Tài liệu Giáo án lớp 4 môn tập đọc tuần 8: Nếu chúng mình có phép lạ: TUẦN 8: Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2005.
TẬP ĐỌC: (TIẾT 15 ) NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ.
I- Mục tiêu:
1- Đọc đúng các tiếng , các từ khó : Hạt giống nẩy mầm, ngủ dậy , đáy biển ,mãi mãi .
-Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nhịp đúng theo ý thơ.
-Đoc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung bài thơ
2-Hiểu nội dung bài thơ : Bài thơ ngộ nghĩnh , đáng yêu , nói về các ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép là để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
3- Giáo dục hs luôn luôn có những ước mơ tốt đẹp qua những cử chỉ , lời nói và hành động hằng ngày.
II- Đồ dùng học tập:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc .
-Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ 1 và 4 để luyện đọc.
III- Hoạt động dạy và học :
TG
Giáo viên
Học sinh
1- Bài cũ : Ở vương quốc tương lai.
- 3 hs lên đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi trong sgk.
-Nhạn xét , ghi điểm .
2- Bài mới :
2.1 Giới thiệu :
-GV treo tranh minh hoạ và hỏi tranh vẽ cảnh gì ?
Như các em đã học ở bài : Ở vương quốc tương lai , các bạn nhỏ trong bài đã...
18 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn tập đọc tuần 8: Nếu chúng mình có phép lạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8: Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2005.
TẬP ĐỌC: (TIẾT 15 ) NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ.
I- Mục tiêu:
1- Đọc đúng các tiếng , các từ khó : Hạt giống nẩy mầm, ngủ dậy , đáy biển ,mãi mãi .
-Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nhịp đúng theo ý thơ.
-Đoc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung bài thơ
2-Hiểu nội dung bài thơ : Bài thơ ngộ nghĩnh , đáng yêu , nói về các ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép là để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
3- Giáo dục hs luôn luôn có những ước mơ tốt đẹp qua những cử chỉ , lời nói và hành động hằng ngày.
II- Đồ dùng học tập:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc .
-Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ 1 và 4 để luyện đọc.
III- Hoạt động dạy và học :
TG
Giáo viên
Học sinh
1- Bài cũ : Ở vương quốc tương lai.
- 3 hs lên đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi trong sgk.
-Nhạn xét , ghi điểm .
2- Bài mới :
2.1 Giới thiệu :
-GV treo tranh minh hoạ và hỏi tranh vẽ cảnh gì ?
Như các em đã học ở bài : Ở vương quốc tương lai , các bạn nhỏ trong bài đã mơ cuộc sống đầy đủ ,hạnh phúc thì bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu xem thiếu nhi ước mơ những qua bài : Nếu chúng mình có phép lạ.
-Ghi đề lên bảng.
2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- Luyện đọc:
-Y/c hs đọc nối tiếp từng khổ thơ ( 3 lượt hs đọc )
+GV chú ý sửa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng hs .
-GV đưa ra bảng phụ để giúp hs đọc đúng .
- Hs luyện đọc tiếng khó:nảy mầm , ngủ
dậy ,lặn xuống .
-Gọi 2 hs đọc lại toàn bài .
1 hs đọc phần chú giải.
-GV đọc mẫu.
+Chú ý giọng đọc: Toàn bài đọc với
giọng vui tươi , hồn nhiên ,thể hiện niềm vui , niềm khao khát của thiếu nhi khi mơ ước về một thế giới tốt đẹp.
+Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện ước mơ niềm vui thích của trẻ em : Phép lạ , nảy mầm nhanh ,chớp mắt , tha hồ , lặn ,hái , triệu vì sao , mặt trời mới , mẫi mãi , trái bom , trái ngon , trái ngọt toàn kẹo , bi tròn.
b- Tìm hiểu bài :
-Gọi 1 hs đọc toàn bài .
-Y/c hs đọc thầm và trả lời các câu hỏi :
+Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ?
+Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói
lên điều gì ?
+Mỗi khổ thơ nói lên điều gì ?
+Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ?
-Gọi hs nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ .
-GV ghi bảng 4 ý chính của 4 khổ thơ.
+Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
+Câu thơ : Hái trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
+Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ ? Vì sao?
+Bài thơ nói lên điều gì ?
-Ghi ý chính của bài thơ.
c- Đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
-Y/c hs đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ để tìm ra giọng đọc hay.
-Y/c hs luyện đọc theo cặp.
-Gọi hs đọc diễn cảm toàn bài .
-Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng
hs.
-Y/c hs đọc thuộc lòng theo cặp.
-Tổ chức cho hs đọc thuộc lòng theo khổ thơ.
-Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng toàn bài .
- Bình chọn bạn đọc hay nhất và thuộc bài nhất
-Nhận xét và cho điểm từng hs.
3- Củng cố và dặn dò :
Hỏi: Nếu em có phép lạ, em sẽ ước điều gì ? Vì sao?
- Nhận xét tiết học
-Dặn hs về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- 1 hs đọc đoạn1 và trả lời câu hỏi.
-1 hs đọc tiếp đoạn 2 và tra rlời câu hỏi .
-1 hs đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi .
-Hs quan sát tranh và tra rlời câu hỏi .
+Vẽ cảnh các bạn nhỏ đang cùng múa hát và ước mơ những cánh chim hoà bình những trái cây thơm những chiếc kẹo ngọt ngào.
-Hs lắng nghe .
-Hs mở sgk.
-4 hs đọc nối tiếp lần1 .( mỗi hs đọc 1 khổ thơ )
-4 hs đọc nối tiếp lần 2 .
- 4 hs đọc nối tiếp lần 3 .
-2 hs đọc lại toàn bài.
-Hs lắng nghe cô đọc mẫu.
-1 hs đọc toàn bài .
-Cả lớp đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi .+Câu thơ : Nếu chúng mình có phép lạ
được lặp lại nhiều lần .
+Nói lên ước mơ của các bạn nhỏ là luôn
mong muốn có một thế giới hoà bình ,tươi đẹp ,trẻ em được sống đầy đủ .
+Mỗi khổ thơ nói lên một ước mơ của các bạn nhỏ .
+Khổ thơ 1 : Ước cây mau lớn để cho quả ngọt .
+Khổ thơ2 : Ước trở thành người lớn để làm việc .
+Khổ thơ3 : Ước mơ không còn mùa đông giá rét.
+Khổ thơ 4; Ước không còn chiến tranh.
-Hs nhắc lại ý mỗi khổ thơ.
+Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn nhỏ : Ước không còn mùa đông giá lạnh , không còn thiên tai gây bão lũ hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người.
+Các bạn mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình , không còn bom đạn .
- Hs phát biểu tự do.
+Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
-Hs nhắc lại ý chính.
- 4 hs đọc nối tiếp nhau , cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Đọc theo nhóm đôi.
-2 hs đọc diễn cảm toàn bài
-Nhóm đôi kiểm tra học thuộc lòng với nhau.
-Nhiều hs đọc thuộc lòng , mỗi hs đọc 1 khổ thơ.
- 5 hs thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét , bình chon bạn đọc theo tiêu chí đã nêu.
CHÍNH TẢ: (TIẾT 8 ) TRUNG THU ĐỘC LẬP
I-Mục tiêu:
-Nghe , viết chính xác một đoạn trong bài từ: “Ngày mai các em có quyền … to lớn vui tươi.
-Tìm và viết đúng các tiếng bắt đầu bằng r /d /gi hoặc có vần iên / yên / ihoawcees
II- Đồ dùng dạy học :
-Giấy khổ to viết sẵn bài tập 2 a .
- Bảng lớp viết sẵn bài tập 3a, 3b.
