Tài liệu Giáo dục định hướng nghề nghiệp qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí gắn với bối cảnh địa phương - Tưởng Duy Hải: DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0004JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 34-41
This paper is available online at
GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ GẮN VỚI BỐI CẢNH ĐỊA PHƯƠNG
Tưởng Duy Hải
Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Dạy học trong nhà trường gắn với bối cảnh sống của người học là một trong
những định hướng quan trọng trong giáo dục ngày nay. Điều này càng quan trọng khi học
sinh được trải nghiệm trong môi trường nghề nghiệp đặc trưng của địa phương. Các nghiên
cứu toàn cầu đã đưa ra nhiều phương pháp, hình thức dạy học để hiện thực hóa định hướng
này trong nhà trường. Đặc biệt, trong dạy học vật lí, định hướng này lại càng quan trọng
đối với vai trò vận dụng kiến thức vật lí vào cuộc sống và giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống của học sinh. Qua quá trình vận dụng này học sinh sẽ định hướng được các hoạt động
nghề nghiệp trong tương lai.
Theo quan điểm này, bài...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục định hướng nghề nghiệp qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí gắn với bối cảnh địa phương - Tưởng Duy Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0004JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 34-41
This paper is available online at
GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ GẮN VỚI BỐI CẢNH ĐỊA PHƯƠNG
Tưởng Duy Hải
Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Dạy học trong nhà trường gắn với bối cảnh sống của người học là một trong
những định hướng quan trọng trong giáo dục ngày nay. Điều này càng quan trọng khi học
sinh được trải nghiệm trong môi trường nghề nghiệp đặc trưng của địa phương. Các nghiên
cứu toàn cầu đã đưa ra nhiều phương pháp, hình thức dạy học để hiện thực hóa định hướng
này trong nhà trường. Đặc biệt, trong dạy học vật lí, định hướng này lại càng quan trọng
đối với vai trò vận dụng kiến thức vật lí vào cuộc sống và giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống của học sinh. Qua quá trình vận dụng này học sinh sẽ định hướng được các hoạt động
nghề nghiệp trong tương lai.
Theo quan điểm này, bài báo đề cập đến một trong các hình thức tổ chức dạy học nhằm
định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Đó là thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong dạy học vật lí. Kết quả của bài báo cũng mong muốn tạo cơ sở lí luận và thực tiễn
trong hoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp trong nhà trường.
Từ khóa: Dạy học vật lí, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Dạy học gắn với bối cảnh địa
phương, Giáo dục định hướng nghề nghiệp.
1. Mở đầu
Một trong những xu hướng dạy học ngày nay là gắn dạy học trong nhà trường với bối cảnh
thực tế của cuộc sống học sinh. Mục đích trong giáo dục phải “mọc lên” từ những nhu cầu của
cuộc sống hàng ngày. Việc học trong nhà trường của học sinh phải song hành với cuộc sống của
học sinh [1]. Xu hướng này làm tăng hứng thú của học sinh với các môn học, đặc biệt là môn vật
lí khi mà thực tế dạy học cho thấy học sinh ngày càng không mặn mà với môn học này [2].
Trong xu hướng này, tổ chức hoạt động học tập dựa trên sự trải nghiệm của học sinh hay
dưới hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo có vai trò đặc biệt quan trọng khi đặt các
hoạt động học tập của học sinh vượt ra “ngoài khuôn khổ” lớp học, kết nối với thực tế đa dạng
của cuộc sống, đem đến cho học sinh ý nghĩa của việc học và góp phần giáo dục định hướng nghề
nghiệp gắn với bối cảnh sống và địa phương của học sinh. Các bài học không diễn ra tuần tự, định
sẵn trong chương trình, mà chúng gắn trực tiếp với bối cảnh thực tế trong cuộc sống, ở đó học sinh
được thể hiện các năng lực và các kinh nghiệm sống của mình nhiều hơn việc ngồi “giải các bài
tập” trong lớp học.
Trong thực tế, việc dạy học các môn học riêng rẽ làm phân mảnh, gián đoạn các kiến thức
về cùng một đối tượng [3]. Kiến thức học sinh thu được thiếu tính thống nhất, tính tổng quát, và
Ngày nhận bài: 22/10/2016. Ngày nhận đăng: 15/1/2017.
