Tài liệu Giáo dục hoà nhập - Góc nhìn từ chính sách: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0224
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 58-65
This paper is available online at
GIÁO DỤC HOÀ NHẬP - GÓC NHÌN TỪ CHÍNH SÁCH
Đào Thị Bích Thủy
Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo phân tích một số văn bản pháp lí về giáo dục hòa nhập (GDHN) của quốc
tế và một số văn bản pháp lí về GDHN tiêu biểu của Việt Nam để thấy rằng pháp luật Việt
Nam đã cụ thể hoá pháp luật quốc tế đồng thời vận dụng phù hợp với điều kiện và bối cảnh
tổ chức GDHN tại Việt Nam. Phân tích cũng cho thấy về cơ bản chính sách GDHN của
Việt Nam đã phản ánh những nguyên tắc cốt lõi của luật pháp và các chính sách quốc tế về
đảm bảo quyền “tham gia đầy đủ và hiệu quả vào xã hội” đối với người có nhu cầu đặc biệt
đồng thời đảm bảo: Quyền đối với Tiếp cận giáo dục, Quyền đối với Chất lượng giáo dục
và Quyền được Tôn trọng trong môi trường giáo dục.
Từ khóa: Giáo dục hoà nhập, chính sác...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục hoà nhập - Góc nhìn từ chính sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0224
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 58-65
This paper is available online at
GIÁO DỤC HOÀ NHẬP - GÓC NHÌN TỪ CHÍNH SÁCH
Đào Thị Bích Thủy
Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo phân tích một số văn bản pháp lí về giáo dục hòa nhập (GDHN) của quốc
tế và một số văn bản pháp lí về GDHN tiêu biểu của Việt Nam để thấy rằng pháp luật Việt
Nam đã cụ thể hoá pháp luật quốc tế đồng thời vận dụng phù hợp với điều kiện và bối cảnh
tổ chức GDHN tại Việt Nam. Phân tích cũng cho thấy về cơ bản chính sách GDHN của
Việt Nam đã phản ánh những nguyên tắc cốt lõi của luật pháp và các chính sách quốc tế về
đảm bảo quyền “tham gia đầy đủ và hiệu quả vào xã hội” đối với người có nhu cầu đặc biệt
đồng thời đảm bảo: Quyền đối với Tiếp cận giáo dục, Quyền đối với Chất lượng giáo dục
và Quyền được Tôn trọng trong môi trường giáo dục.
Từ khóa: Giáo dục hoà nhập, chính sách giáo dục hoà nhập, giáo dục cho mọi người.
1. Mở đầu
Chính sách về giáo dục hòa nhập (GDHN) được thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất trong hệ
thống các văn bản pháp lí. Hơn 30 năm qua, các tuyên bố và cam kết quốc tế đã có những tác
động có ý nghĩa trong việc thúc đẩy GDHN cho người khuyết tật. Năm 1975, Tuyên bố của Liên
Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật (UN Declaration of the Rights of Disabled Persons) đã
kêu gọi các quốc gia khuyến khích hoà nhập cho người khuyết tật trong mọi khía cạnh cuộc sống
cả về kinh tế và xã hội. Tuyên bố thế giới về Giáo dục cho mọi người (Education for All-EFA)
được thông qua ở Jomtien, Thái Lan năm 1990 đã đưa ra một cái nhìn tổng thể: phổ cập tiếp cận
giáo dục cho tất cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn,thúc đẩy bình đẳng. GDHN là một quá
trình tăng cường năng lực cho hệ thống giáo dục để tiếp cận với mọi người học và vì thế, GDHN
được coi là một chiến lược quan trọng để đạt được Giáo dục cho mọi người (EFA). Giáo dục là
một quyền cơ bản của con người và là nền tảng cho một xã hội công bằng, bình đẳng hơn. Đây là
nguyên tắc chung, đóng vai trò định hướng cho chính sách và thực tiễn giáo dục [12].
