Giáo dục biến đổi khí hậu trong trường phổ thông qua kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore - Nguyễn Thị Hiển

Tài liệu Giáo dục biến đổi khí hậu trong trường phổ thông qua kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore - Nguyễn Thị Hiển: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 216-221 216 Email: bichhien85@gmail.com GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG QUA KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC VÀ SINGAPORE Nguyễn Thị Hiển, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Ngày nhận bài: 07/01/2019; ngày chỉnh sửa: 15/01/2019; ngày duyệt đăng: 26/3/2019. Abstract: Global climate change, which threatens the humankind’s objective of sustainable development and their future, is considered an urgent issue in the contemporary world. Asia, including Vietnam, is one of the most vulnerable and severely impacted areas by climate change. Therefore, climate change education in schools, along with other solutions of the economy, infrastructure, politics, would be a strategic solution that many countries around the world have paid attention to. The methods and forms of climate change education in schools of some Asian developed nations such as Japan, China, and Singapore will be precise exper...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục biến đổi khí hậu trong trường phổ thông qua kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore - Nguyễn Thị Hiển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 216-221 216 Email: bichhien85@gmail.com GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG QUA KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC VÀ SINGAPORE Nguyễn Thị Hiển, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Ngày nhận bài: 07/01/2019; ngày chỉnh sửa: 15/01/2019; ngày duyệt đăng: 26/3/2019. Abstract: Global climate change, which threatens the humankind’s objective of sustainable development and their future, is considered an urgent issue in the contemporary world. Asia, including Vietnam, is one of the most vulnerable and severely impacted areas by climate change. Therefore, climate change education in schools, along with other solutions of the economy, infrastructure, politics, would be a strategic solution that many countries around the world have paid attention to. The methods and forms of climate change education in schools of some Asian developed nations such as Japan, China, and Singapore will be precise experiences for Vietnam to strengthen the effectiveness of education to respond to climate change for school students. Keywords: Climate change, education, schools, Asia, Vietnam. 1. Mở đầu “Biến đổi khí hậu” (BĐKH) là khái niệm được dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn [1]. Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) nhận định, BĐKH được xếp vào dạng vấn đề an ninh “phi truyền thống” và được xem là một trong những thách thức lớn nhất đối với “an ninh môi trường - phát triển toàn cầu”. Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực rộng lớn bao gồm nhiều quốc gia châu Á và các quốc gia nằm ven bờ Tây Thái Bình Dương, chiếm đến hơn 60% dân số toàn thế giới. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các thảm họa thiên nhiên do BĐKH gây ra cao gấp 5 lần các khu vực khác trên thế giới. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, năm 2016 tại khu vực này, bão, lũ lụt và nhiệt độ cao đã làm chết 4.987 người, ảnh hưởng tới 34,5 triệu người. Năm 2015, trong tổng số 90 cơn bão toàn cầu, 344 thảm họa thiên tai thì có đến gần 50% số đó xuất hiện ở các quốc gia và vũng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều thành phố của các quốc gia châu Á đang đứng trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng - hậu quả trực tiếp của sự tan băng ở Bắc và Nam cực [2]. Hậu quả do biến đổi khí hậu còn thể hiện ở sự xâm nhập mặn của nước biển sâu trong nội địa làm nhiễm mặn nước ngầm, giảm chất lượng nguồn nước ngọt và số lượng các loài sinh vật trong hệ sinh thái nước ngọt, làm gia tăng bệnh tật nhất là các bệnh mùa hè, sản xuất nông