Giáo án Mĩ thuật học kì II

Tài liệu Giáo án Mĩ thuật học kì II: Học kỳ II Năm học 2008 – 2009 Tuần 19 Thứ năm ngày 8 tháng 1 năm 2009 Mĩ thuật Bài 19 Vẽ gà I. Mục tiêu: - Học sinh hình dáng các bộ phận của gà trống, gà mái. - Biết cách vẽ con gà. - Vẽ được con gà mà em yêu thích. 6 II.Đồ dùng dạy học: *Giáo viên - Tranh ảnh gà trống và gà mái - Tranh của HS năm trước *Học sinh - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, sáp màu, bút dạ III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động dạy của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét GV giới thiệu hình ảnh các loại gà để HS nhận biết về hình dáng và các bộ phận của chúng - Con gà trống : + Gà trống lông có màu gì ? + Có những bộ phận nào ? - Gà mái : +Đặc điểm của gà mái Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ gà Giáo viên yêu cầu HS xem gà ở vở tập vẽ đặt câu hỏi và hướng dẫn +Vẽ con gà như thế nào ? Chú ý tạo dáng khác nhau ở các con gà Hoạt động 3 : Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành +...

doc35 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ II Năm học 2008 – 2009 Tuần 19 Thứ năm ngày 8 tháng 1 năm 2009 Mĩ thuật Bài 19 Vẽ gà I. Mục tiêu: - Học sinh hình dáng các bộ phận của gà trống, gà mái. - Biết cách vẽ con gà. - Vẽ được con gà mà em yêu thích. 6 II.Đồ dùng dạy học: *Giáo viên - Tranh ảnh gà trống và gà mái - Tranh của HS năm trước *Học sinh - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, sáp màu, bút dạ III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động dạy của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét GV giới thiệu hình ảnh các loại gà để HS nhận biết về hình dáng và các bộ phận của chúng - Con gà trống : + Gà trống lông có màu gì ? + Có những bộ phận nào ? - Gà mái : +Đặc điểm của gà mái Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ gà Giáo viên yêu cầu HS xem gà ở vở tập vẽ đặt câu hỏi và hướng dẫn +Vẽ con gà như thế nào ? Chú ý tạo dáng khác nhau ở các con gà Hoạt động 3 : Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành +Trước khi HS làm bài yêu cầu các em quan sát tranh vẽ trong sách +GV gợi ý HS vẽ con gà vừa với phần giấy quy định Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét : - Giáo viên nhận xét chung tiết học *Củng cố dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau 1 5 5 22 4 Kiểm tra đồ dùng học tập HS quan sát nhận xét +Màu lông rực rỡ : đỏ, vàng +Mào đỏ, đuôi dài, cánh khoẻ.. +Chân to, cao, dáng đi oai vệ .... +Mào nhỏ +Lông ít màu +Đuôi và chân ngắn HS quan sát +Vẽ các bộ phận chính của con gà : như thân gà trước, đầu..... +Vẽ các nét chi tiết và vẽ màu theo ý thích - HS vẽ con gà theo ý thích - HS nhận xét chọn bài đẹp theo cảm nhận,về: +Hình dáng +Màu sắc - Quan sát quả chuối, chuẩn bị đất nặn. Tuần 20 Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2009 Mĩ thuật Bài 20 Vẽ hoặc nặn quả chuối I. Mục tiêu - Học sinh nhận biết đặc điểm về hình khối, màu sắc của quả chuối - Vẽ hoặc nặn được quả chuối gần giống với mẫu thực II-Đồ dùng dạy học *Giáo viên - Tranh, ảnh về các loại hoa quả khác nhau - Vài quả chuối, quả ớt - Đất nặn *Học sinh - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ - Bút chì, màu vẽ - Đất sét hoặc đất để nặn III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - Giáo viên cho HS quan sát tranh, ảnh hay một số quả thực để các em nhận thấy