Tài liệu Giáo dục sức khỏe giúp nâng cao kiến thức và sự nhận biết sớm dấu hiệu viêm phổi trẻ em: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 173
GIÁO DỤC SỨC KHỎE GIÚP NÂNG CAO KIẾN THỨC
VÀ SỰ NHẬN BIẾT SỚM DẤU HIỆU VIÊM PHỔI TRẺ EM
Lê Hồng Linh*, Trần Diệp Tuấn*, Katrina Einhellig**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả giáo dục sức khỏe trên kiến thức và sự nhận biết các dấu hiệu
viêm phổi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Trường mầm non Hoa Sen, An Giang, từ tháng 10/2017 đến
4/2018.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu giả thực nghiệm không đối chứng. Mẫu nghiên cứu gồm
120 bà mẹ có con dưới 5 tuổi được lựa chọn từ danh sách có sẵn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng. Những bà mẹ này được áp dụng một phương pháp giáo dục sức khỏe (GDSK) hàng tuần và được đánh giá
lại kết quả sau buổi GDSK đầu tiên, sau 2 tuần và sau 1 tháng.
Kết quả: Điểm kiến thức về bệnh viêm phổi của các bà mẹ sau khi được can thiệp bằng phương pháp giáo
dục sức khỏe cao hơn so với trước khi...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục sức khỏe giúp nâng cao kiến thức và sự nhận biết sớm dấu hiệu viêm phổi trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 173
GIÁO DỤC SỨC KHỎE GIÚP NÂNG CAO KIẾN THỨC
VÀ SỰ NHẬN BIẾT SỚM DẤU HIỆU VIÊM PHỔI TRẺ EM
Lê Hồng Linh*, Trần Diệp Tuấn*, Katrina Einhellig**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả giáo dục sức khỏe trên kiến thức và sự nhận biết các dấu hiệu
viêm phổi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Trường mầm non Hoa Sen, An Giang, từ tháng 10/2017 đến
4/2018.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu giả thực nghiệm không đối chứng. Mẫu nghiên cứu gồm
120 bà mẹ có con dưới 5 tuổi được lựa chọn từ danh sách có sẵn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng. Những bà mẹ này được áp dụng một phương pháp giáo dục sức khỏe (GDSK) hàng tuần và được đánh giá
lại kết quả sau buổi GDSK đầu tiên, sau 2 tuần và sau 1 tháng.
Kết quả: Điểm kiến thức về bệnh viêm phổi của các bà mẹ sau khi được can thiệp bằng phương pháp giáo
dục sức khỏe cao hơn so với trước khi can thiệp (TCT: 23,95 ± 3,50; SCT: 29,03 ± 2,93 – lần 1; 27,48 ± 4,48 – lần
2; 28,74 ± 2,53 - lần 3). Khả năng nhận biết về các dấu hiệu viêm phổi sau can thiệp giáo dục sức khỏe về bệnh có
sự thay đổi rõ rệt, cao hơn so với trước can thiệp (TCT: 6 (1 - 9); SCT 8 (6 - 9) – lần 1; 7 (4 - 9) – lần 2; 8 (3 - 9) -
lần 3).
Kết luận: GDSK là phương pháp can thiệp hiệu quả giúp nâng cao kiến thức và khả năng phát hiện sớm
những dấu hiệu gây viêm phổi.
Từ khóa: Giáo dục sức khỏe viêm phổi trẻ em, kiến thức và dấu hiệu nhận biết viêm phổi trẻ em, tình trạng
viêm phổi trẻ em.
ABSTRACT
HEALTH EDUCATION HELP TO ADVANCE KNOWLEDGE AND THE RECOGNITION OF SIGNS OF
CHILDHOOD PNEUMONIA
Le Hong Linh, Tran Diep Tuan, Katrina Einhellig
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 173 – 178
Objectives: To evaluate the effect of health education on knowledge and recognize of signs of pneumonia of
mothers who have children under 5 at Hoa Sen Kindergarden in an Giang province from October 2017 to April
2018.
Methods: The type of the quasi-experimental, pretest-posttest design no control group. A sample of 120
mothers of children under 5 years old was selected from a list available by stratified random sampling. These
mothers were applied a health education program a weekly and reevaluated their results after the first health
education session, after 2 weeks and after 1 month.
