Giáo án Toán tiết 46: Luyện tập

Tài liệu Giáo án Toán tiết 46: Luyện tập: Tiết 46 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 LUYỆN TẬP MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố về : Tìm số hạng trong một tổng . Phép trừ trong phạm vi 10 . Giải bài toán có lời văn . Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Đồ dùng phục vụ trò chơi . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập và phát biểu qui tắc tìm số hạng chưa biêt trong một tổng . Tìm x : x + 8 = 19 x + 13 = 38 41 + x = 75 - Nhận xét và cho điểm HS . Dạy học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi bảng . 2.2 Luyện tập : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài . - Hỏi : a) Vì sao x = 10 - 8 . - Nhận xét và cho điểm HS . - HS làm bài, 3 HS lên bảng làm . - Vì x là số hạng cần tìm, 10 là tổng, 8 là số hạng đã biết. Muốn tìm x ta lấy tổng ( 10 ) trừ số hạng đã biết (8). Bài 2 : - Yêu cầu HS nh...

doc130 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán tiết 46: Luyện tập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 LUYỆN TẬP MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố về : Tìm số hạng trong một tổng . Phép trừ trong phạm vi 10 . Giải bài toán có lời văn . Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Đồ dùng phục vụ trò chơi . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập và phát biểu qui tắc tìm số hạng chưa biêt trong một tổng . Tìm x : x + 8 = 19 x + 13 = 38 41 + x = 75 - Nhận xét và cho điểm HS . Dạy học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi bảng . 2.2 Luyện tập : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài . - Hỏi : a) Vì sao x = 10 - 8 . - Nhận xét và cho điểm HS . - HS làm bài, 3 HS lên bảng làm . - Vì x là số hạng cần tìm, 10 là tổng, 8 là số hạng đã biết. Muốn tìm x ta lấy tổng ( 10 ) trừ số hạng đã biết (8). Bài 2 : - Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả vào bài . - Hỏi : Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 – 9 và 10 – 1 được không ? vì sao ? - Làm bài, 1 HS đọc chữa bài. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau . - Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 trừ đi 9 là 1 và 10 trừ đi 1 là 9, vì 1 và 9 là hai số hạng trong phép cộng 9 + 1 = 10. Lấy tổng trừ số hạng này sẽ được số hạng kia . Bài 3 : - Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả . - Hỏi : Hãy giải thích vì sao 10 – 1 – 2 và 10 – 3 có kết quả bằng nhau . - HS làm bài cá nhân. 1 HS đọc chữa bài. HS tự kiểm tra bài mình . - Vì 3 = 2 + 1 . Bài 4 : - Gọi HS đọc đề bài . - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Để biết có bao nhiêu quả quýt ta làm như thế nào ? - Tại sao ? - Yêu cầu HS làm bài vào vở. Sau đó kiểm tra và cho điểm . - HS đọc đề bài . - Cam và quýt có 45 quả, trong đó có 25 quả cam . - Hỏi số quýt . - Thực hiện phép tính 45 – 25 . - Vì 45 là tổng số cam và quýt, 25 là số cam. Muốn tính số quýt ta phải lấy tổng ( 45) trừ đi số cam đã biết ( 25 ). - HS làm bài, hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Bài 5 : - Yêu cầu HS tự làm bài . - C x = 0 . 2.3 Củng cố , dặn dò : Trò chơi : Hoa đua nở . Chuẩn bị : - 2 cây cảnh có đánh số 1 , 2 - Một số bông hoa cắt bằng giấy màu trên đó có ghi các bài toán về tìm x. Chẳng hạn : x + 3 = 18 x + 14 = 39 x = 18 – 3 x = 39 – 14 x = 15 x = 25 Cách chơi : chia lớp thành 2 đội. Lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn GV. Khi đã lấy được hoa, người chơi đọc to bài toán tìm x ghi trên bông hoa. Sau khi đọc xong phải trả lời ngay bài toán đó giải đúng hay sai. Nếu trả lời đúng thì được cài bông hoa lên cây của mình. Nếu trả lời sai thì bông hoa đó không được cài. Kết thúc, đội nào có nhiều hoa hơn là đội thắng cuộc. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 47 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết cách thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số ( có nhớ ) . Củng cố cách tìm một số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng kia . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học về phép trừ có dạng : Số tròn chục trừ đi một số . Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu phép trừ : 40 – 8 Bước 1 : Nêu vấn đề - Nêu bài toán : có 40 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ? - Yêu cầu HS nhắc lại bài toán . - Hỏi : Để biết có bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? - Viết lên bảng : 40 – 8 . Bước 2 : Đi tìm kết quả - Yêu cầu HS lấy 4 bó que tính. Thực hiện thao tác bớt 8 que để tìm kết quả . - Còn lại bao nhiêu que tính ? - Hỏi : Em làm như thế nào ? - Hướng dẫn lại cho HS cách bớt ( tháo 1 bó rồi bớt ) . - Vậy 40 trừ đi 8 bằng bao nhiêu ? - Viết lên bảng : 40 – 8 = 32 . Bước 3 : Đặt tính và tính - Mời 1 HS lên bảng đặt tính. ( Hướng dẫn HS nhớ lại cách đặt tính phép cộng, phép trừ đã học để làm bài ) . - con đặt tính như thế nào ? - Con thực hiện như thế nào ? Nếu HS trả lời được GV cho 3 HS khác nhắc lại. Cả lớp đồng thanh nêu cách trừ. Nếu HS không trả lời được GV đặt từng câu hỏi để hướng dẫn . - Câu hỏi ( vừa hỏi vừa viết lên bảng ) . - Tính từ đâu tới đâu ? - 0 có trừ được 8 không ? - Lúc trước ta làm thế nào để bớt được 8 que tính . - Đó chính là thao tác mượn 1 chục ở 4 chục. 0 không trừ được 8, mượn 1 chục của 4 chục là 10, 10 trừ 8 bằng 2, viết 2 nhớ 1. - Hỏi tiếp : Viết 2 vào đâu ? Vì sao ? - 4 chục đã cho mượn ( bớt ) đi 1 chục còn lại mấy chục ? - Viết 3 vào đâu ? - Nhắc lại cách trừ . Bước 4 : Áp dụng - Yêu cầu HS cả lớp áp dụng cách trừ của phép tính 40 – 8, thực hiện các phép tính trừ sau trong bài 1 : 60 – 9 ; 50 – 5 ; 90 – 2 - Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện từng phép tính trên . - Nhận xét và cho điểm HS . - Nghe và phân tích bài toán . - HS nhắc lại . - Thực hiện phép trừ 40 – 8 . - HS thao tác trên que tính. 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận tìm cách bớt. - Còn 32 que . - Trả lời cách bớt của mình ( có nhiều phương án khác nhau ). HS có thể tháo cả 4 bó que tính để có 40 que tính rời nhau rồi lấy đi 8 que và đếm lại. Cũng có thể tháo một bó rồi bớt đi 8 que. Số que còn lại là 3 bó ( 3 chục)và 2 que tính rời là 32 que ...... - Bằng 32 . 40 8 32 - - Đặt tính : - Viết 40 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 0. Viết dấu – và kẻ vạch ngang . - Trả lời . - Tính từ phải sang trái. Bắt đầu từ 0 trừ 8 . - 0 không trừ được 8 . - Tháo rời 1 bó que tính thành 10 que tính rồi bớt . - Viết 2 thẳng 0 và 8 vì 2 là hàng đơn vị của kết quả . - Còn 3 chục . - Viết 3 thẳng 4 ( vào cột chục ) . - HS nhắc lại cách trừ . 0 không trừ được 8, lấy 10 trừ 8 bằng 2, viêt 2, nhớ 1 . 4 trừ 1 bằng 3, viết 3 . 50 5 45 - 90 2 88 - 60 9 51 - - 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập . - Trả lời 2.2 Giới thiệu phép trừ 40 - 18 : 40 18 22 - - Tiến hành tương tự theo 4 bước như trên để HS rút ra cách trừ . 0 không trừ được 8, lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2, nhớ 1 . 1 thêm 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2 . 2.3 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : Tìm x - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài sau đó tự làm bài . - Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng . - Hỏi thêm về cách thực hiện các phép tính trừ khi tiến hành tìm x a) 30 – 9 b) 20 – 5 c) 60 – 19 - Nhận xét và cho điểm HS . - HS đọc yêu cầu. 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài trong Vở bài tập . - HS nhận xét bài của bạn, kiểm tra bài mình . - Trả lời . Bài 2 : - Gọi HS đọc đề bài sau đó mời 1 em lên tóm tắt . - 2 chục bằng bao nhiêu que tính ? - Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS trình bày bài giải . - Nhận xét và cho điểm HS . Tóm tắt Có : 2 chục que tính Bớt : 5 que tính Còn lại : ... que tính ? - Bằng 20 que tính . - Thực hiện phép trừ 20 – 5 . Bài giải . 2 chục = 20 Số que tính còn lại là : 20 – 5 = 15 ( que tính ) Đáp số : 15 que tính . 2.4 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu nhấn mạnh kết quả của phép tính : 80 – 7; 30 – 9; 70 – 18; 60 – 16 . - Nhận xét tiết học . - Dặn dò HS về nhà luyện tập thêm vè phép trừ dạng : Số tròn chục trừ đi một số . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 48 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 11 TRỪ ĐI MỘT SỐ 11 – 5 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết cách thực hiện phép trừ 11 – 5 . Lập và thuộc lòng bảng công thức : 11 trừ đi một số . Áp dụng bảng trừ đã học để giải các bài toán có liên quan . Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : + HS 1 : Đặt tính và thực hiện phep tính : 30 – 8 ; 40 - 18 . + HS 2 : Tìm x : x + 14 = 60; 12 + x = 30 . - Yêu cầu HS dưới lớp nhẩm nhanh kết quả phép trừ : 20 – 6; 90 – 18; 40 – 12; 60 – 8 . - Nhận xét và cho điểm HS . Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học các phép tính trừ có dạng : 11 trừ đi một số, 11 – 5 . 2.2 Phép trừ 11 – 5 : Bước 1 : Nêu vấn đề - Đưa ra bài toán : Có 11 que tính ( cầm que tính ), bớt 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Yêu cầu HS nhắc lại bài. ( có thể đặt từng câu hỏi gợi ý : Cô có bao nhiêu que tính ? Cô muốn bớt đi bao nhiêu que tính ? ) . - Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ? - Viết lên bảng 11 – 5 . Bước 2 : Tìm kết quả - Yêu cầu HS lấy 11 que tính, suy nghĩ và tìm cách bớt 5 que tính , sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que . - Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình + Hướng dẫn lại cho HS cách bớt hợp lý nhất . - Có bao nhiêu que tính tất cả ? - Đầu tiên cô bớt 1 que tính rời trước. Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa ? - Vì sao ? - Để bớt được 4 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời. Bớt 4 que còn lại 6 que . - Vậy 11 que tính bớt 5 que tính còn lại mấy que tính ? - Vậy 11 – 5 bằng mấy ? - Viết lên bảng 11 – 5 = 6 . Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính - Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình . - Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ . - Nghe và phân tích đề toán . - Thực hiện phép trừ 11 – 5 . - Thao tác trên que tính . Trả lời : còn 6 que tính . - Trả lời . - Có 11 que tính ( có 1 bó que tính và 1 que tính rời ) . - Bớt 4 que nữa . - Vì 4 + 1 = 5 . - Còn 6 que tính . - 11 trừ 5 bằng 6 . 11 5 6 - Viết 11 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 1 (đơn vị). Viết dấu trừ và kẻ vạch ngang . Trừ từ phải sang trái. 