Các chính sách GDHN của UNESCO được công nhận rộng rãi nhất ở phạm vi quốc tế và
các quốc gia, điển hình là Tuyên bố Salamanca và Cương lĩnh hành động về giáo dục theo nhu
cầu đặc biệt, được ban hành vào năm 1994 với sự nhất trí của 92 chính phủ và 25 tổ chức quốc
tế về một mục tiêu chung hỗ trợ và thúc đẩy thay đổi chính sách GDHN. Đây được coi là bước
ngoặt quan trọng trong sáng kiến về GDHN. Các hỗ trợ chính sách của UNESCO có một ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về mức độ cần thiết của các chính sách và thực
tiễn GDHN ở các quốc gia [8].
Ngày nhận bài: 18/7/2015. Ngày nhận đăng: 20/9/2015.
Tác giả liên lạc: Đào Thị Bích Thủy, địa chỉ e-mail: thuyjapans@gmail.com
58
Giáo dục hoà nhập - Góc nhìn từ chính sách
Các văn bản pháp lí quốc tế tiêu biểu trên đã có ảnh hưởng không nhỏ và góp phần quan
trọng thúc đẩy cải thiện chính sách và luật pháp về giáo dục hoà nhập tại khu vực Châu Á Thái
Bình Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đây là nội dung chính được phân tích trong bài
viết này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tổng quan các văn bản pháp lí quốc tế về giáo dục hoà nhập
Nhiều thập kỉ qua, hàng loạt các văn bản pháp lí quốc tế như các công ước, các tuyên bố và
các khuyến nghị đã ra đời, thiết lập các tiêu chuẩn làm nền tảng cơ sở cho việc phát triển các chính
sách và phương pháp tiếp cận cho giáo GDHN. Các văn bản này đề ra những yếu tố trung tâm cần
phải giải quyết để đảm bảo: Quyền đối với Tiếp cận giáo dục, Quyền đối với Chất lượng giáo dục
và Quyền được Tôn trọng trong môi trường giáo dục. GDHN được dựa trên những khung pháp lí
thông qua các văn bản pháp lí quốc tế như các công ước, các khuyến nghị và tuyên bố quốc tế. Các
vấn đề về người khuyết tật, GDHN ngày càng được chỉ rõ ra trong các văn bản pháp lí quốc tế theo
dòng thời gian.
Trước những năm 1950, tuyên bố Quốc tế về Nhân quyền đã được Đại Hội đồng Liên hiệp
quốc thông qua ngày 10-12-1948 tại Paris, Pháp. Bản tuyên bố đã được dịch ra 375 ngôn ngữ.
Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của cuộc Chiến tranh thế giới thứ II và là tuyên
ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó gồm 30 điều, liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá
nhân được hưởng. Các điều khoản này đã được đưa vào để xây dựng các Thoả ước quốc tế, thoả
ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Tuyên bố nhấn mạnh việc “Mọi người
có quyền về giáo dục. Giáo dục sẽ được miễn phí ít nhất là bậc tiểu học và các cấp học cơ bản.
Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc” [8]. Mặc dù Liên Hợp Quốc tham gia vào các vấn đề người
khuyết tật từ trước đây rất lâu (trước những năm 1950) và bất chấp sự ra đời của Tuyên bố quốc tế
về Nhân Quyền vào năm 1948 thì các vấn đề của người khuyết tật tại thời điểm từ năm 1940 đến
năm 1950 vẫn chỉ được nhìn nhận với quan điểm “phúc lợi”, “từ thiện” [10], tập trung vào vấn đề
bảo vệ người khuyết tật và phục hồi chức năng.
Những năm 1960 đến những năm 1970 các văn bản pháp lí về GDHN đã chuyển từ quan
điểm cũ sang quan điểm tiếp cận dựa trên quyền. Tiêu biểu là sự ra đời của Công ước chống phân
biệt đối xử trong giáo dục của UNESCO vào tháng 12 năm 1960. Công ước được thông qua trong
cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO tại Paris, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 12 năm 1960
đã nhắc lại Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người và khẳng định nguyên tắc không phân biệt
đối xử và tuyên bố rằng mọi người đều có “Quyền Tiếp cận giáo dục” và “Quyền được hưởng giáo
dục có chất lượng”[14]. Mặc dù Công ước này không đề cập cụ thể đến vấn đề người khuyết tật
nhưng người đọc có thể nhận thấy khuyết tật là một thành tố được bao gồm trong “nguồn gốc xã
hội” [10]. Bình đẳng trong giáo dục được đề cập cụ thể trong Công ước ở các Điều 1, Điều 3, Điều
4 và Điều 6.
