Tài liệu Giáo án lớp 8: Dẫn xuất của hidrocacbon, polime: Chương V
DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ OXI
1. Rượu
a) Khái niệm
Rượu là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết với gốc hiđrocacbon (gốc hiđrocacbon là phần còn lại của phân tử hiđrocacbon sau khi bớt đi 1 hay một số nguyên tử hiđro).
b) Rượu điển hình
Rượu etylic : C2H5OH Phân tử khối là 46
+ Cấu tạo : CH3 – CH2 – OH Nhóm chức –OH
+ Tính chất : Chất lỏng, tan vô hạn trong nước.
– Tác dụng với một số kim loại :
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
– Tác dụng với axit (phản ứng este hoá) :
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O Etyl axetat
– Tác dụng với oxi (phản ứng cháy) :
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
– Phản ứng lên men :
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
axit axetic
* Điều chế : C2H4 + H2O C2H5OH
Phản ứng lên men : C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
2. Axit hữu cơ
a) Khái niệm
Axit hữu cơ là hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm –COOH liên kết với gốc hiđrocacbon.
b) Axit điển hình
Axit axetic : CH3COOH Phân tử khối...
27 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 8: Dẫn xuất của hidrocacbon, polime, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V
DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ OXI
1. Rượu
a) Khái niệm
Rượu là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết với gốc hiđrocacbon (gốc hiđrocacbon là phần còn lại của phân tử hiđrocacbon sau khi bớt đi 1 hay một số nguyên tử hiđro).
b) Rượu điển hình
Rượu etylic : C2H5OH Phân tử khối là 46
+ Cấu tạo : CH3 – CH2 – OH Nhóm chức –OH
+ Tính chất : Chất lỏng, tan vô hạn trong nước.
– Tác dụng với một số kim loại :
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
– Tác dụng với axit (phản ứng este hoá) :
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O Etyl axetat
– Tác dụng với oxi (phản ứng cháy) :
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
– Phản ứng lên men :
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
axit axetic
* Điều chế : C2H4 + H2O C2H5OH
Phản ứng lên men : C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
2. Axit hữu cơ
a) Khái niệm
Axit hữu cơ là hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm –COOH liên kết với gốc hiđrocacbon.
b) Axit điển hình
Axit axetic : CH3COOH Phân tử khối là 60
* Công thức cấu tạo :
Có nhóm chức –COOH
* Tính chất : Chất lỏng, tan vô hạn trong nước.
+ Có đầy đủ tính chất của axit :
– Làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
– Tác dụng với kim loại đứng trước H2.
2CH3COOH + Mg (CH3COO)2 Mg + H2
– Tác dụng với bazơ và oxit bazơ (phản ứng trung hoà)
CH3COOH + KOH CH3COOK + H2O
2CH3COOH + CaO (CH3COO)2Ca + H2O
–Tác dụng với rượu (phản ứng este hoá)
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
etyl axetat
* Điều chế:
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
3. Chất béo
a) Thành phần và cấu tạo : là hỗn hợp của nhiều este tạo bởi glyxerol và các axit béo.
Thí dụ : (C17H35COO)3C3H5
b) Tính chất
– Không tan trong nước, nhẹ hơn nước, tan trong benzen, dầu hoả.
– Phản ứng thuỷ phân :
(C17H35COOH)3C3H5 + 3H2O 3C17H35COOH + C3H5(OH)3
– Phản ứng xà phòng hoá :
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
II. CÁC GLUXIT
1. Glucozơ : C6H12O6 Phân tử khối : 180
– Chất rắn, màu trắng, vị ngọt, dễ tan trong nước.
– Phản ứng oxi hoá (phản ứng tráng bạc) trong môi trường NH3.
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag ¯
– Phản ứng lên men rượu :
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
2. Saccarozơ : C12H22O11
– Chất rắn vị ngọt, dễ tan trong nước.
– Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
C12H22O11 + H2O 2C6H12O6 (1 phân tử glucozơ và 1 phân tử fructozơ)
3. Tinh bột ( C6H10O5 )n và xenlulozơ ( C6H10O5 )m
Trong công thức trên m > n.
– Chất rắn, không tan trong nước
– Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
( C6H10O5 )n + nH2O nC6H12O6
(glucozơ)
III. PROTEIN
1. Thành phần, cấu tạo
–Thành phần : Gồm C, H, O, N có thể có S, P, Fe...
– Cấu tạo : do nhiều mắt xích amino axit cấu tạo nên.
2. Tính chất
Protein + nước amino axit
Thí dụ : amino axit axetic: H2N – CH2 – COOH
IV. HỢP CHẤT CAO PHÂN TỬ – POLIME
1. Cấu tạo
Là những hợp chất có khối lượng phân tử lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo thành. Thí dụ : ( CH2 – CH2 )n polietilen ; ( C6H10O5 )n tinh bột...
2. Tính chất
Chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.
3. Ứng dụng : Sản xuất chất dẻo, tơ sợi, cao su...
B- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1. Rượu etylic 35o nghĩa là :
A. Rượu sôi ở 35oC.
B. Dung dịch rượu có 35% rượu etylic nguyên chất.
C. 35 phần thể tích rượu etylic trong 100 phần thể tích rượu và nước.
D. Số gam rượu trong 100 gam nước là 35 gam.
Chọn đáp án đúng.
