Tài liệu Giáo án Vật lý 10 (nâng cao) - Lê Thị Hương: Chương I
ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu được các khái niệm co bản: tính tương đối của chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, xác định vị trí của một chất điểm bằng tọa độ, xác định thời gian bằng đồng hồ, phân biệt khoảng thời gian và thời điểm.
Hiểu rõ là muốn nghiên cứu chuyển động của chất điểm, cần thiết là chọn một hệ quy để xác định vị chí của chất điểm và thời điểm tương ứng.
Nắm vững được cách xác định tọa độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên hệ trục tọa độ.
Kỹ năng
Chọn hệ quy chiếu mô tả chuyển động.
Chọn mốc thời gian, xác định thời gian.
Phân biệt chuyển động cơ với chuyển động khác.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Hình vẽ chiếc đu quay trên giấy to.
Chuẩn bị tình huống sau khi cho học sinh thảo luận: Bạn của em ở quê chưa từng đến thị xã, em sẽ phải dùng những vật mốc và hệ tọa độ nào để chỉ cho bạn đến được trường thăm em?
Học sinh
Xem lại những vấn đề đã được học ở lớp 8: Thế nào là chuyển động? Thế nào là độ dài đại số củ...
176 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 10 (nâng cao) - Lê Thị Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu được các khái niệm co bản: tính tương đối của chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, xác định vị trí của một chất điểm bằng tọa độ, xác định thời gian bằng đồng hồ, phân biệt khoảng thời gian và thời điểm.
Hiểu rõ là muốn nghiên cứu chuyển động của chất điểm, cần thiết là chọn một hệ quy để xác định vị chí của chất điểm và thời điểm tương ứng.
Nắm vững được cách xác định tọa độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên hệ trục tọa độ.
Kỹ năng
Chọn hệ quy chiếu mô tả chuyển động.
Chọn mốc thời gian, xác định thời gian.
Phân biệt chuyển động cơ với chuyển động khác.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Hình vẽ chiếc đu quay trên giấy to.
Chuẩn bị tình huống sau khi cho học sinh thảo luận: Bạn của em ở quê chưa từng đến thị xã, em sẽ phải dùng những vật mốc và hệ tọa độ nào để chỉ cho bạn đến được trường thăm em?
Học sinh
Xem lại những vấn đề đã được học ở lớp 8: Thế nào là chuyển động? Thế nào là độ dài đại số của một đoạn thẳng?
Gợi ý ứng dụng CNTT
GV có thể chuẩn bị những đoạn video về các loại chuyển động cơ học, soạn các câu hỏi trắc nghiệm, hình vẽ mô phỏng quỹ đạo của chất điểm...
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Nhận biết chuyển động cơ, vật mốc, chất điểm, quỹ đạo, thời gian trong chuyển động.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Yêu cầu: HS xem tranh SGK nêu câu hỏi (Kiến thức lớp 8) để học sinh trả lời.
-Gợi ý: Cho HS một số chuyển động điển hình.
Phân tích: Dấu hiệu của chuyển động tương đối.
-Hướng dẫn: HS xem tranh SGK và nhận xét ví dụ của HS.
-Hướng dẫn: HS trả lời câu hỏi C1
-Gợi ý: Trục tọa độ, điểm mốc, vị trí vật tại những thời điểm khác nhau.
-Giới thiệu: Hình 1.5
-Giới thiệu cách đo thời gian, đơn vị.
-Hướng dẫn cách biểu diễn, cách tính thời gian.
-Xem tranh SGK, trả lời câu hỏi:
*Chuyển động cơ là gì? Vật mốc? Ví dụ?
*Tại sao chuyển động cơ có tính tương đối? Ví dụ?
Đọc SGK phần 2. Trả lời câu hỏi:
*Chất điểm là gì? Khi nào một vật được coi là chất điểm?
*Quỹ đạo là gì? Ví dụ.
-Trả lời câu hỏi C1.
-Tìm cách mô tả vị trí của chất điểm trên quỹ đạo.
-Hình vẽ
-Trả lời câu hỏi C2
-Đo thời gian dùng đồng hồ như thế nào?
-Cách chọn mốc (Gốc) thời gian.
-Biểu diễn trên trục số.
-Khai thác ý nghĩa của bảng giờ tàu SGK
1. Chuyển động cơ là gì?
*Chuyển động cơ là sự dời chỗ của vật theo thời gian.
- Khi vật dời chỗ thì có sự thay đổi khoảng cách giữa vật và các vật khác được coi như đứng yên. Vật đứng yên được gọi là vật mốc.
- Chuyển động cơ có tính tương đối.
2. Chất điểm. Quỹ đạo của chất điểm
- Trong những trường hợp kích thước của vật nhỏ so với phạm vi chuyển động của nó, ta có thể coi vật như một chất điểm - một điểm hình học và có khối lượng của vật.
- Khi chuyển động, chất điểm vach một đường trong không gian gọi là quỹ đạo.
3. Xác định vị trí của một chất điểm
- Để xác định vị trí của một chất điểm, người ta chọn một vật mốc, gắn vào đó một hệ tọa độ, vị trí của chất điểm được xác định bằng tọa độ của nó trong hệ tọa độ này.
4. Xác định thời gian
- Muốn xác định thời điểm xảy ra một hiện tượng nào đó, người ta chọn một gốc thời gian và tính khoảng thời gian từ gốc đến lúc đó.
- Như vậy để xác định thời điểm, ta cần có một đồng hồ và chọn một gốc thời gian. Thời gian có thể được biểu diễn bằng một trục số, trên đó mốc 0 được chọn ứng với một sự kiện xảy ra.
Hoạt động 2 (.....phút): Hiểu hệ quy chiếu và chuyển động tịnh tiến.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gợi ý: Vật mốc, trục tọa độ biểu diễn vị trí, trục biểu diễn thời gian.
-Nêu định nghĩa của hệ quy chiếu.
-Yêu cầu HS trả lời C3.
-Giới thiệu tranh đu quay
-Phân tích dấu hiệu của chuyển động tịnh tiến.
-Yêu cầu: HS lấy ví dụ về CĐTT
-Nhận xét các ví dụ.
-Muốn biết sự chuyển động của chất điểm (vật) tối thiểu cần phải biết những gì? Biểu diễn chúng như thế nào?
-Đọc SGK: Hệ quy chiếu?
-Biểu diễn chuyển động của chất điểm trên trục Oxt?
-Trả lời câu C3.
-Xem tranh đu quay giáo viên mô tả.
-Trả lời câu hỏi C4
-Lấy một số ví dụ khác về chuyển động tịnh tiến.
5. Hệ Quy chiếu
*Một vật mốc gắn với một hệ tọa độ và một gốc thời gian cùng với một đồng hồ hợp thành một hệ quy chiếu.
Hệ quy chiếu = Hệ tọa độ gắn với vật mốc + Đồng hồ và gốc thời gian
6. Chuyển động tịnh tiến
*Tổng quát, khi vật chuyển động tịnh tiến, mọi điểm của nó có quỹ đạo giống hệt nhau, có thể chồng khít nên nhau được.
Hoạt động 3 (......phút): Vận dụng củng cố.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
-Yêu cầu: HS trình bày đáp án.
-Đánh giá nhận xét kết giờ dạy.
-Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nội dung từ câu 1-5 (SGK).
-Làm việc cá nhân giải bài tập 1,2 (SGK).
-Ghi nhận kiến thức: những khái niệm cơ bản; hệ quy chiếu; chuyển động tịnh tiến.
-Trình bày cách mô tả chuyển động cơ.
Hoạt động 4 (......phút): Hướng dẫn về nhà.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu:HS chuẩn bị bài sau.
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Những chuẩn bị bài sau.
Bài 2. VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU (Tiêt 1)
MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu rõ được các khái niện vectơ độ dời, vectơ vận tốc trung bình, vectơ vận tốc tức thời.
Hiểu được việc thay thế các vectơ trên bằng các giá trị đại số của chúng không làm mất đi đặc trưng của vectơ của chúng.
phân biệt được độ dời với quãng đường đi, vận tốc với tốc độ.
Kỹ năng
Phân biệt, so sánh các khái niệm.
Biểu diễn độ dời và các đại lượng vật lý vectơ.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Câu hỏi liên quan đến vectơ, biểu diễn vectơ.
Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm.
Học sinh
Xem lại những vấn đề đã được học ở lớp 8:
Thế nào là chuyển động thẳng đều?
Thế nào là vận tốc trong chuyển động đêu?
Các đặc trưng của đại lượng vectơ?
Gợi ý ứng dụng CNTT
Soạn câu hỏi 1-5 SGK thành câu trắc nghiệm.
Soạn câu trắc nghiệm cho phần luyện tập củng cố.
Chuẩn bị các đoạn video về chạy thi, bơi thi, đua xe...
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Kiểm tra bài cũ.
Sự hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Đặt câu hỏi cho HS. Cho HS lấy ví dụ.
Nêu câu hỏi C1
-Nhớ lại khái niệm chuyển động thẳng đều, tốc độ của một vật ở lớp 8.
-Trả lời câu hỏi C1
Hoạt động 2 (.....phút): Tìm hiểu khái niệm độ dời.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Yêu cầu: HS đọc SGK, trả lời câu C2.
-Hướng dẫn HS vẽ hình, xác định tọa độ chất điểm.
-Nêu câu hỏi C3
-Đọc SGK.
-Vẽ hình biểu diễn vectơ độ dời.
-Trong chuyển động thẳng : viết công thức (2.1)
-Trả lời câu hỏi C2
-So sánh độ dời với quãng đường. Trả lời câu hỏi C3.
1. Độ dời
a) Độ dời
Xét một chất điểm chuyển động theo một quỹ đạo bất kì. Tại thời điểm t1 , chất điểm ở vị trí M1 . Tại thời điểm t2 , chất điểm ở vị trí M2 . Trong khoảng thời gian rt = t2 – t1, chất điểm đã dời vị trí từ điểm M1 đến điểm M2. Vectơ gọi là vectơ độ dời của chất điểm trong khoảng thời gian nói trên.
b) Độ dời trong chuyển động thẳng
-Trong chuyển động thẳng, véc tơ độ dời nằm trên đường thẳng quỹ đạo. Nếu chọn hệ trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo thì vectơ độ dời có phương trùng với trục ấy. Giá trị đại số của vectơ độ dới bằng: rx = x2 – x1
trong đó x1 , x2 lần lược là tọa độ của các điểm M1 và M2 trên trục Ox.
Trong chuyển động thẳng của một chất điểm, thay cho xét vectơ độ dời M1M2 , ta xét giá trị đại số rx của vectơ độ dời và gọi tắt là độ dời.
M1
M2
M1
M2
2) Độ dời và quãng đường đi
*Như thế, nếu chất điểm chuyển động theo một chiều và lấy chiều đó làm chiếu dương của trục tọa thì độ độ dời trùng với quãng đường đi được.
Hoạt động 3 (....phút): Thiết lập công thức vận tốc trung bình, vận tốc tức thới.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Yêu cầu HS trả lời câu C4
-Khẳng định: HS vẽ hình, xác định tọa độ chất điểm.
-Nêu câu hỏi C5
-Hướng dẫn vẽ và viết công thức tính vận tốc tức thời theo độ dời.
-Nhấn mạnh vectơ vận tốc
-Trả lời câu hỏi C4
-Thành lập công thức tính vận tốc trung bình (2.3)
-Phân biệt vận tốc với tốc độ (ở lớp 8)
- Trả lời câu hỏi C5, đưa ra khái niệm vận tốc tức thời.
-Vẽ hình 2.4
Hiểu được ý nghĩa của vận tốc tức thời
1.Vận tốc trung bình
Vectơ vận tốc trung bình vtb của chất điểm trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 bằng thương số của vectơ độ dời M1M2 và khoảng thời gian rt = t1 – t2 :
Vectơ vận tôc trung bình có phương và chiều trùng với vetơ độ dời.
Trong chuyển động thẳng, vectơ vận tôc trung bình vtb có phương trùng với đường thẳng quỹ đạo. Chọn trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo thì giá trị đại số của vectơ vận tốc trung bình bằng:
trong đó x1 , x2 là tọa độ của chất điểm tại các thời điểm t1 và t2 . Vì đã biết phương trình của vectơ vận tốc trung bình vtb, ta chỉ cần xét giá trị đại số của nó và gọi tắt là giá trị trung bình.
Vận tốc trung bình = Độ dời / Thời gian thực hiện độ dời.
Đơn vị của vận tốc trung bình là m/s hay km/h.
Ở lớp8, ta biết tốc độ trung bình của chuyển động được tính như sau:
tốc độ trung bình = Quãng đường đi được / Khoảng thời gian đi .
3. Vận tôc tức thời
Vectơ vận tốc tức thời tại thời điểm t, kí hiệu là vectơ v, là thương số của vectơ độ dời MM ‘ và khoảng thời gian rt rất nhỏ (từ t đến t +rt) thực hiện độ dời đó
(khi rt rất nhỏ).
Vận tốc tức thời v tại thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
Mặt khác khi rt rất nhỏ thì độ lớn của độ dời bằng quãng đường đi được , ta có
(khi rt rất nhỏ)
tức độ lớn của vận tốc tức thời luôn luôn bằng tốc độ tức thời.
Hoạt động 4 (....phút): Vận dụng, củng cố.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu: nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
-Yêu cầu: HS trình bầy đáp án.
-Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
-Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung 1,2 (SGK).
-Làm việc cá nhân giải bài tập 4 (SGK).
-Ghi nhận kiến thức: độ dời, vận tốc trung bình, vận tốc tức thời.
-So sánh quãng đường với độ dời; tốc độ với vận tốc.
-Trình bày cách vẽ, biểu diễn vận tốc.
Hoạt động 5 (......phút): Huớng dẫn về nhà.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Những chuẩn bị cho bài sau.
Bài 2. VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU (Tiết 2)
MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết cách thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều. Hiểu được phương trình chuyển động mô tả đầy đủ các đặc tính của chuyển động.
Biết cách vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian, vận tốc theo thời gian và từ đồ thị có thể xác định được các đặc trưng động học của chuyển động.
Kỹ năng
Lập phương trình chuyển động.
Vẽ đồ thị.
Khai thác đồ thị.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Một ống thủy tinh dài đựng nước với bọt không khí.
Chuẩn bị thí nghiệm về chuyển động thẳng và chuyển động thẳng đều.
Học sinh
Các đặc trưng của đại lượng vectơ?
Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị.
