THCS chủ yếu là con em người dân có hộ khẩu thường trú tại Quận 1, tuy nhiên, quận vẫn có một lực lượng khá đông học sinh từ các nơi khác, địa phương khác chuyển về học tập tại các trường quốc tế, dân lập, tư thục. Do đó, việc quản lý được số lượng học sinh THCS cũng khá khó khăn. Đặc biệt, việc quản lý đối với văn hóa học đường của học sinh trên địa bàn là một thách thức đối với các cơ quan chức năng. Đặc biệt, học sinh THCS là lứa tuổi chịu rất nhiều ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài đối với quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Trong đó, chúng ta phải có những giải pháp hợp lý để quản lý việc khai thác mạng xã hội một cách có văn hóa cho học sinh là việc làm cần thực hiện ngay. 3. Những giải pháp xây dựng văn hóa sử dụng mạng xã hội cho học sinh Trung học cơ sở ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Trước hết, Phòng Giáo dục & Đào tạo Quận 1 và Sở Giáo dục & Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh phải phối hợp với các trường Trung học cơ sở đóng trên địa bàn để xây dựng chương trình về văn hóa sử dụng mạng xã hội cho học sinh. Trong đó, chúng ta cần đẩy mạnh việc quản lý thông tin nhằm phát huy tính tích cực, ngăn chặn và đẩy lùi những hệ lụy tiêu cực từ sự tương tác giữa các cá nhân, tổ chức thông qua Internet tạo ra. Lãnh đạo Thành phố và Hiệu trưởng các trường phải có chương trình làm việc để đề xuất và ban hành các cơ chế chính sách đặc thù nhằm khuyến khích phát triển một số dịch vụ Internet quan trọng để thu hút sự quan tâm của học sinh. Chúng ta cần có chiến lược tập trung phát triển các dịch vụ mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và các dịch vụ giải trí trực tuyến trên mạng xã hội nhằm vào mục đích phát triển nhận thức và khả năng tư duy của học sinh. ĐINH HUYỀN TRANG 171 Thứ hai, đối với mức độ quản lý của Nhà trường Trung học cơ sở. Lãnh đạo các trường trên địa bàn Quận 1 cần có sự tham mưu, chỉ đạo từ cấp trên để xây dựng được các yếu tố quan trọng là: 1- Lãnh đạo nhà trường phải xây dựng đội ngũ giáo viên chuyên trách về văn hóa mạng và khai thác mạng xã hội cho trường của mình. Lãnh đạo Nhà trường cần có những tiêu chí, quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đội ngũ cán bộ chuyên trách. Điều này hiện đang gặp rất nhiều khó khăn vì kinh phí hoạt động của nhà trường chưa đủ sức để thành lập và duy trì đội ngũ cán bộ này. Ngoài ra, số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn để có thể phụ trách công tác quản lý văn hóa mạng cũng không có đủ để thực hiện. Vì vậy, Nhà trường rất cần sự hỗ trợ về nhân lực từ những cơ quan quản lý cấp trên như Phòng giáo dục và Sở giáo dục. 2- Nhà trường cùng với đội ngũ chuyên trách xây dựng được khung chương trình văn hóa mạng cho cơ sở của mình. Trong đó, chúng ta phải đảm bảo được các tiêu chí về: Nội dung các trang mạng xã hội cần được khai thác phục vụ học tập của học sinh; Bố trí thời gian, địa điểm, mức độ truy cập Internet một cách phù hợp đối với mỗi học sinh đang theo học tại trường; Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội phải trong sáng, rõ ràng, mạch lạc khi tương tác với các chủ thể khác thông qua Internet nói chung, mạng xã hội nói riêng. Có như thế, việc khai thác sử dụng mạng xã hội sẽ hiệu quả và tránh được những nội dung xấu, tác dụng ngược đối với quá trình đào tạo học sinh tại trường. 3- Nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết về các hoạt động khai thác mạng xã hội phục vụ cho học tập của học sinh. Theo chúng tôi, Nhà trường cần quy định cụ thể việc khai thác, vận dụng mạng xã hội cho học sinh tại cơ sở mình. Lãnh đạo trường phải có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên và học sinh trong việc khai thác một cách có văn hóa đối với những trang mạng xã hội. Nhà trường cần bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm môi trường pháp lý rõ ràng, công khai, minh bạch và bình đẳng cho mọi người khi thác thác, sử dụng mạng xã hội. Đặc biệt, phải có hình thức khen thưởng và xử phạt nghiêm minh đối với tất cả những người sử dụng mạng xã hội tại trường. 4- Nhà trường cũng phải tăng cường các biện pháp kỹ thuật trong việc quản lý văn hóa sử dụng mạng xã hội. Trong bối cảnh Việt Nam chưa xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh, đủ mạnh để điều chỉnh những hành vi thiếu văn hóa trên mạng xã hội. Nhà nước cũng chưa xây dựng được quy chuẩn văn hóa và đạo đức trong hoạt động sử dụng các trang mạng xã hội thì việc Nhà trường phải tăng cường các biện pháp kỹ thuật là điều cần thiết. Nhà trường cần nâng cấp hệ thống máy tính tại nhà trường, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và trung tâm an ninh mạng, với các nhà cung cấp dịch vụ như Google, Yahoo, các công ty, tổ chức trong nước... để xây dựng nên những phần mềm nhằm lọc các thông tin xấu, nhạy cảm như văn hóa đồi trụy, tin nhảm của các thế lực chống phá thù địch trong và ngoài nước, ngăn chặn những thông tin độc hại từ bên ngoài. Trước mắt, đây là giải pháp mang tính khả thi nhất đối với lãnh đạo các trường trung học cơ sở trên địa bàn Quận 1 hiện nay. Thứ ba, đối với giáo viên tại các GIÁO DỤC VĂN HÓA MẠNG XÃ H I CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 1 172 trường Trung học cơ sở. Giáo viên phải cùng với nhà trường thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của nhà trường về văn hóa sử dụng mạng xã hội. Để tăng cường phát triển năng lực cá nhân cho học sinh, giáo viên phải chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng nhằm nâng cao nhận thức cho người sử dụng mạng xã hội. Quan trọng hơn, giáo viên cùng nhà trường nâng cao năng lực xã hội cho học sinh. Năng lực xã hội giúp cho học sinh biết được mình là ai, mình có mối quan hệ như thế nào với cộng đồng, với bạn bè và với cả xã hội. Đây là một chương trình cụ thể cần áp dụng trong các trường học để xây dựng ý thức cá nhân cho học sinh. Giáo viên phối hợp với Nhà trường trong việc lồng ghép nội dung giảng dạy qua mạng xã hội vào đánh giá năng lực nhận thức của học sinh. Đây là một biện pháp rất cần thiết để định hướng việc khai thác các trang mạng xã hội cho học sinh. Thứ tư, đối với phụ huynh và học sinh. Công tác quản lý của nhà trường cũng cần được thể hiện rõ nét thông qua việc vận động, tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh những trang mạng cần thiết để phục vụ học tập của học sinh. Quan trọng hơn, nhà trường cần có những buổi trao đổi, chia sẻ với phụ huynh, học sinh về những mặt tiêu cực của việc khái thác, sử dụng mạng xã hội không đúng cách, thiếu văn hóa. Hiện nay, thực trạng nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: phim ảnh khiêu dâm, lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo, đang diễn ra rất phức tạp. Do đó, Nhà trường phải tăng cường chức năng giám sát và tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh những nội dung không đúng, không cần thiết cho quá trình học tập của các em. Nhà trường và giáo viên phải hướng dẫn, tư vấn cho phụ huynh, học sinh những kiến thức, kỹ năng sử dụng các trang mạng xã hội. Chúng ta phải giúp cho họ thấy được tính hai mặt của mạng xã hội, đặc biệt là những hậu quả, hệ lụy của việc sử dụng mạng xã hội một cách tùy tiện, thái quá. Đặc biệt, Nhà trường và giáo viên cần chỉ dẫn cho học sinh biết cách ứng xử và khả năng miễn dịch khi tiếp xúc với những thông tin xấu độc, mời gọi, khiêu khích, phản động, trên các trang mạng xã hội. Đồng thời, chúng ta cũng cần giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội cho học sinh, giúp các em biết làm chủ và kiểm soát được các hành vi của bản thân khi sử dụng mạng xã hội. 4. Kết luận Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh mang nhiều đặc điểm riêng như sự phát triển nhanh chóng của hệ thống công nghệ thông tin, mạng xã hội; số lượng học sinh THCS của quận cũng tăng nhanh về số lượng, đa dạng về thành phần và phong phú trong nhận thức. Do đó,việc quản lý khai thác mạng xã hội của học THCS đang gặp rất nhiều khó khăn. Nếu quản lý không tốt, không hiệu quả thì sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sự hình thành nhân cách của học sinh và cho cả xã hội. Vì thế, chúng ta cần xúc tiến thực hiện nhiều giải pháp để xây dựng và phát huy văn hóa sử dụng mạng xã hội cho học sinh. Để văn hóa sử dụng mạng xã hội được đi vào thực tiễn cuộc sống của học sinh trung học cơ sở, chúng ta rất cần sự quan tâm, nỗ lực của chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục & Đào tạo TP. HCM. Bên cạnh đó, vai trò quản lý, ĐINH HUYỀN TRANG 173 điều tiết của Nhà trường cùng việc giáo dục nâng cao ý thức cho học sinh của giáo viên, phụ huynh cũng là những nhân tố không thể thiếu. Nếu có sự đồng thuận giữa Gia đình – Nhà trường – Nhà nước thì trong tương lai, văn hóa sử dụng mạng xã hội của học sinh THCS trên địa bàn Quận 1 sẽ được thực hiện tốt hơn và hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (1994), Hán - Việt từ điển, Nxb TP.HCM. 2. