Giáo án lớp 5 Thư gửi các học sinh - Nguyễn Thị Trần Bích Ngọc

Tài liệu Giáo án lớp 5 Thư gửi các học sinh - Nguyễn Thị Trần Bích Ngọc: TUẦN 1 Tập đọc: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1/ Đọc trôi chảy bức thư. - Đọc đúng các từ ngữ: câu, đoạn, bài. - Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái: xúc động, đầy hy vọng tin tưởng. 2/ Hiểu các từ ngữ trong bài: Tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc năm châu. - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng, hy vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 3/ Học thuộc lòng đoạn thơ. II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh họa bài TĐ (sgk) - Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ HS cần học thuộc lòng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 3.Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 5 chủ điểm- Gthiệu bài “Thư gửi các học sinh”. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc. Mục tiêu: Đọc đúng các từ: tưởng tượng, sung sướng, tựu trường, nghĩ sao, kiến thức. - GV đọc 1 lượt (hoặc HS khá đọc). - Lần 1 - HS đọc đoạn nối tiếp: 3 đoạn. ...

doc196 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 Thư gửi các học sinh - Nguyễn Thị Trần Bích Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Tập đọc: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1/ Đọc trôi chảy bức thư. - Đọc đúng các từ ngữ: câu, đoạn, bài. - Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái: xúc động, đầy hy vọng tin tưởng. 2/ Hiểu các từ ngữ trong bài: Tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc năm châu. - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng, hy vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 3/ Học thuộc lòng đoạn thơ. II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh họa bài TĐ (sgk) - Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ HS cần học thuộc lòng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 3.Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 5 chủ điểm- Gthiệu bài “Thư gửi các học sinh”. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc. Mục tiêu: Đọc đúng các từ: tưởng tượng, sung sướng, tựu trường, nghĩ sao, kiến thức. - GV đọc 1 lượt (hoặc HS khá đọc). - Lần 1 - HS đọc đoạn nối tiếp: 3 đoạn. - Lần 2 - HS đọc-giải nghĩa từ trong SGK. - Lần 3: Hướng dẫn HS đọc cả bài( GV hỏi cách đọc). Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: HS biết TLCH + hiểu nội dung. Đoạn 1: HS đọc. Cả lớp đọc thầm. - Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? - Là ngày khai trường đầu tiên của nước VN Dân chủ cộng hòa sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm nô lệ cho thực dân Pháp. Đoạn 2: - Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? - Xây dựng lại cơ đồ đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước trên hoàn cầu. - HS có nhiệm vụ gì trong công cuộc kiến thiết đất nước? - HS phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, đua bạn, góp phần đưa VN sánh vai với các cường quốc năm châu. Đoạn 3: - Cuối thư, Bác chúc HS như thế nào? - Bác chúc HS có một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp - Rút đại ý bài(sgv) Hoạt động 4: Luyện đọc bài.( Luyện đọc diễn cảm) Mục tiêu: HS đọc diễn cảm, ngắt nghỉ các câu dài. - Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng. - Thi học thuộc lòng. 4. Củng cố: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà đọc tiếp. 5. Dặn dò: Dặn HS đọc trước bài: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”. Rút kinh nghiệm : Chính tả (nghe viết): VIỆT NAM THÂN YÊU I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Nghe-viết đúng, trình bày đúng đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi. - Nắm vững qui tắc viết chính tả với c,k; g,gh; ng, ngh. II. Đồ dùng dạy học: - Bút dạ, một số tờ phiếu ghi trước nội dung bài tập 2,3 cho HS làm việc theo nhóm hoặc chơi trò chơi tiếp sức. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn cho HS nghe-viết. Mục tiêu: Giúp HS nghe bài viết, viết từ khó của bài. Cách tiến hành: a) GV đọc toàn bài (2’). - HS lắng nghe. - Giới thiệu nội dung chính của bài. - HS nêu. - Luyện viết từ khó (dễ viết sai): dập dờn, Trường Sơn, nhuộm buồn. - Nhắc HS cách trình bày bài thơ lục bát. - Quan sát cách trình bày bài thơ. b) GV đọc cho HS viết (16’). - Nhắc HS về tư thế ngồi viết. - HS viết chính tả. - GV đọ từng dòng cho HS viết. - Uốn nắn nhắc nhở những HS ngồi viết sai tư thế. c) Chấm, chữa bài (4’). - GV đọc lại toàn bài, HS soát lỗi. - HS tự phát hiện lỗi và sửa lỗi (ghi ra lề vở). - GV chấm 5 đến 7 bài. - GV nhận xét chung về ưu, khuyết điểm. Hoạt động 2:Làm bài tập chính tả. Mục tiêu: Cách tiến hành: (10-11’) - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - HS đọc to, cả lớp theo dõi. - Giao việc. - Chọn tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh; g hoặc gh; c hoặc k để điền vào chỗ ghi số 3. - GV dán bài tập 2 lên bảng. - HS làm bài tập bằng trò chơi tiếp sức. - Nhận xét. - GV chốt lại. - Hướng dẫn HS làm bài tập 3. GV giao việc. - HS đọc to, lớp đọc thầm. Tổ chức HS làm bài. - HS làm bài cá nhân. Cho HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. - GV chốt lại. - HS ghi lời giải vào vở. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị tiết sau. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu: TỪ ĐỒNG NGHĨA I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Giúp HS hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm bài tập thực hành về từ đồng nghĩa. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung của BT1. - Bút dạ; 2,3 phiết photo các bài tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2. Mục tiêu: Giúp các em so sánh nghĩa các từ xây dựng, kiến thiết; vàng hoe, vàng lịm, vàng xuộm. Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS làm bài tập 1. - HS làm cá nhân- so sánh nghĩa các từ. Cho HS trình bày kết quả. GV nhận xét, chốt lại. - Nxét. - Hướng dẫn HS làm bài tập 2. Cho HS nêu yêu cầu bài tập. - HS đọc to, cả lớp đọc thầm. Cho HS trình bày kết quả. - Làm việc theo nhóm, trình bày. GV nhận xét, chốt lại. Hoạt động 2: Ghi nhớ. Mục tiêu: Các em thuộc ghi nhớ và làm được các bài tập 1,2. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại phần ghi nhớ. - Cả lớp đọc thầm. - Hướng dẫn HS làm bài tập 1 (5’) Cho HS đọc yêu cầu bài tập, đọc đoạn văn. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. GV giao việc: Cho HS làm bài- GV dán lên bảng đoạn văn đã chuẩn bị trước. Cho HS trình bày. - Lớp nhận xét. - Hướng dẫn HS làm bài tập 2. Cho HS đọc yêu cầu, giao việc. HS làm bài, phát phiếu cho 3 cặp. - HS viết ra nháp - 3 cặp đem phiếu dán lên bảng, lớp nhận xét. GV nhận xét, chốt lại. - Hướng dẫn HS làm bài tập 3 (tương tự như các bài trước). Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học, về nhà học bài. - Ghi nhận lời GV dặn. Rút kinh nghiệm : Kể chuyện: LÝ TỰ TRỌNG I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1,2 câu. HS kế được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng yêu nước, có lý tưởng, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa truyện trong SGK. - Bảng phụ thuyết minh cho 6 tranh. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: GV kể chuyện. Mục tiêu: GV kể chuyện. Cách tiến hành: - GV kể lần 1.( Không sử dụng tranh) - HS lắng nghe. GV giảng nghĩa từ khó: sáng dạ, mít tinh, luật sư, thanh niên, Quốc tế ca. - GV kể lần 2 (Sử dụng tranh). - HS vừa quan sát tranh vừa nghe cô giáo kể. GV lần lượt đưa các tranh trong SGK đã được phóng to lên bảng. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện. a) Học sinh tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh. - Cho HS đọc yêu cầu của câu 1. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. - GV nêu yêu cầu. - Cho HS tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh.(2 câu thuyết minh) - Tổ chức cho HS làm việc. - HS làm việc từng cặp. - Cho HS trình bày kết quả. - HS lần lượt thuyết minh về 6 tranh. - GV nhận xét, viết bảng phụ lời thuyết minh. - GV nhắc lại. b) HS kể lại câu chuyện. - Cho HS kể từng đoạn(HS tb,yếu) - Mỗi em kể 1 đoạn. - Cho HS thi kể chuyện. - 2 HS thi kể cả câu chuyện. - 2 HS thi kể phân vai. - GV nhận xét. Hoạt động 4: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện Mục tiêu: HS biết ý nghĩa câu chuyện. Cách tiến hành: - GV gợi ý cho HS tự nêu câu hỏi. - 1 vài HS đặt câu hỏi. - GV đặt câu hỏi cho HS . - HS trả lời câu hỏi. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.(2’) - GV nhận xét tiết học. - HS ghi nhận. - GV và HS bình chọn HS kể hay nhất. - Dặn dò về nhà tập kể. Rút kinh nghiệm : Tập đọc: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA I. Mục đích, yêu cầu: 1/ Đọc trôi chảy toàn bài. - Đọc đúng các từ ngữ khó. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả chậm rãi, giàn trải, dịu dàng, biết nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng rất khác nhau của cảnh. 2/ Hiểu các từ ngữ, phân biết được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc trong bài. 3/ Nắm được nội dung chính: Bài văn miêu tả cảnh làng mạc giữa ngày mùa làm hiện lên bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú. Qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - Sưu tầm tranh khác. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: “ Thư gửi các học sinh”, 2 câu hỏi SGK. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - HS nhắc lại. Hoạt động 2: Luyện đọc. Mục tiêu: Đọc đúng. Cách tiến hành: a) GV đọc cả bài. - HS lắng nghe. b) HS đọc tiếp nối: 4 đoạn. - HS đánh dấu đoạn. - Cho HS đọc trơn từng đoạn nối tiếp. - HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần. - Hướng dẫn HS đọc từ ngữ: Sương sa, vàng xuộm, vàng hoe, xõa xuống, vàng xọng. - Luyện đọc từ. c) Hướng dẫn HS đọc cả bài. - Cho HS đọc cả bài. - Cho HS giải nghĩa từ. - 2 HS d) GV đọc diễn cảm toàn bài. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Trả lời câu hỏi. Cách tiến hành: - Cho HS đọc đoạn. - 1 HS - GV nêu câu hỏi. 1, Nhận xét cách dùng một từ chỉ vàng để thấy tác giả quan sát tinh và dùng từ rất gợi cảm. - HS trả lời. - nhận xét 2, Những chi tiết nào nói về thời tiết của làng quê ngày mùa? 3, Những chi tiết nào về con người trong cảnh ngày mùa? 4, Các chi tiết trên làm cho bức tranh quê đẹp và sinh động như thế nào? 5, Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương? Hoạt động 4: Đọc diễn cảm. a) GV hướng dẫn đọc. GV hướng dẫn giọng đọc, cách ngắt, nhấn giọng khi đọc. GV cho HS đánh dấu đoạn văn cần đọc. - HS dùng bút chì đánh dấu trong SGK. Hướng dẫn cách nhịp(dấu “,”; dấu “.”) GV đọc diễn cảm. - HS lắng nghe. b) HS đọc diễn cảm đoạn văn. - HS đọc đoạn văn. - Nhiều HS - Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn và cả bài. - 2 HS Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học - Dặn dò: Đọc bài cũ, chuẩn bị bài mới. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh. - Từ đó biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn: - Nội dung phần ghi nhớ. - Cấu tạo của “Nắng trưa” đã được GV phân tích. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’) - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Nhận xét (17’) Mục tiêu: Tìm hiểu cấu tạo bài văn tả cảnh Cách tiến hành: a) Hướng dẫn HS làm bài tập 1. - HS đọc yêu cầu bài. - Giao việc. Đọc văn bản. Chia đoạn văn bản. Xác định nội dung của từng đoạn. - Tổ chức HS làm việc. - HS làm việc. - Cho HS trình bày kết quả bài làm. - HS phát biểu- Nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. Bài văn có 3 phần và có 4 đoạn: Ÿ Phần mở bài: Từ đầu…yên tĩnh này. Giới thiệu đặc điểm của hoàng hôn. Ÿ Phần thân bài: gồm 2 đoạn: - Đoạn 1: Từ mùa thu...hai cây bàng. Sự thay đổi màu sắc của sông Hương. - Đoạn 2: Từ phía đông…chấm dứt. Hoạt động của con người từ lúc hoàng hôn đến lúc đã lên đèn. Ÿ Phần kết bài: Câu cuối. Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. b) Hướng dẫn cho HS làm bài tập 2. - Cho HS đọc yêu cầu và giao nhiệm vụ. Đọc lướt nhanh bài. Tìm ra sự giống nhau và khác nhau về thứ tự miêu tả 2 bài văn. Rút ra nhận xét cấu tạo của bài văn tả cảnh. - Tổ chức HS làm bài. - Trao đổi theo cặp. - Cho HS trình bày. - 1 HS, lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. Hoạt động 3: Ghi nhớ. Mục tiêu: HS nhớ lại kết luận. Cách tiến hành: - HS đọc phần ghi nhớ. -HS sử dụng kết luận vừa rút ra trong 2 bài tập. Hoạt động 4: Luyện tập (10’) Mục tiêu: HS nắm yêu cầu của bài tập. Cách tiến hành: - GV cho HS đọc yêu cầu, giao việc. Đọc thầm. Nhận xét cấu tạo của bài văn. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - HS chép kết quả bài tập. ( SHD/23) Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. - Cho HS đọc lại ghi nhớ SGK. - 1,2 HS - học thuộc ghi nhớ. Dặn dò: Chuẩn bị bài tập. - HS ghi vào vở. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho. - Cảm nhận được sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chon từ thích hợp với câu, đoạn văn cụ thể. II. Đồ dùng dạy học: - Bút dạ- Bảng phụ. - Một vài trang từ điển được photo. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Thế nào là từ đồng nghĩa? - Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? - Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? - Làm bài tập 2(làm lại). - HS lên bảng. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1’) Hoạt động 2: Luyện tập (27’) Mục tiêu: Cách tiến hành: a) Hướng dẫn HS làm bài tập1 (10’) - Cho HS đọc yêu cầu và giao việc. - HS đọc to. - HS làm việc theo nhóm. - Nhóm thực hành. - Cho HS trình bày kết quả. - HS viết vào phiếu. - Đại diện các nhóm dán phiếu, nhận xét. - GV chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm bài tập 2 (9’) - Đọc yêu cầu. - Giao việc: Chọn một trong số các từ vừa tìm được và đặt câu. - HS nghe. - Cho HS làm bài. - Cá nhân. - Cho HS trình bày kết quả. - HS đọc câu mình đặt, lớp nhận xét. - GV nhận xét. c) Hướng dẫn HS làm bài tập 3 (8’) - Cho HS đọc yêu cầu và giao việc. - HS đọc đoạn văn “Cá hồi vượt thác”. - Lớp đọc thầm. - Đọc đoạn văn, cho HS làm bài. - Làm việc nhóm đôi. - Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện HS trình bày. - GV nhận xét, chốt lại. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Về nhà: Bài tập 3. - Xem bài tuần 2. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH ( Một buổi trong ngày) I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Từ việc phân tích cách quan sát và chọn ọc chi tiết đặc sắc của tác giả trong vài “ Buổi sớm trên cánh đống”, HS hiểu thế nào là quan sát chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh. - Biết trình bày rõ ràng về những điều đã thấy khi quan sát cảnh một buổi trong ngày. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ và tranh ảnh cánh đồng vào buổi sớm. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Em hãy nhắc lại nội dung cần nhớ ở tiết Tập làm văn trước. - Phân tích cấu tạo của bài “ Nắng trưa”. - 1 HS - GV nhận xét. Hoạt động 1: Giới thiệu. Hoạt động 2: Luyện tập. a) Hướng dẫn HS làm bài tập 1.(13’) - Cho HS đọc yêu cầu và giao việc. - HS đọc to. Lớp đọc thầm. - Quan sát vào đoạn văn “Buổi sáng trên cánh đồng”: Tìm trong đoạn văn miêu tả buổi sớm mùa thu những giác quan nào tác giả đã sử dụng để miêu tả? Tìm chi tiết trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. - HS làm bài. - HS trình bày. - GV nhận xét, chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm bài tập 2.(15’) - Cho HS đọc yêu cầu và giao việc. - HS đọc to. Lớp đọc thầm. - Cho HS quan sát vài tranh ảnh về cảnh cánh đồng, nương rẫy, công việc, đường phố. - HS quan sát tranh. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét tiết học. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.(2’) - Yêu cầu HS hoàn thiện kết quả quan sát vào vở nháp. - Chuẩn bị cho tiết Tập làm văn tới. Rút kinh nghiệm :  TUẦN 2 Tập đọc : NGHÌN NĂM VĂN HIẾN I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Biết đọc một văn bản có bảng thống kế giới thiệu truyện thống văn học Việt Nam, đọc rõ ràng, rành mạch với giọng đọc tự hào. - Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hóa lâu đời của nước ta. II. Đồ dùng học tập: III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”. - Em hãy kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu đỏ. - Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài “ Nghìn năm văn hiến”. Hoạt động 2: Luyện đọc: Mục tiêu: HS đọc nối tiếp từng đoạn, đọc đúng, đọc hay, diễn cảm. Cách tiến hành: a) GV đọc bài: - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp: 3 đoạn. - HS đọc nối tiếp. b) Hướng dẫn HS luyện đọc trên từng đoạn và đọc từ ngữ dễ đọc sai: Quốc Tử Giám, Trạng Nguyên. c) Hướng dẫn HS đọc cả bài. - 2 HS - HS đọc chú giải SGK. - 3 HS lần lượt giải nghĩa từ. d) GV đọc diễn cảm toàn bài. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Cách tiến hành: a) Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 1. - HS đọc. Đến Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? b) Đọc đoạn 2. Em hãy đọc thầm bảng thống kê và cho biết: - Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi cử nhất? - Triều đại Hậu- Lê.(34 khoa thi) - Triều đại nào có nhiều Tiến sĩ nhất? Nhiều Trạng Nguyên nhất? - Triều Mạc. c) Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 3, cả bài. - Cho HS đọc đoạn 3. - HS đọc. Ngày nay, trong Văn Miếu còn có chứng tích gì về một nền văn hóa lâu đời? - Có 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306vị Tiến sĩ từ khoa thi 1442 đến khoa thi 1779. Bài văn giúp em hiểu gì về nền văn hóa Việt Nam? Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. Mục tiêu: HS đọc trôi chảy, diễn cảm bài. Cách tiến hành: a) Cho HS đọc diễn cảm đoạn 1. - 5-10 HS - Luyện đọc chính xác bảng thống kê việc thi cử của các Triều đại. - GV đọc mẫu. b) Cho HS đọc thi. - HS thi đọc, nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Đọc lại bài và xem trước bài “Sắc màu em yêu”. Rút kinh nghiệm : Chính tả (nghe viết ): LƯƠNG NGỌC QUYẾN Cấu tạo của phần vần I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Nghe, viết đúng, trình bày đúng bài chính tả “Lương Ngọc Quyến”. - Nắm được mô hình cấu tạo vần, chép đúng tiếng, vần vào mô hình, biết đánh dấu thanh đúng chỗ. II. Đồ dùng dạy học: - Bút dạ, vài tờ phiếu phóng to mô hình cấu tạo tiếng trong BT3. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Nhắc lại qui tắc viết chính tả với ng/ ngh; g/gh; c/k. - HS trả lời. - Tìm 3 cặp từ bắt đầu bằng ng/ngh; g/gh; c/k. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Mục tiêu: Giúp HS nghe và viết đúng bài “Lương Ngọc Quyến”. Cách tiến hành: a) GV đọc toàn bài chính tả 1lần. - HS lắng nghe. - Giới thiệu những nét chính về Lương Ngọc Quyến. - Cho HS luyện viết những từ khó: Lương Ngọc Quyến, ngày 30/8/1917, khoét, xích sắt… - HS viết các từ vào bảng con. - GV cho HS viết bài. b) Chấm, chữa bài. - Đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi. - Tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. - Chấm 5-7 bài. Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả. Mục tiêu: Các em biết ghi lại phần vần của các tiếng in đậm. Cách tiến hành: a) Cho HS đọc yêu cầu (4’) và giao việc. - Đọc to. - Tổ chức cho HS làm bài. - Làm việc cá nhân. - Cho HS trình bày kết quả. - HS nói trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại. b) Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3 và giao việc. - Cho các em quan sát kĩ các mô hình. - Quan sát. - Chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình cấu tạo vần. - Giao phiếu cho 3 HS - 3 HS làm bài vào phiếu. - Cho HS trình bày. - Làm giấy nháp, dán giấy. - GV nhận xét, chốt lại.(SHD) - Lớp nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học - Về nhà làm BT3 - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Tổ quốc. - Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc. II. Đồ dùng dạy học: - Bút dạ, một vài tờ giấy. - Từ điển. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Em hãy tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ xanh, đỏ, trắng, đen và đặt câu với 4 từ vừa tìm được. - HS trình bày miệng - HS làm bài tập 3. - HS chọn từ đúng trong ngoặc đơn. - Nhận xét chung. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện tập. Mục tiêu: Giúp HS tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. a) Hướng dẫn HS làm bài tập 1(7’) - Các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc là nước nhà, non sông. - HS làm bài cá nhân b) Hướng dẫn HS làm bài tập 2(7’) - HS đọc. - Những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc là đất nước, nước nhà, quốc gia… - HS làm bài theo nhóm, ghi kết quả vào phiếu c) Hướng dẫn HS làm bài tập 3(7’) - HS đọc yêu cầu, nhận việc. - Những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc: đất nước, nước nhà, quốc gia, non sông, quê hương. - Làm bài theo nhóm, trình bày kết quả trên bảng. - Nhận xét. d) Hướng dẫn HS làm bài tập 4(7’) - Cho HS đọc yêu cầu và giao việc: Chọn một trong những từ ngữ đó(BT3) đặt câu. - Cho HS làm bài. - Làm việc cá nhân. - Trình bày kết quả, nhận xét - GV nhận xét, chốt lại. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học. - Viết vào vở từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. - Giải nghĩa từ tìm được ở BT3. Rút kinh nghiệm : Kể chuyện : KỂ CHUYỆN Đà NGHE, Đà HỌC I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của đất nước. - Hiểu biết, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Sách, truyện, bài báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - HS kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng. - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện (27-30’) Mục tiêu: Kể được câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta. Cách tiến hành: a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.(9’) - GV ghi đề bài lên bảng. - HS đọc đề bài. - Gạch dưới những từ cần chú ý cụ thể. Đề: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta. - HS chú ý lên bảng. - GV giải thích từ danh nhân. - HS lắng nghe. - GV giao việc. - HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - HS lần lượt nêu tên câu chuyện mình chọn. b) Hướng dẫn HS kể chuyện. - Gọi HS đọc lại gợi ý 3. - Từng HS đọc lại trình tự kể chuyện. - Cho HS kể mẫu phần đầu của câu chuyện. - Cho HS kể chuyện theo nhóm. - Các thành viện trong nhóm kể chuyện cho nhau nghe. - Cho HS thi kể chuyện trước lớp. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét và khen HS kể chuyện hay. - Lớp nhận xét. - Bình chọn bạn kể hay. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - Các em nhắc lại những câu chuyện đã kể. - 2 HS - GV nhận xét tiết học. - Kể lại câu chuyện, chuẩn bị bài tới. Rút kinh nghiệm : Tập đọc : SẮC MÀU EM YÊU I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, trải dài, tha thiết ở khổ thơ cuối. - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc mà, những con người và sự vật xung quanh nói lên tình yêu của bạn đối với đất nước, quê hương. - Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa các màu sắc gắn với những sự vật và con người được nói đến trong bài thơ. - Bảng phụ để ghi những câu cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2: Kiểm tra:Đọc đoạn 1. - Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? - HS trả lời. - Bài văn giúp em hiểu điều gì về nền văn hiến Việt Nam? - GV nhận xét chung. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện đọc. a) GV đọc bài 1 lượt. - HS lắng nghe. Chú ý: giọng đọc, cách ngắt nhịp, nhấn giọng các từ: màu đỏ, máu, lá cờ, khăn quàng… b) HS đọc từng khổ nối tiếp. - Nhiều HS đọc nối tiếp. - Luyện đọc những từ ngữ theo sự hướng dẫn của GV. c) Hướng dẫn HS đọc cả bài. - 2 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm. - Giải nghĩa từ. d) GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS lắng nghe. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại bài thơ. - Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào? - Những màu sắc ấy gắn với những sự vật, cảnh và con người ra sao? - Trả lời. - Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với đất nước? - GV chốt từng câu. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. Mục tiêu: Cách tiến hành: - GV hướng dẫn cho HS cách đọc. - GV đọc mẫu một khổ thơ. - GV treo bảng phụ những khổ thơ cần luyện đọc. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH ( Một buổi trong ngày) I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Từ những điều đã thầy khi quan sát cảnh một buổi trong ngày, biết lập dàn ý chi tiết tả cảnh đó. - Biết chuyển một phần trong dàn bài thành một đoạn văn tả cảnh. II. Đồ dùng dạy học: - Những ghi chép của HS khi quan sát cảnh một buổi trong ngày. - Bút dạ, phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Kiểm tra 2 HS . - HS lần lượt đọc bài viết của mình. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1’) Hoạt động 2: Luyện tập.(28’) Mục tiêu: Cách tiến hành: a) Hướng dân HS làm BT 1(11’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - HS đọc to, cả lớp đọc thầm. Các em đọc bài văn Rừng thưa và bài chiều tối. Tìm những hình ảnh em thích trong mỗi bài văn. Vì sao em thích? - Từng HS đọc cả bài và dùng bút chì gạch dưới những hình ảnh mình thích. - Cho HS làm bài. -HS lần lượt trình bày trước lớp những hình ảnh mình thích và nêu lí do. b) Hướng dẫn HS làm bài tập 2(17’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - HS đọc to yêu cầu và nhận việc. Các em xem lại dàn bài về một buổi trong ngày trong vườn cây (hay trong công viên, trên cánh đồng) Các em nên chọn viết một đoạn văn cho phần thân bài dựa vào kết quả đã quan sát được. - Cho HS làm bài. - HS làm bài cá nhân. - Cho HS trình bày bài làm. - Một số em đọc đoạn văn đã viết. - GV nhận xét về cách viết. - Lớp nhận xét. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.(2’) - GV nhận xét tiết dạy. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn bài. - Chuẩn bị cho tiết TLV sau. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu : LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Biết vận dụng những hiểu biết về từ đồng nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân loại các từ đồng nghĩa theo nhóm. - Nắm được những sắc thái khác nhau về từ đồng nghĩa để viết một đoạn văn ngắn. II. Đồ dùng dạy học: - Từ điển học sinh- Bút dạ- Một số tờ phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - 3 HS, nhận xét chung. - Làm BT 1, 2,3 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: a) Hướng dẫn HS làm bài tập 1(7’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - HS đọc yêu cầu và nhận việc Tìm những từ đồng nghĩa có trong đoạn văn. - HS dùng bút chì gạch dưới những từ đồng nghĩa. - Cho HS làm bài. - HS làm bài cá nhân. - Cho HS trình bày kết quả. - GV chốt lại…mẹ,u, bu, bầm,bủ, mạ. - HS nhận xét. b) Hướng dẫn HS làm bài tập 2(7’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Cho HS đọc các từ đã cho. Cho HS sắp xếp các từ đã cho thành từng nhóm từ đồng nghĩa. - HS làm việc cá nhân. - Cho HS trình bày kết quả bài làm. - Cá nhân trình bày. - GV nhận xét, chốt lại. c) Hướng dẫn HS làm bài tập 3 (14’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Cho HS viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu.( dùng một số từ ở BT 2) - Cho HS làm bài. - HS làm bài cá nhân - Cho HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.(2’) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn : LUYỆN TẬP BÀI BÁO CÁO THỐNG KÊ I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Trên cơ sở phân tích số liệu thống kê trong bài: Nghìn năm văn hiến, HS hiểu hình thức trình bày các số liệu thống kê, tác dụng của các số liệu thống kê. - Biết thống kê các số liệu đơn giản, trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng. II. Đồ dùng dạy học: - Bút dạ, một số tờ phiếu. - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 2 HS – GV nhận xét. - 2 HS lần lượt đọc bài văn đã làm trong bài TLV trước. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện tập. Mục tiêu: Các em thống kê các số liệu trong bài đúng, chính xác. Cách tiến hành: a) Hướng dẫn HS làm bài tập 1.(8’) - HS đọc to. - GV giao việc. - Cho HS đọc bài “Nghìn năm văn hiến” và nhắc lại số liệu thống kê. - Từ năm 1075-1919. Số khoa thi, tiến sĩ, trạng nguyên của từng triều đại như thế nào? - HS lần lượt trả lời câu hỏi. Số bia và số tiến sĩ có khắc trên bia còn lại đến ngày này là bao nhiêu? - Lớp nhận xét. - GV treo bảng phụ. Các số liệu thống kê được trình bày dưới những hình thức nào? - HS trình bày. - Lớp nhận xét. - GV chốt lại đúng ý b) (SGV) Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng gì? - HS trả lời. - GV chốt. (SGV) - HS nhận xét. b) Hướng dẫn HS làm bài tập 2. (10’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài. - HS làm bài theo nhóm. - Cho HS trình bày. - Dán phiếu kết quả lên bảng. - GV chốt. - Nhận xét. c) Hướng dẫn HS làm bài tập 3. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài và trình bày. - HS làm việc theo nhóm. - Cho HS nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà trình bày lại vào vở. - Chuẩn bị tiết sau. Rút kinh nghiệm : TUẦN 3 Tập đọc : LÒNG DÂN (Trích ) I. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1/ Biết đọc đúng văn bản kịch, cụ thể. - Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài. - Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. - Biết đọc diễn cảm đoạn kịch. 2/ Hiểu nội dung, ý nghĩa phần I của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài Tập đọc. - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Kiểm tra 2 HS- Đọc bài thơ “Sắc màu em yêu”. - Học thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi. - Bạn nhỏ yêu những màu nào? Vì sao? - Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với đất nước? - GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện đọc (11’) Mục đích: HS đọc đúng các từ khó đọc, giải thích từ khó hiểu. Cách tiến hành: a) GV đọc màn kịch. - Cho HS trả lời câu hỏi mở đầu. - GV đọc diễn cảm màn kịch (đọc đúng từng giọng nhân vật). - 1 HS đọc phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian. b) Hướng dẫn HS đọc từng đoạn: 3 đoạn. - GV chia đoạn. - Cho HS đọc đoạn nối tiếp. - HS lần lượt đọc. - Cho HS luyện đọc những từ khó: quẹo, xẵng giọng, ráng… - Đọc theo sự hướng dẫn của GV. c) Hướng dẫn HS đọc cả bài. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Cách tiến hành: - HS đọc phần mở đầu. - GV giao việc- Thảo luận 2 câu hỏi. Chú cán bộ gặp nguy hiểm gì? Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? - HS trả lời. - Cho cả lớp đọc thầm. - Cho HS thảo luận. Dì Năm đấu trí với địch khôn khéo như thế nào để bảo vệ cán bộ? - HS trả lời. Tìm huống nào trong đoạn kịch làm em thích thú? Vì sao? - HS tự do lựa chọn tình huống mình thích. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm. Mục tiêu: HS đọ đúng giọng, ngắt nhịp đúng, đọc diễn cảm. Cách tiến hành: - GV đọc diễn cảm đoạn 1. - Cho HS đọc phân vai. - HS luyện đọc. - HS chia nhóm. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Về tập đóng màn kịch. - Chuẩn bị bài TĐ mới. Rút kinh nghiệm : Chính tả ( nhớ viết ): THƯ GỬI CÁC HỌC SINH QUY TẮC ĐÁNH DẤU THANH I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “ Thư gửi các học sinh”. - Chép đúng các tiếng đã cho vào mô hình cấu tạo tiếng, nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu. - Bút dạ, một số tờ phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Cho HS lên viết từ khó. - 2 HS 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Viết chính tả. Mục tiêu: HS thuộc lòng đoạn văn cần viết. Cách tiến hành: a) Hướng dẫn chung.(2’) - Cho HS đọc yêu cầu bài. - GV đọc lại 1 lần đoạn chính tả. - HS lắng nghe. b) HS viết chính tả. (15-16’) - Nhắc tư thế ngồi viết, nhớ lại những từ ngữ khó viết. - HS nhớ lại đoạn chính tả. - HS viết chính tả. c) Chấm, chữa bài. - GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt - HS soát lỗi. - GV chấm 5-7 bài. - Từng cặp trao đổi vở cho nhau để chữa lỗi. - GV đọc diễn cảm bài chính tả, nhận xét chung. Hoạt động 3: Làm bài tập. (8’) a) Hướng dẫn HS làm bài tập 2. - GV giao việc. - HS làm việc cá nhân. Dán phiếu ở bảng. - Cho HS trình bày. - Nhận xét. - GV chốt (SGV) b) Hướng dẫn HS làm bài tập 3. - GV chốt: Khi viết một tiếng, dấu thanh nằm trên âm chính của vần đầu. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.(2’) - GV nhận xét, nhắc HS làm lại BT2. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về nhân dân, thuộc những thành ngữ, ca dao ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam. - Tích cực hóa vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu. II. Đồ dùng dạy học: - Bút dạ, một vài tờ giấy mẫu to. - Bảng phụ- Từ điển. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 3 HS - Nhận xét. - 3 HS đọc 3 đoạn văn miêu tả đã viết ở tiết TLV trước. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Làm bài tập (28’) Mục tiêu: Các em biết xếp các từ thành nhóm, chỉ rõ những thành ngữ chỉ rõ phẩm chất con người Việt Nam. Cách tiến hành: a) Hướng dẫn HS làm bài tập 1. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - HS làm bài theo nhóm. - Cho HS trình bày. - Ghi kết quả vào phiếu. - GV chốt. - Đại diện nhóm dán kết quả bài làm. b) Hướng dẫn HS làm bài tập 2.(10’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài. - HS làm bài cá nhân. - Cho HS trình bày. - HS tìm ý của 5 câu. - Nhận xét, chốt lại. - Nhận xét. c) Hướng dẫn HS làm bài tập 3 (10’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - HS đọc thầm bài “Con Rồng, cháu Tiên”. Câu a: Làm việc cá nhân. Câu b: Làm việc theo nhóm. - Viết vào phiếu. Câu c: Làm việc cá nhân. - Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, chốt lại. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.(2’) - GV nhận xét tiết học. - Làm bài tập 4. Rút kinh nghiệm : Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - HS kể lại được rõ ràng, tự nhiện một câu chuyện có ý nghĩa nói về một việc làm tốt của một người mà em biết để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh gợi ý những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 2 HS - 2 HS lần lượt kể lại 1 câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về anh hùng, danh nhân nước ta. - GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện. Mục tiêu: Kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Cách tiến hành: a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề.(8’) - Cho HS đọc yêu cầu đề. - 1 HS - GV ghi đề lên bảng. Đề: Kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước của một người em biết. - GV nhắc lại yêu cầu. Ngoài những việc làm thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước đã nêu trong gợi ý còn có những việc làm nào khác? - Cho HS đọc lại gợi ý. - Cho HS nói về đề tài mình kể. - HS trao đổi và phát biểu ý kiến về đề tài mình đã chứng kiến. b) Hướng dẫn HS kể chuyện trong nhóm. - Cho HS đọc gợi ý 3. - Cho HS kể chuyện trong nhóm. - Làm việc dưới sự hướng dẫn của GV c) Hướng dẫn HS kể chuyện trước lớp. - Cho HS kể mẫu. - 1 HS - Bình chọn HS kể chuyện hay. - Đại diện các nhóm thi. - Lớp nhận xét. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tập kể câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị tiết sau. Rút kinh nghiệm : Tập đọc : LÒNG DÂN (Tiếp theo) I. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1/ Biết đọc đúng một văn bản kịch cụ thể. - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài. - Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. - Biết cùng các bạn đọc phân vai, dựng lại toàn bộ vở kịch. 2/ Hiểu nội dung, ý nghĩa của toàn bộ vở kịch: Trong cuộc đấu trí với giặc, để cứu cán bộ, mẹ con dì Năm vừa kiên trung vừa mưu trí. Vở kịch nói lên tấm lòng sắc son của người dân đối với cách mạng. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn học sinh luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Chia nhóm lên đọc phân vai đoạn 1. - Em hãy nêu nội dung phần 1 của vở kịch - 6 HS lên đọc đoạn 1 theo hình thức phân vai. - Nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1’) Hoạt động 2: Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài. Cách tiến hành: a) GV đọc diễn cảm 1 lượt. Chú ý: giọng đọc phân vai. - HS lắng nghe. b) Hướng dẫn HS đọc đoạn. - GV chia đoạn: 3 đoạn. - HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK. - Cho HS đọc đoạn nối tiếp. - Cho HS luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: hiềm, miễn cưỡng, ngượng ngập. - HS đọc theo sự hướng dẫn của GV c) Hướng dẫn HS đọc cả bài. - Cho HS đọc chú giải, giải nghĩa. - HS đọc lại toàn bộ vở kịch. - 1 HS đọc chú giải. - 1 HS giải nghĩa từ. d) GV đọc toàn bộ vở kịch (1 lần) (Giọng đọc: như đã hướng dẫn) Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: HS trả lời đúng các câu hỏi. - 3 HS đọc 3 đoạn và trả lời 3 câu hỏi. - Nhận xét. - GV chốt lại Hoạt động 4: Đọc diễn cảm. Mục tiêu: HS đọc diễn cảm đoạn văn. a) GV hướng dẫn cách đọc: như hướng dẫn. b) Cho HS thi đọc. - GV chia 6 nhóm. - HS sắm vai đọc. - Cho HS thi đọc hình thức phân vai. - Tuyên dương. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.(5’) - Các nhóm về xây dựng vở kịch. - Chuẩn bị tiết sau. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH ( Một hiện tượng thiên nhiên) I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Trên cơ sở, phân tích nghệ thuật quan sát, chọn lọc chi tiết của nhà văn Tô Hoài qua bài văn mẫu “Mưa rào”, hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh mưa. - Biết chuyển những điều quan sát được về một cơn mưa thành một dàn ý chi tiết, với các phần mục cụ thể, biết trình bày dàn ý đó trước các bạn rõ ràng, tự nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Những ghi chép của HS khi quan sát một cơn mưa. - Bút dạ, 3 tờ giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Bảng thống kê của tiết Tập làm văn - GV chấm 3 vở. - GV kiểm tra vở - GV nhận xét chung. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện tập (28’) Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi về bài “Mưa rào”. Cách tiến hành: a) Hướng dẫn HS làm bài tập 1. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Cho HS đọc bài và trả lời 4 câu hỏi.(SGK) - Cho HS làm việc. - Cho HS trình bày kết quả bài làm. - Một số HS phát biểu. - Nhận xét. - GV nhận xét, chốt ý. b) Hướng dẫn HS làm bài tập 3 (15’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Các em đã quan sát và ghi lại về một cơn mưa. Dựa vào những quan sát đã có, em hãy chuyển thành dàn bài chi tiết. - Cho HS làm bài. - HS đọc to bài ghi quan sát của mình về cơn mưa. - GV phát giấy, bút dạ cho 3 nhóm. - Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện 3 nhóm dán kết quả. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò.(2’) - GV nhận xét tiết học. - HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý. - Đọc trước và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm : Tiết 23: Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Biết sử dụng một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu, đoạn văn. - Nắm được ý chung của các thành ngữ, tục ngữ đã cho, biết nêu hoàn cảnh sử dụng các thành ngữ, tục ngữ đó. II. Đồ dùng dạy học: - Bút dạ, 3 tờ phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 2 HS - 2 HS lần lượt lên làm BT 2, 3 của tiết trước. - Nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1’) Hoạt động 2: Luyện tập. Mục tiêu: HS biết sử dụng một số nhóm từ đồng nghĩa khi điền vào chỗ trống. Cách tiến hành: a) Hướng dẫn HS làm bài tập 1(8’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Cho HS quan sát tranh trong SGK. - HS quan sát tranh, làm bài cá nhân. Đọc bài tập. - Cho HS làm bài. - 3 HS làm bài vào giấy. - Cho HS trình bày. - 3 HS lên dán lên bảng. - Nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm bài tập 2.(8’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - HS lần lượt ghép ý vào 3 câu. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. c) Hướng dẫn HS làm bài tập 3 (12’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Cho HS đọc lại bài “Sắc màu em yêu”. Chọn viết khổ thơ trong bài. Viết một đoạn văn. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - HS trình bày đoạn văn đã viết. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.(2’) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà viết bài tập 3 vào vở. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Biết chuyển một phần trong dàn ý của bài văn tả cảnh cơn mưa thành đoạn văn hoàn chỉnh. - Biết hoàn chình các đoạn văn viết dở dang. II. Đồ dùng dạy học: - Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của HS. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra:Chấm bài làm HS đã hoàn chỉnh của tiết Tập làm văn trước. - 3 HS nộp bài. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1’) Hoạt động 2: Luyện tập.(17’) a) Hướng dẫn HS làm bài tập 1. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Chỉ ra được nội dung chính mỗi đoạn. Viết thêm vào những chỗ (…) để hoàn thành nội dung của từng đoạn. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày ý chính 4 đoạn văn. - HS đọc thầm lại đề. - GV chốt ý. - Xác định ý chính mỗi đoạn. - Cho HS trình bày đoạn văn. - GV nhận xét và chọn 4 đoạn hay nhất. b) Hướng dẫn HS làm bài tập 2 (11’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Chọn trong dàn bài đã chuẩn bị trong tiết Tập làm văn trước một phần nào đó. Viết phần dàn bài đã chọn thành một đoạn văn hoàn chỉnh. - Cho HS làm bài. - HS xem lại dàn bài tả cơn mưa đã làm ở tiết Tập làm văn trước. - HS trình bày bài. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. (2’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thiện đoạn văn. - Đọc trước bài học tới. Rút kinh nghiệm :  TUẦN 4 Tập đọc : NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY I. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1/ Đọc lưu loát toàn bài. - Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi. 2/ Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn Luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: nhóm 6 HS - 6 HS đọc vở kịch “Lòng dân” theo cách phân vai. - 1 HS nói ý nghĩa vở kịch. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1’) Hoạt động 2: Luyện đọc. (11’) a) GV đọc toàn bài 1 lượt. - Giọng đọc: giọng chia sẻ, đồng cảm ở đoạn nói về bé Xa-da-cô, với giọng xúc động ở đoạn trẻ em trong nước Nhật và trên thế giới gửi cho Xa-da-cô những con sếu bằng giấy. - HS lắng nghe. - Chú ý đọc đúng số liệu, tên người, tên địa lý nước ngoài. b) Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp - GV chia đoạn: 4 đoạn. - HS đánh dấu bằng viết chì vào SGK. - Luyện đọc những số liệu, từ ngữ khó đọc: 100.000 người, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa-da-cô Xa-xa-ki. - HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV. c) Hướng dẫn HS đọc cả bài. - Cho HS đọc chú giải, giải nghĩa từ. - 1 HS đọc chú giải, 2 HS giải nghĩa từ như trong SGK. - Cho HS đọc toàn bài. - 2 HS đọc cả bài. d) GV đọc diễn cảm cả bài 1 lần. - HS lắng nghe. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. (9’) - Đặt câu hỏi để HS trả lời. Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào? - Khi chính phủ Mĩ ra lệnh ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? - Cô tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh nên ngày nào Xa-da-cô cũng gấp sếu giấy. Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình cảm đáng kể với Xa-da-cô? - Các bạn nhỏ đã gấp sếu gửi tới tấp cho Xa-da-cô. Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình? - Đã quyên góp tiền xây dựng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Qua đó, ta thấy các bạn nhỏ luôn mong muốn cho thế giới mãi mãi hòa bình. Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô? - HS phát biểu tự do. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm. (7’) a) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - GV đưa bảng phụ đã chép trước đoạn văn cần luyện lên và gạch chéo (/) một gạch ở dấu phẩy, 2 gạch (//) ở dấu chấm, gạch dưới những từ ngữ khó đọc. - GV đọc trước đoạn cần luyện thêm 1 lần. - Nhiều HS luyện đọc. b) Hướng dẫn HS thi đọc. - Nhiều cá nhân thi đọc. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, khen những HS đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài văn. Rút kinh nghiệm : Chính tả : (Nghe viết) ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ QUY TẮC ĐÁNH DẤU THANH I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Nghe - viết đúng chính tả bài “Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ”. - Tiếp tục củng cố những hiểu biết về mô hình cấu tạo tiếng và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. II. Đồ dùng dạy học: - Bút dạ, phiếu phô tô sẵn mô hình cấu tạo tiếng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: - GV dán lên bảng lớp 2 phiếu mô hình cấu tạo tiếng. - 2 HS lên bảng làm trên phiếu. - HS còn lại làm trên giấy nháp. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1’) Hoạt động 2: Nghe- viết. a) GV đọc bài chính tả một lượt. - HS lắng nghe. - Hướng dẫn HS luyện viết những chữ dễ viết sai: Phrăng-đơ Bô-em. - HS luyện viết. b) GV đọc cho HS viết. c) Chấm, chữa bài. - GV đọc lại 1 lần. - HS tự chữa lỗi. - Chấm 5-7 bài. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Làm BT chính tả. a) Hướng dẫn HS làm BT 1 (6’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Cho HS kẻ mô hình cấu tạo. Ghi vần của tiếng nghĩa và tiếng chiến vào mô hình. Chỉ ra tiếng nghĩa và tiếng chiến có gì giống và khác nhau. - Cho HS làm bài. - HS làm bài cá nhân. - GV nhận xét, chốt lại Tiếng Âm đầu Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối nghĩa ng ĩa chiến ch iê n Sự giống nhau giữa 2 tiếng là: âm chính của mỗi tiếng đều là nguyên âm đôi ia, iê. Sự khác nhau là: tiếng nghĩa không có âm cuối, tiếng chiến có âm cuối. b) Hướng dẫn HS làm BT 2 (2’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở tiếng nghĩa và tiếng chiến. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét, chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng, làm vào vở BT 2. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu: TỪ TRÁI NGHĨA I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa. - Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu với từ trái nghĩa. II.Đồ dùng dạy học: - Phô tô cô pi vài trang Từ điển tiếng Việt. - 3,4 tờ phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Kiểm tra 3 HS - HS 1 làm lại BT1 ( điền các từ xách, đeo, khiêng, kẹp, vác vào chỗ trống trong đoạn văn) - GV nhận xét - 2 HS làm BT3: Đọc đoạn văn miêu tả màu sắc ở tiết tập làm văn trước. 