nghiệp khó khăn làm gia tăng tình trạng thiếu lương thực và trẻ em suy dinh dưỡng ở nhiều quốc gia... Chính sách ứng phó với BĐKH gồm hai phần chính là giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với BĐKH [3]. Giảm nhẹ là chiến lược hành động nhằm giảm đến mức tối đa mức độ và cường độ phát thải khí nhà kính, đồng thời tăng bể hấp thụ khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu. Thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên và con người đối với môi trường nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương và tận dụng các cơ hội mà BĐKH mang lại. Giáo dục nằm trong nhóm giải pháp thích ứng. Giáo dục biến đổi khí hậu (GDBĐKH) là “quá trình giáo dục sử dụng các tiếp cận sư phạm định hướng hành động, giáo dục giúp cho người dân và thế hệ trẻ nâng cao kiến thức, kĩ năng, giá trị và thái độ đối với việc giảm thiểu và thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững” [4]. Đây được xem là một trong những biện pháp chiến lược hữu hiệu, lâu dài và quan trọng đối với cuộc chiến chống BĐKH ở bất cứ một cấp độ nào. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giáo dục biến đổi khí hậu ở Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore 2.1.1. Nhật Bản Nhật Bản là một quốc gia quần đảo ở khu vực Đông Á, nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương với hơn 80 núi lửa đang hoạt động trên lãnh thổ, mỗi năm trung bình người dân Nhật Bản phải gánh chịu 1.500 trận động đất lớn nhỏ. Trong đó có nhiều trận động đất lớn kèm theo sóng thần đã gây nên những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về người và tài sản: Động đất Kanto năm 1923, động đất Kobe năm 1995, động đất sóng thần Fukushima năm 2011... Diễn biến ngày càng phức tạp của BĐKH sẽ tác động trực tiếp, nghiêm trọng đến lãnh thổ Nhật Bản và đe dọa sự phát triển bền vững của quốc gia này trong tương lai. Do đó, ngay từ sớm Nhật Bản đã chú trọng đến các biện pháp để giảm nhẹ thiên tai và BĐKH. Bên cạnh các giải pháp về hạ tầng, kinh tế, chính trị thì giáo dục được xem là giải pháp hàng đầu, cốt lõi trong việc đào tạo ra những con người có tài, có kỉ luật VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 216-221 217 và có khả năng đấu tranh sinh tồn với sự khắc nghiệt của tự nhiên ở quốc gia này. Giáo dục thiên tai và ứng phó với BĐKH ở Nhật Bản được phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội, từ các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp tư nhân đến trường học. Trong đó, trường học đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch giảm nhẹ thiên tai, chuẩn bị và ứng phó với những tác động của thiên tai. Giáo dục cũng là yếu tố quan trọng trong việc tăng cường khả năng phục hồi sau thảm họa. Hình thức GDBĐKH chủ yếu ở các trường phổ thông Nhật Bản là thông qua việc tổ chức các bài giảng liên quan đến nội dung BĐKH và phòng chống thiên tai trên lớp cùng với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa rèn luyện kĩ năng cho học sinh (HS). Giáo dục Nhật Bản không chú trọng đến thành tích mà chú trọng đến hiệu quả thực tế. Một trong những bài học đầu tiên người Nhật dạy cho trẻ em chính là kĩ năng sinh tồn. Từ lúc còn học mẫu giáo, trẻ em Nhật Bản đã được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa vừa chơi vừa học, lồng ghép giáo dục các kĩ năng ứng phó với thảm họa thiên nhiên. Từ năm 1997, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã phối hợp với các bộ ban ngành để xây dựng 600 trường học sinh thái khắp cả nước. Các trường học sinh thái được thiết kế và xây dựng thân thiện với môi trường, tiện lợi trong sử dụng, tiết kiệm năng lượng, vừa tạo ra một môi trường học tập an toàn, lành mạnh vừa góp phần nâng cao ý thức của giáo viên và HS trong việc giáo dục môi trường và BĐKH. Bộ Giáo dục - Văn hóa - Thể thao và Công nghệ Nhật Bản đã đưa giáo dục ứng phó sớm với thiên tai vào giảng dạy từ cấp 1 đến cấp 3 ở các trường phổ thông trên khắp cả nước. Lên các cấp học cao hơn, các trường sẽ tổ chức đào tạo kĩ năng sống cho HS một cách chặt chẽ và quy củ. Phương pháp giáo dục chủ yếu được sử dụng là các phương pháp dạy học