Giáo án lớp 4 môn tập đọc: Hoa học trò

Tài liệu Giáo án lớp 4 môn tập đọc: Hoa học trò: Tập đọc ( tiết 45 ) : HOA HỌC TRÒ I) Mục tiêu : 1. Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , suy tư , phù hợp với nội dung bài là ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian . 2. Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả ; hiểu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò , đối với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường . 3. Giáo dục : tình cảm thân thiết đối với cây hoa phượng trong nhà trường , tình bạn , tình thầy trò . II) Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ bài đọc hoặc ảnh về cây hoa phượng . III) Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.Bài cũ : + Gv gọi 2 em đọc thuôc bài “Chợ tết” và trả lời câu hỏi trong sách . Gv nhận xét . 2 em trả bài . Cả lớp theo dõi và bổ sung . B.Bài mới : 1.Gv giới thiệu : “Hoa học trò” 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : a. Luyện đọc : - Từng nhóm 3 Hs...

doc36 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 môn tập đọc: Hoa học trò, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc ( tiết 45 ) : HOA HỌC TRÒ I) Mục tiêu : 1. Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , suy tư , phù hợp với nội dung bài là ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian . 2. Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả ; hiểu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò , đối với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường . 3. Giáo dục : tình cảm thân thiết đối với cây hoa phượng trong nhà trường , tình bạn , tình thầy trò . II) Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ bài đọc hoặc ảnh về cây hoa phượng . III) Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.Bài cũ : + Gv gọi 2 em đọc thuôc bài “Chợ tết” và trả lời câu hỏi trong sách . Gv nhận xét . 2 em trả bài . Cả lớp theo dõi và bổ sung . B.Bài mới : 1.Gv giới thiệu : “Hoa học trò” 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : a. Luyện đọc : - Từng nhóm 3 Hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài .-đọc 2 đến 3 lượt. * Gv hướng dẫn xem tranh , ảnh hoa phượng , lưu ý Hs số từ dễ đọc sai : đoá , tán hoa lớn xoè ra , nỗi niềm bông phượng ....- đọc đúng câu hỏi thể hiện tâm trạng ngạc nhiên cuả cậu học trò ( Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy ? ) giúp hs hiểu các từ mới và khó trong bài : phượng , phần tử , vô tâm , tin thắm . * Hs đọc theo cặp. * Một , hai Hs đọc cả bài . * Gv đọc diễn cảm cả bài . Nhấn giọng từ ngữ được dùng một cách ấn tượng để tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng ; sự thay đổi bất ngờ của hoa theo thời gian : Cả một loạt , cả một vùng , cả một góc trời , muôn ngàn con bướm thắm , xanh um , mát rượi , ngon lành , xếp lại , e ấp , xoè ra , phơi phới , tin thắm , ngạc nhiên , bất ngờ , chói lọi , kêu vang , rực lên ... b) Tìm hiểu bài : + Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ? + Vẻ đẹp cuả hoa phượng có gì đặc biệt ? + Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian ? Gv yêu cầu HS nói cảm nhận cuả em về bài văn . c) Hướng dẫn đọc diễn cảm : Gọi Hs đọc nối tiếp và đọc diễn cảm . Gv chọn đoạn văn cho hs thi đọc diễn cảm : Đọc đoạn 2 Hs lắng nghe. Hs đọc nối tiếp . Hs xem tranh. Chú ý các từ khó đọc. Hs đọc theo cặp. 2 em đọc cả bài. Hs lắng nghe. _ Vì hoa phượng gần gũi , quen thuộc với học trò .Phượng được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò . Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè . Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường . + Hoa phượng nở đỏ rực , đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt , cả một vùng , cả góc trời ; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau . +Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui ; buồn vì kết thúc một năm học , sắp xa mái trường ; vui vì báo hiệu được nghỉ hè . + Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ , màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. + Lúc đầu , màu hoa phượng là màu đỏ còn non . Có mưa , hoa càng tươi dịu . Dần dần , số hoa tăng , màu phượng cũng đậm dần , rồi hoa với mặt trời chói lọi , màu phượng rực lên. Hs nêu cảm nhận của mình . 3 em đọc nối tiếp . Hs thi đọc diễn cảm . 3. Củng cố , dặn dò : Nhận xét tiết học . Về nhà luyện đọc _ Học thuộc bài thơ “Chợ tết” Hs lắng nghe về nhà làm tốt . Luyện từ và câu : ( tiết 45 ): DẤU GẠCH NGANG Mục tiêu : Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang . Sử dụng dấu gạch ngang trong khi viết . Đồ dùng dạy học : 2 tờ giấy để viết lời giải BT . Bút dạ + 4 tờ giấy trắng khổ rộng để Hs làm bài tập 2 . Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ : Gọi 2 em trả lời : + Tìm các từ tả vẻ đẹp bên ngoài + vẻ đẹp trong tâm hồn , tính cách của con người . + Chọn 1 từ trong các từ Hs 1 đã tìm được và đặt câu với từ ấy . Gv nhận xét và cho điểm . + Hs 1 viết các từ tìm được . + Hs 2 đặt câu . 1.Giới thiệu bài . 