Giáo án tập đọc: Ngôi nhà

Tài liệu Giáo án tập đọc: Ngôi nhà: Tuần 28: Từ ngày 31/ 3 đến ngày 4 /4 /2008 Thứ hai ngày 31 tháng 3 năm 2008 Tập đọc Ngôi nhà I/ Mục đích yêu cầu - H đọc trơn cả bài. Phát âm đúng: hàng xoan, xoa xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ - Ôn các vần iêu, yêu,. Cụ thể: Phát âm đúng những tiếng có vần yêu, iêu - Tìm đợc tiếng có vần yêu, iêu - Hiểu các từ ngữ và câu thơ trong bài - Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ - Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước - Học thuộc long 1 khổ thơ mà em thích. II/ Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài học III/ Các hoạt động dạy học Tiết 1: 1. Kiểm tra bài cũ ( 3’) - Cho H đọc bài “ Quyển vở của em” và trả lời câu hỏi - Bạn nhỏ thấy gì khi mở quyển vở? - Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai? 2. Dạy bài mới * Giới thiệu bài - Cho H xem tranh SGK /82. Tranh vẽ gì? - Ai cũng có một ngôi nhà, và yêu ngôi nhà của mình dù nó to hay nhỏ...

doc21 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tập đọc: Ngôi nhà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28: Từ ngày 31/ 3 đến ngày 4 /4 /2008 Thứ hai ngày 31 tháng 3 năm 2008 Tập đọc Ngôi nhà I/ Mục đích yêu cầu - H đọc trơn cả bài. Phát âm đúng: hàng xoan, xoa xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ - Ôn các vần iêu, yêu,. Cụ thể: Phát âm đúng những tiếng có vần yêu, iêu - Tìm đợc tiếng có vần yêu, iêu - Hiểu các từ ngữ và câu thơ trong bài - Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ - Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước - Học thuộc long 1 khổ thơ mà em thích. II/ Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài học III/ Các hoạt động dạy học Tiết 1: 1. Kiểm tra bài cũ ( 3’) - Cho H đọc bài “ Quyển vở của em” và trả lời câu hỏi - Bạn nhỏ thấy gì khi mở quyển vở? - Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai? 2. Dạy bài mới * Giới thiệu bài - Cho H xem tranh SGK /82. Tranh vẽ gì? - Ai cũng có một ngôi nhà, và yêu ngôi nhà của mình dù nó to hay nhỏ... Ngôi nhà. * Luyện đọc( 20-21’) * G đọc mẫu: giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm * Luyện đọc tiếng, từ - G viết các từ, đọc mẫu: hàng xoan, xao xuyến, nở, lảnh lót, thơm phức - G giải nghĩa từ khó. đ Giảng: Thơm phức- mùi thơm rất mạnh, hẫp dẫn - Chỉ bảng cho H đọc * Luyện đọc câu: - G đọc mẫu từng dòng thơ. Nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ như là một dấu chấm. * Luyện đọc đoạn - G hướng dẫn đọc từng đoạn - Cho H đọc 4 dòng thơ đầu - Cho H đọc 4 dòng thơ tiếp theo - Cho H đọc 4 dòng thơ cuối - Cho H đọc nối tiếp các khổ thơ * Luyện đọc cả bài - Cho H đọc cả bài đ G cho điểm c/ Ôn vần ( 8 – 10’) - G ghi: yêu - iêu - Đọc những dòng thơ có tiếng yêu? - Tìm tiếng ngoài bài có vần yêu? - Nói câu chứa tiếng có vần iêu? - H đọc thầm - H đọc lại kết hợp phân tích tiếng - H đọc lại - H đọc - H đọc - H đọc - 3 -4 H đọc - H đọc, phân tích - Em yêu... - H tìm, ghép vào thanh cài - H nói theo mẫu - Nói tự nhiên Tiết 2: a/ Luyện đọc ( 10 – 12’) - G đọc mẫu bài “ Ngôi nhà ” - Đọc nối tiếp khổ thơ - Đọc cả bài đ G chấm điểm b/ Tìm hiểu nội dung ( 8 – 10’) - 1 H đọc 2 khổ thơ đầu - Ơ trong ngôi nhà mình, bạn nhỏ nhìn thấy gì? + Nghe thấy gì? + Ngửi thấy gì? - Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tính yêu đất nước? - G đọc diễn cảm bài thơ. Nhấn giọng: xao xuyến... - Cho H nhẩm đọc thuộc lòng 1 khổ thơ mà em thích - Cho H đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích c/ Luyên nói ( 8 – 10’) - Cho H quan sát tranh SGK /83 - Nêu chủ đề luyện nói - Nhìn tranh: 1 ngôi nhà trên núi cao, 1 biệt thự hiện đại, 1 căn hộ tập thể, 1 ngôi nhà gần bến sông... - Em sẽ nói về 1 ngôi nhà mình mơ ước đ Nhận xét - H đọc thầm - H đọc 2 dãy - 8 – 10 em - H đọc thầm 2 khổ thơ đầu - Hàng xoan trước ngõ, hoa nở như mây từng chùm - Tiếng chim đầu hồi lảnh lót - Mùi rơm rạ lợp trên mái nhà, phơi trên sân thơm phức - H đọc khổ thơ 3 - 2, 3 H đọc lại - H nhẩm thuộc - 3 - 4 H đọc - Nói về ngôi nhà em mơ ớc - Nhiều H nói về mơ ước của mình về ngôi nhà tương lai 3. Củng cố ( 3 – 5’) - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài Quà của bố. __________________________________________________________ Thứ ba ngày 1 tháng 4 năm 2008 Chính tả Ngôi nhà I/ Mục đích yêu cầu - H chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 