Gợi ý ứng dụng CNTT
Soạn câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ, luyện tập củng cố.
Mô phỏng chuyển động bọt khí trong ống nước và các dạng đồ thị của chuyển động thẳng đều.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (.....Phút): Kiểm tra bài cũ.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Đặt câu hỏi cho HS. Cho HS lấy ví dụ.
Nhớ lại khái niện của chuyển động thẳng đều, tốc độ của một vật ở lớp 8
Hoạt động 2 (.....phút): Tìm hiểu chuyển động thẳng đều.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Yêu cầu: HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.
-Cùng HS làm thí nghiệm SGK
-Hướng dẫn: HS vẽ hình, xác định tọa độ chất điểm.
-Nêu câu hỏi cho HS thảo luận.
-Cùng HS làm các thí nghiệm kiểm chứng.
-Khảng định kết quả.
-Đọc SGK. Trả lời câu hỏi C2.
-Cùng GV làm thí nghiệm ống chứa bọt khí.
- Ghi nhận định nghĩa chuyển động thẳng đều.
-Viết công thức (2.4)
-Vận tốc trung bình trong chuyển động thẳng đều?
-So sánh vận tốc trung bình và vận tốc tức thời?
-Cùng GV làm thí nghiệm kiểm chứng.
1. Chuyển động thảng đều
Định nghĩa: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi.
Hoạt động 3 (.....phút): Thiết lập phương trình của chuyển động thẳng đều. Đồ thị vận tốc theo thời gian.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Yêu cầu: HS chọn hệ quy chiếu.
-Nêu câu hỏi cho HS tìm được công thức và vẽ được các đồ thị.
-Nêu câu hỏi C6
-Viết công thức tính vận tốc từ đó suy ra công thức (2.6)
-Vẽ đồ thị 2.6 cho 2 trường hợp
-Xác định độ dốc đường thẳng biểu diễn
-Nêu ý nghĩa của hệ số góc?
-Vẽ đồ thị H 2.9
-Trả lời câu hỏi C6
*Phương trình chuyển động thẳng đều
Gọi x0 là tọa độ của chất điểm tại thời điểm ban đầu t0 = 0, x là tọa độ tại thời điểm t sau đó. Vận tốc của chất điểm bằng:
hằng số
Từ đó:
tọa độ x là một hàm bậc nhất của thời gian t.
Công thức (1) gọi là phương trình chuyển động của chât điểm chuyển động thẳng đều.
2. Đồ thị
a. Đồ thị toạ độ
Đường biểu diễn pt (1) là đường thẳng xiên góc xuất phát từ điểm (x0, 0). Độ dốc của đường thẳng là
Trong chuyển động thẳng đều, hệ số góc của đường biểu diễn tọa độ theo thời gian có giá trị bằng vận tốc.
Khi v > 0, tana > 0, đường biểu diễn đi lên phía trên.
Khi v < 0, tana < 0, đường biểu diễn đi xuống phía dưới.
x0
x
x
t
t
O
O
x0
v > 0
v < 0
b. Đồ thị vận tốc
Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc không thay đổi. Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian là một đường thẳng song song với trục thời gian.
O
t
t
v0
v
Độ dời (x-x0) được tính bằng diện tích hình chữ nhật có một cạnh bằng v0 và một cạnh bằng t. Ở đây vận tốc tức thời không đổi, bằng vận tốc đầu v0 : v = v0
Hoạt động 4 (.....phút): Vận dụng, củng cố.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu: Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
-Yêu cầu: HS trình bày đáp án.
-Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
-Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu 3,4 (SGK); bài tấp 3 (SGK).
-Làm việc cá nhân giải bài tập 7 (SGK).
-Ghi nhận kiến thức: chuyển động thẳng đều, phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ – Thời gian ; vận tốc – thời gian.
-Khai thác được đồ thị dạng này.
-Nêu các ý nghĩa.
Hoạt động 5 (.....phút): Hướng dẫn về nhà.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Những sự chuẩn bị cho bài sau.
Bài 3. KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
MỤC TIÊU
Kiến thức
Nắm vững mục đích của việc khảo sát một chuyển động thẳng: tìm hiểu tính nhanh, chậm của chuyển động biểu hiện ở biểu thức vận tốc theo thời gian.
Hiểu được: muốn đo vận tốc phải xác định được tọa độ ở các thời điểm khác nhau và biết sử dụng dụng cụ đo thời gian.
Kỹ năng
Biết xử lý các kết quả đo bằng cách lập bảng vận dụng các công thức tính thích hợp để tìm các đại lượng mong muốn như vận tốc tức thời tại một điểm.
Biết cách vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian.
Biết khai thác đồ thị.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Chuẩn bị bộ thí nghiệm cần rung: kiểm tra bút, mực, làm trước một số lần.
Chuẩn bị một số băng giấy trắng, thước vẽ đồ thị.
Học sinh
Học kĩ bài trươc.
Chuẩn bị giấy kẻ ô li,thước kẻ để vẽ đồ thị.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
Soạn câu hỏi trắc nghiệm phần cho kiểm tra bài cũ,củng cố bài.
Phân tích kết quả đo có sẵng từ giấy.
Các dạng đồ thị của chuyển động thẳng.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1(...phút): Kiểm tra bài cũ.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Đặt câu hỏi cho HS.
-Yêu cầu: HS vẽ dạng đồ thị
Trả lời câu hỏi:
-Chuyển động thẳng?
-Vận tốc trung bình?
-Vận tốc tức thời?
-Dạng của đồ thị?
Hoạt động 2 (......phút): Lắp đặt, bố trí thí nghiệm.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Giới thiệu cho HS dụng cụ thí nghiệm.
-Hướng dẫn cách lắp đặt, bố trí thí nghiệm.
-Hướng dẫn thao tác mẫu: sử dựng băng giấy.
-Giải thích nguyên tắc đo thời gian
-Kiểm tra các dụng cụ thí nghiệm.
(xe lăn, máng nghiêng, băng giấy, cần rung...)
-Tìm hiểu dụng cụ đo: Tính năng, cơ chế, độ chính xác.
-Lắp đặt, bố trí thí nghiệm.
-Tìm hiểu nguyên tắc đo thời gian bằng cần rung.
Hoạt động 3 (......phút): Tiến hành thí nghiệm
Hướng của GV
Hoạt động của HS
-Làm mẫu.
-Quan sát HS làm thí nghiệm
-Điều chỉnh những sai lệch của thí nghiệm.
-Thu thập kết quả đo bảng 1: Tọa độ theo thời gian.
-Cho cần rung hoạt động đồngthời cho xe chạy kéo theo băng giấy.
-Lặp lại thí nghiệm nhiều lần
-Quan sát,thu thập kết quả trên băng giấy.
-Lập bảng số liệu: bảng 1 (SGK)
-Chú ý: Cân chỉnh máng nghiêng, kiểm tra chất liệu băng giấy, bút chấm điểm.
Hoạt động 4 (.....phút): Xử lí kết quả đo
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Hướng dẫn cách vẽ đồ thị: Biểu diễn mẫu 1, 2 vị trí.
-Quan sát HS tính toán, vẽ đồ thị.
-Căn cứ vào kết quả gợi ý HS rút ra kết luận.
-Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian H 3.2
-Tính vận tốc trung bình trong các khoảng 0,1 s (5 khoảng liên tiếp)ðLập bảng 2.
-Tính vận tốc tức thời ðlập bảng 3.
Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian H 3.3
-Nhận xét kết quả: Biết được tọa độ tại mọi thời điểm thì biết được các đặc trưng khác của chuyển động.
Hoạt động 5 (.....phút): Vận dụng, củng cố
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Huớng dẫn viết báo cáo, trình bày kết quả.
-Yêu câu: các nhóm trình bày kết quả, trả lời câu hỏi SGK.
-Đánh gia, nhận xét kết quả các nhóm.
-Hướng dẫn HS giải thích các sai số của phép đo, kết quả đo.
-Trình bày kết quả của nhóm.
-Đánh giá kết quả, cách trình bày của nhóm khác.
Trả lời câu hỏi SGK; H 3.4
-Ghi nhận kiến thức: Đặc điểm của chuyển động thẳng. Cách viết báo cáo. Cách trình bày báo cáo thí nghiệm.
Hoạt động 6 (......phút): Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau:
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Những sự chuẩn bị cho bài sau
Bài 4. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu được gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi nhanh, chậm của tốc độ.
Nắm được các định nghĩa gia tốc trung bình, gia tốc tức thời.
Hiểu được định nghĩa về chuyển động thẳng biến đổi đều, từ đó rút ra được công thức tính vận tốc theo thời gian.
Kỹ năng
Biết cách vẽ đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian.
Biết cách giải bài toán đơn giản liên quan đến gia tốc.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Các câu hỏi, ví dụ về chuyển động thẳng đều và chuyển động biến đổi đều.
Biên soạn câu hỏi 1-4 SGK dưới dạng trắc nghiệm.
Học sinh
Các đặc điểm về chuyển động thẳng đều, cách vẽ đồ thị.
Gợi ý ứng dụng CNTT
GV có thể soạn các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra bài cũ về các đặc điểm của chuyển động thẳng đều.
Lập bảng so sánh chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều.
Mô phỏng cách vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều.
Sưu tầm các đoạn video về chuyển động thẳng biến đổi đều...
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (.......phút): Kiểm tra bài cũ
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Đặt câu hỏi cho HS.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ dạng đồ thị.
-Nhận xét các câu trả lời.
-Các đặc điểm của chuyển động thẳng đều?
-Cách vẽ đồ thị. Đồ thị vận tốc theo thời gian?
-Nhận xét trả lời của bạn
Hoạt động 2 (......phút): Tìm hiểu khái niệm gia tốc trung bình, gia tốc tức thời trong chuyển động thẳng.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Nêu câu hỏi
-Gợi ý: Các chuyển động cụ thể
Gợi ý so sánh
Đặt vấn đề để HS đưa ra công thức tính gia tốc.
-Giải thích ý nghĩa gia tốc trung bình.
-Cho HS đọc SGK (phần 1 b).
-Phân biệt cho HS khái niệm gia tốc trung bình và gia tốc tức thời. Giá trị đại số, đơn vị gia tốc.
-Lấy ví dụ về chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian? làm thế nào để so sánh sự biến đổi vận tốc của các chuyển động này.
-Đọc SGK, hiểu được ý nghĩa của gia tốc
-Tìm hiểu độ biến thiên của vận tốc, tính toán sự thay đổi vận tốc trong một đơn vị thời gian, đưa ra công thức tính gia tốc trung bình, đơn vị của gia tốc.
-Tìm hiểu ý nghĩa của gia tốc trung bình.
-Đọc SGK (phần 1 b).
-Đưa ra công thức tính gia tốc tức thời
-So sánh gia tốc tức thời và gia tốc trung bình.
-Xem vài số liệu về gia tốc trung bình trong SGK
-Ghi nhận: Gia tốc trung bình và gia tốc tức thời là đại lượng vectơ; ý nghĩa của gia tốc.
1. Gia tốc trong chuyển động thẳng
*Đại lượng vật lý đặc trưng cho độ biến đổi nhanh chậm của vận tốc gọi là gia tốc.
a) Gia tốc trung bình
Gọi và là các vectơ vận tốc của một chất điểm chuyển động trên đường thẳng tại các thời điểm t1 và t2. Trong khoảng thời gian rt = t2 – t1, vectơ vận tốc của chất điểm đã biến đổi một lượng các vectơ .
Thương số: (3) được gọi là vectơ gia tốc trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian từ t1 đến t2, và kí hiệu là
Vectơ gia tốc trung bình có cùng phương với quỹ đạo, giá trị đại số của nó là:
Giá trị đại số xác định độ lớn và chiều của vectơ gia tôc trung bình.
Đơn vị atb là m/s2 .
b) Gia tốc tức thời
Nếu trong công thức (3) ta lấy rt rất nhỏ thì thương số vectơ cho ta một giá trị là vectơ gia tốc tức thời.
(khi rt rất nhỏ).
*Vectơ gia tốc tức thời là một vectơ cùng phương với quỹ đạo thẳng của chất điểm. Giá trị đại số của vectơ gia tôc tức thời bằng:
(rt rất nhỏ)
và được gọi tắt là gia tốc tức thời.
Họat động 3 (.....phút):Tìm hiểu chuyển động thẳng của biến đổi đều
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Yêu cầu HS đọc SGK,tìm hiểu H4.3
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
-Gợi ý:Từ công thức(4.2)để đưa ra công thức (4.4).
-Yêu cầu HS vẽ đồ thị trong các trường hợp, xem SGK.
-Hướng dẫn HS vẽ đồ thị.
*-Nêu câu hỏi C1
-Yêu cầu HS so sánh, tính toán rút ra ý nghĩa của hệ số góc.
-Đọc SGK phần 2.a;
-Tìm hiểu đồ thị H 4.3
-Định nghĩa chuyển động thẳng đều?
-Công thức vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều?
-Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian trong trường hợp v cùng dấu a. H 4.4.
-Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian trong trường hợp v khác dấu a. H 4.5.
-Trả lời câu hỏi C1.
-So sánh các đồ thị.
-Tính hệ số góc của đường biểu diễn vận tốc theo thời gian, từ đó nêu ý nghĩa của nó.
2. Chuyển động thẳng biến đổi đều
a) Ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều:
Trong thí nghiệm xe nhỏ chạy trên máng nghiêng củabài trước, ta thấy rằng đồ thị vận tốc tức thời của xe theo thời gian là một đường thẳng xiên góc. Nếu tính gia tốc trung bình trong bất kỳ khoảng thời gian nào thì cũng được cùng một giá trị tức là gia tốc tức thời không đổi. Ta nói rằng chuyển động của xe là chuyển động thẳng biến đổi đều.
b) Định nghĩa
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi.
3.Sự biến đổi của vận tốc theo thời gian
Chọn một chiều dương trên quỹ đạo. kí hiệu v, v0 lần lượt là vận tốc tại thời điểm t và thời điểm ban đầu t0 = 0. Gia tốc a không đổi. Theo công thức (3) thì
v-v0 = at, hay là: v=v0 +at, hay là
v = v0 + at (4)
a) Chuyển động nhanh dần đều
Nếu tại thời điểm t, vận tốc v cùng dấu với gia tốc a (tức là v.a>0)thì theo công thức (4), giá trị tuyệt đối của vận tốc v tăng theo thời gian, chuyển động là chuyển động nhanh dần đều.
b) Chuyển động chậm dần đều
Nếu tại thời điểm t, vận tốc v khác dấu với gia tốc a (tức là v.a<0) thì theo công thức (4), giá trị tuyệt đối của vận tốc v giảm theo thời gian, chuyển động là chuyển động chận dần đều.
c) Đồ thị vận tốc theo thời gian
Theo công thức (4), đồ thị của vận tốc theo thời gian là một đường thẳng xiên góc, cắt trục tung tại điểm v = v0 . Hệ số góc của đường thẳng đó bằng:
So sánh với công thức (4) ta có
Vậy trong chuyển động biến đổi đều, hệ số góc của đường biểu diễn vận tốc theo thời gian bằng gia tốc của chuyển động.
