Tài liệu Giáo án lớp 7 môn âm nhạc: Học bài hát Mái trường mến yêu: TIẾT: 1 Ngày soạn: ____/__/200
BÀI: Học hát: Bài Mái trường mến yêu
Bài đọc thêm: NS BÙI ĐÌNH THẢO VÀ BÀI HÁT Đi học
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Cho HS làm quen và tập một bài hát ở giọng Mi thứ.
- Biết thêm về nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học.
2- Kỹ năng: - Hát đúng nhịp và thể hiện đúng sắc thái bài hát (tình cảm)
- Biết chuyển giọng từ Mi thứ sang Mi thứ hòa thanh.
3- Thái độ: Thông qua bài hát giáo dục HS thêm yêu quý mái trường, ở đó có những thầy cô đang ngày đêm chăm sóc, vun trồng những mầm xanh đất nước.
II. CHUẨN BỊ;
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách GV Âm nhạc 7 - Tập "100 ca khúc thiếu nhi" - NXB Âm nhạc.
- "Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại" - NXB Hà Nội, 1997.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Bảng phụ (đã chép sẵn lời bài hát và nhạc) - Băng mẫu và máy cassett.
- Đàn Organ điện tử, thanh phách.
+ Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách, tập ghi nhạc.
3. Kiểm tra bài cũ: 1/ Nêu vị trí các nốt trên khuông nhạc?
2/ Nêu ý nghĩa, ...
88 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 7 môn âm nhạc: Học bài hát Mái trường mến yêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 1 Ngày soạn: ____/__/200
BÀI: Học hát: Bài Mái trường mến yêu
Bài đọc thêm: NS BÙI ĐÌNH THẢO VÀ BÀI HÁT Đi học
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Cho HS làm quen và tập một bài hát ở giọng Mi thứ.
- Biết thêm về nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học.
2- Kỹ năng: - Hát đúng nhịp và thể hiện đúng sắc thái bài hát (tình cảm)
- Biết chuyển giọng từ Mi thứ sang Mi thứ hòa thanh.
3- Thái độ: Thông qua bài hát giáo dục HS thêm yêu quý mái trường, ở đó có những thầy cô đang ngày đêm chăm sóc, vun trồng những mầm xanh đất nước.
II. CHUẨN BỊ;
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách GV Âm nhạc 7 - Tập "100 ca khúc thiếu nhi" - NXB Âm nhạc.
- "Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại" - NXB Hà Nội, 1997.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Bảng phụ (đã chép sẵn lời bài hát và nhạc) - Băng mẫu và máy cassett.
- Đàn Organ điện tử, thanh phách.
+ Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách, tập ghi nhạc.
3. Kiểm tra bài cũ: 1/ Nêu vị trí các nốt trên khuông nhạc?
2/ Nêu ý nghĩa, tính chất của nhịp ?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ
SUNG
I Tìm hiểu bài hát:
- GV giới thiệu bài hát bằng cách hát
một đoạn trong ca khúc Phố xa
- Lắng nghe và cảm nhận từ lời ca.
1- Tác giả: NS Lê Quốc Thắng là một trong những nhạc sĩ có rất nhiều sáng tác cho lứa tuổi thiếu niên: Sinh nhật hồng, Tháng năm êm đềm... trong đó phải kể đến bài hát Phố xa được tuổi trẻ yêu thích
- Bài hát này do ai sáng tác?
- Phố xa là bài hát của NS Lê Quốc Thắng
NS Lê Quốc Thắng hiện ở Tp Hồ Chí Minh
- GV giới thiệu sơ lược về NS Lê Quốc Thắng
- Lắng nghe
- GV giới thiệu bài hát
- GV cho HS đọc lời ca của bài hát Mái trường mến yêu
- Đọc lời ca (2HS)
- Em hãy rút ra nội dung của bài hát Mái trường mến yêu?
- Bài hát viết về mái trường và các thầy cô giáo - những người đã dạy dỗ chúng em nên người
II. Nội dung bài:
(SGK)
- GV treo bảng phụ đã chép nhạc và lời ca bài hát
- Quan sát
- Phân tích bài hát: số chỉ nhịp, hố biểu,...
- Lắng nghe
- Bài hát gồm 2 đoạn a - b
- Dùng viết chì đánh dấu 2 đoạn vào SGK
Đoạn a: "Ôi hàng cây... dịu êm"
Đoạn b: "Như thời gian... sáng ngời"
Đoạn a được nhắc lại a - á
- Em hãy tìm những câu hát có nét nhạc hồn tồn giống nhau (cao độ, trường độ)?
- "Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu. Có lồi chim đang hót vang hòa tựa như nói và khi bình minh... trên lá"
- GV cho HS nghe băng mẫu.
- Lắng nghe.
- Tiến hành dạy hát theo lối móc xích. Mỗi câu GV đệm đàn 2-3 lần cho HS nghe và hát theo.
- HS nghe đàn và hát theo từng câu hát.
- Sau khi tập xong cho hát tồn đoạn.
- Hát từ đầu đến "... dịu êm"
- Tập đoạn b và cho ghép nối tồn bài.
- Tập đoạn b và ghép nối từng bài.
- Chia nhóm hát theo đoạn.
- Nhóm: đoạn a; nhóm 2: đoạn b.
- Chọn 2 HS hát solo đoạn a, số còn lại hát đoạn b.
- 2 HS hát đoạn a - á, cả lớp hát đoạn b.
- Cho HS đứng hát vận động tại chỗ theo nhịp.
- Đứng hát và vận động theo nhịp.
- Cho cá nhân biểu diễn.
- Cá nhân biểu diễn.
Cho HS nhận xét.
Bài học thêm:
Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học.
- GV hướng dẫn HS xem bài đọc thêm. Yêu cầu HS nắm những điểm chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo. Nắm nội dung bài hát Đi học.
- Tóm tắt về nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, nắm những tác phẩm của ông.
- Biết xuất xứ và nội dung bài hát Đi học.
* Đánh giá kết quả học tập:
- HS bị sai trường độ từ "Đấy" trong câu hát "Và bạn nhỏ gần xa đấy chính gia đình của ta".
- Đoạn b chưa thể hiện rõ đảo phách.
- HS hứng thú học hát và có sự cố gắng.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Học sinh thuộc lời ca bài hát Mái trường mến yêu, tập động tác phụ họa nhuần nhuyễn.
- Nắm những nét chính về nhạc sĩ Lê Quốc Thắng.
- Chép phần nhạc của bài hát vào Tập ghi nhạc.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 trang 7 SGK.
2- Bài sắp học: - Phân tích bài TĐN số 1 về cao độ, trường độ và tiết tấu.
- Đọc trước bài đọc thêm "Cây đàn bầu'.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Những câu hát HS hay hát sai về trường độ cần chia nhỏ (2 ô nhịp) để tập.
- HS chưa thể hiện được đảo phách cho HS dùng thanh phách khi tập hát để HS nhận rõ đảo phách.
TIẾT: 2 Ngày soạn: ____/___/200
BÀI: - Ôn tập bài hát : Bài Mái trường mến yêu
- Tập đọc nhạc : TĐN Số 1
- Bài đọc thêm: Cây đàn bầu
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - HS hát thuộc bài hát, biết thể hiện sắc thái giữa hai đoạn - Kết hợp - vận động.
- Tập đọc nhạc ở nhịp với các hình nốt trắng và nốt móc đơn.
2- Kỹ năng: - Chuyển giọng bài hát chính xác (Rê thăng - Mi thứ hòa thanh) - kết hợp tốt động tác phụ họa.
- Đọc đúng cao độ, tiết tấu - Ghép lời ca chuẩn xác và thuộc giai điệu bài TĐN.
3- Thái độ:
Củng cố tình yêu của HS đối với thầy cô, mái trường và Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ;
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7.
- Tập Âm nhạc 1, 2 - NXB Kim Đồng, 2001
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Bảng phụ - Đàn Organ - Thanh phách - Tranh cây đàn bầu.
+ Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc 7 - Tập ghi nhạc.
3. Kiểm tra bài cũ: 1/ Nêu tóm tắt về nội dung và tác phẩm bài hát Mái trường mến yêu?
2/ Thể hiện bài hát Mái trường mến yêu?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1:
Ôn tập bài hát Mái trường mến yêu
- GV mở băng bài hát Mái trường mến yêu.
- Lắng nghe bài hát, nhớ lại và cảm thụ bài hát
- GV bắt nhịp cho HS hát tồn bài theo đàn.
- Lắng nghe đàn và hát theo tay chỉ huy của GV.
- Lưu ý những tiếng có luyến bằng hai nốt trong bài như: Vang, vẫn phải hát mềm mại hơn.
- HS hát lại đoạn a - á để thể hiện mềm mại các từ được luyến nhưng phải chú ý giữ đúng nhịp.
- Chú ý - nốt Rê thăng chuyển sang Mi thứ hòa thanh.
- Tập hợp câu có từ: nhạc êm dịu.
- Đàn câu hát: "... cho từng khúc nhạc dịu êm" và cho HS tập 2, 3 lần.
- Nghe đàn để cảm nhận và tập hát theo đàn cho chuẩn xác.
- GV: chúng ta sẽ vừa hát vừa vận động theo nhịp theo nhịp và tập thể hiện động tác:
- Đứng hát vừa nhún chân nhịp nhàng vừa thể hiện 2 động tác phụ họa:
+ "Khi giọt sương... trên lá": tay trái đưa ngang mắt nhìn theo tay.
+ Cho 1HS đứng làm mẫu trước tập thể lớp.
+ "Như dòng sông... cơn gió": tay phải đưa ngang và mắt nhìn theo đầu ngón tay.
+ Cả lớp thực hiện theo.
- Cho HS thể hiện tồn bài hát với tình cảm nhẹ nhàng.
-Hát tồn bài theo đàn.
Nội dung 2: Tập đọc nhạc TĐN số 1
- GV đệm đàn bài TĐN cho HS nghe để tạo sự hứng thú.
- Lắng nghe.
Ca ngợi Tổ quốc
- GV treo bảng phụ bài TĐN
- Quan sát bài TĐN.
Nhạc &lời: Hồng Vân
- Bài TĐN được viết ở nhịp mấy? Ý nghĩa, tính chất của nhịp đó?
- Bài TĐN được viết ở nhịp . Nhịp gồm 2 phách tương ứng 1 nốt đen , phách 1 - mạnh, phách 2 - nhẹ.
- Nốt cao nhất và thấp nhất trong bài?
- Cao nhất: nốt Đố, thấp nhất: Đồ
- Trong bài có những hình nốt nào?
- Nốt trắng, nốt đen và nốt móc đơn.
- Phân tích tiết tấu bài TĐN.
- Chú ý tiết tấu.
- Cho HS biết tiết tấu bằng tên nốt.
- Đọc hình nốt đen, đơn.
- Cho HS đọc + Vỗ tay.
- Đọc + Vỗ tay tốc độ trung bình.
- Cho HS đọc tiết tấu + gõ phách.
- Đọc tiết tấu + gõ phách.
- Dùng đàn cho HS luyện thanh (Cdur)
- Luyện thanh theo đàn.
- Đệm đàn cho HS đọc từng tiết nhạc.
- Tập đọc theo đàn (4 tiết nhạc)
- Kiểm tra nhóm, cá nhân.
- Tập đọc theo nhóm, cá nhân.
- Cho HS đọc + gõ tiết tấu.
- Đọc nhạc + Gõ tiết tấu.
- Yêu cầu HS đọc nhạc + đánh nhịp .
- Đọc nhạc + đánh nhịp
- Cho HS ghép lời ca
- Ghép lời ca bài TĐN.
- Cho HS ghép lời ca + gõ phách.
- Hát lời ca + gõ phách theo nhịp.
- Đọc bài TĐN theo tiết tấu.
- Đọc bài TĐN + tiết tấu
* Đánh giá kết quả học tập: - TĐN HS đọc sai cao độ nốt Mi và Rê rất nhiều.
- Ghép lời ca bài TĐN chuẩn xác.
- Hát ôn thể hiện đúng sắc thái - thể hiện tình cảm.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Học thuộc bài hát Mái trường mến yêu.
- Tập thuần thục tiết tấu bài TĐN số 1 - Chép nhạc bài TĐN vào Tập ghi nhạc.
- Trả lời câu hỏi số 1 SGK.
2- Bài sắp học: - Xem trước bài về nhạc sĩ Hồng Việt và bài hát Nhạc rừng.
- Trả lời câu hỏi số 2 trang 12 SGK
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Chia nhỏ các câu HS hay sai để tập nhiều lần.
- Cho HS thi hát giữa các đội - tổ để tạo hứng thú.
TIẾT: 3 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: - Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu
- Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN Số 1
- Âm nhạc thường thức : NS Hồng Việt và bài hát Nhạïc rừng.
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Ôn tập bài hát Mái trường mến yên và bài TĐN số 1.
- Nắm những kiến thức sơ đẳng về NS Hồng Việt và bài hát Nhạc rừng.
2- Kỹ năng: - Thể hiện bài hát Mái trường mến yêu với tình cảm trong sáng.
- Hồn thiện bài TĐN về giai điệu, cao độ, trường độ - Nhận diện ca khúc của Hồng Việt.
3- Thái độ: - Củng cố tình yêu của HS đối với thầy cô, mái trường.
- Quý trọng di sản văn hóa - biết những NS nổi tiếng của Việt Nam trong đó có Hồng Việt.
II. CHUẨN BỊ;
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại - NXB Hà Nội,1997
- Tập ca khúc "Hát trên đường đánh giặc" - NXB Âm nhạc, 2001.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Bảng phụ - Thanh phách - Đàn Organ điện tử - Băng mẫu.
- Băng tuyển của NS Hồng Việt - Chân dung nhạc sĩ Hồng Việt.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7 - Tập ghi nhạc - Thanh phách.
3. Kiểm tra bài cũ: 1/ Thể hiện bài hát Mái trường mến yêu với tốc độ vừa phải, tình cảm trong sáng.
2/ Đọc bài TĐN số 1, kết hợp gõ tiết tấu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1:
Ôn tập bài hát
- GV đệm đàn bài hát Mái trường mến yêu
- Lắng nghe giai điệu bài hát.
Mái trường mến yêu
- Cho HS khởi động giọng theo đàn.
- Khởi động giọng theo đàn.
N&L: Lê Quốc Thắng
- Chỉ huy cho HS hát ôn tồn bài theo nhịp (hát theo bộ nhớ của đàn)
- Hát theo tay chỉ huy của GV hát theo nhạc đệm của đàn.
- Cho HS đứng hát và thể hiện các động tác đã biết tập ở tiết trước.
- Đứng trước và thể hiện 2 động tác phụ họa đã tập ở tiết trước.
- Cho HS biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca...
- Biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca... theo đàn.
- Tổ chức thi hát giữa các tổ.
- Thi hát giữa các tổ.
Nội dụng 2:
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1
- Đệm tồn bài TĐN để HS gợi nhớ.
- Lắng nghe.
Ca ngợi Tổ quốc
- Cho HS thực hiện lại tiết tấu của bài TĐN 1, 2 lần.
- Thực hiện tiết tấu bài TĐN số 1
Nhạc & lời: Hồng Vân
- Cho cá nhân đọc bài TĐN số 1
- Cá nhân đọc - Cả lớp lắng nghe
- Yêu cầu HS nhận xét.
- HS nhận xét.
- Kết luận và cho tập thể đọc ôn.
- Đọc ôn theo đàn và sự hướng dẫn của giáo viên.
- Chia nhóm luyện tập.
- Luyện tập theo nhóm.
Nội dung 3:
Âm nhạc thường thức
- Cho HS quan sát chân dung của NS Hồng Việt.
- Quan sát chân dung của NS Hồng Việt.
Nhạc sĩ Hồng Việt và bài hát Nhạc rừng
- Gọi 1, 2 HS đọc bài viết về nhạc sĩ Hồng Việt.
-Đọc biết bài viết về nhạc sĩ Hồng Việt trong SGK.
1- NS Hồng Việt (1928-1967)
- NS Hồng Việt tên thật là Lê Chí Trực quệ ở xã An Hựu-Cái Bè-Tiền Giang.
- Ông sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng: Tình ca, Lên ngàn, Mùa lúa chín, Lá xanh... Ông còn là tác giả bản giao hưởng đầu tiên của nền Âm nhạc Việt nam hiện đại - Bản Quê hương.
- Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh-1996.
- Em hãy tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của NS Hồng Việt.
