Tài liệu Giáo án tự chọn Hóa học 10 - Học kỳ II: Tự chọn: 19,20.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ KHÁI QUÁT NHÓM HALOGEN.
BÀI TẬP CLO.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS về cấu tạo các nguyên tố halogen. Vận dụng lí thuyết giải một số bài tập về Clo.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, nêu vấn đề.
HS ôn tập kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hoá học chung của các nguyên tố halogen. Lấy 2 vd.
Bài mới:
Hoạt động GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1:
- Hal gồm các nguyên tố nào, vị trí của nó trong BTH?
- Hal có mấy e ngoài cùng? Xu hướng chính trong phản ứng là gì? Rút ra tính chất hoá học cơ bản của chúng.
Hoạt động 2:
- Cho bài tập. HS thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trả lời.
- Đáp án : b)
Hoạt động 3:
- Cho bài tập. HS thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trả lời.
- Đáp án : b)
Hoạt động 4:
- Cho bài tập . HS hoạt động cá nhân và lầm nhanh hơn lên bảng giải.
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O.
KClO3 KCl + 3/2O2.
2KCl + 2H2O2KOH + Cl2 + H2.
2KOH ...
25 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2865 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Hóa học 10 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn: 19,20.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ KHÁI QUÁT NHÓM HALOGEN.
BÀI TẬP CLO.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS về cấu tạo các nguyên tố halogen. Vận dụng lí thuyết giải một số bài tập về Clo.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, nêu vấn đề.
HS ôn tập kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hoá học chung của các nguyên tố halogen. Lấy 2 vd.
Bài mới:
Hoạt động GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1:
- Hal gồm các nguyên tố nào, vị trí của nó trong BTH?
- Hal có mấy e ngoài cùng? Xu hướng chính trong phản ứng là gì? Rút ra tính chất hoá học cơ bản của chúng.
Hoạt động 2:
- Cho bài tập. HS thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trả lời.
- Đáp án : b)
Hoạt động 3:
- Cho bài tập. HS thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trả lời.
- Đáp án : b)
Hoạt động 4:
- Cho bài tập . HS hoạt động cá nhân và lầm nhanh hơn lên bảng giải.
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O.
KClO3 KCl + 3/2O2.
2KCl + 2H2O2KOH + Cl2 + H2.
2KOH + Cl2 KCl + KClO + H2O
Hoạt động 5:
Cho bài tập HS thảo luận tìm phương pháp giải.
- Đáp án:d)
Hoạt động 6:
- Cho bài tập.
- GV gợi ý:
nCu = 19,2/64 = 0,3mol
nCl= 7,84/22,4 = 0,35 mol.
Cu + Cl2 CuCl2 (1)
0,3 0,3 0,3
(1): nClCòn dư.
Theo lí thuyết:
mCuCl = 0,3. 135 = 10,5 (g).
Hiệu suất phản ứng:
H = = 84%.
- Đáp án : a)
Hoạt động 7:
- Cho Bài tập. Gợi ý:
nKClO3 = 6,125/122,5 = 0,05mol
KClO3 + 6HCl KCl + 3Cl2 + 3H2O.
0,05 0,15
VCl = 0,15.22,4 = 3,36l
Vì H = 80% nên thể tích Cl2 thực là:
3,36.= 2,865lít
- Đáp án : d)
Hoạt động 8:
Cho bài tập. Gợi ý.
Công thức hợp chất M với Cl2 là: MCl2.
%Cl = = 63,963%
M = 40 ( Ca).
- Đáp án: c)
A. Lí thuyết cơ bản:
1.Vị trí Nhóm halogen:
- Gồm: F, Cl, Br, I.
- Đứng cuối mỗi chu kì và liền trước khí hiếm.
2. Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của những nguyên tố halogen:
- Cấu hính e chung: ns2np5.
- Đơn chất tồn tại dạng phân tử.
3. Khái quát về tính chất của nhóm halogen:
X + 1e = X-.
ns2np5. ns2np6.
Tính oxi hoá giảm dần từ F đến I.
F luôn có soh = -1. Các hal khác có soh = -1 đến +7.
B. Bài tập:
1. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố hal (F, Cl, Br, I.)
a) Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e.
b) Có soh = -1 trong mọi hợp chất.
c) Lớp e ngoài cùng của nguyên tử có 7e.
d) Tạo với hiđro hợp chất có liên kết cộng hoá trị.
2. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2).
a) Ở điều kiện thường là chất khí.
b) Có tính oxi hoá mạnh.
c) Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
d) Tác dụng mạnh với nước.
3. Viết phương trình hoàn thành chuỗi biến hoá:
MnO2 Cl2KClO3 KClKOHKClO
4. Đốt cháy hoàn toàn 16,25g Zn trong bình chứa khí Cl2 dư, khối lượng kẽm Clorua thu được là :
a) 30g b) 31g
c) 36g d) 34g.
5. Cho 19,2g Cu tác dụng với 7,84 lít khí Cl2 đkc. Để nguội phản ứng thu được 34,02g CuCl2. Hiệu suất của phản ứng này là:
a) 84% b) 83%
c) 82% d) 81%.
6. Cho 6,125g KClO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl dư và đun nhẹ. Hãy xác định thể tích khí Clo thu được (đkc) bbiết H = 85%.
a) 2,56(l) b) 3 (l)
c) 2,89(l) c) 2,856(l).
7. Một kim loại M có hoá trị II tạo với Clo hợp chất X trong đó Clo chiếm 63,964% về khối lượng. Tên của kim loại M là:
a) Cu( Đồng) b) Mg(Magiê)
c) Ca(Canxi) d) Ba(Bari)
Củng cố , dặn dò:
Xem lại và hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
Về nhà xem trước bài mới hiđroclorua axit clohiđric, muối clorua.
Tự chọn : 21
CỦNG CỐ PHẦN AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA.
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS phân biệt hiđroclorua và axit clohiđric.
- HS hiểu: Tính chất hoá học của axit clohiđric.
Nhận biết ion clorua.
II. Phương pháp:
Đàm thoại, nêu vấn đề
HS ôn tập bài hiđroclorua và axit clohiđric, muối clorua.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính chất hoá học của axit clohiđric. Lấy vd minh hoạ?
Bài mới:
Hoạt động GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1:
- Tính chất hoá học của axit clohiđric:
- So sánh tính chất của khí HCl và dd HCl.
- Nhận biết Cl-?
Hoạt động 2:
- Cho bài tập . HS hoạt động nhóm và trả lời:
a) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2.
c) AgNO3 + HCl AgCl+ HNO3.
(Trắng)
d) CaCO3 +2 HCl CaCl2 + CO2 + H2O
e) CaS + 2HCl CaCl2 + H2S
(mùi trứng thối)
Hoạt động 3:
- Cho bài tập . HS hoạt động nhóm và trả lời:
- Quì tím nhận biết NaOH: xanh.
- Dd HCl nhận biết Na2S : mùi trứng thối.
- Dd AgNO3 nhận biết NaCl: kết tủa trắng AgCl.
- Còn lại là: NaNO3.
Hoạt động 4:
- Cho bài tập . HS hoạt động nhóm và trả lời:
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O.(1)
0,8 0,8
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O.(2)
0,8 0,8 0,8
nMnO2 = 69,6/87 = 0,8 mol.
Từ (1) và (2) :
nNaCl = nNaClO = 0,8 mol
CM(NaCl) = CM(NaClO) = 0,8/0,5 = 1,6M.
Hoạt động 5:
- Cho bài tập . HS hoạt động nhóm và trả lời:
nCl2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol.
nH2 = 10/22,4 = 0,446 mol
PT: H2 + Cl2 2HCl. (1)
HCl + AgNO3 AgCl+ HNO3. (2)
Từ (1) & (2) ta có:
nHCl = nAgCl = 7,175/143,5 = 0,05 mol ( trong 50g dd HCl)
Gọi số mol Cl2 tham gia pư là x
Gọi số mol HCl tham gia pư là 2x
Mdd = 385,4 + 73x)g
= x = 0,2.
H% = = 66,67%.