Hoạt động 4 (......phút): Vận dụng, củng cố.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi. nhận xét câu trả lời của các nhóm.
-Yêu cầu: HS trình bày đáp án.
-Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
-Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nội dung câu 1-4 (SGK)
-Làm cá nhân giải bài tập 1,2 (SGK).
-Ghi nhận kiến thức: gia tốc ý nghĩa của gia tốc, đồ thị.
Hoạt động 5 (.......phút): Hướng dẫn về nhà.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Những chuẩn bị cho bài sau
Bài 5. PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu rõ phương trình chuyển động là công thức biểu diễn tọa độ của một chất điểm theo thời gian.
Biết thiết lập phương trình chuyển động từ công thức vận tốc bằng phép tính đại số và nhờ đồ thị vận tốc.
Nắm vững các công thức liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc.
Hiểu rõ đồ thị của phương trình chuyển động biến đổi đều là một phần của parabol.
Biết áp dụng các công thức tọa độ, vận tốc để giải các bài toán chuyển động của một chất điểm, của hai chất điểm chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều.
Kỹ năng
Vẽ đồ thị của phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều.
Giải bài toán về chuyển động của một chất điểm, của hai chất điểm, chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Các câu hỏi, ví dụ về chuyển động thẳng đều và chuyển động biến đổi đều.
Biên soạn câu hỏi 1-2 SGK dưới dạng trắc nghiệm
Học sinh
Công thức vận tốc trong chuyển động biến đổi đều, cách vẽ đồ thị
Gợi ý ứng dụng CNTT
GV có thể soạn các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra bài cũ, câu hỏi về đồ thị vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều.
Lập bảng so sánh chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều.
Mô phỏng cách vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều và chuyển động đều.
Sưu tầm các đoạn video về chuyển động thẳng biến đổi đều...
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): kiểm tra bài cũ
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Đặt câu hỏi cho HS
-Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ dạng đồ thị
-Nhận xét các câu trả lời
-Vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều
-Cách vẽ đồ thị. Đồ thị vận tốc theo thời gian?
-Nhận xét trả lời của bạn
Hoạt động 2 (.......phút): Thiết lập phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Cho HS đọc phần 1.a SGK, yêu cầu HS chứng minh công thức (5.3)
-Gợi ý: Chọn hệ quy chiếu, cách lập luận.
-Nêu câu hỏi C 1,hướng dẫn cách tính độ dời.
-Đặt vấn đề HS đưa ra công thức(5.3).
-Ý nghĩa của phương trình.
-Đọc phần 1.a SGK.Trả lời câu hỏi C1.
-Xem đồ thị H 5.1 tính độ dời của chuyển động
-Lập công thức (5.3),phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều
-Ghi nhận:Tọa độ là một hàm bậc của hai thời gian
1. Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều
a) Thiết lập phương trình
Giả sử ban đầu khi t0 = 0, chất điểm có tọa độ x = x0 và vận tốc v = v0. Tại thời điểm t, chất điểm có tọa độ x vận tốc v. Ta cần tìm sự phụ thuộc của tọa độ x vào thời gian t.
Ta đã có công thức sau đây:
v = v0 + at (5)
Vì vận tốc là hàm bậc nhất của thời gian, nên khi chất điểm thực hiện độ dời x-x0 trong khoảng thời gian t-t0 = t thì ta có thể chứng minh được rằng độ dời này bằng độ dời của chất điểm chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng trung bình cộng của vận tốc đầu v0 và vận tốc cuối v, tức là bằng . Vậy ta có:
(6)
Thay v bằng công thức (5) và viết lại công thức (6) ta được:
(7)
Đây là phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều. Theo phương trình này thì tọa độ x là một hàm bậc hai của thời gian t.
Hoạt động 3 (.....phút):Vẽ dạng phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Yêu cầu HS vẽ đồ thị.
-Hướng dẫn cách vẽ.
-Nhận xét dạng đồ thị
-Vẽ đồ thị t > 0 (trường hợp chuyển động không có vận tốc đầu). H 5.2 SGK.
- Ghi nhận: Đồ thị là một phần của parabol.
b) Đồ thị tọa độ của chuyển động thẳng biến đổi đều
Đường biểu diễn phụ thuộc vào tọa độ theo thời gian là một phần của đường parabol. Dạng cụ thể của nó tùy thuộc các giá trị của v0 và a.
Trong trường hợp chất điểm chuyển động không có vận tốc đầu (v0 = 0), phương trình có dạng sau:
với t > 0
Đường biểu diễn có phần lõm hướng lên trên nếu a>0, phần lõm hướng xuống dưới nếu a<0
c) Cách tính độ dời trong chuyển động thẳng biến đổi đều bằng đồ thị vận tốc theo thời gian
Hoạt động 4 (.......phút): Thiết lập công thức liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Cho HS đọc SGK.
-Hướng dẫn HS tìm mối liên hệ
-Nhận xét trường hợp đặc biệt.
-Đọc phần 2 SGK. Từ công thức (5.1), lập luận để tìm được công thức liên hệ (5.4).
- Ghi nhận trường hợp đặc biệt (công thức (5.5) và (5.6) SGK).
Hoạt động 5 (.......phút): Vận dụng, củng cố
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
-Yêu cầu: HS trình bày đáp án.
-Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy
-Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nội dung câu 1,2 (SGK)
-Làm việc cá nhân giải bài tập 2,3 (SGK).
-Ghi nhận kiến thức: Cách thiết lập phương trình chuyển động từ đồ thị vận tốc theo thời gian, mối liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc.
Hoạt động 6 (......phút): Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Những sự chuẩn bị cho bài sau
Bài 6. SỰ RƠI TỰ DO
MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu được thế nào là sự rơi tự do và khi rơi tự do thì mọi vật đều rơi như nhau.
Biết cách khảo sát chuyển động của một vật bằng các thí nghiệm có thể thực hiện được trên lớp.
Hiểu được rằng gia tốc rơi tự do phụ thuộc vị trí địa lí và độ cao và khi một vật rơi ở gần mặt đất nó luôn luôn có một gia tốc bằng gia tốc rơi tự do.
Kỹ năng
Làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, tư duy logic.
Thu thập và xử lí kết quả thí nghiệm.
CHUẨN BỊ.
Giáo viên
Các câu hỏi, công thức phương trình chuyển động biến đổi đều.
Biên soạn câu hỏi 1-2 SGK dưới dạng trắc nghiệm.
Ống Niu-Tơn
Dụng cụ thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 SGK.
Tranh hình H 6.4 và H 6.5 (nếu không có thí nghiệm)
Học sinh
Công thức tính quãng đường trong chuyển động biến đổi đều (vận tốc đầu bằng 0)
Gợi ý ứng dụng CNTT
GV có thể soạn các câu hỏi trắc nghịêm cho phần kiểm tra bài cũ, vận dụng củng cố.
Mô phỏng các thí nghiệm: Niu-Tơn, thí nghiệm 1 (dùng cần rung), thí nghiệm 2 (dùng cổng quang điện).
Sưu tầm các đoạn video về chuyển động rơi tự do...
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Kiểm tra bài cũ
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Đặt câu hỏi cho HS
-Yêu cầu: 1 HS lên bảng vẽ dạng đồ thị
-Nhận xét các câu trả lời
-Phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều (vận tốc đầu bằng không)?
-Dạng đồ thị của phương trình tọa độ theo thời gian?
-Nhận xét trả lời của bạn
Hoạt động 2 (.......phút): Tìm hiểu khái niệm chuyển động rơi tự do
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Mô tả thí nghiệm, cùng HS làm thí nghiệm.
-Gợi ý quan sát thí nghiệm.
-Đặt các câu hỏi cho HS.
-Nhận xét các câu hỏi
-Cho HS đọc định nghĩa trong SGK.
-Quan sát thí nghiệm ống Niu-Tơn.
-Cùng làm thí nghiện với GV
-Lực cản của không khí ảnh hưởng đến các vật rơi như thế nào? lấy ví dụ minh họa?
-Thế nào là rơi tự do?
-Khi nào một vật được coi là rơi tư do? trả lời câu hỏi C1.
1. Thế nào là rơi tự do?
-Khi không có lực cản của không khí, các vật có hình dạng và khối lượng khác nhau đều rơi như nhau, ta bảo rằng chúng rơi tự do.
*Định nghĩa: Sự rơi tự do là sự rơi của một vật chỉ chịu sự tác động của trọng lực.
Hoạt động 3 (......phút): Tìm hiểu rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Mô tả, cùng HS làm các thí nghiệm, quan sát tranh.
-Đặt các câu hỏi cho HS.
-Phân tích kết quả từ các thí nghiện.
-Gợi ý cho HS rút ra kết luận
-Làm thí nghiệm hoặc quan sát tranh H 6.3.
-Phương và chiều của chuyển động rơi tự do như thế nào? ví dụ?
-Cùng GV tiến hành thí nghiệm 1.
-Phân tích kết quả. Trả lời câu hỏi C2.
-Ghi nhận: rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng.
2. Phương và chiều của chuyển động rơi tư do
-Chuyển động rơi tự do được thực hiện theo phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới. Chuyển động rơi là nhanh dần.
Họat động 4 (......phút): Tìm hiểu gia tốc rơi tự do.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Mô tả cùng HS làm thí nghiệm 2 SGK.
-Hướng dẫn HS tính gia tốc, rút ra kết luận.
-Nêu câu hỏi C3.
-Cho HS đọc SGK.
-Nhận xét các câu trả lời
-Cùng GV làm thí nghiệm 2 SGK.
-Dựa vào công thức tính gia tốc của sự rơi tự do?
-Làm thí nghiệm với vật nặng khác.Rút ra kết luận.
-Trả lời câu hởi C3.
-Đọc phần 5SGK,xem bảng kê gia tốc trong SGK.
-Trả lời câu hỏi:Gia tốc rơi tự do còn phụ thuộc vào yếu tố nào trên mặt đất?
3. Gia tốc rơi tự do
4. Giá trị của gia tốc rơi tự do
-Ở cùng một nơi trên Trái Đất và ở gấn mặt đất, các vật rơi tự do đều có cùng một gia tốc g.
Giá trị của g thường được lấy là 9,8m/s2 .
Các phép đo chính xác cho thấy g phụ thuộc vào vĩ độ địa lý, độ cao và cấu trúc địa chất nơi đo.
5. Các công thức tính quãng đường đi được và vận tốc chuyển động rơi tự do
Khi vật rơi tự do không có không có vận tốc đầu (v = 0 khi t = 0) thì:
-Vận tốc dơi tại thời điểm t là v =gt.
-Quãng đường đi được của vật sau thời gian t là s = gt2/ 2.
Hoạt động 5(.....phút):Hướng dẫn về nhà.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi.Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
-Yêu cầu:HS trình bày đáp án.
-Đánh giá,nhận xét kết quả giờ dạy
-Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nội dung câu 1,2(SGK)
-Làm việc cá nhân giải bài tập 2,3(SGK).
-Ghi nhận kiến thức:Rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng.Gia tốc rơi tự do phụ vào vị trí và độ cao trên mặt đất.
Hoạt động 6(.....phút):Hướng dẫn về nhà.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu:HS chuẩn bị bài sau.
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Những chuẩn bị bài sau.
Bài 7. BÀI TẬP VỀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
MỤC TIÊU
Kiến thức
Nắm được các công thức trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
Nắm được phương pháp giải bài tập về động học chất điểm.
Biết cách vận dụng giải được bài tập trong chương trình.
2. Kỹ năng
Rèn luyện óc phân tích, tổng hợp và tư duy logic.
Biết cách trình bày giải bài tập.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Các đề bài tập trong SGK.
Biên soạn câu hỏi kiểm tra các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều dưới dạng trắc nghiệm.
Biên soạn sơ đồ các bước cơ bản để giải một bài tập.
2. Học sinh
Tìm hiểu cách chọn hệ quy chiếu.
Xem lại kiến thức toán học giải phương trình bậc hai.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
GV có thể soạn các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra bài cũ.
Mô phỏng các bước cơ bản để giải một bài tập, ví dụ minh họa.
Biên soạn các câu hỏi, bài tập để củng cố bài giảng.
Mô phỏng chuyển động và đồ thị của vật.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (.....phút): Kiểm tra bài cũ.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Đặt câu hỏi cho HS.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ dạng đồ thị.
-Nhận xét các câu trả lời. Làm rõ cách chọn trục tọa độ, gốc thời gian.
-Viết phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều? Công thức tính vận tốc?
-Dạng đồ thị của phương trình tọa độ theo thời gian? vận tốc theo thời gian?
-Nhận xét câu trả lời của bạn.
Hoạt động 2 (.......phút):Tìm hiểu các thông tin đề bài 1 SGK, đưa ra phương pháp giải một bài tập.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Cho 1 HS đọc bài toán SGK.
-Gợi ý, đặt câu hỏi cho HS làm việc cá nhân thảo luận theo nhóm.
-Nhận xét đáp án, đưa ra các bước giải bài toán.
-Đọc đề bài trong SGK.
-Làm việc cá nhân:
Tóm tắt các thông tin từ bài toán.
Tìm hiểu các kiến thức, các kĩ năng liên quan đến bài toán yêu cầu.
-Thảo luận nêu các bước giải bài toán.
Hoạt động 3 (.....phút): Giải bài toán trình bày kết quả.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Hướng dẫn HS, cùng HS chọn hệ quy chiếu, lập phương trình và vẽ đồ thị.
-Đặt các câu hỏi cho HS tính toán và lập bảng biến thiên.
Yêu cầu HS trình bày kết quả dạng đồ thị của nhóm.
-Gợi ý cho HS phân tích kết quả rút ra kết luận.
-Mô phỏng chuyển động của vật.
-Chọn hệ quy chiếu.
-Lập phương trình chuyển động, công thức tính vận tốc theo hệ quy chiếu đã chọn.