Liên hệ: Tưởng Duy Hải, e-mail: tuongduyhai79@yahoo.fr
34
Giáo dục định hướng nghề nghiệp qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí...
tính thực tiễn nên khi giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực tế, học sinh đã gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là việc huy động kiến thức đã học vì học sinh không liên kết được kiến thức của các môn
học vào cùng một vấn đề cần giải quyết [4].
Hơn nữa, kiến thức người học thu được trong nhà trường cũng không bao quát được hết các
yếu tố của vấn đề cần giải quyết trong thực tế cuộc sống, vì các vấn đề trong cuộc sống rất phức
tạp, đa dạng, đề cập đến cả các yếu tố khoa học, xã hội và lĩnh vực môi trường, thậm chí là cả các
định hướng chính trị ẩn chứa trong đó. Mặt khác, các vấn đề của thực tế cuộc sống cũng luôn phát
sinh và phát triển không ngừng, trong khi cải cách trong nhà trường thường chậm trễ và đi sau sự
phát triển của các vấn đề trong cuộc sống. Điều này đã tạo ra sự “trễ pha” giữa các lĩnh vực trong
nhà trường và trong cuộc sống thực tế, khi mà học sinh được trải nghiệm hằng ngày trong cuộc
sống, nhiều hơn trong nhà trường. Để khắc phục vấn đề “trễ pha” này thì cần:
- Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các nội dung học trong nhà trường với cuộc sống của học
sinh bằng cách gắn kết những vấn đề học trong nhà trường với bối cảnh thực tế địa phương nơi học
sinh sống;
- Đưa những vấn đề của cuộc sống thực tế của địa phương học sinh vào nhà trường để học
sinh nghiên cứu và tìm các giải pháp phù hợp.
Thực hiện hai cách này sẽ đảm bảo hoạt động học có giá trị với học sinh và với cộng đồng
nơi học sinh đang sống nhưng cũng đặt ra một số câu hỏi cho người tổ chức dạy học cần phải giải
quyết như:
- Những vấn đề nào trong cuộc sống thực tế của học sinh, của địa phương cần được đưa vào
nhà trường trong hàng loạt các vấn đề xuất hiện và phát triển mạnh mẽ từng ngày xung quanh học
sinh?
- Làm thế nào để dạy học hiệu quả các vấn đề gắn với thực tế địa phương học sinh mà lại
định hướng được nghề nghiệp cho học sinh, trong khi chương trình dạy học đã được xây dựng một
cách logic chặt chẽ và đã định hình từ trước, mang tính chương trình hóa cao từ trình độ thấp đến
trình độ cao và có khung thời gian xác định?
- Làm thế nào đánh giá được việc học của học sinh, khi việc giải quyết các vấn đề thực tế
của địa phương đòi hỏi nhiều thời gian và việc đánh giá học sinh đã có hệ thống định sẵn từ trước
và mang tính định kì, có tính đặc trưng riêng cho từng môn học?
Để tạo điều kiện cho những nghiên cứu sâu hơn về dạy học gắn với bối cảnh thực tế địa
phương, nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học, bài báo trình bày một số
kết quả nghiên cứu được thực hiện trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông qua tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Trong giáo dục phổ thông hiện nay, hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu là một
loại hình hoạt động giáo dục nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, tham gia các
hoạt động thực tiễn và suy nghĩ. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phát triển năng lực nhận thức,
năng lực hành động và phẩm chất của học sinh. Qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sẽ khuyến
khích, động viên và tạo điều kiện cho học sinh tích cực nghiên cứu, tìm tòi khám phá những giải
pháp cho các vấn đề thực tiễn nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh [5].
Theo Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì “Hoạt động trải nghiệm sáng
tạo” là hoạt động giáo dục. Học sinh được trực tiếp thực hiện các hoạt động trong hoặc ngoài nhà
trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà giáo dục. Quá trình hoạt động trong môi trường
35
Tưởng Duy Hải
cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của học sinh.
Nhiều nghiên cứu quốc tế cũng đã chỉ ra rằng, học sinh học tập qua sự trải nghiệm sẽ gắn
kết nhà trường với cuộc sống, có cơ hội khám phá cuộc sống ngoài nhà trường, giải quyết các tình
huống thực tiễn bằng chính kinh nghiệm cá nhân của mình và hiểu được bản chất, hoạt động của
những đối tượng xung quanh cuộc sống của mình [6].
