Tài liệu Giáo án lớp 5 môn lịch sử: Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950: Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ......... MÔN : LỊCH SỬ
Tiết : .......... CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
I- MỤC TIÊU :
Sau bài học HS nêu được :
- Lý do ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Trình bày sơ lược diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Nêu sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 - Bản đồ hành chính.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Một số chấm tròn làm bằng bìa màu đỏ, đen (đủ dùng).
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
+ Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì ?
+ Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
+ Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947.
- 3 HS trả lời.
- Nhận xét, ghi...
15 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn lịch sử: Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ......... MÔN : LỊCH SỬ
Tiết : .......... CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
I- MỤC TIÊU :
Sau bài học HS nêu được :
- Lý do ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Trình bày sơ lược diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Nêu sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 - Bản đồ hành chính.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Một số chấm tròn làm bằng bìa màu đỏ, đen (đủ dùng).
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
+ Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì ?
+ Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
+ Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947.
- 3 HS trả lời.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài.
- HS nghe.
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài :
Hoạt động 1
TA QUYẾT ĐỊNH MỞ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
- Gv dùng bản đồ Việt Nam.
+ Giới thiệu các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc.
+ Giới thiệu : Từ 1948 đến giữa năm 1950, ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi.
+ GV giảng.
- GV hỏi : Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến Căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
- HS trao đổi và nêu ý kiến : Căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập không khai thông được đường liên lạc quốc tế.
- Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì ?
- Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ giữa ta và quốc tế.
Hoạt động 2
DIỄN BIẾN, KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, sau đó sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. GV đưa các câu hỏi gợi ý để HS định hướng các nội dung cần trình bày :
- HS l àm việc theo nhóm 4 HS, các bạn trong nhóm nghe và bổ sung ý kiến cho nhau.
+ Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào ? Hãy thuật lại trận đánh đ1o.
+ Trận Đông Khê. HS thuật lại.
+ Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì ? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch ?
+ Rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4 chiếm lại Đông Khê, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
+ Nêu kết quả của chiến dịch Biến giới thu - đông 1950
+ HS nêu
- GV tổ chức cho 3 nhóm HS thi trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- 3 nhóm HS cử đại diện lên bảng vừa trình bày vừa chỉ lược đồ.
- GV nhận xét.
- HS cả lớp tham gia bình chọn.
- GV hỏi : Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không ?
- HS trao đổi, nêu ý kiến trước lớp.
Hoạt động 3
Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi cùng trả lời các câu hỏi
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi.
Câu trả lời tốt là :
+ Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến ?
+ Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 địch tấn công, ta đánh lại và giành chiến thắng.
Chiến thắng Biên giới thu - đông 1060 cho thấy quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành rất nhanh so với ngày đầu kháng chiến, ta có thể chủ động mở chiến dịch và đánh thắng địch.
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch ? Mô tả những điều em thấy trong hình 3.
+ Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi, nhếch nhác lê bước trên đường. Trông chúng thật thảm hại.
- GV tổ chức cho HS nêu ý kiến trước lớp.
- Lần lượt từng HS nêu ý kiến.
- GV tóm ý.
Hoạt động 4
BÁC HỒ TRONG CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
GƯƠNG CHIẾN ĐẤU DŨNG CẢM CỦA ANH LA VĂN CẦU
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem hình minh họa 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Một vài HS nêu ý kiến trước lớp.
- GV : Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta ?
- HS nêu ý kiến trước lớp.
3- Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng chiến sĩ thi đua được bầu trong Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ........... MÔN : LỊCH SỬ
Tiết : ........... SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
I- MỤC TIÊU :
Sau bài học HS nêu được :
- Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương.
- Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống Pháp.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Các minh họa trong SGK.
- HS sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.
- Phiếu học tập cho HS.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
+ Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
+ Thuật lại trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
- 3 HS trả lời.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2-1951)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK và hỏi : Hình chụp cảnh gì ?
- Cảnh của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1-1951)
- GV nêu tầm quan trọng.
- GV : Em hãy đọc SGK và tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (1-1951) đã đề ra cho cách mạng; để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì ?
- HS đọc SGK và dùng bút chì gạch chân. :
Nhiệm vụ : Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Để thực hiện nhiệm vụ cần :
+ Phát triển tinh thần yêu nước.
+ Đẩy mạnh thi đua.
+ Chia ruộng đất cho nông dân.
- GV gọi HS nêu ý kiến trước lớp.
- HS nêu, các HS khác bổ sung.