2. Để có 100 ml rượu 40o người ta làm như sau :
A. Lấy 40 ml rượu nguyên chất trộn với 60 ml nước.
B. Lấy 40 ml rượu thêm nước cho đủ 100 ml.
C. Lấy 40 gam rượu trộn với 60 gam nước.
D. Lấy 40 ml rượu trộn với 60 gam nước.
Chọn đáp án đúng.
3. Rượu etylic có tính chất đặc trưng là do :
A. Trong phân tử rượu có 6 nguyên tử hiđro.
B. Trong phân tử rượu có nhóm – OH.
C. Trong phân tử rượu có 1 nguyên tử oxi.
D. Trong phân tử rượu chỉ có liên kết đơn.
Chọn đáp án đúng.
4. Giấm ăn là :
A. Dung dịch axit HCl nồng độ 2 đến 5%.
B. Dung dịch axit axetic nồng độ 2-5%.
C. Dung dịch axit axetic nồng độ 5-10%.
D. Dung dịch nước quả chanh ép.
Chọn đáp án đúng.
5. Cho các chất có công thức hoá học sau : Na, NaCl, C12H22O11, CH3COOH, C6H6, C2H5OH, C2H4.
Chất có trong thành phần gia vị nấu ăn là :
A. Na, NaCl, C12H22O11, CH3COOH
B. NaCl, C12H22O11, C6H6, C2H5OH
C. NaCl, C12H22O11, CH3COOH, C2H5OH
D. C12H22O11, CH3COOH, C2H5OH, C2H4
Chọn đáp án đúng.
6. Axit axetic có tính axit là do :
A. Phân tử axit có nhóm – OH
B. Phân tử axit có nhóm
C. Phân tử axit có khối lượng phân tử nhỏ
D. Phân tử axit có 1 liên kết đôi
Chọn đáp án đúng.
7. Rượu etylic phản ứng được với Na là do :
A. Tan tốt trong nước.
B. Trong phân tử có nhiều nguyên tử hiđro.
C. Trong phân tử có một nguyên tử oxi.
D. Trong phân tử có một nguyên tử hiđro linh động.
Chọn đáp án đúng.
8. Cho các chất : CaCO3, Cu, Mg, C2H5OH, Cu(OH)2, NaCl, CaO, HCl. Axit axetic phản ứng với :
A. CaCO3, Cu, Mg, Cu(OH)2, CaO.
B. CaCO3, Mg, C2H5OH, Cu(OH)2, CaO.
C. Mg, C2H5OH, Cu(OH)2, NaCl, CaO.
D. Cu(OH)2, NaCl, CaO, HCl, C2H5OH.
Chọn đáp án đúng.
9. Ghép ứng dụng ở cột (II) với chất tương ứng ở cột (I)
Chất (I)
ứng dụng (II)
A. Ben zen
B. Rượu etilic
C. Axit axetic
1. Dược phẩm
2. Phẩm nhuộm
3. Nhiên liệu
4. Chất dẻo
5. Thuốc trừ sâu.
6. Dung môi
7. Cao su
8. Thực phẩm
10. Có 4 chất lỏng không màu bị mất nhãn : C2H5OH ; C6H6 ; H2O, dd CH3COOH. Có thể dùng các chất sau để nhận ra từng chất lỏng :
A. Quỳ tím, NaOH.
B. Quỳ tím, O2.
C. Phenolphtalein, dd HCl.
D. Quỳ tím, Na.
Chọn câu trả lời đúng.
11. Cho các chất : Benzen, rượu etylic, etylaxetat, axit axetic, chất béo.
a) Chất tan trong nước là:
A. Benzen, rượu etylic
B. Etylaxetat, axit axetic
C. Chất béo, etylaxetat.
D. Rượu etylic, axit axetic.
b) Chất tan trong dầu hoả là :
A. Benzen, rượu etylic, axit axetic.
B. Benzen, etylaxetat, chất béo.
C. Etylaxetat, axit axetic, chất béo
D. Chất béo, Benzen, rượu etylic.
c) Chất tan trong dd NaOH là :
A. Rượu etylic, benzen, axit axetic.
B. Benzen, etyl axetat, chất béo.
C. Etyl axetat, axit axetic, chất béo, rượu etylic.
D. Chất béo, benzen, rượu etylic.
Chọn đáp án đúng.
12. Đánh dấu vào ô trống để chỉ tính chất của chất trong bảng sau :
Tính chất
Rượu etylic
Axit axetic
Chất béo
Tính tan trong nước
+ Dung dịch NaOH
+ Dung dịch axit
+ Na
+ CaCO3
+ O2
13. Chän c©u ®óng, c©u sai trong c¸c c©u sau :
A. Tinh bột và xenlulozơ có chung công thức tổng quát.
B. Polime là những chất có khối lượng phân tử lớn.
C. Polime có khối lượng phân tử lớn.
D. Các polime đều tham gia phản ứng thuỷ phân.
E. Cao su buna và xenlulozơ có chung công thức tổng quát.
14. Ghép các chất ở cột (II) với công thức cấu tạo tương ứng ở cột (I)
Công thức cấu tạo (I)
Chất (II)
1. Protein
2. PVC
3. PE
4. Tinh bột
5. Xenlulozơ
6. Cao su buna
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ LUẬN
1. Cho các chất CH3COOH, H2O, Na, Fe, O2. Rượu etylic phản ứng được với chất nào. Viết phương trình hoá học của phản ứng.
