Giáo dục trong thế giới hiện đại: Những vấn đề cần quan tâm

Tài liệu Giáo dục trong thế giới hiện đại: Những vấn đề cần quan tâm: 118 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật GIÁO DỤC TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM Phan Ngọc Vượng* TÓM TẮT Giáo dục là quá trình thế hệ trẻ nắm bắt các quy tắc ứng xử và hệ thống những giá trị xã hội, một trong các lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất của con người. Hiện nay, nó thực sự xâm chiếm toàn thể xã hội, chi phí cho nó thường xuyên tăng lên. Tại các nước phát triển, chi phí cho lĩnh vực này chiếm khoảng 5-8% tổng sản phẩm quốc dân. Theo chỉ số đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, bên cạnh tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người và mức tuổi thọ bình quân, Liên hợp quốc còn ghi nhận tỷ lệ người biết chữ và số lượng năm học bình quân của công dân quốc gia đó tại các trường học. Từ khóa: giáo dục, thế giới hiện đại, những vấn đề cần quan tâm EDUCATION IN THE MODERN WORLD: ISSUES TO CONSIDER ABSTRACT Education is the younger generation to grasp the rules of conduct and value system of the society, one of the areas most important acti...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục trong thế giới hiện đại: Những vấn đề cần quan tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
118 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật GIÁO DỤC TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM Phan Ngọc Vượng* TÓM TẮT Giáo dục là quá trình thế hệ trẻ nắm bắt các quy tắc ứng xử và hệ thống những giá trị xã hội, một trong các lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất của con người. Hiện nay, nó thực sự xâm chiếm toàn thể xã hội, chi phí cho nó thường xuyên tăng lên. Tại các nước phát triển, chi phí cho lĩnh vực này chiếm khoảng 5-8% tổng sản phẩm quốc dân. Theo chỉ số đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, bên cạnh tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người và mức tuổi thọ bình quân, Liên hợp quốc còn ghi nhận tỷ lệ người biết chữ và số lượng năm học bình quân của công dân quốc gia đó tại các trường học. Từ khóa: giáo dục, thế giới hiện đại, những vấn đề cần quan tâm EDUCATION IN THE MODERN WORLD: ISSUES TO CONSIDER ABSTRACT Education is the younger generation to grasp the rules of conduct and value system of the society, one of the areas most important activities of man. Currently, it really invaded the whole of society, it often costs increased. In developed countries, the cost for this area accounts for about 5-8% of the total national product. According to the evaluation index development level of a country, besides the total national product per capita and the average life expectancy, the United Nations also recorded adult literacy rate and the average number of school years citizens of that country in schools. Key word: education, the modern world, the issues of concern * ThS. GV. Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 2. ĐT: 0977 31 37 37; Email: phanvuongnghean@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thế kỷ XX, toàn bộ thế giới đã tấn công mạnh mẽ vào “giặc dốt”. Những hoạt động quan trọng nhất theo phương hướng này được tiến hành sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tất cả các nước phát triển đã áp dụng chế độ giáo dục trung học phổ thông, phổ biến giáo dục đại học. Hiện nay, hơn 20% học sinh tại các nước phát triển tiếp tục học tập tại các trường đại học. Trình độ của dân cư tăng lên đáng kể. Vào cuối thế kỷ XX, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, số lượng người mù chữ đã giảm. Hiện