Hoạt động 2
SỰ LỚN MẠNH CỦA HẬU PHƯƠNG
NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, thảo luận để tìm hiểu các vấn đề sau :
- Mỗi nhóm gồm 4 - 6 HS cùng thảo luận
+ Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt : kinh tế, văn hóa - giáo dục thể hiện như thế nào?
+ Sự lớn mạnh của hậu phương :
· Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm.
· Các trường Đại học tích cực đào tạo cán bộ cho kháng chiến. Học sinh vừa tích cực học tập vừa tham gia sản xuất.
· Xây dựng được xưởng công binh nghiên cứu và chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến.
+ Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy ?
+ Vì Đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước.
+ Vì nhân dân ta có tinh thần yêu nước cao.
+ Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến ?
+ Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người, sức của có sức mạnh chiến đấu cao.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến. GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS quan sát hình minh họa 2, 3 và nêu nội dung của từng hình.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày về một vấn đề, các nhóm khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- HS quan sát và nêu nội dung.
- GV hỏi : Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúc trong kháng chiến chống Pháp nói lên điều gì ?
- Cho thấy tình cảm gắn bó quân dân ta và cũng nói lên tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến. Chúng ta đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến.
Đảng phát động thi đua yêu nước, nhân dân tích cực thi đua
Hậu phương lớn mạnh :
+ Sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm.
+ Đào tạo được nhiều cán bộ.
Tiền tuyến được chi viện đầy đủ, vững vàng chiến đấu.
THẮNG
LỢI
Hoạt động 3
ĐẠI HỘI ANH HÙNG VÀ CHIẾN SĨ THI ĐUA LẦN THỨ NHẤT
- GV cho HS cả lớp cùng thảo luận.
- HS trao đổi và nêu ý kiến
+ Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào ?
+ 1-5-1952
+ Đại hội nhằm mục đích gì ?
+ Tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn.
+ 7 anh hùng được Đại hội bầu chọn.
Cù Chính Lan.
La Văn Cầu.
Nguyễn Quốc Trị.
Nguyễn Thị Chiên.
Ngô Gia Khảm.
Trần Đại Nghĩa.
Hoàng Hanh.
+ Kể về chiến công của một trong bảy tấm gương anh hùng trên.
+ Một số HS trình bày trước lớp theo thông tin đã sưu tầm.
- GV nhận xét câu trả lời của HS, tuyên dương các HS đã tích cực sưu tầm thông tin về các anh hùng trên.
3- Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I- MỤC TIÊU :
Sau bài học HS nêu được :
- Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Sơ lược diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các hình minh họa trong SGK phóng to (nếu có điều kiện)
- Phiếu học của HS.
- HS sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu truyện kể về chiến dịch Điện Biên Phủ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệu vụ gì cho cách mạng Việt Nam ?
+ Kể về 1 trong 7 anh hùng được bầu chọn cho Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Bài mới :
Giới thiệu bài- Ghi đề
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Tập đoàn cứ điểm và âm mưu của thực dân Pháp
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu hai khái niệm tập đoàn cứ điểm, pháo đài.
- HS đọc Chú thích của SGK và nêu
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của Điện Biên Phủ.
- 3 HS lần lượt lên bảng ghi.
- GV giảng
- GV hỏi: Theo em, vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương ?
- HS nêu ý kiến trước lớp.
- GV tóm ý.
Hoạt động 2: Chiến dịch Điện Biên Phủ
- GV chia HS thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận về một trong các vấn đề sau.
- HS chia thành nhóm cùng thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm.
Kết quả thảo luận tốt là :
+ Nhóm 1 : Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào ?
+ Nhóm 1 : Quyết giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc cuộc kháng chiến.
Gợi ý : Để tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm này chúng ta cần sức người, sức của như thế nào ?
+ Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất :
- HS trả lời.
+ Nhóm 2 : Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công ? Thuật lại từng đợt tấn công đó ? Chỉ vị trí đó trên lược đồ chiến dịch ? Kết quả của từng đợt tấn công ?
+ Nhóm 2 : Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ta mở 3 đợt tấn công. HS nêu.
+ Nhóm 3 : Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ ? Thắng lợi của Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta.
Gợi ý : Chiến thắng Điện Biên Phủ tác động thế nào đến quân địch, tác động thế nào đến lịch sử dân tộc ta ?
+ Nhóm 3 :
· Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
· Quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường.
· Ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch.