-Lập bảng biến thiên (chú ý các vị trí cắt trục tung và trục hoành); vẽ đồ thị tọa độ, đồ thị vận tốc (H 7.1).
-Hoạt động nhóm: căn cứ vào đồ thị, mô tả chuyển động của vật: Từ đó ném đến khi vật đến độ cao nhất và rơi xuống.
Hoạt động 4 (......phút): Tìm hiểu đề bài 2 SGK.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Cho HS đề bài 2 SGK, xem H 6.4.
-Hướng dẫn HS cách tính.
-Nêu ý nghĩa của cách đo gia tốc. Cho HS về nhà giải bài tập này.
-Đọc đề bài 2 SGK, xem H 6.4 SGK.
-Xem nhanh lời giải, trình bày cách tính hiệu các độ dời?
- Cách đo gia tốc theo H 6.4 như thế nào?
Hoạt động 5 (.....phút): củng cố bài giảng.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
-Yêu cầu: HS xem đồ thị, trình bày đáp án.
-Đành giá nhận xét kết quả giờ dạy.
-Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nội dung đã chuẩn bị.
-Trình bày các bước cơ bản để giải một bài toán?
Mô phỏng lại chuyển động của vật trong bài?
Ghi nhận: Các bước giải, cách khảo sát một chuyển động thẳng biến đổi đều.
Hoạt động 6 (......phút): Hướng dẫn về nhà.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu:HS chuẩn bị bài sau.
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Những chuẩn bị bài sau.
Bài 8.CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU TỐC ĐỘ DÀI VÀ TỐC ĐỘ GÓC
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Hiểu rằng trong chuyển động tròn cũng như chuyển động cong,vectơ vận tốc có phương tiếp tuyến với quỹ đạo và hướng theo chiều chuyển động.
Nắm vững định nghĩa chuyển động tròn đều,từ đó biết cách tính tốc độ dài.
Hiểu rõ chuyển động tròn đều, tốc độ dài đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động của chất điểm trên quỹ đạo.
2. kỹ năng
-Quan sát thực tiễn về chuyển động tròn.
-Tư duy lôgic để hình thành khái niệm vectơ vận tốc.
B.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
Các câu hỏi, công thức về chuyển tròn đều.
Biên soạn câu hỏi 1-4 SGK dưới dạng trắc nghiệm.
Các ví dụ về chuyển động cong, chuyển động tròn đều.
Hình vẽ H 8.2 và H 8.4. Mô hình chuyển động tròn (đồng hồ).
2. Học sinh
Ôn về vectơ độ dời, vectơ vận tốc trung bình.
Sưu tầm các tranh vẽ về chuyển động cong, chuyển động tròn.
3. Gợí ý ứng dụng CNTT
GV có thể soạn các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra bài cũ và cũng cố bài giảng.
-Mô phỏng chuyển động tròn đều.
Sưu tầm các đoạn video về chuyển động cong,chuyển động tròn đều...
TỔ CHỨC HOẠT CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1(....phút):kiểm tra bài cũ.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Đặt câu hỏi cho HS.
-Yêucàu 1HS lên bảng vẽ.
-Nhận xét các câu trả lời
-Nêu những đặt điểm của vectơ độ rời, vectơ vận tốc trung bình, vectơ vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng?
-Vẽ hình minh họa?
-Nhận xét câu trả lời của bạn
Hoạt động 2(....phút):Tìm hiểu vectơ vận tốc trong chuyển động cong
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Cho HS đọc SGK.
-Hướng dẫn HS hình thành khái niệm vận tốc tức thời.
-So sánh với chuyển động thẳng.
-Đọc phần 1 SGK.
-Trình bày lập luận để đưa ra khái niệm vận tốc tức thời.
-Biễu diễn đặt điểm vectơ vận tốc trên hình vẽ H 8.2.
1. Vectơ vận tốc trong chuyển động cong
-Khi chuyển động cong, vectơ vận tốc luôn luôn thay đổi hướng. Trong khoảng thời gian rt, chất điểm dời chỗ từ M đến M’ . Vectơ vận tốc trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian đó bằng:
Nếu lấy rt rất nhỏ thí M’ rất gần M. Phương của rất gần với tiếp tuyến tại M,độ lớn của rất gần với độ dài cung đường đi được rs. Bằng những lập luận chặt chẽ, người ta đi đến kết luận rằng, khi rt dần tới 0 thì vectơ vận tốc trung bình trở thành vectơ vận tốc tức thời v tại thời điểm t. Vectơ vận tốc tức thời có phương trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại M, cùng chiều với chiều chuyển động và có độ lớn là:
(khi rt rất nhỏ) (8.1)
Hoạt động 3(....phút):Tìm hiểu vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Cho HS đọc SGK phần 2.
-Nêu các câu hỏi.
-Nhận xét trả lời.
-Hướng dẫn HS so sánh.
-Đọc định nghĩa chuyển động tròn đều trong SGK.Lấy ví dụ thực tiễn?
-Đặt điểm của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều?tốc độ dài?
-Trả lời câu hỏi C1.
-So sánh với vectơ vân tốc trong chuyển động thẳng?
2. Vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. Tốc độ dài
*Chuyển động tròn là đều khi chất điểm đi được những cung tròn có độ dài bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau tùy ý.
Gọi rs là độ dài cung tròn mà chất điểm đi được trong khoảng thời gian rt.
Tại một điểm trên đường tròn, vectơ vận tốc của chất điểm có phương trùng với tiếp tuyến và có chiều của chuyển động. Độ lớn của vectơ vận tốc bằng:
= hằng số. (8.2)
Hoạt động 4(....phút):Tìm hiểu chu kỳ và tần số trong chuyển động tròn
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Cho HS đọc SGK.
-Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
-Cho HS quan sát đồng hồ,yêu cầu mô tả chu kỳ, tần số.
-Đọc phần 3 SGK,trả lời câu hỏi:
Chuyển động tuần hoàn là gì?
Chu kỳ và đơn vị của chu kỳ là gì?
Tần số và đơn vị của tần số là gì?
-Mô tả chuyển động của các kim đồng hồ để minh họa.
3. Chu kì và tần số của chuyển động tròn đều
Gọi T là khoảng thời gian chất điểm đi hết một vòng trên đường tròn. Từ công thức (8.2) ta có:
trong đó r là bán kính đường tròn; vì v không đổi nên T là một hằng số và được gọi là chu kì.
Thay cho chu kì T có thể dùng tần số f để đặc trưng cho chuyển động tròn đều. Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng chất điểm đi được trong một giây, nên
đơn vị của tần số là héc, kí hiệu là Hz
1Hz = 1 vòng /s = 1 s-1 .
Hoạt động 5(....phút):Tìm hiểu tốc độ góc
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Cho HS đọc SGK.
-Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
-Hướng dẫn HS tìm công thức liên hệ,vận dụng để đổi đơn vị
-Cho HS đọc SGK
-Hướng dẫn HS tìm công thức liên hệ
-Cho HS xem bảng SGK.
-Đọc phần 3 SGK Xem hình H8.4 trả lời câu hỏi:Tốc độ góc và đơn vị tốc độ góc là gì?
-So sánh tốc độ góc và tốc độ dài?
-Tìm mối liên hệ giữa tốc độ góc và tốc độ dài?
-Đổi rad độ?
-Đọc phần 4 SGK
-Tìm mối liên hệ giữa tốc độ góc và với chu kỳ,tần số?
-Xem bảng chu kỳ các hành tinh trong SGK.Nêu ý nghĩa?
4. Tốc độ góc. Liên hệ giữa tốc độ góc và tốc độ dài
Khi chất điểm đi được một cung tròn M0M = rs thì bán kính OM0 của nó quét được một góc rư
rs = rrư (8.5)
trong đó r là bán kính của đường tròn. Gócrư được tính bằng rađian (viết tắt là rad). Thương số của góc quét rư và thời gian rt là tốc độ góc
(8.6)
đo bằng rađian trên giây (rad/s).
Ta có v = rs /rt = rrư /rt
hay v = r (8.7)
5.Liên hệ giữa tốc độ góc với chu kì T hay với tần số f
Thay công thức (8.7) vào công thức (8.3), ta có:
v = r = 2ðr/T từ đó:
= 2ð/T (8.8)và = 2ðf (8.9)
Các công thức (8.8) và (8.9) cho ta mối liên hệ giữa tốc độ góc với chu kì T hay với tần số f. Từ (8.9), còn được gọi là tần số góc.
Hoạt động 6(....phút):Vận dụng ,củng cố.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi.Nhận xét câu trả lời các nhóm
-Yêu cầu:HS trình bày đáp án.
-Đánh giá,nhận xét kết quả giờ dạy.
-Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nội dung câu 1-4(SGK).
-Làm việc cá nhân giải bài tập 2,3(SGK)
-Ghi nhận kiến thức:Chuyển động tròn đều ; vectơ vận tốc, chu kì tần số,tốc độ dài,tốc độ góc,môi liên hệ giữa các đại lượng
Hoạt động 7 (.....phút): Hướng dẫn về nhà.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Những sự chuẩn bị cho bài sau.
Bài 9. GIA TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu rõ rằng khi chuyển động tròn đều thì vận tốc chất điểm luôn thay đổi về phương, chiều và độ lớn, vì vậy vectơ gia tốc khác không. trong chuyển động tròn đều thì vectơ gia tốc là hướng tâm và độ lớn phụ thuộc vận tốc dài và bán kính quỹ đạo.
Nắm vững công thức gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều và áp dụng trong một số bài toán đơn giản.
Kỹ năng
Tư duy lôgic toán học.
Vận dụng giải bài tập.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Các câu hỏi, ví dụ về chuyển động tròn đều.
Biên soạn câu 1,2 SGK dưới dạng trắc nghiệm.
Chuẩn bị bài tập trong SGK.
Tranh vẽ H 9.1.
Học sinh
Ôn tập các đặc trưng của vectơ gia tốc.
Gợi ý ứng dụng CNTT
GV có thể soạn các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra bài cũ và củng cố bài giảng về gia tốc trong chuyển động tròn đều.
Lập bảng so sánh gia tốc chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều và chuyển động tròn đều.
Mô phỏng hình vẽ H. 9.1 SGK.
Sưu tầm các đoạn video về chuyển động cong, chuyển động tròn đều...
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Kiểm tra bài cũ.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Đặt câu hỏi cho HS.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ.
-Nhận xét các câu trả lời
- Gia tốc là gì ? Các đặc trưng của gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều?
-Biểu diễn hình vẽ?
-Nhận xét câu trả lời của bạn.
Hoạt động 2 (.....phút): Tìm hiểu phương và chiều của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Nêu câu hỏi C1.
-Cho HS đọc phần 1
-Mô tả H 9.1.
-Gợi ý cách chứng minh.
-Kết luận về phương chiều của gia tốc.
-Giải thích ý nghĩa
-Trả lời câu hỏi C1
-Đọc SGK phần 1, xem hình H 9.1.
-Trình bầy cách chứng minh vectơ gia tốc vuông góc với vectơ vận tốc và hướng vào tâm quay.
-Ý nghĩa của gia tốc hướng tâm?
1. Phương và chiều của vectơ gia tốc
*Trong chuyển động tròn đều, vectơ gia tốc vuông góc với vectơ vận tốc và hướng vào tâm đường tròn. Nó đặc trưng cho sự biến đổi về hướng của vectơ vận tốc và được gọi là véc tơ gia tốc hướng tâm, kí hiệu là .
2. Độ lớn của vectơ gia tốc hướng tâm
aht = 2r
Hoạt động 3 (......phút): Tìm hiểu độ lớn của vectơ gia tôc hướng tâm.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu H 9.1.
-Cho HS thảo luận, yêu cầu trình bày kết quả.
-Gợi ý: Từ công thức (9.2) để đưa ra công thức (9.5) và (9.6).
-Yêu cầu so sánh nhận xét kết quả.
-Đọc SGK phần 2; xem hình H 9.1
-Thảo luận nhóm, trình bày kết quả:
tìm công thức tính độ lớn của gia tốc hướng tâm từ công thức (9.2).
- So sánh vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều?
Hoạt động 4 (......phút): Vận dụng củng cố
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi . Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
-Yêu cầu HS trình bày đáp án.
-Cho HS đọc phần “Em có biết?”
-Đánh giá nhận xét kết quả giờ dạy.
-Thảo luận nhóm trình bày các câu hỏi trắc nghiệm.
-Xem ví dụ SGK.
-Làm việc cá nhân giải bài tập 1, 2 SGK.
-Ghi nhận kiến thức: trong chuyển động tròn, vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quay, có độ lớn phụ thuộc vào bán kính và tốc độ quay.
Hoạt động 5(....phút): Hướng dẫn về nhà.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Những sự chuẩn bị cho bài sau.
Bài 10. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG
CÔNG THỨC VẬN TỐC
MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu được chuyển động có tính tương đối, các đại lượng động học như độ dời, vận tốc cũng có hướng tương đối.
Hiểu rõ các khái niệm vận tốc tuyệt đối, vận tốc cũng có tương đối, vận tốc kéo theo công thức cộng vận tốc, áp dụng giải các bài toán đơn giản.
Kỹ năng
Tư duy lôgic toán học
Vận dụng giải bài tập
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Các câu hỏi, ví dụ về chuyển động tròn đều.
Biên soạn câu hỏi 1-3 SGK dưới dạng trắc nghiệm.
Chuẩn bị bài tập SGK.
Tranh vẽ các ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
Học Sinh
Ôn tập về chuyển động cơ
Gợi ý ứng dụng CNTT
GV có thể soạn các câu hỏi trắc nghiệm kiển tra bài cũ và củng cố bài giảng về tính tương đối của chuyển động cơ.
Mô phỏng về chuyển động tương đối, công thức cộng vận tốc.
Sưu tầm các đoạn video về tính tương đối của chuyển động cơ...
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Kiểm tra bài cũ
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Đặt câu hỏi cho HS
-Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ.
-Nhận xét các câu trả lời
-Chuyển động cơ là gì? tại sao phải chọn qui chiếu?
-Biểu diễn hệ qui chiếu của một chuyển động.
-Nhận xét trả lời của bạn.
Hoạt động 2 (......phút): Tìm hiểu phương và chiều của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Cho HS xem hình H 10.1 SGK.
-Nêu câu hỏi
-Cho HS lấy ví dụ
-Nhận xét các câu trả lời
-Xem hình vẽ H 10.1, phân biệt các hệ qui chiếu trong hình vẽ?