2. Bài mới : + 1 Hs đọc nội dung BT 1. + Gv giao việc . + Cho Hs trình bày bài làm . Đoạn a : “ - Thấy tôi rén đến gần , ông hỏi tôi : Cháu con ai ? Thưa ông , cháu là con ông Thư .” Đoạn b : “ Cái đuôi dài - bộ phận khoẻ nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn .” Đoạn c : “ - Trước khi bật quạt , đặt quạt nơi chắc chắn ... Khi điện đã vào quạt , tránh để quạt bị vướng víu .... Hằng năm , tra dầu mỡ vào ổ trục ... Khi không dùng , cất quạt vào nơi khô ...” Bài tập 2 : + Gọi 1 em đọc yêu cầu bài . + Gv giao việc . +Cho Hs làm bài . + Cho Hs trình bày kết quả bài làm + Gv nhận xét và chốt lại. @ Đoạn a : Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật ( ông khách và cậu bé ) trong đối thoại . @ Đoạn b : Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích rong câu văn . @ Đoạn c : Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bên . * Ghi nhớ : + Cho Hs đọc phần ghi nhớ . + Gv chốt lại 1 lần phần cần ghi nhớ . ** Luyện tập : *Cho Hs đọc yêu cầu BT 1 + đọc mẫu chuyện “ Quà tặng cha”. * Gv giao việc : + Tìm dấu gạch ngang trong truyện và nêu tác dụng của dấu gạch ngang đó . + Cho Hs làm bài . Cho Hs trình bày . Gv nhận xét và chốt ý . Gv dán tờ phiếu đã viết lời giải lên bảng lớp . *Cho Hs đọc yêu cầu BT 2 . * Gv giao việc : Các em viết đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ em với em về tình học tập của em trong tuần . * Trong đoạn văn cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng : Một là đánh dấu các câu đối thoại . Hai là đánh phần chú thích . + Cho Hs làm bài . + Cho Hs trình bày bài viết . + gv nhận xét + Chấm số bài làm tốt . + 3 Hs đọc nối tiếp 3 đoạn a , b , c . + Hs làm bài cá nhân , tìm câu có chứa dấu gạch ngang trong 3 đoạn a , b , c . + Cả lớp nhận xét . + 1 em đọc cả lớp lắng nghe . + Hs suy nghĩ , làm bài cá nhân . + cả lớp nhận xét . + Hs đọc ghi nhớ . + Hs đọc nối tiếp yêu cầu+ mẩu chuyện . + Hs đọc thầm lại mẩu chuyện , tìm câu có dấu gạch ngang .... + Một số Hs phát biểu ý kiến . + Cả lớp nhận xét . + Cả lớp theo dõi . + ! Hs đọc , lớp lắng nghe . + Hs viết đoạn văn có dấu gạch ngang .... + 1 HS trình bày bài . + Cả lớp nhận xét . 3. Củng cố và dặn dò : Gv nhận xét tiết học + Yêu cầu Hs về nhà thuộc bài . + Về viết lại đoạn văn . Hs lắng nghe và thực hiện . Chính tả : ( tiết 23 ) : CHỢ TẾT Mục tiêu : Nhớ , viết lại chính xác , trình bày đúng 11 dòng đầu bài thơ Chợ tết . Làm đúng bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn ( s / x hoặc ưc / ưt ) điền vào các ô trống . Viết bài , trình bày bài sạch đẹp . Đồ dùng dạy học : Một vài tờ phiếu viết sẵn nội dung BT 2a ( hoặc 2b ) Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ : Gv mời 1 em đọc cho 2 bạn viết bảng lớp , cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ : * Gv nhận xét . Cả lớp viết: * Bắt đầu bằng l/ n hoặc có vần ut / uc ) B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài . Gv nêu MĐ , YC cần đạt của tiết học . 2. Hướng dẫn Hs nhớ viết : + Gọi một em đọc yêu cầu của bài . + Một Hs đọc thuộc lòng 11 dòng thơ cần viết chính tả trong bài Chợ tết . + Gv nhắc các em chú ý cách trình bày thể thơ 8 chữ ( ghi tên bài giữa giữa dòng , viết các dòng thơ sát lề vở ) ; những chữ đầu dòng thơ cần viết hoa , chú ý những chữ dễ viết sai chính tả ( ôm ấp , viền , mép , lon xon , lom khom , yếm thắm , nép đầu , ngộ nghĩnh ,...) 3.Hướng dẫn Hs làm bài tập chính tả : - Gv dán tờ phiếu đã viết truyện vui “Một ngày và một năm” , chỉ các ô trống , giải thích yêu cầu của BT2. + Gv dán 3 – 4 tờ phiếu , phát bút dạ mời các nhóm HS thi tiếp sức . “ Hoạ sĩ - nước Đức – sung sướng – không hiểu sao - bức tranh – Hoạ sĩ trẻ thơ ngây tưởng rằng mình vẽ một bức tranh mất cả ngày đã là công phu . Không hiểu rằng , tranh của Men – xen được nhiều người hâm mộ vì ông bỏ nhiều tâm huyết , công sức cho mỗi bức tranh .” Hs lắng nghe. + 1 Hs đọc yêu cầu . + 1 Hs đọc thuộc lòng 11 dòng thơ . + Cả lớp nhìn SGK , đọc thầm lại để ghi nhớ 11 dòng thơ . Hs lắng nghe. + Hs gấp SGK , nhớ lại 11 dòng thơ - tự viết bài .Trình tự tiếp theo như đã hướng dẫn . + Hs đọc thầm truyện vui “Một ngày và một năm” , làm bài vào vở . + Mỗi nhóm có 6 em . + Đại diện các nhóm đọc lại truyện sau khi đã điền các từ thích hợp ; nói về tính khôi hài của truyện . + Cả lớpbình chọn nhoms thắng cuộc : nhóm điền được tiếng đúng chính tả / phát âm đúng / hiểu tính khôi hài của truyện . 4. Củng cố và dặn dò : Nhận xét tiết học .Ghi nhớ những từ ngữ đã học . Về nhà kể lại chuyện vui . Ghi nhớ lời cô dặn về nhà thực hiện . Kể chuyện ( tiết 23 ): KỂ CHUỴÊN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC Mục tiêu : Rèn kĩ năng nói : -Biết kể tự nhiên , bằng lời nói của mình một câu chuyện , đoạn truyện đã đọc có nhân vật , ý nghĩa , ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu , cái thiện với cái ác . -Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện . 2. Rèn kĩ năng nghe : Lắng nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn . II) Đồ dùng dạy học : Một chuyện truyện thuộc đề tài của bài KC ( Gv và Hs sưu tầm ) : truyện cổ tích , truỵên danh nhân , truyện cười .Bảng lớp viết đề bài . Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ : Gọi 1 HS kể lại 1 – 2 đoạn của câu chuyện “Con vịt xấu xí”, nói ý nghĩa . Hs kể chuyện . 1.Giới thiệu bài . * Gv kiểm tra sự chuẩn bịcủa Hs . 