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, nguồn: lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books- 4331201610454246/index- 33312016104606465.html. 3. Nguyễn Kế Hào (cb, 2003), Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học Sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 4. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2011. 5. Nguyễn Duy Hạnh, Đinh Thị Thu Nga (1/3/2017), Văn hóa mạng ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp quản lý, nguồn: tien/item/1865-van-hoa-mang-o-viet-nam- thuc-trang-va-giai-phap-quan-ly.html. 6. Nghị định Số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. 7. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam, nguồn: inhphu/NuocCHXHCN VietNam/ThongTinTongHop/noidungvankien daihoidang?categoryId=10000716&articleId= 10038365. 8. UNESCO 1989, Tạp chí Người đưa tin UNESCO, số 11-1989. 9. UNESCO Universal Declaration on Cultural Diversity, source: unversal_decla.shtml. 10. Trần Quốc Vượng (cb, 2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Ngày nhận bài: 18/8/2017 Biên tập xong: 15/9/2017 Duyệt đăng: 20/9/2017 TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017 174 Bàn thêm về nhân vật Trịnh Duy Sản trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng Further discussion about Trinh Duy San in the play Vu Nhu To written by Nguyen Huy Tuong Nguyễn Thị Hồng, Trường THPT Đồng Xoài, Bình Phước Nguyen Thi Hong, Dong Xoai High School, Binh Phuoc Province Tóm tắt Bài viết tập trung làm rõ nhân vật Trịnh Duy Sản trong vở kịch Vũ Như Tô của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Qua sự đối sánh giữa cốt lõi lịch sử về nhân vật và biểu hiện nhân vật trong kịch Vũ Như Tô, người viết chỉ ra chức năng “dự báo” của nhân vật này ở ba khía cạnh: Trịnh Duy Sản “dự báo” trước số phận nhà Lê và vua Lê Tương Dực; Trịnh Duy Sản “dự báo” trước số phận của Vũ Như Tô; Trịnh Duy Sản “dự báo” số phận của Cửu Trùng Đài. Mặt khác, bài viết cũng thể hiện những quan điểm tiếp cận mới về nhân vật Trịnh Duy Sản. Từ khóa: nhân vật kịch, kịch Vũ Như Tô, Trịnh Duy Sản, kịch Nguyễn Huy Tưởng. Abstract The article focuses on clarifying the character of Trinh Duy San in the play Vu Nhu To written by Nguyen Huy Tuong. By comparing between the historical contexts of the character and character's expression in the play Vu Nhu To, the writer pointed out the character's prediction function in three aspects: Trinh Duy San "predicted" the fate of Le Dynasty and the King Le Tuong Duc; Trinh Duy San "predicted" the fate of Vu Nhu To; Trinh Duy San "predicted" the fate of Cuu Trung Dai. On the other hand, the article also presents new views on the character of Trinh Duy San. Keywords: drama character, play Vu Nhu To, Trinh Duy San, Nguyen Huy Tuong drama. 1. Mở đầu Kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng đăng trên tạp chí Tri Tân từ 18/11/1943 đến 20/4/1944, nhưng nó được hoàn thành từ “mùa hạ năm 1941”. Khoảng một năm sau, Nguyễn Huy Tưởng bổ sung những dòng Đề tựa (8/6/1942). Nội dung tác phẩm nói về một sự kiện lịch sử xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516-1517. Vua Lê Tương Dực vì muốn phục vụ mục đích vui chơi hưởng thụ đã cho tuy tìm thợ giỏi xây dựng Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô vốn là một kiến trúc sư có tài, ban đầu khi bị vua Lê Tương Dực bắt xây Cửu Trùng Đài Vũ Như Tô kiên quyết từ chối. Nhưng sau nghe lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm nên trổ tài xây một lâu đài vĩ đại làm niềm hãnh diện cho dân tộc. Công trình đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều mồ hôi, xương máu và tài sản nên nhân dân vô cùng phẫn nộ. Quận công Trịnh Duy Sản dấy binh, lôi kéo thợ thuyền giết vua Lê NGUYỄN THỊ HỒNG 175 Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và cho An hòa hầu thiêu hủy Cửu Trùng Đài. Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả muốn đặt ra những vấn đề gay gắt muôn thuở về lý tưởng nghệ thuật cao siêu và vĩnh cửu với những lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân. Vũ Như Tô có 5 hồi, với hệ thống kịch tính chặt chẽ, sinh động. Từ cốt lõi lịch sử, được khúc xạ qua ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng mỗi nhân vật có một vai trò thể hiện hành động, bộc lộ xung đột và truyền tải tư tưởng của nhà văn. Các nhà phê bình nhiều năm nay rất chú ý đến cặp nhân vật đặc biệt Vũ Như Tô – Đan Thiềm, một cặp nhân vật đẹp, một sự hòa quyện hiếm hoi trong lịch sử văn học nói chung và kịch bản văn học nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh Vũ Như Tô – Đan Thiềm, Lê Tương Dực, Kim Phượng, Nguyễn Vũ, Thị Nhiên... trong vở kịch này còn có một nhân vật một mình một xu hướng - theo chúng tôi, đó là Trịnh Duy Sản. Cũng như các nhân vật khác, Trịnh Duy Sản được nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận trong mối quan hệ với lịch sử, sự thật lịch sử chi phối đến tâm lí tiếp nhận Trịnh Duy Sản. Trong bài viết này, chúng tôi thể hiện những kiến giải cá nhân về nhân vật Trịnh Duy Sản- với tư cách là nhân vật văn học qua khảo sát văn bản kịch Vũ Như Tô nhằm làm rõ ý đồ nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. 2. Nội dung 2.1. Trịnh Duy Sản qua ghi chép của lịch sử Trịnh Duy Sản là một nhân vật có thật trong lịch sử, được nhiều nhà nghiên cứu ghi chép và đánh giá trong các tài liệu sử học: Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Trịnh Duy Sản là tướng cuối thời Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người làng Thủy Chú, xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá. Trịnh Duy Sản là cháu nội Bình Ngô khai quốc công thần, Thái úy an quốc công Trịnh Khắc Phục là ngoại thích của Lê Thái Tổ. Ông tham gia chính sự triều Lê từ khi Lê Tương Dực chưa lên ngôi [13]. Sách Đại Việt thông sử chép: Năm Hồng Thuận thứ hai (1510), Trịnh Duy Sản đứng về phe vua Tương Dực trong cuộc chính biến lật đổ vua Lê Uy Mục, được phong tước Mỹ Huệ hầu. Năm 1511, nông dân khắp nơi nổi dậy khởi nghĩa, lớn nhất là khởi nghĩa Trần Tuân ở Sơn Tây. Vua Tương Dực sai Duy Sản mang quân đi đánh Trần Tuân. Lập được công đầu, Trịnh Duy Sản được phong làm Nguyên quận công, giao coi vệ Cẩm y. Năm 1512, Lê Hy và Lê Minh Triệt khởi nghĩa ở Nghệ An. Trần Nghi đi đánh bị tử trận. Vua Tương Dực lại sai ông cầm quân đi đánh, dẹp được cánh quân khởi nghĩa này. Năm 1515, Phùng Cương khởi nghĩa ở núi Tam Đảo, Duy Sản lại nhận lệnh đi đánh và dẹp được [23]. Buổi đầu lên ngôi, Lê Tương Dực ban hành giáo hóa, thận trọng hình phạt. Về sau, vua chuyên làm điều thất đức. Trịnh Duy Sản nhiều lần can gián nhưng trái với ý nhà vua, bị phạt trượng. Tương Dực ngày một ăn chơi trụy lạc, gian dâm với cung nhân thời trước (sử sách gọi Lê Tương Dực là “vua lợn”), giết hại 15 vương công, cho xây Cửu Trùng đài hoang phí... nhân dân cực khổ trăm bề, triều chính lục đục, các thế lưc phong kiến địa phương nổi loạn... những hành động của Lê Tương Dực làm cho nhà Lê suy vong, tạo điều kiện cho Mạc Đăng Dung cướp ngôi sau này. Can gián vua nhiều lần không được, Trịnh Duy Sản cùng thái sư Lê Quảng Độ, Thượng thư Trình Chí Sâm giết Lê Tương Dực. Sự