Tài liệu Giáo án lớp 7 môn mĩ thuật: Thường thức mĩ thuật. Sơ lược về mỹ thuật thời Trần (1226-1400): Tuần1: Ngày dạy 16tháng 08 năm 2010
Bài 1: ( Tiết 1 ) Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về mỹ thuật thời Trần (1226 - 1400)
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức- Củng cố kiến thức về bối cảnh lịch sử với những biến động lớn từ thời Lý - Trần, với 3 lần chiến thắng Mông - Nguyên.
2- Kĩ năng: - Có khái niệm cơ bản về mỹ thuật thời Trần trong nền mỹ thuật cổ đại, tôn giáo.
3.Thái độ: Học sinh trân trọng và biết giữ gìn, phát huy nghệ thuật dân tộc
II. Phương pháp phương tiện dạy học:
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Phóng to các công trình, tác phẩm thời trần.
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật thời trần Vịêt Nam.
3* Phương pháp dạy - học:
Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
Hoạt động 1: Sơ lược về bối cảnh lịch sử
Vài nét về bối cảnh lịch sử
- Cho học sinh đọc SGK.
? Mĩ thuật thời trần được phát triển trong điều kiện xã hội ntn?
I. Vài nét về bối cảnh xã hội
- Chế độ...
74 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 7 môn mĩ thuật: Thường thức mĩ thuật. Sơ lược về mỹ thuật thời Trần (1226-1400), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1: Ngày dạy 16tháng 08 năm 2010
Bài 1: ( Tiết 1 ) Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về mỹ thuật thời Trần (1226 - 1400)
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức- Củng cố kiến thức về bối cảnh lịch sử với những biến động lớn từ thời Lý - Trần, với 3 lần chiến thắng Mông - Nguyên.
2- Kĩ năng: - Có khái niệm cơ bản về mỹ thuật thời Trần trong nền mỹ thuật cổ đại, tôn giáo.
3.Thái độ: Học sinh trân trọng và biết giữ gìn, phát huy nghệ thuật dân tộc
II. Phương pháp phương tiện dạy học:
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Phóng to các công trình, tác phẩm thời trần.
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật thời trần Vịêt Nam.
3* Phương pháp dạy - học:
Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
Hoạt động 1: Sơ lược về bối cảnh lịch sử
Vài nét về bối cảnh lịch sử
- Cho học sinh đọc SGK.
? Mĩ thuật thời trần được phát triển trong điều kiện xã hội ntn?
I. Vài nét về bối cảnh xã hội
- Chế độ TW phong kiến tập quyền được xây dựng và củng cố
- 3 lần chiến thắng quân Nguyên - Mông
- Tinh thần tự lập, tự cường dân tộc, đất nước giàu mạnh.
Hoạt động 2:
Vài nét về mỹ thuật thời trần
- Cho học sinh đọc SGK
? Cách tạo hình của Mỹ thuật thời Trần có khác so với thời Lý không?
? Kiến trúc gồm có mấy thể loại?
=>Hai thể loại: Kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo
?Nhà trần đã xây dựng được những gì ?
2. Điêu khắc và trang trí:
? Với công trình kiến trúc ngày càng nhiều thì điêu khắc và trang trí đã làm được những gì?
? Rồng thời Trần so với rồng thời Lý có khác nhau ở chỗ nào?
3. Đồ gốm:
? Gốm thời Trần phát triển như thế nào?
- Giáo viên treo tranh, học sinh quan sát, nhận xét.
II.Vài nét về mỹ thuật thời trần
- Xem tranh minh hoạ.
->Mỹ thuật thời Trần cách tạo hình hiện thực, khoáng đạt, khoẻ khoắn hơn mĩ thuật thời Lý.
1-Kiến trúc
* Kiến trúc cung đình
- Tu bổ lại kinh thành Thăng Long
- XD khu cung điện Thiên trường
- XD các khu lăng mộ nổi tiếng
*Kiến trúc phật giáo
- XD những ngôi chùa tháp nổi tiếng như chùa ở núi Yên Tử, chùa Hối khê, tháp chùa Phổ Minh, tháp Hình Sơn...
2. Điêu khắc và trang trí:
-> Các phù điêu trạm khắc, các tượng phật, tượng quan hầu, tượng con thú được tạo rất nhiều ở tất cả các đình, chùa, lăng tẩm.
- Trạm khắc chủ yếu để trang trí, làm tôn thêm vẻ đẹp cho công trình kiến trúc.
- Rồng thời Trần có thân hình mập mạp, hình uốn lượn theo nhịp điệu "Thất tứ"
- Gốm thời Trần phát triển mạnh hơn và đã đi vào đời sống gia dụng.
- Gốm men nâu, men hoa lam, nét vẽ không gò bó, có dáng chắc khỏe, nét vẽ khoáng đạt, thể hiện tính sáng tạo, bay bổng
- Đề tài trang trí là hoa sen, hoa cách điệu.
hoạt động 3:
Đặc điểm mỹ thuật thời trần
* Giáo viên chuẩn bị một số tranh ảnh
* Cho học sinh thảo luận.
- Giáo viên đặt một số câu hỏi.
? Em hãy nêu một vài nét về bối cảnh lịch sử?
? Nêu những nét tiêu biểu của mỹ thuật thời Trần?
III . Đặc điểm mỹ thuật thời trần
- Mĩ thuật thời trần có vẻ đẹp khoẻ khoắn, phóng khoáng, biểu hiện được sức mạnh, lòng tự hào tự tôn dân tộc
- Mĩ thuật thời trần kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời ly nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn.
- Mĩ thuật thời trần tiếp nhận được một số tố nghệ thuật của các nước láng giềng
Hoạt động 4
Nhận xét củng cố
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
- Ra bài tập về nhà (trả lời câu hỏi SGK).
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tuần2: Ngày dạy .23 tháng.08..năm 2010
Bài: 2 ( tiết 2 ) Vẽ theo mẫu
Cái cốc và quả (vẽ bằng bút chì)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh quan sát so sánh tìm ra quan hệ về vị trí, kích thước của 2 vật kết hợp.
2. Kĩ năng: Nhớ lại cách dựng hình cơ bản và cách vẽ phác hình.
3.Thái độ: Phân biệt được 3 độ đậm nhạt lớn (Sáng, tối, trung gian ở mẫu).
II. Phương pháp phương tiện dạy học:
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Trực quan, minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
. III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét tranh.
+ Giáo viên cho học sinh quan sát chung:
? Từ vị trí em ngồi, em nhìn thấy hình trụ và quả, hai vật cách xa nhau nhiều hay ít? Có dính nhau không?
- Yêu cầu học sinh quan sát kỹ hình mẫu.
? Cái cốc có hình dạng gì?
? Sự khác nhau giữa cốc, quả?
? Chiều cao, chiều ngang của cốc. Miệng cốc so với đáy?
+ Quan sát hình dáng quả.
? Quả có hình dạng gì?
I. Quan sát nhận xét
- Cả hai vật nằm trong khung hình chữ nhật.
- Vị trí, tỷ lệ, đặc điểm cái cốc, quả.
- Độ đậm - nhạt giữa các vật.
- Xác định hướng ánh sáng chiếu vào mẫu.
- Cốc có hình trụ.
- Miệng cốc rộng hơn dáng cốc.
- Quả có dạng hình tròn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ
? Khi vẽ một bài vẽ theo mẫu, chúng ta cần tiến hành theo những bước nào?
- Yêu cầu học sinh vẽ bằng bút chì đen.
II. Cách vẽ theo mẫu
- Phác khung hình (Chung, riêng) cả hai vật mẫu
- Phác trục của các khung hình.
- Phác nét chính toàn bộ bài vẽ.
- Vẽ chi tiết.
- Vẽ đậm nhạt
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- Yêu cầu học sinh tập trung cao độ để hoàn thành bài tập trong phạm vi một tiết học.
- Động viên giúp đỡ một số bạn vẽ còn yếu.
- Nhắc nhở học sinh không được vẽ giúp.
II. Bài tập
- Học sinh tự giác vẽ, vẽ đẹp có sáng tạo.
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên nhận xét và củng cố.
- Giáo viên nhận xét chung về tiết học
- Học sinh treo một số tranh vẽ xong trước (Vẽ đẹp và chưa đẹp).
- Học sinh nhận xét, đánh giá bài của bạn, rút kinh nghiệm giờ sau.
- Cho điểm một số tranh vẽ đẹp.
Bài tập về nhà:
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài 3
Tuần3: Ngày dạy 06.tháng 09.năm 2010
Bài: 3 ( tiết 3 ) vẽ trang trí
Tạo hoạ tiết trang trí
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ trong cảm thụ của học sinh về cách trang trí, học sinh lựa chọn nội dung hoạ tiết có hình dáng đẹp, đường nét rõ ràng, hài hoà, cân đối.
2. Kĩ năng: Học sinh biết vẽ đơn giản và cách điệu thành hoạ tiết trang trí.
3.Thái độ: HS biết sáng tạo cái đẹp và
II.Phương pháp phương tiện dạy - học:
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
2* Học sinh: Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
- Cho học sinh xem một số tranh.
? Hoạ tiết trang trí thường là hình gì?
? Các hoạ tiết trang trí thường được vẽ nền?
? Hoạ tiết chim, hươu trang trí ở đâu?
I. Quan sát nhận xét
- Một số hoạ tiết trang trí trên lọ hoa, đường diềm, hình vuông, chữ nhật.
- Hoạ tiết trang trí thường là hình hoa, lá, chim, thú, mây, nước, mặt trời, mặt trăng...
- Vẽ đơn giản, cách điệu mà vẫn giữ được đặc điểm của mẫu.
- Đặc điểm được tạo ra phải phù hợp với vị trí đặt hoạ tiết.
-> Hoạ tiết chim, hươu trang trí trong vòng tròn mặt trống đồng.
- Hoạ tiết người và chim trang trí trên vải thổ cẩm
Hoạt động 2: Cách tạo hoạ tiết trang trí
? Khi chọn nội dung hoạ tiết vẽ ta chọn những điểm gì?
- Cho học sinh xem một số tranh có các loại lá, hoa
- Cho học sinh quan sát vật mẫu thật.
a. Hình lá ghi chép từ thực tế
II. Cách tạo hoạ tiết trang trí
1. Lựa chọn nội dung hoạ tiết:
-> Chọn nội dung hoạ tiết có hình dáng đẹp, đường nét rõ ràng, hài hoà, cân đối.
- Lá: Mướp, gấc, lá trầu, lá bưởi.
- Hoa sen, hoa cúc, hoa mướp...
- Cành: Các cụm hoa, lá, quả.
- Các con vật: Con gà, con vịt, con tôm, con cá, con chim..
2. Quan sát mẫu thật:
- Học sinh chọn những mẫu ứng ý rồi ghi chép lại.
3. Tạo hoạ tiết trang trí:
- Đơn giản: Lược bỏ các chi tiết không cần thiết.
- Cách điệu: Sắp xếp lại các chi tiết hình, nét sao cho hài hoà, cân đối. Thêm hoặc bớt một số nét --> giữ được đặc trưng của mẫu.
b. Hình lá được vẽ đơn giản
c. Hình lá được vẽ cách điệu đưa vào trang trí hình vuông
Củng cố: - Giáo viên chọn một vài tranh vẽ đẹp và chưa đẹp.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên cho điểm khuyến khích học sinh vẽ đẹp có sáng tạo.
Dặn dò: - Chuẩn bị mẫu tranh phong cảnh (Bài 4)
Tuần 4: Ngày dạy 13..tháng 0 9 năm 2010
Bài: 4 ( tiết 4 ) vẽ tranh
Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Bồi dưỡng kinh nghiệm cảm thụ thẩm mỹ trước mọi hoạt động của đời sống xã hội.
2. Kĩ năng: Cung cấp kiến thức cơ bản về bố cục tranh đề tài.
3.Thái độ: Hướng dẫn để học sinh hiểu và thực hiện đúng phương pháp tranh phong cảnh.
II. Phương pháp phương tiện dạy học:
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sô nổi.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động I: Tìm và chọn nộ i dung đề tài
- Cho học sinh xem, quan sát và nhận xét một số bức tranh phong cảnh.
? Tranh đề tài phong cảnh thì mỗi bức tranh phản ánh điều gì?
- Giáo viên phân tích kỹ về hình mảng, màu sắc...
I. Tìm và chọn nội dung đề tài
- Tranh vẽ núi, sông, biển cả, nhà cửa, cây cối...
-> Đề tài tranh phong cảnh, mỗi bức tranh phản ánh vẻ đẹp ở các miền quê khác nhau bằng cảm xúc và cách thể hiện của người vẽ.
- Tranh phong cảnh tạo nhiều cảm hứng cho người xem vì nó diễn tả vẻ đẹp đa dạng, phong phú cuả thiên nhiên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ
- Cho học sinh xem tranh
? Bức tranh vẽ về gì?
? Em hãy nêu các bước tiến hành?
II. Cách vẽ tranh
- Học sinh suy nghĩ đề tài.
- Hình dung, hình tượng mảng chính phụ.
- Các nguyên tắc về bố cục màu sắc và đậm nhạt theo yêu cầu về tranh đề tài.
* Chọn cảnh:
- Tìm và chọn góc cảnh có bố cục đẹp
* Thể hiện:
- Vẽ phác hình toàn cảnh
- Vẽ mảng chính, mảng phụ.
- Lược bỏ các chi tiết không cần thiết.
- Hoàn tiện hình
- Vẽ màu
Hoạt động 3:
- Học sinh hình dung mảng chính - phụ.
- Hình dung những động tác, tư thế NV, bố cục, hình mảng, vẽ màu
III. Bài tập
Vẽ một bức tranh phong cảnh:
- Bố cục đẹp, hình vẽ sinh động
- Màu sắc hài hoà
hoạt động 4: Nhận xét củng cố
- Tóm tắt nôi dung chính về khái niệm đề tài tranh phong cảnh.
- Chọn một số tranh học sinh vẽ đẹp và chưa đẹp treo lên bảng
- Gọi học sinh nhận xét bài.
- Giáo viên nhận xét chung, rút kinh nghiệm.
- Giáo viên cho điểm một số tranh vẽ đẹp.
- Nhắc nhở học sinh: + Ra bài tập về nhà.
+ Chuẩn bị mẫu vật bài 5
Tuần 5: Ngày dạy 22 tháng 09 năm 2010
Bài: 5 ( tiết 5 ) vẽ trang trí
Tạo dáng và trang trí lọ hoa
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức- Học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí được một lọ hoa theo ý thích.
2- Kĩ năng: - Có thói quen quan sát, nhận xét vẻ đẹp của các đồ vật trong cuộc sông.
3.Thái độ: Học sinh biết trân trọng gìn giữ và phát huy cái đẹp trong cuộc sống
II. Phương pháp phương tiện dạy học:
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình
- Minh hoạ
- Hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
- GV : Yêu cầu học sinh quan sát
( hình 1 SGK)
? Dáng của các lọ hoa có giống nhau không?
? những yếu tố nào tạo nên vể đẹp của mỗi đồ vật ?