· Ta được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
- HS trả lời.
+ Nhóm 4 : Kể về một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ ?
+ Nhóm 4 : Kể về các nhân vật tiêu biểu như Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo ...
- GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Đại diện 4 nhóm HS lần lượt lên trình bày, các nhóm theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét kết quả
- HS trình bày trên sơ đồ chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Mời 1, 2 HS xung quanh tóm tắt diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ trên sơ đồ.
Hoạt động 3: Củng cố -dặn dò:
- GV lần lượt yêu cầu HS :
+ Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
ÔN TẬP : CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 - 1954)
I- MỤC TIÊU :
Sau bài học HS nêu được :
- Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 - 1954 dựa theo nội dung các bài đã học.
- Tóm tắt được các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đọan 1945 - 1954.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các hình minh họa trong SGK từ bài 12 đến bài 17.
- Lược đồ các chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Biên giới thu - đông 1950, Điện Biên Phủ 1954.
- 1 cây cảnh.
- Các bông hoa ghi câu hỏi gài lên cây cảnh.
- Phiếu học tập của HS.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ:
1.Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm Gọi 2 HS trả lời
mấy đợt? Hãy thuật lại đợt tấn công cuối cùng.
2.Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề
Hoạt động 1: LẬP BẢNG CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỪ 1945 - 1954
- GV gọi HS đã lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 - 1954 vào giấy khổ to dán bảng của mình lên bảng.
- HS cả lớp cùng đọc lại bảng thống kê của bạn, đối chiếu với bảng thống kê của mình và bổ sung ý kiến.
Cả lớp thống nhất bảng thống kế các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945 - 1954 như sau:
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Cuối năm 1945 đến năm 1946
Đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt”
19-12-1946
Trung ương Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến.
20-12-1946
Đài Tiếng nói Việt Nam phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.
20-12-1946 đến tháng 2-1947
Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
Thu - đông 1947
Chiến dịch Việt Bắc - “Mồ chôn giặc Pháp”
Thu - đông 1950
16 đến 18-9-1950
Chiến dịch Biên giới.
Trận Đông Khê. Gương chiến đấu dũng cảm La Văn Cầu
Sau chiến dịch Biên giới
Tháng 2-1954
1-5-1952
Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tiền tuyến sẵn sàng chiến đấu.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến.
Khai mạc Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc. Đại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu.
30-3-1954 đến 7-5-1954
Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
Hoạt động 2 TRÒ CHƠI : HÁI HOA DÂN CHỦ
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hái hoa dân chủ để ôn lại các kiến thức lịch sử đã học của giai đoạn 1945 - 1954
Cách chơi :
- Cả lớp chia làm 4 đội chơi.
- Cử 1 bạn dẫn chương trình.
- Cử 3 bạn làm Ban giám khảo.
- Lần lượt từng đội cử đại diện lên hái hoa câu hỏi, đọc và thảo luận với các bạn (30 giây) trong đội để trả lời. Ban giám khảo nhận xét đúng, sai. Nếu đúng thì được nhận 1 thẻ đỏ, nếu sai không được thẻ, 3 đội còn lại được quyền trả lời câu hỏi mà đội bạn không trả lời đúng, nếu đúng cũng được nhận 1 thẻ đỏ. Nếu cả 4 đội không trả lời được thì Ban giám khảo giữ lại thẻ đỏ đó và nêu câu trả lời.
Luật chơi :
- Mỗi đại diện chỉ lên bốc thăm và trả lời câu hỏi 1 lần, lượt chơi sau của đội phải cử đại diện khác.
- Đội chiến thắng là đội giành được nhiều thẻ đỏ nhất.
Các câu hỏi của trò chơi :
GV đọc từng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.
GV tổng kết trò chơi.
Nhận xét - Tuyên dương - Nhận xét tiết học.
Dặn dò : Ôn lại các mốc thời gian và các sự kiện đã học.
Chuẩn bị bài sau : Nước nhà bị chia cắt
NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I- MỤC TIÊU :
Sau bài học HS nêu được :
- Đế quốc Mỹ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Để thống nhất đất nước, chúng ta phải cầm súng chống Mỹ - Diệm.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài mới:
Hoạt đông 1: NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH GIƠ - NE - VƠ
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu các vấn đề sau :
- HS tự đọc SGK, làm việc cá nhân để tìm câu trả lời cho từng câu hỏi.