nay, số lượng này không vượt quá 15%. Cần đặc biệt lưu ý hệ thống giáo dục thường xuyên đối với đa số dân cư có khả năng lao động tại các nước phát triển. Xã hội nhận thức rõ rằng, chính giáo dục đặt cơ sở cho chiến lược phát triển không những của mỗi quốc gia mà còn của toàn bộ loài người. Song, giáo dục hiện đại đang trải qua khủng hoảng, nó thể hiện ở chất lượng không cao, ở tính bất ổn của tri thức và kỹ năng của học sinh, ở đạo đức và trách nhiệm yếu kém của công dân, ở nạn nghiệm ma tuý, tội phạm phổ biến trong học sinh. Trên khắp thế giới, nhiều học sinh bỏ học, thiếu giáo viên có trình độ chuyên môn cao, thiếu sách giáo khoa có chất lượng tốt, thiếu các phương pháp giảng dạy có hiệu quả, mức công của giáo viên thấp và kinh phí cấp cho hệ thống giáo dục ít. 119 Giáo dục trong thế giới . . . 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI Thứ nhất, một vấn đề thực sự quan ngại là khác biệt về trình độ giáo dục giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển bắt nguồn từ khả năng cấp tài chính cho giáo dục của mỗi nước. Các nước kém phát triển cấp kinh phí bình quân đầu người cho giáo dục thấp hơn 25 lần so với các nước phát triển. Nạn chảy máu chất xám cũng là vấn đề thực sự gay gắt, góp phần làm sâu sắc hơn sự phân hóa giữa các nước. Thứ hai, toàn cầu hóa càng làm cho những vấn đề giáo dục trở nên gay gắt hơn, vì giáo dục chính là một lĩnh vực của không gian văn hóa xã hội đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các quá trình toàn cầu hóa. Một mặt, không gian văn hóa xã hội toàn cầu đang làm cho các nước phụ thuộc, ảnh hưởng, thâm nhập lẫn nhau trong lĩnh vực này. Mặt khác, các nước ngày càng tự ý thức, chú trọng tính độc đáo văn hóa, khác biệt tôn giáo. Thực tế này dẫn tới các quá trình tích hợp và phi tích hợp, nhất thể hóa và phân hóa diễn ra đồng thời. Với tư cách là một trong các đối tượng quan trọng hàng đầu của giáo dục, khoa học trải qua khủng hoảng nặng nề và kéo dài ở thời hiện đại. Vốn được tích luỹ sau vài thế kỷ, hệ thống tri thức, hệ chuẩn khoa học ổn định, hài hòa đã tạo thành nền tảng vững chắc để hình thành thế giới quan và hoạt động thực tiễn của con người trong các lĩnh vực đa dạng, đã cho phép tiên đoán tương lai cách tự tin. Hệ thống này bỗng dưng bị lung lay do những sự kiện bất ngờ, những bước ngoặt lớn không tiên đoán được trong xã hội và của tự nhiên. Thực tế này làm xuất hiện hiện tượng A.Toffler gọi là “cú sốc tương lai” (nỗi sợ hãi trước tương lai)1. Khoa học từng là biểu tượng cho niềm tin của các thế hệ nối tiếp nhau do đem lại máy móc có năng suất cao, các công nghệ hữu hiệu, thay thế vật liệu tự nhiên bằng vật liệu nhân tạo. Song, nó đồng thời cũng tích luỹ các phương tiện tượng huỷ diệt ngày một mạnh mẽ hơn. Thực tế cho thấy sức mạnh của khoa học là phù du, còn các lĩnh vực rộng lớn khoa học không hiểu, hiểu không đúng hay không thể hiểu. Vốn đem lại lợi ích hữu hình 1 A.Toffler. Cú sốc tương lai. Nxb. Trí thức, HN, 1997. cho con người, nhiều kết quả của khoa học được vật chất hóa tiềm ẩn các hậu quả khôn lường, nguy hiểm đối với con người. Tất cả những điều đó bộc lộ ra trong khoảng 10 - 15 năm gần đây và làm suy giảm quyền uy của khoa học, làm mất niềm tin vào các khả năng của nó. Một bộ phận xã hội không nhỏ quay về với niềm tin vào các lực lượng xa lạ. Đây là xu hướng toàn cầu, vì khoa học đích thực không khoác cái vỏ dân tộc, các thành tựu và các thất bại của nó là tài sản chung nhân loại. Tất nhiên, thực tế này sẽ không kéo dài. Khoa học đang dần được giải phóng khỏi tính phiến diện, kiêu ngạo nguy hiểm, đang bước sang cái P.Sorokin gọi là hệ thống tri thức tích hợp, trong đó