Giáo án Sinh học 10 (nâng cao)

Tài liệu Giáo án Sinh học 10 (nâng cao): Phần một Ngày soạn:19/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: ………………. Phần một: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Tiết 1 (bài 1) CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Phân biệt được các cấp tổ chức của vật chất sống từ thấp đến cao, trong đó các cấp cơ bản là: tế bào, cơ thể, quần thể, loài, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển. -Thấy được các cấp tổ chức sau bao giờ cũng có tổ chức cao hơn cấp trước đó. Mỗi cấp tổ chức của hệ thống sống đều có sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng. -Chứng minh được mỗi cấp của hệ thống sống đều là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh và tiến hóa. b/ Trọng tâm -Phân biệt các cấp tổ chức sống, trong đó tế bào là cấp cơ bản, sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất. -Sự tương tác giữa các cấp tổ chức sống. -Tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cấp tổ chức sống. -Hệ sống là hệ thống nhất, tự điều chỉnh. 2/ Kỹ năng -Rèn luyện cho học si...

doc127 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 10 (nâng cao), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một Ngày soạn:19/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: ………………. Phần một: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Tiết 1 (bài 1) CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Phân biệt được các cấp tổ chức của vật chất sống từ thấp đến cao, trong đó các cấp cơ bản là: tế bào, cơ thể, quần thể, loài, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển. -Thấy được các cấp tổ chức sau bao giờ cũng có tổ chức cao hơn cấp trước đó. Mỗi cấp tổ chức của hệ thống sống đều có sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng. -Chứng minh được mỗi cấp của hệ thống sống đều là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh và tiến hóa. b/ Trọng tâm -Phân biệt các cấp tổ chức sống, trong đó tế bào là cấp cơ bản, sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất. -Sự tương tác giữa các cấp tổ chức sống. -Tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cấp tổ chức sống. -Hệ sống là hệ thống nhất, tự điều chỉnh. 2/ Kỹ năng -Rèn luyện cho học sinh kỹ năng hoạt động nhóm và tính khoa học, logic khi tìm hiểu về các cấp tổ chức sống. -Hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức. 3/ Thái độ Giáo dục cho học sinh về tính logic trong đời sống thực tiễn từ đó có những ứng dụng vào thực tiễn nhất là trong phương pháp học tập. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên -Hình 1 SGK. -Các bìa cứng: tế bào, cơ thể, hệ cơ quan, cơ quan, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và các mũi tên. 2/ Học sinh -Chuẩn bị các kiến thức về các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra Giáo viên giới thiệu phương pháp học tập bộ môn và những yêu cầu trong quá trình dạy và học. 3/ Bài học -Giáo viên yêu cầu học sinh gắn các ô chữ, mũi tên để biểu thị mối quan hệ giữa các cấp độ của hệ thống sống, sau đó yêu cầu học sinh tự đánh giá trong quá trình học bài. Sau đó, giáo viên dẫn vào bài mới, giới thiệu chương trình sinh học lớp 10, nội dung phần một: Thế giới sống là một hệ thống vô cùng đa dạng và khác với hệ không sống ở nhiều đặc điểm, chủ yếu là tính tổ chức cao, trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Hệ sống là hệ mở, tự điều chỉnh và cân bằng động, có khả năng thích ứng với môi trường. Hoạt động 1: CẤP TẾ BÀO Mục tiêu: -Học sinh phải chỉ ra và giải thích được là cấp tổ chức cơ bản nhất trong tổ chức của thế giới sống. -Học sinh nêu được vai trò của cấp tế bào. Hoạt động của thầy – trò Nội dung GV nêu vấn đề: -Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của hệ thống sống? GV gợi ý: -Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên cơ thể sinh vật là gí? -Hoạt động sống của cơ thể diễn ra ở đâu? -Tế bào được cấu tạo từ những thành phần nào? Giáo viên nhận xét, bổ sung. Học sinh nghiên cứu thông tin sách giáo khoa trang 6 để trả lời. GV cho ví dụ minh họa: + Ở động vật nguyên sinh, cơ thể chỉ gồm 1 tế bào thực hiện mọi chức năng. +Ở động, thực vật đa bào, quá trình hô hấp, quang hợp, phân chia đều diễn ra ở TB. -Tế bào được cấu tạo từ những thành phần nào? HS: Tế bào được cấu tạo từ các phân tử (vô cơ, hữu cơ), đại phân tử, bào quan. I/ Cấp tế bào -Tế bào được cấu tạo từ các phân tử (vô cơ, hữu cơ), đại phân tử, bào quan. -Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. -Các hoạt động sống của cơ thể diễn ra tại tế bào. Hoạt động 2: CẤP CƠ THỂ Mục tiêu:-Học sinh chỉ ra được cấp cơ thể gồm mô, cơ quan, hệ cơ quan và nêu được sự tương quan giữa các đơn vị cấu tạo của cấp cơ thể. -Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim, hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể chúng có hoạt động sống được không? Tại sao? Học sinh quan sát hình 1 SGK trang 7 kết hợp với nội dung SGK, thảo luận trong nhóm: nếu tách khỏi cơ thể thì tim không co rút bơm máu, tuần hoàn máu thiếu sự điều chỉnh của các cơ quan khác như hô hấp, nội tiết, hệ thần kinh. Cấp cơ thể gồm: mô, cơ quan, hệ cơ quan. -Cấp cơ thể có tổ chức như thế nào? -Chức năng của mỗi thành phần trong cấp cơ thể là gì? HS mô tả chức năng của các thành phần trong cấp cơ thể. -Tại sao nói cơ thể là một thể thống nhất? Minh họa bằng một ví dụ? Hs thảo luận nhóm nhỏ để trả lời: Trong cơ thể có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong một hệ và giữa các hệ cơ quan với nhau. Ví dụ: khi ta vận động, hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng, thải nhiều chất cặn bã, tim đập nhanh để vận chuyển nhiều oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào, hô hấp tăng để tăng oxy cho hệ tuần hoàn và tất cả đều được điều khiển bằng hệ thần kinh. -GV: Sinh vật sống trong môi trường luôn thay đổi à sinh vật phải thích nghi. Muốn tồn tại sinh vật phải thay đổi về cấu trúc để thích nghi. Sự phân hóa tế bào hình thành mô, cơ quan, hệ cơ quan và liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một cơ thể là điều tất yếu trong sự phát triển, tiến hóa của sinh giới.- II/ Cấp cơ thể -Cơ thể là cấp tổ chức có cấu tạo từ một hay nhiều tế bào, liên hệ chặt chẽ với nhau. -Cơ thể đơn bào: gồm một tế bào thực hiện nhiều chức năng. -Cơ thể đa bào: gồm nhiều tế bào có sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng. +Mô: là tập hợp nhiều tế bào cùng loại thực hiện một chức năng nhất định (mô biểu bì, mô tuyến) +Cơ quan: được tạo bởi nhiều mô khác nhau thực hiện chức năng nhất định (tim được cấu tạo bởi mô cơ tim và mô liên kết). +Hệ cơ quan: do nhiều cơ quan hợp thành cùng thực hiện một chức năng (hệ tiêu hóa gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, …) Hoạt động 3: CẤP QUẦN THỂ - LOÀI Mục tiêu: Học sinh nắm được tổ chức cấp quần thể - loài và nêu được vai trò của quần thể. -Quần thể là gì? Tại sao trong hệ thống sống xuất hiện quần thể? Vì sao quần thể được xem là đơn vị sinh sản và tiến hóa của loài? Hs trao đổi theo nhóm nhỏ và trả lời. GV nhấn mạnh: trong quá trình phát triển của sinh vật, các cơ thể sống đơn lẻ sẽ dễ bị đào thải bởi nhiều nguyên nhân như điều kiện tự nhiên, cạnh tranh sinh tồn, … à Sự quần tụ của các cá thể cùng loài sẽ làm tăng khả năng chống đỡ trước môi trường, tăng khả năng sống sót. Các cá thể cùng loài mới giao phối và sinh ra các cá thể hữu thụ. III/ Cấp quần thể loài -Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một vùng địa lý nhất định. -Trong quần thể, các cá thể cùng loài giao phối với nhau và sinh ra con cái hữu thụ. -Quần thể được xem là đơn vị sinh sản và tiến hóa của loài. Hoạt động 4: CẤP QUẦN XÃ Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được đặc điểm về tổ chức và vai trò của quần xã. -Quần xã là gì? Cho VD. Trong quần xã có những mối quan hệ nào? Sự duy trì ổn định của quần xã có ý nghĩa như thế nào? Học sinh nghiên cứu trang 8 SGK , thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời. GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh: quần xã là cấp tổ chức lớn hơn quần thể, các mối quan hệ trong quần xã phức tạp hơn, việc duy trì ổn định trạng thái cân bằng giúp quần xã tồn tại và phát triển. IV/ Cấp quần xã -Quần xã gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lý nhất định, -Các mối quan hệ trong quần xã: +Quan hệ cá thể - cá thể (cùng loài hay khác loài). +Quan hệ giữa các quần thể khác loài. -Các sinh vật trong quần xã giữ được cân bằng trong mối tương tác lẫn nhau để tồn tại. Hoạt động 5: CẤP HỆ SINH THÁI – SINH QUYỂN Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm tổ chức cấp hệ sinh thái – sinh quyển, nêu bật được sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất trong hệ thống sống. -Hệ sinh thái là gì? Cho ví dụ. -Sinh quyển là gì? Tại sao nói sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất? Học sinh vận dụng kiến thức đã học ở lớp dưới để trả lời. -Giáo viên nhận xét, củng cố và nhấn mạnh: Sinh quyển bao gồm tất cả các môi trường và các sinh vật sinh sống, từ loài có tổ chức đơn giản đến loài có tổ chức phức tạp và hoàn thiện. Sinh vật phải luôn thay đổi để thích nghi với môi trường sống. -Nếu trong cơ thể người hệ hô hấp bị tổn thương thì sẽ như thế nào? Hay nếu phá nhiều rừng thì điều gì sẽ xảy ra? Học sinh liên hệ thực tế để trả lời. -GV mở rộng: khi xem hét hiện tượng sống nào đều phải đặt chúng trong mối liên quan tổng quát của các cấp như một thể thống nhất tự điều chỉnh, trong mối tương quan giữa cấu trúc và chức năng, giữa cơ thể với môi trường. à giáo dục ý thức bảo vệ sinh quyển. V/ Hệ sinh thái – sinh quyển -Sinh vật và môi trường sống tạo nên 1 thể thống nhất gọi là hệ sinh thái. -Sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất, sinh quyển bao gồm tất cả hệ sinh thái trong kí quyển, thủy quyển, địa quyển. 4/ Củng cố -Hệ sống là hệ có tổ chức theo cấp bậc tương tác từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp gồm tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển. Trong đó tế bào là cấp tổ chức cơ bản, sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất. Khi chúng ta xem xét nghiên cứu hệ sống cần xem xét chúng như một thể thống nhất tự điều chỉnh trong mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc với chức năng, giữa hệ với môi trường và hệ luôn tiến hóa. -Kết luận SGK. -Cho học sinh trả lời các câu trắc nghiệm: Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống là: a/ Phân tử b/ Đại phân tử c/ Tế bào d/ Mô Câu 2: Thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao được thể hiện như thế nào? a/ Cơ thể, quần thể, tế bào, cơ quan, hệ cơ quan. b/ Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể, tế bào. c/ Tế bào, cơ thể, cơ quan, quần thể, hệ sinh thái. d/ Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. 5/ Dặn dò -Học bài, trả lời câu hỏi SGK. -Chuẩn bị bài mới và trả lời các câu hỏi sau: 1/ Giới là gì? Hệ thống sinh vật được chia thành mấy giới? 2/ Đặc điểm của mỗi giới. 3/ Có mấy bậc phân loại và cách đặt tên loài? 6/ Nhận xét – đánh giá tiết học 7/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Ngày soạn: 19/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: …… Tiết 2 (bài 2) GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Nêu được 5 giới sinh vật, đặc điểm của từng giới. Nhận biết được tính đa dạng sinh học thể hiện ở đa dạng cá thể, loài, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. -Nêu được các bậc phân loại từ thấp đến cao, biết cách viết tên loài. b/ Trọng tâm -Đặc điểm của 5 giới sinh vật. -Bậc phân loại và nguyên tắc gọi tên loài. -Mối tương quan và mức độ tiến hóa của các giới, bậc phân loại. 2/ Kĩ năng -Vận dụng kiến thức vào thực tế để giải thích các hiện tượng một cách khoa học. -Liên hệ, đề xuất biện pháp kĩ thuật để bảo vệ sinh vật. 3/ Thái độ Học xong bài này, trong bản thân mỗi học sinh phải có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên -Bảng 2.1 SGK. -Sơ đồ phân loại 3 lãnh giới. Vi Khuẩn (Bacteria) Vi sinh vật cổ (Archaea) Nguyên sinh (Protista) Thực vật (Plantae) Nấm (Fungi) Động vật (Animalia) Vi khuẩn (Bacteria) VSV cổ (Archaea) Sinh vật nhân thật (Eukarya) Tổ tiên chung 2/ Học sinh Chuẩn bị các kiến thức về: -Khái niệm giới, hệ thống phân chia các giới. -Đặc điểm của mỗi giới. - Các bậc phân loại và cách đặt tên loài. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ -Hãy nêu các cấp tổ chức chính của hệ thống sống từ thấp đến cao và mối tương quan giữa các cấp đó? Chứng minh tế bào là cấp tổ chức cơ bản? 2/Bài mới Các em có nhận xét như thế nào về thế giới sinh vật xung quanh chúng ta? Chúng có đa dạng không? Thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú, để nghiên cứu và sử dụng sinh vật vào mục đích sản xuất và đời sống cần phài phân loại chúng, phải sắp xếp chúng vào các bậc phân loại. Sinh vật được phân loại và sắp xếp như thế nào? Dựa vào những tiêu chí nào để phân loại và sắp xếp? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta đi vào bài 2: Giới thiệu các giới sinh vật. Hoạt động 1: CÁC GIỚI SINH VẬT Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm các giới sinh vật và chỉ ra được đặc điểm của từng giới sinh vật. Hoạt động của thầy – trò Nội dung -Giới là gì? Có bao nhiêu giới sinh vật? Hs nghiên cứu SGK trả lời. Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. -Việc phân chia sinh vật thành các giới tùy thuộc vào kiến thức hiểu biết qua các thời kỳ. Vào thế kỷ XVIII, chỉ dựa trên tiêu chí dễ quan sát về hình thái giải phẩu của các cơ quan bộ phận của cơ thể, Cac Linê – ông tổ của ngành phân loại học đã chia tất cả các sinh vật thành 2 giới là giới Thực vật và giới Động vật. -Đến thế kỷ XIX, khi phát hiện ra các VSV như vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật; các nhà sinh học đã xếp vi khuẩn, tảo và nấm vào giới Thực vật và xếp nguyên sinh động vật vào giới Động vật. -Đến thế kỷ XX, khi nghiên cứu sâu về cấu tạo hiển vi cũng như phương thức dinh dưỡng đã xếp các sinh vật thành 4 giới: giới Vi khuẩn (gồm vi khuẩn), giới Nấm, giới Thực Vật (gồm tảo và thực vật) và giới Động vật (gồm nguyên sinh động vật và động vật). Từ năm 1969, hệ thống phân loại 5 giới do nhà sinh thái người Mỹ Oaitâykhơ (R.H.Whitaker) đề xuất đã được công nhận rộng rãi -Theo R.H. Whitaker thì 5 giới đó là gì? Hãy chỉ ra những đặc điểm sai khác và mối liên hệ giữa 5 giới sinh vật? Hs thảo luận theo nhóm nhỏ, trả lời -Tên của 5 giới. -Về cấu tạo: từ đơn giản (nhân sơ, đơn bào) đến phức tạp (nhân thực, đa bào phức tạp) -Có sự phân hóa và chuyên hóa cao dần -Hoàn thiện dần về phương thức dinh dưỡng. Giáo viên nhận xét và đưa ra ví dụ minh họa: +Giới Nguyên sinh cơ thể có 1 tế bào thực hiện mọi chức năng. +Giới Thực vật có các cơ quan chuyên hóa cao như rễ, thân, lá, … Hệ thống phân loại 5 giới thể hiện sự tiến hóa của sinh vật, sinh vật xuất hiện sau hoàn thiện hơn sinh vật xuất hiện trước nó. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dưới ánh sáng của sinh học phân tử người ta đề nghị một hệ thống phân loại gồm 3 lãnh giới. Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ hệ thống 03 lãnh giới và giải thích: Theo sơ đồ phân loại 3 lãnh giới thì giới Khởi sinh được tách thành 2 lãnh giới là lãnh giới vi khuẩn và lãnh giới VSV cổ. Lãnh giới thứ 3 là lãnh giới sinh vật nhân thực bao gồm các giới Nguyên sinh, Thực vật, Nấm, Động vật thuộc nhóm tế bào nhân thực. Còn giới vi khuẩn và giới VSV cổ thuộc nhóm tế bào nhân sơ nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc điểm như về cấu tạo thành tế bào và hệ gen. Vi khuẩn có thành tế bào là chất peptidoglican, hệ gen của chúng không chứa intron (intron là đoạn nucleotit được phiên mã nhưng không được dịch mã), còn VSV cổ có thành tế bào không phải peptidoglican, trong hệ gen có chứa intron. VSV cổ sống trong điều kiện môi trường rất khắc nghiệt về nhiệt độ, độ muối, phương thức dinh dưỡng rất đa dạng. Về mặt tiến hóa thì giới VSV cổ đứng gần với sinh vật nhân thực hơn so với giới vi khuẩn. I/ Các giới sinh vật 1/ Khái niệm về giới sinh vật Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. 2/ Hệ thống 5 giới sinh vật (Bảng đặc điểm của năm giới) Bảng: Đặc điểm của sinh vật theo 5 giới Giới Đặc điểm Giới Khởi sinh Giới Nguyên sinh Giới Nấm Giới Thực vật Giới Động vật Đặc điểm cấu tạo -Tế bào nhân sơ. -Đơn bào. -TB nhân thực. -Đơn bào, đa bào. -TB nhân thực. -Đa bào phức tạp -TB nhân thực. -Đa bào phức tạp. -TB nhân thực. -Đa bào phức tạp. Đặc điểm dinh dưỡng -Dị dưỡng -Tự dưỡng -Dị dưỡng. -Tự dưỡng. -Dị dưỡng hoại sinh. -Sống cố định -Tự dưỡng quang hợp. -Sống cố định -Dị dưỡng -Sống chuyển động. Các nhóm điển hình -Vi khuẩn -ĐV đơn bào, tảo, nấm nhầy -Nấm -Thực vật -Động vật Hoạt động 2: CÁC BẬC PHÂN LOẠI TRONG MỖI GIỚI Mục tiêu: -Học sinh biết được các tiêu chí phân loại trong mỗi giới sinh vật. -Học sinh nắm được các bậc phân loại cơ bản và biết cách gọi tên loài. GV: Các em hãy xếp mèo, hổ, sư tử, báo vào các bậc phân loại cho phù hợp. Học sinh vận dụng kiến thức đã học ở lớp dưới sẽ xếp được các loài trên thuộc họ mèo, bộ ăn thịt, lớp thú, ngành động vật có xương sống, giới Động vật. -GV: Người ta dựa vào những tiêu chí nào để phân loại các bậc trong mỗi giới? HS nghiên cứu SGK và từ câu trả lời phần trên rút ra được các tiêu chí phân loại: +Đặc điểm cấu tạo. +Đặc điểm dinh dưỡng. +Kiểu sinh sản. GV: Ví dụ cây lúa thuộc họ lúa, lớp 1 lá mầm, ngành hạt kín, giới thực vật. Từ các ví dụ trên, các em hãy cho biết các bậc phân loại như thế nào? Học sinh rút ra nhận xét từ các ví dụ. Các bậc phân loại gồm: Loài – Chi (giống) – Họ - Bộ - Lớp –Ngành – Giới. Tên loài được đặt theo tiếng Latinh, nhìn vào bảng 2.2 và nêu lên cách đặt tên loài Giáo viên nêu thêm ví dụ: Chó sói: Canis lupus Hổ: Panthera tigris, Felis tigris. II/ Các bậc phân loại trong mỗi giới 1/ Nguyên tắc phân loại -Các tiêu chí phân loại: +Đặc điểm cấu tạo. +Đặc điểm dinh dưỡng. +Kiểu sinh sản. 2/ Các bậc phân loại -Các bậc phân loại gồm: Loài – Chi (giống) – Họ - Bộ - Lớp –Ngành – Giới. *Cách đặt tên loài -Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa). -Tên thứ hai là tên loài (viết thường). Ví dụ: Loài người: Homo sapiens Hoạt động 3: ĐA DẠNG SINH VẬT Mục tiêu: Học sinh biết được sự đa dạng sinh vật và trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ đa dạng sinh vật. -GV: Sự đa dạng của sinh vật thể hiện như thế nào? Cho ví dụ về đa dạng sinh vật? HS: Đa dạng về số lượng và chủng loại. GV giới thiệu thêm: Ở Việt Nam +Thực vật: 800 loài phong lan, 470 loài đậu, 400 loài lúa. +Nhiều cây gổ quý như mun, trắc, gụ, lim, pơmu, … +Động vật: 7000 loài côn trùng, 2600 loài cá, 1000 loài chim. +Thú quý đặc hữu như: Voọc, culi lùn, sao la, mang lớn, bò rừng, tê giác, … +Chim quý như gà lôi, sếu, trĩ, … +Hệ sinh thái trên cạn: rừng nhiệt đới, truông cây bụi, … +Hệ sinh thái nước mặn: vùng ven bờ, ngoài khơi. -GV: Độ đa dạng thể hiện ở những mặt nào? Học sinh nghiên cứu SGK trả lời. -Đa dạng về loài: có khoảng 1,8 triệu loài đã được thống kê và khoảng 30 triệu loài trong sinh quyển. -Đa dạng quần xã và hệ sinh thái: các quần xã có mặt ở môi trường cạn, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn. GV: Sinh vật tuy rất đa dạng nhưng không phải được thượng đế tạo ra một lần và bất biến như quan niệm của trường phái triết học duy tâm siêu hình mà sự đa dạng là kết quả của cả một quá trình tiến hóa lâu dài từ thấp đấn cao, từ đơn giản đến phức tạp, gắn liền với lịch sử tiến hóa của trái đất. -Sự đa dạng sinh vật ở Việt Nam ngày càng giảm sút, độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng là do đâu? Ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân như thế nào? -Các em hãy đề xuất những giải pháp để bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và bản vệ môi trường nơi mình ở nói riêng. Học sinh thảo luận đề xuất những giải pháp. GV nhận xét, đánh giá. III/ Đa dạng sinh vật -Đa dạng về loài: có khoảng 1,8 triệu loài đã được thống kê và khoảng 30 triệu loài trong sinh quyển. -Đa dạng quần xã và hệ sinh thái: các quần xã có mặt ở môi trường cạn, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn. 3/ Củng cố -Tóm tắt sách giáo khoa. -Hệ thống phân loại 5 giới và cách đặt tên kép cho loài. 4/ Dặn dò -Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa. -Chuẩn bị bài mới và trả lời câu hỏi sau: Đặc điểm giới nấm, khởi sinh, nguyên sinh? 5/ Nhận xét – đánh giá tiết học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Ngày soạn: 20/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: Tiết …. (bài 3) GIỚI KHỞI SINH, GIỚI NGUYÊN SINH VÀ GIỚI NẤM I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Nêu được đặc điểm của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm. -Phân biệt được đặc điểm các sinh vật thuộc VSV. b/ Trọng tâm Các đặc điểm về cấu tạo và dinh dưỡng của giới Khởi sinh, Nguyên sinh và Nấm. 2/ Kỹ năng -Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy, phân tích, so sánh. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên Phiếu học tập số 1 TÌM HIỂU GIỚI KHỞI SINH Vi khuẩn Vi khuẩn lam Vi sinh vật cổ Nơi sống Cấu tạo Dinh dưỡng Phiếu học tập số 2 ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA CÁC NHÓM TRONG GIỚI NGUYÊN SINH Động vật nguyên sinh Thực vật nguyên sinh Nấm nhầy Đặc điểm Dinh dưỡng Đại diện 2/ Học sinh HS chuẩn bị kiến thức về đặc điểm giới Nấm, giới Khởi sinh, giới Nguyên Sinh. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ -Giới sinh vật là gì? Có bao nhiêu giới sinh vật? Các bậc chính trong thang phân loại từ thấp đến cao? Nguyên tắc viết tên loài? 2/ Bài mới Chúng ta hằng ngày ăn sữa chua, yaout hay các loại dưa chua là do sự lên men lactic. Đó là các vi sinh vật có lợi, ngoài ra còn ó các VSV vật gây hại như một số vi khuẩn, nấm mốc làm hư hại thực phẩm, ….. Đó là vai trò của một số vi khuẩn, nhưng chúng có cấu tạo và phương thức dinh dưỡng như thế nào. Để tìm hiểu vấn đề đó chúng ta đi vào bài 3: Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm Hoạt động 1: GIỚI KHỞI SINH (MONERA) Mục tiêu: Học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản của giới Khởi sinh. Hoạt động của thầy - trò Nội dung Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và hoàn thành phiếu học tập số 01 trong 5 phút. Hs hoạt động nhóm, cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức. -GV: Vi khuẩn lam có những đặc điểm gì? Từ nội dung phiếu học tập, các em hãy khái quát đặc điểm cơ bản của giới khởi sinh? Hs dựa vào phiếu học tập để trả lời. Học sinh khái quát: -Là những sinh vật nhân sơ, đơn bào. -Lối sống tự dưỡng hay dị dưỡng. I/ Giới khởi sinh -Là những sinh vật nhân sơ, đơn bào. -Lối sống tự dưỡng hay dị dưỡng. Đáp án phiếu học tập số 1 Vi khuẩn Vi khuẩn lam Vi sinh vật cổ Nơi sống -Mọi môi trường -Cộng sinh (ở bèo hoa dâu) -Môi trường có điều kiện khắc nghiệt. Cấu tạo -Nhân sơ, kích thước nhỏ, đơn bào -Nhân sơ, kích thước nhỏ. -Nhân sơ, kích thước nhỏ. (-Vách không có peptidoglican. -Màng tế bào có lipit khác thường) Dinh dưỡng -Đa dạng: hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng, …. -Tự dưỡng quang hợp -Dị dưỡng, tự dưỡng. Hoạt động 2: GIỚI NGUYÊN SINH (PROTISTA) Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản của giới Nguyên sinh và phân biệt được các nhóm trong giới Nguyên sinh. -Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 02 trong 5 phút. Các nhóm nghiên cứu và làm theo yêu cầu của phiếu học tập, đại diên các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức. -GV yêu cầu nêu những đặc điểm cơ bản của giới Nguyên sinh. Từ nội dung phiếu học tập, học sinh khái quát thành những đặc điểm cơ bản của giới Nguyên sinh: -Gồm các sinh vật nhân thực. -Cơ thể đơn bào hay đa bào. -Phương thức dinh dưỡng đa dạng: dị dưỡng, tự dưỡng quang hợp, dị dưỡng hoại sinh. GV bổ sung: giới Nguyên sinh tập hợp nhiều sinh vật rất đa dạng và phức tạp vì vậy nhiều nhà nghiên cứu đề nghị tách giới Nguyên sinh thành nhiều giới khác nhau trong đó tách Động vật đơn bào, Tảo lục, Tảo nâu, Tảo đỏ thành những giới riêng biệt. -Các em hãy nêu một số lợi ích hay tác hại của các đại diện trong giới Nguyên sinh. Học sinh liên hệ thực tế để nêu được lợi ích và tác hại của các sinh vật trong giới Nguyên sinh. Giáo viên minh họa bằng các ví dụ: -Trùng roi, amip gây tiêu chảy, kiết lị; nấm nhầy phân hủy xác động thực vật, …. Gv hướng dẫn học sinh phân biệt các hình thức dinh dưỡng. -Tự dưỡng là phương thức sử dụng nguồn Cacbon từ các chất vô cơ, trong tự dưỡng thì tùy theo cách sử dụng năng lượng mà phân biệt: +Hóa tự dưỡng: là sử dụng năng lượng từ sự phân giải các chất hóa học. +Quang tự dưỡng là sử dụng năng lượng từ ánh sáng. -Phương thức dị dưỡng là sử dụng nguồn cacbon từ các hợp chất hữu cơ, trong đó nếu sử dụng năng lượng từ cách phân giải các hợp chất hữu cơ thì được gọi là hóa dị dưỡng (còn nếu sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời thì được gọi là quang dị dưỡng). II/ Giới nguyên sinh -Gồm các sinh vật nhân thực. -Cơ thể đơn bào hay đa bào. -Phương thức dinh dưỡng đa dạng: dị dưỡng, tự dưỡng quang hợp, dị dưỡng hoại sinh. Đáp án phiếu học tập số 02 Động vật nguyên sinh Thực vật nguyên sinh Nấm nhầy Đặc điểm -Đa bào. -Có lông, roi. -Không có thành xenlulozơ. -Không có lục lạp. -Đơn bào, đa bào -Có thành Xenlulozơ. -Không có lục lạp. -Đơn bào, cộng bào. -Không có lục lạp. Dinh dưỡng -Dị dưỡng. -Tự dưỡng quang hợp -Dị dưỡng hoại sinh Đại diện -Trùng amip -Các loại tảo -Nấm nhầy. Hoạt động 3: GIỚI NẤM (FUNGI) Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm và vai trò của giới Nấm. GV yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 3.2 SGK về sơ đồ các dạng nấm và chỉ ra những điểm khác nhau giữa nấm men và nấm sợi. Học sinh hoạt động độc lập và chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo, hình thức sinh sản. GV yêu cầu học sinh khái quát những đặc điểm chung của giới nấm. Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và bảng so sánh và khái quát. III/ Giới nấm -Là sinh vật nhân thực. -Cơ thể đơn bào hay đa bào dạng sợi. -Có thành kitin, không có lục lạp, lông, roi. -Hình thức sống: dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. -Sinh sản bằng bào tử. -Đại diện: nấm men, nấm sợi, địa y, … Hoạt động 4: CÁC NHÓM VI SINH VẬT Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm chung của các nhóm vi sinh vật. -Vi sinh vật là gì? Vi sinh vật có những đặc điểm gì? Kể những sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật? -Hãy cho biết vai trò của vi sinh vật đối với đời sống con người và hệ sinh thái? Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, hoạt động nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức. Sự sắp xếp các sinh vật thuộc nhiều giới khác nhau vào VSV là có lí do lịch sử và đặc biệt là lý do thực tiễn trong sản xuất và đời sống của con người. Đa số vi sinh vật như vi khuẩn, vi nấm, nguyên sinh động vật, tảo đơn bào có kích thước hiển vi đo được từ vài đến hàng trăm micromet. IV/ Các nhóm vi sinh vật -Vi sinh vật là những sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi. -Đặc điểm của nhóm vi sinh vật: +Kích thước hiển vi. +Sinh trưởng nhanh. +Phân bố rộng, thích ứng cao với môi trường. -Đại diện: vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm men, virus, … -Vai trò: +Tham gia vào chu trình sinh địa hóa các chất trong tự nhiên. +Sử dụng trong công nghệ sinh học để sản xuất kháng sinh, sinh khối, … 3/ Củng cố -Kết luận sách giáo khoa. -Bài tập cuối bài. 4/ Dặn dò -Học bài. -Chuẩn bị bài mới +Đặc điểm chung của giới thực vật +Có các ngành thực vật nào? Đặc điểm và đại diện của từng ngành. 5/ Nhận xét – đánh giá tiết học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Ngày soạn: 20/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: Tiết …. (bài 4) GIỚI THỰC VẬT I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Phân biệt được các ngành trong giới Thực vật cùng các đặc điểm của chúng. -Thấy được sự đa dạng và vai trò của giới thực vật để có ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thực vật, đặc biệt là bảo vệ rừng. b/ Trọng tâm -Đặc điểm chung của giới Thực vật. -Các ngành thực vật chính cùng các đặc điểm của chúng. 2/ Kỹ năng -Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát. 3/ Thái độ Giáo dục cho học sinh ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thực vật, đặc biệt là bảo vệ rừng. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên -Hình 4 SGK. -Mẫu rêu, dương xỉ, lúa, đậu, … -Phiếu học tập Rêu Quyết Hạt trần Hạt kín Nơi sống Cấu tạo Sinh sản Đại diện 2/ Học sinh Đặc điểm chung của giới Thực vật, đặc điểm của các ngành trong giới Thực vật. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ Phân biệt giới Khởi sinh, Nguyên sinh và giới Nấm . Cho ví dụ về điển hình của mỗi giới. 2/ Bài học Khi quan sát thực vật xung quanh chúng ta, các em thấy thực vật có đặc điểm nổi bậc là gì? Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài mới Hoạt động 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI THỰC VẬT Mục tiêu: -Học sinh nêu được các đặc điểm chung về cấu tạo, dinh dưỡng của thực vật. -Học sinh nêu được các đặc điểm phù hợp với đời sống trên cạn của thực vật. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Gv yêu cầu học sinh cho biết thực vật có những đặc điểm chung nào về mặt cấu tạo, dinh dưỡng. Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trả lời. Môi trường sống của thực vật rất đa dạng nhưng có thể chia thành hai dạng thích nghi chính là thích nghi với môi trường cạn và thích nghi với môi trường nước (thực vật thủy sinh). Do đó thực vật trên cạn có những đặc điểm thích nghi riêng nhất định. Những đặc điểm thích nghi đó là gì? Học sinh nghiên cứu SGK để tìm ra những đặc điểm thích nghi của thực vật ở cạn. GV giải thích về các đặc điểm thích nghi. I/ Đặc điểm chung của giới thực vật 1/ Cấu tạo -Gồm những sinh vật nhân thực, đa bào. -Cơ thể được phân hóa thành nhiều cơ quan. -Tế bào có vách xenlulôzơ, chứa lục lạp. 2/ Dinh dưỡng -Tự dưỡng nhờ quá trình quang hợp. 3/ Đặc điểm của thực vật thích nghi với đời sống ở cạn -Mọc cố định. -Có lớp cutin chống mất nước. -Có khí khổng để trao đổi khí và thoát hơi nước. -Có hệ mạch dẫn truyền các chất. -Thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng. -Thụ tinh kép, có nội nhủ để nuôi phôi. -Tạo quả và hạt. Hoạt động 2: CÁC NGÀNH THỰC VẬT Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được đặc điểm của từng ngành thực vật và nêu được sự tiến hóa giữa các nhóm thực vật. GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ cây phát sinh giới thực vật (hoặc sơ đồ các ngành của giới Thực vật) và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa để hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút. Các nhóm nghiên cứu SGK và hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập, đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức. GV bổ sung: thực vật có nguồn gốc từ một dạng tảo lục đa bào và xu thế tiến hóa của chúng là hình thành các đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn về cấu tạo như phân hóa hệ mạch dẫn, lớp biểu bì có tầng cutin bảo vệ, có khí khổng để trao đổi khí, … phương thức sinh sản hữu tính kèm theo các đặc điểm thích nghi với môi trường ở cạn như tinh trùng không có roi, thụ tinh nhờ gió, côn trùng, thụ tinh kép, hình thành quả và hạt. Các đặc điểm thích nghi ở cạn của các nhóm thực vật khác nhau là khác nhau và được hoàn thiện dần trong quá trình tiến hóa lâu dài. Rêu là nhóm nguyên thủy nhất còn giữ nhiều đặc điểm nguyên thủy gần với tảo như: chưa có hệ mạch dẫn, tinh trùng có roi, thụ tinh nhờ nước thế hệ bào tử và giao tử còn riêng biệt. Đến quyết đã xuất hiện nhiều đặc điểm tiến hóa và thích nghi với đời sống ở cạn như đã có hệ mạch tuy rằng chưa thật hoàn hảo, vẫn còn giữ nhiều đặc tính nguyên thủy như tinh trùng có roi, thụ tinh nhờ nước, thế hệ giao tử và bào tử còn riêng biệt. Thực vật hạt trần đã xuất hiện đầy đủ các đặc điểm tiến hóa thích nghi với đời sống ở cạn như: hệ mạch hoàn thiện, tinh trùng không roi, thụ tinh nhờ gió, thụ tinh kép, hình thành hạt tuy hạt chưa được bảo vệ nhờ quả. Thế hệ giao tử thể phụ thuôc vào thế hệ bào tử thể. Thực vật hạt kín tiến hóa hoàn thiện hơn thể hiện ở chỗ phương thức sinh sản đa dạng hơn, hiệu quả hơn (thụ phấn nhờ gió, côn trùng, sự tạo hạt kín có vỏ bảo vệ và dễ phát tán, có khả năng sinh sản sinh dưỡng,… tạo điều kiện thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau). Vì vậy, thực vật hạt kín là nhóm đa dạng nhất về các thể và về loài. II/ Các ngành thực vật (Bảng đặc điểm giới thực vật) Rêu Quyết Hạt trần Hạt kín Nơi sống Đất ẩm ướt Đất ẩm Mọi điều kiện Mọi điều kiện Cấu tạo Chưa có hệ mạch dẫn Có hệ mạch dẫn nhưng chưa hoàn chỉnh. Hệ mạch dẫn hoàn chỉnh. Hệ mạch dẫn hoàn chỉnh. Sinh sản -Tinh trùng có roi. -Thụ tinh nhờ nước. -Giai đoạn giao tử thể và bào tử thể riêng. -Tinh trùng có roi. -Thụ tinh nhờ nước. -Giai đoạn giao tử thể và bào tử thể riêng. -Tinh trùng không có roi. -Thụ phấn nhờ gió. -Giai đoạn giao tử thể phụ thuộc vào giai đoạn bào tử thể. -Hình thành hạt nhưng chưa được bảo vệ. -Phương thức sinh sản đa dạng, hiệu quả. -Thụ tinh kép, hạt có quả bảo vệ. -Có khả năng sinh sản sinh dưỡng. -Giai đoạn giao tử thể phụ thuộc vào giai đoạn bào tử thể. Đại diện Rêu, địa tiền Dương xỉ Thông, tuế, trắc bách diệp -Một lá mầm: ngô, lúa -Hai lá mầm: đậu Hoạt động 3: ĐA DẠNG GIỚI THỰC VẬT Mục tiêu: -Học sinh chỉ ra được tính đa dạng của thực vật, nêu được vai trò của thực vật và vấn đề bảo vệ tài nguyên thực vật. -Sự đa dạng của thực vật được thể hiện như thế nào? -Vai trò của thực vật trong hệ sinh thái và trong đời sống con người? Học sinh nghiên cứu, liên hệ thực tế trả lời. GV nêu ra một số vai trò của thực vật (thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm, dược phẩm. Thực vật cung cấp nguyên liệu: gỗ, sợi, chất màu, tinh dầu, … Thực vật tạo cân bằng hệ sinh thái, cung cấp oxy, tạo chất dinh dưỡng, nguồn năng lượng chủ yếu cho toàn bộ thế giới động vật và con người. Nếu thực vật nói chung và rừng nói riêng bị tàn phá thì điều gì sẽ xảy ra? Học sinh liên hệ thực tế và kiến thức ở các lớp dưới để trả lời: àGiáo viên giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng. III/ Đa dạng giới thực vật -Giới thực vật đa dạng về số loài, cấu tạo cơ thể, hoạt động sống thích nghi với mọi môi trường. -Thực vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người. 3/ Củng cố -GV hướng dẫn học sinh viết sơ đồ hệ thống hóa kiến thức. -Kết luận sách giáo khoa. -Câu hỏi trắc nghiệm: 1/ Đặc điểm cấu tạo có ở giới Thực vật mà không có ở giới Nâm? a/ Tế bào có thành xenlulozo và chứa nhiều lục lạp. b/ Cơ thể đa bào. c/ Tế bào có nhân chuẩn. d/ Tế bào có thành bằng chất kitin. 2/ Ngành Thực vật chiếm ưu thế hiện nay trên thế giới là: a/ Hạt kín. b/ Rêu. c/ Quyết. d/ Hạt trần. 4/ Dặn dò Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Chuẩn bị bài mới và trả lời các câu hỏi sau: -Đặc điểm của giới Động vật và các ngành của giới Động vật. -Sự đa dạng của giới động vật được thể hiện như thế nào? 5/ Nhận xét – đánh giá tiết học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Ngày soạn: 21/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: Tiết ….. (bài 5) GIỚI ĐỘNG VẬT I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Nêu được các đặc điểm của giới động vật, liệt kê được các ngành thuộc giới Động vật cũng như đặc điểm của chúng. -Chứng minh được tính đa dạng của giới Động vật và vai trò của chúng. b/ Trọng tâm -Đặc điểm chung của giới Thực vật. -Các ngành của giới Thực vật. 2/ Thái độ Học xong bài này, hình thành trong mỗi học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên động vật, đặc biệt là động vật quý hiếm. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên -Hình 4 sách giáo viên (sơ đồ cây phát sinh). -Hình 5 sách giáo khoa. -Phiếu học tập: So sánh giới động vật và giới thực vật Thực vật Động vật Cấu tạo: -Tế bào -Hệ vận động -Hệ thần kinh Lối sống Dinh dưỡng 2/ Học sinh -Đặc điểm của giới Động vật và các ngành của giới Động vật. -Sự đa dạng của giới Động vật. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ Trình bày các đặc điểm của giới Thực vật và các ngành của giới Thực vật. 2/ Bài học Các em hãy kể tên một số loài động vật mà em biết. Chúng khác với Thực vật ở những điểm nào? Giáo viên dựa vào câu trả lời của học sinh mà dẫn vào bài mới. Hoạt động 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được đặc điểm của giới Động vật và những khác biệt cơ bản giữa giới Động vật và Thực vật. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tìm những đặc điểm chung của giới động vật. Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tìm ra những đặc điểm chung của giới động vật. -GV: Vậy giữa động vật và thực vật khác nhau ở những điểm nào? Để so sánh giới thực vật và giới động vật, các em hoạt động nhóm trong vòng 4 phút để hoàn thành phiếu học tập. Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, bổ sung hoàn thiện kiến thức. -GV: Sự giống và khác nhau giữa động vật và thực vật nói lên điều gì? Học sinh thảo luận trả lời (Động vật và thực vật có chung nguồn gốc nhưng phát triển theo hai hướng khác nhau). I/ Đặc điểm chung của giới động vật 1/ Đặc điểm về mặt cấu tạo -Gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, các tế bào của cơ thể phân hóa thành cơ quan, hệ cơ quan. -Có hệ cơ quan vận động và hệ thần kinh. 2/ Đặc điểm về dinh dưỡng và lối sống -Không có khả năng quang hợp, sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn. -Di chuyển tích cực để tìm thức ăn. -Có khả năng phản ứng nhanh, điều chỉnh được mọi hoạt động, thích ứng cao với môi trường. Đáp án phiếu học tập: Thực vật Động vật Cấu tạo: -Tế bào -Hệ vận động -Hệ thần kinh -Có thành xenlulôzơ, có lục lạp. -Không -Không -Không có thành xenlulôzơ, lục lạp. -Có -Có, phát triển. Lối sống -Cố định, phản ứng chậm, -Di chuyển tích cực để tìm thức ăn, phản ứng nhanh. Dinh dưỡng -Tự dưỡng. -Dị dưỡng Hoạt động 2: CÁC NGÀNH CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được đặc điểm của các ngành thuộc giới Động vật và mối quan hệ giữa các ngành trong giới Động vật. Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ cây phát sinh động vật, hình 4 sách giáo khoa để trả lời câu hỏi: -Giới động vật có nguồn gốc từ đâu và được phân chia như thế nào? Chỉ ra điểm sai khác giữa các nhóm? Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời: -Giới Động vật có nguồn gốc từ tập đoàn đơn bào dạng trùng roi nguyên thủy và được chia thành 2 nhóm chủ yếu là động vật không xương sống và động vật có xương sống. -Học sinh trình bày sự sai khác về bộ xương, hô hấp, thần kinh, … -GV: Ngành động vật có xương sống được chia thành các lớp: Nửa dây sống, Cá miệng tròn, cá sụn, cá xương, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. GV bổ sung và hoàn thiện kiến thức về phần so sánh của học sinh. II/ Các ngành của giới động vật -Động vật có nguồn gốc từ tập đoàn đơn bào dạng trùng roi nguyên thủy và được chia thành 2 nhóm chủ yếu là động vật không xương sống và động vật có xương sống. (đáp án phiếu học tập) ĐV không xương sống ĐV có xương sống Bộ xương -Không có bộ xương trong. -Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin. -Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với dây sống hoặc cột sống làm trụ. Hô hấp -Thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí. -Bằng mang hay bằng phổi. Thần kinh -Dạng hạch, chuỗi hạch ở mặt bụng. -Dạng ống ở mặt lưng. Đại diện Ngành thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, chân khớp, da gai, thân mềm. Nửa dây sống, cá miệng tròn, cá sụn, cá xương, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Hoạt động 3: ĐA DẠNG GIỚI ĐỘNG VẬT Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được sự đa dạng giới Động vật và vai trò của giới Động vật trong tự nhiên cũng như với đời sống con người. -Sự đa dạng của giới Động vật được thể hiện như thế nào? -Động vật có vai trò như thế nào đối với thiên nhiên và đời sống con người? -Cho biết thực trạng khai thác động vật ở Việt Nam và trên thế giới. -Ở địa phương của em, việc bảo vệ nguồn lợi tài nguyên động vật được tiến hành như thế nào? Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi. -Đa dạng về loài, lối sống. -Vai trò của động vật trong hệ sinh thái bảo đảm sự cân bằng trong chuỗi và lưới thức ăn. -Đối với đời sống: cung cấp nguồn thục phẩm, dược phẩm quý, sản phẩm công nghiệp, … bên cạnh đó là một số tác hại như gây hại cho mùa màng, gây bệnh cho người và động vật. -Các quốc gia trên thế giới đã xây dựng được các khu bảo tồn để bảo vệ động vật, đặc biệt là động vật quý hiếm. Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức. III/ Đa dạng giới động vật -Sự đa dạng của giới Động vật được thể hiện: +Số lượng loài rất lớn: trên một triệu loài. +Số lượng cá thể trong loài lớn. +Cấu tạo cơ thể thích nghi với mọi môi trường sống khác nhau. -Vai trò: +Trong tự nhiên: là thành phần chủ yếu của chuỗi và lưới thức ăn, tham gia vào các chu trình sinh địa hóa. +Trong đời sống: là nguồn được phẩm, thực phẩm, … cho con người. 3/ Củng cố -So sánh giới động vật và thực vật. -So sánh động vật có xương sống và không có xương sống. -Kết luận SGK. 4/ Dặn dò -Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa. -Xem trước bài 6, chuẩn bị thí nghiệm. 5/ Nhận xét – đánh giá tiết học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Ngày soạn: 21/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: Tiết 6 (bài 6): Thực hành ĐA DẠNG THẾ GIỚI SINH VẬT I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện ở các cấp độ tổ chức và đa dạng trong 5 giới. -Thấy được giá trị của sự đa dạng sinh vật và sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh vật. b/ Trọng tâm -Giới thiệu tính đa dạng ở các cấp tổ chức và ở 5 giới sinh vật. -Tăng cường ý thức phải bảo tồn đa dạng sinh học. 2/ Kỹ năng Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, khái quát vấn đề. 3/ Thái độ Nhận thức được giá trị và sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh vật và đó là trách nhiệm của cả cộng đồng trong đó có các em học sinh. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên -Tranh về sự đa dạng của sinh vật về sự phân bố, cấu tạo cơ quan, tế bào, hình thái tập tính, đời sống … của sinh vật. -Đĩa hình về sự đa dạng trong tập tính sống của sinh vật. 2/ Học sinh -Đọc trước yêu cầu SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Kiểm tra So sánh giới động vật và thực vật. 2/ Bài học -Giáo viên giới thiệu tranh về sự đa dạng của các cấp tổ chức. -Cho học sinh xem phim về sự đa dạng tập tính sống của sinh vật. -Học sinh quan sát tranh, theo dõi phim và làm bài thu hoạch cá nhân theo gợi ý: 1-Kích thước sinh vật: 2-Cấu trúc cơ thể: 3-Màu sắc sinh vật: 4-Phương thức sống: 5-Tập tính sống: +Kiếm mồi: +Nuôi con: 6-Mối quan hệ với các cá thể khác: 7- Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh vật: 8- Chúng ta phải làm gì để góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh vật: 3/ Dặn dò -Dặn học sinh hoàn thành phiếu học tập, ôn tập kiến thức về tế bào, xem trước bài 7. -Chuẩn bị kiểm tra 15 phút. 5/ Nhận xét – đánh giá giờ học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Phần hai Ngày soạn: 22/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: ……………. Chương I THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO Tiết 6 (bài 7) CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC CỦA TẾ BÀO I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống, trình bày được sự tạo thành các hợp chất hữu cơ trong tế bào. -Phân biệt được các nguyên tố vi lượng với đa lượng và vai trò của chúng. -Giải thích được tại sao nước lại là một dung môi tốt. Nêu được các vai trò sinh học của nhà nước đối với tế bào và cơ thể. b/ Trọng tâm Vai trò của các nguyên tố hóa học và nước trong tế bào. 2/ Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh từ việc so sánh cấu trúc nước đá và nước thường. 3/ Thái độ Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc ăn uống đầy đủ các chất nhằm cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên -Hình 7.1, 7.2 sách giáo khoa. -Hình 7.1 và 7.2 sách giáo viên. -Tranh về cấu trúc các hợp chất hữu cơ có trong cơ thể: đường, lipit, glucid, …. 2/ Học sinh Học sinh chuẩn bị kiến thức về các thành phần hóa học cũng như vai trò của các chất hóa hcọ trong tế bào. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ Thu bài thu hoạch thực hành. 2/ Bài học Giáo viên giới thiệu về nội dung phần 2 và chương I. Chúng ta đã biết tế bào là thành phần cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống nhưng tế bào gồm những thành phần hóa học nào? Giáo viên dựa vào câu trả lời của học sinh để dẫn vào bài mới. Hoạt động 1: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC CẤU TẠO NÊN TẾ BÀO Mục tiêu: Học sinh biết được các nguyên tố cấu tạo nên tế bào; phân biệt được nguyên tố đa lượng và vi lượng cũng như vai trò của chúng. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung phần 1 sách giáo khoa và quan sát tranh về cấu trúc các hợp chất hữu cơ để trả lời các câu hỏi sau: -GV: Các chất hữu cơ và vô cơ trong tế bào được cấu tạo từ đâu (những nguyên tố hóa học nào)? -GV: Các nguyên tố hóa học có ở đâu? Học sinh nghiên cứu nghiên cứu sách giáo khoa và hình để trả lời các câu hỏi, nêu được: -Các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên. -Các chất vô cơ, hữu cơ đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. -GV: Tại sao hằng ngày cơ thể chúng ta phải lấy thức ăn từ trong tự nhiên? HS: Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được một số chất mà phải lấy từ môi trường sống để tổng hợp thành chất sống riêng. Thức ăn hàng ngày chứa chất vô cơ và hữu cơ cung cấp cho cơ thể. -Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hóa học trong tự nhiên cấu tạo nên cơ thể sống? Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, ghi nhớ kiến thức và trả lời các câu hỏi. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin phần 2 và bảng 1 về các nguyên tố chủ yếu trong tế bào cơ thể người để trả lời các câu hỏi sau: -Thế nào là nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng? -GV: Tại sao C, H, O, N là các nguyên tố chính cấu trúc nên mọi tế bào và cơ thể sống? -Vì sao nguyên tố Cacbon là đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử? -Biểu hiện triệu chứng của cây trồng khi thừa hay thiếu một nguyên tố nào đó là gì? Học sinh liên hệ SGK và kiến thức lớp 6 để trả lời. -Cây thiếu Mo cây chết dần, cây thiếu Cu cây vàng lá rồi chết. -Bị bệnh bướu cổ khi thiếu iod, co giật khi thiếu Ca. -Ở người khi thiếu iod, canxi có biểu hiện bệnh lý như thế nào? -Các nguyên tố hóa học có vai trò như thế nào trong tế bào? -Giáo viên bổ sung vai trò của Fe, Ca, Na, K, Zn, …. -Như vậy, trong sản xuất cần cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng như thế nào để cây phát triển tốt? -Ở người, đặc biệt là trẻ em đang lớn để phòng tránh bệnh cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? GV lưu ý: không phải mọi sinh vật đều cần tất cả các nguyên tố sinh học như nhau (trừ C, H, O, N), tùy từng sinh vật, giai đoạn phát triển mà nhu cầu về từng nguyên tố không giống nhau. I/ Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên tế bào 1/ Những nguyên tố hóa học của tế bào -Có khoảng 25 nguyên tố hóa học tự nhiên cấu thành nên cơ thể sống: C, H, O, N, P, K,... -Ở cấp độ nguyên tử giới vô cơ và hữu cơ là thống nhất. 2/ Các nguyên tố đa lượng và vi lượng *Nguyên tố đa lượng là các nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống trong cơ thể lớn hơn 0,01%: C, H, O, N, Mg, K, Ca, P, S, …. -Các nguyên tố đa lượng chính C, H, O, N tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ là những chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào. -Nguyên tố cacbon có lớp vỏ điện tử vòng ngoài cùng có 4 điện tử nên có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác đã tạo nên nhiều bộ khung cacbon của các đại phân tử hữu cơ khác nhau. *Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể: Mn, Zn, Cu, Bo, …. -4 nguyên tố C, H, O, N đã tương tác với nhau tạo nên những chất hữu cơ đầu tiên. -Cacbon có lớp vỏ điện tử đặc biệt. 3/ Vai trò của các nguyên tố hóa học trong tế bào -Là thành phần của chất hữu cơ, vô cơ xây dựng cấu trúc tế bào. -Là thành phần không thể thiếu của các enzim. -Một số ion như Na, K tham gia vào quá trình dẫn truyền xung thần kinh. -Tham gia vào quá trình đông máu (Ca), cấu tạo nên hêmôglobin (Fe), enzim hô hấp (Fe). Tham gia vào hoạt động của hoocmon tuyến yên, tuyến sinh dục (Zn). Hoạt động 2: NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI TẾ BÀO Mục tiêu: - Học sinh chỉ ra được cấu trúc của nước dẫn đến các đặc tính của nước. - Học sinh trình bày được vai trò của nước đối với tế bào. GV yêu cầu học sinh quan sát hình 7.1 SGK và tranh về liên kết trong phân tử nước. -Nước có cấu trúc như thế nào? Hs nghiên cứu và trả lời được: -Nguyên tố hóa học, liên kết giữa các nguyên tố trong phân tử nước. -Đầu tích điện trong phân tử nước. -Liên kết hydro giữa các phân tử nước. Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kiến thức. -Từ cấu trúc, các em hãy cho biết nước có những đặc tính gì? Gv giải thích liên kết trong phân tử nước: -Liên kết giữa oxy và hydro bằng đôi điện tử dùng chung (liên kết cộng hóa trị) và oxy hút điện tử về phía mình mạnh hơn hydro nên đầu oxy mang điện tích âm còn đầu phía hydro mang điện tích dương. Điều đó làm cho phân tử nước có tính phân cực, là cơ sở cho mọi tính chất diệu kỳ của phân tử nước trong tế bào. Các liên kết hydro tạo ra tính kết dính của nước ở trạng thái lỏng. -Các phân tử nước ở bề mặt tiếp xúc với không khí nhờ các liên kết hydro đã liên kết với nhau và với các phân tử bên dưới đã tạo ra một lớp màng phim mỏng liên tục làm cho nước có sức căng bề mặt (chính vì vậy mà con nhện nước có thể chạy rất nhanh được trên mặt nước, ngoài các nguyên nhân về mặt cấu tạo chân nhện và khối lượng cơ thể của nhện nhỏ). GV cho học sinh quan sát tranh so sánh liên kết trong nước đá và nước thường và đặt câu hỏi: So sánh kích thước khoảng trống giữa các phân tử nước ở hai loại nước đá và nước thường để thấy tại sao nước đá nổi trong nước thường? Học sinh quan sát tranh và trả lời: -Khoảng trống giữa các phân tử nước trong nước đá lớn hơn nước thường. -Trong nước đá liên kết hyro luôn bền vững còn trong nước thường yếu hơn - các liên kết hydro luôn bị bẻ gảy và tái tạo liên tục. Các em hãy thử hình dung nếu trong nhiều ngày không được uống nước thì cơ thể sẽ như thế nào? HS: Cơ thể sẽ thiếu nước, khô họng và dẫn đến chết. -Vậy, nước có vai trò như thế nào đối với cơ thể và tế bào? -Tại sao nói nước là dung môi tốt? -GV:Do tính phân cực của nước có thể hòa tan được các chất phân cực: NaCl -Tại sao khi bị nóng bức mà toát mồ hôi thấy mát và dễ chịu hơn? GV: Thành phần của mồ hôi là nước, giúp điều hòa thân nhiệt. -Vậy, vai trò của nước là gì? GV liên hệ: -Đối với người bị sốt cao lâu ngày hay bị tiêu chảy, cơ thể mất nước da khô nên phải bù lại lượng nước bị mất bằng cách uống Ôrezon theo chỉ dẫn của bác sĩ. -Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không? -Khi ta chạm nhẹ tay vào lá cây trinh nữ lập tức lá cụp lại, em giải thích như thế nào? GV khẳng định: đó là hiện tượng mất nước đột ngột của các tế bào ở cuống lá khi có kích thích. II/ Nước và vai trò của nước đối với tế bào 1/ Cấu trúc và đặc tính hóa lý của nước a/ Cấu trúc -Gồm một nguyên tố oxy kết hợp với 2 nguyên tố hydro bằng liên kết cộng hóa trị. -Phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu do đôi điện tử trong mối liên kết bị kéo lệch về phía oxy. b/ Đặc tính -Phân tử nước có tính phân cực: +Phân tử nước này hút phân tử nước kia. +Phân tử nước hút các phân tử phân cực khác. -Tạo mạng lưới nước. 2/ Vai trò của nước đối với tế bào -Nước là dung môi hòa tan các chất. -Là môi trường khuếch tán và phản ứng chủ yếu của các thành phần hóa học trong tế bào. -Là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào. -Đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong tế bào và cơ thể. -Nước liên kết bảo vệ cấu trúc tế bào. 3/ Củng cố -Kết luận sách giáo khoa. -Bài tập số 1 sách giáo khoa -Học sinh làm trắc nghiệm 1/ Nhóm nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống a/ C, Na, Mg, N b/ C, H, O, N c/ C, H, Co, Mg d/ C, H, Na, O 2/ Trong các nguyên tố sau nguyên tố nào chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể người? a/ Cacbon b/ Hydro c/ Nitơ d/ Oxy 3/ Các nguyên tố hóa học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là: a/ Các hợp chất vô cơ b/ Các hợp chất hữu cơ c/ Các nguyên tố đa lượng d/ Các nguyên tố vi lượng 4/ Dặn dò -Học bài, làm bài tập sách giáo khoa. -Xem trước bài 8 và trả lời các câu hỏi sau: 1/ Vai trò của cacbohydrat và lipit trong tế bào và cơ thể như thế nào? 2/ Phân biệt saccharit và lipit về cấu tạo, tính chất, vai trò. 5/ Nhận xét – đánh giá tiết học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Ngày soạn: 21/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: ………………. Tiết 7 (bài 8): CACBOHIDRAT (SACCARIT) VÀ LIPIT I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Phân biệt được thuật ngữ: đơn phân, đa phân, đại phân tử. -Nêu được vai trò của cacbohydrat và lipit trong tế bào và cơ thể. -Phân biệt được saccarit và lipit về cấu tạo, tính chất, vai trò. b/ Trọng tâm Nhận biết được các dạng hợp chất hữu cơ quan trọng cấu tạo nên tế bào, cơ thể và chức năng của chúng. 