Giáo án lớp 8 môn hóa học: Câu hỏi và bài tập kiểm tra

Tài liệu Giáo án lớp 8 môn hóa học: Câu hỏi và bài tập kiểm tra: Phần thứ nhất Câu hỏi và bài tập kiểm tra Chương I Các loại hợp chất vô cơ A– Kiến thức trọng tâm I. Phân loại các chất vô cơ II. Các khái niệm 1. Oxit Là hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi. * Công thức tổng quát : RxOy. * Tên gọi : Tên của R + hoá trị của R (nếu R có nhiều hoá trị) + "oxit". * Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước, là oxit của kim loại. * Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước, thường là oxit của phi kim. * Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. * Oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước. Thí dụ : – Oxit bazơ : CaO, canxi oxit – Oxit axit : SO2, lưu huỳnh(IV) oxit – Oxit lưỡng tính : Al2O3, nhôm oxit – Oxit không tạo muối : CO, cacbon(II) oxit 2. Bazơ Là hợp chất mà phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH). *...

doc38 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 8 môn hóa học: Câu hỏi và bài tập kiểm tra, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất Câu hỏi và bài tập kiểm tra Chương I Các loại hợp chất vô cơ A– Kiến thức trọng tâm I. Phân loại các chất vô cơ II. Các khái niệm 1. Oxit Là hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi. * Công thức tổng quát : RxOy. * Tên gọi : Tên của R + hoá trị của R (nếu R có nhiều hoá trị) + "oxit". * Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước, là oxit của kim loại. * Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước, thường là oxit của phi kim. * Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. * Oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước. Thí dụ : – Oxit bazơ : CaO, canxi oxit – Oxit axit : SO2, lưu huỳnh(IV) oxit – Oxit lưỡng tính : Al2O3, nhôm oxit – Oxit không tạo muối : CO, cacbon(II) oxit 2. Bazơ Là hợp chất mà phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH). * Công thức tổng quát : M(OH)n ; M : kim loại ; n : hoá trị của kim loại. * Tên gọi : Tên kim loại + hoá trị kim loại (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit. * Bazơ tan trong nước gọi là dung dịch bazơ hay kiềm. Thí dụ : Bazơ không tan : Fe(OH)2, sắt(II) hiđroxit ; Bazơ tan (kiềm) : NaOH, natri hiđroxit. 3. Axit Là hợp chất mà phân tử gồm một hoặc nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit. Những nguyên tử hiđro này có thể thay thế được bằng kim loại. * Công thức tổng quát : HnR (R : gốc axit , n : hoá trị của gốc axit). * Tên gọi : Tên gọi của axit không có oxi có đuôi "hiđric". Thí dụ : HCl, axit clohiđric. Tên gọi của axit có oxi có đuôi "ic" hoặc "ơ". Thí dụ : H2SO4, axit sunfuric ; H2SO3, axit sunfurơ. * Một số gốc axit thông thường : Kí hiệu Tên gọi Hoá trị – Cl clorua I = S sunfua II – NO3 nitrat I = SO4 sunfat II = SO3 sunfit II – HSO4 hiđrosunfat I – HSO3 hiđrosunfit I = CO3 cacbonat II – HCO3 hiđrocacbonat I º PO4 photphat III = HPO4 hiđrophotphat II – H2PO4 đihiđrophotphat I – OOCCH3 axetat I – AlO2 aluminat I 4. Muối – Muối là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại (hay nhóm NH4) liên kết với gốc axit. * Công thức tổng quát : MnRm (n : hoá trị gốc axit ; m : hoá trị kim loại). * Tên gọi : Tên kim loại (kèm hoá trị của kim loại nếu kim loại nhiều hoá trị) + tên gốc axit. – Muối axit là muối trong phân tử còn nguyên tử H có thể bị thay thế bằng nguyên tử kim loại. Thí dụ : Muối trung hoà : MgSO4 magie sunfat ; Muối axit : MgHSO4 magie hiđrosunfat. III. Tính chất 1. Tính chất các chất vô cơ được tóm tắt trong bảng sau : Kim loại Oxit bazơ Bazơ Muối H2O Phi kim Muối (1) Muối (2) Phi kim + Muối (3) Axit (4) Oxit axit Muối (5) Muối + H2O (6) Axit (7) Axit Muối + H2(() Kim loại tác dụng với axit H2SO4 đặc hay HNO3 không giải phóng hiđro. ) (8) Muối + H2O (9) Muối + H2O (10) Muối + Axit (11) Muối Muối + Kim loại (12) Muối + Bazơ (13) 2 muối mới (14) H2O Kiềm + H2 (15) Kiềm (16) 2. Thí dụ và điều kiện phản ứng 1. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 2. Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O 3. Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2 (Phi kim tham gia phản ứng có tính phi kim mạnh hơn phi kim trong muối) 4. Cl2 + H2O HCl + HClO 5. CaO + CO2 CaCO3 6. CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O (1) CO2 + NaOH NaHCO3 (2) (Bazơ phải là một kiềm.) * Chú ý : tuỳ tỉ lệ số mol oxit axit và số mol kiềm sẽ xảy ra phản ứng (1) hoặc (2) hay xảy ra cả phản ứng (1) và (2). 7. SO3 + H2O H2SO4 (Axit phải tan trong nước) 8. 2HCl + Fe FeCl2 + H2↑ (Kim loại tham gia phản ứng phải đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học của kim loại.) 9. CuO + 2HCl CuCl2 + H2O 10. H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O (1) H2SO4 + NaOH NaHSO4 + H2O (2) * Chú ý : Tuỳ tỉ lệ số mol axit và số mol kiềm sẽ xảy ra phản ứng (1) hoặc (2) hay xảy ra cả phản ứng (1) và (2). 11. 2HCl + CaCO3 CaCl2 + H2O + CO2 (Axit tham gia phản ứng có tính axit mạnh hơn axit tương ứng với muối) 12. Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag↓ (Muối tham gia phải tan, kim loại tham gia đứng trước kim loại trong muối theo dãy hoạt động hoá học của kim loại và không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.) 13. 2KOH + MgSO4 Mg(OH)2↓ + K2SO4 (Bazơ và muối tham gia phản ứng phải tan trong nước, sau phản ứng phải có ít nhất một chất kết tủa hoặc bay hơi). 14. Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 ↓ + 2NaCl (Hai muối tham gia phản ứng phải tan. Sau phản ứng phải có ít nhất một chất kết tủa hoặc bay hơi.) 15. 2K + 2H2O 2KOH + H2 (Kim loại phải tương ứng với kiềm) 16. Na2O + H2O 2NaOH (Oxit bazơ phải tương ứng với kiềm) 3. Một số phản ứng riêng a) Oxit 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2 2HgO 2Hg + O2 CuO + H2 Cu + H2O Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O b) Bazơ Cu(OH)2 CuO + H2O 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 KOH + KHSO4 K2SO4 + H2O 4NaOH + Mg(HCO3)2 Mg(OH)2↓ + 2Na2CO3 + 2H2O Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O c) Axit H2SO4, HNO3 đặc ở nhiệt độ thường không phản ứng với Al và Fe Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) CuSO4 + SO2↑ + 2H2O Fe + 4HNO3 (loãng) Fe(NO3)3 + NO + 2H2O d) Muối CaCO3 CaO + CO2 2NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2 NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O Fe + 2FeCl3 3FeCl2 Cu + Fe2(SO4)3 CuSO4 + 2FeSO4 IV. Phương pháp điều chế 1. Điều chế oxit Kim loại + oxi Phi kim + oxi Nhiệt phân muối Nhiệt phân bazơ không tan oxit Phi kim + hiđro (hợp chất khí với hiđro của phi kim tan trong nước) Oxit axit + nước Axit mạnh + muối (không bay hơi) (khan) axit 2. Điều chế axit 3. Điều chế bazơ Oxit bazơ + nước Kiềm + dung dịch muối điện phân dung dịch muối (có màng ngăn) Bazơ 4. Điều chế muối a) Từ hợp chất Axit + bazơ Axit + oxit bazơ Oxit Axit + dd bazơ Oxit Axit + oxit bazơ dd muối + dd muối dd bazơ + dd muối dd muối + axit b) Từ đơn chất Kim loại + phi kim Kim loại + axit Kim loại + dd muối Muối B- Câu hỏi Và BàI TậP kiểm tra I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan 1. Hãy chọn các công thức ở cột (II) sao cho phù hợp với loại oxit ở cột (I) : Cột (I) Cột (II) A. Oxit bazơ B. Oxit axit C. Oxit trung tính D. Oxit lưỡng tính 1. NO ; CO 2. Al2O3 ; ZnO 3. CO2 ; SO3 4. Mn2O7 ; CrO3 5. K2O ; CaO 2. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Cho các oxit : Fe2O3 ; Al2O3 ; CO2 ; N2O5 ; CO ; BaO ; SiO2 a) Oxit phản ứng với nước là : A. Fe2O3 ; CO2 ; N2O5 B. Al2O3 ; BaO ; SiO2 C. CO2 ; N2O5 ; BaO D. CO2 ; CO ; BaO b) Oxit phản ứng với axit là : A. Fe2O3 ; CO2 ; CO B. Al2O3 ; Fe2O3 ; BaO C. SiO2 ; CO2 ; N2O5 D. Fe2O3 ; BaO ; CO c) Oxit phản ứng với dung dịch bazơ là : A. N2O5 ; CO2 ; Al2O3 B. Fe2O3 ; Al2O3 ; CO2 C. CO2 ; N2O5 ; CO D. N2O5 ; BaO ; SiO2 3. Bảng sau là bản tường trình thí nghiệm của một học sinh. Hãy điền những thông tin còn thiếu trong bảng. TT Nội dung thí nghiệm Hiện tượng, viết PTHH 1 Cho một mẩu vôi sống vào ống nghiệm chứa nước rồi lắc kĩ, để yên ống nghiệm một thời gian. 2 Cho một ít bột P2O5 vào nước. 3 Cho một ít bột CuO màu đen vào ống nghiệm, thêm dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm, lắc kĩ. 4. Khí X có đặc điểm : – Là một oxit axit – Nặng hơn khí NO2 Khí X là : a. CO2 b. Cl2 c. HCl d. SO2 Hãy chọn đáp án đúng. 5. Chỉ dùng thêm nước và giấy quỳ tím có thể phân biệt được các oxit : A. MgO; Na2O; K2O B. P2O5; MgO; K2O C. Al2O3; ZnO; Na2O D. SiO2; MgO; FeO. Hãy chọn đáp án đúng. 6. Trong thành phần khí thải công nghiệp có các khí SO2 ; NO ; NO2 ; NH3 ; CO2 ; CO ; N2. Khí gây ra hiện tượng mưa axit là : A. SO2 ; CO ; NO2 B. NO ; NO2 ; NH3 C. NO2 ; N2 ; CO2 D. SO2 ; NO2 ; CO2 Hãy chọn đáp án đúng. 7. Cho các chất : Cu ; MgO ; NaNO3 ; CaCO3 ; Mg(OH)2 ; HCl ; Fe ; CO2. Axit sunfuric loãng phản ứng được với : A. Cu ; MgO ; CaCO3 ; Mg(OH)2 B. MgO ; CaCO3 ; Mg(OH)2 ; Fe C. CaCO3 ; HCl ; Fe ; CO2 D. Fe ; MgO ; NaNO3 ; HCl Hãy chọn đáp án đúng. 8. Trong những tính chất sau, tính chất nào không phải tính chất của axit : A. Vị chua. B. Phản ứng với kim loại giải phóng khí H2. C. Phản ứng với oxit axit. D. Phản ứng với muối. Chọn câu trả lời đúng. 9. Trong dạ dày người có một lượng axit HCl ổn định và axit này có tác dụng trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Vì lí do nào đó lượng axit này tăng lên sẽ gây nên hiện tượng đau dạ dày. Muối sau được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày : A. NaHCO3 B. CaCO3 C. NaCl D. KNO3 Chọn muối thích hợp. 10. Cho các chất : CuO ; SO2 ; H2SO4 ; Cu(OH)2 ; Al2O3 ; Fe ; K2SO4 ; CuSO4. Dung dịch NaOH phản ứng được với : A. Al2O3 ; Fe ; K2SO4 ; SO2 B. Al2O3 ; H2SO4 ; SO2 ; CuSO4 C. SO2 ; H2SO4 ; Cu(OH)2 ; Al2O3 D. H2SO4 ; Al2O3 ; Fe ; CuSO4 Hãy chọn đáp án đúng. 11. Chất X có các tính chất : – Tan trong nước tạo dung dịch X. – Dung dịch X phản ứng được với dung dịch Na2SO4. – Làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng. X là : A. KCl C. Ba(OH)2 B. KOH D. BaCl2 Hãy chọn đáp án đúng. 12. Ghi hiện tượng thí nghiệm thích hợp vào ô trống trong bảng sau : STT Thí nghiệm Hiện tượng 1 Nhỏ vài giọt dung dịch KOH lên mẩu giấy quỳ tím 2 Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch trên 3 Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. 4 Cho từ từ tới dư dung dịch KOH vào dung dịch CuSO4 13. Để có dung dịch NaOH nồng độ 0,2M, người ta đã làm như sau : A. Cân 2 g NaOH cho vào 100 ml H2O khuấy đều. B. Cân 0,8 g NaOH cho vào cốc thuỷ tinh đựng nước, khuấy đều cho NaOH tan hết, thêm H2O cho đủ 100 ml. C. Cân 0,8 g NaOH cho vào cốc thuỷ tinh chứa 100 g H2O. D. Cân 0,2 g NaOH cho vào 100 g H2O, khuấy đều. Chọn cách làm đúng. 14. Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng, kết luận nào sai ? a) Mọi axit đều tan trong nước. b) Các bazơ đều làm quỳ tím chuyển màu xanh. c) Các chất kiềm đều là các bazơ. d) Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính. e) H2SO4 và Mg(OH)2 đều là những hiđroxit. 