Results: Knowledge score on pneumonia after intervention by health education was higher than before
intervention (before intervention: 23.95 ± 3.50; after intervention: 29.03 ± 2.93 - second time, 27.48 ± 4.48 - third
time, 28.74 ± 2.53 - fourth time). Recognition score on signs pneumonia after intervention was significantly
higher than before intervention (before intervention: 6 (1 - 9); after intervention: 8 (6 - 9) - second time, 7 (4 - 9) -
third time, 8 (3 - 9) - fourth time).
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. **Đại học Northern Colorado.
Tác giả liên lạc: CNĐD. Lê Hồng Linh, ĐT: 01692771711, Email:honglinh1430@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 174
Conclusions: Health education is an effective intervention that improves knowledge and early detection of
pneumonia signs.
Key words: Health education childhood pneumonia, knowledge and recognize of signs of childhood
pneumonia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ Chức Y tế Thế giới, viêm phổi (VP)
là một gánh nặng bệnh tật và là nguyên nhân
hàng đầu của việc nhập viện và tử vong cho trẻ
em trên toàn thế giới. Đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi
có nguy cơ cao bị viêm phổi và tử vong(6).
Mặc dù viêm phổi là một bệnh nguy hiểm,
nhưng chúng ta có thể ngăn ngừa các biến
chứng của nó, nếu chúng ta phát hiện và điều trị
kịp thời. Để tránh các biến chứng, sự can thiệp
sớm của gia đình trẻ là rất quan trọng, đặc biệt là
vai trò của các bà mẹ. Nhưng trên thực tế đa số
các bà mẹ, người chăm sóc chính cho trẻ có rất ít
kiến thức cũng như khả năng nhận biết các dấu
hiệu về bệnh. Cụ thể là, theo UNICEF Việt Nam,
chỉ có 5% bà mẹ và người chăm sóc biết được
những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm
phổi(5).
Thế giới và Việt Nam đã đề xuất nhiều giải
pháp can thiệp để làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong
cho trẻ em do viêm phổi trong đó có truyền
thông giáo dục sức khỏe(7). Đó là một biện pháp
khả thi nhất, dễ thực hiện và rẻ tiền nhất để nâng
cao kiến thức và sự nhận biết các dấu hiệu về
bệnh của các bà mẹ(2).
Trường mầm non Hoa Sen Thành phố Châu
Đốc là nơi tập trung các trẻ trong độ tuổi từ 18
tháng đến 5 tuổi, là nhóm tuổi có nguy cơ cao
mắc viêm phổi. Hàng tháng đều có các trẻ phải
nghỉ học vì phải nhập viện do bệnh viêm phổi.
Trường phối hợp với Trạm y tế phường và
Trung tâm y học dự phòng thành phố có tổ chức
các buổi tuyên truyền về các bệnh dễ mắc phải ở
trẻ như sốt xuất huyết, tay chân miệng, nhưng
chưa có viêm phổi và đối tượng ở các buổi
GDSK này chủ yếu là giáo viên và nhân viên
Trường. Từ đó cho thấy chúng ta nâng cao hơn
nữa công tác GDSK về bệnh viêm phổi cho các
bậc phụ huynh là hết sức quan trọng.
Mục tiêu của nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của giáo dục sức khỏe
trên kiến thức và sự nhận biết các dấu hiệu viêm
phổi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi thông qua
việc đánh giá sự thay đổi về kiến thức và sự
nhận biết các dấu hiệu viêm phổi của các bà mẹ
trước và sau khi kết thúc buổi can thiệp đầu tiên,
sau 2 tuần và sau 1 tháng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Biến số nghiên cứu
Biến số phụ thuộc: kiến thức, sự nhận biết
các dấu hiệu viêm phổi.
Biến số độc lập: thông tin chung của mẹ và
trẻ, nguồn tiếp cận thông tin và dịch vụ y tế.
Mẫu nghiên cứu
Gồm 120 bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang học
tại trường mầm non Hoa Sen, Tp. Châu Đốc,
tỉnh An Giang. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn
theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng theo danh sách có sẵn. Thời gian thực hiện
nghiên cứu từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 4
năm 2018.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu giả thực nghiệm không
đối chứng.