I. Lí thuyết:
1) Khí hiđroclorua hợp H2O tạo ra axit clohđric.
2) Tính chất hoá học của axit clohiđric:
- Làm quì tím hoá đỏ.
- TD với bazơ, oxit bazơ.
- Tác dụng với muối.
- Tác dụng với kim loại (trước H).
* KL:
- Thể hiện tính axit mạnh.
- Là chất oxi hoá khi td với kl trước H.
- Là chất khử khi td với chất oxi hoá mạnh.
3) Nhận biết Cl-:
- Thuốc thử: AgNO3.
- Hiện tượng: kết tủa trắng AgCl, không tan trong H2O và trong axit.
II. Bài tập:
1. Có 5 ống nghiệm đựng dd HCl, nêu hiện tượng và viết ptpư xảy ra khi cho mỗi chất sau vào từng ống:
a) Zn; b)Cu; c) AgNO3; d) CaCO3; d)CaS.
2. Nhận biết các dung dịch. Viết ptpư:
NaCl, NaNO3, Na2S, NaOH.
3.Cho 69,6g MnO2 td hết với ddHCl đ. Toàn bộ lượng Cl2 sinh ra được hấp thụ hết vào 500ml dd NaOH 4M. Xác định nồng độ mol/l từng chất trong dd sau phản ứng (V không đổi).
4. Cho 10(l) H2 và 6,72 (l) Cl2 (đktc) td với nhau rồi hoà tan sp vào 385,4g H2O thu được dd A. Lấy 50g dd A cho td AgNO3 dư thu được 7,175g kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.
Củng cố dặn dò:
Lưu ý các công thức tính: n, CM, C%, H.
Làm bài tập sgk.
Xem bài mới.
Tự chọn 22: .
ÔN TẬP NHẬN BIẾT ION CLORUA VÀ BÀI TẬP CHUỖI PHẢN ỨNG.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- HS khắc sâu cách nhận biết ion clorua .
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập chuỗi phản ứng.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, nêu vấn đề.
GV chuẩn bị một số bài tập về nhận biết và chuỗi phản ứng.
HS ôn tập phần Clo, HCl, muối clorua.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hoá học của dd HCl và viết 3 ptpư.
Bài mới:
Hoạt động GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1:
Cho bài tập HS thảo luận nhóm và trả lời.
a) NaOH + HCl NaCl + H2O.
NaCl + H2O NaOH + 1/2H2 + 1/2Cl2.
NaCl Na + 1/2Cl2.
Cl2 + H2S S + 2HCl.
3Cl2 + 2Fe 2FeCl3.
FeCl3 + 3AgNO3 Fe(NO3)3 + 3AgNO3.
b) Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
NaClO + CO2 + H2O NaHCO3 + HCl.
NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O.
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2.
CO2 + H2O + 2CaOCl2 CaCO3 + CaCl2 + 2HClO.
Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O.
CaOCl2 + 2HCl Cl2 + CaCl2 + H2O.
CaCl2 Ca + Cl2.
Hoạt động 2:
Cho bài tập HS thảo luận nhóm và trả lời.
Đáp án: b)
Hoạt động 3:
Cho bài tập. HS thảo luận nhóm và trả lời.
Dùng Na2SO4 để phân loại: Muối Ba2+ có kết tủa trắng BaSO4.
Dùng AgNO3 để nhận biết BaCl2 có AgCl Trắng.
Tương tự, dùng AgNO3 để nhận biết 2 muối Na+: NaCl có AgCl Trắng.
Viết ptpư.
Hoạt động 4:
Cho bài tập . HS thảo luận và trả lời.
Đáp án: b)
Theo ptpư nHBr = nNaOH
Theo đề: nHBr < nNaOH.
Hoạt động 5:
1/ MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + H2O.
a/87mol a/87mol
2KMnO4+14HCl2MnCl2+2KCl +5Cl2+8H2O
a/158mol
K2Cr2O7 +14HCl2CrCl3 + 2KCl +3Cl2+7H2O
a/294mol
Ta có: .
Vậy dùng KMnO4 điều chế được nhiều Cl2 hơn.
- Đáp án: b).
2/ Theo PT(1) : nMnO2 = nCl2.
Theo PT(2) : nKMnO4 = 5/2nCl2 = 2,5nCl2.
Theo PT(3) : nK2Cr2O7 = 3nCl2.
Ta có 3n>2,5n>n.
Vậy dùng K2Cr2O7 được nhiều Clo hơn.
- Đáp án: c).
Hoạt động 6:
Cho bài tập . HS thảo luận và trả lời.
Cho hỗn hợp khí qua dung dịch NaOH, khi Clo tác dụng với dung dịch NaOH, ta thu được khí O2.
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O.
BT1/ Viết phương trình biểu diễn chuỗi biến hoá sau:
a) NaOH NaCl Cl2 FeCl3 Fe(NO3)3
S
b)
CaOCl2 Cl2 CaCl2 CO2
(6) (4)
Cl2NaClONaHCO3 Na2CO3
BT2/Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hoá hợp chất nào sau đây:
a) NaCl b) HCl c) KClO3 d) KMnO4.
BT3/ Có 4 dung dịch của các muối sau đựng trong 4 lọ riêng biệt: NaCl; NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết mỗi dung dịch.
BT4/ Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch thu được thì giấy quì tím chuyển sang màu nào sau đây:
a) Màu đỏ, b) màu xanh
c) Không đổi màu, d) Không xác định được
BT5/
Có những chất sau: KMnO4, MnO2, K2Cr2O7 và dung dịch HCl.
1/ Nếu các chất oxi hoá có khối lượng bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí Clo nhiều hơn?
a) MnO2, b) KMnO4 c) K2Cr2O7
d) Các chất cho lượng Clo bằng nhau.
2/ 1/ Nếu các chất oxi hoá có số mol bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí Clo nhiều hơn?
a) MnO2, b) KMnO4 c) K2Cr2O7
d) Các chất cho lượng Clo bằng nhau.
BT6/ Người ta điều chế khí Oxi nhưng có lẫn khí Cl2. Làm thế nào để thu được Oxi tinh khiết (Loại bỏ được tạp chất đó)?
Củng cố, dặn dò:
1/ Hoàn thành chuỗi phản ứng:
NaCl HClCl2 NaClO NaCl Cl2 KClO3 KClO4 HClO4 Cl2O7.
HCl Cl2 CaCl2 Ca(OH)2.
KClO3 KCl.
2/ Đọc trước baiFlo- Brom – Iot.
Tự chọn: 23
CHUỖI PHẢN ỨNG CỦA HALOGEN, SO SÁNH VÀ NHẬN BIẾT
CÁC HALOGEN. BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG PHẦN HALOGEN.
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS nắm vững tính chất hoá học của các halogen (hal) để hoàn thành bài tập chuỗi phản ứng và nhận biết.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập định lượng, viết PTHH thành thạo cho HS .
II. Phương pháp:
Đàm thoại, nêu vấn đề.
HS ôn tập lí thuyết về hal.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
So sánh tính chất hoá học của các hal?
Bài mới:
Hoạt động GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1:
HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
KClO3 + 6HCl KCl + 3Cl2 + 3H2O
Cl2 + 2HBr 2HCl + Br2.
Br2 + 2HI 2HBr + I2.
I2 + H2 2HI.
Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O.
CaOCl2 + 2HCl CaCl2 + Cl2 + H2O.
Hoạt động 2:
HS thảo luận nhóm và đưa ra đáp án.
B1 A3; B2 A4; B3 A7
B4 A1; B5 A6; B6 A2
B7 A5.
Hoạt động 3:
HS thảo luận nhóm trả lời .
Đáp án : d)
GV giải thích: AgCl: Trắng, AgBr: Vàng nhạt: AgI: Vàng đậm; còn KF không phản ứng ( Àg: tan)
Hoạt động: 4
HS thảo luận nhóm và chọn đáp án : c)
Hoạt động 5:
HS thảo luận nhóm giải.
nI2 = = 0,05 mol.
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + H2O.
0,2 0,05
Cl2 + 2NaI 2NaCl + I2.