I. Quan sát, nhận xét
- Có nhiều loại dáng :
+ Dáng cao
+ Dáng thấp
+ Có cổ
+ Không có cổ...vv
- yếu tố tạo nên vẻ đẹp của lọ là dáng và trang trí
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách tạo dáng và trang trí
- Giáo viên minh hoạ trên bảng cách vẽ chung để tạo dáng lọ hoa.
? Làm thế nào để tạo được dáng của lọ hoa?
* GV minh hoạ các bước trang trí lên bảng cho học sinh xem
II. Cách tạo dáng và trang trí
1. Tạo dáng
- Chọn kích thước của lọ
- Kẻ khung hình và đường trục
- Sác định tỉ lệ các bộ phận
- Vẽ dáng lọ
2.Trang trí
- Chọn hoạ tiết trang trí
- Chọn vị trí trang trí
- Vẽ hình trang trí
- Thể hiện mầu
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàii
- Giáo viên nhắc nhở học sinh bố cục, hình vẽ cho phù hợp với khổ giấy.
- Giáo viên theo dõi, gợi ý, động viên 1. tạo dáng:
- Chọn kích thước của lọ phác.
- Phác trục giữa.
- Xác định tỷ lệ chiều cao, chiều ngang, cổ, vai, thân, đáy lọ.
- Vẽ các nét tạo hình dáng lọ.
III Bài tập
- Học sinh vẽ trên khổ giấy A4.
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên chọn một số bài vẽ đẹp, một số bài vẽ chưa đẹp treo lên bảng.
- Bài đẹp giáo viên cho điểm động viên học sinh vẽ
- Học sinh nhận xét bài vẽ về tạo dáng và trang trí.
Bài tập về nhà:
- Về nhà làm lại bài tốt hơn.
- Trang trí hình chữ nhật trên giấy màu rồi dán lên nền màu khác.
- Chuẩn bị bài sau.
Tuần 6 : Ngày dạy 29 tháng 09.năm 2010
Bài: 6 ( tiết 6 ) vẽ theo mẫu
Lọ hoa và quả (vẽ hình)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: hs biết cỏch vẽ lọ hoa và quả (dạng hỡnh cầu)
2. Kĩ năng: vẽ được hỡnh gần giống mẫu
3. Thái độnhận ra vẻ đạp cảu mẫu qua bố cục, qua nột vẽ hỡnh
II. Phương pháp phương tiện dạy học:
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
tiến trình dạy học:
Hoạt động I-Hướng dẫn hs quan sát nhận xét
- GV trình bày mẫu
- GV hướng dẫn hs quan sát nhận xét
? Mẫu được đặt ntn.
? Cấu trúc của từng vật ra sao.
I . Quan sát, nhận xét
- HS quan sát nhận xét ở các góc nhìn khác nhau
+ đặc điểm của mẫu : cấu trúc của lọ, quả dạng hình cầu
+ độ đậm nhạt của mẫu
+ Bố cục bài vẽ : khung hình chung(cao, thấp…)
- HS tự nhận xét
Hoạt động 2:
- GV nêu trình tự cách vẽ và gợi ý bố cục theo mẫu của mỗi nhóm
- GV gợi ý lại cách vẽ qua đồ dùng dạy học
II . Cách vẽ theo mẫu
- HS quan sát mẫu và tập ước lượng:
+ khung hình chung
+ khung hình của lọ và quả
+ tỉ lệ các bộ phận
+Phác nét chính
+Hoàn thiện hình
hoạt động 3: II Hướng dẫn HS làm bài
- GV bao quát lớp, gợi ý HS:
- GV cùng vẽ bài thực hành lên bảng
- GV gợi ý HS yếu tìm ra nét vẽ chưa đúng ở hình lọ và quả
III Bài tập
-vẽ khung hình chung, khung hình của lọ và quả
- HS quan sát và phác hình theo mẫu
+ so sánh tỉ lệ giữa quả và lọ
+ HS tự điều chỉnh bài vẽ của mình
Hoạt động 4 : IV Đánh gía kết quả học tập
- GV treo một số bài đạt và chưa đạt lên bảng cho HS nhận xét
- GV bổ sung và đánh giá kết quả bài vẽ
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
- Ra bài tập về nhà (trả lời câu hỏi SGK).
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
* Bài tập về nhà
- sưu tầm tranh tĩnh vật và chuẩn bị màu cho bài sau
Tuần 7 Ngày dạy 28tháng09..năm 2009
Bài: 7 ( tiết 7 ) Vẽ theo mẫu
Lọ hoa và quả (vẽ màu)
I. Mục đích yêu cầu:
1- Kiến thức- HS biết nhận xét về màu của lọ và quả
2- Kĩ năng: - vẽ được lọ hoa và quả bằng màu có độ đậm nhạt theo cảm thụ riêng
3.Thái độ- nhận ra được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu
II. Phương pháp phương tiện dạy học:
1* Giáo viên:- Giáo án, SGK,SGV
Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- một số lọ hoa và quả có hình dáng, màu sắc khác nhau
- một số tranh tĩnh vật màu của các hoạ sĩ
- Một số bài vẽ mẫu của học sinh.
- hình minh hoạ các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu
- giấy, màu vẽ.
- Bút màu, giấy vẽ.
2* Học sinh: Bút chì,bút mầu, tẩy, giấy vẽ
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy học
:hoạt động 1
- GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật màu, phân tích để HS hiểu và cảm thụ vẻ đẹp của màu sắc
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS cách vẽ hình:
- hướng dẫn HS cách vẽ màu
I. Quan sát nhận xét
- bố cục, cách sắp xếp mẫu vẽ
- màu sắc và độ đậm nhạt của lọ hoa và quả
II Cách vẽ
+ vẽ phác bằng chì
+vẽ phác mảng màu
- nhìn mẫu để tìm màu của lọ, quả (màu sắc có sự ảnh hưởng qua lại khi đặt cạnh nhau)
- vẽ màu nền để tạo không gian
hoạt động 3:
- GV bao quát lớp, gợi ý HS
- GV cùng vẽ thực hành lên bảng
III. Bài tập
- cách vẽ phác hình mảng
- cách tìm màu và vẽ màu
+ tìm màu chính – vẽ màu
- HS chú ý tự vẽ có, sáng tạo. hoàn thiện cơ bản về:
+ độ đậm nhạt của màu
+ màu của nền
hoạt động 4:
- Giáo viên nhận xét và củng cố.
- Giáo viên nhận xét chung về tiết học
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
Đánh gía kết quả học tập
- Học sinh treo một số tranh vẽ xong trước (Vẽ đẹp và chưa đẹp).
- Học sinh nhận xét, đánh giá bài của bạn, rút kinh nghiệm giờ sau.
- Cho điểm một số tranh vẽ đẹp.
Tuần 8 Ngày dạy 13 tháng 10 năm 2010
Bài: 8 ( tiết 8 ) thường thức mĩ thuật
Một số công trình mĩ thuật
thời Trần (1226 - 1400)
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: Củng cố và cung cấp thêm cho HS một số kiến thức về mĩ thuật thời Trần
2- Kĩ năng: Học sinh nhận biết và phân biệt được tác phẩm thời Trần so với các thời khác.
3.Thái độ: HS trân trọng và yêu thích nền mĩ thuật nói riêng, nghệ thuật dân tộc nói chung
II. Phương pháp phương tiện dạy học:
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật thời Trần.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi .III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: tìm hiểu một vài nét về công trình kiến trúc thời Trần
- GV củng cố lại kiến thức đã học ở bài 1
- GV giới thiệu bài mới từ bài 1 và bài 8
cho HS so sánh mĩ thuật thời Trần và thời Lý về kiến trúc
- GV giới thiệu:
- GV đặt câu hỏi:
? kiến trúc thời Trần được thể hiện thông qua những thể loại nào ?
- Tháp Bình Sơn thuộc thể loại nào ?
- GV trình bày kết hợp với tranh, ảnh về tháp Bình Sơn
- GV nhấn mạnh nội dung:
* một số điểm cần lưu ý:
GV kết luận: Tháp Bình Sơn là niềm tự hào của kiến trúc cổ Việt Nam. Tháp được ông cha ta xây dựng bằng bàn tay khéo léo , chạm khắc công phu với cách tạo hình chắc chắn, nên dù sử dụng chất liệu bình dị mà vẫn đứng vững được hơn 600 năm trong điều kiện của khí hậu nhiệt đới.
- Về cấu trúc: có những nét riêng biệt chứng tỏ người xây dựng đã biết tận dụng mọi hiểu biết khoa học đương thời làm cho công trình được bền vững, lâu dài
GV giới thiệu khu lăng mộ An Sinh:
- GV đặt câu hỏi:
? khu lăng mộ An Sinh thuộc thể loại kiến trúc nào ?
- GV nêu bật nội dung:
* Đây là khu lăng mộ lớn của các vị vua thời Trần được xây dựng ở rìa sát chân núi thuộc Đông triều, Quảng Ninh ngày nay. Các lăng mộ được xây cách xa nhau nhưng đều hướng về khu đền An Sinh;
* Thời Trần rất chú ý đến địa điểm cất táng khi xây dựng lăng tẩm
- Qua sử sách và một số lăng mộ còn lại, có thể thấy chúng có những đặc điểm sau:
* Kích thước của các lăng mộ tương đối lớn
* Bố cục của các lăng mộ thường đăng đối, quy tụ vào một điểm ở giữa;
* Trang trí: các pho tượng thường được gắn vào các thành bậc, hoặc sắp đặt như một cảnh chầu, thờ cúng người đã mất GV đặt câu hỏi:
Trần Thủ Độ là ai?
Ông có vai trò như thế nào đối với vương triều Trần ?
à Trần Thủ Độ là thái sư triều Trần
- GV giới thiệu: Ông là người uy dũng, quyết đoán, người góp phần dựng lên vương triều Trần, có vai trò quan trong trong chiến thắng chống quân sâm lược Mông Cổ (1258
- GV kết luận: từ những phân tích trên ta thấy, thông qua hình tượng con hổ, các nghệ sĩ điêu khắc xưa đã
I. Kiến trúc
- mĩ thuật thời Trần đã đóng góp trong nền nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Việt Nam
- Thời Lý kiến trúc phát triển tạo điều kiện cho nghệ thuật điêu khắc và trang trí phát
1. Tháp Bình Sơn:
* Tháp Bình Sơn (chùa Vĩnh Khánh) thuộc xã Tam Sơn, huyện Lập thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Tháp được xây dựng trên một ngọn đồi thấp;
* Tháp được xây dựng ngay giữa sân trước cửa chùa Vĩnh Khánh. Tháp là công trình kiến trúc bằng đất nung khá lớn, hiện chỉ còn 11 tầng, cao 15 m (mấy tầng trên đã bị hỏng);
* Tháp Bình Sơn cung với tháp chùa Phổ Mình (Nam Định) là những di sản kiến trúc tôn giáo còn giữ được cho đến ngày nay. Tuy đã qua nhiều lần tu sửa, tháp Bình Sơn vẫn mang đậm dấu ấn mĩ thuật thời Trần.
- Về hình dáng: Tháp có mặt bằng hình vuông, càng lên cao càng thu nhỏ dần.
+ các tầng đều trổ cửa cuốn 4 mặt, các mái tầng hẹp
+ Tầng dưới cao hơn các tầng trên
- Về cấu trúc:
+ Lòng tháp được xây dựng thành một khối trụ bằng gạch khẩu mỏng, tạo thành cái cốt cho thế đứng của tháp;
+ lõi phái trong của cột trụ để rỗng, tạo sự thông thoáng cho công trình;
+ Phái ngoài khối trụ được ốp kín bằng một lớp gạch vuông có trang trí
- Về trang trí: bên ngoài tháp, các tầng được trang trí bằng hoa văn khá phong phú.
2. Khu lăng mộ An Sinh
- kiến trúc cung đình vì đây là nơi chôn cất và thờ các vị vua thời Trần
* Đây là khu lăng mộ lớn của các vị vua thời Trần được xây dựng ở rìa sát chân núi thuộc Đông triều, Quảng Ninh ngày nay. Các lăng mộ được xây cách xa nhau nhưng đều hướng về khu đền An Sinh:
- Qua sử sách và một số lăng mộ còn lại, có thể thấy chúng có những đặc điểm sau:
* Kích thước của các lăng mộ tương đối lớn
* Bố cục của các lăng mộ thường đăng đối, quy tụ vào một điểm ở giữa;
* Trang trí: các pho tượng thường được gắn vào các thành bậc, hoặc sắp đặt như một cảnh chầu, thờ cúng người đã mất
II. Điêu khắc, chạm khắc, trang trí
* Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ
+ Lăng mộ của Trần Thủ Độ được xây dựng vào năm 1264 tại Thái Bình, ở lăng mộ có tạc một con hổ
+ Tượng Hổ có kích thước gần như thật (dài 1m43), thân hình thon, bộ ức nở nang và những vế bắp căng tròn, tượng đã lột tả tài tình tính cách dũng mãnh của vị chúa sơn lâmngay cả trong tư thế rất thư thái
+ Tượng hổ tạo khối đơn giản, dứt khoát có chọ lọc và đượ sắp sếp chặt chẽ, vững chãi;
+ Sự trau truốt nuột nà của hình khối và đường nétvới những đường chải mượt của tóc hổ, những đường vằn dều đặn trên ức tạo nên những hoa văn trang trí tôn thêm vẻ đẹp của hổ
- GV kết luận: từ những phân tích trên ta thấy, thông qua hình tượng con hổ, các nghệ sĩ điêu khắc xưa đã nắm bắt và lột tả được tính cách, vẻ đường bệ, lẫm liệt của thái sư Trần Thủ Độ
- GV giới thiệu:
* Chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc
- Các mảng chạm khắc gỗ là cảnh dâng hoa, tấu nhạc với những nhân vật trung tâm là vũ nữ, nhạc công hay con chim thần thoại
- Các hình sắp xếp cân đối không đơn điệu buồn tẻ. Cách tạo khối tròn mịn của hính tượng đã tạo nên sự êm đềm, yên tĩnh
hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV đặt câu hỏi để kiểm tra sự tiếp thu của HS
- Rút ra một vài nhận xét chung về các công trình, tác phẩm đã học
- HS nêu một số công trình, tác phẩm đã học trong bài
Bài tập về nhà:
- Sưu tầm một số tài liệu, tranh ảnh về các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc và chạm khắc vừa học
- chẩn bị bài học sau
Tuần 9 Ngày .......tháng..........năm 2008
bài: 9 ( tiết 9 ) vẽ trang trí
Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức- HS biết cách trang trí một đồ vật có dạng hình chữ nhật bằng nhiều cách khác nhau
2- Kĩ năng: - trang trí được một đồ vật có dạng hình chữ nhật
3.Thái độ- HS yêu thích việc trang trí đồ vật
II. Phương pháp phương tiện dạy học:
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Một số đồ vật: cái khai, hộp bánh, cái khăn …
- Tranh ảnh giới thiệu về trang trí hình chữ nhật
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
- GV giới thiệu các đồ vật dạng hình chữ nhật được trang trí và tranh, ảnh minh hoạ;
? những mẫu nào được thể hiện theo nguyên tắc trang trí cơ bản;
? những mẫu nào được trang trí theo cách riêng biệt
? Nêu nhận xét về cách sắp đặt hoạ tiết trên từng mẫu
? Nêu nhận xét về tính phù hợp của nội dung và cách thức trang trí
- HS nhận xét và so sánh cách trang trí giữa các mẫu đã giới thiệu
à Đăng đối, xen kẽ, nhắc lại
à Mẫu nào hợp – chưa hợp
- Nhận xét về bố cục và màu sắc
- Phân tích đánh giá về các mẫu trang trí(mẫu nào đẹp, chưa đẹp)
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí
- GV cho HS chọn đồ vật trang trí
- GV gợi ý HS chọn hoạ tiết có hình dáng, đường nét, màu sắc mang yếu tố trang trí mình ưa thích
- GV minh hoạ cách sắp xếp hoạ tiết của 2 dạng bố cục:
- GV gợi ý cách trang trí chọn và sử dụng 1 số màu cho bài trang trí
- Định ra tỉ lệ chiều dài, chiều rộng của hình trang trí cho phù hợp với khổ giấy
+ Đối với cách sắp đặt cân đối, xen kẽ, nhắc lại
+ Đối với các mảng tự do
à trang trí bề mặt hộp mứt
- trang trí khăn trải bàn
- Biết phác mảng hình trang trí chính, phụ
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàii
- GV nhắc HS khi làm bài cần liên tưởng đến đồ vật định vẽ
- GV theo dõi HS làm bài. Đối với những HS còn lúng túng trong thể hiện, GV gợi ý, đưa ra những lời khuyên cần thiết
- HS thực hành trong thời gian 30 phút
- HS chú ý vẽ, có sáng tạo
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Khi đánh giá, GV quan tâm đến tinh thần, thái độ của HS tham gia vào các hoạt động trong cả tiết học
- Phần lý thuyết, GV khen ngợi những HS tích cực tham gia phát biểu và có những ý kiến tốt
- Phần thực hành do thời gian tương đối ít, những HS chưa hoàn thành bài, GV cho phép làm tiếp ở nhà và đánh giá kết quả ở tiết học sau. Cuối giờ GV chọn những bài khá, tốt tương đối hoàn chỉnh để nhận xét về nội dung, bố cục, màu sắc. Có thể gợi ý để HS tự đánh giá và nhận xét bài của mình
-
- HS nhận xét về nội dung, bố cục, màu sắc.