Khi môi trường học tập không tách khỏi bối cảnh thực tế của học sinh thì sẽ tạo cơ hội học
tập suốt đời cho học sinh và trong quá trình trải nghiệm, học sinh luôn phải huy động kiến thức,
kĩ năng, kinh nghiệm, cảm xúc, nhận thức của mình để phù hợp với người khác, với bối cảnh, tình
huống thực tiễn xung quanh, do đó học sinh luôn phải sáng tạo để thích nghi với các tình huống
và sự biến đổi của môi trường học tập. Quá trình điều phối này giúp học sinh thích nghi với môi
trường, với mọi người và bối cảnh xã hội và cũng giúp học sinh tự rèn luyện, phát triển năng lực
sáng tạo của bản thân [7].
Như vậy, bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục và hoạt động
dạy học được tổ chức trong môi trường học tập trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển năng
lực, nhân cách cho học sinh. Trong đó, học sinh là người được tham gia trực tiếp vào hoạt động để
phát huy khả năng sáng tạo nhằm thích ứng với bối cảnh xã hội hiện thực của mình. Do đó, hoạt
động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với tổ chức dạy học gắn với bối cảnh thực tế, với cuộc sống của
học sinh.
2.2. Lựa chọn nội dung
Theo công văn 791 của Bộ GD&ĐT định hướng thí điểm xây dựng chương trình nhà trường
gắn với phát triển nghề nghiệp, gắn với định hướng nghề nghiệp, kĩ năng sống của học sinh, trong
đó nhấn mạnh:
- Cần cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong chương trình hiện hành
theo định hướng phát triển năng lực học sinh thành những bài học mới, có thể chuyển một số nội
dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục và bổ sung các hoạt động giáo dục khác vào
chương trình hiện hành;
- Xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình mới của các môn học, hoạt động giáo
dục phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế nhà trường;
- Xây dựng các chủ đề dạy học liên môn với nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề
thời sự của địa phương, đất nước để bổ sung vào kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà
trường.
Bộ GD&ĐT cũng đã tổ chức hội thảo đánh giá và triển khai tiếp công văn 791 năm 2016
cũng đã nhấn mạnh cần [8]:
- Thí điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với nghiên cứu khoa học, kĩ thuật
trong các trường trung học;
- Thí điểm chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương;
- Tổ chức dạy học gắn với ngành nghề tiêu biểu của địa phương, nghề truyền thống của gia
đình, của địa phương học sinh.
Như vậy, khi lựa chọn chủ đề dạy học gắn với bối cảnh địa phương, cuộc sống thực tiễn của
học sinh, thì theo tinh thần công văn 791 của Bộ GD&ĐT là cần gắn với sản xuất, kinh doanh của
địa phương nhà trường, của học sinh.
Theo định hướng này thì dạy học gắn với bối cảnh địa phương vẫn đảm bảo thực hiện đầy
đủ mục tiêu giáo dục phổ thông và định hướng cho học sinh [9]:
- Có hiểu biết cơ bản về thực tiễn sản xuất kinh và kinh doanh của địa phương;
36
Giáo dục định hướng nghề nghiệp qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí...
- Vận dụng kiến thức trong nhà trường vào sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của địa phương;
- Hình thành và phát triển một số năng lực và phẩm chất cốt lõi;
- Hướng nghiệp theo định hướng nguồn nhân lực của địa phương;
- Những năng lực cơ bản, tối thiểu để học sinh sẵn sàng tham gia hoạt động sản xuất, kinh
doanh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Ngoài định hướng về gắn với sản xuất, kinh doanh của địa phương, cần phải mở rộng các
chủ đề, các nội dung cho học sinh, cho giáo viên khi xây dựng các chủ đề hoạt động, học tập. Các
chủ đề cần đảm bảo gắn với cuộc sống của học sinh, với địa phương học sinh đang sống. Các vấn
đề được lựa chọn cần phải đảm bảo các điều kiện:
- Mang tính thời sự, được truyền thông đăng tải nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất
định;
- Được nhiều học sinh biết đến, và học sinh phải có kiến thức, thông tin một cách khá hệ
thống về vấn đề đó;
- Gắn với một môn học cụ thể trong nhà trường, để giáo viên bộ môn là người chịu trách
nhiệm chính trong việc dạy học vấn đề này;
- Thiết thực với địa phương nơi học sinh sống, người học có thể đã được thực hiện hoặc trải
nghiệm một phần của vấn đề đó;
- Phù hợp với khả năng của học sinh, nghĩa là khi vận dụng các kiến thức trong nhà trường
học sinh có thể giải quyết được chúng.