- Tóm tắt những nét chính về nhạc sĩ và sự nghiệp (tác phẩm).
- Em hãy nêu các tác phẩm của nhạc sĩ Hồng Việt?
- Lá xanh, Lên ngàn, Tình ca...
- Cho HS nghe các trích đoạn vài tác phẩm tiêu biểu.
- Lắng nghe và cảm thụ
- GV kết luận và cho HS ghi bài.
2- Bài hát Nhạc rừng:
- Cho HS đọc bài trong SGK
- Đọc bài viết trong SGK.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài hát.
- HS phân tích về nhịp, giai điệu.
- Cho HS nghe băng bài hát.
- Lắng nghe.
- Em hãy nêu cảm nhận về bài hát.
- Nêu cảm nhận của bản thân.
* Đánh giá kết quả học tập:
- HS hát ôn thuần thục , thể hiện được sắc thái bài hát.
- Hồn thiện đọc Tập đọc nhạc về cao độ, trường độ.
- HS nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hồng Việt.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Thực hiện câu hỏi số 1 trang 12 SGK.
- Trả lời câu hỏi số 2 trang 12.
- Tập đặt lời mới cho bài TĐN số 1.
2- Bài sắp học: - Phân tích bài hát Lí cây đa (dân ca Bắc Ninh)
- Đọc bài đọc thêm "Hội Lim"
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Cần dành thời gian cho phân môn Âm nhạc thường thức nhiều hơn.
TIẾT: 4 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: - Học hát: Bài Lí Cây Đa
Dân ca quan họ Bắc Ninh
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Tìm hiểu và làm quen với dân ca quan họ, tập hát làn điệu dân ca quan họ bắc Ninh - Tập hát luyến 3 nốt nhạc.
2- Kỹ năng: - Hát bài Lí cây đa theo đúng cách quan họ.
- Hát luyến âm với 3 nốt nhạc chính xác (một phách và luyến đúng cao độ).
3- Thái độ:
Nhận thấy cái hay cái đẹp của dân ca quan họ Bắc Ninh nói riêng và dân ca Việt Nam nói chung, từ đó yêu thích các bài hát dân ca.
II. CHUẨN BỊ;
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7- Sách giáo viên Âm nhạc 7.
- Tập bài hát Dân ca ba miền - NXB Âm nhạc Tp Hồ Chí Minh, 1999.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, song loan, băng nhạc, bảng phụ, máy hát.
+ Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách, song loan.
3. Kiểm tra bài cũ: 1/ Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của NS Hồng Việt?
2/ Nêu nội dung bài hát Nhạc rừng của nhạc sĩ Hồng Việt?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1:
Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS quan sát bảng phụ bài hát.
- Quan sát bài hát và trả lời câu hỏi của GV
- Bắc Ninh là tỉnh giáp thủ đô Hà Nội.
- Nguồn gốc của bài Lí cây đa?
- Lí cây đa là một bài dân ca quan họ Bắc Ninh.
- Vùng Kinh Bắc là quê hương của nhiều bài dân ca nổi tiếng như: Người ở đừng về, Ba mươi sáu thứ chim, Hoa thơm bướm lượn, Trống cơm, Bèo dạt mây trôi...
- Vị trí địa lí của tỉnh Bắc Ninh?
- Là một tỉnh phía Bắc, giáp thủ đô Hà Nội.
- Giới thiệu về vùng kinh Bắc và một bài bài hát quen thuộc: Cây trúc xinh, Bèo dạt mây trôi... Vậy Bắc Ninh còn có những bài dân ca quan họ nào nữa?
- Bắc Ninh còn có các bài ca nổi tiếng như: Còn duyên, Qua cầu gió bay, Hoa thơm bướm lượn, Trống cơm, Ba mươi sáu thứ chim...
- Trò chơi: Cho HS nghe trích đoạn để đốn tên bài hát.
- Lắng nghe các trích đoạn để nhận diện bài hát chính xác.
- Bài hát Lí cây đa là một trong những bài hát dân ca quan họ quen thuộc. Với chất nhạc vui tươi, dí dỏm, mềm mại bài hát gợi nên không khí của ngày hội quan họ.
- Em hãy hát một bài dân ca quan họ Bắc Ninh mà em thích?
- Thể hiện bài hát ưa thích.
- Yêu cầu HS đọc lời ca bài Lí cây đa.
- Đọc lời ca của bài hát.
- Em hãy nêu nội dung bài hát.
- Bài ca gợi lên không khí vui tươi, nhộn nhịp của ngày hội qua họ.
Nội dung 2:
Học hát
Cho HS nghe bài hát Lí cây đa
- Lắng nghe và cảm nhận
- Hãy nêu về nhịp và tính chất của nhịp trong bài hát?
- Nhịp gồm 2 phách trong mỗi ô nhịp, giá trị mỗi phách tương ứng với một nốt đen,
phách 1 - mạnh, phách 2 - nhẹ - Tính chất vui, rộn rã.
- Em có nhận xét gì về ô nhịp đầu tiên?
- Là ô nhịp lấy đà (thiếu một nốt đen)
- Trong bài có những từ nào hát luyến bởi 2 nốt nhạc, và 3 nốt nhạc?
- Hát luyến 2 nốt nhạc; "ai", "tang". Hát luyến 3 nốt nhạc: "quán", "ngồi", "tôi".
- Ô nhịp thứ 13 trong bài có gì lạ?
- Ở phách thứ nhất bắt đầu bằng dấu lặng đơn.
- Những từ nào được ngân dải phách?
- Đó là các từ: "đa" (nốt trắng nối sang nốt đen)
- Yêu cầu HS đánh dấu câu hát và chỗ lấy hơi
- Đánh dấu chia câu và chỗ lấy hơi vào bài hát.
- Đàn từng câu ngắn cho HS tập hát.
- Tập hát từng câu theo đàn.
- Cho HS thực hiện hát luyến nhiều lần.
- Tập hát luyến mềm mại.
- Cho HS hát tồn bài.
- Hát tồn bài theo đàn.
- Yêu cầu HS hát kết hợp gõ phách, hoặc song loan
- Hát kết hợp với gõ phách hoặc song loan.
- Chia nhóm luyện tập dưới hình thức thi đua.
- Nghe đàn và thực hiện bài hát theo nhóm.
- Cho HS đứng hát kết hợp vận động nhẹ nhàng.
- Hát tồn bài và vận động tại chỗ.
- Kiểm tra nhóm, cá nhân.
- Cá nhân, nhóm thực hiện.
* Đánh giá kết quả học tập:
- Hát đúng nhịp đặc biệt tập hát nghịch phách ở ô nhịp 13 chính xác.
- Còn một số ít HS hát luyến chưa mềm mại; ngân từ "đa" chưa đủ 3 phách.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Học thuộc lời hát Lí cây đa.
- Tập hát đúng, mềm mại và kết hợp vận động tại chỗ.
- Trả lời câu hỏi số 2 trang 14 SGK.
2- Bài sắp học: - Tìm hiểu ý nghĩa, tính chất nhịp
- So sánh về ý nghĩa, tính chất của nhịp và nhịp ,
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Cho HS nghe các nốt được luyến nhiều lần để hát chuẩn xác.
- Cho HS hát đối đáp để tăng hứng thú học tập.
- Có thể vào bài bằng cách cho HS nghe các trích đoạn dận ca và đốn tên bài hát.
TIẾT: 5 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: - Ôn tập bài hát : Lí cây đa
- Nhạc lí : Nhịp
- Tập đọc nhạc : TĐN số 2
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Ôn tập bài Lí cây đa mềm mại nhẹ nhàng và tập hát luyến hồn thiện.
- Hiểu về nhịp (C) vá biết cách đánh nhịp ứng dụng vào bài TĐN số 2 viết ở nhịp .
2- Kỹ năng: - Hát ôn mềm mại, đúng về giai điệu, tiết tấu. Đọc TĐN chính xác về cao độ, trường độ và tiết tấu.
- Ứng dụng cách đánh nhịp vào bài TĐN số 2 chuẩn xác.
3- Thái độ:
Yêu thích học phân môn Nhạc lí, đặc biệt là tập làm người chỉ huy dàn nhạc. (Cách đánh nhịp)
II. CHUẨN BỊ;
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7.
- Nhạc lí cơ bản và nâng cao - NXB Âm nhạc, 2001.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ, thanh phách, song loan, băng nhạc, máy hát, bảng phụ.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách, song loan.
3. Kiểm tra bài cũ: Hát thuộc lời và thể hiện mềm mại bài hát Lí cây đa - Dân ca quan họ Bắc Ninh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1:
Ôn tập bài hát
Lí cây đa
Dân ca quan học BN
- Em hãy nêu nội dung bài hát Lí cây đa
- Bài hát gợi tả không khí vui tươi của ngày hội quan họ của các liền anh, liền chị.
- Cho HS nghe bài hát và hát ôn.
- Lắng nghe bài hát và hát ôn.
- Lưu ý HS hát nhẹ nhàng, mềm mại.
- Hát ôn bài hát nhẹ nhàng, mềm mại, duyên dáng.
- Yêu cầu HS ngân đủ phách ở từ "đa" (GV đếm 1-2-3 ® HS hát ngân)
- Cố gắng hát ngân đủ phách ở từ "đa" trong bài hát (3 phách)
- Chia nhóm,tổ hát ôn, kết hợp thanh phách, song loan.
- Hát ôn theo nhóm , tổ kết hợp cùng thanh phách, song loan.
- Cho HS tự sáng tạo động tác minh họa cho bài hát.
- Thể hiện động tác minh họa theo ý mình.
- Hướng dẫn thêm động tác cho HS.
- Thực hiện theo GV thực hiện tay nhẹ nhàng, mềm mại.
- Cho 1 HS hát kết hợp thực hiện động tác.
- Cá nhân hát và thể hiện động tác phụ họa.
Nội dung 2: Nhạc lí
1- Ý nghĩa nhịp (C)
- Em hãy nêu khái quát về tỉ số nhịp?
- Là 2 con số ở đầu bài hát, số trên chỉ số phách có trong mỗi nhịp, số ở dưới chỉ độ dài của phách, bằng nốt tròn chia cho chính số đó.
Nhịp mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách tương ứng 1 nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai nhẹ, phách thứ ba mạnh vừa, phách thứ tư nhẹ.
- Áp dụng em hãy khái niệm về nhịp ?
- Nhịp : có 4 phách trong mỗi ô nhịp, giá trị mỗi phách tương ứng với một nốt đen , phách 1-mạnh, phách 2- nhẹ
VD:
- Cho HS phân tích ví dụ trong SGK.
- Phân tích ví dụ về nhịp
- Sử dụng thanh phách gõ theo nhịp
- Gõ phách mạnh, mạnh vừa, nhẹ với tốc độ khác nhau.
- Ứng dụng vào hát bài Lên đàng
- Vừa hát bài Lên đàng vừa gõ phách.
4
3
1
2
2- Cách đánh nhịp
- Cho HS quan sát sơ đồ - GV thị phạm
- Quan sát sơ đồ và cách đánh của GV
Đếm phách 1-2-3-4
- Cho HS tập đánh nhịp và ứng dụng vào bài hát
- Tập đánh nhịp vừa hát vừa đánh nhịp
- Cho HS tập làm chỉ huy.
- Cá nhân đánh nhịp, cả lớp hát.
3- Ứng dụng nhịp :
Nhịp : thường được sử dụng trong các bài hành khúc, các bài hát trang nghiệm hoặc trữ tình.
- Kể vài bài hát viết nhịp đã học?
- Quốc ca, Em là bộng hồng nhỏ, Lên đàng, Em yêu trường em...
- Cho HS nghe các đoạn để chứng minh về tính chất nhịp
- Lắng nghe và cảm nhận.
Nội dung 3:
Tập đọc nhạc
- Hướng dẫn HS phân tích bài TĐN số 2 về cao độ, trường độ.
- Cao độ: C-D-E-G-A-H/B
Bài TĐN số 2
- Trường độ:
Cao độ C-D-E-G-A-H/B
- Hướng dẫn phân tích và thực hành tiết tấu bài TĐN.
- Phân tích và thực hành bài TĐN (Miệng đọc + tay gõ phách)
Trường độ:
- Cho HS luyện thanh và tập đọc theo đàn
- Luyện thanh là tập đọc theo đàn.
Tiết tấu chủ đạo:
- Cho HS kết hợp gõ tiết tấu.
- Đọc kết hợp gõ tiết tấu.
- Kí hiệu: dấu nhắc lại.
- Luyện đọc - ghép lời theo nhóm, tổ...
- Luyện đọc, ghép lời theo nhóm, tổ
- Cho HS luyện đọc - đánh nhịp
- Đọc kết hợp đánh nhịp
* Đánh giá kết quả học tập:
- Đa số HS cố gắng hát, mềm mại và ngân dài đủ 3 phách.
- Tập đánh nhịp thuần thục, áp dụng vào các bài hát đã học ở nhịp chính xác.
- Nắm bắt kiến thức về nhịp nhanh. đọc nhạc chính xác.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Tập hát và thể hiện động tác phụ họa bài Lí cây đa thuần thục.
- Học thuộc ý nghĩa tính chất nhịp . Tập đánh nhịp thuần thục và đẹp.
- Thực hiện tiết tấu bài TĐN số 2 và hát thuộc lời ca.
- Trả lời câu hỏi số 1, 2 trang 17 SGK.
2- Bài sắp học: - Tìm hiểu nhịp lấy đà là gì? Tìm các ví dụ về nhịp lấy đà trong các bài hát đã học?
- Phân tích bài TĐN số 3 về cao độ, trường độ, tiết tấu, kí hiệu âm nhạc.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Cho HS nghe tiết tấu, nhịp điệu của nhịp trên đàn (điệu March, Polk).
TIẾT: 6 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: - Nhạc lí : NHỊP LẤY ĐÀ
- Tập đọc nhạc : TĐN SỐ 3
Âm nhạc thường thức : SƠ LƯỢC VỀ MỘT VÀI NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Nhận biết và làm quen với nhịp lấy đà thường gặp ở những bai hát phổ thông - Ứng dụng bài TĐN số 3.
- Nhận biết hình dáng của mộ vài nhạc cụ phương tây phổ biến.
2- Kỹ năng: - Biết hát, đọc các bài hát có nhịp lấy đà - Áp dụng vào bài TĐN số 3
- Nhận diện nhanh và chính xác vài loại nhạc cụ phương Tây phổ biến.
3- Thái độ: - Tiếp tục hình thành hứng thú học môn Âm nhạc, đặc biệt yêu thích phân môn Âm nhạc thường thức.
II. CHUẨN BỊ;
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7.
- Nhạc lí cơ bản NXB Thanh niên 2000. Tủ sách kiến thức các loại nhạc cụ phương Tây - NXB Kim Đồng.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, băng nhạc, máy hát, bảng phụ, thanh phách.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách.
3. Kiểm tra bài cũ: 1- Hát kết hợp vận động nhịp nhàng bài Lí cây đa?
2- Nêu ý nghĩa tính chất nhịp ?
3- Áp dụng cách đánh nhịp vào bài TĐN số 2 ?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1: Nhạc lí
Nhịp lấy đà
- Hát hai câu đầu của bài Mái trường mến
- Lắng nghe và nhận biết sự khác
yêu và bài Lí cây đa
nhau của phách đầu tiên trong 2 bài.
Nhịp lấy đà là ô nhịp thiếu, không đủ số phách trong ô nhịp đầu do số chỉ nhịp qui định, nhịp thiếu bao giờ cũng nằm ở đầu bản nhạc, bài hát
- Cho HS quan sát bài TĐN số 2, số 3 để thấy sự khác nhau ở ô nhịp đầu và rút ra kết luận về nhịp lấy đà.
- Bài TĐN số 2 có đủ số phách ở ô nhịp đầu - Bài TĐN số 3 thiếu 3 phách ở ô nhịp đầu Þ Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu của bài hát, bản nhạc bị thiếu số phách so với số chỉ nhịp qui định.
VD:
- Cho HS phân tích VD ở SGK
- Phân tích ví dụ
- Nhịp lấy đà có nhiều dạng ® phân tích các ví dụ
- Quan sát 2 ô nhịp đầu của 2 VD về nhịp lấy đà tron SGK
Nội dung 2: Tập đọc nhạc TĐN số 3
- Nhịp của bài TĐN? Nêu ý nghĩa của nhịp?