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6. Viết 6, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0 . 2.3 Bảng công thức : 11 trừ đi một số : - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 11 trừ đi một số như phần bài học . - Yêu cầu HS thông báo kết quả. Khi HS thông báo thì ghi lại lên bảng . - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xoá dần các phép tính cho HS thuộc lòng . - Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi kết quả tìm được vào bài học . - Nối tiếp nhau ( theo bàn hoặc tổ ) thông báo kết quả của các phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính . - HS học thuộc lòng bảng công thức. 2.4 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả các phép tính phần a vào Vở bài tập . - Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn sau đó đưa ra kết luận về kết quả nhẩm . - Hỏi : Khi biết 2 + 9 = 11 có cần tính 9 + 2 không ? Vì sao ? - Hỏi tiếp : Khi đã biết 9 + 2 = 11 có thể ghi ngay kết quả của 11 – 9 và 11 – 2 không ? Vì sao ? - Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b . - Yêu cầu so sánh 1 + 5 và 6 . - Yêu cầu so sánh 11 – 1 – 5 và 11 – 6 . - Kết luận : Vì 1 + 5 = 6 nên 11 – 1 – 5 bằng 11 – 6 ( trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng ) . - Nhận xét và cho điểm HS . - HS làm bài : 3 HS lên bảng, mỗi HS làm một cột tính . - Nhận xét bài của bạn làm đúng/ sai . Tự kiểm tra bài của mình . - Không cần. Vì khi thay đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi . - Có thể ghi ngay : 11 – 2 = 9 và 11 – 9 = 2, vì 2 và 9 là các số hạng trong phép cộng 9 + 2 = 11. Khi lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia . - Làm bài và báo cáo kết quả . - Ta có 1 + 5 = 6 . - Có cùng kết quả là 5 . Bài 2 : - Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 11 – 7; 11 - 2 - Làm bài và trả lời câu hỏi . Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài . - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của 3 phép tính trên . - Nhận xét và cho điểm . - Đọc đề bài . - Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ . 11 7 4 - 11 3 8 - 11 8 3 - - Trả lời . Bài 4 : - Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi : Cho đi nghĩa là thế nào ? - Yêu cầu HS tự giải bài tập . - Nhận xét và cho điểm . - Cho đi nghĩa là bớt đi . - Giải bài tập và trình bày lời giải . 2.5 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng công thức : 11 trừ đi một số. Ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 11 trừ đi một số . - Nhận xét tiết học . - Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bảng công thức trên . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 49 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 31 – 5 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 31 – 5 . Áp dụng phép trừ có nhớ dạng để giải các bài toán có liên quan . Làm quen với hai đoạn thẳng cắt nhau . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính, bảng gài . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng các công thức : 11 trừ đi một số . - Yêu cầu nhẩm nhanh kết quả của một vài phép tính thuộc dạng : 11 – 5 . - Nhận xét và cho điểm HS . Dạy – học bài mới : 2.1 Phép trừ 31 – 5 : Bước 1 : Nêu vấn đề - Có 31 que tính, bớt 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ? - Viết lên bảng 31 – 5 . Bước 2 : Đi tìm kết quả - Yêu cầu HS lấy bó 1 chục que tính và 1 que tính rời, tìm cách bớt 5 que tính rồi báo lại kết quả . - 31 que tính bớt 5 que tính còn lại bao nhiêu que tính ? - Vậy 31 – 5 bằng bao nhiêu ? - Viết lên bảng 31 – 5 = 26 . + lưu ý : GV có thể hướng dẫn bước này một cách tỉ mỉ như sau : - Yêu cầu HS lấy ra 3 bó 1 chục và một que tính rời ( GV cầm tay ) . - Muốn bớt 5 que tính chúng ta bớt luôn một que tính rời . - Hỏi : còn phải bớt bao nhiêu que nữa ? - Để bớt được 4 que tính nữa ta tháo rời 1 bó thành 10 que rồi bớ thì còn lại 6 que tính rời. - 2 bó que tính và 6 que tính rời là bao nhiêu Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính - Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính. Nếu HS đặt tính và tính đúng thì yêu cầu nêu rõ cách đặt tính. Nếu nêu đúng cho một vài HS nhắc lại. Nếu chưa đúng gọi HS khác thực hiện hoặc hướng dẫn trực tiếp bằng các câu hỏi : - Tính từ đâu sang đâu ? - 1 có trừ được 5 không ? - Mượn 1 chục ở hàng chục, 1 chục là 10, 10 với 1 là 11, 11 trừ 5 bằng 6, viết 6. 3 chục cho mượn 1, hay 3 trừ 1 là 2, viêt 2 . - Nhắc lại hoàn chỉnh cách tính . - Nghe. Nhắc lại bài toán và tự phân tích bài toán . - Thực hiện phép trừ 31 – 5 . - Thao tác trên que tính. ( HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau. Cách có thể giống hoặc không giống cách làm bài học đưa ra, đều được ) . - 31 que, bớt đi 5 que, còn lại 26 que tính . - 31 trừ 5 bằng 26 . - Nêu : Có 31 que tính . - Bớt đi một que rời . - Bớt 4 que nữa vì 4 + 1 = 5 . - Tháo 1 bó và tiếp tục bớt 4 que tính . - Là 26 que tính . 31 5 26 - Viết 31 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 1. Viết dấu trừ và kẻ vạch ngang . 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6. Viết 6, nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2 . - Tính từ phải sang trái . - 1 không trừ được 5 . - Nghe và nhắc lại . 2.2 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm sau đó nêu cách tính của một số phép tính . - Nhận xét và cho điểm . - Làm bài. Chữa bài. Nêu cách tính cụ thể của một vài phép tính . Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một ý . - Yêu cầu 3 HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính từng phép tính . - Nhận xét và cho điểm . - Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ . 71 8 63 - 21 6 15 - 51 4 47 - - Trả lời . Bài 3 : - Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài . Tóm tắt Có : 51 quả trứng Lấy đi : 6 quả trứng Còn lại : ... quả trứng ? - Yêu cầu HS giải thích vì sao lại thực hiện phép tính 51 - 6 . - Nhận xét và cho điểm HS . - Làm bài . Bài giải Số trứng còn lại là : 51 – 6 = 45 ( quả trứng ) Đáp số : 45 quả trứng - Vì có 51 quả trứng mệ lấy đi 6 quả nghĩa là trừ đi 6 quả. Ta có phép tính : 51 – 6 . Bài 4 : - Gọi 1 HS đọc câu hỏi . - Yêu cầu HS trả lời . - Yêu cầu nhiều HS nhắc lại câu hỏi . - Đọc câu hỏi . - Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O . - Nhắc lại . 2.3 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 31 - 5 . - Nhận xét tiết học. Biểu dương các em học tốt, có tiến bộ. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý, chưa cố gắng trong học tập . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 50 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 51 – 15 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết cách thực hiện phép tính có nhớ dạng 51 – 15 . Áp dụng để giải các bài toán có liên quan ( tìm x, tìm hiệu ) . Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ . Củng cố biểu tượng về hình tam giác . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : + HS 1 : Đặt tính rồi tính : 71 – 6 ; 41 - 5 . Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 71 – 6 . + HS 2 : Tìm x : x + 7 = 51 . Nêu cách thực hiện phép tính 51 – 7 . - Nhận xét và cho điểm HS . Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau học về cách thực hiện phép trừ có dạng 51 – 15 và các bài toán có liên quan . 2.2 Phép trừ 51 – 15 : Bước 1 : Nêu vấn đề - Đưa ra bài toán : Có 51 que tính, bớt 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta phải làm gì ? Bước 2 : Đi tìm kết quả - Yêu cầu HS lấy 5 bó que tính và 1 que tính rời . - Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để tìm cách bớt đi 15 que tính và nêu kết quả . - Yêu cầu HS nêu cách làm . + Lưu ý : có thể hướng dẫn cả lớp tìm kết quả như sau : - Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính ? - 15 que tính gồm mấy chục và mấy que tính ? - Vậy để bớt được 15 que tính trước hêt chúng ta bớt 5 que tính. Để bớt 5 que tính, ta bớt 1 que tính rời trước sau đó tháo 1 bó que tính và bớt tiếp 4 que. Ta còn 6 que tính rời . - Tiếp theo, bớt 1 chục que tính nữa, 1 chục là 1 bó ta bớt đi 1 bó que tính. Như vậy còn 3 bó que tính và 6 que tính rời là 36 que tính. - 51 que tính bớt 15 que tính còn lại bao nhiêu que tính ? - Vậy 51 – 15 bằng bao nhiêu ? Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính - Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính . - Hỏi : Em đã đặt tính như thế nào ? - Hỏi tiếp : Con thực hiện tính như thế nào? - Yêu cầu một số HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính . - Nghe. Nhắc lại bài toán. Tự phân tích bài toán . - Thực hiện phép trừ 51 – 15 . - Lấy que tính và nói : Có 51 que tính . - Thao tác trên que tính và trả lời : còn 36 que tính . - Nêu cách bớt . - 15 que tính . - Gồm 1 chục và 5 que tính rời . - Thao tác theo GV . - Còn lại 36 que tính . - 51 trừ 15 bằng 36 . 51 15 36 - - Viết 51 rồi viết 15 dưới 51 sao cho 5 thẳng cột với đơn vị, 1 thẳng cột chục. Viết dấu trừ và kẻ vạch ngang . - 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6. Viết 6, nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3 . 2.3 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập . Gọi 3 HS lên bảng làm bài . - Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn . - Yêu cầu nêu cách tính của 81 – 46, 51 – 19, 61 – 25 . - Nhận xét và cho điểm HS . - HS làm bài. - HS nhận xét bài của bạn. Hai HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau . - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời . Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài . - Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng . - Yêu cầu 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện từng phép tính . - Đọc yêu cầu . - Lấy số bị trừ trừ đi số trừ . - HS làm bài. Cả lớp nhận xét bài các bạn trên bảng . 91 9 82 - 51 25 26 - 81 44 37 - Bài 3 : - Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số hạng trong một ổng sau đó cho HS tự làm bài . - Kết luận về kết quả của bài . - Nhắc lại quy tắc và làm bài . Bài 4 : - Vẽ mẫu lên bảng và hỏi: Mẫu vẽ hình gì ? - Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau ? - Yêu cầu HS tự vẽ hình . - Hình tam giác . - Nối 3 điểm với nhau . - Vẽ hình. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau. 2.4 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 51 – 15 . - Nhận xét tiết học . - Dặn dò HS ôn tập cách trừ phép trừ có nhớ dạng 51 – 15 ( có thể cho một vài phép tính để HS làm ở nhà ) . