Giáo án lớp 5 Con người và sức khỏe: Sự sinh sản

Tài liệu Giáo án lớp 5 Con người và sức khỏe: Sự sinh sản: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE Bài 1: SỰ SINH SẢN I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. - Nêu ý nghĩa của sự sinh sản. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm). - Hình trang 5, 6 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Trò chơi “Bé là con ai?” Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. Cách tiến hành: (GV có thể chuẩn bị phiếu cho cả lớp chơi hoặc phát phiếu cho các HS tự vẽ em bé, bố và mẹ) a) GV phổ biến cách chơi. - Mỗi HS được phát 1 phiếu và có nhiệm vụ phải đi tìm phiếu có hình em bé, bố hoặc mẹ. b) GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi. - HS chơi trò chơi. c) - GV tuyên dương cặp HS thắng cuộc. - Cho HS trả lời câu hỏi (SGV) Kết luận: (SGV) Hoạt động ...

doc58 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 Con người và sức khỏe: Sự sinh sản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE Bài 1: SỰ SINH SẢN I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. - Nêu ý nghĩa của sự sinh sản. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm). - Hình trang 5, 6 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Trò chơi “Bé là con ai?” Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. Cách tiến hành: (GV có thể chuẩn bị phiếu cho cả lớp chơi hoặc phát phiếu cho các HS tự vẽ em bé, bố và mẹ) a) GV phổ biến cách chơi. - Mỗi HS được phát 1 phiếu và có nhiệm vụ phải đi tìm phiếu có hình em bé, bố hoặc mẹ. b) GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi. - HS chơi trò chơi. c) - GV tuyên dương cặp HS thắng cuộc. - Cho HS trả lời câu hỏi (SGV) Kết luận: (SGV) Hoạt động 3: Làm việc với SGK. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. Cách tiến hành: a) GV hướng dẫn. - Cho HS quan sát hình, đọc lời thoại và liên hệ đến gia đình mình. - HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 4, 5 SGK và làm việc theo hướng dẫn của GV. b) HS làm việc theo cặp. c) Cho HS trình bày kết quả. - Trả lời câu hỏi (SGV) Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 2- 3: NAM HAY NỮ? I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ. - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 6, 7 SGK. - Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Thảo luận. Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. Cách tiến hành: a) Làm việc theo nhóm. - Cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi SGK. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận. b) Làm việc cả lớp. - Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện từng nhóm trình bày. Kết luận: (SGK) Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. Cách tiến hành: a) Tổ chức và hướng dẫn. - GV phát phiếu cho các nhóm. - Hướng dẫn cách làm. b) Các nhóm làm việc. - Giải thích sự sắp xếp. c) Làm việc cả lớp. - Cho HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. Hoạt động 4: Thảo luận: Một số quan niệm xã hội về nam và nữ. Mục tiêu: HS nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ; sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này và có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam và nữ. Cách tiến hành: a) Làm việc theo nhóm. - GV cho HS thảo luận các câu hỏi (SGV). b) Làm việc cả lớp. - Cho HS trình bày kết quả. Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 4: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Nhận biết: Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. - Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 10, 11 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Giảng giải. Mục tiêu: HS nhận biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai. Cách tiến hành: a) GV đặt câu hỏi cho cả lớp (SGV) nhằm nhớ lại kiến thức. - HS trả lời câu hỏi. b) GV giảng bài. - HS lắng nghe. Hoạt động 3: Làm việc với SGK. Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi. Cách tiến hành: a) GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - Cho HS quan sát hình, đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK và ghép hình với chú thích cho thích hợp. - HS quan sát hình 1a, 1b, 1c và làm việc theo hướng dẫn của GV. b) - Cho HS quan sát hình và yêu cầu HS tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng. - HS quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 11 SGK và làm việc theo hướng dẫn của GV. - Cho HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 5: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ ME VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE? I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Nêu những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe. - Xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai. - Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 12, 13 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Mục tiêu: HS nêu được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe. Cách tiến hành: a) Giao nhiệm vụ và hướng dẫn. - Cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 12 SGK và trả lời câu hỏi. b) Cho HS làm việc. - HS làm việc theo cặp. c) Làm việc cả lớp. - Cho HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. Kết luận: (SGK) Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai. Cách tiến hành: a) HS quan sát hình và nêu nội dung chính của từng hình. - HS quan sát các hình 5, 6, 7 trang 13 SGK. b) Làm việc cả lớp. - Cho cả lớp thảo luận câu hỏi (SGV). - HS phát biểu ý kiến. Kết luận: (SGV) Hoạt động 4: Đóng vai. Mục tiêu: HS có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. Cách tiến hành: a) Thảo luận cả lớp. - Cho HS thảo luận câu hỏi trang 13 SGK. - HS phát biểu ý kiến. b) Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điểu khiển nhóm mình thực hành đóng vai theo chủ đề “Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai”. c) Trình diễn trước lớp. - Lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Tuyên dương nhóm đóng vai tốt. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 6: TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi. - Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. II. Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 14, 15 SGK. - HS sưu tầm ảnh chụp bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. Mục tiêu: HS nêu được tuổi và đặc điểm của em bé trong ảnh đã sưu tầm được. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS giới thiệu ảnh mang theo. - HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh của các trẻ em khác đã sưu tầm được. - Hỏi: Em bé ấy mấy tuổi và đã biết làm gì? - HS trả lời. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”. Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi. Ÿ Chuẩn bị theo nhóm: - Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng. - Một cái chuông nhỏ hoặc vật thay thế có phát ra âm thanh. Cách tiến hành: - GV phổ biến cách chơi và luật chơi. - HS lắng nghe. - Làm việc theo nhóm. - HS làm việc theo hướng dẫn của GV. - Làm việc cả lớp. Hoạt động 4: Thực hành. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc cá nhân. - HS đọc thông tin trang 15 SGK và trả lời câu hỏi. - Cho HS trình bày. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét. Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 7: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. - Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời. II. Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 16, 17 SGK. - Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. Cách tiến hành: a) Giao nhiệm vụ và hướng dẫn. - Cho HS đọc các thông tin và thảo luận theo nhóm. - HS đọc các thông tin trang 16, 17 SGK và nêu đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi. b) Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận. c) Làm việc cả lớp. - Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện nhóm lên trình bày. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?” Mục tiêu: - Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già đã học ở phần trên. - HS xác định được bản thân đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời. Cách tiến hành: - GV và HS sưu tầm khoảng 12- 16 tranh, ảnh nam, nữ ở các lứa tuổi khác nhau, làm các nghề khác nhau. a) Tổ chức và hướng dẫn. - GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm từ 3 đến 4 hình. - HS xác định những người trong ảnh ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó. b) Làm việc theo nhóm. - HS làm việc như hướng dẫn trên. c) Làm việc cả lớp. - Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện nhóm lên trình bày. - GV nhận xét. Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 8: VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. - Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 18, 19 SGK. - Các phiếu ghi một số thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì. - Mỗi HS chuẩn bị một thẻ từ, một mặt ghi chữ Đ (đúng), mặt kia ghi chữ S (sai). III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Động não. Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. Cách tiến hành: - GV giảng và nêu đặt vấn đề. - HS lắng nghe. - GV sử dụng phương pháp động não, yêu câu mỗi HS trong lớp nêu ra một ý kiến ngắn gọn để trả lời câu hỏi. - HS phát biểu ý kiến. - Chốt lại những việc làm cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể. Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập. - GV chia lớp thành nhóm nam và nữ riêng. - Phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập. Nam nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”. Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ”. - Chữa bài tập theo từng nhóm nam, nữ. Hoạt động 4: Quan sát tranh và thảo luận. Mục tiêu: HS xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trang 19 SGK và trả lời các câu hỏi. - Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện từng nhóm trả lời. - GV nhận xét. Kết luận: Hoạt động 5: Trò chơi “Tập làm diễn giả”. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học về những việc nên làm ở tuổi dậy thì. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn. - HS lắng nghe. - Cho HS trình bày. - Cho HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 9-10: Thực hành: NÓI “KHÔNG!” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy và trình bày những thông tin đó. - Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. II. Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 20, 21, 22, 23 SGK. - Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy sưu tầm được. - Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin. Mục tiêu: HS lập được bảng tác hại của rượu, bia; thuốc lá; ma túy. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc cá nhân. - HS đọc các thông tin trong SGK và hoàn thành bảng sau: Tác hại của thuốc lá Tác hại của rượu, bia Tác hại của ma túy Đối với người sử dụng Đối với người xung quanh - Cho HS trình bày kết quả. - HS phát biểu ý kiến. Kết luận: (SGK) Hoạt động 3: Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi”. Mục tiêu: Củng cố cho HS những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma túy. Cách tiến hành: - Tổ chức và hướng dẫn (SGV). - Cho đại diện từng nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi. Hoạt động 4: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”. Mục tiêu: HS nhận ra: Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, HS có ý thức tránh xa nguy hiểm. Cách tiến hành: - Tổ chức và hướng dẫn. - HS lắng nghe. - Cho HS tham gia trò chơi. - Cho HS thảo luận cả lớp. Kết luận: (SGK) Hoạt động 5: Đóng vai. Mục tiêu: HS biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. Cách tiến hành: - Thảo luận. - Tổ chức và hướng dẫn. - GV thảo luận nhóm. - Cho HS trình diễn. Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 11: DÙNG THUỐC AN TOÀN I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Xác định khi nào nên dùng thuốc. - Nêu những đặc điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc. - Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng. II. Đồ dùng dạy học: - Có thể sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc. - Hình trang 24, 25 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo cặp. - HS làm việc để hỏi và trả lời câu hỏi. - Cho HS trình bày kết quả. - GV giảng. Hoạt động 3: Thực hành làm bài tập trong SGK. Mục tiêu: Giúp HS: - Xác định được khi nào nên dùng thuốc. - Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc. - Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc cá nhân. - HS làm bài tập trang 24 SGK. - GV chữa bài. - HS nêu kết quả bài tập cá nhân. Kết luận: (SGK) Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. Mục tiêu: Giúp HS không chỉ biết cách sử dụng thuốc an toàn mà còn biết cách tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn. - Cho HS tiến hành chơi. 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 12: PHÒNG BỆNH SỐT RÉT I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. - Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi. - Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biết màn được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. II. Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 26, 27 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Mục tiêu: - HS nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. - HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. Cách tiến hành: - GV tổ chức và hướng dẫn. - Cho HS làm việc theo nhóm. - HS quan sát, đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 6 SGK và trả lời câu hỏi. - Cho HS trình bày kết quả. Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi. - Biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt màn đã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối. Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận. - Cho HS trả lời các câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét và chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 13: PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết. - Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. - Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. II. Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 28, 29 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập trong SGK. Mục tiêu: - HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết. - HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Cách tiến hành: - Cho HS làm bài cá nhân. - HS đọc kĩ đọc kĩ các thông tin và làm các bài tập trang 28 SGK. - Cho HS trình bày kết quả. - Cả lớp nhận xét. Kết luận: (SGV) Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. Cách tiến hành: - Cho HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 29 SGK và trả lời các câu hỏi. - Cho HS thảo luận. Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 14: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não. - Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não. - Thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 30, 31 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” Mục tiêu: - HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não. - HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm não. Chuẩn bị: một bảng con, phấn (hoặc bút viết bảng), một cái chuông. Cách tiến hành: - GV phổ biến cách chơi và luật chơi. - HS lắng nghe. - Cho HS làm việc. - HS làm việc theo nhóm. - Cho trình bày kết quả. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. Cách tiến hành: - Cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi. - HS làm việc cá nhân. - Cho HS thảo luận câu hỏi. Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 15: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A. - Nêu cách phòng bệnh viêm gan A. - Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A. II. Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 32, 33 SGK. - Có thể sưu tầm các thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh viêm gan A. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Mục tiêu: HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A. Cách tiến hành: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Cho HS làm việc. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của GV. - Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện nhóm trình bày. Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được cách phòng bệnh viêm gan A. - Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc. - HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 33 SGK và trả lời các câu hỏi. - Cho cả lớp thảo luận. Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 16: PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Giải thích một cách đơn giản HIV là gì? AIDS là gì? - Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/AIDS. - Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS. II. Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 35 SGK. - Có thể sưu tầm các tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động và các thông tin về HIV/AIDS. - Các bộ phiếu hỏi- đáp có nội dung như trang 34 SGK (đủ cho mỗi nhóm một bộ). III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” Mục tiêu: Giúp HS: - Giải thích được một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì. - Nêu được các đường lây truyền HIV. Cách tiến hành: - Tổ chức và hướng dẫn. - HS lắng nghe. - Cho HS làm việc. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc. - Cho HS trình bày kết quả. Hoạt động 3: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được cách phòng tránh HIV/AIDS. - Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS. Cách tiến hành: - Tổ chức và hướng dẫn. - HS lắng nghe. - Cho HS làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển và phân công các bạn trong nhóm làm việc. - Cho HS trình bày triển lãm. 