0,05 0,05
mHCl = 0,2 . 36,5 = 7,3g
Chọn dáp án: d)
Hoạt động 6:
GV hướng dẫn HS làm.
Gọi x mol: NaCl; y mol NaI.
Cl2 + 2NaI 2NaCl + I2.
y y
Theo đề: nNaCl = x + y = = 0,4 mol.
58,5x + 150y = 37,125
% NaCl = = 39,4%
%NaI = 60,6%.
Đáp án : a).
1/ Viết phương trình hoàn thành chuỗi biến hoá sau:
KClO3 Cl2 Br2 I2HI
CaOCl2 CaCl2.
2/ Hãy chọn mỗi chất ở cột A điền vào trong mỗi phản ứng ở cột B sao cho hợp lí:
A1: KClO; A2: KClO3; A3: NaHCO3; A4: Cl2; A5: O2 ; A6 :CaOCl2; A7 : HClO.
B1: NaClO + CO2 + H2O … + HClO
B2: KClO3 + HCl KCl + …+ H2O
B3: Cl2 + H2O HCl + …
B4: Cl2 + KOH KCl + … + H2O.
B5: Ca(OH)2 + Cl2 H2O + …
B6: Cl2 + KOH KCl + … + H2O.
B7: CaOCl2 CaCl2 + …
3/ Cho các dung dịch muối sau: NaCl, KF, NaI, KBr chỉ dùng hoá chất nào sau đây để nhận biết các dd trên.
a) NaNO3; b) KOH; c)AgCl; d) AgNO3.
4/ Dãy axit nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit tăng dần:
HI< HBr < HCl < HF
HBr <HI < HCl < HF.
HF < HCl < HBr < HI
HF< HBr < HCl < HI.
5/ Đun nhẹ hỗn hợp MnO2 và HCl đặc. Dẫn khí Cl2 sinh ra đi vào dung dịch NaI thì thu được 12,7g Iôt. Khối lượng axit HCl bị oxi hoá bởi MnO2 là:
a) 7g; b) 7,1g; c) 7,2g; d) 7,3g.
6/ Hoà tan 37,125g hỗn hợp các muối NaCl và NaI vào H2O. Cho vừa đủ khí Cl2 đi qua dd rồi đem cô cạn. Nung chất rắn thu được cho đến khi màu tím bay ra hết, bã rắn còn lại sau khi nung có khối lượng 23,4g . Thành phần phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu:
39,4% và 60,6%
30% và 70%
40,4% và 59,6%
60,4% và 39,6%.
Củng cố , dặn dò:
Xem các dạng bài tập. Hoàn thành vào vở. Nắm pp để giải các BT tương tự.
Tự chọn 24:
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHÓM HALOGEN.
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm : gồm bài tập định tính và định lượng cho HS.
- Định hướng HS làm các dạng bài tập cả chương halogen.
II. Phương pháp:
- Đàm thoại nêu vấn đề.
- HS chuẩn bị: Ôn tập kiến thức cả chương.
III. Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Hãy chọn sản phẩm ở cột (II) phù hợp với các chất tham gia phản ứng ở cột (I).
Cột 1
Cột 2
A/ Cl2 + KOH
B/ Cl2 + KOHđ
C/ KCl + H2O
D/ MnO2 + HCl
1/ MnCl2 + Cl2 + H2O
2/ KCl + H2O.
3/ KCl + KClO + H2O.
4/ KOH + H2 + Cl2.
5/ KCl + KClO3 + H2O.
Bài mới:
Hoạt động GV – HS.
Nội dung.
Hoạt động 1:
Học sinh hoạt động nhóm và trả lời.
Đáp án: c/ Tính khử HI mạnh nhất.
Hoạt động 2:
Học sinh hoạt động nhóm và trả lời.
Đáp án: b/
Hoạt động 3:
Học sinh hoạt động nhóm và trả lời.
Đáp án: d/
Hoạt động 4:
Học sinh hoạt động nhóm và trả lời.
Đáp án: c/ Oxi có độ âm điện lớn hơn Clo
Hoạt động 5:
Học sinh hoạt động nhóm và trả lời.
Đáp án: c/
Hoạt động 6:
Học sinh hoạt động nhóm và trả lời.
Đáp án: a/
Cl2 + H2O HCl + HClO
Hoạt động 7:
Học sinh hoạt động nhóm và trả lời.
Đáp án: c/ Vì AgCl kết tủa trắng.
Hoạt động 8:
Học sinh hoạt động nhóm và trả lời.
Đáp án:
8.1) c/
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
8.2) d/
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O.
CuCl2 : dd màu xanh.
Hoạt động 9:
Học sinh hoạt động nhóm và trả lời.
Đáp án: d/
3Cl2 + 6KOH đ 5KCl + KClO3 + 3H2O
m. clorua m. clorat.
Hoạt động 10:
Học sinh hoạt động nhóm và trả lời.
Đáp án:
(1) NaF (2) KCl (3) KClO (4) KClO4
(5) H2O (6) Cl2 (7) NaCl (8) NaClO
2NaCl + H2O NaCl + NaClO + H2O
Hay:
NaCl + H2O NaClO + H2O.
1/ Chọn PTPƯ đúng trong các PTPƯ sau:
a/ Fe + Cl2 FeCl2.
b/ 2HBr + 2FeCl3 2FeCl2 + Br2 + 2HCl.
c/ 2HI + 2FeCl3 2FeCl2 + I2 + 2HCl.
d/ 2HF + 2FeCl3 2FeCl2 + F2 + 2HCl.
2/ Trong các đơn chất dưới đây, đơn chất nào không thể hiện tính khử?
a/ Cl2 b/ F2 c/Br2 d/ I2.
3/ Hiđrohalogenua nào dưới đây kém bền với nhiệt độ nhất:
a/ HF b/ HCl c/ HBr d/ HI.
4/ Trong các hợp chất với oxi số oxi hoá của Clo có thể là:
a/ -1 ; -3; -5; -7.
b/-1; +1; -3; +3.
c/ +1; +3; +5; +7.
d/ -1; +1; +3; +5; +7.
5/ Trong phản ứng với dung dịch kiềm, Clo thể hiện:
a/ Tính oxh b/ Tính khử.
c/ Cả oxh và khử d/ Tính axit.
6/ Thành phần hoá học chính của nước clo là:
a/ HCl, HClO, Cl2, H2O.
b/ NaCl, NaClO, NaOH, H2O.
c/ CaOCl2, CaCl2, Ca(OH)2, H2O.
d/ HCl, KCl, KClO3, H2O.
7/ Thuốc thử dùng để nhận biết ion clorua có trong dung dịch muối clorua hoặc ddHCl là:
a/ AgBr b/ Ca(NO3)2 c/ AgNO3 d/ Ag2SO4.
8/ Chon đáp án đúng:
8.1) Cho 1 mẫu đá vôi vào dung dịch HCl, hiện tượng xảy ra là:
a/ Không có hiện tượng gì.
b/ có kết tủa trắng.
c/ Có khí không màu thoát ra.
d/ Có khí màu vàng thoát ra.
8.2) Cho một ít bột đồng (II) oxit vào dung dịch HCl, hiện tượng xảy ra là:
a/ Không có hiện tượng gì.
b/ Đồng (II) oxit tan, dung dịch có màu đỏ.
c/ Đồng (II) oxit tan có khí thoát ra.
d/ Đồng (II) oxit tan , dung dịch có màu xanh.
9/ Chọn câu trả lời đúng khi cho khí Cl2 tác dụng với dung dịch kiềm nóng sẽ thu được:
a/ Muối clorua
b/ Muối hipoclorit.
c/ Muối clorua và muối hipoclorit.
d/ Muối clorua và muối clorit.
10/ Cho các công thức hoá học sau: KClO; NaF; KCl; KOH; NaOH; KClO3; H2O; Cl2; NaCl; NaClO. Điền vào chỗ trống công thức hoá học thích hợp trong các phương trình hoá học sau:
a/ F2 + NaOH (l ) … + H2O + OF2.
b/ Cl2 + KOH … + … + H2O.
c/ Cl2 + KOH KCl + … + …
d/ NaCl + H2O H2 + … + 2NaOH.
e/ NaCl + H2O … + … + H2O
Củng cố dặn dò:
Hoàn thành các bài tập vào vở.