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 51 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 LUYỆN TẬP MỤC TIÊU : Giúp HS cũng cố về : Các phép trừ có nhớ dạng 11 – 5; 31 – 5; 51 - 15 . Tìm số hạng trong một tổng . Giải bài toán có lời văn ( toán đơn 1 phép tính trừ ) . Lập phép tính từ các số và dấu cho trước . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Đồ dùng phục vụ trò chơi . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên bài lên bảng . Dạy học bài mới : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả . - HS làm bài sau đó nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ ) đọc kết quả từng phép tính . Bài 2 : - Gọi HS nêu yêu cầu của bài . - Hỏi : Khi đặt tính phải chú ý điều gì ? - Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập . - Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau : 71 – 9 ; 51 – 35 ; 29 + 6 . - Nhận xét và cho điểm HS . - Đặt tính rồi tính - Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục . - Làm bài cá nhân. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính . - 3 HS lần lượt trả lời. Lớp nhận xét Bài 3 : - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc về tìm số hạng trong một tổng rồi cho các em làm bài . - Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia . - Làm bài tập, 1 HS đọc chữa bài. Lớp tự kiểm tra bài mình . Bài 4 : - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, gọi 1 HS lên bảng tóm tắt . - Hỏi : Bán đi nghĩa là thế nào ? - Muốn biết còn lại bao nhiêu kilôgam ta phải làm gì ? - Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 HS đọc chữa . - Nhận xét và cho điểm HS . Tóm tắt Có : 51 kg . Bán đi : 26 kg . Còn lại : ... kg ? - Bán đi nghĩa là bớt đi, lấy đi . - Thực hiện phép tính : 51 – 26 . Bài giải Số kilôgam táo còn lại là : 51 - 26 = 25 ( kg ) Đáp số : 25 kg táo . Bài 5 : - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài . - Viết lên bảng : 9 ... 6 = 15 và hỏi : cần điền dấu gì, + hay - ? Vì sao ? . - Có điền dấu – được không ? . - Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi 3 HS đọc chữa bài, mỗi HS đọc chữa 1 cột tính . - Điền dấu + hoặc – vào chỗ trống . - Điền dấu + vì 9 + 6 = 15 . - Không vì 9 – 6 = 3, không bằng 15 như đầu bài yêu cầu . - Làm bài sau đó theo dõi bài chữa của bạn, kiểm tra bài mình . Lưu ý : Có thể cho HS nhận xét để thấy rằng : Ta luôn điền dấu + vào các phép tính có các số thành phần nhỏ hơn kết quả. Luôn điền dấu – vào phép tính có ít nhất 1 số lớn hơn kết quả . 3 Củng cố , dặn dò : - Nếu còn thời gian GV tổ chức cho HS chơi trò chơi : Kiến tha mồi . - Chuẩn bị : Một số mảnh bìa hoặc giấy hình hạt gạo có ghi các phép tính chưa có kết quả hoặc các số có 2 chữ số. Chẳng hạn : 71 – 5 11 – 6 24 48 - Cách chơi : Chọn 2 đội chơi. Mỗi đội có 5 chú kiến. Các đội chọn tên cho đội mình ( Kiến vàng/Kiến đen ). Khi vào cuộc chơi, GV hô to một số là kết quả của một trong các phép tính được ghi trong hạt gạo, chẳng hạn “ sáu mươi sáu ” (hoặc hô 1 phép tính có kết quả là số ghi trên hạt gạo, chẳng hạn “ 31 trừ 7”. Sau khi GV dứt tiếng hô, mỗi đội cử 1 bạn kiến đi tìm mồi, nếu tìm đúng thì được tha mồi về tổ. Kết thúc cuộc chơi, đội nào tha được nhiều mồi hơn là đội thắng cuộc . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 52 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 12 TRỪ ĐI MỘT SỐ 12 – 8 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 12 – 8 . Tự lập và học thuộc bảng các công thức 12 trừ đi một số . Áp dụng phép trừ có nhớ dạng 12 – 8 để giải các bài toán có liên quan . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Giới thiệu bài : Trong giờ học toáùn hôm nay chúng ta cùng học về cách thực hiện phép tính trừ có nhớ dạng 12 – 8, lập và học thuộc lòng các công thức 12 trừ đi một số. Sau đó, áp dụng để giải các bài tập có liên quan . Dạy – học bài mới : 2.1 Phép trừ 12 – 8 : Bước 1 : Nêu vấn đề - Có 12 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? - Viết lên bảng 12 – 8 . Bước 2 : Đi tìm kết quả - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả và thông báo lại . - Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình . - 12 que tính bớt 8 que tính còn lại mấy que tính ? - Vậy 12 trừ 8 bằng bao nhiêu . Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính - Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt và thực hiện phép tính . - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính . - Yêu cầu một vài HS khác nhắc lại . - Nghe và nhắc lại bài toán . - Thực hiện phép trừ 12 – 8 . - Thao tác trên que tính . Trả lời : 12 que tính, bớt 8 que tính, còn lại 4 que tính . - Đầu tiên bớt 2 que tính. Sau đó tháo bó que tính và bớt đi 6 que nữa (vì 2 + 6 = 8). Vậy còn lại 4 que tính. - Còn lại 4 que tính . - 12 trừ 8 bằng 4 . 12 8 4 - - Viết 12 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 2. Viết dấu - và kẻ vạch ngang. 12 trừ 8 bằng 4 viết 4 thẳng cột đơn vị 2.2 Bảng công thức : 12 trừ đi một số : - Cho HS sử dụng que tính tìm kết quả các phép tính trong phần bài học. Yêu cầu HS thông báo kết quả và ghi lên bảng . - Xoá dần bảng công thức 12 trừ đi một số cho HS thuộc lòng . - Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi vào bài học . Nối tiếp nhau thông báo kết quả của từng phép tính. - HS học thuộc lòng bảng công thức 12 trừ đi một số . 2.3 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả phần a . - Gọi HS đọc chữa bài . - Yêu cầu HS giải thích vì sao kết quả 3 + 9 và 9 + 3 bằng nhau . - Yêu cầu giải thích vì sao khi biêt 9 + 3 = 12 có thể ghi ngay kết quả của 12 – 3 và 12 – 9 mà không cần tính . - Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b . - Yêu cầu giải thích vì sao 12 – 2 – 7 có kết quả bằng 12 - 9 . - Nhận xét và cho điểm HS . - Làm bài vào Vở bài tập . - Đọc chữa bài. Cả lớp tự kiểm tra bài mình . - Vì đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi . - Vì khi lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia . 9 và 3 là các số hạng, 12 là tổng trong phép cộng 9 + 3 = 12 . - Cả lớp làm bài sau đó 1 HS đọc chữa bài cho cả lớp kiểm tra . - Vì 12 = 12 và 9 = 2 + 7 . Bài 2 : - Yêu cầu HS tự làm bài . - HS làm bài, 2 em ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài cho nhau . Bài 3 : - Yêu cầu HS nêu lại cách tìm hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ rồi làm bài. Gọi 3 HS lên bảng làm bài . - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện các phép tính trong bài . - Trả lời . Bài 4 : - Gọi HS đọc đề bài . - Hỏi : Bài toán cho biết gì ? - Bài toán yêu cầu tìm gì ? - Mời 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, cả lớp làm bài vào Vở bài tập . - Đọc đề . - Bài toán cho biết có 12 quyển vở, trong đó có 6 quyển bìa đỏ . - Tìm số vở có bìa xanh . Tóm tắt Xanh và đỏ : 12 quyển Đỏ : 6 quyển Xanh : ... quyển ? Bài giải Số quyển vở có bìa xanh là : 12 – 6 = 6 ( quyển vở ) Đáp số : 6 quyển vở . 2.4 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS đọc lại bảng công thức 12 trừ đi một số. - Nhận xét tiết học . - Dặn dò HS về nhà học thuộc bảng công thức trong bài . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 53 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 32 – 8 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 32 – 8 . Áp dụng để giải các bài toán có liên quan (toán có lời văn, tìm x) . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng công thức 12 trừ đi một số. - Nhận xét và cho điểm HS . Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : - Trong bài học hôm nay, chúng ta học về phép trừ có nhớ dạng 32 – 8 . - Yêu cầu HS so sánh để tìm phép trừ 32– 8 tương tự như đã học trước đó (32 – 8). - Ghi đầu bài lên bảng. 2.2 Phép trừ 32 – 8 : Bước 1 : Nêu vấn đề - Nêu: Có 32 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Để biết còn lại bao nhiêu que tính chúng ta phải làm như thế nào ? -Viết lên bảng 32 – 8. Bước 2 : Đi tìm kết quả - Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận, tìm cách bớt đi 8 que tính và nêu số que còn lại. -Còn lại bao nhiêu que tính . - Hỏi con làm như thế nào để tìm ra 24 que tính. - Vậy 32 que tính bớt 8 que tínhcòn bao nhiêu que tính ? - Vậy 32 trừ 8 bằng bao nhiêu ? Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính (kỹ thuật tính ) - Gọi 1 HS lên bảng đặt tính. Sau đó yêu cầu nó rõ cách đặt tính, cách thực hiện phép tính . - Hỏi : Con đặt tính như thế nào ? - Tính từ đâu đến đâu ? Hãy nhẩm to kết quả củ từng bước tính . - Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính . - Nghe, nhắc lại đề toán. - Chúng ta thực hiện phép trừ 32 – 8 - Thảo luận theo cặp. Thao tác trên que tính . - Còn lại 24 que tính . - Có 3 bó que tính và 2 que tính rời. Đầu tiên bớt 2 que tính rời. Sau đó, tháo 1 bó thành 10 que tính rời và bớt tiếp 6 que tính nữa. Còn lại 2 bó que tính và 4 que tính rời là 24 que tính ( HS có thể bớt theo nhiầu cách khác nhau ) . - 32 que tính , bớt 8 que tính còn 24 que tính . - 32 trừ 8 bằng 24 . 32 8 24 - - Viết 32 rồi viết 8 dưới thẳng cột với 2. Viết dấu trừ và kẻ vạch ngang . - Tính từ phải sang trái. 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8 bằng 4. Viết 4, nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2 . 2.3 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài . Gọi 3 HS lên bảng làm bài . - Nêu cách thực hiện phép tính : 52 – 9, 72 – 8, 92 – 4 . - Nhận xét và cho điểm HS . - Làm bài cá nhân . - Trả lời . Bài 2 : - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài . - Hỏi : Để tính hiệu ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài. 3 HS làm trên bảng lớp . - Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng . - Yêu cầu 3 HS lên bảng nêu lại cách đặt tính và thực hiện từng phép tính của mình . - Đọc yêu cầu . - Ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ . 62 8 54 - 42 6 36 - 72 7 65 - - Nhận xét từng bài cả về cách đặt tính cũng như thực hiện phép tính . - 3 HS lần lượt trả lời . Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Hỏi : Cho đi nghĩa là thế nào ? - Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải . - Đọc đề bài . -Nghĩa là bớt đi, trừ đi . - Làm bài tập . Tóm tắt Có : 22 nhãn vở Cho đi : 9 nhãn vở Còn lại : ... nhãn vở Bài giải Số nhãn vở Hoà còn lại là : 22 – 9 = 13 ( nhãn vở ) Đáp số : 13 nhãn vở Bài 4 : - Gọi 2 HS đọc yêu cầu cảu bài . - Hỏi : x là gì trong các phép tính của bài ? - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. 