Tài liệu Giáo án lớp 7 môn ngữ văn: Cổng trường mở ra: Ngày giảng:
Lớp7A: Tiết 1
Văn bản: cổng trường mở ra
Lý Lan
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng từ ghép, bước đầu biết cách liên kết khi xây dựng văn bản viết.
3 Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu mái trường thân yêu.
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGK,SGV, thiết kế
2. HS: Đọc và soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học.
1.ổn định tổ chức (1’):
Lớp7A:........../............ Vắng:.......................................................
Lớp7b:........../............. Vắng:......................................................
2. Kiểm tra: Sách vở, bút mực của HS.
3. Bài mới.
Tg
*Hoạt động1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung
- Đọc giọng dịu dàng, chậm rãi, đôi khi thì thầm
- GV cùng HS đọc lần lượt hết bài.
- GV chọn 2,3 chú thích SGK để giải thích.
- Văn bản được viết theo thể loại gì?
( Thể loại: Bút...
181 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 7 môn ngữ văn: Cổng trường mở ra, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp7A: Tiết 1
Văn bản: cổng trường mở ra
Lý Lan
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng từ ghép, bước đầu biết cách liên kết khi xây dựng văn bản viết.
3 Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu mái trường thân yêu.
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGK,SGV, thiết kế
2. HS: Đọc và soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học.
1.ổn định tổ chức (1’):
Lớp7A:........../............ Vắng:.......................................................
Lớp7b:........../............. Vắng:......................................................
2. Kiểm tra: Sách vở, bút mực của HS.
3. Bài mới.
Tg
*Hoạt động1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung
- Đọc giọng dịu dàng, chậm rãi, đôi khi thì thầm
- GV cùng HS đọc lần lượt hết bài.
- GV chọn 2,3 chú thích SGK để giải thích.
- Văn bản được viết theo thể loại gì?
( Thể loại: Bút kí- biểu cảm.
Nhân vật chính: Người mẹ, đứa con.
Ngôi kể: Thứ nhất (Người mẹ).
- CH: Văn bản chia làm mấy đoạn?
(+Đ1: Từ đầu-> năm học: Tâm trạng 2 mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng.
+ Đ2: Còn lại: ấn tượng tuổi thơ qua liên tưởng của mẹ)
*Hoạt động2: HDHS Tìm hiểu văn bản
- Từ văn bản vừa đọc, hãy tóm tắt đại ý bài văn này?
- Đêm trước ngày khai trường, bà mẹ có tâm trạng như thế nào?
* HS thảo luận.
- GV nêu GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
- CH: Tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau?
.Hoạt động nhóm
- Thời gian:
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề
.Đại diện nhóm trình bày kết quả
.GV nhận xét, thống nhất ý kiến:
(+ Mẹ: Hồi hộp, không ngủ, suy nghĩ
+ Con: Thao thức, nhẹ nhàng, vô tư)
- Tại sao người mẹ không ngủ được?
( Phần thì lo cho con, hay nôn nóng về ngày khai trường đầu tiên của con mình).
- Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đầu tiên để lại ấn tượng sâu nặng trong tâm hồn người mẹ?
( Hằng năm… mẹ còn nhớ… mẹ vừa bước vào).
- CH: Tìm từ đồng nghĩa với từ khai trường?
( Khai giảng).
- Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em , người mẹ đang nói với ai?
( Người mẹ nhìn con ngủ như đang tâm sự với con nhưng là nói với chính mình).
- Cách viết này có tác dụng gì?
(Làm nổi bật được tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư, tình cảm, những điều sâu kín, khó nói bằng lời trực tiếp)
- Qua phân tích em thấy bà mẹ là người như thế nào?
- HS đọc đoạn văn từ: Mẹ nghe nói ở Nhật-> hết
- Đoạn văn thể hiện nội dung gì?
- Theo em, câu nào nói lên vai trò và tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
( Ai cũng biết…sau này)
* HS thảo luận
*GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
- Cuối bài người mẹ nói: “Bước qua cổng trường -> thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì?
*Hoạt động nhóm
-Thời gian:
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề
*Đại diện nhóm trình bày kết quả
*GV nhận xét, thống nhất ý kiến:
- Qua bài văn, em rút ra được bài học gì sâu sắc nhất khi nghĩ về người mẹ của mình?
- HS trả lời:
- Qua tìm hiểu bài em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật?
- Gọi 2-3 em đọc phần ghi nhớ (SGK).
*Hoạt động3: HDHS Luyện tập
- Có ý kiến: “Ngày khai trường vào lớp1 có dấu ấn sâu đậm nhất”. Em có tán thành không? Vì sao?
( Tuổi mẫu giáo chơi nhiều hơn học, vào lớp 1 mới thực sự có cảm nhận đi học. Có sách vở, ghi chép bài, nghe thầy cô giảng -> Buổi đầu tiên đi học).
- Viết thành đoạn văn kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày đầu tiên đi học của em?
- HS đọc đoạn văn -> GV nhận xét.
(10’)
(20’)
5’
5’
(6’)
I. Đọc ,tìm hiểu chú thích, bố cục.
1. Đọc.
2. Chú thích.
3. Bố cục: 2 đoạn.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai giảng của con.
2. Tâm trạng của người mẹ.
- Thao thức không ngủ.
- Suy nghĩ triền miên.
- Giúp con chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Dọn dẹp nhà cửa ...
-> Người mẹ có lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng đối với con. Đó là phẩm chất cao đẹp của người mẹ.
- Nhà trường mang lại cho các em kiến thức, đạo đức, tình cảm, đạo lý
*Ghi nhớ (SGK- 9).
III. Luyện tập.
*Bài tập 1:
*Bài tập 2:
4. Củng cố(3’):
- Qua bài văn em cảm nhận được điều gì?
- Đọc phần đọc thêm.
5. Hướng dẫn học ở nhà(2’):
- Viết đoạn văn hoàn chỉnh-> chép vào vở.
- Nắm vững nội dung phần ghi nhớ SGK.
- Chuẩn bị bài: Mẹ tôi.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
Ngày giảng:
Lớp7A: ..................
Lớp7B: .................. Tiết 2
Mẹ tôi
ét-môn-đơ-đơ A-mi-xi
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và thấm thía những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và cảm nhận văn bản.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương và kính trọng cha mẹ.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Một số câu ca dao nói về công lao cha mẹ.
2.Học sinh: Đọc, soạn bài theo câu ca dao nói về công lao cha mẹ.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.ổn định tổ chức (1’):
Lớp7A: ........./......... Vắng ........................................................................
Lớp7B: ........./ ......... Vắng .......................................................................
2.Kiểm tra(4’):
- Câu hỏi: Tâm trạng của người mẹ và của đứa con trong đêm trước ngày khai giảng giống và khác nhau như thế nào?
- Đáp án: + Mẹ: Hồi hộp, không ngủ, suy nghĩ
+ Con: Thao thức, nhẹ nhàng, vô tư.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động1: HDHS Đọc, tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn đọc: Cần thể hiện được những tâm trạng buồn khổ của người cha.
- GV đọc mẫu 1 đoạn-> gọi HS đọc, HS khác nhận xét-> GV uốn nắn.
- CH: Có từ nào trong bài các em không hiểu?
- GV thống kê lên bảng, giảng giải cho HS hiểu -> yêu cầu đọc kỹ phần chú thích SGK.
*Hoạt động2: HDHS Tìm hiểu văn bản
- CH: Tại sao nội dung văn bản là 1 bức thư người bố gửi cho con nhưng lại lấy nhan đề là “ Mẹ tôi”
( Vì qua bức thư người bố gửi con hiện lên hình ảnh người mẹ cao cả lớn lao).
- CH: Không để người mẹ trực tiếp xuất hiện, cách viết ấy có tác dụng gì?
( Tác giả dễ dàng mô tả, bộc lộ tình cảm, thái độ quí trọng của người bố đối với mẹ. Nói được tế nhị, sâu sắc những gian khổ người mẹ giành cho con; điểm nhìn từ người bố-> Tăng tính khách quan cho sự việc, đối tượng được kể và thể hiện được tình cảm, thái độ của người kể).
- CH: Thái độ của người bố đối với En-ri-cô như thế nào?
- CH: Dựa vào đâu mà em biết điều đó?
( Lời lẽ trong thư: “Sự hỗn láo của con như 1 nhát dao đâm…, không thể nén được cơn tức giận…, thà rằng bố không có con”
- CH: Lí do gì khiến bố có thái độ ấy?
( En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ).
- CH: Em có nhận xét gì về lời nói của người bố khi nói với En-ri-cô?
- CH: Trước thái độ của người bố, En-ri-cô cảm thấy như thế nào?
( Vô cùng xúc động).
* HS thảo luận
*GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
- CH: Điều gì khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư của bố?
*Hoạt động nhóm
-Thời gian:
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề
*Đại diện nhóm trình bày kết quả
*GV nhận xét, thống nhất ý kiến:
(+ Bố ghi lại những kỷ niệm giữa hai mẹ con.
+ Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết.
+ Những lời nói chân thành, sâu sắc của bố).
- CH: Theo em, vì sao người bố không trực tiếp nói với con mà lại viết thư?
( Tình cảm sâu sắc thường tế nhị, kín đáo, không nói trực tiếp được, viết thư chỉ nói riêng với người mắc lỗi, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa làm người mắc lỗi không mất lòng tự trọng-> Đây là cách ứng sử trong đời sống gia đình, nhà trường, xã hội).
- Qua bức thư, em có nhận xét gì về tình cảm, thái độ của người bố đối với con?
- CH: Người mẹ của En-ri-cô được nói đến qua những chi tiết nào?
(Thức đêm…mẹ sẵn sàng…có thể ăn xin để nuôi con, hy sinh tính mạng để cứu con).
- CH: Nhận xét gì về người mẹ của En-ri-cô thể hiện công lao của cha mẹ đối với con cái?
- CH: Đã bao giờ em phạm lỗi với mẹ chưa? Nếu có là lỗi gì?
- HS trả lời.
- CH: Qua văn bản em cảm nhận được điều gì?
( Bài văn giáo dục tình yêu thương, kính trọng cha mẹ).
*Hoạt động 3: Tổng kết
- CH: Theo em chủ đề bài văn là gì?
- CH: Bức thư mang tính biểu cảm ở chỗ nào?
( Giọng điệu chân thành, tha thiết vừa nghiêm khắc vừa dứt khoát phù hợp với tâm lý trẻ thơ).
*Hoạt động4:HDHS Luyện tập
* HS thảo luận
*GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
- Chọn 1 trong những bức thư của người cha thể hiện ý nghĩa lớn lao của cha mẹ đối với con
*Hoạt động nhóm
-Thời gian:
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề
*Đại diện nhóm trình bày kết quả
*GV nhận xét, thống nhất ý kiến:
(Có thể là đoạn rút ra phần ghi nhớ)
(10’)
(15’)
5’
(5’)
(5’)
5’
I. Đọc, tìm hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Nhan đề văn bản “Mẹ tôi”.
- Qua bức thư của người bố gửi cho con hiện lên hình ảnh của người mẹ
2. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô.
- Đau đớn, tức giận, buồn bã.
- Kiên quyết và nghiêm khắc.
- Lời nói chân thành, sâu sắc.
- Cách sử sự của người bố chính là bài học về cách ứng sử trong gia đình, ở nhà trường và ở ngoài xã hội.
-> Tấm lòng, tình cảm sâu sắc của người cha đối với con.
3. Hình ảnh người mẹ.
- Dịu dàng, hiền hậu.
- Hết lòng yêu thương con.
->Công lao của cha mẹ vô cùng to lớn.
III. Tổng kết.
IV. Luyện tập.
* Bài tập1:
4.Củng cố(3’):
- Bài văn nói về vấn đề gì? ( Cách ứng sử giữa cha mẹ với con cái và giáo dục tình yêu thương, kính trọng cha mẹ).
- Đọc: Thư gửi mẹ.
- Phân tích câu ca dao: “Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”.
5.Hướng dẫn học ở nhà(2’):
- Đọc kỹ văn bản. Nắm vững phần ghi nhớ SGK.
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về công lao của cha mẹ đối với con cái.
- Chuẩn bị bài: Từ ghép.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
Ngày giảng:
Lớp7A: .........................
Lớp7B: .........................Tiết 3
Từ ghép
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép.
2. Kỹ năng: Giải thích được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép. Vận dụng từ ghép trong nói viết.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ghép trong nói viết.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên : Bảng phụ + phiếu học tập.
2.Học sinh: Đọc kỹ các VD, tìm hiểu VD theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình dạy-học.
1.ổn định tổ chức (1’):
Lớp7A: ........../.......... Vắng ...................................................................
Lớp7B: ........./........ . Vắng ...................................................................
2. Kiểm tra: Không ( Kết hợp giới thiệu bài).
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1: HDHS Ôn tập từ ghép
- CH: Thế nào là từ ghép?
(Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa).
-CH:Nghĩa của các từ ghép được tạo ra như thế nào?
( Có nghĩa cụ thể hơn hoặc có nghĩa khái quát hơn nghĩa của mỗi đơn vị tạo nên chúng).