- Bài TĐN số 3 được viết ở nhịp
- Nhắc lại ý nghĩa của nhịp
Cao độ: C - D - E - F - G - A - H/B
- Nêu các cao độ có trong bài TĐN?
- C - D - E - F - G - A - H/B
Trường độ:
- Trong bài có các hình nốt nào?
- Có
Ký hiệu: Dấu lặng, dấu nhắc lại, khung thay đổi
- Hãy nêu các ký hiệu trong bài TĐN?
- Dấu lặng đen, dấu nhắc lại, khung thay đổi
Tiết tấu
- Em có nhận xét gì về ô nhịp đầu tiên?
- Là nhịp lấy đà - bị thiếu 3 phách.
Đảo phách:
- Giải thích đảo phách - là sự sê dịch trọng âm từ phách mạnh sang phách nhẹ và ngược lại.
- Chú ý trong bài có rất nhiều đảo phách . Tập thể hiện đảo phách theo GV.
- Cho HS vỗ tay, gõ phách âm hình tiết tấu của bài TĐN.
- Thực hiện tiết tấu bài TĐN, chú ý đảo phách.
- Cho HS luyện thanh khởi động giọng.
- Luyện thanh theo đàn.
- Đàn từng câu ngắn cho HS tự tập đọc.
- Tập đọc từng câu ngắn theo đàn.
- Yêu cầu HS đọc hạc kết hợp gõ tiết tấu.
- Đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu.
- Chia nhóm, tổ luyện tập ® thi đua
- Luyện đọc theo nhóm, tổ
- Gọi một vài HS đọc kết hợp gõ tiết tấu.
- Cá nhân đọc + gõ tiết tấu bài TĐN
- Cho cả lớp ghép lời ca.
- Cả lớp ghép lời ca bài TĐN.
Nội dung 3: Âm nhạc thường thức.
Sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây
- Cho HS nghe trích đoạn độc tấu các nhạc cụ và nhận diện.
- Lắng nghe và nhận diện các âm thanh của các nhạc cụ: Piano, đàn violông, Giutar.
1- Pianô: (dương cầm) loại đàn phím có thể hòa tấu hoặc đệm.
- Cho HS xem tranh minh họa các nhạc cụ.
- Quan sát tranh minh họa.
- Đàn Pianô giống loại đàn nào?
- Pianô giống Organ điện tử nhưng lớn hơn, phím nhiều hơn
2- Viôlông: (vĩ cầm) có 4 dây, dùng cung kéo, gồm viôlông và viôlông xen.
- Viôlông có mấy loại?
- Có 2 loại: Viôlông và Viôlông xen (xen-lô) - có kích thước lớn hơn Viôlông rất nhiều.
3- Giutar: Nguồn gốc từ Tây Ban Nha, gồm 2 loại: Guitar gỗ và Guitar điện- có 6 dây dùng nhón gẩy hoặc dùng tay gẩy
- Nguồn gốc của Guitar? Phân loại?
- Từ Tây Ban Nha, gồm Guitar điện và Guitar gỗ.
4- Ăc-coóc-đê-ông:
(phong cầm) dùng hộp gió để điều khiển, có phím giống Pianô nhưng ít hơn.
- Đàn Ắc-coóc-đê-ông giống với đàn nào? Ở điểm nào?
- Giống Pianô vì nó cũng có hệ thống phím bấm
* Đánh giá kết quả học tập:
- Biết nhận diện nhịp lấy đà chính xác, và đọc nhạc đúng ở nhịp lấy đà.
- Đọc nhạc đúng cao độ, nhưng còn một số ít HS chưa thực hiện được đảo phách.
- HS rất hứng thú khi học về các loại đàn và nhận diện âm thanh chính xác.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Đọc bài TĐN số 3 kết hợp đánh nhịp chú ý nhịp lấy đà.
- Nắm sơ lược về các loại nhạc cụ phương Tây đã học.
- Trả lời câu hỏi số 2 trang 20 SGK.
2- Bài sắp học: - Ộn tập và kiểm tra.
- Ôn các bài TĐN - tiết tấu và ứng dụng cách đánh nhịp.
- Ôn tập Nhạc lí - So sánh nhịp , và
V. RÚT KINH NGHIỆM: - Phân môn Âm nhạc thường thức có thể cho HS quan sát tranh hoặc quan sát trực tiếp các nhạc cụ để từ đó rút ra khái niệm cơ bản về các nhạc cụ.
- Cho HS thực hiện tiết tấu cũng như đọc ô nhịp đảo phách nhiều lần.
TIẾT: 7 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Ôn các bài hát, các bài TĐN đã học ứng dụng ôn kiến thức nhạc lí như nhịp - cách đánh nhịp - nhịp lấy đà - Ôn lại tiết tấu của đảo phách.
2- Kỹ năng: - Hát ôn 2 bài hát đúng theo sắc thái và thể hiện các động tác phụ họa, cách đánh nhịp.
- So sánh nhịp - - chính xác ứng dụng cách đánh nhịp vào đọc ôn 3 bài TĐN.
3- Thái độ:
Củng cố và làm tăng thêm hứng thú học môn Âm nhạc - tích cực trong việc ôn tập.
II. CHUẨN BỊ;
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, song loan, băng nhạc, máy hát.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách, tập ghi nhạc.
3. Kiểm tra bài cũ: 1/ Nêu khái niệm nhịp lấy đà, cho ví dụ? Nêu các bài hát đã học có nhịp lấy đà?
2/ Đọc bài TĐN số 3 kết hợp đánh nhịp ?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1: Ôn tập bài hát
- Cho HS nghe bài hát Mái trường mến yêu qua băng nhạc.
- Lắng nghe băng bài hát và cảm nhận
- Bài Mái trường mến yêu.
- Đàn một câu hát bất kỳ để HS nhận diện
- Nghe đàn và nhận diện câu hát.
- Bài Lí cây đa
- Yêu cầu Hs hát ôn bài hát
- Hát ôn theo đàn dưới sự hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS hát kết hợp thể hiện động tác phụ họa đã tập.
- Vừa hát vừa thực hiện các động tác phụ họa đã tập.
- Kiểm tra nhóm, cá nhân.
- Thực hiện theo nhóm, cá nhân.
- Cho cả lớp hát ôn kết hợp đánh nhịp
- Hát ôn tồn bài kết hợp đánh nhịp (thực hiện cách đánh đẹp)
- Cho HS nghe bài hát Lí cây đa
- Lắng nghe bài hát Lí cây đa
- Trong bài phải hát luyến các từ nào?
- Là các từ: quán, ngồi, ai, tang.
- Cần phải thể hiện như thế nào?
- Hát mềm mại và hát đúng cao độ
- Cho HS hát ôn theo đàn, vận động.
- Hát ôn tồn bài theo đàn kết hợp vận động nhẹ tại chỗ.
- Yêu cầu thực hiện cá nhân, nhóm, tổ.
- Thực hiện cá nhân, nhóm, tổ.
- Cho HS hát kết hợp đánh nhịp
- Hát ôn kết hợp đánh nhịp (chú ý nhịp lấy đà)
- Cho cả lớp hát - vận động theo đàn.
- Hát và vận động theo đàn.
Nội dung 2:
Ôn tập Nhạc lí
- Ý nghĩa tính chất nhịp
- Nêu ý nghĩa, tính chất nhịp ?
- Nhịp gồm có 4 phách trong mỗi ô nhịp, phách thứ nhất mạnh, phách thứ hai nhẹ, phách thứ ba mạnh vừa, phách thứ tư nhẹ, mỗi phách tương ứng 1 nốt đen.
- Em hãy thực hiện cách đánh nhịp ?
- Thực hiện cách đánh nhạc
- Nhịp , và có điểm gì giống nhau và khác nhau?
- Giống: +Giá trị 1 pháchÛ1 nốt đen
+ Có phách thứ nhất mạnh và có phách nhẹ.
- Khác: + có 4 phách, có 3 phách, có 2 phách.
+ và chỉ có 1 phách mạnh, có 2 phách mạnh và mạnh vừa.
- Nhịp lấy đà là gì? Cho ví dụ cụ thể?
- Nhắc lại khái niệm nhịp lấy đà.
Nội dung 3: Ôn tập Tập đọc nhạc
TĐN số 1, số 2, số 3.
- Cho HS nhận diện âm nhạc hình tiết tấu của 3 bài TĐN.
- Lắng nghe và nhạn diện chính xác tiết tấu của từng bài TĐN.
- Cho HS đọc ôn các bài TĐN theo đàn.
- Đọc ôn các bài TĐN theo đàn.
- Cho HS kết hợp đọc và gõ tiết tấu.
- Đọc ôn kết hợp gõ tiết tấu.
- Yêu cầu HS hát lời ca các bài TĐN kết hợp cách đánh nhịp , .
- Vừa hát lời ca của 3 bài TĐN vừa đánh nhịp hoặc .
- Chia nhóm, tổ đọc ôn.
- Luyện tập đọc ôn theo nhóm, tổ. Nhóm: đọc, nhóm thực hiện tiết tấu (gõ phách, đánh nhịp)
- Kiểm tra nhóm, cá nhân.
- Cá nhân, nhóm thực hiện.
* Đánh giá kết quả học tập:
- Hồn thiện gần như hồn thiện kỹ thuật hát, đọc nhạc.
- So sánh chính xác nhịp , và đánh nhịp nhuần nhuyễn và đẹp.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Củng cố lại các kiến thức vừa ôn tập.
- Lập bảng so sánh chi tiết nhịp , và
2- Bài sắp học: - Tìm hiểu về hai nhạc sĩ Hồng Long va Hồng Lân; tìm các bài hát mà họ đã sáng tác.
- Phân tích bài hát Chúng em cần hòa bình.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Kết hợp ôn tập, kiểm tra từng nội dung.
- Kiểm tra nhóm 1, 2 cá nhân.
TIẾT: 8 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: HỌC HÁT BÀI Chúng em cần hòa bình
Nhạc và lời: Hồng Long - Hồng Lân
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Nắm những kiến thức sơ đẳng về hai nhạc sĩ sinh đôi Hồng Long, Hồng Lân và tập hát một bài hát với chủ đề hồ bình với hình thức tập thể áp dụng hát đảo phách và nghịch phách.
2- Kỹ năng: - Thể hiện đúng sắc thái bài hát: vui, khỏe - Hát đúng đảo phách, nghịch phách và biết xử lý hơi để ngân đủ 3 phách.
3- Thái độ:
Giáo dục HS yêu hồ bình, biết đấu tranh để được sống hòa bình, yêu thương bạn bè.
II. CHUẨN BỊ;
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, máy hát, bảng phụ.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách.
3. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kiến thức về nhịp - - , các kí hiệu âm nhạc; dấu lặng, dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu nối, dấu chấm dôi,... trong phần tìm hiểu bài hát.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1:
Tìm hiểu bài
1- Tác giả: Hồng Long, Hồng Lân là hai anh em sinh đôi quê ở Hà Tây, hiện đang sống và công tác tại Hà Nội
- Ai là tác giả Chúng em cần hòa bình?
- Tác giả của bài hát là hai nhạc sĩ Hồng Long và Hồng Lân
- Mối quan hệ giữa hai nhạc sĩ này?
- Họ là hai anh em sinh đôi
- Em hãy nêu về hai tác giả?
- Sinh năm 1942 tại Sơn Tây -Hà Tây hiện đang sống tại Hà Nội. Là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng, đặc biệt là các bài hát cho thiếu nhi.
- Tác phẩm: Đi học về, Những bông hoa, Những bài ca, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Em đi trồng cây cho xanh thành phố
- Hãy kể tên các bài hát của hai nhạc sĩ mà em biết?
- Giải thích: Bác Hộ - người cho em tất cả và Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác là 2 trong số 50 ca khúc hay nhất thế kỷ XX.
- Em đi thăm miền Nam, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Bác Hồ - người cho em tất cả, Những bông hoa, những bài ca, Đi học về, Em yêu quê nhà...
2- Bài hát:
- Sáng tác năm 1985
- Hãy đọc lời ca của bài hát Chúng em cần hòa bình.
- Đọc lời cá bài hát.
- Nội dung: Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống yên vui, đầy tình thân ái.
- Bai hát được sáng tác năm nào? Xuất xứ?
- Bài hát được sáng tác năm 1985, hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế Ngọn cờ hòa bình.
- Bài hát mang tính chất hành khúc với giai điệu vui tươi, trong sáng.
- Bài hát nói lên điều gì?
- Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống yên vui, đầy tình thân ái.
- Bài hát viết ở nhịp nào? Tính chất?
- Nhịp , tính chất vui tươi trong sáng
- Bài hát manh tính chất hành khúc, phù hợp với hát tập thể.
Nội dung 2: Học hát
- Cho HS nghe băng bài hát.
- Lắng nghe và cảm thụ
- Em hãy quan sát và nêu các kí hiệu âm nhạc có trong bài hát?
- Trong bài có dấu lặng đen, dấu nối, dấu nhắc lại, khung thay đổi...
- Dấu nối trong bài phải hát ngân bao nhiêu phách?
- Dấu nối trong bài ngân dài 3 phách.
- Hãy chỉ ra ô nhịp có đảo phách?
- Ô nhịp thứ hai của khuông nhạc cuối.
- Đệm đàn cho HS hát từng câu.
- Tập hát từng câu theo đàn.
- Ghép nối tồn bài - nhắc HS dấu lặng.
- Hát tồn bài, tập thể hiện sắc thái bài hát.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa đánh nhịp.
- Kết hợp giữa hát và đánh nhịp - chú ý cách và bài ở nhịp lấy đà.
- Cho HS hát và vận động theo nhịp.
- Hát + vận động theo tay GV chỉ huy
- Tập hát nhóm, tổ, cá nhân.
- Tập hát nhóm, tổ, cá nhân.
* Đánh giá kết quả học tập:
- Đa số đã tập đúng tiết tấu, giai điệu bài hát- biết hát kết hợp với vận động tại chỗ.
- Còn một vài HS hát chưa ngân dài đủ 3 phách.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài và tập vừa hát vừa đánh nhịp .
- Trả lời câu hỏi số 2 trang 23 SGK.
2- Bài sắp học: - Phân tích bài tập đọc số 4 về cao độ, trường độ và tiết tấu.
- Đọc bài:Hội Xuân "Sắc búa"
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Có thể cho HS nghe bài hát trong phần tìm hiểu về bài hát.
- Cho HS thực hiện đảo phách nhiều lần.
- Nên cho HS thực hiện tiết tấu bài hát khi tập hát.
- Dấu lặng - Yêu cầu HS ngừng hẳn.
TIẾT: 9 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT Chúng em cần hòa bình
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Ôn bài hát đúng tích chất và tập hát đuổi (hát ca - nông)
- Luyện đọc nửa cung E - F và H - C theo giai điệu và tiết tấu đơn giản trong bài TĐN số 4.
2- Kỹ năng: - Thể hiện đúng sắc thái: mạnh, vui khỏe - Hát đuổi đúng nhịp.
- Đọc nhạc đúng cao độ, trường độ và tiết tấu.
3- Thái độ:
Tiếp tục củng cố tình yêu hòa bình của HS và nâng cao hứng thú học môn Ậm nhạc ở HS.
II. CHUẨN BỊ;
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7.
- Phương pháp hát tập thể,- NXB Giáo dục, 2000; Nhạc lí nâng cao - NXB Âm nhạc, 2001.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, máy hát.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách.
3. Kiểm tra bài cũ: Hãy thể hiện bài hát Chúng em cần hòa bình? Cho biết đôi nét về tác giả của bài hát?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Chúng em cần hòa bình
- Cho HS nghe lại bài hát Chúng em cần hòa bình.
- Lắng nghe va cảm thụ
- Hãy nhắc lại tính chất bài hát?
- Bài hát mang tính chất hành khúc vớ i sắc thái vui khỏe, trong sáng.
- Những từ nào phải ngân đủ phách?
- "Thương", "ước" , "tranh", "tinh"
- Cho HS hát tồn bài theo đàn.
- Hát ôn tồn bài theo đàn, chú ý sắc thái vui-khỏe và các từ phải ngân dài
- Chỉ huy cho HS hát tồn bài theo đàn.
-Hát theo tay chỉ huy của GV với tình cảm vui, khỏe.
- Yêu cầu HS: Đoạn 1 hát khỏe, đoạn 2 hát nảy hơn (kết hợp Legato và no legato)
Gv (hát Legato khác với hát non legato)
- Cho HS vừa hát vừa đánh nhịp
- Kết hợp vừa đánh nhịp vừa hát theo tính chất của từng đoạn
- Cho hát đuổi: nhóm 2 vào sau nhóm1 1 hai phách, điệp lúc hai nhóm cùng hòa giọng với nhau.