nó giữa vị trí vốn có của nó trong đời sống tinh thần của xã hội cùng với các yếu tố khác2. Song, không phải tất cả các dân tộc đều đồng thời đi đến khoa học tích hợp. Do vậy, giáo dục tất yếu sẽ vấp phải những vấn đề hội nhập do các quá trình du học tạo ra. Thứ ba, cuộc cách mạng thông tin hiện đại mở ra các khả năng mới để hình thành “trí tuệ tập thể”3 đóng vai trò như là lý tính của con người đóng trong cơ thể và hoạt động vì lợi ích của toàn thể nhân loại. Lợi ích của toàn cầu hóa thể hiện ở tốc độ phát triển của tri thức tăng lên cùng với số lượng người tham gia sáng tạo lớn hơn. Sự cô lập những lý tính riêng biệt và các nhóm người riêng biệt có hệ quả tất yếu là đánh mất tri thức và suy thoái của nhân dân. Việc hình thành không gian thông tin toàn cầu tạo ra điều kiện thuận lợi cho trao đổi thông tin khoa học, mở ra các khả năng mới cho trao đổi quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Nhưng nó cũng sinh ra những nguy cơ và những mâu thuẫn mới giữa các dân tộc. Đó là chủ nghĩa thực địa mới về thông tin, chiến tranh thông tin. Các nước phát triển tích cực sử dụng chúng để thống trị các nước kém phát triển về mặt tư tưởng, để gán ghép cho thế giới một trật tự mới của mình. Như vũ khí đặc biệt, toàn cầu hóa thông tin trong tay những người khác nhau có thể phục vụ các mục đích khác nhau. Giáo dục đứng trước vấn đề bảo vệ lợi ích dân tộc cách 2 P.A.Sorokin. Các xu hướng chủ yếu của thời đại chúng ta. Moscow, 1997, tr. 32. 3 N.N.Moiseev. Số phận của nền văn minh. Con đường của lý tính. Moscow, 1998, tr. 86. 120 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật không phương hại đến lợi ích toàn cầu nhờ hình thành ý thức toàn cầu. Ý thức toàn cầu phải góp phần đẩy nhanh quá trình xích lại gần nhau giữa các dân tộc trong lĩnh vực tinh thần. Ý thức toàn cầu giả định phải có tri thức và sự hiểu biết về các quá trình toàn cầu hóa xâm chiếm thế giới, phải có quyền ưu tiên cho lợi ích toàn cầu, chung nhân loại đối với lợi ích dân tộc. Nó có nhiệm vụ ngăn chặn xung đột giữa các dân tộc, thảm hoạ sinh thái, toàn cầu hóa lợi ích tư, thống trị thế giới của một siêu cường, các công ty xuyên quốc gia bòn rút siêu lợi nhuận độc quyền nhờ mạng lưới thông tin, ngân hàng thương mại khống chế toàn bộ hành tinh, v.v. Thứ tư, thời hiện đại cho thấy ý đồ dùng bạo lực loại bỏ các tôn giáo đã bị phá sản, xu hướng phục hồi tôn giáo vẫn tiếp diễn. Các tôn giáo đã trở thành một trong các nhân tố để tăng cường sự thống nhất tinh thần của các dân tộc. Tôn giáo phục hồi và giữ lại vị trí vốn có của nó trong không gian văn hóa xã hội. Song, quá trình tích cực này đi liền với xu hướng nguy hiểm: tăng cường chủ nghĩa khắc kỷ tôn giáo, chủ nghĩa bè phái, thái độ không khoan dung đối với người khác tôn giáo. Chiến tranh tôn giáo, xung đột giữa các nước trên cơ sở tôn giáo lại trở thành hiện thực. Chủ nghĩa bè phái được phổ biến nhanh nhất, các giáo phái tích cực sử dụng những công nghệ thông tin hiện đại. Chủ nghĩa khắc kỷ và chủ nghĩa bè phái tôn giáo tăng lên trong điều kiện khủng hoảng tinh thần, thất vọng đối với khoa học, khát vọng có được chỗ dựa nơi tôn giáo. Văn hóa là tác phẩm cơ bản và là cái biểu thị những đặc điểm của dân tộc. Trong thời đại toàn cầu hóa, hai xu hướng không đối lập đang hiện rõ là (1) phục hồi dân tộc tách biệt và phân hóa các nền văn hóa, tăng cường những đặc điểm của chúng, khắc phục áp lực mang tính khuôn mẫu hóa, nhất thể hóa của nền văn hóa công nghiệp, làn sóng vô nhân cách hóa của văn hóa đại chúng; (2) hình thành văn hóa tích hợp hoàn thành vai trò thống nhất tinh thần nhân loại, giữ gìn di sản văn hóa toàn cầu vô cùng đa dạng, nhưng