*Hoạt động2: Tìm hiểu các loại từ ghép.
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn (bảng phụ).
-CH:Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức tiếng nào là tiếng chính? Tiếng nào phụ bổ nghĩa cho tiếng chính?
-CH:Hãy nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép ấy? ( Chính trước- phụ sau).
- CH: Em hiểu thế nào về từ ghép chính phụ?
*Hoạt động 3: HDHS Tìm hiểu nghĩa của các từ ghép .
- HS đọc VD2.
-CH: Từ ghép: quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
-CH: Em hiểu thế nào là từ ghép đẳng lập?
-CH: Có mấy loại từ ghép? Là những loại nào? Em hiểu thế nào về các loại từ ghép đó?
-CH: So sánh nghĩa các từ: bà ngoại, thơm phức có quan hệ gì khác nhau?
(+ bà: Người sinh ra cha mẹ.
+ bà ngoại: Người sinh ra mẹ.
+ thơm: Mùi như hương của hoa, dễ chịu, thích ngửi.
+ thơm phức: Mùi thơm bốc mạnh, hấp dẫn.
-> Nghĩa các từ: bà ngoại, thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ: bà, thơm).
- CH: Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ?
- CH: So sánh nghĩa của từ: quần áo với nghĩa của tiếng: quần, áo; nghĩa từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng: trầm, bổng có gì khác nhau?
(+ quần áo: Chỉ quần áo nói chung
+ trầm bổng(âm thanh): Lúc trầm, lúc bổng nghe êm tai
-> Nghĩa từ: quần áo, trầm bổng khái quát hơn nghĩa mỗi tiếng: quần, áo, trầm, bổng).
- CH: Em hiểu gì về nghĩa của từ ghép đẳnglập?
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK- 14.
* Hoạt động4: HDHS Luyện tập .
* HS thảo luận
*GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
Nhóm1: Tìm từ ghép chính phụ
Nhóm2: Tìm từ ghép đẳng lập.
Nhóm3: Điền từ thích hợp vào sau tiếng chính: bút, thước, mưa, làm-> Tạo từ ghép C-P?
Nhóm4: Điền từ thích hợp vào sau tiếng chính:
ăn, trắng, vui, nhất-> Tạo từ ghép C-P?
Nhóm 5: Điền thêm tiếng vào từ cho sẵn-> tạo từ ghép đẳng lập: núi, ham, xinh.
Nhóm 6: Điền thêm từ-> Tạo từ ghép đẳng lập: mặt, học, tươi.
*Hoạt động nhóm
-Thời gian:
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề
*Đại diện nhóm trình bày kết quả
*Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến:
- CH: Tại sao có thể nói: Một cuốn sách; Một cuốn vở, mà không thể nói: Một cuốn sách vở?
(2’)
(10’)
(10’)
(17’)
10’
I. Các loại từ ghép.
1. Ví dụ1:
- bà ngoại
- thơm phức
-> Từ ghép chính phụ: Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
1. Ví dụ 2:
- quần áo
- trầm bổng
->Các tiếng bình đẳng về ngữ pháp
-> Từ ghép đẳng lập: Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ).
* Ghi nhớ (SGK- 14).
II. Nghĩa của các từ ghép.
1. Từ ghép chính phụ.
- Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
2. Nghĩa từ ghép đẳng lập.
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
*Ghi nhớ: sgk 14
III. Luyện tập.
*Bài tập 1:
Từ ghép chính phụ
lâu đài, xanh ngắt
nhà máy, nhà ăn,
cười nụ
Từ ghép đẳng lập
suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt,
đầu đuôi.
*Bài tập 2: Tạo từ ghép chính phụ
- bút mực - ăn cơm
- thước kẻ - trắng nõn
- mưa phùn - vui vẻ
- làm quen - nhát gan
Bài tập 3: Tạo từ ghép đẳng lập.
- núi - rừng - mặt
non
- ham muốn - học
thích
- xinh đẹp - tươi
tươi
Bài tập 4: Có thể nói: Một cuốn sách.
Vì: sách và vở là 2 danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập, có nghĩa tổng hợp chung cùng loại nên không thể gọi: Một cuốn sách vở.
4. Củng cố (3’):
- Thế nào là từ ghép chính phụ? Từ ghép đẳng lập?
- Nghĩa của từ ghép chính phụ? Từ ghép đẳng lập?
- Đáp án: Ghi nhớ(SGK 14)
5.Hướng dẫn học ở nhà(2’):
- Xem lại các VD đã phân tích. Nắm vững 2 phần ghi nhớ SGK
- Làm bài tập: 5,6,7-( tr15,16).
- Chuẩn bị bài: Liên kết trong văn bản.
Ngày giảng:
Lớp7A: .................
Lớp7B: .................Tiết 4
Liên kết trong văn bản
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được kháí niệm tính liên kết, phân biệt được liên kết hình thức và liên kết nội dung.
2. Kỹ năng: Bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng tính liên kết trong văn bản.
II. Chuẩn bị.
1.Giáo viên : Bảng phụ + Phiếu học tập.
2.Học sinh : Đọc tìm hiểu VD( đoạn văn) trong SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học.
1.ổn định tổ chức (1’):
Lớp7A:......./......... Vắng ....................................................................
Lớp7B:......../........ Vắng ...................................................................
2. Kiểm tra(5’):
- Câu hỏi: Thế nào là từ ghép chính phụ? Từ ghép đẳng lập? Cho VD?
-Đáp án:
Từ ghép chính phụ: Có tiếng chính và tiếng phụ bổ xung ý nghĩa cho tiếng chính.
Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
Ví dụ 2:
- quần áo Các tiếng bình đẳng về về ngữ
- trầm bổng pháp
-> Từ ghép đẳng lập: Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ).
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động1: HDHS Tìm hiểu liên kết và phương tiện liên kết
- GV treo bảng phụ - gọi 2-3 HS đọc.
-CH: Theo em, đọc mấy câu ấy, En-ri-cô đã hiểu rõ bố muốn nói điều gì chưa?
- CH:Vì sao chưa hiểu? Em hãy tìm một trong những lí do sau?
+ Vì có câu văn không đúng ngữ pháp.
+ Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng.
+ Vì giữa các câu văn chưa có sự liên kết.
-CH:Vì sao văn bản cần có tính liên kết?
(GV diễn giảng: Nêú chỉ có câu văn chính xác, rõ ràng, đúng ngữ pháp-> chưa đảm bảo làm nên văn bản. Cũng như chỉ có trăm đốt tre đẹp-> chưa làm nên cây tre. Muốn có cây tre trăm đốt thì trăm đốt tre đó phải được nối liền.
Tương tự như thế, không thể có văn bản nếu các câu, các đoạn văn không được nối liền(liên kết) với nhau).
- HS đọc lại đoạn văn(ý a- mục1).
- CH:Do thiếu ý gì nó trở nên khó hiểu?
- CH: Sửa lại đoạn để En-ri-cô hiểu được ý bố?
-CH:Vậy 1 văn bản chỉ có tính liên kết là văn bản như thế nào?
- CH: Chỉ có sự liên kết về nội dung, ý nghĩa thì đã đủ chưa?
- GV treo bảng phụ- HS đọc VD 2b.
- CH: Theo em, giữa các câu văn đã thực sự có mối liên kết chưa?
- HS so sánh với nguyên văn bài viết “Cổng trường mở ra”.
- CH: Qua sự so sánh những câu văn trên với nguyên bản, em có nhận xét gì? Đúng hay sai? Thiếu hay đủ?
( Chép sai: “con” -> “đứa trẻ”)
-CH:Bên nào có sự liên kết? Bên nào không có sự liên kết?
- CH: Tại sao chỉ chép thiếu mấy chữ “ còn bây giờ” và nhầm chữ “con”-> “đứa trẻ” mà đoạn văn đang liên kết lại trở nên rời rạc?
- CH: Vậy bên cạnh sự liên kết về nội dung, văn bản cần có sự liên kết về phương diện nào nữa?
- 2-3 HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động2: HDHS Luyện tập
- HS đọc yêu cầu bài tập1.
- GV hướng dẫn HS sắp xếp những câu văn theo thứ tự hợp lý-> Tạo đoạn văn có sự liên kết chạt chẽ.
- HS đọc lại đoạn văn đã sắp xếp hợp lý.
* HS thảo luận:
- GV nêu GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
- Các câu văn có tính liên kết chưa? Vì sao?
*Hoạt động nhóm
- Thời gian:
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề
*Đại diện nhóm trình bày kết quả
*GV nhận xét, thống nhất ý kiến
- GV chép đoạn văn lên bảng phụ.
- HS lên điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống-> Các câu văn liên kết chặt chẽ vời nhau.( Điền tiếp sức lần lượt mỗi em 1 từ).
- GV nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
* HS thảo luận nhóm:
.- GV nêu GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
- Làm bài tập 4
.Hoạt động nhóm
- Thời gian:
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề
.Đại diện nhóm trình bày kết quả
.GV nhận xét, thống nhất ý kiến.
(19’)
(15’)
5’
5’
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
1. Tính liên kết trong văn bản.
-Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở lên có nghĩa, dễ hiểu.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản.
-Trước hết là sự liên kết về phương diện nội dung, ý nghĩa.
- Cần có sự liên kết về phương diện hình thức ngôn ngữ.
* Ghi nhớ (SGK- 18).
II. Luyện tập.
*Bài tập 1:
- Thứ tự các câu trong đoạn văn: 1-4-2-5-3.
*Bài tập2:
-Những câu văn chưa có tính liên kết, vì chúng không nói về một nội dung.
*Bài tập 3:
- Lần lượt điền các từ ngữ: bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là.
*Bài tập 4:
- 2 câu trên nếu tách khỏi văn bản thì có vẻ rời rạc, câu trước nói về mẹ, câu sau nói về con. Nhưng đoạn văn còn có câu thứ 3 đứng sau nối kết 2 câu trên thành một thể thống nhất-> toàn đoạn liên kết chặt chẽ.
4. Củng cố(3’):
- Liên kết đoạn văn là gì?
- Để văn bản có tính liên kết người viết phải sử dụng phương tiện gì?
5.Hướng dẫn học ở nhà: (2’):
- Nắm vững phần ghi nhớ.
- Hoàn thành bài tập 5.
- Chuẩn bị bài: Cuộc chia tay của những con búp bê.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
Ngày giảng:
Lớp7A:....................
Lớp7B:.................... Tiết 5
Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê
Khánh Hoài
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Thấy được những tình cảm anh em sâu nặng, cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa`của những người bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Thấy được cái hay của truyện là cách kể truyện chân thật và cảm động.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng kể truyện ở ngôi thứ nhất, kỹ năng miêu tả và phân tích nhân vật.
3. Thái độ:Biết cảm thông và chia sẻ với những người bạn bất hạnh.
II. Chuẩn bị.
1. GV: Tranh vẽ SGK-22( phóng to).
2. HS: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy – học.
1. ổn định tổ chức (1’):
Lớp7A:............./............ Vắng:..............................................................
Lớp7B:............./............. Vắng:..............................................................
2. Kiểm tra (4’):
- Câu hỏi: Em cảm nhận được gì sau khi học xong văn bản “Mẹ tôi”?
- Đáp án trả lời: Cách ứng sử giữa cha mẹ với con cái và giáo dục tình yêu thương, kính trọng cha mẹ.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung VB
- Gọi HS có khả năng kể tốt nhất tóm tắt văn bản ngắn gọn theo bố cục 3 phần.
- Gọi 3 HS đọc đoạn hay nhất.
+ Đ1: Từ “Đồ chơi của chúng tôi-> nước mắt ứa ra”
+ Đ2:Từ “Gần trưa ->trùm lên cảnh vật”
+ Đ3: Còn lại.
- Gọi HS nhận xét cách đọc?
- GV đọc mẫu một số câu-> đọc mẫu 1 đoạn
- Gọi HS đọc phần chú thích dấu*
- Em hiểu gì về văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê”?
( Truyện được giải nhì viết về quyền trẻ em năm 1992).
*Hoạt động2: HDHS Tìm hiểu văn bản
- CH: Khi đọc văn bản em có suy nghĩ gì, cảm xúc gì?
( Cuộc chia tay(Do bố mẹ li hôn) của 2 anh em Thành- Thuỷ).
- CH: Ai là nhân vật chính?
( Thành – Thuỷ).
- CH: Hãy tìm những chi tiết trong truyện biểu hiện tình cảm giữa hai anh em?
- CH: Thuỷ đối với anh?
- CH: Thành đối với em?
- CH: Những hành động trên cho thấy tình cảm của 2 anh em Thành- Thuỷ như thế nào?
- CH: Giữa Thành và Thuỷ có những tình cảm cao đẹp, các con xứng đáng được hưởng, thế nhưng giữa 2 anh em phải rơi vào hoàn cảnh như thế nào? Ai là người gây ra điều đó?
- HS trả lời - GV giảng nhanh.
* HS thảo luận.
* GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
- CH:Với những người bạn gặp hoàn cảnh bất hạnh, chúng ta nên làm gì?