Quy trình nghiên cứu bao gồm trước nghiên
cứu chính thức và thực hiện nghiên cứu chính thức:
Trước nghiên cứu chính thức
Giai đoạn 1: Khảo sát tình hình thực tế của
trường để biết được số lượng trẻ ở mỗi khối lớp
và giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tìm
hiểu các chương trình giáo dục sức khỏe đã
được thực hiện tại trường và thời gian có thể tiến
hành nghiên cứu chính thức cho phù hợp.
Giai đoạn 2: Soạn thảo tài liệu tập huấn và
bảng câu hỏi đánh giá kiến thức, sự nhận biết
các dấu hiệu viêm phổi cho các bà mẹ.
Giai đoạn 3: Tập huấn điều tra viên và thử
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 175
nghiệm, điều chỉnh chương trình tập huấn và bộ
câu hỏi đánh giá trước và sau can thiệp.
Giai đoạn 4: Tiến hành sàng lọc, tuyển chọn
các đối tượng nghiên cứu, gửi lời mời tham gia
nghiên cứu đến đối tượng nghiên cứu thông qua
giáo viên mỗi lớp.
Thực hiện nghiên cứu chính thức
Nhân lực: gồm 1 nghiên cứu viên chính và 4
điều tra viên: là giáo viên của các lớp Nhỡ, Mầm,
Chồi, Lá. Nghiên cứu viên chính phụ trách thực
hiện giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ. Điều tra
viên là người trình bày nội dung câu hỏi.
Phương tiện nghiên cứu
Bảng câu hỏi đánh giá kiến thức, sự nhận
biết các dấu hiệu VP cho các bà mẹ, tài liệu tập
huấn phát tay, máy chiếu.
Tiến hành đánh giá kiến thức và sự nhận biết
các dấu hiệu viêm phổi của các bà mẹ trước
can thiệp
ĐTV sẽ cung cấp bộ câu hỏi điều tra cho các
bà mẹ tự điền, sau đó kiểm tra nhanh kết quả
điều tra, nếu chưa đầy đủ thông tin thì yêu cầu
bà mẹ bổ sung ngay. Quá trình này có thể mất 15
phút. Sau đó nghiên cứu viên chính Tiến hành
giáo dục sức khỏe về bệnh viêm phổi cho các bà
mẹ (bước này mất 45 phút).
Tiến hành đánh giá kiến thức và sự nhận biết
các dấu hiệu viêm phổi của các bà mẹ lần 1
(sau buổi can thiệp đầu tiên), lần 2 (sau 2
tuần), lần 3 (sau 1 tháng).
Lần 1: sau buổi GDSK, ĐTV sẽ tiến hành
đánh giá lại bằng cách cung cấp bộ câu hỏi
(giống TCT, chỉ bỏ phần thông tin của mẹ và
bé) cho các bà mẹ tự điền, nếu chưa đầy đủ
thông tin thì yêu cầu bà mẹ bổ sung ngay. Quá
trình này có thể mất 15 phút.
Lần 2: Sau buổi GDSK 2 tuần, ĐTV dựa vào
danh sách đã lấy mẫu ở lần trước can thiệp và
mời các bà mẹ tham gia đánh giá lần 2. ĐTV
cũng sẽ cung cấp bộ câu hỏi giống lần 1 cho bà
mẹ tự điền, kiểm tra và bổ sung ngay nếu có
thiếu sót.
Lần 3: Sau buổi GDSK 1 tháng, cuối mỗi tuần
(trước ngày đánh giá lại lần 3) ĐTV sẽ gửi các tài
liệu liên quan về bệnh VP cho các bà mẹ để củng
cố kiến thức của các bà mẹ. Sau đó, ĐTV sẽ mời
các bà mẹ tham gia đánh giá lần 3. Tại ngày
đánh giá lần 3, ĐTV cung cấp bộ câu hỏi đánh
giá giống 2 lần trước để bà mẹ tự điền, kiểm tra,
bổ sung những thiếu sót. Tặng quà và cám ơn bà
mẹ đã tham gia nghiên cứu.
Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số
liệu đã được thu thập. Gồm 2 phần: Phương
pháp tính tần số, tính tỷ lệ phần trăm và giá trị
trung bình được sử dụng cho phần mô tả; Các
kiểm định Paired sample t test (*), Kiểm định
Wilconxon Signed Ranks (**) được sử dụng để
phân tích sự khác biệt giữa các nhóm trước và
sau can thiệp. Mọi sự khác biệt được xem là có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05, khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Thông tin nền
Bảng 1. Đặc điểm của bà mẹ
Đặc điểm của bà mẹ Tần số Tỷ lệ %
Tuổi
≤ 25 tuổi 8 6,7
26 – 30 tuổi 52 43,3
31 – 35 tuổi 49 40,8
> 35 tuổi 11 9,2
Nơi cư trú
Thành thị 120 100,0
Nông thôn 0 0,0
Tình trạng hôn nhân
Có gia đình 115 95,8
Khác 5 4,2
Trình độ học vấn
Dưới cấp 3 41 34,2
Từ cấp 3 trở lên 79 65,8
Nghề nghiệp
Nông dân 6 5,0
Nội trợ 27 22,5
Công nhân viên 33 27,5
Buôn bán 39 32,5
Nghề khác 15 12,5
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 176
Bảng 2. Nguồn tiếp cận thông tin và dịch vụ y tế
Nội dung Tần số Tỷ lệ %
Tiếp cận thông tin viêm phổi
Có 13 10,8
Không 10 89,2
Lần cuối nhận được thông tin
Mới nhận 4 3,7
Trong vòng 1 tháng 15 14,0
Trong vòng 6 tháng 20 18,7
Trong vòng 1 năm 30 28,0
Trên 1 năm 38 35,5
Nhận thông tin từ
Ti vi 57 53,3
Radio, loa phát thanh 36 33,6
Pano, apphich 22 20,6
Internet 54 50,5
Nội dung Tần số Tỷ lệ %
Sách, báo, tạp chí 31 29,0
Nhân viên y tế 16 15,0
Bạn bè, người thân 40 37,4
Thông tin từ nguồn khác 0 0,0
Cơ sở khám bệnh thường xuyên nhất khi trẻ mắc viêm phổi
BV tỉnh/thành phố 27 69,3
Trạm y tế 2 5,1
Bác sĩ tư 7 17,9
Tự mua thuốc 3 7,7
Cơ sở đông y 0 0,0
Khác 0 0,0
Khoảng cách từ nhà đến CSYT gần nhất
< 30 phút 114 95,0
30 – 60 phút 6 5,0
Bảng 3. So sánh điểm kiến thức của các bà mẹ trước và sau buổi GDSK đầu tiên, sau 2 tuần và sau 1 tháng
Nội dung
Trước GDSK
Ngay sau buổi GD
(Lần S1)
Sau buổi GD 2 tuần
(Lần S2)
Sau buổi GD 1 tháng
(Lần S3) Giá trị p*
TB ± ĐLC TB ± ĐLC TB ± ĐLC TB ± ĐLC
Kiến thức đúng
23,95 ± 3,50
29,03 ± 2,93
27,48 ± 4,48
28,74 ± 2,53
PT&S1< 0,001
PT&S2< 0,001
PT&S3< 0,001
*kiểm định Paired sample t test
pT&S1 là giá trị p giữa lần đánh giá trước can thiệp và ngay sau buổi GD.
PT&S2 là giá trị p giữa lần đánh giá trước can thiệp và sau buổi GD 2 tuần.
p1&S3 là giá trị p giữa lần đánh giá trước can thiệp và sau buổi SD 1 tháng.
Bảng 4. So sánh điểm nhận biết các dấu hiệu VP của các bà mẹ trước và sau buổi GDSK đầu tiên, sau 2 tuần và
sau 1 tháng.
Nội dung
Trước GDSK
Ngay sau buổi GD
(Lần 1)
Sau buổi GD 2 tuần
(Lần 2)
Sau buổi GD 1 tháng
(Lần 3) Giá trị p**
TB±ĐLC TB±ĐLC TB±ĐLC TB±ĐLC
Nhận biết đúng 6 (1 – 9) 8 (6 – 9) 7 ( 4 – 9) 8 (3 – 9)
pT&S1< 0,001
pT&S2< 0,001
pT&S3< 0,001
**Kiểm định Wilconxon Signed Ranks
BÀN LUẬN
Chúng tôi đánh giá kiến thức và sự nhận biết
của các bà mẹ thông qua bộ câu hỏi tự điền. Các
câu hỏi được thiết kế để thu thập những kiến
thức rất cơ bản về khái niệm, nguyên nhân, yếu
tố nguy cơ, tác hại, cách xử trí và phòng ngừa
VP; các dấu hiệu phát hiện sớm VP.