- HS tự đánh giá và nhận xét bài của mình
bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài tập (nếu ở lớp chưa vẽ xong)
- Sưu tầm hoạ tiết trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn.
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần 10 Ngày dạy 27 tháng 10năm 2010
Bài: 10 ( tiết 10 ) vẽ tranh
Đề tài cuộc sống quanh em
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: HS tập quan sát nhận xét thên nhiên và những hoạt động thường ngày của con người
2- Kĩ năng: Tìm được những đề tài phản ánh cuộc sống xung quanh và vẽ được một bức tranh theo ý thích
3.Thái độ: Có ý thức làm đẹp cuộc sống xung quanh
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
1* Giáo viên: - Giáo án, SGK,SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng
- Tranh, ảnh, hình vẽ về thiên nhiên, cuộc sống con người và động thực vật
2* Học sinh: - Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm
sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài
- GV cho HS xem một số bức tranh có nội dung khác nhau.
? Các bức tranh vẽ về những nội dung gì.
-> HS trả lời......
?Các bức tranh này thuộc về những đề tài nào
-> HS: Thuộc đề tài học tập, lễ hội, gia đình...
?Em đã từng gặp những hoạt động này trong cuộc sống chưa.
- HS trả lời....
, ảnh đã sưu tầm được về đề tài cuộc sống quanh em
I. Tìm và chọn nội dung đề tài
Lao động
Học tập
Thể thao
Văn nghệ……vv
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- GV gợi ý để HS thấy:
- GV nhắc lại cách vẽ tranh:
- Nhấn mạnh cách thể hiện rõ nội dung đề tài
- GV nhắc HS cách sử dụng màu
- có thể vẽ về các hoạt động lao động, học tập, sinh hoạt…
- Chọn nội dung, phác thảo bố cục, vẽ hình vẽ màu,
- Vẽ màu tươi sáng, hài hoà là rõ trọng tâm của tranh
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài
- trong quá trình HS vẽ, GV luôn quan sát, gợi ý giúp các em thể hiện nội dung đề tài
-GV củng cố kiến thức và gợi ý nhằm phát huy tính tích cực trong tìm tòi sáng tạo
- HS chú ý làm bài
- Chú ý chọn nội dung mình ưa thích
à bố cục, hình vẽ, màu sắc thích hợp
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV chọn một số bài HS vẽ hoàn chỉnh (bài đạt và chưa đạt) treo lên bảng
- GV nêu yêu cầu nhận xét đánh giá:
- GV tìm những chỗ mạnh chỗ yếu để động viên khuyến khích HS cố gắng hơn
- HS nhận xét về:
+ Cách thể hiện nội dung đề tài
+ Bố cục tranh
+ Hình vẽ
+Màu sắc
- HS tự xếp loại một số tranh theo cảm nhận riêng
bài tập về nhà:
Hoàn thành bài ở nhà
Vẽ một tranh về đề tài cuộc sống quanh em (nội dung khác tranh ở lớp)
Chuẩn bị bài học sau
tuần 11 Ngày dạy 03 tháng 11năm 2010
Bài: 11 ( tiết 11 ) vẽ theo mẫu
Lọ, hoa và quả (Vẽ bằng bút chì đen)
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: HS biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết qua so sánh tương quan tỉ lệ
2. Kĩ năng: Vẽ được lọ hoa, quả gần giống với mẫu về hình và độ đậm nhạt
3- Thái độ: HS nhận thức được về đẹp của bài vẽ thông qua bố cục và đường nét
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV CKTKN
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
2* Học sinh:
- Bút chì, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát,,nhận xét
- GV giới thiệu một vài tranh vẽ về lọ, hoa và quả (bằng chì và màu) để HS biết được:
- GV nêu yêu cầu bài vẽ:
- GV bày mẫu và phân tích bố cục chung của mẫu.
- GV đặt câu hỏi để HS quan sát, nhận xét:
I. quan sát,nhận xét
à Tranh tĩnh vật là tranh vẽ về những vật ở dạng tĩnh, có thể là đồ vật hoặc hoa quả
+ Tranh tĩnh vật có thể vẽ bằng chì, than hay bằng màu
- bài vẽ lọ có cắm hoa
- Cách vẽ giống bài 6 và 7
- HS tự bày mẫu để vẽ
- vị trí của lọ, hoa và quả
- Tỉ lệ của lọ, hoa và quả
- Độ đậm nhạt của lọ, hoa và quả
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- GV chọ một mẫu cụ thể rồi hướng đẫn cách vẽ:
- GV chỉ ra trong mẫu, ở hình minh hoạ để HS thấy được cách vễ đậm nhạt
II. Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- Phác hình chung
- Tìm tỉ lệ của lọ, hoa và quả
- Vẽ phác hình của lọ, hoa và quả
- Phác mảng đậm nhạt
à So sánh độ đậm nhạt của lọ, hoa và quả
- Vẽ mảng đậm lớn trước, nhạt sau
-
HS quan sat mẫu vẽ theo gợi ý của GV và tìm ra cách vẽ của mình
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàii
- GV tìm ra những thiếu sót của hình vẽ để gợi ý cho HS điều chỉnh
III. Bài tập
- Nét vẽ, tỉ lệ, cách vẽ đậm nhạt
- HS vẽ theo cách nhìn và cách cảm nhận riêng, sửa chữa theo sự gợi ý của GV để hoàn thành bài vẽ
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV gợi ý cho HS nhận xét một số bài vẽ
- GV bổ sung kết luận
- HS tự đánh giá theo cảm nhận của mình
bài tập về nhà:
- Chuẩn bị mẫu và màu cho bài học sau
Tuần 12 Ngày day 10 tháng 11năm 2010
bài: 12 ( tiết 12 ) vẽ theo mẫu
Lọ, hoa và quả (vẽ màu)
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: HS biết cách vẽ tranh tĩnh vật màu
2- Kĩ năng: Vẽ được tranh tĩnh vật màu lọ, hoa và quả
3- Thái độ: Nhận ra vẻ đẹp của tranh tĩnh vật, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên tươi đẹp
II. Phương pháp phương tiện dạy học
1* Giáo viên: - Giáo án, SGK,SGV, sách chuẩn KTKN
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Mẫu vẽ: Một số mẫu để HS vẽ theo nhóm. Lọ và quả có hình đơn giản (lọ trơn có màu, không trang trí; hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa loa kèn, từ hai hoặc ba bông trở lên)
- Một số tranh vẽ lọ, hoa và quả
- Tranh minh hoạ hướng dẫn cách vẽ
- Giấy, màu.
2* Học sinh: - Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu mộ số tranh tĩnh vật màu đẹp nhằm gây hứng thú cho HS đồng thời đặt câu hỏi:
+ Đây là thể loại tranh gì ?
+ Tranh vẽ những gì ?
+ Màu sắc của tranh như thế nào ?
- GV bày mẫu theo nhiều cách, gợi ý cho HS về bố cục
- GV góp ý để các nhóm có cách bày mẫu hợp lý
- GV hướng dãn HS quan sát, nhận xét ở mẫu cụ thể về:
I. Quan sát nhận xét.
- Thể loại tranh tĩnh vật
- Lọ và quả có màu, không trang trí; hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa loa kèn.
- Màu sắc hài hoà không rời rạc, tách biệt nhau
- HS nhận xét cách bày mẫu và tự bày mẫu vẽ theo nhóm của mình
+ Bố cục, tỉ lệ giữa lọ, hoa và quả
+ Màu sắc, độ đậm nhạt lọ, hoa và quả
+ Tương quan tỉ lệ giữa lọ, hoa, quả và màu sắc
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- GV dựa vào mẫu vẽ, đồng thời phác lên bảng hướng dẫn cách vẽ theo trình tự chung:
II. Cách vẽ.
+ Vẽ phác hình
+ Vẽ mảng hình lớn, nhỏ
+ Phác mảng đậm nhạt
+ Vẽ màu
- HS theo dõi và đối chiếu với mẫu mình sẽ vẽ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàii
- GV theo dõi từng HS làm bài, gợi ý riêng và chỉ ra ở mẫu để HS đối chiếu với bài vẽ.
- Lưu ý nhiều đến cách vẽ màu
III . Bài tập
- HS quan sát và vẽ
+ Tìm màu
+ Độ đậm, nhạt của màu
+ Tương quan giữa các màu
+ Vẽ màu theo cảm nhận riêng của từng HS
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét theo cảm nhận riêng của mình một số bài vẽ về:
- GV bổ sung và kết luận, gợi ý HS xếp loại bài vẽ
- Bố cục ;
- Màu sắc và các mảng đậm, nhạt
bài tập về nhà:
- Xé dán tranh tĩnh vật bằng giấy màu
- chuẩn bị cho bài học sau
Tuần :13 Ngày dạy 17 tháng 11 năm 2010
Bài: 13 ( tiết 13) vẽ trang trí
Chữ trang trí
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức- HS hiểu biết thêm các kiểu chữ ngoài hai kiểu chữ cơ bản đã học (kiểu chữ nét đều, kểu chữ nét thanh, nét đậm).
2- Kĩ năng: - Biết tạo ra các kiểu chữ có dáng đẹp để trình bày đầu báo tường, trang trí sổ tay, các văn bản v.v
3.Thái độ
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Một số bộ mẫu chữ trang trí
- Một số từ, một câu văn được trình bày bằng các kiểu chữ trang trí khác nhau
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- GVgiới thiệu các bộ mẫu chữ trang trí
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời về hình dáng các con chữ và cách trình bày
? Chữ có giống nhau không.
- Hoặc thêm các chi tiết phụ:
I. Quan sát nhận xét
- Sản phẩm được trang trí bằng mẫu chữ đẹp và hình minh hoạ trong SGK
- Dựa vào hình dáng chữ cái ta có thể kéo dài hay rút ngắn các nét chữ
ABC ABC
- Thêm các chi tiết phụ
BCE ABY
- Sửa lại hình dámg chữ; nhưng vẫn giữ được dáng đặc thù của chúng ABD ABE
- Cách điệu chữ cái ở đầu hay giữa tuỳ theo hình tượng, ý nghĩa của từ đó. Ví dụ
- Các con chữ cùng nội dung được cách điệu theo một phog cách nhất quán
- Các chữ được thay đổi hình dáng, nét, các chi tiết nhưng người xem vẫn dễ dàng nhận rạng chúng
- Ghép các hình ảnh tạo thành dáng chữ
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tạo chữ trang trí
- GV đưa ra minh hoạ cách tạo một chữ cái:
- GVgợi ý HS cách tạo chữ khác nhau.
II. Cách trang trí chữ
- Trước tiên vẽ dáng chữ chuẩn theo mẫu;
- Trên cơ sở dáng chữ đó, vẽ phác các kiểu dáng khác nhau bằng cách thêm, bớt nét và chi tiết hoặc lồng ghép các hình ảnh theo ý định riêng
- Có thể chọn chữ cái của các danh từ chỉ người, chỉ vật, khai thác ý nghĩa của từ, tìm ra hình tợng trang trí hoặc chỉ đơn giản tạo ra các kiểu chữ có ý tưởng hay, mang tính sáng tạo
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàii
- GV yêu cầu :
- Theo dõi, góp ý và khuyến khích từng HS làm bài
III. Bài tập
- Mỗi HS vẽ một số mẫu chữ cái trang trí có chiều cao khoảng 5 cm hoặc trang trí một từ, một câu.
- Trình bày bài trên giấy vẽ.
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV nhận xét, đánh giá tinh thần thái độ học tập và ý tưởng thể hiện trên bài
- Biểu dương trước lớp những HS có ý tưởng hay, mang tính sáng tạo
bài tập về nhà:
- HS sưu tầm một số kiểu chữ trang trí, mẫu chữ đẹp (dán vào giấy A4)
- Chuẩn bị cho bài học sau
Tuần 14 Ngày dạy 24 tháng 11 năm 2010
bài: 14 ( tiết 14 ) thường thức mĩ thuật
Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức- HS củng cố thêm về kiến thức lịch sử; thấy được sự cống hiến củ giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hoá dân tộc theo chuẩn kiến thức kĩ năng
2- Kĩ năng:- Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quý các tác phẩm hội hoạ phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng.
II. Phương pháp phương tiện dạy học
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Sưu tầm một số tác phẩm mĩ thuật của các hoạ sĩ trong giai đoan từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954.
2* Học sinh: Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học: Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi
.III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một vài nét về bối cảch xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954
- Giới thiệu một vài nét về bối cảnh xã hội nước ta từ năm: 1883 – 1945
- Với chính sách nô dịch về văn hóa, thực dân Pháp khai thác triệt để truyền thống mĩ nghệ của dân tộc ta để phục vụ cho chính quốc (Pháp)
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đã lãnh đạo nước ta như thế nào ?