* Hoạt động nhóm
- Thời gian:
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề
*Đại diện nhóm trình bày kết quả
*GV nhận xét, thống nhất ý kiến:
( Cần cảm thông, chia sẻ).
- CH: Qua các thông tin đại chúng, em thấy trẻ em nói chung đã được hưởng quyền trẻ em chưa?
- HS trả lời.
(15’)
(20’)
4’
I. Đọc, tóm tắt truyện, chú thích.
1. Tóm tắt truyện.
a. Tâm trạng của 2 anh em Thành - Thuỷ trong đêm và sáng sau khi cha mẹ li hôn.
b. Thành đưa Thuỷ đến trường lớp chào chia tay cô giáo cùng các bạn.
c. Cuộc chia tay đột ngột ở nhà.
2. Chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Tình cảm của hai anh em.
- Thuỷ: Ra tận sân vận động vá áo cho anh, nhường cho anh con vệ sĩ.
- Thành: Giúp em học, đón em đi học về, nhường đồ chơi cho em.
-> Gần gũi, yêu thương, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau.
4. Củng cố(3’):
- Gv tóm tắt nội dung bài giảng
- Em có cảm nhận gì về tình cảm của 2 anh em Thành- Thuỷ?
5. Hướng dẫn học ở nhà (2’):
-Đọc, tóm tắt lại văn bản.
- Hướng dẫn HS soạn tiếp phần còn lại.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Ngày giảng:
Lớp7A:.................
Lớp7B:.................Tiết 6
Văn bản : cuộc chia tay của những con búp bê
( Tiếp theo)
I Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu tình cảm anh em sâu nặng.
- Nỗi bất hạnh của trẻ em khi cha mẹ ly dị.
2. Kỹ năng: Miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật.
3. Thái độ: Thông cảm và chia sẻ với những người không may rơi vào hoàn cảnh éo le, đáng thương.
II. Chuẩn bị.
1. GV: Một số văn bản về quyền trẻ em.
2. HS: Soạn tiếp bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy – học.
1. ổn định tổ chức (1’):
Lớp7A:........../.......... Vắng:...................................................................
Lớp7B:.........../.......... Vắng:..................................................................
2. Kiểm tra(4’):
- Câu hỏi: Em có cảm nhận gì về tình cảm của 2 anh em Thành- Thuỷ?
- Đáp án: - Thuỷ: Ra tận sân vận động vá áo cho anh, nhường cho anh con vệ sĩ.
- Thành: Giúp em học, đón em đi học về, nhường đồ chơi cho em.
-> Gần gũi, yêu thương, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động1: GV chuyển tiếp bài
-CH:Tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tại sao lại như vậy? Em có suy nghĩ gì?
( Búp bê gợi sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội).
* HS thảo luận:
* GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
- CH: Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện?
* Hoạt động nhóm
- Thời gian:
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề
*Đại diện nhóm trình bày kết quả
*GV nhận xét, thống nhất ý kiến:
(Tên truyện tạo tình huống buộc người nghe theo dõi và góp phần thể hiện được ý đồ tư tưởng của tác giả).
*Hoạt động2: HDHS Tìm hiểu tiếp văn bản
-CH: Trước hoàn cảnh éo le của mình, hai anh em Thuỷ- Thành đã có những cử chỉ, hành động như thế nào?
-CH:Các từ: “run lên, đưa cặp mắt, khóc tức tưởi thuộc từ loại gì?
-CH: Những chi tiết trên cho em hiểu gì về tâm trạng của hai anh em Thành- Thuỷ?
-CH: Lúc này Thành mong ước nhất điều gì? Câu nào của em nói lên điều đó?
( Lạy trời, đây chỉ là giấc mơ, một giấc mơ thôi).
- CH: Câu nói đó gợi cho em cảm xúc gì?
- HS trả lời.
( Nhưng sự thật; hai anh em sắp phải xa nhau- có thể xa nhau mãi mãi.)
-CH: Sau 3 lần ra lệnh cùng với thái độ gay gắt của mẹ, hai anh em Thành phải làm gì?
-CH: Cuộc chia đồ chơi diễn ra như thế nào?
-CH:Khi thấy anh chia rẽ 2 con búp bê, người em đã có lời nói và hành động như thế nào?
-CH: Em có thấy gì mâu thuẫn trong lời nói và hành động?
-CH: Theo em có cách nào giải quyết được mâu thuẫn đó không?
( Gia đình đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay).
-CH: Kết thúc truyện, Thuỷ lựa chọn cách giải quyết như thế nào?
( Đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con vệ sĩ- Để lại cho anh).
-CH: Chi tiết này gợi trong em suy nghĩ, tình cảm gì?
- CH:Tiêu đề của truyện là: “ Cuộc chia tay của những con búp bê”. Nhưng trong truyện những con búp bê có chia tay thật không?
( Chia tay – cách biệt của hai anh em).
-CH: Em thấy cuộc chia tay có bình thường không?Vì sao?
( Cuộc chia tay là vô lý- không nên có)
-CH: Trong cuộc chia tay của Thuỷ ở lớp học, chi tiết nào khiến cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào làm em cảm động nhất?
(Thuỷ không được đi học – cô giáo tặng Thuỷ sách vở)
- CH:Cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học gợi trong em nỗi niềm gì?
-CH: Còn Thành có tâm trạng như thế nào khi ở trường về? vì sao?
( Kinh ngạc. Vì: Cảnh vật, cuộc đời vẫn cứ tươi đẹp, bình yên. Thế mà hai anh em phải chịu sự mất mát, đổ vỡ quá lớn).
- CH:Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả?
( Diễn biến tâm lý được tác giả miêu tả chính xác-> Tăng nỗi niềm sâu thẳm, trạng thái bơ vơ, thất vọng của nhân vật)
* Hoạt động3: HDHS Tổng kết .
-CH:Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
( Thứ nhất).
-CH:Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
( Thể hiện sâu sắc những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật-> Tăng tính chân thật của truyện và có sức thuyết phục cao)
( GV: Truyện hay gây xúc động mạnh cho người đọc nhờ sự liên kết chặt chẽ và bố cục rõ ràng, mạch lạc – Một dạng văn bản biểu cảm các em sẽ được tìm hiểu ở giờ sau)
* HS thảo luận:
* GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
-CH:Qua câu truyện này, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?
* Hoạt động nhóm
- Thời gian:
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề
* Đại diện nhóm trình bày kết quả
* GV nhận xét, thống nhất ý kiến:
- Gọi 2-3 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
* Hoạt động4: HDHS Luyện tập
- Đọc diễn cảm một số đoạn hay.
(6’)
4’
(20’)
(5’)
4’
(4’)
II. Tìm hiểu văn bản:
2. Cảnh chia tay.
- Em tôi run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng, mắt buồn thăm thẳm, hai bờ mi xưng mọng, khóc nức nở, tức tưởi.
- Tôi cắn chặt môi, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm
-> Tâm trạng đau đớn, xót xa, tủi hờn.
- Cuộc chia đồ chơi:
+ Thành: Giành hầu hết đồ chơi cho em
+ Thuỷ: Không quan tâm.
- Mâu thuẫn:
+ Giận giữ không muốn chia rẽ hai con búp bê.
+ Thương anh ( Sợ không có con vệ sĩ canh giấc ngủ cho anh).
-> Bối rối.
- Lời kể chân thành, giản dị, phù hợp với tâm trạng nhân vật-> Có sức thuyết phục cao và truyền cảm.
III. Tổng kết:
- Nghệ thuật:
+ Cách kể bằng sự miêu tả cảnh vật xung quanh và miêu tả tâm lí nhân vật.
+ Lời kể chân thành giản dị, phù hợp với tâm trạng nhân vật nên có sức truyền cảm.
- Nội dung:
Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn.
* Ghi nhớ: (SGK - 27)
III. Luyện tập.
4. Củng cố (3’):
5. Hướng dẫn học ở nhà(2’):
Ngày giảng:
Lớp7A:....................
Lớp7B:.....................
Tiết 7
bố cục trong văn bản
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản. Bước đầu hiểu thế nào là một bố cục rành mạch và hợp lý để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch và hợp lý cho các bài làm. Tính phổ biến và hợp lý của dạng bố cục 3 phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục-> Có thể làm mở bài, thân bài, kết bài đúng hướng, đạt kết quả tốt hơn.
2. Kỹ năng: Xây dựng bố cục khi viết văn bản.
3. Thái độ: Có ýthức xây dựng bố cục khi viết văn bản.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ.
2. HS: Phiếu học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức (1’):
Lớp7A:........../............ Vắng:...........................................................
Lớp7B:.........../........... Vắng:..........................................................
2. Kiểm tra(4’):
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động1: HDHS Tìm hiểu bố cục băn bản
- HS đọc ví dụ1.
-CH:ở lớp 6, các em đã học viết đơn. Em hãy kể tên 1 số lá đơn em đã viết?
-CH: Em muốn viết 1 lá đơn xin ra nhập đội, nhưng nội dung trong đơn có cần sắp xếp theo một trật tự không?
-CH: Em hãy nêu những nội dung cần thiết trong đơn theo trật tự em biết?
-CH: Có thể tuỳ thích ghi nội dung nào trước cũng được hay không?
- Ví dụ: Nêu lý do viết đơn trước rồi mới ghi họ tên, sống và học ở đâu được không?
- CH:Văn bản sẽ như thế nào nếu các ý không được sắp xếp theo trật tự, hệ thống?
( Không hiểu, không được tiếp nhận).
-CH: Vì sao khi xây dựng văn bản cần quan tâm đến bố cục?
( Tạo văn bản mạch lạc, rõ ý tập trung ý muốn thể hiện).
-CH: Vậy em hiểu bố cục là gì?
- Gọi HS đọc ý đầu trong phần ghi nhớ.
- GV cho HS làm bài tập1-( phần luyện tập - tr 30).
* Hoạt động2:HDHS tìm hiểu những yêu cầu về bố cục
- HS đọc VD 2(1), (SGK- 29).
-CH: Câu chuyện trên đã có bố cục chưa?
( Chưa, lộn xộn, khó tiếp nhận).
- GV treo bảng phụ ghi văn bản kể trong SGK- ngữ văn6 và văn bản kể trong VD2(1)
-CH: So sánh các câu văn giữa 2 văn bản?
( Đều có những câu văn cơ bản trong văn bản giống nhau).
-CH: Vì sao văn bản trong SGK - Ngữ văn 6, dễ tiếp nhận, văn bản trong VD2(1) khó tiếp nhận?
-CH: Văn bản trong VD2(1) gồm mấy đoạn?
-CH:Các câu văn trong mỗi đoạn có tập trung quanh 1 ý thống nhất không?
( không)
-CH: ý đoạn này với ý đoạn kia có phân biệt được với nhau không? (không)
-CH: Muốn dễ dàng tiếp nhận văn bản thì phải như thế nào?
-CH:Rành mạch có phải là yêu cầu duy nhất đối với 1 bố cục không?
- HS đọc VD2(2).
- CH:Văn bản trong VD gồm mấy đoạn?
-CH:ý của mỗi đoạn có phân biệt với nhau tương đối rạch ròi không?
- Cách kể chuyện như trên bất hợp lý ở chỗ nào? So sánh với văn bản SGK ngữ văn lớp 6?
- Cách kể ấy có nêu bật được ý nghĩa phê phán và làm người ta buồn cười không?
( Câu chuyện không đến mức quá lộn xộn, thiếu sự rành mạch. Nhưng không nêu được ý nghĩa phê phán-> nhưng buồn cười nữa là mất đi yếu tố bất ngờ).
- Em rút ra được bài học gì về bố cục văn bản?
- Yêu cầu HS đọc ý 2 trong phần ghi nhớ SGK.
*Hoạt động3:HDHS tìm hiểu các phần củabố cục
-CH: Em hãy nêu nhiệm vụ 3 phần: MB, TB, KB trong văn bản miêu tả cà văn bản tự sự?
-CH: Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ các mỗi phần không? Vì sao?
-CH: Có ý kiến cho rằng: Mở bài chỉ là sự tóm tắt thân bài, còn phần két bài là sự lặp lại của mở bài. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
( Các phần trong văn bản không được lặp lại nhau. Bố cục 3 phần có khả năng giúp văn bản trở lên rành mạch, hợp lý. Nhưng không phải văn bản nào cũng bắt buộc phải có 3 phần).
- HS đọc phần ghi nhớ ý 3.
- HS đọc lại 3 phần ghi nhớ SGK.
*Hoạt động4: HDHS Luyện tập
- HS đọc bài tập 2-Tr 30?
- CH: Ghi lại bố cục của truyện: “Cuộc chia tay của những con búp bê: Theo em bố cục ấy đã rành mạch hợp lý chưa?
-CH: Kể lại truyện ấy theo bố cục khác có được không?
- ( GV khuyến khích HS kể chuyện sáng tạo).
- GV treo bảng phụ đã chép bài tập 3- Tr30.
* HS thảo luận:
*GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
- CH: Bố cục đã rành mạch, hợp lý chưa? Vì sao?Theo các em nên bổ sung thêm điều gì?