Năm 1971, Tuyên bố về Quyền của người Chậm phát triển trí tuệ do Cao Uỷ liên hợp quốc
thông qua. Tuyên bố gồm 7 điều, trong đó Điều 2 khẳng định mọi cá nhân có “quyền được giáo
dục, đào tạo, phục hồi chức năng và được hướng dẫn đề đạt được những tiềm năm của bản thân
một mức tối đa”. Tuyên bố này cũng kêu gọi “khuyến khích người chậm phát triển trí tuệ hội nhập
tối đa vào cuộc sống bình thường”. Tuyên bố này mang tính bước ngoặt quan trọng không chỉ ở
59
Đào Thị Bích Thủy
việc công nhận quyền được giáo dục của người khuyết tật mà nó còn đưa ra khái niệm mới về
“tiềm năng tối đa”.
Một trong các văn bản pháp lí quốc tế mang tính dấu ấn vào cùng thời điểm này, đó là Tuyên
bố của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật, được thông qua vào ngày 9-12-1975, theo
Nghị quyết số 3447. Nội dung chính nhằm bảo vệ quyền của người khuyết tật để họ có thể hoà
nhập vào cuộc sống bình thường và thúc đẩy hội nhập trên mọi lĩnh vực như: việc làm, gia đình,
cuộc sống xã hội và các cơ hội kinh tế. Tập trung vào việc hỗ trợ cá nhân để phát triển khả năng,
năng lực và sự tự chủ của người khuyết tật [1]. Tuy nhiên ảnh hưởng của mô hình y tế trong giáo
dục hội nhập đã thể hiện trong toàn bộ ngôn ngữ và cách hành văn của văn bản. Cụ thể, một người
khuyết tật được xác định là một trong những người "không thể đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của
đời sống xã hội bình thường do sự thiếu hụt". Mục tiêu đối với người khuyết tật được đưa ra trong
tài liệu này là quyền "tận hưởng cuộc sống bình thường nhất có thể (do sự thiếu hụt gây ra)" và
"khuyến khích hội nhập vào cuộc sống bình thường " [10].
Tiếp theo đó ngày 20-11-1989 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên
hợp quốc về quyền trẻ em có tham khảo Tuyên bố Quốc tế về Nhân quyền theo Nghị quyết số
44/45, có hiệu lực từ ngày 2-9-1990. Hiện có 191 quốc gia thành viên tham gia Công ước. Công
ước gồm 54 Điều, quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Các
quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế.
Công ước khẳng định quyền tham gia giáo dục tiểu học miễn phí mà không có bất kỳ sự phân biệt
đối xử nào. Nhấn mạnh đến hạnh phúc và sự phát triển của trẻ em và các biện pháp hỗ trợ chăm
sóc trẻ em [5]. Điều 23 của Công ước đã đề cập trực tiếp đến trẻ khuyết tật, là người “bị khuyết tật
về thể chất hoặc trí tuệ" và quyền của chúng được "tiếp cận và hội nhập" [10].
Cùng thời gian này Tuyên bố thế giới về “Giáo dục cho mọi người” do UNESCO tài trợ
được ra đời tại Jomtien, Thái Lan năm 1990 và được 155 quốc gia phê chuẩn. Tuyên bố gồm 10
điều và dịch chuyển gần hơn tới mô hình xã hội cho người khuyết tật với khái niệm hoà nhập. Văn
bản này nhấn mạnh đến tiếp cận và bình đẳng. Bằng việc khẳng định rằng trẻ khuyết tật phải được
tiếp cận một cách bình đẳng với giáo dục “hội nhập”, với giáo dục phổ thông. Các cụm từ trong
vản bản đã đề cập đến việc GDHN phải được đưa vào hệ thống giáo dục hiện hành.