III-Hoạt động dạy và học:
Tg
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ:
-Gọi 1 hs lên bảng viết các từ sau : khai trương , sương gói, vươn vai , rướn cổ.
-Nhận xét chữ viết của hs trên bảng và bài chính tả trước.
2-Bài mới:
2.1 -Giới thiệu:
-Giờ chính tả hôm nay các em nghe viết đoạn 2 bài văn Trung thu độc lập và bài làm chính tả phân biệt r / d /gi hoặc iên /yên /iêng .
2.2- Hướng dẫn viết chính tả :
a- Trao đổi nội dung đoạn văn :
-Gọi hs đọc đoạn văn cần viết .
- Hỏi: Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào ?
+Đất nước ta hiện nay đã thực hiện được mơ ước cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa?
b- Hướng dẫn viết từ khó;
-Y/c hs tìm các từ khó dễ lẫn khi viết.
c- Nghe - viết chính tả :
d- Chấm bài , nhận xét bài viết của hs .
2.3 -Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 3 :
a-Gọi hs đọc y/c
-Y/c hs thảo luận nhóm đôi để tìm từ cho hợp nghĩa.
-Gọi hs làm bài .
- Gọi hs nhận xét , bổ sung.
- Kết luận về lời giải đúng .
rẻ , danh nhân , giường
1 hs lên bảng kiẻm tra bài cũ
- Hs lắng nghe.
-2 hs đọc thành tiếng.
+Anh mơ đến đất nước tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện ……..những nông trường to lớn vui tươi.
+Đất nước ta đã có được nhiều điều mà anh chiến sĩ mơ ước..Thành tựu kinh tế to lớn , chúng ta có những nhà máy thuỷ điện lớn , những khu công nghiệp , đô thị lớn.
-Luyện viết các từ khó : quyền mơ tưởng , mươi mười lăm , thác nước , phấp phới ,
Bát ngát ,nông trường , …
-Hs viết bài vào vở.
-Đổi vở nhau chấm bài .
- 2 hs đọc y/c.
- Thảo luận nhóm đôi.
-Từng cặp hs thực hiện : 1 hs đọc nghĩa của từ , 1 hs đọc từ hợp với nghĩa.
- Nhận xét ,bổ sung bài làm của bạn.
-Chữa bài .
b-y/c hs đọc y/c câu b :
- Từ đúng : điện thoại, nghiền , khiêng .
-Gv chấm một số vở. , nhận xét .ghi điểm.
3- Củng cố và dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Dặn hs về nhà đọc lại truyện vui hoặc đoạn văn và ghi nhớ các từ vừa tìm được bằng cách đặt câu.
-Hs làm bài vào vở.
TUẦN 8 ÂM NHẠC (TC ) ÔN LUYỆN : TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
I /MỤC TIÊU :HS hát đúng giai điệu bài hát
Thuộc lời bài hát.
II/ CHUẨN BỊ :Bản nhạc
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ:
2 Bài mới:
Cho HS nghe hát mẫu
Tập hát từng câu.
Hát nối 2 câu
GV theo dõi chữa sai.
Hát cả bài.
HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Củng cố:
Tập kĩ nănghát đối đáp, chia lớp thành 2 nửa.
Nửa lớp hát : Trên đường gập ghềnh
Nửa lớp hát: Ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh.
Tiếp tục cho đến bạn bè yêu mến/ TÀ câuTổ Quốc mẹ hiền đến hết bài cả lớphát hoà giọng.
GV gọi tổ trình bày
Nhận xét
Lớp lắng nghe
HS tập hát
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2005.
TẬP ĐỌC: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH (Tiết 16 )
I-Mục tiêu:
-Đọc lưu loát toàn bài,nghỉ hơi đúng ở những câu dài, đọc diễn cảm bài văn với giọng kể và tả chậm rải,nhẹ nhàng hợp với nội dung hồi tưởng lại niềm ao ước khi nhỏ, giọng vui nhanh khi thể hiện niềm xúc động,vui sướng.
