Tài liệu Giáo án tiếng Việt lớp 3 Tập đọc: Ôn tập giữa học kì: Tuần 9
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
Ôn tập giữa học kỳ
Tiết 1.
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra đọc (lấy điểm):
- Nội dung: các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8.
- Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiếu 65 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu: trả lời được 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Ôn luyện về phép so sánh:
- Tìm đúng những từ chỉ sự vật được so sánh trên ngữ liệu cho trước.
- Chọn đúng các từ thích hợp để tạo thành phép so sánh trong câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. Hoạt động 1: KIỂM TRA TẬP ĐỌC
Mục tiêu: Kiểm tra để đánh giá và ơn tập, bổ sung phần cịn yế...
16 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tiếng Việt lớp 3 Tập đọc: Ôn tập giữa học kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
Ôn tập giữa học kỳ
Tiết 1.
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra đọc (lấy điểm):
- Nội dung: các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8.
- Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiếu 65 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu: trả lời được 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Ôn luyện về phép so sánh:
- Tìm đúng những từ chỉ sự vật được so sánh trên ngữ liệu cho trước.
- Chọn đúng các từ thích hợp để tạo thành phép so sánh trong câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. Hoạt động 1: KIỂM TRA TẬP ĐỌC
Mục tiêu: Kiểm tra để đánh giá và ơn tập, bổ sung phần cịn yếu của HS.
Cách tiến hành:
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài học.
- Gọi HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bài vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
Chú ý: Tuỳ theo số lượng và chất lượng HS của lớp mà GV quyết định số HS được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1,2,3,4 của tuần này.
3. Hoạt động 2: ÔN LUYỆN VỀ PHÉP SO SÁNH
MỤc tiêu: Củng cố cho HS về phép so sánh qua các bài tập.
Cách tiến hành:
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Mở bảng phụ.
- Gọi HS đọc câu mẫu.
- Trong câu văn trên những sự vật nào được so sánh với nhau?
- GV dùng phấn màu gạch 2 gạch dưới từ như, dùng phấn trắng gạch 1 gạch dưới 2 sự vật được so sánh với nhau.
- Từ nào được dùng để so sánh 2 sự vật với nhau?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở theo mẫu trên bảng.
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình và gọi HS nhận xét.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (khoảng 7 đến 8 HS), về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc: Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.
- Sự vật hồ và chiếc gương bầu dục khổng lồ.
- Đó là từ như
- HS tự làm.
- 2 HS đọc phần lời giải, 2 HS nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
Hình ảnh so sánh
Sự vật 1
Sự vật 2
Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ.
Hồ
Chiếc gương bầu dục khổng lồ
Cầu Thê Húc máu son, cong cong như con tôm.
Cầu Thê Húc
Con tôm
Con rùa đầu to như trái bưởi.
đầu con rùa
Trái bưởi
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- Yêu cầu HS làm tiếp sức.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc các câu văn ở bài tập 2 và 3, đọc lại các câu chuyện đã học trong các tiết tập đọc từ tuần 1 đến tuần 7, nhớ lại các câu chuyện đã được nghe trong các tiết tập làm văn để chuẩn bị kể trong tiết tới.
- Bài tập yêu cầu chúng ta: Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh.
- Các đội cử đại diện HS lên thi, mỗi HS điền vào 1 chỗ trống.
- 1 HS đọc lại bài làm của mình.
- HS làm bài vào vở:
+ Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.
+ Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
+ Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc.
Rút Kinh nghiệm tiết dạy
Tuần 9
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
Ôn tập giữa học kỳ
Tiết 2
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra đọc (Yêu cầu như tiết 1).
Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu của kiểu câu Ai (cái gì, con gì) là gì?
Nhớ và kể lại trôi chảy, đúng diễn biến một trong các câu chuyện đã học từ tuần 1 đến tuần 8.
II. ĐỒ DÙNG DẠY _ HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
Bảng lớp ghi sẵn bài tập 2 và bảng phụ tên các câu chuyện đã học từ tuần 1 đến tuần 8.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2. Hoạt động 1: KIỂM TRA TẬP ĐỌC
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài.