+ Tìm hiểu nghĩa của các khái niệm : Hiệp định, hiệp thương, tổng tuyển cử, tố cộng, diệt cộng, thảm sát.
+ Hiệp định là văn bản ghi lại những nội dung do các bên liên quan ký.
+ Hiệu thương : tổ chức hội nghị đại biểu hai miền Nam - Bắc để bàn về việc thống nhất đất nước.
+ Tổng tuyển cử : Tổ chức bầu cử trong cả nước.
+ Tố cộng : Tổ chức tố cáo, bôi nhọ những người cộng sản, những người yêu nước tham gia kháng chiến chống Pháp và đấu tranh chống Mỹ - Diệm.
+ Diệt cộng : tiêu diệt những người Việt cộng
+ Thảm sát : Giết hại hàng loạt chiến sĩ cách mạng và đồng bào miền Nam một cách dã man.
+ Tại sao có Hiệp định Giơ-ne-vơ ?
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ là Hiệp định Pháp phải ký với ta sau khi chúng thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ. Hiệp định ký ngày 21-7-1954.
+ Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì ?
+ HS trả lời
+ Hiệp định thể hiện mong ước gì của nhân dân ta ?
+ Hiệp định thể hiện mong muốn độc lập, tự do và thống nhất đất nước của dân tộc ta.
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến về các vấn đề nêu trên.
- Mỗi HS trình bày 1 vấn đề, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét phần làm việc của HS.
Hoạt động 2: VÌ SAO NƯỚC TA BỊ CHIA CẮT THÀNH HAI MIỀN NAM - BẮC ?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- HS làm việc theo nhóm, thảo luận thống nhất ý kiến và ghi ra phiếu học tập của nhóm.
+ Mỹ có âm mưu gì ?
+ Mỹ âm mưu thay chân Pháp xâm lược miền Nam Việt Nam.
+ Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mỹ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.
+ HS trả lời.
+ Những việc làm của đế quốc Mỹ đã gây hậu quả gì cho dân tộc ta ?
+ Đồng bào ta bị tàn sát, đất nước ta bị chia cắt lâu dài.
+ Muốn xóa bỏ nỗi đau chia cắt, dân tộc ta phải làm gì ?
+ Chúng ta lại tiếp tục đứng lên cầm súng chống đế quốc Mỹ và tay sai.
- GV tổ cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. GV có thể ghi câu trả lời của HS thành sơ đồ sau :
- Đại diện từng nhóm nêu ý kiến của nhóm mình.
Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Ra sức chống phá lực lượng cách mạng.
Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương, tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
Thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” dã man.
Hiệp định Giơ-ne-vơ bị phá hoại. Nước nhà bị chia cắt lâu dài.
Mỹ
Củng cố - dặn dò :
GV tổng kết bài : Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhân dân hai miền Nam - Bắc đều là dân của một nước. Âm mưu chia cắt nước Việt của đế quốc Mỹ là đi ngược lại với nguyện vọng chính đáng của dân tộc Việt Nam.
BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
I- MỤC TIÊU :
Sau bài học HS nêu được :
- Hoàn cảnh bùng nổ phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam.
- Đi đầu trong phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre.
- Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” của nhân dân tỉnh Bến Tre.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ Phong trào “Đồng khởi” Bến Tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào ?
+ Trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị.
- GV Nhận xét câu trả lời của HS, sau đó hỏi cả lớp :
+ Phong trào bùng nổ vào thời gian nào ? Tiêu biểu nhất là ở đâu ?
+ Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.
+ Thuật lại sự kiện ngày 17-1-1960
+ Ngày 17-1-1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu cho phong trào “Đồng khởi” tỉnh Bến Tre.
+ Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” Bến Tre.
- HS trả lời.
+ Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre ? Kết quả của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre.
- HS trả lời
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm với yêu cầu : Cùng đọc SGK và thuật lại diễn biến của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre.
- HS làm việc trong các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em trình bày diễn biến của phong trào “Đồng khởi” (hoặc 1 phần của diễn biến) trước nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và bổ sung cho nhau.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự đọc SGK và trả lời câu hỏi : Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào ? (Có thể hỏi : Vì sao nhân dân miền Nam đồng loạt đứng lên chống lại Mỹ - Diệm ? )
- HS đọc SGK từ Trước sự tàn sát của Mỹ - Diệm ... Bến Tre là nơi diễn ra “Đồng khởi” mạnh mẽ nhất và rút ra câu trả lời.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm, nêu các câu hỏi gợi ý cho HS định hướng các nội dung cần trình bày.
