Giáo dục Singapore - Từ mục tiêu đến quản lý hệ thống

Tài liệu Giáo dục Singapore - Từ mục tiêu đến quản lý hệ thống: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017 69 Giáo dục Singapore - Từ mục tiêu đến quản lý hệ thống The educational objectives and the systematic management of Singaporean education TS. Nguyễn Thị Luyện, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Nguyen Thi Luyen, Ph.D., Banking University HCMC Tóm tắt Từ triết lý Con người là nguồn tài nguyên quý giá nhất, sự giàu có của một quốc gia nằm trong nhân dân đến quan điểm Hình thành tương lai của đất nước bằng cách hình thành những người sẽ quyết định tương lai của đất nước, Singapore đã thực sự có nền giáo dục phát triển hơn so với các nước thuộc ASEAN và khu vực châu Á trong những thập kỷ qua. Sự phát triển giáo dục của Singapore tựu trung bởi nhiều yếu tố, trong đó quản lý hệ thống để đạt mục tiêu giáo dục là một yếu tố căn bản. Trong bài viết này, trên cơ sở lý luận, mô hình và thực tiễn, tác giả đã khái quát đôi nét về quan điểm, mục tiêu giáo dục của Singapore đồng thời phân tích và làm r...

pdf12 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục Singapore - Từ mục tiêu đến quản lý hệ thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017 69 Giáo dục Singapore - Từ mục tiêu đến quản lý hệ thống The educational objectives and the systematic management of Singaporean education TS. Nguyễn Thị Luyện, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Nguyen Thi Luyen, Ph.D., Banking University HCMC Tóm tắt Từ triết lý Con người là nguồn tài nguyên quý giá nhất, sự giàu có của một quốc gia nằm trong nhân dân đến quan điểm Hình thành tương lai của đất nước bằng cách hình thành những người sẽ quyết định tương lai của đất nước, Singapore đã thực sự có nền giáo dục phát triển hơn so với các nước thuộc ASEAN và khu vực châu Á trong những thập kỷ qua. Sự phát triển giáo dục của Singapore tựu trung bởi nhiều yếu tố, trong đó quản lý hệ thống để đạt mục tiêu giáo dục là một yếu tố căn bản. Trong bài viết này, trên cơ sở lý luận, mô hình và thực tiễn, tác giả đã khái quát đôi nét về quan điểm, mục tiêu giáo dục của Singapore đồng thời phân tích và làm rõ về quản lý hệ thống đã mang lại sự phát triển giáo dục của Singapore. Điều này có thể là một phần kinh nghiệm cho giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Từ khóa: giáo dục Singapore, mục tiêu giáo dục, quản lý hệ thống. Abstract Singapore is famous for its philosophy: “People are the most valuable resource and the wealth of a nation lies in its people” and “To mould the future of the nation by moulding the people who will determine the future of the nation”. Indeed, Singapore’s education has more highly developed in comparison with other ASEAN countries and the Asian region over the past decades. There are many factors contributing to the development of the Singaporean education, in which systematic management is the most crucial and fundamental element. This article, basing on theoretical paradigms, illustrative models and practical situations, generalises the perceptions and the educational goals in Singapore, analyzes and clarifies the management system which has brought the educational development of Singapore. This may be part of experience to Vietnamese education in the era of integration and development. Keywords: Singaporean education, educational objectives, systematic management. 1. Đặt vấn đề Singapore là đảo quốc có diện tích và dân số khá nhỏ so với các nước thuộc khu vực châu Á. Hệ thống giáo dục Singapore thừa hưởng và phát triển từ hệ thống giáo dục lâu đời của Anh quốc. Sự lớn mạnh và phát triển xã hội được chính phủ Singapore xác định từ nền tảng giáo dục của quốc gia. Với quan điểm, sự giàu có của một quốc gia nằm trong nhân dân với cam kết của họ đối với đất nước và cộng đồng, với sự kiên trì và sẵn sàng phấn đấu, với khả năng suy nghĩ, thực hiện đạt kết quả và tiến bộ, chính phủ và nhân dân Singapore đã và GIÁO DỤC SINGAPORE - TỪ MỤC TIÊU ĐẾN QUẢN LÝ H THỐNG 70 đang đặc biệt quan tâm đến đầu tư phát triển giáo dục. Hiện nay, hệ thống các trường công lập của Singapore có danh tiếng