15. Cho các muối : NaCl ; CuSO4 ; AgNO3 ; KNO3. Các muối có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là : A. NaCl ; CuSO4 ; AgNO3 B. CuSO4 ; MgCl2 ; KNO3 C. AgNO3 ; KNO3 ; NaCl D. KNO3 ; BaCl2 ; Na2CO3 Hãy chọn đáp án đúng. 16. Nung hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 đến khối lượng không đổi thu được 3,8 g chất rắn và giải phóng 1,68 lít khí CO2 (đktc). Hàm lượng MgCO3 trong hỗn hợp là : A. 30,57 % C. 29,58 % B. 30% D. 28,85 % Chọn đáp số đúng. 17. Nhôm oxit lẫn tạp chất Fe2O3 và SiO2, có thể dùng các chất sau để làm sạch nhôm oxit : A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl. D. Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4. Chọn đáp án đúng. 18. Cho 1 mẩu kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng hoá học nào đúng, hiện tượng hoá học nào sai ? a) Giải phóng đồng kim loại. b) Có khí H2 thoát ra. c) Có kết tủa xanh. d) Có kết tủa trắng. e) Dung dịch màu xanh đậm hơn. f) Dung dịch mất màu xanh. 19. Hãy điền các công thức muối thích hợp ở cột (II) cho phù hợp với tính chất nêu ở cột (I). Tính chất (I) Công thức muối (II) A. Dung dịch có màu xanh B. Dung dịch màu tím C. Không tan trong dung dịch HCl D. Phản ứng với axit HCl tạo chất khí E. Phản ứng với dung dịch HNO3 tạo kết tủa 1. BaSO4 2. CaCO3 3. CuSO4 4. NaAlO2 5. KMnO4 6. NaNO3 20. Hãy điền những vai trò của các loại phân bón đối với cây trồng trong cột (II) cho phù hợp với loại phân bón ở cột (I). Loại phân bón (I) Vai trò với cây trồng (II) A. (NH4)2SO4 B. CO(NH2)2 C. KCl D. Ca(H2PO4)2 E. (NH4)2HPO4 1. Tổng hợp nên chất diệp lục 2. Kích thích bộ rễ phát triển 3. Kích thích cây phát triển mạnh 4. Kích thích cây ra hoa, và tạo hạt 5. Chống rét cho cây trồng 6. Giúp thực vật tổng hợp protein 21. Trên bao bì một loại phân bón kép NPK có ghi 20.10.10. Cách ghi trên có ý nghĩa : A. 20% N ; 10% P ; 10% K. B. 20% N ; 10% P2O5 ; 10% K2O. C. 20% N2O5 ; 10% P2O5 ; 10% K2O. D. 20% (NH2)2CO ; 10% Ca(H2PO4)2 ; 10% KCl. Chọn đáp án đúng. 22. Muối M có các tính chất sau : – Chất bột màu trắng. – Tan trong nước. – Phản ứng với dung dịch NaOH tạo kết tủa trắng. – Bị nhiệt phân khi nung nóng. Muối M là : A. CaCO3 B. MgSO4 C. NaHCO3 D. Ca(HCO3)2 Hãy chọn đáp án đúng. 23. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ? a) Số nguyên tử Fe trong 2,8 g Fe nhiều hơn số nguyên tử Mg có trong 1,4 g Mg. b) Dung dịch muối ăn là một hỗn hợp. c) 0,5 mol O có khối lượng 8 g. d) 1 nguyên tử Ca có khối lượng 40 g. II. Câu hỏi và bài tập tự luận 1. Cho các oxit có công thức sau : Na2O ; SO2 ; P2O5 ; BaO ; CuO a) Phân loại và gọi tên các oxit trên. b) Oxit nào có thể phản ứng được với nhau ? Viết phương trình hoá học. 2. P2O5 ; CaO là 2 chất được dùng làm chất hút ẩm. a) Giải thích vì sao chúng được dùng làm chất hút ẩm ? b) P2O5 hay CaO không làm khô được khí nào trong các khí sau : N2 ; CO2 ; O2 ; SO2. Giải thích, viết PTHH. 3. a) Hãy vẽ biểu đồ hình tròn biểu thị việc sử dụng CaO hàng năm trên thế giới : Mục đích sử dụng % Công nghiệp luyện kim Nguyên liệu cho công nghiệp hoá học Chất bảo vệ môi trường Trong ngành xây dựng Chế tạo vật liệu chịu lửa 45% 30% 10% 10% 5% b) Hãy lấy thí dụ cho mỗi mục đích trên. 4. Nêu cách phân biệt từng chất trong hỗn hợp các chất sau. (Viết PTHH nếu có). a) Na2O và MgO b) CO2 và N2 c) P2O5 và SiO2 5. Hoà tan 2 g SO3 vào 100 ml H2O. a) Tính nồng độ mol của dung dịch thu được (sự thay đổi thể tích nước khi hoà tan SO3 là không đáng kể). b) Tính nồng độ % của dung dịch (khối lượng riêng của nước 1 g/ml). 6. Tính khối lượng vôi sống (tấn) thu được khi nung 15 tấn đá vôi có hàm lượng 90% CaCO3. Hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. 7. ở điều kiện tiêu chuẩn, 1,68 lít hỗn hợp khí M gồm khí SO2 và khí CO2 có khối lượng 4,3 g. Tính thành phần % theo thể tích các khí trong hỗn hợp M. 8. Hoà tan 2 g oxit của một kim loại hoá trị II bằng dung dịch axit HCl. Lượng axit HCl 0,5M cần dùng là 200 ml. Xác định công thức oxit. 9. Nêu hiện tượng, viết PTHH cho các thí nghiệm sau : a) Cho một ít bột CuO vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 loãng. b) Sục khí SO2 vào dung dịch Ba(OH)2. c) Cho một ít bột Al2O3 vào dung dịch NaOH. d) Dẫn luồng khí CO qua bột CuO nung nóng. 10. a) Viết 2 phương trình hoá học điều chế canxi oxit (trong đó có phản ứng dùng trong sản xuất công nghiệp). b) Viết 4 phương trình hoá học điều chế khí sunfurơ (trong đó có phản ứng dùng trong sản xuất công nghiệp). 11. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau bằng các phương trình hoá học : + A + B SO2 X Y + A + B Z Q 12. Dẫn 672 ml (đktc) khí SO2 qua dung dịch KOH. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 3,98 g chất rắn. Tính khối lượng KOH có trong dung dịch. Buret 13. Để xác định nồng độ mol của một dung dịch axit H2SO4 người ta đã dùng phương pháp chuẩn độ. Cho dung dịch axit H2SO4 vào cốc thuỷ tinh 200 ml, nhỏ thêm vào cốc vài giọt dung dịch phenolphtalein. Cho từ từ dung dịch NaOH nồng độ 0,5 M (qua buret) vào dung dịch axit (xem hình vẽ bên) đến khi màu hồng của phenolphtalein bắt đầu xuất hiện. Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là 30,5 ml. Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4. 14. Cho Fe lấy dư phản ứng với 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp hai axit H2SO4 và HCl. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn tăng so với khối lượng Fe ban đầu là 4,05 g. Xác định nồng độ mol hai axit. 15. Dựa vào thang pH trong SGK hãy : a) Xác định khoảng pH của các dung dịch : nước chanh ép, giấm ăn, bột nở, amoniac. b) Cho biết ưu, nhược điểm cách xác định pH của dung dịch bằng phương pháp so màu. 16. Lập sơ đồ nhận biết các dung dịch không có nhãn sau : H2SO4 ; NaOH ; HCl ; Ba(OH)2. 17. Hoàn thành các phương trình hoá học sau: 1. Fe + CuSO4 2. BaCl2 + H2SO4 3. MgCl2 + AgNO3 4. MgSO4 + NaOH 5. KMnO4 Hãy cho biết mỗi phản ứng trên thể hiện tính chất nào của muối. 18. Cho các muối : Al2(SO4)3 ; NaCl ; KHSO4 ; KMnO4 ; CuSO4.5H2O ; NaAlO2 ; KH2PO3 ; Mg(HCO3)2 ; KAl(SO4)2.12H2O. Hãy phân loại các muối trên theo các đề mục sau : a) Muối trung tính. b) Mụối axit. c) Muối kép. d) Muối ngậm nước. 19. Có 4 dung dịch bị mất nhãn : H2SO4 ; NaOH ; MgCl2 ; NaNO3. Chỉ dùng thêm dung dịch phenolphtalein, hãy nhận biết mỗi dung dịch (viết các phương trình hoá học xảy ra, nếu có. 20. Khử hoàn toàn 0,8 g oxit kim loại X cần dùng 336 ml khí H2 (đktc). Cho lượng kim loại thu được phản ứng với dung dịch axit HCl lấy dư thu được 224 ml khí H2 (đktc). Xác định công thức oxit của kim loại X. 21. Từ Cu kim loại viết 3 phương trình hoá học điều chế trực tiếp CuSO4. 22. Cho các dung dịch : Na2SO4 ; HCl ; Na2CO3 ; BaCl2. Có thể dùng các cách sau để nhận ra từng dung dịch : a) Một kim loại ; b) Một muối ; c) Không dùng thêm thuốc thử. Nêu cách nhận biết và viết phương trình hoá học của phản ứng. 23. Viết 6 phương trình hoá học khác nhau đều tạo thành một trong các sản phẩm là CaCO3. 24. Hãy lấy thí dụ bằng phương trình hoá học cho các trường hợp sau : a) muối + muối muối + khí b) muối + kim loại muối + kim loại c) muối + kim loại 2 muối d) muối + kiềm 2 muối +...... e) muối + axit muối + khí +..... 25. Thuốc nổ đen có thành phần : muối kali nitrat (diêm tiêu), lưu huỳnh (diêm sinh) và cacbon (than). Khi thuốc nổ đen nổ xảy ra phản ứng : a) Hoàn thành phương trình hoá học của phản ứng ; b) Tính tỉ lệ % khối lượng các nguyên liệu tạo nên thuốc nổ đen. 26. Tính khối lượng tinh bột (gluxit) mà cây xanh tổng hợp được bằng quá trình quang hợp nếu quá trình đó giải phóng 134,4 m3 khí oxi (đktc). Biết trong quá trình tổng hợp, tỉ lệ giữa số mol CO2 và số mol H2O là 6 : 5. Hiệu suất quá trình tổng hợp đạt 80%. 27. Có ba mẫu phân bón bị mất nhãn là : (NH4)2SO4 ; Ca(H2PO4)2 ; KCl. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, nêu cách nhận ra từng loại phân bón. 28. Để một mẩu vôi sống (CaO) trong không khí, sau một thời gian mẩu vôi sống chuyển thành chất bột màu trắng xám. Cho biết thành phần hoá học của chất bột màu trắng xám, giải thích, viết các phương trình hoá học. 29. Cho sơ đồ phản ứng Viết các phương trình hoá học của phản ứng theo sơ đồ trên. 30. Cho các oxit : Na2O, CO2, CaO, Fe2O3, SO3. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra (nếu có) của mỗi oxit này lần lượt tác dụng với nước, axit clohiđric, dung dịch natri hiđroxit. 31. Nêu tính chất hoá học chung của axit. Mỗi tính chất, viết hai phương trình phản ứng để minh họa. 32. Trình bày tính chất hoá học của bazơ. 33. Hãy gọi tên các chất dưới đây và chỉ ra trong số các chất này, chất nào là oxit axit, oxit bazơ, bazơ kiềm, bazơ không tan, muối, axit : CuSO4, CO2, NaOH, KCl, CaCO3, Mg(OH)2, Al2O3, Fe(OH)3, NaCl, SO2, SO3, P2O5, Fe2O3, Fe3O4, FeSO4, FeCl3, Al(NO3)3, HNO3 và H3PO4. 34. Có hai chất (dạng bột) là canxi oxit và anhiđrit photphoric được chứa trong hai ống nghiệm riêng biệt. Hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt hai chất này (nêu rõ cách làm, hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học). 35. Nêu tính chất hoá học của muối, viết các phương trình hoá học để minh họa. 36. Hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng ghi dưới đây : a) H3PO4 + Ca(NO3)2 b) HNO3 + CaCO3 c) Al(NO3)3 + Na3PO4 d) MgSO4 + KOH đ) FeCl3 + NaOH e) AgNO3 + NaCl 37. Điền công thức các chất vào chỗ có dấu chấm hỏi và hoàn thành các phương trình hoá học sau : a) BaCl2 + ? NaCl + ? b) Na2CO3 + ? NaNO3 + ? c) FeCl2 + ? NaCl + ? d) AgNO3 + ? Fe(NO3)3 + ? 38. a) Tìm số phân tử H2O để có khối lượng bằng khối lượng của 0,25 mol Mg. b) Xác định hoá trị của N trong các hợp chất sau : NH3 ; NO2 ; NxOy. 39. Sau một thời gian nung đá vôi, thấy khối lượng chất rắn ban đầu giảm 22%. Biết khối lượng đá vôi ban đầu là 50 g, tính khối lượng đá vôi đã bị phân huỷ. 40. Trên 2 đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 cân ở vị trí thăng bằng. – Cho 25 g CaCO3 vào cốc đựng dung dịch HCl . – Cho a g Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4 . Cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính a. 41. Cho các chất : Cu, CuO, MgCO3, Mg, MgO. Chất nào tác dụng với dung dịch HCl sinh ra : 1. Chất khí cháy được trong không khí. 2. Chất khí làm đục nước vôi trong. 3. Dung dịch có màu xanh lam. 4. Dung dịch không màu và nước. Viết các phương trình hoá học của phản ứng. 42. Viết các phương trình phản ứng thực hiện những chuyển hoá hoá học theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện nếu có) : a) CaCO3 CaO Ca(OH)2 CaCl2 Ca(NO3)2 b) FeS2 SO2 SO3 H2SO4 MgSO4 43. Cho các chất : Đồng(II) oxit, axit clohiđric, dung dịch natri hiđroxit, bari sunfat, magie sunfat. Những cặp chất nào tác dụng được với nhau ? Viết phương trình hoá học của phản ứng (nếu có). 44. Có ba ống nghiệm, mỗi ống đựng một dung dịch chất sau đây : H2SO4, Na2SO4, NaCl. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết mỗi dung dịch, viết phương trình hoá học của phản ứng (nếu có) để giải thích. III. Đề kiểm tra 1. Đề 15 phút Đề 1 Câu 1. Điền vào chỗ trống công thức hoá học và hệ số thích hợp để hoàn thành các phương trình hoá học sau : a) Al2(SO4)3 +....... đ 2Al(NO3)3 + 3BaSO4 b) CaCO3 +..... đ CaCl2 + H2O + CO2 (k) c) CuO + 2HCl đ ...... + H2O d) ...... + 3HCl đ FeCl3 + 3H2O e) Mg +....... đ MgCl2 + H2 (k) Câu 2. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau : Cặp chất nào cho dưới đây phản ứng được với nhau chỉ tạo muối và nước ? A. Sắt và axit sunfuric. B. Natri cacbonat và axit sunfuric. C. Bạc nitrat và axit clohiđric. D. Kali hiđroxit và axit nitric. Câu 3. 3,10 gam Na2O được hoà tan trong nước để được 100 ml dung dịch. Nồng độ của dung dịch là : A. 0,05 M B. 0,005 M C. 0,10 M D. 0,01 M Chọn đáp số đúng. Đề 2 Câu 1. Cho các chất: NaCl, H2SO4, CaO, SO2, H2O, Mg. Số cặp chất có thể phản ứng được với nhau là : A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 Chọn đáp số đúng. Câu 2. Hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng sau bằng cách điền vào chỗ trống .... công thức hoá học và hệ số thích hợp : a) FeO + ....... FeCl2 + ....... b) ....... + NaOH Na2CO3 + ....... c) BaCO3 + ....... BaCl2 + ....... + H2O d) Cu + ....... CuSO4 + ....... Câu 3. 1. Nêu điều kiện để phản ứng giữa hai muối xảy ra. 2. Có các chất sau đây : Ca(OH)2, HCl, Fe, CO2, Na2CO3. Cho các chất trên tác dụng với nhau từng đôi một. Viết các phương trình hoá học xảy ra (nếu có). 2. Đề 45 phút Đề 1 Phần I. Trắc nghiệm khách quan Chọn đáp án đúng trong các câu sau : Câu 1. Đơn chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí : A. Cacbon B. Sắt C. Đồng D. Bạc Câu 2. Chất có thể tác dụng với nước cho một dung dịch làm cho phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng : A. CO2 B. K2O C. P2O5 D. SO2 Câu 3. Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ : A. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH. B. 1 mol HCl và 1 mol KOH. C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl. D. 1 mol H2SO4 và 1,7 mol NaOH. Phần II. Tự luận Câu 4. Cho những chất sau : CuO, MgO, H2O, SO2, CO2. Hãy chọn những chất thích hợp để điền vào chỗ trống và hoàn thành các phương trình hoá học của sơ đồ phản ứng sau : A. HCl + ... đ CuCl2 + ... B. H2SO4 + Na2SO3 đ Na2SO4 + H2O + ... C. Mg(OH)2 đ ... + H2O D. 2HCl + CaCO3 đ CaCl2 + ... + H2O Câu 5. Có 2 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn Na2CO3 và Na2SO4. Hãy chọn một thuốc thử để nhận biết mỗi chất trên. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. Câu 6. Một dung dịch chứa 10 gam NaOH tác dụng với một dung dịch chứa 10 gam HNO3. Thử dung dịch sau khi phản ứng bằng giấy quỳ. Hãy cho biết màu quỳ tím biến đổi như thế nào ? Giải thích và viết phương trình hoá học. (Na = 23. O = 16, H = 1, N = 14) Đề 2 Phần I. Trắc nghiệm khác quan Câu 1. Chọn đáp án đúng trong các câu sau : Cho các chất có công thức : NaCl, CO2, NaOH, CaCO3, Mg(OH)2, Mg(NO3)2, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3, CO, CuSO4, P2O5, Al(NO3)3, HNO3, H3PO4, SiO2, SO2, SO3. Dãy chất thuộc loại : 1. Oxit axit là A. CO2, P2O5, CO, SiO2, SO2, SO3 B. CO, CO2, P2O5, SO2, SO3 C. CO2, SiO2, P2O5, SO2, SO3 D. CO2, P2O5, SO2, SO3, Fe2O3 2. Bazơ kiềm là A. NaCl, NaOH, Mg(OH)2, Mg(NO3)2, Fe(OH)3, Fe2O3 B. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3 C. NaOH, Mg(OH)2 D. NaOH 3. Bazơ không tan là A. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Fe2O3. B. Mg(OH)2, Fe(OH)3, H3PO4. C. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3. D. Mg(OH)2, Fe(OH)3. Câu 2. Hãy chọn đáp án đúng : 1. Có 3 kim loại : sắt, bạc, nhôm. Có thể phân biệt 3 kim loại này bằng : A. Dung dịch CuSO4 B. Dung dịch NaOH và HCl C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch HCl 2. Cặp chất nào dưới đây không phản ứng được với nhau : A. Dung dịch kali cacbonat và dung dịch canxi nitrat B. Dung dịch kali cacbonat và axit clohiđric C. Khí CO2 và dung dịch canxi clorua. D. Dung dịch kali hiđroxit và axit nitric Phần II. Tự luận Câu 3. Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy biến hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). Na Na2O NaOH NaCl NaNO3 Câu 4. Hoà tan 4 gam NaOH vào 200 ml H2O tạo thành dung dịch A. 1. Tính C% dung dịch A. 2. Trung hoà hoàn toàn dung dịch A bằng 200 ml dung dịch H2SO4 nồng độ x (M). Tính x. C. hướng dẫn Trả lời câu hỏi và bài tập kiểm tra I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan 1. A – 5 ; B – 3, 4 ; C – 1 ; D – 2 2. 2a) Câu C. 2b) Câu B. 2c) Câu A. 3. TT Nội dung thí nghiệm Hiện tượng, viết PTHH 1 Cho một mẩu vôi sống vào ống nghiệm chứa nước rồi lắc kĩ, để yên ống nghiệm một thời gian. Mẩu vôi sống tan một phần, phần còn lại không tan lắng xuống đáy ống nghiệm, ống nghiệm nóng lên : CaO + H2O Ca(OH)2 + Q 2 Cho một ít bột P2O5 vào nước. Bột P2O5 tan, toả nhiệt : P2O5 + 3H2O 2H3PO4 + Q 3 Cho một ít bột CuO màu đen vào ống nghiệm, thêm dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm, lắc kĩ. Bột CuO tan ra, dung dịch có màu xanh : CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O 4. Câu D. 5. Câu B. 6. Câu D. 7. Câu B. 8. Câu C. 9. Câu A. 10. Câu B. 11. Câu C. 12. STT Thí nghiệm Hiện tượng 1 Nhỏ vài giọt dung dịch KOH lên mẩu giấy quỳ tím. Giấy quỳ tím chuyển màu xanh. 2 Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch trên. Đầu tiên dung dịch không màu, sau đó chuyển màu hồng. 3 Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Đầu tiên xuất hiện kết tủa keo, sau đó kết tủa tan dần. 4 Cho từ từ tới dư dung dịch KOH vào dung dịch CuSO4. Xuất hiện kết tủa màu xanh, dung dịch nhạt màu dần và sau đó mất màu. 13. Câu B. 14. Kết luận đúng: c) ; e) ; Kết luận sai: a) ; b) ; d). 