tích cực hướng đến người học, kích thích được quá trình tư duy, động não và hướng HS đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế. Các chương trình đào tạo thường hướng đến dạy HS kĩ năng xoay sở khi có thiên tai xảy ra. Sau các buổi đào tạo kĩ năng ứng phó với BĐKH, HS sẽ được kiểm tra, đánh giá nhằm bảo đảm các kiến thức kĩ năng đã được tiếp nhận và ghi nhớ. Tất cả đều vì một mục đích chung là sự sống còn của dân tộc. 2.1.2. Trung Quốc Trung Quốc là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương và phải chịu những hậu quả nặng nề do BĐKH gây ra, điển hình là tình trạng hạn hán ở các tỉnh phía Bắc và lũ lụt ở các tỉnh phía Nam đã gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, nhất là nông nghiệp. Chỉ tính riêng trong năm 2011, thảm họa thiên nhiên đã ảnh hưởng đến 430 triệu người và gây ra thiệt hại 309,6 tỉ nhân dân tệ về kinh tế. Nhiệt độ ở Trung Quốc thực sự tăng nhanh hơn so với nhiệt độ trung bình toàn cầu và dự đoán sẽ tăng thêm 2,5oC-4,5oC vào cuối thế kỉ này [6]. Do đó, trong những năm gần đây Trung Quốc cũng đang tích cực phối hợp với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới để đề ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục những ảnh hưởng của BĐKH. Bên cạnh các giải pháp về cắt giảm khí thải, chú trọng công nghệ sản xuất, sử dụng năng lượng mặt trời, xây dựng các thành phố bọt biển thì giải pháp về GDBĐKH cũng đang được chính phủ Trung Quốc chú trọng. Năm 1973, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục môi trường ở các trường học. Có thể coi đây là thời điểm đặt cơ sở cho việc giáo dục môi trường trong trường học ở Trung Quốc. Bộ Giáo dục Trung Quốc trong đợt cải cách chương trình giáo dục cơ bản lần thứ tám (năm 2003), đã xếp giáo dục môi trường vào hệ thống giáo trình giảng dạy hàng ngày ở các trường tiểu học và trung học nhằm giáo dục môi trường một cách có hệ thống và đảm bảo [3]. Năm 2003, Bộ Giáo dục nước này hợp tác với Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục môi trường ở các trường tiểu học và trung học cơ sở”, trong đó đề xuất thực hiện các loại hình và kênh đào tạo giáo dục môi trường, hướng dẫn mô tả chiến lược giảng dạy, cách sử dụng một loạt các phương pháp giảng dạy linh hoạt (như giảng dạy ngoài trời, tổ chức cuộc thi, dịch vụ cộng đồng, thực địa, nghiên cứu trường hợp, sáng kiến học tập, nhấn mạnh sự chủ động của HS và sự tương tác hòa hợp trong giao tiếp với giáo viên) để cung cấp cho HS cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và thành tích của họ, hướng dẫn HS từ vấn đề quen thuộc phát hiện ra tình huống có vấn đề ở môi trường xung quanh. Tháng 3 năm 2010, Bộ Văn hóa Giáo dục Anh và Đại sứ quán Anh hợp tác với Viện Giáo dục Trung Quốc thực hiện dự án “Lớp học khí hậu” với mục đích giúp giáo viên Trung Quốc và Anh tiếp cận với sự phát triển và tiến bộ của các nghiên cứu về GDBĐKH, đào tạo những giáo viên trẻ xuất sắc trong lĩnh vực này, hướng dẫn thanh thiếu niên chủ động tham gia vào các hoạt động liên quan đến BĐKH. Năm 2007, Trung Quốc ban hành chính sách quốc gia về tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính bao gồm 9 chính sách với sự tham gia của toàn thể cộng đồng, cơ quan đoàn thể trong đó nhấn mạnh đến vai trò và sự tham gia của tầng lớp thanh niên và trường học trong cuộc chiến chống BĐKH. Năm 2009, Trung Quốc phát hành “Chính sách và hành động của Trung Quốc về biến đổi khí hậu”, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như sách báo, video và các hoạt động ngoại khóa về GDBĐKH cho HS sẽ góp phần hình thành và phát triển cách ứng xử văn minh với môi trường. Đồng thời, Bộ Giáo dục Trung Quốc VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 216-221 218 cũng thực hiện các khóa đào tạo chuyên ngành và các chuyên đề đặc biệt liên quan đến BĐKH [6]. Ngày 30/5/2011, “Dự án giáo dục biến đổi khí hậu ở các tiểu học và trung học của Trung Quốc” (CCE) ở Vân Nam bắt đầu triển khai. Trong giai đoạn đầu, CCE đã tổ chức các buổi để nâng cao sự quan tâm và hiểu biết của HS tiểu học và trung học cơ sở về vấn đề BĐKH toàn cầu, thông qua việc thiết kế các nội