trong khu vực và trên thế giới. Theo đánh giá xếp hạng các trường đại học của Đại học Thế giới (The World University Rankings), năm 2016-2017, Trường Đại học quốc gia Singapore (National University of Singapore) xếp hạng 24 và Đại học Công nghệ Nanyang (Nanyang Technological University) của Singapore xếp hạng 54 trong top 100 trường đại học danh tiếng nhất thế giới thuộc 980 trường đại học từ 79 quốc gia (Bảng 1). Bảng 1. Thứ tự xếp hạng của 02 trường đại học của Singapore trong 100 trường đại học danh tiếng nhất thế giới năm 2016-2017 Rank Name N o .o f F T E S tu d en ts S tu d en t: S ta ff R at io In te rn at io n al S tu d en ts F em al e: M al e R at io O v ar al l T ea ch in g R es ea rc h C it at io n s In d u st ry In co m e In te rn at io n al O u tl o o k 24 N at io n al U n iv er si ty o f S in g ap o re 31,592 1 6 .7 3 2 % 5 0 :5 0 8 1 .7 7 6 .7 8 6 .9 7 9 .7 6 1 .3 9 6 .6 54 N an y an g T ec h n o lo g ic al U n iv er si ty , S in g ap o re 25,028 1 6 .5 3 3 % 4 8 :5 2 7 0 .0 5 0 .6 6 0 .2 9 0 .7 9 3 .5 9 5 .7 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Times Higher Education World University Rankings, 2017 Trong cộng đồng chung ASEAN, những năm gần đây, chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Singapore phát triển trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong đó, sự hợp tác phát triển về giáo dục đặc biệt được nhà nước ta quan tâm. So với Singapore, Việt Nam là quốc gia không chỉ có diện tích và dân số lớn hơn nhiều lần mà còn cả về bề dày lịch sử. Giáo dục Việt Nam với sự phát triển qua nhiều giai đoạn gắn với thăng trầm của lịch sử dân tộc và nổi bật trên hết qua các thời kỳ là tinh thần hiếu học của nhân dân ta. Hiện nay, trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế, giáo dục nước ta hơn bao giờ hết ngày càng được chú trọng phát triển gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để có chiến lược phát triển giáo dục dài hạn trong tình hình mới, bên cạnh nội lực quốc gia về nguồn lực vật chất, con người và nét đẹp truyền thống như tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo thì việc tiếp thu có chọn lọc từ quan điểm, mục tiêu đến trình độ quản lý giáo dục của Singapore có ý nghĩa nhất định. 2. Lý thuyết nghiên cứu 2.1. Mục tiêu và mục tiêu giáo dục Có nhiều định nghĩa khác nhau về mục tiêu, trong quản trị, mục tiêu được hiểu khái quát nhất là cái "đích" cần đạt tới. Mỗi tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cũng như từng bộ phận của nó đều có mục tiêu NGUYỄN THỊ LUY N 71 của mình. Mục tiêu có thể được xác định cho toàn bộ quá trình tồn tại và phát triển và cũng có thể chỉ gắn với từng giai đoạn phát triển nhất định [7]. Trong giáo dục, mục tiêu được hiểu là sự cụ thể hóa của mục đích, hình dung mục đích theo các giai đoạn, cấp độ, phạm vi, mức độ nhất định với kết quả cụ thể [3]. Như vậy, mục tiêu giáo dục được xem là một bộ phận cấu thành của mục đích giáo dục, trong đó, mục đích giáo dục là mô hình nhân cách của con người (người học) mà giáo dục cần đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Từ cơ sở trên có thể khái quát, mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của một mẫu hình nhân cách cần hình thành ở một đối tượng người được giáo dục nhất định. Đó là một hệ thống cụ thể các yêu cầu xã hội trong mỗi thời đại, trong từng giai đoạn xác định đối với nhân cách một loại đối tượng giáo dục. Mục tiêu giáo dục phụ thuộc vào mỗi thời kỳ nhất định của quá trình phát triển xã hội và mỗi giai đoạn của quá trình giáo dục con người. 