Cách tiến hành:
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Hoạt động 2: ôn luyện cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu: Ai là gì ?
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài học.
Cách tiến hành:
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Các con đã được học những mẫu câu nào?
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
- Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào?
- Vậy ta đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm phần b)
- Gọi HS đọc lời giải.
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi HS nhắc lại tên các chuyện đã được học trong tiết tập đọc và được nghe trong tiết tập làm văn.
- Khen HS đã nhắc tên truyện và mở bảng phụ để HS đọc lại.
- Gọi HS lên thi kể. Sau khi một HS kể, GV gọi HS khác nhận xét.
- Cho điểm HS.
- Chú ý: GV có thể lựa chọn hình thức một nhóm HS kể theo vai một câu chuyện để HS phát huy khả năng nhập vai của mình.
- 2 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Mẫu câu Ai là gì? Ai làm gì?
- Đọc: Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.
- Câu hỏi: Ai?
- Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
- Tự làm bài tập.
- 3 HS đọc lại lời giải sau đó cả lớp làm bài vào vở.
+Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta kể lại một câu chuyệnđã học trong 8 tuần đầu.
- HS nhắc lại tên các truyện: Cậu bé thông minh, Ai có lỗi?,Chiếc áo len, Chú sẻ và bông hoa bằng lăng, Người mẹ, Người lính dũng cảm, Bài tập làm văn, Trận bóng dưới lòng đường, Lừa và ngựa, Các em nhỏ và cụ già, Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn.
- Thi kể câu chuyện mình thích.
- HS khác nhận xét bạn kể về các yêu cầu đã nêu trong tiết kể chuyện.
Rút Kinh nghiệm tiết dạy
Tuần 9
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
Ôn tập giữa học kỳ
Tiết 3.
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra đọc, yêu cầu như tiết 1.
Ôn luyện cách đặt câu hỏi theo mẫu Ai là gì?
Viết đúng đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu đã chọn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
Giấy to và bút dạ.
Photo mẫu đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ phát cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài.
2. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc:
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Hoạt động 2: Ôn luyện cách đặt câu theo mẫu: Ai là gì?
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút cho các nhóm.
- Với HS yếu, GV nêu gợi ý về một số đối tượng. Ví dụ: Các em hãy nói về bố, mẹ, ông, bà, bạn bè…
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi các nhóm dán bài của mình lên bảng, nhóm trưởng đọc các câu mà nhóm mình đặt được.
- Gọi HS nhận xét từng câu của từng nhóm.
- Tuyên dương nhóm đặt được nhiều câu đúng theo mẫu và có nội dung hay.
4. Hoạt động 3: Viết đơn xin tham gia câu lạc bộ thiếu nhi Phường.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Phát phiếu cho HS.
- Gọi HS đọc mẫu đơn.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ ban chủ nhiệm (tập thể chịu trách nhiệm chính của một tổ chức), câu lạc bộ (tổ chức lập ra cho nhiều người tham gia sinh hoạt như vui chơi, giải trí, văn hoá, thể thao,…)
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS đọc lá đơn của mình và các HS khác nhận xét.
5.Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà tập đặt câu theo mẫu Ai là gì? và luyện đọc.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập.
- HS tự làm bài trong nhóm.
- Dán bài và đọc phần bài làm.
- Nhận xét.
- Đọc lại bài và làm vào vở.
- Nhận phiếu.
- 1 HS đọc mẫu đơn có sẵn.
- 3 à 4 HS nhắc lại nghĩa từ hoặc tìm thêm tên các câu lạc bộ có ở địa phương.
- HS tự điền vào mẫu.
- 5 à7 HS đọc lá đơn của mình.
Rút Kinh nghiệm tiết dạy
Tuần 9
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
Ôn tập giữa học kỳ
Tiết 4.
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra đọc (Yêu cầu như tiết 1).
Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu Ai làm gì?
Nghe - viết chính xác đoạn văn Gió heo may.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
Bài tập 2 chép sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài.
2. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Hoạt động 3: Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Ai là gì?
Mục tiêu: như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc câu văn trong phần a)
- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
- Vậy ta phải đặt câu hỏi nào cho bộ phận này?
- Yêu cầu HS tự làm phần b)
- Gọi HS đọc lại lời giải.
4. Hoạt động 4: Nghe-viết chính tả
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài.
Cách tiến hành:
- GV đọc đoạn văn Gió heo may 1 lượt.
- Hỏi: gió heo may báo hiệu mùa nào?
- Cái nắng của mùa hè đi đâu?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc cho HS viết.
- Thu chấm 10 bài tại lớp, thu vở về nhà chấm cho những HS chưa có điểm.
- Nhận xét bài của HS.
5.Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc thuộc lòng những bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 8.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát, và múa.
- Bộ phận: chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.
- Là câu hỏi Làm gì?
- Ở câu lạc bộ, các bạn (em) làm gì?/ Các bạn (em) làm gì ở câu lạc bộ?
- Tự làm bài tập.
- 3 HS đọc: Ai thường đến câu lạc bộ vào ngày nghỉ?
- Theo dõi sau đó 2 HS đọc lại.
- Gió heo may báo hiệu mùa thu.
- Cái nắng thành thóc vàng, ẩn vào quả na, quả mít, quả hồng, quả bưởi…
- PB: làn gió, nắng, giữa trưa, dìu dịu, dễ chịu,…
- PN: nắng, làn gió, giữa trưa, mỏng,…
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Nghe GV đọc và viết bài
- HS viết vào bảng con những lỗi GV yêu cầu sửa.
Rút Kinh nghiệm tiết dạy
Tuần 9
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
Ôn tập giữa học kỳ
Tiết 5.
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra học thuộc lòng (lấy điểm).
Nội dung: Các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 8.
Ôn luyện củng cố vốn từ: lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật.
Ôn luyện cách đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài thơ, đoạn văn có yêu cầu học thuộc tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
Bài tập 2 chép sẵn trên bảng lớp.
4 tờ giấy to và bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài.
2. Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài học.
Cách tiến hành:
- Tiến hành tương tự như tiết 1. (Với HS chưa học thuộc, GV cho HS ôn lại và kiểm tra tiết sau).
3 Hoạt động 2: Ôn luyện & củng cố vốn từ.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Em chọn từ nào? Vì sao lại chọn từ đó?
- GV nhận xét, cho điểm, xoá từ không thích hợp và nói rõ lí do:
+ Chọn từ xinh xắn vì hoa cỏ may giản dị, không lộng lẫy.
+ Chọn từ tinh xảo vì tinh xảo là khéo léo còn tinh khôn là khôn ngoan.
+Chọn từ tinh tế vì hoa cỏ may mảnh, xinh xắn nên không thể to lớn được.
- Nếu còn thời gian GV có thể cho HS đặt câu với từ lộng lẫy, tinh khôn, to lớn để phân biệt với các từ đã chọn.
4. Hoạt động 3: Ôn luyện đặt câu theo mẫu : Ai làm gì?
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
5. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đặt câu theo mẫu đã ôn và học thuộc lòng.
- HS bốc thăm, chuẩn bị đến lượt thì lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ hoặc đoạn thơ mà phiếu đã chỉ định.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Tự làm bài.
+ Chọn từ xinh xắn vì hoa cỏ may không nhiều màu nên không chọn từ lộng lẫy.
+ Chọn từ tinh xảo vì bàn tay khéo léo chứ không thể tinh khôn.
+ Chọn từ tinh tế vì hoa cỏ may nhỏ, bé không thể dùng từ to lớn.
- HS đặt câu trong nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 4 HS lên bảng viết vào giấy, HS dưới lớp làm vào vở nháp với yêu cầu ít nhất là 3 – 5 câu.
- 4 HS đọc các câu của mình trên giấy. Một số HS dưới lớp đọc câu của mình.
- Viết 3 câu vào vở.