I. Vài nét về bối cảnh xã hội
- Nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, nhân dân sống dới hai tầng áp bức là thực dân và phong kiến (1883 – 1945)
- Với truyền thống hiếu hoc các hoạ sĩ Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu được kỹ thuật hội hoạ phương tây để làm giàu thêm cho nền nghệ thuật dân tộc
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng tháng Tám (1945), các hoạ sĩ đều hăng hái đi theo cách mạng. Nhiều tác phẩm phản ánh cuộc chiến đấu anh dũngcủa quân dân ta phản ánh tình quân dân, tình cảm với đảng và Bác Hồ, đã phục vụ tích cực cho cuộ chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Niềm vui độc lập không lâu, thực dân Pháp trở lại xâm lược. Cung với tinh thần quyết chiến để bảo vệ Tổ quốc của đồng bào cả nước, phần lớn các hoạ sĩ đã hăm hở tham gia kháng chiến chống kẻ thù. Họ đã có mặt trên các chiến luỹ của Hà Nội, kề vai sát cánh cùng các chiến sĩ tự về trong 60 ngày đêm khói lửa
- Sau đó, các hoạ sĩ đã lên chiến khu, ra măt trận. Với ba lô súng đạn và cặp vẽ, họ đã đi khắp các nẻo đường của chiến dịch để vẽ về cuộc sống sôi động của cả dân tộc đứng lên chống kẻ thù.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hoạt động mĩ thuật
- Năm 1925 nước ta có trường mĩ thuật nào ?
- Người đi đầu cho nền hội hoạ mới của Việt Nam là họa sĩ nào ?
- Kể tên một số hoạ sĩ đã đóng góp vào thành tựu của mĩ thuật Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 ?
- Các hoạ sĩ và các nhà điêu khắc đã tích cực chuẩn bị cho cuộc triển lãm mĩ thuật đầu tiên của chế độ mới để chào mừng Quốc khánh (2 – 9 – 1945).
- Cách mạng tháng Tám thành công, một số hoạ sĩ
- Về một số hoạt động mĩ thuật, GV nhấn mạnh :
Nêu những tác phẩm nổi tiếng trong thời gian này?
II. Một số hoạt động mĩ thuật
à Trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương nhằm đào tạo nhân tài, phục vụ cho nước Pháp
- Người đi đầu cho nền hội hoạ mới của Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miến ( 1873 – 1895 ). Hiện bảo tàng mĩ thuật nv còn giữ bức tranh sơn dầu Bình văn và Chân dung cụ Tú Mền của ông. Ngoài ra các hoạ sĩ Huỳnh Tựu và Nam Sơn cũng là những ngời đầu tiên sáng tác hội hoạ theo phong cách phương Tây ;
- Trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương đã có công trong việc đào tạo một thế hệ hoạ sĩ vừa tiếp thu khoa học cơ bản, vừa chuyển hoá nhuần nhuyễn nghệ thuật truyền thống dân tộc. Đặc biệt bên cạnh chất liệu sơn dầu, lụa, khắc gỗ, các hoạ sĩ Việt Nam đã tìm ra cách thể hiện chất liệu sơn mài trong sáng tác hội hoạ
- Đóng góp vào thành tựu của mĩ thuật Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 phải kể đến các hoạ sĩ : Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Lương Xuân Nhị,
- Tháng 10 – 1945, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã kí nghị định mở lại Trường Cao đẳng Mĩ Thuật Đông Dương và trường đã chiêu sinh được một khoá, nhưng sau đó phải đóng cửa vì chiến tranh xảy ra ;
- Cách mạng tháng Tám thành công, một số hoạ sĩ như Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân và nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim đã được vào phủ chủ tịch để vẽ và nặn tượng Bác Hồ ;
Một số hoạ sĩ đã đi vẽ phố phường Hà Nội rợp bóng cờ hoa mừng ngày độc lập (như các hoạ sĩ Văn Giáo, Phan Kế An).
- Khi toàn quốc kháng chiến, các hoạ sĩ cũng đã nhanh chóng có mặt trên khắp các nẻo đường của mặt trận như :
Hoạ sĩ Nguyễn Văn Tý vẽ về chiến luỹ Hà Nội ; hoạ sĩ Phan Kế An với các bức vẽ bằng mực nho phản ánh không khí toàn quốc kháng chiến, toàn dân kháng chiến ;
Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung trong đoàn quân nam tiến đã có mặt ở vùng cực Nam trung bộ
Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân có những bức tranh ký hoạ sáng tác ngay tại thực địa với những người nông dân, những nh vệ quốc đoàn và phụ nữ các dân tộc. Chính họ đã giúp ông hoà nhập với cuộc sống mới. Ông cũng là vị hiệu trưởng đầu tiên của trường mĩ thuật kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc năm 1952
nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim với tác phẩm sơn đắp nổi Hạnh phúc
- Một số tác phẩm nổi tiếng có giá trị nghệ thuật, hoàn chỉnh về cả nội dung lẫn hình thức cũng được sáng tác trong thời gian này là :
+ Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ - tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân
+ Bát nước – tranh sơn mài của Sĩ Ngọc
+ Trận Tầm Vu – tranh bột màu của Nguyễn Hiêm
+ Giặc đốt làng tôi – tranh sơn dầu của Nguyễn Sáng
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV cho HS trình bày phân tích một số hoạt động và một vài tác phẩm tiêu biểu
- Đánh giá giai đoạn 1945 – 1954
+ Các hoạ sĩ
+ Hình ảnh con người mới
+ Xu hướng hiện thực quá trình đi lên của nền mĩ thuật cách mạngvà tồn tại với thời gian
Bài tập về nhà:
- Sưu tầm các tranh, ảnh về đề tài chiến tranh cách mạng trên sách báo
- Vẽ một bức tranh màu bột về anh bộ đội cụ Hồ
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần :15 Ngày 01 tháng 12 năm 2010
Tiết:15 bài : 17 vẽ trang trí
Trang Trí Bìa Lịch Treo Tường
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: HS biết cách trang trí bìa lịch treo tường theo chuẩn kiến thức kĩ năng
2- Kĩ năng: Trang trí được bìa lịch theo ý thích để sử dụng trong dịp tết Nguyên đán
3.Thái độ: HS hiểu biết hơn về việc trang trí ứng dụng mĩ thuật trong cuộc sống hằng ngày
II. phương pháp phương tiện
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
. - Một số bìa lịch treo tường
- Một số ảnh mẫu bìa lịch minh hoạ cách phác thảo tìm bố cục trang trí bìa lịch
- Một số bài vẽ đẹp của HS
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
? Vì sao phai treolịch.
GV nêu mục đích, ý nghĩa của lịch
- GV giới thiệu các mẫu, các hình ảnh về bìa lịch
- Treo một số bìa lịch mẫu khác nhau: hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn...
- chủ đề bìa lịch ?
- Cách sắp xếp vị trí của tranh, ảnh, các dòng chữ ?
I. Quan sát nhận xét
- Treo lịch trong nhà để biết thời gian, trang trí cho căn phòng đẹp hơn
- Hình ảnh về mùa xuân
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh trang trí
- GV đưa ra những gợi ý nội dung hình ảnh có thể chọn để trang trí
- Xác khuôan khổ bìa lịch :
- GV gợi ý chất liệu sẵn có như đã nêu ở trên
- Nên trình bày :
II. Cách trang trí
- HS xem gợi ý nội dung trong SGK
- Có thể dùng các hình ảnh : ảnh chụp về bản thân, gia đình, hoa ,pjhong cảnh, diễn viên điện ảnh, ca sĩ, các vận động viên
- HS tuỳ ý lựa chon khuôn khổ và hình dáng bìa lịch
- Vẽ phác chu vi, vị trí của tất cả các chi tiết để thể hiện được phần chính và những phần phụ, sau đó vẽ phác hình và vẽ màu
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- Trong khi HS làm bài, GV quan sát, động viên, khuyến khích những em có ý tưởng mới, có những cách trình bày riêng, sáng tạo. Đối với những HS con lúng túng trong cách trình bày và lựa chon hình ảnh, GV cần gợi ý cụ thể hơn để giúp các em mạnh dạn tự tin làm bài
III. Bài tập
- HS chú ý làm bài, tự sáng tạo khi trình bày
- HS vẽ trong thời gian 35 phút
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV chon một số bài vẽ tương đối hoàn chỉnh, giới thiệu và hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá.
- HS nhận xét, đánh giá bài chủ bạn
- HS xếp loại bài theo ý thích
Bài tập về nhà:
- HS nào vẽ chưa xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài vẽ
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần :16 Ngày day 08 tháng 12 năm 2010
BàI : 18 Tiết:16 vẽ theo mẫu
Ký Hoạ
I. Mục tiêu bài học:
1Kiến thức: HS biết thế nào và kí hoạ và cách kí hoạ
2- Kĩ năng: Kí hoạ được một số đồ vật, cây, hoa, các con vật quen thuộc (đơn giản về hình và cấu trúc)
3.Thái độ: Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh
II. Phương pháp phương tiện dạy học
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Một số kí hoạ về cây cối, về con người, gia súc
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách kí hoạ
- Mang theo một số cành, lá, lọ, hoa
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của kí hoạ
- GV giới thiệu một số kí hoạ
- Hướng dẫn HS quan sát tranh
? thế nào là kí hoạ
- GV giới thiệu một số kí hoạ (dán lệ bảng theo trình tự bài học)
? kí hoạ và vẽ theo mẫu có gì giống, khác nhau ?
? Dùng chất liệu gì để kí hoạ ?
- sau đó giới thiệu các chất liệu vẽ trên bài kí hoạ
I. Kí hoạ
Thế nào là kí hoạ?
- HS quan sát tranh trong SGK về đắc điểm của kí hoạ
- kí hoạ là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên, cảnh vật, con người
- HS quan sát, so sánh các tranh về:
+ Mục đích của kí hoạ
+ Các loại kí hoạ
- HS trả lời theo suy nghĩ
à Bút chì, bút sắt, màu nước, than…
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách kí hoạ
- GV nêu cách tiến hành kí hoạ
- Khi hướng dẫn kí hoạ GV cần có mẫu, từ đó dẫn đến các bước vẽ để HS theo dõi dễ dàng hơn
II. Cách kí hoạ
- các bước vẽ:
+ Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu;
+ So sánh tỉ lệ các bộ phận
+ Vẽ nét bao quát, nét chính
+ Vẽ chi tiết
- HS quan sát và tập kí hoạ
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- GV yêu cầu kí hoạ một số đồ vật :
- GV theo dõi, gợi ý HS cách chọn hướng nhìn để vẽ ( cách bố cục, cách phác nét…)
III. Bài tập kí hoạ
- Cái lọ, cái cặp sách, cành lá, bông hoa mà hsmang theo và vẽ theo nhóm. Sau đó GV trao đổi giữa các nhóm.
- HS làm bài theo yêu cầu và trình tự chung. Mỗi em có thể vẽ 3 à 4 hình
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV giới thiệu một số bài đẹp và hướng dẫn HS nhận xét
- HS phát biểu ý kiến của mình về hình vẽ, bố cục…
- HS tự xếp loại bài vẽ
Bài tập về nhà:
- Sưu tầm các bài kí hoạ rồi dán vào giấy
- Kí hoạ cây, con vật quen thuộc…
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần 17 Ngày dạy: 15 /12 /2010
Ôn tập
I) - mục tiêu:
1 - Kiến thức: Kiểm tra lại kiến thức đã học ở các bài trước
2- Kĩ năng: Luyện tập lại kĩ năng làm bài thực hành
3 -Thái độ : rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc của học sinh
II – Phương pháp phương tiện
1- Giáo viên: Câu hỏi ôn tập
2 - Học sinh: chuẩn bị bút chì, mầu, tẩy,thước...
3- Phương pháp : luyện tập
III- Tiến trình dạy học
Câu1: Mĩ thuật thời trần có đặc điểm như thế nào? ( 10 phút)
Trả lời: - Có vẻ đẹp khỏe khoắn phóng khoáng, biểu hiện được sức mạnh, lòng tự hào tự tôn dân tộc
Kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị đôn hậu và chất phác hơn.
Tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng , làm giầu cho nghệ thuật dân tộc.
Câu 2: Thực hành - Tạo dáng và trang trí lọ hoa
( Học sinh thực hành trong 35 phút)
Tuần 18 Ngày dạy: 13;15 /12 /2009
Ôn tập
Tiếp theo
1. Mĩ thuật việt nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến 1954 có thể chia làm mấy giai đoạn?
Nêu những nét chính và thành tựu của từng giai đoạn đó?
Trả lời: Mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến1954 được chia làm 3 giai đoạn :
- Cuối thế kỉ XIX -> 1930.
+ Đây là giai đoạn hoàn tất một số công trình kiến trúc lăng tẩm.
+ Năm 1925 Trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương được thành lập. Các họa sĩ Việt Nam lần đầu tiên được tiếp súc với chất liệu sơn dầu và kĩ thuật vẽ phương tây, được đào tạo một cách căn bản theo khoa học hình khối. Tuy nhiên giai đoạn này thì hội họa chưa có gì đáng kể ngoài một số tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Miến.
Từ 1930 -> 1945:
+ Tác phẩm hội họa tăng một cách đột biến, cả về số lượng và chất liệu.
+ Giai đoạn này các họa sĩ lấy cảm hứng sáng tác từ vẻ đẹp của các cô thiếu nữ thị thành.
Giai đoạn 1945 - > 1954 :
+ Mĩ thuật chuyển sang giai đoạn mới. Các họa sĩ không tìm cái đẹp từ những cô thiếu nữ thị thành mà đi sau vào cuộc sống hiện thực. Phản ánh sinh động cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu của quân và dân ta.
Bài tập về nhà:
Nêu tác giả và tác phẩm mĩ thuật trong giai đoạn này.
Tuần 19 Ngày dạy: 20;22 /12 /2009
Ôn tập
Tiếp theo
Câu1: Vẽ tranh đề tài cần qua mấy bước? Nêu tên từng bước vẽ?
Trả lời:- Tìm và chọn nội dung
Tìm hình tượng
Tìm bố cục
Tìm hình
Tìm màu và hoàn thiện bài vẽ.
Câu 2: Em hay vẽ một bức tranh đề tài mà em yêu thích. (40 phút)
- Giáo viên nhận xét bài và rút kinh nghiệm .