việc giết vua của Trịnh Duy Sản được sách Khâm định Việt sử thông giám cương BÀN THÊM VỀ NHÂN VẬT TRỊNH DUY SẢN TRONG KỊCH VŨ NHƯ TÔ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG 176 mục ghi lại như sau: "Trịnh Duy Sản thường hay can ngăn làm trái ý Vua, bị Vua tức giận, sai lấy gậy đánh. Duy Sản bèn cùng Lê Quảng Độ, Trình Chí Sâm mưu phế lập. Họ chuẩn bị binh thuyền khí giới rồi hội họp ở bến Thái Cực (gần phố Hàng Đào, Hà Nội ngày nay) nói phao là đem quân đi đánh giặc. Nhân đêm tối, họ đem quân Kim Ngô hộ vệ hơn ba ngàn người, tiến vào cửa Bắc Thần phóng lửa đốt. Khi thấy lửa cháy, Vua ngờ là có giặc kéo đến, bèn lẻn ra cửa Bảo Khánh để trốn... Tới tờ mờ sáng, lúc băng qua cửa Thái Học để đến hồ Chu Tước ở phường Bích Câu (nay là khu vực đường Bích Câu, Hà Nội) thì gặp Duy Sản. Nhà vua hỏi là giặc ở đâu, Duy Sản không trả lời mà quay mặt đi nơi khác rồi cười ầm lên. Vua quay ngựa chạy về phía tây, Duy Sản sai võ sĩ tên là Hạnh đâm Vua ngã ngựa rồi giết đi" [23]. Việc xây dựng Cửu trùng đài cũng vốn có cốt lõi lịch sử, được ghi trong Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn thế kỉ XIX: “Khởi công xây dựng đại điện và Cửu trùng đài. Trước đây, Vũ Như Tô, một người thợ ở Cẩm Giàng, xếp cây mía làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua, nhà vua bằng lòng phong cho Vũ Như Tô làm đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu Trùng đài... nhà vua bất thần ngự thuyền Thiên quang đi chơi xem suốt ngày đêm..., thấy người nào làm vừa ý thì thưởng cho thẻ bài vàng hoặc bạc. Duy Sản vì thường can ngăn, làm trái ý vua, nhà vua tức giận, sai đánh bằng trượng” [23]. Như vậy, qua tư liệu lịch sử, các nhà sử học có cái nhìn khá thống nhất: Trịnh Duy Sản là kẻ cứng đầu, chống vua, phản nghịch, thậm chí sách Đại Việt thông sử liệt Trịnh Duy Sản vào "Nghịch thần truyện", có thể coi là người khởi đầu cho mối đại loạn thời Lê sơ. Trước khi Duy Sản giết vua Tương Dực, triều đình chỉ phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa bên ngoài, việc thí nghịch chỉ diễn ra giữa những người trong hoàng tộc. Sau hành động giết vua của Duy Sản, từ thời Lê Chiêu Tông, thiên hạ thực sự đại loạn, các đại thần mỗi người một bụng, chia bè cánh đánh giết lẫn nhau và các hoàng đế trở thành những con rối trong tay họ. Hành động của Duy Sản đã mở đầu cho những việc "lấn vua", "khinh vua" không bị ngăn chặn dưới thời Lê sơ - vốn ít xảy ra và không kéo dài như dưới thời các vua anh minh của trước đây - của các quan văn võ sau đó. 2.2. Trịnh Duy Sản – nhân vật trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng Trong kịch Vũ Như Tô, Trịnh Duy Sản là Quận công 60 tuổi, là bậc đại thần được vua Lê Tương Dực tin tưởng giao phó việc quốc quân, cũng là một quan cầm quyền có uy tín, có tiếng nói trong triều đình. Sau khi can gián việc xây dựng Cửu trùng đài không thành công đã giết vua Lê Tương Dực, bắt Vũ Như Tô và cho đốt phá đài Cửu trùng. Điều đáng nói ở đây là từ quan điểm của lịch sử như đã nói ở phần trên, đã chi phối mạnh mẽ đến cách đánh giá, tiếp nhận của độc giả, các nhà nghiên cứu về nhân vật Trịnh Duy Sản. Trong bài viết Kịch Nguyễn Huy Tưởng, G.S Phan Cự Đệ cho rằng những kẻ giết vua, giết Vũ Như Tô và Đan Thiềm là “nông nổi, mù quáng” [3]; Tác giả Đỗ Đức Hiểu đã gọi hành động của Trịnh Duy Sản là “gian thần” [8]; tác giả Đặng Hiền trên Nghiên cứu văn học số 5-2004 chỉ rõ cũng cho rằng, Trịnh Duy Sản là “phản loạn” [7]. Hầu hết các bài viết đều đánh giá nhân vật NGUYỄN THỊ HỒNG 177 Trịnh Duy Sản qua kết cục giết vua, tạo nên sự tan vỡ và bi kịch cho tác phẩm. Duy chỉ có nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư đưa quan điểm khá toàn diện: “Trịnh Duy Sản trong kịch bản là một quan võ thô bạo và hủ nho, nhưng can đảm, chính trực, lo lắng cho lợi ích của nước của dân” [2]. Trong quá trình khảo sát lại văn bản kịch, chúng tôi đã cố gắng tìm tòi hướng tiếp cận mới và có những nhận định riêng về nhân vật Trịnh Duy Sản nhằm làm rõ chức năng của nhân vật này với ý đồ nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Mặc dù là nhân vật phụ, xuất hiện không nhiều trong các lớp kịch, song mỗi lần có lời thoại của Trịnh Duy Sản thì dường như vở kịch rung động, người đọc như bừng tỉnh trước những lập cứ sắc sảo, quyết liệt mà quận công Sản đưa ra. Có thể nói, nếu cả tấn bi kịch Vũ Như Tô là bi kịch của những kẻ “say” thì Trịnh Duy Sản là người ngay từ đầu đến khi kết thúc kịch luôn luôn “tỉnh”, một chuỗi hành động kịch được Nguyễn Huy Tưởng đầu tư cho nhân vật này theo cấp độ tăng tiến để khắc họa sợi chỉ đỏ lập trường của Quận công, chúng ta có thể sơ đồ hóa chuỗi hành động kịch này như sau: Chuỗi hành động kịch ngày càng tàn bạo và quyết liệt, trong suốt mỗi lớp xuất hiện Trịnh Duy Sản không một lần nào được Nguyễn Huy Tưởng khắc họa nội tâm, lời thoại không hề thể hiện sự hoài nghi hay dằn vặt. Có thể thấy rõ tính “kích động xung đột” và “gỡ nút, hạ màn” của nhân vật này. Đánh giá nhân vật này, vì thế cần đặt trong logic chuỗi hành động kịch. Chính suy nghĩ tỉnh táo, những hành động nhất quán cho nên chúng ta có thể xem vai trò của Trịnh Duy Sản trong vở kịch là vai trò “dự báo”, cảnh tỉnh các nhân vật khác. Tính chất “dự báo” này được nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu chỉ ra trong bài Bi kịch Vũ Như Tô , ông viết “mộng lớn tan tành, Đan Thiềm chết, Cửu trùng đài sụp đổ, tất cả đã được báo hiệu từ hồi hai – lớp 3, khi xuất hiện Trịnh Duy Sản”. Tuy nhiên, gắn tính chất “dự báo” này người phát ngôn “dự báo” là Trịnh Duy Sản, để từ đó nhìn nhận vai trò và tính cách nhân BÀN THÊM VỀ NHÂN VẬT TRỊNH DUY SẢN TRONG KỊCH VŨ NHƯ TÔ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG 178 vật này một cách độc lập thì chưa có nhà phê bình nào đề cập đến. Kiểu nhân vật “dự báo” là nhân vật phụ. Trong văn học dân gian tiếng nói “dự báo” thường gắn với một yếu tố kì ảo (một giấc mơ, ông Bụt, rùa Vàng...), “dự báo” trước số phận của nhân vật chính, thậm chí là người thực thi nhân – quả, tạo ra kết thúc cho tác phẩm. Ở phương Tây, chi tiết “dự báo” còn gọi là tiên tri. Lời tiên tri thường được sử dụng làm phương tiện xây dựng cốt truyện, sự việc trong tác phẩm được dự đoán sẽ xảy ra và thường dược ngăn chặn bởi một nhà tiên tri (ví dụ trong thần thoại Hy Lạp: Oedipus được cảnh báo sẽ có ngày con trai giết ông ta, hoặc trong kịch của Shakespeare: ba mụ phù thủy tiên tri Macbeth sẽ trở thành vua...). Trong kịch Vũ Như Tô, theo chuỗi hành động cắt ngang chúng ta có thể thấy rõ nhân vật Trịnh Duy Sản thể hiện vai trò “dự báo” ở ba sự việc chính. 1.2.1. Trịnh Duy Sản “dự báo” trước số phận nhà Lê và vua Lê Tương Dực Việc “dự báo” sự sụp đổ của một vương triều qua lời thoại của Trịnh Duy Sản rất cụ thể, chi tiết, tỉ mỉ và thuyết phục. Hai lần xuất hiện trực tiếp là hai lần Quận công Sản phân tích tình thế nguy ngập của nhà Lê. Ban đầu, trong cuộc đối thoại với Đông các đại học sĩ Nguyễn Vũ ở hồi thứ hai- lớp 3, Trịnh Duy Sản chỉ ra thực trạng dân chúng từ khi Lê Tương Dực lên ngôi: - Chứ lại không ư? Cụ lớn thử nghĩ xem từ ngày Hoàng thượng lên ngôi, không nghĩ gì đến quốc chính, chỉ ăn tiêu xa xỉ, ngân khố hao mòn. Nay lại vẽ ra việc xây Cửu trùng đài, tiền tiêu tính ra tốn hơn là đánh Chiêm Thành. Tiền lấy đâu ra? Lấy ở dân mà dân thì cụ lớn đã biết đấy. Mười năm nay, không mấy năm không mất mùa, đói kém quá thể, có nơi cả làng phải đi ăn mày, đường cái đầy xác chết. Tình cảnh như thế mà lại tăng sưu thuế, họ đóng góp làm sao?. - Lại còn việc lấy phu nữa, bắt lính cũng không nghiệt bằng [21]. Nguyễn Vũ mặc dù nghe xong rất thờ ơ và gian mãnh giả lả, do vậy Sớ tâu bày đã bị hắn xé nát, nhưng những dẫn chứng cụ thể về đời sống lầm than của dân chúng đã thực sự cảnh tỉnh về một tương lai tăm tối của vương triều Lê. Ngay từ đầu vở kịch, khi vua còn hào hứng xây đài Cửu trùng, khi Vũ Như Tô đang ở đỉnh cao của sự trọng dụng, khi thợ thuyền còn hăm hở đi theo thầy Tô, khi mọi việc xây đài mới chớm, tại sao Nguyễn Huy Tưởng lại sắp xếp nhân vật Trịnh Duy Sản gặp Nguyễn Vũ phân tích tình thế nước nhà? Phải chăng những lời tường tận của Quận công Sản chính là một tiếng chuông cảnh tỉnh, “dự báo” kết thúc đen tối của triều Lê. Những câu hỏi đặt ra: chứ lại không ư? Tiền lấy đâu ra? Đóng góp làm sao?giúp người đọc linh cảm kết thúc của kịch. Lúc này, tiếng nói của Quận công là tiếng nói của nhân dân, đứng trên quyền lợi của nhân dân mà lên tiếng. Vì vậy, nếu không có lời thoại của Sản lúc này, chắc hẳn cả hệ thống nhân vật và cả người đọc kịch cũng đang “say” trong mơ tưởng về một Đài cửu trùng cho nghìn thu. Tại hồi thứ ba – lớp 8, Trịnh Duy Sản một mực trực tiếp xin bệ kiến vua Lê Tương Dực, ban đầu lời lẽ ôn hòa, kiên nhẫn khuyên bảo nhà vua, song vẫn khẳng định “thiên hạ sắp loạn”: Hoàng thượng làm vua một nước phải để ý đến mọi việc, phó thác làm sao cho triều đình được. Hoàng thượng không nên quá tin ở các quan. Họ nói rằng thiên hạ thái bình, thực ra phải nói: thiên hạ sắp loạn [21]. Vua của một nước mà thiên hạ tắc loạn nghĩa là việc lớn đáng lo. Vậy nhưng Lê Tương Dực vẫn điềm nhiên như không, NGUYỄN THỊ HỒNG 179 buông lời thờ ơ: “hà cớ gì?”