Giáo án tiếng Việt lớp 3 môn tập đọc - Kể chuyện: Cóc kiện trời

Tài liệu Giáo án tiếng Việt lớp 3 môn tập đọc - Kể chuyện: Cóc kiện trời: Tuần 33 Thứ ngày tháng năm 200 Tập đọc –kể chuyện CÓC KIỆN TRỜI I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU A/-TẬP ĐỌC 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc đúng các từ và tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng saucác dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi được giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện. 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài (thiên đình, náo động, lưỡi tàm sét, địch thủ, túng thế, trần gian …) Hiểuđược nội dung: Nhờ sự dũng cảm, lòng quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. B/ KỂ CHUYỆN. Dựa vào nội dung truyện và tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện bằng lời của một nhân vật. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt k...

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2886 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tiếng Việt lớp 3 môn tập đọc - Kể chuyện: Cóc kiện trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Thứ ngày tháng năm 200 Tập đọc –kể chuyện CÓC KIỆN TRỜI I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU A/-TẬP ĐỌC 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc đúng các từ và tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng saucác dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi được giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện. 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài (thiên đình, náo động, lưỡi tàm sét, địch thủ, túng thế, trần gian …) Hiểuđược nội dung: Nhờ sự dũng cảm, lòng quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. B/ KỂ CHUYỆN. Dựa vào nội dung truyện và tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện bằng lời của một nhân vật. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể. Biết nghe và nhận xét lời kể của các bạn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện ( phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TẬP ĐỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A/ KIỂM TRA BÀI CŨ - GV Kiểm tra 3 Học sinh lên bảng yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi vềâ bài Cuốn sổ tay. B/ DẠY BÀI MỚI 1/ Giới thiệu chủ điểm và bài mới: + GV yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Ở đâu? + Đó là một cảnh trong cuộc náo động thiên đình của Cóc và các con vật cùng đi. Chúng ta học bài hôm nay để biết chú Cóc nhỏ bẻ, xấu xí làm được những gì nhé. 2/Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc đúng các từ khó trong bài và đọc trôi chảy bài. Cách tiến hành: a). Đọc mẫu. + GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý giọng đọc của từng đoạn. b) Đọc từng câu. + GV treo bảng phụ viết sẵn các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ và yêu cầu học sinh đọc. + GV yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài, theo dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh. c) Đọc từng đoạn. + GV gọi 3 học sinh đọc bài tiếp nối theo đoạn.Nhắc học sinh chú ý ngắt giọng ở vị trí các dấu câu. + Yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. + GV gọi 3 học sinh khác yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn, lần 2. d) Luyện đọc theo nhóm. + Chia nhóm và yêu cầu Học sinh luyện đọc theo nhóm. e) Đọc trước lớp. + Gọi 3 học sinh bất kì yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn. g) Đọc đồng thanh. + Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2. 3/ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: Mục tiêu: HS hiểu được bài văn và trả lời được các câu hỏi có trong bài. Cách tiến hành: - Vì sao Cóc phải kiện Trời? - Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống? - Đội quân nhà Trời gồm những ai? - Em hãy kể lại cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân nhà Trời. - Qua phần đọc và tìm hiểu truyện, em thấy Cóc có gì đáng khen? - GV giảng thêm: Cóc đại diện cho nguyện vọng của người nông dân, luôn mong muốn mưa thuận gió hoà để sản xuất. - Học sinh đọc đoạn 4 - Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn làm gì ? - Câu chuyện muốn nói gì vơi chúng ta ? 