*Hoạt động nhóm
- Thời gian:
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề
*Đại diện nhóm trình bày kết quả
*GV nhận xét, thống nhất ý kiến:
(7’)
(7’)
(6’)
(15’)
7’
I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
1. Bố cục của văn bản.
- Văn bản không thể tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng.
- Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trật tự, một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
- Nội dung các phần, các đoạn phải thống nhất, giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
- Bố cục phải hợp lý-> Văn bản đạt mục đích giao tiếp cao nhất.
3. Các phần của bố cục.
- Văn bản thường được xây dựng theo bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
II. Luyện tập.
Bài tập 2:
Bài tập 3:
- Bố cục chưa thật rành mạch và hợp lý: Các điểm: 1, 2, 3 phần thân bài mới kể việc học tốt, chưa trình bày kinh nghiệm học tốt. Còn điểm 4 không nói về học tập.
- Để bố cục rành mạch:
+ Lần lượt nêu từng kinh nghiệm học tập.
+ Nhờ rút kinh nghiệm-> Học tập đã có tiến bộ.
+ Muốn nghe ý kiến trao đổi, góp ý và chúc hội nghị thành công.
- Để bố cục hợp lý: Chú ý sắp xếp các kinh nghiệm:
+ Tập trung nghe thầy cô giảng bài, làm đủ bài tập trước khi đến lớp -> ( nói trước).
+ Tham khảo tài liệu, tìm tòi sáng tạo-> (nói Sau).
4. Củng cố (3’):
5. Hướng dẫn học ở nhà(2’):
Giảng:7A: . .2010. Tiết 8
7B: . .2010.
Mạch lạc trong văn bản
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Có những hiểu biết bước đầu vềmạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có tính mạch lạc, không đứt đoạn hoạc quẩn quanh.
2. Kỹ năng: Biết xây dựng bố cục khi viết văn bản, tập viết văn có mạch lạc.
3. Thái độ: Cần chú ý đến sự mạch lạc trong các bài tập làm văn.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ.
2. HS: Phiếu học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học.
1. ổn định tổ chức (1’):
Lớp7A:........../............ Vắng:.....................................................
Lớp7B:.........../............ Vắng:....................................................
2. Kiểm tra(4’):
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động1: Khái niệm mạch lạc trong văn bản
- GV giới thiệu:
+ Mạch lạc(đông y):Là mạch máu trong cơ thể.
+ Mạch lạc(Vbản): Làm cho các phần của văn bản thống nhất lại.
-CH: Dựa vào hiểu biết trên, hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong số tính chất sau?
( bảng phụ) ( Cả 3 tính chất trên).
-CH: Có ý kiến: Trong văn bản, mạch lạc là sự nối tiếp của các câu, các ý theo một trình tự hợp lý. Em có tán thành ý kiến đó không?
( ý kiến đó hoàn toàn đúng).
*Hoạt động2: Điều kiện để VB có tính mạch lạc
- HS đọc ý a- phần 2.
* HS thảo luận
* GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
-CH: Toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào?
-CH: Sự chia tay của những con búp bê đóng vai trò gì trong truyện?
-CH: Hai anh em Thành- Thuỷ đóng vai trò gì trong truyện?
* Hoạt động nhóm
- Thời gian:
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề
* Đại diện nhóm trình bày kết quả
* GV nhận xét, thống nhất ý kiến:
( Sự việc chính: Hai anh em chia tay nhưng tình cảm không chia lìa; “Sự chia tay và những con búp bê” làm nổi bật chủ đề đó. Thành và Thuỷ là những nhân vật chính).
- HS đọc ý b- phần 2.
-CH: Đó có phải là chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không? Có thể xem là rành mạch của văn bản không?
( Các sự việc trên đều liên quan đến chủ đề. Mạch lạc và liên kết thống nhất với nhau).
-( GV mở rộng: Tuy nhiên trong văn bản, cái mạch lạc ấy chỉ có thể được thể hiện dần dần. Cần để người tạo lập văn bản dẫn dắt sao cho khỏi quẩn quanh, dứt đoạn).
- HS đọc ý c- phần 2.
-CH: Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên, hợp lý không?
( Các bộ phận trong vă bản nhất thiết phảI liên kết chặt chẽ. Nhưng không chỉ liên hệ về thời gian mà còn có thể liên hệ về không gian, tâm lý, ý nghĩa. Miễn sự liên hệ ấy hợp lý, tự nhiên)
-CH: Qua phần tìm hiểu trên. Em hãy cho biết: Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản như thế nào?
- HS đọc ghi nhớ (SGK- 32).
*Hoạt động3: HDHS Luyện tập
- HS đọc yêu cầu ý b2.
* HS thảo luận:
*GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
-CH: Nhóm1,2,3: Chủ đề chung xuyên suốt các phần, các đoạn, các câu của văn bản là gì?
-CH: Nhóm4,5,6: Trình tự tiếp nối các phần, các đoạn, các câu trong văn bản có giúp sự thể hiện chủ đề liên tục, thông suốt, hấp dẫn không?
*Hoạt động nhóm
- Thời gian:
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề
*Đại diện nhóm trình bày kết quả
*GV nhận xét, thống nhất ý kiến:
- HS đọc bài tập 2.
- GV gợi ý: Câu chuyện xoay quanh cuộc chia tay của 2 đứa trẻ và 2 con búp bê.
Tác giả không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của 2 người lớn -> Không làm cho tác phẩm thiếu đi sự mạch lạc. Việc thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân chia tay của 2 người lớn có thể làm cho ý tứ chủ đạo trên bị phân tán, không giữ được sự thống nhất -> Mất đi sự mạch lạc của truyện.
(10’)
(10’)
7’
(15’)
7’
I. Mạch lạc và nhữnh yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.
1. Mạch lạc trong văn bản.
- Mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lý.
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc.
* Một số văn bản có tính mạch lạc là văn bản:
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu được nối tiếp theo trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được sự hứng thú cho người đọc( người nghe).
* Ghi nhớ: (SGK-32)
II. Luỵên tập.
Bài tập 1: (ý b):
- ý tứ chủ đạo xuyên suốt trong đoạn văn: Sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông giữa ngày mùa.
- ý tứ ấy được dẫn dắt theo một dòng chẩy hợp lý, phù hợp với nhận thức người đọc.
+ Câu đầu: Giới thiệu bao quát về sắc mầu trong không gian, thời gian.
+ Tiếp theo: Tác giả nêu những biểu hiện sắc vàng trong không gian, thời gian.
+ Hai câu cuối: Nhận xét cảm xúc về mầu vàng
-> 3 phần nhất quán, rõ ràng, mạch lạc xuyên suốt-> Bố cục mạch lạc.
Bài tập 2:
Nhận bàn giao của đồng chí Hoàn lớp 7A từ tiết 13.
Nhận bàn giao của đồng chí Luật lớp 7B từ tiết 9.
Giảng:7A: . .2010. Tiết 9
7B: . .2010.
Ca dao - dân ca
Những câu hát về tình cảm gia đình
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm ca dao- dân ca.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao- dân ca. Những bài ca dao quen thuộc về chủ đề tình cảm gia đình.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
- Cảm nhận cái hay, cái đẹp trong ca dao- dân ca.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu thương trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGV, SGK, sưu tầm một số bài ca dao- dân ca.
2. HS: Phiếu học tập, soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- CH: Qua câu truyện: “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn nhắn gửi tới mỗi chúng ta điều gì?
Đáp án:
- Tổ ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động 1: HDHS Tìm hiểu khái niệm ca dao- dân ca
+ CH: Em hãy đọc một vài câu ca dao nói về tình cảm gia đình?
+ CH: Em hiểu thế nào là ca dao- dân ca?
+ CH: Ca dao- dân ca diễn tả điều gì?
*Hoạt động2: HDHS Đọc, tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn đọc -> đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> HS nhận xét-> GV nhận xét.
- Gọi HS đọc phần chú thích .
+ CH: Em hiểu thế nào là: Nuộc lạt; Cùng thân; Hai thân?
*Hoạt động 3: HDHS Tìm hiểu văn bản
+ CH: Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?
-> Bài 1: Lời mẹ ru con. Dấu hiệu: Tiếng ru, tiếng gọi con.
-> Bài 2: Lời người con gái lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ.
-> Bài 3: Lời của con cháu nhớ về ông bà.
-> Bài 4: Có thể là lời của ông bà hoặc cô bác nói với cháu, hay cha mẹ nói với con hoặc anh em ruột thịt nói với nhau.
- Gọi HS đọc lại bài1.
+ CH: Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì?
+ CH: Chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này?
+ CH: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong bài ca dao?
- GV: Cha so sánh với núi thể hiện sự cứng rắn. Mẹ so sánh với nước thể hiện sự dịu dàng mềm mại. Cha và mẹ tạo thành bộ đôi sơn – thủy vừa linh hoạt vừa bền vững.
+ CH: Âm điệu của bài ca dao như thế nào?
+ CH: Em hãy tìm những câu ca dao khác nói về công cha nghĩa mẹ?
- Gọi HS đọc bài ca dao 2?
+ CH: Tâm trạng người con gái lấy chồng xa quê thường gắn với khoảng thời gian nào?
+ CH: Vì sao thời gian buổi chiều thường gợi buồn, gợi nhớ?
-> Chiều hôm: Sự trở về, đoàn tụ.
+ CH: Không gian , nỗi niềm và hành động của nhân vật ra sao?
+ CH: Không gian ấy gợi cảnh ngộ của nhân vật như thế nào?
- GV: Trong ca dao khi nhân vật trữ tình ra đứng ở không gian bờ ao, ngõ sau, bờ sông, cổng làng… là tâm trạng buồn, tiếc nuối, ngậm gùi … của người con gái lấy chồng xa quê.
+ CH: Qua phân tích trên, em có nhận xét gì về tâm trạng của người con gái lấy chồng xa quê?
- Gọi HS đọc bài ca dao 3.
+ CH: Bài ca dao diễn tả tình cảm của ai đối với ai?
+ CH: Những tình cảm đó được diễn tả bằng hình thức nào?
+ CH: Tìm một vài câu ca dao có kiểu so sánh này?
-> Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
-> Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp em sầu bấy nhiêu
+ CH: Nêu cái hay của cách diễn tả trong bài ca dao thể hiện ở những từ ngữ nào?
+ CH: Hình ảnh: “nuộc lạt mái nhà” giúp ta liên tưởng đến điều gì?
-> Âm điệu thể thơ lục bát phù hợp hỗ trợ cho sự diễn tả tình cảm trong bài ca dao.
- Gọi HS đọc bài ca dao 4.
+ CH: Bài ca dao 4 diễn tả tình cảm gì?
+ CH: Tình cảm anh em thiêng liêng được diễn tả như thế nào?
+ CH: Bài ca dao đưa những bộ phận của cơ thể con người ra để so sánh. Điều đó có ý nghĩa gì?
+ CH: Bài ca dao nhắc nhở chúng ta điều gì?
* Hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề:
+ Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 4 bài ca dao sử dụng?
+ Tình cảm được diễn tả trong 4 bài ca dao là tình cảm gì?
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ?
* Hoạt động 4: HDHS luyện tập.
- Gọi HS đọc thêm bốn bài ca dao (SGK T. 37)
+ CH: Những bài ca dao ấy nói về tình cảm gì?
+ CH: Chúng ta có thể nói như thế nào về tình cảm ấy của con người Việt Nam?
(5’)
(5’)
(20’)
4’
(5’)
I. Khái niệm ca dao- dân ca.
- Ca dao - dân ca là những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc.
- Nội dung: Phản ánh tâm hồn, tình cảm của con người.
- Có đặc thù riêng về hình thức thơ, về kết câu, hình ảnh, ngôn ngữ.
- Có tính chân thực, cô đúc gợi cảm và có khả năng lưu truyền.
II. Đọc, tìm hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chú thích.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Bài 1:
- Nội dung: Công lao trời biển của cha mẹ đối với con và nêu bổn phận, trách nhiệm của con đối với cha mẹ.
* Nghệ thuật:
- Hình thức: Lời ru, câu hát ru.
- Hình ảnh so sánh:
+ Công cha -> núi : Công lao to lớn của cha.
+ Nghĩa mẹ -> nước: Sự vĩnh hằng của mẹ
- Âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng.
2. Bài 2:
- Thời gian: Buổi chiều – Gợi buồn, gợi nhớ.
- Không gian: Ngõ sau- nơi vắng lặng, heo hút-> Sự cô đơn của nhân vật.
-> Nỗi buồn xót xa, sâu lắng không biết chia sẻ cùng ai.
3. Bài 3:
- Tình cảm được diễn tả bằng hình thức so sánh mức độ: “Bao nhiêu bấy nhiêu”.
-> Nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
- Hình ảnh để so sánh: nuộc lạt mái nhà
-> Sự kết nối bền chặt
4. Bài 4:
- Cùng chung cha mẹ sinh ra, cùng sống và lớn khôn dưới một mái nhà, sướng khổ có nhau.
- Hình ảnh so sánh: Tay- chân: Sự gắn bó thiêng liêng của tình cảm anh em.