. Chi tiết này làm chúng ta liên tưởng đến không gian truyền thuyết đời An Dương Vương, khi An Dương Vương mải mê đánh cờ, giặc đến trước chân thành vẫn ỷ lại có nỏ thần, để rồi sau đó quân Triệu Đà dễ dàng chiến thắng. Bi kịch mất nước của An Dương Vương chỉ thật sự “vỡ” ra khi Rùa vàng chỉ rõ: “giặc sau lưng ngươi đó”. Rùa Vàng cũng được xem là nhân vật “dự báo”, nói tiếng nói của nhân dân, xuất hiện ngay khi kịch tính lên đến cao trào, gỡ mối mê muội cho nhân vật chính. Thì ở đây, khi Trịnh Duy Sản nhấn mạnh tình thế cấp bách của triều đình, cũng đã thẳng thắn chỉ ra “dâm dật là mầm bại vong, xa xỉ là nguồn loạn lạc”, bị nhà vua xua đuổi, Quận công tiếp tục: - Nói to: hạ thần chỉ lo cho cơ nghiệp nhà Lê, cho Hoàng thượng, nên mới nói thật: Loạn đến nơi rồi! [21]. Sự nhẫn nại của Sản có thể đánh giá là “tận trung”, là rất giàu thiện cảm cho người đọc, lúc này bản chất nhân vật kịch bộc lộ rõ: kiên quyết, cương trực thẳng thắn. Ba lần dùng từ “loạn” để thức tỉnh vua, Quận công Sản phân tích tình hình nội thù và ngoại xâm: - Hoàng thượng không biết rõ. Giặc giã nổi lên khắp nơi. Đó là một điềm bất thường. Kinh Bắc thì có Thôn Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng. Đất Sơn Tây thì có Trần Tuân; Tam Đảo thì có Phùng Chương. Chúng dấy binh làm loạn, giết cả quan lại triều đình, hãm hiếp dân đen, đốt phá làng mạc. Dân gian không được an cư lạc nghiệp, ruộng nương bỏ hoang, cửu canh xao nhãng, cực khổ không biết thế nào mà kể cho hết. Tiếng oán thán nổi lên đầy trời... - Dẹp bọn này, bọn khác lại nổi như đầu Phạm Nhan, bệnh nặng phải trừ từ rễ. Giặc giã nổi lên vì dân gian oán triều đình chính sự đổ nát [21]. Trong năm hồi kịch, chỉ có những lời thoại của Trịnh Duy Sản mới chi tiết tình hình đất nước đến như thế. Đọc lời thoại của Sản xong, cả một không gian binh biến mở ra, tâm địa giặc giã rõ mồn một. Phải một đại thần tận trung, quyết tâm giữ triều đình cỡ nào mới nói ra những lời tỉ mẩn vậy. Chính Sản cũng tỏ cái thành ý của mình không giấu giếm: - Hoàng thượng nên xét cho lòng thành thực của hạ thần. Chính sự đổ nát lắm rồi... [21]. Hai lần dùng từ “loạn”, hai lần nhấn mạnh “chính sự đổ nát”, Sản không sợ phạm húy bay đầu hay sao? Thực chất, tâm thế quyết liệt “dự báo” của Sản được đẩy lên đến cao trào. Lúc này Trịnh Duy Sản bất chấp cả tính mạng để vì nước, giữ vương triều. Thậm chí trước sự mê muội của vua, Trịnh Duy Sản thân chinh hạ xin: - Xin Hoàng thượng mau mau tỉnh ngộ, tu tỉnh thân mình, xa gái đẹp, đuổi Vũ Như Tô, học thói thánh hiền, thương dân như con kẻo họa đến thân. - Hạ thần xin chết về tay Hoàng thượng còn hơn là trông thấy ngày nhà Lê mất nghiệp (quỳ xuống vươn cổ) [21]. Hai nhân vật trong kịch Vũ Như Tô dám khảng khái xin chết trước mặt vua Lê Tương Dực, một là Vũ Như Tô khi chàng chưa đươc Đan Thiềm khuyên bảo để nung nấu xây đài Cửu trùng, hai là Trịnh Duy sản lúc này. Hành động của Sản là thành thực, kiên quyết và đầy chính kiến. Nếu không có sự van xin của Kim Phượng thì có lẽ tính mạng Trịnh Duy Sản đã không giữ được. Kết thúc kịch tính hồi thứ ba – lớp 8 là lời thở dài xót xa đầy tính “dự báo: - Thương thay cơ nghiệp nhà Lê Đúng như vậy, sau này Sản tạo phản. Nhưng nếu Sản không tạo phản thì cơ nghiệp nhà Lê tan tành cũng là tất yếu. Tiếp tục với hành động quyết liệt, tại BÀN THÊM VỀ NHÂN VẬT TRỊNH DUY SẢN TRONG KỊCH VŨ NHƯ TÔ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG 180 hồi thứ tư – lớp 5, Trịnh Duy Sản tuyên bố: - Ta đã quyết hưng binh trừ bạo chúa, trừ quyền thần, trừ đứa xây đài... - Bảo Ngô Hạch: hãy dẫn 3000 quan Kim Ngô ra cửa Bắc. Hễ có hiệu lửa thì xông vào. Vua thế nào cũng ở đấy chạy ra, mày đuổi theo cho kì được, giết ngay cho ta, không sợ nghe chưa? [21]. Chính những chi tiết này làm cho Sản trở nên tàn bạo, thậm chí là tiểu nhân tạo phản. Song, nếu xét diễn biến hành động của Sản từ đầu đến kết thúc kịch thì việc “hưng binh trừ bạo chúa” là phù hợp và có tính nhân – quả, giúp vở kịch “mở nút”, giải quyết xung đột. Nhân vật Trịnh Duy Sản không chỉ được Nguyễn Huy Tưởng miêu tả trực tiếp qua ngôn ngữ, hành động mà ở hồi thứ năm – lớp 3 và hồi thứ năm – lớp 4 còn hiện lên gián tiếp qua lời kể của những nhân vật khác. Hồi thứ năm – lớp 3: Trung Mại: - bẩm cụ lớn. Trịnh Duy Sản mưu với lũ Lê Quảng Đô, Trịnh Tri Sâm lập vua khác... Trung Mại: - Trịnh Duy Sản sắm sửa thuyền bè khí giới, họp ở bến đò Thái Cực, nó reo lên là đi đánh Trần Cao, rồi đương đêm đem 3000 quân Kim ngô hộ vệ vào cửa Bắc thần đốt lửa cho sáng... Hoàng thượng trông thấy lửa sáng hốt hoảng tưởng là giặc ập đến vội lên ngựa lẻn ra cửa Bảo Khánh, trời thì tối mà cứ lao mình đi không đèn đuốc gì cả. Khi ngài qua cửa Thái học đến ao Chu tước ở phường Bích Câu thì vừa gặp Duy Sản... - ngài hỏi nó: Giặc ở đâu? Nó không đáp, ngoảnh mặt đi cười nhạt. Ngài quất ngựa về phía Tây, nó sai võ sĩ tên là Hạch đuổi theo, đâm vua ngã ngựa rồi giết chết [21]. Hồi thứ năm – lớp 4: Tên nội giám: - Trịnh Duy Sản giết Thiên tử, hội triều đình lập con Mục Y vương là Quang Trí lên ngôi [21]. Duy Sản đến hồi cuối không trực tiếp xuất hiện nữa, vai trò “dự báo” của nhân vật đã hết, dường như kết thúc đổ nát của vương triều, bi kịch của vua không chỉ bởi Duy Sản. Mà nếu bởi Duy Sản thì chỉ là sự tiếp nối chuỗi hành động “dự báo” ban đầu, con văng vẳng lời cay đắng của Duy Sản: “thương thay cơ nghiệp nhà Lê”. Nhờ câu độc thoại ấy, mà thấy đó là kết thúc phải có, không hề bất ngờ cho người đọc. 1.2.2. Trịnh Duy Sản “dự báo” trước số phận của Vũ Như Tô Với Vũ Như Tô, Trịnh Duy Sản khinh miệt ra mặt. Nếu nhà vua lợi dụng Vũ Như Tô để xây dựng Cửu trùng đài, thợ thuyền ban đầu khuất phục Tô, Đan Thiềm say mê cái tài của Tô, thì ngay từ đầu trong mắt của Quận công Sản, Vũ Như Tô đã không có một tí giá trị nào, thậm chí qua lời trình bày Quận công đã thấy rõ bi kịch mà Tô sẽ gây ra cho dân cho nước và cả bi kịch của chính bản thân Vũ Như Tô. Tại hồi thứ hai – lớp 3, trong cuộc nói chuyện với Nguyễn Vũ, vừa nghe tiếng Vũ Như Tô, Trịnh Duy Sản đã mắng: - Câm mồm tên kia. Mi là một tên thợ quèn, một đứa bạch đinh, bước ngay không được nói leo vào chuyện các quan đại thần. Ai cho mi vào đây? Hàng loạt danh từ, đại từ xưng hô miệt thị được Trịnh Duy Sản sử dụng để gọi Vũ Như Tô: tên kia, mi, cùng đinh vô lại, bạch đinh, thợ quèn, tiểu nhân đắc chí, lũ, thằng này... hoặc các hành động quát, tuốt kiếm định chém Vũ Như Tô... - Im ngay! Đời thuở bao giờ nơi tôn nghiêm, thềm son gác tía mà lại để làm nơi tụ tập cho một lũ cùng đinh vô lại kia chứ. - à, thằng này giỏi. Những quân tiểu nhân đắc chí không trị không xong. Ta đã làm ngơ co mi mà mi không biết phận? NGUYỄN THỊ HỒNG 181 Giết mi thì Cửu trùng đài cũng hết. - Hừ! Tôn một tên thợ lên đến bậc thầy thì còn gì là thể thống nữa. - Nhưng cụ lớn là quan, nó chỉ là thợ, mà thợ thì bao giờ cũng phải coi là hèn [21]. Vũ Như Tô một thợ tài – điều này đã được dân chúng đồn đại từ lâu, được tiến cử, được vua nhún nhường cậy