4 Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài : Mục tiêu: HS đọc trôi chảy và diễn cảm được bài văn. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn bài lần hai ( hoặc gọi 1 học sinh khá đọc). - Gọi 3 Học sinh đọc bài trước lớp theo ba vai Trời, Cóc, người dẫn chuyện. - Gv chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh yêu cầu luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài theo vai trước lớp. - Nhận xét và cho điểm học sinh. - 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. - Học sinh quan sát tranh và trả lời: Bức tranh vẽ nhiều mây, đây là cảnh ở trên trời. Cóc đang đánh trống, xung quanh có Cọp, Gấu, Cáo, Ong … hỗ trợ. Phía sau bức tranh là thần sét và trời đang rất hốt hoảng. - Luyện phát âm từ khó. - Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. Mỗi học sinh đọc 1 câu. - 3 học sinh đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - 3 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài và nhận xét. - Mỗi nhóm 3 học sinh lần lượt đọc một đoạn trước nhóm, học sinh trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa cho nhau. - 3 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Vì đã lâu ngày trời không làm mưa, hạ giới bị hạn hán, muôn loài đều khổ sở. - Trước khi đánh trống, Cóc bảo Cua bò vào chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp thì nấp ở hai bên. - Đội quân của nhà Trời gồm có Gà, Chó, Thần Sét. - Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Cóc thật dũng cảm, dám lên kiện Trời; Cóc biết sắp xếp, phân công các bạn một cách hợp lý nên đã thắng được đội quân hùng hậu của Trời; Cóc thương muôn loài dưới hạ giới … - Học sinh theo dõi bài đọc mẫu. - 3 học sinh đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Học sinht rong nhóm phân công vai để đọc lại bài. - Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất. KỂ CHUYỆN 1/ Xác định yêu cầu: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của phần Kể chuyện trang 123/SGK. 2/Hoạt động 4: Hướng dẫn kể chuyện: Mục tiêu: HS kể được câu chuyện bằng lời của nhân vật trong truyện. Cách tiến hành: - Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng giọng của ai? - Trong truyện có nhiều nhân vật, em có thể chọn kể bằng lời của Cóc, các bạn của Cóc, Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của các nhân vật chết trong cuộc chiến đấu. - GV yêu cầu học sinh suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời của nhân vật đó. - Chúng ta phải xưng hô như thế nào khi kể theo lời của một nhân vật trong truyện? - GV yêu cầu học sinh quan sát để nêu nội dung các bức tranh. - Gv gọi 1 học sinh khá, yêu cầu kể lại đoạn đầu của câu chuyện. - Nhận xét. 3/ Kể chuyện. - GV gọi 3 học sinh kế tiếp nối câu chuyện trước lớp. - GV nhận xét. - Gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. 4/ Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. - Bằng lời của một nhân vật trong truyện. - Học sinh nghe GV hướng dẫn. - Học sinh tiếp nối nhau trả lời trước lớp: Em kể theo lời của Cóc./ Em kể theo lời của Trời./ … - Xưng là “ Tôi”. - 4 Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. + Tranh 1: Cóc và các bạn trên đường đi kiện Trời. + Tranh 2: Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với quân nhà Trời. + Tranh 3: Trời thương lượng với Cóc. + Tranh 4: Trời làm mưa. - Cả lớp theo dõi và nhận xét. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ngày tháng năm 200 Chính tả Cóc kiện trời I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn văn tóm tắt truyện Cóc kiện Trời. Viết đúng, đẹp tên riêng 5 nước Đông Nam Á. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc o/ô . II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC Bài tập 3a hoặc 3b viết 3 lần trên bảng lớp. III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A / Kiểm tra bài cũ . - Gọi 1 học sinh đcọ cho 2 học sinh viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp. - Nhận xét và cho điểm học sinh. B / Dạy – Học bài mới. 1/ Giới thiệu bài . 2/Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. Mục tiêu: HS viết đúng các từ khó trong bài và hiể được nội dung đoạn viết. Cách tiến hành: a) Trao đổi về nội dung bài viết. - Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần. - Hỏi: Cóc lên Thiên đình kiện Trời với những ai? b) Hướng dẫn cách trình bày bài. - Đoạn văn có mấy câu? - Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao? c) Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được. - Chỉnh sửa lỗi chính tả cho học sinh. d) Viết chính tả. e) Soát lỗi. g) Chấm từ 7 đến 10 bài. 3 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Mục tiêu: HS làm đúng bài tập chính tả theo yêu cầu của bài. Cách tiến hành: Bài 2: Chú ý: Gv lựa chọn phần a), hoặc b) trong SGK, hoặc ra đề bài tập chính tả mới để chữa lỗi chính tả mà học sinh lớp mình thường mắc. a) – Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Gọi học sinh đọc tên các nước. - Gv giới thiệu: đây là 5 nước láng giềng của nước ta. - Tên riêng nước ngoài được viết như thế nào? - GV lần lượt đọc tên các nước (có thể không theo thứ tự như SGK) và yêu cầu học sinh viết theo. - Nhận xét chữ viết của học sinh. Bài 3: a) - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu học sinh tự làm. - Gọi học sinh chữa bài. - Chốt lại lời giải đúng. b) Tiến hành tương tự phần a). C / Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò. - Nhận xét tiết học, yêu cầu những học sinh viết sai từ 3 lỗi trở lên về nhà viết lịa bài cho đúng chính tả, dặn dò học sinh cả lớp chuẩn bị bài sau. - Học sinh đọc và viết. + PB: lâu năm, nu61t nẻ, nấp, náo động. + PN: vừa vặn, dùi trống, về, dịu giọng. - Theo dõi GV đọc, 1 học sinh đọc lại. - Với Cua, Gấu, Cáo, Cọp, Ong. - Đoạn văn có 3 câu. - Những chữ đầu câu: Thấy, Cùng, Dưới và tên riêng: Cóc, Trời, Cua, Cáo, Gấu, Cọp, Ong. - PB: lâu, làm ruộng đồng, chim muông, khôn khéo, quyết. - PN: Chim muông, khôn khéo, quyết. - 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp. /. - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK. - 10 học sinh đọc: Bru-nây; cam-pu-chia; Đông-ti-mo; In-đô-nê-xi-a; Lào. - Viết hoa chữ cái đầu tiên và giữa các chữ có dấu gạch nối. - 3 học sinh viết bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở. - 1 Học sinh đọc yêu cầu trong SGK. - 3 học sinh làm bài trên bàng lớp, học sinh dưới lớp làm bằng chì vào SGK. - 2 học sinh chữa bài. - Làm bài vào vở : cây sào – xào nấu; lịch sử – đối xử. - Lời giải.: chín mọng – mộng mơ; hoạt động – ứ đọng. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ngày tháng năm 200 TẬP ĐỌC MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - PB: lắng nghe, lên rừng, lá che, tia nắng, … - PN: tiếng thác, đổ về, thảm cỏ, lá xoè, mặt trời, … Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc bài giọng thể hiện tình cảm tha thiết, trìu mến. 2/ Rèn kĩ năng đọc- hiểu Cảm nhận được vẻ đẹp của rừng cọ và tình yêu của tác giả với rừng cỏ quê hương. 