Giáo án toán tiết 89: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước

Tài liệu Giáo án toán tiết 89: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước: Tuần 23: (Từ ngày 12/2 đến ngày 23/2/2007) Thứ ba ngày 13 tháng 2 năm 2007 Toán Tiết 89: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước I. Mục tiêu - Giúp H bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành cm để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. II. Đồ dùng dạy học - G và H có thước chia vạch cm III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Bảng con: 3 cm + 5 cm = 12 cm - 2 cm = 10 cm + 5 cm = 6 cm + 4 cm = 2. Hoạt động 2: Dạy bài mới (15’) a) HĐ2.1: G hướng dẫn H thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước - G làm mẫu: Vẽ đoạn AB dài 4 cm: + Bước 1: Đặt thước 1 điểm trùng với vạch 0, điểm kia trùng với vạch 4. + Bước 2: Dùng bút nối điểm 1 và điểm 2, thẳng theo mép thước. + Bước 3: Nhấc thước ra, viết A lên điểm đầu, viết B lên điểm cuối của đoạn thẳng. Ta vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm. H quan sát, nhắc lại b) HĐ2.2: H thực hành trên bảng con 3. Hoạt động 3: Thực hành (17’) Bài 1/123: H thực hành vẽ trên bảng con - H nêu các bước cần làm k...

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án toán tiết 89: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23: (Từ ngày 12/2 đến ngày 23/2/2007) Thứ ba ngày 13 tháng 2 năm 2007 Toán Tiết 89: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước I. Mục tiêu - Giúp H bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành cm để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. II. Đồ dùng dạy học - G và H có thước chia vạch cm III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Bảng con: 3 cm + 5 cm = 12 cm - 2 cm = 10 cm + 5 cm = 6 cm + 4 cm = 2. Hoạt động 2: Dạy bài mới (15’) a) HĐ2.1: G hướng dẫn H thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước - G làm mẫu: Vẽ đoạn AB dài 4 cm: + Bước 1: Đặt thước 1 điểm trùng với vạch 0, điểm kia trùng với vạch 4. + Bước 2: Dùng bút nối điểm 1 và điểm 2, thẳng theo mép thước. + Bước 3: Nhấc thước ra, viết A lên điểm đầu, viết B lên điểm cuối của đoạn thẳng. Ta vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm. H quan sát, nhắc lại b) HĐ2.2: H thực hành trên bảng con 3. Hoạt động 3: Thực hành (17’) Bài 1/123: H thực hành vẽ trên bảng con - H nêu các bước cần làm khi vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước -> Chốt: Các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. -> DKSL: H đặt điểm 1 ở đầu thước không trùng với vạch 0. * Bài 2/123: H làm vở - Đọc tóm tắt, nêu bài toán -> Củng cố kĩ năng giải toán * Bài 3/123: H làm vở - Chốt: Các cách vẽ đúng. - H có thể vẽ như sau: => Sai lầm: Vẽ chưa chính xác. 4. Hoạt động 4: Củng cố (3’) - Vẽ đoạn thẳng NM dài 6 cm. Đoạn BN dài 7 cm Rút kinh nghiệm -------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 14 tháng 02 năm 2007 Toán Tiết 90: Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp H củng cố về: - Đọc, viết, đếm các số đến 20. - Phép cộngtrong phạm vi các số đến 20. - Giải bài toán II. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đặt tính rồi tính ( bảng con) 11 + 3 = 17 – 7 = 14 + 5 = 19 – 2 = 2. Hoạt động 2: Luyện tập (35’) * Bài 1/124: Làm SGK, chọn cách viết hợp lí nhất -> Củng cố cách đọc, viết đếm các số đếm 20 * Bài 2/124: Làm SGK 11 + 2 = 13 Viết 13 13 + 3 = 16 Viết 16 -> Củng cố phép cộng dạng 14 + 3 * Bài 4/124: Làm SGK -> Cách cộng các số trong phạm vi 20 . Lấy 12, 13 cộng với các số hàng trên, ghi kết quả xuống hàng dưới * Bài 3/124: Làm vở, Cho H đọc, phân tích bài toán, G ghi tóm tắt -> Luyện kĩ năng giải toán. => Sai lầm: Tính sai kết quả, câu lời giải chưa chính xác 3. Hoạt động 3: Củng cố (5' ) - G cho H làm bảng con . Rút kinh nghiệm Nghỉ tết từ 15/2-> 22/2 ------------------------------------------------------------------------------ Thứ năm ngày 22 tháng 02 năm 2007 Toán Tiết 91: Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp H củng cố về: - Kỹ năng cộng trừ nhẩm, so sánh các số trong phạm vi 20, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Giải bài toán có lời văn với nội dung hình học II. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - H điền số vào ô trống: - Bảng con: Đặt tính, tính: 19 – 6 = ; 12 + 7 = ; 14 – 4 = 2. Hoạt động 2: Luyện tập (30’) * Bài 1/125: a, Làm bảng-> chốt: Phép trừ là một phép tính ngược của cộng, cách tính nhẩm các phép tính cộng, trừ có dạng: 14 + 3; 17 - 4 . b, Làm SGK -> Củng cố kĩ năng cộng, trừ nhẩm. * Bài 2/125: Làm SGK -> Củng cố kĩ năng so sánh số trong phạm vi 20 * Bài 3/125: Làm vở -> Củng cố cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước * Bài 4/125: Làm vở - Bài toán cho biết gì? ( AB = 3 cm, BC = 6 cm ) - Bài toán hỏi gì? ( Tính AC = ? ) - H làm vở -> H làm quen với cách tóm tắt bài toán có nội dung hình học, Luyện tập về giải toán. = Sai lầm: Khoanh số chưa chính xác, vẽ chưa đủ số cm ở bài 3, câu lời giải chưa chính xác. 3. Hoạt động 3: Củng cố (5') -- Tính: 15 - 5 = ; 15 - 4 =; 15 - 2 = Rút kinh nghiệm Thứ sáu ngày 23 tháng 2 năm 2007 Toán Tiết 92: Các số tròn chục I. Mục tiêu Bước đầu giúp H: - Nhận biết về số lượng, đọc viết các số tròn chục ( từ 10 đến 90) - Biết so sánh các số tròn chục II. Đồ dùng dạy học - 9 thẻ 1 chục que tính III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đọc cho H viết: 18, 17, 11, 14, 20… - Bảng con: 14 cm - 2 cm ; 18 cm - 5 cm 2. Hoạt động 2: Dạy học bài mới (15’) a) HĐ 2.1: Giới thiệu các số tròn chục - G và H cùng lấy 1 bó chục que tính -> 1 chục gọi là bao nhiêu? (10) ,G viết bảng. - G và H cùng lấy 2 bó 1 chục que tính -> 2 chục còn gọi là bao nhiêu? - Tương tự với 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90. b) HĐ 2.2: Đọc viết các số tròn chục - G đọc bài 1 /126 phần a, H viết bảng con - Các số tròn chục có mấy chữ số? Chữ số đứng sau là số nào? => G chốt: Các số tròn chục từ 10 đến 90 là những số có 2 chữ số. Chẳng hạn số 30 có 2 chữ số là 3 và 0. Tận cùng cuối số tròn chục là 0. 