2/ Kỹ năng -Phân tích, so sánh, khái quát hóa. -Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên -Hình 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5, 8.6, 8.7 sách giáo khoa. Phiếu học tập số 1: TÌM HIỂU CACBOHIDRAT Đường đơn Đường đôi Đường đa Ví dụ Cấu trúc Tính chất Phiếu học tập số 2 CẤU TRÚC LIPIT ĐƠN GIẢN Mỡ Dầu Sáp Thành phần Trạng thái 2/ Học sinh -Vai trò của cacbohydrat và lipit trong tế bào và cơ thể . -Phân biệt saccharit và lipit về cấu tạo, tính chất, vai trò. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ -Trình bày cấu trúc hóa học, đặc tính lý – hóa và ý nghĩa sinh học của nước. 2/ Bài học Trong cơ thể của chúng ta có nhiều loại hợp chất hữu cơ như cacbohydrat, lipit, axit nucleic, protein, … chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và duy trì sự sống. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 hợp chất là cacbohydrat và lipit. Chúng ta đi vào bài 8. Hoạt động 1: CACBOHYDRAT (SACCARIT) Mục tiêu: Học sinh phân biệt được các loại đường đơn, đường đôi, đường đa cũng như trình bày được chức năng của cacbohydrat. Hoạt động của thầy - trò Nội dung Cacbohydrat là các chất hữu cơ được cấu tạo từ C, H, O theo công thức chung (CH2O)n , tỷ lệ giữa H và O là 2:1 Tùy theo loại cacbohydrat mà có cấu trúc khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về cấu trúc của các loại cacbohydrat các em hoạt động nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1 trong vòng 5 phút. Học sinh hoạt động nhóm, nghiên cứu hình 8.1, 8.2 và 8.3 để hoàn thành phiếu học tập, đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung. Giáo viên nhận xét hoàn thiện kiến thức. -GV: Tại sao đường đơn có tính khử mạnh? Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời: (Tính khử mạnh là do trong cấu trúc có nhóm aldehit (H – C = O) và nhóm ketoz (C=O) có khuynh hướng nhường điện tử). -GV: Các loại đường glucozơ, fructôzơ, ribôzơ khác biệt nhau như thế nào về cấu trúc? HS: Đường glucôzơ và fructôzơ có 6C, đường ribôzơ có chứa 5C. Đường glucôzơ và ribôzơ có nhóm aldehit, còn đường fructôzơ có chứa nhóm ketoz. GV: Trong tế bào, các phân tử đường thường tồn tại ở dạng mạch vòng. Bột khô đường glucôzơ ở dạng mạch thẳng, khi hòa tan trong nước nó hình thành cấu trúc vòng, cấu trúc vòng bền vững trong dung dịch. -GV: Phân biệt đường monosaccarit và đường đisaccarit? HS: Đường monosaccarit là đường đơn có từ 3 – 7 nguyên tử Cacbon trong phân tử. Đisaccarit là loại đường đôi gồm hai phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit. -GV: Khi thủy phân đường saccarôzơ ta có thể thu được sản phẩm là đường đơn glucôzơ và fructôzơ. -GV: Liên kết glicôzit ở xenlulôzơ và tinh bột có gì khác nhau? HS: LK glicôzit ở xenlulôzơ bị phá hủy sẽ thu được glucôzơ và fructôzơ. Liên kết ở tinh bột phân nhánh nhiều. -GV: Trong đời sống hàng ngày, các loại thực phẩm nào có chứa cacbohydrat: đa số cây lương thực, nhiều loại rau, quả, … -GV: Vậy trong tế bào và cơ thể cacbohydrat có vai trò gì? -GV: Tại sao khi mệt, đói uống nước đường, nước mía ta thấy khỏe hơn? HS: vì đường cung cấp trực tiếp nguồn năng lượng cho cơ thể. Vậy, từ những vấn đề trên, các em hãy khái quát vai trò của cacbohydrat. I/ Cacbohydrat (saccarit) 1/ Cấu trúc của cacbohydrat (đáp án phiếu học tập số 1) 2/ Chức năng của cacbohydrat -Là thành phần xây dựng nên nhiều bộ phận của tế bào (xenlulôzơ cấu trúc nên thành tế bào thực vật, pentôzơ tham gia cấu tạo ADN, ARN). -Một số pôlisaccarit kết hợp với prôtêin để vận chuyển các chất qua màng, nhận biết các vật thể lạ. -Là nguồn dự trữ, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Đáp án phiếu học tập số 1: Đường đơn Đường đôi Đường đa Ví dụ -Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ. -saccarôzơ, mantôzơ, lactôzơ. -Xenlulôzơ, tinh bột, glicôgen. Cấu trúc -Có từ 3 – 7 nguyên tử cacbon trong phân tử. -Dạng mạch thẳng hoặc vòng -Do hai phân tử đường đơn liên kết với nhau nhờ liên kết glicôzit (loại 1 phân tử nước) -Pôlysaccarit tạo thành do nhiều phân tử đường đơn bằng các phản ứng trùng ngưng loại nước. +Tạo mạch thẳng: xenlulôzơ. +Tạo mạch phân nhánh: tinh bột, glicôgen. Tính chất Khử mạnh Mất tính khử Không có tính khử Hoạt động 2: LIPIT Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu trúc lipit đơn giản và lipit phức tạp cũng như chức năng của lipit. Gv tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất của este. -Cho đường vào cốc nước à đường tan. -Cho dầu ăn vào nước à dầu không tan. -Cho vài giọt nước rửa chén vào cốc nước có dầu hoặc vào cốc dầu à dầu tan. GV: Vậy tính chất của lipit là gì? HS: Lipit là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước chỉ tan trong dung môi hữu cơ như este, benzen, … Giáo viên nhận xét, bổ sung và thông báo cho học sinh tính chất của lipit. Gv yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập “cấu trúc lipit đơn giản” trong thời gian 5 phút. Học sinh nghiên cứu SGK, hoàn thành phiếu học tập, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kiến thức. -GV: Tại sao vào mùa lạnh, trời hanh và khô người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ? -HS: Kem (sáp) có thành phần là lipit có tác dụng chống thoát hơi nước và giữ cho da mềm. -GV yêu cầu học sinh dựa vào hình 8.6 và 8.7 SGK để mô tả cấu trúc phân tử photpholipit. Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: -GV: Phân tử stêrôit có đặc điểm gì giống và khác so với phân tử photpholipit? HS nghiên cứu hình vẽ, trả lời: +Giống: được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O. +Khác: Stêrôit các nguyên tử kết vòng. Ở màng tế bào, lớp kép photpholipit có các đầu ưa nước quay ra ngoài, các đầu kỵ nước hướng vào nhau. Từng phân tử có thể chuyển động tự do trong các lớp của chính bản thân nó do đó cấu hình là động. Tuy nhiên sự phân phân bố lớp kép là bền vững và không dễ bị phá vỡ. Đây là cơ sở cấu trúc cho các loại màng tế bào. Lipit có nhiều loại đảm nhận những chức năng khác nhau, vậy chức năng đó là gì? -GV: Lipit có những chức năng nào? Chức năng đó do lipit nào đảm nhận? Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. -Vì sao động vật ngủ đông như gấu thường có lớp mỡ rất dày? (dự trữ năng lượng) II/ Lipit 1/ Cấu trúc của lipit a/ Lipit đơn giản: Mỡ, dầu, sáp Mỡ Dầu Sáp Thành phần Axit béo no, glixêrol Axit béo chưa no, glixêrol 1 đơn vị axit béo, rượu mạch dài Trạng thái Nửa lỏng, nửa rắn Lỏng Rắn khi ở nhiệt độ thường. b/ Lipit phức tạp: Photpholipit và steroit -Photpholipit gồm một phân tử glixêrol liên kết với hai phân tử axit béo và nhóm photphát. -Photpholipit có tính lưỡng cực: +Đầu ancol phức ưa nước. +Đuôi kị nước (mạch cacbua hydro dài của axit béo). -Sterôit chứa các nguyên tử kết vòng đặc biệt là colesteron và axit mật. 2/ Chức năng của lipit -Là thành phần quan trọng cấu tạo nên hệ thống các màng sinh học (photpholipit, colesteron) -Là nguyên liệu dự trữ năng lượng (dầu, mỡ), dự trữ nước. -Tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác nhu: hoocmon, sắc tố diệp lục, vi tamin A, D, E 3/ Củng cố -Phân biệt Cacbohydrat và lipít *Giống: đều cấu tạo từ C, H, O, đều có thể cung cấp năng lượng cho tế bào. *Khác: Cacbohydrat Lipit Cấu trúc hóa học Tỷ lệ C, H, O là khác nhau Tính chất -Tan nhiều trong nước. -Dễ phân hủy. -Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ. -Khó phân hủy. Vai trò -Đường đơn: Cung cấp năng lượng, cấu trúc nên đường đa. -Đường đa: dự trữ năng lượng, tham gia cấu trúc tế bào, kết hợp với protein, … -Tham gia cấu trúc màng sinh học, là thành phần của các hoocmon, vitamin, dự trữ năng lượng, …. 4/ Dặn dò -Học bài, làm bài, chuẩn bị bài mới: phân biệt các bậc cáu trúc của protein và tìm công thức tổng quát của các axit amin. 5/ Nhận xét, đánh giá sau giờ học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Ngày soạn: 22/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: ……… Tiết 8 (bài 9): PRÔTÊIN I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Viết được công thức tổng quát của axit amin. -Phân biệt được cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4 của các phân tử prôtêin. -Giải thích được tính đa dạng và đặc thù của prôtêin. -Kể được các chức năng sinh học của prôtêin. b/ Trọng tâm -Công thức cấu tạo chung của axit amin. -Cấu trúc bậc 1 của prôtêin, giải thích được tính đa dạng và đặc thù của prôtêin. 2/ Thái độ Học xong bài này học sinh có thể lý giải được sự cần thiết phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau từ đó hình thành nên thói quen tốt trong ăn uống. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên -Tranh hình sách giáo khoa. -Hình về một số công thức axit amin. -Hình về sự hình thành liên kết peptit -Phiếu học tập Phiếu học tập số 1: CÁC BẬC CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN Loại cấu trúc Đặc điểm Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Phiếu học tập số 2: CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN Loại prôtêin Chức năng Ví dụ 2/ Học sinh -Cấu trúc của axit amin, các bậc cấu trúc của protêin. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Kiểm tra -Trình bày cấu tạo và chức năng của các loại cacbohydrat. -Trình bày cấu tạo, chức năng của lipit. 2/ Bài học Giáo viên có thể vào bài bằng cách đặt câu hỏi: -Tại sao thịt bò, lợn, gà lại khác nhau? -Tại sao chúng ta phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau? Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài mới. Ngay từ thế kỷ XIX người ta đã cho rằng: “sống là phương thức tồn tại của prôtêin”. Vậy prôtêin có đặc điểm và chức năng gì mà được xem là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống? Hoạt động 1: CẤU TRÚC PRÔTÊIN Mục tiêu: - Học sinh nắm được cấu trúc của 1 axit amin, cấu trúc 4 bậc của protein cũng như tính đa dạng và đặc thù của protein. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về một số loại axit amin và hỏi: -Các axit amin giống và khác nhau ở những điểm nào? Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi. Yêu cầu học sinh quan sát hình 9.1 và kết hợp với những hình trên trả lời những câu hỏi sau: -Axit amin gồm những thành phần nào? -Các axit amin khác nhau chủ yếu ở thành phần nào? Học sinh quan sát, trao đổi và trả lời: Axit amin gồm: -Nguyên tử C trung tâm liên kết với 1 nguyên tử H. -Các nhóm chức: -NH2 (amin), -COOH (cacbôxyl). -Gốc -R. GV: Trong tự nhiên có hơn 20 loại axit amin khác nhau, chúng khác nhau ở cấu trúc (mạch thẳng, mạch nhánh hay có vòng thơm), các nhóm chức (NH2, COOH, OH, ….), có chứa S hay không. -GV: Tại sao chúng ta cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau? Học sinh nghiên cứu SGK trang 33 phần ví dụ để trả lời: -Trong bất kỳ loại thức ăn nào cũng không thể có đủ các loại axit amin. -Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để bổ sung đủ axit amin giúp cơ thể tổng hợp prôtêin. -Giáo viên nói về axit amin thiết yếu và axit amin không thiết yếu. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh về sự hình thành liên kết peptit và hình 9.2 SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1 trong thời gian 5 phút. Học sinh quan sát tranh và nghiên cứu SGK để hoàn thành phiếu học tập, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức. GV hỏi: -Căn cứ vào đâu ta có thể phân biệt được các bậc cấu trúc của prôtêin? -Trong các bậc cấu trúc của prôtêin thì bậc nào quan trọng hơn? Vì sao? Học sinh thảo luận và trả lời -Phân biệt được các bậc cấu trúc là do các loại liên kết có trong thành phần cấu trúc của phân tử prôtêin. -Bậc 1 là quan trọng nhất, vì bậc 1 là bậc cơ bản, thể hiện trình tự axit amin. Giáo viên bổ sung: -Trình tự sắp xếp axit amin quy định hình dạng lập thể của phân tử protêin và đặc tính của nó. -Cấu hình này quan trọng trong các enzim vì nó quyết định xem enzim có phù hợp với cơ chất hay không và enzim có hoạt động được không. -GV: Môi trường thay đổi ảnh hưởng như thế nào đến prôtêin? Học sinh nghiên cứu SGK trang 34 để trả lời: Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, pH không phù hợp, hóa chất sẽ phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của phân tử prôtêin làm chúng mất chức năng (biến tính). GV cho ví dụ về biến tính prôtêin: uốn tóc, duỗi tóc, …. -Tại sao một số vi sinh vật sống ở suối nước nóng có nhiệt độ khoảng 1000C mà protêin của chúng không bị biến tính. I/ Cấu trúc của prôtêin 1/ Đơn phân của prôtêin: axit amin Axit amin gồm: -Nguyên tử C trung tâm liên kết với 1 nguyên tử H. -Các nhóm chức: -NH2 (amin), -COOH (cacbôxyl). -Gốc -R. 2/ Các bậc cấu trúc của prôtêin (Đáp án phiếu học tập) *Lưu ý: Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, pH không phù hợp, hóa chất sẽ phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của phân tử prôtêin làm chúng mất chức năng (biến tính). Đáp án phiếu học tập: Loại cấu trúc Đặc điểm Bậc 1 -Các axit amin nối với nhau bằng liên kết peptit (cấu trúc bậc 1 của prôtêin là trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polypeptit) -Ví dụ: prôtêin enzim Bậc 2 -Là cấu hình của mạch polipeptit trong không gian, được giữ vững nhờ các liên kết hydrô giữa các axit amin gần nhau. Có dạng xoắn a hay gấp nếp b. -Ví dụ: prôtêin tơ tầm. Bậc 3 -Là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều, tạo khối hình cầu. Cấu trúc này phụ thuộc tính chất của các nhóm (-R) trong mạch polipeptit. -Ví dụ: protêin hoocmon insulin Bậc 4 -Gồm 2 hay nhiều chuỗi polipeptit khác nhau phối hợp với nhau tạo phức hợp protêin lớn hơn. -Ví dụ: Hêmoglobin. Hoạt động 2: CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN Mục tiêu: Học sinh nêu được chức năng của các loại protein và cho ví dụ minh họa. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để hoàn thành phiếu học tập số 2 trong vòng 7 phút. Học sinh nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kiến thức. Giáo viên liên hệ thực tế: -Tại sao chúng ta không nên ăn chỉ một loại thịt bò, lợn hay cá mà phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? -Trong gia đình em thực hiện chế độ ăn uống như thế nào cho hợp lý. II/ Chức năng của protêin (Đáp án phiếu học tập) Đáp án phiếu học tập số 2: Loại prôtêin Chức năng Ví dụ Prôtêin cấu trúc -Cấu trúc nên nhân, mọi bào quan, hệ thống màng sinh học có tính chọn lọc cao. -Kêratin: Cấu tạo nên lông, tóc, móng. -Sợi Côlagen: cấu tạo nên mô liên kết, tơ nhện. Prôtêin enzim -Xúc tác các phản ứng sinh học. -Lipaza thủy phân lipit, amilaza thủy phân tinh bột chín. Prôtêin hoocmon -Điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể. -Insulin điều hòa lượng glucôzơ trong máu. Prôtêin dự trữ -Dự trữ axit amin. -Albumin, protêin sữa, prôtêin dự trữ trong hạt cây. Prôtêin vận chuyển -Vận chuyển các chất trong cơ thể -Hêmôglobin vận chuyển oxy và CO2. -Các chất mang vận chuyển các chất qua màng. Prôtêin thụ thể -Giúp tế bào nhận biết tín hiệu hóa học -Các prôtêin thụ thể trên màng sinh chất. Prôtêin vận động -Co cơ, vận chuyển -Actin và miozin trong cơ, các prôtêin cấu tạo nên đuôi tinh trùng. Prôtêin bảo vệ -Chống bệnh tật -Các kháng thể, các inteferon chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virut. 3/ Củng cố -Kết luận sách giáo khoa. -Bài tập 2, 3 sách giáo khoa. -Bài tập 1 + Axit amin là phân tử hữu cơ gồm 1 nhóm amin liên kết hóa trị với cacboxyl (-COOH), sử dụng làm đơn phân tạo các prôtêin. + Pôlipeptit: Gồm chuỗi các axit amin đồng nhất hoặc không đồng nhất nối thành chuỗi bằng các liên kết peptit, có khối lượng phân tử thấp hơn prôtêin thu được bằng tổng hợp hay thủy phân nmột phần prôtêin. + Prôtêin: là một đại phân tử sinh học được cấu trúc từ 1 hay nhiều chuỗi polipeptit. 4/ Dặn dò -Học bài, làm bài tập sách giáo khoa. -Chuẩn bị bài mới: mô tả cấu trúc và chức năng của ADN. 5/ Nhận xét – đánh giá tiết học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Ngày soạn: 22/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: ………………. Tiết 9 (bài 10): AXIT NUCLÊIC I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Viết được sơ đồ khái quát cấu trúc một nuclêôtit. -Mô tả được cấu trúc, chức năng của ADN, giải thích được vì sao ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng. -Chỉ ra được các chức năng của ADN. b/ Trọng tâm -Cấu trúc không gian của ADN. -Phân biệt được cấu trúc của các đơn phân. 2/ Kỹ năng Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích sơ đồ, mô hình để nhận biết kiến thức. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên - Hình 10.1 và 10.2 sách giáo khoa. -Mô hình cấu trúc phân tử ADN. -Hình vẽ về cấu trúc các loại bazơ nitơ. 2/ Học sinh Cấu trúc của nuclêôtit và cấu trúc của ADN. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Kiểm tra -Viết công thức tổng quát của axit amin, phân biệt thuật ngữ: axit amin, polipeptit, prôtêin. -Trình bày cấu trúc và chức năng của prôtêin. 2/ Bài học Axit nucleic là vật chất chủ yếu của sự sống. Vậy axit nuclêic là gì? Gồm những loại nào? Và nó có chức năng như thế nào mà gọi là vật chất chủ yếu của sự sống? Hoạt động 1: CẤU TRÚC CỦA ADN Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được cấu trúc của một đơn phân và cấu trúc của ADN; Giải thích được tính đa dạng và đặc thù của ADN. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 10.1 SGK và trả lời các câu hỏi sau: -ADN được cấu tạo từ những nuclêôtit nào? -Mỗi nuclêotit được cấu tạo từ những thành phần nào? -Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa các nuclêôtit? Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trả lời các câu hỏi: -4 loại nuclêôtit: A, T, G, X. -Mỗi Nuclêôtit gồm 3 thành phần: bazơ nitơ, đường đêoxiribôzơ, axit photphoric. -Giống nhau đều có đường và axit photphoric. Khác nhau ở bazơ nitơ. Giáo viên bổ sung: -Bazơ nitơ loại Ađênin và Guanin thuộc nhóm purin có hai vòng thơm, còn Timin và Xitôzin thuộc nhóm pirimiđin một vòng thơm. Về cấu trúc hóa học các bazơ nitơ còn khác nhau ở một số nhóm chức. Giáo viên cho học sinh xem tranh về cấu trúc các loại bazơ nitơ. -Người ta gọi tên bazơ nitơ dựa vào thành phần nào? Giáo viên khái quát lại kiến thức về cấu trúc đơn phân. GV: Với 4 loại nuclêôtit thì chúng có thể liên kết với nhau như thế nào? Để tìm hiểu vấn đề đó, chúng ta sang phần 2. -Phân tử ADN chứa các nguyên tố hóa học nào? Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 10.2 và nội dung sách giáo khoa để trả lời câu hỏi: các nuclêôtit trong phân tử ADN liên kết với nhau như thế nào? Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: -C, H, O, N, P. -Liên kết dọc: Liên kết giữa đường của nuclêôtit này với axit photphoric của nuclêôtit tiếp theo bằng liên kết photphodieste (liên kết cộng hóa trị). -Liên kết ngang: A liên kết với T bằng hai liên kết hydro, G liên kết với X bằng ba liên kết hydro. -GV: Nếu A liên kết với X, T liên kết với G có được không? Tại sao? HS: không, vì không phù hợp về mặt hóa trị. GV: Có nhiều nhà khoa học xây dựng mô hình phân tử ADN nhưng mô hình của hai nhà bác học J. Watson và F. Cric công bố năm 1953 đã được công nhận cho đến ngày nay. Vậy, theo hai ông thì mô hình cấu trúc phân tử ADN có đặc điểm gì? Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN theo J.Watson và F.Cric sau đó miêu tả cấu trúc không gian của ADN. -GV: Tại sao phân tử ADN có đường kính không đổi suốt dọc chiều dài của nó? -HS: Phân tử ADN có cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung, cứ 1 bazơ lớn liên kết với 1 bazơ bé. -GV: Tại sao ADN vừa đa dạng vừa đặc trưng? GV gợi ý: Các em có thể liên hệ với bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái nhưng có thể ghép được hàng nghìn từ khác nhau và ADN cũng vậy. Học sinh liên hệ và trả lời được: đa dạng do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit. Giáo viên khái quát lại kiến thức. I/ Cấu trúc của ADN 1/ Đơn phân của ADN: nuclêôtit -Một nuclêôtit gồm 3 thành phần: +Đường đêoxiribô: C5H10O4. +Axit photphoric. +Bazơ nitơ: A, T, G, X. -Cách gọi tên nuclêôtit: mỗi nuclêôtit được gọi theo tên của bazơ nitơ (4 loại nuclêôtit: Ađênin, Timin, Guanin, Xitôzin). 2/ Cấu trúc của ADN a/ Cấu trúc hóa học -Phân tử ADN chứa các nguyên tố C, H, O, N, P. -Phân tử ADN được cấu tạo từ 2 mạch pôlinuclêôtit theo nguyên tắc đa phân. -Các đơn phân của ADN liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste (liên kết cộng hóa trị) tạo thành chuỗi polinuclêôtit. b/ Cấu trúc không gian -Phân tử ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm hai mạch polinuclêôtit chạy song song và ngược nhiều nhau, xoắn điều đặn quanh trục. -Các nuclêôtit hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hydro theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydrô. -Đường kính vòng xoắn là 2nm. -Một chu kì xoắn (vòng xoắn) là 3,4nm gồm 10 cặp nuclêôtit. -Chiều dài của một cặp nuclêôtit là 0,34nm. *ADN vừa đa dạng vừa đặc thù là do số lượng, thành phần và trật tự sắp xép các nuclêôtit . Đó là cơ sở hình thành tính đa dạng đặc thù của các sinh vật. Hoạt động 2: CHỨC NĂNG CỦA ADN Mục tiêu: Học sinh phải nắm vững được chức năng của ADN. -ADN có chức năng gì? GV gợi ý: -Yếu tố nào quy định tính trạng của sinh vật? -Tính trạng của sinh vật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác do yếu tố nào? HS: ADN à protein à tính trạng II/ Chức năng của ADN -ADN đảm nhận chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật (trình tự nuclêôtit trên mạch polinuclêotit là thông tin di truyền, quy định trình tự các nuclêôtit trên ARN, từ đó quy định trình tự các axit amin trên phân tử prôtêin). 3/ Củng cố -Cấu trúc không gian của ADN. -Kết luận SGK. -Bài tập trắc nghiệm 1/ Thành phần cấu tạo của mỗi nuclêôtit là: a/ Đường, axit photphoric và prôtêin b/ Đường, bazơ nitơ và axit photphoric c/ Đường, axit photphoric và lipit. d/ Lipit, đường và prôtêin. 2/ Giữa các nuclêôtit kế tiếp nhau trong cùng một mạch của ADN xuất hiện liên kết hóa học nối giữa: a/ Đường và axit photphoric b/ Axit photphoric và bazơ nitơ c/ Bazơ và đường d/ Đường và đường 3/ Trong phân tử ADN liên kết hydro có tác dụng: a/ Liên kết giữa đường và axit photphoric trên mỗi mạch. b/ Nối giữa đường và bazơ trên 2 mạch lại với nhau. c/ Tạo tính đặc thù cho phân tử ADN. d/ Liên kết 2 mạch polinuclêôtit lại với nhau. 4/ Dặn dò -Học bài và trả lời câu hỏi SGK. -Xem trước bài 10 + Phân biệt các loại ARN. + So sánh ADN và ARN. 5/ Nhận xét – đánh giá tiết học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Ngày soạn: 23/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: ……………… Tiết 10 (bài 11): AXIT NUCLÊIC (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Phân biệt các loại ARN dựa vào cấu trúc và chức năng của chúng. -So sánh ADN và ARN về cấu trúc và chức năng. b/ Trọng tâm -Cấu trúc đơn phân, nguyên tắc liên kết giữa các đơn phân của ARN. -Cấu trúc và chức năng của ARN. -So sánh ADN và ARN. 2/ Kỹ năng Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy phân tích – tổng hợp để nắm vững các bậc cấu trúc của axit nuclêic. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên - Hình 11.1, 11.2 và 11.3 sách giáo khoa. -Phiếu học tập Phiếu học tập số 1 ARN CẤU TRÚC CHỨC NĂNG mARN tARN rARN Phiếu học tập số 2 SO SÁNH ADN VÀ ARN Giống nhau Khác nhau ADN ARN CẤU TRÚC CHỨC NĂNG 2/ Học sinh -Phân biệt các loại ARN. -So sánh ADN và ARN. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Kiểm tra -Trình bày cấu trúc của nuclêôtit. 2/ Bài học Chúng ta đã biết axit nuclêic gồm ADN và ARN, ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về ADN, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ARN. Hoạt động 1: ĐƠN PHÂN CỦA ARN – NUCLÊÔTIT Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu trúc 1 đơn phân của ARN. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Gv cho học sinh quan sát hình về cấu trúc phân tử ARN để học sinh nhận biết và phân biệt được với ADN. GV yêu cầu học sinh quan sát hình 11.1 và cho biết nuclêôtit của ARN có mấy loại? Có cấu trúc như thế nào? -Nuclêôtit cấu tạo nên ADN và nuclêôtit cấu tạo nên ARN khác nhau ở đặc điểm nào? Học sinh nghiên cứu và trả lời: -Có 4 loại, gồm 3 thành phần: đường, axit và bazơ nitơ. -Loại bazơ nitơ khác nhau là T và U. -Đường khác nhau là đêoxiribo và đường ribô. -Cấu trúc của mỗi đơn phân cấu tạo nên ARN là gì? HS trả lời. I/ Nuclêôtit – đơn phân của ARN -Nuclêôtit của ARN gồm: +Đường ribôzơ. +Axit photphoric. +Bazơ nitơ (A, U, G, X) -Tên của nuclêôtit gọi theo tên của bazơ nitơ: ađênin, uraxin, guanin, xitôzin. Hoạt động 2: CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ARN Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu trúc và chức năng của từng loại ARN; Phân biệt AND và ARN. GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ cấu trúc các loại ARN và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa để hoàn thành phiếu học tập số 1 trong vòng 7 phút. Các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức. GV bổ sung kiến thức: -mARN có rất nhiều loại, tuy nhiên trong tế bào, mARN chỉ chiếm khoảng 5 – 10% tổng số ARN của tế bào vì ở mỗi thời điểm, trong mỗi tế bào chỉ một số ít gen đang hoạt động mới tổng hợp ra mARN tương ứng. -tARN có khoảng 50 loại. tế bào chỉ có khoảng 20 loại axit amin, mỗi tARN vận chuyển một loại axit amin tương ứng. -rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm. Một tế bào vi khuẩn có tới 350.000 ribôxôm, vì vậy rARN chiếm tới 80% ARN của tế bào. Trong tế bào nhân thực có 4 loại rARN, khác nhau ở hệ số lắng: 18S gồm 1900 đơn phân, 28S gồm 4500 đơn phân; 5,8S gồm 200 đơn phân; 5S gồm 200 đơn phân. S là đơn vị đo hệ số lắng (Svedberg unit), 1S = 10-13 giây. II/ Cấu trúc và chức năng của ARN (Đáp án phiếu học tập) Đáp án phiếu học tập số 1: CẤU TRÚC CHỨC NĂNG mARN Là một mạch polinuclêôtit (gồm hàng trăm – hàng ngàn đơn phân) sao chép từ ADN trong đó U thay cho T. Truyền đạt thông tin di truyền theo sơ đồ: ADN à ARN à Prôtêin tARN Là một mạch polinuclêôtit gồm từ 80 -100 đơn phân, có những đoạn các cặp bazơ nitơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung (A – U; G – X), một đầu mang axit amin, một đầu mang bộ ba đối mã. Vận chuyển các axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin. rARN Trong mạch polinuclêôtit có tới 70% số ribônuclêôtit có liên kết bổ sung. Là thành phần chủ yếu của ribôxôm. 3/ Củng cố -Cho học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2. Giống nhau -Đều là những đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. -Mỗi đơn phân đều được cấu tạo từ 3 thành phần. -Giữa các đơn phân đều có liên kết chính là liên kết photphodieste. -Đều có tính đa dạng và đặc trưng do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các đơn phân quy định. -Đều tham gia vào chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khác nhau ADN ARN CẤU TRÚC -Đơn phân là nuclêôtit với 3 thành phần là đường đêôxiribô (C5H10O4), axit photphoric và bazơ nitơ (A, T, G hoặc X) -Có kích thước và khối lượng phân tử lớn hơn ARN. -Có hai mạch polinuclêôtit vừa song song vừa xoắn lại với nhau. -Đơn phân là nuclêôtit với 3 thành phần là đường ribô (C5H10O5), axit photphoric và bazơ nitơ (A, U, G hoặc X) -Có kích thước và khối lượng phân tử nhỏ hơn ADN. -Có một mạch polinuclêôtit không xoắn cuộn hay cuộn 1 đầu. CHỨC NĂNG -Chứa thông tin di truyền quy định cấu trúc của phân tử prôtêin. -Tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp prôtêin. -Kết luận sách giáo khoa. 4/ Dặn dò -Học bài và trả lời câu hỏi sách giáo khoa. -Chuẩn bị bài thí nghiệm: khoai lang, bột gạo (hồ tinh bột), dầu ăn, trứng gà, 100g thịt heo nạt. -Học bài từ đầu năm chuẩn bị kiểm tra 15 phút. 5/ Nhận xét – đánh giá tiết học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Ngày soạn: 23/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: ……………… Tiết 11 (bài 12): THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM NHẬN BIẾT MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức Học xong bài này, học sinh phải: -Nhận biết một số thành phần khoáng của tế bào: K, S, C, …. -Nhận biết một số chất hữu cơ của tế bào như cacbohydrat, lipit, prôtêin. 2/ Kỹ năng Biết cách làm một số thí nghiệm đơn giản, tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành – thao tác thí nghiệm. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên -Khoai lang, dầu ăn, hồ tinh bột, trứng gà, cải bắp. -Dung dịch iod trong kali iotđua, HCl, NaOH, dd CuSO4. -Thuốc thử Phelinh, AgNO3, BaCl2, amôn – magiê, axit piric bão hòa, amôni ôxalat. -Ống nghiệm, cối sứ, nước cất. 2/ Học sinh Nghiên cứu các bước tiến hành thí nghiệm. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Kiểm tra GV sự chuẩn bị của học sinh (về mẫu vật). 2/ Bài học Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn gồm hai nhóm nhỏ. Trong hai nhóm nhỏ, có 1 nhóm làm thí nghiệm xác định chất hữu cơ có trong mô động vật và thực vật, nhóm còn lại làm thí nghiệm xác định sự có mặt một số nguyên tố khoáng trong tế bào. Gv lưu ý với học sinh về công tác an toàn trong phòng thí nghiệm: không để hóa chất dính vào quần áo hay tay chân vì có những loại hóa chất có thể gây bỏng da như NaOH hay HCl. Nếu lỡ bị hóa chất dính vào thì cần rữa ngay thật kỹ bằng nước sạch Hoạt động 1 XÁC ĐỊNH CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ TRONG MÔ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Mục tiêu: Học sinh biết làm thí nghiệm nhận biết tinh bột, lipit, protein và giải thích các hiện tượng xảy ra. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV yêu cầu học sinh mô tả các bước thí nghiệm. Giáo viên đề nghị các nhóm được phân công tiến hành thí nghiệm. Sau khi các nhóm làm xong thí nghiệm giáo viên đề nghị các nhóm: -Mô tả lại các bước tiến hành thí nghiệm. -Kết quả thí nghiệm và giải thích. Giáo viên nhận xét, bổ sung: -Thí nghiệm 1: ở ống 2 Phêlinh không phải là thuốc thử của tinh bột. Phần cặn trên giấy lọc có thể có màu xanh tím (do còn tinh bột) hoặc không màu xanh tím (do chỉ còn xơ bã). -Thí nghiệm 2: ở ống 2 do tinh bột bị thủy phân thành đường đơn trong môi trường kiềm glucôzơ đã phản ứng với thuốc thử Phêlinh (khử Cu2+ thành Cu+). GV yêu cầu: -Trình bày thí nghiệm để nhận biết lipit. -Giải thích kết quả thí nghiệm 1/ Nhận biết tinh bột Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa mô tả các bước thí nghiệm. Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. TN 1 TN 2 Tiến hành -Ống 1: 5ml dung dịch lọc khoai lang. -Ống 2: 5ml nước hồ tinh bột. -Nhỏ iod vào ống 1 và 2. -Nhỏ Phêlinh vào ống 2. -Dung dịch hồ tinh bột + HCl à đun 15’ -Để nguội, trung hòa bằng NaOH, chia đều dung dịch vào 2 ống. -Ống 1: nhỏ dung dịch iot. -Ống 2: nhỏ thuốc thử Phêlinh. Kết quả -Khi nhỏ iot vào 2 ống đều có màu xanh tím -Khi nhỏ Phêlinh vào ống 2 dung dịch không thay đổi màu. Chỉ có ống 2 có màu đỏ gạch. 2/ Nhận biết lipit -Nhỏ vài giọt nước đường và vài giọt dầu ăn lên hai vị trí khác nhau của 1 tờ giấy trắng. -Sau vài phút đưa lên chỗ có ánh sáng để quan sát: +Nơi nhỏ nước đường không còn vết: do đường hòa tan vào trong nước và bay hơi. +Nơi nhỏ dầu ăn để lại vết trắng đục: do phân tử dầu ăn không tan trong nước, nước bay hơi còn lại dầu ăn nên vẫn còn lại vết. 3/ Nhận biết prôtêin Cho lòng trắng một quả trứng vào 0,5 lít nước và 3ml NaOH, quấy đều. Lấy 10ml dung dịch này cho vào ống nghiệm. Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 rồi lắc ống nghiệm sẽ thấy màu xanh tím đặc trưng. Hoạt động 2: XÁC ĐỊNH SỰ CÓ MẶT MỘT SỐ NGUYÊN TỐ KHOÁNG TRONG TẾ BÀO Mục tiêu: Biết cách tiến hành thí nghiệm và nhận xét kết quả thí nghiệm. GV yêu cầu học sinh mô tả thí nghiệm về cách tiến hành và kết quả. GV nhận xét, bổ sung. HS mô tả thí nghiệm và kết quả thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm Ống nghiệm Hiện tượng Nhận xét – Kết luận 1/ Dịch mẫu + nitrat bạc Đáy ống nghiệm tạo kết tủa trắng, chuyển sang màu đen sau một thời gian. Trong mô có anion Cl- nên đã kết hợp với Ag+ tạo AgCl. 2/ Dịch mẫu + cloruabari Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng. Trong mô có anion SO42- nên đã kết hợp với Ba2+ tạo BaSO4. 3/ Dịch mẫu + amôn – magiê Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng. Trong mô có PO42- nên đã tạo thành kết tủa trắng photpho kép amôn – magiê NH4MgPO4. 4/ Dịch mẫu + axit picric Đáy ống nghiệm tạo kết tủa hình kim màu vàng. Trong mô có ion K+ tạo kết tủa picrat kali. 5/ Dịch mẫu + ôxalat amôn Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng. Trong mô có Ca2+ tạo kết tủa ôxalat canxi (CaC2O4) màu trắng. 4/ Dặn dò -Hoàn thành bài thu hoạch, mỗi cá nhân 1 bài. -Học bài, chuẩn bị kiểm tra 15 phút. -Xem trước bài 13: +Cấu trúc tế bào nhân sơ. +Hoàn thành bảng 13.1 5/ Nhận xét – đánh giá tiết học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Ngày soạn: 23/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: …………… Chương I CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO Tiết 12 (bài 13) TẾ BÀO NHÂN SƠ I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Chỉ ra được cấu trúc chung của tế bào nhân sơ. -Mô tả được cấu trúc của tế bào vi khuẩn. b/ Trọng tâm - Cấu trúc tế bào nhân sơ. 2/ Thái độ Liên hệ thực tế về sự gây bệnh của vi khuẩn và cách sử dụng thuốc. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên -Hình 13.1 và 13.2 sách giáo khoa. -Bảng thông tin một số tính chất khác biệt giữa vi khuẩn Gram + và vi khuẩn Gram -. Tính chất Gram dương Gram âm Phản ứng với chất nhuộm màu Giữ màu tinh thể tím, do đó tế bào có màu tím hoặc tía. Mất màu tím khi tẩy rửa nhuộm màu phụ đỏ safanin. Lớp peptidoglican Dày, nhiều lớp. Mỏng, chỉ có 1 lớp. Lớp phía ngoài thành Không có Có Tạo độc tố Chủ yếu là ngoại độc tố Chủ yếu là nội độc tố. Chống chịu với tác nhân vật lí Khả năng chống chịu cao Khả năng chống chịu thấp. Mẫn cảm với pênicilin Cao Thấp Chống chịu muối Cao Thấp Chống chịu với khô hạn Cao Thấp 2/ Học sinh -Cấu trúc tế bào nhân sơ. -Nghiên cứu bảng 13.1 SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Kiểm tra: Kiểm tra 15 phút. 2/ Bài học Giáo viên giới thiệu về nội dung chương II. Chúng ta đã biết tế bào là thành phần cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống. Thế giới sinh vật được cấu tạo từ 2 loại tế bào là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu cấu trúc tế bào nhân sơ. Bài 13: Tế bào nhân sơ Hoạt động 1: KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO Mục tiêu: Học sinh phải: -Nắm được lịch sử phát hiện ra tế bào. -Trình bày được đặc điểm về cấu trúc chung của tế bào từ đó chỉ ra được tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ đặc điểm của một hệ sống. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò -Học thuyết tế bào ra đời dựa trên những công trình nghiên cứu nào? -Luận điểm chính trong học thuyết tế bào là gì? Học sinh nghiên cứu SGK trang 45 trả lời câu hỏi. GV bổ sung: năm 1855 Virchow quan niệm tế bào mới được sinh ra do tế bào trước đó bị phân chia. GV cho học sinh quan sát tranh tế bào phóng to và hình 13.1 SGK. -GV: Hãy trình bày cấu trúc chung của tế bào? Học sinh thảo luận, trả lời: Cơ thể dù đơn bào hay đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Điều đó chứng tỏ tế bào là đơn vị sống nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của một hệ sống, thể hiện tính thống nhất và nguồn gốc của sinh giới. -Tế bào có kích thước rất nhỏ, điều đó có ý nghĩa gì? GV gợi ý về mối liên hệ giữa tỷ lệ diện tích bề mặt (S) với thể tích (V) (tỷ lệ S/V). Tỷ lệ S/V càng lớn, khả năng chuyển hóa vật chất giữa tế bào với môi trường xung quanh càng lớn. GV: Giả sử chúng ta có 3 khối lập phương, khối thứ nhất có cạnh bằng 1cm, khối thứ 2 có cạnh bằng 2cm, khối thứ 3 có cạnh bằng 3cm. -Các em hãy tính tỷ lệ S/V của từng khối lập phương? Học sinh tính nhanh tỷ lệ S/V: Khối 1: 6/1; khối 2: 3/1; khối 3: 2/1. GV: Như vậy, cùng một đơn vị thể tích thì diện tích bề mặt khối lập phương có cạnh 1cm là lớn nhất. GV liên hệ: Để gọt vỏ 1kg khoai lang loại to và 1kg khoai lang loại nhỏ thì loại nào cho nhiều vỏ hơn? à Kích thước tế bào nhỏ sẽ tăng diện tích tiếp xúc giữa màng tế bào với môi trường để thực hiện trao đổi chất à tốc độ phân chia tế bào tăng (khoảng 30 phút từ 1 tế bào vi khuẩn cho ra 2 tế bào con. I/ Khái quát về tế bào 1/ Học thuyết tế bào Luận điểm cơ bản của thuyết tế bào: -Tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. -Các quá trình chuyển hóa vật chất và di truyền đều xảy ra trong tế bào. -Tế bào chỉ được sinh ra bằng sự phân chia của tế bào đang tồn tại trước nó. 2/ Cấu trúc chung của tế bào Tế bào gồm 03 thành phần: -Màng sinh chất: bao quanh tế bào, có nhiều chức năng như bảo vệ, vận chuyển, thẩm thấu, … -Nhân hoặc vùng nhân chứa vật chất di truyền. -Tế bào chất: dạng keo, gồm nước và các chất vô cơ, hữu cơ. Tế bào có kích thước rất nhỏ từ 1mm đến 100mm. Có hai nhóm tế bào: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Hoạt động 2: TẾ BÀO NHÂN SƠ Mục tiêu: -Học sinh nêu được cấu trúc tế bào nhân sơ. -Học sinh nắm được sự khác biệt của vi khuẩn Gram + và Gram -, từ đó biết cách diệt vi khuẩn gây bệnh một cách thích hợp. -Nắm được những ứng dụng của vi khuẩn. GV treo tranh câm về cấu trúc tế bào vi khuẩn, yêu cầu học sinh đóng SGK và chú thích các thành phần của tế bào vi khuẩn. HS nghiên cứu, thảo luận để chú thích hình vẽ. -GV: Có nhận xét gì về tế bào nhân sơ? HS: Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, không có các bào quan bên trong như