- Anh em phải hoà thuận, đoàn kết để cha mẹ vui lòng.
5. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát
+ Âm điệu tâm tình, nhắn nhủ
- Nội dung: Tình cảm gia đình.
* Ghi nhớ (SGK- T. 36)
IV. Luyện tập.
4. Củng cố (3’)
- CH: Nêu chủ đề của 4 bài ca dao đã học?
- CH: Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong 4 bài ca dao?
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học thuộc lòng 4 bài ca dao.
- Sưu tầm những bài ca dao về tình cảm gia đình.
- Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Giảng:7A: . .2010. Tiết 10
7B: . .2010.
Những câu hát Về tình yêu
quê hương, đất nước, con người
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Nắm được nội dung, ý nghĩa và hình thức nghệ thuật của những câu hát về tình yêu đất nước, con người.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, cảm nhận cái hay, cái đẹp của ca dao.
- Phân tích hình ảnh, nhịp điệu và các mô típ quen thuộc trong ca dao.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGV, SGK, sưu tầm một số câu ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
2. HS: Soạn bài, phiếu học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- CH: Đọc thuộc lòng bốn bài ca dao nói về tình cảm gia đình? Em thích nhất bài ca dao nào? Vì sao?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động1: HDHS Đọc, tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn đọc -> đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> HS nhận xét-> GV nhận xét.
+ CH: Em hiểu : Năm cửa là gì? Sông Lục Đầu là gì?
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu văn bản
+ CH: Bài ca có mấy phần?
+ CH: Hình thức của bài ca dao có gì đặc biệt?
+ CH: Theo em vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh như vậy để hỏi đáp?
+ CH: Từ lời hỏi và đáp ta có thể nhận ra mối quan hệ tình cảm của họ như thế nào?
-> Ta thấy chàng trai và cô gái là những người lịch sự, tế nhị.
- Gọi HS đọc bài 2.
+ CH: Theo em khi nào người ta nói “rủ nhau”?
-> Người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết.
-> Họ có chung mối quan tâm và cùng muốn làm việc gì đó.
+ CH: Em hãy nêu một số câu ca dao có cụm từ này?
-> Rủ nhau đi tắm hồ sen
Nước trong bóng mát hương chen cạnh mình
-> Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
+ CH: ở bài ca dao này họ rủ nhau làm gì?
+ CH: Em hiểu gì về Hồ Gươm?
+ CH: Em có nhận xét gì về cách tả ở bài 2?
-> Bài ca gợi nhiều hơn tả.
-> Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút là những địa danh, cảnh trí tiêu biểu nhất của hồ Hoàn Kiếm.
+ CH: Địa danh, cảnh trí trong bài gợi lên điều gì?
-> Cảnh đa dạng, có hồ, cầu, đền, đài, tháp. Tất cả tạo thành một không gian thiên tạo và nhân tạo thơ mộng, thiêng liêng. Địa danh gợi lên âm vang lịch sử và văn hóa. Chính địa danh, cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươnm, Thăng Long và đất nước -> Mọi người muốn “ rủ nhau” đến thăm.
+ CH: Em có suy nghĩ gì về câu hỏi cuối bài “ Hỏi ai gây dựng nên non nước này”?
+ CH: Câu hỏi đó có nhắn nhủ điều gì không?
- Gọi HS đọc bài ca dao 3.
+ CH: Cảnh xứ Huế được miêu tả như thế nào?
+ CH: Em có nhận xét gì về cảnh trí xứ Huế?
-> Cảnh trí xứ Huế do tạo hóa và con người tạo nên.
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả trong bài ca dao?
-> Gợi nhiều hơn tả: Các định ngữ và cách so sánh gợi lên những cảnh đẹp sông núi có đường nét, màu sắc sinh động của con đường vào xứ Huế.
+ CH: Phân tích đại từ ai và chỉ ra những ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: Ai vô xứ Huế thì vô ?
-> Đại từ ai trong Ai vô… có nhiều nghĩa. Có thể là số ít hoặc số nhiều, có thể là người mà tác giả trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới những người không quen biết.
- Gọi HS đọc bài 4.
+ CH: Hai dòng thơ đầu của bài 4 có gì đặc biệt? Tác dụng ?
+ CH: Các điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng có tác dụng gì?
-> Nhìn phía nào cũng thấy rộng lớn, mênh mông của cánh đồng. Cánh đồng đẹp, trù phú đầy sức sống.
+ CH: phân tích hình ảnh cô gái trong hai câu thơ cuối?
+ CH: So sánh cô gái với chẽn lúa đòng đòng và ngọn nắng hồng ban mai gợi lên điều gì?
-> So sánh với cánh đồng bao la, bát ngát thì cô gái quả là nhỏ bé, mảnh mai nhưng cánh đồng kia do chính bàn tay cô tạo nên.
+ CH: Bài ca dao là lời của ai? Người ấy muốn thể hiện điều gì?
+ CH: Ngoài cách hiểu này còn có cánh hiểu nào khác không? Em có đồng ý với cách hiểu đó không? Vì sao?
-> Bài ca là lời của cô gái, trước cánh đồng rộng lớn, mênh mông, cô gái nghĩ về thân phận mình. Cô tươi tắn, trẻ trung, đầy sức sống… nhưng rồi sẽ ra sao? Nỗi lo âu của cô được thể hiện qua từ phất phơ và sự đối lập Nắng sớm thì đẹp nhưng cánh đồng rộng, mà chẽn lúa nhỏ nhoi, vô dịnh giữa một biển lúa không bờ không biết số phận mình sẽ được an bài như thế nào đây?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập.
* Hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề:
+ Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca dao?
+ Tình cảm chung trong bốn bài ca dao là gì?
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
(7’)
(21’)
(7’)
7’
I. Đọc và tìm hiẻu chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Bài 1:
- Bài ca dao có hai phần: Câu hỏi của chàng trai và lời đáp của cô gái.
- Chàng trai, cô gái hỏi đáp về những địa danh là hình thức thử tài về kiến thức địa lý, lịch sử, trí thông minh, niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương, đất nước.
-> Bày tỏ tình cảm với nhau một cách lịch sự, tế nhị.
2. Bài 2.
- Rủ nhau thăm Hồ Gươm.
- Hồ Gươm là một thắng cảnh thiên nhiên có giá trị về văn hóa, lịch sử ở thủ đô Hà Nội.
-> Khẳng định và nhắc nhở về công lao xây dựng đất nước của cha ông.
- Nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết giữ gìn và xây dựng đất nước.
3. Bài 3.
- Xứ Huế có non xanh, nước biếc -> vẻ đẹp nên thơ, sống động.
- Ai vô xứ Huế thì vô.-> Lời mời thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với vẻ đẹp xứ Huế.
4. Bài 4.
- Dòng thơ kéo dài 12 tiếng gợi sự dài, rộng, to lớn của cánh đồng.
- Các điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng -> Cánh đồng đẹp, trù phú đầy sức sống.
- Hình ảnh cô gái được so sánh với chẽn lúa đòng đòng, ngọn nắng hồng -> Sự tương đồng ở nét đẹp trẻ trung, đầy sức sống.
- Là lời của chàng trai. Chàng trai muốn bày tỏ tình cảm của mình với cô gái.
* Ghi nhớ: (SGK T. 40)
III. Luyện tập.
- Ngoài thể thơ lục bát, ở chùm bài ca dao này có lục bát biến thể.
+ Bài 1: Số tiếng không phảI là 6 ở dòng lục, không phảI là 8 ở dòng bát.
+ Bài 2. Thể thơ lục bát.
+ Bài 3: Kết thúc ở dòng lục chứ không phảI dòng bát như thường thấy.
+ Bài 4: Hai dòng đầu là thơ tự do.
4 Củng cố (3’)
- CH: Hãy nêu chủ đề chung của chùm bài ca dao?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Học thuộc lòng 4 bài ca dao.
- Đọc các bài đọc thêm và sưu tầm thêm bài ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Soạn bài: Từ láy.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Giảng:7A: . .2010. Tiết 11
7B: . .2010.
Từ láy
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS Nắm được cấu tạo của 2 loại từ láy: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
- Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghia của từ láy.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng tốt từ láy tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
1. GV: SGV, SGK, tài liệu tham khảo.
2. HS: Soạn bài, phiếu học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- CH: Đọc thuộc lòng bốn bài ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước, con người? Em thích nhất bài ca dao nào? Vì sao?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động1: HDHS Tìm hiểu các loại từ láy
+ CH: Em hiểu thế nào là từ láy?
-> Là những từ ghép có sự hoà phối về âm thanh.
- Gọi HS đọc ví dụ ( SGK) chú ý các từ in đậm?
+ CH: Các từ đó có đặc điểm âm thanh gì giống nhau?
- Gọi HS đọc ví dụ.
+ CH: tại sao các từ láy trong ví dụ không nói được là bật bật, thẳm thẳm?
+ CH: Em hãy tìm một số từ láy thuộc hiện tượng này?
-> đỏ - đo đỏ.
-> đẹp - đèm đẹp.
-> xốp – xôm xốp.
+ CH: Dựa vào kết quả phân tích trên, em hãy phân loại các từ láy?
+ CH: Vởy em hiểu thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu nghĩa của các từ láy
+ CH: Nghĩa của từ láy: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
-> Sự mô phỏng âm thanh.
+ CH: Nhóm từ láy: lí nhí, li ti, ti hí có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa?
-> Khuôn vần có nguyên âm i, nguyên âm cí độ mở nhỏ nhất, âm lượng nhỏ nhất, biểu thị tính chất nhỏ bé, nhỏ nhẹ về âm thanh, hình dáng => Từ láy tạo nghĩa dựa vào đặc tính âm thanh của vần..
+ CH: Nhóm từ láy: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh, có đặc điểm nào chung về âm thanh và về nghĩa?
+ CH: Giải nghĩa các từ: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh?
+ CH: Nhận xét dặc điểm, cấu tạo của các từ này?
-> Là nhóm từ láy bộ phận có tiếng gốc đứng sau, tiếng trước lặp lại phụ âm đầu của tiếng gốc và mang vần “ấp” với công thức: X + ấp x Y.
+ CH: So sánh nghĩa của từ láy với nghĩa của từ gốc?
-> Nghĩa của các từ láy thuộc nhóm này có điểm chung: Biểu thị một trong thái vận động: Khi nhô lên, khi hạ xuống; khi phồng, khi xẹp; khi nổi, khi chìm.
+ CH: Em hãy so sánh nghĩa của các từ: mềm mại, đo đỏ với nghĩa của tiếng gốc: mềm, đỏ?
-> So với “mềm” thì “mềm mại” mang sắc thái biểu cảm rất rõ VD: Bàn tay mềm mại ( “mềm” gợi cảm giác dễ chịu khi sờ đến)
-> So với “đỏ” thì “đo đỏ” mang sắc thái giảm nhẹ.
+ CH: So sánh nghĩa của từ “ tan tành” với nghĩa của tiếng gốc “tan”?
-> So với “tan” thì “tan tành” mang sắc thái nghĩa nhấn mạnh.
+ CH: Từ các nhận xét trên, em hãy ra rút nghĩa của các từ láy?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
*Hoạt động 3: HDHS Luyện tập
* Hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề:
+ Tìm các từ láy có trong đoạn văn.
+ Xếp các từ láy vào bảng phân loại.
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
+ CH: Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy?
+ CH: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu?
(10’)
(15’)
(10’)
5’
I. Các loại từ láy.
1. Ví dụ 1.
* Nhận xét:
- Đăm đăm: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn.
- Mếu máo: Giống nhau phụ âm đầu.
- Liêu xiêu: Giống nhau bộ phận vần.
2. Ví dụ 2.
* Nhận xét:
- Đó là những từ láy toàn bộ- có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối do sự hài hoà phối âm thanh.
- Có 2 loại từ láy: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
* Ghi nhớ (SGK- T. 42)
II. Nghĩa của các từ láy.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
- Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu -> Từ láy tạo nghĩa dựa vào sự mô phỏng âm thanh.
- Lí nhí, li ti, ti hí -> Từ láy tạo nghĩa dựa vào đặc tính âm thanh của vần..
- Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh -> Từ láy tạo nghĩa trên cơ sở miêu tả ý nghĩa của sự vật theo mô hình.
- Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
- Trường hợp từ láy có tiếng gốc có nghĩa-> nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc tăng mạnh.
* Ghi nhớ ( SGK- T. 43)
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
a. Từ láy: bần bật, thăm thẳm,nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề.
2. Bài tập 2.
- Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.
3. Bài tập 3:
a. ...nhẹ nhàng……..
b.…nhẹ nhõm.........
4. Củng cố (3’)
-CH: Thế nào là từ láy toàn bộ? Thế nào là từ láy bộ phận?.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Làm bài tập 4, 5, 6.
- Soạn bài: Quá trình tạo lập văn bản.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Giảng:7A: . .2010. Tiết 12
7B: . .2010.
Quá trình tạo lập văn bản
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 1 (làm ở nhà)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản, để có thể làm văn một cách có phương pháp, có hiệu quả hơn.