3/ Học thuộc lòng bài thơ. II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC Bạng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có điều kiện). III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A/ Kiểm tra bài cũ . - Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về bài Cóc kiện trời. nào? B /DẠY – HỌC BÀI MỚI 1/ Giới thiệu bài. - Gv yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ bài tậo đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? - GV: Ở các vùng trung du nước ta như Phú Thọ, cọ mọc rất nhiều, tạo thành rừng lớn. Cây cọ có nhiều lợi ích như lá cọ có thể dùng làm nón, lợp nhà, thân cọ dùng làm máng nước, quả cọ có thể làm thức ăn, … Bàihọc hôm nay sẽ cho em biết thêm nhiều điều về rừng cọ. - Ghi tên bài lên bảng. 2/ Hoạt động 1: Luyện đọc. Mục tiêu: HS đọc đúng các từ khó trong bài và đọc đúng nhịp của bài thơ. Cách tiến hành: a) Đọc mẫu. - GV đọc toàn bài một lượt với giọng đã xác định ở Mục tiêu. b) Hướng dẫn đọc từng dòng thơ. - Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc bài, mỗi em đọc 2 dòng thơ. Yêu cầu học sinh đọc 2 vòng như vậy. - GV theo dõi học sinh đọc bài và sửa lỗi phát âm cho những học sinh phát âm sai. c) Hướng dẫn đọc từng khổ thơ kết hợp giải thích nghĩa từ. - Gv yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc, mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ. Nhắc học sinh ngắt hơi đúng ở cuối các dòng thơ, nghỉ hơi lâu ở cuối mỗi khổ thơ. - Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc lại bài thơ lần 2. d) Luyện đọc theo nhóm. - Chia học sinh thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 học sinh, yêu cầu luyện đọc theo nhóm. - Yêu cầu 3 đến 4 nhóm bất kì đọc bài trước lớp. e) Đọc đồng thanh. 3/Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: HS hiể được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi trong bài. Cách tiến hành: - Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài. - Giáo viên lần lượt nêu câu hỏi cho học sinh trả lời để hiểu nội dung bài thơ: + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 1 và hỏi: Khổ thơ 1 miêu tả điều gì? + Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với gì? + Qua cách so sánh của tác giả, em hình dung được điều gì về mưa trong rừng cọ? + Theo em, vì sao có thể so sánh tiếng mưa trong rừng cọ như vậy? + Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và giàng: Trong rừng cọ, lá cọ xoè ngang lại rất dày, tạo thành vùng rộng lớn, nước mưa rơi xuống phải rơi trên hàng ngàn, hàng vạn lá cọ, chính vì thế mà tạo thành âm thanh lớn, có tiếng vang xa như tiếng thác đổ, như tiếng gió thổi ào ào. + Khổ thơ thứ 2 miêu tả rừng cọ vào lúc nào? + Mùa hè, trong rừng cọ có điều gì thú vị? + Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời? (có thể yêu cầu học sinh quan sát hình lá cọ trong tranh minh hoạ). + Tác giả gọi lá cọ là gì? Em có thích cách gọi đó của tác giả không? Vì sao? + Em thích nhất hình ảnh nào về rừng cọ trong bài? Vì sao? 4/Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ. Mục tiêu: HS học thuộc bài thơ ngay tại lớp. Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. - Giáo viên hướng dần học sinh học thuộc lòng bài thơ như cách đã hướng dẫn ở các giờ học thuộc lòng trước. - Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ. C / Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh tích cực trong giờ, học thuộc lòng bài nhanh, nhắc nhở những học sinh chưa chú ý trong giờ học. - Dặn dò học sinh về nhà học lại cho thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau. - 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của Giáo viên. - Học sinh: tranh vẽ cảnh rừng cọ, một người đang say sưa ngắm cảnh rừng cọ. - Nghe Giáo viên giới thiệu bài. - Theo dõi Giáo viên đọc bài mẫu và đọc thầm theo. - Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. - CẢ lớp nghe giáo viên hoặc bạn học sinh đọc mẫu các từ khó phát âm, học sinh mắc lỗi đọc lại theo mẫu, tổ, nhóm đồng thanh đọc các tiếng, từ ngữ này. - 4 Học sinh đọc bài theo yêu cầu của giáo viên. - 4 Học sinh đọc theo yêu cầu của giáo viên. - Mỗi Học sinh đọc 1 lần bài thơ trước nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Nhóm đọc bài tiếp nối theo yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Học sinh cả lớp đồng thanh đọc cả bài thơ. - 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Nghe câu hỏi của giáo viên và trả lời: + Miêu tả tiếng mưa