2.3. Hình thức tổ chức hoạt động
Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường gắn với bối cảnh địa
phương và cuộc sống thực tiễn của học sinh rất đa dạng và phong phú. Theo định hướng gắn với
sản xuất, kinh doanh của địa phương thì [9]:
- Về nội dung có thể đề cập đến những vấn đề cơ bản của khởi nghiệp, sản xuất, kinh doanh,
định hướng nghề nghiệp, nhu cầu nguồn nhân lực, ngành nghề truyền thống, phát triển công nghiệp
của địa phương trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội;
- Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường có thể dưới dạng dạy học
bộ môn, hoạt động giáo dục, xây dựng chủ đề tích hợp, dạy học liên môn, dạy nghề phổ thông.
Có thể tổ chức dưới dạng hoạt động tham gia lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đề
xuất sáng kiến, biện pháp nhằm cải thiện sản xuất và đời sống tại địa phương [5]. Đối với các hình
thức này, tổ chức hoạt động cần căn cứ vào:
- Mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học;
- Mục tiêu, nội dung, phân phối chương trình các môn học;
- Điều kiện, đặc điểm tình hình tổ chức, sản xuất, kinh doanh, đời sống kinh tế và văn hóa
của địa phương;
- Điều kiện, đặc điểm của nhà trường như cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên.
Các hình thức tổ chức dạy học có thể được thực hiện dưới dạng:
- Giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về sản xuất, kinh doanh của địa phương;
- Tổ chức học sinh đi thăm quan và tổ chức dạy học ngay tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Tổ chức để học sinh đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề nảy sinh ở địa phương liên
quan đến sản xuất, kinh doanh;
37
Tưởng Duy Hải
- Tổ chức hướng nghiệp qua các hoạt động giáo dục và dạy nghề phổ thông.
Theo định hướng phát triển năng lực học sinh dựa trên năng lực cốt lõi là năng lực giải
quyết vấn đề và năng lực sáng tạo, thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới dạng dự
án học tập và nghiên cứu khoa học là phù hợp nhất để học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn của
địa phương.
Vấn đề học sinh cần giải quyết phải mang tính khoa học và mang tính xã hội gắn liền với
đời sống học sinh và thực tiễn bối cảnh của địa phương. Để xác định được vấn đề như vậy thì vai
trò của truyền thông, công nghệ thông tin rất quan trọng. Bởi vì, sự phổ biến của nó ở mọi nơi, tác
động được đến mọi đối tượng trong đó có học sinh. Sự truyền tải thông tin của truyền hình mang
tính phổ quát, tức thời và đa chiều, tác động đến mọi lứa tuổi và được coi là nguồn thông tin chính
thống nhất.
Thông tin trên truyền hình luôn mang tính thời sự và mang tính “nóng” cao, dễ tác động
và kích thích sự tò mò, gây hứng thú cho học sinh thì internet lại có vai trò lớn trong việc lưu trữ
thông tin, để học sinh có thể tìm hiểu mọi vấn đề trên môi trường internet, lấp đầy các khoảng
trống về thông tin liên quan đến vấn đề cần xác định và cần giải quyết.
Thông tin trên internet cũng thường xuyên được cập nhật và bổ sung rất nhanh nên sự kết
hợp giữa truyền hình và internet tạo thành công cụ, nguồn thông tin đầy đủ, hữu ích, tức thời để
học sinh xác định các vấn đề và giải quyết các vấn đề hiện tại của cuộc sống.
Qua thông tin, truyền thông, người học sẽ được khích lệ, tạo động cơ, hứng thú trong việc
xác định vấn đề và giải quyết vấn thực tiễn trong bối cảnh của địa phương.