- Nhóm 1 hát trước nhóm 2 hai phách - cả hai cùng hòa giọng ở đoạn điệp khúc
- Cho HS hát kết hợp với kết hợp vận động và phụ hòa động tác.
- Vận động theo nhịp khi hát và thực hiện các động tác phụ họa.
- Gọi cá nhân HS thực hiện.
- Cá nhân thể hiện bài hát.
Nội dung 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 4
- Cho HS quan sát bài TĐN số 4
- Số chỉ nhịp của bài? Ý nghĩa?
- Quan sát để phân tích bài TĐN.
- Nhịp , nhắc lại ý nghĩa của nhịp
Cao độ: E-F-G-A-B-C
Trường độ:
- Vậy ô nhịp đầu tiên của bài hát gọi là gì?
- Đây là nhịp lấy đà (bị thiếu 2 phách)
Nhịp đầu tiên là nhịp lấy đà
- Trong bài có sử dụng hình nốt gì?
-
Tiết tấu:
- Kể tên các cao độ có trong bài?
- E-F-G-A-B-C
- Cho HS thể hiện tiết tấu của bài TĐN
- Thực hiện tiết tấu bằng thanh phách hoặc vỗ tay.
- Về tiết tấu trong bài TĐN có gì đặc biệt?
- Tồn bài TĐN sử dụng chung một âm hình tiết tấu.
- Cho HS thực hành tiết tấu theo nhóm cá nhân.
- Cá nhân, nhóm thực hiện tiết tấu bài TĐN.
- Luyện thanh.
- Luyện thanh theo đàn.
- Cho HS nghe bài TĐN số 4
- Lắng nghe tồn bài TĐN
- Đàn từng câu ngắn cho HS đọc theo.
- Đọc từng câu ngắn theo đàn.
- Cho HS đọc kết hợp với gõ phách.
- Kết hợp gõ phách với đọc cao độ.
- Cho HS vừa đọc vừa thực hiện tiết tấu tồn bài
- Kết hợp đọc bài TĐN và vỗ tiết tấu
- Chia nhóm tổ, luyện đọc.
- Luyện đọc theo nhóm, tổ.
- Cho HS ghép lời ca.
- ghép lời ca bài TĐN.
* Đánh giá kết quả học tập:
- Đa số HS hát đuổi chính xác, thể hiện rõ sắc thái bài hát.
- Đọc nhạc chuẩn và thể hiện đúng tiết tấu
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài hát và tập thể hiện động tác phụ họa.
- Đọc bài TĐN số 4 kết hợp đánh nhịp
- Đọc bài đọc thêm:Hội Xuân "Sắc bùa"
2- Bài sắp học: - Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- Tìm hiểu hồn cảnh ra đồi và nội dung bài hát Hành quân xa của nhạc sỉ Đỗ Nhuận.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Hát đuổi - chú ý ô nhịp cuối của đoạn 1 - cả 3 bè vào điệp khúc.
- Đọc bài TĐN kết hợp tiết tấu, đọc chính xác về trường độ.
TIẾT: 10 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: - ÔN TẬP BÀI HÁT Chúng em cần hòa bình
- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
- ÂNTT: NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN VÀ BÀI HÁT Hành quân xa
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Ôn bài hát - nâng cao bằng cách hát bè một vài câu trong bài - Ông TĐN số 4 kết hợp vận động.
- Nắm sơ lược về nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa.
2- Kỹ năng: - Hát chính xác tính chất hành khúc của bài hát và hát bè đúng nhịp.
- Đọc trôi chảy bài TĐN số 4, thực hiện thuần thục các động tác phụ họa.
3- Thái độ:
Yêu thích nhạc sĩ Đỗ Nhuận cũng như các tác phẩm của ông.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7.
- Phương pháp hát tập thể,- NXB Giáo dục, 2000; Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại - Hà Nội, 1997.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, máy hát, bảng phụ, chân dung nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách, tập ghi nhạc.
3. Kiểm tra bài cũ: 1/Nêu nội dung và thể hiện bài hát Chúng em cần hòa bình.
2/ Đọc bài TĐN số 4 kết hợp, gõ phách theo nhịp ?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Chúng em cần hòa bình
- Cho HS nghe lại bài hát.
- Lắng nghe bài hát.
- Cho HS khởi động giọng
- Cho cả lớp hát ôn một lần tồn bài.
- Tập thể hát ôn tồn bài theo đàn.
- Cho HS hát kết hợp thể hiện động tác phụ họa.
- Cá nhân hát và tự thể hiện động tác phụ họa theo sở thích.
- Hướng dẫn HS thực hiện động tác phụ họa
- Vừa hát vừa thực hiện động tác phụ họa
- Cho cả lớp hát ôn cách hát đuổi.
- Hát ôn cách hát đuổi đã tập.
- Cho HS tập hát bè câu cuối của bài hát: '...không còn tiếng súng, tiếng bom trên hành tinh"
- Hát bè cao độ sau:
- Cho HS nghe cao độ cần bè - cho HS tập chuẩn (chọn 8-10HS) rồi tiến hành hòa giọng 2 bè.
- Tập theo sự chỉ dẫn của GV
Nội dung 2: Ôn tập Tập đọc nhạc:
TĐN số 4
- Cho HS luyện thanh
- Luyện thanh theo đàn
- Cho HS đọc kết hợp đánh nhịp
- Đọc bài TĐN số 4 kết hợp cách đánh nhịp - chú ý ô nhịp đầu tiên- nhịp lấy đà bắt đầu đánh nhịp từ phách thứ 3.
- Cho HS ôn kết hợp thực hiện động tác phụ họa.
- Đọc ôn kết hợp thể hiện các động tác phụ họa.
Nội dung 2: Âm nhạc thường thức.
1- NS Đỗ Nhuận: (1922-1991)
- Cho HS quan sát ảnh NS Đỗ Nhuận
- Quan sát chân dung nhạc sĩ
- NS sinh năm 1922 tại Hải Dương
- Năm sinh, quê quán của nhạc sĩ?
- NS Đỗ Nhuận sinh năm 1922, tại Hải Dương sống ở Hải Phòng.
- Ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh vê Văn học Nghệ thuật.
Tác phẩm (SGK)
- Ông bắt đầu tham gia cách mạng khi nào?
- NS Đỗ Nhuận tham gia cách mạng khi còn rất trẻ.
- GV tóm tắt và giới thiệu sơ lược về NS.
- Lắng nghe.
- Hãy nêu các tác phẩm của NS Đỗ Nhuận
- Nhớ chiến khu, Vui mở đường, Chiến thắng Điện Biên, Việt Nam - quê hương tôi,...
- Cho HS nghe trích đoạn tiêu biểu.
- Lắng nghe các trích đoạn.
2- Bài hát
Hành quân xa
- Sáng tác năm: 1953-1954
- Cho HS đọc câu chuyện kể về bài hát ở SGK/
- Đọc truyền cảm.
- Nội dung: Ý chí quyết tâm chống kẻ thù để bảo vệ làng quê dẫu có chịu nhiều gian khổ.
- Yêu câu HS đọc lời ca?
- Đọc lời ca bài hát.
- Hãy nêu nội dung bài hát ?
- Lòng căm thù giặc đã đàn áp nhận dân ta, các chiến sĩ quyết đánh đuổi quân thì dù gặp nhiều gian nan thử thách.
- Mở băng bài hát và cho HS hát theo.
-Nghe và hát theo.
* Đánh giá kết quả học tập:
- Hát bè ® gây hứng thú cho HS khi hát ôn.
- Đọc ôn TĐN chính xác.
- HS hát theo và rất thích bài hát Hành quân xa.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài hát Chúng em cần hòa bình.
- Đánh nhịp - hát ôn lời ca bài TĐN số 4.
- Trả lời câu hỏi số 1 trang 27 SGK.
2- Bài sắp học: - Tìm tranh ảnh về lồi chim sơn ca trong các sách, báo.
- Tìm hiểu về nhạc sĩ Đỗ Hòa An.
- Tìm hiểu những cậu hát có hiện tượng đảo phách có trong bài hát.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Ôn TĐN có thể chia nhóm ôn tập: tiết tấu - đánh nhịp .
TIẾT: 11 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: HỌC HÁT: BÀI Khúc hát chim sơn ca
Nhạc và lời: Đỗ Hồ An
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Hát được bài hát ở giọng Mi thứ, tập hát thuần thục đảo phách xuất hiện liên tục trong bài hát.
2- Kỹ năng: - Hát đúng sắc thái, đặc biệt là các đảo phách - Tập hát các từ hoa mĩ.
- Hát ngân đủ nhịp ở các từ có dấu nối: 2,5 phách, 3 phách, 4 phách.
3- Thái độ:
Từ hình ảnh chim sơn ca, tiếng hát sơn ca, HS sẽ liên hệ đến tiếng hát của các bạn nhỏ, ở đó các em được ca hát trong tình thân ái, đồn kết của mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7.
- Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại - NXB Hà Nội, 1997.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, tranh ảnh (đã sưu tầm).
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách, tập ghi nhạc.
3. Kiểm tra bài cũ: 1/Em hãy nêu sơ lược về nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
2/ Cho biết tính chất và nội dung bài hát Hành quân xa?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1:
Tìm hiểu bài
- Vào bài bằng hình ảnh chim sơn ca
- Lắng nghe
- Cho HS quan sát - trình bày tranh về chim sơn ca
- Quan sát cũng như trình bày trang tự sưu tầm về chim sơn ca.
- Giới thiệu về tác giả cho HS biết.
- Lắng nghe và nắm bắt
- Cho HS đọc lời ca
- Đọc lời ca bài hát
- Hãy phân tích bố cục bài hát? và nội dung từng đoạn?
- Bài hát chia làm 2 đoạn:
Đoạn 1: Nét nhạc nhẹ nhàng miêu tả tiếng hát chim sơn ca.
- Bài hát chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu..."mê say": tả tiếng chim sơn ca và sự liên hệ giữa tiếng sơn ca với thiên nhiên, với cuộc sống con người.
Đoạn 2: Âm nhạc say sưa, thắm thiết hơn nói về các giọng hát "sơn ca" của các bạn nhỏ.
Đoạn 2: "Ơi sơn ca... của em": giọng hát hay, trong sáng của các bạn nhỏ với mong muốn một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho mọi người.
Nội dung 2:
- Cho HS nghe băng về bài hát.
-Lắng nghe
- Cho 1 HS đọc lại lời ca bài hát.
- Đọc lại lời ca để cảm thụ tính chất văn học của ca từ.
- Luyện giọng
- Khởi động giọng theo đàn
- Cho HS tập hát từng câu theo lối móc xích.
- Tập hát từng câu theo đàn.
- Đâu là các từ có âm hoa mĩ?
- Các từ: tiếng, giữa, ngỡ, ánh, nắng, khúc, hỡi, sơn, hãy.
- Cho HS nghe và t ập các từ hoa mĩ.
- Tập hát chuẩn xác các từ có nốt hoa mĩ.
- Cho thực hiện các câu hát có đảo phách nhiều lần.
- Tập hát đúng các câu có đảo phách cho chuẩn xác.
- Đếm các từ cần ngân dài để HS hát.
- Ngân dài theo số đếm của GV.
- Cho HS đứng hát và gõ phách theo nhịp - đánh nhịp .
- Hát tồn bài kết hợp gõ phách theo nhịp, đánh theo nhịp
- Cho HS kết hợp vận động.
- Đứng hát và vận động nhẹ theo nhịp .
- Cho HS hát theo nhóm, tổ.
- Hát theo nhóm, tổ.
- Có thể kiểm tra từng câu hát ngắn.
* Đánh giá kết quả học tập:
- HS rất hứng thú học hát nhưng do tâm lí sợ hát sai nên đoạn đầu hát không hết khả năng.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Hát thuộc lời và giai điệu bài hát vừa học.
- Trả lời câu hỏi số 2 trang 29 SGK.
2- Bài sắp học: Tìm hiểu:
- Cung và nửa cung là gì?
- Xác định trong hệ âm tự nhiên có các khoảng cách một cung và nửa cung nào?
- Phân biệt dấu hóa suốt và dấu hố bất thường.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Nên kết hợp hát và gõ tiết tấu Þ hát chính xác, nhất là đảo phách.
TIẾT: 12 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT Khúc hát chim sơn ca
NHẠC LÍ: Cung và nửa cung - Dấu hóa
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Hát thuộc bài Khúc hát chim sơn ca với tình cảm vui tươi rộn rã.
- Có khái niệm về cung và nửa cung, 3 loại dấu hóa thông dụng, dấu hóa suốt và bất thường.
2- Kỹ năng: - Hát ôn đúng giai điệu, tiết tấu và thể hiện đúng tính chất ở 2 đoạn.
- Xác định được khoảng cách cung và 1/2 cung trong hệ âm tự nhiên phân biệt dấu hóa suốt- bất thường.
3- Thái độ:
Tạo hứng thú học phân môn Nhạc lí, nhất là tìm và xác định khoảng cách giữa các bậc âm.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7.
- Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại - NXB Hà Nội, 1997.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, song loan, băng nhạc, máy hát.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách, tập ghi nhạc.
3. Kiểm tra bài cũ: 1/Nêu nội dung bài hát Khúc hát chim sơn ca?
2/ Thể hiện bài hát Khúc hát chim sơn ca theo đúng tính chất bài hát theo yêu cầu?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1:
Ôn tập bài hát
- Mở băng cho HS nghe bài hát.
- Nghe băng và hát Khúc hát chim sơn ca
Khúc hát chim sơn ca
- Đệm đàn cho HS hát ôn tồn bài.
- Hát ôn tồn bài theo đàn.
- Chỉ huy cho HS đứng hát đúng tình cảm vui, rộn rã, nhí nhảnh
- Hát ôn theo tay chỉ huy của GV-chú ý thể hiện tình cảm vui, rộn rã, nhí nhảnh trong bài hát.
- Cho HS kết hợp đứng hát và vận động.
- Đứng hát, kết hợp vận động tại chỗ theo nhịp
- Chia nhóm: hát ôn dưới hình thức thi đua
- Hát ôn theo nhóm để thi thi đua với các nhóm khác.
- Cho lớp hát tồn bài theo đàn.
- Hát tồn bài theo đàn.
Nội dung 2: Nhạc lí
1- Cung và nửa cung:
Là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về độ cao giữa 2 âm thanh đi liền bậc
- Cung và nửa cung là gì? ví dụ?
- Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về độ cao giữa hai âm thanh đi liền bậc. Một cung bằng hai nửa cung. VD: C-D, E-F, A-H...
- Kí hiệu: 1 cung
1/2 cung V
VD:
- Cho HS quan sát đàn phím điện tử: có những phím trắng không có phím đen xen vào giữa Þ 2 phím trắng cách nhau 1/2 cung, hai phím trắng có phím đen xem kẽ vào giữa cách nhau 1 cung. Em hãy xác định khoảng cách các bậc âm trong hệ âm tự nhiên.
Trong tự nhiên có:
C-D: 1 cung A-B: 1 cung
E-F: 1/2 cung
F-G: 1 cung
G-A: 1 cung
A-B: 1 cung
B-C: 1 cung.
- Đàn cho HS nghe thang âm Cdur
- Nghe đàn để nhận biết sự khác nhau giữa 1 cung và 1/2 cung.
- Nêu kí hiệu một cung và nửa cung?
- Một cung: ; Nửa cung: V
2- Dấu hóa:
- Là kí hiệu để thay đổi độ cao của nốt nhạc
- Dấu hóa là gì?
- Là kí hiệu dùng để thay độ độ cao của các nốt nhạc.
- Có 3 loại:
+Dấu thăng(#): nâng cao
+Dấu giáng(b): hạ thấp cao độ nốt nhạc xuống 1/2 cung
+Dấu bình ( ) hủy bỏ hiệu lực dấu (#) hoặc dấu (b)
Có mấy loại dấu hóa? nêu tác dụng của nó?
Các phím trên đàn là những nốt để thăng hoặc giáng.
- 3 loại: dấu thăng (#), dấu giáng (b) và dấu bình ( ): Dấu thăng nâng cao nốt nhạc 1/2c, dấu giáng hạ thấp hơn nốt nhạc 1/2c, dấu bình hủy bỏ tác dụng # hoặc b.