- Chuẩn bị thi học kì
Tuần 20 Ngày dạy 10tháng 01năm 2011
Bài: Tiết: 19 Kí Hoạ Ngoài Trời
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức- HS biết cách quan sát với mọi vật ở xung quanh để tìm hiểu vẻ đẹp qua hình thể và màu sắc của chúng
2- Kĩ năng: - kí hoạ được một vài dáng cây, dáng con người và vật
3.Thái độ- Thêm yêu mến thiên nhiên
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Một số kí hoạ đẹp về người, phong cảnh, con vật…
- tranh minh hoạ hướng dẫn cách kí hoạ
- HS : bút chì, màu, bảng vẽ bằng gỗ dán hoặc bìa cứng khổ 30 – 40 cm
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học vẽ ngoài trời
- GV đưa HS ra vẽ ở sân trường hoặc ngoài trường
- GV yêu cầu bài học:
- GV giới thiệu một số bài kí hoạ đẹp trước khi HS vẽ
- kí hoạ 2 hoặc 3 hình khác nhau
- Chọn đối tượng kí hoạ theo ý thích (về cảnh vật như cây, núi, đồi , sông, biển, nhà cửa, đường sá…; về phương tiện giao thông như ô tô, tàu thuỷ… hoặc về các con vật, người ở các dáng đứng khác nhau)
- Nhớ lại cách kí hoạ đã giới thiệu ở bài 18
- HS quan sát, chọn đối tượng kí hoạ và tìm góc nhìn để vẽ
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài
- GV theo dõi, động viên, khích lệ và gợi ý HS làm bài, chú ý đến :
- cách chọn đối tượng và góc nhìn để vẽ
- Khi vẽ chú ý sắp xếp các hình vẽ vào trang giấy cân đối
- chú ý vẻ đẹp của hình mảng, đường nét và các dáng động, tĩnh của đối tượng (khi làm bài HS có thể đổi chỗ, xem và rút kinh nghiệm qua cách vẽ của nhau)
hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV cho HS bày các bài vẽ lên bàn và yêu cầu HS tự nhận xét
- GV bổ sung, đánh giá và động viên HS
- HS treo bài lên và nhận xét về hình vẽ và bố cục
- HS nhận xét theo cảm nhận riêng và chọn ra một số hình vẽ, bài vẽ ưng ý và tự xếp loại
- Chú ý : Nhấn mạnh đến cách vẽ: bố cục, nét vẽ, hình vẽ và vẻ đẹp của chúng ở những bài cụ thể
Bài tập về nhà:
- Sưu tầm tranh kí hoạ
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần 21 Ngày 17tháng 01 năm 2011
Bài : 20 Tiết : 20 vẽ tranh
Đề Tài Giữ Gìn Vệ Sinh Môi Trường
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức- HS có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường
2- Kĩ năng: - Vẽ được một bức tranh theo đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Bộ ĐDDH Mỹ thuật 6.
- Phóng to hình ảnh trống đồng.
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
- Bộ tranh trong thiết bị ĐDDH mĩ thuật lớp 7
- Sưu tầm tranh ảnh có nội dung giữ gìn vệ sinh môi trường của các hoạ sĩ và HS
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- GV cho HS xem tranh và trao đổi, thảo luận tìm ra những tranh, ảnh phù hợp với đề tài
- Phân tích để HS thấy sự khác nhau giữa các bức tranh có chủ đề nội dung khác nhau
- HS tìm những tranh ảnh phù hợp với đề tài treo sang một bên
- HS tìm hiểu về bố cục, hình vẽ và màu sắc
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- GV gợi ý HS tìm chủ đề
- GV nhắc HS nhớ lại cách vẽ tranh ở bài trước
- Tìm cảch đẹp của địa phương
- Các hoạt động : vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh…
- Tìm các hình ảnh chính, phụ của các chủ đề…
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- Trong qua trình HS thực hành, GV theo dõi, gợi ý giúp HS làm bài tốt hơn
- Gợi ý cụ thể với HS còn lúng túng để các em hoàn thành bài vẽ
- HS chú ý thực hành vẽ tranh đúng với nội dung đề tài về giữ gìn vệ sinh môi trường
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV cung HS nhận xét, đánh giá một số tranh về:
- Cách thể hiện nội dung đề tài
- mức độ hoàn thành bài ở lớp
- HS tự xếp loại tranh theo ý thích của mình
Bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài vẽ (nếu ở lớp chưa xong)
- Có thể vẽ một tranh phong cảnh nơi mình sống
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần 22 Ngày 24tháng 01 năm 2011
Tiết: 21- Bài: 21: Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của
mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức- HS hiểu được vài nét về thân thế, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của một số hoạ sĩ với nền văn học nghệ thuật
2- Kĩ năng: - HS hiểu biết thêm về các chất liệu tạo nên vẻ đẹp trong tác phẩm mĩ thuật thông qua một vài tác phẩm
3.Thái độ
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
1* Giáo viên: - Bộ ĐDDH mĩ thuật 7
- Các tác phẩm được giới thiệu
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
2* Học sinh:- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: tìm hiểu một vài nét về tiểu sử một số hoạ sĩ
- ? hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh sinh năm bao nhiêu, ở đâu ?
- ? nêu một số tác phẩm của ông
- ? ông được nhà nước trao tặng gì
- ? Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân sinh năm bao nhiêu, ở đâu
- Nêu một số tác phẩm tiêu biểu và thành tựu của ông ?
- Ông được nhà nước truy tặng gì ?
-? Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung sinh năm bao nhiêu, ở đâu
- Nêu một số tác phẩm nổi tiếng của ông ?
- Ông được nhà nước tặng gì ?
- Nêu tiểu sử của nhà điêu khắc – hoạ sĩ Diệp Minh Châu ?
- Kể một số tác phẩm của ông mà em biết ?
- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng gì ?
* Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh
- Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21/7/1892 tại làng Tiền Bạt, xã Trung Tiết, Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là sinh viên khoá I Trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương (1925 - 1930)
- Ông là người chuyên vẽ tranh lụa. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh không những nổi tiếng ở trong nước mà còn ở nước ngoài qua các cuộc trưng bày tranh. Đặc biệt là cuộc trưng bày ở pa-ri năm 1931
- Tranh lụa của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh làm rung động lòng ngườibởi tình cảm chân thật, giản dị, trữ tình, thể hiện đậm đà tâm hồn Việt Nam
- Những tác phẩm nổi tiếng của ông là: chơi ô ăn quan ; rửa rau cầu ao; hái rau muống; sau giờlao động; bữa cơm mùa thắng lợi; sau giờ trực chiến
- Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh là người mở đầu và có công rất lớn đối với tranh lụa Việt Nam hiện đại
- hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh mất ngày 22/11/1984 tại Hà Nội, thọ 92 tuổi. Năm 1996 nhà nước truy tặng giả thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
* Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
- Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1906 tại Hà Nội, quê tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1931 và sớm trở thành một trong những hoạ sĩ nổi tiếng của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. Nghệ thuật của ông ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau ở trong nước và giới yêu chuộng nghệ thuật nước ngoài
- Ông là hoạ sĩ tiêu biểu cho lớp nghệ sĩ trí thức Hà Nội tham gia kháng chiên. Trước cách mạng tháng Tám 1945, ông chuyên vẽ các thiếu nữ thị thành đài các ; sau cách mạng tháng Tám và trong Kháng chiến, ông chuyển hẳn sang vẽ những chị nông dân, những anh vệ quốc đoàn, những bà già và những cô gái dân tộc tham gia kháng chiến
- Ông từng làm Trưởng đoàn văn hoá kháng chiến và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mĩ thuật Kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc năm 1951
- Ông là người chịu khó thâm nhập thực tế ở nông thôn và tham gia các chiến dịch nhiều ki hoạ và ghi chép của ông như: chị cán bộ cốt cán; đi học đêm ; hành quân qua suối; tôi có ý kiến… là những tác phẩm quý giá trong kho tàng mĩ thuật Việt Nam. Với cách vẽ chân phương nhưng không kém phần khoáng đạt, tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét là khuynh hướng mới trong sáng tác của ông. Tô Ngọc Vân đã hi sinh anh dũng trên đường tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
- Đánh giá công lao và vai trò sáng tạo của hoạ sĩ, năm 1996 nhà nước truy tặng giả thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
* hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung
- Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung sinh năm 1921 quê làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội trong một gia đình có truyền thống nho học khoa bảng. Ông tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1934
- Trước cách mạng tháng tám 1945, ông là người mang nặng những u uất, trăn trở. Nhưng sau khi Cách mạng thành công, ông đã nhanh chóng trút bỏ nhưng ưu tư và tham gia hoạt động ngay từ những ngày đầu trong chính quyền mới, ông đã đi theo đoàn quân nam tiến và có mặt ở vùng cực nam trung bộ
- Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung đã vẽ về cuộc kháng chiến hào hùng đầy khí thế của nhân dân ta và các lực lượng vũ trang. Một số tác phẩm nổi tiếng như : du kích tập bắn; làm kíp lựu đạn; khai hội,… đã được sáng tác tại chỗ, ngoài ra ông còn mở lớp đào tạo các hoạ sĩ trẻ cho vùng trung trung bộ để phục vụ kháng chiến
- Hoà bình lập lại Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung vừa sáng tác nghệ thuật vừa dồn hết công sức trí tuệ để xây dựng viện bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam và viện nghiên cứu mĩ thuật. Ông là viện trưởng đầu tiên của các viện trên và có nhiều bài viết nghiên cứu về nghệ thuật dân tộc
- Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung mất ngày 22/9/1977 tại hà nội hưởng thọ 65 tuổi
- Để ghi nhận những công lao đóng góp và sáng tạo nghệ thuật năm 1996 nhà nước truy tặng giả thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
* Nhà điêu khắc – hoạ sĩ Diệp Minh Châu
- Nhà điêu khắc – hoạ sĩ Diệp Minh Châu sinh năm 1919 tại Nhơn Thạnh, Bến Tre. Ông tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1945. Cũng như các hoạ sĩ nam bộ khác ông dành phần lớn tình cảm của mình để sáng tác về lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu, bức tranh Bác Hồ với thiếu nhi ba miền nam, trung, bắc là một ví dụ
- Ông là hoạ sĩ tiêu biểu cho thế hệ các hoạ sĩ miền nam đi theo kháng chiến với niềm tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo của đảng và Bác Hồ. Ông đã vượt đường trường từ miền nam lên chiến khu việt bắc để tham gia hoạt động nghệ thuật, tại đây ông đã vẽ một số bức tranh về nơi ở và làm việc của Hồ chủ tịch
- Hoà bình lập lại ông giảng dạy tại trường cao đẳng mĩ thuật Việt Nam (trường đại học mĩ thuật Hà Nội ngày nay). Vừa giảng dạy vừa sáng tác, tác phẩm nổi tiếng của ông là Bác Hồ với thiếu nhi ba miền nam trung bắc (1947) ngoài ra ông còn nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như tượng liệt sĩ Võ Thị Sáu, Hương sen Bác Hồ bên suối Lê- Nin…
- Hoạ sĩ Diệp Minh Châu là người nghệ sĩ luôn trăn trở, say mê và tìm tòi sáng tác nghệ thuật, dù ở đâu hoàn cảnh nào ông cũng đều sáng tác phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Năm 1996 nhà nước phong tặng ông giả thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
Hoạt động 2: Tìm hiểu một vài bức tranh tiêu biểu
*Bức tranh lụa chơi ô ăn quan của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh
- GV hướng dẫn HS phân tích tác phẩm theo các ý sau:
- Kết luận: Bức tranh chi ô ăn quan là tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh và của nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam
- Bức tranh miêu tả một trò chơi dân gian quen thuộc của trẻ em thời kỳ trước cách mạng tháng tám; bốn em bé gái trong trang phục truyền thống của thời kỳ đó (1931) đang chăm chú chơi ô ăn quan
- Cách sắp xếp hình ảnh chặt chẽ, với các độ đạm nhạt vừa phải đã tạo được sự hấp dẫn cho bức tranh. Tuy gam màu chủ đạo là nâu hồng nhưng do cách chuyển màu theo nhiều cung bậc nên màu sắc trong tranh không đơn điệu, tẻ nhạt
- Lối vẽ của hoạ sĩ có dựa vào kĩ thuật dựng hình châu Âu nhưng vẫn giữ được hài hoà, màu sắc, bố cục, bút pháp phương Đông truyền thống và biểu hiện rất rõ phong cách Việt Nam
* Bức tranh sơn mài dừng chân bên suối của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
- GV hướng dẫn HS phân tích tác phẩm theo các ý sau:
- Kết luận: hoạ sĩ đã sử dụng thành công chất liệu sơn mài trong sự tinh giản đến tối đa hình mảng nhưng tranh vẫn sinh động hấp dẫn
Bức tranh là một minh chứng cho tình quân dân thắm thiết
- Bức tranh diễn tả giây phút nghỉ ngơi thư thái bên đường đi chiến dịch bên sườn đồi của vùng trung du phía Bắc
- Tuy chỉ có 3 nhân vật nhưng bức tranh đã miêu tả được không khí kháng chiến với đầy đủ các thành phần
- Bức tranh mang nhiều yếu tố trang trí, đơn giản về màu sắc và đường nét; đó vốn là sở trường của chất liệu sơn mài
- Cách diễn tả khoẻ khoắn, mạch lạc các chi tiết như nét mặt, các nếp quần áo được diễn tả kỹ làm cho bức tranh thêm phần sinh động súc tích
* Bức tranh màu bột Du kích tập bắn của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung
- GV hướng dẫn HS phân tích tác phẩm theo các ý sau:
- Kết luận : bức tranh vã bằng chất liệu màu bột khuôn khổ nhỏ với một bút pháp khoẻ khoắn đã lột tả được không khí kháng chiến sôi sục của nhân dân
- Bức tranh được hoạ sĩ trực tiếp quan sát và vẽ bằng màu bột năm 1947, tại vùng La Hải, Tỉnh Phú yên
- Bức tranh ghi lại buổi tập bắn của một số du kích gồm có cả nông dân, công nhân và những người khác. Con người và thiên nhiên hoà trong cái nắng chói chang, rực rỡ của vùng cực Nam Trung bộ đã được lột tả trong tranh
- Về hình thức : với màu sắc hài hoà trong sáng kết hợp với lối vẽ khúc chiết hoạ sĩ đã tạo được sắc thái chân thật trong tranh. Năm nhân vật được diễn tả với các tư thế khác nhau trên một bờ mương đầy nắng, tạo nên sự sinh động tự nhiên cho bức tranh
* Bức tranh lụa Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc của hoạ sĩ Diệp Minh Châu
- GV hướng dẫn HS phân tích tác phẩm theo các ý sau:
- Kết luận : bức tranh Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc là tấm lòng, là tình cảm của hoạ sĩ đối với Hồ Chủ tịch