-Hiểu ý nghĩa của bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu,làm cho cậu rất xúc động,vui sướng vì đư ợc thưởng đôi giày trongbuổi đến lớp đầu tiên.
-Giáo dục hs có tấm lòng nhân hậu , hiểu được tâm lí của người khác để từ đó vận động và an ủi,khích lệ tinh thần phấn chấn hơn.
II- Đồ dùng học tập:
-Tranh minh hoạ bài hoc sgk.
III- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1- Bài cũ:
Kiểm tra 2- 3 hs đọc thuộc lòng bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ, trả lời câu hỏi .
-Nhận xét chung, ghi điểm.
2- Bài mới:
2.1-Giới thiệu:
-Hs quan sát tranh minh hoạ và cho biết những gì em biết qua tranh?
-Gv chuyển ý vào bài mới.
-Hs mở sgk.
2.2-Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a-Luyện đọc:
-1 hs đọc toàn bài.
-Gọi 2 hs đọc nối tiếp từng đoạn ( 3 lượt hs đọc)
-1 Hs đọc chú giải.
-Hs đọc toàn bài
-Gv chữa lổi ,ngắt giọng ,phát âm đúng cho hs,chú ý câu cảm và câu dài.
*Toàn đoạn 1 đọc với giọng kể và tả chậm rãi.,nhấn giọng ở những từ ngữ:tả vẻ đẹp đôi giày.:Choa ôi , đẹp làm sao, ôm sát chân,dáng thon thả , màu da trời, hàng khuy dập .
*Đoạn 2 đọc giọng vui hơn,khi thể hiện niền xúc động ,vui sướng của cậu bé lang thang lúc cậu bé được tặng đôi giày.
-Gv đọc mẫu toàn bài.
b-Tìm hiểu bài:.
-1 hs đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo và trả lờì câu hỏi.
+Nhân vật Tôi trong đoạn văn là ai?
+Ngày bé chị mơ ước điều gì?
+Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
+ Ước mơ của chị phụ trách đội có trở thành
hiện thực không?
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 1.
Và chuyển ý sang đoạn 2.
-1 hs đọc đoạn 2 , lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+Khi làm công tác Đội , chị phụ trách được giao nhiệm vụ gì?
+Lang thang có nghĩa la fgif?
+Vì sao chị biết ước mơ của cậu bé lang thang?
+Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp?
+Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó?
+Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
+Đoạn 2 nói lên điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 2.
-1 hs đọc toàn bài và tìm đại ý bài, lớp đọc thầm.
-Gv chốt lại và ghi bảng.
c- Đọc diễn cảm:
-2 hs đọc nối tiếp 2 đoạn .
-Giới thiệu đoạn văn cần đọc diễn cảm.
-Gv đọc mẫu đoạn văn cần đọc diễn cảm.
(Gv treo pa-nô đoạn văn :”Chao ôi……….thèm muốn cảu các bạn” )
-Y/c hs luyện đọc theo cặp, theo nhóm .
-Nhận xét đọc của hs.,cho điểm .
-Cho hs thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và ghi điểm.
3- Củng cố và dặn dò:
-Hỏi :+Qua bài văn em thấy chị phị trách là người như thế nào?
+Em rút ra điều gì bổ ích qua nhân vật chị phụ trách ?
-Giáo dục tư tưởng : Luôn có một tấm lòng nhân hậu,cần tìm hiểu tâm lí của người khác để biết động viên , an ủi những người có hoàn cảnh khó khăn.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà đọc diễn cảm bài văn và tìm hiểu bài mới:Thưa chuyện với mẹ.
- 2 – 3 hs đọc bài .
-hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Mở sgk.
-1 hs đọc toàn bài .
-Hs đọc nối tiếp theo từng đoạn .
+Đoạn 1 : Ngày còn bé ….các bạn tôi.
