Giáo án tiếng Việt lớp 3 Tập đọc: Đất quí, đất yêu

Tài liệu Giáo án tiếng Việt lớp 3 Tập đọc: Đất quí, đất yêu: Tuần 11 Thứ , ngày tháng năm 200 . Tập đọc – Kể chuyện ĐẤT QUÍ, ĐẤT YÊU I. MỤC TIÊU A – Tập đọc 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: - PB:Ê-pi-ô-pi-a đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng,… - PN: đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quí, trở về nước, hỏi, trả lời, sản vật hiếm, hạt cát,… Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết phân biệt giọng của các nhân vật khi đọc bài. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Ê-pi-ô-pi-a, cung điện, khâm phục,… Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê-pi-ô-pi-a, qua đó cho chúng ta thấy đất đai Tổ Quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. B – Kể chuyện Sắp xếp thứ tự các tranh minh họa theo đúng trình tự nội dung truyệ...

doc19 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tiếng Việt lớp 3 Tập đọc: Đất quí, đất yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Thứ , ngày tháng năm 200 . Tập đọc – Kể chuyện ĐẤT QUÍ, ĐẤT YÊU I. MỤC TIÊU A – Tập đọc 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: - PB:Ê-pi-ô-pi-a đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng,… - PN: đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quí, trở về nước, hỏi, trả lời, sản vật hiếm, hạt cát,… Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết phân biệt giọng của các nhân vật khi đọc bài. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Ê-pi-ô-pi-a, cung điện, khâm phục,… Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê-pi-ô-pi-a, qua đó cho chúng ta thấy đất đai Tổ Quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. B – Kể chuyện Sắp xếp thứ tự các tranh minh họa theo đúng trình tự nội dung truyện. Dựa vào tranh minh họa kể lại được nội dung câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. Bản đồ hành chính Châu Phi (hoặc thế giới). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Thư gửi bà. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - GV: Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - Giới thiệu bài theo sách giáo viên. 2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc đúng các từ khĩ và đọc trơi chảy tồn bài. Cách tiến hành: a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Chú ý các câu đối thoại. b) Hdẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: + Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Hướng dẫn HS tách đoạn 2 thành 2 phần nhỏ: + Phần 1: Lúc hai người … làm như vậy. + Phần 2: Viên quan … là một hạt cát nhỏ. - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt) - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. + Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. + Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. + Hướng dẫn HS đọc đồng thanh lời của viên quan ở đoạn 2. 2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài MỤC TIÊU: HS hiểu được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi. Cách tiến hành: - GV gọi một HS đọc lại cả bài trươcù lớp. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 - Hai người khách du lịch đến thăm đất nước nào? - GV: Ê-pi-ô-pi-a là một nước ở phía đông bắc châu Phi. (chỉ vị trí nước Ê-pi-ô-pi-a trên bản đồ) - Hai người khách được vua Ê-pi-ô-pi-a đón tiếp như thế nào? - Chuyện gì đã xảy ra khi hai người khách chuẩn bị lên tàu? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2. - Khi hai người khách sắp xuống tàu, có điều bất ngờ gì xảy ra? - Vì sao người Ê-pi-ô-pi-a không để khách mang đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ? - Yêu cầu HS đọc phần còn lại của bài và hỏi: Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-pi-ô-pi-a với quê hương như thế nào? 2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài Mục tiêu: HS đọc trơi chảy tồn bài và đọc đúng các từ khĩ. Cách tiến hành: - GV tiến hành các bước như ở tiết tập đọc trước. - Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm lời của viên quan trong đoạn 2. - 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ. - Tranh vẽ cảnh chia tay bên bờ biển. Đặc biệt có một người đang cạo đế giày của một người khách chuẩn bị lên tàu. - Nghe giáo viên giới thiệu bài. - Theo dõi Giáo viên đọc mẫu. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của Giáo viên. - Dùng bút chì đánh dấu phân cách giữa 2 phần. - Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại: - Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.// - Tại sao các ông lại phải làm như vậy?// (Giọng ngạc nhiên) - Nghe những lời nói chân tình của viên quan,/ hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-pi-ô-pi-a.