Giáo án lớp 9 môn âm nhạc: Học hát bài Bóng dáng một ngôi trường

Tài liệu Giáo án lớp 9 môn âm nhạc: Học hát bài Bóng dáng một ngôi trường: TIẾT: 1 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: - HỌC HÁT: BÀI Bóng dáng một ngôi trường I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Tập một bài hát với các ô nhịp đảo phách, sử dụng chuyển đổi nhịp. 2- Kỹ năng: - Hát đúng các đảo phách có trong bài hát. - Thể hiện bài hát với tình cảm sôi nổi, nhiệt tình. 3- Thái độ: - Giáo dục tình yêu mái trường, tình cảm gắn bó với thầy cô và bạn bè. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại, NXB Hà Nội - 1997. - Tập ca. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, bảng phụ. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9. 3. Kiểm tra bài cũ: III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: Trong mỗi chúng ta ai cũng có những kỷ niệm đáng nhớ của thời cắp sách và mái trường yêu dấu là nơi chúng ta không thể nào quên Þ Bóng dáng một ngôi trường. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Tìm hiểu bài hát 1- Tác giả:...

doc35 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 9 môn âm nhạc: Học hát bài Bóng dáng một ngôi trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 1 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: - HỌC HÁT: BÀI Bóng dáng một ngôi trường I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Tập một bài hát với các ô nhịp đảo phách, sử dụng chuyển đổi nhịp. 2- Kỹ năng: - Hát đúng các đảo phách có trong bài hát. - Thể hiện bài hát với tình cảm sôi nổi, nhiệt tình. 3- Thái độ: - Giáo dục tình yêu mái trường, tình cảm gắn bó với thầy cô và bạn bè. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại, NXB Hà Nội - 1997. - Tập ca. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, bảng phụ. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9. 3. Kiểm tra bài cũ: III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: Trong mỗi chúng ta ai cũng có những kỷ niệm đáng nhớ của thời cắp sách và mái trường yêu dấu là nơi chúng ta không thể nào quên Þ Bóng dáng một ngôi trường. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Tìm hiểu bài hát 1- Tác giả: - Em hãy nêu những bài hát của nhạc sĩ Hồng Lân mà em biết? - Bài hát Bác Hồ - Người cho em tất cả, Đi học về, Thật là hay ... - Em biết gì về nhạc sĩ Hồng Lân? - NS Hồng Lân là anh em sinh đôi với NS Hồng Long, là NS gắn bó mật thiết với tuổi thơ, đã sáng tác rất nhiều cho thiếu nhi. - Âm nhạc của Hồng Lân giản dị, trong sáng, dễ thuộc, dễ nhớ: Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Mùa hè ước mong 2- Bài hát - Hát tồn bài (hoặc cho HS nghe băng) - Lắng nghe - Bài hát gợi cho em điều gì? - HS nêu cảm nhận của bản thân. - Ngôi trường là nơi ta học tập, lớn lên. Ở đây đã cho ta kiến thức, cho ta những tình bạn đẹp, là nơi ta sẽ chẳng bao giờ quên Nội dung 2: Học hát - CHo HS luyện thanh khởi động giọng - Khởi động giọng theo đàn - Đệm từng câu cho HS tập hát - Tập từng câu ngắn theo đàn. - Lưu ý cho HS tập nhiều lần chỗ đảo phách - Đánh dấu vào bài hát và tập theo GV: "trong lòng", "theo bao", "kí ức"... - Mở nhạc đệm cho HS hát tồn bài - Hát tồn bài theo nhịp đệm - Phân tích cấu trúc bài hát: gồm 2 đoạn - Đánh dấu 2 đoạn nhạc trong bài hát Đoạn a: sôi nổi, trẻ trung, khỏe khoắn Đoạn b: phát triển đoạn a, âm nhạc tha thiết hơn, lôi cuốn hơn - Yêu cầu HS đứng hát kết hợp vận động nhẹ tại chỗ - Hát tồn bài theo nhạc đệm kết hợp vận động nhẹ tại chỗ * Đánh giá kết quả học tập: - Đa số HS hát tốt,biết cách thể hiện tình cảm từng đoạn. - Cần lưu ý HS ngân dài và nghỉ đủ số phách quy định. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài hát Bóng dáng một ngôi trường - Trả lời câu hỏi số 1, 2 SGK 2- Bài sắp học: - Xem lại khái niệm về quãng, công thức gam trưởng - Phân tích tiết tấu bài TĐN số 1. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Những chỗ nghỉ dài, GV cần đếm cho HS nghỉ đúng nhịp. - Cho HS tập hát đảo phách nhiều lần. TIẾT: 2 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: - NHẠC LÍ : GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG - TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG SON TRƯỞNG - TĐN SỐ 1 I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Biết sơ lược về quãng. - Đọc đúng bài TĐN giọng Son trưởng. 2- Kỹ năng: - Nghe và nhận diện sự khác nhau giữa các quãng, tính chất của quãng. - Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 1. 3- Thái độ: - Tạo hứng thú trong việc học nhạc lí và TĐN. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Nhạc lí cơ bản và nâng cao - NXB Thanh niên 2000 (NGuyễn Hạnh) 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, bảng phụ. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9. - Thanh phách, tập ghi nhạc. 3. Kiểm tra bài cũ: III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: Mỗi bài hát, bản nhạc đều được tạo thành bởi các quãng khác nhau, tạo nên những âm điệu vô cùng phong phú. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn vì tính chất các quãng. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Nhạc lí - Quãng là gì? - Quãng là khoảng cách về độ của hai Giới thiệu về quãng âm thanh liền bậc hoặc cách bậc * Quảng 2 trưởng: 1 cung 2 thứ: 0,5 cung - Cho Hs nghe vài ví dụ về quãng trên - Lắng nghe để nhận thấy sự khác nhau * Quảng 3 trưởng: 2 cung đàn: C - D; E - F, G - A, E - G giữa các quãng 3 thứ: 1,5 cung - Nêu các loại quãng đã học ở lớp 8? - Quãng 1: Gồm 2 nốt cùng tên * Quảng 6 trưởng: 4,5 cung - Quãng 2: Gồm 2 nốt liền kề 6 thứ: 4 cung - Quãng 3: Gồm 2 nốt cách bậc - Quãng 4: Gồm 2 nốt cách 2 bậc v.v... v.v.... Ngồi ra còn có các quãng đúng, quãng tăng, quãng giảm - Cho VD về quãng 2, quãng 3? - Quãng 2: C -D, E - F,... - Quãng 3: C - E, F - A,... - Trong các quãng tùy thuộc vào số cung ta sẽ có quãng trưởng, quãng thứ, tăng, giảm, đúng,... - Sự khác nhau trong tính chất của quãng tạo ra tác dụng gì trong âm nhạc? - Nhờ sự phong phú của các loại quãng tạo nên những âm điệu trầm bỗng vô cùng phong phú Nội dung 2: Tập đọc nhạc 1- Giọng Son trưởng - Cho Hs nêu công thức gam trưởng đã - I II III IV V VI VII (I) Giọng Son trưởng có âm chủ là Son. Hóa biểu có 1 dấu thăng ở vị trí nốt Pha học - Lập gam Son trưởng? - Giới thiệu giọng Son trưởng? 