sự khác nhau +Quả táo có hình gì ? +Màu gì ? +Quả chuối có hình gì ? +Màu sắc của quả khi chín, chưa chín..? +Kể tân một số loại hoa quả thường gặp hàng ngày +Màu sắc +So sánh giống nhau, khác nhau Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ, cách nặn -Vẽ hoặc nặn quả chuối tại lớp *Cách vẽ -Vẽ hình dáng quả chuối -Vẽ thêm cuống, núm .. cho giống -Tô màu theo ý *Cách nặn -Dùng đất sét mềm, dẻo hoặc đất nặn -Trước tiên nặn thành khối hình hộp dài -Sau đó nặn tiếp cho giống hình quả chuối - Nặn thêm cuống và núm Hoạt động 3 : Thực hành - Giúp HS hoàn thành bài theo hướng dẫn - GV quan sát hướng dẫn HS còn yếu Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét : *Củng cố dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau 1 5 5 23 4 Kiểm tra đồ dùng HS quan sát nhận xét +Hình tròn +Màu đỏ +Hình dài cong +Vàng, xanh +Bưởi, na.... +Vàng, đỏ,... HS quan sát - HS làm bài theo hướng dẫn - HS chọn bài đẹp theo cảm nhận - HS quan sát cảnh đẹp nơi mình ở. Tuần 21 Thứ năm ngày 5 tháng 2 năm 2009 Mĩ thuật Bài 21 Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh I.Mục tiêu - Củng cố cánh vẽ màu - Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích - Thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương đất nước II-Đồ dùng dạy học *Giáo viên - Một số tranh, ảnh phong cảnh *Học sinh - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV hướng dẫn HS quan sát tranh + Trong tranh vẽ những gì ? + Hình ảnh nào là chính ? + Hình ảnh nào là phụ ? + Bức tranh đã hoàn thành chưa? - GV cho HS quan sát thêm một số tranh khác Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ - Chọn màu để vẽ - Vẽ màu đều tay - Có đậm, có nhạt Hoạt động 3 : Thực hành - GV yêu cầu HS vẽ màu vào tranh - GV quan sát hướng dẫn HS vẽ màu Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - GV hướng dẫn HS nhận xét : - GV bổ sung đánh giá *Củng cố dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau 1 5 5 22 3 Kiểm tra đồ dùng học tập HS quan sát nhận xét +Nhà cây, núi, người +Nhà, cây +Người +Chưa hoàn thành, thiếu màu sắc. - HS quan sát HS quan sát HS vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh ( trong vở tập vẽ) HS chọn bài đẹp theo cảm nhận, về: +Màu sắc Chuẩn bị bài sau : Quan sát các con vật nuôi trong nhà Tuần 22 Thứ năm ngày 12 tháng 2 năm 2009 Mĩ thuật Bài 22 Vẽ vật nuôi trong nhà I. Mục tiêu - Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm màu sắc một vài con vật nuôi trong nhà - Biết cách vẽ con vật quen thuộc - Vẽ được hình hoặc vẽ màu một con vật yêu thích II.Đồ dùng dạy học *Giáo viên - Một số tranh, ảnh con vật *Học sinh - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ, bút chì, tẩy III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV đặt câu hỏi +Nhà em có nuôi những con vật gì ? +Em thích con vật nào ? +Tả lại hình dáng màu sắc của nó +Nó có tác dụng gì ? - GV hướng dẫn HS quan sát tranh +Con vật có những bộ phận nào ? +Đầu có hình gì ? +Thân có hình gì ? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ - Vẽ các bộ phận chính trước - Vẽ các chi tiết nhỏ sau - Hoàn chỉnh và tô màu Hoạt động 3 : Thực hành - GV hướng dẫn HS làm bài - GV bổ sung những HS còn lúng túng Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - GV cùng HS cùng chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét, xếp loại . Trò chơi : Tô màu vào hình *Củng cố dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau 1 5 5 20 4 Kiểm tra đồ dùng - HS trả lời +Chó, mèo, gà, … +Mèo, gà … - HS tả lại +Bắt chuột, trông nhà …. - HS quan sát tranh +Đầu, thân, chân, đuôi +Hình tròn HS quan sát HS vẽ con vật mình yêu thích - HS nhận xét chọn bài đẹp theo cảm nhận. +Hình dáng +Màu sắc Chuẩn bị bài sau : Xem tranh các con vật. Tuần 23 Thứ năm ngày 19 tháng 2 năm 2009 Mĩ thuật Bài 23 Xem tranh các con vật I.Mục tiêu - Học sinh tập quan sát, nhận xét hình vẽ, mầu sắc để nhận biết được vẻ đẹp của tranh. - Thêm phần gần gũi và yêu thích các con vật. II-Đồ dùng dạy học *Giáo viên -Tranh vẽ một số con vật -Tranh vẽ các con vật của thiếu nhi *Học sinh -Vở tập vẽ 1 III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Xem tranh - GV giới thiệu tranh các con vật và gợi ý để HS quan sát +Trong tranh có những con vật gì ? + Các con vật đang làm gì? +Nó có màu gì ? +Ngoài ra còn vẽ gì ? +Em có cảm nhận gì về bức tranh ? +HS kể tên con vật quen thuộc +Màu sắc +Hình dáng +Đặc điểm riêng *GV kết luận : Bức tranh con vật là một bức tranh đẹp, ngộ nghĩnh. Màu sắc tươi sáng. GV tổ chức chơi trò chơi Bắt trước tiếng con vật Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét Nhận xét giời học, khen ngợi những HS tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài *Củng cố dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau 1 30 4 Kiểm tra đồ dùng học tập - HS quan sát, nhận xét, bình luận theo nhóm. + Gà, mèo,… + Đang đi chơi. +Nhiều màu … + Chó, lợn, … +Vàng, trắng ,… +Tai to, … HS chơi trò chơi theo đội. Chuẩn bị bài giờ sau : Vẽ cây và nhà Tuần 24 Thứ năm ngày 26 tháng 2 năm 2009 Mĩ thuật Bài 24 Vẽ cây, vẽ nhà I.Mục tiêu - Học sinh nhận biết hình dáng của cây, nhà. - Biết cách vẽ cây, vẽ nhà. - Vẽ được bức tranh đơn giản có cây, nhà và vẽ màu theo ý thích. II.Đồ dùng dạy học *Giáo viên - Tranh, ảnh một số cây. *Học sinh - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ, bút chì, tẩy III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV giới thiệu hình ảnh cây, nhà để các em quan sát nhận xét +Cây có những bộ phận nào ? +Lá cây có màu gì ? +Thân cây có hình gì ? +Trồng cây có những lợi ích gì +Tả lại ngôi nhà em ở +Nhà có những phần nào ? +Nhà có hình gì ? +Mái nhà có hình gì ? +Màu sắc của nhà ? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ - Cây : + Vẽ thân, cành trước, vòm lá sau +Tô màu - Nhà : +Vẽ mái ngói trước tường nhà, cửa ra vào… + Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3 : Thực hành - GV gợi ý cách vẽ : Vẽ cây nhà theo ý thích trong khổ giấy đã cho - Hướng dẫn quan xát HS còn yếu Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - Giáo viên cùng HS cùng chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét, xếp loại. - GV nhận xét chung tiết học *Củng cố dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau 1 5 5 20 4 Kiểm tra đồ dùng học tập - HS quan sát nhận xét +Thân, cành, lá +Xanh +Trụ +Bóng mát, quả +Mái, tường, cửa +Chữ nhật . +Tam giác . +Xanh, vàng… - HS quan sát HS vẽ cây vẽ nhà theo ý thích HS nhận xét chọn bài đẹp theo cảm nhận, về: +Bố cục +Màu sắc Chuẩn bị bài sau: Vẽ màu vào hình tranh dân gian. Tuần 25 Thứ năm ngày 5 tháng 3 năm 2009 Mĩ thuật Bài 25 Vẽ màu vào hình của Tranh dân gian I. Mục tiêu - Học sinh làm quen với tranh dân gian - Vẽ màu theo ý thích vào hình vẽ Lợn ăn cây ráy - Bước đầu nhận biết về vẻ đẹp của tranh dân gian II.