việc, được Đan Thiềm ngưỡng mộ. Vậy cớ gì Quận công lại không biết? Cớ gì Quận công lại khinh khi hằn học. Là cũng bởi Quận công Sản thấy trước tai họa mà Tô sẽ gây ra cho dân chúng, gắn với việc xây dựng Cửu trùng đài, Vũ Như Tô trong mắt Sản lúc này lại càng là giặc, bằng mọi giá phải giết chết. Thái độ cứng rắn đó của Trịnh Duy Sản có thể xem là một lời “dự báo” cho trở ngại của cuộc đời Vũ Như Tô. Trong vở kịch, Nguyễn Huy Tưởng hoàn toàn không xây dựng thế lực đố kỵ với cái tài của Vũ Như Tô, kể cả Hai Quát, Phó Bảo, Phó Cõi, Phó Toét, Phó Độ... ai ai cũng một lòng tôn thờ và công nhận tài năng của Vũ Như Tô, chịu sự chỉ đạo và sắp đặt của Tô (ở những hồi đầu tiên). Tác giả chỉ xây dựng mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tô với lợi ích thiết thực của nhân dân lầm than. Lúc này, sự tức giận của Trịnh Duy Sản cũng là sự tức giận của nhân dân. Và lại một lần nữa, người đọc linh tính về một kết thúc số phận bi thảm của Vũ Như Tô ngay trong lời thoại của Quận công Sản. - Cụ lớn lưu tâm cho. Đuổi Vũ Như Tô, bãi Cửu trùng đài, thải thợ... Đó là lời khẩn khoản của Trịnh Duy Sản gửi đến Đông các đại học sĩ Nguyễn Vũ, trong những lời ấy hàm chứa sự kiên quyết trừ khử Vũ Như Tô – coi Tô là một trong những nguyên nhân của loạn lạc, đổ nát. Tại hồi thứ ba - lớp 8, trong cuộc gặp trực tiếp nhà vua, một lần nữa Trịnh Duy Sản khẳng định lập trường chính kiến của mình: - Dân bây giờ ai cũng oán Vũ Như Tô. - Còn như Vũ Như Tô, nó đã bày vẽ ra Cửu trùng đài, hao tiền tốn của vì nó, sưu cao thuế nặn vì nó, triều đình đổ nát, giặc giã như ong là vì nó... xin Hoàng thượng đuổi Vũ Như Tô... - Xin Hoàng thượng nghe lời hạ thần đuổi cung nữ, chém Vũ Như Tô... (nắm lấy áo vua). [21]. Liên tục lời thoại khẩn cầu của Trịnh Duy Sản hướng đến số phận Vũ Như Tô: đuổi Vũ Như Tô, chém Vũ Như Tô. Điệp khúc lặp lại ấy làm người đọc rùng mình, câu hỏi: số phận một thợ tài với khát khao nghệ thuật cao siêu rồi sẽ đi về đâu không thể không day dứt trong lòng người đọc khi nghe Trịnh Duy Sản kiên quyết như vậy. Quả thế, tại hồi thứ tư – lớp 5 chính Trịnh Duy sản khảng khái quyết liệt: ta đã quyết hưng binh trừ bạo chúa, trừ quyền thần, trừ đứa xây đài... Và sau đó là lôi kéo thợ thuyền, dấy binh tạo phản, thực thi cái bi kịch “dự báo” ban đầu. Số phận của Vũ Như Tô ở hồi thứ năm – lớp 4, 5 qua lời các nhân vật quần chúng ráo riết y như lời khẩn cầu của Trịnh Duy Sản. “Bạo chúa đã chết. Còn thằng Vũ Như Tô, đem phanh thây trăm mảnh” Tiếng quân reo dữ dội: Giết chết Vũ Như Tô, giết chết lũ cung nữ [21]. Cuối cùng tại hồi thứ năm – lớp 7, Ngô Hạch đã chốt lại Ngô Hạch: ta vâng tướng lệnh vào bắt các ngươi [21]. Vũ Như Tô kết thúc số mệnh của mình đầy bi đát. 1.2.3. Trịnh Duy Sản “dự báo” số phận của Cửu Trùng Đài Cửu trùng đài là một công trình kiến trúc chưa thành hình. Tuy mới chỉ là ý tưởng và đang được triển khai xây dựng, nhưng tất cả các nhân vật trong vở kịch đều BÀN THÊM VỀ NHÂN VẬT TRỊNH DUY SẢN TRONG KỊCH VŨ NHƯ TÔ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG 182 kì vọng về một kì quan “dân ta nghìn thu được hãnh diện, không phải thẹn với những cung điện đẹp ở nước ngoài... làm cho đất Thăng Long này thành nơi kinh kỳ lộng lẫy nhất trần gian”. Mỗi tuyến nhân vật mơ mộng về Cửu trùng đài theo một cách riêng phục vụ cho ý hướng cá nhân của họ. Với vua Lê Tương Dực và thứ phi Kim Phượng – đài Cửu trùng sẽ là nơi ăn chơi hưởng lạc, mãn nhãn thụ dâm. Với Vũ Như Tô và Đan Thiềm – Cửu trùng đài sẽ là công trình nghệ thuật để lại cho hậu thế, tô điểm non sông. Với Trịnh Duy Sản và nhân dân – Cửu trùng đài là mối hiểm họa, là nguyên cớ trực tiếp tạo ra lầm than, loạn lạc. Các cột hành động kịch cũng theo đó mà diễn tiến. Nhân vật nào cũng mải miết đuổi theo đài Cửu Trùng như một cái bóng. Trong suy nghĩ, trăn trở và ngôn ngữ nhân vật, mỗi chi tiết nhỏ đều là vì đài Cửu trùng, đều nhắc tới đài Cửu trùng. Như đã nhận định ở trên, đây vở bi kịch, các nhân vật đến kết thúc vẫn còn “say” trong ảo mộng về bức tranh ngày hoàn thiện Cửu trùng đài. Chỉ có Trịnh Duy Sản, từ những bước xuất hiện ban đầu đã khẳng định Cửu trùng đài không thể tồn tại, và nó hoàn toàn trái ngược với lợi ích của nhân dân, tạo ra nỗi thống khổ cho nhân dân. Tại hồi thứ hai – lớp 2,3 gặp Nguyễn Vũ, nhiều lần Trịnh Duy Sản khẳng định mối họa khi xây Cửu trùng đài: - Xây Cửu trùng đài thì là một cái họa cho dân chúng. - Xin cụ lớn xét lại cho. Xây Cửu trùng đài thì loạn mất. - Cụ lớn nói đến Cửu trùng đài, tôi lại càng nóng ruột. Cụ lớn ạ, xây Cửu trùng đài thì thế nào cũng loạn. - Cụ lớn lưu tâm cho. Đuổi Vũ Như Tô, bãi Cửu trùng đài, thải thợ... [21]. Dường như, xây Cửu trùng đài đồng nghĩa với tắc loạn. Lời lẽ quyết liệt ấy là một “dự báo” đanh thép, đập tan ảo vọng về tương lai “làm vinh dự cho non sông” (thoại của Vũ Như Tô). Khi xây dựng thành nhân vật kịch Trịnh Duy Sản, Nguyễn Huy tưởng dường như cố để cho Quận công hiện lên cụ thể hơn, sinh động hơn, đầy vị thế hơn. Mỗi lời thoại của Quận công về Cửu trùng đài đều chí lí và tỉnh táo, không vì mục đích cá nhân mà đứng trên quyền lợi của nhân dân để phân tích cái họa Cửu trùng đài. Tại hồi thứ ba– lớp 8, một lần nữa, trước mặt vua, câu chuyện lịch sử trở nên sống động, tính cách và vai trò nhân vật Quận công Sản lộ rõ mồn một. Như đường thẳng không thay đổi, không qua nội tâm phức tạp, lơi Trịnh Duy sản rõ ràng, mạch lạc và đầy lí trí, nhấn mạnh, khuyên can: - Hoàng thượng nên bãi ngay việc xây Cửu trùng đài. - Chính vì muốn làm đẹp lòng họ mà Hoàng thượng cho xây Cửu trùng đài [21]. Một quận công 60 tuổi, quyền lực, trải nghiệm và kiên định với những lời cảnh tỉnh về kết cục của một công trình kiến trúc. Đó là phần “tỉnh” nhất mà Nguyễn Huy tưởng muốn gửi gắm, tuy rằng ông chưa thật sự đầu tư khắc họa đậm nét nhân vật này. Kết luận Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Mỗi nhân vật đều được tạo ra từ ý đồ nghệ thuật và sự sáng tạo của nhà văn. Do đặc thù riêng, nhân vật kịch không thể được khắc họa với nhiều khía cạnh tỉ mỉ, phức tạp như trong tiểu thuyết, truyện ngắn. Bởi vậy, xem xét nhân vật kịch cần chú trọng lời thoại kịch và hành động kịch của nhân vật. Với Trịnh Duy Sản, hành động kịch đi đôi với lời thoại, cả hai đều quyết liệt, rõ ràng, không hàm ẩn hay hoài nghi. Nếu một nhân vật “trần trụi” đến như thế thì thường không đem lại sự NGUYỄN THỊ HỒNG 183 hấp dẫn. Song, ấn tượng về tính “dự báo” của nhân vật này có tính chất điều hướng cảm xúc người đọc. Nếu lấy hệ quy chiếu từ nhân vật Trịnh Duy Sản thì: Lê Tương Dực là một bạo chúa hôn quân sẽ bị trừng trị; Vũ Như Tô là một thợ quèn, vô lại cần phả loại bỏ, không xứng được trọng dụng; Cửu trùng đài là một công trình phù phiếm, vô nghĩa, có hại cho nhân dân cần phải đập phá, đốt cháy; Đan Thiềm và cung nữ đều góp phần làm cho nhà Lê suy kiệt cũng nên xử tử. Chính vì tính chất “truy quét triệt để” trong suy nghĩ và hành động ấy mà Trịnh Duy sản đôi khi được hiểu như nhân vật tạo phản ác độc, tàn bạo. Đây là một nhân vật chức năng, nhân vật hiểu rõ bản chất sự việc, thức tỉnh lay động hành động sai trái của nhân vật chính, đứng ra trừng phát, “gỡ nút”, hạ màn cho kịch. Tuy nhiên, có thể thái độ ngập ngừng, hoài nghi của chính tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã làm cho nhân vật không đi đến tận cùng vai trò của mình và thật sự chưa thuyết phục độc giả chức năng của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Vĩnh Cư (2000), “Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô”, Tạp chí Văn học, số 7, tr.39. 2. Nguyễn Hoàng Chương (2006), “Vấn đề tính dân tộc trong kịch nói Việt Nam”, Văn hóa Nghệ thuật, số 4, tr.70-72. 3. Phan Cự Đệ (1964), “Kịch Nguyễn Huy Tưởng”, Tạp chí Văn học số 3, tr.23-30. 4. Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử, tập 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1978. 5. Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ (1966), Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), Nxb Văn học, HN. 6. Hà Minh Đức (1997), Nguyễn Huy Tưởng, khảo luận văn chương, Nxb Khoa học Xã hội. 7. Đặng Hiển (2004), “Mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng”, Nghiên cứu văn học, số 5, tr.120-125. 