- Ví dụ bằng đàn: F-F#, D-D#, A-Ab...
- Nghe đàn để thấy sự khác nhau.
Dấu hóa đặt sau khóa hoặc trước nốt nhạc
- Dấu hóa suốt khác dấu hóa bất thường ở điểm nào?
- Dấu hóa suốt đặt ở đầu khuông nhạc, dấu hóa bất thường đặt trước nốt nhạc trong khuông nhạc.
a) Dấu hóa suốt: Đặt đầu bản nhạc (sau khóa) gọi là hóa biểu-ghi cùng loại có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc có thể có từ 1-7 dấu hóa
- Phân tích ví dụ trong SGK cho HS thấy rõ sự khác biệt.
- Dấu hóa suốt có tác dụng với tất cả các nốt cùng tên trong bài; dấu hóa bất thường có tác dụng với nốt cùng tên trong phạm vi một ô nhịp.
b) Dấu hóa bất thường: Đặt trước nốt nhạc, chỉ ảnh hưởng tới các nốt cùng tên trong phạm vi 1 ô nhịp (sau nó).
- Cho HS quan sát các bài hát đã học: chúng em cần hòa bình, Khúc hát chim sơn ca...
- Dấu hóa đặt ở đầu khuông nhạc. Dấu hóa đặt ở sau khóa nhạc làm thành hóa biểu.
* Đánh giá kết quả học tập:
- Hát ôn thuần thục, thể hiện được sắc thái của 2 đoạn.
- Biết xác định nhanh các loại dấu hóa: dấu thăng, dấu giáng, dấu bình.
- Nắm và xác định được 1 cung và 1/2 cung.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Học thuộc bài hát, hát đúng giai điệu bài hát.
- Trả lời câu hỏi số 1, 2 trang 31 SGK.
2- Bài sắp học: - Phân tích cao độ, trường độ và tiết tấu bài TĐN số 5.
- Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của thiên tài âm nhạc Beethoven.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Cho HS rút ra các viết, cách xác định các dấu thăng, dấu giáng trên khuông nhạc.
TIẾT: 13 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT Khúc hát chim sơn ca
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5
ÂNTT: Giói thiệu nhạc sĩ Bê-tô-ven
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Ôn bài hát Khúc hát chim sơn ca kết hợp vận động - tập hát bè ở 3 nhịp cuối của bài.
- Tiếp tục đọc nhạc ở nhịp có nhịp lấy đà-Nắm sơ lược về nhạc sĩ Beethoven và các tác phẩm nổi tiếng.
2- Kỹ năng: - Thể hiện được sắc thái bài hát, các động tác phụ họa - Đọc nhạc chính xác các yêu cầu, chú ý F#, đ8ánh nhịp đẹp, chính xác (lấy nhịp đà).
3- Thái độ:
- Yêu thích nhạc sĩ Beethoven cũng như các tác phẩm tiêu biểu của ông.
- Củng cố và nâng cao hứng thú học môn Âm nhạc ở HS.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7.
- Tập Danh nhân âm nhạc thế giới - NXB Hà Nội, 2000.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, máy hát, chân dung nhạc sĩ beethven.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách, tập ghi nhạc.
3. Kiểm tra bài cũ: 1/Nêu nội dung và thể hiện bài hát Khúc hát chim sơn ca?
2/ Cung và nửa cung là gì? Nêu tác dụng của các loại dấu hóa?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Khúc hát chim sơn ca
- Cho HS nghe lại bài hát.
- Lắng nghe để nhận biết lại tính chất hai đoạn trong bài.
- Cho lớp hát ôn bài hát theo đàn
- Hát ôn theo đàn và sự hướng dẫn của GV
- Hướng dẫn GV thực hiện các động tác phụ họa cho bài hát.
- Thực hiện các động tác theo sự hướng dẫn của GV.
- Tập HS hát bè ở câu cuối cùng chọn 8-10 HS tập hát bè. Khi hát tốt cho HS hòa giọng với bè chính.
- Hát bè theo độ cao sau:
- Cho HS hát 2 bài bè kết hợp đánh nhịp
- Hát theo bè kết hợp đánh nhịp
Nội dung 2: Tập đọc nhạc
TĐN số 5
- Nêu các cao độ có trong bài TĐN?
- Gồm C-D-E-F-G-A-B-C và có nốt F#
Cao độ:C-D-E-F-F#-G-A-B
Trường độ:
- Dấu thăng ở nốt Pha thăng gọi là nốt gì? Tác dụng của nó?
- Dấu thăng xuất hiện ở nốt Pha gọi là dấu hóa bất thường, nâng nốt Pha trong ô nhịp này lên 1/2 cung.
Kí hiệu: Khung thay đổi số 1, 2, dấu nhắc lại...
- Nêu các kí hiệu có trong bài TĐN?
- Khung thay đổi, dấu nhắc lại, dấu lặng đen
- Em hãy rút ra tiết tấu trong bài TĐN?
- Cho HS thực hiện tiết tấu.
- Thực hiện tiết tấu của bài TĐN.
- Luyện thanh
- Luyện thanh theo đàn
- Cho HS tập từng câu theo đàn
- Tập từng câu ngắn theo đàn
- Tập đọc kết hợp thực hiện tiết tấu
- Đọc nhạc + thực hiện tiết tấu.
- Cho HS đọc và đánh nhịp
- Đọc nhạc kết hợp đánh nhạc
- Chia nhóm luyện tập, ghép lời ca.
- Đọc theo nhóm - ghép lời ca.
Nội dung 3:
Âm nhạc thường thức
Giới thiệu nhạc sĩ Beethoven (1770-1827)
- Trình bày chân dung nhạc sĩ Beethoven
- Quan sát chân dung nhạc sĩ Beethven
- Là nhạc sĩ người Đức, sinh tại thành phố Bon
- Ông là người nước nào?
- Cuộc đời ông sống như thế nào?
- Nước Đức, sinh tại Bon
- Cuộc đời ông rất khó khăn, thiếu thốn và luôn bệnh tật.
- Cuộc đời gặp nhiều khó khăn, đau khổ lại mắc bệnh điếc nhưng điều này không ảnh hưởng gì đến sự nghiệp sáng tác của ông.
- Ông mắc bệnh gì?
- Ông bị mắc bệnh điếc.
- Căn bệnh đó đã ảnh hưởng đến ông như thế nào?
- Mặc dù bị bệnh điếc nhưng ông vẫn sáng tác và cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng.
- Cho HS đọc mẫu chuyện trong SGK
- Đọc và tìm hiểu câu chuyện trong SGK
- Tác phẩm: 9 giao hưởng, 32 xônát cho Pianô và nhiều tác phẩm xuất sắc khác trong đó có giao hưởng số 3, 5, 6, 9 và Xônát số 8, 14, 23 là những bản nhạc rất quen biết với công chúng yêu nhạc cổ điển ở Việt Nam
- Các tác phẩm mà ông đã để lại cho đời?
32 bản Xônát viết cho Pianô, 9 bản giao hưởng, 1 vở nhạc kịch và nhiều tác phẩm khác.
- Kể cho HS nghe vài câu chuyện về NS
- Lắng nghe.
- Cho Hs nghe các trích đoạn về các tác phẩm nổi tiếng của Beethoven.
- Nghe các trích đoạn nổi tiếng.
* Đánh giá kết quả học tập:
- Hát ôn đúng yêu cầu về sắc thái - Hét bè chuẩn.
- Đọc nhạc đúng cao độ, trường độ.
- Rất ham thích khi nghe các tác phẩm của nhạc sĩ Beethoven.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài hát và thể hiện động tác phụ họa thuần thục.
- Tập hát bè ở câu cuối.
- Đọc bài TĐN số 5, hát và kết hợp đánh nhịp
- Trả lời câu hỏi số 1 trang 35 SGK.
2- Bài sắp học: - Ôn các bài hát, các bài TĐN đã học (tiết tấu, cao độ, ...)
- Ôn Nhạc lí : + Cung và nửa cung.
+ Dấu hóa.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Cần giới thiệu tên các tác phẩm của nhạc sĩ Beethoven được công chúng Việt Nam yêu thích như: thư gửi Êlidơ, Sonate 14, Ánh trăng, giao hướng số 3 - Anh hùng, giao hưởng số 5 - Định mệnh.
- Hát bè: Tập bè riêng cho chuẩn Þ ghép - GV hát mẫu.
TIẾT: 14 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Ôn tập hai bài hát Chúng em cần hòa bình và Khúc hát chim sơn ca với hai sắc thái khác nhau.
- Hiểu được thế nào là cung và nửa cung (nửa cung tự nhiên và nửa cung hóa) - Ôn TĐN số 4, số 5.
2- Kỹ năng: - Hát ôn đúng nhịp, phách và thể hiện rõ sắc thái của từng bài hát.
- Đọc ôn 2 bài TĐN đúng cao độ, tiết tấu - Biết tính nhanh các khoảng cách bị hóa.
3- Thái độ:
Có thái độ tích cực khi ôn tập để đạt hiệu quả cao trong kỳ kiểm tra cuối học kỳ I.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7.
- Nhạc lí nâng cao - NXB Âm nhạc, 2001.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, song loan, băng nhạc, máy hát, bảng phụ.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách, song loan, tập ghi nhạc.
3. Kiểm tra bài cũ: 1/Nêu nội dung và thể hiện bài hát Khúc hát chim sơn ca của nhạc sĩ Đồ Hồ An?
2/ Hát lời ca TĐN số 5 kết hợp thực hiện tiết tấu?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1: Ôn tập bài hát
- Khúc hát chim sơn ca
- Chúng em cần hòa bình
- Em hãy nhắc lại sắc thái của hai bài hát Chúng em cần hòa bình và Khúc hát chim sơn ca.
- Chúng em cần hòa bình : vui khỏe, vững tin, tự hào.
- Khúc hát chim sơn ca: vui, nhí nhảnh, say sưa.
- Cho HS nghe lại 2 bài hát
- Lắng nghe và cảm nhận
- Cho HS khởi động giọng.
- Khởi động giọng theo đàn bằng các âm Ma, Mô, Mi
- Cho HS hát ôn bài Chúng em cần hòa bình
- Hát ôn bài Chúng em cần hòa bình với sắc thái vui, khỏe.
- Yêu cầu hát và đánh nhịp
- Hát ôn kết hợp đánh nhịp
- Cho HS hát ôn và vận động
- Hát ôn kết hợp vận động tại chỗ theo nhịp hai.
- Yêu cầu HS hát ôn bài Khúc hát chim sơn ca
- Hát ôn bài Khúc hát chim sơn ca với sắc thái vui, say sưa.
- Kết hợp đánh nhịp và vận động tại chỗ
- Hát ôn kết hợp đánh nhịp và vận động tại chỗ theo nhịp hai.
- Chia nhóm hát ôn.
- Thi hát (ôn) theo nhóm, tổ.
- Trò chơi:"Nghe giai điệu đốn câu hát"
- Lắng nghe giai điệu và hát câu hát nghe được.
Nội dung 2:
Ôn tập Nhạc lí
- Cung và nửa cung
- Trong hệ âm tự nhiên có bao nhiêu cung và nửa cung?
- Trong tự nhiên có 5 cung và 2 nửa cung
- Dấu hóa
- Cho HS nghe lại các khoảng cách đó.
- Lắng nghe đàn để cảm nhận.
- Trong âm nhạc còn có nửa cung hóa - em hãy ví dụ.
- Nửa cung hố như: C-Db, D#-E hãy A-Hb.
- Tính các khoảng cách: E-Ab, G-C, C-E#, A-H#.
- E-Ab= 2c, G-C = 2,5c, C-E# = 2,5c A_-H#= 1,5c
- Có mấy loại dấu hóa? Tác dụng?
- 3 loại: dấu thăng, dấu giáng, dấu bình (tác dụng của từng dấu)
- Phân biệt dấu hóa suốt và dấu hố bất thường.
- Khác nhau về vị trí và tác dụng.
Nội dung 3:
Ôn tập Tập đọc nhạc
- Trình bày tiết tấu của 2 bài TĐN
- Nhận diện được tiết tấu của từng bài
TĐN số 4, 5
- Cho HS thực hiện tiết tấu.
- Thực hiện tiết tấu của 2 bài
- Đệm 2 bài TĐN số 4, số 5
- Lắng nghe
- Cho HS luyện thanh
- Luyện thanh theo đàn.
- Yêu cầu đọc ôn kết hợp tiết tấu.
- Đọc ôn - kết hợp gõ tiết tấu
- Cho đọc ôn kết hợp đánh nhịp
- Đọc ôn kết hợp đánh nhịp
- Chia nhóm ôn luyện.
- Thực hiện theo yêu cầu của mỗi nhóm
- Cho HS ghép lời ca từng bài
- Hát lời ca từng bài theo đàn.
- Trò chơi: "Nghe tiết tấu đốn câu nhạc"
- Nghe và nhận diện câu nhạc.
* Đánh giá kết quả học tập:
- Hát ôn thuần thục, thể hiện đúng sắc thái của từng bài hát.
- Đọc ôn 2 bài TĐN kết hợp đánh phách , gõ tiết tấu chính xác.
- Nắm vững về cung và nửa cung, tác dụng của dấu hóa.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Luyện tập thuần thục các nội dung vừa ôn.
- Tập xác định cung và nửa cung.
2- Bài sắp học: Học bài hát tự chọn: Bài Mùa xuân tình bạn.
- Phân tích bài hát Mùa xuân tình bạn.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Chia nhóm: nhóm hát, nhóm đánh nhịp, gõ phách.
TIẾT: 15 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN: Mùa xuân tình bạn
Nhạc và lời: Cao Minh Khanh
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Tập một bài hát viết về tình bạn ở nhịp với hóa biểu có một dấu thăng.
- Tập hát với tiết tấu hoặc
2- Kỹ năng: - Thể hiện sắc thái vui tương trong sáng trong ca từ bài hát.
- Thể hiện lời ca đúng độ cao và tiết tấu của bài.
3- Thái độ:
Giúp HS biết quý trọng và giữ gìn tình bạn trong sáng của lứa tuổi học trò.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7.
- Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại - NXB Hà Nội, 1997.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Bảng phụ, đàn Organ, băng nhạc, máy hát.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách.
3. Kiểm tra bài cũ: 1/ Dấu hố suốt là gì? Tác dụng của nó?
2/ Xác định vị trí của dấu thăng thứ nhất trên khuông nhạc?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1:
Tìm hiểu bài
* Vào bài: từ câu trả lời vị trí của dấu thăng thứ nhất trên không.
- Lắng nghe
1- Tác giả:
- Cho HS quan sát chân dung tác giả
- Quan sát chân dung nhạc sĩ Cao Minh Khanh
- Giới thiệu sơ lược về nhạc Cao Minh Khanh
- Lắng nghe và ghi nhớ tóm tắt về tác giả
- Cho HS nghe các trích đoạn tác phẩm của nhạc sĩ Cao Minh Khanh Hành khúc mùa hè, Chiều thu nhớ trường.
- Lắng nghe và cảm thụ giai điệu trong các tác phẩm của nhạc sĩ Cao Minh Khanh
2- Bài hát
- Cho HS đọc lời ca bài hát.
- Đọc diễn cảm lời ca của bài hát
- Bài hát nói lên điều gì?
- Bài hát viết về mùa xuân với bao nhiêu tươi đẹp và lồng vào đó là ca ngợi tình bạn vô tư, trong sáng của lứa tuổi học trò....
- Cho HS nghe bài hát.
- Lắng nghe bài hát.
Nội dung 2: Học hát
- Yêu cầu HS phân tích bài hát.
- Tất cả các khuông nhạc đều có một dấu thăng ở hố biểu Þ tất cả các nốt pha đều bị tăng lên 1/2 cung. Ô nhịp đầu là nhịp lấy đà, vì bị thiếu phách mạnh so với yêu cầu của chỉ số nhịp .
- Các kí hiệu nào xuất hiện trong bài hát?
- Trong bài có dấu hiệu nhắc lại, khung thay đổi, dấu nối...
- Phân loại bài hát :2 đoạn
- Đánh dấu vào SGK
Đoạn 1: "Chào mùa xuân... thân yêu"
Đoạn 2: "Ơi tình bạn... mùa xuân"
- Đệm đàn cho HS khởi động giọng
- Luyện thanh theo đàn
- Đệm đàn từng câu cho HS tập hát.