Đồ dùng dạy học *Giáo viên - Một vài tranh dân gian *Học sinh - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ, bút dạ. III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV giới thiệu tranh dân gian để HS thấy được vẻ đẹp của tranh quan hình vẽ, màu sắc .. +Trong tranh có những hình ảnh gì ? +Hình ảnh trong tranh được vẽ như thế nào ? +Tranh có những màu sắc nào ? - GV cho HS quan sát 1số tranh dân gian khác +Gọi HS nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu - Quan sát bức tranh định tô - Chọn màu cho bức tranh - Vẽ màu vào các hình ảnh trong tranh - Vẽ màu nền Hoạt động 3 : Thực hành - GV yêu cầu HS làm bài vào vở thực hành - GV hướng dẫn quan sát HS làm bài Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - Giáo viên cùng HS cùng chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét, xếp loại . - GV bổ sung đánh giá *Củng cố dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Kiểm tra đồ dùng - HS quan sát nhận xét. +Người, gà, vịt,… +Vẽ to rõ +Xanh, hồng, đỏ…. - HS quan sát - HS vẽ màu vào tranh dân gian - HS nhận xét chọn bài đẹp theo cảm nhận. - Cách tô - Màu sắc Vẽ chim và hoa Tuần 26 Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2009 Mĩ thuật Bài 26 Vẽ chim và hoa I. Mục tiêu - Học sinh hiểu được nội dung bài vẽ chim và hoa. - Vẽ được tranh có chim và hoa (có thể chỉ vẽ hình). II-Đồ dùng dạy học *Giáo viên - Sưu tầm tranh, một số loại chim và hoa - Một vài bài của HS về đề tài này *Học sinh - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ, bút dạ…. III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV giới thiệu một số loài chim, hoa bằng tranh để HS nhận ra +Đây là loại chim gì ? +Nó có những bộ phận gì ? +Nó có màu gì ? +Kể tên những loài chim em biết +Tên của hoa ? +Màu sắc của hoa ? +Các bộ phận của hoa ? *GV tóm tắt : Có nhiều loại chim và hoa, mỗi loài có hình dáng, màu sắc riêng và đẹp Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ GV hướng dẫn vẽ trên bảng -Vẽ hình ảnh chim và hoa -Vẽ hình ảnh phụ cho sinh động - Vẽ màu theo ý thích Hoạt động 3 : Thực hành - GV yêu cầu HS làm bài vào vở thực hành - GV hướng dẫn quan sát HS làm bài Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - Giáo viên cùng HS cùng chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét, xếp loại. - GV bổ sung đánh giá *Củng cố dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Kiểm tra đồ dùng học tập - HS quan sát nhận xét +Bồ câu, sáo, .. +Đầu, mình, chân, đuôi… +Trắng, đen, +Chim sâu, hoạ mi, chích,… +Hoa hồng +Đỏ, hồng, vàng… +Đài hoa, cách hoa, nhị hoa,.. - HS quan sát - HS vẽ chim và hoa - HS nhận xét chọn bài đẹp theo cảm nhận, về: +Hình vẽ +Màu sắc - Chuẩn bị bài sau : Vẽ hoăc nặn cái ô- tô Tuần 27 Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2009 Mĩ thuật Bài 27 Vẽ hoặc nặn cái ô tô I.Mục tiêu - Học sinh bước đầu làm quen với nặn tạo dáng đồ vật. - Vẽ hoặc nặn chiếc ô tô theo ý thích. II.Đồ dùng dạy học *Giáo viên - Sưu tầm tranh, ảnh một số kiểu dáng ô tô *Học sinh - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ, bút dạ, tẩy hoặc đất nặn … III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét GV giới thiệu bằng tranh ảnh về ô tô để HS nhận biết được hình dáng, các bộ phận + Các em đã nhìn thấy ô tô chưa ? + Ô tô dùng để làm gì ? + Kể tên một số loại ô tô ? + Ô tô có các bộ phận nào ? + Bánh xe có hình gì ? + Thùng xe có hình gì ? + Có màu gì ? + Được làm bằng gì ? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ -Vẽ thùng xe -Vẽ buồng lái -Vẽ bánh xe -Vẽ các chi tiết -Vẽ màu theo ý thích Hoạt động 3 : Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành - GV quan sát hướng dẫn HS còn lúng túng. Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét -Giáo viên cùng HS cùng chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét, xếp loại. - GV bổ sung đánh giá *Dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Kiểm tra đồ dùng HS quan sát nhận xét + Chuyên trở +Xe tải, xe khách … +Thùng, buồng lái, bánh… + Hình tròn + Hình chữ nhật + Xanh, trắng.. HS quan sát - HS vẽ cái ô- tô theo ý thích - HS nhận xét chọn bài đẹp theo cảm nhận, về: +Hình dáng +Màu sắc Chuẩn bị bài sau: Vẽ tiếp hình và màu Tuần 28 Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2009 Mĩ thuật Bài 28 Vẽ tiếp vào hình và vẽ màu Vào hình vuông, đường diềm I. Mục tiêu - Học sinh thấy được vẻ đẹp của hình vuông và đường diềm có trang trí. - Biết cách vẽ họa tiết theo chỉ dẫn của hình vuông và đường diềm . - Vẽ được hoạ tiết như chỉ dẫn và vẽ màu theo ý thích. II.Đồ dùng dạy học *Giáo viên - Một số bài trang trí hình vuông - Một số bài trang trí đường diềm *Học sinh III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông và đường diềm để HS nhận ra vẻ đẹp của chúng +Hình vuông và đường diềm có những hoạ tiết nào ? +Hình vuông được trang trí như thế nào ? +Màu sắc của trang trí hình vuông ? +Kể tên đồ vật trang trí hình vuông ? +Đường diềm trang trí như thế nào ? +Màu sắc của đường diềm ? +Kể tên đồ vật trang trí đường diềm ? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ - Tìm màu và vẽ theo ý thích - Các hình giống nhau cần tô màu giống nhau - Màu nền khác với màu của các hình vẽ Hoạt động 3 : Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành - GV quan sát hướng dẫn HS còn lúng túng. Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - Giáo viên cùng HS cùng chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét, xếp loại . - GV bổ sung đánh giá *Dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Kiểm tra đồ dùng học tập - HS quan sát nhận xét +Hoa, lá, động vật… +Đăng đối +Đỏ, vàng,… +Gạch hoa, khăn trải bàn… +Lặp đi lặp lại +Xanh, tím,… +Diềm váy, áo .. - HS quan sát HS vẽ trang trí hình vuông, đường diềm - HS nhận xét chọn bài đẹp theo cảm nhận, về: +Cách tô màu +Màu sắc Vẽ tranh đàn gà Tuần 29 Thứ năm ngày 2 thán 4 năm 2009 Mĩ thuật Bài 29 Vẽ tranh đàn gà nhà em I. Mục tiêu - Học sinh ghi nhớ hình ảnh về những con gà. - Biết chăm sóc vật nuôi trong nhà. - Vẽ được tranh về đàn gà theo ý thích. II-Đồ dùng dạy học * Giáo viên - Tranh ảnh về đàn gà *Học sinh - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ, bút dạ…. III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV giới thiệu và cho HS xem tranh để HS nhận xét +ở nhà em có nuôi con gà không? +Những con gà trong tranh? +Xung quanh còn có những hình ảnh gì ? +Kể tên những con gà mà nhà em nuôi? +Màu sắc, hình dáng ? +Bộ phận chính của con gà +Thân có hình gì ? +Đầu có hình gì ? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ - GV gợi ý cách vẽ +Vẽ một con hay một đàn gà vào giấy +Nhớ lại cách vẽ gà ở bài 19 : Phác chì hình dáng của gà trước +Vẽ màu theo ý thích Hoạt động 3 : Thực hành - GV theo dõi để giúp HS vẽ hình và vẽ màu -Vẽ nhiều dáng gà khác nhau -Vẽ gà trống, mái, con - Chọn hình ảnh phù hợp cho tranh sinh động Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - Giáo viên cùng HS cùng chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét, xếp loại. - GV bổ sung đánh giá Dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Kiểm tra đồ dùng - HS quan sát nhận xét +Gà trống, gà mái, gà con … +Nhiều màu … +Đầu, thân, chân….. +Hình tròn +Hình tròn nhỏ,… - HS quan sát - HS vẽ một bức tranh đàn gà theo ý thích - HS nhận xét chọn bài đẹp, về: +Hình dáng +Màu sắc + Xem tranh thiếu nhi Tuần 30 Thứ năm ngày 9 tháng 4 năm 2009 Mĩ thuật Bài 30 Xem tranh thiếu nhi đề tài sinh hoạt I. Mục tiêu - Học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - Tập quan sát, mô tả hình ảnh màu sắc trên tranh. - Nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi. II-Đồ dùng dạy học * Giáo viên - Một số tranh vẽ thiếu nhi *Học sinh - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi về đề tài sinh hoạt - Vở tập vẽ 1 III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV giới thiệu một số tranh để HS nhận ra + Cảnh sinh hoạt trong gia đình +Cảnh sinh hoạt ở sân trường +Đặt câu hỏi để HS nhận ra Hoạt động 2: Hướng dẫn xem tranh - GV gợi ý HS phân tích vẻ đẹp của tranh qua các câu hỏi: + Chủ đề của bức tranh +Trong tranh có những hình ảnh nào ? +Hình ảnh nào là chính trong bức tranh ? +Cách nhân vật trong tranh đang làm gì ? +Xắp xếp các hình vẽ bố cục ? +Màu sắc của bức tranh ? +Em có thể cho biết hoạt động trên tranh đang diễn ra ở đâu ? *GV : Đề tài sinh hoạt là một đề tài gần gũi. Mỗi bạn có thể chọn cho mình một thể loại để vẽ. Những bức tranh mà các em vừa là tranh đẹp. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó. Hoạt động 3 : Đánh giá - nhận xét - Nhận xét chung tiết học - Động viên, khuyến khích những HS có ý kiến nhận xét tranh *Củng cố dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Kiểm tra đồ dùng - HS quan sát cảm nhận - HS thảo luận nhóm: +Làm vệ sinh, vui chơi sân trường +Các bạn học sinh, cây, nhà,… +Các bạn HS +Đang làm vệ sinh, vui chơi … +Cân đối +Có đậm, nhạt .. +Sân trường,… -Tập nhận xét tranh - Quan sát thiên nhiên Tuần 31 Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2009 Mĩ thuật Bài 31 Vẽ cảnh thiên nhiên đơn giản I. Mục tiêu - Học sinh tập quan sát thiên nhiên. - Vẽ được cảnh thiên nhiên. - Thêm yêu mến quê hương, đất nước mình. II.Đồ dùng dạy học *Giáo viên - Tranh, ảnh phong cảnh : nông thôn, miên núi… *Học sinh - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, tẩy, màu vẽ . III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV giới thiệu tranh để HS nhận biết sự phong phú của cảnh thiên nhiên - Cảnh bãi biển +Cảnh bãi biển có những gì ? - Cảnh nông thôn +Cảnh nông thôn có những hình ảnh nào ? +Màu sắc trong tranh ntn? - GV cho HS quan sát thêm tranh phong cảnh khác +Kể lại phong cảnh quê em hoặc những nơi có phong cảnh đẹp. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ -Vẽ các hình ảnh chính -Vẽ thêm những hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn -Tìm màu thích hợp để vẽ vào tranh Hoạt động 3 : Thực hành - GV gợi ý giúp HS chọn phong cảnh mình thích để vẽ - GV quan sát hướng dẫn HS thực hành Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - Giáo viên cùng HS cùng chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét, xếp loại. - GV bổ sung đánh giá *Dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Kiểm tra đồ dùng +Cây dừa, bãi cát, … +Đường làng, nhà, cây .. +Hài hoà có sáng, tối -HS kể - HS quan sát - HS vẽ phong cảnh theo ý thích - HS nhận xét chọn bài đẹp, về: +Hình vẽ và cách sắp xếp +Màu sắc và cách vẽ màu - Vẽ trang trí đường diềm trên váy áo Tuần 32 Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2009 Mĩ thuật Bài 32 Vẽ trang trí đường diềm trên áo, váy I. Mục tiêu - Học sinh nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm (đặc biệt là trang phục của các dân tộc miền núi) - Biết cách vẽ đường diềm trên váy áo - Vẽ được đường diềm trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích II-Đồ dùng dạy học * Giáo viên - Một số đồ vật, ảnh in hoa văn trên váy, áo - Hình vẽ trang trí đường diềm *Học sinh - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV cho HS quan sát đồ vật, tranh có trang trí đường diềm trên áo +Đường diềm được trang trí ở đâu ? +Trang trí đường diềm làm cho váy, áo đẹp hơn không ? +Trong lớp có váy áo của bạn nào có trang trí đường diềm ? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ -Vẽ hình +Chia khoảng cách +Vẽ theo nhiều cách khác nhau -Vẽ màu +Vẽ màu vào đường diềm theo ý thích +Vẽ màu nền của đường diềm Hoạt động 3 : Thực hành - GV hướng dẫn HS làm bài - Theo dõi giúp đỡ HS chia khoảng cách, vẽ hình và chọn màu Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - GV hướng dẫn HS nhận xét - GV bổ sung đánh giá *Dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Kiểm tra đồ dùng - HS quan sát nhận xét +Cổ, ống tay… +Đẹp hơn - HS trả lời - HS nhắc lại cách trang trí đường diềm - HS quan sát - HS vẽ trang trí đường diềm trên váy áo theo ý thích - HS nhận xét chọn bài đẹp, về: +Hình vẽ +Màu vẽ - Vẽ tranh Bé và hoa. Tuần 33 Thứ năm ngày 30 tháng 4 năm 2009 Mĩ thuật Bài 33 Vẽ tranh Bé và hoa I-Mục tiêu - Học sinh nhận biết được đề tài bé và hoa - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên. - Vẽ được bức tranh theo đềtài bé và hoa. II-Đồ dùng dạy học * Giáo viên -Tranh, ảnh về đề tài bé và hoa. - Tranh minh hoạ hoàn chỉnh. * Học sinh - Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ. III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét GV treo tranh mẫu: + Trong trang vẽ hình ảnh gì? + Em bé đang làm gì? + Trang phục của em bé như thế nào? + Hình dáng màu sắc của hoa? + Em đã được ra vườn hoa bao giờ chưa? * GV tóm lại: Đề tài bé và hoa rất gần gũi với với sinh hoạt vui chơi của các em. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ - Vẽ hình ảnh chình trước: Vẽ bé trai hoặc bé gái, và hoa. - Vẽ thêm hình ảnh phụ: Cây cối, lối đi, chim, bướm... - Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3 : Thực hành - GV gợi ý HS thực hành. Vẽ hình và màu như bước đã hướng dẫn. Chú ý HS vẽ hình vừa với khổ giấy, màu sắc tươi sáng. Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - GV hướng dẫn HS nhận xét - GV bổ sung đánh giá *Dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS - HS quan sát trả lời câu hỏi + Vẽ em bé trong vườn hoa - HS nhớ lại màu sắc và trang phục của các em bé, và đặc diểm của các loại hoa, để chọn và vẽ vào tranh của mình. - HS vẽ tranh Bé và hoa - HS nhận xét chọn bài đẹp, về: +Hình vẽ +Màu vẽ - Vẽ tự do Tuần 34 Thứ năm ngày 7 tháng 5 năm 2009 Mĩ thuật Bài 34 Vẽ tự do I-Mục tiêu -HS biết chọn đề tài phù hợp. - Biết cách vẽ hình, vẽ màu, cách sắp xếp. - Vẽ được tranh rõ nội dung. II-Đồ dùng dạy học *Giáo viên Một số tranh của hoạ sĩ, của HS vẽ về phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh hoạt... với các chất liệu khác nhau. *Học sinh - Vở tập vẽ, giấy vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV treo tranh mẫu, hướng dẫn HS xem tranh để nhận biết : + Xung quanh ta có nhiều nội dung đề tài có thể vẽ thành tranh. - GV cho HS xem thêm một số tranh, để các em phân biệt các loại tranh: phong canh, tĩnh vật,sinh hoạt, chân dung... Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ - GV nhắc lại một số yêu cầu về cách chọn hình ảnh, cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ màu đối với bài vẽ tranh để HS nhớ trước khi vẽ. Hoạt động 3 : Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành - GV quan sát giúp đỡ HS hờan thành bài. Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - GV hướng dẫn HS nhận xét - GV bổ sung đánh giá *Dặn dò - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS - HS quan sát, tìm chọn nội dung đề tài. - HS tự chọn đề tài theo ý thích. - HS vẽ tranh theo ý thích. -HS nhận xét chọn bài tiêu biểu, về: + Cách thể hiện đề tài + Cách sắp xếp hình ảnh + Màu sắc của tranh - Chuẩn bị những bức tranh đẹp của mình. Tuần 35 Thứ năm ngày 14 tháng 5 năm 2009 Mĩ thuật Bài 35 Tổng kết năm học 2008- 2009 I-Mục đích - GV học sinh thấy được kết quả giảng dặy học tập trong năm. - HS yêu thich môn Mĩ thuật và nâng dần trình độ nhận thức và tình cảm thẩm mĩ. - Nhà trường thấy được kết quả và tác dụng thiết thực của công tác quản lí và dạy học mĩ thuật. II-Hình thức tổ chức - Chọn các loại bài vẽ đẹp - Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem. - Trình bày nên giấy A0, có tiêu đề, đẹp. - Chọn bài đẹp làm đồ dùng dạy học cho năm tới. III-Đánh giá: - Tổ chức cho HS xem và gợi ý để các em nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn cha, mẹ HS cùng xem. - Tuyên dương HS có bài vẽ đẹp. - Tặng phần thưởng cho HS xuất sắc nhất. Thứ ngày tháng năm 200 Tuần:35 Bài 35 : Tổng kết năm học Trưng bày kết quả học tập I. Mục tiêu: - GV và HS cần thấy được kết quả, dạy- học mĩ thuật trong năm học. - Nhà trường thấy được công tác quản lí dạy – học mĩ thuật. - GV rút kinh nghiệm cho dạy- học ở những năm tiếp theo. - Phụ huynh HS biết kết quả học tập của con em mình. II.Hình thức tổ chức - GV và HS chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh đề tài.(vẽ ở lớp và vẽ ở nhà, nếu có). - Dán bài vẽ vào bảng hoặc giấy A0. - Trưng bày ở nơi thuận tiện trong trường cho nhiều người xem. - Chú ý: + Dán theo loại bài học. + Có đầu đề. Ví dụ: ( Vẽ trang trí…….) - Lớp 1, năm học………. Có thể trình bày từng phân môn……………………. - GV tổ chức cho học sinh xem và trao đổi ngay ở nơi trưng bày để nâng cao nhận thức, cảm thụ về cái đẹp, giúp cho việc dạy- học mĩ thuật có hiệu qủa hơn ở những năm sau. III. Đánh giá - Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá. - Tổ chức cho phụ huynh xem vào dịp tổng kết. - Khen ngợi những học sinh có nhiều bài vẽ đẹp và tập thể lớp học tốt. ______________________________________________________________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIAO AN MT L1- Ky 2 minh hoa dep(1).doc
Tài liệu liên quan