1c 1c 1/2c 1c 1c 1c 1/2c - G A H C D E F G Þ Nốt Pha bị thăng 2- Tập đọc nhạc: TĐN số 1 Cây Sáo (trích) - Cho Hs quan sát bài TĐN số 1 - Bài TĐN s61 1 viết ở giọng Son trưởng vì hóa biểu có 1 dấu thăng ở vị trí nốt Pha và âm chủ (nốt kết bài) là Son Nhạc: Ba Lan Đặt lời: Hồng Anh - Cho Hs đọc gam và âm trụ của gam Son trưởng - Đọc gam và dâm trụ theo đàn - Cho Hs nghe tồn bài TĐN số 1 - Lắng nghe - Yêu cầu Hs thực hiện tiết tấu bài TĐN - Thực hiện tiết tấu bài TĐN - Đàn từng câu ngắn cho Hs tập đọc - Tập đọc từng câu ngắn theo đàn - Cho Hs đọc tồn bài kết hợp vỗ tiết tấu - Đọc tồn bài theo đàn kết hợp tiết tấu - Gọi cá nhân đọc bài TĐN - Cá nhân đọc tồn bài - Lần lượt cho tổ, cả lớp đọc tồn bài - Đọc bài TĐN theo tổ, lớp - Cho Hs hát lời ca kết hợp đánh nhịp - Hát lời ca kết hợp đánh nhịp * Đánh giá kết quả học tập: - Hs tập xác định quãng rất nhanh (quãng trưởng, quãng thứ,...) - Nắm được cấu tạo của gam Son trưởng, từ đó xác định được giọng Son trưởng. - Đọc chính xác về cao độ của bài TĐN số 1, hát lời ca đúng sắc thái vui, nhí nhảnh IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Tập xác định các loại quãng. - Tập hát thuộc lời bài Cây Sáo. - Trả lời câu hỏi số 1 trang 11 SGK. 2- Bài sắp học: - Ôn lại bài hát Bóng dáng một ngôi trường (Nhạc và Lời: Hồng lân) - Tìm hiểu bài Âm nhạc thường thức "Ca khúc thiếu nhi phổ thơ" - Tìm một số bài hát đã học được phổ từ thơ. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Lưu ý hs cách thể hiện tiết tấu bài TĐN số 1 - Chú ý cao độ ở ô nhịp thứ 10, 11, 12 cho Hs tập nhiều lần. TIẾT: 3 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: - ÔN TẬP BÀI HÁT Bóng Dáng Một Ngôi Trường - ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1 - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: CA KHÚC THIẾU NHI PHỔ TỪ THƠ I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Hát thuộc và diễn cảm bài Bóng dáng một ngôi trường - Đọc đúng bài TĐN. - Hiểu biết sơ quan về một phương thức sáng tác bài hát và những giá trị của những bài hát phổ thơ thành công . 2- Kỹ năng: - Hát đúng sắc thái từng đoạn. - Đọc TĐN đúng về cao độ, trường độ. 3- Thái độ: - Hs thêm yêu thích các ca khúc thiếu nhi được phổ từ thơ. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Tập ca khúc thiếu nhi (chọn các ca khúc phổ từ thơ) 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, băng nhạc, thanh phách, bảng phụ. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9. - Thanh phách, tập ghi nhạc. 3. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy hát lời ca bài TĐN số 1 kết hợp gõ tiết tấu? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài:Hôm nay, lớp chúng ta sẽ ôn tập để hát tốt hơn bài Bóng dáng một ngôi trường và đọc ôn bài TĐN số 1. Đồng thời chúng ta sẽ tìm hiểu các ca khúc thiếu nhi được phổ từ thơ. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Ôn tập bài hát - Đệm đàn cho Hs khởi động giọng - Cho Hs hát ôn theo nhạc đệm - Khởi động giọng theo đàn - Hát ôn tồn bài theo nhạc đệm: nhóm, cá nhân Bóng dáng một ngôi trường - Gọi 1 Hs hát lĩnh xướng đoạn 1, lớp hát đoạn 2 N&L: Hồng Lân - Cho từng tổ thể hiện bài hát - Mỗi tổ thể hiện bài hát theo đàn - Nhắc Hs chú ý sắc thái - Cả lớp hát ôn tồn bài theo đàn và thể hiện sắc thái từng đoạn Nội dung 2: Ôn tập tập - Đàn bài TĐN số 1 - Lắng nghe đọc nhạc TĐN số 1 - Cho Hs đọc gam Son trưởng và âm trụ - Luyện thanh theo đàn - Gọi vài Hs gõ tiết tấu bài TĐN - Thực hiện tiết tấu bài TĐN - Cho cả lớp đọc ôn - Đọc ôn bài TĐN theo đàn, đọc ôn kết hợp tiết tấu - Kiểm tra nhóm, tổ - Nhóm tổ thực hiện - Cho Hs hát ôn lời ca - Hát ôn lời ca theo đàn - Chi nhóm luyện tập - Một nhóm đọc cao độ, 1 nhóm gõ tiết tấu và ngược lại (hoặc lời ca) Nội dung 3: Âm nhạc thường thức - Thế nào là ca khúc được phổ từ thơ? - Là lời ca của bài hát được hình thành từ thơ Ca khúc thiếu nhi phổ từ thơ - Em hãy cho ví dụ mà em biết? - Bài Ngày đầu tiên đi học, Tia nắng hạt mưa, Lên đàng,... - Có nhiều cách phổ nhạc - Lắng nghe và quan sát từ băng nhạc, bảng phụ C1: Giữ nguyên lời thơ để phổ nhạc, như bài Bụi phấn, Ngày đầu tiên đi học,... C2: Lời thơ bài hát có sự thay đổi, như Đi học, Bác Hồ - Người cho em tất cả,... C3: Trích đoạn hoặc phỏng theo ý thơ (cho Hs nghe băng) - Cho Hs nhận xét về những ca khúc thiếu nhi phổ thơ theo SGK - Những bài hát phổ thơ có chất lượng nghệ thuật về lời ca. Nhờ âm nhạc mà nhiều bài thơ (được phổ nhạc) được chắp cánh bay xa - Cho hs trình bày bài hát phổ thơ từ thơ mà em thích - Hs trình bày. * Đánh giá kết quả học tập: - Thể hiện hồn thiện bài hát Bóng dáng một ngôi trường. - Đa số đọc ông tốt bài TĐN số 1. - Hs rất thích thú khi bàn luận về các ca khúc thiếu nhi phổ từ thơ, đặc biệt là phần trình bày bài hát. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài Bóng dáng một ngôi trường và bài Cây sáo. - Trả lời câu hỏi số 1, 2 trang 13 SGK. 2- Bài sắp học: - Phân tích nội dung bài hát Nụ cười. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Cần nhấn mạnh cho Hs thấy các cách phổ nhạc từ thơ để thấy sự phong phú trong âm nhạc. TIẾT: 4 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: HỌC HÁT: Bài Nụ cười I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Biết một bài hát thiếu nhi của nước Nga , với đề tài khá độc đáo "Nụ cười" 2- Kỹ năng: - Thể hiện bài hát với giai điệu rộn ràng, trong sáng, vui tươi. - Hát đúng giọng của mỗi đoạn : từ Đô trưởng chuyển sang Đô thứ. 3- Thái độ: Giáo dục tình cảm lạc quan, sự tin yêu cuộc sống và tình thân ái, hữu nghị giữa thiếu nhi hai nước Việt - Nga. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Tranh ảnh nước Nga (thủ đô Mat-xcơ-va, cung điện Krem-li, Quảng trường đỏ...) - Một số bài hát về nước Nga (Chiều Mat-xcơ-va, Chiều hải cảng...) - Sách giáo khoa và giáo viên Âm nhạc 9 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 9. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, máy hát, tranh ảnh. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9, thanh phách. 3. Kiểm tra bài cũ: Em hãy thể hiện bài hát Bóng dáng một ngôi trường của nhạc sĩ Hồng Lân? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: Nga là một đất nước rộng lớn và xinh đẹp. Nơi đây cũng là nơi sản sinh ra nhiều thiên tài trên nhiều lĩnh vực: văn học, mĩ thuật và nhiều danh nhân văn hóa khác. Việt Nam và Nga đã có quan hệ từ nhiều năm nay và ngày càng phát triển tốt đẹp, ngay cả trong lứa tuổi thiếu nhi bài hát "Nụ cười" đã thể hiện rõ mối quan hệ đó. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Hoạt động 1: - Trình bày bài hát bằng bảng phụ - Quan sát bài hát Tìm hiểu bài - Cho HS nhận xét về bài hát -Bài hát viết ở nhịp .Bài hát chia làm 2 đoạn Đoạn 1:"Cho đời... tiếng cười":giọng Đô trưởng. Đoạn 2: "Để làn..." đến hết bài: giọng Đô thứ. Tính chất giọng ở từng đoạn làm cho sắc thái ở 2 đoạn khác nhau. Đoạn 1: Trong sáng, rộn ràng Đoạn 2: Êm nhẹ, tha thiết. - Nội dung bài hát? - Bài hát ca ngợi niềm lạc quan trong cuộc sống của tuổi trẻ, ở đó tiếng cười đem lại niềm tin và hạnh phúc. - Đây là một ca khúc quen thuộc của thiếu nhi Nga. Em hãy kể tên một vài bài hát của nước Nga mà em biết? - Chiều Mat-xcơ-va, Chiều hải cảng, Cuộc sống ơi, ta mến yêu người, Đôi bờ... - Cho HS nghe vài trích đoạn các ca khúc Nga - Lắng nghe và cảm thụ - Cho HS nghe bài hát Nụ cười - Nghe và chú ý sự chuyển giọng, sắc thái giữa hai đoạn Hoạt động 2: Học hát - Yêu cầu HS luyện thanh theo đàn - Luyện thanh khởi động giọng theo đàn - Phân đoạn bài hát - Đánh dấu từng đoạn trong bài hát - Đệm đàn cho HS học hát từng câu đoạn 1, sau đó ghép nối cả đoạn - Tập hát từng câu và ghép nối cả đoạn 1 theo đàn Thể hiện rộn ràng, trong sáng - Đệm đàn cho HS tập từng câu đoạn 2, sau đó ghép nối cả đoạn - Tập từng câu và ghép nối cả đoạn 2 theo đàn Đoạn 2 thể hiện tình cảm, tha thiết nhưng rộn ràng, dứt khốt - Đệm đàn cho HS hát tồn bài - Hát tồn bài theo đàn, thể hiện rõ sắc thái từng đoạn - Gọi nhóm, tổ thể hiện bài hát - Nhóm, tổ thể hiện bài hát theo đàn - Gọi 1 HS hát đoạn 1, cả lớp hát đoạn 2 - Cá nhân hát solic đoạn 1, cả lớp hát đoạn 2. - Chỉ huy cho lớp thể hiện bài hát - Thể hiện bài hát theo đàn - Nhạc đệm dưới sự chỉ huy của giáo viên * Đánh giá kết quả học tập: - HS đã thể hiện đúng cao độ bài hát và sắc thái từng đoạn khác nhau. - Hiểu và thể hiện đúng sắc thái vui nhộn, trong sáng cũng như tha thiết của bài hát. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài hát Nụ cười , kết hợp đánh nhịp - Trả lời câu hỏi số 2, trang 16 SGK 2- Bài sắp học: - Xem lại cấu tạo gam thứ và xác lập gam Mi thứ. - Phân tích tiết tấu bài TĐN số 2. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Có thể phân tích qua cho HS nắm về nhịp (so sánh với nhịp - Một số HS chuyển giọng từ đoạn 1 sang đoạn 2 chưa chính xác, có thể chỉ định những HS này đứng lên hướng dẫn các em hát theo nhạc đệm cho chính xác. TIẾT: 6 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: - ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2 - NHẠC LÍ: SƠ LƯỢC VỀ HỢP ÂM - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ TRAI-CỐP-XKI I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Ôn luyện kết hợp đánh nhịp bài TĐN số 2. - Biết sơ qua về hợp âm, có khái niệm và thuật ngữ về hợp âm. - Biết nhạc sĩ Trai-cốp-xki là một nhạc sĩ thiên tài của nước Nga đã có những cống hiến to lớn cho nền âm nhạc Nga và thế giới. 2- Kỹ năng: - Đọc trôi chảy bài TĐN, kết hợp đánh nhịp thuần thục. - Phân biệt được hợp âm bà và hợp âm bảy. 3- Thái độ: - Tạo cho HS sự say mê tìm hiểu kiến thức về nhạc lí nói chung và hợp âm nói riêng. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Nhạc lí cơ bản và nâng cao, NXB Thanh niên - 2000. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, bảng phụ, máy hát. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9, thanh phách. 3. Kiểm tra bài cũ: 1- Hãy thể hiện bài hát Nụ cười? 2- Thực hiện tiết tấu bài TĐN số 2? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. * Vào bài: Vào bài từ phần kiểm tra bài cũ của HS. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Ôn tập: Tập đọc nhạc - Đệm tồn bài TĐN số 2 cho HS ôn tiết tấu - Gõ tiết tấu bài TĐN số 2 TĐN số 2 - Đàn gam Mi thứ cho HS luyện thanh - Đọc gam Mi thứ theo đàn - Cho cả lớp đọc ôn bài TĐN - Đọc ôn bài TĐN theo đàn - Chia nhóm ôn tập - Chỉ định cá nhân - Đọc ôn theo nhóm, cá nhân - Đệm đàn cho cả lớp hát ôn lời ca kết hợp đánh nhịp - Hát ôn lời ca kết hợp đánh nhịp (tương tự nhịp Nội dung 2: Nhạc lí Sơ lược về hợp âm - Quãng hòa âm là gì? - Là sự vang lên của các âm cùng lúc 1- Hợp đồng: Là sự vang lên đồng thời của ba, bốn hoặc năm âm cách nhau một quãng ba. - Các quãng hồ âm tạo thành hợp âm ® GV nêu khái niệm về hợp âm. - Lắng nghe 2- Các loại hợp âm: a) Hợp âm ba: gồm 3 âm, các âm cách nhau quãng 3, hai âm ngồi cùng tạo thành quãng 5 - Cho HS nhật xét về quãng 3 qua ví dụ. Sau đó cho HS nghe. - Các âm cách nhau quãng 3, hai âm ngồi cùng cách nhau quãng 5. - Lắng nghe hợp âm. - Giữa các âm cách nhau quãng 3, hai âm ngồi cùng cách nhau quãng 7. b) Hợp âm bảy: gồm 4 âm, các âm cách nhau quãng 3, hai âm ngồi cùng tạo thành quãng 7 - Ví dụ: - Cho HS nghe hợp âm bảy - Lắng nghe. - So sánh âm thanh của hợp âm ba và hợp âm bảy? - Hợp âm ba nghe thuận tai, hợp âm bảy nghe không thuận tai. Có thể cho HS làm bài tập - GV cho HS nghe giai điệu bài Lên đàng không đệm hợp âm và có hợp âm để HS nhận xét. - Có sự khác nhau rõ rệt, giai điệu có hợp âm nghe hay, sâu sắc. Nội dung 2: Âm nhạc thường thức - Giới thiệu sơ lược về nước Nga, người Nga, nền âm nhạc Nga. - Lắng nghe 1- NS Trai-cốp-xki - CHo HS quan sát chân dung NS Trai-cốp-xki và tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của NS. - Quan sát, tìm hiểu về nhạc sĩ qua bài viết trong SGK - Cho HS nghe vài trích đoạn các tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Trai-cốp-xki. - Lắng nghe và cảm nhận. 2- Bài hát Cô gái miền đồng cỏ - Bài hát gợi lên điều gì? - Sự chia li giữa hai chàng trai và cô gái. Họ chia li vì ngày mai tươi sáng. - Cho HS nghe bài hát. Kết thúc bài học bằng trích đoạn "Hồ thiên nga" - Lắng nghe. * Đánh giá kết quả học tập: - HS đọc thuần thục, chuẩn xác bài TĐN số 2. - Phân biệt được hợp âm ba và hợp âm bảy. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Nắm vững kiến thức về hợp âm. - Trả lời câu hỏi số 1, 2 trang 22 SGK 2- Bài sắp học: - Ôn lại hai bài hát Bóng dáng một ngôi trường và Nụ cười. - Ôn tập TĐN số 1, 2. - Xem lại kiến thức về quãng, hợp âm, giọng G dur và Emoll. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Cho HS làm bài tập về hợp âm để hiểu sâu hơn. - Hướng dẫn HS các viết hợp âm trên khuông nhạc. TIẾT: 5 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: - ÔN TẬP BÀI Nụ cười - TẬP ĐỌC NHẠC Giọng Mi thứ - TĐN số 2 I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Nắm vững bài hát Nụ cười. hát thuộc và thể hiện sắc thái tình cảm trong mỗi đoạn nhạc. - Hiểu biết sơ lược về giọng Mi thứ và đọc đúng bài TĐN. 2- Kỹ năng: - Hát ôn đúng sắc thái trong từng đoạn và tập hát Canon ở đoạn 1. - Đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN, đặc biệt là chùm 3. 3- Thái độ: - Vui vẻ, tự tin và lạc quan trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Phương pháp hát tập thể - NXB Âm nhạc Tp HCM - 2001 - Nhạc lý cơ bản và nâng cao - Nguyên Hạnh - 2001. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, bảng phụ, máy hát. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9, thanh phách . 3. Kiểm tra bài cũ: - Bài hát Nụ cười (có thể kiểm tra trng quá trình ôn tập). III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: Để thể hiện rõ sắc thái khác nhau giữa giọng trưởng và giọng thứ, chúng ta sẽ ôn lại bài hát Nụ cười. Thời gian còn lại của tiết học, chúng ta sẽ tìm hiểu giọng Mi thứ qua bài TĐN số 2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Ôn tập bài hát Bài Nụ cười Nhạc: Nga Phỏng và dịch: P. Tuyên - Cho HS nghe lại bài hát Nụ cười - Sắc thái của bài hát? - Lắng nghe bài hát. - Từng đoạn có sắc thái khác nhau. Đoạn 1: Trong sáng, rộn ràng. Đoạn 2: Tha thiết nhưng rắn rỏi. - Cho HS luyện thanh khởi động giọng. - Cho HS hát ôn bài hát theo nhạc đệm. - Luyện thanh theo đàn. - Học sinh hát ôn kết hợp đánh nhịp (hoặc theo sự chỉ huy của giáo viên) - Hướng dẫn HS hát Canon đoạn 1. Nhóm 1: hát trước. Nhóm 2: vào sau 1 nhịp và kết câu "trong cuộc sống... tiếng cười". - Chia 2 nhóm: nhóm 1 hát trước, nhóm 2 vào sau nhóm 1 một nhịp, cùng kết ở câu cuối đoạn 1: "trong cuộc sống... tiếng cười". Hai nhóm hồ giọng ở đoạn 2. Lời 2: Nhóm 1 hát đuổi tương tự. Nội dung 2: Tập đọc nhạc 1- Giọng Mi thứ - Hãy nhắc lại cấu tạo gam thứ? - Em hãy thành lập gam Mi thứ? Từ Mi đến Pha chỉ có cung nên phải thăng nốt Pha để đủ 1 cung và Pha thăng đến Sol là cung. Giọng Mi thứ có âm chủ là Mi ở hóa biểu có 1 dấu thăng (Pha thăng) - Hãy rút ra kết luận về giọng Mi thứ? Giọng Mi thứ có âm chủ là Mi hố biểu có 1 dấu thăng ở nốt Pha. Cấu tạo giọng Mi thứ - Hãy so sánh với giọng Son trưởng đã học? - Son trưởng và Mi thứ có cùng hóa biểu, đây là 2 giọng song song. - Ta muốn có giọng Mi thứ hồ thanh thì phải làm thế nào? - Lấy bậc VII của Mi thứ nâng lên nửa cung ta có Mi thứ hòa thanh. - Cho HS đọc gam Mi thứ và các âm trụ. - Đọc gam Mi thứ và âm trụ theo đàn. 2- Tập đọc nhạc số 2: - Nhận xét bài TĐN số 2 sau khi nghe giáo viên đệm bài TĐN? - Bài TĐN số 2 viết ở giọng Mi thứ, từ nhịp 4 đến nhịp 6. Mi thứ hòa thanh. - Cho HS thực hiện tiết tấu bài TĐN. - Thực hiện tiết tấu, chú ý chùm 3. - Đàn từng câu cho HS tập đọc. - Tập đọc từng câu theo đàn, sau đó ghép nối tồn bài. - Cho HS đọc kết hợp gõ tiết tấu. - Đọc cao độ kết hợp gõ tiết tấu. - Cho HS ghép lời sau khi đọc nhóm. - Ghép lời ca bài TĐN sau khi đọc theo nhóm. * Đánh giá kết quả học tập: - Đa số HS hát hồn thiện bài Nụ cười và diễn tả được sắc thái từng đoạn. - HS nắm được cấu tạo giọng Mi thứ và Mi thứ hồ thanh. - Một số HS đọc chùm 3 chưa chuẩn xác. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài Nụ cười và tập hát đuổi (Canon) trong tổ. - Luyện tập thuần thục tiết tấu bài TĐN, chú ý chùm 3. - Tập hát lời ca bài TĐN số 2. 2- Bài sắp học: - Xem lại cấu tạo của quãng. - Tìm hiểu bài Hợp âm và Nhạc sĩ Trai-cốp-xki. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Nhắc lại kiến thức về chùm 3: - Khi đọc giọng Mi thứ hồ thanh chú ý nốt Rê thăng (bậc VII). TIẾT: 7 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Hát đúng giai điệu và thuộc lời bài hát Bóng dáng một ngôi trường và Nụ cười. - Xác định giọng Sôn trưởng, Mi thứ là 2 giọng song song. Đọc đúng bài TĐN số 1, 2. - Có khái niệm về quãng, hợp âm 2- Kỹ năng: - Thể hiện đúng sắc thái hai bài hát. - Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 1, 2. 3- Thái độ: - Có ý thức khi ôn luyện và nghiêm túc khi thể hiện bài kiểm tra. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Nhạc lý cơ bản và nâng cao - Nguyên Hạnh - NXB Thanh Niên -2001. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, bảng phụ, máy hát. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9, thanh phách . - Thanh phách, tập ghi nhạc. 3. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình ôn tập). III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Ôn tập bài hát Bóng dáng một ngôi trường Nụ cười - Hướng dẫn HS luyện thanh khởi động giọng. - Đàn 1 câu ngắn bất kỳ ch HS nhận diện bài hát - Luyện thanh khởi động giọng theo đàn. - Lắng nghe, nhận diện bài hát và hát câu hát đó. - Lần lượt cho HS nghe giai điệu từng bài hát và hát ôn. - Lắng nghe giai điệu và hát ôn từng bài theo đàn và theo sự hướng dẫn của GV. - Chia nhóm hát ôn. - Từng nhóm, tổ hát ôn từng bài theo đàn, kết hợp đánh nhịp, vận động nhẹ tại chỗ theo nhịp. Gọi 1/3 HS thể hiện bài hát để kiểm tra, xếp loại. - Thực hiện bài hát theo yêu cầu của GV Cho HS nhận xét Nội dung 2: Ôn tập nhạc lí 1- Quãng: - Quãng là gì? - Quãng là khoảng cách về độ cao giữa hai âm thanh liền bậc hoặc cách bậc. - Cho HS nêu ví dụ về quãng. - HS cho VD về quãng bất kì. - Hãy thành lập quãng 2 từ nốt Mi, Son - Mi - Pha: quãng 2 thứ. (0,5 cung) - Son - La: quãng 2 trưởng (1 cung) - Cho HS nghe các quãng vừa lập. - Lắng nghe. 2- Hợp âm: - Hợp âm là gì? - Hợp âm là sự vang lên đồng thời của ba, bốn hoặc năm âm cách nhau một quãng ba. - Hợp âm ba khác hợp âm bảy ở điểm nào? - Hợp âm ba có 3 âm và hai âm ngồi cùng cách nhau 1quãng 5, còn hợp âm 7 có 4 âm và 2 ngồi cùng cách nhau 1 quãng 7 - Cho HS làm bài tập về hợp âm 3 và 7. - Làm bài tập theo yêu cầu của GV. Nội dung 3: Tập đọc nhạc: TĐN số 1, 2 - Kiểm tra kiến thức của HS về giọng Son trưởng và Mi thứ. Nêu khái niệm giọng G dur của Emoll (hai giọng song song) - Cho HS nghe 2 bài TĐN và ôn tiết tấu - Lắng nghe 2 bài TĐN và ôn luyện tiết tấu. - Cho HS đọc gam G dur, đọc ôn TĐN số 1. - Đọc gam G dur và ĐN số 1. - Tiếp tục đọc gam Emoll, đọc ôn TĐN số 2 - Đọc gam Emoll và TĐN số 2. (Đọc ôn kết hợp tiết tấu) - Gọi 1/3 HS của lớp đọc TĐN số 1 và số còn lại đọc bài số 2. Cho HS nhận xét, GV xếp loại. - Đọc bài TĐN số 1, 2 (1/3 HS đọc). Số HS còn lại nhận xét (1 lần đọc 4 - 5 HS). * Đánh giá kết quả học tập: - Đa số HS hát ôn chuẩn xác, thể hiện đúng sắc thái bài hát. - Phần lớn HS đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 1,2. - HS nắm được kiến thức sơ đẳng và quãng, hợp âm. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Tiếp tục luyện tập 2 bài hát, TĐN vừa ôn. - Hệ thống lại kiến thức về quãng, hợp âm - So sánh hợp âm 3 và hợp âm 7. - Nắm vững kiến thức về gam trưởng, gam thứ, giọng Son trưởng, Mi thứ. 2- Bài sắp học: - Phân tích ca từ bài hát Nối vòng tay lớn. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Có thể dành 5 phút cho HS nghe bài hát Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng) - Có thể cho HS làm bài viết 10 - 15' về phần quãng, hợp âm. - Đọc ôn TĐN nhắc HS đọc chuẩn xác nốt Pha thăng. TIẾT: 8 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: HỌC HÁT BÀI Nối vòng tay lớn Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - HS biết một bài hát tập thể để hát trong các buổi sinh hoạt, các buổi tập trung đông người. - Xác định giọng của bài Nối vòng tay lớn qua hố biểu giọng Mi thứ (Pha thăng) 2- Kỹ năng: - Thể hiện đúng về trường độ, sắc thái bài hát: hào hứng, sôi nổi. 3- Thái độ: - Qua bài hát giáo dục tình đồn kết thân ái, cùng hướng tới một lí tưởng cao đẹp xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất, hòa bình. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại - NXB Hà Nội - 1997. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, băng nhạc, bảng phụ, máy hát. - Ảnh chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9, thanh phách . 3. Kiểm tra bài cũ: III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Tìm hiểu bài 1- NS Trịnh Công Sơn - Cho HS nghe và nhận diện bài hát của NS Trịnh Công Sơn đã học ở lớp 7. - Lắng nghe và nhận diện bài hát Tiếng ve gọi hè của NS Trịnh Công Sơn - Ông là tác giả của rất nhiều ca khúc nổi tiếng, em hãy thử kể tên? - Trịnh Công Sơn là tác giả của nhiều bài hát như: Diễm xưa, Hạ trắng, Biết đâu cội nguồn,... - Cho HS nghe vài trích đoạn 2- Bài hát Nối vòng tay lớn: - Bài hát được sáng tác trước năm 1975 rất phổ biến trong phong trào học sinh-sinh viên "Hát cho đồng bào tôi nghe" - Cho HS nghe bài hát. - Bài hát nói lên điều gì? - Bài hát nói về sự đồn kết, mong muốn được sát vai nhau xây dựng đất nước Việt Nam hồ bình và giàu đẹp. - Em có nhận xét gì về sắc thái bài hát? - Tiết tấu bài hát nhanh rộn rã như thúc giục, thể hiện sự mạnh mẽ, hào hùng. - Bài hát này được phổ biến rộng rãi trong thanh niên và thường được sử dụng trong các buổi sinh hoạt, giao lưu cộng đồng. Nội dung 2: Học hát - Cho HS luyện thanh - Luyện thanh khởi động giọng theo đàn - Cho HS nghe lại giai điệu bài hát - Lắng nghe - Đàn từng câu ngắn cho Hs học hát - Lắng nghe giai điệu và tập hát từng câu ngắn theo đàn. - Cho HS tập theo lối mắc xích. - Tập hát từng câu ngắn và ghép nối đến hết bài. - Lưu ý HS hát nhấn rõ từng phách, phát âm gọn tiếng, không ngân dài. - Thực hiện theo hướng dẫn của GV và chú ý thực hiện rõ các nốt móc đơn có chấm dôi và đảo phách. - Đệm đàn cho HS hát tồn bài. - Hát tồn bài theo đàn - Chia nhóm nam, nữ hát nối tiếp - Tập hát nối tiếp giọng nam và giọng nữ đoạn điệp khúc hát hòa giọng. - GV chỉ huy cho HS hát. - Hát theo tay chỉ huy của GV, chú ý sắc thái của bài hát. * Đánh giá kết quả học tập: - HS hát rõ tiếng, biết thể hiện sắc thái bài hát. - Một số HS chưa thể hiện đúng câu kết thúc bài hát và một số từ ứng với nốt móc kép. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài và tập thể hiện đúng sắc thái bài hát. - Trả lời câu hỏi số 1, trang 28 SGK. 2- Bài sắp học: - Tìm hiểu khái niệm: dịch giọng là gì? - Thành lập gam Pha trưởng theo công thức gam trưởng đã học. - Phân tích bài TĐN số 3. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Cho Hs nhìn vào hóa biểu để xác định giọng của bài hát : giọng Mi thứ (có 1 dấu thăng ở vị trí nốt Pha trên hố biểu, nốt kết bài là Mi). TIẾT: 9 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: NHẠC LÍ: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH GIỌNG TẬP ĐỌC NHÀ: GIỌNG PHA TRƯỞNG - TĐN SỐ 3 I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Có khái niệm sơ bộ về dịch giọng: sự nâng cao hay hạ thấp giọng của bài hát cho phù hợp với tầm cữ giọng người hát. - Biết hố biểu của giọng Pha trưởng. 2- Kỹ năng: - Có thể ứng dụng dịch giọng 1 bài hát ngắn. - Nhận biết chính xác giọng Pha trưởng qua hố biểu. - Đọc đúng cao độ và tiết tấu bài TĐn số 3. 3- Thái độ: - Có hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức về nhạc lí và ứng dụng trong thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Nhạc lý cơ bản và nâng cao - Nguyên Hạnh - NXB Thanh Niên -2001. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, bảng phụ. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9. - Thanh phách, tập ghi nhạc. 3. Kiểm tra bài cũ: Em hãy thể hiện bài hát Nối vòng tay lớn của NS Trịnh Công Sơn? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Nhạc lí Dịch giọng - Đàn cho HS nghe ví dụ trong SGK đàn ở giọng Đô trưởng. - Lắng nghe và nhận diện câu hát đầu tiên của bài Nụ cười - Dịch giọng là sự chuyển dịch độ cao của một bài hát, bản nhạc cho phù hợp với tầm cữ giọng của người hát. - Đàn từng câu này ở giọng Pha trưởng và cho HS nhận xét. - Tiếp tục đàn câu hát đó ở giọng Đô trưởng, rồi đàn ở giọng La trưởng. Yêu cầu HS nhận xét. - Giai điệu và tiết tấu giống nhau, chỉ khác lần sau tầm cữ cao hơn lần trước. - Dịch giọng là sự chuyển dịch độ cao, thấp của một bài hát cho phù hợp với tầm cữ giọng của người hát. - Khi dịch giọng sẽ có sự thay đổi về độ cao, về hố biểu nhưng tính chất trưởng hoặc thứ của bài hát không thay đổi. - Các VD vừa nghe là hiện tượng dịch giọng, vậy dịch giọng là gì? - Giai điệu và tiết tấu giống nhau, chỉ khác lần sau tầm cữ thấp hơn lần trước - Dịch giọng là sự chuyển dịch độ cao thấp của một bài hát cho phù hợp với tầm cữ của người hát. - Cho HS quan sát bảng phụ các VD vừa nghe và nhận xét. - Khi dịch giọng thì độ cao của bài hát sẽ thay đổi, hố biểu cũng thay đổi, còn giai điệu bài hát được giữ nguyên ® tính chất bài hát được giữ nguyên. Nội dung 2: Tập đọc nhạc - Em hãy nhắc lại cấu tạo gam trưởng? 1- Giọng Pha trưởng - Em hãy thành lập gam Pha trưởng? Từ La đến Si có 1 cung nên phải giáng nốt Si để được 1/2 cùng và từ Si giáng đến Đô đủ 1 cung theo yêu cầu. Giọng Pha trưởng có âm chủ là Pha ở hố biểu có một dấu giáng (Si giáng) - Hãy rút ra kết luận về giọng Pha trưởng - Giọng Pha trưởng có âm chủ là Pha, hố biểu có một dấu giáng ở vị trí nốt Si. Cho HS đọc gam Pha trưởng và âm trụ. - Đọc gam Pha trưởng và âm trụ. 2- Tập đọc nhạc số 3 Lá xanh (trích) N&L: Hồng Việt - Đàn bài TĐN số 3 cho HS nhận xét bài TĐN. - Bài TĐN số 3 viết ở giọng Pha trưởng nhưng chỉ sử dụng có 6 âm: Pha, Sôn, La, Đô, Rê, Mi (không có Si giáng). - Cho HS thực hiện tiết tấu bài TĐN. - Thực hiện tiết tấu bài TĐN theo nhóm, tổ và cả lớp. - Đàn từng câu cho HS tập đọc. - Tập đọc từng câu theo đàn sau đó ghép nối tồn bài. - Cho HS luyện tập theo nhóm, tổ. - Yêu cầu Hs đọc kết hợp thực hiện tiết tấu. - Đọc độ cao bài TĐN kết hợp thực hiện tiết tấu. - Chia nhóm luyện tập. - Luyện tập theo nhóm, tổ. - Gọi một vài cá nhân đọc bài TĐN - Cá nhân đọc bài TĐN. - Đệm đàn cho HS hát lời ca bài TĐN - Hát lời ca bài TĐN. * Đánh giá kết quả học tập: - HS nắm được khái niệm dịch giọng, nhận biết dịch giọng là hai sự thay đổi về độ cao cho phù hợp với tầm cữ giọng của mỗi người và những đặc điểm của dịch giọng. - Xác định được giọng Pha trưởng. - Đa số HS đọc đúng bài TĐN số 3. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Nắm vững khái niệm dịch giọng. - Luyện tập tiết tấu bài TĐN số 3. - Tập hát lời ca bài TĐN số 3. 2- Bài sắp học: - Ôn tập bài hát Nối vòng tay lớn. - Tìm hiểu NS Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Có thể cho Hs làm một bài tập ngắn về dịch giọng để làm rõ hơn khái niệm này. TIẾT: 10 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT: Nối vòng tay lớn ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NS Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Ôn luyện thuần thục bài hát Nối vòng tay lớn. - Ôn tập bài TĐN số 3. - Biết thêm 1 nhạc sĩ nổi tiếng của nước ta nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và nghe một tác phẩm của ông. 2- Kỹ năng: - Thể hiện sắc thái tình cảm khác nhau trong bài hát Nối vòng tay lớn. - Đọc đúng cao độ, tiết tấu và sắc thái bài TĐN, hát thuộc lời ca. 3- Thái độ: - Yêu thích các tác phẩm của NS Nguyễn Văn Tý nói chung và bái hát Mẹ yêu con nói riêng. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại - NXB Hà Nội - 1999. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, bảng phụ, máy hát. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9. - Thanh phách. 3. Kiểm tra bài cũ: Dịch giọng là gì? Khi dịch giọng những yếu tố nào thay đổi? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Ôn tập bài hát Nối vòng tay lớn - Cho HS nghe lại bài hát Nối vòng tay lớn - Lắng nghe bài hát. N&L: Trịnh Công Sơn - Nêu sắc thái của bài hát. - Hát đoạn của bài hát có sắc thái khác nhau: Đoạn 1a: sôi nổi, hào hứng; đoạn b: dàn trải, có phần tha thiết. - Cho HS khởi động giọng. - Khởi động theo đàn - Cho HS hát ôn theo đàn với nhiều hình thức. - Hát ôn tồn bài theo đàn với các hình thức đồng ca, có lĩnh xướng. Nội dung 2: Ôn tập TĐN số 3 - Đàn gam Pha trưởng và các âm trụ - Đọc gam Pha trưởng và các âm trụ theo đàn - Đàn bài TĐN số 3 cho HS thực hiện tiết tấu - Ôn luyện tiết tấu bài TĐN theo đàn. - Cho HS đọc ôn bài TĐN theo nhóm. - Đọc ôn bài TĐN theo nhóm, tổ. - Đệm đàn cho HS hát ôn lời ca. - Hát ôn lời ca bài TĐN theo đàn. Nội dung 3: Âm nhạc thường thức 1- NS Nguyễn V Tý - Cho HS quan sát chân dung của NS - Quan sát chân dung của NS N.V. Tý - Hãy nêu những hiểu biết của em về NS Nguyễn Văn Tý? - HS nêu những điều đã tìm hiểu về NS Nguyễn Văn Tý. - Nhạc sĩ sáng tác rất nhiều ca khúc, đặc biệt nổi tiếng những ca khúc lãng mạn và mang âm hưởng dân ca. Em biết những bài hát nào của NS? - Các bài hát của NS: Dư âm, Dáng đứng Bến Tre, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Màu áo chú bộ đội; Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa... - Cho Hs nghe trích đoạn một vài bài hát - Lắng nghe và cảm thụ - Giải thưởng cao quý mà ông được trao? Ông được Nhà nước trao giải thưởng HM về Văn học Nghệ thuật. 