Gần 5 năm sau, Tuyên bố Salamanca và Cương lĩnh hành động về giáo dục theo nhu cầu
đặc biệt đã được thông qua Tại Hội Nghị thế giới về giáo dục theo nhu cầu đặc biệt tổ chức ở
Salamanca (Tây Ban Nha) từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 6 năm 1994. Đây là văn bản duy nhất mà
trong đó thanh thiếu niên và trẻ em khuyết tật là trọng tâm của văn bản chứ không phải là xuất phát
điểm hay sự thêm vào. Tuyên bố khẳng định sự khác biệt của con người là bình thường và vì vậy
việc học tập cần được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của người lớn và trẻ em khuyết tật. Mỗi
người khuyết tật có quyền bày tỏ mong muốn của họ về giáo dục ngay khi nhu cầu được xác định.
Cha mẹ có quyền được tư vấn về các hình thức giáo dục phù hợp nhất với nhu cầu, hoàn cảnh và
nguyện vọng của con cái họ [11]. Tuyên bố Salamanca khẳng định rằng "mọi trẻ em có những đặc
điểm, sở thích, khả năng và nhu cầu học tập riêng" [11]. Vì vậy, thay vì quan điểm cho rằng các
cá nhân phải điều chỉnh để thích ứng với môi trường học tập thì trong Tuyên bố yêu cầu các chính
phủ phải cung cấp không chỉ các chính sách và các nguồn tài lực như trong các tuyên bố trước đây
mà cần có các biện pháp để giải quyết chất lượng đảm bảo môi trường hoc tập được điều chỉnh
phù hợp với nhu cầu của cá nhân. Chính sách và các chương trình cần giải quyết toàn bộ vòng đời
từ thời thơ ấu đến trưởng thành và giáo dục nghề nghiệp. Trong Tuyên bố các khái niệm về GDHN
60
Giáo dục hoà nhập - Góc nhìn từ chính sách
được xác định một cách rõ ràng. Đây được coi là văn bản xương sống của GDHN [10]. Tuyên bố
định hướng cho việc ban hành chính sách và các hỗ trợ chính sách GDHN ở phạm vi quốc tế và
các quốc gia.
Năm 2001, ông Vicente Fox, Tổng thống Mexico, đã đưa ra một đề xuất về một quy ước
cụ thể đối với quyền của người khuyết tật trong các cuộc tranh luận chung của Đại hội đồng Liên
Hiệp Quốc. Một số các tuyên bố đã được đưa ra từ các hội nghị quốc tế trên thế giới nhằm hỗ trợ
cho đề xuất này bao gồm Tuyên bố Bắc Kinh 12 tháng 3 năm 2000, Tuyên bố của Sapporo tháng
10 năm 2002, Tuyên bố Beirut tháng năm 2003 và các Nghị quyết của người khuyết tật Alliance
International tháng sáu năm 2003. Sau một loạt các cuộc họp và nhiều cuộc tranh luận, áp lực từ
sự phối hợp của các tổ chức người khuyết tật, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước
về Quyền của Người khuyết tật vào năm 2007. Công ước được kí kết bởi 80 quốc gia [1, 10]. Lần
đầu tiên, Công ước này đã thiết lập quyền của 650 triệu người khuyết tật trên toàn thế giới. Đây là
hiệp ước đầu tiên mang lại vị thế và quyền hợp pháp nhìn nhận tình trạng khuyết tật như là một
vấn đề về quyền con người. Công ước này còn có ý nghĩa đặc biệt khi thay đổi cách nhìn đối với
tình trạng khuyết tật là một vấn đề xã hội chứ không phải là vấn đề y tế và xác lập sự dịch chuyển
từ phương thức tiếp cận theo hướng nhân đạo sang hướng nhân quyền. Công ước gồm 50 điều [1].
Nghiên cứu các văn bản pháp lí về GDHN quốc tế cho thấy tất cả các chính sách về GDHN
được hình thành bởi các nhà hành động với nhiều cấp độ từ địa phương, quốc gia, hoặc toàn cầu
theo các bối cảnh xã hội. Mỗi văn bản pháp lí được soạn thảo triển khai theo một mục tiêu cụ thể
về cả lí thuyết và chiến lược trong một mạng lưới của các mối quan hệ quyền lực [13]. "GDHN có
thể được thực hiện ở các cấp độ khác nhau, đạt được các mục tiêu khác nhau được dựa trên động
cơ khác nhau và cung cấp dịch vụ trong các bối cảnh khác nhau” [12]. Tuy nhiên, các tài liệu này
thường được dựa trên thực tế, đại diện cho quyền đạo đức của cộng đồng quốc tế và cung cấp cơ
hội cho các phê chuẩn luật chống lại những người không thực thi theo chính sách và các văn bản
hướng dẫn có liên quan.