- Tập hát từng câu ngắn theo đàn và sự hướng dẫn của GV.
- Sau khi tập xong từng đoạn cho HS ghép nối tồn bài.
- Tập hát từng câu ® hết đoạn theo kiểu móc xích và ghép nối 2 đoạn với nhau.
- Cho HS hát tồn bài: GV đệm cao độ
- Hát tồn bài theo đàn
- Chia nhóm luyện tập
- Luyện tập theo nhóm, tổ
- Gọi cá nhân hát
- Cá nhân thể hiện tồn bài.
Đoạn 1: 2 HS sôlô, đoạn 2: cả lớp
- Hát theo yêu cầu của GV
- Cho HS chọn câu hát thích nhất.
- Chọn câu hát thích nhất và lí giải
- Trò chơi: "Xem tranh đốn tên gọi": GV cho xem tranh ® HS đốn ô chữ khi GV lấy từng mảng Þ câu chuyện Hồng và Tứ
- Quan sát tranh, tham gia trò chơi Þ câu chuyện tôn vinh tình bạn trong sáng và cao thượng, đáng trân trọng.
* Đánh giá kết quả học tập:
- HS cảm thụ được nội dung ca từ và thể hiện đúng sắc thái bài hát theo từng đoạn.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài hát vừa học.
2- Bài sắp học: - Xem lại và ôn tập tất cả các bài hát, bài TĐN đã học.
- Nắm sơ lược tiểu sử của các nhạc sĩ Hồng Việt, Đỗ Nhuận, Beethoven và các tác phẩm được giới thiệu.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Cho HS nhận xét và giai điệu, tính chất bài hát trước khi học hát.
- Có thể cho HS thực hiện các tiết tấu khó có trong bài hát.
TIẾT: 16 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Ôn tập , củng cố các bài hát, TđN đã học; củng cố cách đánh nhịp, gõ phách của từng bài.
- Ôn và nắm những ý chính cần học về các nhạc sĩ Hồng Việt, Đỗ Nhuận, Beethoven.
2- Kỹ năng: - Hát đúng giai điệu, sắc thái các bài hát đã học; tự thể hiện động tác phụ họa.
- Đọc các bài TĐN đúng cao độ, trường độ và tiết tấu.
3- Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc, tích cực khi ôn tập các nội dung.
- - Củng cố và nâng cao hứng thú học môn Âm nhạc 7
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 .
- Phương pháp hát - NXB Tp Hồ Chí Minh, 1996.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ, thanh phách, song loan, băng nhạc, máy hát.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách, song loan.
3. Kiểm tra bài cũ: Hãy thể hiện bài hát Mùa xuân tình bạn của NS Cao Minh Khanh, biết kết hợp thể hiện vài động tác phụ họa đơn giản?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1: Ôn tập bài hát
- Yêu cầu HS kể tên các bài hát đã học trong HKI?
- Kể tên 4 bài hát đã học ở HKI.
- Mái trường mến yêu
- Đệm đàn cho HS khởi động giọng?
- Khởi động giọng theo đàn.
- Chúng em cần Hòa bình
- Khúc hát chim sơn ca
- Yêu cầu HS nhắc lại sắc thái từng bài hát đã học?
- Mái trường mến yêu:tình cảm, nhẹ nhàng.
- Lí cây đa: Nhanh, vui nhưng phải thể hiện mềm mại (dan ca)
- Chúng em cần hòa bình: vui khỏe, trong sáng.
- Khúc hát chim sơn ca: vui, rộn rã nhưng không nhanh.
- Đệm và cho HS nghe lại 4 bài hát
- Lắng nghe.
- Đệm đàn cho HS hát ôn từng bài.
- Hát ôn từng bài theo đàn
- Yêu cầu HS tự thể hiện động tác phụ họa
- Hát ôn + động tác phụ họa (tự thể hiện)
- Cho hát ôn kết hợp gõ phách theo nhịp
- Hát ôn kết hợp gõ phách theo nhịp
- Đệm đàn, HS hát ôn + đánh nhịp
- Hát ôn, đánh nhịp theo chỉ số nhịp yêu cầu.
Nội dung 2:
Ôn tập Tập đọc nhạc
TĐN số 1, số 2, số 3, số 4, số 5
- Cho Hs luyện thanh.
- Đọc gam Cdur và các âm trụ theo đàn
- Đệm đàn từng bài TĐN và cho HS thực hiện tiết tấu
- Nhận diện bài TĐN và thực hiện tiết tâu theo đàn.
- Đệm từng bài cho đọc ôn.
- Đọc ôn từng bài TĐN theo đàn kết hợp gõ tiết tấu.
- Chia nhóm luyện tập
- Luyện tập các bài TĐN theo từng nhóm.
- Cho HS đọc ôn kết hợp đánh nhịp
- Đọc ôn, đánh nhịp theo từng bài.
- Cho HS hát lời ca từng bài TĐN
- Hát lời ca từng bài theo đàn.
Nội dung 3:
Ôn tập ÂNTT
- NS Hồng Việt - Nhạc rừng
- Cho HS nghe các tác phẩm và nêu lên theo từng tác giả (trích)
- Lắng nghe và nhận diện
+ Nhạc rừng: Hồng Việt
- NS Đỗ Nhuận - hành quân xa
+ Hành quân xa: Đỗ Nhuận
+ Giao hưởng số 9 (trích): Beethoven
- NS Beethoven
- Nêu điểm nổi bật của các tác giả
- Hồng Việt: tác giả Bản giao hưởng đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại - "Quê hương"
Đỗ Nhuận: tác giả vở nhạc kịch Cô Sao - người đầu tiên viết Opera ở VN
- Cho HS nêu các tóm lược về các NS
- Tóm lược về các NS
- Cho HS nghe lại tồn bộ các tác phẩm đã nghe của 3 nhạc sĩ trên
- Lắng nghe và cảm thụ.
* Đánh giá kết quả học tập:
- Hát ôn đúng sắc thái từng bài, động tác phụ họa sinh động.
- Đọc nhạc đúng yêu cầu.
- Nắm vững về 3 nhạc đã học.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Hát thuộc 4 bài hát, 5 bài TĐN đã ôn.
2- Bài sắp học: THI HỌC KỲ I (Thực hành)
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TIẾT: 17, 18 Ngày soạn: 22/10/2005
BÀI: KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Ghi nhớ và tự thể hiện các bài hát, bài TĐN đã học.
2- Kỹ năng: - Thể hiện các bài hát, TĐN trước lớp chính xác và tự tin.
3- Thái độ:
Nghiêm túc trong khi kiểm tra và tôn trọng phần trình bày của các bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7.
3. Kiểm tra bài cũ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Kiểm tra học kỳ I
Gọi từng nhóm 2,3 HS lên trình bày các bài hát, bài TĐN đã học.
- 2 hoặc 3 HS/nhóm lên bảng trình bày tồn bộ các bài hát, TĐN đã học.
- GV cho HS nhận xét.
- HS nhận xét.
- GV đánh giá xếp loại
Cho kiểm tra 1/2 HS của lớp ở tiết 17, số còn lại ở tiết 18.
* Đánh giá kết quả học tập:
- Đa số HS có ý thức trong khi ôn tập và nghiêm túc khi kiểm tra.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học:
2- Bài sắp học: - Tìm hiểu bài hát Đi cắt lúa (Dân ca Hrê)
- Quãng là gì? Cách tính quãng như thế nào?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Những HS thực hiện không được cho HS xem lại và thực hiện ở tiết 18 (nhưng không được xếp loại Giỏi)
TIẾT: 19 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: HỌC BÀI HÁT; BÀI Đi cắt lúa
NHẠC LÍ: Sơ lược về quãng
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Tập một bài hát dân ca của người Hrê, lời đặt trên làn điệu dân ca.
- Có khái niệm về quãng, phân biệt quãng giai điệu và quãng hòa âm.
2- Kỹ năng: - Tập hát đúng giai điệu, hát luyến bởi 3 âm.
- Xác định tên quãng nhanh và chính xác với âm ngọn hoặc âm gốc cho trước.
3- Thái độ:
Qua bài hát HS cảm nhận được nét đẹp trong các tập tục tập quán của các dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam giàu bản sắc văn hóa.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - lịch sử văn hóa các dân tộc Việt Nam
- Tuyển tập "Cao nguyên xanh" (Kpa Y Lăng) - NXB Tp Hồ Chí Minh, 2004.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7.
- Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, máy hát, bảng phụ.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách.
3. Kiểm tra bài cũ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1: Học hát
1- Tìm hiểu bài
- Người Hrê là một dân tộc thiểu số ở miền núi Tây Nguyên, cũng như các dân tộc khác, họ cũng có các làn điệu dân ca.
- Lắng nghe
- Cho HS đọc bài viết trong SGK
- Đọc bài viết trong SGK
- Mở các trích đoạn dân ca Tây Nguyên : Ru em (Dân ca Xê Đăng), Bạn ơi lắng nghe (Dân ca Bana), ..
- Lắng nghe và cảm nhận nét đẹp trong các làn điệu dân ca của người dân tộc thiểu số
- Cho HS quan sát tranh ảnh về các dân tộc ở tây Nguyên (1 số)
- Quan sát tranh ảnh về trang phục, nhà rông, cồng chiêng.
- Bài Đi cắt lúa nói về điều gì?
- Bài hát nói lên niềm vui của buôn làng, đặc biệt là của buôn làng, đặc biệt là của các em nhỏ người dân tộc thiểu số mừng lúa mới về làng.
2- Học hát:
- Đánh dấu các từ luyến bởi 3 nốt?
- Đánh dấu vào các từ: hát, ấm, sướng.
- Cần thể hiện bài hát như thế nào?
- Để thể hiện sự hồn nhiên, lạc quan nên phải thể hiện sôi nổi, hào húng.
- Cho HS nghe bài hát
- Lắng nghe và cảm thụ
- Luyện thanh cho HS
- Luyện thanh khởi động giọng.
- CHo HS tập hát từng câu ngắn theo đàn
- Tập hát từng câu ngắn theo đàn
- Đệm đàn cho HS hát tồn bài
- Hát tồn bài theo đàn
- yêu cầu HS hát kết hợp gõ nhịp
- Hát kết hợp với gõ nhịp
- Chia nhóm ôn luyện.
- Ôn luyện theo nhóm, tổ.
Nôi dung 2: Nhạc lí
Sơ lược về quãng
- Đàn 2 nốt nhạc cho HS phân biệt hai nốt cao-thấp ® Thế nào là quãng?
- Quãng là khoảng cách về cao độ giữa hai âm nốt nhạc (cao và thấp)
1- Khái niệm:
- Quãng là khoảng cách giữa hai âm vang lên lần lượt hoặc cùng lúc
- Đàn cho HS nghe quãng giai điệu và quãng hòa âm.
- Khác nhau ở sự vang lên của âm thanh: 2 âm vang lên lần lượt ® giai điệu, hai âm vang lúc lúc ® hòa âm.
- Quãng có hai âm vang lên lần lượt ® giai điệu; 2 âm vang cùng lúc ® hòa âm.
- Cho HS đọc quãng C-E
- Giai điệu đọc C-rồi đến E.
Hòa âm: 1 nhóm đọc C, 1 nhóm đọc E
2- Cách gọi tên quãng
- Tên quãng là số âm cơ bản được tính từ âm thấp (âm gần) đến âm cao (âm ngọn)
- 2 nốt trong quãng cách bao nhiêu bậc ® Tên quãng ® C-F?
- C-F Û C- D - E - F
VD: + Quãng 1: hai nốt cùng tên
+ Quãng 2: hai nốt liền bậc
+ Quãng 3: hai nốt cách một bậc thứ tự lần lượt đến quãng 4,5,6,7
- 2 nốt cùng tên cho ta quãng 1, ví dụ?
- C - D, E - E, F - F, ...
- Xác định quãng 8 với âm gốc là Đồ?
- Đồ - Đố ® quãng 8
- BT: tính quãng C-G, D-H?
* Đánh giá kết quả học tập:
- Nắm được cách gọi tên quãng và xác định quãng.
- Diễn tả bài hát vui nhộn, hồn nhiên.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Hát thuộc lời ca và tập diễn tả sắc thái bài hát Đi cắt lúa.
- Nêu các khái niệm về quãng, cách gọi tên quãng?
- Trả lời câu hỏi số 2 trang 40 SGK.
2- Bài sắp học: - Phân tích bài TĐN số 6.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Giải thích về quãng lên (nốt thấp tính lên nốt cao) và quãng xuống (từ nốt cao tính xuống nốt thấp).
TIẾT: 20 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT Đi cắt lúa
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Hát thuộc lời ca bài hát Đi cắt lúa - Biết thể hiện sắc thái bằng cảm xúc khi hát.
- Đọc nhạc ở thang 5 âm, biết thang 5 âm gồm A - C - D - E - G. Âm chủ là A.
2- Kỹ năng: - Hát nhẹ nhàng, rõ lời - Thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng.
- Đọc nhạc đúng cao độ, tiết tấu, đặc biệt là:
3- Thái độ:
- Giáo dục HS hình thành tình yêu, sự cảm thông với các bạn nhỏ ở vùng cao.
- Biết tự hào và có ý thức phấn đấu, vươn lên trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7.
- Nhạc lí nâng cao - NXB Âm nhạc Tp Hồ Chí Minh.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, máy hát, bảng phụ.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách.
3. Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung và thể hiện bài hát Đi cắt lúa (dân ca Hrê)?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1: Ôn tập bài hát
- Cho HS nghe bài hát
- Lắng nghe
- Yêu cầu về sắc thái bài hát?
- Vui, sôi nổi và tự hào.
- Đàn cho HS luyện thanh.
- Luyện thanh khởi động giọng theo đàn
- Đệm đàn cho tất cả lớp hát ôn kết hợp gõ phách theo nhịp.
- Hát ôn theo đàn kết hợp tay gõ phách giữ nhịp.
- Sửa sai lỗi còn tồn tại (nếu có)
- Đánh dấu vào bài hát những từ hát chưa hồn thiện (nếu có)
- Chia nhóm ôn tập
- Hát ôn theo nhóm, tổ, cá nhân
- Gọi cá nhân HS thể hiện.
- Cá nhân HS thể hiện bài hát
- Yêu cầu HS đứng hát kết hợp vận động nhẹ tại chỗ.
- Hát ôn theo đàn kết hợp vận động nhẹ tại chỗ theo nhịp.
Nội dung 2: Tập đọc nhạc - Có khái niệm về cung và nửa cung, 3 loại dấu hóa thông dụng, dấu hóa suốt i
TĐN số 6: Xuân về trên bản
- Cho HS quan sát bài TĐN
- Đàn bài TĐN cho HS nghe.
- Quan sát bài TĐN
- Lắng nghe bài TĐN
- Cho HS phân tích bài TĐN
- Nhận xét bài TĐN
+ Nhịp
+ Cao độ: thang 5 âm A-C-D-E-G (A), âm chủ là A.
+ Trường độ:
+ Có một ậm hình tiết tấu khó:
+ Sắc thái bài TĐN: nhịp nhàng nhưng vui
- Đệm thang 5 âm và gam Amoll cho HS khởi động giọng
- Luyện thanh theo đàn bởi thang Amoll: A-H-C-D-E-F-G (A) và A-C-D-E-(A)
- Cho HS tập tiết tấu bài TĐN
- Thực hiện tiết tấu của bài TĐN theo đàn + sự hướng dẫn GV
- Đệm từng câu ngắn cho HS tập đọc 2, 3 lần cho đến hết bài.
- Tập từng câu ngắn theo đàn, ghép nối các câu đến hết bài.
- Cho HS đọc tồn bài kết hợp gõ tiết tấu.
- Đọc tồn bài theo đàn kết hợp gõ tiết tấu
- Chia nhóm, tổ luyện tập.
- Luyện đọc theo nhóm, tổ, cá nhân
- Gọi cá nhân thực hiện
- Cá nhân đọc bài TĐN
- Đệm cho HS đốn câu nhạc
- Lắng nghe và nhận
- Cho HS ghép lời ca.
- Hát lời ca bài TĐN theo đàn
- Yêu cầu HS hát lời ca kết hợp đánh nhịp
- Hát lời ca kết hợp đánh nhịp
* Đánh giá kết quả học tập:
- Hát thuộc lòng lời ca bài hát Đi cắt lúa, đa số thể hiện được bài hát, còn vài HS luyến 3 âm "hát, sướng, ấm..." chưa mềm mại.