Tổng số bà mẹ tham gia nghiên cứu này là
120 người. Phần lớn các bà mẹ tập trung trong
độ tuổi sinh sản. Đa số các bà mẹ đều sống ở
vùng thành thị, nghề nghiệp chủ yếu là buôn
bán và công nhân viên, tình trạng kinh tế tốt nên
điều kiện học tập của các bà mẹ có nhiều thuận
lợi, điều này là một cơ hội tốt giúp làm tăng khả
năng tiếp thu và sự hợp tác của các bà mẹ trong
công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe. 95,8%
bà mẹ có gia đình và đang sống chung với
chồng; do việc phòng ngừa cần phải có hiểu biết
về bệnh VP của mọi thành viên trong gia đình,
thì việc phòng ngừa mới đem lại hiệu quả cao.
Từ đó nhận thấy việc giáo dục sức khỏe không
chỉ hướng đến đối tượng là bà mẹ của trẻ mà cần
phải hướng đến mọi thành viên trong gia đình.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 177
Đây cũng là một hạn chế và cũng là hướng phát
triển cho các nghiên cứu sau này (Bảng 1).
Có 89,2% số bà mẹ nghe các thông tin về
bệnh viêm phổi trước đó. Tuy nhiên đa số các bà
mẹ được tiếp cận thông tin cách đây từ 1 năm
trở lên (chiếm 63,5%). Đây là một tỷ lệ đáng kể
và điều này có thể gây hiệu quả nghiêm trọng vì
VP là một bệnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng
của trẻ nếu không được chẩn đoán sớm và điều
trị đúng. Vì vậy công tác truyền thông giáo dục
sức khỏe về bệnh VP trong trường hợp này là
hoàn toàn hợp lý. Nguồn thông tin được bà mẹ
nghe nhiều nhất là tivi và internet. Đây cũng là
kết quả mà chúng ta cần phải quan tâm, bởi vì
VP là thủ phạm hàng đầu làm trẻ dưới 5 tuổi tử
vong và thông tin trên các phương tiện thông tin
đại chúng tuy nhiều nhưng độ tin cậy rất khó
kiểm soát làm bà mẹ có những kiến thức và sự
nhận biết các dấu hiệu chưa đúng về bệnh VP
Khi trẻ mắc bệnh, có 69,3% số bà mẹ lựa chọn
bệnh viện để đến khám và điều trị cho trẻ chiếm
tỷ lệ cao nhất. Đa số các bà mẹ đi từ nhà đến
bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất đều mất dưới
30 phút (Bảng 2).
Kết quả ở bảng 3 cho thấy điểm kiến thức
chung về bệnh VP trước can thiệp là 23,95 ± 3,50
đã có sự thay đổi thông qua các lần đánh giá
SCT 29,03 ± 2,93 – lần 1; 27,48 ± 4,48 – lần 2; 28,74
± 2,53 - lần 3). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê. Kết quả này cho thấy hiệu quả của chương
trình can thiệp trên kiến thức của bà mẹ về bệnh
VP thể hiện rõ rệt, kết quả này cũng tương tự
như kết quả của tác giả Nermine Abass (2017) và
tác giả Parvez MM và cộng sự (2010)(1,3). Chúng
tôi nhận thấy có sự thay đổi tỷ lệ giữa các lần
đánh giá SCT cụ thể là lần thứ 2 có sự giảm so
với 2 lần còn lại. Nguyên nhân để giải thích cho
việc này có thể là do các bà mẹ quên đi một phần
kiến thức mà họ đã được học, nhận thấy điều
này chúng tôi đã tiến hành cũng cố thêm kiến
thức cho các bà mẹ thông qua một số phương
pháp truyền thông khác và đem lại hiệu quả tích cực.