// - Thực hiện yêu cầu của GV. - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 3 nhóm thi đọc tiếp nối. - Đọc đồng thanh theo nhóm. - 1 HS đọc, lớp cùng theo dõi trong SGK. - 1 HS đọc trước lớp. - Hai người khách du lịch đến thăm đất nước Ê-pi-ô-pi-a. - Quan sát vị trí của Ê-pi-ô-pi-a. - Nhà vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng cho họ nhiều sản vật quý để tỏ lòng hiếu khách. - 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. - Khi hai người khách chuẩn bị xuống tàu, viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và sai người cạo sạch đất ở đế giày của hai người khách rồi mới để họ xuống tàu. - Vì đó là mảnh đất yêu quý của người Ê-pi-ô-pi-a. Người Ê-pi-ô-pi-a sinh ra và chết đi cũng ở đây. Trên mảnh đất ấy họ trồng trọt, chăn nuôi. Đất là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của người Ê-pi-ô-pi-a và là thứ thiêng liêng, cao quý nhất của họ. - Người Ê-pi-ô-pi-a rất yêu quý, trân trọng mảnh đất quê hương mình. Với họ, đất đai là thứ quý giá và thiêng liêng nhất. - HS thi đọc trong nhóm, mỗi nhóm cử một đại diện tham gia thi đọc trước lớp. Kể chuyện 1. Hoạt động 4: Xác định yêu cầu. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: - Gọi HS đọc y.cầu của phần kể chuyện. - Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh hoạ. 2. Kể mẫu - GV gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3,1 trước lớp. 3. Kể theo nhóm 4. Kể trước lớp + Củng cố dặn dò. - Tuyên dương HS kể tốt. - GV: Câu chuyện về phong tục độc đáo của người Ê-pi-ô-pi-a đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ người Ê-pi-ô-pi-a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai Tổ quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy. - Nhận xét tiết học, dặc dò HS chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc yêu cầu 1,2 trang 86, SGK. - Phát biểu ý kiến về cách sắp xếp, lớp thống nhất sắp xếp theo thứ tự: 3-1-4-2. - Theo dõi và nhận xét phần kể mẫu của bạn. - Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể về một bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất. - Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu đất của người Việt Nam. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần 11 Thứ , ngày tháng năm 200 . Tập đọc VẼ QUÊ HƯƠNG I.MỤC TIÊU 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: - PB: làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, nắng lên, bức tranh,… - PN: vẽ quê hương, xanh đỏ, xanh mát, xanh ngắt, ước mơ, quay đầu đỏ, đỏ tươi, tổ quốc,… Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sông máng,… Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ:Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp rực rỡ, tươi thắm của phong cảnh quê hương qua bức vẽ của bạn nhỏ. Từ đó nói lên tình yêu quê hương tha thiết của bạn nhỏ và chỉ có người yêu quê mới vẽ được bức tranh về quê mình đẹp đến thế. 3. Học thuộc lòng bài thơ II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể) Bảng phụ ghi sẵn nội dung hướng dẫn luyện đọc. Bảng phụ viết sẵn bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ -Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Đất quý, đất yêu. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Hỏi: Nếu vẽ tranh về đề tài quê hương, em sẽ vẽ những gì? - Treo tranh minh họa bài tập đọc, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những cảnh gì? - Ghi tên bài lên bảng. 2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc đúng các tử khĩ và đọc trơi chảy tồn bài. Cách tiến hành: a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng vui tươi, hồn nhiên. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. + Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó: - Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ trước lớp. - Giải nghĩa các từ khó. - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. + Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. + Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. 2.3 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi của bài. Cách tiến hành: - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Kể tên các cảnh vật được miêu tả trong bài thơ. - Trong bức tranh của mình, bạn nhỏ đã vẽ rất nhiều cảnh đẹp và gần gũi với quê hương mình, không những vậy bạn còn sử dụng nhiều màu sắc. Em hãy tìm những màu sắc mà bạn nhỏ đã sử dụng để vẽ quê hương. - Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm câu trả lời - Kết luận: Cả ba ý trả lời đều đúng, nhưng ý trả lời đúng nhất là ý c) Vì bạn nhỏ yêu quê hương. 