Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua các truyện sinh hoạt trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học - Nông Thị Trang

Tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua các truyện sinh hoạt trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học - Nông Thị Trang: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 16-19; 5 16 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA CÁC TRUYỆN SINH HOẠT TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC Nông Thị Trang, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Ngày nhận bài: 20/10/2018; ngày sửa chữa: 23/11/2018; ngày duyệt đăng: 11/12/2018. Abstract: In Vietnamese primary textbooks, along with other types of children’s stories such as modern ancient stories, celebrity stories, science stories... then the life story is a type of stories that are put into teaching with a large number of works and excerpts. The life story is the one that revolved around the children’s life, labor, study and children’s psychology. With simple, clear, easy-to-understand language, rich content refers to many different issues in their daily life, work, and study. The works and excerpts of the life story have played an important role in educating primary students to become people with comprehensive development of perso...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua các truyện sinh hoạt trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học - Nông Thị Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 16-19; 5 16 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA CÁC TRUYỆN SINH HOẠT TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC Nông Thị Trang, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Ngày nhận bài: 20/10/2018; ngày sửa chữa: 23/11/2018; ngày duyệt đăng: 11/12/2018. Abstract: In Vietnamese primary textbooks, along with other types of children’s stories such as modern ancient stories, celebrity stories, science stories... then the life story is a type of stories that are put into teaching with a large number of works and excerpts. The life story is the one that revolved around the children’s life, labor, study and children’s psychology. With simple, clear, easy-to-understand language, rich content refers to many different issues in their daily life, work, and study. The works and excerpts of the life story have played an important role in educating primary students to become people with comprehensive development of personality and morality. Keywords: Moral education, life story, Vietnamese, primary school student, lesson. 1. Mở đầu Trong sách giáo khoa Tiếng Việt (TV) tiểu học, hệ thống truyện thiếu nhi được đưa vào giảng dạy rất phong phú và đa dạng, trong đó tập trung chủ yếu vào 5 thể loại truyện sau: truyện sinh hoạt, truyện đồng thoại, truyện danh nhân, truyện cổ hiện đại, truyện khoa học. Mỗi thể loại truyện đều có những tác phẩm, đoạn trích tiêu biểu được tuyển chọn để giới thiệu cho học sinh tiểu học (HSTH). Các tác phẩm, đoạn trích đó không chỉ có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn mà còn có tác dụng định hướng cho các em. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập truyện sinh hoạt - một thể loại truyện chiếm số lượng lớn trong sách giáo khoa TV tiểu học và cũng là thể loại truyện có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho các em. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm “Truyện sinh hoạt trong chương trình TV tiểu học” là thể loại truyện viết về những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của các em như học tập, vui chơi, giao lưu kết bạn..., qua đó hình thành, phát triển những phẩm chất tốt đẹp, hoàn thiện nhân cách cho học sinh (HS), góp phần quan trọng cùng với nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục HS cấp tiểu học. 2.2. Thống kê các tác phẩm, đoạn trích thuộc loại truyện sinh hoạt trong chương trình Tiếng Việt tiểu học Bảng thống kê các tác phẩm, đoạn trích thuộc loại truyện sinh hoạt trong chương trình TV tiểu học Lớp STT Tên tác