- Bức tranh lụa Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc là một tác phẩm có gí trị về tình cảm vì được hoạ sĩ vẽ bằng máu của chính mình. Bức tranh chỉ có một màu, nhưng do các độ đậm nhạt của nét vẽ nên bức tranh trở nên sinh động hấp dẫn
- Bức tranh lụa Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc tượng trưng cho tình cảm yêu thương của thiếu nhi cả nước với Bác Hồ, là tình cảm chân thành của tác giả đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc
- Về hình thức: bằng nét vẽ đơn giản, tác giả tập trung diến tả nét mặt đôn hậu của Bác Hồ bên cạnh khuôn mặt của ba cháu thiếu nhi, mỗi em một vẻ nhưng biểu lộ được tình cảm mến yêu của thiếu nhi nói chung và của ba cháu nói riêng đối với Bác Hồ
Bài tập về nhà:
- Sưu tầm thêm các bài viết, tranh ảnh liên quan đến các tác giả được giới thiệu trong bài
- Vẽ một tranh về đề tài Bác Hồ với thiếu nhi
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần 23 Ngày dạy 08 tháng 02 năm 2011
Bài : 22 Tiết : 22 vẽ trang trí
Trang Trí Đĩa Tròn
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức- HS biết sắp xếp hoạ tiết trong trang trí hình tròn
2- Kĩ năng: - Biết cách lựa chọn hoạ tiết và trang trí được cái đĩa tròn
3.Thái độ
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- ảnh một số đĩa trang trí ; một số mẫu trang trí hình tròn
- Một số bào vẽ của HS
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- Cho HS ôn lại các dạng bài trang trí hình tròn ở các năm trước
- GV giới thiệu ảnh các đĩa trang trí
à Trang trí hình cơ bản
* Yêu cầu ở bài trang trí đĩa tròn này :
- Sắp đặt hoạ tiết và màu sắc cần linh hoạt hơn, có thể áp dụng các nghệ nguyên tắc sắp xếp cơ bản hoặc tự do tuỳ theo ý định người vẽ
- Cáclaọi hoạ tiết
- Hình dáng và màu sắc các hoạ tiết
- Cách sắp đặt các hoạ tiết ở trung tâm và ở xung quanh đĩa
- Kích thước các hoạ tiết và các khoảng trống
- Màu sắc tổng thể của đĩa
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí
- GV minh hoạ hai cách phác mảng đặt hoạ tiết:
- Hướng dẫn HS lựa chọn màu sắc:
à Đặt hoạ tiết đối xứng, xen kẽ, nhắc lại; dùng các đường trục, các đường cong, đường tròn để chia mảng
- Đặt hoạ tiết tự do: phác chu vi các mảng định đặt hoạ tiết cho cân đối với tổng thể hình tròn, ở trường hợp này có thể dùng cảnh hoặc các con vật làm hình trang trí
à Chọn những màu sắc êm dịu và dùng ít màu
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- GV nhắc HS vẽ phác hình bằng chì trước khi vẽ màu
- Trong khi HS làm bài, GV theo dõi, động viến, huyến khích các em tự tin khi thể hiện ý tưởng của mình; gợi ý để các em điều chỉnh, sắp xếp, tạo hoạ tiết và vẽ màu
- HS thể hiện bài trên giấy, đường kính là 16 cm
- HS có thể dùng bút dạ màu, bút chì màu, sáp màu… hoắc dùng giấymàu cắt trổ thành hoạ tiết và dán vào hình trang trí
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Chọn một số bài tốt treo lên bảng, hướng dẫn HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận của mình
- GV khen ngợi những HS tích cực làm bài, nhắc nhở HS chưa tập trung
- HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận của mình
Bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong)
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần 24 Ngày 15 tháng 02 năm 2011
Bài : 23 Tiết : 23 vẽ theo mẫu
Cái ấm tích và cái bát
(vẽ hình)
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức- HS hiểu được cấu trúc và vẽ được cái ấm tích và cái bát
2- Kĩ năng: - Vẽ được hình gần giống mẫu
3.Thái độ:- Thấy được vẻ đẹp của bố cục, đường nét, độ đậm nhạt của cái ấm tích và cái bát
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng- Mẫu vẽ: Hai hoặc ba bộ mẫu có ở địa phương để HS vẽ theo nhóm
- Hình minh hoạ các bước tiến hành một bài vẽ theo mẫu
- Một số bài vẽ của HS năm trước
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- GV yêu cầu HS tự bày mẫu và nhận xét
- GV yêu cầu HS nhận xét về:
- Một số HS bày mẫu để cả lớp nhận xét, góp ý
- Nếu vẽ theo nhóm thì cả nhóm bàn bạc bày mẫu
à Bố cục chung của mẫu
- Vị trí của cái ấm tích và cái bát
- Cấu trúc của mẫu – các hình khối cơ bản
- Độ đậm nhạt uyển chuyển
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- GV gợi ý HS cách vẽ :
à HS nhớ lại cách vẽ theomẫu và quan sát ở ĐDDH để các em vận dụng vào bài vẽ của mình
- HS quan sát và vẽ theo mẫu của nhóm
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- GV theo dõi giúp HS tìm :
- Lưu ý : khi góp ý, GV cần chỉ vào mẫu để HS quan sát, đốichiếu và tìm ra chỗ chưa đúng, chỗ cần sửa ở bài vẽ của mình
- Tỉ lệ chung và tỉ lệ từng bộ phận
- Điểm đặt điểm che khuất của cái ấm tích và cái bát
- Cách vẽ đậm nhạt
- HS quan sát mẫu và hoàn chỉnh phần vẽ hình
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV treo một số bài vẽ của HS và cùng HS nhận xét bài vẽ về :
- Bố cục,
- Hình vẽ, nét vẽ
Bài tập về nhà:
- Quan sát độ đậm, nhạt ở đồ vật dạng hình trụ
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần 25 Ngày 23 tháng 02 năm 2011
BàI : 24 Tiết : 24 vẽ theo mẫu
Cái ấm tích và cái bát
(vẽ đậm nhạt)
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:- HS phân biệt được ba mức độ đậm nhạt và biết phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc của cái ấm tích, cái bát
2- Kĩ năng: - Vẽ được ba mức đậm nhạt
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Mẫu vẽ (như bài 23)
- Bài vẽ đậm nhạt của HS năm trước
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ đậm nhạt
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- GV bày mẫu và yêu cầu HS tự bày mẫu để vẽ theo nhóm (như bài 23)
- GV hướng dẫn HS nhận xét :
- Yêu cầu HS quan sát mẫu, đối chiếu với hình vẽ trong bài của mình và điều chỉnh mẫu
- Độ đậm nhạt của cái ấm và cái bát
+ Độ đậm ở phía nào ?
+ Hình mảng các độ đậmnhạt
+ Mức độ các mảng đậm nhạt của ấm tích và cái bát như thế nào
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ đậm nhạt
- GV yêu cầu HS quan sát và phân các mảng đậm nhạt ở ấm tích và bát
Chú ý :
- GV giới thiệu cách vẽ bằng tranh trong bộ ĐDDH
- GV hướng dẫn cách vẽ nét đậm nhạt
- Các nét phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc của cái ấm, cái bát :
+ Cổ, thân ấm – nét thẳng ;
+ Vai ấm – nét nghiêng
+ Thân bát – nét cong
à Các mảng đậm nhạt không bằng nhau
- Vẽ mảng đậm trước, từ đó so sánh để tìm ra các độ đậm nhạt khác
- Vẽ bằng nét
- Vẽ nét đậm, nhạt, dày, thưa đan xen nhau tạo thành mảng
- Nét vẽ đậm nhạt theo cấu trúc của vật thể : mặt đứng – nét dọc, ngang, mặt cong – nét cong ; mặt nghiêng – nét xiên
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- GVtheo dõi, gợi ý HS cách phân mảng và vẽ đậm nhạt, nhất là tương quan giữa các độ đậm nhạt. Khi góp ý GV yêu cầu HS quan sát mẫu để đối chiếu, so sánh với bài vẽ của mình
- GV nhắc HS lưu ý :
- Độ đậm nhạt ở bài này không chuyển tiếp rõ ràng, vì là :
+ Độ đậm nhạt của các mặt cong
+ Độ đậm nhạt của sành, sứ (nhẵn)
- HS làm bài và hoàn thành bài vẽ
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV dán một số bài vẽ lên bảng và cùng HS nhận xét về :
- Bố cục
- Hình vẽ
- Độ đậm nhạt
Bài tập về nhà:
- Vẽ cái ấm tích và cái bát (hoặc mẫu có dạng tương tự). Vẽ đậm nhạt
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần 26 Ngày 03 tháng 03 năm 2011
Trường THCS Phúc Thịnh Bài kiểm tra 1 tiết
Môn: Mỹ thuật 7
(Thời gian làm bài 45 phút)
I - Mục tiêu
- Kiểm tra đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học sinh và vận dụng kiến thức đó vào thực hành
- Điều chỉnh hoạt động dạy học môn Mỹ thuật lớp 7
- Rèn luyện thái độ trung thực, cẩn thận, chính xác, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
II - Chuẩn bị
1 - Giáo viên: Đề kiểm tra dạng hình thức tự luận
2 - Học sinh: Bút chì, bút mầu, tẩy.
III. ma trận
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở múc độ cao
Tổng cộng
Nội dung tư tương chủ đề
Xác định được nội dung phù hợp với đề tài 0.5đ
Vẽ đúng nội dung đề tài, mang tính giáo dục phản ánh thực tế cuộc sống 0.5đ
Nội dung tư tưởng mang tính giáo dục cao, phản ánh thực tế sinh động, có chọn lọc 1.0đ
2.0
=20%
Hình ảnh
Xác định được nội dung phù hợp với đề tài 0.5 đ
Hình ảnh sinh động phù hợp với nội dung 0.5đ
Hình ảnh chọn lọc, đẹp ,phong phú, phù hợp với nội dung, gần gũi với cuộc sống 1.0đ
2.0 đ
=20%
Bố cục
Sắp xếp được bố cục đơn giản 0.5đ
Sắp xếp bố cục có hình ảnh nhóm chính, nhóm phụ 0.5đ
Bố cục sắp xếp đẹp, sáng tạo, hấp dẫn 1.0đ
2.0đ
=20%
Màu sắc
Lựa chọn gam màu theo ý thích 0.5đ
Màu vẽ có trọng tâm, có đậm nhạt
0.5đ
Màu sắc tình cảm, đậm nhạt phong phú 1.0đ
2.0đ
=20%
Đường nét
Nét vẽ thể hiện nội dung tranh 0.5đ
Nét vẽ tự nhiên, đúng hình 0.5đ
Nét vẽ tự nhiên, có cảm xúc. Hình đẹp, tạo được phong cách riêng 1.0đ
2.0đ
=20%
Tổng
1.0đ
1.5đ
2.5đ
5.0đ
10đ
=100%
25%
75%
IV. đề bài:
Em hãy vẽ một bức tranh đề tài : “Trò chơi giân gian’’
V. Đáp án
- Nội dung tư tưởng mang tính giáo dục cao,phản ánh thục tế sinh động (2.0 đ)
- Hình ảnh sinh động đẹp phong phú, phù hợp với nội dung (2.0 đ)
- Bố cục đẹp, sáng tạo, hấp dẫn (2.0 đ)
- Mầu sắc hài hoà, rõ trọng tâm,đậm nhạt phong phú (2.0 đ )
- Nét vẽ tự nhiên, có cảm xúc, tạo được phong cách riêng (2.0 đ)
Tuần27 Tiết26 Ngày soạn: 07/03 /2011
Ngày dạy: 10 /03 /2011
Bài 26: thường thức mĩ thuật
Vài nét về mĩ thuật ý (T-Ta-Li-A)
thời kì Phục hưng
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:HS hiểu được một vài nét về sự ra đời của nền văn hoá thời kì Phục hưng ý
2- Kĩ năng: HS có thái độ trân trọng, yêu mến các nền văn hoá nhân loại, trong đó có mĩ thuật ý thời kì Phục hưng
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Tài liệu tham khảo trong bộ ĐDDH mĩ thuật 7
- Các tranh ảnh về thời kì Phục hưng
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: tìm hiểu một vài nét khái quát về thời kỳ Phục hưng ở ý
- GV giới thiệu đôi nét về nền văn hoá cổ đại Hi Lạp, La Mã
- Nền văn hoá cổ đại Hi Lạp, La Mã đẽ từng phát triển đến đỉnh cao và đóng góp cho kho tàng văn hoá nhân laọi những kiệt tác bất hủ
- Dưới sự thống trị của nhà thờ thiên chúa giáo, cả châu âu bị chìm đắm trong sự thống trị hà khắc, độ đoán hơn 10 thế kỉ (V – XV). Mọi giá trị văn hoá, nhân văn bị cấm đoán
- Do đâu mà nền mĩ thuật ý lại phát triển ?
=> Do vị trí đạ lí của mình, ý đã trở thành một quốc gia phát triển
- Với văn hoá Phục hưng, người ta say mê cái đẹp của con người, sự kỳ vĩ của thiên nhiên, say mê khám phá khoa học… con người sống lạc quan, yêu đời và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá thế giới cổ đại
- Thời kỳ Phục hưng được coi như một bước ngoặt vĩ đại của nhân loại
- Phong trào Phục hưng với ý nghĩa là khôi phục và làm cho hưng thịnh hơn nền văn hoá Hi Lạp, La Mã sau một thời gian dài bị sự thống trị hà khắc, đọc đoán của nhà thờ thiên chúa giáo trung cổ.
- Thời kỳ Phục hưng là thời kỳ khoa học – kỹ thuật, văn học – nghệ thuật phát triển rất mạnh, đặc biệt là mĩ thuật
Hoạt động 2: tìm hiểu một vài nét về mĩ thuật ý thời kì Phục hưng
- Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ cùng phát triển rất mạnh mẽ ; xuất hiện những hoạ sĩ thiên tài mà tác phẩm của họ đã trở thành những di sản văn hoá quý báu cho nhân loại
Giai đoạn đầu (thế kỉ XIV)
- Đây là thời kì mở đầu đánh dấu bước đi chập chững cho xu thế hiện thực mới với hai trung tâm lớn là Phơ-lo-răng-xơ và Xiên-nơ, cung với tên tuổi của hoạ sĩ Xi-ma-buy và người học trò tài năng của ông là Giốt-tô, Xi-ma-buy được coi là hoạ sĩ đầu tiên của ý sáng tác theo xu hướng hiện thực với các bức tranh tường, các bức bích hoạ vẽ theo sự tích kinh thánh
Giai đoạn tiền Phục hưng (thế kỉ XV)
- Trung tâm nghệ thuật lớn giai đoạn này là Phơ-lo-răng-xơ và Vơ-ni-dơ. Phơ-lo-răng-xơ là một trung tâm lớn về văn hoá, kinh tế, chính trị và nghệ thuật, được coi như một trường học lớn vì đã đào tạo ra nhiều danh hoạ như Ma-dắc-xi-ô, Bốt-ti-xen-li…
Đặc điểm của giai đoạn này là các hoạ sĩ thường sử dụng đề tài tôn giáo, các đề tài lịch sử và dã sử với các nhân vật thần thoại để tạo nên khung cảnh hiện thực và con người thời bấy giờ
Giai đoạn Phục hưng cực thịnh (thế kỉ XVI)
- Trung tâm nghệ thuật lớn nhất lúc này là Rô-ma (thủ đô nước ý), nơi đã đóng góp cho lịch sử mĩ thuật nhân loại những hoạ sĩ tài năng, những con người uyên bác, đa tài như Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en, Ti-xiêng, Tanh-tô-rê
* sự phát triển của mĩ thuật ý thời kì Phục hưng
- Nghệ thuật, đặc biệt là mĩ thuật phát triển rất mạnh
- Lí tưởng thẩm mĩ của thời kì Phục hưng là cuộc sống hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần; con người muốn vươn tới cái đẹp cả về ngoại hình lẫn nội tâm, một vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ
- Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ cùng phát triển rất mạnh mẽ - Mĩ thuật ý thời kì Phục hưng phát triển có 3 giai đoạn chính, đó là :
Giai đoạn đầu (thế kỉ XIV)
- Đây là thời kì mở đầu đánh dấu bước đi chập chững cho xu thế hiện thực mới. với hai trung tâm lớn là Phơ-lo-răng-xơ và Xiên-nơ, cung với tên tuổi của hoạ sĩ Xi-ma-buy và người học trò tài năng của ông là Giốt-tô, Giai đoạn tiền Phục hưng (thế kỉ XV)
- Trung tâm nghệ thuật lớn giai đoạn này là Phơ-lo-răng-xơ và Vơ-ni-dơ. Phơ-lo-răng-xơ là một trung tâm lớn về văn hoá, kinh tế, chính trị và nghệ thuật, được - Đặc điểm của giai đoạn này là các hoạ sĩ thường sử dụng đề tài tôn giáo với các nhân vật trong kinh thánh
Giai đoạn Phục hưng cực thịnh (thế kỉ XVI)
- Giai đoạn này mĩ thuật phát triển đến đỉnh cao về sự cân bằng, trong sáng và mẫu mực
- Giai đoạn Phục hưng cực thịnh còn gọi là Đại Phục hưng vì đã thanh toán được những rơi rớt của nghệ thuật trung cổ, đánh dấu sự nảy nở của những phẩm chất mới đã được chứng minh qua các tác phẩm mĩ thuật của các hoạ sĩ nổi tiếng
Hoạt động 3: đặc điểm của mĩ thuật ý thời kì Phục hưng
- GV giới thiệu đặc điểm chính
- Hình ảnh con người được diễn tả như thế nào ?