2.2. Quản lý và quản lý hệ thống trong giáo dục Theo Sergiovanni T.J (1984), quản lý được định nghĩa như việc tập trung vào các công việc cụ thể như tổ chức nhân lực, đánh giá và phân phối nguồn lực, vận dụng các quy chế... nhằm vận hành tổ chức một cách hiệu quả nhất 5 . Quản lý hệ thống hay TQM (Total Quality Management) là một phương thức quản lý toàn diện các lĩnh vực hình thành chất lượng, lấy chất lượng làm mục tiêu hàng đầu của hoạt động quản lý. TQM là tập trung tăng cường quản lý chất lượng của cả hệ thống; cải tiến liên tục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng ở mọi khâu và mọi thời điểm; mỗi thành viên trong tổ chức hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất; xây dựng nền văn hoá chất lượng; cam kết của mỗi thành viên về chất lượng sản phẩm; hướng mục tiêu chất lượng tới sự thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Quản lý chất lượng đào tạo là việc thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý trong quá trình đào tạo nhằm đảm bảo đạt được chất lượng đào tạo mong muốn được xác định trong mục tiêu đào tạo [4]. Như vậy, quản lý chất lượng đào tạo theo TQM là đảm bảo thống nhất trong quản lý các quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng mục tiêu đào tạo và xã hội. TQM trong giáo dục hướng tới đáp ứng yêu cầu xã hội (khách hàng), đề cao vai trò lãnh đạo, huy động tất cả mọi người tham gia (xã hội hóa giáo dục), chú trọng quá trình, tư duy hệ thống, cải tiến liên tục của người học. 3. Mục tiêu giáo dục và quản lý giáo dục tổng thể của Singapore 3.1. Từ quan điểm đến mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục 3.1.1. Quan điểm và mục tiêu giáo dục Theo chính phủ và nhân dân Singapore, con người là nguồn tài nguyên quý giá nhất, sự giàu có của một quốc gia nằm trong nhân dân. Nhân dân với sự cam kết của họ đối với đất nước và cộng đồng; với sự kiên trì và sẵn sàng phấn đấu; với khả năng suy nghĩ; với kết quả đạt được và sự sáng tạo. Tương lai của quốc gia phụ thuộc vào sự đổi mới liên tục, tái thiết lãnh đạo và công dân; dựa trên kinh nghiệm của quá khứ, học hỏi từ hoàn cảnh của hiện tại, và chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai. Như vậy, cần phải phát triển thế hệ trẻ ngay từ trong mỗi gia đình và trong GIÁO DỤC SINGAPORE - TỪ MỤC TIÊU ĐẾN QUẢN LÝ H THỐNG 72 nhà trường để hình thành Singapore của thế hệ tiếp theo. Theo quan điểm giáo dục của Singapore, trong xã hội, mỗi công dân đều có giá trị và có một đóng góp nhất định. Thông qua giáo dục, mỗi cá nhân có thể nhận ra tiềm năng đầy đủ của bản thân, sử dụng tài năng và khả năng của mình để mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho quốc gia, và mang lại cuộc sống đầy đủ, thỏa mãn của bản thân. Giáo dục cần trang bị cho con người những kỹ năng và kiến thức, cũng như các giá trị và thái độ đúng đắn để đảm bảo cuộc sống của cá nhân cũng như sự sống còn và thành công của đất nước. Vì vậy, người học phải học cách tự tin trong sự phối hợp chặt chẽ với người khác trong công việc; cá nhân cạnh tranh, nhưng với một lương tâm xã hội mạnh mẽ. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ cần có sự linh hoạt, sáng tạo và triển vọng thích ứng với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Đồng thời cần phải có những cốt lõi đạo đức vững chắc để có sức mạnh trong một thế giới chuyển đổi các giá trị. Cùng với năng lực, giá trị và đạo đức thì lịch sử xã hội là vấn đề cốt yếu mà mỗi công dân Singapore cần được giáo dục và phải biết. Công dân cần phải biết cả những điểm yếu và những khó khăn của quốc gia mình. Mỗi người dân cần ý thức cao về bản sắc quốc gia và có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ lợi ích quốc gia, có sự quyết tâm và tự tin, thống nhất sát cánh bên nhau để vượt qua những thách thức để phát triển. Và đặc biệt hơn trong vai trò phát triển văn hóa xã hội, thông qua giáo dục để bảo vệ nguồn gốc văn hoá của đất nước. Thế hệ trẻ cần phải biết di sản văn hóa và ngôn ngữ mẹ đẻ. Đồng thời họ phải học cách hiểu và tôn trọng các nguồn gốc chủng tộc, tôn giáo, văn hoá và ngôn ngữ khác nhau của đồng bào của họ. Singapore với nền văn hóa quốc gia là xã hội học tập và môi trường xã hội nhằm thúc đẩy nhân dân học tập suốt đời. Năng lực của người Singapore là sự không ngừng học hỏi, cả về phát triển nghề nghiệp và làm giàu cho bản thân, và điều này sẽ quyết định sự thích ứng đối với sự thay đổi trong mọi thời đại [9]. 