dung và hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng của HS thậm chí cả cộng đồng để đối phó và giải quyết các vấn đề liên quan đến BĐKH. GDBĐKH được lồng ghép trong các môn học liên quan từ cấp tiểu học đến cao đẳng, đại học. Riêng trung học phổ thông, có một chuyên đề bắt buộc và hai chuyên đề tự chọn về Địa lí có nhiều nội dung chuyên sâu GDBĐKH như: chuyên đề Bảo vệ môi trường, chuyên đề Thảm họa tự nhiên và cách phòng tránh, chuyên đề Tài nguyên - Môi trường và an toàn quốc gia. Các chuyên đề này được giáo viên Địa lí đảm nhận và có sách giáo khoa riêng, thời lượng mỗi chuyên đề là 30 tiết [7]. Hiện nay, Trung Quốc đã có một hệ thống giáo dục tương đối đa dạng, đa cấp, đa kênh về giáo dục môi trường và BĐKH, phù hợp với những với đặc điểm của Trung Quốc. 2.1.3. Singapore Singapore - quốc đảo nằm ở Đông Nam Á với diện tích chỉ 719 km2 và dân số khoảng 5,7 triệu người (2017) - là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH. Từ năm 1972 đến năm 2014, nhiệt độ trung bình hàng năm ở quốc đảo này đã tăng từ 26,6°C đến 27,7°C. Mực nước biển ở eo biển Singapore cũng tăng lên với tốc độ từ 1,2-1,7 mm mỗi năm trong giai đoạn từ 11975 - 2009. Lượng mưa trung bình tăng nhanh hơn trong những năm gần đây, từ 2.192 mm (1980) lên 2.727 mm (2014). Là một hòn đảo thấp, mực nước biển dâng cao đặt ra mối đe dọa trực tiếp nhất đến Singapore. Các nhà khoa học dự đoán đến năm 2020, mực nước biển sẽ tăng lên 1,8 m với nhiều cơn bão dữ tác động vào lãnh thổ nước này. Tác động của BĐKH ở Singapore còn thể hiện ở sự gia tăng các hiện tượng thời tiết bất thường như lũ lụt, lũ quét, hạn hán; làm thay đổi quá trình tự nhiên của hệ sinh thái, ảnh hường đến sức khỏe cộng đồng với việc gia tăng các loại bệnh truyền nhiễm, gia tăng sự căng thẳng khó chịu ở những người cao tuổi và vấn đề an toàn thực phẩm. Chính phủ Singapore nhận thấy rằng chiến lược dài hạn để giảm thiểu BĐKH và các vấn đề môi trường khác chính là giáo dục thế hệ trẻ và rèn luyện cho HS những thói quen thân thiện với môi trường. Để đạt được điều này, GDBĐKH đã được đưa vào chương trình giảng dạy và học tập môn Địa lí [8] [9]. Các học giả cho rằng việc giảng dạy Địa lí trong các trường học đã cung cấp một nền tảng quan trọng để giải quyết các vấn đề bền vững về môi trường. Môn Địa lí đã được đưa vào hệ thống giáo dục ngay cả trước khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965 và đến năm 2004 sau hơn sáu thập kỉ, môn Địa lí đã trải qua các đợt đánh giá cấp quốc gia và có một chương trình giảng dạy đầy đủ, đa dạng. Hiện nay các nội dung GDBĐKH được tích hợp trong môn học xã hội ở các trường tiểu học, còn ở các trường trung học thì GDBĐKH được giảng dạy như một chuyên đề độc lập trong môn Địa lí. Đây là môn học bắt buộc đối với HS trung học cơ sở nhưng là môn học tự chọn đối với HS trung học phổ thông, trung cấp nghề và sinh viên đại học. Chương trình giảng dạy bao gồm: thông tin về BĐKH như sự nóng lên toàn cầu, nguyên nhân và tác động của BĐKH và các chiến lược thích ứng, giảm nhẹ. Ngoài ra, nội dung GDBĐKH còn được tích hợp và lồng ghép vào các môn học khác như nghiên cứu xã hội, nhân văn. Ngày 24/4/2013, Quỹ thiên nhiên Thế giới Singapore đã đưa vào thực nghiệm chương trình giáo dục môi trường quốc tế Eco-Schools ở các trường tiểu học và trung học, sau đó mở rộng ra các trường mẫu giáo và các cơ sở giáo dục đại học. Các chủ đề chính của Eco- Schools bao gồm: BĐKH, thiên nhiên và đa dạng sinh học, chất thải, năng lượng và nước. Yêu cầu của chương trình giáo dục Eco-Schools là kết nối cộng đồng cùng thực hiện, bao gồm cả giáo viên và HS, phụ huynh và các tổ chức liên quan. Mỗi trường sau khi thực hiện mục tiêu đặt ra của Eco-Schools sẽ được kiểm tra, đánh giá và công nhận trên toàn cầu là trường HS thái chất lượng cao. Ngoài ra, Singapore còn tiến hành giáo dục cho HS các kĩ năng để giải quyết các vấn đề môi trường thông qua một chương trình mang tên Kế hoạch xanh Shuqun (2012). Chương trình này tập trung vào sáu lĩnh vực chính của bảo tồn thiên nhiên và môi trường. HS sẽ được tham gia thảo luận tích cực về những thách thức môi trường