- Đọc nhạc đúng yêu cầu.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài Đi cắt lúa và tập diễn xuất động tác minh họa.
- Hát thuộc lời ca bài TĐN số 6.
- Trả lời câu hỏi số 1 trang 41 SGK.
2- Bài sắp học: - Phân tích và tự đặt lời mới cho TĐN số 6.
- Tìm hiểu bài Âm nhạc thường thức.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Có thể kết hợp đọc hình nốt khi vẽ trường độ và tập tiết tấu bài TĐN.
TIẾT: 21 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: Một số thể loại bài hát
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Ôn bài TĐN s61 6 với yêu cầu cao: cao độ, trường độ, lời ca theo đúng giai điệu.
- Nhận diện đúng và chính xác các thể loại bài hát.
2- Kỹ năng: - Thể hiện đọc ôn nhạc bài TĐN đúng yêu cầu, tự sáng tác lời mới cho bài TĐN.
- Nhận diện đúng và chính xác các thể loại bài hát.
3- Thái độ:
Tạo hứng thú trong việc tìm hiểu và phân loại từng thể loại bài hát.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7.
- Thể loại bài hát của âm nhạc Việt Nam - Hội âm nhạc Việt Nam, 1998.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ, thanh phách, băng nhạc, máy hát, bảng phụ.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách.
3. Kiểm tra bài cũ: 1/ Thực hiện tiết tấu bài TĐN số 6.
2/ Hát lời ca bài TĐN số 6 kết hợp đánh nhịp
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1:
Ôn tập TĐN
- Bài TĐN chia làm mấy câu?
- Cho HS nghe lại bài TĐN số 6
- 4 câu - HS nêu rõ 4 câu
- Lắng nghe.
- Đệm đàn cho HS luyện thanh.
- Luyện thanh theo đàn: gam A-H-C-D-E-F-G-(A)
- Cho HS ôn tiết tấu bài TĐN
- Thực hiện tiết tấu bài TĐN theo đàn
- Đàn cho HS đọc ôn tồn bài.
- Đọc ôn tồn bài 2-3 lần theo đàn
- Gọi vài cá nhân đọc.
- Cá nhân đọc tồn bài theo đàn
- Chia nhóm luyện tập.
- Ôn luyện theo từng nhóm
- Đàn 1 câu bất kỳ cho HS nhận diện
- Lắng nghe và nhận diện câu nhạc
- Cho HS đọc tồn bài, tiết tấu
- Đọc ôn tồn bài theo đàn kết hợp gõ tiết tấu.
- Cho HS hát lời ca.
- Hát lời ca bài TĐN
- Gọi những HS xung phong hát lời ca tự sáng tác
- Thể hiện lời ca tự sáng tác
- Đệm cho HS đọc tồn bài.
- Đọc tồn bài theo đàn
Nội dung 2: Âm nhạc thường thức
- Để phân chia các bài hát, người ta căn cứ vào đâu?
- Phân chia bài hát phải căn cứ vào nội dung, sắc thái (tính chất) của bài hát.
- Ở từng thể loại gọi HS đọc bai.
- Đọc bài viết trong SGK theo từng thể loại.
- Cho HS nghe bài Ru em, Ru con... và tự rút ra khái niệm về hát ru
- hát ru là giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu đung đưa, thể hiện tình yêu của mẹ - con.
- Tính chất của nhịp ?
- Sôi nổi, hùng tráng, ... phù hợp nhạc hành khúc, trẻ em.
- Cho HS nghe Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh, Hành khúc tới trường... rút ra khái niệm.
- Hành khúc có âm điệu khỏe mạnh, hùng tráng,... phù hợp với bước chân đi đều.
- Tiến hành tương tự với các thể loại còn lại
- Xếp các bài hát đã học vào các thể loại vừa tìm hiểu.
- Bài hát lao động: Đi cắt lúa . Bài hát minh họa, vui chơi: Ca ngợi Tổ quốc, Lí cây đa, Ánh trăng...
- Bài hát trữ tình: Mùa xuân về, Em là bông hồng nhỏ, Xuân về trên bản...
- Cách sắp xếp chỉ mang tính tượng trưng, không phải chính xác tuyệt đối.
* Đánh giá kết quả học tập:
- HS hứng thú khi tìm hiểu các thể loại bài .
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Hát thuộc lời ca bài TĐN số 6 "Xuân về trên bản"
- Nắm các thể loại bài hát đã học.
2- Bài sắp học: - Phân tích bài hát Khúc ca bốn mùa (Nguyễn
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ở mỗi thể loại, GV có thể cho HS tự đưa ra ví dụ và yêu cầu HS hát bài hát đó.
TIẾT: 22 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT Khúc hát bốn mùa
Nhạc và lời: Nguyễn Hải
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Tập hát 1 bài hát ở nhịp có kiến thức sơ lược về nhịp
- Biết đôi nét về tác giả: Nhạc sĩ Nguyễn Hải.
2- Kỹ năng: - Hát nhấn vào phách mạnh của nhịp , ngân dài đủ 3 phách
- Thể hiện bài hát nhẹ nhàng, tha thiết.
3- Thái độ: - HS thấy được mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, thời tiết, sự điều hòa mưa nắng làm cho cuộc sống tồn tại và phát triển Þ hướng HS đến tình yêu lao động, thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7.
- Nhạc lí cơ bản và nâng cao.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ, bảng phụ, máy hát, băng nhạc, thanh phách.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7.
3. Kiểm tra bài cũ: Nêu các thể loại bài hát đã học, cho VD?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1: Tìm hiểu bài
1- Tác giả:
Nguyễn Hải tên thật là
- Cho HS thi hát: Bốn mùa trong năm
- Hát theo nhóm - Tên mỗi nhóm là tên mùa trong năm, mỗi nhóm phải hát bài hát có tên mùa mà mình được đặt
Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1958, quê ở Quảng Bình, đang công tác tại Tp Hồ Chí Minh.
- Giới thiệu và nhạc sĩ Nguyễn Hải tên thật là Nguyễn Văn Hải, SN 1958 quê ở Quảng Bình, hiện công tác tại Tp Hồ Chí Minh
- Quan sát chân dung tác giả và lắng nghe
- Tác phẩm Lời ru của phố, Suối nguồn yêu thương,
- Tác phẩm: Suối nguồn yêu thương, Từng hạt mưa ru, Lời ru của phố,...
Từng hạt mưa ru
- Cho HS các trích đoạn tác phẩm này
- Lắng nghe và cảm thụ
2- Bài hát:
- Gọi HS đọc lời ca
- Đọc lời ca bài hát
- Cho HS nghe băng mẫu
- Lắng nghe bài hát
- Nội dung lời ca nói lên điều gì?
- Bài hát viết về hiện tượng mưa nắng và sự liên hệ sinh động với công việc của mẹ, của cỏ cây...
- Nhận xét về nhịp điệu bài hát?
- Nhịp của bài hát nhịp nhàng, êm nhẹ
- Hướng dẫn HS chia đoạn
- Đánh dấu vào bài hát: 2 đoạn chia câu.
Nội dung 2: Học hát
- Đệm đàn cho HS luyện thanh
- Luyện thanh, khởi động giọng theo đàn
- Đệm từng câu cho HS tập hát
- Tập hát từng câu theo đàn ® ghép nối từng đoạn đến hết bài
- Lưu ý HS ở đoạn b: bốn lần "Bốn mùa" hát với các cao độ khác nhau
- Tập thật kỹ đoạn b theo sự hướng dẫn của GV: lắng nghe đàn và tập từng câu cho chuẩn xác
- Đệm đàn cho HS hát tồn bài
- Hát tồn bài theo đàn 2, 3 lần
- Cho HS tìm những nét nhạc ở 2 đoạn gần giống nhau
- Phân tích và tìm những nét nhạc gần giống nhau.
- Chia nhóm ôn luyện
- Luyện hát theo nhóm, tổ.
- Lưu ý HS về nhịp (so với )
- Cho HS hát đối đáp: điệp khúc "Bốn mùa" hát hòa giọng.
- Hát theo nhóm đã được phân, đoạn b, điệp khúc "Bốn mùa" hát hòa giọng.
- Cho HS hát tồn bài.
- Hát tồn bài theo đàn.
Bài đọc thêm
- Cho HS đọc bài đọc thêm.
- Đọc bài đọc thêm trong SGK.
- Yêu cầu HS nhận diện tiêu và sáo.
- Tiêu: Thổi đúng.
- Sáo: Thổi dọc.
* Đánh giá kết quả học tập:
- HS biết thể hiện cảm xúc qua sắc thái bài hát.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài hát, thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng trong ca từ.
- Trả lời câu hỏi số 1 trang 47 SGK.
2- Bài sắp học: - Phân tích bài TĐN số 7.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Dịch giọng (-3) cho phù hợp với tầm cử giọng của HS.
- Lưu ý HS thủ thuật hát ngân dài, đặc biệt là ngân dài 6 phách.
TIẾT: 23 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT Khúc hát bốn mùa
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Hát ôn bài Khúc hát bốn mùa ở mức độ hồn chỉnh.
- Làm quen và đọc TĐN viết ở gam Am: (thang 7 âm có âm chủ là A)
2- Kỹ năng: - Hát ôn thuộc lời, đúng nhịp , sắc thái kết hợp đánh nhịp khi hát ôn.
- Đọc nhạc đúng yêu cầu: cao độ, trường độ và tiết tấu.
3- Thái độ: - Yêu quý thiên nhiên, tôn trọng thành quả lao động, trong đó có sự ban phát, ưu đãi của thiên nhiên.
- Qua lời ca bài TĐN số 7, giáo dục HS tình yêu quê hương.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7.
- Nhạc lí cơ bản và nâng cao - NXB Âm nhạc.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ, bảng phụ, máy hát, băng nhạc, thanh phách.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách.
3. Kiểm tra bài cũ: Em hãy thể hiện bài hát Khúc hát bốn mùa của NS Nguyễn Hải?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1:
Ôn tập bài hát
- Cho HS nghe lại bài hát.
- Lắng nghe để nhớ lời ca, cách thể hiện, sắc thái của bài hát.
- Đệm đàn cho HS khởi động giọng.
- Luyện thanh khởi động giọng theo nhạc.
- GV chỉ huy cho HS hát ôn.
- Hát ôn theo đàn và sự chỉ huy của GV
- Yêu cầu HS hát ôn kết hợp gõ phách theo nhịp.
- Hát ôn theo đàn kết hợp gõ phách theo nhịp.
- Trò chơi: Nghe giai điệu/ tiết tấu để đốn câu hát.
- Tham gia trò chơi: lắng nghe và nhận diện câu hát.
- Chia nhóm hát ôn.
- Hát ôn theo nhóm, tổ.
- Gọi cá nhân HS thể hiện.
- Cá nhân thể hiện bài hát theo đàn
- BT: đàn câu nhạc cuối, khi kết thúc không về âm chủ đề mà 1 nốt bất kỳ cho HS cảm nhận.
- Lắng nghe và nêu cảm nhận của bản thân
Nội dung 2:
Tập đọc nhạc:
- Đàn và đọc bài TĐN cho HS nghe.
- Lắng nghe bài TĐN.
TĐN số 7
- Cho HS phân tích bài TĐN theo thường lệ.
- Nhịp
- Cao độ: A-H_C-D-E-F-G ® thang 7 âm (giọng La thứ)
- Trường độ:
- Cho HS chia câu.
- Câu 1: Từ nốt La đến nốt Si
Câu 2: Từ nốt Rê đến nốt Là.
Câu 3: Từ nốt Mi đến nốt Rê.
Câu 4: Từ nốt Rê đến hết bài.
Câu 3, 4 nhắc lại 2 lần.
- Cho HS thực hiện tiết tấu bài TĐN
- Thực hiện tiết tấu của bài TĐN theo sự hướng dẫn của GV.
- Đệm gam Am cho HS luyện thanh.
- Đọc gam Am theo đàn.
- Đàn từng câu cho HS tập đọc.
- Tập đọc từng câu theo đàn.
- Đàn cho HS đọc tồn bài.
- Tập đọc tồn bài theo đàn.
- Cho HS đọc tồn bài kết hợp gõ tiết tấu, hoặc đánh nhịp .
- Đọc tồn bài TĐN kết hợp gõ tiết tấu hoặc đánh nhịp .
- Chia nhóm, tổ luyện tập.
- Luyện tập theo nhóm, tổ.
- Gọi cá nhân đọc tồn bài.
- Cá nhân đọc tồn bài theo đàn
- GV hát lời ca cho HS nghe.
- Lắng nghe.
- Cho HS ghép lời ca.
- Ghép lời ca theo đàn.
- Đàn 1 câu bất kỳ HS nhận diện và đọc hoặc hát lời ca.
- Lắng nghe đàn, nhận diện để đọc nhạc hoặc hát lời ca.
- Yêu cầu HS đọc bài TĐN kết hợp đánh nhịp .
- Đọc bài TĐN kết hợp đánh nhịp .
* Đánh giá kết quả học tập:
- Hát ôn bài Khúc ca bốn mùa đúng giai điệu, sắc thái, đa số HS biết thể hiện cảm xúc qua lời ca.
- Đọc nhạc thang 7 âm với âm chủ là A đúng yêu cầu.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Hát thuộc lời, tập đánh nhịp, động tác phụ họa cho bài hát Khúc hát bốn mùa .
- Tập tiết tấu, hát thuộc lời ca TĐN số 7.
- Trả lời câu hỏi số 1 trang 42 SGK.
2- Bài sắp học: - Tìm hiểu về âm nhạc thiếu nhi qua phần Âm nhạc thường thức.
- Tập hát một số bài hát thiếu nhi mà em thích.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
hát ôn có thể tổ chức cho HS đứng quay mặt vào nhau (2HS): từng người vỗ tay phách mạnh và chạm tay bạn ở 2 phách nhẹ (thấy rõ độ mạnh - nhẹ)
TIẾT: 24 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT Khúc hát bốn mùa
ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: VÀI NÉT VỀ ÂM NHẠC THIẾU NHI VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Hát ôn để cảm nhận tính chất nhịp nhàng của nhịp ; sự mềm mại của giọng thứ qua TĐN.
- Hiểu âm nhạc thiếu nhi và một bộ phận trong nền âm nhạc Việt Nam.
2- Kỹ năng: - Hát ôn diễn cảm, hồn thiện bài hát Khúc hát bốn mùa.
- Ôn TĐN đúng cao độ, tiết tấu và tính chất nhịp .
3- Thái độ: - Yêu thích và nhận thấy nét đẹp trong các ca khúc thiếu nhi, hứng thú học môn Âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7.
- Tuyển tập ca khúc thiếu nhi - Đặc san Báo TNTP - Hà Nội, 2000.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ, máy hát, băng nhạc, thanh phách.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách.
3. Kiểm tra bài cũ: 1- Hãy thể hiện diễn cảm bài hát Khúc ca bốn mùa?
2- hãy hát lời ca bài TĐN số 7 kết hợp đánh nhịp ?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1:
- Cho HS nghe lại bài hát.
- Lắng nghe
Ôn tập bài hát
- Đệm đàn cho HS luyện thanh.
- Luyện thanh khởi động giọng theo đàn.
- Yêu cầu HS hát ôn kết hợp đánh nhịp
- Hát ôn theo đàn kết hợp đánh nhịp
- Gọi cá nhân HS thể hiện
- Cá nhân HS thể hiện bài hát cho đàn
- Chia nhóm ôn luyện: yêu cầu HS hát rõ lời, ngân đủ phách và hát nhẹ nhàng, tự nhiên.
- Luyện tập theo nhóm tổ yêu cầu hát ôn kết hợp đánh nhịp và vận động nhẹ tại chỗ.
- Đệm đàn cho HS hát ôn hồn thiện bài hát Khúc hát bốn mùa
- Tập vào bài đồng đều, đúng nhịp phách và truyền cảm.
Nội dung 2:
Ôn tập Tập đọc nhạc
TĐN số 7
- Đàn giai điệu bài TĐN số 7
- Lắng nghe và đọc thầm theo đàn
- Cho HS luyện thanh
- Luyện thanh theo đàn (Am)
- Yêu cầu HS thể hiện tiết tấu bài TĐN
- Thực hiện tiết tấu bài TĐN số 7 theo đàn.
- Đệm cho HS đọc ôn bài TĐN
- Đọc ôn bài TĐN theo đàn, đọc ôn kết hợp gõ tiết tấu, gõ phách theo nhịp hoặc đánh nhịp
- Đệm đàn cho HS hát lời ca.