3.1.2. Nhiệm vụ giáo dục và đào tạo Để đạt mục tiêu giáo dục, chính phủ Singapore xác định nhiệm vụ giáo dục và đào tạo thế hệ tương lai thuộc về bộ giáo dục, nhân dân và toàn xã hội. Nhiệm vụ của Bộ Giáo dục Đối với người học, chương trình và hệ thống giáo dục. Từ quan điểm hình thành tương lai của đất nước bằng cách hình thành những người sẽ quyết định tương lai của đất nước, Bộ Giáo dục (Ministry of Education - MOE) Singapore có trách nhiệm cung cấp cho thế hệ trẻ một nền giáo dục công bằng và đầy đủ, phát huy hết tiềm năng và nuôi dưỡng thế hệ trẻ thành những người công dân tốt, ý thức trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và đất nước. Thông qua hệ thống giáo dục, mọi trẻ em phải được khuyến khích phù hợp khả năng của bản thân để tiến bộ. Sự tiến bộ thông qua công việc và hiệu quả để đảm bảo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người. Mỗi trẻ em được dạy theo một mức độ mà chúng có thể đáp ứng. Người học được tạo điều kiện để phát huy được năng khiếu và sở trường của mình. Như vậy, hệ thống giáo dục phải linh hoạt để đáp ứng cho sự trưởng thành về tinh thần, thể chất, tình cảm và xã hội của mỗi học sinh và ở các mức độ khác nhau. Từ đó hướng đến mục tiêu trẻ phải học cách tự hào về công việc của mình, cố gắng hết sức và hoàn thành NGUYỄN THỊ LUY N 73 trong bất cứ việc gì để được tôn trọng một cách chân thành. Đối với đội ngũ giáo dục. MOE cam kết xây dựng đội ngũ giáo dục như một lực lượng chuyên nghiệp có chất lượng, gương mẫu trong cách ứng xử và cam kết, cập nhật về kỹ năng và kiến thức. Giáo viên sẽ được đáp ứng các nguồn lực và môi trường để làm tốt công việc của họ, đồng thời quan tâm phát triển và đảm bảo phúc lợi để họ có thể tập trung nỗ lực hết mình vì người học. Vì lãnh đạo giỏi và quản lý người học tốt sẽ giúp phát triển một dịch vụ giảng dạy gắn kết với những cam kết có giá trị. Nhiệm vụ của giáo viên Giáo viên phải theo kịp sự phát triển về lĩnh vực chuyên môn của mình, đồng thời áp dụng các lý thuyết giáo dục mới và thực tiễn vào lớp học. Giáo viên có vai trò chuyển tải các chính sách giáo dục thành các chương trình thiết thực và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Thêm nữa, giáo viên là người cố vấn và có vai trò biểu tượng cho người học. Biểu tượng thầy cô ảnh hưởng đến trí óc trẻ về sự tôn trọng những giá trị xã hội và đạo đức lành mạnh qua lời nói và việc làm, cả trong và ngoài lớp học. Giáo viên có trọng trách truyền đạt cho người học những kỹ năng học tập, kỹ năng tư duy và kỹ năng sống để thích ứng với tương lai. Giáo viên cần có thái độ học hỏi, sáng tạo và trách nhiệm thực hiện cam kết đối với quốc gia. Những cam kết đó là: mang lại điều tốt nhất cho người học; gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm; có trách nhiệm hướng dẫn người học thành công dân tốt và hữu ích cho đất nước; không ngừng học hỏi và truyền đạt tình yêu học tập cho học sinh, sinh viên của mình; xây dựng được niềm tin, sự hỗ trợ và hợp tác của cha mẹ và cộng đồng để có thể đạt được sứ mệnh “hình thành thế hệ tương lai”. Nhiệm vụ của cha mẹ học sinh và cộng đồng Sứ mệnh của MOE cũng như mục tiêu giáo dục quốc gia chỉ có thể thành công với niềm tin và sự hỗ trợ nhiệt tâm của cha mẹ và cộng đồng. Cha mẹ học sinh và cộng đồng được xem là đối tác của MOE, vì vậy, MOE cần cố gắng làm tốt nhất những gì có thể để phát triển con em họ. Điều này tuân theo nguyên lý: giáo dục quyết định tương lai của thế hệ trẻ và đến lượt mình thế hệ trẻ sẽ xác định tương lai của Singapore [6]. 3.2. Hệ thống giáo dục với quản lý tổng thể 3.2.1. Hệ thống giáo dục Hệ thống giáo dục Singapore bao gồm các cấp học: mầm non (Pre-School), tiểu học (Primary), trung học (Secondary) - sau trung học (Post Secondary) và đại học (University) (Hình 1). Mục tiêu của hệ thống giáo dục Singapore là giúp học sinh khám phá tài năng, phát huy năng lực và phát triển niềm đam mê học tập suốt đời. Cấp trung học có: trường chuyên năng khiếu (Specialised Schools), chương trình tích hợp (Intergrated Programme), trường chuyên ngành (Specialised Independent Schools), trường tư và viện (Private Schools and Institution). Các trường sau trung học gồm: trung cấp nghề (Junior Colleges/ Centralised Institute); cao đẳng kỹ thuật (Polytechnics); viện giáo dục kỹ thuật (Institute of Technical Education); chương trình kết hợp giáo dục phổ thông và nghề (Combines Secondary and JC Education into one Programme); trường chuyên cho các học GIÁO DỤC SINGAPORE - TỪ MỤC TIÊU ĐẾN QUẢN LÝ H THỐNG 74 sinh tài