và BĐKH, từ đó đề xuất ra những giải pháp giảm nhẹ và bảo tồn các giá trị môi trường. Thông qua phương pháp học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, HS sẽ được đào tạo những kĩ năng để có thể chuyển những kiến thức đã học thành những hành động tích cực bảo vệ môi trường. Sáu lĩnh vực chính của Chương trình giáo dục môi trường bao gồm: bảo vệ nguồn nước (lớp 1), bảo vệ và tiết kiệm nguồn điện (lớp 2), bảo tồn động vật (lớp 3), quản lí rác thải (lớp 4), những thách thức về Môi trường ở Singapore (lớp 5), những thách thức môi trường toàn cầu (lớp 6). Nhìn chung GDBĐKH trong các trường học ở Singapore được thực hiện tương đối đồng bộ, hiện đại và mang lại hiệu quả cao, là một tấm gương đáng để các nước học tập. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 216-221 219 2.2. Thực trạng và giải pháp giáo dục biến đổi khí hậu ở Việt Nam 2.2.1. Thực trạng giáo dục biến đổi khí hậu ở Việt Nam Theo thống kê rủi ro lâu dài do BĐKH, Việt Nam đứng thứ năm trên toàn thế giới về mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng do BĐKH gây ra với số người chết trung bình hàng năm khoảng 400 người và thiệt hại hơn 1% GDP. Trong vòng 50 năm qua ở Việt Nam nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5-0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm, hiện tượng El Nino và La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Hàng năm, Việt Nam phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra như: áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, lốc xoáy, mưa đá, động đất, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng, xâm nhập mặn [10]. Khái niệm BĐKH bắt đầu “du nhập” vào Việt Nam khoảng 20 năm nay và thực sự trở thành một vấn đề thời sự nóng từ khoảng 10 năm nay. Thông tư phê duyệt Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kí ngày 05/12/2011 đã nêu rõ: Cần nâng cao nhận thức cho các thành phần xã hội về vấn đề BĐKH; Xây dựng các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng thông tin về BĐKH cho các thành phần xã hội; Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ BĐKH; Đưa kiến thức cơ bản về BĐKH vào trong các chương trình ở các bậc học; Tăng cường ý thức, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng trong phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai [11]... Thế hệ trẻ Việt Nam bao gồm sinh viên và HS các cấp (chiếm 25% dân số) có thể coi là một nhân tố và lực lượng quan trọng trong việc ứng phó với BĐKH, giúp cho các nhà quản lí đất nước trong tương lai có được nhận thức đầy đủ, tầm nhìn bao quát trong công cuộc ứng phó lâu dài với BĐKH. Thời gian qua, ngành Giáo dục đã triển khai thực hiện, cụ thể hóa Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và một số đề án, chương trình mục tiêu ứng phó BĐKH của Chính phủ. Bộ GD- ĐT cũng đã ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020” và “Kế hoạch Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2015”, đồng thời Bộ GD-ĐT cũng tăng cường quan hệ hợp tác với các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực quản lí rủi ro thiên tai tại Việt Nam. Trong năm 2014 và năm 2015, Bộ GD-ĐT đã tổ chức thực hiện các đề án đã được phê duyệt; tập huấn đội ngũ giáo viên về tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với BĐKH trong các cơ sở giáo dục cũng như xây dựng bài giảng điện tử E-learning về phòng, chống thiên tai và ứng phó với BĐKH cho các cấp học. Bộ GD-ĐT đã định hướng đưa vấn đề GDBĐKH thành một nội dung giảng dạy quan trọng trong các trường phổ thông và được giảng dạy linh hoạt, phù hợp đối với từng cấp học. Cụ thể, bậc mầm non sẽ được GDBĐKH thông qua tuyển tập các bài thơ, bài hát, trò chơi...; cấp tiểu học, THCS, THPT, các trung tâm GDTX chủ yếu biên soạn tài liệu tích hợp lồng ghép nội dung GDBĐKH vào các môn học như Tự nhiên và Xã hội, Địa lí, Sinh học, Kĩ thuật nông nghiệp, Giáo dục công dân; ở các trường đại học, cao đẳng khối sư phạm, nội dung này đã được đưa thành một chương riêng trong học phần “Con người và Môi trường”, “Khoa học môi trường”, “Môi trường và phát triển bền vững” [12]. Ngày 21/2/2013 tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc Thụy Điển và Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục vì phát triển bền vững đã tổ chức hội thảo “Giáo dục về biến đổi khí hậu”, nhằm phát triển năng lực giảng dạy và nghiên cứu GDBĐKH tại các trường phổ thông bằng phương pháp hiện đại, thu hút sự tìm tòi, yêu thích của HS. 06 trường được thí điểm đầu tiên đó là 02 trường tại Hải Phòng, 01 trường tại Hà Nội, 01 trường tại Đồng Tháp và 02 trường tại Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên trên thực tế, BĐKH chưa được xây dựng thành một môn học riêng ở trường phổ thông, chưa có sách giáo khoa, giáo trình giảng dạy riêng, do đó chưa được chú trọng và đầu tư một cách đầy đủ về nội dung chương trình, cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên chuyên sâu. Hiện nay nội dung GDBĐKH chỉ mới được tích hợp, lồng ghép vào một số môn học trong trường phổ thông như Địa Lí, Sinh học, Vật lí, Hóa học, Giáo dục công dân, Công nghệ và thông qua một số dự án, một số hoạt động ngoại khóa tổ chức trong trường học để GDBĐKH. Điều này đã gây nên hạn chế rất lớn cho vấn đề GDBĐKH: Bản thân nội dung các môn học ở phổ thông bao gồm nhiều vấn đề đặc trưng của môn học, thậm chí nhiều môn học còn bị tình trạng chương trình quá tải, thời lượng giảng dạy hạn hẹp, do đó tích hợp, lồng ghép GDBĐKH chỉ có thể chiếm một nội dung và thời lượng nhỏ trong chương trình, rất khó để giáo viên có thể GDBĐKH cho HS một cách hiệu quả và có hệ thống. Hiện nay, một số địa phương ở Việt Nam, đặc biệt là những nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các thiên tai do BĐKH gây ra, đã xuất hiện những dự án do Bộ GD-ĐT phối hợp với địa phương hoặc do các tổ chức giáo dục, môi trường nước ngoài phối hợp với địa phương tổ chức tập huấn cho giáo viên về nội dung, phương pháp và phương thức GDBĐKH cho HS phổ thông. Tuy nhiên do giới hạn về kinh phí, cơ sở vật chất và nhiều yếu tố khác nên các hoạt động này chỉ có thể thực hiện thí điểm được ở một số trường tại một số tỉnh thành của Việt Nam, trong những khoảng thời gian nhất định, chứ chưa có điều kiện phổ biến rộng rãi đến giáo viên và HS trung học phổ thông trong cả nước. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 216-221 220 Bên cạnh đó, GDBĐKH ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: bản thân nhiều giáo viên chưa ý thức được tầm quan trọng của GDBĐKH; lương thấp khiến nhiều giáo viên phải dành thời gian bươn chải, chưa toàn tâm toàn ý cho giáo dục; nhiều giáo viên nữ bị ảnh hưởng bởi công việc gia đình và chăm sóc con cái; nhiều giáo viên lớn tuổi không tiếp xúc nhiều với công nghệ, truyền thông để có thể hỗ trợ tốt cho GDBĐKH; một số địa phương kinh tế kém phát triển và thiếu cơ sở vật chất kĩ thuật cũng ảnh hướng đến việc thiết kế và tổ chức các hoạt động GDBĐKH 2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục biến đổi khí hậu ở Việt Nam Từ thực tiễn, kinh nghiệm GDBĐKH ở các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore cùng những tồn tại trong công tác GDBĐKH ở các trường phổ thông Việt Nam hiện nay, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục BĐKH trong trường phổ thông như sau: - Tăng cường xây dựng các nguồn lực về cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ GDBĐKH. Huy động các nguồn đầu tư từ Bộ GD-ĐT, các cơ quan ban ngành, địa phương, từ các cá nhân và cộng đồng để xây dựng cho HS môi trường học tập xanh - sạch - đẹp, thân thiện môi trường. Cần tổ chức nghiên cứu, thiết kế mô hình và xây dựng thí điểm mẫu trường, lớp học phòng, chống thiên tai tại những khu vực đặc thù. - Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo về GDBĐKH. Lãnh đạo nhà trường cần quán triệt nhiệm vụ GDBĐKH đến từng cán bộ và giáo viên trong toàn trường; tổ chức các hoạt động thân thiện với môi trường, cải thiện môi trường trường học. Các trường học cần phối hợp chặt chẽ với địa phương và cộng đồng dân cư tại khu vực trường đóng để tổ chức hiệu quả các hoạt động GDBĐKH, kết hợp với giáo dục môi trường. - Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các nguồn tài liệu, sách giáo khoa phục vụ cho