Chuẩn bị bài để kiểm tra 1 tiết.
BTVN:
Cột I
Cột II
a/ AgCl
b/ Cl2
c/ Br2
d/ I2
e/ KI
g/ HF
h/ HCl
1/ Chất rắn màu trắng bị phân huỷ bởi ánh sáng mặt trời thành màu đem.
2/ Chất có trong muối iôt.
3/ Chất khí màu vàng lục, rất độc, mùi xốc.
4/ Chất tan vô hạn trong nước tạo dung dịch làm đỏ quì tím.
5/ Halogen duy nhất ở thể lỏng trong điều kiện thường.
6/ Chất rắn đun nóng bị thăng hoa có nhiều trong tảo biển.
7/ Chất dùng để khắc thuỷ tinh.
Tự chọn: 25.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ BÀI TẬP OXI – OZON
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố kiến thức phần oxi – ozon.
- Rèn luyện kĩ năng giải một số bài tập phần oxi – ozon.
II. Phương pháp:
Đàm thoại nêu vấn đề.
Chuẩn bị của HS: kiến thức về oxi – ozon.
Chuẩn bị của GV: Một số bài tập tiêu biểu về oxi – ozon.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Viết các phương trình chứng minh: oxi và ozon có tính oxi hoá.
Ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
Bài mới:
Hoạt động GV - HS
Nội dung
Hoạt động: 1
- Viết PTHH chứng minh tính oxi hoá của oxi?
- HS hoạt động nhóm và trả lời.
- Chứng minh ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi?
- HS hoạt động nhóm và trả lời.
- Có mấy cách điều chế oxi? Viết PTHH?
- HS hoạt động cá nhân và trả lời.
Hoạt động : 2
- GV cho bài tập, HS hoạt động nhóm và trả lời:
Đáp án: A với d); B với c);
C với b); D với a);
Hoạt động : 3
GV cho bài tập, HS hoạt động nhóm và trả lời:
Đáp án: B,
Hoạt động : 4
GV cho bài tập, HS hoạt động nhóm và trả lời:
Đáp án: d.
Hoạt động : 5
GV cho bài tập, HS hoạt động nhóm và trả lời:
Đáp án: D,
Hoạt động : 6
GV cho bài tập, HS hoạt động nhóm và trả lời:
Đáp án: B,
Hoạt động : 7
GV cho bài tập, HS hoạt động nhóm và trả lời:
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí:
= 18.2 = 36g.
Đặt x và y là số mol O3 và O2 có trong một mol hỗn hợp khí, ta có phương trình đại số:
= 36.
Giải ra ta được: y = 3x. Biết rằng tỉ lệ phần trăm về số mol khí bằng tỉ lệ về thể tích: Thể tích khí oxi gấp 3 lần thể tích khí ozon. Thành phần của hỗn hợp khí là: 25% ozon, 75% oxi.
Hoạt động : 8
GV cho bài tập, HS hoạt động nhóm và trả lời:
Giải tương tự :
Hỗn hợp khí A: 60% oxi và 40% Ozon.
Hỗn hợp khí B: 80% H2 và 20% CO.
b) PTHH của các phản ứng:
2CO + O2 2CO2.(1)
3CO + O3 3CO2.(2)
Trong một mol hỗn hợp khí A có 0,6 mol O2 và 0,4 mol O3.
Theo (1): 0,6 mol O2 đốt cháy được 1,2 mol CO.
Theo (2): 0,4 mol O3 đốt cháy được 1,2 mol CO.
Kết luận: 1 mol hỗn hợp khí A đất cháy được 2,4 mol khí CO.
A. Lí thuyết cơ bản:
1. Oxi có tính oxi hoá mạnh:
Phản ứng với kim loại ( trừ Au, Ag, Pt…)
Phản ứng với H2.
Phản ứng với Phi kim ( trừ hal)
Phản ứng với hợp chất có tính khử ( trừ hợp chất với flo).
2. Ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi:
2Ag + O3 Ag2O + O2.
Ag + O2 không phản ứng.
3. Điều chế oxi:
a) Trong phòng thí nghiệm
b) Trong công nghiệp.
B. Bài tập:
1/ Hãy ghép cấu hình electron với nguyên tử thích hợp:
Cấu hình electron Nguyên tử
A, 1s22s22p5 a) Cl
B, 1s22s22p4 b) S
C, 1s22s22p63s23p4 c) O
D, 1s22s22p63s23p5 d) F.
2/ Khí N2 bị lẫn tạp chất là khí oxi. Chọn cách nào sau đây để loại bỏ oxi thu được N2 tinh khiết?
A, Cho hỗn hợp đi qua kiềm.
B, Cho hỗn hợp đi qua phot pho.
C, Cho hỗn hợp đi qua H2SO4 đặc.
D, Cho hỗn hợp đi qua CuO, đun nóng.
3/ Có 3 ống nghiệm đựng SO2, O2, CO2. Dùng phương pháp thực nghiệm nào sau đây để nhận biết các chất trên?
Cho từng khí lội qua dung dịch Ca(OH)2 dư, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
Cho từng khí lội qua dung dịch H2S, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
Cho hoa hồng vào đầu các khí, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
b và c đúng.
4/ Khác với nguyên tử O, ion O2- có:
A, Bán kính ion nhỏ hơn và ít electron hơn.
B, Bán kính ion nhỏ hơn và nhiều electron hơn
C, Bán kính ion lớn hơn và ít electron hơn.
D, Bán kính ion lớn hơn và nhiều electron hơn.
5/ Khí oxi điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây để được khí oxi khô?
A, Al2O3.
B, CaO.
C, Dung dịch Ca(OH)2.
D, Dung dịch HCl.
6/ Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối đối với hiđro bằng 18. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí.
7/ Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với khí H2 là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và khí CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với H2 là 3,6.
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp khí A và B.
b) Một mol khí A có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO?
Củng cố, dặn dò:
Một hợp chất của lưu huỳnh với oxi, trong đó mỗi nguyên tố đều chiếm 50% khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử S và O trong phân tử là bao nhiêu ( trong các số dưới đây)?
A, 1: 1; B, 1:3; C, 2:1 D, 1:2.
Đáp số: D: SO2.
Tự chọn: 26
CỦNG CỐ LÍ THUYẾT OXI – LƯU HUỲNH VÀ BÀI TẬP LƯU HUỲNH.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Củng cố lí thuyết phần oxi lưu huỳnh.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập định lượng của S.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, nêu vấn đề.
Chuẩn bị của HS: kiến thức bài oxi, lưu huỳnh.
Chuẩn bị của GV : Bài tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Chứng minh oxi và S đều có tính oxi hoá, ngoài ra S còn có tính khử.
Bài mới:
Hoạt động GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1:
- Tìm Z của O, S. Viết cấu hình e?
Hoạt động 2:
Xác định độ âm điện. Suy ra tính chất hoá học của O, S?
Nêu các phản ưng và viết PTHH chứng minh các tính chất đó.
Hoạt động 3:
HS thảo luận nhóm và trả lời.
Đáp án: c.
Hoạt động 4:
HS thảo luận nhóm và trả lời.
Đáp án: d.
GV hdẫn xác định số oxi hoá.
Hoạt động 5:
HS thảo luận nhóm và trả lời
nS = 8: 32 = 0,25 mol.
S + O2 SO2.
0,25 0,25
SO2 + H2O H2SO3.
0,25 0,25
mH2SO3 = 0,25. 82 = 20,5 g.
m dd = 20,5 + 61,5 = 82 g.
C % H2SO3 = = 25%
Đáp án b.
Hoạt động 6: HS thảo luận nhóm và trả lời.
nK = 11,7 : 39 = 0,3 mol.
2K + X K2X.
(Hoặc: 4K + X2 2 K2X.)
nK : n K2X = 2: 1.