năng; trường tư và học viện dạy các chương trình riêng. Ngoài ra, có trường đặc biệt (Special Schools) dành cho học sinh khiếm thính, khiếm thị hoặc khuyết tật. Giáo dục đại học gồm các trường đại học trong nước (Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Trường Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Trường Đại học Quản trị Singapore (SMU)), trường quốc tế (INSEAD, trường cao học Kinh doanh Chicago) và khoảng 300 trường tư thục chuyên ngành thương mại, công nghệ thông tin, nghệ thuật và ngôn ngữ cung cấp các khóa học đáp ứng theo nhu cầu của học sinh trong nước và quốc tế. Sơ đồ về hệ thống giáo dục Singapore cho thấy cái nhìn tổng quan về hệ thống giáo dục Singapore cùng với các chương trình đào tạo và chương trình học đang triển khai để đáp ứng sự đa dạng và về năng lực và sở thích của người học 10 . Hình 1. Hệ thống giáo dục Singapore Nguồn: Học viện giáo dục quốc gia Singapore, năm 2016 3.2.2. Cấu trúc hỗ trợ giáo dục MOE có chức năng xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục về cơ cấu, tổ chức; chương trình giảng dạy; nghiệp vụ sư phạm và đánh giá giáo dục. Đồng thời, MOE thực hiện chức năng giám sát việc quản lý và phát triển các trường học do chính phủ tài trợ, Viện Giáo dục Kỹ thuật, các trường cao đẳng và các trường đại học. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ trên, MOE dựa trên cơ cấu hỗ trợ giáo dục như: Ban hoạch định và phát triển chương trình; Viện đào tạo giáo viên Singapore (Academy of Singapore Teachers - AST); Học viện giáo dục quốc gia Singapore ((National Institute of Education - NIE); Ban hỗ trợ người học (One Portal All Learners - OPAL); Hội đồng kiểm tra và đánh giá giáo dục (Singapore Examinations & Assessments Board - SEAB). Cụ thể: Về xây dựng chương trình Chương trình giáo dục của Singapore là sự kết hợp từ chương trình của một số NGUYỄN THỊ LUY N 75 nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới và sự thiết kế bởi MOE. Ban hoạch định và phát triển chương trình là những chuyên gia về lý luận và thực tiễn giáo dục. Đội ngũ chuyên gia này chịu trách nhiệm thiết kế chương trình giáo dục tối ưu nhất (ít nhất là tại thời điểm đó) để đưa vào áp dụng thử nghiệm trước khi triển khai áp dụng thống nhất trong cả nước. Với mỗi chương trình có 02 đến 03 bộ tài liệu tương ứng phục vụ giảng dạy và học tập mà các trường có thể lựa chọn áp dụng. Và mỗi thầy cô có thể linh hoạt sử dụng các phương pháp để giúp người học phát huy được khả năng học tập tốt nhất. Đào tạo sư phạm và quản lý hoạt giáo dục Viện đào tạo giáo viên Singapore AST và Học viện giáo dục quốc gia Singapore NIE có chức năng đào tạo sư phạm và đội ngũ quản lý giáo dục. Tại đây, giáo viên được đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ để tổ chức, quản lý người học học tập theo phương pháp mới và hiệu quả nhất. Trong quá trình đào tạo, sinh viên sư phạm được gửi về các trường học để thực tập giảng dạy, và nhà trường nơi sinh viên thực tập là khâu quan trọng để thẩm định “đầu ra” của các trường sư phạm - nơi sinh viên theo học, về chương trình đào tạo sư phạm và năng lực sư phạm của sinh viên. Giáo viên giảng dạy trong các nhà trường được đặc biệt được chú trọng bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ để thích ứng và phù hợp với sự thay đổi không ngừng của xã hội. Với mô hình phát triển giáo viên (Hình 2): Tự tin (Confident Person) - Tự học (Self-directed Learner) - năng động (Active Contributor) - chia sẻ (Concerned Citizen), với mục tiêu khuyến khích các giáo viên hướng tới việc học tập suốt đời và tự chủ trong việc bồi dưỡng chuyên môn và tự hoàn thiện. Hình 2. Mô hình phát triển giáo viên Nguồn: Học viện giáo dục quốc gia Singapore, năm 2016 GIÁO DỤC SINGAPORE - TỪ MỤC TIÊU ĐẾN QUẢN LÝ H THỐNG 76 Học viện NIE với 4 chức năng: đào tạo giáo viên, bồi dưỡng nghiệp vụ - nâng cao chuyên môn, nghiên cứu, tư vấn – hợp tác; mục tiêu đào tạo ra những người làm giáo dục có kiến thức nền tảng, nhân cách (giá trị bản thân), sự sáng tạo, tinh thần hợp tác, tri thức toàn cầu... giá trị mà Học viện Nie hướng tới là mô hình trường học xuất sắc; mô hình phát triển giáo viên; mô hình phát triển lãnh