2.4. Định hướng dạy học vật lí gắn với bối cảnh địa phương
Vật lí là môn học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và gần gũi với học sinh. Điều này thể
hiện qua các kiến thức khoa học, kĩ thuật, nghề nghiệp; trong sự phát triển kinh tế, xã hội và giải
quyết các vấn đề thực tiễn theo bối cảnh địa phương của học sinh. Do đó, dạy học vật lí trong nhà
trường có nhiều cơ hội để tổ chức hoạt động theo bối cảnh thực tiễn của địa phương và cuộc sống
của học sinh.
Trong giai đoạn tháng 10 và tháng 11 hàng năm, mưa bão, sấm sét nhiều, gây thiệt hại cả
về nhân mạng và vật chất cho người dân. Trong giai đoạn này, chương trình vật lí 11 đang học về
dòng điện một chiều và dòng điện trong các môi trường. Đây là cơ hội để đề xuất các nhiệm vụ
nghiên cứu cho học sinh về Bản chất của Sấm, Sét và về Phòng chống Sét cho công trình xây dựng,
cho gia súc, gia cầm, cho con người. Đối với vùng đô thị là phòng chống Sét cho người dân khi đi
bộ trên đường, phòng chống Sét cho ôtô, cho các nhà cao tầng và an toàn về điện trong mưa bão.
Đối với vùng nông thôn, miền núi là phòng tránh Sét cho gia súc, gia cầm và chọn nơi trú mưa khi
đang đi ở ngoài đường. Đối với vùng biển là các hoạt động thông báo cho tàu thuyền, phòng chống
Sét cho tàu và cho ngư dân trên biển.
Gần dịp tết âm lịch là giai đoạn đang học về cảm ứng điện từ, máy phát điện và đã học qua
về nguồn điện hóa học trong chương trình vật lí 11 cơ bản. Trong khi đó, đây là giai đoạn quảng
cáo nhiều về các thiết bị điện tử cầm tay có sử dụng pin như điện thoại, đèn pin, các máy cầm tay.
Đây là cơ hội để giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về các loại nguồn điện, các loại pin có công
suất lớn, tích được nhiều điện năng, có tuổi thọ cao trong thị trường hiện nay.
Gần tết cũng là giai đoạn mưa, gió, lạnh làm ảnh hưởng đến việc học và sinh hoạt của học
sinh nghèo trong những vùng xa, miền núi, hải đảo, không có điện. Học sinh phải ở trong những
nhà, lán dựng tạm cạnh trường để học tập, không đủ áo ấm, không có điện để học bài, không có
ánh sáng để hoạt động vào buổi tối. Trong khi đó nhiều chương trình từ thiện được đài truyền hình,
trường học tổ chức quyên góp áo ấm, kinh phí cho các vùng khó khăn để có cái tết đầm ấm, để
38
Giáo dục định hướng nghề nghiệp qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí...
giúp học sinh vùng khó khăn. Giai đoạn này cũng là lúc chương trình 11 đang học phần quang
hình học, đã học xong phần bán dẫn, phần nguồn điện và chương trình 12 đang học phần lượng tử
ánh sáng. Đây là cơ hội để giao cho học sinh nhiệm vụ nghiên cứu chiếc đèn mặt trời, kính học
tập. Các thiết bị này sử dụng pin mặt trời với mục đích là ban ngày có ánh sáng thì sản xuất điện,
tích điện vào pin, ắc qui để ban đêm học sinh sử dụng trong sinh hoạt và học tập. Đảm bảo sản
phẩm nghiên cứu ra phải có giá thành rẻ nhất, hoạt động được trong khoảng 2 đến 3 giờ liên tục
không phải sạc lại, có thể nạp được điện nếu đặt cạnh bếp lửa khi nấu ăn và sưởi ấm. Song song
với việc nghiên cứu ra sản phẩm, cũng cần vận động quyên góp của phụ huynh, học sinh để lấy
kinh phí sản xuất làm từ thiện cho học sinh miền núi.
Khi dạy học phần kiến thức quang hình học lớp 11 cũng có thể đề xuất cho học sinh vùng
nông thôn, miền núi nhiệm vụ chế tạo lò sấy dùng năng lượng mặt trời để sấy khô nông sản, lâm
sản. Đối với học sinh thành phố thì nhiệm vụ phòng tránh bệnh tật cho mắt khỏi bị ô nhiễm không
khí, ô nhiễm ánh sáng của môi trường đô thị, thành phố lớn.