có nội dung thống nhất và ảnh hưởng tốt đẹp mà UNESCO là người canh gác. Giáo dục hiện đại đồng thời phải hoàn thành hai chức năng này. Tại các nước có mức độ biết chữ và bảo đảm thông tin hiện đại thấp, văn hóa truyền thống chiếm ưu thế cùng với tính bảo thủ và tính truyền thống cao, sẽ phải trải qua bước chuyển nan giải sang văn hóa tích hợp nhờ cung cấp phương tiện hiện đại để phổ biến văn hóa, để những thành tựu văn hóa trở nên tiếp cận được đối với mỗi người, mỗi gia đình. Giáo dục bằng những phương tiện hiện đại phải góp phần phổ biến tinh hoa văn hóa dân tộc và chung nhân loại. Hệ thống giáo dục ở thế kỷ XXI có nhiệm vụ hình thành thế giới quan và chuyên môn cho các thế hệ mới phải góp phần khắc phục phân hóa và phân tán văn hóa quá mức. Song, cả ở đây cũng có các xu hướng mâu thuẫn. Thành phần giáo viên và giáo trình bảo thủ, đại diện cho các giá trị đang đi vào quá khứ, sẽ đưa tới ý định truyền đạt cho thế hệ mới những tri thức và thói quen ngày càng xa rời với thế giới đang biến đổi nhanh chóng, trong đó họ sẽ phải sống và làm việc, việc tái sản xuất những cái lỗi thời là một trong các dấu hiệu về khủng hoảng của hệ thống giáo dục hiện đại đang cố kéo dài thời gian tồn tại của văn hóa cũ không tránh khỏi diệt vong cùng với những biểu hiện thù địch, bạo lực, suy đồi đạo đức vốn có của nó. Chứng tỏ cho điều đó là thực tế về bạo lực và sát hại xuất hiện tại các trường học phổ thông và các trường đại học có điều kiện vật chất rất thuận lợi của Mỹ. Mặt khác, các giáo viên tiến bộ nhất nắm bắt những nguyên tắc và phương pháp giáo dục họ sáng tạo, hình thành nên cá nhân sáng tạo, sử dụng hệ thống giáo dục thường xuyên và giáo dục từ xa để đổi mới dần dần tri thức và thích nghi với môi trường điều kiện cuộc sống đang biến đổi, viết giáo trình căn cứ trên những tư tưởng mới, cố phục hồi ở học viên nhu cầu về văn hóa cao cả, giáo dục các lý tưởng đạo đức, chỉ ra tấm gương về chủ nghĩa vị tha sáng tạo. Các cơ sở của văn hóa xã hội mới sẽ hình thành và ổn định khi chúng nuôi dưỡng toàn bộ hệ thống giáo dục - từ tiền phổ thông cho đến người lớn tuổi. Việc nâng cao mức độ bao phủ giáo dục trung học và đại học, giáo dục hình thành thế giới quan và đem lại thói quen nghề nghiệp cho các thế hệ đang lớn, cần phải tồn tại trước 121 Giáo dục trong thế giới . . . và góp phần thúc đẩy bước chuyển sang văn hóa xã hội tích hợp ở các nước kém phát triển. Đây sẽ là nhân tố quan trọng bậc nhất để hình thành ý thức toàn cầu tích hợp. Những chuyển biến triệt để diễn ra trong lĩnh vực đạo đức. Ở đây cũng diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng đối lập. Sự suy thoái đạo đức thể hiện trong các nhà nước toàn trị đã tiêu diệt hàng triệu công dân của mình, trong các tội ác bất nhân của chiến tranh thế giới lần thứ hai. Vào những năm 50-70 thế kỷ XX, làn sóng này tưởng như bắt đầu tiêu tan. Song, những năm 90 lại cho thấy một cơn bùng nổ mới của sự vô luân, bạo lực, dã thú, đặc biệt là trong thời gian xung đột giữa các dân tộc. Nạn nghiện ma tuý có tính chất toàn cầu, làn sóng bẩn thỉu của đạo đức đang suy thoái lan tỏa từ phương Tây sang các nước thế giới thứ ba. Song, xu hướng đối lập cũng xuất hiện và tăng lên - xu hướng phục hồi và khẳng định lại các giá trị và các chuẩn tắc đạo đức vĩnh cửu, phổ biến và tuyệt đối bắt buộc, văn hóa đạo đức tích hợp đang xuất hiện, nó thể hiện ở sự phát triển chủ nghĩa anh hùng về đạo đức, chủ nghĩa vị tha cao cả và lối ứng xử có đạo đức hào hiệp trong số lượng cá nhân và nhóm ngày một tăng, dưới hình thức nhiều phong trào có tổ chức nhằm loại bỏ chiến tranh đẫm máu, nghèo nàn, bệnh tật, nạn đói, bóc lột bất công, các