Bảng 4 cho thấy có sự thay đổi về điểm nhận
biết các dấu hiệu VP của các bà mẹ trước và sau
can thiệp cụ thể 6 (1- 9) TCT, đã có sự tăng lên
thông qua các lần đánh giá SCT 8 (6 - 9) – lần 1; 7
(4 -9) – lần 2; 8 (3 -9) - lần 3. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001. Tương tự nghiên
cứu của tác giả Trần Thị Thanh Vân (2002) về
bước đầu thực hiện giáo dục kiến thức cho bà
mẹ có con bị viêm phổi cũng nhận thấy có sự
khác biệt rõ rệt về điểm số của việc nhận biết các
dấu hiệu phát hiện bệnh VP (31 điểm tăng lên
197 điểm)(4).
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, vai trò của
GDSK ngày càng có vị trí quan trọng công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu. Qua nghiên cứu
chúng tôi nhận thấy được hiệu quả của nó trên
cả kiến thức và sự nhận biết của bà mẹ về bệnh
VP. Chính vì thế, hoạt động GDSK cần được duy
trì và phát triển và kết hợp bằng nhiều hình thức
khác nhau để dần thay đổi những quan điểm cũ
và xây dựng một nền tảng kiến thức mới và tăng
khả năng nhận biết của các bà mẹ.
Đa số phụ nữ (mẹ, bà) vẫn là người trực tiếp
chăm sóc trẻ. Do vậy các chương trình GDSK
cần quan tâm đến các đối tượng này. Bên cạnh
đó cũng cần phải chú ý đến các đối tượng khác
trong gia đình như cha, ông bà, anh chị của trẻ
để việc chăm sóc, phát hiện và phòng ngừa VP
cho trẻ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trong nghiên cứu này chúng tôi có áp dụng
tái can thiệp bằng các phương pháp truyền
thông khác như tờ bướm, tờ rơi, hình ảnh, video
minh họa, thông qua mail, mạng xã hội để củng
cố kiến thức của các bà mẹ và đem lại hiệu quả
tích cực. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là cần
phải tái can thiệp bao nhiêu lần để bà mẹ giữ
vững được kiến thức và khả năng nhận biết sớm
các dấu hiệu VP thì cần phải có nhiều nghiên
cứu trong tương lai để trả lời câu hỏi này.
KIẾN NGHỊ
Triển khai tiếp tục các chương trình giáo dục
sức khỏe về bệnh viêm phổi ở các trường còn lại
trong địa bàn và các đối tượng khác trong gia
đình. Chương trình GDSK cần chú trọng đến đối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 178
tượng đích, phù hợp với đặc điểm nhân khẩu
học tại nơi triển khai.
Ứng dụng ưu điểm của mạng xã hội vào
trong công tác truyền thông – GDSK nhằm nâng
cao hiệu quả tối ưu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abass Nermine và các cộng sự (2017), "Effect of structured
patient education program on the knowledge level of mothers
regarding childhood gastroenteritis and pneumonia at El-Raml
Pediatric Hospital", Curre Pediatria Research, 21(3), tr. 363-369.
2. Nguyễn Thị Minh Hiếu (2012), Đánh giá hiệu quả can thiệp
cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì và Đan Phượng, Hà
Nội, Luận văn tiến sĩ Y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tể Trung
ương, Hà nội, tr.23.
3. Parvez MM, Wiroonpanich W và Naphapunsakul M (2010),
"The effects of educational program on child care knowledge
and behaviors of mothers of children under five years with
pneumonia", Bangladesh Journal of Medical Science. 09, tr. 136-
142.
4. Trần Thị Thanh Vân và Võ Thị Tiến (2002), "Bước đầu thực
hiện giáo dục kiến thức cho bà mẹ có con bị viêm phổi",
5. UNICEF Viet Nam (2011), Pneumonia still number one killer,
https://www.unicef.org/vietnam/media_19986.html.
6. World Health Organization (2006), The United Nations
Children’s Fund. Pneumonia: The forgotten killer of children,
640489/en/.59.
7. World Health Organization (2012), Integrating pneumonia
prevention and treatment interventions with immunization services
in resource-poor countries, truy cập trang web
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_duc_suc_khoe_giup_nang_cao_kien_thuc_va_su_nhan_biet_so.pdf