-Thảo luận: lấy ví dụ về vị trí (quỹ đạo) và vận tốc của vật có tính tương đối?
-Rút ra kết luận SGK
1. Tính tương đối của chuyển động
*Kết quả xác định vị trí và vận tốc của cùng một vật tùy thuộc hệ qui chiếu. Vị trí (do đó quỹ đạo) và vận tốc của một vật có tính tương đối.
Hoạt động 3 (........phút): Tìm hiểu chuyển động của người đi trên bè. Công thức cộng vận tốc.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Yêu cầu: HS đọc SGK, xem hình.
-Cho HS thảo luận, yêu cầu trình bày kết quả.
-Gợi ý cách chứng minh: Chọn hệ quy chiếu, lập luận đưa ra công thức (10.2).
-Cho HS đọc phần 3, vẽ hình H 10.4
-Xét các trường hợp đặc biệt (vẽ hình)
-Đọc SGK phần 2; xem hình H 10.2
-Thảo luận tìm hiểu: Hệ quy chiếu đứng yên, hệ qui chiếu chuyển động, vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo.
-Xem hình H 10.2 và tìm hiểu cách chứng minh công thức (10.1) SGK.
-Xem hình H 10.3 và tìm hiểu cách chứng minh công thức (10.2) SGK.
-Đọc phần 3, vẽ hìmh H 10.4 SGK, ghi nhận công thức cộng vận tốc (10.3)
-Tìm hiểu công thức (10.3) trong các trường hợp đặc biệt?
2. Ví dụ về chuyển động của người đi trên bè
-Xét chuyển động của một người đi trên một chiếc bè đang trôi trên sông.
Ta gọi hệ qui chiếu gắn với bờ sông là hệ qui chiếu đứng yên, hệ quy chiếu gắn với bè là hệ qui chiếu chuyển động. Vận tốc của người đối với hệ qui chiếu đứng yên gọi là vận tốc tuyệt đối; Vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động gọi là vận tốc tương đối; vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên gọi là vận tốc kéo theo. Ta hãy tìm công thức liên hệ giữa các vận tốc này.
a)Trường hợp người đi dọc từ cuối về phía đầu bè
Ta chứng minh được (10.1)
trong đó v1,3 là vận tốc của người (1) đối với bờ (3), là vận tốc tuyệt đối.
v1,2 là vận tốc của người (1) đối với bè (2), là vận tốc tương đối
v2,3 là vận tốc của bè (2) đối với bờ (3), là vận tốc kéo theo.
b) Trường hợp người đi ngang trên bè từ mạn này sang mạn kia
Tương tự ta cũng chứng minh được :
(10.2)
3. Công thức vận tốc
Từ các lập luận ở mục 2 ta có thể phát biểu quy tắc cộng vận tốc của một vật với hai hệ quy chiếu chuyển động tịnh tiến đối với nhau:
Tại mỗi thời điểm, vectơ vận tốc tuyệt đối bằng tổng vectơ vận tốc tương đối và vectơ vận tốc kéo theo.
Hoạt động 4 (......phút): Vận dụng, củng cố.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi . Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
-Yêu cầu HS trình bày đáp án.
-Đánh giá nhận xét kết quả giờ dạy
-Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
-Giải bài tập 4 (SGK).
- Trình bày cách giải: chọn hệ quy chiếu, hình vẽ và cách tính vận tốc.
- Thảo luận: Trường hợp đặc biệt ở H 10.6.
- Ghi nhận kiến thức: Công thức cộng vận tốc.
Hoạt động 5 (.....phút): Hướng dẫn về nhà.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Những sự chuẩn bị cho bài sau.
Bài 11. SAI SỐ TRONG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
MỤC TIÊU
Kiến thức
Thông qua hoạt động thí nghiệm thực hành (TNTH) nhằm củng cố, khắc sâu một cách bản chất hơn về số kiến thức đã học.
Thông qua việc vận dụng sẽ ôn lại nhiều kiến thức có liên quan đến mỗi phương án thí nghiệm.
Biết thêm kiến thức về thí nghiệm vật lý nói riêng và thí nghiệm khoa học nói chung như sai số, cơ sở vật lí trong các nguyên lý hoạt động của một số dụng cụ thí nghiệm, thao tác tư duy hùng biện.
Kỹ năng
Biết sử dụng một số dụng cụ thí nghiện để đo độ dài, lực, thời gian, nhiệt độm, khối lượng.
Biết cách bố trí, lắp đặt, thao tác thu số liệu của các phép đo. Biết sử lý số liệu, làm báo cáo, viết kết quả hợp lý. Biết nhận xét khái quát hóa, dự đoán quy luật.
Biết cách phân tích để hiểu nguyên lí cơ bản của một số thiết bị thí nghiệm, thô sơ và hiện đại.
Bước đầu làm quen với việc phân tích các phương án thí nghiệm, cách phán đoán và lựa chọn phương án thí nghiệm và tạo tiền đề cho việc hình thành khả năng sáng tạo các phương án thí nghiệm khả thi.
Tình cảm thái độ tác phong
Hiểu đúng được đặc trưng của bộ môn vật lý là một môn khoa học thực nghiệm.Từ đó yêu thích bộ môn.
Rèn tác phong làm việc khoa học, cẩn thận tỉ mỉ, quen quan sát, tôn trọng thực tế khách quan, trung thực trong học tập.
Tiếp tục quá trình hình thành và phát triển ý thức cộng đồng về hoạt động nhóm trong thí ngiệm.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Các câu hỏi về chuyển động cơ.
Biên soạn câu hỏi 1-3 SGK dưới dạng trắc nghiệm.
Chuẩn bị bài tập SGK.
Tranh vẽ các ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
2. Học sinh
Ôn tập về chuyển động cơ.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
GV có thể soạn các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra bài cũ và củng cố bài giảng về tính tương đối của chuyển động cơ.
Mô phỏng về chuyển động tương đối, công thức cộng vận tốc.
Sưu tầm các đoạn video về tính tương đối của chuyển động cơ...
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1(......phút): Sai số trong đo lường.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Yêu cầu HS đọc SGK.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu về sai số,các loại sai số và cách hạn chế sai số...
-Nhận xét câu trả lời.
-Tổ chức hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS đo và tính các loại sai số của một đại lượng.
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
-Nhận xét và đánh giá kết quả.
- Đọc SGK, tìm hiểu về sai số các loại sai số, nguyên nhân và cách hạn chế sai số.
-Trả lời câu hỏi về sai số...
-Hoạt động nhóm: Thực hành và đo tính sai số của một đại lượng nào đó.
- Trình bày cách đo và tính sai số.
1. Sai số trong đo lường
a) Phép đo và sai số
Kết quả của các phép đo không bao giờ đúng hoàn toàn với giá trị thật của đại lượng cần đo. Nói cách khác mọi phép đo đều có sai số. Nguyên nhân gây ra sai số của các phép đo có thể là do dụng cụ đo, quy trình đo, chủ quan của người đo...(đã học ở THCS).
Ví dụ: Khi đo chiều dài l năm lần được các giá trị l1,l2,l3,l4,l5 người ta coi giá trị gần đúng của độ dài trung bình cộng của năm lần đo
l ≈ ltb= (l1+l2+l3+l4+l5 )/5
Với sai số chung cho năm lần đo là rl = (lmac- lmin)/2
Như vậy giá trị độ dài cần đo lằm trong khoảng từ ltb - rl đến ltb + rl
ta có thể viết l = ltb + rl
b) Các loại sai số thường dùng
* Sai số tuyệt đối : rl = (lmac- lmin)/2
* Sai số tỉ đối: rl/ltb (%)
c) Phân loại sai số theo nguên nhân
*Saisố hệ thống: Là loại sai số có tính quy luật ổn định.
Ví dụ: Dùng thước đo có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1mm thì sẽ có sai số đo dụng cụ là 0,5mm
*Sai số ngẫu nhiên: Là loại sai số do tác động ngẫu nhiên gây nên.
Ví dụ: Người ta bấm đồng hồ đo thời gian sớm hay muộn sẽ gây ra sai số.
Sai số rl ở mục a) bao gồm cả sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
d) Số chữ số có nghĩa (CSCN)
số CSCN của một số là tất cả các chữ số khác 0 đầu tiên.
Số 13,1 có 3 CSCN.
Số 13,10 có 4 CSCN.
Số 1,30.103 có 3CSCN.
Số chữ số có nghĩa càng nhiều cho biết kết quả có sai số càng nhỏ (độ chính xác càng cao).
đ) Tính sai số và ghi kết quả đo lường
-Sai số của một tổng: r(a + b) = ra = rb
- Sai số tỉ đối...
- Ghi kết quả:số CSCN của kết quả không được nhiều hơn số CSCN của dữ kiện kém chính xác nhất.
e) Hạn chế sai số
-Trong thực nghiệm vật lí bao giờ cũng có sai số, cần có gắng hạn chế sai số ngẫu nhiên trong thao tác.
-Cần chọn thiết bị, phương án thực nghiệm để có sai số hệ thống phù hợp với cấp học.
2. Biểu diễn sai số trong đồ thị
Đồ thị đã được sử dụng rất nhiều trong toán, vật lí và nhiều bộ môn ở chương trình THCS. Khi sử dụng đồ thị trong các thì nghiệm Vật lí cần chú ý cách biểu diễn các giá trị có sai số như sau:
-Mỗi giá trị có được từ thực nghiệm (gọi x là giá trị thực nghiệm) đều có sai số, ví dụ xi + rx; yi + ry...
-Trên đồ thị mỗi giá trị sẽ được biểu diễn bằng một điểm nằm giữa một ô chữ nhật có cạnh là 2rxi và 2ryi
-Thông thường không cần phải vẽ các ô sai số.
- Đường biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng là một đường cong trơn đi qua gần nhất các điểm thực nghiệm.
Hoạt động 2 (......phút): Tìm hiểu hệ đo lường quốc tế SI.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Yêu cầu HS xem SGK
-Nêu câu hỏi trắc nghiệm
-Xem SGK
-Trả lời câu hỏi và ghi nhớ kiến thức.
2. Hệ đơn vị. Hệ SI
-Hệ đơn vị là tập hợp các đơn vị có liên quan dùng trong đo lường.
-Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước Việt Nam là hệ đơn vị quốc tế SI.
- Hệ SI có 7 đơn vị cơ bản và nhiều đơn vị dẫn xuất. 7 đơn vị cơ bản là:
*Độ dài: mét (m)
*Cường độ dòng điện : ampe (A)
*Thời gian : Giây (s)
*Cường độ sáng: canđela (cd)
*Khối lượng: kilôgan (kg)
*Lượng chất : mol (mol)
*Nhiệt độ kenvin (K)
Chú ý: Điều kiện cần (nhưng chưa đủ) để một công thức đúng là hai về của công thức có cùng đơn vị (trong đó phải kể cả đơn vị hệ số hoặc hằng số nếu có).
Hoạt động 3 (.......phút): Tìm hiểu một số dụng cụ đơn giản.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Giới thiệu với HS về một số dụng cụ đo. Sơ bộ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách đo và một số chú ý trong quá trình sử dụng. Làm thử đo mẫu....
-Tổ chức hoạt động nhóm. Yêu cầu các nhóm lần lượt làm quen với các dụng cụ đo và thử.
-Quan sát các nhóm làm việc.
-Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm.
-Quan sát GV hướng dẫn.
-Hoạt động nhóm tìm hiểu một số dụng cụ đo.
-Đo thử một số đại lượng.
Hoạt động 4(......phút): Vận dụng củng cố.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS kể tên một số dụng cụ đo trong thực tế.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Nêu câu hỏi trắc nghiệm về nội dung bài.
-Yêu cầu HS ghi tóm tắt các kiến thức trọng tâm của bài.
- Đánh giá nhận xét kết quả giờ dạy.
-Kể tên một số dụng cụ đo trong đời sống thực tế.
-Trình bày câu trả lời.
-Ghi tóm tắt các kiến thức cơ bản: Sai số, các loại sai số.
Hoạt động 5(....phút): Hướng dẫn về nhà.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Những sự chuẩn bị cho bài sau.
Bài 12. THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO (2 tiết)
MỤC TIÊU
Kiến thức
Củng cố kiến thức về chuyển động dưới tác dụng của trọng trường
Biết nguyên lý hoạt động của hai dụng cụ đo thời gian.
Kỹ năng
Biết cách dùng bộ cần rung và ống nhỏ giọt đếm thời gian.
Nâng cao kĩ năng làm thí nghiệm, phân tích số liệu, vẽ đồ thị và lập báo cáo thí nghiệm đúng thời gian.
Rèn luyện năng lực tư duy thực nghiệm; biết phân tích ưu nhược điểm của các phương án lực chọn; khả năng làm việc theo nhóm.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Dụng cụ thí nghiệm theo SGK, phòng thí nghiệm, bàn ghế và các phụ kiện...
Tiến hành làm hai phương án trước khi lên lớp, dự định một số số liệu cần thiết.
Chuẩn bị một số kiến thức để giải đáp thắc mắc cho HS.
Học sinh
Đọc trước SGK,tìm hiểu cơ sở lý thuyết của 2 phương án thí nghiệm chuẩn bị các thắc mắc....
Chuẩn bị tìm kiếm một số dụng cụ đơn giản theo yêu cầu của GV
Chuẩn bị giấy để viết báo cáo thí nghiệm theo mẫu.
Gợi ý ứng dụng CNTT
Chuẩn bị một số đoạn video về việc hướng dẫn HS làm thí nghiệm, hoặc làm thí nghiệm mẫu.
Chuẩn bị một số thí nghiệm ảo về gia tốc rơi tự do.
Chuẩn bị một số câu hỏi về trắc ngghiệm có liên quan tới bài học.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Cơ sở lý thuyết và xây dựng phương án tiến hành thí nghiệm.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Giới thiệu tất cả các dụng cụ đã có
theo yêu cầu và đã được chuẩn bị trước, giới thiệu sơ lược về hoạt động và cách sử dụng các dụng cụ đó.
-Nêu yêu cầu của bài thực hành.
-Nêu câu hỏi: Bằng một số dụng cụ đã cho và các kiến thức đã học hãy đưa ra phương án tiến hành thí nghiệm đáp ứng yêu cầu của bài thực hành.
-Gợi ý,dẫn dắt HS dùng các phương án khả thi.
-Nêu kết luận về các phương án khả thi.
-Nghe giáo viên giới thiệu về các dụng cụ đo, ghi chép những điều cần thiết.
- Nhớ lại hoạt động của đồng hồ cần rung và đồng hồ hiển thị số.