phong trào góp phần hoàn thiện lối sống, tâm linh và đạo đức của con người. Thực tế này đòi hỏi hoạt động rõ ràng của các nhà giáo nhằm góp phần xây dựng những giá trị đạo đức nhân văn chung nhân loại và phổ biến chúng cho đông đảo quần chúng. Toàn cầu hóa những chuẩn tắc đạo đức cơ bản, những chuẩn tắc thể hiện các giá trị chung nhân loại là điều kiện quan trọng cho sự sống và bước chuyển sang một chất lượng mới của nhân loại, để nhân loại tránh khỏi những mối khiếm khuyết và những mối nguy hiểm của xã hội công nghiệp đang suy tàn. Giáo dục cần góp phần làm gia tăng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, làm thay đổi hoàn toàn lập trường của cá nhân, cải thiện quan hệ giữa người với người và thái độ đối với những thành tựu của tập thể trong mọi lĩnh vực sinh hoạt. Đa số các xã hội và các vền văn hóa trong thế giới hiện đại đều căn cứ trên một mức độ bóc lột và áp bức cao đối với quần chúng. Do vậy, chiến lược giáo dục cần phải thúc đẩy việc khước từ mọi hệ thống giá trị của những kẻ bóc lột và tạo ra các hệ thống giá trị mới, công bằng. Mỗi người đều được ban tặng một số năng lực sáng tạo cơ bản. Nhưng đa số mọi người lại không thể phát triển hoàn toàn tiềm năng của mình do những điều kiện bao quanh và những nhân tố kinh tế - xã hội quyết định sự phát triển của xã hội. Vì giáo dục là công cụ cải biến tích cực đối với cá nhân và xã hội, nên nếu con người không nhận được giáo dục, thì sự phát triển của họ tất nhiên sẽ bị kìm hãm. Tuy nhiên, cho dù con người có lớn lên trong những điều kiện nào đi chăng nữa, thì những điều kiện cụ thể này, kinh nghiệm sống và làm việc mà con người nhận được trong khuôn khổ những điều kiện ấy, cũng có một tác động nhất định về mặt giáo dục đến sự phát triển nhân cách. Điều này tất yếu có cả những kết quả tích cực lẫn những hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống con người. Do vậy, trong thế giới tương lai, cần phải xem bản thân kinh nghiệm là thành tố giáo dục chủ yếu trong sự phát triển chung của cá nhân. Các hệ thống giáo dục truyền thống coi trọng phương diện trí tuệ và tri thức uyên bác trong những thành tựu của con người. Hiện nay cần phải đem lại cho các phương diện kinh nghiệm và kỹ thuật trong những thành tựu của cá nhân một giá trị và tầm quan trọng như nhau ở mọi cấp độ. Điều này sẽ đem lại một sự đóng góp lớn cho sự hài hoà tương lai, cho nhận thức toàn diện và sự chung sống của loài người. Khi đã nền hoà bình toàn cầu có thể trở thành thực tại phổ biến thông qua giáo dục toàn cầu. Quá trình xây dựng công thức và cấu trúc rõ ràng của giáo dục toàn cầu không thể và không nên mang tính tuyệt đối bất biến. Những giá trị nhân văn nội tại của mỗi xã hội và mỗi nền văn hóa cần phải trở thành một bộ phận không tách rời được của một loại hình giáo dục mới. Cần phải tách biệt và đưa những thành tố tích cực vào hệ thống mới. Cơ sở phải là sự bình đẳng xã hội và sự công bằng kinh tế. Việc nghiên cứu những nguyên nhân của xung đột và việc tìm kiếm giải pháp cụ thể cần phải giữ một vị trí quan trọng. Cũng cần phải phát triển 122 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật các công trình nghiên cứu đối chiếu về những tình huống khác nhau và những giải pháp nhất thời. Một bộ phận quan trọng của giáo dục phải là việc làm sáng tỏ những vấn đề toàn cầu cụ thể nhất, có ý nghĩa xuyên quốc gia và liên văn hóa, có những hậu quả rộng rãi đối với nền văn minh. Tư tưởng về giáo dục toàn cầu có các phương diện thực tiễn. Sau khi chúng ta đã ý thức được và đã trải nghiệm tầm quan trọng và tính tất yếu của tính cơ động thể chất trong quản lý thương mại, ngoại giao và chính trị, gần đây ranh giới