+Đoạn 2 :Sau này …. nhảy tưng tưng.
-1 hs đọc chú giải.
-1 hs đọc đoạn 1.
-hs lắng nghe.
-2 hs đọc đoạn 1 ,cả lớp đọc thầm theo.
+Nhân vật Tôi trong đoạn văn là chị phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong.
+ Chị ước mơ có một đôi giày ba ta màu
xanh nước biển như anh họ của chị
+ Những câu văn :Cổ giày ôm sát chân
,thân giày làm bằng vải cứng ,dáng thon thả
,màu vải như màu da trời những ngày thu, .Phần thân ôm sát cổ có hai hàng khuy dập luồn 1 sợi dây trắng nhỏ vắt qua.
+Ước mơ của chị phụ trách Đội không trở thành hiện vì chị chỉ được tưởng tượng cảnh mang giày vào chân sẽ bước đi nhẹ nhàng và nhanh hơn trước con mắt thèm muốn các bạn chị.
+Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh.
- 1hs đọc đoạn 2 ,lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
+Chị được giao nhiệm vụ phải vận động Lái, một cậu bé lang thang đi học.
+ Lang thang là không có nhà ở,không người nuôi dưỡng , sống tạm bợ trên đường phố.
+Vì chị đã theo Lái trên khắp các đường phố.
+ Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu đến lớp.
+Vì chị muốn mang lại niềm hạnh phúc cho Lái.
+Vì chị nghĩ Lái cũng như chị sẽ rất sung sướng khi ước mơ của mình thành sự thật.
+Tay Lái run run ,môi cậu mấp máy , mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân mình .Lúc ra khỏi lớp ,cậu cột 2 chiếc giày vào nhai đeo vào cổ nhảy tưng tưng .
+Niềm vui và xúc động của Lái khi được tặng đôi giày.
+Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được chị phụ trách tặng đôi giày mới trong ngày đầu tiên đến lớp.
-Hs nhắc lại ý của bài .
-2 hs đọc nối tiếp , lớp đọc thầm theo.
-lớp lắng nghe.
-Đọc theo nhóm đôi , nhóm 4 .
-Lớp nhận xét
3 hs đọc thi diễn cảm toàn bài .
-Hs trả lời câu hỏi.
+Là người nhân hậu , hiểu trẻ em, biết quan tâm đến người khác.
+Tính cảm thương yêu,biết quan tâm và giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
-Hs lắng nghe.
TẬP LÀM VĂN: ( tiết 15 ) LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (TT)
I-Mục tiêu:
1 -Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
2 -Biết cách sắp xếp đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
-Biết viết câu mở đầu đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
3 -Có ý thức dùng từ hay,viết súng ngữ pháp và chính tả.
II- Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ cốt truyện vào nghề.
-Giấy khổ to.
III- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ:
-Gọi 3 hs lên bảng kể lại câu chuyện từ đề bài : Trong giấc mơ em được bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó.
-Nhận xét về nội dung truyện , cách kể , cho điểm .
2 Bài mới :
2.1 -Giới thiệu:
Trong tiết học này các em sẽ luyện phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian và cùng thi xem ai mở đoạn hay nhất.
2.2-Hướng dẫn làm bài tập:
-Treo tranh minh hoạ và hỏi:
+Bức tranh minh hoạ cho truyện gì?.Hãy kể lại tóm tắt nội dung câu chuyện đó.
-Nhận xét ,khen ngợi hs ghi nhớ cốt truyện.
Bài 1 :
-Y/c hs đọc đề.
Y/c hs thảo luận theo nhóm đôi.và viết câu mở đầu cho từng đoạn .
-Y/c 4 nhóm làm xong trước nộp phiếu .
-Y/c hs lên sắp xếp phiếu đã hoàn thành theo đúng trình tự thời gian
-Gọi hs nhận xét phát biểu ý kiến .