phẩm Tác giả (nguồn trích) Trang 2 (Tập 2) 1 Ai ngoan sẽ được thưởng Theo Tuý Phương và Thanh Tú 100 3 (Tập 1) 2 Ai có lỗi ? A-mi-xi 12 3 Chiếc áo len Từ Nguyên Thạch 20 4 Người lính dũng cảm Đặng Ái 38 5 Bài tập làm văn Pi-vô-na-rô-va 46 6 Trận bóng dưới lòng đường Nguyễn Minh 54 7 Các em nhỏ và cụ già Xu-khôm-lin-xki 62 8 Nắng phương Nam Trần Hoài Dương 94 9 Giọng quê hương Thanh Tịnh 76 10 Người liên lạc nhỏ Tô Hoài 112 3 (Tập 2) 11 Ở lại với chiến khu Phùng Quán 13 12 Cuốn sổ tay Nguyễn Hoàng 118 4 (Tập 1) 13 Người ăn xin Tuốc-ghê-nhép 30 14 Những hạt thóc giống Truyện dân gian Khmer 46 15 Chị em tôi Liên Hương 59 16 Thưa chuyện với mẹ Nam Cao 85 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 16-19; 5 17 17 Bàn chân kì diệu Theo Truyện đọc 3 (1995) 107 18 Vẽ trứng Xuân Yến 120 19 Văn hay chữ tốt Theo Truyện đọc 1 (1995) 129 5 (Tập 1) 20 Cái gì quý nhất ? Trịnh Mạnh 85 21 Người gác rừng tí hon Nguyễn Thị Cẩm Châu 124 22 Buôn Chư Lênh đón cô giáo Hà Đình Cẩn 144 5 (Tập 2) 23 Người công dân số Một Theo Hà Văn Cầu - Vũ Đình Phòng 4 24 Thái sư Trần Thủ Độ Trích “Đại Việt sử kí toàn thư” 15 25 Nghĩa thầy trò Hà Ân 79 2.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua các truyện sinh hoạt trong chương trình Tiếng Việt tiểu học Đạo đức là những phẩm chất tốt bên trong con người, được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói và hành động cụ thể. Đạo đức là gốc của hành vi, lời nói bên ngoài và chi phối những hành vi và lời nói bên ngoài đó. Con người để có đạo đức tốt thì phải có nhận thức tốt, đúng đắn về thế giới sự vật, hiện tượng xung quanh. Muốn có nhận thức đúng thì phải trải qua một quá trình giáo dục. Như vậy, đạo đức con người không phải là thứ có sẵn mà phải qua giáo dục mà thành. Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm tới công tác giáo dục. Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập của thanh, thiếu niên, Người đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Người đã khẳng định về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho mỗi người qua câu thơ: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” [1] (Nửa đêm - Nhật kí trong tù) Bác cho rằng, để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa to lớn. Trong đó, giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng trong nhà trường phổ thông, có vị trị đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục con người. Hệ thống truyện sinh hoạt trong chương trình TV tiểu học thông qua những câu chuyện, những đoạn trích về hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người đã giáo dục những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, đã góp phần định hình nhân cách cho các em. Đó là: 2.3.1. Lòng trung thực, dũng cảm, ngay thẳng Tác phẩm Chị em tôi là câu chuyện kể về hai chị em gái trong một gia đình. Người chị gái đã bao lần nói dối ba, mỗi lần như vậy đều cảm thấy ân hận nhưng vẫn không chịu sửa đổi. Trong một lần đi xem phim, tình cờ gặp em gái mình trong rạp chiếu bóng, người chị vô cùng tức giận và về mách tội với ba. “Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng: - Em đi tập văn nghệ. - Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? Nó cười, giả bộ ngây thơ: - Ủa, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà! Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo: - Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người. Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ” [2]. Như vậy là nhờ mưu trí của cô em đã giúp cô chị tỉnh ngộ và không bao giờ nói dối nữa. Các em nhỏ khi đọc câu chuyện này chắc hẳn một phần cũng cảm thấy như có mình trong đó bởi các em cũng đã từng nói dối bố mẹ? Cũng đã từng bỏ học đi chơi? Câu chuyện mang đến cho các em bài học về lòng trung thực. Đây là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống của các em. Câu chuyện Những hạt thóc giống cũng kể về một cậu bé trung thực và dũng cảm. Nhà vua đã tìm người để truyền ngôi bằng một phép thử khá thú vị. Vua cho luộc kĩ thóc giống, xong ban phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng, giao hẹn rằng: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Đến vụ thu hoạch mọi người ai ai cũng nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Điều bất ngờ của câu chuyện là về cậu bé mồ côi tên Chôm. “Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu: - Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được. Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 16-19; 5 18 - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta! Rồi vua dõng dạc nói tiếp: - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này” [2]. Thật vậy, trung thực là đức tính quý báu nhất của một con người và chú bé Chôm của chúng ta về sau đã trở thành một ông vua hiền minh, mang lại ấm no, hạnh phúc cho đất nước của mình nhờ có sự trung thực và lòng dũng cảm. Từ câu chuyện của cậu bé Chôm, các em sẽ rút ra cho mình bài học về tính thật thà, dũng cảm và các em sẽ không bao giờ nói dối nữa. Đây là một sự tác động tự nhiên, một con đường giáo dục hết sức nhẹ nhàng, thông qua con đường cảm xúc, tình cảm chứ không phải bởi con đường giáo huấn. 2.3.2. Ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và lao động Giáo dục ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập, trong cuộc sống cũng là một nội dung quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho HS, đặc biệt là lứa tuổi HSTH. Câu chuyện về tài năng văn chương và viết chữ đẹp của Cao Bá Quát đã gây ấn tượng mạnh cho các em bởi sự kiên trì và cả quá trình khổ luyện viết chữ của ông. Văn bản truyện Văn hay chữ tốt được giới thiệu trong TV 4 (tập 1) đã giáo dục cho HS về sự kiên trì và ý chí nỗ lực rèn luyện qua tấm gương Cao Bá Quát. Thuở còn đi học, Cao Bá Quát tuy viết văn hay nhưng vẫn luôn bị điểm kém chỉ vì chữ quá xấu. Một lần, Cao Bá Quát nhận lời viết hộ bà cụ hàng xóm lá đơn để trình lên quan xét nỗi oan cho bà. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, những vì chữ ông quá xấu, quan không đọc được nên đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường. Khi nghe câu chuyện, Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông nhận thức được rằng, văn hay đến đâu nhưng chữ xấu thì cũng chẳng được ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ đẹp: “Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt” [2]. Qua quá trình luyện chữ vất vả, khổ nhọc như thế, Cao Bá Quát đã trở thành người văn hay chữ tốt. Đó là một tấm gương sáng cho HS học tập, noi theo. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Dù bị liệt cả hai tay, nhưng Ký vẫn có lòng ham học và bằng một sự cố gắng tuyệt vời, sau này Ký đã trở thành một thầy giáo. Người thầy giáo tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ HS. Câu chuyện về người thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký được giới thiệu cho HSTH qua bài kể chuyện Bàn chân kì diệu (TV 4, tập 1). Qua câu chuyện trên, HS được giáo dục về lòng ham học, ý chí, nghị lực vượt khó, vươn lên trong học tập. Đó thực sự là điều cần thiết đối với mỗi HS không chỉ trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường mà còn cả quãng đời sau này của các em. HSTH là lứa tuổi thích noi gương, chính vì vậy, những câu chuyện sinh hoạt đã mang đến cho các em những hình ảnh đẹp, cao thượng, những tấm lòng nhân ái, những tấm gương nỗ lực vượt khó vươn lên trong học tập và lao động... để các em ngưỡng mộ, từ đó biết học hỏi những điều hay lẽ phải và trở thành người có ích trong cuộc sống. 2.3.3. Đạo lí “Uống nước, nhớ nguồn” và truyền thống tôn sư trọng đạo Truyền thống tôn sư trọng đạo đã trở thành một nét đẹp văn hóa từ bao đời nay của người Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, các em đã được các thầy, các cô chăm sóc, dạy bảo những điều hay, lẽ phải. Thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai luôn sát cánh bên các em trên con đường học tập gian khổ và cả những quãng đường sau này. Tác phẩm Nghĩa thầy trò là một thông điệp về tình nghĩa thầy trò mà tác giả Hà Ân muốn gửi tới các em. Trong tác phẩm, có những chi tiết chứng tỏ học trò rất tôn kính cụ giáo Chu