15. Câu B. 16. Câu C. 17. Câu C. 18. Hiện tượng đúng : b) ; c) ; Hiện tượng sai : a) ; d) ; e) ; f. 19. A – 3 ; B – 5 ; C – 1 ; D – 2, 5 ; E – 4. 20. A : 3, 6 ; B : 3 ; C : 1, 4, 5 ; D : 1, 2 ; E : 2, 3. 21. Câu B. 22. Câu D. 23. Câu đúng : b) ; c). Câu sai : a) ; d). II. Câu hỏi và bài tập tự luận 1. a) oxit bazơ : Na2O ; BaO ; CuO ; Oxit axit: SO2 ; P2O5. b) Na2O + SO2 Na2SO3 3Na2O + P2O5 2Na3PO4 BaO + SO2 BaSO3 3BaO + P2O5 Ba3(PO4)2 2. a) Vì P2O5 ; CaO kết hợp được với nước. b) CaO không làm khô được khí CO2 ; SO2 vì : CaO + CO2 CaCO3 CaO + SO2 CaSO3 3. a) Biểu đồ hình tròn biểu thị việc sử dụng CaO hàng năm trên thế giới : b) – Công nghiệp luyện kim : Tạo xỉ trong lò cao : CaO + SiO2 CaSiO3 – Nguyên liệu cho công nghiệp hoá học : Sản xuất bột nhẹ CaCO3. – Chất bảo vệ môi trường : Sản xuất clorua vôi (CaOCl2). – Trong ngành xây dựng : Sản xuất xi măng. – Chế tạo vật liệu chịu lửa. 4. a) Hoà tan vào nước, Na2O tan còn MgO không tan : Na2O + H2O 2NaOH b) Sục hỗn hợp khí vào dung dịch Ca(OH)2 dư, khí CO2 bị giữ lại do tạo kết tủa trắng, khí N2 không phản ứng : CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O c) Hoà tan vào nước, P2O5 tan SiO2 không tan : P2O5 + 3H2O 2H3PO4 5. a) Nồng độ mol của dung dịch thu được là: 0,25M. b) PTHH : SO3 + H2O H2SO4 Khối lượng axit : 0,025 . 98 = 2,45 (g) = 2,40% 6. PTHH : CaCO3 CaO + CO2 Khối lượng CaCO3 có trong đá vôi : 0,9.15 = 13,5 (tấn). Khối lượng CaO thu được theo lí thuyết : = 7,56 (tấn). Khối lượng CaO thực tế thu được : 7,56.0,85 = 6,426 (tấn). 7. = 0,05 mol chiếm 66,67% về thể tích. = 0,025 mol chiếm 33,33% về thể tích. 8. MgO. 9. a) Bột CuO tan, dung dịch có màu xanh : CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O b) Có kết tủa trắng : SO2 + Ba(OH)2 BaSO3¯ + H2O c) Bột Al2O3 tan ra : Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O d) Bột CuO từ màu đen chuyển dần sang màu đỏ : CuO + CO Cu + CO2 10. a) CaCO3 CaO + CO2 (1) 2Ca + O2 2CaO (2) Phản ứng (1) dùng trong công nghiệp b) S + O2 SO2 (1) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 (2) 2NaHSO3 Na2SO3 + SO2 + H2O (3) Na2SO3 + 2HCl 2NaCl + SO2 + H2O (4) Phản ứng (2) dùng trong công nghiệp. 11. X : S ; Y : FeS2 ; A : O2 ; B : NaOH ; Q : NaHSO3 ; Z : Na2SO3 12. PTHH : SO2 + 2KOH K2SO3 + H2O (1) SO2 + KOH KHSO3 (2) = = 0,03 (mol) * Nếu chỉ xảy ra phản ứng (1) tức lượng KOH đủ hoặc dư. mChất rắn = + m KOH (dư) = 3,98 = 158 . 0,03 = 4,74 > 3,98 vô lí * Nếu chỉ xảy ra phản ứng (2) tức lượng KOH đủ theo phương trình phản ứng hoặc thiếu. Số mol SO2 tham gia phản ứng = Số mol KHSO3 = = 0,0332 > 0,03 vô lí. Vậy chất rắn sau phản ứng là hỗn hợp hai muối : Gọi số mol K2SO3 trong hỗn hợp là x; số mol KHSO3 trong hỗn hợp là y. Có hệ phương trình : 158x + 120y = 3,98 x + y = 0,03 Giải ra được : x = 0,01 mol ; y = 0,02 mol. Vậy khối lượng KOH có trong dung dịch : (0,01.2 + 0,02).56 = 2,24 (g) 13. Phương trình hoá học : 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O nNaOH = 0,0305.0,5 = 0,01525 (mol) Theo phương trình hoá học : nNaOH = 2 ị = = 0,007625 (mol) Nồng độ dung dịch H2SO4 là : = 0,038 (M) 14. PTHH : Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (1) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2) Theo pthh (1), (2) : = = = 0,05 (mol) x + y = 0,05 Theo PTHH (1) khối lượng tăng sau phản ứng : 96x Theo PTHH (2) khối lượng tăng sau phản ứng : 71y ị 96x + 71y = 4,05 Có hệ phương trình : 96x + 71y = 4,05 x + y = 0,05 Giải được: x = 0,02 ; y = 0,03 = = 0,04 (mol/l) ; CM(HCl) = = 0,06 (mol/l) 15. a) + Dung dịch nước chanh ép: 2 < pH < 3 + Giấm ăn : 5 + Bột nở : 9 + Amoniac: 11 H2SO4 ; NaOH ; HCl ; Ba(OH)2 16. màu đỏ + quỳ tím màu xanh H2SO4 ; HCl NaOH ; Ba(OH)2 Kết tủa trắng + dd BaCl2 Không có kết tủa H2SO4 HCl Kết tủa trắng + dd Na2SO4 Không có kết tủa Ba(OH)2 NaOH 17. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu (dd muối tác dụng với kim loại) BaCl2 + H2SO4 BaSO4¯ + 2HCl (muối tác dụng với axit) MgCl2 + 2AgNO3 Mg(NO3)2 + 2AgCl¯ (muối tác dụng với muối) MgSO4 + 2NaOH Mg(OH)2 + Na2SO4 (dd muối tác dụng với dd bazơ) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 (muối bị nhiệt phân) 18. a) Muối trung tính : Al2(SO4)3 ; NaCl ; KMnO4 ; NaAlO2. b) Mụối axit : KHSO4 ; KH2PO3 ; Mg(HCO3)2. c) Muối kép : KAl(SO4)2.12H2O. d) Muối ngậm nước : CuSO4.5H2O ; KAl(SO4)2.12H2O. 19. – Dùng phenolphtalein nhận ra dd NaOH : có màu hồng. – Dùng dd NaOH có phenolphtalein (màu hồng) cho lần lượt vào các dd còn lại. Thấy : + dd làm mất màu hồng của dd NaOH là dd H2SO4 H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O + dd tạo kết tủa trắng là dd MgCl2, còn lại là dd NaNO3 MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl 20. Lượng khí H2 cần dùng để khử hết oxit nhiều hơn lượng khí H2 giải phóng bởi kim loại khi tác dụng với dung dịch axit dư chứng tỏ kim loại trong oxit có nhiều hoá trị. Phương trình hoá học (kí hiệu kim loại là A) : A2Ox + xH2 2A + xH2O (1) 2A + 2yHCl 2ACly + yH2 (2) Giả sử số mol A2Ox là a. Ta có : (theo PTHH (1) và (2)) Vậy, kim loại có hoá trị 2 và 3. ị 3a = 0,015 ị a = 0,005 (mol). ị A = 56. Kim loại là Fe, công thức oxit là Fe2O3. 