Phân tích còn cho thấy trong các văn bản pháp lí về GDHN quốc tế có sự tiến bộ hướng tới
một mô hình xã hội của người khuyết tật thay vì mô hình y tế. Các văn bản pháp lí quốc tế được
định hướng và điều chỉnh bởi mục tiêu cung cấp một nền giáo dục "phù hợp với tình trạng của trẻ"
và một trong số đó là "hướng tới các nguồn lực sẵn có", hay chính là chuẩn bị trường học để tiếp
cận với tất cả trẻ em và xây dựng một xã hội hoà nhập.
2.2. Tổng quan các văn bản pháp lí về giáo dục hoà nhập ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo, hỗ trợ, tạo điều kiện để người khuyết tật
đảm bảo các quyền và lợi ích như những người bình thường. Để hỗ trợ GDHN, Việt Nam đã xây
dựng khung pháp lí vững vàng, thể hiện qua nhiều hình thức văn bản, các cam kết ở cấp quốc tế,
khu vực và cấp địa phương trong nhiều công ước, tuyên bố và khuôn khổ khác nhau.
Việt Nam đã kí tham gia Công ước Liên hiệp quốc về Quyền của Người khuyết tật
(UNCRPD) ngày 22/10/2007 và thông qua Công ước này vào tháng 11 năm 2014. Đây là bước
đi cần thiết để đưa Việt Nam trở thành nước thành viên của Công ước với đầy đủ quyền và nghĩa
vụ thực hiện Công ước.
Việt Nam cũng đã tham gia kí Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày
26-1-1990 và phê chuẩn ngày 20-2-1990 theo Quyết nghị số 241/NQ-HDDNN7 của Hội đồng
61
Đào Thị Bích Thủy
Nhà nước ngày 20-2-1990. Liên hợp quốc công nhận phê chuẩn ngày 28-2-1990.
Chính phủ Việt Nam cũng cam kết triển khai Khung hành động Thiên niên kỉ Biwako hướng
tới một Xã hội hoà nhập, không rào cản, vì quyền của người khuyết tật tại Châu Á - Thái Bình
Dương, giai đoạn 2003 - 2012. Điều này cho thấy sự cam kết đạo đức trong việc nâng cao quyền
của người khuyết tật. Đưa ra các khuyến nghị về chính sách cho chính phủ và các bên liên quan tại
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về việc giải quyết các vấn đề và xây dựng kế hoạch hành động
vì một xã hội hoà nhập.
Việt Nam cũng đã kí kết Tuyên bố cấp Bộ trưởng về Thập kỉ của Người khuyết tật tại Khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương (2013 - 2022) và Chiến lược Incheon để “Hiện thực hoá quyền”
cho người khuyết tật khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Ở cấp quốc gia, điều này được thể hiện trong Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà năm 1946. Các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 đều quy định việc đảm bảo các
quyền công dân, nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, ngược đãi. Bên cạnh đó các Bộ Luật và
Luật có các quy định riêng theo từng Chương, mục hoặc một số điều dành riêng cho người khuyết
tật về các chế độ chính sách, giải pháp trợ giúp và chăm sóc [3]. Các văn bản pháp lí chính gồm:
Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em (2004), luật này hiện đang được sửa đổi bổ sung và dự
kiến trình Quốc hội thông qua trong năm 2015; Luật Giáo dục (2005), đã được sửa đổi vào năm
2009; đặc biệt là luật người khuyết tật được thông qua vào tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 1 năm 2011. Luật người khuyết tật nêu rõ: Người khuyết tật được nhà nước tạo điều
kiện để học tập phù hợp nhu cầu và khả năng (điều 27); Đa dạng hóa các phương thức giáo dục
người khuyết tật như hòa nhập, bán hòa nhập và chuyên biệt (điều 28); Trung tâm hỗ trợ phát triển
GDHN là cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ giáo dục người khuyết tật (điều 31).