giữa các thể chế và các quan điểm giáo dục còn tự động bị phá hủy và thay thế bằng những sự phân định mới, linh động và phổ biến về nội dung và tầm bao quát còn nhanh hơn nữa. Các hệ thống pháp luật cứng nhắc và bản sắc dân tộc cũng nhường chỗ nhanh như vậy cho các nguyên tắc mềm mỏng hơn và các chuẩn tắc ít nghiêm ngặt hơn, phù hợp với những thực tại và khát vọng mới. Thứ năm, các quan điểm tâm lý học truyền thống một thời gian dài cho rằng sự thay đổi cần phải diễn ra trong quan hệ giữa thầy và trò. Một ý thức mới về sự đối tác đang thống trị trong quan hệ cá nhân cũng như trong quan hệ thể chế. Đây là ý thức mới về sự cùng nhau học tập, nghiên cứu, thể hiện, và nó trở thành một bộ phận của các cơ chế sản xuất - phân phối - tiêu thụ trong lĩnh vực kinh tế. Những giá trị, những giáo lý và những cấm đoán vô nhân đạo đang biến mất, thay thế cho chúng là những giá trị mới, nhân đạo, hợp lý và hiện thực. Việc chấp nhận những tư tưởng tích cực và mang tính xây dựng, việc khước từ những khái niệm thiển cận và vô bổ trở nên đơn giản hơn. Chất lượng nghiên cứu về nguyên nhân của các sự kiện cũng thay đổi vì các nhà nghiên cứu được trang bị tri thức kinh nghiệm quảng bác hơn, có liên quan tới các nền văn hóa. Việc hiện thực hóa những nghiên cứu này có ý nghĩa phổ biến vì kết quả của nó sẽ đem lại lợi ích lớn hơn cho mọi thành viên xã hội. Tình trạng căng thẳng và sự bất bình đẳng về xã hội, kinh tế và văn hóa sẽ giảm bớt. Khi đó những thành quả lao động sẽ đem lại lợi ích cho toàn thể xã hội, mỗi người sẽ tự hào về sự tham gia vào những nỗ lực chung, mỗi phát hiện trong kinh nghiệm cũng sẽ có đóng góp cho những thành tựu xã hội, khi đó trí tuệ con người sẽ trở nên quảng bác hơn và có được tính phổ biến của nhận thức lý luận và của quan điểm thực tế. Tất nhiên là chúng ta đặt hy vọng vào một nền văn hóa và văn minh tốt đẹp hơn, đưa tới sự chung sống và hợp tác của loài người. 3. KẾT LUẬN Mặc dù mỗi quốc gia đều giải quyết những vấn đề của mình, song nói chung có thể phân biệt các hướng cải cách giáo dục cơ bản sau đây: thực hiện phát triển nhanh chóng hệ thống giáo dục thường xuyên cùng với việc sử dụng rộng rãi các công nghệ thông tin hiện đại; dân chủ hóa, cơ bản hóa, nhân văn hóa và nhân đạo hóa giáo dục; đảm bảo trình độ học vấn khoa học tự nhiên, toán học và vi tính cao cho học sinh; áp dụng hệ thống chuẩn mực nhà nước đối với mọi cấp giáo dục; thực hiện mối liên hệ hữu cơ giữa hệ thống giáo dục với các cơ cấu xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng; quốc tế hóa giáo dục. Giáo dục cần phải trở thành một bộ phận không tách rời được trong toàn bộ cuộc đời của mỗi người, trở thành nhu cầu nội tâm của nó. Việc giải quyết những vấn đề đó cần phải đảm bảo cho đất nước hội nhập thành công vào không gian kinh tế, chính trị và văn hóa thế giới. Trong điều kiện thống hợp tất yếu và ngày một tăng của loài người, giáo dục thể hiện là cơ sở cần thiết cho thành công trong cuộc đấu tranh vì một cuộc sống xứng đáng của mỗi người và của mỗi quốc gia riêng biệt, rốt cuộc là vì sự sống còn của loài người./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.Toffler. Cú sốc tương lai. Nxb. Trí thức, HN, 1997. 2. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Giáo dục đạo đức học. Nxb. Chính trị Quốc gia, HN, 2000. 3. N.N.Moiseev. Số phận của nền văn minh. Con đường của lý tính. Moscow, 1998. 4. P.A.Sorokin. Các xu hướng chủ yếu của thời đại chúng ta. Moscow, 1997. 5. Richard Bergeron , Phản phát triển, cái giá của chủ nghĩa tự do. Nxb. Chính trị Quốc gia, HN, 1995.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf85_5311_2122335.pdf
Tài liệu liên quan