Giáo dục thanh niên Việt Nam theo gương Bác Hồ vĩ đại

Tài liệu Giáo dục thanh niên Việt Nam theo gương Bác Hồ vĩ đại: Xã hội học số 2 - 1985 KỶ NIỆM LẦN THỨ 95 NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH GIÁO DỤC THANH NIÊN VIỆT NAM THEO GƯƠNG BÁC HỒ VĨ ĐẠI NGUYỄN KHÁNH TOÀN I. Giáo dục thanh niên là vấn đề then chốt Chủ lịch Hồ Chí Minh kính yêu căn dặn chúng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Lời Di chúc của Người giờ đây đang được toàn Đảng, toàn dân ta, nhất là cán bộ, đảng viên, quan tâm và lo lắng. Chúng ta quan tâm, vì ai cũng mong cho ngày mai Tổ quốc thân yêu của mình sẽ giàu có, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc hơn hôm nay. Ai cũng mong cho con cháu sẽ được ăn no, mặc ấm, khỏe mạnh và thông minh, tuấn tú hơn cha anh đề xây dựng tương lai dết nước. Song chúng ta cũng vô cùng lo lắng khì nhìn thấy trong đời sống xã hội đang còn những hiện tượng không lành mạnh, tiêu cực đang ngây đêm đầu độc, làm cho một bộ phận thanh niên bị “ô nhiễm”, nhất là đối với lớp thanh niên sống ở một số thành phố lớn. Đáng lo hơn là những hiện t...

pdf5 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục thanh niên Việt Nam theo gương Bác Hồ vĩ đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 2 - 1985 KỶ NIỆM LẦN THỨ 95 NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH GIÁO DỤC THANH NIÊN VIỆT NAM THEO GƯƠNG BÁC HỒ VĨ ĐẠI NGUYỄN KHÁNH TOÀN I. Giáo dục thanh niên là vấn đề then chốt Chủ lịch Hồ Chí Minh kính yêu căn dặn chúng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Lời Di chúc của Người giờ đây đang được toàn Đảng, toàn dân ta, nhất là cán bộ, đảng viên, quan tâm và lo lắng. Chúng ta quan tâm, vì ai cũng mong cho ngày mai Tổ quốc thân yêu của mình sẽ giàu có, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc hơn hôm nay. Ai cũng mong cho con cháu sẽ được ăn no, mặc ấm, khỏe mạnh và thông minh, tuấn tú hơn cha anh đề xây dựng tương lai dết nước. Song chúng ta cũng vô cùng lo lắng khì nhìn thấy trong đời sống xã hội đang còn những hiện tượng không lành mạnh, tiêu cực đang ngây đêm đầu độc, làm cho một bộ phận thanh niên bị “ô nhiễm”, nhất là đối với lớp thanh niên sống ở một số thành phố lớn. Đáng lo hơn là những hiện tượng tiêu cực đó đã và đang bị bọn đế quốc, phản động quốc tế và bè lũ bành trướng, bá quyền Trung Quốc triệt đề khai thác và lợi dụng để tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống lại nhân dân ta. Trong khì lớp lớp thanh niên Việt Nam đang nêu cao truyền thống tốt đẹp của cha anh, làm nên những thành tích vẻ vang, đẹp đẽ trên khắp mọi lĩnh vực học tập, lao động, chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thì một số không ít thanh niên lại đang vứt bỏ, đoạn tuyệt với truyền thống vẻ vang ấy để trở nên những kẻ sa đoạ. biến chất, chây lười lao động, lẩn trốn nghĩa vụ, trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước, với nhân dân. Đành rằng, những tệ nạn xã hội nêu trên là khó tránh khỏi đối với một đất nước vừa trải qua chiến tranh liên tiếp, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như nước ta. Trước sau, chúng cũng sẽ bị đầy lùi khi cuộc sống trở lại bình thường, nền an ninh, trật tự xã hội được lập lại, xã hội tiếp tục đi lên. Song vấn đrrg là phải thấy rằng phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh, và nếu bệnh đã xảy ra thì đừng để kéo dài và lây sang các bộ phận khác của cơ thể. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 2 - 1985 14 NGUYỄN KHÁNH TOÀN 2. Bản chất của thanh niên việt Nam. Thanh niên Việt Nam vốn có khí phách anh hùng. Họ là hình ảnh của dân tộc, được giao trách nhiệm kế thừa sự nghiệp của cha, anh. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, thanh niên nước ta có những đóng góp xuất sắc. Ở thời đại các Vua Hùng, sự đóng góp đó được ghi nhận, đề cao và biểu dương, thi vị hoá dưới hình ảnh cậu bé làng Phù Đổng (Thánh Gióng). Truyền thống cao quý ấy được giữ vững và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành một quy luật của cuộc sống trong gia đình và xã hội Việt Nam, được diễn đạt bằng những câu ca dao, tục ngữ ấm áp tình người: - Trẻ cậy cha, già cậy con. - Tre già, măng mọc. - Con hơn cha là nhà có phúc. Lịch sử dân tộc bốn nghìn năm đã ghi công những anh hùng, liệt nữ trẻ tuổi trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng nền văn hiến của nước ta. Đó là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu.v.v Trong lịch sử hiện đại, bản chất