đạo. Mô hình phát triển đôi ngũ lãnh đạo (Hình 3) được tổ chức dựa trên 6 định hướng giáo dục (Hình 3): đạo đức, lãnh đạo, tầm nhìn, văn hóa, linh hoạt, bao quát. Đây cũng chính là quan điểm, triết lý về quản lý (vai trò lãnh đạo) giáo dục của Singapore. Hình 3. Mô hình phát triển lãnh đạo Nguồn: Học viện giáo dục quốc gia Singapore, năm 2016 Đánh giá giáo dục Hội đồng Kiểm tra và Đánh giá (Singapore Examinations & Assessments Board - SEAB) có chức năng đánh giá giáo dục độc lập. Bên cạnh đó, với hệ thống giáo dục mở, nhằm đảm bảo các Tổ chức tư nhân (PEOs) đạt được những tiêu chuẩn cao về chất lượng và chính sách chuẩn mực theo yêu cầu của ngành giáo dục nên Singapore đã đưa ra các chứng nhận để đánh giá chất lượng của các trường như: Chứng nhận Case Trust về giáo dục và Chứng nhận Chất lượng hàng đầu Singapore. Các chứng nhận này được cấp bởi Hội đồng thẩm định các dịch vụ giáo dục. Nhà trường tổ chức cho giáo viên giảng dạy và học sinh học tập theo định hướng, mục tiêu và chương trình giáo dục của MOE. Hội đồng Kiểm tra và Đánh giá sẽ đánh giá kết quả học tập và hiệu quả giáo dục. Qua kết quả này sẽ giúp MOE đánh giá sự tương thích của chương trình với điều kiện giảng dạy học tập (trường lớp, giáo viên, học sinh, phương tiện học tập), đồng thời đánh giá hiệu quả tổ chức, quản lý nhà trường. Dựa trên cơ sở này MOE tiếp tục điều chỉnh và đổi mới để đạt được mục tiêu giáo dục của chính phủ và người dân. Ngoài ra, Ban hỗ trợ người học OPAL (One Portal All Learners) hỗ trợ và tạo điều kiện tối ưu cho người học, hình thành xã hội học tập với sự ưu tiên số một cho sự phát triển. 3.2.3. Quản lý nhà trường Chương trình giáo dục Singapore hướng tới hiện nay là: học sinh học sâu, học rộng và học suốt đời. Để đáp ứng mục tiêu, theo cách tiếp cận quản lý tổng thể, NGUYỄN THỊ LUY N 77 nhà trường tuân theo nguyên tắc PIER và mô hình SEM. Về nguyên tắc quản lý nhà trường Nguyên tắc PIER (Planning/ Implementation/ Evaluation/ Results): xây dựng kế hoạch - thực hiện - đánh giá - kết quả, là một cách tiếp cận hệ thống giúp nhà trường xác định được việc mở rộng các quá trình cần thiết để đạt được các kết quả đầu ra mong đợi. Hình 4. Nguyên tắc PIER Nguồn: Học viện giáo dục quốc gia Singapore, năm 2016 Mô hình trường học xuất sắc - SEM Mô hình trường học xuất sắc bao gồm các tiêu chí về khả năng thực hiện và kết quả đạt được trả lời cho câu hỏi bằng cách nào nhà trường đạt được mục tiêu và nhà trường đã và đang đạt được kết quả như thế nào. Và giá trị của mô hình trường học xuất sắc chính là sự kết hợp của yếu tố con người và hệ thống quản lý để đạt được kết quả như mong muốn (Hình 5). Hình 5. Giá trị của mô hình trường học xuất sắc Nguồn: Học viện giáo dục quốc gia Singapore, năm 2016 HS là số một Giáo viên là chìa khóa . Lãnh đạo có mục đích Hệ thống hỗ trợ . Làm việc với đối tác . Quản lý bằng kiến thức Luôn hoàn thiện và sáng tạo Con người Hệ thống Tổ chức xuất sắc GIÁO DỤC SINGAPORE - TỪ MỤC TIÊU ĐẾN QUẢN LÝ H THỐNG 78 4. Kinh nghiệm từ quản lý giáo dục Singapore 4.1. Thống nhất trong quản lý - Quản lý trực tiếp Giáo dục Singgapore với cơ chế quản quản lý trực tiếp của Bộ giáo dục đối với các viện và trường, đồng thời Bộ giáo dục có chức năng tiếp nhận và xử lý mọi thông tin liên quan đến giáo dục được người dân quan tâm như: tư vấn chính sách giáo dục, đề xuất những giải pháp, và cả những vấn đề mà người dân cho rằng cần phải trao đổi với các nhà chức trách về vấn đề học tập trong nhà trường của con em họ Điều này, xét theo khía cạnh quản trị, vừa đạt hiệu quả tạo được sự hài lòng đối với “khách hàng” - những người quan tâm nhất đến dịch vụ giáo dục mà con em họ đang theo học, đồng thời, vừa thể hiện tính xã hội hóa trong phát triển giáo dục. Bên cạnh đó thể hiện sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa gia đình với nhà trường và chính phủ trong giáo dục. Phản ánh của gia đình với nhà trường, giữa công dân với chính phủ về chương trình học tập của con cái họ là những phản ánh trung thực và đầy đủ nhất về chương trình giáo dục mà chính phủ đang áp dụng. Từ đánh giá của xã hội, Bộ giáo dục sẽ hoàn thiện hơn về chương trình giáo dục theo mục tiêu của chính