2 HS làm bài trên bảng lớp. Sau đó nhận xét, cho điểm . - Tìm x . - x là số hạng chưa biết trong phép cộng . - Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết . - Làm bài tập . 2.4 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 32 – 8 . - Nhận xét và tổng kết tiết học . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 54 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 52 – 28 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết cách thực hiện phép tính có nhớ dạng 52 – 28 . Áp dụng để giải các bài toán có liên . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : + HS 1 : Đặt tính và tính : 52 – 3 ; 22 - 7 . Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 22 – 7 . + HS 2 : Đặt tính và tính : 72 – 7 ; 82 - 9. Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 82 – 9 . - Nhận xét và cho điểm HS . Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : GV giới thiệu ngắn gọn tên bài rồi ghi lên bảng. Có thể yêu cầu HS nêu phép tính cùng dạng với 52 – 28 đã học (51 – 15). 2.2 Phép trừ 52 – 28 : Bước 1 : Nêu vấn đề - Có 52 que tính, bớt 28 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Hỏi: để biết còn bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào ? - Viết lên bảng: 52 – 28. Bước 2 : Đi tìm kết quả - Yêu cầu HS lấy 5 bó 1 chục và 2que tính rời. Sau đó tìm cách bớt đi 28 que tính và thông báo kết quả . - Hỏi : còn lại bao nhiêu que tính? - Em làm thế nào ra 24 que tính . -Vậy 52 que tính bớt đi 28 que tính thì còn lại bao nhiêu que tính ? - Vậy 52 trừ 28 bằng bao nhiêu ? Bước 3 : Đặt tính và tính - Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính nêu cách thực hiện phép tính - Gọi hS khác nhắc lại. - Nghe và nhắc lại bài toán. - Thực hiện phép trừ 52 – 28. - Thao tác trên que tính . 2HS ngồi cạnh nhau thảo luận vớ nhau để tìm kết quả - Còn lại 24 que tính . - Có 52 que tính là 5 bó 1chục và 2 que tính rời. Bớt đi 28 que tính là bớt đi 2 chục và 8 que tính rời. Đầu tiên bớt đi 2 que tính rời sau đó tháo 1 bó que tính bớt tiếp 6que nữa, còn lại 4 que tính rời . 2chục ứng với 2 bó que tính. Còn lại 2 bó que tính và 4 que tính rời là 24 quetính. (HS có thể có cách bớt khác, đều được coi là đúng nếu vẫ có kết quả là 24que tính). - Còn lại 24 que tính . - 52 trừ 28 bằng 24 52 28 24 - 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8, bằng 4, viết 4, nhớ 1 . 2 thêm 1 là 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2 . 2.3 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài . Gọi 3 HS lên bảng làm bài . - Yêu cầu nêu cách thực hiện các phép tính 62 – 19; 22 – 9; 82 – 77 . - GV nhận xét và cho điểm HS . - Làm bài tập. Nhận xét bài bạn trên bảng. - Trả lời. Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài . - Hỏi: muốn tính hiệu ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài: 3 HS lên bảng làm bài. Sau khi làm bài xong yêu cầu lớp nhận xét - Yêu cầu 3 HS lên bảng nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính . - Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ . - Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ . 92 55 37 - 82 34 44 - 72 27 45 - - Trả lời. Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Bài toán thuộc dạng gì ? - Yêu cầu HS ghi tóm tắt và trình bày bài giải vào Vở bài tập . - Đọc đề bài . - Đội 2 trồng 92 cây , đội 1 trồng ít hơn 38 cây. - Hỏi số cây đội một trồng - Bài toán về ít hơn. Tóm tắt Đội 2 : 92 cây Đội 1 ít hơn đội 2 : 38 cây Đội 1 : ... cây ? Bài giải Số cây đội 1 trồng là : - 38 = 54 ( cây ) Đáp số : 54 cây . 2.4 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 52 - 28 . - Nhận xét giờ học . - Dặn dò HS về nhà luyện thêm phép trừ có nhớ dạng 32 – 8 . - Đặt tính rồi tính : 42 – 17; 52 – 38; 72 – 19; 82 – 46 . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 55 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 LUYỆN TẬP MỤC TIÊU : Giúp HS cũng cố về : Các phép cộng có nhớ dạng 12 – 8; 32 – 8; 52 - 28 . Tìm số hạng chưa biết trong một tổng . Giải bài toán có lời văn ( toán đơn, 1 phép tính trừ ) . Biểu tượng về hình tam giác . Bài toán trắc nghiệm, 4 lựa chọn . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên bài lên bảng . Dạy học bài mới : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự nhẩm rồi ghi kết quả vào bài . - Yêu cầu HS thông báo kết quả nhẩm theo hình thức nối tiếp . - Nhận xét, sửa chữa nếu HS sai . - Thực hành tính nhẩm . - HS nối tiếp nhau đọc kết quả từng phép tính (theo bàn hoặc theo tổ ). Bài 2 : - Gọi HS nêu yêu cầu của bài . - Hỏi : Khi đặt tính phải chú ý điều gì ? - Tính từ đâu tới đâu ? - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài . - Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng . - Nhận xét và cho điểm HS . - Đặt tính rồi tính . - Viết số sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục . - Tính từ phải sang trái . - Làm bài . - Nhận xét về cách đặt tính, kết quả phép tính. Tự kiểm tra lại bài mình . Bài 3 : - Yêu cầu HS tự làm bài sau đó yêu cầu một vài HS giải thích cách làm của mình . - Làm bài : chẳng hạn : a) x + 18 = 52 x = 52 – 18 x = 34 b) x bằng 52 – 18 vì x là số hạng chưa biết trong phép cộng x + 18 = 52. Muốn tìm x ta lấy tổng ( 52 ) trừ đi số hạng đã biết ( 18 ) . Bài 4 : - Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt đề . - Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào Vở bài tập . Tóm tắt Gà và thỏ : 42 con . Thỏ : 18 con . Gà : ... con ? Bài giải Số con gà có là : 42 - 18 = 24 ( con ) Đáp số : 24 con . Bài 5 : - Vẽ hình lên bảng . - Yêu cầu HS đếm số hình tam giác trắng . - Yêu cầu HS đếm các hình tam giác xanh . - Yêu cầu HS đếm số hình tam giác ghép nửa trắng nửa xanh . - Có tất cả bao nhiêu hình tam giác ? - Yêu cầu HS khoanh vào đáp án đúng . - 4 hình . - 4 hình . - 2 hình . - Có tất cả 10 hình tam giác . - D . Có 10 hình tam giác . Lưu ý : Có thể cho HS nhận xét để thấy rằng : Ta luôn điền dấu + vào các phép tính có các số thành phần nhỏ hơn kết quả. Luôn điền dấu – vào phép tính có ít nhất 1 số lớn hơn kết quả . 3 Củng cố , dặn dò : Trò chơi : Vào rừng hái nấm . Chuẩn bị : - 10 đến 15 cây nấm bằng bìa trên mỗi cây ghi một số, các cây khác nhau ghi số khác nhau, chẳng hạn : 52 8 14 - Hai giỏ đi hái nấm . Cách chơi : - Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 em. Phát cho mỗi đội một giỏ đi hái nấm . - Phát cho 10 hoặc 15 em ngồi các bàn 1, 2, 3 ở lớp, mỗi em một cây nấm như trên . - Bắt đầu cuộc chơi : GV hô to 1 phép tính có dạng 12 – 8 hoặc 32 – 8 hoặc 52 – 28, HS nhẩm ngay kết quả của phép tính và chạy lên lấy cây nấm ghi kết quả của phép tính mà GV đọc cho vào giỏ của đội mình ( các phép tính có kết quả khác nhau ) . - Kết thúc cuộc chơi đội nào có nhiều nấm hơn là đội thắng cuộc . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 Tiết 56 TÌM SỐ BỊ TRỪ MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết cách tìm số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ . Áp dụng cách tìm số bị trừ để giải các bài tập có liên quan . Củng cố kỹ năng vẽ đoạn thẳng qua các điểm cho trước. Biểu tượng vẽ hai đoạn thẳng cắt nhau . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Tờ bìa ( giấy ) kẻ 10 ô vuông như bài học . Kéo . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Giới thiệu bài : GV viết lên bảng phép trừ 10 – 6 = 4. Yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép tính trừ sau đó ghi tên bài lên bảng . Dạy – học bài mới : 2.1 Tìm số bị trừ : Bước 1 : Thao tác với đồ dùng trực quan . Bài toán 1 : - Có 10 ô vuông ( đưa ra mảnh giấy có 10 ô vuông ). Bớt đi 4 ô vuông. Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông ? - Làm thế nào để biết rằng còn lại bao nhiêu ô vuông ? - Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép tính : 10 – 4 = 6 ( HS nêu, GV gắn thanh thẻ ghi tên gọi ) . Bài toán 2 :Có 1 mảnh giấy được cắt làm hai phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ hai có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông ? - Làm thế nào ra 10 ô vuông ? Bước 2 : Giới thiệu kỹ thuật tính - Nêu : Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc cho cô phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại . - Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta làm gì ? Khi HS trả lời, GV ghi bảng : x = 6 + 4 - Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu ? - Yêu cầu HS đọc lại phần tìm x trên bảng . - x gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6 ? - 6 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6 ? - 4 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6 ? - Vậy muốn tìm số bị trừ x ta làm thế nào ? - Yêu cầu nhiều HS nhắc lại . - Còn lại 6 ô vuông . - Thực hiện phép tính 10 – 4 = 6 . 10 - 4 = 6 Số hiệu Số trừ Số bị trừ - Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông . - Thực hiện phép tính 4 + 6 = 10 . - x – 4 = 6 . - Thực hiện phép tính 4 + 6 . - Là 10 . - x – 4 = 6 x = 6 + 4 x = 10 - Là số bị trừ . - Là hiệu . - Là số trừ . - Lấy hiệu cộng với số trừ . - Nhắc lại quy tắc . 2.2 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. 3 HS lên bảng làm bài . - Gọi HS nhận xét bài bạn . a) Tại sao x = 8 + 4 ? a) Tại sao x = 18 + 9 ? a) Tại sao x = 25 + 10 ? - Làm bài tập . - 3 HS lần lượt trả lời . - Vì x là số bị trừ trong phép trừ x – 4 = 8, 8 là hiệu, 4 là số trừ. Muốn tính số bị trừ ta lấy hiệu cộng số trừ ( 2 HS còn lại trả lời tương tự). Bài 2 : - Cho HS nhắc lại cách tìm hiệu, tìm số bị trừ trong phép trừ sau đó yêu cầu các em tự làm bài . - HS tự làm bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài cho nhau. Bài 3 : - Bài toán yêu cầu làm gì ? - Bài toán cho biết gì về các số cần điền ? - Yêu cầu HS tự làm bài . - Gọi 1 HS đọc chữa bài . - Nhận xét và cho điểm . - Điền số thích hợp vào ô trống . - Là số bị trừ trong các phép trừ . - HS làm bài . - Đọc chữa ( 7 trừ 2 bằng 5, điền 7 vào ô trống ... ) bài . Bài 4 : - Yêu cầu HS tự vẽ, tự ghi tên điểm . - Có thể hỏi thêm : + Cách vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước. + Chúng ta dùng gì để ghi tên các điểm . - Dùng chữ cái in hoa . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 57 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ 13 – 5 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết cách thực hiện phép trừ 13 – 5 . Lập và thuộc lòng bảng công thức 13 trừ đi một số . Áp dụng bảng trừ đã học để giải các bài toán có liên quan . Củng cố về tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1.Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : + HS 1 : Đặt tính và thực hiện phép tính : 32 – 8 ; 42 - 18 . + HS 2 : Tìm x : x – 14 = 62; x – 13 = 30 . - Yêu cầu HS dưới lớp nhẩm nhanh kết quả phép trừ : 22 – 6; 92 – 18; 42 – 12; 62 – 8 . - Nhận xét và cho điểm HS . 2.Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ học các phép tính phép trừ có dạng 13 trừ đi một số . 13 – 5 . 2.2 Phép trừ 13 – 5 : Bước 1 : Nêu vấn đề - Đưa ra bài toán : Có 13 que tính ( cầm que tính ), bớt 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Yêu cầu HS nhắc lại bài. (Có thể đặt từng câu hỏi gợi ý : Cô có bao nhiêu que tính ? Cô muốn bớt đi bao nhiêu que ? ) - Để biết còn bao nhiêu que tính ta phải làm gì ? - Viết lên bảng : 13 – 5 . Bước 2 : Đi tìm kết quả - Yêu cầu HS lấy 13 que tính , suy nghĩ và tìm cách bớt 5 que tính sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que tính . - Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình . - Hướng dẫn lại cho HS cách bớt hợp lý nhất . - Có bao nhiêu que tính tất cả ? - Đầu tiên cô bớt 3 que tính rời trước. Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa ? - Vì sao ? - Để bớt được 2 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời. Bớt 2 que còn lại 8 que. - Vậy 13 que tính bớt 5 que tính còn mấy que tính ? - Vậy 13 trừ 5 bằng mấy ? - Viết lên bảng 13 – 5 = 8 Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính - Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình . - Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ . - Nghe và phân tích đề . - Có 13 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Thực hiện phép trừ 13 – 5 . - Thao tác trên que tính và trả lời : còn 8 que tính . - Trả lời . - Có 13 que tính ( có 1 bó que tính và 3 que tính rời ) . - Bớt 2 que nữa . - Vì 3 + 2 = 5 . - Còn 8 que tính . - 13 trừ 5 bằng 8 . 13 5 8 - Viết 13 rồi viết 5 dưới thẳng cột với 3. Viết dấu trừ và kẻ vạch ngang . Trừ từ phải sang trái, 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8. Viết 8, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0 . 2.3 Bảng công thức 13 trừ đi một số : - Yêu cầu HSsử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 13 trừ đi một số như phần bài học. - Yêu cầu HS thông báo kết quả. Khi HS thông báo thì ghi lại lên bảng . - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xoá dần các phép tính cho HS học thuộc . - Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi kết quả tìm được vào bài học. - Nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ ) thông báo kết quả của các phép tính. Mỗi HSchỉ nêu 1 phép tính . - HS thuộc bảng công thức 2.4 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả các phép tính phần a vào Vở bài tập . - Yêu cầu HS nhận xét bài bạn sau đó đưa ra kết luận về kết quả nhẩm. - Hỏi: Khi biết 4 + 9 = 13 có cần tính 9 + 4 không ? Vì sao ? - Hỏi tiếp : Khi đã biết 9 + 4 = 13 có thể ghi ngay kết quả của 13 – 9 và 13 – 4 không ? Vì sao ? - Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b . - Yêu cầu so sánh 3 + 5 và 8 . - Yêu cầu so sánh 13 – 3 – 5 và 13 – 8 . - Kết luận: Vì 3 + 5 = 8 nên 13 – 3 – 5 bằng 13 – 8. Trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng . - Nhận xét và cho điểm HS . - HS làm bài. 3 HS lên bảng , mỗi HS làm 1 cột tính . - Nhận xét bài bạn Đ/S . Tự kiểm tra bài mình . - Không cần . Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi . - Có thể ghi ngay : 13 – 4 = 9 và 13 – 9 = 4 vì 4 và 9 là các số hạng trong phép cộng 9 + 4 = 13. Khi lấy tổng trừ số hạng này sẽ được số hạng kia . - Làm bài và thông báo kết quả . - Ta có 3 + 5 = 8 - Có cùng kết quả là 5 Bài 2: - Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 13 – 9 ; 13 – 4 - Làm bài và trả lời câu hỏi . Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập .Gọi 3 HS lên bảng làm bài . -Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của 3 phép tính trên . - Nhận xét và cho điểm HS. - Nhắc lại quy tắc và làm bài . - Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ 13 8 5 - 13 6 7 - 13 9 4 - - Trả lời . Bài 4 : - Yêu cầu HS đọc đề bài . Tự tóm tắtsau đó hỏi : Bán đi nghĩa là thế nào ? - Yêu cầu HS tự giải bài tập . - Nhận xét , cho điểm . - Bán đi nghĩa là bớt đi . - Giải bài tập và trình bày lời giải . 2.4 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS đọc thuộc lòngbảng công thức 13 trừ đi một số . Ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 13 trừ đi một số . - Nhận xét tiết học . - Dặn dò về nhà học thuộc lòng bảng công thức trên. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 Tiết 58 33 – 5 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 33 – 5 . Áp dụngphép trừ có nhớ dạng 33 – 5 để giải các bài toán có liên quan . Củng cố biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau, về điểm . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính , bảng gài . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1.Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng các công thức 13 trừ đi một số. - Yêu cầu nhẩm nhanh kết quả của một vài phép tính thuộc dạng 13 – 5 . - Nhận xét và cho điểm HS . 2.Dạy – học bài mới : 2.1. Phép trừ 33 – 5 : Bước 1 : Nêu vấn đề - Nêu: Có 33 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính chúng ta phải làm gì ? -Viết lên bảng 33 – 5. Bước 2 : Đi tìm kết quả - Yêu cầu HS lấy 3 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời , tìm cách bớt đi 5 que rồi báo lại kết quả . - 33 que tính , bớt đi 5 que , còn lại bao nhiêu que tính ? - Vậy 33 trừ 5 bằng bao nhiêu ? - Viết lên bảng 33 – 5 = 28 Lưu ý : GV có thể hướng dẫn bước này một cách tỉ mỉ như sau : Yêu cầu HS lấy ra 3 bó 1 chục và 3 que tính rời (GV cầm tay ). Muốn bớt 5 que tính chúng ta bớt luôn 3 que tính rời . Hỏi : còn phải bớt bao nhiêu que nữa ? Để bớt được 2 que nữa ta tháo rời 1 bó thành 10 que rồi bớt , còn lại 8 que tính rời . 2 bó que tính và 8 que rời là bao nhiêu que tính ? Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính - Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính. Nếu HS đặt tính và tính đúng thì yêu cầu nêu rõ cách đặt tính và cho một vài HS nhắc lại . Nếu chưa đúng gọi HS khác thực hiện hoặc hướng dẫn trực tiếp bằng các câu hỏi : - Tính từ đâu sang đâu ? - 3 có trừ được 5 không ? - Mượn 1 chục ở hàng chục , 1 chục là 10 , 10 với 3 là 13, 13 trừ đi 5 bằng 8 , viết 8 ,3 chục cho mượn 1 , hay 3 trừ 1 là 2 viết 2. - Nhắc lại hoàn chỉnh cách tính . - Nghe, nhắc lại đề toán và tự phân tích bài toán . - Thực hiện phép trừ 33 – 5 - Thao tác trên que tính .(HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau . Cách có thể giống hoặc không giống cách bài học đưa ra, đều được ). - 33 que , bớt đi 5 que , còn lại 24 que tính . - 33 trừ 5 bằng 28 . - Nêu : có 33 que tính Bớt đi 3 que rời . Bớt 2 que nữa vì 3 + 2 = 5 Tháo 1 bó và tiếp tục bớt đi 2 que tính . Là 28 que tính . 33 5 28 - + Viết 33 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 3 . Viết dấu – và kẻ vạch ngang . + 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, nhớ 1 , 3 trừ 1 bằng 2, viết 2 . - Tính từ phải sang trái - 3 không trừ được 5 . - Nghe và nhắc lại . 2.2 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm sau đó nêu cách tính của một số phép tính - Nhận xét và cho điểm HS . - Làm bài , chữa bài .Nêu cách tính cụ thể của một vài phép tính . Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài . - Muốn tìm hiệu ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS làm bàivào Vở bài tập .Gọi 3 HS lên bảng làm , mỗi HS làm một ý . - Yêu cầu 3 HS lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện từng phép tính của từng phép tính . - Nhận xét và cho điểm . - Lấy số bị trừ trừ đi số trừ . 43 5 38 - 93 9 84 - 33 6 27 - - Trả lời . Bài 3 : - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài . - Hỏi : Trong ý a , b số phải tìm (x) là gì trong phép cộng ? Nêu cách tìm thành phần đó . - Hỏi tương tự với câu c. - Yêu cầu HS làm bài . - Nhận xét cho điểm . - Đọc đề bài . - Trả lời : Là số hạng trong phép cộng . Muốn tìm số hạng chưa biết trong phép cộng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết . - Trả lời - Làm bài , 3 HS lên bảng làm bài . HS khác nhận xét . Bài 4 : - Gọi 1HS đọc câu hỏi . - Yêu cầu HS thảo luận tìm cách vẽ . - Yêu cầu HS nêu cách vẽ mình tìm được . - Có thể hướng dẫn HS vẽ bằng hệ thống câu hỏi sau : + Hãy chấm một chấm tròn vào giao điểm của hai đoạn thẳng . + Hãy đếm số chấm tròn hiện có trên mỗi đoạn thẳng . + Cần vẽ thêm vào mỗi doạn thẳng bao nhiêu chấm tròn nữa ? +Hướng dẫn HS vẽ : vẽ về hai phía của đoạn thẳng để hoàn thành bài tập . - Đọc câu hỏi . - Thảo luận tìm cách vẽ theo cặp . - Trả lời và thực hành vẽ . + Thực hành theo hướng dẫn + Có 3 chấm tròn . + Vẽ thêm 2 chấm tròn . +Thực hành vẽ . 2.4 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 33 – 5 . - Nhận xét tiết học . Biểu dương các em học tốt , có tiến bộ . Nhắc nhở các em còn chưa chú ý , chưa cố gắng trong học tập . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 59 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 53 – 15 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 53 – 15 . Áp dụng để giải các bài toán có liên quan (tìm x , tìm hiệu ). Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ , tìm số bị trừ . Củng cố biểu tượng về hình vuông . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1.Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : + HS 1 : Đặt tính và tính : 73– 6; 43 - 5. Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 73 – 6 . + HS 2 : Tìm x : x + 7 = 53 Nêu cách thực hiện phép tính 53 – 7. - Nhận xét và cho điểm HS . 2.Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : Trong tiết học toán hôm nay , chúng ta cùng nhau học về cách thực hiện phép trừ 53 – 15 và giải các bài toán có liên quan . 2.2 Phép trừ 53 – 15 : Bước1 : Nêu vấn đề - Đưa ra bài toán : Có 53 que tính, bớt 15 que tính . Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào ? Bước 2 : Đi tìm kết quả - Yêu cầu HS lấy 5 bó que tính và 3 que tính rời. - Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để tìm cách bớt đi 15 que tính và nêu kết quả . - Yêu cầu HS nêu cách làm . Lưu ý :Có thể hướng dẫn cả lớp tìm kết quả như sau : - Chúng ta phải bớt bao nhiêu que tính ? - 15 que tính gồm mấy chục và mấy que tính ? - Vậy để bớt được 15 que tính trước hết chúng ta bớt 5 que tính .