2. Biết khối lượng riêng của rượu etylic : 0,78 g/cm3, khối lượng riêng của nước : 1 g/cm3. Có rượu etylic 80o, làm thế nào để pha thành rượu etylic 30o.
3. Giả sử thể tích rượu và nước không thay đổi khi trộn Vr ml rượu etylic nguyên chất với Vn ml nước ta được 1 thể tích V= Vr + Vn và có tỉ khối 0,9 g/cm3. Tính dung dịch mới có độ rượu bằng bao nhiêu. Cho biết khối lượng riêng của rượu etylic : 0,78 g/cm3, khối lượng riêng của nước : 1 g/cm3.
4. Thực hiện dãy chuyển hoá sau bằng các phương trình hoá học :
Đá vôiVôi sốngĐất đènAxetylenEtylen P.E
PVC CH2=CHCl Rượu etylic
5. Hãy lấy thí dụ về ứng dụng của rượu etylic trong các lĩnh vực :
a) Thực phẩm
b) Y tế (dược phẩm)
c) Công nghiệp
d) Nhiên liệu
6. So sánh rượu etylic và axit axetic về :
a) Thành phần, cấu tạo phân tử.
b) Tính chất vật lí và tính chất hoá học.
7. Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng cho các thí nghiệm sau :
a) Cho 1 mẩu đá vôi vào giấm ăn.
b) Cho 1 mẩu Na vào rượu 40o.
c) Sục khí etilen qua dung dịch brom.
8. Có thể điều chế axit axetic từ khí etilen được không ? Nếu được viết các phương trình hoá học.
9. Cho các chất : Mg, K, O2, CH3COOH, CaO. Rượu etylic phản ứng được với chất nào, viết phương trình hoá học.
10. Có 3 ống nghiệm đựng 3 chất lỏng không màu bị mất nhãn : H2O, C2H5OH, C6H6. Chỉ dùng thêm 1 chất làm thuốc thử, hãy nêu cách nhận ra từng chất. Viết phương trình hoá học.
11. Thực hiện dãy chuyển hoá sau bằng các phương trình hoá học :
Etilen Rượu etylic Axit axetic Etyl axetat
Natri etylat
12. Có các chất lỏng: Dầu ăn, dầu hoả, cồn 45o. Nêu cách nhận ra từng chất lỏng, chỉ được dùng thêm 1 thuốc thử, viết phương trình hoá học.
13. Nêu các khái niệm :
a) Phản ứng thuỷ phân chất béo.
b) Phản ứng xà phòng hoá.
c) Thành phần chính của xà phòng.
14. Viết công thức rút gọn của axit axetic và glucozơ và nêu nhận xét ?
15. Ba chất hữu cơ : A, B, C có chung công thức đơn giản nhất. Phân tử khối của A gấp 3 lần B, gấp 6 lần C. Đốt cháy hoàn toàn V lít C cần V lít O2 sinh ra V lít CO2 và V lít hơi nước, các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định công thức phân tử A, B, C. Biết A, B là 2 chất hữu cơ có nhiều ứng dụng và được học trong chương trình lớp 9 .
16. Nêu cách phân biệt các dung dịch sau : glucozơ, saccarozơ, axit axetic, dùng dung dịch axit và dung dịch Ag2O/NH3. Viết phương trình hoá học.
17. Đốt cháy hoàn toàn 1,15 g một chất hữu cơ, sau phản ứng thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và 1,35 g H2O.
1. Viết phương trình hoá học của phản ứng.
2. Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ. Biết tỉ khối hơi của chất hữu cơ so với khí O2 là 1,4375.
18. Cho dung dịch axit axetic (CH3COOH) tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaOH 0,5M.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng.
b) Tính số gam axit axetic đã tham gia phản ứng.
c) Tính số gam muối CH3COONa tạo thành.
Cho Na = 23 ; H = 1 ; O = 16 ; C = 12.
19. 1. Viết công thức phân tử của hợp chất hữu cơ có nhóm nguyên tử sau :
a) -OH b) -COOH c) CH3COO-
2. Viết một phương trình hoá học của phản ứng điều chế mỗi hợp chất hữu cơ đó.
20. Hãy lấy thí dụ polime tự nhiên và polime tổng hợp.
21. Cho các chất có công thức cấu tạo : CH3 – CH=CH2 ; CH2=CHCl.
Viết công thức cấu tạo các polime tương ứng.
22. Chất aminoaxetic có tính chất của một axit. Viết phương trình hoá học của aminoaxetic với :
a) Dung dịch NaOH.
b) Dung dịch C2H5OH.
23. Nêu cách phân biệt :
a) Tơ tổng hợp và tơ tằm.
b) Tinh bột và xenlulozơ.
c) Saccarozơ và glucozơ.