21. Cu + 2H2SO4 đ,n đ CuSO4 + SO2 + 2H2O Cu + HgSO4 đ CuSO4 + Hg Cu + Fe2(SO4)3 đ CuSO4 + 2FeSO4 22. a) Dùng kim loại Fe. Nhận ra dung dịch HCl : có khí thoát ra Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2 – Dùng dung dịch HCl nhận ra dung dịch Na2CO3 : có khí thoát ra 2HCl + Na2CO3 đ 2NaCl + H2O + CO2 – Dùng dung dịch Na2CO3 nhận ra dung dịch BaCl2 : có kết tủa trắng Na2CO3 + BaCl2 đ BaCO3 + 2NaCl Còn lại là dung dịch Na2SO4. b) Dùng muối K2CO3. – Nhận ra dung dịch HCl : có khí không màu thoát ra K2CO3 + 2HCl đ 2KCl + H2O + CO2 – Nhận ra dung dịch BaCl2 : có kết tủa trắng BaCl2 + K2CO3 đ BaCO3 + 2KCl – Dùng dung dịch HCl nhận ra dung dịch Na2CO3 (như phần a). c) Không dùng thêm thuốc thử Chia dung dịch cần nhận biết thành nhiều ống nhỏ có đánh số thứ tự từng loại dung dịch. Tiến hành đổ từng dung dịch lần lượt vào các dung dịch còn lại. Kết quả thu được như sau : Na2SO4 Na2CO3 HCl BaCl2 Na2SO4 – – ¯ Na2CO3 – ư ¯ HCl – ư – BaCl2 ¯ ¯ – Kết luận 1 ¯ 1¯ ; 1ư 1ư 2¯ – Dung dịch nào khi nhỏ vào 3 dd còn lại cho 1 trường hợp tạo kết tủa là dung dịch Na2SO4. – Dung dịch cho 1 trường hợp kết tủa, 1 trường hợp khí thoát ra là dung dịch HCl. – Dung dịch cho 2 trường hợp tạo kết tủa là dung dịch BaCl2. Các phương trình hoá học : 2HCl + Na2CO3 2NaCl + H2O + CO2 Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl Na2CO3 + BaCl2 BaCO3 + 2NaCl 23. 1. CaO + CO2 CaCO3 2. Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O 3. CaCl2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaCl 4. Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2 5. Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaOH 6. Ca(OH)2 + H2CO3 CaCO3 + 2H2O 24. a) Na2CO3 + 2NaHSO4 2Na2SO4 + H2O + CO2ư b) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu¯ c) Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2 d) 2NaHSO4 + 2KOH Na2SO4 + K2SO4 + 2H2O e) K2CO3 + 2HCl 2KCl + H2O + CO2 25. a) b) % KNO3 = 74,81 % ; %S = 11,85 % ; % C = 13,34 %. 26. Số mol Phương trình hoá học : nCO2 + mH2O đ Cn(H2O)m + nO2 Theo PTHH số mol CO2 : số mol H2O = 6 : 5. số mol H2O = 5000 mol Khối lượng tinh bột tổng hợp được là : [(6000.44 + 5000.18) – 6000.32].0,8 = 129600 (g) hay 129,6 kg. 27. Dùng dd NaOH : Cho dd NaOH lần lượt vào các mẫu thử, đun nóng : – Mẫu có khí mùi khai thoát ra là (NH4)2SO4 : (NH4)2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O – Mẫu có kết tủa trắng là Ca(H2PO4)2, còn lại là KCl : 3Ca(H2PO4)2 + 12NaOH Ca3(PO4)2 + 4Na3PO4 + 12H2O 28. Thành phần chất bột có thể là CaO, Ca(OH)2, CaCO3. Các phương trình hoá học : CaO + CO2 CaCO3 CaO + H2O Ca(OH)2 Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O 29. 1. CaO + SO3 CaSO4 2. CaO + H2O Ca(OH)2 3. CaO + CO2 CaCO3 4. CaCO3 CaO + CO2 5. CaSO4 + Ba(HCO3)2 BaSO4¯ + Ca(HCO3)2 6. Ca(HCO3)2 + H2SO4 CaSO4¯ + 2H2O + 2CO2 7. CaSO4 + Ba(OH)2 BaSO4¯ + Ca(OH)2 8. Ca(OH)2 + H2SO4 CaSO4¯ + 2H2O 9. Ca(OH)2 + CO2 CaCO3¯ + H2O 10. Ca(OH)2 + 2CO2 Ca(HCO3)2 11,12. Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2 30. Phương trình hoá học của các phản ứng. – Với nước : Na2O + H2O 2NaOH CaO + H2O Ca(OH)2 SO3 + H2O H2SO4 CO2 + H2O H2CO3 – Với axit clohiđric : Na2O + 2HCl 2NaCl + H2O CaO + 2HCl CaCl2 + H2O Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O – Với dung dịch natri hiđroxit : CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O (hoặc CO2 + NaOH NaHCO3) SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O (hoặc SO3 + NaOH NaHSO4) 31. Tính chất hoá học chung của axit : 1. Dung dịch axit làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ. 2. Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước : HCl + NaOH NaCl + H2O H2SO4 + Cu(OH)2 CuSO4 + 2H2O 3. Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước : 6HCl + Fe2O3 2FeCl3 + 3H2O 2HNO3 + CaO Ca(NO3)2 + H2O 4. Tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới (muối mới không tan trong axit tham gia và axit tạo thành hoặc axit mới dễ bay hơi hơn). 2HCl + Na2CO3 2NaCl + H2O + CO2ư H2SO4 + Ba(NO3)2 BaSO4¯ + 2HNO3 5. Tác dụng với kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học của kim loại, tạo thành muối và giải phóng hiđro. 2HCl + Zn ZnCl2 + H2 H2SO4 (loãng) + Fe FeSO4 + H2 32. Tính chất hoá học của bazơ : 1. Dung dịch bazơ làm cho quỳ tím đổi sang màu xanh; phenolphtalein (không màu) đổi sang màu hồng. 2. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước : NaOH + HCl NaCl + H2O Mg(OH)2 + 2HCl MgCl2 + 2H2O 3. Dung dịch bazơ (kiềm) tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước (hoặc tạo thành muối axit) : 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O NaOH + CO2 NaHCO3 4. Dung dịch bazơ tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới, nếu bazơ mới và muối mới là chất không tan : 2NaOH + CuSO4 Cu(OH)2¯ + Na2SO4 Ba(OH)2 + Na2SO4 2NaOH + BaSO4¯ 5. Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ thành oxit bazơ và nước. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O Cu(OH)2 CuO + H2O 33. Để trả lời câu này, ta nên xếp các chất cùng loại vào cùng một nhóm : – Phân tử chỉ có nguyên tố kim loại và oxi là oxit bazơ, còn phân tử có nguyên tố phi kim và oxi là oxit axit. – Phân tử có nhóm – OH là bazơ. – Phân tử có gốc axit và nguyên tố hiđro có thể thay thế được bằng kim loại là axit. – Phân tử có nguyên tố kim loại và gốc axit là muối. 34. Nhận xét : Canxi oxit CaO là oxit bazơ kiềm, anhiđrit photphoric P2O5 là oxit axit, chúng tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm và dung dịch axit bằng chất chỉ thị màu, quỳ tím hoặc phenolphtalein. Cho nước vào 2 ống nghiệm đựng 2 oxit, lắc kĩ cho 2 chất rắn tan hết ta được 2 dung dịch : CaO + H2O Ca(OH)2 P2O5 + 3H2O 2H3PO4 Cách 1 : Nhúng 2 mẩu giấy quỳ tím vào 2 ống nghiệm đựng 2 dung dịch trên. Giấy quỳ hoá đỏ là H3PO4. Chất bột ban đầu là (P2O5) anhiđrit photphoric. Giấy quỳ hoá xanh là dung dịch Ca(OH)2, chất bột ban đầu là (CaO) canxi oxit. Cách 2 : Cho vào 2 ống nghiệm đựng 2 dung dịch trên vài giọt dung dịch phenolphtalein, trường hợp dung dịch có màu hồng đó là Ca(OH)2 ; chất bột ban đầu là CaO ; dung dịch không đổi màu là H3PO4 ; chất bột ban đầu là P2O5. 