Rút Kinh nghiệm tiết dạy
Tuần 9
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
Ôn tập giữa học kỳ
Tiết 6.
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra học thuộc lòng (Yêu cầu như tiết 5).
Ôn luyện củng cố vốn từ: lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật.
Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài thơ, đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng.
Bài tập 2 chép sẵn vào 4 tờ giấy to và bút dạ.
Bài tập 3 viết trên bảng lớp.
Hoa hoặc giấy có màu trắng tinh, đỏ thắm, vàng tươi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài.
2.Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Hoạt động 2: Ôn luyện củng cố vốn từ.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cach stieens hành:
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Phát giấy và bút cho các nhóm.
- Hướng dẫn HS phân biệt màu sắc: trắng tinh, đỏ thắm, vàng tươi bằng trực quan.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi 2 nhóm dán bài lên bảng.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
4. Hoạt động 3: Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Chốt lại lời giải đúng.
5. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước các tiết ôn tập tiếp theo và chuẩn bị kiểm tra.
- HS thực hiện yêu cầu kiểm tra học thuộc lòng.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập.
- HS tự làm trong nhóm.
- Dán bài lên bảng, nhóm trưởng đọc lại đoạn văn đã điền đủ vào chỗ trống.
- Làm bài vào vở.
Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng đỏ thắm, bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt, mảnh mai. Tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng, mỗi HS làm một câu, HS dưới lớp có thể dùng bút chì đánh dấu vào SGK.
- 3 HS nhận xét.
- Viết bài vào vở.
+ Hằng nam cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới.
+ Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
+ Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.
Rút Kinh nghiệm tiết dạy
Tuần 9
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
Ôn tập giữa học kỳ
Tiết 7
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra học thuộc lòng (Yêu cầu như tiết 1).
Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài thơ, đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng trong SGK.
Photo ô chữ vào giấy khổ lớn 4 tờ và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài.
2. Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài học.
Cách tiến hành:
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Hoạt động 2: Củng cố & mở rộng vốn từ.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một bảng từ như SGK, một bút dạ màu, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm từ điền vào ô chữ. Mỗi từ tìm đúng tính 10 điểm, sai trừ 5 điểm. Tìm đúng từ ở ô chữ in màu được 20 điểm. Nhóm xong đầu tiên được cộng 3 điểm. Nhóm xong thứ 2 được cộng 2 điểm. Nhóm xong thứ 3 được cộng 1 điểm. Nhóm xong cuối cùng không được cộng điểm. Thời gian là 10 phút. Tổng kết nhóm nào đạt được số điểm cao nhất là nhóm thắng cuộc.
- Khi mỗi nhóm đọc từ trong ô, GV kết hợp hỏi lại nghĩa của từ.
4. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập luyện 8
- HS đọc toàn bài hay khổ thơ theo chỉ định trong phiếu.
- Các nhóm cùng thảo luận để tìm từ, 1 HS viết vào ô chữ theo gợi ý từng bước của GV:
+ Bước 1: Ghi chữ vào tất cả các ô trống bắt đầu mỗi từ.
+ Bước 2: Dựa vào nghĩa cho trước ở từng dòng tìm từ thích hợp ghi vào từng ô.
+ Bước 3: Sau khi tìm 8 từ, tìm từ hàng dọc.
- HS điền vào ô chữ trong vở.
Dòng 1: TRẺ EM
Dòng 2: TRẢ LỜI
Dòng 3: THUỶ THỦ
Dòng 4: TRƯNG NHỊ
Dòng 5: TƯƠNG LAI
Dòng 6: TƯƠI TỐT
Dòng 7: TRẺ THƠ
Dòng 8: TÔ MÀU
Từ ở ô chữ in màu TRUNG THU
Tuần 9
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
Ôn tập giữa học kỳ
Tiết 8
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra đọc – hiểu, luyện từ và câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.
Tiết 9
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra đọc – hiểu, luyện từ và câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.
Tổ trưởng
Ban giám hiệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9.DOC