2. Kỹ năng: Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.
3. Thái độ: Có ý thức thực hiện các bước khi tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị.
1. GV: SGV, SGK, tài liệu tham khảo.
2. HS: Soạn bài, phiếu học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- CH: Thế nào là từ láy toàn bộ và từ láy hoàn toàn? Cho ví dụ?
Đáp án: Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động1: HDHS Tìm hiểu các bước tạo lập văn bản
+ CH: Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?
+ CH: Điều gì thôi thúc người ta viết thư?
-> Bày tỏ tình cảm hoặc trao đổi thông tin vấn đề nào đó.
- GV: Cần tạo lập văn bản khi có nhu cầu phát biểu ý kiến, viết thư, kể chuyện hoặc khi phải viết bài tập làm văn ở lớp, ở nhà.
+ CH: Để tạo lập một văn bản trước tiên ta phải làm gì?
-> Phải xác định viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về các gì? Viết như thế nào?
+ CH: Sau khi đã định hướng, cần phải làm những gì để viết được một văn bản?
+ CH: Nếu chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn, đã tạo ra được văn bản chưa?
-> Chưa, phải viết thành văn.
+ CH: Việc viết thành văn phải đạt được những yêu cầu gì?
-> Đúng chính tả. Đúng ngữ pháp. Dùng từ chính xác. Sát với bố cục. Có tính liên kết. Có mạch lạc. Kể chuyện hấp dẫn. Lời văn trong sáng.
+ CH: Nêu những ưu nhược điểm trong diễn đạt của em?
+ CH: Có thể coi văn bản là loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi đã hoàn thiện không?
+ CH: Sự kiểm tra cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?
+ CH: Vậy qúa trình tạo lập một văn bản cần phải thực hiện theo mấy bước? Nội dung của các bước?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2: HDHS Luyện tập.
* Hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: HS thảo luận yêu cầu của bài tập 2 ?
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
+ CH: Dàn bài có bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp không? Những câu đó có nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau không?
+ CH: Một dàn bài thường chứa đựng nhiểu mục lớn nhỏ khác nhau. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt được mục lớn và mục nhỏ? Biết được các mục ấy đã đầy đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?
* Hoạt động 3. HDHS viết bài tập làm văn số 1.
(12’)
(13’)
7’
(10’)
I. Các bước tạo lập văn bản.
- Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào.
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài.
- Diễn đạt các ý ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
- Sự kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu vừa nêu trên không và cần có sửa chữa gì.
* Ghi nhớ (SGK- T.46)
II. Luyện tập.
1. Bài tập 2.
a. Bạn đã không chú ý, mình không thể chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích học tập mà điều quan trọng nhất mà mình phải từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm học tập -> Giúp các bạn khác học tập tốt hơn.
b. Bạn xác định không đúng đối tượng giao tiếp. Bản báo cáo này được trình bày trước HS, không phải với thầy, cô giáo.
2. Bài tập 3.
a. Dàn bài cần được viết rõ ý, càng ngắn càng tốt, lời lẽ trong dàn bài không nhất thiết phải là những câu văn hoàn chỉnh, tuyệt đối đúng ngữ pháp và luôn liên kết chặt chẽ với nhau.
b. Các phần, các mục lớn nhỏ trong dàn bài cần thực hiện theo một hệ thống kí hiệu được qui định chặt chẽ.
I. Mở bài.
II. Thân bài
1. ý lớn 1.
a. ý nhỏ 1…..
2. ý lớn 2.
a. ý nhỏ 1…..
III. Kết bài.
III. Viết bài tập làm văn số 1. ( Làm ở nhà)
1. Đề bài:
Kể lại nội dung bài thơ “Lượm” của Tố Hữu thành một câu truyện theo những ngôi kể khác nhau ( Ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).
2. Đáp án, biểu điểm, yêu cầu:
a. Mở bài: ( 2 điểm).
- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ giữa 2 chú cháu ( Người chiến sĩ vệ quốc và Lượm).
b. Thân bài: (6điểm).
- Kể về Lượm- chú bé hồn nhiên, tinh nghịch tham gia làm liên lạc cho bộ đội. ( 2 điểm)
- Kể về tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ, hành động dũng cảm và hy sinh anh dũng của Lượm trong trận chiến đấu quyết liệt. (2điểm)
- Lòng cảm phục, tiếc thương Lượm khôn nguôi của người chiến sĩ. ( 2 điểm)
c. Kết bài: (2 điểm)
- Cảm nghĩ của người kể chuyện. Hình ảnh Lượm hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần lạc quan dũng cảm của Lượm để đạt ấn tượng sâu đậm trong tâm tưởng..
( Yêu cầu: Bố cục mạch lạc, hành văn lưu loát, dùng từ chính xác, trong sáng, liên kết chặt chẽ, không sai lỗi chính tả sẽ đạt điểm tối đa).
4. Củng cố (3’)
- CH: Để tạo lập được một văn bản cần lần lượt thực hiện các bước nào?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Viết bài tập làm văn số 1 ở nhà.
- Soạn bài: Những câu hát than thân.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
……….............................................................................................................................
….....................................................................................................................................
……….............................................................................................................................
Giảng:7A: . .2010. Tiết 13
7B: . .2010.
Những câu hát than thân
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đề than thân.
2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc trong ca dao trữ tình.
3. Thái độ: Thương cảm với nỗi khổ của người dân trong xã hội cũ.
II. Chuẩn bị
1. GV: SGV, SGK, tài liệu tục ngữ ca dao Việt Nam.
2. HS: Soạn bài, sưu tầm những câu ca dao than thân, phiếu học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- CH: Nêu quá trình tạo lập văn bản?
Đáp án: Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn đọc -> đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> HS nhận xét-> GV nhận xét.
+ CH: Em hiểu thác là gì? lận đận là gì?
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản bản
+ CH: Trong ca dao thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận mình. Hãy đọc một số bài ca dao có hình ảnh đó?
-> Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
-> Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đao lòng cò con
+ CH: Hãy đọc một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em?
-> Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
-> Thân em như giếng giữa đàng
Người sang rửa mặt, người phàm rửa chân.
- Gọi HS đọc bài ca dao 1.
+ CH: Cuộc đời lận đận được diễn tả như thế nào?
-> Con cò khó nhọc, vất vả vì gặp rất nhiều khó khăn trắc trở, ngang trái. Thân gầy guộc mà phải lên thác xuống ghềnh, gặp cảnh bể đầy ao cạn -> kiếm sống vất vả.
+ CH: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả?
+ CH: Ngoài nội dung than thân, bài ca dao còn có nội dung nào khác?
-> Ngoài nội dung trên bài ca dao còn phản kháng tố cáo xã hội phong kiến. Sống trong XH áp bức bất công ấy thân cò phải lên thác xuống ghềnh, lận đận.
- Gọi HS đọc bài ca dao 2.
+ CH: Em hiểu cụm từ thương thay như thế nào?
->Là tiếng than biểu hiện sự thương cảm xót xa ở mức độ cao.
+ CH: Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ thương thay?
+ CH: Những nỗi thương thân của người lao động được thể hiện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh đó được sử dụng bằng nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
-> Nghệ thuật ẩn dụ với nhiều ý nghĩa khác nhau:
- Thương con tằm nhả tơ - bị kẻ khác bòn rút sức lực.
- Thương lũ kiến – thương thân phận nhỏ nhoi vất vả làm lụng vẫn nghèo đói.
- Thương con hạc- thương cuộc đời phiêu bạt, lận đận của người lao động.
- Thương con cuốc- thương thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ cômg bằng nào soi tỏ.
- Gọi HS đọc bài ca dao 3.
+ CH: Thân phận người phụ nữ được ví như thế nào?
+ CH: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả?
-> Nghệ thuật so sánh.
+ CH: Hình ảnh so sánh trong bài có gì đặc biệt?
-> Người phụ nữ trong XH phong kiến chịu nhiều đau khổ, đắng cay bị quăng quật ở nơi vô định không nơi neo đậu “gió dập sóng dồi” họ không có quyền quyết định số phận mình, XH phong kiến luôn muốn nhấn chìm họ.
+ CH: Bài ca dao có ý nghĩa gì?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 3. HDHS luyện tập.
* Hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: Nêu những điểm chung về nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao?
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
(10’)
(20’)
(5’)
5’
I. Đọc, tìm hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Bài 1.
- Lận đận một mình - Lên thác xuống ghềnh
- Gặp cảnh: Bể đầy, ao cạn.
- Nghệ thuật đối lập, từ láy-> Khắc hoạ hình ảnh khó khăn ngang trái, bất công, cay đắng của cò.
- Con cò là biểu tượng chân thực, xúc động cho hình ảnh, cuộc đời vất vả, gian khổ của người nông dân trong XH cũ.
2. Bài 2.
- Thương thay -> thương thân phận mình, thương những người cùng cảnh ngộ.
- Thương con tằm
- Thương cái kiến
- Thương con hạc
- Thương con cuốc
-> Nghệ thuật ẩn dụ biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của nhiều thân phận người trong XH cũ.
3. Bài 3.
- Thân em - trái bần trôi -> Hình ảnh so sánh -> Gợi số phận chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ trong XH phong kiến.
-> Tiếng nói than thân, phản kháng của người phụ nữ trong XH cũ.
* Ghi nhớ (SGK T. 49)
III. Luyện tập.
- Nội dung: Diễn tả cuộc đời thân phận con người trong XH cũ, phản kháng XH phong kiến.
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, có âm điệu than thân. Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ; diễn tả cuộc đời, thân phận con người: con cò, con tằm, con kiến.
4. Củng cố (3’)
- CH: Phát biểu suy nghĩ của em về người lao động, người phụ nữ trong XH xưa?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Học thuộc 3 bài ca dao
- Soạn bài: Những câu hát châm biếm.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
………............................................................................................................................
…….................................................................................................................................
………. ...........................................................................................................................
……….............................................................................................................................
………............................................................................................................................
Giảng:7A: . .2010. Tiết 14
7B: . .2010.
Những câu hát châm biếm
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêubiểu (hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc trong ca dao trữ tình.
3. Thái độ: Có thái độ rõ ràng trong việc phê phán cái xấu trong XH.
II. Chuẩn bị.
1. GV: SGV, SGK, tài liệu tục ngữ ca dao Việt Nam.
2. HS: Soạn bài, sưu tầm những câu ca dao có nội dung châm biếm, phiếu học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- CH: Đọc thuộc lòng bài Những câu hát than thân. Nêu những điểm chung về nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao?
Đáp án:
- Nội dung: Diễn tả cuộc đời thân phận con người trong XH cũ, phản kháng XH phong kiến.
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, có âm điệu than thân. Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ; diễn tả cuộc đời, thân phận con người: con cò, con tằm, con kiến.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn đọc -> đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> HS nhận xét-> GV nhận xét.
+ CH: Em hiểu đánh trống quân là gì? Cai là gì?
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản.
- Gọi HS đọc bài ca dao 1.
+ CH: Hình ảnh cái cò có gì giống và khác với hình ảnh con cò trong bài ca dao vừa học?
-> Hai câu đầu là câu hỏi của cái cò khi đang lặn lội ở bờ ao bỗng gặp cô gái yếm đào, liền ướm hỏi cho ông chú của nó.
+ CH: Hai câu sau là chân dung ông chú được người cháu giới thiệu như thế nào?
+ CH: Đó là một ông chú như thế nào?
-> Là người đàn ông vô tích sự: thích ăn chơi, lười biếng, thích hưởng thụ hơn là thích làm việc.
+ CH: Bài ca dao phê phán điều gì?
HS đọc bài ca dao 2.
+ CH: Bài ca dao là lời của ai?
-> Lời ông thầy bói.
+ CH: Ông ta phán số cô gái như thế nào?
+ CH: Bài ca dao sử dụng nghệ thuật gì? Phê phán điều gì?
-> Thầy phán nước đôi, điều dự đoán vô cùng bình thường hiển nhiên bất cứ người bình thường nào cũng biết. Tóm lại thầy bói mà như chẳng đoán gì chỉ ba hoa khoác lác.
+ CH: Hãy đọc những câu ca dao có nội dung phê phán nghề thầy bói và những người tin vào bói toán?
-> Tiền buộc dải yếm bo bo
Đem cho thầy bói đâm lo vào người.
-> Bói ra ma, quét nhà ra rác.
-> Số thầy thì để cho ruồi nó bâu
- Gọi HS đọc bài ca dao 3.
+ CH: Bài ca dao tả cảnh đám ma con cò như thế nào?
-> Cảnh đám ma con cò với sự tham gia của một số loài chim và con cà cuống.
+ CH: Từng con chim với những việc làm khác nhau nói lên điều gì?
-> Mỗi con vật tượng trưng cho một hạng người trong XH:
- Con cò, cò con: Gia đình nông dân xấu số
- Cà cuống: Ông lý, địa chủ, nhà giầu.
- Chim ri, chào mào: Cai lệ, lính lệ.
- Chim chích: Mõ làng.
+ CH: Bài ca dao đã sử dụng nghệ thuật gì? và phê phán điều gì?