Vậy n K2X = ½ . nK = 0,15 mol.
Ta có: 0,15.(78 + X) = 16,5 Vậy X = 32 ( S).
Đáp án a.
Hoạt động 7: HS thảo luận nhóm và trả lời.
nS = 6,4:32 = 0,2 mol, nZn = 0,04 mol.
Zn + S ZnS.
0,04 0,04
Vậy S dư: (0,2 – 0,04). 32 = 5,12g.
Đáp án d.
Hoạt động 8: HS thảo luận nhóm và trả lời
nAl = 0,54: 27 = 0,02 mol
nMg = 0,24: 24 = 0,01 mol.
2 Al + 3S Al2S3.
0,02 0,01.
Mg + S MgS.
0,01 0,01
Al2S3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2S.
0,01 0,03
MgS + H2SO4 MgSO4 + H2S
0,01 0,01
H2S + Pb(NO3)2 PbS + 2HNO3.
0,04 0,04
VPb(NO) = = 0,4 lít = 400 cm3.
Đáp án a.
A. Lí thuyết cơ bản:
1. Cấu hình electron của nguyên tử:
: 1s22s22p4.
: 1s22s22p63s23p4.
2. Độ âm điện:
O: 3,44; S: 2,58.
3. Tính chất hoá học:
- Oxi có tính oxi hoá mạnh:
Phản ứng với: Kim loại ( trừ: Au, Ag, Pt), H2.
Phi kim ( trừ hal)
Hợp chất (trừ hc với F).
- S vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử:
+Tính oxi hoá: Tác dụng với:
Kim loại, H2
+ Tính khử: Tác dụng với:
Phi kim mạnh.
B. Bài tập:
1/ S có thể tồn tại ở những trạng thái oxi hoá nào?
-2, +4, +5, +6.
-3, +2, +4, +6.
-2, 0, +4, +6.
+1, 0, +4, +6.
2/ Lưu huỳnh có số oxi hoá +6 trong các hợp chất nào sau đây:
a) H2SO4. b) SO3.
c) SO2 d) Cả a, b.
3/ Đốt cháy hết 8 gam S . Dẫn sản phẩm hoà tan hết trong 61,5 g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:
a) 20% b) 25%
c) 15% d) 30%.
4/ Trộn 11,7 gam Kali với một lượng dư phi kim ở nhóm VIA. Đun nóng hỗn hợp trong bình kín không có oxi thu được16,5 g muối . Tên phi kim đó là:
Lưu huỳnh.
Oxi.
Selen.
Telu.
5/ Nung nóng một hỗn hợp gồm 6,4 g S và 2,6 g Zn trong một bình kín. Sau khi phản ứng kết thúc thì chất nào còn dư, bao nhiêu gam.
S dư và 4 gam.
Zn dư và 5,12 gam
Cả hai đều dư và 7,12 gam
S dư và 5,12 gam
6/ Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,54 g bột Mg và bột S dư. Cho sản phẩm tác dụng với H2SO4l, dư. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào dung dịch Pb(NO3)2 0,1M. Tính thể tích dung dịch Pb(NO3)2 vừa đủ để phản ứng hết với chất khí trên là:
a) 400 cm3 b) 300cm3.
c) 200cm3 d) 100cm3.
Củng cố, dặn dò:
HS nắm các phương pháp giải bài tập và hoàn thành vào vở.
Chuẩn bị bài H2S.
Tự chọn: 27,28
ÔN TẬP: HIĐROSUNFUA VÀ CÁC OXIT CỦA LƯU HUỲNH.
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về tính chất của H2S, SO2 và SO3.
- Một số bài tập nhận biết, chuỗi phản ứng.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho HS.
II. Phương pháp:
Đàm thoại.
- HS chuẩn bị lí thuyết phần H2S, SO2 và SO3.
GV chuẩn bị các bài tập, phiếu học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Viết ptpư chứng minh SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá.
Bài mới:
Hoạt động GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: HS nêu tính chất hoá học H2S, SO2 và SO3. Viết PTHH minh hoạ. GV nhận xét đánh giá cho điểm
Hoạt động 2: - GV phát hiếu học tập.
- HS hoạt động nhóm và trả lời
SO2 + NaOH NaHSO3.
SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O
SO3 + NaOH NaHSO4.
SO3 + NaOH Na2SO4 + H2O
SO2 + CaO CaSO3.
SO3 + MgO MgSO4.
Hoạt động 3:- GV phát hiếu học tập.
- HS hoạt động nhóm và trả lời
SO2 + H2O + Br2 2HBr + H2SO4.
SO2 + H2O H2SO3.
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
SO2 + 2H2S 3S + 2H2O.
e) 2SO2 + O2 2SO3.
Hoạt động 4:
HS thảo luận nhóm và trả lời:
S + O2 SO2.
SO2 + H2O + Br2 2HBr + H2SO4.
Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O.
SO2 + 2H2S 3S + 2H2O
S + H2 H2S
S + Fe FeS.
FeS + 2HBr H2S + FeBr2.
FeBr2 + Cl2 FeCl2 + Br2.
FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl.
a) - Nhúng quì ẩm vào 5 bình khí.
- Quì tím chuyển xanh: NH3.
- Quì tím mất màu sau đó chuyển sang đỏ: Cl2.
Cl2 + H2O ® HCl + HClO
HClO ® HCl + 1/2O2
- Ba bình khí còn lại không có hiện tượng.
- Nhúng giấy KI có tẩm hồ tinh bột vào nhận biết O3 chuyển xanh.
2KI + O3 + H2O ® 2KOH + I2¯ + O2
(I2 làm hồ tinh bột chuyển xanh)
- Hai mẫu còn lại cho que đóm vào: O2 bùng cháy. N2: que đóm tắt.
b) Cho quì tím nhận ra NH3 hoá xanh.
H2S hoá đỏ.
Cho KI nhận ra O3.
c) Lấy mẫu thử:
- Cho HCl vào:
+ K2S: trứng thối
K2S + 2HCl ® 2KCl + H2S
Na2SO4: mùi hắc
Na2SO4 +2HCl ®2NaCl+ SO2 + H2O
- Cho NaOH dư
+ Cu(NO3)2 ® Cu(OH)2¯ xanh
Cu(NO3)2+2NaOH ® Cu(OH)2¯+2NaNO3
+ MgCl2 ® Mg(OH)2¯ trắng
MgCl2 + 2NaOH ® Mg(OH)2¯ +2NaCl
+ (NH4)2SO4 ® NH3 khai
(NH4)2SO4+ 2NaOH ® Na2SO4 + 2NH3 + H2O
A. Lí thuyết cơ bản:
1/ H2S là một axit yếu (yếu hơn axit cacbonic)
Phản ứng với bazơ cho 2 muối ( tuỳ vào tỉ lệ số mol)
H2S: là một chất khử mạnh: Phản ứng với: O2; nước Br2...
2/ SO2 vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
Phản ứng với: O2, nước Br2 : Thể hiện tính khử.
Phản ứng với: H2S: Thể hiện tính oxi hoá.
- SO2 là một oxit axit: phản ứng với H2O, bazơ.
3/ SO3 là oxit axit: Phản ứng với: H2O, bazơ, oxit bazơ tạo muối.
B. Bài tập:
1/ Điền vào ô trống các chất thích hợp và cân bằng:
… + NaOH NaHSO3.
… + NaOH Na2SO3 + …
… + NaOH NaHSO4.
… + NaOH Na2SO4 + …
… + CaO CaSO3.
… + MgO MgSO4.
2/ Hoàn thành các phản ứng sau:
SO2 + H2O + Br2
SO2 + H2O
SO2 + KMnO4 + H2O
SO2 + H2S
SO2 + O2
3/ Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
S SO2 H2SO4 SO2 S H2S
FeS FeBr2 FeCl2 NaCl .