Việc thông qua Luật Người khuyết tật và Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ban hành hướng dẫn
thi hành luật này đã dẫn đến việc ban hành một số thông tư liên tịch do nhiều bộ chịu trách nhiệm
đã góp phần hỗ trợ mạnh hơn nữa quyền của trẻ khuyết tật và khả năng tiếp cận GDHN như: Thông
tư liên tịch số 58 (2012) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động thương binh xã hộivà Bộ Tài
chính quy định về việc thành lập và điều hành Trung tâm Hỗ trợ Phát triển GDHN,các trung tâm
này sẽ cung cấp các nguồn hỗ trợ cần thiết như hỗ trợ chương trình cho giáo viên, chương trình
phát hiện sớm và hỗ trợ phụ huynh học sinh; Thông tư Liên tịch số 42 (2013) quy định các chính
sách giáo dục cho người khuyết tật (có hiệu lực từ tháng 3/2014) đây là một chính sách quan trọng
đóng vai trò chỉ đạo việc nhập học, tuyển sinh, miễn giảm học phí và một phần nội dung chương
trình, cho phép các trường yêu cầu nguồn kinh phí để hỗ trợ hoạt động GDHN cho trẻ khuyết tật.
Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện GDHN, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Quyết định số
23 (2006) là văn bản chính thức của Chính phủ Việt Nam quy định về GDHN có hiệu lực từ năm
2006. Quyết định này nêu rõ các quy định cụ thể về: tổ chức, hoạt động GDHN người khuyết tật;
giáo viên, giảng viên, nhân viên; người khuyết tật trongGDHN; cơ sở vật chất; thiết bị và đồ dùng
dạy học trong GDHN cho người khuyết tật. Bên cạnh đó có Quyết định số 9 (năm 2007) của Bộ
giáo dục đào tạo về việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục để họ có những
kĩ năng cần thiết cho GDHN.
Qua việc phân tích có thể thấy, tinh thần cơ bản của các văn bản pháp lí về GDHN ở Việt
Nam đều khẳng định:
- Quyền bình đẳng của mọi công dân Việt Nam trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn
62
Giáo dục hoà nhập - Góc nhìn từ chính sách
hoá; khẳng định học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho
các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được học văn hoá và học nghề phù hợp. Nhà nước và xã hội
đảm bảo bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho tất cả mọi người và tạo ra phương thức giáo
dục phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mọi đối tượng khó khăn.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ trường, lớp dành cho người khuyết tật và đầu tư
nguồn lực cho GDHN nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề,
hoà nhập với cộng đồng. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người khuyết
tật có khó khăn về kinh tế; bảo đảm quyền của người khuyết tật tiếp cận bình đẳng đến dịch vụ y
tế, giáo dục, học nghề, việc làm, chỗ ở, phương tiện giao thông, hoạt động văn hóa giải trí, hông
phân biệt đối xử người khuyết tật trong việc được nhận vào trường học vì lí do khuyết tật.người
khuyết tật được cung cấp các phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập [9].
2.3. Ảnh hưởng của hệ thống văn bản pháp lí về GDHN quốc tế đến hệ thống
văn bản pháp lí về GDHN ở Việt Nam
Các văn bản pháp lí quốc tế đã có ảnh hưởng không nhỏ và góp phần quan trọng thúc đẩy,
cải thiện chính sách và luật pháp về GDHN tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và
ở Việt Nam nói riêng.
Một minh chứng điển hình đó là: trong tổng số 30 điều khoản cơ bản của Công ước Liên hợp
quốc về Quyền của người khuyết tật - Convention on Right of Persons with Disabilities (CRPD)
thì có đến 25 điều khoản đã được đưa vào Luật về Người khuyết tật của Việt Nam và Kế hoạch
hành động quốc gia [3]. Sự hài hòa giữa Luật và các nguyên tắc cơ bản của Công ước quyền của
Người khuyết tật cho thấy chính phủ Việt Nam đang chuyển hướng từ cách tiếp cận nhân đạo trong
chăm sóc và bảo vệ người khuyết tật sang tiếp cận dựa trên quyền được đề cao trong Công ước liên
hợp quốc về Quyền của người khuyết tật (CPRD) và được chấp nhận rộng rãi trên trường quốc tế
như là một cách thức tiếp cận tốt nhất.