Khi dạy phần kiến thức hóa hơi, ngưng tụ của vật lí lớp 6, có thể cho học sinh thực hiện
nhiệm vụ chưng cất nước dùng năng lượng mặt trời để trang bị cho các vùng đất bị nước biển xâm
thực, thiếu nước ngọt, thiếu nước sạch.
Khi dạy phần kiến thức âm học lớp 7 hoặc sóng âm lớp 12, có thể giao cho học sinh thành
phố nhiệm vụ xây dựng phương án giảm tiếng ồn, tiếng động cơ xe cộ cho trường học, cho bệnh
viện trong các khu đô thị và cho các trường học, bệnh viện gần đường giao thông, gần chợ.
2.5. Thảo luận kết quả thu được
Nghiên cứu đã thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông
trong dạy học vật lí lớp 11 qua các nhiệm vụ giao cho học sinh “Tìm hiểu về Sét”, “Phòng chống
Sét”, “Nguồn điện ngày nay”, “Nghiên cứu kính học tập cho học sinh miền núi”, “Bếp mặt trời”
và “Chưng cất nước ngọt” đối với học sinh lớp 6.
Qua phân tích sản phẩm của học sinh, cho thấy học sinh đã có nhiều sự sáng tạo trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Học sinh xây dựng được các sản phẩm đa dạng về hình thức trình
bày, bố cục rõ ràng, chi tiết trong đó nêu bật được vấn đề cần giải quyết.
Toàn bộ sản phẩm đều được học sinh thực hiện gắn chặt với đời sống thực tiễn qua tự học,
hợp tác làm việc nhóm để xây dựng ý tưởng và thực thi. Sự thành công của hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong nhà trường đã đem lại cho các em niềm vui khi học tập và thấy được ý nghĩa của
việc học không xa rời với cuộc sống và đặc biệt đem hiểu biết của mình phục vụ ngay cho cộng
đồng, giúp đỡ được các hoàn cảnh khó khăn, đem lại hi vọng cải thiện chất lượng học tập cho học
sinh các vùng khó khăn.
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình vật lí đã đưa lại kết quả
có ý nghĩa, khả thi khi định hướng xây dựng chương trình nhà trường đảm bảo sự phù hợp với đối
tượng học sinh, cơ sở vật chất và đội ngũ của nhà trường. Học sinh đã tìm thấy niềm vui trong học
tập, trong trao đổi hợp tác với nhau cùng làm việc, cùng chung sống nhưng lại thể hiện và phát
triển được các năng lực chung và năng lực riêng của từng môn học và phát triển được những điểm
mạnh của từng cá nhân.
Việc phân tích kết quả học tập qua sản phẩm và quá trình học tập của học sinh thì hiệu quả
của dạy học vật lí gắn với bối cảnh địa phương qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo thể hiện
được một số các ưu điểm nổi bật sau [10]:
- Thực hiện được mục tiêu giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính xã hội cao;
- Sự huy động kiến thức liên môn vào thực tiễn cuộc sống mang tính sáng tạo;
- Ý thức sử dụng các vật liệu tái chế địa phương đảm bảo mục tiêu giáo dục nhận thức, hành
39
Tưởng Duy Hải
vi đối với môi trường tự nhiên và tính hiệu quả kinh tế;
- Huy động đa dạng các nguồn lực trong và ngoài nhà trường vào quá trình học;
- Thúc đẩy sự bình đẳng giữa các học sinh trong học tập, thực hiện mục tiêu “xã hội” của
giáo dục;
- Phát triển năng lực hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Đặc biệt, qua hoạt động thực tiễn và khám phá môi trường nghề nghiệp, nhu cầu cuộc sống
của địa phương, học sinh sẽ định hình các kĩ năng, năng lực hoạt động và có thể định hướng nghề
nghiệp tương lai cho bản thân.