phủ và người dân, thúc đẩy giáo dục phát triển theo đúng tính chất tri thức sáng tạo. Bản chất giáo dục luôn động, cả người dạy và người học không ngừng tìm tòi, sáng tạo, và như vậy, sự cộng hưởng của toàn xã hội về giáo dục để liên tục tái thiết và hoàn thiện hơn trong định hướng mục tiêu - yếu tố căn bản của sự phát triển giáo dục. Xuất phát từ thực tiễn quốc gia và viễn cảnh quốc tế, mục tiêu giáo dục được chính phủ xác định rõ ràng. Nhiệm vụ giáo dục thuộc về toàn xã hội Singapore, trong đó Bộ giáo dục có chức năng tổ chức, cùng với sự tham gia của các lực lượng xã hội (thầy cô, cha mẹ người học, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng). Cụ thể, một chủ đề học tập, về nội dung là giá trị và mục tiêu cần đạt, về phương pháp và hình thức tổ chức... sẽ linh hoạt trong quản lý và thực hiện để đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Với sự thống nhất về mục tiêu và hình thức xã hội hóa giáo dục, mọi hoạt động học tập của học sinh được các lực lượng xã hội quan tâm và tham gia với vai trò chủ thể tích cực trong phối hợp thực hiện. Học sinh có thể học tập tại trường, có thể tìm hiểu, trải nghiệm từ thực tế đời sống và tập làm nghề tại các doanh nghiệp. Và hiệu quả xã hội từ giáo dục đem lại là lao động xã hội với trình độ chuyên nghiệp đã được đào luyện bài bản từ trong quá trình học tập trong nhà trường kết hợp với thực tiễn xã hội. - Quản lý nhà trường chuyên nghiệp Tính chuyên nghiệp trong quản lý nhà trường được khái quát bởi 03 tiêu chí: chương trình đào tạo về quản lý, quy trình quản lý, lãnh đạo nhà trường. (i) Chương trình đào tạo về quản lý nhà trường chuẩn hóa. Vai trò quản lý nhà trường như Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, ngoài năng lực sư phạm còn cần có năng lực quản trị. Và các năng lực này được đào tạo theo chương trình chuẩn hóa và được bồi dưỡng thường xuyên để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và tương thích với mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Với chương trình đào tạo tổng thể về quản lý nhà trường, lãnh đạo mỗi trường áp dụng trong quản lý trường học được Bộ giáo dục giao (đối với Trường công). (ii) Quy trình quản lý nhà trường chuẩn hóa. Với sự chuẩn hóa về quy trình NGUYỄN THỊ LUY N 79 quản lý nhà trường do MOE thiết kế và xây dựng. Lãnh đạo các trường áp dụng thực hiện theo quy trình này. Như vây, lãnh đạo mỗi trường đã có sẵn các “công cụ” chung trong quản lý (khung pháp lý, văn bản, biểu mẫu; chương trình), và các nhà lãnh đạo chỉ còn nhiệm vụ toàn tâm với công tác quản lý, sáng tạo trong phương pháp thực hiện để điều hành nhà trường đạt hiệu quả theo mục tiêu giáo dục của MOE và chính phủ. (iii) Lãnh đạo trường học có năng lực sư phạm và chuyên nghiệp về quản lý. Lãnh đạo nhà trường được đào tạo bởi chương trình đào tạo quản lý chuẩn hóa trước khi được Bộ giáo dục phân công về đảm nhận trách nhiệm quản lý tại mỗi trường và được bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng bản chất “động” - phát triển không ngừng của giáo dục. Đội ngũ lãnh đạo trường học là một trong các thành tố trong quản lý giáo dục tổng thể (lãnh đạo nhà trường, đội ngũ dạy và học; điều kiện cơ sở vật chất; phương tiện dạy học; chương trình, tài liệu) chịu sự đánh giá độc lập bởi Hội đồng Kiểm tra và Đánh giá. Với chương trình giáo dục theo quản lý hệ thống được xác định, lãnh đạo trường học thỏa sức sáng tạo trong tổ chức và quản lý điều hành. Theo ý nghĩa này, với điều kiện hiện có của một trường, khi MOE giao nhiệm vụ cho bất kỳ hiệu trưởng nào thì người hiệu trưởng đó sẽ cần phải tích cực trong tổ chức và quản lý với phương pháp sáng tạo nhất của mình để hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà trường một cách tốt nhất. Căn cứ hiệu quả giáo dục, Hội đồng kiểm tra và đánh giá sẽ phân tích và đối sánh. Từ hiệu quả và kết quả phân tích, chương trình giáo dục, điều kiện vật chất, hay thậm chí lãnh đạo nhà trường cũng có thể phải thay đổi và thiết kế lại, nếu một hay các thành tố đó là nguyên nhân của kết quả giáo dục đã được thẩm định không đáp ứng mục tiêu. Trong trường hợp cần phải thay đổi lãnh đạo nhà trường (luân chuyển hay thay thế) để đảm bảo sự phù hợp trong quản lý hệ thống thì hoạt động của nhà trường cũng không vì thế bị ảnh hưởng. Vì khung quản lý đã được thiết kế cho mọi lãnh đạo có thể áp dụng, hoàn toàn không nhất thiết phải phụ thuộc hoặc gặp khó khăn trong quản lý từ hệ quả quản lý của lãnh đạo trước để lại. Chính điều này đã làm nên những lãnh đạo giỏi trong giáo dục, quyết định thành tích giáo dục của Singapore. 