của bài “ Ngôi nhà” - Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần iêu, yêu, điền chữ c hay k - Nhớ quy tắc chính tả: k, i , ê, e II/ Đồ dùng dạy học - Chép sẵn nội dung bài trên bảng - Bảng phụ ghi nội dung các bài tập 2, 3 và luật chính tả cần ghi nhớ III/ Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài (1’): Chép chính tả “Ngôi nhà ” 2. Viết chính tả ( 30’) - G đưa nội dung bài viết, đọc mẫu * Hướng dẫn tập chép ( 8-10’) - G đọc mẫu - Nhận xét chính tả - Hướng dẫn viết từ khó - G ghi bảng, mộc mạc, yêu, đất nước - đọc mẫu, nêu cách viết: - G đọc cho H viết * Viết vở ( 13 – 15’) - G chỉ bài viết. Bài có mấy dòng thơ? Mỗi dòng có mấy chữ? - G hướng dẫn H tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. Lưu ý viết chữ hoa đầu mỗi dòng, thẳng hàng - G đọc thong thả, chỉ vào từng chữ cho H viết c) Chấm, chữa lỗi ( 5- 7’) - G đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để H soát. Dừng lại ở những chữ viết khó, đánh vần - G chấm khoảng 10 bài, nhận xét d) Làm bài tập ( 3 – 5’) - G đưa bảng phụ bài 2 /84 - Cho 1 H điền iêu, yêu - Đọc lại, nhận xét + Bài 3: c hay k? - 1 H điền bảng phụ, cả lớp điền SGK. Đọc lại => Âm c trớc e, ê, i viết là k. - 1 H đọc lại, cả lớp đọc thầm - H đọc lại, phân tích - H viết bảng con - H chép bài đoạn văn vào vở - H cầm bút chì soát, gạch chân chữ viết sai, ghi số lỗi ra lề - H đổi bài tự kiểm tra - H đọc yêu cầu - H điền SGK - H điền SGK 3. Củng cố ( 2 – 3’) - Tuyên dương những H học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp __________________________________________________________ Tập viết Tô chữ H , J K I.Mục đích yêu cầu - H biết tô chữ H , J < K hoa - Viết các vần uôi , ươi , iêt , uyêt, iêu , yêu , các từ naỉ chuối , tưới cây , dòng suối , đám cưới , hiếu thảo , yêu mến. chữ thường, cỡ vừa đúng kiểu, đều nét. Đưa bút theo đúng qui trình viết. Giãn đúng khoản cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở tập viết. II.Đồ dùng - Chữ H , J , K mẫu - Bài viết sẵn III.Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu (1’) -Tô chữ H , J , K .viết vần oan, oat..... các từ ngoan ngoãn, đoạt giải.... * Hướng dẫn H tô chữ cái hoa (3-4’) - G hướng dẫn H quan sát và nhận xét số nét. - G đính chữ H . Giới thiệu chữ H hoa - G nêu qui trình viết G chỉ chữ mẫu hướng dẫn. Đặt bút ở đường kẻ 5 viết nét cong traíe rồi lượn ngang dừng bút trên đường kẻ 6 . Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng đầu bút vá hơi lượn xuống để viết nét khuyết ngược rồi nối liền sang nét khuyết xuôi , đến gần cuối nét khuyết thgì viết tiếp nét móc ngược dừng bút ở ĐK2.....theo chiều mũi tên, dừng bút ở đường kẻ 2 - G đính chữ J . Giới thiệu chữ J hoa - G nêu quy trình viết: Chữ J là kết hợp của 2 nét cơ bản cong traí và lượn ngang, móc ngược trái ( đầu hơi lượn , cuối nét lượn hẳn vào trong Gần giống nét 1 ở chữ hoa B. - G đính chữ K hoa. - G nêu quy trình viết: Nét 1 giống chữ J , Nét 2 là nét móc ngược trái ( đầu nét hơi lượn , cuối nét lượn hẳn vào trong). Nét 3 là kết hợp của 2 nét cô bản móc xuôi và móc ngược phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ. H nhắc lại H tô khan - H tô khan - H viết bảng 3. Hướng dẫn viết vần, từ ứng dụng (4- 6’) + Nhận xét chữ uôi - G nêu cách viết. Đặt bút ở dưới đường kẻ 2 viết con chữ u cao 2 li nối với con chữ ô, con chữ i dừng bút tại đường kẻ 2 + Nhận xét chữ ươi. - G nêu cách viêt , hướng dẫn theo con chữ... - Các vần iêt , uyết, iêu, yêu hướng dẫn tương tự. + Nhận xét từ nải chuối , tưới cây , ngoan ngoãn , hiếu thảo , yêu mến . - G nêu cách viết: Đặt bút giữa dòng li thứ 2 viết con chữ n nối với con chữ a, con chữ i …( Các chữ còn lại hướng dẫn theo con chữ - chữ.) đ Nhận xét Con chữ o, a, n cao 2 li H viết bảng con từ nải chuối , ngoan ngoãn. - H viết bảng : nải chuối , tưới cây, hiếu thảo, yêu mến. 4.Vở viết (15-17’) Đọc nội dung bài viết 1 H đọc Quan sát chữ H mẫu đặt bút từ đường kẻ 6 tô theo chiều mũi tên. ->Chú ý tô liền nét, ngồi đúng tư thế. - Nải chuối : Viết từ đường kẻ 3. - Tưới cây : Viết thẳng nải chuối. - Hướng dẫn tô chữ J - Viét đẹp : Cách 2 đường kẻ viết từ đường kẻ 3 - Hướng dẫn tô chữ K. - Hiếu thảo : viết từ đường kẻ 3 - yêu mến : viết thẳng dòng hiếu thảo. - G nêu cách viết. ->Cho H xem vở mẫu H mở vở tập viết H đọc- H viết theo G hướng dẫn. 5.Chấm. Nhận xét (5-7’) 6.Củng cố (1’) - Nhận xét giờ học. Tuyên dương H viết đẹp ----------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 2 tháng 4 năm 2008 Tập đọc Quà của bố I/ Mục đích yêu cầu - H đọc trơn cả bài. Chú ý: Phát âm đúng các tiếng có âm đầu l ( lần nào, luôn luôn) và từ khó ( về phép, vững vàng). Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. - Ôn các vần oan, oat, tìm tiếng có vần oan, oat - Hiểu các từ ngữ: về phép, vững vàng và các câu trong bài - Hiểu nội dung bài: Bố là bộ đội đảo xa. Bố rất yêu em - Biết hỏi, đáp tự nhiên, hôn nhiên về nghề nghiệp của bố. Học thuộc lòng bài thơ II/ Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài học III/ Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ ( 3’) - H đọc 1 khổ thơ mà mình thích trong bài “ Ngôi nhà” - ở trong ngôi nhà bạn nhỏ nhìn thầy gì? Nghe thấy gì? Ngửi thấy gì? - Câu thơ nào nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước? 2. Dạy bài mới a/ Giới thiệu bài - Mẹ rất yêu con, vất vả vì con. Còn bố thì sao ... Bố ở đảo xa, nhớ con , gửi cho con rất nhiều quà... -> Quà của bố. b/ Luyện đọc ( 20 – 21’) * G đọc mẫu: giọng chậm rãi, tình cảm nhấn giọng ở khổ thơ 2 khi đọc các từ ngữ: nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lới chúc, nghìn cài cái hôn - Bài thơ có mấy dòng? * Luyện đọc tiếng từ - G viết, đọc mẫu: lần nào, về phép, luôn luôn , vững vàng - G giải nghĩa từ khó đ Giảng: vững vàng -> chắc chắn đảo xa -> vùng đất ở giữa biển, xa đất liền - G chỉ bảng cho H đọc * Luyện đọc câu: - G đọc mẫu từng dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ như là một dấu chấm * Luyện đọc đoạn - G hướng dẫn H đọc đoạn khó. - Cho H đọc 4 dòng thơ đầu - H đọc 4 dòng thơ tiếp theo - H đọc 4 dòng thơ cuối - Cho H đọc nối tiếp các khổ thơ -> Cho điểm * Luyện đọc cả bài - Cho H đọc cả bài đ G cho điểm c/ Ôn vần ( 8 – 10’) - G ghi: oan , oat + Tìm tiếng trong bài có vần oan? - Cho H quan sát tranh SGK / 86. Đọc câu dưới tranh - Nói câu chứa tiếng có vần oan? - Nói câu chứa tiếng có vần oat ? đ Nhận xét - H theo dõi - H đọc lại kết hợp phân tích tiếng - H đọc lại, phân tích - H đọc - H đọc theo dãy - H đọc - 4 - 5 H đọc - H đọc, phân tích - H nói: ngoan, phân tích - H nói theo mẫu, nói tự nhiên Tiết 2: a/ Luyện đọc ( 10 – 12’) - G đọc mẫu bài “ Quà của bố ” - Đọc nối tiếp khổ thơ - Đọc cả bài đ G chấm điểm b/ Tìm hiểu nội dung ( 8 – 10’) - Cho 1 H đọc khổ thơ 1: + Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu? - 1 H đọc khổ thơ 2, 3 + Bố gửi cho bạn những quà gì? - G đọc diễn cảm bài thơ. Nhấn giọng ở khổ 2 - Cho H nhẩm thuộc lòng bài thơ c/ Luyện nói ( 8 – 10’) - G nêu yêu cầu: hỏi nhau về nghề nghiệp của bố. - Cho H quan sát tranh SGK /86. Mọi người trong tranh làm nghề gì? - Cho 2 H đọc câu mẫu trong SGK - Cho H hỏi đáp về nghề nghiệp của bố theo mẫu SGK đ Nhận xét - H đọc thầm - 3 nhóm - 8 – 10 em - H đọc thầm - Bố bạn là bộ đội ở đảo xa - H đọc thầm - Bố gửi những nỗi nhớ thương, những lời chúc con khoẻ, ngoan học giỏi và rất nhiều cái hôn - H đọc lại - tự nhẩm từng câu thơ - Thi đọc thuộc lòng - Bác sĩ, công nhân... - 2 H hỏi đáp theo mẫu SGK - Thực hành hỏi đáp 3. Củng cố dặn dò ( 3 – 5’) - Nhận xét tiết học. Khen ngợi những H học tốt ___________________________________________________________ Thứ năm ngày 3 tháng 4 năm 2008 Chính tả Quà của bố I.Mục đích yêu cầu - H chép lại chính xác trình bày đúng khổ thơ 2 của bài “Quà của bố” - Làm đúng các bài chính tả. Điền đúng s hay x, iêm hay im II.Đồ dùng dạy học - Chép sẵn nội dung bài viết - Bảng phụ chép sẵn bài 2a, 2b sgk / 87 III.Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu (1’) Tập chép khổ thơ 2 bài “Quà của bố” 2.Viết chính tả (30’) * Hướng dẫn viết chính tả( 8-10) G đưa nội dung bài viết - đọc mẫu. H đọc lại, cả lớp đọc thầm - Nhận xét chính tả. - Hướng dẫn viết từ khó + G viết bảng các từ sau: Gửi, nghìn, thương, chúc + G đọc mẫu, phân tích cách viết Đứng trước e, ê, i ng viết bằng ngh + G xoá bảng- đọc các chữ trên bảng + H viết bảng con đ Nhận xét * Hướng dẫn viết vở (13-15’) - G chỉ bài viết - bài viết có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy chữ? - Các chữ ở đầu câu viết như thế nào? - Viết lùi vào 2 ô. Viết thẳng hàng, chức đầu dòng viết hoa - Hướng dẫn tư thế ngồi, cầm bút - G chỉ từng chữ cho H viết vở *Chấm - chữa bài (5-7’) G đọc thong thả chỉ vào từng chữ trên bảng để H