-Gv ghi nhanh các cách mở đoạn khác nhau của từng hs vào bên cạnh.
--Kết luận về những câu mở đoạn hay.
Bài 2:
-Gọi hs đọc y/c.
-Y/c hs đọc toàn chuyện và thảo luận cặp đôi , trả lời câu hỏi.
+Các đoạn văn sắp xếp theo trình tự nào?
+Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy .
Bài 3 :
-Gọi hs đọc y/c.
-Em chọn câu chuyện nào đã học , đã kể?
--Y/c hs kể chuyện theo nhóm.
-Cho hs thi kể chuyện, lớp theo dõi.
- Nhận xét , ghi điểm .
3- Củng cố và dặn dò:
-Hỏi: +Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào?
-Nhận xét tiết học..
-Dặn hs về nhà viết lại một câu chuyện theo trình tự thời gian vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 hs lên bảng kể lại câu chuyện
-Hs lắng nghe.
+Bức tranh minh hoạ cho truyện Vào nghề.
Câu chuyênh kể về ước mơ đẹp của cô bé Va-li-a.
Một lần Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc.Em rất thích tiết mục “ cô gái phi ngựa , đánh đàn “ và ước mơ trở thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy .Em xin vào học nghề ở rạp xiếc , ông giám đốc giao cho em việc quét dọn chuồng ngựa . Em ngạc nhiên rồi cũng nhận lời . Em đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn trong suốt thời gian học. Về sau Va-li-a trở thành một diễn viên như em hằng mong ước .
-1 hs đọc đề.
-Hs thảo luận theo nhóm đôi.
-4 nhóm nộp phiếu .
-1 hs lên sắp xếp phiếu theo trình tự thời gian.
-Nhận xét phát biểu theo cách mở đoạn của mình.
-Đọc toàn bộ các đoạn văn , 4 hs tiếp nối nhau đọc.mình
-1 hs đọc đề -1 hs đọc toàn truyện ,
- thảo luận theo nhóm đôi.
+Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian : sự việc nào xảy ra trước thì kể trước ,sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.
+Các câu mở đoạn giúp nối đoạn văn với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian.
-1 hs đọc thành tiếng .
-Em kể câu chuyện :
+Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
+Lời ước dưới trăng.
+Ba lưỡi rìu.
+Sự tích hồ Ba Bể.
+Người ăn xin….
Hoạt động theo nhóm 6 .
- 5 -6 hs thi kể chuyện .
-Lớp nhận xét .
TẬP LÀM VĂN : (TIẾT 16 ) LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I-Mục tiêu:
-Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
-Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
Có ý thức dùng từ hay, viết câu trau chuốt , giàu hình ảnh.
II- đồ dùng học tập:
-Tranh minh họa Ở vương quốc tương lai .
-Bảng phụ ghi sẵn chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
III-Hoạt động dạy và học :
Giáo viên
Học sinh
1- Bài cũ;
-Gọi 1 hs lên bảng kể câu chuyện mà em thích.
- y/c hs nhận xét câu chuyện kể đã kể đúng trình tự chưa. Lời kể của bạn như thế nào?
-Nhận xét và cho điểm.
2-Bài mới :
2.1-Giới thiệu : Tiết học trước các em đã học luyện tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian thì tiết học này giúp các em luyện tập phát triển câu chuyện theo 2 cách khác nhau: phát triển theo trình tự thời gian và phát triển theo trình tự không gian.
2.2- Hướng dẫn hs làm bài:
Bài 1 :
-Gọi 1 hs đọc y/c.
-Hỏi: +Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay gián tiếp?
-Gọi 1 hs giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin- tin và em bé thứ nhất.
-Nhận xét ,tuyên dương.
- Treo bảng phụ đã viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể.
-Treo tranh minh hoạ truyện Ở Vương quốc Tương Lai. Y/c hs kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian.
-Tổ chức cho hs thi kể từng màn.
