Tài liệu Giáo dục bậc cao trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
48
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0005
Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 48-60
This paper is available online at
GIÁO DỤC BẬC CAO TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
Lê Thị Minh Đức
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn
Tóm tắt. Giáo dục bậc cao đứng trước cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi phải
đổi mới căn bản và toàn diện vì giáo dục bậc cao là yếu tố trọng yếu của các chương trình
phát triển quốc gia, là một hình thức quan trọng trong đầu tư vốn nhân lực, có thể mang lại
những chuyển biến và thay đổi tích cực cho một quốc gia, một nền kinh tế. Có thể nói giáo
dục bậc cao trong bối cảnh Công nghiệp 4.0 là một vấn đề phức tạp, cần được quan tâm
thích đáng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất các giải pháp cho giáo dục bậc cao trong
thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Căn cứ trên phương pháp nghiên cứu định...
13 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục bậc cao trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
48
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0005
Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 48-60
This paper is available online at
GIÁO DỤC BẬC CAO TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
Lê Thị Minh Đức
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn
Tóm tắt. Giáo dục bậc cao đứng trước cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi phải
đổi mới căn bản và toàn diện vì giáo dục bậc cao là yếu tố trọng yếu của các chương trình
phát triển quốc gia, là một hình thức quan trọng trong đầu tư vốn nhân lực, có thể mang lại
những chuyển biến và thay đổi tích cực cho một quốc gia, một nền kinh tế. Có thể nói giáo
dục bậc cao trong bối cảnh Công nghiệp 4.0 là một vấn đề phức tạp, cần được quan tâm
thích đáng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất các giải pháp cho giáo dục bậc cao trong
thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Căn cứ trên phương pháp nghiên cứu định tính,
tác giả đã quan sát, phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan về giáo dục bậc cao và cuộc
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Bài báo trình bày khái quát về giáo dục bậc cao và các
đặc điểm cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tiếp theo, tác giả nhấn mạnh trọng tâm
chính là các giải pháp cho giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
cụ thể là phân chia thành ba nhóm giải pháp: Giảng dạy 4.0, nghiên cứu 4.0 và dịch vụ đào
tạo 4.0.
Từ khóa: Giáo dục bậc cao; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Giảng dạy 4.0; Nghiên cứu
4.0; Dịch vụ đào tạo 4.0.
1. Mở đầu
Giáo dục bậc cao đứng trước cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một vấn đề phức tạp,
cần được quan tâm thích đáng vì giáo dục bậc cao là yếu tố trọng yếu của các chương trình phát
triển quốc gia, là một hình thức quan trọng trong đầu tư vốn nhân lực, có thể mang lại những
chuyển biến và thay đổi tích cực cho một quốc gia, một nền kinh tế. Các trường Đại học, Cao
đẳng không chỉ đóng vai trò chủ chốt trong đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao mà
thực sự đã và đang trở thành các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức và chuyển giao
công nghệ hiện đại. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đòi hỏi giáo dục bậc cao phải đem lại cho người học những kĩ năng và kiến thức cơ bản
lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ
bị đào thải [3, 20].
Các nghiên cứu trên thế giới về tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư lên giáo
dục phát triển nhanh chóng, các ý tưởng mới không ngừng được đề xuất. Nghiên cứu “Cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư” của tác giả Thái Hữu Thịnh (2017) khẳng định cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư có tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục
[28]. Nghiên cứu kết luận công nghệ “Thực tế ảo” sẽ thay đổi cách dạy và học và số lượng giáo
viên ảo trong tương lai có thể nhiều hơn giáo viên thực rất nhiều [28].
Ngày nhận bài: 21/6/2017. Ngày chỉnh sửa: 22/10/2017. Ngày nhận đăng: 27/10/2017.
Tác giả liên hệ: Lê Thị Minh Đức, e-mail: ducltm@viethanit.edu.vn
Lê Thị Minh Đức
49
Tác giả Phạm Hồng Quất và Lương Văn Thường (2017) nhấn mạnh cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với vai trò trung tâm của công nghệ số trên cơ sở tiếp nối thành
quả của cuộc Cách mạng số hóa diễn ra mấy thập kỉ qua từ khi có máy tính. Các tác giả này đã đề
xuất mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo trong các trường đại học. Đầu vào của trung tâm là kết
quả nghiên cứu hình thành từ các đề tài, dự án của trường được đầu tư trên cơ sở hợp tác với các
doanh nghiệp và ý tưởng công nghệ của sinh viên, thạc sĩ, nghiên cứu sinh, giảng viên trong
trường đại học [22].
Tại Hội thảo quốc tế với chủ đề “Mô hình đại học 4.0 - Nền tảng giáo dục thế kỉ XXI”, Giáo
sư Vossen (Đại học Munster, Đức) đã đề xuất mô hình đại học 4.0: Dạy học 4.0 - Nghiên cứu 4.0
- Quản lí 4.0. Các trường Đại học, Cao đẳng cần có những hoạch định về mục tiêu, chiến lược
đào tạo, hình thức và phương pháp đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin
[31]. Cùng chung quan điểm này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cho giáo dục bậc cao trong
thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cụ thể là phân chia thành ba nhóm giải pháp - giảng
dạy 4.0, nghiên cứu 4.0 và dịch vụ đào tạo 4.0. Đây cũng là mục đích chính của nghiên cứu
“Giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”. Trên cơ sở tìm hiểu các
nghiên cứu về giáo dục bậc cao và đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sử
dụng phương pháp quan sát, phân tích và tổng hợp các vấn đề liên quan, các nhóm giải pháp đã
được đề xuất cho giáo dục bậc cao nhằm cung cấp nhân lực cho cuộc cạnh tranh kinh tế trong nền
công nghiệp 4.0.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
2.1.1. Tổng quan về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cụm từ “Cách mạng công nghiệp” hàm chứa sự thay đổi lớn, không chỉ biến đổi kinh tế mà cả
văn hóa, xã hội một cách toàn diện. Lịch sử đã ghi nhận ba cuộc cách mạng khoa học kỉ thuật
chính thức, làm thay đổi toàn bộ nền sản xuất và các điều kiện kinh tế - xã hội của thế giới. Cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 là sự kết hợp giữa thành quả
của 3 cuộc Cách mạng công nghiệp trước đó với thế giới kĩ thuật số. Nó mở ra một kỉ nguyên
công nghiệp lớn gồm các công nghệ mới kết hợp thế giới thực và kĩ thuật số, ảnh hưởng đến tất
cả các lĩnh vực và các ngành kinh tế [6].