công tác GDBĐKH như: (1) Xây dựng chương trình GDBĐKH thành một môn học hoặc chuyên đề dạy học riêng ở trường phổ thông, có sách giáo khoa riêng và có giáo viên chuyên môn về GDBĐKH; (2) Tiếp tục lồng ghép tích hợp nội dung GDBĐKH vào các môn học có liên quan như Địa lí, Sinh học, Kĩ thuật nông nghiệp, Giáo dục công dân, Hóa học, Công nghệ; (3) Biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu phục vụ GDBĐKH đến tận từng giáo viên và HS trong các trường học; (4) Xây dựng website GDBĐKH nhằm tận dụng lợi thế của cách mạng công nghiệp 4.0 vào GDBĐKH; (5) Xây dựng bài giảng điện tử e-learning về phòng, chống thiên tai và ứng phó với BĐKH cho các cấp học, bậc học. - Đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục để kích thích sự hứng thú quan tâm của HS phổ thông đến vấn đề BĐKH. Đối với hình thức giảng dạy nội khóa trên lớp, giáo viên cần chú trọng đến các phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm”, kích thích tính tích cực chủ động sáng tạo của người học, giúp HS quan tâm đến các vấn đề môi trường, BĐKH, đồng thời khuyến khích các em tư duy tìm giải pháp để giải quyết các vấn đề đó. Giáo viên cần chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bằng cách cung cấp cho HS hình ảnh, video, dữ liệu, thông tin về BĐKH để kích thích hứng thú học tập, giúp HS quan tâm hơn đến những vấn đề BĐKH. Đối với các hoạt động ngoại khóa, giáo viên cần đa dạng hóa và thu hút HS tham gia thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vừa chơi vừa học như: thành lập và hoạt động câu lạc bộ ứng phó với BĐKH, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nhận thức và kĩ năng BĐKH, tổ chức các lớp tập huấn kĩ năng ứng phó với BĐKH (sơ cứu vết thương, chằng chống nhà cửa, bơi và thở dưới nước), tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường học và địa phương, tuyên truyền bảo vệ môi trường, tổ chức chiến dịch Giờ Trái đất, tổ chức tham quan, thực địa đến các điểm nóng về môi trường Các hoạt động ngoại khóa cần có sự phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội, Hội HS... trong nhà trường, kêu gọi sự hợp tác của Hội phụ huynh, các tổ chức cộng đồng ở địa phương. - Đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ và kĩ năng cần thiết để thực hiện GDBĐKH cho HS. Các trường đại học sư phạm cần có chuyên ngành đào tạo giáo viên BĐKH để tạo ra đội ngũ giáo viên chuyên sâu có kiến thức và kĩ năng trong công tác này. Giáo viên của những môn học có thể lồng ghép, tích hợp nội dung GDBĐKH cần được tham gia thường xuyên các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức, trình độ và phương pháp giáo dục nhằm hỗ trợ cho giảng dạy. - Cần điều chỉnh chế độ lương, thưởng hợp lí để nâng cao chất lượng cuộc sống cho giáo viên, giúp họ có thể chuyên tâm tập trung cho công tác giảng dạy chuyên môn. Xây dựng và ban hành các quy chế, chế độ khen thưởng và đãi ngộ thoả đáng cho các cán bộ quản lí, giáo viên có thành tích về GDBĐKH. - Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GDBĐKH thông qua các dự án hợp tác với nước ngoài để học hỏi những kinh nghiệm, tài liệu, phương pháp hay của các quốc gia trên thế giới và tìm kiếm những sự hỗ trợ, đầu tư nhằm phát triển và nâng cao chất lượng GDBĐKH ở Việt Nam. 3. Kết luận BĐKH toàn cầu đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sự phát triển KT-XH của các quốc gia trên thế giới, đe dọa đến sự phát triển bền vững của toàn nhân loại, đặc VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 216-221 221 biệt là những khu vực dễ bị tổn thương như châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Đối phó với BĐKH, ngăn ngừa những tác động có hại của nó là một cuộc chiến đấu chung, lâu dài đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia phải chung tay góp sức. Đồng thời, mỗi quốc gia cần dựa trên những đặc điểm đặc thù về tự nhiên, dân cư, KT-XH của mình để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm ứng phó với thiên tai và những diễn biến ngày càng phức tạp của BĐKH. Trong đó, không riêng Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào cũng cần chú trọng đến giáo dục như