Để bớt 5 que tính , ta bớt 3 que tính rời trước sau đó tháo 1 bó que tính và bớt tiếp 2 que . Ta còn 8 que tính rời . - Tiếp theo , bớt 1 chục que nữa , 1 chục là 1 bó , ta bớt đi 1 bó que tính . Như vậy còn 3 bó que tính và 8 que rời là 38 que tính . - 53 que tính bớt 15 que tính còn lại bao nhiêu que tính ? - Vậy 53 trừ 15 bằng bao nhiêu ? Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính . - Gọi 1 HS lên bảng đặt tính nêu cách thực hiện tính . - Hỏi : Em đặt tính như thế nào ? - Yêu cầu một số HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính . - Nghe và nhắc lại bài toán . Tự phân tích bài toán . - Thực hiện phép trừ 53 – 15 . - Lấy que tính và nói : Có 53 que tính . - Thao tác trên que tính và trả lời , còn 38 que tính . - Nêu cách bớt . - 15 que tính . - Gồm 1 chục và 5 que tính rời - Thao tác theo GV. - Còn lại 38 que tính 53 trừ 15 bằng 38 53 15 38 - - Viết 53 rồi viết 15 dưới 53 sao cho 5 thẳng với cột 3, 1 thẳng với cột 5 chục. Viết dấu – và kẻ vạch ngang . - 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1, 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3 . 2.3 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập . Gọi 3 HS lên bảng làm bài . - Yêu cầu HS nhận xét bài bạn . - Yêu cầu nêu cách tính của 83 – 19 , 63 – 36 , 43 – 28 - Nhận xét và cho điểm HS . - HS làm bài . - Nhận xét bài bạn . Hai HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau . - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời . Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài . - Hỏi: muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS tự làm bài: Gọi 3 HS lên bảng . - Yêu cầu 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện từng phép tính . - Đọc yêu cầu . Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ . - HS làm bài . Cả lớp nhận xét bài các bạn trên bảng . 53 17 36 - 83 39 44 - 63 24 39 - Bài 3 : - Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số hạng trong một tổng ; số bị trừ trong một hiệu ; sau đó cho HS tự làm bài . - Kết luận về kết quả của bài . - Nhắc lại qui tắc và làm bài . Bài 4 : - Vẽ mẫu lên bảng và hỏi :Mẫu vẽ hình gì ? - Muốn vẽ được hình vuông chúng ta phải nối mấy điểm với nhau ? - Yêu cầu HS tự vẽ hình . - Hình vuông. - Nối 4 điểm với nhau . -Vẽ hình . 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau . 2.4 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 53 – 13 . - Nhận xét tiết học . - Dặn dò HS ôn tập cách trừ phép trừ có nhớ dạng 53 – 15(có thể cho một vài phép tính để HS làm ở nhà ). RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 Tiết 60 LUYỆN TẬP MỤC TIÊU : Giúp HS cũng cố về : Các phép trừ có nhớ dạng 13 – 5; 33 – 5; 53 - 15 . Giải bài toán có lời văn ( toán đơn giản bằng 1 phép tính trừ ) . Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Đồ dùng phục vụ trò chơi . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1.Giới thiệu bài : GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên bài lên bảng . 2.Dạy học bài mới : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả . - HS làm bài sau đó nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ ) đọc kết quả từng phép tính . Bài 2 : - Gọi HS nêu yêu cầu của bài . - Hỏi : Khi đặt tính phải chú ý điều gì ? - Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập . - Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau : 33 – 8 ; 63 – 35 ; 83 – 27 . - Nhận xét và cho điểm HS . - Đặt tính rồi tính . - Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục . - Làm bài cá nhân. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính . - 3 HS lần lượt trả lời. Lớp nhận xét . Bài 3 : - Yêu cầu HS tự làm . - Yêu cầu so sánh 4 + 9 và 13 . - Yêu cầu so sánh 33 – 4 – 9 và 33 – 13 . - Kết luận : Vì 4 + 9 = 13 nên 33 – 4 – 9 bằng 33 – 13 ( trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng ) . - Hỏi tương tự với các trường hợp khác . - Nhận xét và cho điểm HS . - Làm bài và thông báo kết quả . - Ta có 4 + 9 = 13 . - Có cùng kết quả là 20 . Bài 4 : - Gọi HS đọc đề bài . - Hỏi : Phát cho nghĩa là thế nào ? - Muốn biết còn lại bao nhiêu quyển vở ta phải làm gì ? - Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 HS đọc chữa . - Nhận xét và cho điểm HS . - Đọc đề bài . - Phát cho nghĩa là bớt đi, lấy đi . - Thực hiện phép tính 63 – 48 . Bài giải Số quyển vở còn lại là : 63 – 48 = 15 ( quyển ) Đáp số : 15 quyển . Bài 5 : - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài . - Yêu cầu HS tự làm bài . - Đọc đầu bài . 3 Củng cố , dặn dò : - Nếu còn thời gian GV tổ chức cho HS chơi trò chơi : Kiến tha mồi . - Chuẩn bị : Một số mảnh bìa hoặc giấy hình hạt gạo có ghi các phép tính chưa có kết quả hoặc các số có 2 chữ số. Chẳng hạn : 73 – 5 13 – 6 24 48 - Cách chơi : Xem tiết 51 . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 61 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ 14 – 8 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 – 8 . Tự lập và học thuộc bảng các công thức 14 trừ đi một số . Áp dụng phép trừ có nhớ dạng 14 – 8 để giải các bài toán có liên quan . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1.Giới thiệu bài : Trong giờ học toáùn hôm nay chúng ta cùng học về cách thực hiện phép tính trừ có nhớ dạng 14 – 8, lập và học thuộc lòng các công thức 14 trừ đi một số. Sau đó, áp dụng để giải các bài tập có liên quan . 2.Dạy – học bài mới : 2.1 Phép trừ 14 – 8 : Bước 1 : Nêu vấn đề - Đưa ra bài toán : Có 14 que tính ( cầm que tính ), bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Yêu cầu HS nhắc lại bài. ( có thể đặt từng câu hỏi gợi ý : Cô có bao nhiêu que tính ? Cô muốn bớt đi bao nhiêu que tính ? ) - Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ? - Viết lên bảng 14 – 8 . Bước 2 : Tìm kết quả - Yêu cầu HS lấy 14 que tính, suy nghĩ và tìm cách 8 que tính sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que . - Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình . Hướng dẫn lại cho HS cách bớt hợp lý nhất . - Có bao nhiêu que tính tất cả ? - Đầu tiên cô bớt 4 que tính rời trước. Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa ? - Vì sao ? - Để bớt 4 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời. Bớt 4 que còn lại 6 que. - Vậy 14 que tính bớt 8 que tính còn lại mấy que tính ? - Vậy 14 trừ 8 bằng mấy ? - Viết lên bảng 14 – 8 = 6 . Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính - Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình . - Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ . - Nghe và phân tích đề . - Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Thực hiện phép trừ 14 – 8 . - Thao tác trên que tính . Trả lời : còn 6 que tính . - Trả lời . - Có 14 que tính ( có 1 bó que tính và 4 que tính rời ) . - Bớt 4 que nữa . - Vì 4 + 4 = 8 . - Còn 6 que tính . - 14 trừ 8 bằng 6 . 14 8 6 - Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 4. Viết dấu - và kẻ vạch ngang. Trừ từ phải sang trái. 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6. Viết 6, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0 . 2.2 Bảng công thức : 14 trừ đi một số : - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng bảng các công thức 14 trừ đi một số như phần bài học . - Yêu cầu HS thông báo kết quả. Khi HS thông báo thì ghi lại lên bảng . - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xoá dần các phép tính cho HS học thuộc . - Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi kết quả tìm được vào bài học . - Nối tiếp nhau ( theo bàn hoặc tổ ) thông báo kết quả của các phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính . - HS học thuộc bảng công thức . 2.3 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả các phép tính phần a vào Vở bài tập . - Yêu cầu HS nhận xét bài bạn sau đó đưa ra kết luận về kết quả nhẩm . - Hỏi : Khi biết 9 + 5 = 14 có cần tính 9 + 5 không, vì sao ? - Hỏi tiếp :Khi đã biết 9 + 5 = 14 có thể ghi ngay kết quả của 14 – 9 và 14 – 5 không ? Vì sao ? - Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b . - Yêu cầu so sánh 4 + 2 và 6 . - Yêu cầu so sánh 14 – 4 – 2 và 14 – 6 . - Kết luận : Vì 4 + 2 = 6 nên 14 – 4 – 2 bằng 14 – 6 ( khi trừ liên tiếp các số hạng cũng bằng trừ đi tổng ). - Nhận xét và cho điểm HS . - HS làm bài : 3 HS lên bảng, mỗi HS làm 1 cột tính . - Nhận xét bài bạn làm đúng / sai. Tự kiểm tra bài mình . - Không cần. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi . - Có thể ghi ngay : 14 – 5 = 9 và 14 – 9 = 5 vì 5 và 9 là các số hạng trong phép cộng 9 + 5 = 14. Khi lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia . - Làm bài và báo cáo kết quả . - Ta có 4 + 2 = 6 . - Có cùng kết quả là 8 . Bài 2 : - Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 14 – 9; 14 – 8 . - Làm bài và trả lời câu hỏi . Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập . Gọi 3 HS lên bảng làm bài . - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện các phép tính của 3 phép tính trên . - Nhận xét và cho điểm . - Đọc đề bài . - Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ . 12 9 3 - 14 7 7 - 14 5 9 - - Trả lời . Bài 4 : - Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi : Bán đi nghĩa là thế nào ? - Yêu cầu HS tự giải bài tập . - Nhận xét, cho điểm . - Bán đi nghĩa là bớt đi . - Giải bài tập và trình bày lời giải . 2.4 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng công thức 14 trừ đi một số. Ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 14 trừ đi một số . - Nhận xét tiết học . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 Tiết 62 34 – 8 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 34 – 8 . Áp dụng phép trừ có nhớ dạng 34 – 8 để giải các bài toán có liên quan . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính, bảng gài . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1.Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng các công thức 14 trừ đi một số . - Yêu cầu nhẩm nhanh kết quả của một vài phép tính thuộc dạng 14 – 8 . - Nhận xét và cho điểm HS . 2.Dạy – học bài mới : 2.1 Phép trừ 34 – 8 : Bước 1 : Nêu vấn đề - Có 34 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ? -Viết lên bảng 34 – 8. Bước 2 : Đi tìm kết quả - Yêu cầu HS lấy 3 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời, tìm cách để bớt đi 8 que tính rồi thông báo lại kết quả . - 34 que tính bớt đi 8 que, còn lại bao nhiêu que ? - Vậy 34 trừ 8 bằng bao nhiêu ? - Viết lên bảng : 34 – 8 = 26 . Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính - Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính. Nếu HS đặt tính và tính đúng thì yêu cầu nêu rõ cách đặt tính và cho một vài HS khác nhắc lại. Nếu chưa đúng gọi HS khác thực hiện hoặc hướng dẫn trực tiếp bằng các câu hỏi : - Tính từ đâu sang đâu ? - 4 có trừ được 8 không ? - Mượn 1 chục ở hàng chục, 1 chục là 10, 10 với 4 là 14, 14 trừ 8 bằng 6, viết 6. 3 chục cho mượn 1, hay 3 trừ 1 là 2, viết 2. - Nhắc lại hoàn chỉnh cách tính . - Nghe. Nhắc lại bài toán và tự phân tích bài toán . - Thực hiện phép trừ 34 – 8 . - Thao tác trên que tính . - 34 que, bớt đi 8 que, còn lại 26 que tính . - 34 trừ 8 bằng 26 . 34 8 26 - Viết 34 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 4. Viết dấu trừ và kẻ vạch ngang . 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 được 6, viết 6, nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2 . - Tính từ phải sang trái . - 4 không trừ được 8 . - Nghe và nhắc lại . 2.2 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài sau đó nêu cách tính của một số phép tính . - Nhận xét , cho điểm . - Làm bài. Chữa bài. Nêu cách tính cụ thể của một vài phép tính . Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài . - Muốn tìm hiệu ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một ý . - Yêu cầu 3 HS lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính . - Nhận xét và cho điểm . - Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ . 94 9 85 - 84 8 76 - 64 6 58 - - Trả lời . Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Hỏi : Bài toán thuộc dạng toán gì ? - Yêu cầu HS tự tóm tắt và trình bày bài giải, một HS làm bài trên bảng lớp . - Nhận xét và cho điểm HS . - Đọc và tự phân tích đề bài . -Bài toán về ít hơn . Tóm tắt Nhà Hà nuôi : 34 con gà Nhà Ly nuôi ít hơn nhà Hà : 9 con Nhà Ly nuôi : ... con gà ? Bài giải Số con gà nhà bạn Ly nuôi là : 34 – 9 = 25 ( con gà ) Đáp số : 25 con gà . Bài 4 : - Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng, cách tìm số bị trừ trong một hiệu và làm bài tập . x + 7 = 34 x – 14 = 36 x = 34 – 7 x = 36 + 14 x = 27 x = 50 2.4 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 34 – 8 . - Nhận xét tiết học. Biểu dương các em học tốt, có tiến bộ. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý, chưa cố gắng trong học tập . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 63 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 54 – 18 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 54 – 18 . Áp dụng để giải các bài toán có liên quan . Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ . Củng cố biểu tượng về hình tam giác . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1.Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : + HS 1 : Đặt tính và tính : 74 – 6 ; 44 - 5 . Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 74 – 6 . + HS 2 : Tìm x : x + 7 = 54 . Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 54 – 7 . - Nhận xét và cho điểm HS . 2.Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : Trong tiết học toán hôm nay, chúng ta cùng học về cách thực hiện phép trừ dạng 54 – 18 và giải các bài toán có liên quan . 2.2 Phép trừ 52 – 28 : Bước 1 : Nêu vấn đề - Đưa ra bài toán : Có 54 que tính, bớt 18 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? Bước 2 : Đi tìm kết quả - Yêu cầu HS lấy 5 bó que tính và 4 que tính rời . - Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để tìm cách bớt đi 18 que tính và nêu kết quả . - Yêu cầu HS nêu cách làm . - Hỏi : 54 que tính, bớt đi 18 que tính, còn lại bao nhiêu que tính? - Vậy 54 trừ 18 bằng bao nhiêu ? Bước 3 : Đặt tính và tính - Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính . - Hỏi : Em đã đặt tính như thế nào ? - Hỏi tiếp : Em thực hiện tính như thế nào ? - Nghe. Nhắc lại bài toán. Tự phân tích bài toán . - Thực hiện phép trừ 54 – 18. - Lấy que tính và nói : Có 54 que tính . - Thao tác trên que tính và trả lời, còn 36 que tính . - Nêu cách bớt . - Còn lại 36 que tính . - 54 trừ 18 bằng 36. 54 18 36 - - Viết 54 rồi viết 18 dưới 54 sao cho 8 thẳng cột với 4, 1 thẳng cột với 5. Viết dấu – và kẻ vạch ngang . - 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6, nhớ 1. 1 thêm 1 là 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3. 2.3 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài sau đó nêu cách tính của một số phép tính . - GV nhận xét cho điểm . - Làm bài. Chữa bài. Nêu cách tính cụ thể của một vài phép tính . Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài . - Muốn tìm hiệu ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm. Mỗi HS làm một ý . - Yêu cầu 3 HS lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính . - Nhận xét và cho điểm . - Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ . 44 19 25 - 64 28 36 - 74 47 27 - - Trả lời. Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Hỏi : Bài toán thuộc dạng gì ? - Vì sao em biết ? - Yêu cầu HS tự tóm tắt và trình bày bài giải, 1 HS làm bài trên bảng lớp. - Nhận xét và cho điểm HS . - Đọc và tự phân tích đề bài . - Bài toán về ít hơn . - Vì ngắn hơn cũng có nghĩa là ít hơn. Tóm tắt Vải xanh dài : 34 dm . Vải tím ngắn hơn vải xanh : 15 dm . Vải tím dài : ... dm ? Bài giải Mảnh vải tím dài là : 34 – 15 = 19 ( dm ) Đáp số : 19 dm . Bài 4 : - Vẽ mẫu lên bảng và hỏi :Mẫu vẽ hình gì ? - Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau ? - Yêu cầu HS tự vẽ hình . - Hình tam giác . - Nối 3 điểm với nhau . - Vẽ hình. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau . 2.4 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 54 – 18 . - Nhận xét giờ học . - Dặn dò HS ôn tập cách trừ phép trừ có nhớ dạng 54 – 18 ( có thể cho 1 vài phép tính để HS làm ở nhà ) . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 Tiết 64 LUYỆN TẬP MỤC TIÊU : Giúp HS cũng cố về : Phép trừ có nhớ dạng 14 – 8; 34 – 8; 54 - 18 . Tìm số hạng chưa biết trong một tổng ; số bị trừ chưa biết rong một hiệu . Giải bài toán có lời văn bằng phép tính trừ . Biểu tượng về hình vuông . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài . - Yêu cầu HS kiểm tra bài của nhau . - Nhận xét và cho điểm . - HS tự làm bài sau đó nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ ) đọc kết quả từng phép tính . - 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau . Bài 2 : - Yêu cầu 1 HS nêu đề bài . - Khi đặt tính phải chú ý điều gì ? - Thực hiện tính từ đâu ? - Yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính . - Gọi HS nhận xét bài bạn . - Gọi 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 84 – 47 30 – 6 ; 60 – 12 . - Nhận xét và cho điểm HS . - Đọc đề bài . - Chú ý đặt tính sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục . - Thực hiện tính từ hàng đơn vị . - Làm bài . - Nhận xét bài bạn về đặt tính, kết quả tính . - 3 HS lần lượt trả lời. Bài 3 : - Yêu cầu HS đọc đề bài : Nêu lại cách tìm số hạng trong một tổng, số bị trừ trong một hiệu và tự làm . - Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng sau đó cho điểm . - Trả lời sau đó 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào Vở bài tập . - Nhận xét . Bài 4 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Yêu cầu HS ghi tóm tắt và tự giải . - Hỏi thêm : Tại sao lại thực hiện tính trừ ? - Đọc đề bài . - Bài toán cho biết : Có 84 ô tô và máy bay, trong đó ô tô có 45 chiếc . - Hỏi có bao nhiêu máy bay ? Tóm tắt Ô tô và máy bay : 84 chiếc Ô tô : 45 chiếc Máy bay : ... chiếc ? Bài giải Số máy bay có là : 84 – 45 = 39 ( chiếc ) Đáp số : 39 chiếc . - Vì 84 là tổng số ô tô và máy bay. Đã biết số ô tô. Muốn tính máy bay ta lấy tổng số trừ đi số ô tô . Bài 5 : - Yêu cầu quan sát mẫu và cho biết mẫu vẽ hình gì ? - Yêu cầu HS tự vẽ . - Hỏi : Hình vuông có mấy đỉnh ? - Vẽ hình vuông . - HS thực hành vẽ. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau . - Có 4 đỉnh . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 Tiết 65 15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết thực hiện các phép trừ dạng : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số . Lập và học thuộc các công thức : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số . Áp dụng để giải các bài toán có liên quan . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1.Giới thiệu bài : GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng . 2.Dạy – học bài mới : 2.1 15 trừ đi một số : Bước 1 : 15 – 6 - Nêu bài toán : Có 15 que tính, bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Làm thế nào để tìm được số que tính còn lại ? - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả . - Hỏi : 15 que tính, bớt 6 que tính còn bao nhiêu que tính ? - Vậy 15 trừ 6 bằng mấy ? - Viết lên bảng 15 – 6 . Bước 2 : - Nêu : Tương tự như trên, hãy cho biết 15 que tính bớt 7 que tính bằng mấy que tính ? - Yêu cầu HS đọc phép tính tương ứng . - Viết lên bảng : 15 – 7 = 8 . - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của các phép trừ : 15 – 8; 15 – 9 . - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng công thức 15 trừ đi một số . - Nghe và phân tích đề toán . - Thực hiện phép trừ 15 – 6 . - Thao tác trên que tính . - Còn 9 que tính . - 15 trừ 6 bằng 9 . - Thao tác trên que tính và trả lời : 15 que tính, bớt 7 que tính, còn lại 8 que tính . - 15 trừ 7 bằng 8 . - 15 – 8 = 7 . - 15 – 9 = 6 - Đọc bài . 2.2 16 trừ đi một số : - Nêu: Có 16 que tính, bớt đi 9 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Hỏi : 16 bớt 9 còn mấy ? - Vậy 16 trừ 9 bằng mấy ? - Viết lên bảng 16 – 9 . - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của : 16 – 8; 16 – 7 . - Yêu cầu HS đọc đồng thanh các công thức 16 trừ đi một số . - Thao tác trên que tính và trả lời : còn lại 7 que tính . - 16 bớt 9 còn 7 . - 16 trừ 9 bằng 7 . - Trả lời : 16 – 8 = 8 16 – 7 = 9 - Đọc bài . 2.3. 17, 18 trừ đi một số : - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm kết quả của các phép tính : 17 – 8; 17 – 9; 18 – 9 - Gọi 1 HS lên bảng điền kết quả các phép tính trên bảng các công thức . - Yêu cầu cả lớp nhận xét sau đó đọc lại bảng các công thức : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số . - Thảo luận theo cặp và sử dụng que tính để tìm kết quả . - Điền số để có : 17 – 8 = 9 17 – 9 = 8 18 – 9 = 9 - Đọc bài và ghi nhớ . 