Một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” lần đầu được phát biểu tại Hội chợ Hannover vào năm
2011, giới thiệu các chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Đức. Thuật ngữ này nhằm chỉ các
công nghệ tự động hóa hiện đại, xu hướng trao đổi dữ liệu, sản xuất thông minh, điện toán hóa
ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra
khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước, trở thành một phần quan trọng
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trung tâm của cuộc cách mạng này là những đột
phá công nghệ trong các lĩnh vực như công nghệ nano, công nghệ in 3D, ô tô tự lái, trí tuệ nhân
tạo, Internet vạn vật [28]. Sự liên kết giữa các lĩnh vực vật lí-sinh học hoặc cơ -điện tử-sinh học
phát triển hình thành những ngành nghề đào tạo mới, đặc biệt là sự liên quan đến tương tác giữa
con người và máy móc (ví dụ: nghề trợ lí ảo, phục vụ ảo, thư ký ảo).
Với những bước đột phá trong các lĩnh vực khác nhau, chúng ta dần dần nhận ra mình đang ở
giữa cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cuộc cách mạng được thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo
Giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
50
(Artificial Intelligence) và các hệ thống thực ảo (Cyber-Physical System) [6]. Có thể hình dung,
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tiến tới loại bỏ những công việc phổ thông hoặc mang
tính chất lặp đi lặp lại, thay thế toàn bộ bằng máy móc và sẽ cách mạng hóa các ngành công
nghiệp một cách triệt để đến nỗi hầu hết công việc tồn tại ngày nay sẽ không tồn tại trong vòng
50 năm nữa.
2.1.2. Dấu hiệu đặc trưng
Các dấu hiệu đặc trưng cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được mô tả sau đây:
Số hóa và Tích hợp chuỗi giá trị dọc và ngang: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư số
hóa và tích hợp theo chiều dọc các quy trình trong toàn bộ tổ chức. Nó cũng tích hợp theo chiều
ngang tất cả các quy trình nội bộ từ các nhà cung cấp cho đến khách hàng. Một cách đơn giản, nó
mô tả sự chuyển đổi mô hình từ sản xuất tập trung (gom các địa điểm sản xuất vào một địa điểm,
khu vực) sang sản xuất phân tán (các cơ sở sản xuất được đặt ở nhiều địa điểm cách xa nhau,
thậm chí tại mỗi quốc gia nơi công ti tiêu thụ sản phẩm sẽ có một cơ sở sản xuất), nhờ đó mà các
thiết bị, máy móc được tích hợp chặt chẽ vào mạng thông tin, các đối tác kinh doanh và khách
hàng. Nói cách khác, kỉ nguyên Công nghiệp 4.0 nhấn mạnh đến ý tưởng thống nhất số hóa và sự
liên kết tất cả các đơn vị sản xuất trong một nền kinh tế.
Số hóa các sản phẩm, dịch vụ: Số hóa các sản phẩm, dịch vụ bao gồm việc mở rộng các sản
phẩm, dịch vụ hiện tại và sản xuất các sản phẩm số hóa mới. Cho đến nay, lợi ích chính mang lại
cho các công ti công nghiệp là sự cải thiện mức độ tự động hóa nhưng trong thời đại Công nghiệp
4.0, việc tự động hóa này sẽ thông minh và tự thích nghi hơn khi các cải tiến được thực hiện
trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Các xưởng sản xuất đang tiến tới sản xuất tự điều chỉnh (có thể
thích ứng với nhu cầu của từng khách hàng) và có khả năng tự học.
Mô hình kinh doanh số và sự tiếp cận của khách hàng: Các công ti công nghiệp nổi bật đã
cung cấp các giải pháp số hóa đột phá cho mục đích mở rộng các dịch vụ của họ. Trong kỉ
nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có thể kết hợp một cách linh hoạt các mô hình kinh
doanh khác nhau với sự tiếp cận của khách hàng (ví dụ như sản xuất theo yêu cầu, sản xuất tại
chỗ và kĩ thuật tiêu dùng) và từ đó tạo ra các phương pháp sản xuất mới. Các mô hình kinh doanh
số đột phá sẽ tập trung vào việc tạo thêm doanh thu số và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng
về tương tác và cách tiếp cận.
2.2. Giáo dục bậc cao
2.2.1. Khái niệm Giáo dục bậc cao
Giáo dục bậc cao là hình thức giáo dục, đào tạo diễn ra ở các cơ sở học tập bậc sau trung học
như cao đẳng, đại học và sau đại học, cuối khóa học thường được trao văn bằng học thuật hoặc
cấp chứng chỉ. Giáo dục bậc cao giúp cho người học đạt được các chuẩn kiến thức nhất định,
hoặc trở thành nhà nghiên cứu và giảng dạy, giúp họ trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao và
có những đóng góp lớn hơn cho xã hội. Các cơ sở giáo dục bậc cao không chỉ bao gồm các
trường đại học và viện đại học, mà còn có các trường cao đẳng, trường đào tạo chuyên nghiệp,
trường đào tạo nghề, các trường đào tạo từ xa về giáo dục bậc cao và các viện kĩ thuật, công nghệ.
2.2.2. Lịch sử phát triển của giáo dục bậc cao
Chúng ta có thể thấy rằng sự phát triển của hệ thống giáo dục bậc cao đã trải qua các giai
đoạn: Đào tạo tinh hoa; Đào tạo đại chúng; Đào tạo thời kì hậu đại chúng.
Lê Thị Minh Đức
51
Đào tạo tinh hoa: Giáo dục bậc cao có nguồn gốc sâu xa bắt đầu từ các trường học tu viện ở
thế kỉ thứ 6 và sau đó phát triển thành Đại học Châu Âu thời trung cổ. Nhiệm vụ chủ yếu của các
trường đại học là đào tạo tinh hoa ở các lĩnh vực hành chính, luật, y... phục vụ nhu cầu cho Nhà
nước và nhà thờ. Nói cách khác, trong giai đoạn đầu của nó, giáo dục bậc cao được phát triển để
hình thànhvà chi phối tư duy của giai cấp cầm quyền [29].