- Ghi nhớ yêu cầu của bài thực hành.
-Trình bày các ý tưởng cá nhân.
-Thảo luận.
+ Phương án 1: Đo gia tốc rơi tự do bằng đồng hồ cần rung.
+ Phương án 2: Đo gia tốc rơi tự do bằng đồng hồ hiển thị số.
-Thống nhất các phương án khả thi.
Hoạt động 2 (......phút): Tiến hành làm bài tập thực hành.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Tổ chức hoạt động nhóm.
-Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
- Quan sát HS tiến hành làm thì nghiệm.
- Giải đáp các thắc mắc cho HS khi cần thiết.
-Bao quát toàn bộ lớp học, theo dõi HS làm thí nghiệm.
-Hỗ trợ các nhóm HS kĩ năng thao tác yếu.
-Kiểm tra toàn bộ dụng cụ thí nghiệm.
-Giải đáp các thắc mắc khi cần thiết.
-Bao quát toàn bộ lớp học, theo dõi HS làm thí nghiệm.
-Hỗ trợ các nhóm HS kĩ năng thao tác yếu.
-Kiểm tra toàn bộ dụng cụ thí nghiệm.
-Hoạt động nhóm.
-Nhận nhiệm vụ.
-Làm thí nghiệm theo nhóm:
* Phương án 1
+ Lắp giáp bộ cần rung đo thời gian, treo quả nặng vào dây treo nối với băng giấy, luồn băng giấy qua đồng hồ cần rung, kẹp băng giấy lại. Đặt bộ cần rung ra mép bán, tẩm mực cho hai đầu cần rung. Nối bộ cần dung với nguồn điện xoay chiều 220V – 50H. Kiểm tra các hoạt động của bộ cần rung.
+ Tiến hành đo: Thả cho quả nặng rơi tự do, băng giấy chuyển động. Trên băng giấy thu được quãng đường đi sau những khoảng thời gian 0,02s. Lặp lại thí nghiệm vài lần với các vật nặng khác nhau, lấy một số kết quả ghi rõ nét.
+ Ghi kết quả thí nghiệm: Thu thập các băng giấy, dùng thước đo các khoảng cách giữa các chấm trên băng giấy.
-Xử lý kết quả tạm thời: Tính gia tốc rơi tự do theo công thức SGK.
-Làm thì nghiệm xong , thu dọn dụng cụ thí nghiệm.
* Phương án 2
+ Lắp nam châm điện N trên đỉnh giá đỡ, cổng quang điện Q ở dưới và cách N 0,8m.
+ Điều chỉnh chân giá đỡ , quan sát dây rọi...
+ Đặt vật nặng bằng kim loại vàonam châm điện N.
+ Nhấn nút rơle cho cần rơi. Đọc kết quả trên đồng hồ hiển thị số, ghi số liệu.
+ Lặp lại thí nghiệm vài lần với các khoảng cách NQ khác nhau
+ Sử lý số liệu và tính gia tốc rơi tự do.
-Làm thí nghiệm xong thu dọn dụng cụ thí nghiệm.
Hoạt động 3 (......phút): Vận dụng, củng cố
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi a,b phần 5 trong SGK.
- Nhận xét câu trả lời của HS
-Đánh gia, nhận xét kết quả giờ thực hành.
-Suy nghĩ và trình bày các câu trả lời.
-Trả lời câu hỏi a,b phần 5 SGK.
-Nhận xét câu trả lời của bạn.
Hoạt động 4 (....phút): Hướng dẫn về nhà.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS về nhà viết báo cáo thí nghiệm, thông báo thời gian nộp báo cáo.
-Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
-Ghi kết quả thí nghiệm, ghi nhớ yêu cầu của GV.
-Những sự chuẩn bị cho bài sau.
CHƯƠNG II
ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 13. LỰC. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
A - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được các khái niệm lực, hợp lực.
- Biết cách xác định hợp lực của các lực đồng quy và phân tích 1 lực thành các lực thành phần có phương xác định.
2. Kỹ năng
Biết giải các bài tập về tổng hợp và phân tích lực.
B - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Xem lại những kiến thức đã học về lực mà HS đã học từ lớp 6 và lớp 8.
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm về quy tắc hình bình hành.
2. Học sinh
Xem lại khái niệm về lực đã học ở lớp 6, biểu diễn bằng 1 đoạn có hướng học ở lớp 8.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
- Một số thí nghiệm ảo về tổng hợp và phân tích lực.
- Một số hình ảnh minh họa.
- Một số câu hỏi trắc nghiệm cho phần củng cố.
C - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Phát biểu khái niệm về lực.
- Đọc phần 2 SGK. Xem hình H 13.1
- Vẽ lực mà dây treo tác dụng lên quả rọi.
- Quan sát hình 13.2 và trả lời câu hỏi C1 SGK
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về lực.
- Nhận xét câu trả lời và nhấn mạnh tác dụng của lực.
- Yêu cầu HS quan sát hình 13.1 và chỉ rõ lực mà dây treo tác dụng lên quả rọi.
- Nhận xét câu trả lời.
- Yêu cầu HS quan sát hình 13.2 và trả lời câu hỏi C1 SGK.
- Nhận xét và đánh giá câu trả lời.
Hoạt động 2 (......phút): Tổng hợp lực
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Bài ghi
- Xem SGK, suy nghĩ và đưa ra khái niệm về tổng hợp lực.
- Trả lời câu hỏi.
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- Ghi nhận quy tắc tổng hợp lực.
- Hoạt động nhóm kiểm nghiệm quy tắc.
- Làm thí nghiệm về tổng hợp lực.
- Trình bày kết quả thí nghiệm theo nhóm.
- Trả lời câu hỏi C1.
- Trả lời câu hỏi C2.
- Yêu cầu HS xem SGK tìm hiểu khái niệm về tổng hợp lực.
- Nêu câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời.
- Yêu cầu HS đọc SGK, nêu câu hỏi về khái niệm tổng hợp lực.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Làm thí nghiệm minh họa về tổng hợp lực.
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Nhận xét kết quả hoạt động nhóm.
- Nêu câu hỏi C1.
- Nêu câu hỏi C2.
- Nhận xét kết quả.
* Khi niệm về lực: Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác, kết quả là truyền gia tốc cho vật hoặc làm vật bị biến dạng.
1. Tổng hợp lực
KN: Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của toàn bộ những lực ấy.
* Quy tắc hình bình hnh (HBH): Hợp của hai lực đồng quy được biểu diễn bằng đường chéo (từ điểm đồng quy) của HBH mà hai cạnh là những vec tơ biểu diễn hai lực thành phần.
Hoạt động 3 (......phút): Phân tích lực
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK phần 3, trả lời câu hỏi:
Phân tích lực là gì?
- Lấy ví dụ thực tiễn về phân tích lực.
- Yêu cầu HS đọc SGK phần 3.
- Nêu câu hỏi.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về phân tích lực
- Nhận xét câu trả lời.
2. Php phn tích lực:
- Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời và gây hiệu qủa giống hệt như lực ấy.
- Lưu ý : một lực cĩ thể phn tích thnh hai lực thnh phần theo nhiều cch khc nhau ty theo yu cầu của bi tốn.
Hoạt động 4 .....phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Hoạt động cá nhân giải bài tập 2, SGK
- Trình bày bài giải trên bảng.
- Trả lời câu hỏi 1 SGK.
- Giải bài tập 1 SGK.
- Ghi tóm tắt các kiến thức cơ bản: Khái niệm về lực, tổng hợp, phân tích lực, quy tắc tổng hợp và phân tích lực.
- Yêu cầu HS giải bài tập 2 SGK.
- Đồng thời yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 và 2 SGK.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nêu bài tập 1 SGK.
- Nhận xét câu trả lời và bài giải trên bảng của HS.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 5 (......phút): Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Bài 14. ĐỊNH LUẬT I NIU-TƠN
A - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của định luật I Niu-tơn.
2. Kỹ năng
- Biết vận dụng định luật để giải thích một số hiện tượng vật lý.
- Biết đề phòng những tác hại của quán tính trong đời sống, nhất là chủ động phòng chống tai nạn giao thông.
B - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ minh họa thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê.
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm về đệm không khí (nếu có)
2. Học sinh
Ôn tập kiến thức về lực và tác dụng lực.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
- Chuẩn bị một số hình ảnh, một số video về thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê.
- Chuyển các câu hỏi 1 và 2 SGK thành các câu trắc nghiệm.
C - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Trả lời câu hỏi về lực, tổng hợp và phân tích lực, quy tắc tổng hợp và phân tích lực.
- Nêu câu hỏi
- Nhận xét câu trả lời.
Hoạt động 2 (......phút): Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa định luật I Niu-tơn
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Bài ghi
- Xem SGK mục 1 và 2 SGK.
- Trình bày quan niệm của A-ri-xtốt và lập luận của Ga-li-lê.
- Trả lời câu hỏi C1.
- Phát biểu định luật I Niu-tơn.
- Đọc SGK phần 3 và 4.
- Trả lời câu hỏi về vật cô lập, khái niệm quán tính.
- Trả lời câu hỏi C2
- Nêu ý nghĩa của định luật I Niu-tơn.
- Yêu cầu HS xem SGK mục 1 và 2.
- Nêu câu hỏi về quan niệm của A-ri-xtốt và lập luận của Ga-li-lê.
- Nhận xét câu trả lời.
- Nêu câu hỏi C1.
- Nhận xét câu trả lời.
- Hướng dẫn HS vận dụng tính quy nạp để đưa ra định luật 1 Niu-tơn.
- Nhận xét câu trả lời của HS và điều chỉnh nội dung của câu trả lời cho chính xác
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- Nêu câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời.
- Nêu câu hỏi C2.
Nhận xét câu trả lời.
1. Định luật 1 Newton
“Nếu khơng chịu tc dụng cuả một lực no hoặc chịu tc dụng của cc lực cĩ hợp lực bằng 0 thì vật giữ nguyn trạng thi đứng yên hay chuyển động thẳng đều”.
2. Qun tính v hệ quy chiếu qun tính
- Qun tính l tính chất một vật cĩ xu hướng bảo toàn vận tốc về hướng và độ lớn.
- Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chíêu trong đó định luật 1 được nghiệm đúng. Hệ quy chiếu gắn với mặt đất hoặc chuyển động thẳng đều so với mặt đất là hệ quy chiếu quán tính.
Hoạt động 3 (......phút): Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng với đệm không khí.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Quan sát GV làm thí nghiệm.
- Ghi kết quả và xử lý kết quả.
- Nêu kết luận về thí nghiệm
- Làm thí nghiệm biểu diễn
- Yêu cầu HS ghi kết quả và xử lý kết quả
- Yêu cầu HS nêu nhận xét và kết luận.
- Nhận xét câu trả lời.
Hoạt động 4 (......phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu 1 - 6 SGK.
- Hoạt động nhóm: Thảo luận, giải bài tập 1 SGK.
- Ghi tóm tắt các kiến thức cơ bản: Nội dung, ý nghĩa của định luật I Niu-tơn.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 đến 6 SGK
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nêu bài tập 1 SGK.
- Yêu cầu HS ghi tóm tắt các kiến thức trọng tâm của bài.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 5 (......phút): Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Bài 15. ĐỊNH LUẬT II NIU-TƠN
A - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được rõ mối quan hệ giữa các đại lượng gia tốc, lực, khối lượng thể hiện trong định luật II Niu-tơn.
2. Kỹ năng
- Biết vận dụng định luật II Niu-tơn và nguyên lý độc lập của tác dụng để giải các bài tập đơn giản.
B - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Xem lại kiến thức: Khái niệm về khối lượng (ở lớp 6) và khái niệm lực trong bài trước.
2. Học sinh
- Ôn lại khái niệm khối lượng và khái niệm lực.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
- Chuẩn bị một số thí nghiệm ảo minh họa định luật II Niu-tơn.
- Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ và vận dụng củng cố.
C - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Suy nghĩ, nhớ lại khái niệm lực, khối lượng
- Trình bày câu trả lời.
- Nêu câu hỏi về khái niệm lực, khái niệm khối lượng.
Hoạt động 2 (......phút): Tìm hiểu nội dung định luật II Niu-tơn, các đặc trưng của lực, khối lượng và quán tính.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Bi ghi
- Quan sát hình 15.1 SGK.
- Trả lời câu hỏi C1.
- Tìm mối quan hệ giữa gia tốc, lực và khối lượng
- Phát biểu định luật II Niu-tơn, viết công thức (15.1)
- Đọc SGK phần 2
- Trả lời câu hỏi về các đặc trưng của lực.
- Đọc SGK về mục 3.
- Trả lời câu hỏi về mức quán tính của vật.
- Trả lời câu hỏi:
Mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính.
- Yêu cầu HS quan sát hình 15.1
- Nêu câu hỏi C1.
- Hướng dẫn HS, dẫn dắt để HS lập luận và tìm ra mối quan hệ giữa gia tốc, lực và khối lượng.
- Nhận xét câu trả lời.
- Yêu cầu HS phát biểu định luật II Niu-tơn
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nêu câu hỏi về các đặc trưng của lực.
- Nhận xét câu trả lời
- Yêu cầu HS đọc SGK về mục 3
- Nêu câu hỏi về mức quán tính của vật
- Nhận xét câu trả lời.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ thực tế về quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính
- Nhận xét câu trả lời.
1. Định luật II Newton
“Vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc tỷ lệ thuận với độ lớn của lực và tỷ lệ ngịch với khối lượng cuả vật.”
Biểu thức: ;
Trong trường hợp vật chịu tc dụng của nhiều lực tc dụng thì gia tốc của vật được xác định bời của các lực đó: .
2. Cch biểu diễn lực
Lực được biểu diễn bằng một vectơ. Vectơ lực có:
- Gốc chỉ điểm đặt của lực.
- Phương và chiều chỉ phương và chiều của vectơ gia tốc mà lực gây ra cho vật.
- Độ dài chỉ độ lớn của lực theo một tỷ lệ xích chọn trước.
3. Đơn vị lực
Trong hệ SI, đơn vị lực là newton, kí hiệu là N.
“Một newton là lực truyền cho một vật có khối lượng 1kg một gia tốc bằng 1m/s2.”
1N = 1kg.1m/s2 = 1kgm/s2.
4. Khối lượng
- Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tinh của vật.
- Khối lượng là một đại lượng vô hướng dương và không đổi đối với mỗi vật.
- Khối lượng có tính chất cộng được.