4.2. Độc lập trong đánh giá đảm bảo tính mở trong phát triển giáo dục Theo Nguyễn Đức Chính và Vũ Lan Hương (2015), đánh giá chương trình giáo dục sẽ mang lại hiệu quả như: nâng cao chất lượng giáo dục, lựa chọn chương trình giáo dục hợp lý, cải thiện chương trình theo hướng hiệu quả hơn, hiệu quả giáo dục đồng bộ, tạo thuận lợi cho việc quản lý những ý tưởng “cải tiến giáo dục” [1]. Việc đánh giá giáo dục là một trong những chức năng cơ bản và quan trọng của Bộ Giáo dục Singapore. Chức năng này được thông qua một tổ chức đánh giá độc lập so với các tổ chức khác (bộ phận thiết kế chương trình, bộ phận đào tạo đội ngũ, bộ phận tạo lập csvc nhà trường) và đối tượng là nhà trường với chương trình tổng thể. Độc lập trong đánh giá đảm bảo sự chuyên sâu, tính khách quan và chính xác. Kết quả từ đánh giá nhà trường là căn cứ để hiệu chỉnh các thành tố của chương trình giáo dục tổng thể của nhà trường. Và sự hiệu chỉnh này thúc đẩy giáo dục luôn động và phát triển. Nhà trường - nơi tổ chức thực hiện chương trình giáo dục, độc lập với Hội GIÁO DỤC SINGAPORE - TỪ MỤC TIÊU ĐẾN QUẢN LÝ H THỐNG 80 đồng Kiểm tra và Đánh giá chương trình giáo dục. Hội đồng này với nhiệm vụ nghiên cứu và đối sánh giữa chương trình và kết quả giáo dục để phát hiện yếu tố bất hợp lý, từ đó tìm giải pháp mới tạo sự phát triển liên tục của chương trình giáo dục. Với phương pháp độc lập trong đánh giá, hiệu quả giáo dục đồng bộ và tính mở trong phát triển giáo dục là lợi ích nổi bật từ việc đánh giá giáo dục mang lại. 4.3. Chương trình giáo dục đồng bộ Chương trình giáo dục được thiết kế theo mục tiêu xác định phù hợp với mục tiêu xã hội và áp dụng đồng bộ tại các trường. Quản lý nhà trường triển khai chương trình giáo dục và tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu. Qua đánh giá độc lập kết quả giáo dục, chương trình sẽ được điều chỉnh những nội dung và thành tố chưa phù hợp. 5. Kết luận Từ việc xác định và thống nhất giữa mục tiêu chung với mục tiêu cụ thể để nhận diện đích giáo dục cần hướng tới của xã hội và người học kết hợp phương pháp tổ chức thực hiện - quản lý hệ thống giáo dục tối ưu, Singapore đã có nền giáo dục phát triển trong những thập niên qua. Giáo dục Việt Nam với định hướng “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân” 2 . Để mục tiêu giáo dục nước nhà trở thành hiện thực, việc tiếp thu có chọn lọc những giá trị từ kinh nghiệm giáo dục Singapore về xác định mục tiêu thống nhất với phương pháp tổ chức quản lý hệ thống phù hợp với thực tiễn Việt Nam có ý nghĩa nhất định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đức Chính và Vũ Lan Hương (2015), Phát triển chương trình giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam. 2. Đảng Cộng sản (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. 3. Trần Thị Hương (2014), Giáo dục học đại cương, giáo trình của Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Lộc (2010), “TQM hay Quản lý chất lượng toàn thể trọng giáo dục”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 54. 5. Sergiovanni, T.J. (editor) (1984), Leadership and Organizational Culture: New Perspectives on Administrative Theory and Practice, University of Illinois Press. 6. Ministry of Education, Singapore - Truy cập tại: 7. Lê Thị Bích Ngọc, Lý thuyết quản trị - Khái niệm về quản trị chiến lược - Truy cập tại: quan-tri-chien-luoc). 8. Times Higher Education World University Rankings (2016-2017) - Truy cập tại: https://www.timeshighereducation.com/world -university-rankings/2016/world- ranking#!/page/0/length/25/sort_by/rank/sort_ order/asc/cols/stats. 9. Truy cập tại: Ngày nhận bài: 20/9/2017 Biên tập xong: 15/10/2017 Duyệt đăng: 20/10/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_4341_2215053.pdf
Tài liệu liên quan