soát. Dừng lại ở những chữ khó viết. Đánh vần cho H soát - G chấm bài (10-12 bài) đ Nhận xét *Làm bài tập (3-5’) G đưa bảng phụ có nội dung bài viết /87 Cho H quan sát 4 bức tranh. Tranh vẽ gì? Cho 2 H lên bảng điền bảng phụ đ Nhận xét H đọc đánh vần 1 số tiếng H nhẩm viết bảng con 4 dòng 5 chữ Viết hoa ở chữ đầu… H chép bài vào vở H soát lỗi. Gạch chân chữ sai. Ghi lỗi ra lề Cả lớp làm sgk 3. Củng cố (2-3’) Nhận xét giờ học. Tuyên dương H viết đẹp ----------------------------------------------------- Kể chuyện Bông hoa cúc trắng I.Mục đích yêu cầu -Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ. H đọc từng đoạn của câu chuyện. -Hiểu ý nghĩa truyện. Ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho đát trời cùng cảm động, giúp cô chữa khỏi bênh cho mẹ. II.Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ truyện Một vài đồ dùng. Khăn, gậy… Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuỵen III.Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu - Ngày xưa ở đát nước Nhật bản có một cậu bé nhà nghèo rất hiếu thảo. Yêu thương người mẹ đang ốm nặng. Tấm lòng hiếu thảo đã làm cảm động cả thần tiên… Kể câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” 2.G kể * G kể chuyện 2-3 lần - Lần 1: Kể để H biết câu chuyện - Lần 2, 3; kết hợp với tranh minh hoạ * Tranh 1: - Ngày xưa có 2 mẹ con 1 cô bé sống trong một túp lều. Họ phải làm lụng vất vả mới đủ ăn. Người mẹ bị ốm, không có tiền mua thuốc cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ. Người mẹ tỉnh nói. - Mẹ thấy trong người mệt lắm, con đi mời thầy thuốc về đây. * Tranh 2: - Cô bé vội vã lên đường dọc đường cô gặp một cụ già râu tóc bạc phơ cụ hỏi” - Cháu đi đâu mà vôị vã thế ” Cô bé dẫn cụ về xem bệnh. Cụ bảo cô đến gốc đa đầu đường hái 1 bông hoa cúc trắng thật đẹp để làm thuốc. - Bên ngoài trời lạnh cô vội vã đi ngay… * Tranh 3: - Cô hái hoa. Bỗng nghe tiếng cụ già ” Mõi cánh hoa…” - Cô nhẹ nhàng xé, mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi, mỗi sợi biến thành 1 cánh hoa nhỏ dài và mượt. * Tranh 4: - Cô về nhà. Mẹ đã khỏi bệnh… => Lưu ý: Lời mẹ: mệt mỏi, yếu ớt Lời cụ già: ôn tồn Lời cô bé: ngoan ngoãn, lễ phép… 3.Hướng dẫn H kể từng đoạn theo tranh - Cho H xem tranh 1. Tranh vẽ cảnh gì? Trong túp lều người mẹ ốm nằm trong . giường - Em hãy đọc câu hỏi dưới tranh? Người mẹ ốm nói gì với con? - Cho H kể loại đoạn 1. Cho cả lớp nhận xét *Tranh 2,3,4 thực hiện tương tự - Với H khá có thể cho H kể phân vai 4.Tìm hiểu ý nghĩa truyền - Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? - Là con phải hiếu thảo, thương yêu chăm sóc cha mẹ… 5.Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học - Về nhà tập kể cho mọi người nghe. Thứ sáu ngày 4 tháng 4 năm 2008 Tập đọc Vì bây giờ mẹ mới về I.Mục đích yêu cầu 1.H đọc trơn cả bài - Phát âm đúng các tiếng khó: Khóc oa, hoảng hốt. - Biết nghỉ hơi đúng ở chỗ có dấu chấm, dấu phẩy. Biết đọc câu có dấu chẩm hỏi (cao giọng vẻ ngạc nhiên) 2.Ôn các vần ứt, uc. Tìm được tiếng nói được câu chửa tiếng vần ứt, úc 3.Hiểu các từ ngữ trong bài: Nhận biết được các câu hỏi. Biết đọc đúng câu hỏi - Hiểu nội dung bài. Cậu bé làm nũng mẹ, mẹ về với khóc. - Nói tự nhiên, hồn nhiên theo yêu cầu luyện nói. II.Đồ dùng dạy học Tranh sgk III.Các hoạt động dạy học Tiết 1 1.Kiểm tra bài cũ (3-5’) * Cho H đọc thuộc lòng bài thơ “Quà của bố” trả lời câu hỏi - Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu? - Bố gửi cho bạn những quà gì? 2.Dạy học bài mới a.Giới thiệu - Đưa tranh sgk, tranh vẽ gì? Cậu bé trong tranh bị đứt tay nhưng không khóc. Mẹ về cậu mới khóc. Vì sao như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc” Vì bây giờ mẹ mới về” b.Hướng dẫn luyện đọc (20-21’) - G đọc mẫu: Giọng mẹ hỏng hốt khi thấy con khóc. Giọng con nũng nịu - Bài đọc có mấy câu *Luyện đọc tiếng từ - G ghi bảng mẫu Cắt tranh, đứt tay, hoảng hốt , khóc oà - G giải nghĩa từ khó. + Giảng: Hoảng hốt: Mất tinh thần do gặp nguy hiểm bất ngờ. VD: Thấy bóng con mèo hoảng hốt chạy *Luyện đọc câu - G đọc mẫu câu khó lưu ý H đọc cao giọng ở câu có dấu chấm hỏi ở câu cuối câu. * luyện đọc đoạn - G hướng dẫn đọc từng đoạn khó. - G đọc mẫu - H đọc từng đoạn - H đọc nối tiếp đoạn. *Luyện đọc cả bài - Cho H đọc cả bài => Nhận xét - cho điểm c.