- Thường dùng đề tài tôn giáo, thần thoại để tái tạo khung cảnh cuộc sống và con người đương thời
- Hình ảnh con người được diễn tả có tỉ lệ cân đối, biểu hiện nội tâm sâu sắc, sống động và chân thực. Các hoạ sĩ đã diễn tả được ánh sáng, chiều sâu của không gian trong tác phẩm
- Các hoạ sĩ thường là ngừơi uyên bác và đa tài
- Xu hướng hiện thực ra đời và ngày càng đạt tới đỉnh cao của sự trong sáng, mẫu mực
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV hệ thống, củng cố lại kiến thức bằng các câu hỏi để HS dễ hiểu
- GV đánh giá tinh thần học tập của HS
- ? Nêu tóm tắt 3 giai đoạn phát triển của mĩ thuật ý thời kì Phục hưng
- ? Nêu tên của các hoạ sĩ gắn liền với các giai đoạn phát triển của thời kì Phục hưng
- ? Mĩ thuật thời kì Phục hưng thường lấy đề tài ở đâu
Bài tập về nhà:
- Sưu tầm thêm tranh về thời kì Phục hưng
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần28 Tiết27 Ngày soạn: 14/03 /2011
Ngày dạy: 17 /03 /2011
Bài 27 :vẽ tranh
Đề Tài Cảnh Đẹp Đất Nước
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS biết thêm những di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
2. Kĩ năng: Vẽ được tranh về quê hương mình
3.Thái độ: Biết trân trong những di tích văn hoá, lịch sử ; những cảnh đẹp của thiên nhiên
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Các tập tranh, ảnh giới thiệu về di tích lịch sử, cảnh đẹp, danh thắng.
- Các tờ lịch có những cảch đẹp
- Sử dụng tranh, ảnh trong bộ ĐDDH mĩ thuật 7
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài
- GV treo một số tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước lên bảng
I. Tìm và chọn nội dung
- HS nhận xét từng bức về :
Bố cục, hình ảnh, màu sắc .
- Chọn những phong cảnh đẹp sang một bên
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- GV giới thiệu và hướng cho HS tìm những hình ảnh đẹp bố cục chặt chẽ để đưa vào bài vẽ của mình
- GV hướng dẫn các bước vẽ tranh :
II. Cách vẽ
- Tìm và chọn nội dung đề tài
- Tìm bố cục
- Tìm hình
- Vẽ màu
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- Vẽ tranh đề tài phong cảnh, danh thắng, di tích lịch sử quan thuộc và gây ấn tượng với HS
- GV quan sát, gợi ý các em về bố cục, hình vẽ và màu sắc
III. Bài tập
- Bài vẽ cần vẽ cảnh là chính, có thể vẽ thêm người, con vật để tranh sinh động
- Khi vẽ tranh cần sáng tạo (vẽ đúmg luật xa gần)
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- gv tìm một số bài có bố cục, hình vẽ tốt để gợi ý HS nhận xét, đánh giá
- GV cho điểm một số bài vẽ tốt
- Đánh giá tập trung và những bài thể hiện rõ chủ đề, đồng thời khuyến khích thêm những bài vẽ tham quan cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử ở quê hương mình
- HS xếp loại một số bài vẽ
Bài tập về nhà:
- Hoàn thiện bài vẽ
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần29 Tiết28 Ngày soạn: 23/03 /2011
Ngày dạy: 31 /03 /2011
BàI : 28 : vẽ trang trí
Trang Trí Đầu Báo Tường
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức- HS biết cách trang trí một đầu báo tường
2- Kĩ năng: - Trang trí được đầu báo tường của lớp, của trường
3.Thái độ- Hiểu và trình bầy được trong các công việc tương tự như trang trí các bảng báo cáo, bảng thành tích , trang trí sổ tay
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Một số báo xuất bản thường kì gần gũi với lứa tuổi HS
- Hình minh họa các bước trang trí đầu báo tường
- Một số bài của HS năm trước
2* Học sinh: - Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học: - Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- gv giới thiệu các mẫu đầu báo, các bài vẽ đẹp của HS năm trước để HS nhận xét
- ? ở các đầu báo, thông tin nào được trình bày nổi bật nhất ?
- GV bổ sung thêm nhận xét của HS , không tổng kết mà mang tính chất định hướng gợi mở
I. Quan sát nhận xét
- Cách trình bày theo chủ đề của các số báo
- Cách sắp xếp thông tin trên đầu báo
à Tên tờ báo, hình minh hoạ và ngày kỷ niệm. Thông thường tên tờ báo nổi bật nhất do kích thước của dòng chữ, màu sắc và vị trí của nó, sau đó đến hình minh hoạ và tên ngày kỉ niệm. Hai thông tin này thường đi liền với nhau, hỗ trợ cho nhau. Hình ảnh mang ý nghĩa của ngày kỉ niệm, dòng chữ khẳng định nội dung hình ảnh. Dòng chữ tên đơn vị ra báo, thường có kích thước nhỏ hơn và đặt ở phía dưới
- Kiểu chữ của tên báo : Chữ là một yếu tố quan trọng, thường được lựa chọn kiểu dáng cho phù hợp với nội dung. Đôi khi các con chữ được trang trí cách điệu để gây ấn tượng, hấp dẫn
- Màu sắc của đầu báo : màu sắc dùng trang trí đầu báo thường tươi sáng, rực rỡ, không nên dùng những màu sắc mờ nhạt, tối
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí
- GV đưa ra một số chủ đề của báo : chào mừng ngày 8/3, ngày 26/3, ngày 30/4.
- GV gợi ý các hình ảnh có ý nghĩa liên quan đến chủ đề, ví dụ chủ đề 20/11
- GV gợi ý tên tờ báo
- GV hướng dẫn cách sắp xếp các thông tin qua một số bố cục minh hoạ
II. Cách vextrang trí
- HS suy nghĩ và lựa chọn cho bài tập thực hành của mình
- Các hình ảnh : HS tặng hoa cho thầy, cô giáo, HS dâng lên thầy cô những điểm 10.
- HS định hướng đúng trong bài thực hành
- Vẽ phác các hình dáng, vị trí các mảng trên đầu báo
- Vẽ phác chi tiết một dòng chữ, một hình ảnh minh hoạ
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài
- GV nhắc nhở HS các bước tiến hành như bài trước
- GV theo dõi HS làm bài
III. Bài tập
- Yêu cầu HS thể hiện bài trên khổ giấy A4
- HS thực hành theo các bước đã học
- Bài vẽ của HS khác nhau thể hiện suy nghĩ cá nhân, sáng tạo và mang sắc thái riêng
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV đánh giá tinh thần học tập của HS
- GV treo một số tranh đã vẽ xong lên bảng
- GV nêu các tiêu chí, nhận xét, bổ xung và cho điểm những bài đạt yêu cầu
- HS thâm gia nhiệt tình vào hoạt động học tập là đạt yêu cầu
- HS đánh giá và xếp loại bài vẽ
- Sự thể hiện chủ đề, nội dung của đầu báo, sự sắp xếp kiểu chữ tên tờ báo có phù hợp, về hình dáng, vị trí của con chữ có cân đối không?
Bài tập về nhà:
- Trang trí một đầu báo tường tự chọn
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần30: Tiết29 Ngày soạn: 03/04 /2011
Ngày dạy: 07 /04 /2011
Bài : 29 vẽ tranh
Đề Tài An Toàn Giao Thông
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS hiểu biết hơn về luật giao thông thấy được ý nghĩa của an toàn giao thông là bảo vệ tính mạng, tài sản cho mọi người và quốc gia
2. Kĩ năng: Vẽ được tranh về đề tài an toàn giao thông
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
1* Giáo viên:- Giáo án, SGK,SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng
- Bảng các kí hiệu về luật giao thông
- Các sách và tài liệu về luật giao thông và an toàn giao thông
- Tranh, ảnh về an toàn giao thông để giới thiệu cho HS tham khảo
- Một vài phương án khai thác đề tài khác nhau
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
2* Học sinh: - Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học: - Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và cịon nội dung đề tài
- GV cho HS xem tranh và phân tích tranh mẫu để gây hứng thú và cảm hứng về đề tài
- GV vừa giảng vừa minh hoạ bằng tranh ảnh của các hoạ sĩ và HS
- HS nhận xét tranh và chọn cho mình một nội dung đề tài phù hợp
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- GV cho HS tìm nội dung thể hiện
- GV nhắc HS qua cách vẽ tranh
- Các hoạt động của giao thông đường bộ, đường thuỷ
- HS tìm các hình ảnh định vẽ trong tranh (các phương tiện và con người)
- Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ và cách vẽ màu
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- Chia ra làm hai giai đoạn làm bài
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo quy trình chung
+ Vẽ tại lớp : vẽ phác, tìm bố cục phân mảng, vẽ hình
+ Vẽ màu : có thể vẽ tại lớp hoặc ở nhà
- HS hoàn chỉnh bài vẽ để chuẩn bị cho nhận xét, đánh giá
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV đánh giá mức độ hoàn thành bài vẽ
- GV hướng dẫn HS nhận xét
- GV khích lệ HS có sự tìm tòi, sáng tạo
- Bài đạt yêu cầu : cho điểm
- Về hình là chủ yếu
- Về cách thể hiện đề tài, bố cục, cách vẽ màu, vẽ hình
Bài tập về nhà:
- Tiếp tục vẽ màu hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần30: Tiết29 Ngày soạn: 10/04 /2011
Ngày dạy: 14/04 /2011
Bài 30: thường thức mĩ thuật
Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật ý thời kì Phục hưng
I. Mục tiêu bài học:
1. kiến thức: HS hiểu biết thêm cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của các hoạ sĩ thời kì Phục hưng
2. kĩ năng: Hiểu được ý nghĩa và cảm thụ được vẻ đẹp chuẩn mực của những tác phẩm được giới thiệu trong bài
II. Phương pháp phương tiện dạy học :
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng
- Tranh hướng dẫn trong bộ ĐDDH mĩ thuật 7
- Các phiên bản tranh của 3 tác giả được giới thiệu trong bài
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: tìm hiểu về thân thế, sự nghịêp của ba hoạ sĩ ý thời kì Phục hưng
- GV cho HS tìm hiểu lại bài học trước
- ? Qua bài học trước em thấy mĩ thuật ý thời kì Phục hưng có những đặc điểm gì ?
- ? Em hãy kể tên một số hoạ sĩ đã đóng góp vào thành tựu của mĩ thuật ý thời kì Phục hưng
- ? Em hãy kể tên ba hoạ sĩ tiêu biểu nhất của giai đoạn Phục hưng cực thịnh ?
- GV giới thiệu lần lượt các hoạ sĩ
GV:cho học sinh tự nghiên cứu SGK trong vòng 5'
?Em hãy nêu về cuộc đời và sự nghiệp của Lê-Ô-Na đờ vanh xi?
gv:kết hơp với các tác phẩm:
- Giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của ông
- Ngoài hội hoạ, Lê-ô-na đờ Vanh-xi còn tạc nhiều pho tượng có giá trị. Ông cũng là người tổng kết những thành tựu của thế kỉ trước về phép phối cảnh đường nét, phối cảnh đậm nhạt để diễn tả chiều sâu không gian. Ông còn viết sach về giả phẫu cơ thể; có những phát minh về khoa học, kĩ thuật như nghiên cứu về quy luật vận hành của gió, mây và những hiện tượng của thiên nhiên
- Giới thiệu hoạ sĩ nổi tiếng Mi-ken-lăng-giơ
?mi-ken lăng là người như thế nào?
- Mi-ken-lăng-giơ là nhà điêu khắc, nhà thơ, hoạ sĩ và kiến trúc sư. Ông là người đã xây dựng nóc tròn nhà thờ thánh Pi-e, sáng tác những bài thơ trữ tình, vẽ tranh trên vòm nhà thờ Xich-xtin và là tác giả của nhiều pho tượng bất hủ (trong đó có tượng Đa-vit, tượng Môi-dơ…)
?Các tác phẩm tiêu biểu của ông?
- GV kết luận:
Mi-ken-lăng-giơ là hoạ sĩ – nhà điêu khắc tài năng. Nghệ thuật của ông có một ý nghĩa lịch sử, ảnh hưởng rất lớn đến người đương thời và các thế hệ sau này
- GV kết luận : Mi-ken-lăng-giơ để lại sự nghiệp hội hoạ đồ sộ. Ông vẽ nhiều tranh về đề tài Đức Mẹ đạt đến sự mẫu mực về bố cục và hình hoạ
à Đặc điểm : thường dùng đề tài tôn giáo, thần thoại, các hoạ sĩ đã chú ý diện tà con người cân đối tỉ lệ, có biểu hiện về nội tâm sâu sắc
- Hoạ sĩ tiêu biểu : Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en, Ti-xiêng, Tanh-tô-rê, Ma-dắc-xi-ô.
+ Có 3 hoạ sĩ tiêu biểu:
- Lê-ô-na đờ Vanh-xi
- Mi-ken-lăng-giơ
- Ra-pha-en
* Hoạ sĩ Lê-ô-na đờ Vanh-xi (1425 - 1520)
- Ông là thiên tài về nhiểu mặt : nhà bác học, kiến trúc sư, nhà điêu khắc, hoạ sĩ và nhà lí luận tài năng
- Con người trong tranh của ông đươc diễn tả bằng sự phối hợp tuyệt diệu giữa giải phẫu và hình hoạ cho nên rất sống động, mẫu mực và gợi cảm.