2- Bài hát Mẹ yêu con - Cho HS nghe bài hát và nhận xét. - Lắng nghe và nhận xét: bài hát thể hiện tình yêu của người mẹ dành cho con rất tha thiết, bay bổng. - Đây là thể loại gì? - Bài hát thuộc thể loại hát ru. - Đây là ca khúc nghệ thuật. Bài hát không còn là khúc hát ru của một người mẹ nào mà trở thành tiếng nói chung của bà mẹ đất nước - Cho HS nghe lại tồn bài hát. - Lắng nghe và có thể hát theo * Đánh giá kết quả học tập: - HS thể hiện tốt sắc thái bài Nối vòng tay lớn. - Đọc ôn bài TĐN đúng yêu cầu. - Đa số Hs rất hứng thú khi tìm hiểu về các tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, đặc biệt là bài hát Mẹ yêu con. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Luyện tập bài TĐN số 3. - Nắm những nét chính về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. - Trả lời câu hỏi số 2 trang 33 SGK. 2- Bài sắp học: - Tìm hiểu , phân tích bài hát Lí kéo chài (dân ca Nam Bộ). V. RÚT KINH NGHIỆM: - GV có thể mở rộng và cho HS nghe một số bài hát về "Người mẹ". TIẾT: 11 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: HỌC HÁT: Bài Lí kéo chài I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Cho HS biết thêm một điệu lí của đồng bào Nam Bộ. - Hát đúng giai điệu bài hát, thể hiện tình cảm mạnh mẽ, tươi vui, tập đặt lời ca mới. 2- Kỹ năng: - Hát đúng độ cao, trường độ bài hát. 3- Thái độ: - Yêu thích say mê các làn điệu dân ca, biết phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộ của đất nước. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Tuyển tập các làn điệu dân ca ba miền. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, băng nhạc, bảng phụ, máy hát. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9 3. Kiểm tra bài cũ: Trình bày tóm tắt NS Nguyễn Văn Tý và nội dung bài hát Mẹ yêu con. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Tìm hiểu bài 1- Xuất xứ: - Lí là gì? - Lí là câu hát, bài hát dân ca do cha ông ta sáng tạo nên. - Chúng ta đã được học những bài "Lí" nào? - Lí cây xanh, Lí cây bông, Lí con sáo Gò công, Lí đĩa bánh bò. 2- Bài hát: Lí kéo chài - Cho HS nghe bài hát - Lắng nghe - Bài hát nói lên điều gì ? Gợi lên cảnh người dân quanh năm sống cùng sông nước. Tuy lao động vất vả nhưng họ vẫn lạc quan yêu đời. - Em hãy nhận xét về tính chất, sắc thái bài hát. - Tính chất vừa phải, tiết tấu khỏe thể hiện cảnh kéo lưới, giai điệu mộc mạc. Nội dung 2: Học hát - GV đàn và hát mẫu bài hát Lý kéo chài - Lắng nghe - Cho HS luyện thanh theo đàn. - Luyện thanh - GV tiến hành dạy hát theo lối móc xích. - Học hát từng câu theo đàn và hướng dẫn của GV GV lưu ý dịch giọng bài hát cho phù hợp tầm cữ của giọng của các em - Lưu ý những tiếng có luyến trong lời ca. Tiếng "ơ" cuối bài phải ngân dài đủ 3 phách. - Chú ý ngân dài đủ 3 phách tiếng "ơ" và hát đúng những tiếng có luyến trong lời ca. - GV đàn giai điệu cho cả lớp hát tồn bài - Thực hiện. - Cho Hs hát và vỗ đệm theo nhịp hoặc theo phách. GV có thể cho HS hát theo hiểu xướng và xô như sau: Tập hát xướng và xô theo hướng dẫn của GV. - Một em hát "Kéo lên thuyền cho nhiều tôm cá. Lưới cùng ta vang hát câu ca" Cả lớp hát: "Hò ơ" Cá nhân hát: Biển khơi thân thiết với ta" Cả lớp hát: "Khoan hỡi, khoan hò".. Nếu còn thời gian, GV gợi ý cho HS tập đặt lời ca theo những chủ đề khác nhau. DV: Chủ đề quê hương đất nước, thầy cô trường lớp, bạn bè. - Tập đặt lời ca mới dựa theo giai điệu bài hát Lí kéo chài * Đánh giá kết quả học tập: - HS hát rõ tiếng, thể hiện sắc thái tình cảm bài hát. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu thể hiện sắc thái tình cảm bài hát. - Tập đặt lời ca mới. 2- Bài sắp học: - Thành lập gam Rê thứ. - Chép bài TĐN số 4 vào vở. - Phân tích bài TĐN số 4. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Nhắc HS hát rõ lời, tròn tiếng, xác định giọng của bài hát. TIẾT: 12 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT Lí kéo chài TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG RÊ THỨ - TĐN SỐ 4 I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Ôn bài hát Lí kéo chài - Tập hát xướng và xô, thể hiện đúng tính chất khỏe mạnh rắn rỏi của bài hát. - Hiểu được cấu tạo giọng Rê thứ tự nhiên và Rê thứ hòa thanh. - Làm quen với giọng Rê thứ hòa thanh qua bài TĐN số 4. - Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 4. 2- Kỹ năng: - Thể hiện đúng sắc thái tình cảm bài hát. - Đọc nhạc ghép lời ca đúng giai điệu tiết tấu bài TĐN. 3- Thái độ: - Yêu quê hương đất nước, tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước qua các làn điệu dân ca. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Nhạc lý cơ bản và nâng cao - Nguyên Hạnh - NXB Thanh Niên -2001. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, bảng phụ. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9 - Thanh phách 3. Kiểm tra bài cũ: Em hãy thể hiện bài hát Lí kéo chài? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Ôn tập bài hát Lí kéo chài - Cho HS nghe lại bài hát Lí kéo chài - Cho HS luyện thanh khởi động giọng. - Lắng nghe bài hát - Luyện thanh theo đàn - Cho HS hát ôn bài hát theo nhạc đệm - Hs hát ôn kết hợp đệm theo phách (hoặc theo sự chỉ huy của GV) - Tập cho HS hát xướng và xô như ở tiết trước. - Hát xướng và xô thi đua theo từng tổ - Chọn một vài HS hát xướng còn cả lớp hát phần xô. Thực hiện Gv có thể hướng dẫn HS làm một vài động tác kéo chài, kéo lưới để phụ họa khi hát. Tập vài động tác phụ họa theo hướng dẫn của GV. Nội dung 2: Tập đọc nhạc 1- Giọng Rê thứ: - Em hãy nhắc lại cấu tạo gam thứ? - Hãy thành lập gam Rê thứ tự nhiên? Giọng Rê thứ có âm chủ là nốt Rê. Hố biểu của giọng Rê thứ có một dấu giáng (Si giáng) Cấu tạo giọng Rê thứ. Từ cấu tạo giọng tự nhiên ta muốn thành lập giọng Rê thứ hồn thành thì phải làm thế nào? Lấy bậc III của Rê thứ tự nhiên tăng lên nửa cung ta có Rê thứ hòa thanh. Cho HS đọc gam Rê thứ và các âm trụ Đọc gam Rê thứ và âm trụ theo đàn 2- Tập đọc nhạc số 4 Nhận xét bài TĐN số 4 Bài TĐN số 4 viết ở giọng Rê thứ hòa thanh, có nốt Pha thăng bất thường ở nhịp thứ 10, có 2 chỗ đảo phách ở nhịp thứ 1-2 và 5-6 Cho HS thực hiện tiết tấu bài TĐN Thực hiện GV đàn giai điệu bài TĐN số 4 Lắng nghe Đàn từng câu cho HS tập đọc Tập đọc từng câu theo đàn sau đo ghép nối tồn bài Cho Hs đọc kết hợp gõ tiết tấu. Đọc cao độ kết hợp gõ tiết tấu Cho HS ghép lời ca sau khi đọc theo nhóm Ghép lời ca bài TĐN sau khi đọc theo nhóm GV có thể đàn hoặc hát tồn bộ bài hát Cánh en tuổi thơ cho HS nghe. Lắng nghe * Đánh giá kết quả học tập: - Xác định được giọng Rê thứ . - Đa số HS đọc đúng bài TĐn số 4. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Tập hát phần xướng và phần xô bài Lí kéo chài. - Luyện tập tiết tấu bài TĐN số 4. - Tập ghép lời ca bài TĐN số 4. 2- Bài sắp học: - Ôn tập TĐN số 4. - Tìm hiểu về một số ca khúc mang âm hưởng dân ca. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Nhắc HS đọc đúng cao độ nốt Si giáng. TIẾT: 13 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC - TĐN SỐ 4 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Biết vừa đọc nhạc vừa đánh nhịp bài TĐN số 4. - Bước đầu biết cảm nhận những ca khúc mang âm hưởng dân ca từng vùng miền của đất nước. 2- Kỹ năng: - Đọc đúng cao độ, trường độ và kết hợp đánh nhịp bài TĐN số 4. - Nhận diện âm hưởng dân ca từng vùng miền qua các ca khúc. 3- Thái độ: - HS thêm yêu thích các bài hát mang âm hưởng dân ca nói riêng và các bài hát dân ca của dân tộc ta nói chung. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Tập ca khúc thiếu nhi. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, bảng phụ, máy hát. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9. - Thanh phách. 3. Kiểm tra bài cũ: 1- Hãy thể hiện bài hát Lí kéo chài. 2- Em hãy đọc bài TĐN số 4 kết hợp gõ tiết tấu? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Ôn tập TĐN số 4 - Đàn gam Rê thứ và cho HS đọc gam. - Đàn gam Rê thứ hòa thanh cho HS nhận diện . - Đọc gam Rê thứ theo đàn. - Đây là gam Rê thứ hồ thanh vì bậc VII là nốt Đô bị thăng lên nửa cung. - Đàn bài TĐN số 4 - Lắng nghe - Cho Hs đọc ôn bài TĐN - Đọc ôn bài TĐN theo đàn. Đọc ôn kết hợp gõ tiết tấu hoặc đánh nhịp Nội dung 2: ÂNTT Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca - Cho HS nghe bài hát Những cô gái quan họ của Phó Đức Phương - Lắng nghe và nhận xét: trong bài có sử dụng nhiều tiếng đệm không có nghĩa (í í i) giống dân ca. - Đây là một trong số rất nhiều ca khúc được khai thác từ chất liệu dân ca (ca khúc mang âm hưởng dân ca). - Em hãy kể một số bài hát em biết được khai thác từ chất liệu dân ca - Nêu tên và kể một số bài hát quen thuộc như: Cái bống, Đi học, Tiếng chim trong vườn Bác... - Mỗi vùng miền trên đất nước ta đều có những làn điệu dân ra riêng biệt, vì thế cũng có những ca khúc mang âm hưởng dân ca khác theo vùng miền. - Cho HS nghe và nhận diện dân ca vùng miền: 1- Niềm vui của em 2- Em nhớ Tây nguyên 3- Công ơn Bác Hồ 4- Cái Bống - Lắng nghe và nhận diện âm hưởng dân ca theo vùng. 1- Niềm vui của em 2- Em nhớ Tây nguyên 3- Công ơn Bác Hồ 4- Cái Bống - Ngồi các ca khúc thiếu nhi cũng có nhiều tác phẩm biết cho người lớn cũng mang âm hưởng dân ca như: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người, Ngọn lửa Cao nguyên, Tiếng hát giữa rừng Pác Pó, Đất nước lời ru, Huế thương (cho Hs nghe trích đoạn) - Lắng nghe và nêu cảm nhận của bản thân. * Đánh giá kết quả học tập: - HS đọc ôn TĐN số 4 đúng yêu cầu. - Đa số HS thích lắng nghe các ca khúc mang âm hưởng dân ca. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Củng cố, luyện tập thuần thục bài TĐN số 4. - Trả lời câu hỏi số 1 trang 41 SGK. 2- Bài sắp học: - Ôn luyện 2 bài hát: Nối vòng tay lớn (Trịnh Công Sơn), Lí kéo chài (dân ca Nam Bộ) - Ôn luyện 2 bài TĐN số 3 và số 4. - Xem lại công thức cấu tạo giọng Pha trưởng, Rê thứ. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Có thể cho HS nghe 3 ca khúc thiếu nhi: một mang âm hưởng dân cà và một không mang âm hưởng dân ca để HS nhận biết. TIẾT: 14 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: ÔN VÀ KIỂM TRA I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Nối vòng tay lớn và Lí kéo chài. - Biết cấu tạo gam Pha trưởng, gam Rê thứ, nhớ hóa biểu có 2 giọng Pha trưởng, Rê thứ. 2- Kỹ năng: - Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 3, 4. - Thể hiện được tình cảm sắc thái từng bài hát. - Xác lập gam trưởng và thứ chính xác. Ghép đúng giai điệu lời ca bài TĐN số 3, 4. 3- Thái độ: - Tích cực khi ôn tập và nghiêm túc cố gắng khi kiểm tra. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Nhạc lí cơ bản và nâng cao - NXB Âm nhạc - 2001. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, bảng phụ, máy hát. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9. - Thanh phách. 3. Kiểm tra bài cũ: Hãy thể hiện một bài hát mang âm hưởng dân ca mà em thích? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Ôn tập bài hát Nối vòng tay lớn Lí kéo chài - Cho Hs nghe lại 2 bài hát - Lắng nghe để nhớ lại giai điệu bài Nối vòng tay lớn và Lí kéo chài. - Cho HS khởi động giọng - Khởi động giọng theo đàn - Cho HS hát ôn mỗi bài 2 lần. - Hát ôn từng bài 2 lần theo đàn - Yêu cầu hát kết hợp động tác phụ họa. - Hát từng bài kết hợp thể hiện các động tác phụ họa. - Tổ chức cho từng nhóm biểu diễn. - Từng nhóm biểu diễn kết hợp các động tác phụ họa. Các nhóm còn lại nhận xét. Nội dung 2: Ôn tập TĐN số 3, 4 GV nhắc lại công thức cấu tạo gam trưởng vận dụng vào gam Pha trưởng, cấu tạo gam thứ vận dụng vào gam Rê thứ. - Lập công thức cấu tạo gam trưởng và gam thứ - Luyện đọc gam Pha trưởng, các nốt trụ của gam. - Đọc bài TĐN số 3 - Luyện đọc gam D moll, các nốt trụ của gam - Đọc bài TĐN số 4 Lưu ý: 2 giọng F dur và D moll có chung hóa biểu gọi là 2 giọng song song. GV kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm 3 - 4 HS). * Đánh giá kết quả học tập: - Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, thể hiện được tình cảm, t1nh chất từng bài hát. - Một số HS đọc bài TĐN số 4 còn sai tiết tấu. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Ôn tập 2 bài hát: Nối vòng tay lớn và Lí kéo chài. - Ôn tập 2 bài TĐN số 3, 4 2- Bài sắp học: - Học bài hát tự chọn: Ơi cuộc sống mến thương. V. RÚT KINH NGHIỆM:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docam nhac 9.doc
Tài liệu liên quan