24. Tính thể tích khí CO2 (đktc) cần để tổng hợp 9 kg tinh bột bằng phản ứng quang hợp của cây xanh, giả sử hiệu suất phản ứng 100%.
25. Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ thuộc loại gluxit (hay cacbohiđrat).
a) Viết công thức chung của các gluxit trên.
b) Viết công thức từng gluxit dưới dạng công thức chung.
26. Cao su Buna có công thức cấu tạo : ( CH2 – CH=CH – CH2 )n.
a) Viết công thức cấu tạo của monome ban đầu.
b) Viết PTHH điều chế cao su buna từ monome trên.
c) So sánh về thành phần và cấu tạo cao su buna với polietilen.
27. Sản xuất rượu etylic từ tinh bột.
a) Viết các phương trình hoá học của quá trình sản xuất.
b) Tính khối lượng tinh bột (kg) cần dùng để sản xuất 1000 lít cồn 90o. Khối lượng riêng rượu etylic 0,8 g/ml, hiệu suất quá trình sản xuất là 80%.
III. ĐỀ KIỂM TRA
1. Đề 15 phút
Đề 1.
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau :
1. Hợp chất hữu cơ X tạo bởi C, H và O có một số tính chất :
– Là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước.
– Tác dụng với natri giải phóng khí hiđro.
– Tham gia phản ứng tạo sản phẩm este.
– Không tác dụng với dung dịch NaOH.
X là :
A. CH3–O–CH3 ; B. C2H5–OH ; C. CH3-COOH ; D. CH3COO–C2H5
2. Hợp chất Y :
– Làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
– Tác dụng được với một số kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối cacbonat.
Y có chứa nhóm :
A. -CH=O B. -OH C. -COOH D. -CH3
3. Nước và axit axetic dễ trộn lẫn để tạo dung dịch. 80 ml axit axetic và 50 ml nước được trộn lẫn. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Nước là dung môi.
B. Axit axetic là chất tan.
C. Dung môi là rượu.
D. Cả hai là dung môi vì đều là chất lỏng.
Câu 2. Chọn câu đúng, câu sai trong các câu sau :
Có các chất sau : C2H5OH, CH3–COOH, NaOH, NaCl, Na, Cu. Những cặp chất tác dụng được với nhau :
a) C2H5OH + CH3–COOH có xúc tác H2SO4 đặc, to
b) C2H5OH + NaOH
c) C2H5OH + NaCl
d) C2H5OH + Na
e) CH3COOH + NaOH
f) CH3COOH + NaCl
g) CH3COOH + Na
h) CH3COOH + Cu
Đề 2.
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau :
1. Hợp chất hữu cơ vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với dung dịch NaOH. Hợp chất hữu cơ có công thức là :
A. C2H6O ; B. C6H6 ; C. C2H4 ; D. C2H4O2
2. Để nhận ra 3 lọ đựng các dung dịch không màu : CH3COOH, C6H12O6 ; C2H5OH bị mất nhãn, có thể dùng cách nào trong các cách sau để nhận ra ba dung dịch trên :
A. Giấy quỳ tím.
B. Dung dịch Ag2O/NH3.
C. Giấy quỳ tím và Na.
D. Giấy quỳ tím và dung dịch Ag2O/NH3.
3. Cho các chất : metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic, etan.
a) Dãy gồm các chất chỉ có liên kết đơn :
A. Metan, etilen, axetilen.
B. Rượu etylic, metan, etan.
C. Benzen, rượu etylic, axit axetic.
D. Etan, etilen, axit axetic.
b) Dãy gồm các chất có 1 liên kết đôi :
A. Axit axetic, etilen.
B. Benzen, axetilen.
C. Rượu etylic, etan.
D. Metan, etilen.
Câu 2. Thực hiện dãy chuyển hoá sau bằng các phương trình hoá học, ghi rõ điều kiện phản ứng :
C2H4C2H5OHCH3COOHCH3COOC2H5CH3COONa
2. Đề 45 phút
Đề 1.
Phần I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau :
1. Một hợp chất hữu cơ có thành phần gồm các nguyên tố C, H và O có một số tính chất :
– Là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước ;
– Hợp chất tác dụng với natri giải phóng khí hiđro ;
– Hợp chất tham gia phản ứng tạo sản phẩm este ;
– Hợp chất không làm cho đá vôi sủi bọt.
Hợp chất đó là :
A. CH3–O–CH3 ; B. C2H5–OH ; C. CH3–COOH ; D. CH3–COO–C2H5
2. Một hợp chất :
– Là chất rắn, tan nhiều trong nước, có phản ứng tráng gương.
Hợp chất đó có công thức là :
A. C12H22O11 ; B. CaCO3 ; C. (C17H35COO)3C3H5 ; D. C6H12O6
3. Trong các chất sau : Mg, Cu, MgO, KOH, Na2SO4, Na2SO3. Axit axetic tác dụng được với :
A. Tất cả các chất.
B. MgO, KOH, Na2SO4, Na2SO3.
C. Mg, Cu, MgO, KOH.
D. Mg, MgO, KOH, Na2SO3.
Phần II. Tự luận
Câu 2. 1. Từ chất ban đầu là etilen có thể điều chế ra etyl axetat. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ. Các điều kiện cần thiết cho phản ứng xảy ra có đủ.
2. Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào phân biệt được các dung dịch : rượu etylic, axit axetic, glucozơ ? Viết các phương trình hoá học của phản ứng (nếu có) để giải thích.
Câu 3. Từ tinh bột người ta sản xuất rượu etylic theo sơ đồ sau :
Tinh bột glucozơ rượu etylic
1. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
2. Tính khối lượng rượu etylic thu được khi cho lên men 1 tấn ngũ cốc chứa 81% tinh bột.
(O = 16 ; C = 12 ; H = 1).
Đề 2.
Phần I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Cho các chất: rượu etylic, axit axetic, glucozơ, chất béo, saccarozơ, xenlulozơ.
1. Dãy gồm các chất tan trong nước:
A. Rượu etylic, glucozơ, chất béo, xenlulozơ.
B. Rượu etylic, axit axetic, glucozơ.
C. Glucozơ, chất béo, saccarozơ.
D. Axit axetic, saccarozơ, xenlulozơ.
2. Dãy gồm các chất có phản ứng thuỷ phân :
A. Saccarozơ, chất béo, xenlulozơ.
B. Chất béo, axit axetic, saccarozơ.
C. Saccarozơ, xenlulozơ, rượu etylic.
D. Axit axetic, chất béo, xenlulozơ.
3. Nhóm chất có chung công thức tổng quát :
A. Rượu etylic, axit axetic.
B. Chất béo, xenlulozơ.
C. Saccarozơ, glucozơ.
D. Axit axetic, glucozơ.
Câu 2. 1. Cho các chất: Na, CaCO3, CH3COOH, O2, NaOH, Mg.
Rượu etylic phản ứng được với:
A. Na, CaCO3, CH3COOH.
B. CH3COOH, O2, NaOH.
C. Na, CH3COOH, O2
D. Na, O2, Mg.
2. Ghép ứng dụng ở cột (II) với chất tương ứng ở cột (I)
Chất (I)
ứng dụng (II)
A. CH3COOH.
1. S¶n xuÊt giÊy
B. ChÊt bÐo
2. Thùc phÈm
C. Glucoz¬
3. S¶n xuÊt vitamin C
D. Tinh bét
4. S¶n xuÊt xµ phßng
E. Xenluloz¬
5. S¶n xuÊt phÈm nhuém
6. T r¸ng g¬ng
7. S¶n xuÊt v¶i sîi
PHẦN II. Tự luận
Câu 3. Thực hiện dãy chuyển hoá sau bằng các phương trình hoá học :
Tinh bột Glucozơ Rượu etylic Axit axetic Etyl axetat
Saccarozơ
Câu 4. Để trung hoà 60 gam dung dịch axit axetic 10% cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M, sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối?
3. Đề kiểm tra học kì II :
Đề 1.
Phần I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau :
1. a) Một kim loại có các tính chất :
– Tác dụng với oxi tạo thành oxit
– Không tác dụng với axit HNO3, H2SO4 đặc, nguội
– Tác dụng với dung dịch muối đồng
– Tác dụng với dung dịch bazơ.
Kim loại đó là:
A. Sắt B. Magie C. Nhôm D. Đồng
b) Một oxit tác dụng được với nước, bazơ, oxit bazơ. Oxit này được sử dụng để chữa cháy, pha nước giải khát, sản xuất urê... Oxit đó là :
A. Cacbon oxit B. Cacbon đioxit
C. Lưu huỳnh đioxit D. Lưu huỳnh trioxit
2. Có các dung dịch : HCl, NaOH, AgNO3, Al2(SO4)3 và khí Cl2.
a) Cho sắt lần lượt tác dụng với mỗi chất, sắt tác dụng được với :
A. Tất cả các chất
B. Cl2, HCl, AgNO3, Al2(SO4)3
C. Cl2, HCl, NaOH, AgNO3
D. Cl2, HCl, AgNO3
b) Cho dung dịch Ba(NO3)2 lần lượt tác dụng với mỗi chất, dung dịch Ba(NO3)2 tác dụng được với:
A. HCl, NaOH, AgNO3, Al2(SO4)3
B. HCl, NaOH, Al2(SO4)3
C. Al2(SO4)3
D. HCl, NaOH, Al2(SO4)3.
3. Có các chất sau : C2H5OH, NaOH, Ba(NO3)2, CaCO3, Na, Cu.
a) Cho axit axetic lần lượt tác dụng với mỗi chất, axit axetic tác dụng được với:
A. Tất cả các chất
B. C2H5OH, NaOH, CaCO3, Na
C. C2H5OH, NaOH, Ba(NO3)2, CaCO3, Na
D. NaOH, CaCO3, Na, Cu.
b) Cho axit clohiđric lần lượt tác dụng với mỗi chất, axit clohiđric tác dụng được với :
A. C2H5OH, NaOH, Ba(NO3)2, CaCO3, Na, Cu
B. NaOH, Ba(NO3)2, CaCO3, Na
C. C2H5OH, NaOH, CaCO3, Na
D. NaOH, CaCO3, Na, Cu.
Phần II. Tự luận
Câu 2 . Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy biến hoá hoá học theo sơ đồ sau:
(2))
(3)
( C6H10O5 )n C6H12O6 C2H4 ( CH2–CH2 )n
CH3COOHC2H5OH CH3COOC2H5
Câu 3. Cho 4,4 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,24 lít khí (đktc).
1. Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
2. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.
3. Phải dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M đủ để hoà tan 4,4 gam hỗn hợp
(Mg = 24 ; O = 16 ; Cl = 35,5 ; H = 1).
Đề 2
Phần I. Trắc nghiệm khách quan
Chọn đáp án đúng trong các câu sau :
Câu 1. 1. Ở điều kiện thích hợp, clo phản ứng được với tất cả các chất trong dãy sau:
A. Fe, KOH, H2O, H2, O2
B. KOH, Fe, H2O, H2
C. Na2CO3, KOH, HCl, H2O
D. H2, O2, Ca(OH)2, Ag
2. Ở điều kiện thích hợp, cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy sau :
A. H2, Ca, CuO, Al2O3
B. H2, Ca, Fe2O3, Na2O
C. H2, Ca, CuO, Fe2O3
D. HCl, Na2O, CuO, Al2O3
3. Cặp chất sau đây cùng tồn tại trong dung dịch :
A. CO2 và KOH
B. Na2CO3 và HCl
C. KNO3 và NaHCO3
D. NaHCO3 và NaOH
E. Na2CO3 và Ca(OH)2
Câu 2. 1. Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch brom là :
A. CH4, C6H6
B. C2H4, C2H2
C. CH4, C2H2
D. C6H6, C2H2
2. Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là :
A. CH3OOH, ( C6H10O5 )n
B. CH3COOC2H5, C2H5OH
C. CH3COOH, C6H12O6
D. CH3COOH, CH3COOC2H5
3. Dãy các chất đều phản ứng với kim loại natri là :
A. CH3OOH, ( C6H10O5 )n C. CH3COOH, C6H12O6
B. CH3COOC2H5, C2H5OH D.CH3COOH, CH3COOC2H5
4. Dãy các chất đều phản ứng với axit HCl là:
A. CH3OOH, ( C6H10O5 )n , PE
B. CH3COOC2H5, C2H5OH, PVC
C. CH3COOH, C6H12O6, C2H5OH
D. CH3COONa, CH3COOC2H5, ( C6H10O5 )n
5. Dãy các chất đều có phản ứng thuỷ phân là:
A. Tinh bột, xenlulozơ, PVC.
B. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, chất béo.
C. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ.
D. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, PE.
Phần II. Tự luận
Câu 3. Có các khí sau đựng riêng biệt trong mỗi lọ: C2H4, Cl2, CH4.
Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết mỗi khí trong lọ. Dụng cụ, hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Câu 4. Có hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic. Cho 21,2 gam A phản ứng với Na dư thì thu được 4,48 lít khí điều kiện tiêu chuẩn. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
C. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA CHƯƠNG V
Chương V
1. Câu C.
2. Câu B.
3. Câu B.
4. Câu B.
5. Câu C.
6. Câu B.
7. Câu D.
8. Câu B.
9. A - 1, 2, 4, 5, 6 ; B - 1, 3, 4, 6, 7, 8 ; C - 1, 2, 4, 5, 8.
10. Câu B
11. a) Câu D ; b) Câu B ; c) Câu C
12.
Tính chất
Rượu etylic
Axit axetic
Chất béo
Tính tan trong nước
´
´
+ Dung dịch NaOH
´
´
+ Dung dịch axit
´
´
+ Na
´
´
+ CaCO3
´
+ O2
´
´
´
13. C©u ®óng : A, C ; C©u sai : B, D, E.
14. A – 3 ; B – 4,5 ; C – 2 ; D – 1
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ LUẬN
1. C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
2. Giả sử cần pha 100 ml rượu etylic 30o. Cần có 30 ml rượu nguyên chất thêm nước cho đủ 100 ml. Theo đầu bài để có 30 ml rượu nguyên chất cần lấy 30.100/80 = 37,5 ml rượu 80o. Vậy cách pha như sau :
Lấy 37,5 ml rượu 80o cho vào ống đong rồi thêm nước cho đủ 100 ml ta được rượu etylic 30o.
3. Lấy 100 ml rượu đã pha nước.
Theo đầu bài có : Vr + Vn = 100 (1)
mr + mn = 90 ; mr = 0,78Vr + Vn = 90 (2)
Kết hợp (1), (2) ta được 0,22Vr =10
Þ Vr = 45,45
Theo định nghĩa độ rượu thì rượu mới có độ rượu 45,45o.
4. 1. CaCO3 CaO + CO2
2. CaO + 3C CaC2 + CO
3. CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2
4. C2H2 + HCl CH2=CHCl
5. nCH2=CHCl ( CH2 – CHCl )n
5. Ứng dụng của rượu etylic trong các lĩnh vực :
a) Thực phẩm: Rượu uống.
b) Y tế (dược phẩm) : Cồn sát trùng, dung môi hoà tan một số thuốc.
c) Công nghiệp : Điều chế một số hoá chất : cao su, axit axetic...
d) Nhiên liệu : Chất đốt trong phòng thí nghiệm, nhiên liệu cho động cơ.