3. Hoạt động 3: Thực hành (17’) * Bài 1/ 126 phần b,c Làm SGK -> Củng cố cách đọc , viết số tròn chục * Bài 2/127: Làm SGK -> Củng cố về thứ tự dãy số tròn chục * Bài 3/127: Làm SGK. -> Chốt: So sánh 2 số tròn chục là so sánh 2 chữ số ở hàng chục, hàng chục lớn hơn số đó lớn hơn => Sai lầm: H đọc chơa chính xác, so sánh sai 4. Hoạt động 4: Củng cố (5’) - G ghi: 30, ..., ..., ..., 70, ..., ... H điền số tròn chục vào chỗ chấm, Đọc lại Rút kinh nghiệm Tuần 24: (Từ ngày 26/2 đến ngày 2/3 / 2007) Thứ ba ngày 27 tháng 2 năm 2007 Toán Tiết 93: Luyện tập I. Mục tiêu Giúp H: - Củng cố về đọc, viết, so sánh các số tròn chục - Bước đầu nhận ra “ cấu tạo của các số tròn chục ( từ 10 đến 90)” II. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Điền dấu >,<,= vào chỗ chấm , H làm bảng con 20…..10 40…70 30…..40 80….40 50…..70 50….50 - Đọc cho H viết số: 20, 30, 90, 70… 2. Hoạt động 2: Luyện tập (30’) * Bài 1/128: Làm SGK -> Củng cố cách đọc, viết số tròn chục * Bài 2/128: Làm SGK -> Củng cố cấu tạo số tròn chục * Bài 3/128: Làm SGK -> Luyện tập về so sánh các số tròn chục. * Bài 4/ 128: Làm SGK a) Cho H sắp xếp các số trong chùm bóng bay. b) H tự làm -> So sánh các số tròn chục => Sai lầm: Khoanh các số sai, sai thứ tự. 3. Hoạt động 3: Củng cố: (5') - G đọc, H viết bảng con: 60, 10, 90, 70, 20, 50 - Sắp xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn - Sắp xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé. Rút kinh nghiệm _______________________________________________________________ Thứ tư ngày 28 tháng 2 năm 2007 Toán Tiết 94: Cộng các số tròn chục I. Mục tiêu Bước đầu giúp H: - Biết cộng 1 số tròn chục với 1 số tròn chục trong phạm vi 100 ( đặt tính, thực hiện phép tính) - Tập cộng nhẩm 1 số tròn chục với 1 số tròn chục (trong phạm vi 100) II. Đồ dùng dạy học - Các bó chục que tính III. các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đặt tính rồi tính ( bảng con) 3 + 4; 14 + 5; 10 + 0 - G viết số, H đọc: 30, 70, 60, 80. Số 80 gồm mấy chục, mấy đơn vị? ( Hỏi tương tự với các số còn lại ) 2. Hoạt động 2: Dạy học bài mới (15’) a) HĐ2.1: Thao tác trên que tính. - G và H lấy 30 que tính. Em lấy thế nào? ( 3 bó một chục ) - 30 gồm mấy chục, mấy đơn vị? G ghi bảng như SGK - Lấy tiếp 20 que tính để dưới 30 que. ( hỏi tương tự ) - Tất cả có bao nhiêu que? ( Gộp 2 chục với 3 chục ) => 5 chục, 0 que rời. - G ghi 30 + 20 = 50 b) HĐ2.2: Giới thiệu cách đặt tính rồi tính phép cộng 30 + 20 - G ghi bảng, hướng dẫn H làm tính + Viết 30, sau đó viết 20 dưới 30 sao cho hàng chục thẳng hàng chục, đơn vị thẳng đơn vị + Tính từ trái sang phải: 0 + 0 = 0. Viết 0 3 + 2 = 5 . Viết 5 - H nhắc lại cách cộng 3. Hoạt động 3: Thực hành (15’) * Bài 1/129: Làm bảng -> Chốt: Cách đặt tính và thực hiện phép cộng các số tròn chục * Bài 2/129: Làm SGK - Chốt: Cách cộng nhẩm số tròn chục 50 + 10 = Nhẩm: 5 chục + 1 chục = 6 chục => 50 + 10 = 60 * Bài 3/ 129: Làm vở - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - G ghi tóm tắt, H làm vở -> Củng cố cách giải toán có lời văn => Sai lầm: Viết số chưa thẳng cột, tính sai kết quả. 4. Hoạt động 4: Củng cố (3 – 4’) - Bảng con: Đặt tính: 60 + 10; 70 + 20; 30 + 40 Rút kinh nghiệm _______________________________________________________________ Thứ năm ngày 1 tháng 03 năm 2007 Toán Tiết 95: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp H - Củng cố về làm tính cộng ( đặt tính rồi tính) và cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100. - Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng ( qua ví dụ) - Củng cố về giải toán II. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5' ) - H làm bảng con: Đặt tính: 10 + 20; 20 + 40; 50 + 40 2. Hoạt động 2: Luyện tập ( 30' ) * Bài 1: Làm bảng cột 1 Làm vở cột 2, 3 -> Chốt: Cách đặt tính và tính theo cột dọc 2 số tròn chục * Bài 2: Làm SGK -> Củng cố cách tính nhẩm và tính chất giao hoán phép cộng. Thực hiện phép cộng có kèm đơn vị đo (cm). * Bài 3: Làm vở - H đọc đề toán, tìm hiểu kỹ đề + Bài toán cho biết gì? ( Lan hái được 20 bông hoa... ) + Bài toán hỏi gì? ( Cả hai bạn ..... ) - Ghi tóm tắt - H trình bày bài giải vào vở -> Củng cố cách giải bài toán có lời văn. * Bài 4: Làm SGK - Tính: 40 + 40 = 80 Nối 40 + 40 với 80 - Củng cố cách tính nhẩm các số tròn chục = > Sai lầm: H ghi kết quả còn thiếu đơn vị đo cm, tính sai, nối sai 3. Hoạt động 3: Củng cố (5’) - Nhẩm nhanh: 30 + 40; 60 + 30 10 + 70; 30 + 50... Rút kinh nghiệm Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2007 Toán Tiết 96: Trừ các số tròn chục I. Mục tiêu: Giúp H - Biết làm tính trừ 2 số tròn chục trong phạm vi 100 ( đặt tính và tính) - Tập trừ nhẩm 2 số tròn chục trong phạm vi 100 - Củng cố về giải toán II. Đồ dùng dạy học - 5 bó chục que tính III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5' ) - Làm bảng con: Đặt tính rồi tính 30 + 30 ; 19 - 3 50 + 10 2. Hoạt động 2: Dạy bài mới ( 15 ') a) HĐ 2.1: Thao tác trên que tính - G và H lấy 50 qe tính. 50 gồm mấy chục? Mấy đơn vị? Ghi bảng như SGK - Bớt 20 que tính. Bớt mấy bó? Còn mấy bó? Mấy que rời? => 50 - 20 = 30 b) HĐ 2.2: Hướng dẫn kỹ thuật tính - G nêu cách đặt tính và tính + Viết 50. Viết 20 dưới 50 sao cho hàng chục, hàng đợn vị thẳng hàng với nhau + Tính 0 - 0 = 0 . Viết 0 5 - 2 = 3. Viết 3 => 50 - 20 = 30 - H nhắc lại cách tính 3. Hoạt động 3: Luyện tập * Bài 1: Làm SGK -> Củng cố cách trừ theo cột dọc các số tròn chục * Bài 2: Làm SGK -> Hướng dẫn H nhẩm 1 cách nhanh nhất. - G ghi: 40 - 30 = Nhẩm: 4 chục - 3 chục = 1 chục => 40 - 30 = 10 * Bài 3: Làm vở -> Củng cố H cách giải bài toán * Bài 4: Làm SGK - G ghi: 50 - 10 ... 20 Tính 50 - 10 = 40 , 40 > 20 => 50 - 10 > 20. -> Củng cố cách trừ nhẩm, so sánh số tròn chục => Sai lầm: Tính sai, lời giải chưa chính xác. 4. Hoạt động 4: Củng cố (5’) - Bảng con: Đặt tính và tính 70 - 10; 80 - 30; 90 - 90 Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 23+24.doc
Tài liệu liên quan