3. Kết luận
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí đã làm nổi bật được nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh trong việc thực hiện dạy học gắn với
bối cảnh của địa phương, cuộc sống thực tiễn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục định hướng
nghề nghiệp của học sinh. Từ các hoạt động thực tiễn ở địa phương có thể định hình và giáo dục
nghề nghiệp cho học sinh khi cho học sinh tham gia, tìm hiểu thực tiễn sản xuất, kinh doanh của
địa phương. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng đảm bảo mục tiêu tinh thần
công văn 791 của Bộ GD&ĐT về định hướng xây dựng chương trình nhà trường gắn với sản xuất,
kinh doanh của địa phương và đáp ứng được tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo
nghị quyết 29-NQ/TW, trong đó giáo dục định hướng nghề nghiệp được chú trọng và nhấn mạnh.
Phân tích các tiết dạy vật lí dưới hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã đem lại kết
quả đáng tin cậy trong xu hướng tiếp cận giáo dục gắn với bối cảnh sống và sản xuất, kinh doanh
của địa phương. Qua đó phát triển được năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên biệt, trong đó có
năng lực sáng tạo của học sinh khi giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống, của địa phương
học sinh. Để triển khai trên diện rộng và làm tăng hiệu quả của việc dạy học gắn với bối cảnh địa
phương cần tăng cường nghiên cứu xây dựng các chủ đề, các hoạt động giáo dục, hoạt động trải
nghiệm sáng tạo đồng bộ trong các môn học để sớm có chương trình toàn diện mang đậm bản sắc
của từng nhà trường, đặc trưng cho từng địa phương, làm cơ sở để thực hiện đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục, tập trung vào việc đem lại ý nghĩa của sự học cho học sinh ngay trong nhà
trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Makiguchi T, 2009. Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo. Nhà Xuất Bản Trẻ.
[2] Delserieys-Pedregosa A, Boilevin JM, Brandt-Pomares P, Givry D, Martin P, 2010.
Enseienement intégré de science et technologie, quels enjeux? Review of science,
Mathematics and ICT Education. Issu.2, Vol.4, pp. 9-28.
[3] Lowe A., 2002. La pédagogie actualisante ouvre ses portes à l’interdisciplinarité. Revue
Education et Francophonie. Vol. xxx(2), Automne 2002.
[4] Fourez G, Dufour B, Maingain A., 2002. Approches didactiques de l’interdisciplinarité. De
Boeck Université Brussels.
[5] Nguyễn Trọng Khanh, 2016. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh theo các
chủ đề gắn với thực tiễn của địa phương. Đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng
phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản
xuất kinh doanh của địa phương. Hà Nội.
40
Giáo dục định hướng nghề nghiệp qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí...
[6] Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh, 2016. Tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. Nhà Xuất Bản Giáo dục.
[7] Tưởng Duy Hải, 2016. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí ở trường
phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61(8B), 42 - 48.
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016. Đánh giá kết quả triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục nhà
trường và thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương.
Đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức
hoạt động giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương. Hà Nội.
[9] Lê Huy Hoàng, 2016. Một số vấn đề cơ bản về mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực
tiễn sản xuất, kinh doanh của địa phương. Đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng
phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản
xuất kinh doanh của địa phương. Hà Nội.
[10] Tưởng Duy Hải, Đỗ Hương Trà, 2014. Context based learning and resultats application via
project based learning in real situation of physics classeroom at high school in Vietnam.
African Educational Research Journal. Issu.3, Vol.2, 102-120.
ABSTRACT
Career education through integrated creative experiential activity
to the teaching of physical science connected with the local context
Tuong Duy Hai
Faculty of Physics, Hanoi National University of Education
Current educational reform is necessary to link closely to the local context of the learner.
This is one of the major trends in the development of a global education curriculum that vocational
guidance education related to the local context of the student is becoming increasingly important
in high school.
This approach will encourage students in the field of experiential study of the trades of their
locality. This form of education is more and more particular in the teaching/learning of physical
science because there are many physical contents and research methods of physical science that
could solve life problems and apply to of trades and implement in the professional environment.
This will develop awareness of the vocational guidance of students tied closely to local trades.
Based on point of view, the paper proposes an organizational approach to experiential
learning aimed at vocational guidance education in the teaching/learning of physical science in
high school. The research outcome aims to provide researchers and teachers with a theoretical
approach to deploying this education in schools
Keywords: Teaching/learning of physical science, Creative experiential activity, Local
context education, Career education.
41
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4656_tdhai_7502_2130306.pdf