4/ Nhận biết các chất sau, viết pư nếu có:
a) O2, O3, N2, Cl2 và NH3.
b) NH3, H2S, O2, O3.
c) 5 dung dịch: K2S, Na2SO3, (NH4)2SO4, MgCl2 và Cu(NO3)2
* Củng cố, dặn dò:
1. HS hoàn thành các dạng bài tập vào vở.
2. Hoàn thành chuỗi phản ứng, ghi điều kiện:
a) S ® H2S ® SO2 ® SO3 ® H2SO4 ® CuSO4 ® H2SO4.
b) H2S ® S ® SO2 ® Na2SO3 ® Na2S ® Na2SO4 ® NaCl.
Giải:
a) S + H2 H2S
H2S + 3/2O2 SO2 + H2O
SO2 + 1/2O2 SO3
SO3 + H2O ® H2SO4
CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O
CuSO4 + H2S ® CuS¯ + H2SO4
b)
H2S + 1/2O2 S¯ + H2O
S + O2 SO2
SO2 + 2NaOH ® Na2SO3 + H2O
4Na2SO3 ® Na2S + 3Na2SO4
Na2S + 4Cl2 + 4H2O ® Na2SO4 + 8HCl.
Na2SO4 + BaCl2 ® BaSO4¯ + 2NaCl
Tự chọn 29:
ÔN TẬP: AXIT SUNFURIC VÀ MUỐI SUNFAT.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố kiến thức cơ bản về axit sunfuric ( đặc biệt axit sunfuric đặc) và phương pháp nhận biết gốc sunfat .
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập chuỗi phản ứng, nhận biết và bài tập định lượng.
II. Phương pháp:
- Chuẩn bị phiếu học tập.
- HS chuẩn bị : ôn tập kiến thức về axit sunfuric .
III. Tiến trình lên lớp:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính chất hoá học của H2SO4 đặc. Cho 2 ví dụ H2SO4,đ tác dụng với kim loại và phi kim.
- Bài mới:
Hoạt động GV - HS
Nội dung
HĐ 1:
- Nêu tc của 1 axit, ví dụ H2SO4 loãng?
- HS thảo luận nhóm, trả lời.
HĐ2:
- Tc của H2SO4 đặc, vd?
- HS thảo luận nhóm, trả lời.
HĐ 3:
- Có mấy loại muối sunfat, đó là loại nào, vd?
- Thuốc thử để nhận biết ion sunfat? Vd?
- HS thảo luận nhóm, trả lời.
HĐ 4:
- Phát phiếu học tập, HS thảo luận nhóm và trả lời.
O2 thiếu.
O2, t0.
O2, V2O5,t0.
H2SO4
O2 đủ.
Br2 + H2O.
Cu(OH)2.
H2S
Fe
HCl
HĐ 5:
- Phát phiếu học tập, HS thảo luận nhóm và trả lời
- Dùng HCl nhận ra Na2SO3 và Na2S.
- Dùng BaCl2 nhận ra Na2SO4.
- Dùng AgNO3 nhận ra NaCl.
- Còn lạo NaNO3 không hiện tượng.
HĐ 6:
- Phát phiếu học tập, HS thảo luận nhóm và trả lời
Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2O (1)
0,5 0,5
2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O (2)
0,5
mdd NaOH = V.d = 125. 1,28 = 160 g.
nNaOH = = 1.
nH2SO4 (2) = 0,5 mol.
nBa(OH)2 = = 0,5 mol.
nH2SO4 (1) = 0,5 mol
H2SO4 = 1 mol.
C% H2SO4 bđ = = 49%.
I. Lí thuyết:
1/ H2SO4 loãng:
Có đầy đủ tính chất của 1 axit ( quì tím hoá đỏ, td với kl trước H, td với oxit bazơ, bazơ, tác dụng với muối (đk...))
2/ H2SO4 đặc:
- Tính oxi hoá mạnh.
+ Với kim loại ( trừ Au, Pt)
+ Với pk ( C, S, P, N...).
+ Với hợp chất có tính khử ( KBr, FeO ).
- Tính háo nước.
3/ Muối sunfat, nhận biết ion sunfat:
- Có 2 loại.
- Dùng Ba2+ nhận biết gốc sunfat (SO42-) trong H2SO4 hoặc muối).
BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl.
BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl
II. Bài tập:
1/ Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá:
1
5
8
6
SSO2SO3H2SO4
H2S H2SO4CuSO4
SO2
SFeSH2S
2/ Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch muối. Viết PT NaCl, Na2SO4, NaNO3, Na2SO3, Na2S.
3/ Cho 855g dung dịch Ba(OH)2 10% + 200g dd H2SO4. Lọc bỏ kết tủa trung hoà nước lọc người ta phải dùng 125 ml dd NaOH 25%, d = 1,28.
Tính C% H2SO4 ban đầu.
Củng cố, dặn dò:
Hãy lập những PTHH sau và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng:
SO2 + Fe2(SO4)3 + H2O H2SO4 + FeSO4.
SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4 K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O.
TỰ CHỌN : 30,31
LUYỆN TẬP PHẦN AXIT SUNFURIC VÀ MUỐI SUNFAT.
I .MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Cho học sinh hiểu và ôn lại :
+ Tính chất hóa học của H2SO4 loãng và đặc.
+ Các loại muối sunfat và cách nhận biết muối sunfat.
Về kĩ năng:
+ Viết và cân bằng các phương trình hóa học của H2SO4 đặc tác dụng với kim loại và phi kim.
+ Kĩ năng giải các bài tập định tính và điịnh lượng.
II. NỘI DUNG:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV- Hướng dẫn và gọi 1 HS trả lời.
GV- Hướng dẫn và gọi 1 HS trả lời.
GV- Hướng dẫn và gọi 1 HS trả lời.
GV- Hướng dẫn và gọi 1 HS trả lời.
GV- Hướng dẫn HS cách tính tổng số e trong các ion .
GV- Cho HS viết 3 phương trình ứng với 3 chất khác nhau.
Gv- Gọi 1 HS bất kỳ lên bảng giải tìm đáp số.
GV- HD cho HS cách so sánh tỉ lệ số mol để thế vào phương trình.
GV: HD cho HS tính số mol H2SO4 dựa vào kết tủa và số mol HCl dựa vào số mol NaOH.
GV- HD HS lập 3 phương trình 3 ẩn để giải.
GV- HD HS % của H2SO4 số mol của H2SO4
GV- HD HS lập hệ 2 phương trình để giải.
Câu 1: Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử:
A/ Cl2, O3, S B/ S, Cl2, Br2 C/ Na, F2 , S D/ Br2, O2, Ca
Đáp án B
Câu 2: Ghép các cặp chất và tính chất của các chất sao cho phù hợp.
Các đơn chất
Tính chất của chất
A. S
a. Có tính oxi hóa
B. SO2
b. Có tính khử
C. H2S
c. Có tính oxi hóa và tính khử
D. H2SO4
d. Chất khí có tính oxi hóa và tính khử
e. Không có tính oxi hóa cũng không có tính khử
Đáp án : A-c; B-d; C-b; D-a.
Câu 3: Cho phản ứng hóa học sau:
H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng:
A/ H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử
B/ H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
C/ Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử
D/ Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử
Đáp án D
Câu 4: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A/ O3 B/ H2SO4 C/ H2S D/ SO2
Đáp án D
Câu 5: Có những phân tử và ion sau:
A/ SO2 B/ SO32- C/ S2- D/ SO42-
Phân tử hoặc ion nào nhiêu electron nhất?
Đáp án D
Câu 6: Cho dãy chuyển hóa :ZnSO2H2SO4 AH2S H2SO4.
A là:
A/ SO2 B/ S C/ Na2SO4 D/ Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án D
Câu 7: Cho sơ đồ: S A B C A H2SO4. A là:
A/ H2S B/ SO2 C/ Na2S D/ Tất cả đúng
Đáp án D
Câu 8: Một hỗn hợp gồm 13 gam Zn và 5,6g Fe tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, dư.Thể tích khí H2 (ĐKC) được giải phóng:
A/ 4,48 lít B/ 2,24lít C/ 6,72 lít D/ 67,2 lít
Đáp án C
Câu 9: Trộn 200g dung dịch H2SO4 98% vào 100ml dung dịch BaCl2 2M thu được kết tủa có khối lượng:
A/ 46,6g B/ 20g C/ 23,3g D/ Kết quả khác.