6. So sánh rượu etylic và axit axetic :
Rượu etylic
Axit axetic
Thành phần
C ; H ; O
C ; H ; O
Cấu tạo phân tử
CH3 – CH2 – OH : có nhóm –OH
Tính chất vật lí
Tan vô hạn trong nước.
Vị chua, tan vô hạn trong nước.
Tính chất hoá học
Tác dụng được với kim loại kiềm.
Có tính chất của axit.
7. a) Cho 1 mẩu đá vôi vào giấm ăn Đá vôi sủi bọt
2CH3COOH + CaCO3 (CH3COO)2Ca + H2O + CO2
b) Cho 1 mẩu Na vào rượu 40o : Na tan có khí thoát ra
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
2H2O + 2Na 2NaOH + H2
c) Sục khí etilen qua dung dịch brom : Dung dịch brom mất màu :
CH2=CH2 + Br2 CH2Br – CH2Br
8. CH2=CH2 + H2O C2H5OH
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
9. C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O
2C2H5OH + 2K 2C2H5OK + H2
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
10. Đốt lần lượt từng chất trong không khí. Chất không cháy là H2O, 2 chất kia cháy :
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
2C6H6 + 15O2 12CO2 + 6H2O
2 chất còn lại cho vào nước, chất nào tan là rượu, chất không tan là benzen.
11. CH2=CH2 + H2O C2H5OH
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
12. Dùng Na nhận ra cồn 45o, có khí thoát ra :
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
2H2O + 2Na 2NaOH + H2
- Dùng dd NaOH vừa tạo thành nhận ra chất béo, chất béo tan trong dd NaOH.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
13. a) Phản ứng thuỷ phân chất béo là phản ứng của chất béo với nước có xúc tác axit.
b) Phản ứng xà phòng hoá là phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm tạo sản phẩm là muối của axit béo và glixerol.
c) Thành phần chính của xà phòng là muối của axit béo với kim loại kiềm.
14. - Axit axetic : CH3COOH Þ công thức rút gọn : CH2O.
- Glucozơ : C6H12O6 Þ công thức rút gọn : CH2O.
Hai chất có công thức rút gọn giống nhau.
15. Đặt công thức của C là CxHyOz.
PTHH : CxHyOz + O2 xCO2 + H2O
Theo đầu bài : x = = 1 Þ x =1 ; y = 2; = 1 Þ z = 1
Công thức C : CH2O, có PTK = 30 Þ PTK A = 180, PTK B = 60.
Vì A, B, C có cùng công thức đơn giản nhất :
Công thức A là (CH2O)n thoả mãn với n = 6.
Vậy CTPT A: C6H12O6 (glucozơ).
Công thức B là (CH2O)m thoả mãn với m = 2.
Vậy CTPT A: C2H4O2 (axit axetic).
16. Dùng dd Ag2O/NH3 nhận ra dd glucozơ, có phản ứng tráng gương.
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag¯
Thuỷ phân saccarozơ trong dung dịch axit, thử sản phẩm bằng dung dịch Ag2O/NH3 nhận ra dung dịch saccarozơ, còn lại là dung dịch axit axetic :
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
glucozơ fructozơ
17. 1. Phương trình hoá học :
CxHyOz + O2 xCO2 + H2O
2. Khối lượng C trong 1,15 g CxHyOz : 0,6 (g)
Khối lượng H trong 1,15 g CxHyOz : 0,15 (g)
Khối lượng O trong 1,15 g CxHyOz : 1,15 – (0,6 + 0,15) = 0,4 (g)
Khối lượng mol M của CxHyOz : M = 1,4375.32 = 46 (g)
Từ công thức CxHyOz tính được :
x = ; y = ; z = =1
Vậy công thức phân tử chất hữu cơ là : C2H6O.
18. a) CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
b) Số mol axit = số mol NaOH = 0,3.0,5 = 0,15 (mol)
Þ Khối lượng của CH3COOH là 0,15.60 = 9 (g)
c) Số gam muối : 0,15.82 = 12,3 (g).
19. 1. a) C2H5OH
b) CH3COOH
c) CH3COOC2H5
2. CH2 =CH2 + H2O C2H5OH
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O
20. a) Polime tự nhiên : Tinh bột, xenlulozơ, protein, cao su thiên nhiên, tơ tằm.
b) Polime tổng hợp : Polietilen, poli(vinyl clorua), tơ nilon, cao su Buna.
21.
22. a) H2N–CH2–COOH + NaOH H2N–CH2–COONa + H2O
b) H2N–CH2–COOH + C2H5OH H2N–CH2–COOC2H5 + H2O
23. Phân biệt :
a) Tơ tổng hợp và tơ tằm : Đốt 2 loại tơ, tơ tằm có mùi khét của protein.
b) Tinh bột và xenlulozơ : Dùng iot nhận ra tinh bột : tinh bột từ màu trắng chuyển sang màu xanh.
c) Saccarozơ và glucozơ : Nhận ra glucozơ bằng phản ứng tráng gương.