Các tác phẩm tiêu biểu là : chân dung nàng Mô-na-li-da, Buổi họp mặt kín, Đức mẹ và chúa hài đồng…
- GV kết luận: Lê-ô-na đờ Vanh-xi là đại diện tiêu biểu cho thế hệ những người “khổng lồ” trong mọi lĩnh vực của thời kì Phục hưng
* Hoạ sĩ Mi-ken-lăng-giơ (1475 - 1564)
- Mi-ken-lăng-giơ là nhà điêu khắc, nhà thơ, hoạ sĩ và kiến trúc sư.
- Ông là người đã xây dựng nóc tròn nhà thờ thánh Pi-e., sáng tác những bài thơ trữ tình, vẽ tranh trên vòm nhà thờ Xich-xtin và là tác giả của nhiều pho tượng bất hủ (trong đó có tượng Đa-vit, tượng Môi-dơ…)
- Ông là một trong những hoạ sĩ vĩ đại phản ánh sâu sắc nhất mâu thuẫn của thời đại mình qua các tác phẩm. Mi-ken-lăng-giơ tin tưởng đến cùng truyền thống hiện thực và chủ nghĩa nhân văn của thời kì Phục hưng. Ông đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người theo lí tưởng thẩm mĩ của thời kì Phục hưng
- Các tác phẩm tiêu biêu của ông ngoài pho tượng Đa-vit và Môi-dơ còn có các pho tượng : Hoàng hôn, Bình minh, Ngày, Đêm đặt trong nhà thờ của dòng họ mê-đi-xít cùng pho tượng Đức Mẹ
- Bức tranh Ngày phán xét cuối cùng vẽ trên tường vách nhà thờ xích-xtin được đánh giá là tác phẩm quan trọng nhất của thời kì Phục hưng
* Hoạ sĩ Ra-pha-en (1483 - 1520)
- Ô ng là hoạ sĩ tài năng mặc dù cuộc đời rất ngắn ngủi, chỉ có 37 năm
- Ông nổi tiếng rất nhanh ở Phơ-lô-răng-xơ, đợ giáo hoàng chú ý và giao trách nhiệm trang trí các phòng trong điện Va-ti-căng. Do đó, người ta còn gọi ông là hoạ sĩ của đức giáo hoàng
- Sự nghiệp hội hoạ của hoạ sĩ Ra-pha-en vừa đồ sộ, vừa đa dạng. Tác phẩm của ông tiêu biểu cho sự trong trẻo, nền nếp với các nhân vật phụ nữ dịu dàng, điềm đạm và đày nữ tính
- Một số bức tranh nổi tiếng như : Trường học A-ten, Đức Mẹ của đại công tước, Đức Mẹ ngồi trên ghế tựa…Đặc biệt là bức tranh Đức Mẹ ở nhà thờ Xich-xtin không chỉ phản ánh hai mẹ con với tình mẫu tử mà còn đề cập đến lòng hi sinh, sự dâng hiến đứa con mình cho sứ mệnh cao cả của đức bà Ma-ri-a
Hoạt động 2: ìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật ý thời kì Phục hưng
- GV giới thiệu bức tranh Mô-na-li-da của hoạ sĩ Lê-ô-na đờ Vanh-xi
- GV giới thiệu tượng Đa-vít của Mi-ken-lăng-giơ :
- GV kết luận:
- GV giới thiệu bức tranh Trường học A-ten của Ra-pha-en :
- GV tập trung vào phân tích một số nội dung sau ;
- GV yêu cầu HS xem tranh và phân tích :
- GV kết luận :
* Bức tranh Mô-na-li-da của hoạ sĩ Lê-ô-na đờ Vanh-xi
- Bức tranh được sáng tác vào năm 1503, còn có tên khác là La Giô-công-đơ
Bức trah chân dung nổi tiếng Mô-na-li-da được tác giả vẽ trong một thời gian dài và rất công phu. Trong tranh, con người được đặt giữa thiên nhiên và đó là điểm khác biệt của lí tưởng thẩm mĩ thời kì Phục hưng với các giai đoạn trước đó : con người là trung tâm của vũ trụ ;
- Lê-ô-na đờ Vanh-xi đã tạo nên sự quyến rũ cho bức tranh bởi bên cạnh vẻ đẹp đôn hậu và nụ cười bí ẩn của thiếu phụ còn có ngọn núi xa xa như ẩn, như hiện hoà vào với nhân vật. Bầu không khí trong tranh như thấm đẫm làn hơi nước và phủ lên hình vẽ một lớp nhẹ, trong suốt làm cho nhân vật trở nên sống động và huyền bí
- Mô-na-li-da được diễn tả rất sống động, đầy sinh khí củ một thế giới nội tâm phúc tạp. Do đó bức tranh luôn được các nhà bình luận, phê bình nghệ thuật của mọi thời đại say sưa tán thưởng
* Tượng Đa-vít của Mi-ken-lăng-giơ
- Tượng Đa-vít được Mi-ken-lăng-giơ sáng tác trong 2 năm, khi ông mới 26 tuổi
- Đa-vít là một thiếu niên anh hùng trong thần thoại, có sức mạnh phi thường đã đánh bại Gô-li-át, người khổng lồ, đại diện cho thế lực phi nghĩa. Pho tượng được người dân thành Phơ-lô-răng-xơ coi như tượng đài chiến thắng ghi lại sự trưởng thành của xã hội Phơ-lô-răng-xơ
- Tượng bằng đá cẩm thạch cao 5,5m. Mọi tỉ lệ trong bức tượng đều là mẫu mực của tỉ lệ giải phẫu cơ thể người, về sự hài hoà giữa nội dung và hình thức, về cái đẹp hoàn chỉnh trong một tác phẩm nghệ thuật
- Pho tượng Đa-vít không những đạt được vẻ đẹp mẫu mực, hoàn hảo của một tác phẩm nghệ thuật mà còn có nội dung và hình thức hoà quyện chặt chẽ với nhau
- Mặc dù tượng Đa-vít được tác trong một tư thế đứng nghỉ ngơi nhưng vẫn khắc hoạ được khí phách kiên cường, quả cảm của chàng thiếu niên
- Pho tượng Đa-vít được các trường mĩ thuật trên thế giới dùng làm mẫu vẽ và được các nhà điêu khắc sau này lấy làm mẫu mực để học tập, nghiên cứu và sáng tạo
* Bức tranh Trường học A-ten của Ra-pha-en
- Hoạ sĩ Ra-pha-en nổi tiếng với những bức tranh về Đức Mẹ và Chúa Hài đồng
- Ngoài ra, ông còn vẽ nhiều bức tranh chân dung và tranh về đề tài lịch sử, đề tài tôn giáo
- Bức tranh miêu tả cuộc tranh luận của các nhà tư tưởng, các nhà bác học thời cổ đại Hi Lạp về những bí ẩn của vũ trụ và tâm linh
- Đây là bức bích hoạ cỡ lớn và được coi là một tác phẩm đắc sắc của hoạ sĩ
- Nổi bật giữa khung cửa vòm là hai nhà triết học thời cổ đại Hi Lạp, đại diện cho hai trường phái đối lập nhau, có tên là Pla-tông và A-ri-xtốt. Tiêu biểu cho trường phái duy tâm là Pla-tông đang chỉ tay lên trời, tượng trưng cho niềm tin ở thượng đế, còn A-ri-xtốt là người đại diện cho trường phái duy vật thì chỉ tay xuống đất, nơi đang diễn ra cuộc sống hàng ngày
- Xung quanh hai nhà hiền triết đó là đám đông thính giả, gồm các nhà khoa học, thiên văn học, triết học… như đang mải mê theo dõi và bị lôi cuốn bởi cuộc tranh luận căng thẳng giữa hai nhà hiền triết
à Bức tranh đã dùng hình ảnh rất tượng trưng nhưng khái quát là Trường học A-ten, để mô tả sự rực rỡ của thời đại hoàng kim trong lịch sử văn hoá nhân loại. Các nhân vật trong tranh mặc dù có những quan niệm khác nhau về nhân sinh, về vũ trụ song họ đều đại diện chi trí tuệ của loài người
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV đưa ra một số câu hỏi đơn giản, dễ hiểu để củng cố kiến thức cho HS
- GV tóm tắt nội dung bài một cách ngắn gọn để nêu bật được các đóng góp của các hoạ sĩ, các tác phẩm đối với nền mĩ thuật nhân loại
- Các hoạ sĩ ý thời kì Phục hưng lấy đề tài ở đâu? (trong kinh thánh, thần thoại)
- Qua các bức tranh, tượng giới thiệu trong bài, em có nhận xét gì về về đề tài của các hoạ sĩ đã chọn
- Hình ảnh con người được thể hiện trong các tác phẩm như thế nào?
Bài tập về nhà:
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết liên quan đến bài học
- Chuẩn bị bài học sau
Tuần30: Tiết29 Ngày soạn: 03/04 /2011
Ngày dạy: 07 /04 /2011
Tuần27 Tiết26 Ngày ......tháng..........năm 2008
Tiết: 31 bài 31
vẽ tranh
Đề Tài Hoạt Động Trong Những Ngày Nghỉ Hè
I. Mục tiêu bài học:
1:Kiến thức:- HS hướng đến những hoạt động bổ ích và có ý nghĩa trong những ngày nghỉ hè
1:kĩ năng:- Vẽ được tranh về các hoạt động hè theo cảm xúc của mình
3:hoc sinh vẽ được tranh có nội dung ,bố cục ,mầu sắc hài hoà
II. Chuẩn bị:
1* Giáo viên: Giáo án, SGK,SGV
- Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Bộ ĐDDH Mỹ thuật 6.
- Phóng to hình ảnh trống đồng.
2* Học sinh:
- Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về Mỹ thuật Vịêt Nam.
- Bút màu, giấy vẽ.
3* Phương pháp dạy - học:
- Thuyết trình kết hợp với minh hoạ và hỏi đáp để không khí học tập thêm sôi nổi.
II. Chuẩn bị:
- Một số tranh của các hoạ sĩ về đề tài hoạt động trong những ngày nghỉ hè
- Một vài bài vẽ của HS năm trước
III. Tiến trình dạy - học:
1 kiểm tra
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu nội dung yêu cầu chọn đề tài. Gợi ý cách vẽ và làm bài
- HS xem tranh, tham khảo
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- ? Một bài vẽ trnah đề tài gồm có mấy bước ?
- HS nêu các bước vẽ tranh
+ Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài
+ Bước 2: Tìm bố cục
+ Bước 3: vẽ phác hình
+ Bước 4: vẽ chi tiết
+ Bước 5: vẽ màu
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- GV gợi ý HS chọn nội dung đề tài mà mình yêu thích…
- Khuôn khổ tranh tuỳ thích. Có thể vẽ bằng màu hoặc cắt, xé dán bằng giấy màu
- Bài làm tại lớp và có thể vẽ tiếp ở nhà
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV treo một số tranh của HS vẽ đã hoàn chỉnh lên bảng, gợi ý HS nhận xét về :
- GV biểu dương những HS hoàn thành bài trên lớp và có tìm tòi sáng tạo, độc đáo…
- Bố cục, hình vẽ, màu sắc…
- cách chọn nội dung đề tài và cách thể hiện
Bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị bài học sau
Ngày .......tháng..........năm 2006
Tiết: 32
bài: Trang Trí Tự Do
I. Mục tiêu bài học:
- HS hiểu và biết cách trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, đường diềm hoặc trang trí một số đồ vật
- Tự chọn trang trí một trong những hình trên
II. Chuẩn bị:
- Một số hình trang trí của HS năm trước
- Một số đồ vật được trang trí
- ĐDDH mĩ thuật 7
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- GV treo một số tranh mẫu cho HS quan sát, nhận xét :
- Tiến hành như các bài trang trí trước
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí
- Hướng dẫn HS kẻ các trục đối xứng
- Trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật …
- Kẻ trục ngang, dọc, tréo …
- Dựa vào trục để phác mảng chính phụ
- Vẽ hoạ tiết vào các mảng chính, phụ
- Tìm đậm nhạt rồi vẽ màu
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- GV gợi ý để HS lựa chọn loại bài trang trí theo ý thích và phù hợp với khả năng
- Chú ý khi trang trí phải chọn hoạ tiết, tìm màu, cách sắp xếp hoạ tiết để bài vẽ có hiệu quả, phù hợp
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Đây là bài trang trí cuối năm học, GV yêu cầu HS ở mức độ cao hơn về bố cục, hoạ tiết, màu sắc và gợi ý HS nhận xét, đáng giá
- HS nhận xét đánh giá theo cảm nhận riêng của mình, xếp loại
Bài tập về nhà:
- Chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm
- Chuẩn bị bài học sau
Ngày .......tháng..........năm 2006
Tiết: 33 + 34
bài: Đề Tài Tự Do
(bài kiểm tra cuối năm)
I. Mục tiêu bài học:
- HS phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo trong thể hiện nội dung đề tài
- Vẽ được tranh theo ý thích bằng các chất liệu khác nhau
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số tranh về các loại như : tĩnh vật, phong cảnh, sinh hoạt, chân dung…
- Bộ tranh về đề tài tự do (ĐDDH mĩ thuật 7)
III. Tiến trình dạy - học:
* Lưu ý :
- Đây là bài kiểm tra cuối năm, GV chỉ cần cho HS xem tranh và gợi ý để HS chọn được đề tài nội dung thể hiện theo ý thích như : tranh sinh hoạt, phong cảnh, chân dung, tĩnh vật…
- Vẽ bài trên giấy A4 hoặc A3, bằng các loại màu sẵn có
- Có thể bố trí cho HS làm bài trong 2 tiết liền hoặc tiết1 - vẽ hình, tiết 2 - vẽ màu
- Cuối giờ, GV có thể nhận xét về tinh thần làm bài của HS
Bài tập về nhà:
- Sưu tầm tranh các loại
- Vẽ một bức tranh tuỳ thích (khổ giấy A3)
- Chọn các bài vẽ đẹp trong năm chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập
Ngày .......tháng..........năm 2006
Tiết: 35
bài: Trưng Bày Kết Quả Học Tập
I. Mục đích
- Trưng bày các bài vẽ đẹp để GV và HS thấy được kết quả dạy và học, đồng thời nhà trường đánh giá được công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn
- Yêu cầu tổ chức, trưng bày nghiêm túc và hướng dẫn HS nhận xét đánh giá, rút ra bài học cho năm tới
II. hình thức tổ chức
- Trưng bày các bài vẽ đẹp trong cả 3 phân môn :
+ Vẽ theo mẫu
+ Vẽ trang trí
+ Vẽ tranh
- Tuỳ điều kiện cụ thể, GV có thể trưng bày theo lớp, khối hay toàn trường cho phong phú và có tác dụng động viên khích lệ HS
- GV để HS tự chọn tranh của mình trước, sau đó cùng các bạn trong lớp và GV nhận xét, chọn các bài đẹp, tiêu biểu để trưng bày
- Trưng bày triển lãm tranh của HS cần được đầu tư về công sức và kinh phí như phải đặt vào khung kính hoặc dán vào bìa cứng theo phân môn,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GiaoanMithuat720102011.doc