Hoạt động 3 (......phút): Tìm hiểu về điều kiện cân bằng của một chất điểm. Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Bi ghi
- Vận dụng kiến thức, viết biểu thức định luật II Niu-tơn trong trường hợp gia tốc bằng không
- Trả lời câu hỏi về điều kiện cân bằng của một chất điểm.
Ghi kết quả và xử lý kết quả.
- Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi về điều kiện cân bằng của quả bóng bay.
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
- Yêu cầu HS viết biểu thức của định luật II Niu-tơn trong trường hợp gia tốc bằng không.
- Hướng dẫn gợi ý HS đưa ra điều kiện cân bằng của một chất điểm.
- Yêu cầu HS quan sát bức tranh, nêu câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Yêu cầu HS đọc SGK và nêu câu hỏi kiểm tra sự hiểu biết của HS về mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng
- Nhận xét câu trả lời của HS.
5. Điều kiện cân bằng của một vật được xem là chất điểm.
Điều kiện cân bằng của chất điểm là hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên nó bằng không.
6. Trong lực và trọng lượng
- Trong lực là lực hút cuả Trái Đất tác dụng lên vật, gây cho chúng gia tốc rơi tự do g, kí hiệu là . Ở gần mặt đất, trong lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên hướng xuống và đặt vào một điểm gọi là trọng tâm cuả vật.
- Trong lượng của vật là độ lớn của trong lực tác dụng lên vật, kí hiệu là P. Trong lượng của vật được đo bằng lực kế và có biểu thức P = mg.
Hoạt động 4 (......phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Suy nghĩa và trình bày câu trả lời.
- Giải bài tập 4 SGK.
- Trình bày lời giải
- Ghi tóm tắt các kiến thức cơ bản: Nội dung của định luật II Niu-tơn, điều kiện cân bằng
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 2 đến 5 SGK.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nêu bài tập 4 SGK.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 5 (......phút): Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Bài 16. ĐỊNH LUẬT III NIU-TƠN
A - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu được rằng tác dụng cơ bao giờ cũng diễn ra theo 2 chiều và lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối.
2. Kỹ năng
Biết vận dụng định luật III Niu-tơn để giải thích một số hiện tượng liên quan đến sự bằng nhau và trái chiều của tác dụng và phản tác dụng.
B - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ thí nghiệm như trong SGK và một số thí nghiệm khác về định luật III Niu-tơn nếu có.
- Làm thử, kiểm tra cẩn thận các thí nghiệm trước khi lên lớp.
2. Học sinh
Ôn lại khái niệm và các đặc trưng của lực.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
- Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ và vận dụng củng cố
- Chuẩn bị một số video về các ví dụ thực tế có liên quan đến định luật III Niu-tơn
C - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Suy nghĩ, nhớ lại các đặc trưng của lực và định luật II Niu-tơn.
- Trình bày câu trả lời.
- Nêu câu hỏi về các đặc trưng của lực, yêu cầu HS phát biểu và viết biểu thức định luật II Niu-tơn
- Nhận xét câu trả lời.
Hoạt động 2 (......phút): Tìm hiểu nội dung định luật III Niu-tơn, lực và phản lực
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Bi ghi
- Đọc ví dụ 1 và quan sát hình 16.1 SGK, trả lời câu hỏi:
Tác dụng của bạn An lên bạn Bình và ngược lại?
- Đọc ví dụ 2 và quan sát hình 16.2, trả lời câu hỏi:
Tương tác giữa nam châm và sắt như thế nào?
- Tìm mối liên hệ: sự tác dụng tương hỗ giữa hai vật.
- Quan sát, ghi kết quả thí nghiệm, vẽ các lực tác dụng lên lò xo.
- Hoạt động nhóm
- Các nhóm làm thí nghiệm tương tự.
- Trình bày kết quả thí nghiệm
- Phát biểu định luật III Niu-tơn
- Đọc SGK mục 3, trả lời câu hỏi về lực tác dụng và phản lực.
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 1 và liên quan hình 16.1
- Nêu câu hỏi.
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 2 và quan sát hình 16.2
- Nêu câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời.
- Hướng dẫn HS, dẫn dắt để HS lập luận và tìm ra tương tác có tính 2 chiều.
- Làm mẫu thí nghiệm SGK, yêu cầu HS quan sát, ghi và xử lý kết quả thí nghiệm.
- Tổ chức hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm tương tự
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thí nghiệm theo nhóm.
- Hướng dẫn HS trình bày kết quả thí nghiệm theo nhóm
- Hướng dẫn HS khái quát các thí nghiệm thành định luật.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Yêu cầu HS đọc SGK mục 3
- Nêu câu hỏi về lực tác dụng và phản lực, các đặc điểm của lực tác dụng và phản lực.
- Nhận xét câu trả lời.
1. Sự tương tác giữa các vật:
Nếu vật A tc dụng ln vật B thì vật B cũng tc dụng ln vật A Đó là sự tác dụng tương hỗ.
2. Định luật III Newton
Khi vật A tc dụng ln vật B một lực ,thì vật B cũng tc dụng trở lại vật A một lực .Hai lực ny l hai lực trực đối - cùng giá, cùng độ , ngược chiều
3. Lực v phản lực
Một trong hai lực tương tác giữa hai vật được gọi là lực tác dụng, cịn lực kia gọi l phản lực.
Lực và phản lực có những đặc điểm sau:
- Lực và phản lực luôn xuất hiện đồng thời.
- Lực v phản lực bao giờ cũng cng loại.
- Lực v phản lực khơng thể cn bằng nhau vì chng đặt vào hai vật khác nhau.
Hoạt động 3 (......phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Suy nghĩa và trình bày câu trả lời theo câu hỏi 1, 2 và 3 trong phần 4 SGK.
- Giải bài tập 1 SGK.
- Trình bày lời giải.
- Ghi tóm tắt các kiến thức cơ bản: Nội dung của định luật III Niu-tơn, lực tác dụng và phản lực.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2 và 3 trong phần 4 SGK.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nêu bài tập 1 SGK
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 4 (......phút): Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Bài 17. LỰC HẤP DẪN
A - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được rằng tác dụng hấp dẫn là một đặc điểm của mọi vật trong tự nhiên.
- Nắm được biểu thức, đặc điểm của lực hấp dẫn, trọng lực.
2. Kỹ năng
HS biết vận dụng các biểu thức để giải các bài toán đơn giản.
B - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ và củng cố.
- Một số tranh về hệ mặt trời.
2. Học sinh
Ôn tập kiến thức về sự rơi tự do.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
- Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm có liên quan tới lực hấp dẫn.
- Chuẩn bị một số video về tác dụng của lực hấp dẫn, đặc biệt là các đoạn phim về chuyển động của hệ mặt trời, về chuyển động của vũ trụ.
C - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Suy nghĩ, nhớ lại các đặc điểm của sự rơi tự do.
- Trình bày câu trả lời.
- Nêu câu hỏi về đặc điểm của sự rơi tự do.
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm
Hoạt động 2 (......phút): Tìm hiểu nội dung định luật vạn vật hấp dẫn, biểu thức của gia tốc rơi tự do.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Bi ghi
- Quan sát, mô phỏng chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.
- Xem hình H 17.1
- Đọc SGK phần 1, xem tranh trong SGK.
- Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn.
- Viết công thức (17.1)
- Trả lời câu hỏi C1
- Đọc SGK phần 2. Trình bày ý kiến để đưa ra biểu thức gia tốc rơi tự do (17.3)
- Trả lời câu hỏi C2 SGK.
- Yêu cầu HS quan sát các video, hoặc hình dung các chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.
- Yêu cầu HS đọc SGK, xem tranh.
- Nêu câu hỏi yêu cầu HS nêu hiểu biết của mình về lực hấp dẫn.
- Nêu câu hỏi C1 SGK.
- Nhận xét câu trả lời.
- Yêu cầu HS vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn rút ra biểu thức gia tốc rơi tự do.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nêu câu hỏi C2 SGK
- Nhận xét câu trả lời của HS.
1. Định luật vạn vật hấp dẫn:
- Lực hấp dẫn l lực ht giữa hai vật bất kỳ.
- Định luật vạn vật hấp dẫn: “Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi như chất điểm) tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
G = 6,67.10-11N.m2/kg2 : hằng số hấp dẫn (như nhau cho mọi vật chất).
2. Trong lực là một trường hợp riêng của lực hấp dẫn
Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên vật chính là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.
Xt một vật cĩ khối lượng m ở độ cao h so với mặt đất. Goi M, R lần lượt là khối lượng và bán kính của Trái Đất.
Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật m là: .
Trọng lực tc dụng ln vật: .
Với .
Khi vật ở gần mặt đất .
Hoạt động 3 (......phút): Trường hấp dẫn, trường trọng lực.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Bi ghi
- Đọc SGK phần 3.
- Trình bày hiểu biết của mình về trường hấp dẫn, trường trọng lực, gia tốc trọng trường.
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- Nêu câu hỏi đánh giá hiểu biết của HS về trường hấp dẫn, trường trọng lực, gia tốc trọng trường.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Hoạt động 4 (......phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi 1-4 (SGK)
- Giải bài tập 1, 2 SGK.
- trình bày đáp án.
- Ghi tóm tắt các kiến thức cơ bản:
Nội dung của định luật vạn vật hấp dẫn, biểu thức gia tốc rơi tự do.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 và 4 trong SGK.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nêu bài tập 1, 2 SGK
- Nhận xét câu trả lời.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 5 (......phút): Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Bài 18. CHUYỂN ĐỘNG CỦA MỘT VẬT BỊ NÉM
A - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết cách dùng phương pháp tọa độ để thiết lập phương trình quỹ đạo của vật bị ném xiên, ném ngang.
2. Kỹ năng
- Biết vận dụng các công thức để giải các bài tập về vật bị ném.
- Trung thực, khách quan khi quan sát thí nghiệm kiểm chứng.
B - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Thí nghiệm dùng vòi phun nước để kiểm chứng các công thức hoặc tranh ảnh.
- Thí nghiệm hình 18.4 SGK.
- Xem lại các công thức về tọa độ, vận tốc của chuyển động đều, chuyển động biến đổi đều, đồ thị của hàm số bậc 2.
2. Học sinh
Ôn lại các công thức về tọa độ, vận tốc của chuyển động đều, chuyển động biến đổi đều, đồ thị của hàm số bậc 2.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
Chuẩn bị một số đoạn video về đêm pháo hoa, vòi phun nước trong thành phố.
C - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Viết công thức và phương trình của chuyển động biến đổi đều.
- Trình bà câu trả lời.
- Nêu câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm.
Hoạt động 2 (......phút): Quỹ đạo của một vật bị ném và các đặc điểm của chuyển động của vật bị ném.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Bi ghi
- Quan sát, suy nghĩ. Trả lời câu hỏi:
Quỹ đạo của vật bị ném có hình dạng như thế nào?
- Trình bày câu trả lời.
- Đọc SGK phần 1, 2, 3
- Hoạt động nhóm, tìm phương trình quỹ đạo của vật bị ném.
- Trình bày kết quả hoạt động nhóm.
- Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3
- Làm việc cá nhân.
- Trình bày ý kiến cá nhân, đưa ra công thức (18.8); (18.10) và (18.12)
- Yêu cầu HS quan sát các video hoặc tranh mô phỏng, về đêm pháo hoa, vòi phun nước. Quan sát các hình ảnh trong phần đầu bài.
- Gợi ý về hình dạng của quỹ đạo của vật bị ném.
- Nêu bài toán trong phần đầu bài. Yêu cầu HS bằng các kiến thức của mình di xây dựng phương trình quỹ đạo.
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Lần lượt nêu các câu hỏi C1, C2, C3
- Nhận xét câu trả lời.
- Yêu cầu HS vận dụng các kết quả trong phần trên để giải bài toán về vật ném ngang.
- Nhận xét câu trả lời của HS
* Khảo sát chuyển động của vật ném xiên
Xét vật M bị ném xiên từ một điểm O tại mặt đất theo phương hợp với phương ngang một góc , với vận tốc ban đầu bỏ qua sức cản cảu khơng khí.
Chọn hệ toạ độ Oxy có gốc tại O, trục hoành Ox hướng theo phương ngang, trục tung Oy hướng theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên.
Thực hiện các bước theo phương pháp toạ độ thu được kết quả sau:
phương trình chuyển động:
.
Phương trình quỹ đạo: .
Vận tốc của vật tại thời điểm t:
Góc lệch của vectơ vận tốc so với phương ngang: .
Thời gian chuyển động: .
Độ cao cực đại mà vật đạt được: .
Tầm xa (L) tính theo phương ngang: .
Hoạt động 3 (......phút): Thí nghiệm kiểm chứng
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK, xem hình 18.4
- Quan sát GV làm thí nghiệm.
- Tiến hành làm thí nghiệm, ghi kết quả thí nghiệm, xử lý kết quả thí nghiệm.
- Yêu cầu HS đọc SGK
- Làm thí nghiệm, hướng dẫn HS lắp ráp, tiến trình, thu nhận kết quả thí nghiệm, xử lý kết quả thí nghiệm.
- Nhận xét việc thực hiện thí nghiệm của HS.
Hoạt động 4 (......phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK
- Giải bài tập phần 4 SGK.
- Trình bày lời giải.
- Ghi tóm tắt các kiến thức cơ bản: Phương trình quỹ đạo, tầm cao, tầm xa, hình dạng của quỹ đạo
- Nêu các câu hỏi 1, 2 SGK.
- Nhận xét lời giải của HS
- Nêu bài tập phần 4 SGK
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy
Hoạt động 5 (......phút): Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Bài 19. LỰC ĐÀN HỒI
A - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm về lực đàn hồi
- Hiểu rõ các đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo và dây căng, biểu diễn được các lực đó trên hình vẽ.
- Từ thực nghiệm thiết lập được hệ thức giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.
2. Kỹ năng
HS biết vận dụng các biểu thức để giải các bài toán đơn giản.
B - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Các thí nghiệm trong các hình 19 SGK.
2. Học sinh
- Ôn tập các kiến thức lực đàn hồi ở THCS
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
- Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm có liên quan tới lực đàn hồi.
- Chuẩn bị một số đoạn video về tác dụng của lực đàn hồi, vận động viên nhảy cầu, nhảy sào.
C - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Lực đàn hồi, một vài trường hợp thường gặp
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Bi ghi
- Quan sát hình ảnh người bắn cung. Chỉ ra lực làm mũi tên bay đi?
- Trình bày câu trả lời
- Đọc SGK phần 1. Trả lời câu hỏi về định nghĩa, điều kiện xuất hiện lực đàn hồi.