2. Hướng dẫn HS kể chuyện : a. Hướng dẫn Hs hiểu yêu cầu cuả bài tập +Gạch dưới những chữ sau trong đề bài : “Kể một câu chuyện em đã được nghe , được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu , cái thiện với cái ác . + Gv hướng dẫn Hs quan sát tranh minh hoạ các truyện : “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn , Cây tre trăm đốt” Gv nhắc HS : Trong các truyện được nêu làm ví dụ , truyện “Con vịt xấu xí , Cây khế , Gà trống và cáo trong SGK , những truyện ở ngoài SGK , các em có thể dùng truyện đã đọc ( ngoài các truyện trên , còn có “Người mẹ , Người bán quạt may mắn , Nhà ảo thuật....) .Kể chuyện đã có trong SGK , các em sẽ không tính được điểm cao bằng các bạn tự tìm được truyện ở ngoài . Gv chú ý : + Viết lần lượt tên Hs tham gia , tên câu chuỵện của các em để cả lớp ghi nhớ khi bình chọn . + Gv kết hợp Hs tham gia bình chọn . + 1 Hs đọc đề bài. + 2 Hs tiếp nói nhau đọc ý 2 , 3 . Cả lớp theo dõi trong SGK + Một số Hs nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình . b.Hs thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : + Từng cặp Hs kể chuyện cho nhau nghe. + Thi kể trước lớp . * Mỗi Hs kể xong các em đối thoại về nhân vật , chi tiết , ý nghĩa câu chuyện .Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất , bạn kể hay nhất . Tập đọc ( tiết 46 ): KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ I) Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình yêu thương. 2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 3. HTL 1 khổ thơ. II) Đồ dùng dạy học: Tranh minh bài thơ. III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A) Bài cũ : Gọi 2 em đọc bài “ Hoa học trò” + trả lời câu hỏi về nội dung bài đó . Gv nhận xét . 2 em trả lời bài . B) Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : a. Luyện đọc : Gọi HS đọc nối tiếp . Kết hợp giảng nghĩa một số từ khó : + Lưng đưa nôi , tim hát thành lời . Gv giải thích : “Tai” “ Ka - lủi. Nhắc các em nhịp thơ : Mẹ giã gạo / mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng , / giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi / má em nóng hổi Vai mẹ gầy / nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi / và tim hát thành lời .... Gv đọc diễn cảm toàn bài - giọng âu yếm , nhẹ nhàng , nhấn giọng các từ ngữ : đừng rời , nghiêng , nóng hổi , nhấp nhô , trắng ngần , lún sân , mặt trời .... b) Tìm hiểu bài : + Em hiểu thế nào là những em bé lớn trên lưng mẹ ? + Người mẹ làm những công việc gì ?Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào ? + Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hy vọng cua rngười mẹ đối với con ? + Theo em cái đẹp trong bài thơ này là gì ? c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL : + Gv hướng dẫn đọc diễn cảm . + Gv hướng dẫn HS cả lớp đọc diễn cảm và thi đọc một khổ thơ . HS đọc nối tiếp . HS luyện đọc theo cặp . Một - hai em đọc toàn bài . HS lắng nghe. +Phụ nữ miền núi đi đâu cũng địu con trên lưng , cả những lúc con ngủ trên lưng mẹ . + Người mẹ nuôi con khôn lớn , người mẹ giã gạo nuôi bộ đội , , tỉa ngô , những công việc này gọp phần vào việc chống Mỹ cưú nước. +Lưng đưa nôi , tim hát thành lời . mẹ thương A- kay , mặt trời của mẹ nằm trên lưng . ( Tình yêu thương ) +Hi vọng của mẹ đối với con : Mai sau con lớn vung chày lún sân ... + Tình yêu của mẹ đối với con , đối với cách mạng . + 2 HS đọc nối tiếp . + Đọc diễn cảm 1 khổ thơ .+ HS nhẩm một khổ thơ mà mình thích . Thi đọc thuộc lòng . Củng cố , dặn dò : GV nhận xét tiết học . Yêu cầu về nhà HTL bài thơ . HS lắng nghe . Tập làm văn : ( tiết 46 ) : LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I)Mục đích yêu cầu : 1. Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ( hoa , quả ) trong những đoạn văn mẫu . 2. Viết được một đoạn văn miêu tả hoa và quả . II) Đồ dùng dạy học : Một tờ phiếu viết lời giải BT 1 ( tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác giả ở mỗi đoạn văn ) . III)Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ : +Gọi 1 em đọc đoạn văn tả lá , thân hay gốc của cái cây em yêu thích ( BT2 , tiết TLV trước ). + Gọi 1 em nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thầm ( Bàng thay lá hoặc Cây tre ). Tả lá bàng ở đúng thời điểm thay lá , với hai lứa lộc . Tả màu sắc khác nhau của hai lứa lộc , hình dáng lộc non . Tả thực một bụi tre gai góc , rậm rịt . B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài . 2. Hướng dẫn HS luyện tập : Bài tập 1 : + Hướng dẫn HS làm bài . + Gv dán tờ phiếu đã viết tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn . Bài tập 2 : + Hướng dẫn Hs tìm hiểu đề bài . Gv chọn đọc trước lớp 5 - 6 bài ; chấm điểm những đoạn văn viết hay . + Hai Hs đọc nối tiếp nội dung BT1 với 2 đoạn văn : “Hoa sầu đâu , Quả cà chua”. + Cả lớp đọc từng đoạn văn , trao đổi với bạn , nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn văn . + HS phát biểu ý kiến . Cả lớp và GV nhận xét . + Một HS nhìn phiếu và nói lại . + HS đọc yêu cầu của bài , suy nghĩ , chọn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích . + Một vài em phát biểu . + HS viết đoạn văn . 3. Củng cố & dặn dò : _ GV nhận xét tiết học . Yêu cầu Hs về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một loài hoa hoặc thứ quả . - Dặn HS đọc hai đoạn văn tham khảo : Hoa mai vàng , Trái vải tiến vua , nhận xét cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn . HS lắng nghe và thực hiện. Luyện từ và câu ( tiết 46 ) : MỞ RỘNG VỐN TỪ :CÁI ĐẸP. I)Mục đích yêu cầu : 1. Làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp . Biết nêu các hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ đó . 2. Tiếp tục mở rộng , hệ thống vốn từ , nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp , biết đặt câu với các từ đó . II) Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng ở BT1 . Một tờ giấy khổ to để học sinh làm BT3 , 4. III)Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ : GV kiểm tra 2 HS đọc lại đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ .....có dấu gạch ngang .