2.4 Luyện tập, thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS nhớ lại bảng trừ và ghi ngay kết quả vào Vở bài tập . - Yêu cầu HS báo cáo kết quả . - Hỏi thêm : Có bạn HS nói khi biết 15 – 8 = 7, muốn tính 15 – 9 ta chỉ cần lấy 7 – 1 và ghi kết quả là 6. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai ? Vì sao ? - Yêu cầu HS tập giải thích với các trường hợp khác . - Ghi kết quả các phép tính . - Nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng phép tính. Mỗi HS chỉ đọc kết quả của 1 phép tính . - Cho nhiều HS trả lời . - Bạn đó nói đúng vì 8 + 1 = 9 nên 15 – 9 chính là 15 – 8 – 1 hay 7 - 1 ( 7 là kết quả bước tính 15 – 8 ) . Trò chơi : Nhanh mắt, khéo tay . Nội dung : Bài tập 2 . Cách chơi : Thi giữa các tổ. Chọn 4 thư ký ( mỗi tổ cử 1 bạn ). Khi GV hô lệnh bắt đầu, tất cả HS trong lớp cùng thực hiện nối phép tính với kết quả đúng. Bạn nào nối xong thì giơ tay. Các thư ký ghi số bạn giơ tay cảu các tổ. Sau 5 phút, tổ nào có nhiều bạn xong nhất và đúng là tổ chiến thắng . 2.4 Củng cố , dặn dò : - Cho HS đọc lại bảng các công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Nhận xét tiết học . - Dặn dò HS về nhà học thuộc các công thức trên . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 66 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết cách thực hiện các phép trừ có nhớ dạng 55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9 Áp dụng để giải các bài toán có liên . Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng . Củng cố biểu tượng về hình tam giác, hình chữ nhật . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Hình vẽ bài tập 3, vẽ sẳn trên bảng phụ . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1.Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : + HS 1 : Đặt tính và tính : 15 – 8 ; 16 – 7; 17 – 9; 18 – 9 . + HS 2 : Tính nhẩm : 16 – 8 – 4; 15 – 7 – 3; 18 – 9 – 5 . - Nhận xét và cho điểm HS . 2.Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng học cách thực hiện các phép trừ có nhớ dạng 55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9 sau đó áp dụng để giải các bài tập có liên quan . 2.2 Phép trừ 52 – 28 : - Nêu bài toán : Có 55 que tính, bớt đi 8 que tính, hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? - Mời 1 HS lên bảng thực hiện tính trừ, yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào vở nháp ( không sử dụng que tính ) . - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính của mình . - Bắt đầu tính từ đâu ? Hãy nhẩm to kết quả của từng bước tính . - Vậy 55 trừ 8 bằng bao nhiêu ? - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 55 – 8 . - Lắng nghe và phân tích đề toán . - Thực hiện phép trừ 55 – 8. 55 8 47 - - Viết 55 rồi viết 8 xuống dưới sao cho 8 thẳng cột với 5 ( đơn vị ). Viết dấu – và kẻ vạch ngang . - Bắt đầu tính từ hàng đơn vị ( từ phải sang trái ) 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1. 5 trừ 1 bằng 4, viết 4. - 55 trừ 8 bằng 47 . - Trả lời . 2.3 Phép tính 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9 : - Tiến hành tương tự như trên để rút ra cách thực hiện các phép trừ 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9. Yêu cầu không được sử dụng que tính . 56 7 49 - 6 không trừ được 7, lấy 16 trừ 7 bằng 9, viết 9 nhớ 1. 5 trừ 1 bằng 4 viết 4. Vậy 56 trừ 7 bằng 49 . 37 8 29 - 7 không trừ được 8, lấy 17 trừ 8 bằng 9, viết 9 nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2 viết 2. Vậy 37 trừ 8 bằng 29 . 68 9 59 - 8 không trừ được 9, lấy 18 trừ 9 bằng 9, viết 9 nhớ 1. 6 trừ 1 bằng 5 viết 5. Vậy 68 trừ 9 bằng 59 . 2.4 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập . - Gọi 3 HS lên bảng thực hiện 3 con tính : 45 – 9; 96 – 9; 87 – 9 . - Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng . - Nhận xét và cho điểm HS . - Làm bài vào vở . - Thực hiện trên bảng lớp . - Nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính, kết quả phép tính . Bài 2 : - Yêu cầu HS tự làm bài tập . - Hỏi : Tại sao ở ý a lại lấy 27 – 9 ? - Yêu cầu HS khác nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng và cho điểm HS . - Tự làm bài x + 9 = 27 7 + x = 35 x + 8 = 46 x = 27–9 x = 35–7 x = 46-8 x = 18 x = 28 x = 38 - Vì x là số hạng chưa biết , 9 là số hạng đã biết , 27 là tổng trong phép cộng x + 9 = 27. Muốn tính số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết . Bài 3 : - Yêu cầu HS quan sát mẫu và cho biết mẫu gồm những hình gì ghép lại với nhau . - Gọi HS lên bảng chỉ hình tam giác và hình chữ nhật trong mẫu . - Yêu cầu HS tự vẽ . - Mẫu có hình tam giác và hình chữ nhật ghép lại với nhau . - Chỉ bài trên bảng . - Tự vẽ , sau đó 2 em ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau . 2.4 Củng cố , dặn dò : - Khi đặt tính theo cột dọc ta phải chú ý điều gì ? - Thực hiện tính theo cột dọc bắt đầu từ đâu? - Hãy nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 68 – 9 . - Tổng kết giờ học . - Chú ý sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục . - Từ hàng đơn vị . - Trả lời . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 67 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28;78 – 29 Áp dụng để giải các bài toán có liên . Củng cố giải bài toán có lời văn một phép tính trừ (bài toán về ít hơn ) . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1.Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : + HS 1 : Thực hiện 2 phép tính 55 – 8 ; 66 – 7 và nêu cách đặt tính , thực hiện phép tính 66 - 7 . + HS 2 : Thực hiện 2 phép tính 47 – 8 ; 88 – 9 và nêu cách đặt tính , thực hiện phép tính 47 - 8 . - Nhận xét và cho điểm HS . 2.Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng học cách thực hiện phép tính trừ có nhớ dạng 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29 . 2.2 Phép trừ 65 – 38 : - Nêu bài toán : Có 65 que tính, bớt đi 38 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ? - Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính trừ 65 – 38. HS dưới lớp làm vào nháp . - Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện phép tính . - Yêu cầu HS khác nhắc lại sau đó cho HS cả lớp làm phần a , bài tập 1. - Gọi HS dưới lớp nhận xét bài các bạn trên bảng . - Có thể yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện phép tính của 1 đến 2 phép tính trong các phép tính trên . - Nghe và phân tích đề . - Thực hiện phép tính trừ 65 – 38. 65 38 27 - - Làm bài - Viết 65 rồi viết 38 xuống dưới 65 sao cho 8 thẳng cột với 5, 3 thẳng cột với 6. Viết dấu – và kẻ vạch ngang . - 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1. 3 thêm 1 là 4, 6 trừ 4 bằng 2, viết 2. - Nhắc lại và làm bài. 5 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính . 85 27 58 - 55 18 37 - 95 46 49 - 75 39 36 - 45 37 8 - - Nhận xét bài của bạn trên bảng, về cách đặt tính, cách thực hiện phép tính . 2.3 Các phép trừ 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29 : - Viết lên bảng : 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29 và yêu cầu HS đọc các phép trừ trên . - Gọi 3 HS lên bảng thực. HS dưới lớp làm vào nháp . - Nhận xét sau đó gọi 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách thực hiện của phép trừ mình đã làm . - Yêu cầu HS cả lớp làm tiếp bài tập 1 . - Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng . - Nhận xét và cho điểm HS . - Đọc phép tính . - Làm bài . - Trả lời . - Cả lớp làm bài : 3 HS lên bảng thực hiện 3 phép tính : 96 – 48; 98 – 19; 76 – 28 . - Nhận xét bài của bạn . 2.4 Luyện tập – thực hành : - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Viết lên bảng : 86 - 6 - 10 - Hỏi : Số cần điền vào là số nào ?Vì sao? - Điền số nào vào , Vì sao ? - Vậy trước khi điền số chúng ta phải làm gì - Yêu cầu HS làm tiếp bài, gọi 3 HS lên bảng làm bài . - Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trên bảng . - Nhận xét và cho điểm HS . - Điền số thích hợp vào ô trống ? - Điền số 80 vào vì 86 – 6 = 80 . - Điền số 70 vì 80 – 10 = 70 . - Thực hiện tính nhẩm tìm kết quả của phép tính . - Làm bài . 40 58 49 - 9 - 9 61 77 70 - 7 - 9 59 72 64 - 8 - 5 - Nhận xét bài của bạn và tự kiểm tra bài của mình . Bài 1 : Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Hỏi : Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao con biết ? - Muốn tính tuổi mẹ ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS tự giải bài toán vào Vở bài tập . - Đọc đề bài . - Bài toán thuộc dạng bài toán về ít hơn, vì “ kém hơn ” nghĩa là “ ít hơn” - Lấy tuổi bà trừ đi phần hơn . - Làm bài . Tóm tắt Bà : 65 tuổi Mẹ kém bà : 27 tuổi Mẹ : ... tuổi ? Bài giải Tuổi của mẹ là : 65 – 27 = 38 ( tuổi ) Đáp số : 38 tuổi RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 68 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 LUYỆN TẬP MỤC TIÊU : Giúp HS cũng cố về : Các phép trừ có nhớ đã học các tiết 64, 65, 66 ( tính nhẩm và tính viết ) . Bài toán về ít hơn . Biểu tượng về hình tam giác . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : 4 mảnh bìa hình tam gác như bài tập 5 . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào Vở bài tập . - Yêu cầu HS thông báo kết quả . - Nhẩm và ghi kết quả . - HS nối tiếp nhau thông báo kết quả ( theo bàn hoặc theo tổ ). Mỗi HS chỉ đọc kết quả 1 phép tính . Bài 2 : - Hỏi : Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả vào bài . - Hãy so sánh kết quả của 15 – 5 – 1 và 15 – 6 . - So sánh 5 + 1 và 6 . - Hãy giải thích vì sao 15 – 5 – 1 = 15 - 6 . - Kết luận : Khi trừ 1 số đi 1 tổng cũng bằng số đó trừ đi từng số hạng. Vì thế khi biết 15 – 5 – 1 = 9 có thể ghi ngay kết quả của 15 – 6 = 9 . - Tính nhẩm . - HS làm bài và đọc chữa. Chẳng hạn : 15 trừ 5 trừ 1 bằng 9. 15 trừ 6 bằng 9 . - Bằng nhau và cùng bằng 9 . - 5 + 1 = 6 . - Vì 15 = 15; 5 + 1 = 6 nên 15–5– 1 bằng 15 – 6 . Bài 3 : - Yêu cầu HS đọc đề bài . - Yêu cầu HS tự làm bài . - Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng . - Yêu cầu 4 HS lên bảng lần lượt nêu cách thực hiện phép tính của 4 phép tính . - Nhận xét và cho điểm HS . - Đặt tính rồi tính . - Tự làm bài. 4 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét bài của bạn cả về cách đặt tính và thực hiện phép tính . - Trả lời . Bài 4 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Bài toán thuộc dạng gì ? - Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài . - Đọc đề bài . - Bài toán về ít hơn . - Làm bài . Tóm tắt Mẹ vắt 50 l Chị vắt 18 l ? l Bài giải Số sữa chị vắt được là : 50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTOAN HKI(P2).doc
Tài liệu liên quan