Đào tạo đại chúng: Vào những năm cuối thế kỉ 20, căng thẳng giữa giáo dục với tư cách là
một quyền tư nhân hoặc là một lợi ích công đã thúc đẩy xu hướng “đại chúng hóa”, nghĩa là cung
cấp nền giáo dục bậc cao cho nhiều người. Giáo dục bậc cao đã tạo ra những thay đổi theo nhiều
khía cạnh như quy mô và hình dạng của hệ thống, chương trình giảng dạy, cơ cấu tổ chức,
phương thức chuyển giao, mô hình nghiên cứu và mối quan hệ giữa các viện nghiên cứu và cộng
đồng khác bên ngoài. Mục tiêu chính của giáo dục đại chúng là nhằm chuyển giao kĩ năng và
chuẩn bị cho nhiều vai trò kĩ thuật và kinh tế khác nhau [29].
Đào tạo thời kì hậu đại chúng và kinh tế trí thức: Cùng với quá trình phát triển của khoa học,
công nghệ và nền sản xuất hiện đại, những tiến bộ trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội,
giáo dục bậc cao tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, chất lượng lẫn hiệu quả đào tạo. Đại
học nghiên cứu và mạng lưới cao đẳng cộng đồng được đa dạng hóa và phát triển mạnh ở các địa
phương để đáp ứng nhu cầu phổ cập giáo dục bậc cao. Trường Đại học trở thành trung tâm sản
xuất, phát triển và ứng dụng các dịch vụ tri thức, công nghệ cao, phát triển các giá trị văn hóa, xã
hội và cộng đồng.
2.2.3. Các chức năng cơ bản của một cơ sở giáo dục bậc cao
Nhiệm vụ cốt lõi của giáo dục bậc cao vẫn không thay đổi dù ở bất kể thời đại nào. Mục tiêu
của giáo dục bậc cao là đảm bảo chất lượng học tập thông qua công tác giảng dạy, giúp sinh viên
có được những kiến thức mới nhất thông qua nghiên cứu khám phá, và để duy trì sự phát triển
của xã hội thông qua dịch vụ đào tạo cung cấp.
Giảng dạy: Một trong những nhiệm vụ chính của mỗi trường đại học là giáo dục giới trẻ. Do
đó, cần phải triển khai các chiến lược giảng dạy phù hợp và tổ chức công việc theo cách thúc đẩy
học tập. Điều này liên quan đến các chương trình học tập thích nghi, kinh nghiệm học tập và thái
độ học tập suốt đời.
Nghiên cứu: Hành trình hướng tới cạnh tranh toàn cầu trong giáo dục bậc cao đòi hỏi các cơ
sở giáo dục phải nỗ lực rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Các chuyên gia tin rằng
việc này bao gồm một phạm vi lớn từ việc triển khai công nghệ mới cho đến hợp tác và cộng tác
toàn cầu.
Cung cấp dịch vụ đào tạo: Muốn duy trì vị thế cạnh tranh giữa các hệ thống giáo dục bậc cao
trên thế giới, chúng ta cần phải cải tiến triệt để các dịch vụ giáo dục. Đặc biệt, chúng ta cần thúc
đẩy mạnh hơn việc đổi mới và cạnh tranh trong giáo dục.
2.3. Giải pháp cho giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục bậc cao trên hai phương
diện lớn: Nội dung giảng dạy và Mô hình đào tạo và nghiên cứu. Các trường đại học cần cải cách
theo hướng Đại học 4.0 vì nhu cầu và tính cạnh tranh cao và gia tăng nhanh chóng theo thời gian.
Mô hình đào tạo cho Đại học 4.0 tuy hiện tại chưa được xác định cụ thể nhưng tổng quát mà nói
nó gồm có ba yếu tố: kết nối Internet (IoT), thông minh (công cụ tính toán thông minh với phần
Giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
52
cứng và phầm mềm hỗ trợ đào tạo và học tập, quản lý trường học và sinh viên) và có yếu tố con
người tham gia trong chu trình. Dựa theo mô hình Công nghiệp 4.0, việc đào tạo, nghiên cứu và
cung cấp dịch vụ của giáo dục bậc cao sẽ khác nhiều so với mô hình truyền thống vì sẽ có nhiều
yếu tố mới [7]. Từ những vấn đề nêu trên, để có thể vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội do cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp thực hiện đối với
giáo dục bậc cao.
2.3.1. Giảng dạy trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Giảng dạy 4.0)
2.3.1.1. Giảng dạy, học tập và đào tạo có sự hỗ trợ của các thiết bị đeo thông minh
Thiết bị đeo thông minh (wearable device) hay còn gọi là thiết bị đeo được là những sản phẩm
công nghệ có thể đeo được trên người mà tích hợp các công nghệ hỗ trợ cho người đeo [1]. Các
thiết bị đeo phổ biến hiện nay là vòng tay thông minh, đồng hồ thông minh và kính thông minh.
Sự đa dạng của các thiết bị đeo thông minh được sản xuất cho thấy sự hình thành một trào lưu
công nghệ mới. Công nghệ đeo được (wearable technology) đang ngày một phát triển, làm tăng
tính tiện lợi và tính khả thi trong mọi lĩnh vực và cho mọi người. Ngay từ bây giờ, các cơ sở giáo
dục phải nhận ra tiềm năng rất lớn của các thiết bị đeo thông minh để có thể thay đổi cách mà
chúng ta giảng dạy, đào tạo và giao tiếp với sinh viên cũng như cách mà sinh viên học và tiếp thu
[13, 33]. Có thể khái quát năm cách sử dụng thiết bị đeo thông minh để có thể mở ra những cơ
hội trong giáo dục bậc cao:
Ứng dụng (Application): Phát triển ứng dụng là yếu tố quyết định cho sự thành công của thiết
bị đeo được trong cả giáo dục lẫn bên ngoài [19]. Các ứng dụng cho phép giảng viên đưa bài học
vào thế giới thực và làm cho nó trở nên phù hợp hơn với thế hệ công nghệ. Ví dụ như ứng dụng
Streetmuseum dành cho iOS giúp người dùng hình dung các đường phố Luân Đôn trong suốt lịch
sử. Nhờ đó, sinh viên có thể tiếp thu bài học dễ dàng hơn, trực quan hơn.