( BT III.2 , tiết LTVC) 2 HS đọc lại đoạn văn . B.Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài . GV nêu yêu cầu , mục đích bài . Bài tập 1 : Gv mở bảng phụ đã kẻ bảng ở BT 1, mời 1 HS có ý kiến đúng lên bảng đánh dấu + vào cột chỉ nghĩa thích hợp với từng câu tục ngữ , chốt lại lời giải đúng . Nghĩa Tục ngữ P. chất quý hơn vẻ đẹpbên ngoài Hình thức thường thống nhất với n.dung Tốt gỗ...... +Người thanh tiếng nói ..... +Cái nết ..... +Trông mặt mà ......... Con lợn có béo ....... + Bài tập 2 : + GV mời 1 em làm mẫu : nêu 1 trường hợp có thể dùng câu tục ngữ “Tốt gôỗhơn tốt nước sơn”. GV lưu ý : Các hiện tượng hoặc nhận định nêu trong các câu tục ngữ nhiều khi trái ngược nhau ( So sánh : Con lợn có béo thì cỗ lòng mới ngon / Tốt gỗ hơn tốt nước sơn ) . Điều này cho thấy thực tế đời sống rất phong phú , không thể lấy một quan điểm có sẵn – dù là sáng suốt – áp dụng vào mọi trường hợp mà phải vận dụng một cách biện chứng , phù hợp với hoàn cảnh cụ thể . Bài tập 3 , 4 : GV nhắc HS : như ví dụ ( M ) , HS có thể tìm những từ ngữ có thể đi kèm với từ “đẹp”. + GV phát tờ giấy khổ to cho HS trao đổi theo nhóm . Các em viết các từ ngữ miêu taảmức độ cao cua rcái đẹp . Sau đó đặt câu với mỗi từ đó . Nhóm nào làm và dán nhanh lên bảng . Lơì giải : Các từ ngữ miêu tả tuyệt vời , tuyệt mức độ cao của cái diệu , tuyệt trần , đẹp mê hồn , mê li ..... + Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời. + Bức tranh đẹp mê hồn . +HS đọc yêu cầu đề của BT , làm bài vào vở hoặc VBT. + HS phát biểu ý kiến . + Hs nhẩm HTL các câu tục ngữ . + HS đọc yêu cầu của BT2. + HS suy nghĩ , tìm những trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ trên . + HS phát biểu ý kiến . + HS đọc yêu cầu bài tập 3 , 4 . + Đại diện các nhóm trả lời . Cả lớp nhận xét và chấm điểm thi đua . + HS làm vào vở BT. 3 3. Củng cố và dặn dò : + Gv nhận xét tiết học .Về nhà HTL 4 câu tục ngữ . Chuẩn bị mang ảnh gia đình để làm bài tập 2 . HS lắng nghe và thực hiện . Tập làm văn ( tiết 46 ) : ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I)Mục tiêu : 1. Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức cuả đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối . 2. Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng cá đoạn văn tả cây cối . 3. Có ý thức bảo vệ cây xanh . II) Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh cây gạo , cây trám đen ( nếu có ) III)Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ : +Gọi một HS đọc đoạn văn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích ( BT2 tiết trước ). + Gọi 1 HS nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm “Hoa mai vàng” GV nhận xét . 2 Hs lên trả bài . B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài . 2. Phần nhận xét : Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài . Gv nhận xét bài có 3 đoạn : +Đoạn 1 : Thời kì ra hoa . + Đoạn 2 : Lúc hết mùa hoa . + Đoạn 3 : Thời kì ra quả . 3.Phần ghi nhớ 4 . Phần luyện tập : Bài tập 1 : + Gv chốt lại : Bài này có 4 đoạn : + Đoạn 1 : Tả bao quát thân cây , cành cây , lá cây trám đen . +Đoạn 2 : Hai loại trám đen : Trám đen tẻ và trám đen nếp . + Đoạn 3 : ích lợi của quả trám đen . + Đoạn 4 : Tình cảm của người tả với cây trám đen . Bài tập 2 : GV nêu yêu cầu đề , gợi ý : + Trước hết , em xác đinh sẽ viết cây gì . Sau đó , suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người . *GV đọc 2 đoạn tham khảo . + Gv chấm một số bài . + 1 HS đọc bài .Cả lớp đọc thầm trao đổi bạn ngồi bên cạnh , làm lần lượt bài tập 2 , 3 . + 4 Hs đọc phần ghi nhớ . + 1 HS đọc nội dung bài tập 1 . Cả lớp đọc thầm bài “Cây trám đen”. Hai em cùng trao đổi các đoạn và nội dung chính của từng đoạn . + HS phát biểu ý kiến . Cả lớp và Gv nhận xét . Hs lắng nghe gợi ý và viết đoạn văn . +4 em đoc bài làm của mình lên .Cả lớp nhận xét . Từng cặp trao đổi bài , sửa bài cho nhau. 5. Củng cố và dặn dò : +GV nhận xét chung tiết học . Yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài về nhà làm bài tiếp . +Đọc trước bài tới , quan sát nơi em ở hoặc qua tranh ảnh để hoàn chỉnh bài tập 2 . HS lắng nghe và thực hiện . Đạo đức : ( tiết 23 ) : TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO I)Mục tiêu : Học xong bài này , HS có khả năng : Hiểu : Thế nào là hoạt động nhân đạo . Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo . Biết thông cảm với những người gặp khó khăn , hoạn nạn . Tích cực tham gia một số hoạtđộng nhân đạo ở lớp , ở trường , ở địa phương phù hợp với khả năng . II) Tài liệu và phương tiện : SGK Đạo đức 4 . Mỗi học sinh có 3 tấm bìa màu xanh ,đỏ , trắng . Phiếu điều tra theo mẫu . Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy của thầy Hoạt động của trò A.Bài cũ : Gọi 2 HS trả lời bài cũ : + + B. Bài mới : Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm Gv yêu cầu các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi 1 , 2 . GV kết luận : Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoăc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn , thiệt thòi . Chúng ta cần phải cảm thông , chia sẻ với họ , quyên góp tiền của để giúp đỡ họ . Đó là một hoạt động nhân đạo . Hoạt động 2 : Làm viẹc theo nhóm đôi ( bài tập 1 , SGK ) *Gv giao từng nhóm thảo luận . GV kết luận : +Việc làm trong tình huống a , c là đúng . +Việc làm trong tình huống b là sai vì không xuất phát từ tấm lòng cảm thông , mong muốn chia sẻ với người tàn tậtmà chỉ để lấy thành tích . Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến Cách tiến hành như tiết hoạt động 3 , tiết 1 , bài 3 . *GV kết luận : + ý kiến a là đúng . + ý kiến b là sai . + ý kiến c là sai . + ý kiến d là đúng . GV mời 1, 2 em đọc phần ghi nhớ trong SGK. Hoạt động nối tiếp : - Tổ chức cho HS tham gia hoạt động nhân đạo ví dụ “ Vì trẻ em chất động màu da cam “ “ ủng hộ sách cho các bạn nghèo “ “ ủng hộ các bạn nghèo hay bịtàn tật không đến lớp được”, “ giúp bạn nghèo trong lớp” , “ Giúp các bạn nghèo trên các chương trình nhân đạo trên báo chí , trên truyền hình .... +Các nhóm thảo luận . + Đại diện các nhóm trình bày , cả lớp trao đổi , tranh luận . + HS thảo luận . + Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp . Cả lớp nhận xét và bổ sung . + HS trình bày ý kiến của mình . + 1 em đọc phần ghi nhớ . + Kể các hoạt động nhân đạo đã làm trong lớp , trong trường ......... + Tìm các câu chuyện , các thông tin , các câu ca dao , tục ngữ nói về hoạt động nhân đạo ...... 3.Củng cố và dặn dò : - Bài học hôm nay là gì ? Nêu các nội dung . _ Về nhà thực hiện tốt hoặc vận động người thân tham gia các hoạt động nhân đạo . Đạo đức ( tiết 30,31 ): BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I) Mục tiêu : Học xong bài này , HS có khả năng : Hiểu : Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau . Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch . Biết giữ gìn , bảo vệ môi trường trong sạch . Có hành vi đẹp bảo vệ môi trường .... II) Tài liệu và phương tiện : Các tấm bìa xanh , đỏ , trắng . SGK Đạo đức 4 . Phiếu giao việc . III) Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ : + Con người phải sống thân thiện với môi trường vì sao ? + HS trả lời . Cả lớp nhận xét . B. Bài mới : Hoạt động 1 : Tập làm “ Nhà tiên tri”( bài tập 2 , SGK) 1.GV chia học sinh thành từng nhóm và cho thảo luận . +GV đánh giá kết qủa làm việc của các nhóm và đưa ra các đáp án đúng : a)Các loại cá , tôm bị tuyệt diệt , ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước . b) Thực phẩm không an toàn , ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước sau này. c) Gây ra hạn hán , lũ lụt , hoả hoạn , xói mòn đất , sạt núi , giảm lượng nước ngầm dự trữ .... d) Làm ô nhiễm nguồn nước , động vật dưới nước bị chết . e) Làm ô nhiễm không khí ( bụi , tiếng ồn ) g) Làm ô nhiễmnguồn nước , không khí ... Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến của mình ( bài tập 3 , SGK ) *Gọi HS lên trình bày . GV kết luận : a) Không tán thành b) Không tán thành c) Tán thành d) Tán thành e) Tán thành Hoạt động 3 : Xử lí tình huống ( Bài tập 4 , SGK ) GV chia học sinh thành nhóm . Hoạt động 4 : Dự án “ Tình nguyện xanh” GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm : Nhóm 1 : Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm / phố , những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết . Nhóm 2 : Tương tự đối với môi trường lớp học . Nhóm 3 : Tương tự đối với môi trường lớp học . GV nhận xét kết quả làm việc của HS . Kết luận chung : GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường . GV mời 1 – 2 em đọc to phần Ghi nhớ trong SGK . Hoạt động nối tiếp : Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương : quyét dọn nhà cửa , đường phố , trồng và bảo vệ cây xanh ..... + Mỗi nhóm nhận một tình huống và giải quyết . + Từng nhóm trình bày kết quả .Các nhóm khác nghe và bổ sung . HS lắng nghe . HS làm việc theo nhóm đôi . HS trình bày ý kiến của mình . Từng nhóm nhận nhiệm vụ , thảo luận và tìm cách xử lí . Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận ( Có thể bằng đóng vai ) + Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác . + Đề nghị giảm âm thanh . + Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng . *HS nhận nhiệm vụ . +HS thảo luận . +HS từng nhóm trình bày kết quả . Các nhóm khác bổ sung . * 2 em đọc to phần ghi nhớ . 3. Củng cố và dặn dò : Thực hiện những gì đã được hướng dẫn . Hs lắng nghe . TOÁN (111) LUYỆN TẬP CHUNG I . Mục tiêu Giúp HS củng cố về : so sánh hai phân số tính chất cơ bản của phân số II .Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài cũ : - Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số ? - Nêu cách so sánh hai phân số có tử số bằng nhau ? - so sánh hai phân số và ; và Bài mới : - GV giới thiệu bài, ghi đề GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài Bài 1 : - GV gọi 1 HS nêu yêu cầu - GV cho HS làm bài - GV chữa bài kết hợp cho HS trả lời 1 số câu hỏi để HS ôn lại cách so sánh phân số. Bài 2 : - gọi 1 HS đọc đề - gọi HS nêu lại yêu cầu -GV chữa bài Bài 3 : - GV cho HS làm phần a - GV chữa bài Bài 4 : - GV giải thích thêm cho học sinh sau khi biến đổi được tích ở trên và tích ở dưới gạch ngang bằng nhau nên kết quả bằng 1 - GV chữa bài 3 . Củng cố : - Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ? 