Ôn vần (8-10’) - G ghi ưt, ưc - Ôn vần ưt, ưc - Tìm trong bài tiếng việt chó vần ưt - Tìm tiếng có vần ưc ghép thanh cài - Tìm tiếng có vần ưt ghép thanh cài *Nhìn tranh sgk/89 đọc câu dưới tranh - Trong câu trên tiếng nào có vần ưt - Nói câu chứa tiếng có vần ưt +Vần ưc (thực hiện tương tự) đ Nhận xét 9 câu H đọc cá nhân phân tích tiếng H đọc cá nhân H đọc H đọc theo dãy H đọc cá nhân H đọc cá nhân - phân tích Đứt - phân tích H tìm - ghép đọc từng dãy H đọc mứt tết rất ngon… Mứt H nói tự do Tiết 2 a.Luyện đọc (10-12) + G đọc mẫu bài: Vì bây giờ mẹ mới về” - Cho H đọc nối tiếp đoạn - Cho H đọc cả bài đ Nhận xét - cho điểm b.Tìm hiểu nội dung bài (8-10’) - Cho 2 H đọc cả bài + Khi bị đứt tay cầu bé có khóc không? + Lúc nào cậu mới khóc? Vì sao? - Cho cả lớp đọc thầm. Tìm xem trong bài có mấy câu hỏi. Đọc các câu hỏi đó và trả lời câu hỏi. - Đọc cao giọng ở câu có dấu chấm hỏi + G đọc mẫu + G đọc diễn cảm lại bài + Cho H đọc phân vai 3H thành 1 nhóm - Người dẫn chuyện, mẹ cậu bé, cậu bé c.Luyện nói( 8-10’) - H đọc yêu cầu luyện nói - Cho H nhìn mẫu sgk hỏi đáp theo mẫu sgk ? Bạn có hay làm nũng bố mẹ không? ? Làm nũng bố mẹ có phải là một tính xấu không?… 3.Củng cố dặn dò (3-4’) - Học bài gì? Nhận xét giờ học. Tuyên dương H học tổ. - Chúng ta không nên làm nũng người lớn. - Xem trước bài : Đầm sen H đọc theo dãy H đọc Cả lớp đọc thầm Cậu bé không khóc. Mẹ về cậu mới khóc. Vì cậu muốn làm nũng mẹ, muốn được mẹ thương. H đọc cá nhân Cho 3 H đọc H đọc theo nhóm Hỏi nhau Tuần 29: (Từ ngày 7/4 đến 11/.4 năm 2008) Thứ hai ngày 7 tháng 4 năm 2008 Tập đọc Đầm sen Mục đích yêu cầu -H đọc trơn cả bài - Phát âm đúng các tiếng có âm đầu là s hoặc x (sen, xanh, xoè và các tiếng có âm cuối là t: mát, ngát, khiết, dệt) - Nghỉ hơi sau dấu chấm (bằng khoảng thời gian phát âm 1 tiếng) II.Đồ dùng Tiết 1 1.Kiểm tra (3-5’) - H đọc bài “ Vì bây gời mẹ mới về”. - Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không? - Lúc nào cậu bé mới khóc? 2.Dạy bài mới a.Giới thiệu (2’) - Đưa tranh sgk, tranh vẽ gì? - Hoa sen là loại hoa vừa đẹp, vừa có mùi thơm đặc biệt và rất có ích. Để biết thêm về loại hoa này chúng ta cần tìm hiểu qua bài tập đọc : “Đầm sen” b.Hướng dẫn luyện đọc (20-21’) * G đọc mẫu bài: “Đầm sen” - Giọng chậm rãi, khoan thai - Bài Đầm sen có mấy câu? *Luyện đọc tiếng, từ - G lần lượt ghi bảng các từ sau: - Đọc mẫu: xanh ngát, cánh hoa, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết đ Giảng nghĩa từ khó + Đài sen: Bộ phận phía ngoài cùng của hoa sen + Nhị (nhuỵ) bộ phận sinh sản của hoa + Thanh khiết : Trong sạch + Thu hoạch: lấy + Ngan ngát: mùi thơn dịu, nhẹ *Luyện đọc câu - G đọc mẫu câu khó - G cho H đọc câu khó *Luyện đọc đoạn - Cho H đọc đoạn 1 - Cho H đọc đoạn 2 - Cho H đọc đoạn 3 - Cho H đọc nối tiếp đoạn c.Ôn vần (8-10’) - G ghi bảng en, oen - Tìm trong bài tiếng việt có vần oen - Tìm tiếng có vần en - Quan sát tranh sgk/92. Tranh vẽ gì? - Đọc câu dưới tranh - Trong câu trên tiếng nào có vần en? - Nói câu chứa tiếng có vần en - Cho H tìm nói câu chứa tiếng có vần oen đ Nhận xét H mở sgk/91 8 câu H đọc - phân tích tiếng H đọc lại H đọc H đọc theo dãy H đọc H đọc H đọc theo nhóm 3H H đọc phân tích H tìm đọc H tìm đọc H đọc H nói tự do Tiết 2 a.Luyện đọc (10-12) - G đọc mẫu bài: “Đầm sen” - Cho H đọc nối tiếp đoạn - Cho H đọc cả bài đ Nhận xét - cho điểm b.Tìm hiểu nội dung bài (8-10’) - Cho 1 H đọc bài ? Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào? ? Đọc câu văn tả hương sen * G đọc diễn cảm lại bài c.Luyện nói( 8-10’) - Nêu yêu cầu luyện nói - Cho H nhìn tranh sgk /92. Tranh vẽ gì? đọc câu mẫu nói về cây sen. =>Nhận xét 3.Củng cố (3-4’) - Học bài gì? - Hoa sen vừa đẹp lại vừa thơm. Vừa có ích cho con người. Nhân dân ta có câu: “Trong đầm… ... Mùi bùn” - Khen những H học tốt - Chuấn bị bài mới H dọc thêm H đọc theo dãy H đọc theo nhóm Cá nhân Cả lớp đọc thầm Cánh hoa đỏ nhạt xoè ra phô đìa sen và nhị vàng. Hương sen ngan ngát thanh khiết. H đọc cá nhân H nói về sen Hoa sen H đọc mẫu sgk Cây sen mọc giữa đầm lầy… Thứ ba ngày 8 tháng 4 năm 2008 Chính tả Hoa sen I.Mục đích yêu cầu - H chép lại chính xác, trình bày đúng bài ca dao “Hoa sen” - Làm đúng các bài tập chính tả. Điền vần en hay vần oen, điền chưc g hay gh - Nhớ quy tắc chính tả gh + i, e, ê II.Đồ dùng dạy học - Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập sgk / 93 - Chép sẵn nội dung bài viết III.Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu (1’) - Tập chép bài ca dao “Hoa sen” * Hướng dẫn viết chính tả (8-10’) - G đưa nội dung bài viết. - G đọc mẫu bài viết. *Hướng dẫn viết từ khó - G viết bảng các từ sau: Trắng, chen, xanh, mùi - G đọc mẫu, phân tích cách viết - G xoá bảng- đọc các chữ trên bảng - H viết bảng con đ Nhận xét * Hướng dẫn viết vở (13-15’) - G chỉ bài viết - bài viết có mấy dòng thơ? - - - Mỗi dòng có mấy chữ? - Dòng 6 chữ viết lùi 2 ô - Dòng 8 chữ viết sát vào lề. Chữ đàu dòng viết hoa - Hướng dẫn tư thế ngồi, cầm bút - G gõ thước cho H viết vở *Chấm - chữa bài (5-7’) - G đọc thông thả chỉ vào từng chữ trên bảng để H soát. Dừng lại ở những chữ khó viết. - Đánh vần cho H soát. - G chữa trên bảng những lỗi phổ biến - G chấm bài (10-12 bài) đ Nhận xét *Làm bài tập (3-5’) - G đưa bảng phụ bài 2/93. H đọc yêu cầu - Cho H quan sát 4 tranh. Nhẩm từ dưới tranh điền - Cho 2H lên bảng điền đ Nhận xét * Bài 3/93 ( thực hiện tương tự) âm g trước e, ê, i viết gh H đọc đánh vần 1 số tiếng H nhẩm viết bảng con 4 dòng Viết hoa ở chữ đầu… H chép bài vào vở H soát lỗi. Gạch chân chữ sai. Ghi lỗi ra lề H mở sgk đọc yêu cầu H mở sgk điền bút chì 3. Củng cố (2-3’) - Nhận xét giờ học. Tuyên dương H viết đẹp Tập viết Tô chữ L, M , N I.Mục đích yêu cầu -H biết tô chữ L , M , N hoa -Viết các vần en, oen, oan oat , ong , oong ,các từ ngữ hoa sen, nhoẻn cười,ngoan ngoãn , đoạt giải, trong xanh , cải xanh , chữ thường cỡ vừa đúng kiểu, đều nét. - Đưa bút theo đúng qui trình viết. Dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở tập viết. II.Đồ dùng - Chữ m . N , L hoa - Viết sẵn bài viết III.Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu (1’) -Tô chữ M, l , N hoa, viết các từ hoa sen, nhoẻn cười...... 2.Hướng dẫn H viết chữ cái hoa (3-4’) + G hướng dẫn H quan sát và nhận sét số nét. - G đính chữ L hoa . Giới thiệu chữ L - G đính chữ m hoa. Giới thiệu chữ m + G hướng dẫn qui trình viết. Đặt bút từ đường kẻ 2 viết theo chiều mũi tên đưa bút từ dưới lên, dừng bút tại đường kẻ 2. - G đính chữ L hoa: Giới thiệu chữ L hoa.đặt bút từ đường kẻ 6 viết nét cong dưới lượn trở lên đường kẻ 6 , chuyển hướng bút viết tiếp nét lượn dọc rồi chuyển hướng bút viết tiếp nét lượn ngang tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ; dừng bút ở đường kẻ 2. - G đính chữ N hoa và giới thiệu đây là chữ N hoa .viết 2 nét đầu giống chữ M . nét 3 từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút để viết tiếp nét móc xuôi phải từ dưới lênđến đường kẻ 6 thì lượn cong xuống đừng bút ở đường kẻ 5. - Hướng dẫn viết vần oan : vần oan viét con chữ o nối liền với con chữ a nối liền với con chữ n, các con chữ cao 2 dòng li. vần oát từ con chữ a nối liền con chữ t cao 3 dong li. - Các vần en , oen , ong , oong hướng dẫn tương tự. - các từ ngoan ngoãn , đoạt giải , hoa sen , nhoẻn cười, trong xanh , cải xoong hướng dẫn theo con chữ. đ Nhận xét - H viết tô khan - H viết bảng con - H viết bảng con. H viết bảng ngoan , đoạt. - nhoẻn ,xoong. 4.Vở viết (14-15’) Đọc nội dung bài viết 1 H đọc - G hướng dẫn từng bài . Quan sát chữ L mẫu đặt bút từ đường kẻ 6 tô theo chiều mũi tên. Chữ oan cách 1 đường kẻ viết từ đường kẻ 2 - Từ ngoan ngoãn viết từ đường kẻ 1 - Từ đoạt giải cách 2 đường kẻ viết từ đường kẻ 3. - Chữ M tô theo chiều mũi tên. -Từ hoa sen cách 2 ô viết 1 lần - Dòng nhoẻn cười viết 1 lần - Dòng chữ N viết theo chiều mũi tên. - Từ trong xanh cách 1 đường kẻ viết từ đường kẻ 2 - Từ cải xong viết từ đường kẻ 3 H mở vở tập viết/ 26 H tô chữ m Có 2 chữ. Khoảng cách là 1 thân chữ H viết vở từng dòng. 5. Nhận xét - Chấm (5-7’) 6.Củng cố (1-3’) Nhận xét giờ học. Tuyên dương H viết đẹp Thứ tư ngày 9 tháng 4 năm 2008 Tập đọc Mời vào Mục đích yêu cầu - H đọc trơn cả bài. Phát âm đúng tiếng có âm dễ sai. Nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ (bằng khoảng thời gian phát âm 1 tiếng như là dấu chấm). 2.Ôn các vần ong, oang. Tìm được tiếng có vần ong, oang 3. Hiểu các từ ngữ trong bài - Hiểu nội dung bài. Chủ nhà hiếu khách niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. - Biết nói tự nhiên, hồn nhiên về những con vật, sự vật yêu thích - Học thuộc lòng bài thơ II.