một giải pháp lâu dài và bền vững nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH, rèn luyện kĩ năng ứng phó với thiên tai và thay đổi thái độ để có những hành động bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của nhân loại. Tài liệu tham khảo [1] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. [2] ADB (2017). A Region at Risk - The Human Dimensions of Climate Change in Asia and the Pacific. Publication Stock No. TCS178839-2. [3] Han, Q. (2015). Education for Sustainable Development and Climate Change Education in China: A Status Report. SAGE Publications, Vol. 9 (1), pp. 62-67. [4] UNESCO (2010). “Climate Change Education for Sustainable Development”, Decade of Education for Sustainable Development. Published by UNESCO France. [5] UNESCO (2012). Education Sector Responses to Climate Change. Published by UNESCO Bangkok. [6] Li Yan ( 2014). Luận bàn cách thức giáo dục biến đổi khí hậu cho thanh thiếu niên. Tạp chí Kinh tế thương mại và Xã hội Trung Quốc, số 23, tr 34-35. [7] Bộ Giáo dục nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2017). Chương trình giáo dục Địa lí trung học phổ thông chuẩn. [8] Chang, C. H. (2012). The Changing Climate of Teaching and Learning School Geography: The Case of Singapore. International Research in Geographical and Environmental Education, Vol. 21 (4), pp. 283-285. [9] Chang, C. H. (2014). Is Singapore's School Geography Becoming Too Responsive to the Changing Needs of Society? International Research in Geographical and Environmental Education, Vol. 23 (1), pp. 25-39. [10] Nguyễn Trọng Hiệu - Trọng Thục - Trần Văn Thắng (2010). Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. NXB Giáo dục Việt Nam. [11] Đặng Duy Lợi - Đào Ngọc Hùng (2016). Giáo trình Biến đổi khí hậu. NXB Đại học Sư phạm. [12] Lê Văn Khoa (chủ biên, 2012). Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu. NXB Giáo dục Việt Nam. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP (Tiếp theo trang 183) Bước 3. Tổ chức các hoạt động học tập cho HS. Bước 4. Tổng kết kiến thức và giao các nhiệm vụ về nhà cho HS: nhằm tổng kết các hoạt động HS đã thực hiện. Những kiến thức cơ bản được nhắc lại dưới dạng cô đọng, súc tích, nhất là ở các sơ đồ, mô hình, tài liệu trực quan, liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn. GV hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ học tập ở nhà, cách đọc tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức; từ đó, giúp các em yêu thích và say mê học tập môn Toán. 3. Kết luận Đối với HS tiểu học thì tư duy trực quan và hình tượng chiếm ưu thế, nhận thức của các em chủ yếu là nhận thức trực quan cảm tính; khả năng phân tích, tổng hợp, làm rõ mối liên hệ giữa các kiến thức trong quá trình lĩnh hội tri thức mới cũng như trong thực hành chưa sâu sắc. Do vậy, để giúp HS lớp 5 học tốt môn Toán về Tỉ số phần trăm, GV cần tập luyện cho HS có thói quen phân tích, nhận diện các dạng toán trước khi đưa ra cách giải; có sự gợi ý, hướng dẫn để HS hiểu ý nghĩa của tỉ số phần trăm trong từng tình huống cụ thể, thiết kế một số bài toán tích hợp về Tỉ số phần trăm nhằm giúp các em phát huy tính sáng tạo, khả năng suy luận, tạo không khí lớp học sôi nổi, hào hứng,; qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể. [2] Đỗ Đình Hoan (chủ biên, 2006). Toán 5. NXB Giáo dục. [3] Trần Diên Hiển (chủ biên, 2018). Bài tập phát triển năng lực. NXB Giáo dục Việt Nam. [4] Đỗ Đình Hoan (chủ biên) - Nguyễn Áng - Đỗ Tiến Đạt (2007). Hỏi - Đáp về dạy học Toán 5. NXB Giáo dục. [5] Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan - Vũ Dương Thụy - Vũ Quốc Chung (1995). Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học. NXB Đại học Sư phạm. [6] Nguyễn Bá Kim (2005). Phương pháp dạy học môn Toán. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [7] Kiều Đức Thành (chủ biên, 2001). Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học. NXB Giáo dục. [8] Phan Trọng Ngọ - Nguyễn Đức Hướng (2001). Các lí thuyết phát triển tâm lí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf44nguyen_thi_hien_2583_2164609.pdf
Tài liệu liên quan