như: mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý; khi nghe cụ giáo Chu nói thì tất cả các môn sinh “đồng thanh dạ ran”. Sau khi cảm ơn các môn sinh, cụ giáo Chu mời họ tới thăm một người mà cụ “mang ơn rất nặng”. Trên đường đi sang thôn Đoài thăm thầy đồ xưa, “cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau”, “các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào”[3]. Vẫn nhớ nhà thầy giáo cũ, cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Đến nơi cụ giáo Chu “chắp tay cung kính vái” thầy cũ và dùng lời nói cung kính ân tình “Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy” [3]. Tiếng “con” cất lên nghe thật chân thành, cảm động. Học trò của cụ giáo Chu rất tôn trọng thầy của mình và cụ giáo Chu mặc dù đã trở thành một người thầy nổi tiếng với rất nhiều môn sinh nhưng với người thầy đã dạy ông, ông vẫn cung kính, lễ phép đúng đạo học trò. Câu chuyện cho các em thấy tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng, nó được tiếp nối qua các thế hệ và đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài học đạo lí “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là hành trang không thể thiếu của mỗi con người khi bước vào đời. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 16-19; 5 19 Lòng biết ơn đối với công lao dạy dỗ của thầy cô không chỉ biểu hiện ở lời nói mà phải được thể hiện ở những việc làm, hành động cụ thể. Dễ thấy nhất chính là kết quả, thành tích học tập của mỗi người. Tấm gương Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trong truyện Vẽ trứng là một ví dụ: “Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được. Thầy lại nói: Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ như ý”. Không phụ công ơn dạy dỗ của thầy giáo, “sau nhiều năm khổ luyện Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô- nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng” [2]. 2.3.4. Lòng nhân ái, yêu thương con người Từ nghìn xưa, lòng nhân ái, yêu thương con người đã trở thành một truyền thống quý báu, cao cả, tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Giáo dục lòng nhân ái, yêu thương con người là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Cùng với những môn học như Đạo đức, Mĩ thuật, Tự nhiên và Xã hội..., môn TV có vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng nhân ái cho HSTH. Các tác phẩm, đoạn trích thuộc thể loại truyện sinh hoạt như một bài ca dịu ngọt, như một dòng suối mát lành tưới vào tâm hồn trẻ thơ giúp các em biết yêu cái đẹp, yêu điều thiện và yêu con người. Tác phẩm Người ăn xin của nhà văn người Nga - Tuốc-ghê-nhép đã mở ra khung cảnh một dãy phố với hình ảnh một ông lão ăn xin đáng thương tội nghiệp: “Đôi mắt ông lão đỏ dọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp”. Thật không may, “tôi” cũng chẳng có gì cả, ngay cả một đồng xu dính túi cũng không: “Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì”. “Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Ông lão nói bằng giọng khản đặc. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão” [2]. Đọc đến đây, HS mới đầu sẽ còn phải suy luận, phán đoán xem: Cậu bé đã “cho” ông lão cái gì? Và cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? Rõ ràng là họ không cho nhau được bất kì một thứ vật chất nào. Họ đều là những con người nghèo khổ, bất hạnh, cần được giúp đỡ. Nhưng thứ mà họ nhận được của nhau chính là tình người. Tình người đã sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông, yêu thương và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Quan trọng đối với người giáo viên ở đây là giúp cho HS hiểu được cái “cho” và “nhận” giữa ông lão ăn xin đáng thương với cậu bé. Chính tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ chính là món quà vô giá mà họ nhận được của nhau và dành cho nhau. Trong cuộc sống hàng ngày, đi qua một con phố hay ở ngay một góc cổng trường, các em cũng có thể bắt gặp những người ăn xin già cả, đau yếu tương tự như ông lão trong truyện trên. Việc cho HS tìm hiểu câu chuyện trên sẽ giáo dục, bồi dưỡng cho các em về lòng