Đồ dùng III.Các hoạt động Tiết 1 1.Kiểm tra bài cũ (3-5’) - H đọc bài “ Đầm sen”. +Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào? +Đọc câu văn tả hương sen. 2.Dạy học bài mới a.Giới thiệu (2’) - Bài thơ “Mời vào”kể về ngôi nhà hiếu khách, niệm nở đón những người bạn tốt đến chơi. Vậy những người bạn tốt ấy là ai? Họ cùng làm những công việc gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc : “Mời vào” b.Hướng dẫn luyện đọc (20-21’) - G đọc mẫu bài thơ. Giọng vui vẻ tinh nghịch, với nhịp thơ ngắn, chậm rãi ở các đoạn đối thoại, trải dài 10 dòng thơ cuối. *Luyện đọc tiếng, từ - G viết từ khó - G giải nghĩa từ khó + G ghi: Kiễng chân, sửa soạn, buồm thuyền - G đọc mẫu - H đọc cá nhân - G chỉ bảng - G đọc mẫu câu khó . Đọc cao giọng ở câu có dấu hỏi chấm cuối câu. Cho H đọc nối tiếp các dòng thơ. - H đọc *Luyện đọc đoạn - Cho H đọc 5 dòng thơ - Cho H đọc 5 dòng thơ tiếp theo - Cho H đọc 6 dòng thơ tiếp theo - Cho H đọc 8 dòng thơ tiếp theo - Cho H đọc nối tiếp các khổ thơ *Luyện đọc cả bài - Cho H đọc cả bài đ Nhận xét cho điểm c.Ôn vần (8-10’) + G ghi: ong - oang - Tìm tiếng trong bài có vần ong - G đọc : Chong chóng - Cho H xem tranh sgk/95. Đây là chong chóng là đồ chơi của các em nhỏ quay được là nhờ có gió. - Cho H tìm tiếng có vần ong - Ghép vào thanh cái - G ghi xoong canh - Cho H tìm tiếng có vần ong, ghép vào thanh cái đ Nhận xét H đọc - phân tích H đọc lại H đọc cá nhân H đọc theo dãy H đọc theo dãy H đọc theo nhóm 3 - 4H H đọc phân tích H đọc cá nhân Trong - phân tích H đọc- phân tích H tìm-ghép phân tích tiếng xoong H ghép - đọc lại Boong tàu, xoong nồi Tiết 2 a.Luyện đọc (10-12) * G đọc mẫu bài thơ - Cho H đọc nối tiếp các khổ thơ - Cho H đọc cả bài đ Nhận xét - cho điểm b.Tìm hiểu nội dung bài (8-10’) - Những ai đã gõ cửa ngôi nhà? - Cho H đọc 4 dòng thơ cuối - Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì? - G cho H xem tranh sgk/94 - G đọc diễn cảm bài thơ - Cho H đọc phân vai: Người dẫn chuyện , Chủ nhà Thỏ Nai Gió - Cho H tự nhẩm thuộc lòng bài thơ - Cho điểm c.Luyện nói( 8-10’) - Cho H đọc chủ đề luyện nói - Cho H nhìn tranh sgk /95. Nói theo mẫu - Cho H nói tự do - Nhận xét sửa sai 3.Củng cố (2-3’) - Học bài gì? Tuyên dương H học tốt - Về nhà học thuộc bài thơ - Chuẩn bị bài “Chú công” H đọc thầm H đọc theo dãy H đọc Thỏ, nai, gió H đọc Sửa soạn đón trăng lên quạt mát thêm… Cho 2 - 3H đọc - Cho H đọc cá nhân - Nói về những con vật em yêu thích ...................................................................................................................... Thứ năm ngày 10 tháng 4 năm 2008 Chính tả Mời vào I.Mục đích yêu cầu -Nghe viết chính xác trình bày đúng các khổ thơ 1, 2 của bài “ Mời vào” -Làm đúng các bài tập chính tả. Điền vần ong hay oang. -Điền chữ ng hay ngh -Nhớ quy tắc chính tả ng + i, e, ê II.Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi bài 2, 3/95 Chép sẵn nội dung bài III.Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu (1’) viết khổ 1, 2 bài “Mời vào” 2.Viết chính tả (8-10’) - G đưa nội dung bài viết - G đọc mẫu bài viết. - Nhận xét chính tả. - Tập viết tiếng từ dễ lẫn. - G viết bảng các từ sau: Nếu, tai, xem, gạc, nai. - G đọc mẫu, phân tích hướng dẫn cách viết - G xoá bảng- H đọc các từ trên - H viết bảng con đ Nhận xét * Hướng dẫn viết vở (13-15’) - G chỉ bài viết - bài viết có mấy dòng thơ? - - Mỗi dòng thơ có mấy chữ? - Các chữ ở đầu dòng tên các con vật phải viết hoa. Gạch đầu dòng các đối thoại. - G lưu ý tư thế ngồi, cầm bút lùi vào 4 ô - G đọc - H viết vở. Lùi vào 4 ô - Mỗi dòng 3 lần. *Chấm - chữa bài (5-7’) - G đọc thong thả chỉ vào từng chữ khó viết. - Đánh vần cho H soát lỗi. - G chấm bài (10-12 bài) đ Nhận xét *Làm bài tập (2-5’) - G đưa bảng phụ bài 2/96 - Cho H lên bảng điền - Cho H đọc đoạn vừa điền - nhận xét * Bài3/96. Điền ng hay ngh - cho H quan sát tranh - nhẩm từ dưới tranh Điền sgk - Cho 2H làm bảng - G chữa - G chỉ bảng nêu. Trước e, ê, i âm ng hay ngh đ Nhận xét H đọc lại - cả lớp đọc thầm H đọc cá nhân đánh vần 1 số tiếng H viết vở H cầm bút chì soát, gạch chân những chữ sai Cả lớp làm bằng bút chí 3. Củng cố (2-3’) - Nhận xét giờ học. Tuyên dương H viết đẹp Kể chuyện Niềm vui bất ngờ I.Mục đích yêu cầu - H nghe G kể chuyện. Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn, sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể để thay đổi các nhân vật và lời người dẫn chuyện. - Hiểu được chuyện Bác Hồ rất thương yêu thiếu niên nhi đồng. II.Đồ dùng dạy học Tranh chuyện sgk III.Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu - Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu niên nhi đồng. Là Chủ tịch nước bận trăm công nghìn việc nhưng lúc nào Bác cũng nhớ đến các cháu. Các cháu cũng rất yêu quý Bác, mong được gặp Bác. - Sau đây cô sẽ kể cho cả lớp nghe câu chuyện. Niềm vui bất ngờ 2.G kể chuyện 2-3 lần - Lần 1: Kể để H biết câu chuyện - Lần 2, 3: Kết hợp với tranh minh hoạ * Tranh 1: - Vào một buổi sáng cô giáo Mi dẫn các cháu mẫu giáo đi qua phủ Chủ tịch. Các cháu reo lên. A nhà Bác Hồ… * Tranh 2: - Cổng phủ Chủ tịch bỗng từ từ mở ra. Một số đồng chí cán bộ mời cô giáo và các cháu vào thăm nhà Bác, * Tranh 3: - Bác Hồ râu tóc bạc phơ tươi cười đón các cháu. Cô giáo cho các cháu ra về. Bác vẫy tay chào. đ Lưu ý - Lời người dẫn truyện lúc khoan thai hồi hộp, khi lưu luyến. - Lời Bác cởi mở âu yếm - Lời các cháu phấn khởi hồn nhiên 3.Hướng dẫn H kể từng đoạn theo tranh * Tranh 1. Cho H xem tranh sgk - Đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời các câu hỏi sau - Tranh vẽ cảnh gì? - Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng phủ Chủ Tịch? - Cho H kể lại đoạn 1 - Hướng dẫn tương tự với ranh 2, 3, 4 4.Hướng dẫn H kể toàn chuyện - Cho H thi kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh. 5.Tìm hiểu ý nghĩa truyện - Câu chuyện này giúp em hiểu gì? - Cả lớp nhận xét 6.Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học Về nhà tập kể cho mọi người nghe Các bạn nhỏ đi qua cổng Muốn thăm nhà Bác Hồ H theo dõi nhận xét Bác hồ rất yêu quý thiếu nhi. Thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ .................................................................................................. Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2008 Tập đọc Chú công. I/ Mục đích yêu cầu - H đọc trơn cả bài. Chú ý: Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu ch, tr, n, l, v, d Các từ: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh - Ôn các vần: oc, ooc.Tìm tiếng có vần oc, ooc - Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu được đặc điểm của chú công lúc bé, vẻ đẹp của toàn bộ đuôi công lúc công trưởng thành II/ Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài học III/ Các hoạt động dạy học TIết 1 1. Kiểm tra bài cũ ( 3’) - H đọc thuộc lòng bài: Mời vào - Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà? - Gió được chủ nhà mời vào để làm gì? 2. Dạy bài mới a/ Giới thiệu bài (2') - Cho H xem tranh SGK / 97. Tranh vẽ gì? - Công là con vật được mọi người rất yêu quí vì có bộ lông đuôi sặc sỡ ... -> Chú công. b/ Luyện đọc ( 20 – 21’) - G đọc mẫu: giọng chậm rãi, nhấn giọng ở những từ tả vẻ đẹp của đuôi công - Bài có mấy câu? * Luyện đọc tiếng từ - G viết, đọc mẫu: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh - G chỉ bảng cho H đọc * Luyện đọc câu khó - G đọc mẫu câu khó - Câu 3: Nhấn giọng ở từ: rực rỡ sắc màu - Câu 4: Từ : óng ánh màu xanh sẫm - G chỉ câu khó cho H đọc * Luyện đọc đoạn - G hướng dẫn đọc từng đoạn - G đọc mãu - H đọc từng đoạn - H đọc nối tiếp đoạn * Luyện đọc cả bài - Cho H đọc cả bài đ G cho điểm c/ Ôn vần ( 8 – 10’) - G ghi: t, c + Tìm tiếng trong bài có vần ? - Tìm tiếng có vần t ghép vào thanh cài - Tìm tiếng có vần c ( tương tự ) - Cho H quan sát tranh SGK / 89. Đọc câu dưới tranh đ Nhận xét - H theo dõi - H xác định câu - 5 câu - H đọc lại kết hợp phân tích tiếng - H đọc lại, phân tích - H đọc - H đọc - H đọc - H đọc - H đọc, phân tích - H nói: đứt phân tích - H tìm Tiết 2: a/ Luyện đọc ( 10 – 12’) - G đọc mẫu bài “ Vì bây giờ mẹ mới về ” - H đọc đoạn - Đọc cả bài đ G chấm điểm b/ Tìm hiểu nội dung ( 8 – 10’) - Cho 1 H đọc cả bài + Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không? + Lúc nào cậu mới khóc? Vì sao? - Cho cả lớp đọc thầm. Tìm xem trong bài có mấy câu hỏi. Đọc các câu hỏi đó và trả lời - Đọc cao giọng ở cuói câu có dấu chấm hỏi - G đọc mẫu - G đọc diễn cảm lại bài - Cho H đọc phân vai: người dẫn truyện, mẹ, cậu bé c/ Luyện nói ( 8 – 10’) - G nêu yêu cầu: hỏi nhau - Cho H nhìn mẫu SGK . Hỏi đáp theo mẫu SGK đ Nhận xét - H đọc thầm - 8 – 10 em - H đọc thầm - Cậu bé không khóc - Mẹ về cậu mới khóc. Vì cậu muốn làm nũng mẹ, muốn đợc mẹ thơng... - 3 câu - H đọc lại - H đọc - Bạn có hay làm nũng bố mẹ không? - H hỏi - trả lời 3. Củng cố dặn dò ( 3 – 5’) - Nhận xét tiết học. Khen ngợi những H học tốt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 28.doc
Tài liệu liên quan