thanh niên Việt Nam lại càng thể hiện rực rỡ hơn bao giờ hết. Được ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường chỉ lối, lớp thanh niên cách mạng tìm thấy lý tưởng của mình trong cuộc đấu tranh vì vận mệnh dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân và vì nền hoà bình của nhân loại. Đại diện của lớp thanh niên cách mạng chính là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Tìm thấy chân lý của thời đại trong ánh sáng tư tưởng của Lê nin và cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, Người đã vận dụng sáng tạo vào cách mạng nước ta, làm nên Cách mạng tháng Tám và khai sinh cho nước Việt Nam độc lập. Ngay sau đó, một đội ngũ thanh niên Việt Nam thuộc thế hệ Hồ Chi Mình đầu tiên đã chiến đấu anh dũng, hy sinh oanh liệt vì sự nghiệp cứu nước của dân tộc. Đó là Lý Tự Trọng, Kim Đồng, Võ thị Sáu, v.v... Các thế hệ thanh niên Việt Nam tiếp bước thế hệ đi trước, mang tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, đã viết tiếp trang sử vàng dân tộc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đại thắng mùa xuân năm 1975 đem lại thống nhất Tổ quốc. Ngày nay, trong giai đoạn cách mạng mới, thanh niên Việt Nam lại đang nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, anh dũng trên tuyến đầu chống quân lâm lược bành trướng, bá quyền Trung Quốc, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và hăng say học tập, lao động để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. 3. Phương hướng và phương pháp giáo dục thanh niên. Công tác giáo dục thanh niên chiếm một vị trí quan trọng trong nền giáo dục quốc dân, bởi vì đó là công việc xây dựng nền móng cho tương lai của đất nước. Ở các chế độ xã hội cũ, giai cấp thống trị luôn có ý thức đào luyện nên những mẫu người phù hợp với lợi ích của chúng, nhằm củng cố sự tồn tại của các chế độ xã Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 2 - 1985 Giáo dục thanh niên 15 hội ấy. Chế độ phong kiến đào tạo những con người vị danh, coi thường lao động và coi thường người lao động. Chế độ tư bản đào tạo nên những kẻ ích kỷ, nặng óc tư hữu. Do chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục quốc dân hoàn toàn khác về mục tiêu, nội dung, phương hướng. Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa thực sự là một lĩnh vực hoạt động chính trị - xã hội, góp phần đào tạo những con người mới tiến bộ, những chủ nhân chân chính của đất nước. Bác Hồ kính yêu dạy chúng ta rằng: Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là phải xây dựng, con người mới. Hơn ai hết Bác là người đặc biệt quan tâm và lo lắng đến vấn đề này. Trong lời cuối cùng của bản Di chức, Người viết: Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn Đảng, toàn dân, toàn thể bộ dội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”(1) Lời bí chúc của Bác không chỉ là sự biểu đạt thiết tha, xúc động tình thương yêu của người ông, người cha đối với đàn con cháu trong gia đình, mà còn bao hàm trong đó một niềm hy vọng, một hoài bão, đồng thời cũng là một lời dạy cho thanh thiếu niên, họ phải là những người thừa kế xứng đáng sự nghiệp cao cả của cha, anh, phải là những con người tích cực góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Đối với Bác Hồ, trong hơn nửa thế kỷ qua, lòng thành kính và tình thương yêu đối với Bác luôn luôn là hai mối tình gắn liền với nhau ngày càng sâu nồng, thắm thiết trong lòng dân tộc và của cả loài người tiến bộ. Mỗi lúc nhắc đến Bác, nhớ đến lời dạy của Bác, chúng ta đều có cảm tưởng như Bác còn sống, vẫn dạy dỗ, trò chuyện, đưa đường chỉ lối cho chúng ta. Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng trong tái nhớ và trong trái tim của mỗi người, hình ảnh của Bác với nụ cười hiền hậu, âu yếm, sẽ không bao giờ mờ nhạt. Để thể hiện tình cảm đời đời suy tôn Bác, thương yêu Bác và làm theo Di chúc của Bác, nhiệm vụ hàng đầu của những người làm cha, làm anh của các lớp thanh niên và nhi đồng hiện nay là khuyến khích, cổ vũ, chăm lo cho con em mình học tập và thấm nhuần. Năm điều Bác Hồ dạy, với nội dung được mở rộng và đào sâu cho hợp với những nhu cầu của giai đoạn cách mạng hiện nay. * Yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, yêu nhân dân. Tình yêu này phải gắn liền với lời dạy của Bác cho cán bộ, cho bộ đội, cho toàn Đảng và toàn dân: Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Đó là sự gắn liền nhiệt tình cách mạng-yêu nước thương dân, với chủ trương đường lối của Đảng bằng đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. (1) Tác giả bài này nhấn mạnh. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 2 - 1985 16 NGUYỄN KHÁNH TOÀN Học phải gắn liền với hành. Yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không phải là yêu một tổ quốc xã hội chủ nghĩa trừu tượng nói chung, ở tận đâu đâu, mà tình yêu bắt đầu từ địa phương mình, nơi đó có trường học; phải cho học sinh dù đang học ở cấp nào, kể cả đại học hiểu biết kỹ về thực tế của địa phương: thiên nhiên, kinh tế xã hội, văn hoá, dân cư; đề ra cho thầy và trò của trường đóng ở địa phương nhiệm vụ đóng góp vào việc xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất, hoạt động văn hoá dưới hình thức hợp tác hoặc đỡ đầu giữa trường học và các cơ sở sản xuất ở địa phương. * Yêu lao động, yêu khoa học. Một là, nếu không giáo dục cho thanh thiếu niên tinh thần yêu lao động, yêu khoa học, thì làm thế nào mà gắn liền học với hành được? Để đạt mục đích ấy, phải làm cho thanh niên hiểu bản chất của lao động xã hội chủ nghĩa là lao động tự do là lao động sáng tạo, lao động cho chính bản thân mình để cải thiện đời sống, và đã hiệu hiện một cách thiết thực lòng yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, yêu nhân dàn. Hai là, yêu lao động phải đi liền với yêu khoa học. Lao động xã hội chủ nghĩa phải là lao động có văn hoá, có kỷ luật, có kỹ thuật và có năng suất cao, góp phần làm cho xã hội ngày càng phồn vinh, đồng thời đời sống vật chất và văn hóa của chính bản thân cũng được cải thiện nhanh chóng. Ba là, yêu lao động, yêu khoa học là một sự biểu hiện quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, người công dân có yêu lao động và yêu khoa học mới có thể thực hiện và phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa. Thái độ thờ ơ đối với lao động, đối với phát triển khoa học-kỹ thuật, thiếu ý thức về quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động là những điều kiện thuận lợi cho những hiển tượng tiêu cực nảy sinh. Bốn là, yêu lao động, yêu khoa học, nếu không phải là nhân tố quyết định thì cũng là nhân tố thuận lợi cho việc tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học-kỹ thuật là then chốt. Tiến hành thành công ba cuộc cách mạng sẽ có tác dụng củng cố, tăng cường và phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động. * Yêu tập thể. Nguồn gốc của tình yêu tập thể là tình đoàn kết, một trong những đức tính và truyền thống quý báu nhất của dân tộc trong suốt bốn ngàn năm lịch sử. Tổng kết kinh nghiệm lịch sử ấy, Hồ Chủ tịch đã nêu ra câu châm ngôn, cũng là khẩu hiệu và lời hiệu triệu: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà những nhiệm vụ cách mạng ngày càng to lớn và phức tạp, thêm vào đó là âm mưu chia rẽ rất thâm độc của địch, chúng ta cần phải giúp cho thanh thiếu niên có được ý thức sâu rộng và tình đoàn kết, lấy tình Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 2 - 1985 Giáo dục thanh niên... 17 yêu tập thể làm nòng cót. Tình yêu tập thể phải được thực hiện trước hết trong gia đình. Đó là tình đoàn kết giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau trong lao động, học tập và công tác, trong sinh hoạt hàng ngày. Tình yêu tập thể còn thể hiện ở sự đoàn kết giữa các học sinh trong trường, trong lớp, giữa các giáo viên trong một trường; đoàn kết giữa công nhân và viên chức trong một xí nghiệp, công trường, nông trường, trong các hợp tác xã, giữa xã viên hợp tác xã và ban quản trị, đoàn kết trong các cơ quan, đoàn thể, giữa công nhân viên và những cán bộ phụ trách; đoàn kết trong các chiến sĩ của một đơn vị, giữa các chiến sĩ và cấp chỉ huy. Ngoài xã hội là đoàn kết với khu phố, phường. xóm. Với bên ngoài thì tăng cường tình đoàn kết và hợp tác giữa các tổ chức, đoàn thể thanh niên, thiếu nhi của ta và các đoàn thể tương đương của bạn, qua sự tiếp xúc trao đổi thường xuyên giữa các bên. Ba tình yêu 1) Yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, yêu nhân dân; 2) Yêu lao động, yêu khoa học; 3) Yêu tập thể, là ba giá trị, ba đức tính, ba truyền thống cao quý nhất trong bản lĩnh kiên cường của dân tộc ta, được Bác Hồ khai thác triệt để và phát huy trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta ngày nay dưới lá cờ của chủ nghĩa Mác-lênin. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI SỐNG MÃI TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA CHÚNG TA Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso2_1985_nguyenkhanhtoan_4159_7371.pdf
Tài liệu liên quan