8. Đỗ Đức Hiểu (1997), “Bi kịch Vũ Như Tô”, Tạp chí Văn học số 10, tr.10-19. 9. Đỗ Đức Hiểu (1998), “Mấy điều về kịch và thi pháp kịch”, Tạp chí Văn học số 2,3-10. 10. Phong Lê (1992), Nguyễn Huy Tưởng những vấn đề còn bỏ ngỏ, Nguyễn Huy Tưởng một sự nghiệp chưa kết thúc, Viện văn học. 11. Phong Lê (1997), “Vũ Như Tô thời gian và thẩm định”, Giáo dục thời đại 4/5/1997. 12. Nguyễn Huy Thắng, Phong Lê (2010), Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng - tập II, Nxb Hội nhà văn. 13. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 2000. 14. Tôn Thảo Miên (2003), “Về một giai đoạn văn học kịch”, Tạp chí Văn học số 9. 15. Tôn Thảo Miên (2006), “Kịch Nguyễn Huy Tưởng”, Văn hóa nghệ thuật, số 3, tr.73-78. 16. Bích Thu, Tôn Thảo Miên tuyển chọn và giới thiệu, Nguyễn Huy Tưởng - Về tác gia và tác phẩm - Tái bản lần thứ 3. 17. Nguyễn Văn Trung (1965), “Ngôn ngữ Kịch”, Nghệ thuật, số 2, trang 4-5. 18. Nguyễn Văn Thành (1961), “Tìm hiểu kịch Nguyễn Huy Tưởng”, Văn học. 19. Nguyễn Huy Thắng (2006), Cha tôi nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Nxb Thanh niên. 20. Nguyễn Huy Thắng (2012), Nguyễn Huy Tưởng người viết sử, Số 401. - Tr.12-14. 21. Nguyễn Huy Thắng, Phong Lê (2010), Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng - tập II, Nxb Hội nhà văn. 22. Phan Trọng Thưởng (1997), “Nguyễn Huy Tưởng - nghệ sỹ và công dân”, Báo nhân dân (17/4). 23. Viện Sử học Việt Nam (dịch), Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1989. Ngày nhận bài: 11/8/2017 Biên tập xong: 15/9/2017 Duyệt đăng: 20/9/2017 TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017 184 Qui trình xây dựng tài liệu thuyết minh du lịch – Một cách tiếp cận mới The process of constructing tourist annotation document – A new approach Huỳnh Thiệu Phong Hướng dẫn viên du lịch Huynh Thieu Phong Frelance Tour Guide Tóm tắt Thuyết minh du lịch tồn tại với tư cách là một bộ phận cấu thành nên tổng thể hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, nó còn là một nghiệp vụ quan trọng của bất kì hướng dẫn viên. Khách du lịch ngoài việc có nhu cầu được thưởng lãm các giá trị về cảnh quan, được nghỉ dưỡng, được mua sắm, được trải nghiệm, họ còn có nhu cầu được mở rộng tri thức tại các địa phương mà họ đi qua. Tính hiệu quả trong việc tiếp cận các tri thức ấy của khách du lịch phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thuyết minh của hướng dẫn viên. Bài viết này sẽ hệ thống và phân tích qui trình biên soạn tài liệu thuyết minh truyền thống để trên cơ sở đó, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của phương pháp này và đề xuất một phương pháp xây dựng tài liệu thuyết minh du lịch mới, phù hợp với thực tiễn và khả dĩ ứng dụng cho mọi hướng dẫn viên. Từ khóa: tài liệu, thuyết minh du lịch, hướng dẫn viên, xây dựng. Abstract Tourist annotation exists as an integral part of the overall tourism operation. Besides, it is an important professional skill of any tour guide. Tourists not only expect to enjoy the landscape, to relax, to go shopping, to experience, but they also have a demand to be shared the localities’ knowledge. The efficiency of approaching information depends on tour guide’s annotating skill. This paper systematises and analyses the process of compiling tourist annotation document traditionally in order to point out the strengths and weaknesses of this method. Ultimately, this paper will suggest a new method of constructing tourist annotation document which could be suitable and applicable to all tour guides. Keywords: document, tourist annotation, tour guide, to construct. 1. Đặt vấn đề Hướng dẫn viên du lịch (tour guide) là một nghề khá đặc biệt, bởi bằng kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ của mình, ngoài việc là đại diện trực tiếp cho các tổ chức kinh doanh du lịch với nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình du lịch đã kí kết trên thực tế nhằm đảm bảo đúng kế hoạch và đáp ứng các nhu cầu được thỏa thuận của du khách, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch trong phạm vi quyền hạn, khả năng của mình thì người làm nghề này còn được xem là sứ giả văn hóa, mang sứ mạng lớn lao khi chỉ dẫn và cung cấp lời thuyết minh về các điểm du lịch thông qua bài thuyết minh của mình, với sự khơi dậy, đánh thức những thông điệp của các thế hệ cha ông HUỲNH THI U PHONG 185 gửi gắm trong những di sản vật thể và phi vật thể từ quá khứ đến hiện tại để truyền chuyển cho du khách, qua đó giới thiệu, quảng bá văn hóa của một đất nước, một dân tộc, tạo ra những ấn tượng tốt, tích cực cho khách du lịch sau những chuyến hành trình. Do vậy, trang bị tài liệu thuyết minh để triển khai công tác thuyết minh khi thực hiện chương trình tour là việc làm rất quan trọng đối với mỗi hướng dẫn viên. Vậy, cần hiểu thuyết minh du lịch là gì? Công tác chuẩn bị tư liệu và tiến hành triển khai nghiệp vụ thuyết minh của hướng dẫn viên hiện nay có những ưu, nhược điểm gì? Những vấn đề ấy sẽ được giải quyết trong bài viết này. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một qui trình biên soạn tài liệu thuyết minh mới để góp phần nâng cao nghiệp vụ thuyết minh cho hướng dẫn viên một cách có hiệu quả. 2. Thuyết minh du lịch là gì? Theo nhóm tác giả Bùi Quang Tịnh và Bùi Thị Tuyết Khanh trong Từ điển Tiếng Việt thì “thuyết minh” có 2 nghĩa: (1) Giải thích bằng lời những sự việc diễn ra trên màn ảnh; (2) Giải thích cách dùng [5, tr.981]. Bên cạnh đó, Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa “thuyết minh” là: “Nói hoặc chú thích cho người ta hiểu rõ hơn về những sự vật, sự việc hoặc hình ảnh đã đưa ra” [2, tr.969]. Theo đó, “Thuyết minh du lịch là hình thức diễn đạt bằng lời nói lẫn cảm xúc của một hướng dẫn viên để diễn tả điểm tham quan, tuyến điểm du lịch, tới những lãnh vực gần gũi hay có liên quan tới các đối tượng tham quan, tới địa phương trên tuyến tham quan của đoàn khách” [6]. Lời thuyết minh là những thông tin chọn lọc được xây dựng trên cơ sở đối tượng tham quan và được hướng dẫn viên phân tích, giải thích và chuyển tải tới khách du lịch để họ có thể hiểu và cảm nhận được đầy đủ những giá trị của đối tượng tham quan. Lời thuyết minh được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau và được kết hợp một cách uyển chuyển để tạo sự hấp dẫn, cuốn hút, dễ hiểu đối với người nghe nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả, đáp ứng được mục đích của việc trình bày. Có khi nó được thể hiện dưới dạng những phân tích thông tin khoa học chính xác, có lúc lại là những sự kiện lịch sử hay những câu chuyện truyền thuyết, bài thơ, câu ca dao, bài hát... Như vậy, thuyết minh du lịch là sử dụng lời nói để giới thiệu những thông tin có hàm lượng khoa học mà đoàn khách sẽ nhìn thấy, tham quan trong một chuyến hành trình. Do đặc tính sử dụng lời nói nên trong thực tế, mỗi hướng dẫn viên có những phương pháp và phong cách thuyết minh khác nhau. Nếu những phương pháp thuyết minh đều được qui về những nguyên tắc nhất định trong nghiệp vụ chuyên môn thì trái lại, phong cách lại là một dấu ấn mang tính cá nhân vì mỗi người đều lựa chọn để sở hữu cho mình những cách tiếp cận, ngôn ngữ hình thể, giọng nói, âm lượng riêng. Cùng một chuyên đề nhưng hướng dẫn viên (A) sẽ có cách giới thiệu khác, hướng dẫn viên (B) sẽ có cách giới thiệu khác. Trong thực tế, hướng dẫn viên thường khó khăn trong việc cung cấp thông tin đến cho du khách: (i) Khó khăn trong việc chắt lọc thông tin để cung cấp cho du khách, (ii) Khó khăn trong diễn giải chuyên đề. Tại các cơ sở đào tạo du lịch, trong chương trình đào tạo đều có học phần “Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch”. Người QUI TRÌNH XÂY DỰNG TÀI LI U THUYẾT MINH DU LỊCH – M T CÁCH TIẾP CẬN MỚI 186 học được cung cấp và giới thiệu rất nhiều phương pháp thuyết minh du lịch (ví dụ như các phương pháp “tức cảnh sinh tình”, “lấp lửng”, “hỏi đáp”, “so sánh”, “phân