-Gọi hs nhận xét bạn kể theo tiêu chí đã nêu.
-Nhận xét ,ghi điểm .
Bài 2:
-Gọi hs đọc y/c.
-Hỏi: +Trong truyện Ở Vương quốc Tương
Lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng
nhau không?
+Hai bạn đi thăm nơi nào trước nơi nào sau?-
Vừa rồi các em đã kể câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước ,sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.Bây giờ các em tưởng tượng hai bạn Tintin và Mi-tin không đi thăm cùng nhau.Mi-tin đi thăm xưởng xanh còn Tin-tin thì đi thăm khu vườn kì diệu và ngược lại
-Y/c hs kể chuyện trong nhóm .
-Tổ chức cho hs thi kể về từng nhân vật.
-Gọi hs nhận xét nội dung truyện đã theo đúng trình tự không gian chưa?sáng tạo không?
-Nhận xét ,ghi điểm hs.
Bài 3 :
-Gọi hs đọc y/c của bài.
-Gv dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn1 đoạn2 (kể theo trình tự thời gian / kể theo trình tự không gian.
-Y/c hs nhìn bảng ,phát biểu ý kiến .
-Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng:
+Về trình tự sắp xếp các sự việc: Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại.
+Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi bằng từ ngữ chỉ địa điểm.
*Kể theo trình tự thời gian:
-Mở đầu đoạn 1 : Trước hết hai bạn rủ nhau
đến thăm công xưởng xanh.
-Mở đầu đoạn2: Rời công xưởng xanh Tin-
tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu
*Kể theo trình tự không gian:
-Mở đầu đoạn 1:Mi-tin đến khu vườn kì diệu
-Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi-tin đang ở
khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến
công xưởng xanh.
3-Củng xố và dặn dò:
-Hỏi : +Có những cách nào để phát triển câu chuyện?+Những cách đó có gì khác nhau?
-Nhận xét tiết học .
Dặn về nhà viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo hai cách vừa học.
- 1 hs lên kể
-Hs nhận xét lời kể.
-Hs lắng nghe.
- 1 hs đọc y/c đề.
+Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp.
-1 hs kể mẫu.
Một hôm Tin-tin và Mi –tin đến thăm công xưởng xanh .Hai bạn thấy một em bé đang mang một cổ máy có đôi cánh xanh .Tin –tin ngạc nhiên hỏi :
-Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy?
-Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
-2 hs nối tiếp nhau đọc từng cách .Cả lớp đọc thầm.
-Hs quan sát tranh , 2 hs ngồi cùng bàn kể chuyện , sửa chữa cho nhau.
-3- 4 hs thi kể từng màn.
-Lớp nhận xét.
-1 hs đọc y/c đề.
+Tin-tin và Mi-tin đi thăm công xưởng
xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau.
+Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước , khu vườn kì diệu sau.
-Hs lắng nghe.
-2 hs ngồi cùng bàn kể chuyện , nhận xét bổ sung cho nhau( mỗi hs kể về một nhân
vật)
-3 – 5 hs tham gia kể chuyện
-Nhận xét về câu chuyện và lời kể của bạn.
-1 hs đọc y/c đề.
-Hs nhìn phiếu dán trên bảng.
-Hs phát biểu ý kiến.
-Lớp lắng nghe.
ĐẠO ĐỨC: ( TIẾT 8 ) TIẾT KIỆM TIỀN CỦA.
( Thực hành )
I-Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức cho hs biết cần phải tiết kiệm vì tiền của do sức lao động vất vả của con người mới có được.
- Giáo dục hs tiết kiệm ,giữ gìn sách vở , đồ dùng , đồ chơi…trong sinh hoạt hằng gnayf.
-Biết đồng tình ủng hộ những hành vi ,việc làm tiết kiệm , không đồng tình với những hành vi , việc làm lãng phí tiền của.
II-Đồ dùng học tập :
-Phiếu học tập.
III- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1 :
1- Bài cũ:
-Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của ?
-Y/c hs lên nêu một số việc làm tiết kiệm và một số việc làm thể hiện sự không tiết kiệm của gia đình mình?
-Nhận xét ,tuyên dương.
II- Bài mới:
-Giới thiệu : Hôm nay cô sẽ ôn lại các kiến thức đã học ở bài Tiết kiệm tiền của qua hình thức thực hành và xử lí tình huống.
-Hs mở sgk.
-Gv tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm đôi
ở bài tập 4:
-Hỏi: + Trong các việc trên việc nào thể hiện sự tiết kiệm?
+ Trong các việc làm đó việc nào thể hiện sự không tiết kiệm?
-Gv chốt lại và nhận xét .
* Hoạt động 2: Em xử lí thế nào?
-Tổ chức làm việc theo nhóm 6 , thảo luận nêu ra xử lí tình huống :
+ Tình huống 1: Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi . Tuấn sẽ giải quyết như thế nào?
+Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua đồ chơi mới trong khi chơi chưa hết những đồ đã có. Tâm sẽ nói gì với em?
+ Tình huống 3: Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vỏ đang dùng còn nhiều giấy trắng . Cường sẽ nói gì với Hà?
-Y/c các nhóm lên trình bày dưới hình thức dựng tiểu phẩm.
-Các nhóm khác theo dõi ,nhận xét .
-Gv kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
+Kết luận chung: Y/c vài hs đọc to phần ghi
nhớ.
*Hoạt động nối tiếp:
-Thực hành tiết kiệm tiền của , sách vở , đồ dùng , đồ chơi, điện ,nước …trong cuộc sống hằng ngày.
- 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi .
-Hs lắng nghe.
-Hs mở sgk.
-Thảo luận nhóm đôi.và cho ý đúng.
+ a, b , g , h , k là tiết kiệm tiền của.
+ c , d, đ, e là lãng phí tiền của.
-Hs thảo luận theo nhóm 6.
-Tuấn không xé vở và khuyên Bằng chơi trò chơi khác .
-Tâm dỗ em chơi các đồ chơi đã có , như thế mới đúng là bé ngoan.
-Hỏi Hà xem có tận dụng được không và khuyên Hà có thể viết tiếp vào vở đó sẽ tiết kiệm hơn.
-Theo dõi , nhận xét .
-Hs đọc ghi nhớ.
SINH HOẠT LỚP ( tiết 8 )
I/ SƠ KẾT TUẦN :
+Nhận xét tuần qua :hs đi học chuyên cần.Trong giờ học tham gia phát biểu
xây dựng bài tốt như:Dung, Nga, Thục , Thảo , Nhi , Trường, Thảo Vy.
+ Tham gia công tác Đội tốt.
+Thực hiện hồi trống vệ sinh tốt.
+Truy bài đ ầu giờ t ương đối tốt
II/ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI
+ƯU ĐIỂM:
+Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ.: Tốt .
+Ghi chép bài đầy đủ.
+Tham gia mọi hoạt động.
TỒN TẠI
+Còn nói chuyện như: Cường , Duy , Thành. , Thiện
III/ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC :
+Thường xuyên theo dõi.phân công bạn bên cạnh nhắc nhở
IV PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN ĐẾN :
Theo dõi các HS tham gia bồi dưỡng HS giỏi
Kiểm tra sách vở của Thu Như, Trí, Sơn, Na.
Ôn bài theo đề cương nhiều hình thức: Kiểm tra trên giấy, dò bài ,trác nghiệm.
Kiểm tra vệ sinh cá nhân : Đầu tóc , móng tay, áo quần khi ra vàoTHieenh
Thăm phụ huynh em : Thiện , Nhật Nam ( lúc 17 giờ ngày 26 /10/2005)
V /BÀI HÁT: Hát các bài hát Đội .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trun thudoclap8.doc