2.4 Hoạt động 3 : Học thuộc lòng Mục tiêu: Như mục tiêu của bài học. Cách tiến hành: - GV treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. Sau đó, cho HS thời gian để tự học thuộc lòng. GV xoá dần bài thơ, mỗi dòng thơ chỉ để lại 2 tiếng đầu hoặc 2 tiếng cuối. - Tổ chức cho 2 HS thi viết lại bài thơ theo hình thức tiếp nối. - Tuyên dương các HS học thuộc lòng nhanh, động viên các em chưa thuộc cố gắng hơn. 3. hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, tuyên dương các HS chăm chú nghe giảng, tích cực tham gia xây dựng bài. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - 2 đến 3 HS trả lời theo cách nghĩ của từng em. - HS trao đổi trong nhóm, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện trả lời. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Mỗi HS đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng khổ thơ trong bài theo hướng dẫn của GV: - Đọc từng khổ thơ trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở cuối mỗi dòng thơ, giữa các khổ thơ và các câu thơ: Xanh tươi,/ đỏ thắm./ Tre xanh,/ lúa xanh/ A,/ nắng lên rồi/ - HS đọc chú giải. - 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 3 nhóm thi đọc đồng thanh bài thơ. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - HS tiếp nối nhau kể, mỗi HS chỉ cần kể một cảnh vật: tre, lúa, sông máng, trời, mây, mùa thu, nhà, trường học, cây gạo, nắng, mặt trời, lá cờ Tổ quốc. - Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một màu: tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát,trời mây xanh ngắt, nhà ngói đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chót. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Đại diện HS trả lời, các HS khác theo dõi và nhận xét. - Nghe GV kết luận. - Tự học thuộc lòng bài thơ. - Viết lại các phần thiếu của bài thơ. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần 11 Thứ , ngày tháng năm 200 . Tập đọc CHÕ BÁNH KHÚC CỦA DÌ TÔI I. MỤC TIÊU 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: - PB: cỏ non, lá rau, lượt tuyết, long lanh, pha lê,hơi nóng, lấp ló, xôi nếp,… - PN: chõ bánh khúc, dắt tay, phủ, cực mỏng, đầy rổ, nghi ngút, đặt vào, hơ qua lửa, giã nhỏ, cỏ nội, hăng hắc,… Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết nhân giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: chõ, pha lê,… Hiểu được nội dung của bài: Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp của cây khúc, một loài cây dại thường mọc ở đồng quê Việt Nam. Thấy sự thơm ngon,hấp dẫn của bánh khúc, một sản vật quen thuộc của làng quê Việt Nam. Đối với tác giả, cây khúc và bánh khúc trở thành một kỉ niệm đẹp in dấu trong tâm trí của ông, khiến ông càng thêm yêu quê hương mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. Một chiếc chõ đồ xôi (hoặc tranh). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Vẽ quê hương. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài -Hỏi: các em đã bao giờ được ăn bánh khúc chưa? Em còn nhớ được gì về mùi vị của loại bánh này? - Giới thiệu theo sách giáo viên. - Ghi tên bài lên bảng. 2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc đúng các từ khĩ và đọc trơi chảy tồn bài. Cách tiến hành: a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, thong thả, nhấn giọng ở các từ gợi tả như: rất nhỏ, mầm cỏ non mới nhú, mạ bạc, cực mỏng, long lanh, bốc nghi ngút, lấp ló, thật mềm, vàng ươm, xinh xắn, thơm ngậy, hăng hắc,… b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. + Hdẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn: + Đoạn 1: Dì tôi… hái đầy rổ mới về. + Đoạn 2: Ngủ một giấc… gói vào trong đó. + Đoạn 3: Phần còn lại. - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. - Giải nghĩa từ khó: + Cho HS quan sát chõ đồ xôi. + Yêu cầu HS đọc chú giải từ pha lê. + Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. + Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. + Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. 2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi trong bài. Cách tiến hành: . - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và hỏi: Cây rau khúc được tác giả miêu tả như thế nào? - Khi làm bánh, cây rau khúc đã tạo cho bánh khúc một nét riêng, đặc biệt. Chúng ta cùng tìm hiểu điều này qua đoạn 2. - Em hiểu câu văn “Cắn một miếng thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó,” như thế nào? (Câu hỏi này dành cho HS khá giỏi.) - Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương? 2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được bài văn. Cách tiến hành: - GV tiến hành các bước như ở tiết tập đọc trước, lưu ý HS nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. 3. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Tổng kết tiết học, dặn dò HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Một vài HS phát biểu ý kiến. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hdẫn của GV: - Dùng bút chì đánh dấu phân cách giữa các đoạn của bài (nếu cần). - Đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và giữa các cụm từ. - Quan sát chõ đồ xôi. + Pha lê là loại thuỷ tinh trong suốt. - Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - Đọc đồng thanh theo yêu cầu của GV. - Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lớp tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. - 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. - HS suy nghĩ và tự do phát biểu ý kiến. VD: Vì bánh khúc được làm từ những sản phẩm của quê hương như rau khúc, gạo nếp, đỗ xanh, lại gói trong lá chuối, nên nó mang mùi vị của quê hương, mùi của hương đồng, cỏ nội. - Vì chiếc bánh khúc là sản phẩm của quê hương./ Vì chiếc bánh khúc gắn liền với những kỉ niệm về người dì thân yêu của tác giả./ Vì tác giả rất yêu quê hương nên không bao giờ quên những sản phẩm của quê hương mình. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần 11 Thứ , ngày tháng năm 200 . Chính tả TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG I. MỤC TIÊU Nghe – viết chính xác bài Tiếng hò trên sông. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ong/ oong và tìm từ có tiếng bắt đầu bằng s/ x hay có vần ươn/ ương. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Chép sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng. Giấy khổ to và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Kiểm tra HS về các câu đố của tiết trước. - Nhận xét về lời giải và chữ viết của HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong giờ chính tả này các em sẽ viết bài văn Tiếng hò trên sông và làm bài tập chính tả phân biệt ong/ oong và tìm các từ có tiếng chứa âm đầu s/ x hay có vần ươn/ ương. 2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả Mục tiêu: HS viết đúng các từ khĩ và trình bày được bài. Cách tiến hành: a) Trao đổi về nội dung bài viết - GV đọc bài văn 1 lượt - Hỏi: Ai đang hò trên sông? - Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những gì? b) Hướng dẫn trình bày - Bài văn có mấy câu? - Tìm các tên riêng trong bài văn. - Trong bài văn những chữ nào phải viết hoa? c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa nêu. - Chỉnh sửa lỗi cho HS. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài 2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Mục tiêu: Như mục tiêu của bài. Cách tiến hành: Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Bài 3 GV có thể lựa chọn phần a) hoặc b) tuỳ lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc phải. a) Gọi HS đọc yêu cầu. - Phát giấy và bút cho các nhóm. - Yêu cầu HS tự làm trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi 2 nhóm đọc lời giải của mình. Các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng. - Chốt lại lời giải. b) Tiến hành tương tự phần a) 3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặën dò HS về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài Vẽ quê hương. - 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng từng câu đố, HS dưới lớp viết lời giải vào bảng con. - Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại. - Chị Gái đang hò trên sông. - Điệu hò chèo thuyền của chị Gái làm tác giả nghĩ đến quê hương với hình ảnh cơn gió chiều và con sông Thu Bồn. - Bài văn có 4 câu. - Tên riêng: Gái, Thu Bồn. - Những chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa. - PB: trên sông, gió chiều, lơ lửng, ngang trời,… - PN: tiếng hò, chèo thuyền, thổi nhè nhẹ., chảy lại,… - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở nháp. - Đọc lại lời giải và làm bài vào vở. Chuông xe đạp kêu kính coong, vẽ đường cong, làm xong việc, cái xoong. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Nhận đồ dùng học tập. - Tự làm trong nhóm. - Đọc và bổ sung lời giải. - Đọc lại lời giải và làm bài vào vở. + Từ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s: sông, suối, sắn, sen, sim, sung, quả sấu, lá sả, quả su su, con sâu, sáo, sến, sói, sư tử, chim sẻ,… + Từ chỉ đặt điểm, hành động, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x: mang xách, xô đẩy, xiên, xọc, xếch, xộc xệch, xoạc, xa xa, xôn xao, xáo trộn,… - Lời giải + Từ có tiếng mang vần ươn: mượn, thuê mướn, mườn mượt, vượn, vươn lên, con lươn, bay lượn, sườn núi, trườn,… + Từ có tiếng mang vần ương: ống bương, bướng bỉnh, soi gương, giương buồm, giường ngủ, lương thực, đo lường, số lượng, lưỡng lự, trường học, trưởng thành,… Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần 11 Thứ , ngày tháng năm 200 . Chính tả VẼ QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU Nghe và viết chính xác từ Bút chì xanh đỏ… Em tô đỏ thắm trong bài thơ Vẽ quê hương. Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt s/ x hoặc ươn/ ương. Trình bày đúng, đẹp bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Chép sẵn nội dung các bái tập chính tả trên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 4 HS lên bảng. HS dưới lớp viết vào vở nháp. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nhớ lại và viết đoạn đầu trong bài Vẽ quê hương và làm bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x hoặc vần ươn/ ương. 2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả Mục tiêu: HS viết đúng các từ khĩ và trình bày được bài viết. Cách tiến hành: a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ - GV đọc thuộc lòng khổ thơ 1 lần. - Hỏi: Bạn nhỏ vẽ những gì? - Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp? b) Hướng dẫn trình bày - Yêu cầu HS mở SGK. - Đoạn thơ có mấy khổ thơ? Cuối mỗi khổ thơ có dấu câu gì? - Giữa các khổ thơ ta viết như thế nào? - Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào? c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. d) Nhớ – Viết chính tả - GV theo dõi HS viết. (Yêu cầu gấp SGK) e) Soát lỗi - GV đọc lại đoạn thơ cho HS soát lỗi. g) Chấm bài 2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: Bài 2 GV có thể lựa chọn phần a) hoặc b) tuỳ lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc phải. a) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm. - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng. b) Làm tương tự phần a) 3 Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặën dò HS về nhà học thuộc các câu thơ trong bài tập 3. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài Chiều trên sông hương. - Thi tìm nhanh các từ có tiếng bắt đầu bằng s/ x hoặc vần ươn/ ương. - Theo dõi GV đọc, HS đọc thuộc lòng lại. - Bạn nhỏ vẽ: làng xóm, tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, trường học. - Vì bạn rất yêu quê hương. - Mở SGK trang 88. - Đoạn thơ có 2 khổ thơ và 4 dòng thơ của khổ thứ 3. Cuối khổ thơ 1 có dấu chấm, cuối khổ thơ 2 có dấu 3 chấm. - Giữa các khổ thơ ta để cách một dòng. - Các chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 3 ô cho đẹp. - PB: làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, ước mơ,… - PN: đỏ thắm, vẽ, bát ngát, xanh ngắt, trên đồi,… - 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. - HS tự nhớ lại và viết bài. - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở nháp. - Đọc lại lời giải và làm bài vào vở. Một nhà sàn đơn sơ vách nứa Bốn bên suối chảy, cá bơi vui Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa Aùnh đèn khuya còn sáng lưng đồi - Lời giải: Mồ hôi mà chảy xuống vườn Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tầm Cá không ăn muối các ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần 11 Thứ , ngày tháng năm 200 . LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ : quê Hương Ôn tập câu Ai làm gì ? I. MỤC TIÊU Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương. Ôn tập mẫu câu Ai làm gì? II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng từ bài tập 1 viết sẵn trên bảng. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn trong các bài tập 2, 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Yêu cầu HS làm lại bài tập 2, 3 trong tiết Luyện từ và câu tuần trước. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong giờ Luyện từ và câu tuần này, các em sẽ được mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương, sau đó ôn tập lại mẫu câu Ai làm gì? 2.2. Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: Bài 1 - Gọi HS đọc đề bài . - Treo bảng phụ HS đọc các từ ngữ bài đã cho. - Bài yêu cầu chúng ta xếp từ ngữ đã cho thành mấy nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như thế nào? - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thi làm bài nhanh. HS cùng một nhóm tiếp nối nhau viết từ vào dòng thích hợp trong bảng, mỗi HS chỉ viết 1 từ. Nhóm nào xong trước và đúng thì thắng cuộc. - Tuyên dương nhóm thắng cuộc, yêu cầu HS đọc lại các từ sau khi đã xếp vào bảng từ. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ khó hiểu, GV cho HS nêu các từ mà các em không hiểu nghĩa, sau đó giải thích cho HS hiểu, trước khi giải thích có thể cho HS trong lớp nêu cách hiểu về từ đó. Bài 2 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - HS khác đọc các từ trong ngoặc đơn. - GV giải nghĩa các từ ngữ: quê quán, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn. - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi đại diện HS trả lời. - Chữa bài: Có thể thay bằng các từ ngữ : quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn. 2.3 Hoạt động 2: ƠÂn tập mẫu câu Ai làm gì? Mục tiêu:Như mục tiêu của bài. Cách tiến hành: Bài 3 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu trong đoạn văn trước khi làm bài. Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài 4 - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ để đặt câu với từ ngữ bác nông dân. - Yêu cầu HS tự đặt câu và viết vào vở bài tập. - Gọi một số HS đọc câu của mình trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ theo chủ điểm Quê hương, ôn mẫu câu Ai làm gì?. - 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác theo dõi và nhận xét. - Nghe Giáo viên giới thiệu bài. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm lại. - Học sinh Đọc bài. - Bài yêu cầu xếp từ thành 2 nhóm, nhóm 1 chỉ sự vật ở quê hương, nhóm 2 chỉ tình cảm đối với quê hương. - HS thi làm bài nhanh. Đáp án: + Chỉ sự vật ở quê hương: cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường. + Chỉ tình cảm đối với quê hương: Gắn bó, nhớ thương, yêu quí, thương yêu, bùi ngùi, tự hào. - HS có thể nêu: mái đình, bùi ngùi, tự hào,… - 1 HS đọc toàn bộ đề bài, 1 HS khác đọc đoạn văn. - 1 Học sinh đọc. - Nghe GV giải thích về nghĩa của từ khó. - 2 đến 3 HS trả lời, HS khác theo dõi và nhận xét, bổ sung - 1 HS đọc đề bài, 1 HS đọc lại đoạn văn. - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm các câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì? có trong đoạn văn, sau đó chỉ rõ bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? bộ phận câu trả lời câu hỏi Làm gì? - 2 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp làm bài vào vở, sau đó nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - 3 đến 5 HS tiếp nối đọc câu của mình. Ví dụ: Bác nông dân đang gặt lúa./ Bác nông dân đang cày ruộng./ Bác nông dân đang bẻ ngô./ Bác nông dân đang phun thuốc sâu… - Làm bài. - Theo dõi và nhận xét câu của các bạn. Ví dụ: Những chú gà con đang theo mẹ đi tìm mồi./ Đàn cá tung tăng bơi lội. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần 11 Thứ , ngày tháng năm 200 . TẬP VIẾT I. MỤC TIÊU Củng cố lại cách viết chữ viết hoa H. Viết đúng, đẹp chữ viết hoa H, N, V. Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Hàm Nghi và câu ứng dụng Hải Vân bát ngát nghìn trùng Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn. Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Mẫu chữ viết hoa H, N, V. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. Vở Tập viết 3, tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà. - Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước. - Gọi 1 HS lên bảng viết từ : Ghềnh Ráng, Ghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa H, N, V có trong từ và câu ứng dụng. 2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ viết hoa Mục tiêu: HS viết được các chữ hoa H, N, V. Cách tiến hành: a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa H, N, V. - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? - Treo bảng các chữ viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2. - Viết mẫu các chữ trên cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. b) Viết bảng - Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS. 2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết đúng các từ ứng dụng. Cách tiến hành: a) Giới thiệu từ ứng dụng - Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng. - Giới thiệu: đây là tên một ông vua nước ta, ông làm vua khi 12 tuổi, ông có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp và bị đưa đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó. b) Quan sát và nhận xét - Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Hàm Nghi. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS. 2.4. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết đúng các câu ứng dụng. Cách tiến hành: a) Giới thiệu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng - GV giới thiệu: Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở đèo Hải Vân và vịnh Sơn Trà. b) Quan sát và nhận xét - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết: Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn. GV theo dõi và chỉnh sửa cho từng HS. 2.5. Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở tập viết Mục tiêu: như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: - GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS. - Thu và chấm 5 à 7 bài. 3. Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài Ôn chữ hoa: I. - 1 HS đọc: Ghềng Ráng Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương. - 4 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con. - Có các chữ hoa: H, N, V. - 3 HS nhắc lại quy trình viết. Cả lớp theo dõi. - 4 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con. - 2 HS đọc: Hàm Nghi. - Chữ H, N, g, h có chiều cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Bằng một con chữ o. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - 2 HS đọc: Hải Vân bát ngát nghìn trùng Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn. - Các chữ H, V, b, g, h cao 2 li rưỡi, chữ t, s cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - HS viết. + 1 dòng chữ H cỡ nhỏ + 1 dòng chữ V, N cỡ nhỏ. + 2 dòng Hàm Nghi cỡ nhỏ. + 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần 11 Thứ , ngày tháng năm 200 . TẬP LÀM VĂN NGHE KỂ: TƠI CĨ ĐỌC ĐÂU: NĨI VỀ QUÊ HƯƠNG. I. MỤC TIÊU Nghe và kể lại được câu chuyện Tôi có đọc đâu. Theo dõi và nhận xét được lời kể của bạn. Nói về quê hương (nói đơn giản, theo gợi ý). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Viết sẵn các câu hỏi gợi ý của cả 2 bài tập lên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Trả bài và nhận xét về bài văn Viết thư cho người thân. Đọc 1à 2 lá thư viết tốt trước lớp. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Giáo viên nêu mục tiêu của bài học và ghi tên bài lên bảng. 2.2.HoẠT động 1: Kể chuyện Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: - GV kể câu chuyện 2 lần, sau đó lần lượt yêu cầu HS trả lời các câu hỏi gợi ý của SGK: + Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì? + Người viết thư viết thêm vào thư điều gì? + Người bên cạnh kêu lên thế nào? + Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào? - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe, sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. Nội dung truyện - Theo dõi lời nhận xét của GV, đối chiếu với bài làm được GV chấm để chữa lỗi. - Theo dõi GV kể chuyện, sau đó trả lời câu hỏi: + Người viết thư thấy người bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. + Người viết thư viết thêm: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.” + Người bên cạnh kêu lên: “Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!” + Câu chuyện đáng cười là người bên cạnh đọc trộm thư, bị người viết thư phát hiện liền nói điều đó cho bạn của mình. Người đọc trộm vội thanh minh là mình không đọc lại càng chứng tỏ anh ta đọc trộm vì chỉ có đọc trộm anh ta mới biết được người viết thư đang viết gì về anh ta. - Nghe và nhận xét bài kể chuyện của bạn. Tôi có đọc đâu! Một người ngồi viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Bực mình, anh ta bèn viết thêm vào bức thư: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.” Người ngồi bên cạnh bèn kêu lên: - Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu! 2.3. Nói về quê hương em - GV Gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV gọi 1 đến 2 HS dựa vào gợi ý để nói trước lớp, nhắc HS nói phải thành câu. - Nhận xét và cho điểm HS kể tốt, động viên những HS chưa kể tốt cố gắng hơn. 3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà nhớ kể câu chuyện cho người thân nghe, tập kể về quê hương mình, chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc yêu cầu, 2 HS đọc gợi ý. - Một số HS kể về quê hương trước lớp. Các HS khác nghe, nhận xét phần kể của bạn. Ví dụ về đoạn văn: Kể về quê hương Ví dụ 1: Em thích nhất là mỗi lần hè đến lại được về thăm quê. Quê em là một làng chài ven biển. Vào mỗi buổi bình minh, mặt trời hồng từ từ nhô lên trên mặt biển xanh mênh mông. Từng đoàn thuyền nặng cá dong buồm trở về sau một đêm lao động giữa biển khơi. Các bạn nhỏ quê em nhanh nhẹn và vui tính lắm, mỗi lần về chơi, các bạn lại bắt cho em bao nhiêu là còng còng, sao biển. Em rất yêu quê, vì đó là nơi đã ghi dấu những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ em. Ví dụ 2: Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Đó là một thành phố đẹp nằm bên bờ sông Hồng. Hà nội có rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hồ Tây, Lăng Bác Hồ, đền Quan Thánh, chùa Trấn Quốc,… Nếu đến Hà Nội, các bạn không chỉ được xem nhiều phong cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon như cốm làng Vòng, ô mai Hàng Đường, kem Tràng Tiền,… Hiện nay, cả Hà Nội trong đó có cả thiếu nhi chúng em đang náo nức thi đua chào mừng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Chúng em làm theo lời cô giáo dạy, cố gắng học tốt để trở thành chủ nhân tương lai của Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ví dụ 3: Quê em là một làng nhỏ ở tỉnh Hà Nam. Từ nhỏ em đã gắn bó với cây đa, giếng nước, với cánh đồng thẳng cánh cò bay, với những chiều thả diều trên con đê đầu làng. Ở làng em vui lắm, nhưng vui nhất là những ngày mùa. Trong những ngày ấy, từ sáng sớm tinh mơ đã thấy đường làng rộn rã tiếng cười, tiếng nói rủ nhau ra đồng để đón những hạt lúa vàng về làng. Em mong lớn lên sẽ được giống như bố em, trở thành một kĩ sư nông nghiệp giúp bà con nông dân quê em gặt những mùa bội thu. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tổ trưởng Ban giám hiệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11.DOC
Tài liệu liên quan