Đáp án A
Câu 10: Một dung dịch chứa đồng thời HCl và H2SO4. Cho 200g dung dịch đó tác dụng với dung dịch BaCl2 dư tạo thành 46,6 gam chất kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, để trung hòa nước lọc, người ta phải dùng 500 ml dung dịch NaOH 1,6m. Tính C% của mỗi axit trong dung dịch ban đầu.
A/ C% HCl = 7,3%;C%H2SO4 = 4,9%
B/ C% HCl = 7,3%;C%H2SO4 = 9,8%
C/ C% HCl = 3,5%; C%H2SO4 = 9,8%
D/ C% HCl = 6,5%;C%H2SO4 = 5,4%
Đáp án B
Câu 11: Hoàn tan hoàn toàn 24,8 g hỗn hợp X gồm 3 kim loại Fe, Mg và Cu vào H2SO4 đặc, nóng có dư thì thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 92 gam muối khan.
Nếu cho 24,8 gam hỗn hợp X trên phản ứng với dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 11,2 lít khí (ĐKC).
Tính khối lượng và % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp X.
A/ mFe = 5,6g; mMg = 7,2g; mCu = 3,2g
B/ mFe = 11,2g; mMg = 36g; mCu = 64g
C/ mFe = 11,2g; mMg = 7,2g; mCu = 6,4g
D/ mFe = 22,4g; mMg = 14,4g; mCu = 12,8g
Đáp án C
Câu 12:Axit sunfuric đặc (D= 1,84g/ml) chứa 6,4% nước. Hãy cho biết trong 1 lít dung dịch axit này có bao nhiêu mol H2SO4 ?
A/ nH2SO4 = 17,2 mol B/ nH2SO4 = 9,74mol
C/ nH2SO4 = 17,48 mol D/ nH2SO4 = 5,72 mol
Đáp án C
Câu 13:Xử lí 1,143 gam hỗn hợp rắn KCl và K2SO4 bằng axit H2SO4 đặc, thu được1,218 gam K2SO4 .
Khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp rắn đầu là” Đáp số: A/mKCl = 0,447g; mK2SO4 = 0,696g B/mKCl = 4,47g; mK2SO4 = 6,96g
C/mKCl = 4,47g; mK2SO4 = 0,696g D/mKCl = 22,35g; mK2SO4 = 9,66g
Đáp án :A
Câu 14: Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khi phản ứng kết thúc, người ta thu được 8,96 lít khí (ĐKTC).Khối lương mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:
A/ mMg = 1,2g; mAl = 5,4 g B/ mMg = 2,4g; mAl = 5,4 g
C/ mMg = 24g; mAl = 54 g D/ mMg = 12g; mAl = 27 g
Đáp án B
Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị ôn tập toàn chương, kiểm tra 1 tiết.
- Lưu ý các dạng bài tập sgk.
TỰ CHỌN 32, 33
ÔN TẬP OXI – LƯU HUỲNH
I. Mục đích, yêu cầu:
Cho học sinh nắm vững:
Oxi, lưu huỳng là những phi kim có tính oxi hóa mạnh. Oxi có tính oxi hóa mạnh hơn lưu huỳnh.
Tính chất hóa học cơ bản của hợp chất của lưu huỳnh. Thấy được tính chất hóa học của các các chất phụ thuộc vào mức oxi hóa của lưu huỳnh.
Về kĩ năng:
Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử.
Giải các bài tập định tính cũng như các bài tập định lượng liên quan đến oxi, lưu huỳnh.
II. Phương pháp:
- HS thảo luận nhóm.
- GV chuẩn bị phiếu học tập.
- HS chuẩn bị bài về tốc độ phản ứng.
III. Tiến trình lên lớp.
- Ổn địmh lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
- Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gv- Cho HS nhắc lại thế nào là liên kết CHT không cực?
Gv- Cho HS nhắc lại phương pháp nhận biết I2 bằng hồ tinh bột.
GV- y/c HS viết phương trình của H2S vớiPb(NO3)2 . PbS kết tủa màu đen.
GV- y/c HS viết phương trình của SO2 tác dụng vơi nước brom.
Gv- Cho HS nhắc lại các khía niệm , suy ra đáp án.
GV- Cho 1 HS lên bảng giải.
GV- Cho 1 HS lên bảng giải
GV- Cho 1 HS lên bảng giải
GV- Cho 1 HS lên bảng giải
GV- Cho 1 HS lên bảng giải
GV- Cho 1 HS lên bảng giải
Câu 1: Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?
A/ H2S B/ O2
C/ Al2S3 D/ SO2
Đáp án B
Câu 2: Sục khí O3 vào dung dịch KI có sẵn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan sát được là:
A/ Dung dịch có màu vàng nhạt B/ Dung dịch có màu xanh
C/ Dung dịch trong suốt D/ Dung dịch có màu tím
Đáp án B
Câu 3: Để nhận biết H2S và muối sunfua, có thể dùng hóa chất là:
A/ Dung dịch Na2SO4 B/ Dung dịch Pb(NO3)2
C/ Dung dịch FeCl2 D/ Dung dịch NaOH
Đáp án B
Câu 4: Sục khí SO2 dư vào dung dịch nước brôm:
A/ Dung dịch bị vẫn đục B/ Dung dịch chuyển màu vàng
C/ dung dịch vãn có màu nâu D/ Dung dịch mất màu
Đáp án D.
Câu 5:Trong phản ứng : H2S + 3H2SO4 4SO2 + 4H2O thì H2S đóng vai trò:
A/ Chất bị oxi hóa B/ Chất khử
C/ Chất nhường electron D/ Tất cả đều đúng
Đáp án D
Câu 6: Một phi kim X ở nhóm VI A tác dung hết với 2,3 g Na thu được 3,9g muối. X là:
A/ Oxi B/ lưu huỳnh
C/ Selen D/ Telu
Đáp án B
Câu 7: R là nguyên tố phi kim. Hợp chất của R với hiđro có công thức chung là RH2 chứa 5,88%H về khối lượng. R là nguyên tố nào sau đây ?
A/ Cacbon B/ Nitơ
C/ Phôpho D/ Lưu huỳnh
Đáp án D
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào dung dịch chứa 32g NaOH. Dung dịch tạo thành chứa:
A/ NaHSO3 và Na2SO4 B/ Na2SO3 vả NaOH dư
C/ NaHSO3 và SO2 D/ NaHSO3 và Na2SO3
Đáp án B
Câu 9: Hòa tan 12,8g SO2 vào 20g H2O. Dung dịch thu được có nồng độ phần trăm là:
A/ 9% B/ 8%
C/ 9,07% D/ 39,02%
Đáp án B
Câu 10: Hoà tan 12,8 g SO2 vào 20 gam H2O. Dung dịch thu được có nồng độ phần trăm là:
A/ 9% B/ 8%
C/ 9,07% D/ Kết quả khác
Câu 11: Hoà tan 12,8 g SO2 vào dung dịch chứa 32 gam NaOH. Dung dịch tạo thành chứa:
A/ NaHSO3, Na2SO4 B/ Na2SO3, NaOH dư
C/ NaHSO3, SO2 D/ Không xác định
* CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Chuẩn bị bài tốc độ phản ứng.
Tự chọn 34:
ÔN TẬP TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG.
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS nắm chắc kiến thức về tốc độ phản ứng, áp dụng giải một số bài tập trắc nghiệm.
- Khắc sâu kiến thức cơ bản cho HS.
- Rèn luyện kĩ năng giải và nhận định nhanh bài tập trắc nghiệm cho HS.
II. Phương pháp:
- HS thảo luận nhóm.
- GV chuẩn bị phiếu học tập.
- HS chuẩn bị bài về tốc độ phản ứng.
III. Tiến trình lên lớp.
- Ổn địmh lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
- Bài mới:
Hoạt động GV - HS
Nội dung
HĐ 1:
- Tốc độ phản ứng là gì? Biểu thức tính tốc độ phản ứng?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
HĐ 2:
Phát phiếu học tập . HS thảo luận nhóm và trả lời.