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 17: THÁI ĐỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV. - Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 36, 37 SGK. - 5 tấm bìa cho hoạt động đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”. - Giấy và bút màu. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Trò chơi tiếp sức “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua…” Mục tiêu: HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV. Chuẩn bị: GV chuẩn bị: - Bộ thẻ các hành vi. - Kẻ sẵn trên bảng hoặc trên giấy khổ to 2 bảng có nội dung như bảng trong SGV. Cách tiến hành: - Tổ chức và hướng dẫn. - HS lắng nghe. - Cho HS tiến hành chơi. - GV và HS cùng kiểm tra. Kết luận: (SGK) Hoạt động 3: Đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi và sống chung cùng cộng đồng. - Không phân biệt đối xử đối với người bị nhiễm HIV. Cách tiến hành: - Tổ chức và hướng dẫn. - HS lắng nghe. - Đóng vai và thảo luận. - Thảo luận cả lớp. Hoạt động 4: Quan sát và thảo luận. - Cho HS làm việc theo nhóm. - Cho HS trình bày kết quả làm việc. - Đại diện từng nhóm trình bày. Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 18: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại. - Rèn luyện kĩ năng ứng với nguy cơ bị xâm hại. - Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 38, 39 SGK. - Một số tình huống để đóng vai. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. - HS lắng nghe. - Cho HS làm việc. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận. - Cho HS trình bày kết quả thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét và chốt lại. Hoạt động 3: Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”. Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. - Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Cho HS làm việc cả lớp. - Từng nhóm trình bày cách ứng xử trong những trường hợp nêu trên. Kết luận: (SGK) Hoạt động 4: Vẽ bàn tay tin cậy. Mục tiêu: HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - HS vẽ bàn tay của mình trên tờ giấy A4. - Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy. - Cho HS làm việc theo cặp. - HS trao đổi hình vẽ “bàn tay tin cậy” của mình với bạn bên cạnh. - Cho HS làm việc cả lớp. - HS nói về “bàn tay tin cậy” của mình với mọi người. Kết luận: (GV kết luận như mục Bạn cần biết trang 39 SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông. - Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 40, 41 SGK. - Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: - HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật giao thông của những người tham gia giao thông trong hình. - HS nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo cặp. - HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 40 SGK và chỉ ra những chỗ sai của người tham gia giao thông trong hình. - Cho HS làm việc cả lớp. - Đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong cặp khác trả lời. Kết luận: (SGK) Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp an toàn giao thông. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo cặp. - HS quan sát các hình 5, 6, 7 trang 41 SGK và phát hiện những việc cần làm đối với người tham gia giao thông thể hiện qua các hình. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 20- 21: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh. - Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS. II. Đồ dùng dạy học: - Các sơ đồ trang 42, 43 SGK. - Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng cho các nhóm. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Mục tiêu: Ôn lại cho HS một số kiến thức trong các bài: Nam hay nữ; Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc cá nhân. - HS làm theo yêu cầu như BT 1, 2, 3 trang 42 SGK. - Cho HS lên chữa bài. - Lớp nhận xét. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” Mục tiêu: HS viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học. Cách tiến hành: - GV tổ chức và hướng dẫn. - HS lắng nghe. - Cho HS làm việc. - HS làm việc theo nhóm. - Cho các nhóm treo sản phẩm của mình và cử người trình bày. - Cả lớp nhận xét. Hoạt động 4: Thực hành vẽ tranh vận động. Mục tiêu: HS vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV/AIDS, hoặc tai nạn giao thông). Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - HS quan sát các hình 2, 3 trang 44 SGK, thảo luận về nội dung của từng hình từ đố đề xuất nội dung tranh của nhóm mình. - Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình với cả lớp. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ VẬT LIỆU THƯỜNG DÙNG Bài 22: TRE, MÂY, SONG I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song. - Nhận ra một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song. - Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 46, 47 SGK. - Phiếu học tập. - Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Mục tiêu: HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song. Cách tiến hành: - GV tổ chức và hướng dẫn. - HS lắng nghe. - Cho HS làm việc theo nhóm. - HS quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và thảo luận rồi điền vào phiếu học tập. - GV phát phiếu học tập cho HS (mẫu trong SGV) - Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện từng nhóm trình bày. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: - HS nhận ra được một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song. - HS nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - HS quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trang 47 SGK và nói tên từng đồ dùng trong hình. - Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện từng nhóm trình bày. Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 23: SẮT, GANG, THÉP I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng. - Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép. - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 48, 49 SGK. - Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng được làm từ gang hoặc thép. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin. Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc cá nhân. - HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi. - Cho HS trình bày bài làm của mình. - Cả lớp nhận xét. Kết luận: (SGK) Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: Giúp HS: - Kể tên được một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép. - Nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng gang, thép. Cách tiến hành: - GV giảng bài. - HS lắng nghe. - Cho HS quan sát các hình trang 48, 49 SGK và nêu công dụng của gang và thép. - HS làm việc theo nhóm đôi. - Cho HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép và nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà. Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 24: ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng. - Nêu một số tính chất cảu đồng và hợp kim của đồng. - Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùn được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 50, 51 SGK. - Một số đoạn dây đồng. - Sưu tầm tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm việc với vật thật. Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - HS quan sát đoạn dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng. - Cho HS trình bày kết quả quan sát. - Đại diện từng nhóm trình bày. - GV nhận xét và chốt lại. Kết luận: (SGK) Hoạt động 3: Làm việc với SGK. Mục tiêu: HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc cá nhân. - GV phát phiếu HS cho HS. - HS ghi câu trả lời vào phiếu học tập. - Cho HS trình bày bài làm của mình. - HS khác góp ý. Kết luận: (SGK) Hoạt động 4: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: - HS kể tên một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng. - HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng Cách tiến hành: - GV và HS cùng làm việc. - Chỉ ra tên đồ dùng trong hình trang 50, 51 SGK - Kể tên một số đồ dùng khác. - Nêu cách bảo quản. Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 25: NHÔM I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm. - Quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm. - Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm. - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học: - Hình và thông tin trang 52, 53 SGK. - Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng khác bằng nhôm. - Sưu tầm một số thông tin, tranh ảnh về nhôm và một số đồ dùng được làm bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm việc với các thông tin, tranh ảnh, đồ vật sưu tầm được. Mục tiêu: HS kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận. - Cho HS trình bày kết quả. Kết luận: (SGV) Hoạt động 3: Làm việc với vật thật. Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - Cho HS trình bày kết quả quan sát và thảo luận. Kết luận: (SGV) Hoạt động 4: Làm việc với SGK. Mục tiêu: Giúp HS nêu được: - Nguồn gốc và một số tính chất của nhôm. - Cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm. Cách tiến hành: - GV cho HS làm việc cá nhân. - Phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn ở mục Thực hành trang 53 SGK và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập. - Cho một số HS trình bày bài làm của mình. - Cả lớp nhận xét. Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 26: ĐÁ VÔI I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Kể tên một số vùng đá vôi, hang động của chúng. - Nêu lợi ích của đá vôi. - Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 54, 55 SGK. - Một vài mẫu đá vôi, đá cuội; giấm chua hoặc a-xít (nếu có điều kiện). - Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được. Mục tiêu: HS kể được tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét. - HS viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi sưu tầm được và giấy khổ to. Kết luận: (SGV) Hoạt động 3: Làm việc với mẫu hoặc quan sát hình. Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm hoặc quan sát hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo hướng dẫn (SGK). - Cho đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm của nhóm mình. Kết luận: (SGV) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 27: GỒM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Kể tên một số đồ gốm. - Phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ. - Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. - Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 56, 57 SGK. - Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây dựng nói riêng. - Một vài viên gạch, ngói khô; chậu nước. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Thảo luận. Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được tên một số đồ gốm. - Phân biệt được gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - HS sắp xếp các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm vào giấy. - Cho HS trình bày sản phẩm. - Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người thuyết minh. - Cho HS thảo luận câu hỏi (SGV). Kết luận: (SGV) Hoạt động 3: Quan sát. Mục tiêu: HS nêu được công dụng của gạch, ngói. Cách tiến hành: - Cho HS làm các bài tập ở mục Quan sát trang 56, 57 SGK. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc. - Cho HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - Đại diện từng nhóm trình bày. Kết luận: (SGV) Hoạt động 4: Thực hành. Mục tiêu: HS làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình : Quan sát kĩ một viên gạch hoặc ngói rồi nhận xét. Làm thực hành. - Cho HS trình bày kết quả làm việc. - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thực hành và giải thích hiện tượng. Kết luận: (SGV) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 28: XI MĂNG I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng. - Nêu tính chất và công dụng của xi măng. II. Đồ dùng dạy học: - Hình và thông tin trang 58, 59 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Thảo luận. Mục tiêu: HS kể được tên một số nhà máy xi măng ở nước ta. Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận các câu hỏi (SGV). Hoạt động 3: Thực hành xử lí thông tin. Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng. - Nêu được tính chất, công dụng của xi măng. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - HS đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK. - Cho HS trình bày kết quả làm việc. - Đại diện mỗi nhóm trình bày. Kết luận: (SGV) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 29: THỦY TINH I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Phát hiện một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường. - Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh. - Nêu tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao. II. Đồ dùng dạy học: - Hình và thông tin trang 60, 61 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: HS phát hiện ra được một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo cặp. - HS quan sát các hình trang 60, 61 SGK và trả lời các câu hỏi. - Cho HS trình bày kết quả. - Một số HS trình bày trước lớp kết quả làm việc theo cặp. Kết luận: (SGK) Hoạt động 3: Thực hành xử lí thông tin. Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh. - Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường và thủy tinh chất lượng cao. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - HS thảo luận các câu hỏi trang 61 SGK. - Cho đại diện mỗi nhóm trình bày câu hỏi. Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 30: CAO SU I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su. - Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su. - Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 62, 63 SGK. - Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây chun, mảnh săm, lốp… III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Thực hành. Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - HS làm thực hành theo chỉ dẫn trang 63 SGK. - Cho HS báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình. - Đại diện mỗi nhóm trình bày. Kết luận: (SGK) Hoạt động 3: Thảo luận. Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su. - Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc cá nhân. - HS đọc nội dung mục Bạn cần biết trang 63 SGK để trả lời các câu hỏi. - Cho HS lần lượt trả lời từng câu hỏi. Kết luận: (SGV) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 31: CHẤT DẺO I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 64, 65 SGK. - Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa (thìa, bát, đĩa, áo mưa, ống nhựa…) III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Quan sát. Mục tiêu: Giúp HS nói được về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm . - Cho đại diện từng nhóm trình bày. - HS quan sát các đồ dùng bằng nhựa kết hợp các hình trang 64 SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng làm bằng chất dẻo. Hoạt động 3: Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế. Mục tiêu: HS nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc cá nhân. - HS đọc thông tin để trả lời các câu hỏi trang 65 SGK. - Cho HS trả lời câu hỏi. Kết luận: (SGK) 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Bài 32: TƠ SỢI I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS biết: - Kể tên một số loại tơ sợi. - Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. - Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi. II. Đồ dùng dạy học: - Hình và thông tin trang 66 SGK. - Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ sợi đó; bật lửa hoặc bao diêm. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: HS kể được tên một số loại tơ sợi. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 66 SGK. - Cho đại diện mỗi nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét. Hoạt động 3: Thực hành. Mục tiêu: HS làm thực hành để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - HS làm theo chỉ dẫn ở mục Thực hành trang 67 SGK. - Cho đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thực hành. Kết luận: (SGK) Hoạt động 4: Làm việc với phiếu học tập. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc cá nhân. - HS đọc kĩ các thông tin trang 67 SGK và làm bài trên phiếu. - Gọi một số HS chữa bài tập. 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Bài 33- 34: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu, nhiệm vụ: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiển thức về: - Đặc điểm giới tính. - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 68 SGK. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập. Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: - Đặc điểm giới tính. - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. Cách tiến hành: - Cho HS làm việc cá nhân. - HS làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả và phiếu học tập. - Chữa bài tập. Hoạt động 3: Thực hành. Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học. Cách tiến hành: - Tổ chức và hướng dẫn. - HS lắng nghe. - Cho HS làm việc theo nhóm. - HS làm việc theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 69 SGK. - Cho HS trình bày kết quả. - Cả lớp nhận xét. Hoạt động 4: Trò chơi “Đoán chữ”. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại một số kiến thức trong chủ đề “Con người và sức khoẻ”. Cách tiến hành: - Tổ chức và hướng dẫn. - Cho HS chơi theo hướng dẫn. - GV tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an 6 sua roi.doc