2. Nhận xét: (12’) Hoạt động 1: Hướng dẫn làm BT1 (6’) - Cho HS đọc yêu cầu của BT1 - 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe. - GV giao việc + Các em tìm nghĩa của từ phi nghĩa và từ chính nghĩa trong từ điển + So sánh nghĩa của hai từ - HS nhận việc - Cho HS làm bài -HS làm bài cá nhân ( hoặc theo nhóm) - Cho HS trình bày kết quả bài làm - Một số cá nhân trình bày ( hoặc đại diện các nhóm trình bày) - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng - Lớp nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2 (3’) ( Cách tiến hành như ở BT1) - GV nhận xét và chốt lại. - HS tra từ điển để tìm nghĩa Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT2 (3’) ( Cách tiến hành như ở BT1) - GV nhận xét và chốt lại. 3. Ghi nhớ: (3’) - Cho HS đọc lại phần Ghi nhớ trong SGK - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo - Cho HS tìm ví dụ. - 2 HS tìm ví dụ về từ trái nghĩa và giải thích từ. 4. Luyện tập: (13’) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu của BT1 - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo - GV giao việc: các em tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu a,b,c,d - Cho HS làm bài - HS làm bài cá nhân, dùng bút chì gạch chân từ trái nghĩa có trong 4 câu - Cho HS trình bày kết quả - Vài HS phát biểu ý kiến về các cặp từ trái nghĩa - GV nhận xét và chốt lại các cặp từ trái nghĩa Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2 - Cho HS đọc yêu cầu của BT1 - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo - GV giao việc: + Các em đọc lại 4 câu a,b,c,d + Các em tìm từ trái nghĩa với từ hẹp để điền vào chỗ trống trong câu a, từ trái nghĩa với từ rách để điền vào chỗ trống trong câu b, từ trái nghĩa với từ trên để điền vào chỗ trống trong câu c, từ trái nghĩa với từ xa và từ mua để điền vào chỗ trống trong câu d. - Cho HS làm bài ( GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu đã chuẩn bị trước) - 3 HS lên bảng làm trên phiếu - Các HS còn lại làm vào giấy nháp - Cho HS trình bày kết quả - 3 HS làm bài trên phiếu trình bày. - Lớp nhận xét - GV nhận xét và chốt lại Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT3 ( Cách tiến hành như ở BT2) - GV chốt lại lời giải đúng - Làm việc theo nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm BT4 - GV giao việc: + Các em chọn 1 cặp từ trái nghĩa ở BT3 + Đặt 2 câu ( mỗi câu chứa một từ trong cặp từ trái nghĩa vừa chọn) - Cho HS làm bài - Mối HS chọn 1 cặp từ trái nghĩa và đặt câu - Cho HS trình bày - Một số HS nói câu của mình đặt - Lớp nhận xét - GV nhận xét và khen những HS đặt câu hay 5. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà giải nghĩa các từ ở BT 3. - Dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài học ở tiết tới. Rút kinh nghiệm : Kể chuyện: TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Dựa vào băng phim, lời kể của GV và những hình ảnh được minh họa trong SGK, HS tìm được lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh. Sau đó, các em biết kể sáng tạo câu chuyện theo lời một nhân vật. - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi hành động dũng cảm của những người lính Mỹ có lương tri đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình ảnh minh họa trong SGK - Băng phim (nếu có) III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: (1’-2’) - HS lắng nghe 2. GV kể chuyện Hoạt động 1: GV kể lần 1 (không chỉ tranh) - Chú ý giọng kể - GV ghi tên các nhân vật lên bảng lớp (Mai-cơ, Tôm-xôn, Côn-bơn, An-đrê-ốt-ta, Hơ-bớt, Rô-nan) Hoạt động 2: GV kể chuyện lần 2 - Kết hợp lời kể với chỉ ảnh minh họa hoặc kể xong rồi chỉ ảnh và thuyết minh ảnh - HS lắng nghe và quan sát tranh 3. Hướng dẫn HS kể chuyện: (20’) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề - Cho HS đọc yêu cầu của bài 1 - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe - GV lưu ý HS phải dựa vào lời thuyết minh cho mỗi ảnh, lời GV kể, chú ý làm nổi bật được nội dung chính của câu chuyện Hoạt động 2: Cho HS kể chuyện - Cho HS kể đoạn - Mỗi HS kể 2-3 đoạn. Lớp nhận xét - GV nhận xét, khen những HS kể đúng, kể hay. 4. Trao đổi về ý nghĩa của truyện: (3’-4’) - GV nêu câu hỏi để lớp trao đổi. - HS trao đổi và trả lời - GV nhận xét và chốt lại 5. Củng cố, dặn dò: (2’-3’) - GV nhận xét tiết học, cho cả lớp bình chọn HS kể chuyện hay nhất - Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần 5 Rút kinh nghiệm : Tập đọc: BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1. Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng đọc hồn nhiên, vui tươi, rộn ràng. 2. Hiểu bài: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ - Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK - Bảng phụ để ghi những câu cần luyện đọc III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (4’-5’) - Cho 2 HS kiểm tra - GV nhận xét 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: (1’) b) Luyện đọc: (11’-12’) Hoạt động 1: GV đọc cả bài - Cần đọc với giọng sôi nổi, tha thiết. Chú ý ngắt nhịp, nhấn giọng. - HS lắng nghe Hoạt động 2: Cho HS đọc - Cho HS đọc khổ nối tiếp - HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ ( đọc 2 lượt) - Cho HS đọc cả bài và đọc chú giải, giải nghĩa từ - 2 HS đọc cả bài, 2 HS đọc chú giải, giải nghĩa từ Hoạt động 3: GV đọc diễn cảm cả bài c) Tìm hiểu bài: (9’-10’) - GV mời lớp trưởng hoặc lớp phó học tập lên điều khiển cho lớp trao đổi trả lời các câu hỏi: - HS đọc thầm bài thơ và trả lời + Hình ảnh trái đất có gì đẹp? + Hiểu 2 câu thơ cuối khổ 2 nói gì? + Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất + Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? - GV nhận xét và chốt lại d) Đọc diễn cảm: (7’-8’) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Chú ý những chỗ cần ngắt nhịp, những từ cần nhấn giọng - Một số HS đọc từng khổ thơ và cả bài - Tổ chức thi đọc diễn cảm cho HS - 2-3 HS tham gia thi đọc diễn cảm Hoạt động 2: Tổ chức cho HS học thuộc lòng - Một số HS đọc thuộc lòng trước lớp - GV nhận xét và khen những HS đọc hay và thuộc lòng tốt - Cho HS hát bài Trái đất này là của chúng em (được nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ nhạc từ bài thơ đang học) e) Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học và dặn HS tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị trước bài Một chuyên gia máy xúc Rút kinh nghiệm : Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường. Một dàn ý với ý riêng của mỗi HS. - Biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh. II. Đồ dùng dạy học: - Những ghi chép của HS khi quan sát cảnh trường học. - Bút dạ, 3 tờ phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: - Kiểm tra 2 HS - 2 HS đọc lại kết quả quan sát cảnh trường học của mình. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1’) Hoạt động 2: Luyện tập (28-29’) a) Hướng dẫn HS làm bài tập 1. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Cho HS xem lại các ý đã ghi chép được khi quan sát trường học và sắp xếp các ý đó thành một dàn ý chi tiết. - Cho HS trình bày những điều quan sát được. - 3 HS - Cho HS làm việc, phát 3 phiếu cho 3 HS - HS làm việc cá nhân. - Cho HS trình bày. - Lớp bổ sung, nhận xét. - GV nhận xét. b) Hướng dẫn HS làm bài tập 2. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Cho HS chọn 1 phần dàn ý vừa làm chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh. - Cho HS làm bài, nên chọn một phần ở thân bài. - Cho HS trình bày. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết sắp tới bằng việc xem lại các tiết Tập làm văn tả cảnh đã học. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được. II. Đồ dùng dạy học: - Từ điển học sinh. - Bút dạ, 3 tờ phiếu. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: - 3 HS lần lượt làm các BT 1, 2, 3 ở phần luyện tập về từ trái nghĩa. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1’) Hoạt động 2: Luyện tập (28’) a) Hướng dẫn HS làm bài tập 1. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Tìm các từ trái nghĩa nhau trong 4 câu a, b, c, d. - Cho HS làm bài, GV phát phiếu cho 3 HS. - HS làm việc cá nhân. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt lại. (SGV) b) Hướng dẫn HS làm bài tập 2. ( Cách tiến hành như BT 1) Kết quả: a) lớn b) già c) dưới d) sống c) Hướng dẫn HS làm bài tập 3. ( Cách tiến hành như BT1) Kết quả: a) nhỏ b) lành c) khuya d) sống d) Hướng dẫn HS làm bài tập 4. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Tìm những từ trái nghĩa nhau tả hình dáng, tả hành động, tả trạng thái và tả phẩm chất. - Cho HS làm việc, GV phát phiếu cho các nhóm. - Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, chốt lại.(SGV) e) Hướng dẫn HS làm bài tập 5. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Chọn một cặp từ trong các cặp từ vừa tìm được và đặt câu với cặp từ đó. - Cho HS đặt câu. - Mỗi HS đặt 2 câu với 2 từ trái nghĩa. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở các BT 4,5. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn: KIỂM TRA VIẾT (tả cảnh) I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Dựa trên kết quả của tiết Tập làm văn tả cảnh đã học, HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa như nội dung kiểm tra trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Hướng dẫn HS làm bài Kiểm tra. - GV nêu yêu cầu: Đây là lần đầu tiên các em viết một bài văn hoàn chỉnh vì vậy các em đọc kĩ một số đề cô đã ghi trên bảng và chọn đề nào các em thấy mình có thể viết tốt nhất. Khi đã chọn phải tập trung làm không có thay đổi. - HS đọc đề trên bảng và chọn đề. 3. HS làm bài. (29-30’) - GV tạo điều kiện yên tĩnh cho HS làm bài. - HS làm bài. - GV thu bài cuối giờ. - HS nộp bài. 4. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết làm bài của HS. - Yêu cầu HS về nhà đọc trước Đề bài, gợi ý của tiết Tập làm văn tuần sau. . Rút kinh nghiệm : TUẦN 5 Tập đọc: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1/ Đọc lưu loát toàn bài. - Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài, phiên âm. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. - Biết đọc các lời đối thoại thể hiện giọng nói của từng nhân vật. 2/ Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa của bài: Qua tình cảm chân thành giữa một cộng nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1’) Hoạt động 2: Luyện đọc. a) GV đọc bài 1 lượt. - Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc. b) HS đọc đoạn nối tiếp. - GV chia đoạn: 2 đoạn. - HS dùng viết chì đánh dấu đoạn. - Cho HS đọc. c) Cho HS đọc cả bài. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. (9-10’) Đoạn 1: Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi. Anh Thủy gặp A-lếch-xây ở đâu? Tìm những chi tiết miêu tả dáng vẻ của A-lếch-xây. Vì sao A-lếch-xây khiến anh Thủy đặc biệt chú ý? Đoạn 2: GV cho HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. Tìm những chi tiết miêu tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thủy với A-lếch-xây. Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao? Hoạt động 4: Đọc diễn cảm. (7-8’) - GV hướng dẫn HS giọng đọc. - GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng. - GV đọc 1 lượt. - Cho HS đọc. - HS luyện đọc. 5. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài vừa học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Chính tả: I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Nghe-viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài Một chuyên gia máy xúc. - Làm đúng các bài Luyện tập đáng dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi. II. Đồ dùng dạy học: - 2,3 tờ phiếu đã phô-tô-cóp-pi phóng to mô hình cấu tạo tiếng - 2,3 tờ phiếu phóng to nội dung bài tập 2, 3. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: (4’) - Cho 1 HS đọc tiếng bất kì để 2 HS lên viết trên mô hình - GV nhận xét, cho điểm 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: (1’) b) Hướng dẫn HS nghe-viết - GV đọc bài chính tả một lượt - Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai - HS lắng nghe - HS luyện viết - GV đọc cho HS viết - HS viết chính tả - GV đọc lại 1 lượt toàn bài chính tả -HS rà soát lỗi - GV chấm 5-7 bài - HS đổi vở cho nhau, sửa lỗi ra lề - GV nhận xét chung c) Làm bài tập chính tả: (8’-9’) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT2 - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài và trình bày kết quả bài làm - HS làm việc cá nhân, một vài em trình bày. - GV nhận xét và chốt lại quy tắc đánh dấu thanh - Lớp nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT3 - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài và trình bày kết quả bài làm - HS làm việc cá nhân, một vài em trình bày. - GV nhận xét và chốt lại - Lớp nhận xét d) Củng cố, dặn dò: (2’) - Cho HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi uô/ua - 3 HS nhắc lại - GV nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HÒA BÌNH I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Cánh chim hòa bình. - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê/thành phố. II. Đồ dùng dạy học: Từ điển học sinh, các bài thơ, bài hát… nói về cuộc sống hòa bình, khát vọng hòa bình. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: (4’-5’) - GV nhận xét - 3 HS làm lại BT ở tiết trước 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: (1’) b) Hướng dẫn HS làm BT: (27’-28’) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài và trình bày kết quả bài làm - HS làm bài và trình bày. - GV nhận xét và chốt lại - Lớp nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2 - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài theo hình thức trao đổi nhóm và trình bày kết quả bài làm - HS làm bài theo nhóm , đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét và chốt lại - Lớp nhận xét Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT3 - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài và trình bày kết quả bài làm - HS làm việc cá nhân và đọc đoạn văn của mình. - GV nhận xét, khen những HS viết hay - Lớp nhận xét c) Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học, dặn HS về viết lại đoạn văn và chuẩn bị cho tiết sau Rút kinh nghiệm : Kể chuyện: KỂ CHUYỆN Đà NGHE, Đà HỌC I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc đúng với chủ điểm Hòa bình. - Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Sách, báo…gắn với chủ điểm Hòa bình. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: - 1 HS kể lại chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” theo lời 1 nhân vật trong truyện. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1’) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS (28’) a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của giờ học. - GV ghi đề. - 1 HS đọc to đề bài. - GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - GV lưu ý cho HS gợi ý 1,2 trong SGK. - Cho HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể. b) Hướng dẫn thực hành kể chuyện. - Cho HS kể chuyện theo nhóm. - GV chia nhóm. - HS làm việc theo nhóm - Cho HS thi kể chuyện. - Đại diện nhóm kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét, khen những HS kể hay. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài tiết sau. Rút kinh nghiệm : Tập đọc : Ê-MI-LI, CON… I. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1/ Đọc lưu loát toàn bài. - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài. Ngắt nhịp đúng từng bộ phận câu trong bài thơ viết theo thể tự do. - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng. 2/ Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu được tâm trạng và hành động dũng cảm, cao thượng, quyết liệt của anh Mo-ri-xơn đốt cháy thân mình, lấy cái chết để thể hiện thái độ phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của chính phủ Mĩ ở Việt Nam. - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm, cao thượng vì đại nghĩa của một công dân nước Mĩ. - Học thuộc lòng khổ thơ 2,3. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - Một số tranh ảnh phục vụ bài học. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2 HS - 2 HS lần lượt đọc 2 đoạn văn trong bài và trả lời câu hỏi. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1’) Hoạt động 2: Luyện đọc. a) GV đọc toàn bài một lượt. - Đọc với giọng trầm, buồn, sâu lắng. - HS lắng nghe. b) Hướng dẫn HS đọc khổ thơ nối tiếp. - Cho HS đọc nối tiếp từng khổ.(2 khổ) - Luyện đọc những từ ngữ khó đọc: Ê-mi-li, Mo-rơ-xơn, Giôn-xôn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn. c) Hướng dẫn HS đọc cả bài. - Cho HS đọc cả bài. - 2 HS đọc cả bài, cả lớp lắng nghe. - Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ. d) GV đọc diễn cảm một lượt. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. - Cho HS đọc từng khổ thơ và trả lời các câu hỏi. (SGV) - Cho HS nêu nội dung bài thơ. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm, học thuộc lòng. - GV hướng dẫn giọng đọc khác nhau ở từng khổ cho HS - Cho HS đọc thuộc lòng khổ 2,3. - GV nhận xét, khen những HS học thuộc nhanh, đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng khổ thơ 2,3 hoặc cả bài thơ. - Chuẩn bị bài tuần sau. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn : LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Biết thống kê kết quả học tập trong tuần của bản thân, biết trình bày kết quả bằng bảng thống kê thể hiện kết quả học tập của từng HS trong tổ, của cả tổ. - Hiểu tác dụng của việc lập bảng thống kê: Làm rõ kết quả học tập của mỗi HS trong sự so sánh với kết quả học tập của mỗi bạn trong tổ. II. Đồ dùng dạy học: - Sổ điểm của lớp hoặc phiếu ghi điểm của mỗi HS. - Một số mẫu thống kê đơn giản. - Bút dạ, giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4-5’) - GV chấm vở của 3 HS về đoạn văn tả cảnh trường học. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1’) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập. (27’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. (12’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Các em nhớ lại các điểm số của mình trong tuần. Các em thống kê số điểm ấy theo đúng 4 yêu cầu a, b, c, d. - Cho HS làm việc. - HS làm việc cá nhân. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét. b) Hướng dẫn làm bài tập 2. (15’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Tổ trưởng thu lại kết quả thống kê của các bạn trong tổ và lập bảng thống kê kết quả của từng cá nhân và của tổ. - Cho HS làm bài. GV phát phiếu và bút dạ cho các tổ. - HS làm việc theo tổ. - Cho HS trình bày. - Đại diện tổ trình bày. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà viết lại bảng thống kê vào vở. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu: TỪ ĐỒNG ÂM I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Hiểu thế nào là từ đồng âm. - Nhận diện được một số từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. II. Đồ dùng dạy học: - Các mẩu chuyện, câu đố vui, ca dao, tục ngữ có từ đồng âm. - Một số tranh ảnh nói về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên gọi giống nhau. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 3 HS - GV chấm vở viết đoạn văn tả cảnh bình yên của một miền quê hoặc một thành phố mà em biết. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1’) Hoạt động 2: Nhận xét. (10-11’) - Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. Đọc kĩ các câu văn ở BT 1 và xem dòng nào ở BT 2 ứng với câu văn ở BT 1. - Cho HS làm bài. - HS làm bài cá nhân. - Cho HS trình bày. - HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Hoạt động 3: Nhận xét (3’) - Cho HS đọc phần Ghi nhớ. - 3 HS - Cho HS tìm một vài ví dụ ngoài những ví dụ đã biết. Hoạt động 4: Luyện tập (15-16’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - 1 HS Cho HS đọc kĩ các câu a, b, c. Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ của câu a, b, c. - GV nhận xét và chốt lại b) Hướng dẫn HS làm BT 2. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Tìm nhiều từ cờ, nước và bàn có nghĩa khác nhau và đặt câu với các từ vừa tìm được. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày. - Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm việc tốt. - Yêu cầu HS về nhà tập tra Từ điển học sinh để tìm từ đồng âm. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn : TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I. Mục tiêu, nhiệm vụ:  - Năm được yêu cầu của bài tả cảnh theo những đề đã cho. - Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi các đề bài đã kiểm tra. Viết( văn tả cảnh) cuối tuần 4. - Phấn màu. - Phiếu để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: - GV chấm vở 4-5 HS bảng thống kê của tiết học trước. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Nhận xét chung (5’) - GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài của tiết kiểm tra. - HS đọc thầm lại đề 1 lần. - GV nhận xét kết quả bài làm: Ÿ Ưu điểm: Về nội dung: Về hình thức trình bày: Ÿ Hạn chế: Về nội dung: Về hình thức trình bày: - Thông báo điểm cụ thể của từng HS. - HS chú ý lắng nghe. Hoạt động 2: Chữa lỗi (24’) a) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi (9’) - GV trả bài cho HS. - HS nhận bài. - Phát phiếu học tập cho từng HS. - HS làm việc cá nhân đọc lời phê của GV,xem những chỗ mắc lỗi và viết vào phiếu các lỗi. - Cho HS đổi bài cho bạn để sửa lỗi. - HS đổi bài cho bạn và soát lỗi. b) Hướng dẫn lỗi chung (9’) - GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng lớp. - Một vài HS lên bảng lần lượt chữa lỗi. HS còn lại tự chữa lên nháp. - GV chữa trên bảng cho đúng. - Cả lớp trao đổi vè bài chữa trên bảng. - HS chép kết quả đúng vào vở. c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn bài văn hay. (6’) - GV đọc những đoạn, bài văn hay. - HS trao đổi, thảo luận để tìm ra được cái hay, cái đẹp học tập. - GV chốt lại những ý hay cần học tập. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt. - Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại. - Dặn HS về chuẩn bị bài cho tiết sau. Rút kinh nghiệm : TUẦN 6 Tập đọc: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI I. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1/ Đọc trôi chảy toàn bài. - Đọc đúng các tiếng phiên âm, các số liệu thống kê. - Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ thông tin về số liệu; về chính sách đối xử bất công người da đen và da màu ở Nam Phi; cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ, thắng lợi của cuộc đấu tranh. 2/ Hiểu được nội dung chính của bài: Vạch trần sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen, da màu ở Nam Phi. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh về nạn phân biệt chủng tộc, ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la (nếu có). - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2 HS. - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Ê-mi-li, con…và trả lời câu hỏi. (SGV) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1’) Hoạt động 2: Luyện đọc (10-11’) a) GV (hoặc 1 HS) đọc toàn bài. (Giọng đọc đã hướng dẫn) - Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: nổi tiếng, vàng, kim cương, dũng cảm, bền bỉ… b) Cho HS đọc đoạn nối tiếp. - GV chia đoạn: 3 đoạn. - HS dùng bút chì đánh dấu vào SGK. - Cho HS đọc đoạn nối tiếp. - Luyện đọc từ ngữ khó: a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la. c) Cho HS đọc cả bài. - Cho HS đọc chú giải, giải nghĩa từ. d) GV đọc lại toàn bài 1 lần. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. (9-10’) - Cho HS đọc lần lượt 3 đoạn của bài và trả lời các câu hỏi( SGV). Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc văn bản có tính chính luận. (6-7’) - GV hướng dẫn cách đọc. - GV đưa bảng phụ đã chép đoạn cần luyện đọc lên và hướng dẫn HS luyện đọc. - HS luyện đọc đoạn văn. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Chính tả: Nhớ viết : Ê-MI-LI, CON… LUYỆN TẬP ĐÁNH DẤU THANH (Ở các tiếng chứa ươ / ưa) I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Nhớ- viết đúng, trình bày đúng khổ thơ 2, 3 của bài Ê-mi-li, con… - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ, nắm vững quy tắc đánh dấu thanh vào các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ. II. Đồ dùng dạy học: - 3 tờ phiếu khổ to phô tô nội dung bài tập 3. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 3 HS - GV đọc các từ ngữ cho HS viết. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Nhớ- viết. a) Hướng dẫn chung. - GV cho HS đọc yêu cầu đề. - 1 HS đọc. - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết. - Cho HS luyện viết một vài từ ngữ dễ viết sai: Oa-sinh-tơn, Ê-mi-li, sáng lòa. b) HS nhớ- viết. - GV lưu ý HS cách trình bày bài thơ, những lỗi chính tả dễ mắc, vị trí của các dấu câu. - HS nhớ- viết. c) Chấm, chữa bài. - GV chấm 5-7 bài. - HS tự soát lỗi. - GV nhận xét chung. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. a) Hướng dẫn HS làm BT 2. (5’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Đọc 2 khổ thơ. Tìm tiếng có ưa, ươ trong 2 khổ thơ đó. Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng tìm được. - Cho HS làm bài. - HS làm bài cá nhân. - Cho HS trình bày kết quả. - 2 HS lên bảng. - Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 3. (4’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ để điền vào chỗ trống trong mỗi câu sao cho đúng. - Cho HS làm bài. GV dán 3 tờ phiếu đã phô tô lên bảng lớp. - 3 HS lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ- HỢP TÁC I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ nói lên tình hữu nghị, sự hợp tác giữa người với người; giữa các quốc gia dân tộc. Bước đầu làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, hợp tác. - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu. II. Đồ dùng dạy học: - Từ điển học sinh. - Tranh, ảnh thể hiện tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các quốc gia. - Bảng phụ hoặc phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2 HS - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1’) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.(28-29’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1 (8’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài. - HS làm bài vào giấy nháp. - Cho HS trình bày kết quả. - 2 HS - GV nhận xét và chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 2. (8’) ( Cách tiến hành như BT 1) c) Hướng dẫn HS làm BT 3. (5’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài và trình bày kết quả. - HS làm bài cá nhân. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. d) Hướng dẫn HS làm BT 4. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - HS làm việc theo cặp. - GV nhận xét và chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - GV tuyên dương những HS, nhóm HS làm việc tốt. - Yêu cầu HS về nhà học thuộc 3 câu thành ngữ. Rút kinh nghiệm : Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - HS biết chọn một câu chuyện các em đã tận mắt chứng kiến hoặc một việc chính em đã làm để thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. - Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện (có cốt truyện, có nhân vật…) - Kể lại câu chuyện bằng lời của mình. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh nói về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1’) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện. (28-29’) a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. (5’) - GV chép đề bài lên bảng lớp và gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. b) Cho HS kể chuyện trong nhóm (11’). c) Cho HS kể chuyện trước lớp (13’). - Cho HS thi kể. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe hoặc viết lại vào vở nội dung câu chuyện đó. Rút kinh nghiệm : Tập đọc : TÁC PHẨM CỦA SIN-LƠ VÀ TÊN PHÁT XÍT I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng phiên âm tên nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện tự nhiên; đọc đoạn đối thoại thể hiện đúng tính cách nhân vật: cụ già điềm đạm, thông minh, hóm hỉnh; tên phát xít hống hách, hợm hĩnh nhưng dốt nát, ngờ nghệch. - Hiểu các từ ngữ trong truyện. Nhận ra tiếng cười ngụ ý trong truyện: tên sĩ quan bị cụ già cho một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay khiến hắn phải bẽ mặt. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh về nhà văn Đức Sin- lơ hoặc tranh ảnh về hành động tàn bạo của phát xít Đức trong đại chiến thế giới lần thứ 2 (nếu có). III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2 HS - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1’) Hoạt động 2: Luyện đọc (10-11’) a) GV (hoặc 1 HS) đọc cả bài. - Giọng đọc: đọc cả bài với giọng tự nhiên. - HS lắng nghe. - Cần nhấn giọng ở một số từ ngữ: quốc tế, cho ai nào?, ngây mặt ra, kẻ cướp. b) Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp. - GV chia đoạn: 3 đoạn. - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn. c) Hướng dẫn HS đọc cả bài. - Cho HS đọc. - 2 HS - Đọc chú giải, giải nghĩa từ. d) GV đọc diễn cảm toàn bài. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. (9-10’) - Cho HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi. - GV nhận xét. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm. (7’) - GV hướng dẫn giọng đọc. - GV chép đoạn văn cần luyện đọc, đánh dấu những chỗ cần ngắt nghỉ, những chỗ cần nhấn giọng. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. - Về đọc trước bài Những người bạn tốt. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn : LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Nhớ được cách trình bày một lá đơn. - Biết cách viết một lá đơn; biết trình bày gọn, rõ, đầy đủ nguyện vọng trong đơn. II. Đồ dùng dạy học: - Một số mẫu đơn đã học ở lớp 3. - Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn. - Có thể phô tô một số mẫu đơn. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) - GV chấm bảng thống kê về kết quả học tập trong tuần của tổ. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài . (1') Hoạt động 2: Hướng dẫn viết đơn. (28’) a) Hướng dẫn xây dựng mẫu đơn. (10’) - Cho HS đọc bài văn Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng. - GV giao việc. b) Hướng dẫn HS tập viết đơn. (18’) - Cho cả lớp đọc thầm lại bài văn. - Cả lớp đọc bài văn. - GV phát mẫu đơn cho HS. - HS điền vào mẫu đơn theo đúng yêu cầu của đơn. - Cho HS trình bày kết quả. - Một số HS đọc kết quả bài làm của mình. - GV nhận xét và chốt lại. - Lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện lá đơn viết lại vào vở. - Yêu cầu HS về nhà quan sát cảnh sông nước và ghi lại những gì đã quan sát được. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu: DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Hiểu thế nào là từ đồng âm để chơi chữ. Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ. - Cảm nhận được giá trị của việc dùng từ đồng âm để chơi chữ trong thơ văn và trong giao tiếp hằng ngày: tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. II. Đồ dùng dạy học: - Một số câu đố, câu thơ, mẩu chuyện…có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ. - Bảng phụ. - Một số phiếu phô tô phóng to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) - GV cho 2 HS đặt câu với thành ngữ. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài . (1') Hoạt động 2: Nhận xét. (12’) Hướng dẫn HS làm bài tập. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài. - HS làm việc theo từng cặp, từng cặp suy nghĩ, chỉ ra các cách hiểu và nêu lí do. - Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện các nhóm trình bày. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. Hoạt động 3: Ghi nhớ. (3’) - Cho HS đọc nhiều lần ghi nhớ. - GV có thể tìm thêm ví dụ . Hoạt động 4: Luyện tập. (13’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Chỉ ra những từ đồng âm nào được sử dụng để chơi chữ. - Cho HS làm việc. GV phát phiếu cho các nhóm. - Cho HS trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét và chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 2. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Đặt câu với các từ đồng âm tìm được ở BT 1. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà xem trước bài Từ nhiều nghĩa. - Viết vào vở những câu đặt với cặp từ đồng nghĩa. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (Sông nước ) I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Thông qua những đoạn văn mẫu, HS hiểu thế nào là quan sat khi tả cảnh sông nước, trình tự quan sát, cách kết hợp các giác quan khi quan sát. - Biết ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước cụ thể. - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài . (1') Hoạt động 2: Làm bài tập. (28-29’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. (10’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Đọc 2 đoạn văn và trả lời các câu hỏi. - Cho HS làm bài. b) Hướng dẫn HS làm BT 2. (18-19’) - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Dựa vào những ghi chép được sau khi quan sát về một cảnh sông nước, các em hãy lập thành một dàn ý. - Cho HS làm bài. - HS làm việc cá nhân. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét và chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước, chép lại vào vở. Rút kinh nghiệm : TUẦN 7 Tập đọc : NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-tôn, Xi-xin. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp những tình tiết bất ngờ của câu chuyện. - Hiểu những từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người. II. Đồ dùng dạy học: - Truyện, tranh, ảnh về cá heo. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài . (1') Hoạt động 2: Luyện đọc. a) GV (hoặc 1 HS) đọc toàn bài. b) Cho HS đọc đoạn nối tiếp. - GV chia đoạn: 4 đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp. - Cho HS luyện đọc các từ ngữ: A-ri-tôn, Xi-xin, yêu thích, buồm. c) HS đọc cả bài trước lớp. - Cho HS đọc cả bài. - 2 HS - Cho HS đọc chú giải, giải nghĩa từ. d) GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. - Cho HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn giọng đọc. - Cho HS đọc. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Chính tả : Nghe- viết : DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG LUYỆN TẬP ĐÁNH DẤU THANH ( Ở các tiếng chứa ia / iê ) I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Nghe- viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài Dòng kinh quê hương. - Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia/ iê. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ hoặc 3 tờ phiếu phô tô khổ to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài . (1') Hoạt động 2: Viết chính tả. (20’) a) Hướng dẫn chính tả. - GV đọc bài chính tả một lượt. - Luyện viết một số từ ngữ: giọng hò, reo mừng, lảnh lót… b) GV đọc cho HS viết chính tả. c) Chấm, chữa bài. - GV đọc toàn bài. - HS soát lỗi chính tả. - GV chấm 5-7 bài. - HS đổi vở cho nhau. - GV nhận xét chung. Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả. (8-9’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 2. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. c) Hướng dẫn HS làm BT 3. ( Cách tiến hành như ở các BT trước) 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu: TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa; nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa; mối quan hệ giữa chúng. - Phân biệt được đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển trong một số câu văn. Tìm được ví dụ về nghĩa chuyển của một số từ (là danh từ) chỉ bộ phận cơ thể người và động vật. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động… có thể minh hoạ cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa. - 2, 3 tờ phiếu khổ to phô tô. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) - 2 HS đặt câu để phân biệt nghĩa của một cặp từ đồng âm. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Nhận xét (18’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Tìm và nối nghĩa tương ứng với từ. - Cho HS làm bài. - 2 HS lên bảng. - HS còn lại dùng viết chì nối trong SGK. - GV nhận xét, chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 2. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Chỉ ra sự khác nhau của các từ trong khổ thơ và nghĩa gốc. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. c) Hướng dẫn HS làm BT 3. ( Cách tiến hành tương tự 2 BT trước) Hoạt động 3: Ghi nhớ. (3’) - Cho HS đọc phần Ghi nhớ. - 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Có thể cho HS tìm thêm VD. Hoạt động 4: Luyện tập (10-11’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 2. ( Cách tiến hành như các BT trước) 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm : Kể chuyện: CÂY CỎ NƯỚC NAM I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ trong SGK, HS kể được một đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên; trân trong từng ngọn cỏ lá cây trên đất nước. Chúng thật đáng quý, hữu ích nếu chúng ta biết nhận ra giá trị của chúng. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh minh hoạ cỡ to (nếu có). III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) - 2 HS kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: GV kể chuyện. a) GV kể lần 1. - GV kể lần 1 không tranh. - HS lắng nghe. Cần kể với giọng chậm, tâm tình… b) GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh. Hoạt động 3: Kể chuyện. (20’) a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Dựa vào các tranh đã quan sát kể lại từng đoạn câu chuyện. b) HS kể chuyện. - GV lần lượt treo các tranh và gọi GV kể chuyện. - Cả lớp theo dõi. Hoạt động 4: Tìm ý nghĩa câu chuyện. (3’) - GV đặt câu hỏi để HS phát biểu. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Tập đọc: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ I. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1/Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn văn. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp của thể thơ tự do. - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện trên sông Đà, mơ tưởng lãng mạn về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành. 2/ Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình: sức mạnh của những người đang chế ngự, chinh phục dòng sông, khiến nó tạo dòng điện phục vụ con người. - Hiểu sự gắn bó hoà quyện giữa con người và thiên nhiên trong bài thơ. - Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần hướng dẫn. - Tranh, ảnh giới thiệu công trình thuỷ điện Hoà Bình. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Luyện đọc. (10-11’) a) GV đọc bài. - Cần đọc cả bài với giọng xúc động. b) Cho HS đọc khổ nối tiếp. - Cho HS luyện đọc: ba-la-lai-ca, lấp loáng. c) Cho HS đọc cả bài thơ trước lớp. d) GV đọc diễn cảm bài thơ. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. (8-9’) - Cho HS đọc lại bài thơ. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - Cho HS trả lời các câu hỏi. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. (7’) - GV đọc diễn cảm bài thơ 1 lần. - HS lắng nghe. - GV chép một khổ thơ cần luyện đọc lên bảng. - HS luyện đọc khổ thơ, bài thơ. - GV đọc mẫu. - HS thi đọc từng khổ. - Cho HS thi đọc thuộc lòng. - 2 HS thi đọc cả bài. - GV nhận xét. - Lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH ( Sông nước) I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Tiếp tục luyện tập tả cảnh sông nước:xác định các đoạn của bài văn, quan hệ liên kết giữa các đoạn trong một bài văn. - Luyện tập viết câu mở đoạn, hiểu quan hệ liên kết giữa các câu trong một đoạn. II. Đồ dùng dạy học: - Một số hình ảnh minh hoạ cảnh sông nước. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) - 2 HS trình bày lại dàn ý của bài văn miêu tả cảnh sông nước. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm bài tập. (28-29’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Xác định 3 phần của bài văn. Phần thân bài có mấy đoạn? Nội dung? Tác dụng của các câu văn in đậm trong mỗi đoạn, trong cả bài. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - HS làm việc cá nhân. - GV nhận xét, chốt lại. - Lớp nhận xét. b) Hướng dẫn HS làm BT 2. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Đọc từng đoạn văn và chọn câu làm câu mở đoạn cho đoạn văn. - Cho HS làm bài. - HS làm việc cá nhân. - Cho HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. c) Hướng dẫn HS làm BT 3. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Chọn 1 trong 2 đoạn văn và viết câu mở đoạn đã chọn. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, khen những HS viết hay. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn của BT 3, viết lại vào vở, chuẩn bị cho tiết TLV mới. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Nhận biết được nét khác biệt của từ nhiều nghĩa. Hiểu mối quan hệ giữa chúng. - Biết phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa. Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa (là động từ). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ hoặc phiếu phô tô phóng to. - Bút dạ, một vài tờ giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm bài tập. (28-29’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. (8’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài. - 2 HS lên bảng. - Cả lớp dùng viết chì nối câu ở cột A với nghĩa ở cột B. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 2. (6’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm việc + trình bày kết quả. - HS làm việc cá nhân. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. c) Hướng dẫn HS làm BT 3. (6’) ( Cách tiến hành như ở các BT trước) d) Hướng dẫn HS làm BT 4. (8’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài. - HS làm việc theo nhóm. - Phát bút dạ, phiếu phô tô cho các nhóm. - Cho HS trình bày. - Đại diện các nhóm lên dán phiếu đã làm lên bảng. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT 4. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước và dàn ý đã lập, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, trong đó thể hiện rõ đối tượng miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả cảnh. II. Đồ dùng dạy học: - Một số bài văn, đoạn văn, câu văn hay tả cảnh sông nước. - Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Luyên tập. (28-29’) a) Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. (8’) - Cho HS đọc đề. - GV lưu ý những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã ghi trên bảng. Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước. - Chú ý HS: ­Chọn phần nào trong dàn ý. ­Xác định đối tượng miêu tả trong đoạn văn. ­Miêu tả theo trình tự nào? ­Viết ra giấy nháp những chi tiết nổi bật, thú vị sẽ trình bày trong đoạn. ­Xác định nội dung câu mở đầu và câu kết. b) Cho HS viết đoạn văn. (20-21’) - HS làm bài cá nhân. - Cho HS trình bày bài làm. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, khen những HS viết tốt. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn đã sửa hoàn chỉnh vào vở. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm :  TUẦN 8 Tập đọc : KÌ DIỆU RỪNG XANH I. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1/ Đọc trôi chảy toàn bài. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng. 2/ Hiểu các từ ngữ trong bài văn. - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người. II. Đồ dùng dạy học: - Truyện, tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng, ảnh nấm, con vật (nếu có). III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) - 2 HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Luyện đọc. (11-12’) a) GV đọc toàn bài (hoặc 1 HS đọc). b) Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp. - GV chia đoạn: 3 đoạn. - Luyện đọc các từ ngữ: loanh quanh, lúp xúp, sặc sỡ, mải miết… c) Hướng dẫn HS đọc cả bài. - Cho HS đọc chú giải, giải nghĩa từ. - 2 HS d) GV đọc diễn cảm lại toàn bài. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. (9’) - Cho HS đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm. (6-7’) - GV hướng dẫn giọng đọc. - GV viết đoạn văn cần luyện lên bảng phụ và hướng dẫn HS cách đọc. - GV đọc mẫu đoạn văn một lần. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Chính tả: Nghe- viết: KÌ DIỆU RỪNG XANH LUYỆN TẬP ĐÁNH DÂU THANH ( Ở các tiếng chứa yê/ ya ) I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Nghe- viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh. - Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê/ ya. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ hoặc 2, 3 tờ giấy khổ to đã phô tô nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) - 3 HS lên bảng viết những tiếng do GV đọc. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Nghe- viết. a) GV đọc bài chính tả 1 lượt. ( Từ Nắng trưa đến cảnh mùa thu) b) GV đọc cho HS viết. c) Chấm, chữa bài. - GV đọc toàn bài 1 lượt. - HS tự soát lỗi. - GV chấm 5-7 bài. - GV nhận xét chung. Hoạt động 3: Làm BT. a) Hướng dẫn HS làm BT 2. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài. - HS làm việc cá nhân. - Cho HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 3. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Tìm tiếng có vần uyên để điền vào các chỗ trống. - Cho HS làm bài. GV treo bảng phụ viết sẵn BT 3. - 2 HS lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. c) Hướng dẫn HS làm BT 4. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - 1 HS đọc yêu cầu BT 4. Tìm tiếng có âm yê để gọi tên lại chim ở mỗi tranh. - Cho HS làm bài. - HS dùng viết chì viết tên loài chim dưới mỗi tranh. - Cho HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Hiểu nghĩa của từ thiên nhiên. - Làm quen với các thành ngữ, tục ngữ, mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống xã hội. - Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ ngữ miêu tả thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Từ điển học sinh hoặc vài trang phô tô từ điển học sinh phục vụ bài học. - Bảng phụ ghi sẵn BT 2. - Một số tờ giấy khổ to để HS làm BT. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm bài tập. (28-29’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. (5’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài. - HS dùng viết chì đánh dấu vào dòng mình chọn. - Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện cặp nêu dòng mình chọn. - GV nhận xét, chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 2. (6’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài, GV đưa bảng phụ đã viết BT 2 lên. - GV nhận xét, chốt lại. c) Hướng dẫn HS làm BT 3. (9’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Tìm từ ngữ miêu tả chiều rộng, chiều dài, chiều cao, chiều sâu. Đặt câu với từ vừa tìm. - Cho HS làm bài. - HS làm bài theo nhóm. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt lại. d) Hướng dẫn HS làm BT 4. (8’) ( Cách tiến hành như ở các BT trước) 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Kể chuyện: KỂ CHUYỆN Đà NGHE, Đà HỌC I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã học nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Hiểu đúng nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Các truyện gắn với chủ điểm Con người với thiên nhiên. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện. (28’) a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề. (8’) - Cho HS đọc yêu cầu đề. - 1 HS - GV chép đề bài lên bảng. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ của con người với thiên nhiên. - Cho HS đọc phần gợi ý. - 1 HS - Cho HS nói lên tên câu chuyện của mình. - Một số HS trình bày trước lớp tên câu chuyện. b) Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện. - Cho HS kể chuyện trong nhóm. - Các thành viên trong nhóm kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện. - Cho HS thi kể. (20’) - Đại diện các nhóm lên thi kể và trình bày ý nghĩa của câu chuyện. - GV nhận xét, khen những HS kể chuyện hay. - Lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Tập đọc : TRƯỚC CỔNG TRỜI I. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1/ Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. - Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn khó, biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIAOAN 5 in roi.DOC
Tài liệu liên quan