- GV: Cái chết của cò trở thành dịp tốt cho bọn đục nước béo cò, khóc mướn, ăn hôi đánh chén om sòm.
+ CH: Ngày nay việc tổ chức ma chay ở nơi em sinh sống như thế nào?
- Gọi HS đọc bài ca dao 4.
+ CH: Bài ca dao tả ai?
+ CH: Cậu cai được miêu tả là người như thế nào ?
+ CH: Em có nhận xét gì về trang phục của cậu cai?
-> Cậu cai là người làm chức cai chỉ huy một nhóm trên dưới chục lính lệ canh gác, phục dịch nơi phủ huyện phong kiến. Với cách ăn mặc của cậu cai có hàm ý mỉa mai, chế diễu tính bắng nhắng khoe khoang của cai đội thời xưa.
+ CH: Hai câu cuối, chân dung cậu cai lệ được phơi bày như thế nào?
-> Chuyến đi làm việc công hiếm hoi 3 năm mới có một lần vậy mà cậu cũng không có đủ trang phục phải đi mượn, thuê. Thật thảm hại, mang tính chất mỉa mai, thương cảm.
- Goi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 3: HDHS Luyện tập
+ CH: Nêu điểm giống nhau của cả bốn bài ca dao?
(5’)
(25’)
(5’)
I. Đọc, tìm hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Bài 1.
- Chú thích: Tửu, chè đặc, ngủ trưa, trời mưa, đêm thừa trống canh. -> Bức chân dung biếm họa giễu cợt, mỉa mai -> Chú là người lười biếng, ỷ lại.
- Phê phán người lười lao động.
Bài 2.
- Số cô:
+ Không giầu thì nghèo
+ Có mẹ,có cha
+ Có vợ, có chồng
+ Con đầu: chẳng gái thì trai
-> Cường điệu hoá, phê phán người làm nghề thầy bói, nói nước đôi lừa người khác.
-> Phê phán những người nhẹ dạ, cả tin, mù quáng tin lời thầy bói.
3. Bài 3.
- Cà cuống: Uống rượu.
- Chim ri: Lấy phần.
- Chào mào: Đánh trống.
- Chim chích: Vác mõ.
-> Nghệ thuật ẩn dụ tượng trưng, phê phán hủ tục tang ma gây phiền hà tốn kém cho gia đình người nghèo khó.
4. Bài 4
- Cậu cai: - Nón dấu lông gà
- Ngón tay đeo nhẫn
-> Khoe khoang, kệch cỡm, lố bịch.
- áo: Đi mượn.
- Quần: Đi thuê.
-> Nghệ thuật phóng đại, mỉa mai pha chút thương hại cho thân phận cậu cai.
* Ghi nhớ (SGK T. 53)
III. Luyện tập.
- Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
4. Củng cố (3’)
- CH: Nội dung và nghệ thuật bốn bài ca dao là gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Học thuộc lòng tất cả những bài ca dao đã học.
- Soạn bài: Đại từ.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
………............................................................................................................................
….....................................................................................................................................
….....................................................................................................................................
….....................................................................................................................................
…....................................................................................................................................
Giảng:7A: . .2010. Tiết 15
7B: . .2010.
Đại từ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là đại từ, các loại đại từ tiếng Việt.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân biệt, phân loại và sử dụng đúng đại từ.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng chính xác và linh hoạt các đại từ trong nói và viết.
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGV, SGK, tài liệu tham khảo.
2. HS: Soạn bài, phiếu học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- CH: Đọc thuộc lòng những bài ca dao châm biếm? Nội dung chính của các bài ca dao đó là gì?
Đáp án: Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS Tìm hiểu khái niệm về đại từ
- Gọi HS đọc ví dụ.
+ CH: Từ nó ở đoạn văn đầu trỏ ai?
+ CH: Từ nó ở đoạn văn thứ hai trỏ con vật gì?
+ CH: Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ nó trong hai đoạn văn này? các từ nó giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
-> Nó 1 thay thế cho em tôi.
-> Nó 2 thay thế cho con gà.
+ CH: Từ thế trong đoạn văn thứ ba trỏ sự việc gì?
+ CH: Nhờ đâu em hiểu được nghĩa của từ thế trong đoạn văn?
+ CH: Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì?
+ CH: Các từ thế, ai giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
+ CH: Vậy đại từ là gì? Đại từ có vai trò ngữ pháp gì trong câu?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu các loại đại từ.
+ CH: Đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi dùng để trỏ gì?
+ CH: Các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏ gì?
+ CH: Đại từ vậy, thế trỏ gì?
+ CH: Đại từ ai, gì…..hỏi về gì?
+ CH: Đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về gì?
+ CH: Các đại từ sao, thế nào hỏi về gì?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 3: HDHS Luyện tập.
* Hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: Xếp đại từ trỏ người, sự vật vào bảng?
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
- CH: Dựa vào những cách nói trên, hãy đặt câu với mỗi từ: ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung.
- GV gợi ý HS tự làm.
+ CH: Hãy đặt câu với mỗi từ ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung?
(10’)
(10’)
(15’)
5’
I. Thế nào là đại từ.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
- Nó 1 trỏ em tôi -> chủ ngữ.
- Nó 2 trỏ con gà-> định ngữ ( bổ nghĩa cho danh từ)
- Thế: Chia đồ chơi -> bổ ngữ.
- Ai: dùng để hỏi -> Chủ ngữ.
* Ghi nhớ (SGK T. 55)
II. Các loại đại từ.
1. Đại từ để trỏ.
a. Đại từ: tôi, tao, tớ, chúng tôi-> trỏ người, sự vật.
b. Đại từ: bấy, bấy nhiêu -> trỏ số lượng
c. Đại từ: vậy, thế ->. chỉ hoạt động, tính chất sự vật.
2. Đại từ để hỏi.
a. Đại từ: ai, gì -> Hỏi về người, sự vật.
b. Đại từ: bao nhiêu, mấy -> Hỏi về số lượng.
c. Đại từ: Sao, thế nào -> Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
a. Xếp đại từ trỏ người, sự vật.
Số
Ngôi
Số ít
Số nhiều
1
Tôi, tao, tớ
Chúng tôi, chúng ta, chúng tớ.
2
Mày, mi
Chúng mày, bọn mày
3
Nó, hắn
Chúng nó, họ
b. Mình 1: ngôi1.
Mình 2: ngôi 2.
2. Bài tập 2.
3. Bài tập 3.
- Nam hát hay ai cũng phải khen.
- Tôi biết làm sao bây giờ?
- Có bao nhiêu bạn thì bấy nhiêu tính tình khác nhau.
4. Củng cố (3’)
- CH: Thế nào là đại từ? Cho ví dụ?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Làm bài tập 4, 5.
- Soạn bài: Luyện tập tạo lập văn bản.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
………............................................................................................................................
….. .................................................................................................................................
…....................................................................................................................................
….....................................................................................................................................
Giảng:7A: . .2010. Tiết16
7B: . .2010.
Luyện tập tạo lập văn bản
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: Ôn tập và củng cố các kiến thức về liên kết, bố cục mạch lạc và quá trình tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em.
3. Thái độ: Có ý thức tạo lập văn bản theo năm bước của quá trình tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị.
1. GV: SGV, SGK, tài liệu than khảo.
2. HS: Mỗi HS viết 1 bức thư (đã chuẩn bị trước).
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- CH: Đại từ là gì? cho ví dụ?
Đáp án: Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
+ CH: Nêu các bước tạo lập văn bản?
+ CH: Đề bài thuộc kiểu văn bản nào?
+ CH: Văn bản viết về nội dung gì?
* Hoạt động 2: Xác định các bước tạo lập văn bản.
+ CH: Đề bài yêu cầu viết thư cho ai?
+ CH: Mục đích viết thư cho bạn là gì?
+ CH: Nội dung bức thư viết những gì
- GV Hướng dẫn HS làm dàn bài.
- Dựa vào dàn ý hãy viết thành văn bản.
- GV gọi HS đọc bức thư của mình -> HS nhận xét -> GV nhận xét.
- Gọi HS đọc bài văn mẫu trong SGK.
(5’)
(30’)
I. Chuẩn bị ở nhà.
- Đề bài: Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
II. Thực hành trên lớp.
1. Xác định các bước tạo lập văn bản.
* Bước 1:
- Viết cho bạn cùng trang lứa.
- Mục đích: để bạn hiểu về đất nước Việt nam.
- Nội dung: Nét đẹp về văn hóa, con người, danh lam thắng cảnh, truyền thống lịch sử.
* Bước 2:
- Tìm ý:
+ Vẻ đẹp văn hóa.
+ Truyền thống lịch sử.
+ Danh lam thắng cảnh.
+ Phong tục tập quán.
- Dàn bài.
a. Mở bài:
- Giới thiệu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.
- Cảm xúc chung.
b. Thân bài:
- Nét đẹp văn hóa.
- Truyền thống lịch sử.
- Danh lam thắng cảnh.
- Phong tục tập quán.
c. Kết bài:
- Cảm nghĩ và niềm tự hào về đất nước.
- Lời chào, hứa hẹn và lời chúc sức khoẻ.
*Bước 3:
- Viết thành văn bản.
* Bước 4:
- Kiểm tra lại văn bản.
4. Củng cố (3’)
- CH: Nêu các bước tạo lập văn bản?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Hoàn thiện bức thư của mình.
- Soạn bài: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
…....................................................................................................................................
…….................................................................................................................................
…….................................................................................................................................
……….............................................................................................................................
Giảng:7A: . .2010. Tiết17
7B: . .2010.
Sông núi nước nam
Phò giá về kinh (Tự học có hướng dẫn)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ:Sông núi nước nam, Phò giá về kinh.
- Bước đầu hiểu hai thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ đường luật.
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống hào hùng, tinh thần độc lập tự cường của dân tộc.
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn đọc -> đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> HS nhận xét-> GV nhận xét.
- Gọi HS đọc phần chú thích.
+ CH: Bài thơ Sông núi nước Nam thuộc thể thơ nào?
+ CH: Bài thơ Phò gía về kinh thuộc thể thơ nào?
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản.
+ CH: Trong câu đầu chữ nào là quan trọng nhất? Vì sao?
-> Nam quốc: Nước Nam.
-> Đế: Vua-> Nước Nam có vua, có chủ,
->Thể hiện ý thức độc lập ngang hàng với Hoàng đế Trung hoa.
-> Cư: ở, xử lý mọi công việc -> Người làm chủ có quyền xử lý mọi công việc.
+ CH: Vậy qua phân tích em cho biết nội dung hai câu thơ đầu?
+ CH: Em hãy nêu ý của 2 câu thơ trên?
-> Câu 3 hướng về lũ giặc ngông cuồng dám làm trái lệnh trời ỷ thế xâm lược đất nước ta.
-> Câu 4 là lời cảnh báo thê thảm nếu chúng xâm lược nước ta.
+ CH: Em có nhận xét gì về giọng thơ trong bài?
+ CH: Vì sao có thể ví bài thơ như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt nam?
-> Vì đó là sự khẳng định vững chắc quyền độc lập dân tộc và bình đẳng của non sông Việt nam. Đó cũng là quyết tâm sắt đá của vua tôi Đại Việt sẽ đập tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
+ CH: Nêu nội dung 2 câu thơ đầu?
- GV: Trận Chương dương thu được nhiều vũ khí của giặc, trận Hàm Tử bắt được nhiều tù binh. Trong thực tế trận Hàm tử xảy ra trước trận Chương dương xảy ra sau nhưng tác giả vẫn mở đầu bài thơ bằng trận Chương Dương, vì dường như ông vẫn đang sống trong tâm trạng hân hoan mừng chiến thắng vừa xảy ra. Từ hiện tại gợi nhớ đến chiến thắng trước. Chỉ hai câu thơ đã hàm chứa bao tâm trạng mừng vui, phấn chấn của vị tướng quân đầy mưu lược.
+ CH: Hai câu cuối bài thơ có nội dung gì?
-> ý tác giả thật trong sáng, xuất phát từ một trái tim yêu nước của một tướng lĩnh tài ba.
+ CH: Tác giả muốn gửi gắm ý tưởng gì, suy nghĩ gì qua hai câu thơ trên?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 3: HDHS tổng kết.
+ CH: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của hai bài thơ?
-> Một bài thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một bài thuộc thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt nhưng diễn đạt ý tưởng và giống nhau ở cách nói chắc nịch, cô đọng, trong đó ý tưởng và cảm xúc hoà làm một, cảm xúc nằm trong ý tưởng.
+ CH: Hai bài thơ thể hiện một tư tưởng, tình cảm gì?
* Hoạt động 4: HDHS luyện tập.
- Gọi HS đọc diễn cảm hai bài thơ.
(10’)
(20’)
(5’)
(5’)
I. Đọc, tìm hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
* Bài thơ: Sông núi nước Nam: Chưa rõ tác giả.
* Bài thơ: Phò giá về kinh
- Tác giả: Trần Quang Khải (1241 – 1294) là người có công trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.
* Thể thơ.
- Sông núi nước Nam - Thất ngôn tứ tuyệt ( 4 câu 4 chữ).
- Phò giá về kinh -> Ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu 5 chữ).