Chuyến đi thực địa ảo (Virtual Field Trip): Thông qua các thiết bị kính thông minh, có thể
cho phép sinh viên đi thực địa ảo trên khắp thế giới để tăng cường khả năng học tập và nhìn thấy
những địa điểm mà họ chưa bao giờ có cơ hội xem trước [27]. Ví dụ, một giảng viên vật lí có thể
đưa sinh viên của mình vào một chuyến thực tế ảo tới lò phản ứng hạt nhân ở Thụy Sĩ hoặc một
giảng viên xã hội học đi qua Quảng trường Thời đại ở New York và mô tả các khái niệm xã hội
học mà ông thấy ở đó thay vì chỉ giảng về chúng.
Học tập qua trải nghiệm (Experiential Learning): Giáo dục đang chuyển sang một “kỉ nguyên
mới” của việc học tập trải nghiệm, ở đó sinh viên có thể “sống” trong bài học thay vì chỉ đọc về nó [8,
21]. Các thiết bị đeo được, ví dụ thiết bị thực tế ảo đội đầu Oculus Rift, cho phép sinh viên trải
nghiệm việc học theo một cách hoàn toàn mới, từ đó mang lại cảm giác thích thú hơn với các bài học.
Công nghệ thực tế tăng cường (Augmented Realiti - AR): Ngược lại với thực tế ảo (Virtual
Realiti), công nghệ AR cho phép chúng ta nhìn thấy những hình ảnh xung quanh trong khi đang
tương tác với thế giới thật. Với sự tiến bộ của các công nghệ đeo được, có thể nói rằng công nghệ
AR đang phát triển và từ đó tạo ra các phòng thí nghiệm ảo. AR có thể bổ sung thực tế thông qua
việc tạo ra các thông tin máy tính theo thời gian thực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm
và giải thích kết quả [4, 23]. Ngoài ra còn có các công nghệ biến sách điện tử thành các thực
nghiệm học tập 3 chiều, đưa ra các minh họa để giúp sinh viên dễ hiểu và nắm bắt hơn [2].
Lê Thị Minh Đức
53
Kết nối với các chuyên gia bên ngoài (Outside Expert): Công nghệ đeo được và công nghệ di
động giúp mọi người dễ dàng kết nối với nhau. Đối với thị trường giáo dục, điều đó có nghĩa là
giảng viên có thể kết nối sinh viên của họ với các giảng viên và chuyên gia khác bên ngoài. Công
nghệ như vậy giúp xóa bỏ ranh giới giữa cộng đồng và lớp học.
2.3.1.2. Khóa học đại trà trực tuyến mở - Massive Open Online Course (MOOC)
Giảng dạy từ lâu đã bị hạn chế bởi các kịch bản sau: Sinh viên tập trung tại một giảng đường
để nghe giáo sư giảng hoặc ngồi quanh một bàn làm việc để thảo luận với các sinh viên khác.
Tuy nhiên, đổi mới công nghệ đang giảm dần những khó khăn đó và mang lại những thay đổi
triệt để cho giáo dục bậc cao. Các khóa học đại trà trực tuyến mở là một hình thức giáo dục cung
cấp các hướng dẫn độc lập trực tuyến [30, 32].
Hai yếu tố chính là cơ sở cho chi phí của một trường đại học là yêu cầu về khoảng cách vật lí
và giới hạn năng suất. Do yêu cầu về khoảng cách vật lí nên đòi hỏi có sự gia tăng về nhà ở cho
sinh viên và giảng viên. Do giới hạn năng suất, số học viên tối đa có thể được phân bố vào các
địa điểm giảng dạy bị hạn chế. MOOCs có thể loại bỏ những trở ngại này bằng một cách làm việc
hoàn toàn khác: ngoài khuôn viên trường học và mô hình trực tuyến [14]. MOOC là một khóa
học trực tuyến (online) nhắm tới số lượng lớn người tham gia trên phạm vi lớn (massive) và được
truy cập miễn phí qua mạng Internet (tính mở - open) [12, 15]. Mỗi khóa học không chỉ gồm tài
liệu, hướng dẫn và các video bài giảng chất lượng cao mà còn đan xen các bài tập bay bài kiểm
tra giúp tăng cường việc hiểu và nhớ bài. Ngoài ra, tính mở của khóa học còn thể hiện ở khả năng
tương tác giữa giảng viên và học viên (người dùng) thông qua hình thức diễn đàn trao đổi, tạo nên
cộng đồng người dùng [11]. Để có thể phát huy hết các lợi ích của MOOC, việc truyền tải các
khóa học phải lưu ý đến sự truy cập đồng bộ đến bài giảng, bài thi và các diễn đàn trao đổi và
phải sử dụng các công nghệ tân tiến bao gồm cả điện toán đám mây.
2.3.1.3. Mô hình học kết hợp (Blended Learning)
Hiện nay, sự bùng nổ của Công nghiệp 4.0 kéo theo sự phát triển về các mô hình dạy học tích
hợp công nghệ. Các công cụ, khóa học trực tuyến đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ
dạy và học. Mô hình Blended Learning được áp dụng nhằm hướng đến mục tiêu phát huy tốt nhất
các thế mạnh của các lớp học truyền thống (face to face class) với các giải pháp dạy học trực
tuyến (e-learning), qua đó thúc đẩy hiệu quả giảng dạy của giảng viên và việc học tập của học
viên [9] [10]. Blended Learning tạo điều kiện cho người học tích cực, chủ động hơn thông qua
việc tương tác giữa học viên và học viên để học hỏi lẫn nhau, giữa học viên và giảng viên qua
việc hướng dẫn trực tiếp của giảng viên ở cả trên lớp và qua mạng và giữa học viên và tương tác
với các chuyên gia ở bất kì nơi nào trên thế giới.
Khi triển khai Blended Learning, môi trường ảo mang lại giá trị giáo dục tuyệt vời trong quá
trình truyền thông tin và quá trình tham gia tương tác, ngay cả theo thời gian thực (ví dụ: hội thảo
video) hoặc khi sự tham gia không đồng thời (ví dụ: diễn đàn). Trong quá trình đó, việc giảng
dạy truyền thống và đánh giá có thể được sử dụng để phát triển các biểu hiện phân tích và khả
năng giải quyết vấn đề. Giảng viên ở giai đoạn này có thể nhận được phản hồi về hiệu quả của
việc truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Sau đó, sự hiểu biết về một số khái niệm cụ thể được tiếp
tục đánh giá và củng cố thông qua các hình mẫu đồ họa trực tuyến và các câu hỏi kiểm tra trắc
nghiệm; điều này cho phép sinh viên có lợi thế khi xem lại kết quả ngay.
Giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
54
2.3.1.4. Bồi dưỡng tài năng sáng tạo (Innovative Talent)
Hầu hết các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển thiếu tài năng sáng tạo, đặc biệt là ở
cấp cao. Để nắm bắt cơ hội của một làn sóng công nghiệp hóa, hệ thống giáo dục bậc cao của một
quốc gia không chỉ tập trung vào đào tạo những người có tay nghề, mà còn có một cái nhìn mới
về việc phát triển tài năng sáng tạo, đặc biệt là các nhà khoa học và nhà công nghệ cấp cao. Các
nhà khoa học này phải được đào tạo trong một môi trường liên ngành, nơi các nhà công nghệ nên
hiểu về nhân văn, khoa học xã hội và ngược lại.
2.3.2. Nghiên cứu trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Nghiên cứu 4.0)
2.3.2.1. Đổi mới mở (Open Innovation)
Đổi mới mở đề cập đến phương thức sáng tạo dựa trên chia sẻ, hợp tác giữa các tổ chức. Open
Innovation là một khái niệm mới, liên quan đến sự kết hợp của con người và máy tính để tạo
thành các hệ thống phân phối nhằm mục đích hoàn thành các nhiệm vụ đổi mới không thể thực
hiện được một mình. Nó cho phép tự do chia sẻ kiến thức và kĩ năng, hiện đại hay truyền thống,
bao gồm cả việc sử dụng các giấy phép tự do theo tinh thần của dữ liệu mở, nguồn mở, chuẩn mở.
Đổi mới mở đang là một xu hướng tất yếu của Kinh tế tri thức, ngày càng được đề cập nhiều
trong bối cảnh Công nghiệp 4.0 [16].
Open Innovation là một mô thức thành công của đổi mới sáng tạo tại các nước công nghiệp
phát triển. Tốc độ thay đổi công nghệ nhanh, thách thức của nguồn đầu tư vào công nghệ buộc
doanh nghiệp phải tiếp cận những mô hình kinh doanh mới, không thể bảo thủ tư duy truyền
thống: đóng cửa để tạo thế độc tôn trên thị trường.
Một điều thú vị là so với các thực thể thương mại khác, các trường đại học đã rất hăng hái với
“những nhà đổi mới” trong một thời gian dài. Phương tiện khai thác công nghệ truyền thống
được các trường đại học sử dụng là các công ti spin-out (công ti con phái sinh để công ti mẹ bán
đi). Một công ti spin-out nói chung là một thực thể pháp lí riêng biệt được tạo ra để sở hữu và
khai thác tài nguyên sở hữu trí tuệ [26]. Các trường đại học thành lập ra spin-out sẽ giữ được một
mức độ kiểm soát nhất định các công ti và cổ phần trong sở hữu của nó. Tuy nhiên, bản sắc riêng
của spin-out giúp tăng vốn đầu tư dễ dàng hơn và cho phép trường đại học tránh khỏi những nguy
cơ về hành động pháp lí và phá sản. Công ti này được lập ra nhằm mục đích (1) chuyển giao một
bản quyền sáng chế, (2) tài trợ nghiên cứu phát triển tiếp một công nghệ hoặc sáng chế mà công
ti sẽ chuyển giao, hoặc (3) cung cấp một dịch vụ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của Đại học
tạo ra [17].
Vì các trường đại học có xu hướng thành lập các thực thể pháp lí riêng biệt để khai thác những
đổi mới công nghệ, chủ yếu là vì khai thác công nghệ không phải là chuyên môn chính của họ,
các trường đại học có thể được coi là những người tiên phong trong lãnh vực đổi mới mở. Ngược
lại, khi các tổ chức thương mại trở nên cởi mở hơn đối với sự đổi mới phát triển bên ngoài, thị
trường cho sự đổi mới sinh ra ở trường đại học trở nên rộng hơn.
2.3.2.2. Đổi mới tiến hóa và đổi mới mang tính cách mạng
Đối với giáo dục bậc cao trong thời đại công nghiệp lần thứ tư, hệ thống giáo dục bậc cao của
một quốc gia nên đặt sự đổi mới, cả đổi mới tiến hóa và đổi mới cách mạng, ở vị trí quan trọng
trong chương trình hành động. Nhìn chung, đổi mới dựa trên các công nghệ hiện có được gọi là
đổi mới tiến hóa (Evolutionary Innovation) trong khi đổi mới mang tính cách mạng
(Revolutionary Innovation) tập trung vào những phát minh khoa học hoặc những sáng chế của
công nghệ mới [24].
Lê Thị Minh Đức
55
Trong kỉ nguyên của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giáo dục bậc cao cần phải đẩy
mạnh cải cách hệ thống công nghệ bằng cách phá vỡ mọi rào cản đối với sự đổi mới. Với những
đổi mới công nghệ quan trọng đối với công nghiệp hóa, tái công nghiệp hóa và công nghiệp hóa
mới nhưng không thể có được lợi nhuận trên thị trường trong thời gian tới, cần phải có sẵn sự hỗ
trợ tài chính từ các tổ chức và các cấp chính phủ [16]. Tuy nhiên, đối với các công nghệ ứng
dụng khi có thể thương mại hóa, vốn xã hội có thể đóng một vai trò tích cực. Ngoài ra, chúng ta
cũng cần phải giải quyết một số các trở ngại khác. Thứ nhất, với chiến lược đổi mới hỗn hợp, các
nhà thực hành giáo dục đại học cần phải có một quan điểm toàn cầu. Xu hướng phát triển công
nghệ thế giới cần được đánh giá cao và do đó cần có các kế hoạch phù hợp. Mỗi dòng nguồn lực
đổi mới (innovation resource), nội bộ, địa phương, khu vực và trên toàn cầu, nên được sử dụng
đúng cách. Thứ hai, bằng cách thực hiện các chiến lược phát triển khác nhau và các chính sách
khuyến khích qua các bộ phận khác nhau, sự kết nối giữa chúng cần được tối ưu hóa để tránh
chồng chéo tiềm ẩn. Thứ ba, tốc độ chuyển giao công nghệ cần được nâng cao để thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội.