- Hát ôn lời ca diễn cảm kết hợp đánh nhịp
- Chia nhóm luyện tập.
- Luyện tập theo nhóm, tổ.
Nội dung 3:
Âm nhạc thường thức
- Giới thiệu sơ lược về nhu cầu của trẻ thơ đối với âm nhạc, ca hát.
- Là nhu cầu rất cần thiết đối với trẻ em từ xưa đến nay
- Cho HS đọc bài viết trong SGK
- Đọc bài trong SGK
- Ca khúc viết cho thiếu nhi bắt đầu xuất hiện từ thời gian nào?
- Âm nhạc dành cho thiếu nhi bắt đầu xuất hiện từ cách mạng tháng Tám - 1945.
- Phân chia giai đoạn (tương đối)
+ Giai đoạn trước CMT8 ® 1954
+ Giai đoạn từ 1954 ® 1975
+ Giai đoạn từ 1975 ® nay
- Căn cứ vào các mốc thời gian xác định các bài hát tiêu biểu ở từng giai đoạn.
- Khi học hát, nghe các bài hát thiếu nhi em có cảm nhận gì?
- Bài hát có nội dung hay, gần gũi với tuổi thơ - hồn nhiên, trong sáng
- Khuyến khích, động viên HS hát và chú ý nghe - xem các chương trình ca nhạc thiếu nhi.
* Đánh giá kết quả học tập:
- HS rất thích thú khi tìm hiểu về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam đặc biệt là được nghe các ca khúc thiếu nhi nổi tiếng ở từng giai đoạn.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Tự hát ôn hồn thiện lời ca bài TĐN số 7 và bài hát Khúc hát bốn mùa.
- Sưu tầm các bài hát thiếu nhi mà em thích (đóng tập) - tập hát.
2- Bài sắp học: - Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
- Ôn lại các bài hát, các bài TĐN đã học.
- Xem và ôn lại kiến thức Nhạc lí: quãng, cách xác định quãng.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Cho HS sưu tầm các bài hát thiếu nhi nổi tiếng.
- Trò chơi: nghe ca khúc đốn bài hát, tác giả và giai đoạn sáng tác.
TIẾT: 25 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - ôn bài Đi cắt lúa và Khúc ca bốn mùa ® hát thuần thục, đúng sắc thái.
- Ôn TĐN số 6, 7 đúng yêu cầu, kiểm tra kiến thức về quãng, cách xác định tên quãng.
2- Kỹ năng: - Hát ôn đúng nhịp, diễn tả được sắc thái, tình cảm; Ôn TĐN đúng cao độ, trường độ.
- Xác định được âm gốc, âm ngọn trong quãng để từ đó gọi tên quãng chính xác.
3- Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc và hứng thú khi ôn tập, kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ, máy hát, băng nhạc, thanh phách.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách.
3. Kiểm tra bài cũ: Hãy nhắc vài tác giả và các bài hát thiếu nhi trong từng giai đoạn?
Hãy hát một bài hát mà em thích?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1:
- Nêu yêu cầu ôn tập
- Lắng nghe
Ôn tập bài hát
- Đi cắt lúa
- ho HS nghe 2 bài hát
- Lắng nghe và cảm nhận lại nội dung 2 bài hát đã học.
- Khúc hát bốn mùa
- Đàn cho HS khởi động giọng
- Khởi động giọng theo đàn
- Yêu cầu HS hát ôn theo đàn
- Hát ôn từng bài hát theo đàn và theo sự hướng dẫn của GV (kết hợp đánh nhịp, gõ phách, vận động tại chỗ, động tác phụ họa)
- Chia nhóm hát ôn
- Ôn tập theo nhóm, tổ
- Kiểm tra 1/3 số HS trong lớp
- Kiểm tra
Nội dung 2:
Ôn tập TĐN
TĐN số 6, 7
- Tiến hành cho HS ôn luyện từng bài: luyện thanh (đọc gam), tập đọc ôn, ôn tập theo nhóm
- Ôn tập theo sự hướng dẫn của GV:
+ Đọc gam.
+ Ôn tập theo nhóm, tổ kết hợp tiết tấu, đánh nhịp.
+ Hát ôn lời ca
- Kiểm tra số Hs còn lại.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV (chọn một bài TĐN thực hiện: đọc ôn kết hợp tiết tấu, đánh nhịp, hát lời ca...)
- Thực hiện bài kiểm tra nghiêm túc
Nội dung 3:
Ôn tập nhạc lí:
Quãng
- Quãng trong âm nhạc có nghĩa là gì?
- Quãng là khoảng cách về độ cao giữa hai âm thanh càng vang lên lần lượt hoặc cùng lúc.
- Có mấy loại quãng?
- Có 2 loại quãng: quãng giai điệu và quãng hòa âm
+ Quãng giai điệu: 2 âm vang lần lượt
+ Quãng hòa âm: 2 âm vang cùng lúc
- Làm thế nào để xác định quãng (gọi tên quãng)?
- 2 âm trong quãng có âm cao (âm ngọn) và âm thấp (âm gốc) Þ tên quãng là số âm cơ bản được tính từ âm gốc đến âm ngọn.
- Bài tập: Xác định quãng:
- Xác định âm ngọc - gốc Þ tính:
1- E - F?
1- E - F : quãng 2
2- G - C?
2- G - C : quãng 4
3- D - H?
3- D - H : quãng 6
....
....
- Trò chơi: chia nhóm đố nhau thi tính quãng: bên A đọc 2 âm lên, bên B đọc tên quãng và ngược lại.
- Tham gia trò chơi.
* Đánh giá kết quả học tập:
- Còn một số HS e ngại trong ca hát, đọc nhạc.
- Đa số HS xác định quãng nhanh, chính xác và phân biệt được quãng hòa âm và quãng giai điệu.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học:
2- Bài sắp học: - Tìm hiểu bài hát Cachiusa, tìm các lời ca khác của bài Cachiusa.
- Tập đọc tên nốt nhạc trong bài hát này.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Có thể sử dụng hình thức kiểm tra viết để nắm bắt tồn diện mức độ hiểu bài của HS.
TIẾT: 26 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: HỌC HÁT BÀI CACHIUSA
Nhạc : Blan - tÊ (nGA)
Lời Việt: Phạm Tuyên
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Tập hát bài Cachiusa- một bài hát nổi tiếng, phổ biến rộng rãi ở Liên Xô (cũ) và nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
2- Kỹ năng: - Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát, luyện tập kỹ năng hát tập thể và đơn ca.
- Biết thể hiện tiết tấu có nghịch phách.
- Thể hiện bài hát nhẹ nhàng, tha thiết.
3- Thái độ: - Cảm nhận nét nhạc mang màu sắc âm nhạc Nga - Qua bài hát Hs cảm nhận được vai trò của âm nhạc ® bài hát ca ngợi, khích lệ tinh thần chiến đấu của Hồn quân Liên Xô.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7.
- tập bài hát về nước Nga (tìm ở nhiều sách)
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phác, máy hát, băng nhạc.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách.
3. Kiểm tra bài cũ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1:
Tìm hiểu bài
- Cho Hs quan sát tranh ảnh về người dân Nga, các chiến sĩ Hồng quân Nga ® nhập bài
- Lắng nghe
- Đọc nhẩm lời ca của bài hát Cachiusa
- Bài hát Cachiusa được phổ biến ở Việt nam từ những năm 1955, 1956 và được đông đảo các bạn thanh niên ưa thích
-
- Bài hát có nguồn gốc từ đâu?
- Đây là một bài hát quen thuộc của người dân Nga
- Gọi Hs đọc bài viết trong SGK
- Đọc bài viết trong SGK
- Cachiusa có nghĩa là gì
- Cachiusa là tên gọi thân mật của các cô gái Nga do các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đặt
- Nêu nội dung của bài hát Cachiusa?
- Là tình cả,m nhớ thương, chờ mong của các cô gái và thông qua đó là lời nhắn nhủ, động viên tinh thần chiến đấu gởi tới những người lính nơi mặt trận xa sôi
Nội dung 2: Học hát
- Cho Hs nghe bài hát
- Lắng nghe và cảm nhận
- Theo em bài hát có thể chia làm mấy câu?
- Có thể chia bài hát làm 4 câu, mỗi câu gồm 4 ô nhịp
- Những câu nào được nhắc lại?
- Câu 3 và câu 4
- Cho Hs khởi động giọng theo đàn
- Luyện thanh, khởi động giọng theo đàn
- Hóa biểu của bài hát có gì lạ?
- Hóa biểu có 1 dấu giáng ® tồn bộ nốt Si trong bài bị hạ 1/2 cung
- Câu số 4 có gì lạ?
- Dấu lặng nằm ở phách mạnh ® được gọi là nghịch phách
- Cho Hs tập hát từng câu
- Tập từng câu ngắn theo đàn đến hết bài
(Cachiusa hát cachiusa)
- Đệm đàn cho Hs hát tồn bài
- Hát tồn bài theo đàn
- Cho cá nhân hát
- Cá nhân thể hiện bài hát theo đàn, lớp nhận xét
- Chia nhóm ® Hs ôn luyện
- Luyện hát theo nhóm, tổ
- Sắc thái mềm mại, tha thiết ® là yêu cầu Hs cần thể hiện
- Hát tồn bài cho đúng sắc thái ® thể hiện sự tha thiết, chờ mong
- Đệm đàn cho Hs hát tồn bài
- Hát tồn bài thật diễn cảm theo đàn
* Đánh giá kết quả học tập:
- Tuy là tiết 1 - học hát nhưng đa số Hs hát rất tốt bài này vì bài hát rất quen thuộc với hs.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Hát thuộc lời và tập diễn tả sắc thái bài hát.
- Tìm và tập lời khác của bài hát cachiusa.
- Trả lời câu hỏi số 1, 2 trag 52 SGK
2- Bài sắp học: - Phân tích bài TĐN số 8.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- GV nêu một số lời ca mới khác của bài Cachiusa.
- VD cũng là lời của Ns phạm Tuyên: "Đào ra hoa, cành lá gió đưa vờn trăng tà
Ngồi dòn sông, cành dương trắng buông hững hờ
Từ bến sông có bóng ai in trên màn sương mờ
Cất cao lời ca làm rung cỏ cây ven bờ"
TIẾT: 27 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT CACHIUSA
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Trình bày bài Cachiusa ở mức độ hồn chỉnh.
- Tập thể hiện âm hình tiết tấu
2- Kỹ năng: - Hát thuộc và diễn tả đúng sắc thái bài hát.
- Đọc nhạc đúng giai điệu, cao độ, trường độ và ghép lời ca chính xác.
3- Thái độ: - Cảm nhận được nét đẹp trong bài hát Cachiusa.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, máy hát.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách.
3. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy thể hiện bài hát Cachiusa theo đúng sắc thái bài hát yêu cầu?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1:
Ôn tập bài hát
- Cho Hs nghe lại bài hát
- Lắng nghe
- Cần thể hiện sắc thái bài hát như thế nào?
- Phải thể hiện sự mềm mại, tha thiết
- Đàn cho Hs luyện thanh
- Luyện thanh khởi động giọng theo đàn
- Cho Hs hát ôn tồn bài 1, 2 lần
- hát ôn theo đàn và sự hướng dẫn của GV
- Nhắc Hs hát rõ lời, phát âm gọn tiếng và lấy hơi đúng chỗ (cuối câu)
- Đánh dấu các chỗ lấy hơi vào SGK
-Cho Hs hát tốc độ nhanh hơn
- Hát nhanh, thể hiện khí thế và truyền cảm
- Cho Hs ôn tập theo nhóm
- Hát ôn theo nhóm, ổ
- gọi cá nhân Hs thể hiện
- Cá nhân thể hiện bài hát theo đàn
- Cho Hs nghe 1, 2 lời ca khúc của bài hát
- Lắng nghe
- Gọi 1, 2 Hs hát lời tự sáng tác
- Hát lời mới tự sáng tác
- Cho cả lớp hát tồn bài kết hợp vận động nhịp nhàng
- Hát ôn theo đàn kết hợp vận động tại chỗ theo nhịp
Nội dung 2: tập đọc nhạc: TĐN số 8
- Đàn và đọc cho Hs nghe tồn bài TĐN số 8
- Lắng nghe
- Đây là một bài hát của nước nào?
- Dân ca Đức
- Cho Hs nhận xét bài TĐN?
- Nhận xét bài TĐN về:
+ Cao độ: C - D- E - F - G - A
+ Trường độ:
+ Nhịp:
+ Kí hiệu: Dấu quay lại
- Hướng dẫn Hs tập tiết tấu:
- Tập các tiết tấu:
- Đàn cho Hs luyện thanh
- Luyện thanh gam đô trưởng theo đàn, đọc âm tru
- Đàn từng câu ngắn cho Hs tập
- Tập đọc từng câu ngắn theo đàn
- Cho Hs đọc tồn bài theo đàn
- Đọc tồn bài TĐN theo đàn
- Yêu cầu Hs đọc kết hợp thực hiện tiết tấu đánh nhịp
- Đọc tồn bài theo đàn kết hợp gõ tiết tấu hoặc đánh nhịp
- Chia nhóm ôn luyện
- Luyện đọc theo nhóm, tổ
- Gọi cá nhân đọc tồn bài
- Đọc tồn bài theo đàn
- Cho Hs ghép lời ca
- Hát lời ca bài TĐN theo đàn (kết hợp đánh nhịp )
- Trò chơi: Nghe giai điệu đốn tiết tấu
- Lắng nghe giai điệu và thực hiện tiết tấu của câu nhạc đó
* Đánh giá kết quả học tập:
- Hát ôn diễn cảm hồn thiện.
- Với sắc thái vui nhộn, lời ca dí dỏm đã lôi cuốn Hs đọc và hát lời ca bài TĐN số 8
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Hát thuộc lòng và diễn cảm bài Cachiusa.
- Hát thuộc lời ca kết hợp gõ tiết tấu bài TĐN số 8
2- Bài sắp học: - Tìm hiểu bài về gam trưởng, giọng trưởng.
- Đọc bài viết về nhạc sĩ Huy Du
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Có thể cho vài Hs thực hiện bài múa Cachiusa trong phần ôn tập.
TIẾT: 28 Ngày soạn: ___/__/200
BÀI: - ÔN TẬP tập đọc NHẠC: TĐN SỐ 8
- NHẠC LÝ: GAM TRƯỞNG - GIỌNG TRƯỞNG
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ HUY DU VÀ BÀI hát đường CHÚNG TA ĐI
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Ôn tập TĐN số 8 có khái niệm sơ bộ về gam trưởng, giọng trưởng (chủ yếu là giọng Cdur)
- Nắm đôi nét về nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi.
2- Kỹ năng: - Trình bày bai TĐN số 8 chính xác và thuần thục.
- Phân biệt công thức gam trưởng khác với hệ thống cung và nửa cung trong hệ âm tự nhiên.
3- Thái độ: - Hs yêu mến và trân trọng các nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển âm nhạc của đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7.
- Nhạc sĩ Việt nam hiện đại - NXB Hà Nội - 1997
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ, thanh phách, bản phụ, máy hát, băng nhạc.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách, tập ghi nhạc.
3. Kiểm tra bài cũ: 1- Hãy thể hiện bài hát Cachiusa thật vui tươi trong sáng?
2- Em hãy hát lời ca bài TĐN số 8 - Chú chim nhỏ dễ thương - Kết hợp đánh nhịp?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BỔ SUNG
Nội dung 1: Ôn tập
- Cho Hs nghe lại bài TĐN số 8
- Lắng nghe
TĐN số 8
- Dùng đàn cho Hs luyện thanh
- Đọc gam Cdur và các âm trụ theo đàn
- Yêu cầu Hs thực hiện tiết tấu bài TĐN số 8
Thực hiện bài TĐN số 8 về tiết tấu theo đàn
- Đàn cho Hs đọc ôn
- Đọc ôn bài TĐN theo đàn
- Gọi 1 Hs đọc bài TĐN
- Cá nhân Hs đọc tồn bài TĐN theo đàn
- Chia nhóm cho Hs ôn tập
- Ôn luyện theo nhóm, tổ (chú ý kết hợp tiết tấu, đánh nhịp)
- Cho Hs hát ôn lời ca
- Hát ôn lời ca theo đàn
Nội dung 2: Nhạc lí
Gam trưởng - Giọng trưởng
1-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an_am nhac 7.doc