- Hoàn chỉnh diễn biến của phong trào “Đồng khởi” theo các câu hỏi gợi ý của GV
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đó giảng lại các vấn đề quan trọng bằng sơ đồ.
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo về một nội dung, sau đó các nhóm khác bổ sung ý kiến
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi :
+ Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.
+ Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt ?
+ Nhân dân ta phải làm gì để xóa bỏ nỗi đau chia cắt ?
- 3 HS trả lời.
- GV gọi HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
A- Kiểm tra bài cũ :
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: HOÀN CẢNH BÙNG NỔ PHONG TRÀO “ĐỒNG KHỞI” BẾN TRE
Hoạt động 2: PHONG TRÀO “ĐỒNG KHỞI” CỦA NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
- GV cung cấp thêm thông tin để HS hiểu sự lớn mạnh của phong trào “Đồng khởi”
3- Củng cố - dặn dò :
- GV yêu cầu HS phát biểu cảm nghĩ về phong trào “Đồng khởi” của nhân dân tỉnh Bến Tre.
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ........ MÔN : LỊCH SỬ
Tiết : ........ NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
I- MỤC TIÊU :
Sau bài học HS nêu được :
- Sự ra đời và vai trò của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
- Những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà NỘi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bản đồ thủ đô Hà Nội.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
- HS sưu tầm thông tin về Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
+ Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào ?
+ Thuật lại sự kiện này 17-1-1960 tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
+ Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ở tỉnh Bến Tre có tác động như thế nào đối với cách mạng miền Nam ?
- 3 HS trả lời.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
- GV cho HS quan sát ảnh chụp lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
- GV giới thiệu.
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
NHIỆM VỤ CỦA MIỀN BẮC SAU NĂM 1954
VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ HÀ NỘI
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :
- Tự đọc SGK và rút ra câu trả lời.
+ Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì ?
+ Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam.
+ Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại ? (Gợi ý : Việc sản xuất dùng các công cụ hiện đại có lợi gì hơn so với dùng các công cụ thô sơ ?)
+ Trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc, thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng suất và chất lượng lao động.
+ Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta.
+ Đó là nhà máy nào?
+ Đó là Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- Lần lượt từng HS trình bày ý kiến về các vấn đề trên. HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV tóm ý
Hoạt động 2
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ HÀ NỘI CHO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận cho từng nhóm, yêu cầu các em cùng đọc SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu.
- HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn củaGV để hoàn thành phiếu.
Phiếu sau khi đã hoàn thành (1 nhóm làm vào phiếu viết trên giấy khổ to)
- GV gọi nhóm HS đã làm vào phiếu trên giấy khổ to dán phiếu lên bảng, yêu cầu các nhóm khác đối chiếu với kết quả làm việc của nhóm mình để nhận xét.
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét kết quả của nhóm bạn, kiểm tra lại nội dung của nhóm mình
- GV kết luận về phiếu làm đúng, sau đó tổ chức cho HS trao đổi cả lớp theo những câu hỏi sau :
- HS suy nghĩ, trao đổi ý kiến, mỗi HS nêu ý kiến về một câu hỏi, các HS khác theo dõi và nhận xét :
+ Kể lại quá trình xây dựng Nhà máy Cơ kh1 Hà Nội.
+ HS kể trước lớp.
+ Phát biểu suy nghĩ của em về câu “Nhà máy Cơ khí Hà Nội đồ sộ vươn cao trên vùng đất trước đây là một cánh đồng, có nhiều đồn bốt và hàng rào dây thép gai của thực dân xâm lược”.
+ Một HS nêu suy nghĩ trước lớp. Ví dụ : Hình ảnh này gợi cho ta nghĩ đến tương lai tươi đẹp của đất nước.
+ Cho HS xem ảnh Bác Hồ về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội và nói : Việc Bác Hồ 9 lần về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội nói lên điều gì ?
+ Việc Bác Hồ 9 lần về thăm Nhà máy cho thấy Đảng, Chính phủ và Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp, hiện đại hóa sản xuất của nước nhà vì hiện đại hóa sản xuất giúp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội về đấu tranh thống nhất đất nước.
3- Củng cố - dặn dò :
- GV tổ chức cho HS giới thiệu các thông tin mình sưu tầm được về Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và tìm hiểu về con đường lịch sử Trường Sơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an 5 LICH SU.doc