nhân ái, tình yêu thương con người. Qua đó, các em sẽ có những nhận thức và hành động đúng đắn, thể hiện tình yêu thương, cảm thông, chia sẻ với những người bất hạnh. Đôi khi chỉ cần một mẩu bánh mì lúc đói lòng, một ngụm nước khi khát, hay thậm chí chỉ là một lời hỏi thăm, động viên, quan tâm chân thật cũng làm cho người khác ấm lòng. Đôi khi niềm hạnh phúc được bắt nguồn từ chính những điều giản dị ấy. Tình yêu thương con người làm cho mỗi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Vì vậy, giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương con người cho HSTH là một nội dung không thể thiếu trong việc giáo dục những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho HS. 3. Kết luận HSTH là lứa tuổi mà ý thức đang hình thành, nhân cách đang được định hình, tâm hồn đang trong sáng, tư duy còn gắn liền với liên tưởng và tưởng tượng thì không gì gây tác động mạnh mẽ tới các em bằng những vần thơ, những áng văn giàu chất nhân văn và lấp lánh giá trị của nghệ thuật ngôn từ. Thông qua những tác phẩm, đoạn trích viết về cuộc sống sinh hoạt, lao động, học tập, tâm lí lứa tuổi của thiếu nhi trong chương trình TV tiểu học, rất nhiều bài học về đạo đức đã được chuyển tải tới các em. Mỗi câu chuyện, mỗi đoạn trích thuộc loại truyện sinh hoạt trong sách giáo khoa TV tiểu học đều được ví như một “người thầy” không chỉ bồi dưỡng tâm hồn mà còn có vai trò định hướng cho các em. Tình yêu thiên nhiên, (Xem tiếp trang 5) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 1-5 5 chức bồi dưỡng GV và nhân viên kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng; 5) Xây dựng môi trường chăm sóc, nuôi dưỡng; 6) Kiểm tra hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường MN. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2017). Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 Ban hành Chương trình giáo dục mầm non. [2] Trần Thị Ngọc Trâm - Lê Thị Thu Hương - Lê Thị Ánh Tuyết (2011). Chương trình Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non. NXB Giáo dục Việt Nam. [3] Phạm Mai Chi - Vũ Yến Khanh - Nguyễn Thị Hồng Thu (2012). Các hoạt động giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mầm non theo Chương trình giáo dục mầm non mới. NXB Giáo dục Việt Nam. [4] Lê Mai Hoa (2009). Dinh dưỡng trẻ em. NXB Đại học Sư phạm. [5] Thu Hiền - Hồng Thu - Anh Sơn (2014). Cẩm nang chăm sóc sức khỏe trẻ em trong trường mầm non. NXB Giáo dục Việt Nam. [6] Nguyễn Thị Kim Anh - Trần Thị Quốc Minh - Huỳnh Văn Sơn - Bùi Thị Việt - Võ Thị Tường Vy - Cao Văn Thống (2013). Bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi (Theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi). NXB Giáo dục Việt Nam. [7] Hoàng Thị Phương (2009). Giáo trình Vệ sinh trẻ em. NXB Đại học Sư phạm. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH... (Tiếp theo trang 19) yêu con người, yêu quê hương, làng xóm cũng từ đó mà đâm chồi nảy lộc. Cảm nhận cuộc sống, thu thập kiến thức qua văn học chính là con đường tích cực và nhẹ nhàng để giáo dục HSTH trở thành những con người có sự phát triển toàn diện về nhân cách và đạo đức. Tài liệu tham khảo. [1] Hồ Chí Minh (1990). Nhật kí trong tù. NXB Văn học. [2] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên, 2018). Tiếng Việt lớp 4 (tập 1). NXB Giáo dục Việt Nam. [3] Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên, 2018). Tiếng Việt lớp 5 (tập 2). NXB Giáo dục Việt Nam. [4] Cao Đức Tiến (chủ biên, 2005). Văn học. Dự án Phát triển giáo viên tiểu học, Bộ GD-ĐT. [5] Lã Thị Bắc Lý (2003). Giáo trình Văn học trẻ em. NXB Đại học Sư phạm. [6] Levitov A.D. (2004). Tâm lí học trẻ em và tâm lí học sư phạm. NXB Giáo dục. [7] Nguyễn Quang Ninh (2009). Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. NXB Giáo dục Việt Nam. [8] Lê Phương Nga (chủ biên, 2012). Phương pháp dạy học tiếng Việt 1. NXB Đại học Sư phạm. [9] Lê Phương Nga (chủ biên, 2012). Phương pháp dạy học tiếng Việt 2. NXB Đại học Sư phạm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05nong_thi_trang_9767_2141260.pdf
Tài liệu liên quan