2.3.2.3. Nghiên cứu và phát triển tiến bộ công nghệ mới
Tiến bộ công nghệ mới (New Technological Advancement) được xếp hạng là động lực quan
trọng nhất cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Công nghệ định hướng R&D có nhiều hình thức
khác nhau và nó có thể mang nghĩa là sử dụng các khả năng di động để cải thiện độ chính xác của
việc thu thập dữ liệu; sử dụng kĩ thuật phân tích dữ liệu lớn tiên tiến để phát hiện các mẫu thống
kê ẩn; khai thác các kĩ thuật trí tuệ nhân tạo để tìm kiếm lại thông tin, thu thập, tổ chức và khám
phá kiến thức. Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, các tiến bộ công nghệ mới có thể mang lại lợi ích
cho giáo dục bậc cao ở ít nhất là 4 lĩnh vực: Giảm chi phí và thời gian, Chuyển đổi hoạt động,
Nâng cao quá trình R&D và quan trọng nhất là đổi mới hướng nghiên cứu thông qua việc tạo ra
những ý tưởng và lí thuyết mới.
Trong thời đại Công nghiệp 4.0, các quy trình R&D với sự trợ giúp của công nghệ tiên tiến sẽ
thực hiện xử lí các chức năng như phân tích “trung tâm của giá trị” hơn là của dịch vụ hoặc chi
phí, mở rộng quan hệ đối tác và định hình một phong cách R&D riêng biệt. Một trong những
nhiệm vụ quan trọng nhất là chuyển đổi văn hóa R&D ở giáo dục bậc cao từ cách tiếp cận thác
nước đã lỗi thời sang phát triển ý tưởng. Các cơ sở giáo dục bậc cao thực hiện các thay đổi này sẽ
hoạt động tốt và thu hút ý tưởng nhiều hơn từ tất cả các loại nguồn lực.
2.3.3. Dịch vụ trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Dịch vụ 4.0)
2.3.3.1. Đại học như là một nền tảng - Universiti-as-a-Platform (U-a-a-P)
Trong Dịch vụ 4.0, sự chuyển đổi liên tục sang cạnh tranh dựa trên nền tảng được chi phối bởi
nhiều yếu tố: các hoạt động giáo dục; sự phổ biến của máy tính và IoT bên trong và bên ngoài
khuôn viên trường học; yêu cầu sinh viên liên quan đến học tập tùy biến (customized learning).
Quản lí việc kinh doanh giáo dục bậc cao dựa trên nền tảng đòi hỏi một bộ tư duy chiến lược
hoàn toàn khác biệt. Các mô hình kinh doanh này nhấn mạnh đến phong cách tư duy mang tính
sinh học hơn là một logic tổ chức đơn thuần. Theo quan điểm rộng hơn, các cơ sở giáo dục bậc
cao cần phải khôi phục lại các hệ thống kinh doanh của họ, xác định lại năng cạnh tranh, cải tổ lại
lượng khách hàng và xây dựng lại kiến trúc dịch vụ.
U-a-a-P cung cấp cho hệ thống giáo dục bậc cao cơ hội chi phối việc kinh doanh của họ
hướng đến kinh doanh dựa trên nền tảng nhằm mang lại hiệu suất dịch vụ tốt hơn. Đại học thông
minh (Smart Universiti) là tầm nhìn của U-a-a-P, nó thu thập và cung cấp dữ liệu cơ bản để thúc
Giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
56
đẩy việc phân tích và cải tiến môi trường giảng dạy và học tập [5]. Dữ liệu cảm biến, dữ liệu liên
kết (mở) và kiến thức giảng dạy chính quy là ba nguồn mà Smart Universiti đang khai thác. Động
lực chính cho U-a-a-P thành công gồm: (i) cung cấp các mức độ liên ngành (Interdisciplinariti),
xuyên ngành (Crossdisciplinariti), đa ngành (Multidisciplinariti) và pha ngành
(Transdisciplinariti); (ii) các mô hình dịch vụ hỗn hợp (ví dụ, Blended learning, MOOC); (iii) sự
phát triển của IoT; (iv) tích hợp các hoạt động giáo dục thông thường vào phần mềm thông qua
một hệ thống tổ chức; (v) cơ sở hạ tầng kĩ thuật số được cập nhật; (vi) tăng cường kết nối giữa tất
cả các bên đang tồn tại trong chuỗi giá trị giáo dục bậc cao.
2.3.3.2. Giáo dục như là một dịch vụ - Education-as-a-Service (E-a-a-S)
Trong kỉ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một vài thập kỉ một lần, có một công
nghệ đột phá (disruptive technology) phát sinh sẽ làm thay đổi kiến trúc của nhiều ngành. Liên
quan đến giáo dục bậc cao, việc phổ biến rộng rãi các công nghệ này, bao gồm thiết bị di động
với giá cả phải chăng, kết nối Internet băng thông rộng và nội dung giáo dục phong phú, bắt đầu
cho một xu hướng chuyển đổi cải cách giáo dục. Với sự hỗ trợ của đám mây giáo dục (education
cloud), các nhà kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách của chính phủ có thể trả lời một số
câu hỏi chiến lược quan trọng một cách toàn diện: Cung cấp dịch vụ giáo dục nhanh nhất, hiệu
quả nhất và khả năng chi trả tốt nhất; Phát triển kĩ năng của sinh viên thế kỉ 21 và chuẩn bị cho
sinh viên tìm kiếm việc làm một cách thích hợp nhất; Khuyến khích đổi mới với những phát
minh, sáng chế quan trọng; Chia sẻ nguồn lực một cách thống nhất giữa các tổ chức, các huyện,
khu vực, hoặc cả nước.
Mô hình giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Giáo dục 4.0) là mô hình
giáo dục thông minh, liên kết nhà trường - nhà quản lí - doanh nghiệp với nhau, đưa tiến bộ công
nghệ thông tin vào trường học để nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp việc dạy và học diễn ra mọi lúc
mọi nơi. Môi trường giáo dục 4.0 không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu mà còn là trung tâm đổi
mới sáng tạo, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, nâng cao năng suất lao động trí thức
nhằm mang lại giá trị xã hội và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiêp lần thứ tư.