4- Dặn dò : - Học thuộc các qui tắc . - Làm bài 3b vào tiết tự học . - Chuẩn bị bài luyện tập chung . - 1 HS trả lời . - 1 HS trả lời . - 1HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở - 1 HS nêu yêu cầu đề - 3 HS làm bảng - cả lớp làm vào vở < ; < ; < 1 - 1 HS đọc đề - 1 HS nêu lại yêu cầu đề . - HS làm bảng con a) b) - HS đọc yêu cầu . - HS làm bài . ; ; HS tự làm bài a) = = b) = = 1 hoặc = = = 1 - Học sinh trả lời . TOÁN (112) LUYỆN TẬP CHUNG I . Mục tiêu : Giúp HS củng cố về : Dấu hiệu chia hết cho 0,3,5,9; khái niệm ban đầu của phân số , tính chất cơ bản của phân số, qui đồng mẫu số hai phân số , so sánh các phân số. Một số đặc điểm của hình chữ nhật , hình bình hành . II Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1-Bài cũ : - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 . - Nêu tính chất cơ bản của phân số . - Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ; ; 3 .Bài mới : - GV giới thiệu bài , ghi đề . - GV tổ chức hướng dẫn học sinh làm lần lượt từng bài . Bài 1 - GV chữa bài và nêu câu hỏi để khi trả lời HS ôn lại dấu hiệu chia hêt cho 2,3,5,9 . Bài 2 : - GV gọi một hs đọc đề . - GV gọi một hs nêu yêu cầu đề Bài 5 : - GV vẽ hình lên bảng - GV gợi ý : - Cạnh AB và CD thuộc hai cạnh đối diện của hình nào ? - Tương tự cạnh DA và BC thuộc hai cạnh đối diện của hình nào ? - GV chữa bài . 3 .Củng cố : - Thế nào là hình bình hành . 4 .Dặn dò : - Làm bài 3,4 vào tiết tự học. - Chuẩn bị bài luyện tập chung . - HS trả lời . - HS trả lời . - Một HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở nháp. Một HS đọc yêu cầu bài -HS làm bảng con.. Kết quả a)752 hoặc 754,756,758 b)750 c)756 - Một HS đọc đề. - Một HS nêu lại yêu cầu của đề . -HS làm bài vào vở . Kết quả a) b) - Một HS đọc đề - Một HS nêu yêu cầu đề . - HS quan sát -HS trả lời . -HS làm bài vào vở . - HS trả lời . TOÁN (113) LUYỆN TẬP CHUNG I . Mục tiêu : Giúp HS ôn tập , củng cố về : -Dấu hiệu chia hết cho 5 , khái niệm ban đầu về phân số , so sánh phân số . -Kỹ năng thực hiện phép cộng , phép trừ ,phép nhân, phép chia các số tự nhiên . -Một số đặc điểm của hình chữ nhật , hình bình hành và diện tích hình chữ nhật , hình bình hành. II Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Trong các phân số ; ; ; phân số nào bằng ? - Viết các phân số ; ; theo thứ tự từ lớn đến bé ? 2 .Bài mới : -GV giới thiệu bài – ghi đề . GV tổ chức cho hs tự làm bài như khi làm bài kiểm tra rồi chữa bài . Bài 1 : GV lưu ý HS chỉ chọn 1 đáp số đúng để khoanh tròn . - GV chữa bài , có thể hỏi để học sinh giải thích lý do khoanh tròn vào chữ thích hợp . Bài 2 : GV chữa bài . Bài 3 : GV chữa bài . 3 . Củng cố : - Nêu qui tắc tính diện tích hình chữ nhật , hình bình hành ? 4 . Dặn dò : - Ôn lại đặc điểm của hình chữ nhật , hình bình hành . - Chuẩn bị bài phép cộng phân số . -Một HS lên bảng làm . -Một HS lên bảng làm . - HS làm - Kết quả a / (c) ; b/ (d) ; e/ (c) ; d / (d) . -HS tự đặc tính rồi tính . -Một HS đọc đề -Hs nhìn hình vẽ trong SGK và trả lời từng câu hỏi của bài tập . a) Các đoạn thẳng AN và MC là hai cạnh đối diện của hình bình hành AMCN nên chúng song song và bằng nhau . b) Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 12 5 = 60 (cm2) . Điểm N là trung điểm của đoạn thẳng DC nên độ dài đoạn thẳng NC là : 12 : 2 = 6 (cm) . Diện tích hình bình hành AMCN là : 5 6 = 30 (cm2) . Ta có 60 : 30 = 2 (lần) . Vậy diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình bình hành ANCM - HS trả lời . TOÁN (114) LUYỆN TẬP CHUNG I . Mục tiêu : Giúp HS : Nhận biết phép cộng hai phân số có cùng mẫu số . Biêt cộng hai phân số cùng mẫu số . Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hao phân số . II .Đồ dùng : Mỗi HS chuẩn bị một băng giấy hình chứ nhật có chiều dài 30 cm , chiều rộng 10 cm , bút màu . III . Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 .Bài cũ : - So sánh hai phân số : a) và ; b) và 1; c) và 2 . Bài mới : - GV giới thiệu bài – ghi đề Hoạt động 1 : Thực hành trên băng giấy. - GV cho HS lấy băng giấy , hướng dẫn HS gấp đôi 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau . - Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau ? - Bạn Nam tô màu mấy phần ? - Bạn Nam tô màu tiếp mấy phần ? - Cho HS dùng bút màu tô phần giấy giống bạn Nam lần lượt rồi băng giấy . - Bạn Nam tô màu tất cả bao nhiêu phần GV ghi bảng GV kết luận : Bạn Nam đã tô màu băng giấy . Hoạt động 2 : Cộng hai phân số cùng mẫu số . - GV ghi bảng + = ? - Trên băng giấy ta thấy bạn Nam đã tô màu băng giấy . so sánh tử số của phân số này với tử số của các phân số , Tử số của phân số là 5 . Ta có 5 = 3+2 ( 3 và 2 là tử số của các phân số , ) Từ đó có phép cộng sau : + = = - Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào ? - Cho HS tính : + = ? 3 . Thực hành Bài 1 : - GV chữa bài . Bài 2 : GV viết phép cộng + và + (Lên bảng) GV kết luận + = + GV cho HS phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số . Bài 3 : GV ghi bài giải lên bảng 3 . Củng cố : - HS nêu lại qui tắc cộng hai phân số cùng mẫu số . 4 . Dặn dò : - Học thuộc qui tắc cộng hai phân số cùng mẫu số . - Chuẩn bị bài Phép cộng phân số (tiếp theo). - 3 HS lên bảng làm . - Lớp làm vào vở nháp - HS đọc ví dụ ở. - HS thực hành . - 8 phần bằng nhau . - - -HS thực hành . 5 phần HS đọc phân số - HS trả lời . - 3 HS nhắc lại . - HS thực hiện . - 2 HS phát biểu lại qui tắc - HS tự làm vào vở . - HS làm . - HS nêu cách làm và kết quả . - Một số HS nhận xét kết quả . HS phát biểu . - Một HS đọc bài toán . - HS tóm tắt bài toán . - Cho HS nói cách làm và kết quả - HS khác nhận xét . - HS nêu . TIẾNG VIỆT : (TC) (TIẾT 45) ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC. I- Mục tiêu: -Luyện đọc trôi chảy bài Hoa phượng -Luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhanh và đúng chính xác. Củng cố kiến thức dàn bài tập làm văn tả cây cối qua các bài tập đọc trên. II- Hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1- Giới thiệu: Nêu mục tiêu và y/c bài dạy . 