ti thể, thể gongi, … -Thành tế bào, lông và roi, màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân. -GV: Tế bào nhân sơ gồm những thành phần nào? HS nghiên cứu hình vẽ trả lời. -GV: Thành tế bào có cấu tạo như thế nào và có chức năng gì? HS nghiên cứu SGK và hình vẽ trả lời. GV cho học sinh quan sát bảng so sánh về sự khác biệt trong một số tính chất của vi khuẩn. -GV: Nêu cấu tạo và chức năng của màng tế bào? HS trả lời. -GV: Lông và roi có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn? HS nghiên cứu SGK trả lời. GV cho học sinh quan sát tranh về tế bào chất của tế bào động vật và tế bào vi khuẩn. -GV: So sánh tế bào chất ở 2 loại tế bào? -HS: Tế bào động vật có nhiều bào quan và có màng bọc. Tế bào chất ở vi khuẩn chỉ có hai thành phần. -Thành phần và chức năng của tế bào chất ở vi khuẩn? HS nghiên cứu SGK trả lời. Giáo viên nhận xét và giúp học sinh tổng hợp kiến thức. GV yêu cầu học sinh quan sát tranh tế bào động vật và tế bào vi khuẩn để so sánh vùng nhân với nhân. GV liên tưởng: cấu tạo của trứng gà, lòng đỏ có màng bọc giống nhân còn khi lòng đỏ bị vỡ giống như vùng nhân. -HS: Nhân có màng bọc, vùng nhân không có. -GV: Với cấu tạo đơn giản và kích thước nhỏ đã tạo ra ưu thế nào cho vi khuẩn? HS nghiên cứu trả lời: -Trao đổi chất sẽ diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến sinh sản nhiều. -Vi khuẩn thích ứng với mọi điều kiện của môi trường. Con người đã lợi dụng những đặc điểm của vi khuẩn để sử dụng vào các mục đích khác nhau như sản xuất thuốc, thực phẩm, làm nước sạch, sản xuất phân bón. II/ Tế bào nhân sơ Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, không có các bào quan bên trong như ti thể, thể gongi, … 1/ Thành tế bào, màng sinh chất a/ Thành tế bào -Bao bọc bên ngoài tế bào. -Cấu tạo từ peptidoglican. -Chức năng bảo vệ và giữ ổn định hình dạng tế bào. -Có 2 loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương. -Ở một số vi khuẩn, ngoài thành tế bào còn cólớp vỏ nhày để tăng sức tự vệ và bám dính để gây bệnh. b/ Màng sinh chất -Nằm ngay bên dưới thành tế bào. -Cấu tạo gồm lớp kép photpholipit và prôtêin. 2/ Lông và roi *Lông -Tiếp nhận các virus như các thụ thể. -Giúp vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp. *Roi: giúp vi khuẩn trong quá trình di chuyển. 3/ Tế bào chất -TBC nằm giữa màng và vùng nhân, không có hệ thống nội màng, bào quan không có màng bọc. -TBC gồm hai thành phần: +Bào tương: là dạng keo bán lỏng, chứa chất hữu cơ và vô cơ. +Các ribôxôm: @ Nhỏ, không có màng bọc. @Cấu tạo từ prôtêin và ARN. @Là nơi tổng hợp nên các prôtêin của tế bào. 4/ Vùng nhân HS khái quát kiến thức: -Vùng nhân không có màng bao bọc. -Vật chất di truyền: 1 phân tử ADN vòng không kết hợp với prôtêin histon. -Một số vi khuẩn có thêm ADN dạng vòng nhỏ khác là plasmit, không quan trọng. 3/ Củng cố -Kết luận SGK. -Cấu trúc tế bào nhân sơ. -Tại sao kích thước của tế bào nhân sơ không thể nhỏ hơn nữa? Kích thước tế bào mỗi loài sinh vật là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài và đã đạt tới mức hợp lí, đảm bảo tỷ lệ S/V là thích hợp cho quá trình chuyển hóa vật chất của tế bào. -Tại sao kích thước của tế bào nhân thực không nhỏ như tế bào nhân sơ mà lại lớn hơn? Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ vì có sự xoang hóa và có nhiều loại bào quan khác nhau đòi hỏi phải có thể tích đủ lớn để chứa được, giống như một căn nhà rộng thì có thể làm nhiều phòng còn căn nhà hẹp thì chỉ có thể có 1 phòng. 4/ Dặn dò -Học bài, làm bài tập sách giáo khoa. -Xem trước bài 14: + Mô tả cấu trúc và chức năng của nhân tế bào. + Cấu trúc và chức năng của ribôxôm. + Cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào, trung thể. 5/ Nhận xét – đánh giá tiết học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Ngày soạn: 24/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: …………… Tiết 13 (bài 14) TẾ BÀO NHÂN THỰC I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -So sánh được tế bào thực vật và động vật. -Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào. Kể được loại tế bào nào không có nhân, loại tế bào nào có nhiều nhân. -Mô tả được cấu trúc và chức năng của ribôxôm. -Sơ lược về cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào và trung thể. b/ Trọng tâm Cấu trúc tế bào nhân thực. 2/ Kỹ năng Rèn luyện một số kỹ năng: -Phân tích, so sánh, tổng hợp. -Vận dụng thực tế. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên -Hình 14.4, 14.2, 14.3, 14.4 và 14.5 sách giáo khoa. -Phiếu học tập So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật Thành phần Tế bào động vật Tế bào thực vật 1-Màng sinh chất 2-Thành xenlulôzơ 3-Ti thể 4-Nhân 5-Lưới nội chất 6-Vi ống 7-Bộ máy Gôngi 8-Lizôxôm 9-Tế bào chất 10-Trung thể 11-Lục lạp 12-Không bào 2/ Học sinh -Cấu trúc và chức năng của nhân tế bào. -Cấu trúc và chức năng của ribôxôm. -Cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào, trung thể. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Kiểm tra -Trình bày cấu trúc chung của tế bào. -Trình bày cấu trúc của tế bào nhân sơ. 3/ Bài học Từ phần kiểm tra bài cũ giáo viên dẫn vào bài mới. Hoạt động 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được đặc điểm chung của tế bào nhân thực; Sự khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV: TB nhân thực gồm tế bào thực vật, động vật, nấm. Để tìm hiểu để tìm hiểu đặc điểm của tế bào nhân thực các nhóm hoàn thành phiếu học tập: so sánh tế bào động vật và tế bào thực vật. HS vận dụng kiến thức ở lớp dưới và hình 14.1 để thảo luận và đánh dấu X vào phiếu học tập. GV sửa bài bằng cách yêu cầu học sinh trình bày ngắn gọn những đặc điểm khác nhau giữa động vật và thực vật ở một số bào quan. GV cho học sinh quan sát hình 14.1 và 14.2 sau đó yêu cầu học sinh so sánh với tế bào nhân sơ để chỉ ra những điểm khác nhau, tìm ra đặc điểm của tế bào nhân thực. HS quan sát hình, thảo luận để so sánh, đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung: GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức. A/ Đặc điểm chung của tế bào nhân thực -Tế bào nhân thực có màng nhân. -Các bào quan khác có cấu trúc phù hợp với chức năng chuyên hóa của mình. -Có hệ thống nội màng chia tế bào thành nhiều ô nhỏ. Hoạt động 2: CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan. GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trang 50 và trình bày một số đặc điểm chung của nhân tế bào. HS tóm tắt kiến thức về: vị trí nhân, số lượng, cấu trúc chung. -Màng nhân có cấu tạo như thế nào? HS nghiên cứu thông tin và hình 14.2 để trả lời kiến thức: GV: Lỗ nhân chỉ hình thành khi 2 màng nhân ép vào nhau, còn bình thường lỗ nhân được che kín bởi các phân tử prôtêin. -GV: Phân tử nào đi vào và đi ra khỏi nhân? HS: Các prôtêin đi vào nhân và các ARN đi từ nhân ra tế bào chất. GV: Có giả thuyết cho rằng màng nhân là do sự biến hóa của lưới nội bào tạo thành. Màng nhân giống như mạng lưới nội bào và kiểm soát sự trao đổi chất giữa nhân và tế bào. Màng kép của nhân thể hiện đặc tính riêng của sinh vật và là kết quả của quá trình chọn lọc, tiến hóa. -Chất nhiễm sắc là gì? Có những đặc điểm gì? HS nghiên cứu SGK trả lời. -GV: NST ở tế bào nhân sơ khác NST ở tế bào nhân thực ở những điểm nào? Học sinh so sánh giữa NST của TB nhân sơ và NST của TB nhân thực. -GV: Nhân con có thành phần như thế nào? Chức năng của nhân con trong tế bào là gì? Học sinh nghiên cứu SGK trang 51 để trả lời. -Tại sao nhân con lại mất đi khi tế bào phân chia rồi lại xuất hiện trở lại? Học sinh thảo luận, trả lời: Do không có màng riêng nên nên cấu trúc, hình dạng nhân con luôn biến đổi. Trước khi bước vào phân bào tế bào tổng hợp nhiều prôtêin, cần ribôxôm nhân con hoạt động rồi tiêu biến để chuẩn bị cho sự phân chia nhân, thực chất là phân chia NST. Ở kỳ cuối hình thành 2 tế bào con, cần sự tổng hợp prôtêin, nhân con lại xuất hiện trở lại. Đó là đặc tính riêng của tế bào thể hiện sự phù hợp về mặt chức năng. Để tìm hiểu nhân có chức năng gì, chúng ta cùng tìm hiểu thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Người ta phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A rồi lấy nhân của trứng ếch thuộc loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm thì thu được các con ếch con từ các tế bào đã chuyển nhân. Người ta nhận thấy các con ếch con tuy phát triển từ trứng của loài A (đã chuyển nhân) nhưng lại mang đặc điểm của loài B. -GV: Em hãy cho biết kết quả thí nghiệm chứng minh nhân có vai trò gì? HS: Nhân chứa thông tin di truyền. GV: Thí nghiệm 2: Amip đơn bào được cắt thành hai phần: một phần có nhân và một phần không nhân. Cả hai phần đều co tròn lại, màng sinh chất được khôi phục lại: +Phần có nhân tăng trưởng và phát triển bình thường và sinh sản phân đôi (cho hai tế bào con giống hệt nhau về di truyền). +Phần không có nhân có thể chuyển động, nhận thức ăn nhưng không sản xuất được enzim, không tăng trưởng và không sản sinh, nó chết sau khi tiêu hết chất dự trữ. -GV: Các em hãy cho biết thí nghiệm này chức năng nào của nhân? -HS: Nhân chứa thông tin di truyền và có khả năng điều khiển hoạt động của tế bào -GV: Vậy các em hãy cho biết nhân tế bào có những chức năng gì? -HS: khái quát chức năng của nhân tế bào. -GV: Ribôxôm có cấu trúc như thế nào và chức năng gì? HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời -Khung xương tế bào gồm những thành phần nào? -Khung xương tế bào có vai trò gì? HS nghiên cứu SGK, hình 14.3 và trả lời. -GV: Điều gì sẽ xảy ra nếu như tế bào không có khung xương tế bào? HS vận dụng kiến thức về chức năng để trả lời. GV bổ sung: Đây là kết quả của quá trình chọn lọc những đặc điểm thích nghi nhất. -GV: Trung thể có cấu tạo như thế nào và có vai trò gì? HS nghiên cứu SGK, hình 14.5 để trả lời. -GV: Tại sao ở tế bào thực vật không có trung tử nhưng quá trình phân bào vẫn hình thành thoi vô sắc? GV giải thích: Ở TBTV, thoi vô sắc được hình thành từ các vi ống và prôtêin liên kết. B/ Cấu trúc tế bào nhân thực I/ Nhân tế bào -Vị trí: ở trung tâm tế bào (trừ tế bào thực vật). -Hình dạng: bầu dục hay hình cầu đường kính khoảng 5mm. -Đa số tế bào có một nhân, một số không có nhân (tế bào hồng cầu ở người), một số nhiều nhân (tế bào cơ vân). 1/ Cấu trúc a/ Màng nhân -Màng nhân có hai màng (màng kép) mỗi màng dày 6 – 9nm. -Màng ngoài nối với lưới nội chất. -Bề mặt màng có nhiều lỗ nhân đường kính từ 50 – 80nm. -Lỗ nhân gắn với phân tử prôtêin, chọn lọc các phân tử đi vào hay đi ra khỏi nhân. b/ Chất nhiễm sắc -Chất nhiễm sắc là thành phần hóa học chứa ADN, nhiều prôtêin histon. -Các sợi chất nhiễm sắc xoắn tạo thành sợi NST. -Số lượng NST đặc trưng cho loài. Vd: người 2n=46, ruồi giấm 2n=8 c/ Nhân con -Trong nhân có 1 hay vài nhân con hình cầu, bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc. -Nhân con gồm chủ yếu là prôtêin (80% - 85%) và rARN. 2/ Chức năng . -Là nơi lưu giữ thông tin di truyền. -Là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng phát triển của tế bào. II/ Ribôxôm *Cấu trúc: -Kích thước nhỏ, không có màng bao bọc. -Thành phần hóa học: rARN và prôtêin. -Ribôxôm gồm một hạt lớn và một hạt bé. *Chức năng: -Là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào. III/ Khung xương tế bào *Thành phần: Là hệ thống mạng sợi và ống prôtêin đan chéo nhau. -Vi ống: là ống rỗng hình trụ dài. -Vi sợi: là những sợi dài mãnh. -Sợi trung gian: hệ thống các sợi bền nằm giữa vi ống và vi sợi. *Chức năng: -Duy trì hình dạng tế bào (trừ tế bào bạch cầu). -Neo giữ các bào quan vào vị trí cố định. IV/ Trung thể *Cấu trúc: -Gồm hai trung tử xếp thẳng góc theo chiều dọc. -Trung tử là ống hình trụ rỗng, dài, đường kính 0,13mm, gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng. *Chức năng: Hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào. 4/ Củng cố -Kết luận SGK. -Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? Vì nhân chứa NST mang ADN có các gen điều khiển và điều hòa mọi hoạt động sống của tế bào. -Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Đặc điểm nào của tế bào nhân chuẩn khác tế bào nhân sơ: a/ Có màng sinh chất. b/ Có các bào quan như bộ máy gôngi, lưới nội chất. c/ Có màng nhân d/ Cả b/ và c/ đều đúng. Câu 2: Hoạt động nào sau đây là chức năng của nhân tế bào? a/ Chứa đựng thông tin di truyền. b/ Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào. c/ Vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào. d/ Duy trì sự trao đổi chất giữa tế báo và môi trường. 5/ Dặn dò -Học bài, làm bài tập SGK. -Chuẩn bị bài 15 +Cấu trúc và chức năng của ty thể. +Cấu trúc và chức năng của lục lạp. +So sánh ti thể với lục lạp. 6/ Nhận xét – đánh giá tiết học 7/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Ngày soạn: 24/7/2008 Ngày dạy: ……/… /2008 Lớp dạy: ……….. Tiết 14 (bài 15) TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Mô tả được cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp. -Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docEbookSO1.Com.Giao an sinh hoc 10NC.doc