đoạn”,). Tuy nhiên, các phương pháp đó chỉ được triển khai một cách có hiệu quả khi việc xây dựng tài liệu thuyết minh đảm bảo được tính khoa học, hợp lí. Thực tiễn trong quá trình tác nghiệp của chúng tôi cho thấy, có những thông tin khách du lịch được cung cấp từ hướng dẫn viên nhưng không thể xem chúng là tài liệu thuyết minh du lịch vì những thông tin ấy không mang hàm lượng khoa học. Chẳng hạn như những câu chuyện cười, những lời động viên hay hỏi thăm khách nhằm thắt chặt tình cảm giữa các thành viên, những dặn dò trước khi tham quan, hay tiến hành thủ tục nhận/trả phòng đều không phải tài liệu thuyết minh du lịch. Nhằm khắc phục những khó khăn đó, hướng dẫn viên nhất thiết phải xây dựng tài liệu thuyết minh khoa học và phù hợp. 3. Cách thức và qui trình biên soạn tài liệu thuyết minh du lịch 3.1. Biên soạn tài liệu thuyết minh theo phương pháp truyền thống – ưu và nhược điểm Lâu nay, các hướng dẫn viên khi biên soạn tài liệu thuyết minh thường sử dụng hai phương pháp truyền thống, đó là căn cứ vào đặc điểm địa lí (biên soạn theo tỉnh, thành) và căn cứ vào tuyến giao thông (biên soạn theo tuyến điểm/ cung đường). Hai phương pháp này đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau theo bảng bên dưới: Bảng 1. Những ưu – nhược điểm của hai phương pháp biên soạn tài liệu thuyết minh truyền thống Biên soạn tài liệu theo tỉnh, thành Biên soạn tài liệu theo tuyến (cung đường) Ưu điểm Bao quát được thông tin chi tiết của các tỉnh, thành mà đoàn đi qua. Phù hợp với hướng dẫn viên mới vào nghề vì lựa chọn chuyên đề thuyết minh không nhất thiết phải căn cứ vào thực tế cung đường di chuyển. Hướng dẫn viên sẽ thuyết minh thực tế những chuyên đề vì căn cứ vào những gì du khách quan sát được trên đường đi, từ đó tạo tâm lí hứng thu cho du khách khi nghe vì “nói có sách, mách có chứng”. Kiến thức mang tính tĩnh, ổn định. Nhược điểm Yêu cầu khối lượng kiến thức rộng đối với hướng dẫn viên. Khả năng thuyết minh thu hút du khách không cao. Đòi hỏi sự linh động trong việc chắt lọc thông tin để cung cấp cho du khách. Đòi hỏi hướng dẫn viên phải nắm chắc cung đường di chuyển để lựa chọn chuyên đề thuyết minh phù hợp. Khối lượng kiến thức chỉ tập trung vào tuyến du lịch mà đoàn di chuyển, khả năng mở rộng chuyên đề không cao. (Nguồn: Tác giả) HUỲNH THI U PHONG 187 Trước tình hình đó, chúng tôi đề xuất một phương pháp xây dựng tài liệu thuyết minh từ một góc độ tiếp cận mới để, một mặt, có thể kết hợp những ưu điểm của hai phương pháp này, và mặt khác, vừa phù hợp với hướng dẫn viên trong quá trình biên soạn tài liệu để nghiệp vụ thuyết minh được triển khai một cách hiệu quả và thu hút người nghe hơn, dựa trên đặc điểm bản chất của thông tin muốn truyền tải đến cho du khách, đó là phương pháp thuyết minh kết hợp các dạng chuyên đề. Trong đó, ở mỗi tuyến điểm, hướng dẫn viên cần phân nhóm hai dạng chuyên đề; thứ nhất là chuyên đề thuyết minh tĩnh (đóng), thứ hai là chuyên đề thuyết minh động (mở). Thao tác này sẽ tạo nên nguồn tư liệu được phân chia rõ ràng và hỗ trợ tích cực cho hướng dẫn viên khi phân đoạn chuyên đề thuyết minh. Về chuyên đề thuyết minh tĩnh (đóng), đây là những chuyên đề mang tính cố định cao, mang nhiều đặc điểm giống với dạng chuyên đề tuyến (theo cách phân chia truyền thống). Khi biên soạn những chuyên đề này, hướng dẫn viên chỉ có thể vận dụng trong một số cung đường cố định, không thể áp dụng với những cung đường khác. Việc xây dựng khung chuyên đề dạng này là tương đối giống nhau, nếu ta chắt lọc những thông tin theo một số tiêu chí xác định. Tuy nhiên, ưu điểm mà phương pháp biên soạn dạng chuyên đề này mà chúng tôi đề xuất chính là việc hạn chế được một số thông tin cơ bản (có nghĩa là những thông tin trên mạng mà ai cũng có thể tìm). Chẳng hạn, đối với tuyến Sài Gòn – Đà Lạt thì chuyên đề “Vua Bảo Đại” là một dạng chuyên đề thuyết minh tĩnh. Bởi vì đây là vùng đất gắn liền với cuộc đời của vị vua này. Hiển nhiên, hướng dẫn viên biên soạn chuyên đề này không nằm ngoài mục đích phục vụ tuyến du lịch này. Song, trong quá trình biên soạn, ta cần khéo léo lựa chọn những thông tin mang tính “ngoài lề” để bài thuyết minh được sinh động hơn. Ở vị trí là một du khách, ta vẫn luôn có hứng thú với những câu chuyện ngoài lề về vị vua này hơn là thuyết minh những thông tin mang tính lịch sử (năm sinh, năm mất, một số cột mốc quan trọng trong cuộc đời). Đôi khi, chính sự phi chính thống này lại tạo cảm giác hứng thú cho người nghe. Song, đây cũng có thể được xem như con dao hai lưỡi, hướng dẫn viên cần cẩn trọng với những thông tin mà mình cung cấp; bởi vì tính phi chính thống đôi lúc sẽ phản tác dụng và gây khó khăn cho chính hướng dẫn viên. Về chuyên đề thuyết minh động (mở), trái với nhóm chuyên đề tĩnh, đây là dạng chuyên đề mang tính “phòng bị”. Trong quá trình tác nghiệp, tâm lí, lứa tuổi và nhiều yếu tố bên ngoài tác động sẽ làm cho du khách có xu hướng lắng nghe những vấn đề khác nhau mà họ quan tâm. Hướng dẫn viên sẽ không thể đảm bảo việc tất cả các đoàn khách đều hứng khởi với những chuyên đề tĩnh mà mình đã chuẩn bị (mặc dù chúng rất phù hợp với thực tế của chuyến hành trình). Với tình trạng khi đó thì những nhóm chuyên đề động sẽ góp phần giải quyết khúc mắt đó của du khách. Một chuyên để thuộc dạng này có thể lấy ví dụ chính là chuyên đề “trái cây”. Với trường hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đây được xem như vựa lúa và vựa trái cây lớn của cả nước. Như vậy, khi đi những cung đường tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, việc giới thiệu chuyên đề này là rất hợp lí. Và điều quan trọng hơn là với một chuyên đề nhưng ta có thể áp dụng ở nhiều tuyến du lịch khác nhau. Phân chia tài liệu thành chuyên đề động và tĩnh là phân cấp ở cấp độ một, QUI TRÌNH XÂY DỰNG TÀI LI U THUYẾT MINH DU LỊCH – M T CÁCH TIẾP CẬN MỚI 188 mang ý nghĩa cơ bản và khái quát nhất. Để việc phân nhóm tài liệu được cụ thể hơn, chúng tôi tiếp tục thao tác phân nhóm ở cấp độ hai, đó là đi sâu vào việc phân chia nhóm kiến thức chuyên đề. Nhất quán trên cơ sở đó, chúng tôi tạm chia ra làm 5 nhóm kiến thức chuyên đề, bao gồm: nhóm kiến thức văn hóa – nhóm kiến thức lịch sử - nhóm kiến thức địa lí – nhóm kiến thức kinh tế và xã hội – nhóm kiến thức du lịch. Mối liên hệ giữa việc phân cấp chuyên đề được chúng tôi mô hình hóa theo sơ đồ bên dưới. Nhóm kiến thức văn hóa Nhóm kiến thức lịch sử Nhóm kiến thức địa lí Nhóm kiến thức kinh tế và xã hội Nhóm kiến thức du lịch Sơ đồ 1. Hệ thống cấu trúc tài liệu thuyết minh du lịch (Nguồn: Tác giả) Theo sơ đồ 1, những chuyên đề thuyết minh tĩnh/ động có thể thuộc một trong 5 nhóm chuyên đề kiến thức đã được liệt kê. Cũng theo sơ đồ trên, ranh giới giữa tài liệu theo tỉnh, thành và tài liệu theo cung đường về cơ bản đã được xóa bỏ; thay vào đó là sự phân chia tài liệu theo tiêu chí khối kiến thức (5 khối) và cấp độ chuyên đề thuyết minh (tĩnh hoặc động). Khởi điểm của việc phân chia này rõ ràng sẽ tạo nên sự phức tạp trong việc phân loại tài liệu, song khi đã nắm chắc phương pháp phân loại tài liệu theo cách này thì tư liệu thuyết minh sẽ có cơ sở phân chia hợp lí hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chọn lọc tài liệu phù hợp cho từng cung đường khác nhau. 3.2. Nguyên tắc và qui trình biên soạn tài liệu thuyết minh theo phương pháp kết hợp các dạng chuyên đề 3.2.1. Nguyên tắc biên soạn a) Đảm bảo tính mục đích: Tài liệu thuyết minh phải hướng vào mục đích, chủ đề của chương trình du lịch. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả trọng tâm của bài thuyết minh. Nó quyết định tới việc lựa chọn tư liệu và sắp xếp nội dung của bài thuyết minh. b) Đảm bảo tính nội dung: Tài liệu thuyết minh phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, chuẩn mực và khoa học để du khách có thể hiểu được giá trị của tuyến du lịch, điểm du lịch và các đối tượng tham quan khác nhau. c) Đảm bảo tính thực tiễn và tính thẩm mĩ: Tài liệu thuyết minh phải gắn với tình hình thực tiễn của điểm, tuyến, khách du lịch và mang giá trị của cái đẹp, tôn vinh được giá trị tài nguyên và để lại ấn tượng sâu sắc đối với khách tham quan. 3.2.2. Qui trình biên soạn Vận dụng các nguyên tắc trên vào việc biên soạn tài liệu thuyết minh là yêu cầu đòi hỏi các thao tác khoa học trong một qui trình cụ thể. Qui trình đó gồm năm bước: Chuyên đề thuyết minh tĩnh/ Chuyên đề thuyết minh động HUỲNH THI U PHONG 189 Hình 1. Qui trình biên soạn tài liệu thuyết minh du lịch Bước 1: Phân cấp tài liệu, chúng tôi đã làm rõ tính cấp thiết cũng như phương pháp phân cấp tài liệu trong phần trên. Mục đích là để xác định vị trí của từng chuyên đề trong hệ thống cấu trúc tài liệu thuyết minh. Bước 2: Lựa chọn các chuyên đề/ nhóm chuyên đề phù hợp cho từng tuyến, đây là bước không kém phần quan trọng trong việc quyết định tính phù hợp trong phân bổ chuyên đề thuyết minh của hướng dẫn viên trong suốt hành trình. Để thực hiện bước này, cá nhân mỗi hướng dẫn viên cần cơ bản hình dung được cung đường của chương trình du lịch để có thể xác định được những chuyên đề nào cần được đề cập để giới thiệu cho du khách. Về cơ bản, yêu cầu hoàn thành bước này cũng tương tự như cách biên soạn tài liệu theo tuyến điểm mà hiện nay nhiều hướng dẫn viên đang áp dụng đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, một điểm tích cực trong bước này, ít gây khó khăn hơn cho hướng dẫn viên so với phương pháp biên soạn cũ chính là việc hướng dẫn viên không nhất thiết phải “thuộc lòng” cung đường, vì đã có những nhóm chuyên đề động bổ sung vào. Trong quá trình di chuyển, những cung đường mà hướng dẫn viên chưa nắm rõ (đặc biệt là những hướng dẫn viên còn ít kinh nghiệm), không thể triển khai những chuyên đề tĩnh thì có thể bồi lắp bằng những chuyên đề động. Do vậy, để hoàn thành bước này, hướng dẫn viên cần cơ bản nắm bắt cung đường mà mình sẽ di chuyển chứ không cần phải nắm rõ cung đường. Đây là một ưu điểm trong việc biên soạn tài liệu theo cách tiếp cận mới. Bước 3: Xây dựng bố cục cho từng chuyên đề/ nhóm chuyên đề, nếu việc lựa chọn chuyên đề sẽ quyết định tính phù hợp, thì việc xây dựng bố cục cho từng chuyên đề sẽ quyết định tính thu hút người nghe (du khách). Nghiệp vụ xây dựng cấu trúc bài thuyết minh đã được nêu rõ trong chương trình giảng dạy học phần “Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch”, thế nhưng thực tế lại cho thấy, tuân thủ nguyên tắc trong việc xây dựng bài thuyết minh không thu hút du khách vì chúng tôi đã kiếm chứng vấn đề này dưới vai trò hướng dẫn viên lẫn du khách. Do vậy, căn cứ vào năm nhóm kiến thức chuyên đề đã được phân nhóm ở trên, chúng tôi kiến nghị một số yêu cầu chung đối với việc xây dựng khung bố cục bài thuyết minh như sau: QUI TRÌNH XÂY DỰNG TÀI LI U THUYẾT MINH DU LỊCH – M T CÁCH TIẾP CẬN MỚI 190 Bảng 2. Yêu cầu chung trong xây dựng khung bố cục tài liệu chuyên đề thuyết minh Khối kiến thức Văn hóa Lịch sử Địa lý Kinh tế, xã hội Du lịch Yêu cầu chung Khi xây dựng bài thuyết minh, cần nhập thân vào đời sống văn hóa tại địa phương để giúp du khách hiểu rõ hơn về đời sống của cư dân sở tại. Do đặc thù khái niệm “văn hóa” là rất rộng, do vậy mà linh hoạt xây dựng khung bố cục cho từng mảng chuyên đề (ẩm thực, tôn giáo, kiến trúc). Đảm bảo tôn trọng lịch sử. Chú trọng vào giới thiệu những giai thoại của những danh nhân, người nổi tiếng tại địa phương để tạo hứng thú cho du khách. Hạn chế xây dựng bài thuyết minh quá phụ thuộc vào các mốc thời gian. Không thể hiện thái độ cá nhân trong bài thuyết minh. Sử dụng kiến thức về khoa học Địa lý để lý giải những hiện tượng mang tính tự nhiên trên cung đường mà du khách bắt gặp. Cân nhắc trong sử dụng ngôn ngữ trong tài liệu thuyết minh (hạn chế lý giải theo ngôn ngữ khoa học) Cập nhật và cung cấp những thông tin mang tính thực tiễn cao về tình hình kinh tế, xã hội của địa phương. HDV cần cân nhắc lựa chọn những thông tin ít mang tính tiêu cực để tránh tạo ác cảm của du khách với địa phương. Không đưa những thông tin về chính trị vào bài thuyết minh. Bài thuyết minh cần ngắn gọn, súc tích, đảm bảo độ chuẩn xác về thông tin. Bài thuyết minh cần thể hiện đầy đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết luận. Bước 4: Tổng hợp tư liệu, đây là bước cần được đầu tư về mặt thời gian. Lựa chọn tài liệu từ đâu là câu hỏi lớn nhất trong bước này? Tùy thuộc vào từng khối kiến thức chuyên đề mà khi biên soạn, hướng dẫn viên cần tìm kiếm nguồn tài liệu thích hợp. Với khối kiến thức chuyên đề về văn hóa, lịch sử, địa lí, cần lưu ý việc hạn chế tổng hợp tư liệu trực tuyến do đây là nguồn tư liệu không đảm bảo tính xác thực; trái lại, với khối kiến thức kinh tế và xã hội lại cần mang tính cập nhật, do đó, tư liệu trực tuyến lại phù hợp để biên soạn khối kiến thức chuyên đề này. Tóm lại, hướng dẫn viên có thể áp dụng cả hai phương pháp là tham khảo tài liệu sách lẫn tài liệu trực tuyến, tùy vào từng khối kiến thức chuyên đề. Bước 5: Biên tập, lựa chọn thông tin, đây là thao tác cuối để hoàn thành bộ tài liệu. Xử lí thông tin từ những tài liệu đã được tổng hợp và đưa chúng vào trong khung bố cục các chuyên đề là việc làm cần tính khéo léo và linh hoạt. Cố nhiên ở từng mảng kiến thức của các khối kiến thức, bố cục sẽ có những điểm khác biệt HUỲNH THI U PHONG 191 nhất định. Song, tất cả tài liệu cần thể hiện tính logic trong diễn giải vấn đề, sử dụng văn phong trong sáng để tránh gây nhầm lẫn cho du khách; bởi vì có những vấn đề nếu hướng dẩn viên trình bày tối nghĩa sẽ dẫn đến nhận thức sai lệch, tạo ra cách hiểu tiêu cực của du khách về đối tượng được thuyết minh. 4. Kết luận Tích lũy kiến thức luôn là một nhu cầu thiết thực và mang tính tự giác của con người và là động lực để người hướng dẫn viên hoàn thiện chuyên môn và nghiệp vụ của mình. Tài liệu thuyết minh du lịch của hướng dẫn viên luôn có vai trò quan trọng hướng du khách đến với những kiến thức và những trải nghiệm mới trong một hành trình du lịch. Để làm được điều đó, tự trang bị tài liệu thuyết minh du lịch là một nhiệm vụ cấp thiết của hướng dẫn viên; trong đó, biên soạn tài liệu là tiền đề để nghiệp vụ thuyết minh được đảm bảo, góp phần nâng cao chất lượng và hình ảnh đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, đáp ứng sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập của đất nước hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Trung Kiên (2008), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Hoàng Phê (Cb) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng. 3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Hà Nội. 4. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Bùi Quang Tịnh, Bùi Thị Tuyết Khanh (2001), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa- Thông tin. 6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA %BFt_minh_du_l%E1%BB%8Bch Ngày nhận bài: 09/8/2017 Biên tập xong: 15/9/2017 Duyệt đăng: 20/9/2017 192 HỘP THƯ BẠN ĐỌC Kính gửi Quý bạn đọc, Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được rất nhiều bài viết của các nhà khoa học trong cả nước. Ban Biên tập Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn chân thành cảm ơn sự cộng tác của Quý vị. Trong số Tạp chí này, chúng tôi xin giới thiệu đến Quý bạn đọc và các nhà khoa học những bài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Khoa học Giáo dục. Ban Biên tập Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn cũng xin trân trọng thông báo đã nhận được bài viết của rất nhiều nhà khoa học trong cả nước. Vì điều kiện giới hạn về số lượng bài mỗi số, chúng tôi xin được chọn đăng ở các số Tạp chí tiếp theo. Với những bài viết đã chọn đăng trong số Tạp chí này, chắc chắn vẫn còn những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để có thể ngày một nâng cao chất lượng Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn. Một lần nữa, Ban Biên tập Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn chân thành cảm ơn Quý bạn đọc, các nhà khoa học trong cả nước và mong muốn được đón nhận sự tín nhiệm lâu dài của Quý vị trong tương lai. Trân trọng. BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf31_8334_2215083.pdf
Tài liệu liên quan