Khi các trường đại học nghĩ đến E-a-a-S, họ thường nghĩ về các chiến dịch quảng cáo cụ thể,
ngân sách khuyến mại lớn và một khoản đầu tư khổng lồ cho cơ sở hạ tầng. E-a-a-S xem giáo dục
như một dịch vụ thuần túy, trong đó học viên đóng vai trò là khách hàng trung tâm đối với dịch
vụ giáo dục đại học [18, 25]. Trung tâm của E-a-a-S là niềm tin rằng nhu cầu của người học cần
được đáp ứng hiệu quả. Do đó, khi một cơ sở giáo dục bậc cao thành lập để thu hút một sinh viên
tiềm năng như một khách hàng, nó cần phải tạo ra một trải nghiệm giáo dục toàn diện thực sự có
khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. E-a-a-S không phải là tạo ra sự khác biệt hình thức
thông qua việc thay đổi logo, vị trí, hoặc hứa hẹn mơ hồ với những thuật ngữ sáo rỗng. Hơn nữa,
các cơ sở giáo dục bậc cao có trách nhiệm với một loạt các bên liên quan như chính phủ, các quỹ
hỗ trợ công và tư nhân, các viện nghiên cứu, quản lí, nhân viên hỗ trợ và sinh viên. Tuy nhiên, có
nhiều tổ chức sử dụng chiến lược E-a-a-S một cách kém hiệu quả do cách cung cấp dịch vụ cho
các bên liên quan khác nhau. Trong Dịch vụ 4.0, E-a-a-S phải phát hiện ra các chiến lược mới và
tiên tiến hơn để đối phó với sự phức tạp xã hội ngày càng tăng.
2.3.3.3. Các chương trình liên kết quốc tế
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của Công nghiệp 4.0, việc tạo ra nhiều chương trình liên
kết giữa các cơ sở đào tạo cả trong nước và quốc tế để cung cấp các chương trình đào tạo linh
Lê Thị Minh Đức
57
hoạt và chuyên nghiệp hơn trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong số các đề án này, các chương
trình sau đây là nổi bật và đáng được xem xét.
Chương trình phối hợp đào tạo (twinning programme) với sự hợp tác của một đơn vị đào tạo
trong nước và một trường cao đẳng/đại học ở nước ngoài để phát triển một hệ thống kết nối cho
phép tín chỉ học được thực hiện ở các địa điểm khác nhau. Các chương trình này có đặc điểm là
một nửa chương trình được chuyển giao đào tạo trong nước và nửa còn lại được đào tạo tại nước
ngoài. Sau khi hoàn thành chương trình, nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài sẽ cấp bằng.
Lợi ích của chương trình này là tiết kiệm chi phí trong nửa đầu của khóa học, cuối cùng học viên
vẫn có được nền tảng ngoại ngữ vượt trội so với học trong nước và những kinh nghiệm sống và
làm việc tại nước ngoài.
Chương trình nhượng quyền (franchise programme): Nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước
ngoài cho phép nhà cung cấp dịch vụ giáo dục trong nước cung cấp khóa học và chương trình đào
tạo của họ. Trình độ học viên được đánh giá bởi nhà cung cấp giáo dục nước ngoài.
3. Kết luận
Như bất kì một cuộc cách mạng nào khác, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với trung
tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, công nghệ nano mang lại những cơ
hội khổng lồ đối với giáo dục bậc cao nếu biết tận dụng và đồng thời là thách thức bị tụt hậu và
loại bỏ. Nghiên cứu này trình bày những nét tổng quan về giáo dục bậc cao và cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư. Từ đó nhấn mạnh các giải pháp đề xuất để phát triển giáo dục bậc cao
trong thời đại Công nghiệp 4.0. Cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các hoạt động
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch vụ đào tạo từ các cơ sở giáo dục bậc cao phải đối mặt với
các yêu cầu cải cách và cạnh tranh mới.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một hình thức
mới đang nổi lên đối với một cơ sở giáo dục bậc cao là giảng dạy, nghiên cứu và cung cấp dịch
vụ đào tạo bằng một cách riêng. Trường học này là liên ngành, có phòng học ảo, giảng viên ảo,
thiết bị ảo, phòng thí nghiệm ảo, thư viện ảo dưới sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh. Công
cuộc “số hóa” thế giới thực thành thế giới ảo không làm suy giảm kinh nghiệm giáo dục mà củng
cố, gia tăng nó. Các cơ sở đào tạo nên liên kết với doanh nghiệp để hình thành mô hình trường
học mới, hoặc thành lập ra các công ty spin-out, chuyển hướng dần sang tự chủ trong tổ chức và
hoạt động, chủ động tìm kiếm các nguồn lực đầu tư bên ngoài, mở rộng các hoạt động đầu tư liên
danh, liên kết trong và ngoài nước về giảng dạy, nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ đào
tạo. Các cơ sở giáo dục bậc cao theo chuẩn giáo dục 4.0 không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu mà
còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong sinh viên, nâng
cao năng suất lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Apurva Adapa, 2016. Factors influencing the adoption of smart wearable devices. Master
Thesis, Missouri University of Science and Technology, United States.
[2] Bacca, J., Baldiris, S., Fabregat, R., and Graf, S., 2014. Augmented reality trends in
education: A systematic review of research and applications. Journal of Educational Technology
and Society, Vol. 17, No. 4, 133-149.
Giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
58
[3] Baygin, M., Yetis, H., Karakose, M. and Akin, E., 2016. An effect analysis of industry 4.0 to
higher education. Proceeding of the 15th International Conference on Information Technology
Based Higher Education and Training, Istanbul, Turkey.
[4] Carbonell Carrera, C., and Bermejo Asensio, L. A., 2016. Augmented reality as a digital
teaching environment to develop spatial thinking. Cartography and Geographic Information
Science, pp. 1-12.
[5] Coccoli, M., Guercio, A., Maresca, P., and Stanganelli, L., 2014. Smarter Universities: A
Vision for the Fast Changing Digital Era. Proceeding of The 20th International Conference on
Distributed Multimedia Systems, Wyndham Pittsburgh University Center, Pittsburgh, USA, pp.
375-382.
[6] Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2016. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4. Tổng luận Khoa học Công nghệ Kinh tế, Hà Nội.
[7] Đỗ Văn Hùng, 2017. Chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các thư viện đại học: Nhận diện các
yếu tố tác động và đề xuất mô hình hợp tác. Tạp chí thông tin và tư liệu, Số 1/2017, trang 4-14.
[8] Gabriel, G. and Santi, E. A., 2016. Applications of Experiential Learning in Science
Education Non-Formal Contexts. Proceeding of International Conference on Education and
Educational Psychology, pp. 320-326.
[9] Gagnon, D. A., 2014. Perceptions of Blended Learning: A Case Study on Student Experiences
in an Advanced Placement Macroeconomics Course. Doctor Disseration, Kennesaw State
University, United States.