35. Tính chất hoá học của muối : 1. Tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới. Điều kiện để phản ứng xảy ra là : muối mới không tan hoặc axit mới dễ bay hơi, không bền dễ phân huỷ. BaCl2 + H2SO4 BaSO4$ + 2HCl CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2# 2. Muối tan tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối mới và bazơ mới : FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 $ + 2NaCl 3. Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, nếu một trong hai muối mới là chất kết tủa : AgNO3 + NaCl AgCl $ + NaNO3 4. Dung dịch muối tác dụng được với kim loại đứng trước kim loại trong muối tạo thành muối mới và giải phóng kim loại, nếu muối mới là muối tan: 2AgNO3 + Cu Cu(NO3)2 + 2Ag$ 36. Hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng : a) 2H3PO4 + 3Ca(NO3)2 6HNO3 + Ca3(PO4)2 $ b) 2HNO3 + CaCO3 Ca(NO3)2 + H2O + CO2# c) Al(NO3)3 + Na3PO4 3NaNO3 + AlPO4 $ d) MgSO4 + 2KOH Mg(OH)2$ + K2SO4 đ) FeCl3 + 3NaOH 3NaCl + Fe(OH)3 $ e) AgNO3 + NaCl AgCl$ + NaNO3 37. Điền công thức : a) BaCl2 + Na2SO4 2NaCl + BaSO4 $ b) Na2CO3 + Ca(NO3)2 2NaNO3 + CaCO3$ c) FeCl2 + 2NaOH 2NaCl + Fe(OH)2 $ d) 3AgNO3 + FeCl3 Fe(NO3)3 + 3AgCl$ 38. a) Khối lượng Mg : 0,25.24 = 6 gam ị số mol H2O có khối lượng 6 gam : = mol ị số phân tử H2O = phân tử b) Trong NH3 : N có hoá trị 3 Trong NO2 : N có hoá trị 4 Trong NxOy : N có hoá trị 2y/x 39. PTHH : CaCO3 CaO + CO2 Khối lượng chất rắn giảm = Khối lượng CO2 = 50. 0,22 = 11 (g) ị Số mol CO2 = 0,25 mol. Theo PTHH, khối lượng CaCO3 bị phân huỷ : 0,25 . 100 = 25 (g). 40. Phương trình hoá học : CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2ư Theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng cốc đựng HCl tăng thêm : 25 – 0,25.44 = 14 (g) Để cân thăng bằng khối lượng ở cốc H2SO4 cũng phải tăng 14 gam : a = 14 + ị a = = 15,75 (g). 41. 1. Mg 2. MgCO3 3. CuO 4. MgO 42. Các phương trình phản ứng biểu diễn sự biến hoá : a) 1. CaCO3 CaO + CO2# 2. CaO + H2O Ca(OH)2 3. Ca(OH)2 + 2HCl CaCl2 + 2H2O (hoặc Ca(OH)2 + MgCl2 CaCl2 + Mg(OH)2 $) 4. CaCl2 + 2AgNO3 Ca(NO3)2 + 2AgCl $ b) 1. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 2. 2SO2 + O2 2SO3 3. SO3 + H2O H2SO4 4. H2SO4 + MgO MgSO4 + H2O (hoặc H2SO4 + Mg(OH)2 MgSO4 + 2H2O) 43. Bari sunfat không tham gia phản ứng. Các chất có phản ứng với nhau : CuO + 2HCl CuCl2 + H2O NaOH + HCl NaCl + H2O 2NaOH + MgSO4 Mg(OH)2 $ + Na2SO4. 44. 1. Đánh dấu các ống nghiệm, rồi mỗi ống nghiệm lấy ra một ít dung dịch để thử. – Lần lượt thử từng dung dịch bằng giấy quỳ tím, nhận ra dung dịch H2SO4 do quỳ tím đổi màu sang đỏ. – Còn lại dung dịch Na2SO4 và NaCl. Nhỏ vài giọt dung dịch Ba(NO3)2 vào mỗi dung dịch, nếu thấy kết tủa trắng thì nhận ra dung dịch Na2SO4 do phản ứng : Na2SO4 + Ba(NO3)2 BaSO4 $ + 2NaNO3 – Dung dịch còn lại (không tham gia phản ứng) là dung dịch NaCl. 2. Hoặc trình bày theo cách lập bảng và viết phương trình hoá học để giải thích : Dung dịch Thuốc thử H2SO4 Na2SO4 NaCl Quỳ tím đỏ – – Ba(NO3)2 ¯ trắng – Ba(NO3)2 + Na2SO4 BaSO4 ¯ + 2NaNO3 III. Đề kiểm tra 1. Đề 15 phút Đề 1 Câu 1. a) Al2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 đ 2Al(NO3)3 + 3BaSO4¯ b) CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2ư c) CuO + 2HCl CuCl2 + H2O d) Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + 3H2O e) Mg + 2HCl MgCl2 + H2 ư Câu 2. D. Câu 3. C. Đề 2 Câu 1. B. Câu 2. Hoàn thành các phương trình hoá học : a) FeO + 2HCl FeCl2 + H2O b) CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O c) BaCO3 + 2HCl BaCl2 + CO2ư + H2O d) Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 ư + 2H2O Câu 3. 1. Điều kiện để phản ứng giữa hai dung dịch muối xảy ra : Sau phản ứng phải có chất kết tủa hoặc bay hơi. 2. Ca(OH)2 + 2HCl CaCl2 + 2H2O CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2H2O 2CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3)2 Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaOH 2HCl + Na2CO3 2NaCl + H2O + CO2 2. Đề 45 phút Đề 1 Phần I. Trắc nghiệm khách quan Câu 1. B. Câu 2. B. Câu 3. D. Phần II. Tự luận Câu 4. A. 2HCl + CuO đ CuCl2 + H2O B. H2SO4 + Na2SO3 đ Na2SO4 + H2O + SO2 C. Mg(OH)2 MgO + H2O D. 2HCl + CaCO3 đ CaCl2 + H2O + CO2 Câu 5. Chọn thuốc thử là HCl hoặc H2SO4 loãng Câu 6. – Phương trình hoá học : NaOH + HNO3 đ NaNO3 + H2O – Số mol của các chất : ; – Số mol NaOH nhiều hơn số mol HNO3 nên còn dư NaOH. Do đó giấy quỳ tím sẽ chuyển màu xanh. Đề 2 Phần I. Trắc nghiệm khách quan Câu 1. 1. Câu C. 2. Câu D. 3. Câu D. Câu 2. 1. Câu B. 2. Câu C. Phần II. Tự luận Câu 3. Các phương trình phản ứng : 1. 4Na + O2 2Na2O 2. Na2O + H2O 2NaOH 3. NaOH + HCl NaCl + H2O 4. NaCl + AgNO3 NaNO3 + AgCl Câu 4. 1. C% = 2% 2. PTHH : H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O Theo PTHH số mol H2SO4 = số mol NaOH = 0,05 (mol). x = = 0,25(M).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong I.doc
Tài liệu liên quan