trong rừng cọ. + Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh như tiếng thác đổ về, như ào ào trận gió. + Tiếng mưa trong rừng cọ rất lớn, ào ào như tiếng thác, như tiếng gió to. + 2 đến 3 học sinh phát biểu ý kiến. + Quan sát tranh minh hoạ và nghe giáo viên giảng. + Miêu tả rừng cọ vào buổi trưa hè. + Vào trưa hè, nằm trong rừng cọ sẽ thấy trời xanh qua từng kẽ lá. + Học sinh: Vì lá cọ tròn, cóp gân lá xoè ra như các tia nắng nên trông giống như mặt trời. + Tác giả âu yếm gọi lá cọ là “Mặt trời xanh của tôi”. Cách gọi ấy thật hay vì lá cọ giống mặt trời nhưng lại có màu xanh, cáhc gọi ấy cũng thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của tác giả đối với rừng cọ quê hương. + 3 đến 5 học sinh trả lời. Có thể thích: rừng cọ trong cơn mưa; thích vào buổi trưa hè; thích lá cọ “xoè từng tia nắng” … - Đọc đồng thanh theo yêu cầu. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ngày tháng năm 200 Luyện từ câu NHÂN HOÁ I/ Mục tiêu : Nhận biết về cách nhân hoá. Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của các hình ảnh nhân hoá. Viết được một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá. II / Đồ dùng dạy học. Bảng phụ ( giấy khổ to) kẻ sẵn bảng sau: Sự vật được nhân hóa Cách nhân hóa Bằng từ chỉ người, chỉ bộ phận của người Bằng từ tả đặc điểm, hoạt động của người III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : Hoạt động dạy GV Hoạt động học HS 1/ Kiểm tra bài cũ. - Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu làm các bài tập sau + Học sinh 1: Điền dấu thích hợp vào các ô trống trong đoạn sau: Bồ Chao kể tiếp --- - Đầu đuôi là thế này --- Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi --- “Kìa, hai cái trụ chống trời”. + Học sinh 2: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ Bằng gì?” trong các câu sau: a) Cốm làng Vòng được làm ra bằng một bí quyết riêng được gìn giữ từ đời này sang đời khác. b) Tâm đã đạt được thành tích cao bằng sự nỗ lực phi thường của bản thân. 2/ Dạy – học bài mới. a) Giới thiệu bài. - Trong giờ học luyện từ và câu tuần này chúng ta tiếp tục học về biện pháp nhân hoá, sau đó các em sẽ thực hành viết một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá. b) Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. Mục tiêu: Như mục tiêu của bài. Cách tiến hành: Bài 1: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. -Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm phần a). - Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, đồng thời viết câu trả lời của học sinh vào bảng tổng kết bài tập đã chuẩn bị. + Trong đoạn thơ ở phần a) có những sự vật nào được nhân hoá? + Tác giả làm thế nào để nhân hoá các sự vật đó? + Các từ ngữ dùng để diễn tả các sự vật là những từ ngữ thường dùng làm gì? + Như vậy, để nhân hoá các sự vật trong khổ thơ, tác giả đã dùng những cách nào? - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi để tiếp tục trả lời các câu hỏi trên với đoạn văn b). - Gọi học sinh trả lời, sau đó nghe và ghi câu trả lời đúng vào bảng. - Giáo viên hỏi: Em thích nhất hình ảnh nhân hoá nào trong bài? Vì sao? - Giáo viên yêu cầu học sinh ghi bảng đáp án trên vào vở. Bài 2: - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Bài yêu cầu chúng ta viết đoạn văn để làm gì? - Trong đoạn văn, ta phải chú ý điều gì? - Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài. - Gọi 1 số học sinh đọc bài làm của mình trước lớp, chỉnh sửa lỗi cho học sinh và chấm điểm những bài tốt. 3/Hoạt động 2: Củng cố – Dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn dò những học sinh chưa h oàn thành đoạn văn về nhà làm tiếp. Cả lớp chuẩn bị bài sau. - 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Nghe giáo viên giới thiệu bài. - 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Trả lờicác câu hỏi ra giấy nháp. - Trả lời câu hỏi của giáo viên. + Có 3 sự vật được nhân hoá. Đó là mầm cây, hạt