- Tiến hành thí nghiệm H 19.3 và H 19.4 để đưa ra công thức (19.1)
- Trình bày kết quả thí nghiệm.
- Trả lời câu hỏi C1, C2
- Trình bày về ý nghĩa của hệ số cứng k.
- Phát biểu định luật Húc.
- Biểu diễn lực căng của dây H 19.7
- Yêu cầu HS quan sát nêu câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời .
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- Nêu câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời
- Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thí nghiệm
- Nhận xét kết quả thí nghiệm
- Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm đối với 3 lò xo và để tìm ra ý nghĩa của hệ số cứng k.
- Nhận xét câu trả lời.
- Yêu cầu HS phát biểu định luật Húc.
- Nhận xét câu trả lời.
1. Lực đàn hồi
Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi, và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng (lưu ý giới hạn đn hồi)
* Lực đàn hồi chỉ tồn tại trong một giới hạn nào đó của vật đàn hồi gọi l giới han đàn hồi.
2. Một vài trường hợp thường gặp
a. Lực đàn hồi của lị xo.
* Điều kiện xuất hiện: Khi một lị xo bị ko hay bị nn, thì ở hai dầu lị xo xuất hiện lực đàn hồi tc dụng vo hai vật gắn vo hai đầu lị xo.
- Lực đàn hồi có phương trùng với phương của trục lị xo.
- Chiều của lực đàn hồi ngược với chiều biến dạng cuả lị xo
- Độlớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lị xo
k(N/m) : hệ số đàn hồi (độ cứng) của lị xo. Hệ số k phụ thuộc vo bản chất, kích thước của lị .
: độ biến dạng của lị xo (m).
* Định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lị xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lị xo.
b. Lực căng của dây:
* Điều kiện xuất hiện: Khi một sợi dây bị kéo căng nó sẽ tác dụng lên hai vật gắn với hai đầu dây những lực căng:
- Điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.
- Phương trùng với chính sợi dây.
- Chiêu hướng từ hai đầu dây vào phần giữa của sợi dây ( chỉ là lực kéo, không thể là lực đẩy)
* Trường hợp dây vắt qua rịng rọc, rịng rọc cĩ tc dụng lm đổi phương của lực tc dụng
3. Lực kế
Dựa vào định luật Hooke, người ta tạo ra một dụng cụ do lực gọi là lực kế.
Hoạt động 2 (......phút): Tìm hiểu một ứng dụng của lực đàn hồi: Lực kế
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK phần 3, xem hình H 19.8
- Trình bày cấu tạo, nguyên tắc, phân loại lực kế
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- Nêu câu hỏi yêu cầu HS, gợi ý về cấu tạo, nguyên tắc cấu tạo của lực kế.
- Nhận xét câu trả lời.
Hoạt động 3 (......phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Trả lời câu hỏi C1
- Suy nghĩa và trả lời câu hỏi 1 - 4 SGK
- Giải bài tập 2 - 3 SGK
- Ghi tóm tắt các kiến thức cơ bản:
Nội dung của định luật Húc, biểu diễn các lực đàn hồi của lò xo, sợi dây.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Nêu bài tập 2, 3 SGK
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy
Hoạt động 4 (......phút): Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Bài 20. LỰC MA SÁT
A - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được những đặc điểm của lực ma sát trượt và ma sát nghỉ.
- Viết được biểu thức của lực ma sát trượt và ma sát nghỉ.
2. Kỹ năng
Biết vận dụng các biểu thức để giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan tới ma sát và giải các bài tập.
B - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Chuẩn bị các thí nghiệm ở hình H 20.1, H 20.2 SGK; một vài loại ổ bi.
2. Học sinh
Ôn lại kiến thức về lực.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
- Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm có liên quan tới lực ma sát.
- Chuẩn bị một số đoạn video về tác dụng của lực ma sát.
C - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Trả lời câu hỏi: Thế nào là lực đàn hồi? Điều kiện xuất hiện lực đàn hồi?
- Phát biểu định luật Húc
- Ứng dụng của lực đàn hồi
- Nêu câu hỏi
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm
- Yêu cầu HS cho một vài ứng dụng của lực đàn hồi
- Nhận xét câu trả lời.
Hoạt động 2 (......phút): Tìm hiểu về 3 loại lực ma sát: nghỉ, trượt, lăn và điều kiện xuất hiện của chúng.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Bi ghi
- Xem tranh trong SGK. Giải thích tác dụng của băng chuyền vận chuyển than.
- Đọc SGK, phần 1
- Trả lời câu hỏi C1
- Đọc SGK, phần 2
- Trả lời câu hỏi C2
- Xem bảng hệ số ma sát trong SGK, rút ra nhận xét.
- Đọc SGK phần 3, so sánh giữa ma sát trượt và ma sát lăn
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh mô tả chuyển động của băng chuyền trên bến than Cửa Ông.
- Gợi ý lực đã giữ cho than trên băng chuyển động
- Yêu cầu HS đọc phần 1 SGK
- Nêu câu hỏi C1 SGK
- Nhận xét câu trả lời
- Yêu cầu HS đọc phần 2 SGK
- Nêu câu hỏi C2 SGK
- Nhận xét câu trả lời
- Yêu cầu HS quan sát bảng hệ số ma sát và cho nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc phần 3 SGK
- Nêu câu hỏi so sánh giữa ma sát trượt và ma sát lăn.
- Nhận xét câu trả lời.
1. Lực ma sát trượt
* Điều kiện xuất hiện: khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của một vật khác thì bề mặt tc dụng ln vật (ở chổ tiếp xúc) một lực ma sát trượt cản trở chuyển động của vật trên bề mặt vật đó.
* Đặc điểm của lực ma sát trượt:
- Lực ma sát trượt tác dụng lên một vật luôn cùng phương và ngược chiều với vận tốc tương đối của vật ấy đối với vật kia.
- Độ lớn cuả lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc, không phụ thuộc vào tốc độ của vật mà chỉ phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc (có nhẩn hay không, làm bằng vật liêu gì).
- Lực ma sát trượt tỉ lệ với áp lực N:
* Hệ số ma st trượt:
- Hệ số tỉ lệ gọi là hệ số ma sát trượt. không có đơn vị.
- Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc.
2. Lực ma st nghỉ.
* Điều kiện xuất hiện: Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật. Ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ thắng lực ma sát.
* Đăc điểm của lực ma sát nghỉ
- Gi cuả luơn nằm trong mặt phẳng tiếp xc giữa hai vật.
- ngược chiều với ngoại lực tác dụng vào vật.
- Lực ma sát nghỉ luôn cân băng với ngoại lực tác dụng lên vật. Độ lớn lực ma sát nghỉ tỷ lệ với áp lực vuông góc N của vật lên bề mặt (hoặc phản lực pháp tuyến tác dụng lên vật). .
Với : hệ số ma sát nghỉ, no không có đơn vị. phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản chất của hai mặt tiếp xúc, các điều kiện về bề mặt. Trong những điều kiện không cần độ chính xác cao, co thể lấy
3. Lực ma sát lăn
* Điều kiện xuất hiện: Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt vật khác và cản trở chuyển động của vật.
* Đặc điểm:
Lực ma sát lăn củng tỷ lệ với áp lực N giống như lực ma sát trượt, nhưng hệ số ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều so với hệ số ma sát trượt.
Hoạt động 3 (......phút): Vai trò của ma sát trong đời sống
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK, phần 4
- Lấy các ví dụ về lực ma sát.
- Xem hình H 20.3, cho ý kiến nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- Nêu câu hỏi yêu cầu HS lấy các ví dụ thực tế có liên quan tới 3 loại lực ma sát, ma sát có lợi, ma sát có hại.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
Hoạt động 4 (......phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu 1 - 8 (SGK)
- Giải bài tập 1 SGK
- Trình bày câu trả lời
- Ghi tóm tắt các kiến thức cơ bản:
Điều kiện xuất hiện 3 loại lực ma sát và tác dụng của chúng, vai trò của lực ma sát trong đời sống.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 đến 8 trong SGK.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nêu bài tập 1 SGK
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 5 (......phút): Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Bài 21. HỆ QUY CHIẾU CÓ GIA TỐC. LỰC QUÁN TÍNH
A - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được lý do đưa ra và lập luận dẫn đến khái niệm lực quán tính, biểu thức và đặc điểm của lực quán tính.
- Viết được biểu thức của lực quán tính và vẽ đúng vectơ biểu diễn lực quán tính.
2. Kỹ năng
Biết vận dụng khái niệm lực quán tính để giải một số bài toán trong hệ quy chi61u phi quán tính.
B - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ như hình 21.2 SGK
- Tranh vẽ hình H 21.1
2. Học sinh
Ôn tập về 3 định luật Niu-tơn, hệ quy chiếu quán tính.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
- Chuyển một số câu hỏi SGK thành câu hỏi trắc nghiệm.
- Chuẩn bị một số video về chuyển động của các vật trong hai hệ quy chiếu.
C - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Phát biểu 3 định luật Niu-tơn
- Trình bày câu trả lời
- Nêu câu hỏi về 3 định luật Niu-tơn
- Nhận xét câu trả lời.
Hoạt động 2 (......phút): Tìm hiểu về hệ quy chiếu phi quán tính và lực quán tính
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Bi ghi
- Quan sát hình 21.1, tìm hiểu cuộc đối thoại
- Đọc phần 1 và 2 SGK.
- Quan sát GV làm thí nghiệm. Hình H 21.1 SGK; Định nghĩa, công thức về lực quán tính (21.2)
- Trả lời câu hỏi C1
- Trả lời câu hỏi C2
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh 21.1 SGK
- Nêu câu hỏi phía dưới hình 21.1
- Nhận xét câu trả lời
- Yêu cầu HS đọc phần 1 và 2 SGK.
- Làm thí nghiệm như hình 21.2, yêu cầu HS quan sát
- Nêu câu hỏi C1 SGK
- Nhận xét câu trả lời
- Nêu câu hỏi C2 SGK
- Nhận xét câu trả lời
1. Hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc. Lực quán tính.
- Hệ quy chíêu gắn với mặt đất (xem là đứng yên) hoặc hệ quy chiếu gắn với vật chuyển động thẳng đều gọi là hệ quy chiếu quán tính.
- Hệ quy chiếu gắn trên vật chuyển động có gia tốc gọi là hệ quy chiếu phi quán tính.
- Trong hệ quy chíêu chuyển động thẳng với gia tốc , ngồi cc lực do cc vật khc gậy ra, mỗi vật cịn chịu thm một lực gọi l lực qun tính, lực ny ngược chiều với : .
Ch ý: Lực qun tính khơng phải l lực tương tác giữa các vật nên lực quán tính không có phản lực.
Hoạt động 3 (......phút): Bài tập vận dụng, củng cố
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
-Đọc phần bài tập vận dụng trong SGK
- Trả lời câu hỏi C3
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu 1, 2 SGK
- Giải bài tập 1, 2 SGK
- Trình bày câu trả lời.
- Ghi tóm tắt các kiến thức cơ bản: Hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính và các đặc điểm của nó.
- Yêu cầu HS đọc phần bài tập vận dụng trong SGK.
- Nêu câu hỏi C3 SGK
- Nhận xét câu trả lời
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2 trong SGK
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nêu bài tập 1, 2 SGK
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Đánh giám nhận xét kết quả giờ dạy
Hoạt động 4 (......phút): Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Bài 22. LỰC HƯỚNG TÂM VÀ LỰC QUÁN TÍNH LI TÂM
HIỆN TƯỢNG TĂNG, GIẢM, MẤT TRỌNG LƯỢNG
A - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu rõ khái niệm, biểu thức của lực hướng tâm, lực quán tính li tâm.
- Hiểu hiện tượng tăng, giảm và mất trọng lượng
2. Kỹ năng
- Biết vận dụng các khái niệm để giải thích được hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng.
- Biết vận dụng các kiến thức để giải các bài tập toán động lực học về chuyển động tròn đều.
B - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Thí nghiệm ở các hình H 22.1, H 22.3, H 22.4
2. Học sinh
- Ôn tập về trọng lực, lực quán tính.
- Ôn tập về gia tốc trong chuyển động tròn đều.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
- Chuyển một số câu hỏi trong SGK thành câu hỏi trắc nghiệm.
- Chuẩn bị một số đoạn video về chuyển động của các vật trong hệ quy chiếu phi quán tính chuyển động tròn.
C - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (......phút): Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Hệ quy chiếu phi quán tính, lực quán tính là gì?
- Trình bày câu trả lời
- Gia tốc trong chuyển động tròn đều?
- Trình bày câu trả lời
- Nêu câu hỏi về hệ quy chiếu phi quán tính, lực quán tính và các đặc điểm của nó.
- Nhận xét câu trả lời.
- Nêu câu hỏi về gia tốc trong chuyển động tròn đều.
- Nhận xét câu trả lời.
Hoạt động 2 (......phút): Tìm hiểu về lực hướng tâm, lực quán tính li tâm.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Bi ghi
- Đọc SGK, phần 1. Tìm hiểu: Thế nào là lực hướng tâm? Thế nào là lực quán tính li tâm
- Trả lời câu hỏi C1
- Trả lời câu hỏi C2
- Yêu cầu HS đọc phần 1 SGK
- Gợi ý cho HS nhận biết về lực hướng tâm và lực quán tính li tâm.
- Nêu câu hỏi C1 SGK
- Nhận xét câu trả lời
- Nêu câu hỏi C2 SGK
- Nhận xét câu trả lời.
1. Hệ quy chíêu quay đều và lực quán tính li tâm
- Hệ quy chíêu gắn với vật quay đều quanh một trục gọi là hệ quy chíêu quay.
- Trong hệ quy chíêu quay đều, ngoài các lực do các vật khác gây ra, mỗi vật cịn chịu thm một lực qun tính li tm, lực ny ngược chiều với lực hướng tâm và có độ lớn bằng lực hướng tâm: .
Về độ lớn: . Trong đó m là khối lượng cảu vật, l vận tốc gĩc của
Hoạt động 3 (......phút): Hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Bi ghi
- Đọc SGK, phần 2.
- Trình bày hiểu biết của mình về trọng lực, trọng lượng và trọng lượng biểu kiến.
- Trả lời câu hỏi C3
- Trình bày câu trả lời.
- Yêu cầu HS đọc SGK
- Nêu câu hỏi đánh giá hiểu biết của HS về trọng lực, trọng lượng và trọng lượng biểu kiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an 10 moi nang cao.doc