24. Phương trình hoá học : 6nCO2 + 5nH2O ( C6H10O5 )n + 6nO2
– Khối lượng CO2 = = 14,679 (kg)
– Thể tích CO2 = = 7468,36 (lít) = 7,46836 m3
25. a) Công thức chung các gluxit : Cn(H2O)m
b) - Glucozơ : C6H12O6 C6(H2O)6
- Saccarozơ : C12H22O11 C12(H2O)11
- Tinh bột : ( C6H10O5 ) n ( C6(H2O)5 ) n
- Xenlulozơ: ( C6H10O5 ) n ( C6(H2O)5 )n
26. a) CH2 = CH-CH = CH2.
b) nCH2 = CH – CH = CH2 ( CH2 – CH = CH – CH2 )n
c) So sánh về thành phần và cấu tạo cao su Buna với polietilen :
* Thành phần : đều có C, H.
* Cấu tạo :
- Polietilen : chỉ có liên kết đơn.
- Cao su Buna : có nhiều liên kết đôi.
27. a) ( C6H10O5 ) n + nH2O nC6H12O6 (1)
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (2)
b) Thể tích rượu nguyên chất cần sản xuất : = 900 (lít).
Khối lượng rượu : 900.0,8 = 720 (kg).
Theo PTHH (2) khối lượng glucozơ cần dùng là: = 1408,7 (kg).
Theo PTHH (1) khối lượng tinh bột cần dùng là : = 1267,83 (kg).
Vì hiệu suất quá trình đạt 80% nên thực tế khối lượng tinh bột cần dùng là:
= 1584,79 (kg).
III. ĐỀ KIỂM TRA
1. Đề 15 phút
Đề 1.
Câu 1. 1. B ; 2. C ; 3. D
Câu 2. Câu đúng : a, d, e, g ; Câu sai : b, c, f, h.
Đề 2.
Câu 1. 1. D ; 2. D ; 3. a) B ; b) A
Câu 2. Thực hiện dãy chuyển hoá bằng các phương trình hoá học :
1. CH2 =CH2 + H2O C2H5OH
2. C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
3. C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O
4. CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH
2. Đề 45 phút
Đề 1.
Phần I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1. 1. B ; 2. D ; 3. D
Phần II. Tự luận
Câu 2. 1. 3 phương trình hoá học.
2. Nhận ra axit axetic bằng quỳ tím đổi thành màu đỏ hoặc cho tác dụng với đá vôi có khí bay ra.
2CH3COOH + CaCO3 Ca(CH3COO)2 + H2O + CO2
– Nhận ra dung dịch glucozơ bằng phản ứng tráng gương :
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
– Còn lại rượu etylic (không tác dụng với các chất trên).
Câu 3.
1. ( C6H10O5 )n + nH2O n C6H12O6 (1)
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (2)
1000 kg ngũ cốc có 810 kg tinh bột.
( C6H10O5 )n nC6H12O6 2nC2H5OH
162n g 2n.46 g = 92n (g)
162 g 92 g
162 kg 92 kg
Khối lượng rượu etylic thu được là 460 kg.
Đề 2.
Phần I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1. 1- B ; 2 – A ; 3-D
Câu 2. 1. C.
2. A- 5 ; B - 2,4 ; C - 2,3,6 ; D - 2 ; E -1,7
Phần II. Tự luận
Câu 3. Thực hiện dãy chuyển hoá:
( C6H10O5 )n + n H2O nC6H12O6
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
Glucozơ Fructozơ
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O
Câu 4. PTHH: CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
Số mol CH3COOH = = 0,1(mol).
Số mol NaOH = 0,1 mol.
Thể tích dd NaOH = = 0,2 (lít) = 200 ml.
Khối lượng muối CH3COONa = 0,1. 82 = 8,2 (g)
3. Đề kiểm tra học kì II.
Đề 1.
Phần I. Trắc nghiệm khách quan
Câu1 : 1. a) C ; b) B
2. a) D ; b) C
3. a) B ; b) C
Phần II. Tự luận
Câu 2. Các phương trình hoá học của phản ứng thực hiện dãy biến hoá hoá học:
( C6H10O5 )n + nH2O n C6H12O6 (1)
C6H12O6 2C2H5OH + 2 CO2 (2)
C2H4 + H2O C2H5OH (3)
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O (4)
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 +H2O (5)
nCH2= CH2 ( CH2– CH2 )n (6)
Câu 3. Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (1)
MgO + 2HCl MgCl2 + H2O (2)
– Số mol H2 là 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol)
– 0,1 mol Mg hay 2,4 gam Mg.
– 0,05 mol MgO hay 2 gam MgO
– Tổng số mol HCl tham gia phản ứng : 0,2 + 0,1 = 0,3 (mol).
- Thể tích dung dịch HCl 2M là 0,15 lít hay 150 ml.
Đề 2.
Phần I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1. 1.B 2. C 3. C
Câu 2. 1. B 2. D 3. B 4. D 5. B
Phần II. Tự luận
Câu 3. –Dùng nước và giấy màu ẩm nhận biết khí clo, giải thích cách làm và viết PTHH được 1 điểm.
– Dùng nước brom nhận biết C2H4, CH4.
Câu 4.– Viết đúng 2 PTHH được 1 điểm
– Lập hệ phương trình, số mol axit : 0,2 mol và rượu : 0,2 mol.
– % khối lượng mỗi chất : 43,39% rượu etylic và 56,61% axit axetic.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong V.doc