2- Hướng dẫn ôn luyện đọc và trả lời câu hỏi: a-Bài :Hoa phượng: -1 hs đọc lại toàn bài , cả lớp đọc thầm. -Tổ chức cho hs đọc theo đoạn ( 3 hs đọc )-( 3 lượt). -Hỏi : + Ý mỗi đoạn. -Đoạn 1: Cảm nhận hoa phượng rất lớn. -Đoạn 2: Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng . - 3 hs đọc lại bài nối tiếp.Hỏi: - Ở đoạn 1 ,em hãy tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều? -Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng ? -Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? -Ở đoạn 2 , tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng? -1 – 2 hs đọc lại toàn bài và hỏi: +Đọc bài văn Hoa học trò của Xuân Diệu viết em cảm nhận được điều gì? -GV chốt lại những kiến thức trọng tâm bài học. b-Trả lời câu hỏi trắc nghiệm ( vở bài tập trắc nghiệm) - Đánh dấu x ô trống trước ý trả lời đúng: Câu 1: Vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò? □ a- Vì tất cả mọi người đều gọi thế. □ b-Vì học trò rất thích hoa phượng . □c-Vì hoa phượng gắn bó thân thiết với tuổi học trò. Câu 2:Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? □ a- Hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời. □ b-Hoa gợi cảm giác vừa vui lại vừa buồn □ c- Hoa nở nhanh đến bất ngờ. □ d- Tất cả các ý trên. Câu 3; Tác giả đã sử dụng các giác quan nào để quan sát lả phượng? □ a- Thị giác. □ b-Vị giác. □ c-Cả thị giác và vị giác. Câu 4: Đánh số thứ tự 1 ,2 , 3 ,4 các từ ngữ sau theo trình tự thời gian hoa phượng nở: a- ( màu đỏ ) hoà với mặt trời chói lọi. b- màu đỏ con con. c- màu (đỏ ) đậm dần. d- ( màu đỏ ) tươi dịu. -Tổng kết bài học và liên hệ qua dàn bài tập làm văn tả cây cối -Nhận xét tiết học - 1 hs đọc toàn bài. -Hs đọc nối tiếp.( 3lượt) -Lớp lắng nghe câu hỏi và trả lời câu hỏi. - 3 hs đọc nối tiếp ,lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi. +Những từ hoa phượng nở rất nhiều : cả một loạt , cả một vùng ,cả một góc trời đỏ rực ,người ta chỉ nghỉ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm đậu khít nhau. +Biện pháp so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng. +Vì phượng là loài cây rất gần gũi quen thuộc với tuổi học trò , phượng được trồng rất nhiều trong sân trườg .Hoa phượng nở vào mùa hè , mùa nghỉ hè của học sinh. +Tác giả đã dùng thị giác , vị giác , xúc giác để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng . +Vẻ độc đáo rất riêng của hoa phượng , loài hoa gần gũi , thân thiết, gắn liền với những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. -Hs mở sách bài tập /11. +Câu 1: đáp án: câu c. +Câu 2: Đáp án: Câu d. +Câu 3: Đáp án :caâ c. -Câu 4: Đáp án : + 1-b. +2-d. +3-c. +4-a. TIẾNG VIỆT: (TC) ( TIẾT 46) ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU. I-Mục tiêu : -Ôn luyện về câu dùng dấu gạch ngang. -Luyện viết một đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện về học tập giữa em và mẹ. -Luyện nói trôi chảy. II- Hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1-Giới thiệu:Nêu mục tiêu y/c và ghi bài học .2-Hướng dẫn ôn tập: Bài tập: Câu 1: Em hãy nối từng đoạn văn dưới đây với tác dụng của dấu gạch ngang có trong đoạn văn đó. 1-Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật . 2-Đánh dấu phần chú thích trong câu. 3-Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. a-Dế Choắc- người hàng xóm của Dế MenDD- đã là thanh niên mà còn cánh ngắn ngủn đễn giữa lưng. b- Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói: -Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống xe nào chứ!. c- Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: -Hồ Tây. -Hồ Hoàn Kiếm. -Văn Miếu - uốc Tử Giám. - Đền Quán Thánh. d- Câu kể là những câu dùng để: -Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật , sự việc. -Nói lên ý kiến , tâm sự hoặc tình cảm của mỗi con người. e- Một bữa Pa-Xcan đi đâu về khuya ,thấy bố mình - một viên chức tài chính- vẫn cặm cui làm việc trước bàn làm việc . g- Các em tới chỗ ông cụ , lễ phép hỏi: -Thưa cụ , chúng cháu có thể giúp gì cụ được không ạ? Câu 2: Thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong mỗi đoạn văn sau: a- Chú hệ lại hỏi : Công chúa có biết mặt trăng treo ở đâu không? Công chúa đáp: Tôi thấy đôi khi nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ. b- Chúng ta đã học nhiều câu chuyện nói về cái đẹp như: Chim hoạ mi hót. Con vịt xấu xí. Cô bé lọ lem. Sọ dừa. c- Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm ,chỉ to hơn cái trứng một ít.Chúng có bộ lông vàng óng một màu vàng đáng yêu như màu những con tơ non mới guồng. Câu 3: Đánh dấu x vào ô trống trước câu tục ngữ ca ngợi vẻ đẹp của phẩm chất bên trong: □ a- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. □ b- Đẹp như tiên. □c-Cái nết đánh chết cái đẹp. □ d- Đẹp như tranh. Câu 4: Chọn các thành ngữ , tục ngữ sau điền vào chỗ trống: (đẹp người đẹp nết, tốt gỗ hơn tốt nước sơn, đẹp trời, đẹp, xinh đẹp như tiên, đẹp lòng) 1-Chíêc áo này trông thật ………… 2-Hôm nay là một ngày………….. 3-Càng lớn chị càng…………….. 4-Cô Tấm nhân vật chính trong truyện Tấm Cám là một cô gái……………. 5-Bà thường dạy chúng em ……. 