Tuy nhiên, sự chuyển hướng này vẫn đang trong quá trình thực hiện. Điển hình là một vấn
đề quan trọng như định nghĩa Người khuyết tật trong Luật về người khuyết tật của Việt Nam vẫn
đang dùng khái niệm y tế thay vì các rào cản về chức năng và môi trường theo như các văn bản
quốc tế, và như được đề cập trong Công ước Liên Hợp Quốc. Dưới đây là so sánh cụ thể:
Công ước Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật (CPRD): người khuyết tật bao gồm
những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi
tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã
hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội [2, 10].
Luật người khuyết tật Việt Nam: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc
nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [2, 10].
Các nội dung của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em đã được biến thành những hành
động cụ thể qua nhiều hoạt động vì trẻ em ở Việt Nam. Đặc biệt nó được đưa vào chương trình
hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 1991 - 2000 với đầy đủ các mục tiêu cơ bản của Công ước
Liên hợp quốc.
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Luật phổ cập giáo dục tiểu học của Việt Nam
cũng là một bước thực hiện Công ước Quyền trẻ em và Tuyên bố thế giới về quyền con người,
63
Đào Thị Bích Thủy
trong đó quy định rõ: Mọi người có quyền về giáo dục. Bên cạnh đó Công ước còn được quán triệt
và thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật có liên quan như Hiến Pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố
tụng hình sự, Bộ luật Lao động.
Tinh thần và định hướng của các văn bản pháp lí về GDHN quốc tế như: Công ước Liên
hợp quốc về Quyền của người khuyết tật, Tuyên bố Slamanca, Công ước chống phân biệt đối xử
trong giáo dục,. . . còn được cụ thể hoá trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam ở các vấn
đề về tổ chức hoạt động GDHN người khuyết tật; đào tạo giáo viên, nhân viên; người khuyết tật
trongGDHN; cơ sở vật chất; thiết bị và đồ dùng dạy học trong giáo dục hòa nhập. . . [9, 15].
Sự khởi đầu của GDHN ở Việt Nam được hỗ trợ bởi hệ thống văn bản pháp lí cùng sự nỗ
lực của ngành giáo dục và của toàn xã hội trong việc triển khai chính sách GDHN đã bước đầu đạt
được những thành quả có ý nghĩa. Điều đó thể hiện ở sự gia tăng số lượng và tỉ lệ trẻ khuyết tật
được tiếp cận giáo dục, sự hình thành đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách và phục
vụ trong lĩnh vực giáo dục khuyết tật, việc hình thành hệ thống các cơ quan chỉ đạo công tác giáo
dục khuyết tật từ Trung ương đến địa phương.
Điều này cho thấy GDHN, ở tất cả các cấp là có thể thực hiện được tại Việt Nam như đã
thực hiện ở các nước khác. Luật pháp và các chính sách quốc tế đã tạo ra hành lang pháp lí cho hệ
thống GDHN ở Việt Nam [4, 6].
3. Kết luận
Các văn bản pháp lí về GDHN dù ở phạm vi hay cấp độ nào đều hướng tới việc đảm bảo
quyền “tham gia đầy đủ và hiệu quả vào xã hội” đối với người có nhu cầu đặc biệt, đảm bảo: Quyền
đối với Tiếp cận giáo dục, Quyền đối với Chất lượng giáo dục và Quyền được Tôn trọng trong môi
trường giáo dục.