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Sông núi nước Nam.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
-> Nước Nam là của người Việt Nam, điều đó đã được sách trời định sẵn rõ ràng -> ý thức tinh thần độc lập, tự lập, tự cường của dân tộc
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
-> Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm thì thế nào cũng phải chuốc lấy thất bại thảm hại.
- Giọng thơ hùng hồn, đanh thép, cô đọng, khẳng định ý chí đanh thép, kiên cường bất khuất của dân tộc.
* Ghi nhớ ( SGK T. 65)
2. Phò giá về kinh (Tự học có hướng dẫn)
Chương Dương cướp áo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
-> Sự chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chống quân Mông – Nguyên xâm lược. Thể hện niềm vui sướng hân hoan của tác giả.
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu
-> Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
- Mọi người phải giữ gìn, xây dựng đất nước.
* Ghi nhớ ( SGK T. 65)
III. Tổng kết.
- Nghệ thuật: Hai bài thơ tứ tuyệt đường luật chữ Hán, lời cô đọng giản dị, ý tứ biểu hiện trực tiếp hoà nhập cùng tâm trạng cảm xúc.
- Nội dung: Khẳng định ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền, ý thức hào hùng khát vọng xây dựng đất nước.
IV. Luyện tập.
4. Củng cố (3’)
- Nêu ý nghĩa 2 bài thơ?
5.Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Học thuộc lòng 2 bài thơ.
- Soạn bài: Từ Hán Việt.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
…....................................................................................................................................
…….................................................................................................................................
…….................................................................................................................................
……….............................................................................................................................
………………………………………………………………………………………….
Giảng:7A: . .2010. Tiết18
7B: . .2010.
Từ Hán Việt
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.
- Cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.
2. Kỹ năng: Biết dùng từ Hán Việt trong việc viết văn bản biểu cảm và trong giao tiếp xã hội.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ Hán Việt.
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- CH: Đọc thuộc lòng hai bài thơ: Sông núi nước Nam; phò giá về kinh? Nêu nội dung hcinhs của bài thơ.
Đáp án: Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu cấu tạo từ Hán Việt .
- Gọi HS đọc bài thơ: Nam quốc sơn hà
+ CH: Các tiếng: nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng độc lập? Tiếng nào không dùng độc lập?
- GV: Cách dùng các yếu tố Hán Việt: Nam: có thể dùng độc lập như: Miền nam; phía nam, gió nồm nam.
Quốc, sơn, hà: không dùng độc lập vì không thể nói:
- Yêu quốc -> yêu nước.
- Leo sơn -> leo núi.
- Lội hà -> lội sông.
+ CH: Tiếng thiên trong các từ Hán Việt Thiên niên kỷ. Thiên lý mã. Lý Công Uẩn thiên đô về Thăng Long có nghĩa là gì?
+ CH: Các từ: nam, quốc, sơn, hà, thiên là các yếu tố Hán Việt. Vậy em hiểu yếu tố Hán Việt là gì?
-> Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
+ CH: Qua các ví dụ em có nhận xét gì về yếu tố Hán Việt?.
-> Có yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu từ ghép Hán Việt.
+ CH: Hãy nêu các loại từ ghép trong tiếng Việt?
+ CH: Dựa vào đặc điểm của từ ghép đẳng lập tiếng Việt em có nhận xét gì về các từ: sơn hà, xâm phạm, giang san?
-> Sơn hà: núi sông; xâm phạm: chiếm lấn; giang san: sông núi.
-> Có 2 yếu tố Hán Việt có nghĩa là sông: hà, giang.
+ CH: Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Trật tự các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần việt cùng loại không?
+ CH: Các từ Thiên thư, bạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép gì? Trật tự các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần việt cùng loại không?
- GV: Trong tiếng Việt từ ghép chính phụ thì tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau: Xe đạp, xe máy, hoa hồng, hoa đào…. còn trong từ ghép Hán Việt thì tiếng chính có thể đứng trước hoặc đứng sau.
+ CH: Vậy từ ghép Hán Việt có mấy loại? Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt như thế nào?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
* Hoạt động 3: HDHS Luyện tập
* Hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm có trong bài tập 1 ?
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
+ CH: Tìm từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt: quốc, sơn, cư, bại.
+ CH: Xếp các từ ghép vào vào các nhóm thích hợp?
(10’)
(10’)
(15’)
5’
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.
1. Ví dụ 1.
- Nam: phương nam-> dùng độc lập.
- Quốc: nước -> Không dùng độc lập.
- Sơn: núi
- Hà: sông
2. Ví dụ 2:
- Thiên trong thiên niên kỉ, thiên lí mã -> Một nghìn.
- Thiên trong Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long-> Dời, di dời.
* Ghi nhớ (SGK T. 69)
II. Từ ghép Hán Việt.
1. Ví dụ 1.
- Sơn hà, xâm phạm, giang san -> Từ ghép đẳng lập.
2. Ví dụ 2.
a. ái quốc, thủ môn, chiến thắng -> Từ ghép chính phụ. Yêú tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
b. Thiên thư, thạch mã, tái phạm -> Từ ghép chính phụ. Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
* Ghi nhớ (SGK T.70)
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- Hoa 1: Cơ quan sinh sản của cây hạt kín
- Hoa 2: Phồn hoa, bóng bẩy.
- Phi 1: Bay.
- Phi 2: Trái lẽ phải, trái pháp luật.
- Phi 3: Vợ thứ của vua.
- Tham1: ham muốn.
- Tham 2: dự vào, tham dự vào.
- Gia 1: Nhà.
- Gia 2: Thêm vào.
2. Bài tập 2:
- Quốc: Quốc gia, ái quốc, quốc lộ, quốc huy, quốc ca.
- Sơn: Sơn hà, giang sơn.
- Cư: Cư trú, an cư, du cư, định cư, nhàn cư.
- Bại: Thảm bại, chiến bại, đại bại, bại vong.
3. Bài tập 3.
a. Từ có yếu tố chính đứng trước: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.
b. Từ có yếu tố phụ đứng trước: Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.
4. Củng cố (3’)
- CH: Thế nào là yếu tố hán Việt?
- CH: Có mấy loại từ ghép Hán Việt? Đặc điểm của từ ghép Hán Việt?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Làm bài tập 4..
- Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
…....................................................................................................................................
…….................................................................................................................................
…….................................................................................................................................
……….............................................................................................................................
………………………………………………………………………………………….
Giảng:7A: . .2010. Tiết 19
7B: . .2010.
Trả bài tập làm văn số 1
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:Ôn tập và củng cố những kiến thức về văn tự sự, miêu tả đã học ở lớp 6.
- HS thấy được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình.
2. Kỹ năng: Luyện kỹ năng kể chuyện sáng tạo bằng lời văn của riêng mình, khắc sâu kiến thức về thể loại văn viết thư có phương thức biểu đạt.
3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm yêu quí bạn bè, người thân.
II. Chuẩn bị:
1.GV: Bài viết của HS đã chấm.
2. HS: Ôn tập lí thuyết văn tự sự miêu tả.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- CH: Có mấy loại từ ghép Hán Việt? Đặc điểm của từ ghép Hán Việt? Cho ví dụ?
Đáp án: Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu đề, tìm ý
+ CH: Đề bài thuộc thể loại gì?
+ CH: Mở bài nêu nội dung gì?
+ CH: Nêu những ý chính trong phần thân bài?
+ CH: Kết bài nêu nội dung gì?
* Hoạt động 2: GV Nhận xét bài làm của HS.
- GV Nhận xét bài viết của HS.
* Hoạt động 3: HDHS chữa lỗi trong bài làm của mình.
- GV trả bài cho HS tự chữa lỗi trong bài viết của mình.
- HS em trao đổi bài cho nhau cùng sửa lỗi.
- Đọc bài văn viết hay, có cảm xúc nhất.
- GV lấy điểm vào sổ.
- GV Đọc bài văn mẫu cho HS tham khảo.
(10’)
(10’)
(15’)
I. Đề bài.
1. Đề bài.
Kể lại nội dung bài thơ “Lượm” của Tố Hữu thành một câu truyện theo những ngôi kể khác nhau ( Ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).
2. Dàn bài.
a. Mở bài.
- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ giữa 2 chú cháu ( Người chiến sĩ vệ quốc và Lượm).
b. Thân bài.
- Kể về Lượm- chú bé hồn nhiên, tinh nghịch tham gia làm liên lạc cho bộ đội.
- Kể về tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ, hành động dũng cảm và hy sinh anh dũng của Lượm trong trận chiến đấu quyết liệt.
- Lòng cảm phục, tiếc thương Lượm khôn nguôi của người chiến sĩ.
c. Kết bài.
- Cảm nghĩ của người kể chuyện. Hình ảnh Lượm hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần lạc quan dũng cảm của Lượm để đạt ấn tượng sâu đậm trong tâm tưởng…
II. Nhận xét.
1. Ưu điểm.
- Đa số các em nắm được yêu cầu của đề, thể hiện được 3 phần của bài viết.
- Bài viết diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
- Trình bày sáng sủa, khoa học ( Dàng, Hoài, Hiền, Thủy)
2. Nhược điểm.
- Có một số ít bài nội dung còn sơ sài, chưa biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để kể.
- Diễn đạt lủng củng, chữ viết xấu sai nhiều lỗi chính tả.
III. Chữa lỗi.
4. Củng cố (3’)
- GV nhận xét giờ trả bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
……….............................................................................................................................
………….........................................................................................................................
……….............................................................................................................................
………. ...........................................................................................................................
Giảng:7A: . .2010. Tiết 20
7B: . .2010.
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS hiểu văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu muốn biểu hiện tình cảm, cảm xúc của con người.
- Phân biệt được biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố trong văn bản.
2. Kỹ năng: Bước đầu phân diện và phân tích các văn bản biểu cảm, chuẩn bị để tập viết kiểu văn bản này.
3. Thái độ: Biết bộc lộ cảm xúc khi viết loại văn bản này.
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động1: HDHS tìm hiểu nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
- Gọi HS đọc các câu ca dao.
+ CH: Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì?
+ CH: Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì?
+ CH: Khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm?
+ CH: Trong thư gửi người thân, bạn bè em có thường biểu lộ tình cảm không?
+ CH: Người ta biểu cảm bằng những phương tiện nào?
-> Những bức thư, bài thơ, bài văn là các thể loại văn bản biểu cảm. Văn biểu cảm chỉ là một trong vô vàn cách biểu cảm của con người ( ca hát, vẽ tranh, nhảy múa, đánh đàn, thổi sáo…)
- Gọi HS đọc 2 đoạn văn trong SGK.
+ CH: Hai đoạn văn trên biểu đạt những nội dung gì?
+ CH: Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả?
-> Cả hai đoạn đều không kể một chuyện gì hoàn chỉnh, mặc dù có gợi lại những kỉ niệm. Đoạn 2 tác giả sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu tả mà liên tưởng, gợi ra những cảm xúc sâu sắc-> Văn biểu cảm khác tự sự và miêu tả thông thường.
+ CH: Có ý kiến cho rằng: Tình cảm, cảm xúc trong văn bản biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua 2 đoạn văn trên em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
-> Vì Tình cảm đẹp, vô tư mang lí tưởng đẹp, giàu tính nhân văn.
+ CH: Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở 2 đoạn văn trên?
-> Đoạn 1: Biểu cảm trực tiếp người viết gọi tên đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm của mình. Cách này thường gặp trong thư từ, nhật ký, văn chính luận.
-> Đoạn 2: Bắt đầu miêu tả tiếng hát đêm khuya trên đài rồi im lặng-> tiếng hát trong tâm hồn, trong tưởng tượng. Tiếng hát cô gái biến thành tiếng hát của quê hương, của ruộng vườn, của đất nước. Tác giả gián tiếp thể hiện tình yêu quê hương- cách biểu hiện thường gặp trong tác phẩm văn học.
+ CH: Hãy chỉ ra các từ ngữ và hình ảnh liên tưởng có giá trị biểu cảm có trong hai đoạn văn?
-> Đoạn 1: Thương nhớ ơi, xiết bao mong nhớ, các kỉ niệm.
-> Đoạn 2: Là một chuỗi hình ảnh và liên tưởng.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2: HDHS Luyện tập.
+ CH: So sánh hai đoạn văn và cho biết đoạn văn nào là văn biểu cảm. Vì sao?
+ CH: Hãy chỉ ra các từ ngữ có giá trị biểu cảm trong đoạn văn 2?
-> Ngắm, hân hoan, say đắm, đứng ngẩn ngơ đứng ngắm.
+ CH: Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh?
(25’)
(15’)
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
1. Nhu cầu biểu cảm của con người.
a. Cảm thông đau xót cho thân phận người nông dân.
b. Người con gái trẻ đẹp, phơi phới đầy sức sống.
-> Để biểu đạt tình cảm, cảm xúc.
- Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được thì người ta có nhu cầu biểu cảm.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm.
- Đoạn văn 1: Trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kỷ niệm (Trong thư từ, nhật ký người ta thường biểu cảm theo lối này).
- Đoạn văn 2: Biểu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngu van 7 ki I 20102011.doc