6- Những điểm 10 của bé đã làm…….cha mẹ. -Thu một số vở chấm . -Nhận xét tiết học -hs đọc câu lệnh , y/c hoạt động nhóm 6. Đáp án: - 1 nối với a , g. -2 nối với a , e . -3 nối với c , d. -Hs đọc ,tìm hiếu câu lệnh. Đáp án: + a: - Công chúa ……………ở đâu không? -Tôi thấy đôi khi ………..trước cửa sổ. + b: -Chim hoạ mi. -Con vịt xấu xí. - Cô bé lọ lem. -Sọ Dừa. + c: -Màu vàng đáng yêu ………mới guồng. -Hs đọc thầm và tìm hiểu câu lệnh, làm vào vở. Đáp án: -Câu a. -Câu c. Câu 4: Đáp án: 1-đẹp. 2- đẹp trời. 3- xinh đẹp như tiên. 4- đẹp người đẹp nết. 5- tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 6- đẹp lòng. ÂM NHẠC: (TC) (TIẾT 23) ÔN LUYỆN BÀI CHIM SÁO. I-Mục tiêu: -Hs biết hát đúng giai điệu và thuộc lòng bài hát. -Luyện hát kết hợp gõ phách theo nhạc và theo tiết tấu. -Rèn hát hay , gõ nhịp đúng và kết hợp điệu bộ đẹp. II- Hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1-GiớI thiệu: Nêu mục tiêu y/c và ghi bài học. 2- Hướng dẫn ôn luyện. -Hs tập hát với tốc độ cao : hơi chậm , hơi nhanh, vừa phải, để rèn luyện về nhịp độ cho các em. -Từng tổ trình bày bài hát Chim sáo kết hợp gõ đệm vớI 2 âm sắc. -GV hướng dẫn trình bày bài hát kết hợp theo động theo nhạc. Gv chỉ định một vài nhóm lên trước lớp trình bày kết hợp vận động theo nhạc. +Hướng dẫn ôn tập đọc nhạc: -Gv đàn giai điệu - Hs đọc nhạc , hát lời kết hợp gõ đệm theo phách. -Gv hướng dẫn hs đọc nhạc ,hát lời gõ đệm theo âm sắc. -GV chỉ định một vài nhóm trình bày trước lớp -GV tổ chức cho hs thi hát. + Thi hát theo tổ . +Thi hát theo nhóm . +Thi hát cá nhân. -Lớp nhận xét bình bầu tổ , nhóm , cá nhận nào hát hay nhất.. -GV nhận xét , tuyên dương. -Nhận xét tiết học. -Hs chuẩn bị đồ dùng học tập. -Hs thực hiện . -Từng tổ trình bày. -Hs thực hiện. -Trình bày theo nhóm. -Nhóm trình bày trước lớp. -Thi hát và bình bầu ai hát hay nhất. THỂ DỤC: (TC) (TIẾT23) ÔN BẬT XA- TRÒ CHƠI : CON SÂU ĐO. I-Mục tiêu: -Rèn luyện hs biết bật xa đúng kĩ thuật. -Thực hiện động tác cơ bản đúng . -Rèn luyện chơi và tham gia chơi đúng. II- Hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1- GiớI thiệu : Nêu mục tiêu y/c và ghi bài. 2- Hướng dẫn luyện tập: -GV cho hs khởi động kĩ các khớp . -Hs tập bật nhảy nhẹ nhàng một số lần -Y/c hs nhắc lại động tác cơ bản bật xa và cách thực hiện bài tập . -GV tổ chức thành từng nhóm tập tại những nơi qui định. -GV cho thi đua giữa các tổ . -Y/c Các nhóm khác nhận xét ,bình bầu tổ nào , cá nhân nào bật xa nhất. GV lưu ý cho hs : +Khi bật xong thả lỏng tích cực. -Tổ chức cho hs thi nhảy bật xa từng đôi một. +GV cho hs biết rằng tổ nào có hs bật xa hơn thì được biểu dương một lần. -Y/c hs phối hợp chạy ,nhảy :5-6 phút. -GV hướng dẫn cách tập luyện phối hợp , giảI thích ngắn gọn các động tác và làm mẫu .Sau đó cho hs tập làm thử một số lần để nắm chắc cách thực hiện vài tập. +Chuẩn bị: kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m.Cách vạch xuất phát 5-6m kẻ vạch giớI hạn , cách vạch giớI hạn 1m để một đệm thể duc hoặc hố cát. -TTCB: Khi đến lượt, hs tiến vào vị trí xuất phát, đứng chân trước tới vạch xuất phát, chân sau kiễng gót , mũi chân cách gót chân trước khoảng một bàn chân , thân hơi ngả ra trước , hai tay buông tự nhiên hoặc hơi gập ở khuỷ. -Động tác : Khi có lệnh từng em chạy nhanh đến v giớ hạn ,giậm nhảy bằng một chân bật người lên cao về phía trước .Khi hai chân tiếp đất,chùng chân để giảm chấn động, sau đó đi thường về tập hợp ở cuối hàng. -Trò chơi: Ôn chơi :Con sâu đo. -Gv phổ biến cách chơi và luật chơi. Các em bò bằng hai tay và hai chân về phía trước ,hàng nào có em cuối cùng về qua đích trước hàng đó thắng cuộc. -Gv nhận xét và tuyên dương.-Nhận xét tiết học. -Hs khở động. -Hs tập bật nhẹ nhàng.một số lần. -Hs nhắc lại động tác cơ bản bật xa. -Thực tập theo nhóm. -Hs thi theo tổ. -Nhóm nhận xét , bình bầu.. -Lớp lắng nghe. -Từng đôi một thi nhảy bật xa. -Lớp nhận xét , tuyên dương. -Hs phối hợp chạy nhảy. -Hs lắng nghe gv hướng dẫn cách chạy nhảy phối hợp. -Hs thực hành chạy ,nhảy phối hợp. -Hs lắng nghe gv phổ biến trò chơi và luật chơi. -Chơi theo nhóm ( mỗi lần 2 nhóm thi nhau chơi) -Lớp nhận xét , bình bầu . MÔN: SHTT SINH HOẠT LỚP ( tiết 23 ) I/ SƠ KẾT TUẦN : +Nhận xét tuần qua :hs đi học chuyên cần.Trong giờ học tham gia phát biểu xây dựng bài tốt như:Dung, Thục , Thảo , Nhi , Trường, Thảo Vy. Thành ,Toàn . + Tham gia công tác Đội tốt. +Thực hiện hồi trống vệ sinh tốt. +Truy bài đầu giờ tương đối tốt II/ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI ƯU ĐIỂM: +Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ. +Ghi chép bài đầy đủ. +Tham gia mọi hoạt động tốt. TỒN TẠI: + Giờ tự quản chưa tốt. +Học tập không tập trung trong lớp.( Cường , Viễn, Sơn, Thịnh , Na, Như) +Còn nói chuyện như: Thành. , Hưng Nam., Yến. +Chưa, tham gia tích cực vệ sinh sân trường.(Thành, Hưng, Thuc.,Nga,Thiên). III/ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC : +Tập lớp tự quản, gv theo dõi , nhận xét cụ thể. + Điểm danh sau khi vệ sinh sân trường,xếp loại thi đua . IV PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN ĐẾN : -Tổ 1 trực lớp. - Theo dõi các HS tham gia bồi dưỡng HS giỏi,thu tiền học phí. - Kiểm tra sách vở của Sơn, Trí, Viễn, Cường, Bảo. -Kiểm tra vệ sinh cá nhân ,móng tay, áo quần cả lớp. -Thăm phụ huynh em Như Vy, Thuý Vy,.( lúc 17 giờ ngày 24 /2/ 2006) V /BÀI HÁT: Hát các bài hát Đội .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT23.doc
Tài liệu liên quan