Đáp án: c/
HĐ 3:
Phát phiếu học tập . HS thảo luận nhóm và trả lời.
Đáp án: d/
N2 + 3H2 2NH3.
CMbđ x y (M)
CMpư 1 3 2 (M)
CMcb 2,5 1,5 2 (M)
x – 1 = 2,5 x = 3,5
y – 1 = 1,5 y = 4,5
HĐ 4:
Phát phiếu học tập . HS thảo luận nhóm và trả lời.
Đáp án: b/ có cxt phản ứng xảy ra nhanh hơn.
HĐ 5:
Phát phiếu học tập . HS thảo luận nhóm và trả lời.
Đáp án:
a/ Cặp 2 nhanh hơn. Vì CM lớn hơn
b/ Cặp 2 nhanh hơn. Vì t0 lớn hơn
c/ Cặp 2 nhanh hơn. Vì tổng dtbm lớn hơn.
A/ Lí thuyết cơ bản:
1/ Tốc độ phản ứng:
=
+C : Là biến thiên nồng độ chất sản phẩm.
-C : Là biến thiên nồng độ chất tham gia
2/ Các yếu tố ảnh hưởng:
a/ Nồng độ.
b/ Áp suất ( chất khí)
c/ Nhiệt độ: Vt= Vt.kt.
Vt,Vt: tốc độ phản ứng ở nhiệt độ t2, t1
kt : hệ số nhiệt độ cho biết tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần khi nhiệt độ tăng lên 100C.
d/ Diện tích bề mặt ( chất rắn).
e/ Chất xúc tác.
B. Bài tập:
1/ Một phản ứng hoá học được biểu diễn:
Các chất phản ứng Các chất sản phẩm
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
a/ Chất xúc tác. b/ CM chất phản ứng
c/ CM các sản phẩm d/ Nhiệt độ.
2/ Cho phản ứng: N2 + 3H2 2NH3.
sau một thời gian, nồng độ các chất như sau: = 2,5M; = 1,5M; = 2M. Nồng độ ban đầu của N2 và H2 là:
a/ 2,5M và 4,5M b/ 3,5M và 2,5M
c/ 1,5M và 3,5M d/ 3,5M và 4,5M
3/ Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế O2 từ muối KClO3. Người ta đã dùng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng.
a/ Nung KClO3TT, t0 cao.
b/ Nung KClO3TT, có MnO2 , t0 cao.
c/ Nung nhẹ KClO3TT.
d/ Nung nhẹ KClO3dd bão hoà.
4/ Trong mỗi cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ phản ứng lớn hơn:
a/ Fe + ddHCl 0,1M và Fe + ddHCl 2M cùng t0.
b/ Al + ddNaOH 2M ở 250C và
Al + ddNaOH 2M ở 500C
c/ Zn (hạt) + ddHCl 1M ở 250C và
Zn (bột) + ddHCl 1M ở 250C
Củng cố dặn dò:
- Xét phản ứng: H2 + Cl2 2HCl. Khi nhiệt độ tăng 250C thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần. Vậy khi tăng nhiệt độ từ 200C đến 1700C thì tốc độ phản ứng tăng lên là:
a/ 728 lần b/ 726 lần c/ 730 lần d/ kết quả khác.
- Câu d đúng. Vtăng = 36 = 729 lần
- Ôn tập tốc độ phản ứng và xem bài thực hành.
Tự chọn 35
ÔN TẬP CÂN BẰNG HOÁ HỌC
I. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp HS nắm chắc kiến thức về cân bằng hoá học. Nguyên lí Lơ satơlie. Các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng.
- Rèn kĩ năng làm bài tập về cân bằng hoá học.
II. Phương pháp:
- GV: chuẩn bị phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm.
- HS: Ôn tập về cân bằng hoá học.
III. Tiến trình lên lớp:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là cân bằng hoá học? Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học? Tại sao cân bằng hoá học là cân bằng động?
- Bài mới:
Hoạt động GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1:
- Cân bằng hoá học là gì?
- Phát biểu Nguyên lí Lơ satơlie?
HS hoạt động cá nhân và trả lời.
GV lưu ý về áp suất cho HS.
Hoạt động 2:
GV phát phiếu học tập.
HS thảo luận nhóm và trả lời.
Đáp án: a. Dù thể khí nhưng số mol 2 vế không đổi nên áp suất không ảnh hưởng.
Hoạt động 3:
GV phát phiếu học tập.
HS thảo luận nhóm và trả lời.
Đáp án:
Phản ứng theo chiều nghịch (vì chiều thuận toả nhiệt)
Phản ứng theo chiều thuận (vì sau phản ứng có sự giảm thể tích).
Phản ứng theo chiều thuận
Phản ứng theo chiều nghịch.
Hoạt động 4:
GV phát phiếu học tập.
HS thảo luận nhóm và trả lời.
Đáp án: d.
Hoạt động 5:
GV phát phiếu học tập.
HS thảo luận nhóm và trả lời.
Đáp án:
- Phản ứng trên không có sự thay đổi về số mol khí trước và sau phản ứng, do đó P không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng.
- Phản ứng thuận thu nhiệt, do đó tăng t0.
- Tăng nnồng độ chất tham gia hoặc giảm nồng độ chất sản phẩm.
Hoạt động 6:
GV phát phiếu học tập.
HS thảo luận nhóm và trả lời.
Đáp án:
Từ 00C – 400C (cứ tăng 100C tốc độ phản ứng tăng gấp đôi).
Vậy tốc độ phản ứng tăng: 24 = 16 lần.
Hoạt động 7:
GV phát phiếu học tập.
HS thảo luận nhóm và trả lời.
Đáp án:
Câu A đúng.
Câu C đúng.
I/ Lí thuyết cơ bản:
1/ Cân bằng hoá học:
- Cân bằng hoá học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
2/ Nguyên lí Lơ satơlie:
- Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, sẽ chuyển dịch cân bằng theo chiều giảm tác động bên ngoài đó.
- Lưu ý: Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, nếu số mol khí ở hai vế của phương trình bằng nhau thì khi tăng áp suất cân bằng sẽ không chuyển dịch.
II/ Bài tập:
1/ Cho PTHH:
N2(k) + O2 (k) 2NO(k) > 0.
Hãy cho biết những cặp yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên?
Nhiệt độ và nồng độ.
Áp suất và nồng độ.
Nồng độ và chất xúc tác.
Chất xúc tác và nhiệt độ.
2/ Cho phương trình hoá học:
2SO2(k) + O2 2SO3(k) <0.
Cân bằng hoá học của phản ứng sẽ chuyển dịch về phía nào khi:
Tăng nhiệt độ của bình phản ứng.
Tăng áp suất chung của hỗn hợp.
Tăng nồng độ khí oxi.
Giảm nồng độ khí sunfurơ.
3/ Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phương trình hoá học sau:
2N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) < 0.
Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra amoniac nhiều hơn, nếu:
Giảm áp suất chung của hệ.
Giảm nồng độ của khí N2 và khí H2.
Tăng nhiệt độ của hệ.
Tăng áp suất chung của hệ.
Chọn đáp án đúng.
4/ Một phản ứng hoá học có dạng:
A (k) + B (k) 2C(k) > 0.
Hãy cho biết các biện pháp cần tiến hành để chuyển dịch cân bằng hoá học sang chiều thuận?
5/ Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ 00C lên 400C? Biết khi tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp đôi.
6/ Xét phản ứng: 2N2O 2N2 + O2 ở t0C và nồng độ ban đầu của N2O bằng 3,2 mol/l.
a) Nếu áp suất tăng lên 10 lần thì tốc độ phản ứng tăng là:
A/ 100 lần B/ 10 lần
C/ 1000 lần D/ kết quả khác
b) Nếu thể tích tăng lên 5 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần (trong các số dưới đây)?
A/ Giảm 50 lần B/ Tăng 25 lần
C/ Giảm 25 lần D/ Tăng 50 lần.
* Củng cố , dặn dò:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học?
- Chuẩn bị bài luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tự chọn10.hk2.doc