[10] Jachin, N., and Usagawa, T., 2017. Potential Impact of Blended Learning on Teacher
Education in Mongolia. Creative Education, Vol. 8, pp. 1481-1494.
[11] Knight, P., Tait, J. and Yorke, M., 2006. The professional learning of teachers in higher
education. Studies in Higher Education, Vol. 31, No. 3, pp. 319-339.
[12] Kop, R., 2011. The challenges to Connectivist learning on open online networks: Learning
experience during a Massive Open Online Course. International Review of Research in Open and
Distance learning, Vol. 12, No. 3, pp. 19-37.
[13] Labus, A., Milutinović, M., Stepanić, D., Stevanović, M., and Milinović, S., 2015. Wearable
computing in e-education. Journal of Universal Excellence, No. 1, pp. 39-51.
[14] Laurillard, D., 2016. The educational problem that MOOCs could solve: Professional
development for teachers of disadvantaged students. Research in Learning Technology, 24, pp. 1-17.
[15] Liyanagunawardena, T., Adams, A. and Williams, S., 2013. MOOCs: A systematic study of
the published literature 2008-2012. The International Review of Research in Open and Distance
Learning, vol. 14, no. 3, pp. 203-227.
[16] Michelino, F., Caputo, M., Cammarano, A., and Lamberti, E., 2014. Inbound and Outbound
Open Innovation: Organization and Performances. Journal of Technology Management and
Innovation, Vol. 9, No. 3, pp. 65-82.
[17] Murdock, K. A., Johnsen, L. E., Ølund, M., Kramer Overgaard, M., Broeng, J., Hvidt, O.,
and Jarnel, N., 2015. Spinning-out university technologies: A role for students in the
commercialization process. Proceedings of the American Society for Engineering Management
2015 International Annual Conference, Indianapolis, USA, pp. 1-9.
Lê Thị Minh Đức
59
[18] Ng, I., and Forbes, J., 2009. Education as service: The understanding of university
experience through service logic. Journal of Marketing for Higher Education, Vol. 19 No. 1, pp.
38-64.
[19] Ngai, G., Chan, S. C. F., Cheung, J. C. Y., and Lau, W. W. Y., 2010. Deploying a Wearable
Computing Platform for Computing Education. IEEE Transactions on Learning Technologies,
Vol. 3, No. 1, pp. 45-55.
[20] Ngô Thị Như, 2017. Phát triển năng lực thông tin của sinh viên trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. Kỷ yếu Hội thảo Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với quản
trị Nhà nước, Hà Nội, trang 203-209.
[21] Parahakaran, S., 2017. An Analysis of Theories Related to Experiential Learning for
Practical Ethics in Science and Technology. Universal Journal of Educational Research, Vol. 5
No. 6, pp. 1014-1020.
[22] Phạm Hồng Quất và Lương Văn Thường, 2017. Mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo tại các
trường đại học khối ngành kỹ thuật trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Tạp chí Công nghệ thông tin
và truyền thông, Số 544(734), trang 32-36.
[23] Saltan, F. and Arslan, O., 2016. The Use of Augmented Reality in Formal Education: A
Scoping Review. EURASIA Journal of Mathematics Science and Technology Education, Vol. 13
No. 2, pp. 503-520.
[24] Serdyukov, P., 2017. Innovation in education: what works, what doesn’t, and what to do
about it?. Journal of Research in Innovative Teaching and Learning, Vol. 10 Issue: 1, pp. 4-33.
[25] Shobha. A. Menon, 2015. Enhancing Service Quality in Higher Education. Journal of
Research and Method in Education, Vol. 5 No. 5, pp. 55-60.
[26] Smilor, R. W., Gibson, D. V. and Dietrich, G. B., 1990. University spin-out companies:
Technology start-ups from UT-Austin. Journal of Business Venturing, Vol. 5 No. 1, pp. 63-76.
[27] Stoddard, J., 2009. Toward a virtual field trip model for the social studies. Contemporary
Issues in Technology and Teacher Education, Vol. 9 No. 4, pp. 412-438.
[28] Thái Hữu Thịnh, 2017. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – CMCN 4.0. Tạp chí Khoa
học Công nghệ Nghệ An, Số 6/2017, Nghệ An, trang 13-17.
[29] Trần Khánh Đức, 2010. Giáo trình Giáo dục đại học Việt Nam và Thế giới. Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
[30] Ulrich, C. and Nedelcu, A., 2015. MOOCs in Our University: Hopes and Worries. Procedia
- Social and Behavioral Sciences, No. 180, pp. 1541-1547.
[31] Vossen, G., 2017. University 4.0: Concepts, challenges, and preliminary (Ercis) experiences.
Proceeding of the International Conference on A framework for the 21st century higher education,
Ho Chi Minh City, Vietnam.
[32] Xing, B., 2015. Massive online open course assisted mechatronics learning: A hybrid
approach in Furthering Higher Education Possibilities through Massive Open Online Courses,
Chapter 12, pp. 245-268, A. Mesquita and P. Peres, Eds., 701 E. Chocolate Avenue, Hershey PA,
USA 17033: IGI Global.
[33] Zhou, Y., Xu, T., David, B., and Chalon, R., 2013. Innovative wearable interfaces: An
exploratory analysis of paper-based interfaces with camera-glasses device unit. Personal and
Ubiquitous Computing, Vol. 18 No. 4, pp. 835-849.
Giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
60
ABSTRACT
Higher Education in the Fourth Industrial Revolution Era
Le Thi Minh Duc
Korea- Vietnam Friendship Information Technology College
Higher education in the 4th Industrial Revolution era requires a basic and comprehensive
innovation because the higher education is considered as a key driver of National Development
Programmes; an essential form of human capital investment; a critical input for developing
economics. Higher education can help society getting better. That is to say, higher education in
the context of Industry 4.0 is a complex field that needs to be paid more attention. This study
aims to propose solutions for Higher education in the 4th Industrial Revolution age. Based on the
qualitative research method, the author studied innovative teaching pedagogies, used the
observation method, and looked-up the related documents on fundamental features of higher
education and the 4th Industrial Revolution. As a result of the research, a variety of solutions in
terms of Teaching 4.0, Research 4.0 and Service 4.0 in a higher education institution were
suggested for Higher education in the 4th Industrial Revolution.
Keywords: Higher Education; 4th Industrial Revolution; Teaching 4.0; Research 4.0; Service 4.0.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5079_05_4782_le_thi_minh_duc_8572_2123627.pdf