Những năm qua, cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, Việt Nam đã từng
bước xây dựng và hoàn thiện các chính sách liên quan đến GDHN. Pháp luật Việt Nam đã cụ thể
hoá pháp luật quốc tế đồng thời vận dụng phù hợp điều kiện và hoàn cảnh cụ thể trong nước. Về
cơ bản các văn bản pháp lí về GDHN cuả Việt Nam đã phản ánh những nguyên tắc cốt lõi của luật
pháp và các chính sách quốc tế về đảm bảo quyền “tham gia đầy đủ và hiệu quả vào xã hội” đối
với người có nhu cầu đặc biệt. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều khó khăn thử thách phải đối mặt
trước khi có thể phát triển và thực thi được một hệ thống GDHN. Chính sách phúc lợi xã hội nói
chung và các cách tiếp cận về bảo vệ trẻ em nói riêng thường được mô tả như là một hoạt động “từ
thiện” hơn là cách tiếp cận dựa trên các quyền của con người, và việc cung cấp các hỗ trợ xã hội
cho những nhóm dễ bị tổn thương phần lớn dựa vào các nỗ lực hỗ trợ tự nguyện và vào các tổ chức
phi lợi nhuận, hơn là đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp được trả lương và được đào tạo. Mặc dù các
tổ chức quần chúng, chính quyền địa phương và các tổ chức từ thiện đã có những nỗ lực đáng kể
trong việc chăm sóc, phục hồi và hòa nhập những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhưng dường như
vẫn còn thiếu một hệ thống chuyên nghiệp có thể đảm bảo có được sự hưởng ứng thích hợp trong
mọi trường hợp. Để cải thiện tình trạng này Việt Nam cần thúc đẩy việc ban hành văn bản pháp lí
dựa trên bằng chứng, thúc đẩy cách tiếp cận liên ngành và lồng ghép trong thực hiện chính sách
GDHN.
64
Giáo dục hoà nhập - Góc nhìn từ chính sách
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Ngọc Bình, 2001. Quyền con người và người tàn tật. NXB Lao động-Xã hội.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013. Báo cáo quốc gia về kết quả khảo sát hệ thống trợ giúp người
khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.
[3] Bộ Giáo duc và Đào tạo, 2007. Quản lí giáo dục hoà nhập, Nxb Phụ nữ.
[4] Bộ lao động thương binh xã hội, UNICEF, 2009. Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt
Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt ở Việt Nam. Nxb Văn hóa - Thông tin.
[5] Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, 1992. Nxb Chính trị Quốc Gia
[6] Eric Rosenthal và UNICEF, 2009. Quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt Nam: Đưa Luật pháp
của Việt Nam phù hợp với Công ước liên hiệp quốc và Quyền của người khuyết tật. Nxb Hồng
Đức.
[7] Fulcher, G, 1999. Disabling policies? A comparative approach to education and disability.
Sheffield, UK: Amstrong.
[8] Ian và Stuart Woodcock, 2015. Inclusive education policies: discourses of difference,
diversity and defict. International Journal of Inclusive Eucation, Vol. 19, No. 2, pp 141-164.
[9] Nguyễn Thị Quý Sửu, Vài nét về chính sách phát triển giáo dục người khuyết tật.
nccd@molisa.gov.vn, nccd@fpt.vn.
[10] Susan I.Peters, A hisotrical Analysis of International Inclusive Education Policy and
Individuals with disabilities, Education for All. Journal of disability policy studies Vol
18/No.2/2007/pp. 98-108
[11] Tuyên bố Salamanca và Cương lĩnh hành động về giáo dục theo nhu cầu đặc biệt, Hội Nghị
thế giới về giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt: khả năng tiếp cận và chất lượng, Salamanca,
Tây Ban Nha, 1994 (2002). Nxb Chính trị Quốc Gia.
[12] Tallinn Guidelines for Action on Human Resources Development. Retrieved from
[13] UNESCO, 1994. The Salamanca Statement and Framework for Action on Special Needs
Education. Paris: UNESCO. Retrieved from UNESCO website.
education/pdf/SALAMA_E.PDF
[14] UNESCO, 2009. Policy Guidelines on Inclusive Education. Paris: UNESCO
[15] Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2012. Lịch sử về vấn đề người khuyết tật và những vấn đề liên quan
đến thuật ngữ. Hội thảo Việt Nhật, tr. 121-154.
ABSTRACT
Inclusive education - Viewpoints of policy
The article analyzes aspects of UNESCO International’s Inclusive Education policy and
some of Vietnam’s policies. It was found that Vietnam’s inclusive education policies incorporated
international policies while applying practices which are appropriate to local conditions and
specific circumstances in the country. The analysis suggests that the inclusive education policies of
Vietnam reflect the core principles of Vietnamese law and international policy to ensure the right
of people with special needs "to participate fully and effectively in society" ensuring the right to
access Education, the right to quality education and the right to respect in an educational setting.
Keywords: Inclusive education, inclusive education policy and education for all.
65
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3712_dtbthuy_115_2178479.pdf