mưa, cây đào. + Tác giả dùng từ tỉnh giấc để tả mầm cây; dùng các từ mải miết, trốn tìm để tả hạt mưa; dùng các từ lim dim, mắt, cười để tả cây đào. + Từ mắt là từ chỉ bộ phận của người; các từ tỉnh giấc, trốn tìm, cười là từ chỉ hoạt động của người; từ lim dim là chỉ đặc điểm của người. + Tác giả dùng 2 cách đó là nhân hoá bằng từ chỉ bộ phận của người và dùng từ nhân hoá bằng các từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người. - 2 học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận cùng nhau. - Mỗi câu hỏi 1 học sinh trả lời. Các học sinh khác theo dõi và nhận xét. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ngày tháng năm 200 Tập viết I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU. Viết đẹp các chữ cái viết hoa: P, Y, K. Viết đúng, đẹp bằng cỡ chữ nhỏ tên riêng Phú Yên và câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ đến nhà Kính già, già để tuổi cho II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC. Kẻ sẵn dòng chữ trên bảng để học sinh viết chữ. Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ: - Thu vở của một số học sinh để chấm bài về nhà. - Gọi 1 học sinh đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước. - Gọi 2 học sinh lên bảng viết từ Văn Lang và, Vỗ tay, Bàn kĩ. - Chỉnh sửa lỗi cho học sinh. - Nhận xét vở đã chấm. 2/ Dạy – học bài mới: a) Giới thiệu bài b) Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chữ hoa. Mục tiêu: HS viết được các chữ hoa theo yêu cầu của bài. Cách tiến hành: - Giáo viên hỏi: Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ viết hoa. - Yêu cầu học sinh viết chữ viết hoa Y vào bảng. - Giáo viên hỏi học sinh viết chữ đẹp trên bảng lớp: Em đã viết chữ viết hoa Y như thế nào? - Giáo viên nhận xét về quy trình học sinh đã nêu, sau đó yêu cầu học sinh cả lớp giơ bảng con. Giáo viên quan sát, nhận xét chữ viết của học sinh, chọn riêng những học sinh viết chưa đúng, chưa đẹp, yêu cầu các học sinh viết đúng, viết đẹp giúp đỡ các bạn này. - Yêu cầu học sinh viết các chữ viết hoa P, Y, K vào bảng con. Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho từng học sinh. c) Hướng dẫn viết từ ứng dụng. - Giới thiệu từ ứng dụng. - Quan sát và nhận xét. - Viết bảng. d) Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Giới thiệu câu ứng dụng. - Quan sát và nhận xét. - Viết bảng. e)Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết. Mục tiêu: Như mục tiêu của bài. Cách tiến hành: 3/ Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò. - Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh. - Dặn học sinh về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập Viết 3 (tập 2) và học thuộc từ và câu ứng dụng. - 1 học sinh đọc : Văn Lang và câu ứng dụng Vỗ tay cần nhiều ngón Bàn kĩ cần nhiều người - 2 lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào bảng con. - Có các chữ hoa P, Y, K - Học sinh cả lớp cùng viết vào bảng con, 3 học sinh lên bảng lớp viết. - HỌC SINH nêu quy trình viết chữ hoa Y đã học ở lớp 2, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Học sinh đổi chỗ ngồi, 1 học sinh viết chữ đẹp kèm 1 học sinh viết chữ chưa đúng, chưa đẹp. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ngày tháng năm 200 Chính tả – nghe viết Quà của đồng nội I/ MỤC TIÊU Nghe, viết chính xác, đẹp đoạn từ Khi đi qua cánh đồng … chất quý trong sạch của trời trong bài Quà của đồng nội. Làm đúng BT chính tả phân biệt s/x hoặc o/ô. II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a hoặc 2b.phụ viết sẵn nội dung bài các bài tập chính tả. Bài tập 3a hoặc 3b photo ra giấy và bút dạ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ : - Gọi 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp tên 5 nước trong khu vực Đông Nam Á đã học ở tiết trước. - Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh . 2/ Dạy học bài mới: a) Giới thiệu bài. b)Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. Mục tiêu: HS viết đúng các từ khó và trình bày được đoạn văn theo yêu cầu. Cách tiến hành: - Trao đổi về nội dung bài viết. + Hỏi: Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào? - Hướng dẫn cách trình bày. - Hướng dẫn viết từ khó. - Viết chính tả. - Soát lỗi. - Chấm bài. c)Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: Bài 2: Lưu ý: Giáo viên có thể lựa chọn phần a) hoặc b) tuỳ theo lỗi của học sinh địa phương. - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Tiến hành tương tự như trên. Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Chia nhóm, phát phiếu và bút cho học sinh, yêu cầu học sinh tự làm. - Gọi các nhóm đọc bài làm của mình. - Kết luận về lời giải đúng. 3/Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò. - Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh. - Dặn học sinh ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài và chuẩn bị bài sau. Học sinh nào viết xấu, sai 3 lỗi chính ta trở lên phải viết lại bài cho đúng. - 1 học sinh đọc và viết. Bru-nây; Cam-pu-chia; Đông-ti-mo; In-đô-nê-xi-a; Lào + hạt lúa non mang torng nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của trời. - Làm bài vào vở: nhà xanh – đỗ xanh; là cái bánh chưng. - Lời giải: trong – rộng – mông – đồng; là thung lũng. - làm bài vào vở :sao – xồi – sen. - lời giải: cộng – họp - hộp. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ngày tháng năm 200 Tập làm văn GHI CHÉP SỔ TAY I/ Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Đọc bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây!, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon. Rèn kĩ năng viết: ghi được những ý chính trongcác câu trả lời của Đô-rê-mon vào sổ tay. II/ Đồ dùng dạy học: Giáo viên và học sinh cùng sưu tầm tranh, ảnh về một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài. Một cuốn truyện tranh Đô-rê-mon, một v ài tờ báo Nhi đồng có mục Alô, Đô-rê-mon Thần thông đây! III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng, yêu cầu đọc bài kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. - Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh. 2/ Dạy – học bài mới: a) Giới thiệu bài. b/Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: Bài 1: - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài. - Giáo viên gọi 2 học sinh đọc bài trước lớp, 1 học sinh đóng vai người hỏi, 1 học sinh đóng vai Đô-rê-mon. - Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng đọc bài. Mỗi cặp đọc 2 lần, sau lần thứ nhất thì đổi vai để đọc lần thứ hai. - Cho học sinh cả lớp giới thiệu tranh ảnh về các loài thú quý hiếm được nhắc đến trong bài đã sưu tầm được. Bài 2: - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - Giáo viên gọi học sinh đọc lại phần a) của bài báo. - Giáo viên hỏi: Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon điều gì? - Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon. - Gv yêu cầu học sinh tự làm tiếp phần b). - Giáo viên nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh. 3/Hoạt động 2: Củng cố – Dặn dò. - Nhắc những học sinh chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp, thường xuyênđọc báo và ghi lại những thông tin vào sổ tay. - Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, phê bình nhắc nhở những học sinh chưa chú ý học bài. - Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài sau. - 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. - 1 học sinh đọc trước lớp. .- 2 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi. - Đọc bài. - 2 học sinh lần lượt đọc trước lớp. - 1 học sinh đọc trước lớp. - Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon : Sách đỏ là gì?” - Học sinh tự ghi, sau đó phát biểu ý kiến: Sách đỏ là loại sách nêu tên các động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ. Rút kinh nghiệm tiết dạy :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33.DOC